You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

----------***---------

TIỂU LUẬN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ

ĐỀ BÀI
QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ
VIỆT NAM HIỆN NAY

Họ và tên: Lương Thị Ngọc Hiên


Mã sinh viên: 2117420004
Lớp: Anh 01 – KTPTQT
Khóa: 60
Giảng viên hướng dẫn: Đặng Hương Giang
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................2
I. Cơ sở lí luận về quy luật giá trị và vai trò của quy luật giá trị với nền
kinh tế.............................................................................................................2
1. Khái niệm quy luật giá trị.....................................................................2
2. Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị.............................................2
3. Tác động của quy luật giá trị................................................................3
3.1. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.....................................3
3.2. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất
lao động, hạ giá thành sản phẩm.........................................................4
3.3. Phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu nghèo.. .5
II. Kết quả của việc vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế Việt Nam
hiện nay..........................................................................................................6
1. Trong lĩnh vực sản xuất........................................................................6
1.1. Nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế...................................6
1.2. Tạo nên sự năng động của nền kinh tế thị trường Việt Nam......6
1.3.Thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.............................................7
2. Trong lĩnh vực lưu thông......................................................................8
2.1. Hình thành giá cả..........................................................................8
2.2. Nguồn hàng lưu thông...................................................................9
III. Những giải pháp để vận dụng tốt hơn quy luật giá trị đối với nền
kinh tế nước ta thời gian tới.......................................................................10
1. Những giải pháp của Đảng và Nhà nước ta.......................................10
2. Những giải pháp của bản thân...........................................................10
KẾT LUẬN.....................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................13
MỞ ĐẦU
Từ năm 1986, nền kinh tế Việt Nam chuyền sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là nền kinh tế hỗn hợp, vừa vận hành theo
cơ chế của thị trường, vừa có sự điều tiết của Nhà nước và là nền kinh tế thị
trường hiện đại, hội nhập quốc tế. Kinh tế Việt Nam dưới sự điều hành của
chính phủ còn nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết, các vấn đề tồn tại gắn liền
với gốc rễ của bất ổn kinh tế vĩ mô đã ăn sâu, bám chặt vào cơ cấu nội tại của
nền kinh tế nước này, cộng với việc điều hành kém hiệu quả, liệu dẫn đến liên
tục gặp lạm phát cũng như nguy cơ đình đốn nền kinh tế.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất và trao
đổi hàng hoá. Do đó mà ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự
xuất hiện của quy luật giá trị. Mọi hoạt động cuả các chủ thể kinh tế trong sản
xuất và lưu thông hàng hoá đều chịu sự tác động cuả quy luật này. Quy luật
giá trị là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế chu kì, phân hoá
giàu nghèo, những cuộc cạnh tranh không lành mạnh… Chính vì thế chúng ta
cần nghiên cứu về quy luật giá trị, tìm hiểu vai trò và tác động của nó tới nền
kinh tế, đặc biệt là trong thời kì phát triển nền kinh tế thị trường của nước ta
hiện nay. Vì vậy em đã quyết định lựa chọn đề tài “Quy luật giá trị và tác
động của quy luật giá trị trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay” để làm rõ.
Trong quá trình làm bài còn nhiều thiếu sót em mong thầy cô đánh giá,
bổ sung để bài em được hoàn thiện hơn, em xin chân thành cảm ơn!

1
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận về quy luật giá trị và vai trò của quy luật giá trị với
nền kinh tế
1. Khái niệm quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì nó
quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác
của sản xuất hàng hóa.
2. Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản nhất của sản xuất và trao đổi
hàng hóa. Chừng nào còn sản xuất và trao đổi hàng hóa thì chừng đó còn có
quy luật giá trị. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa
trên cơ sở giá trị của nó, tức là hao phí lao động xã hội cần thiết.
Trong sản xuất hàng hóa, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao
động cá biệt của mình, nhưng giá trị của hàng hóa không phải được quyết định
bởi hao phí lao động cá biệt, mà được quyết định bởi hao phí lao động xã hội
cần thiết. Vì vậy, muốn bán được hàng hóa, bù đắp được chi phí và có lãi,
người sản xuất phải điều chỉnh làm cho hao phí lao động cá biệt của mình phù
hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết.
Trong trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã
hội cần thiết, có nghĩa là trao đổi theo nguyên tắc ngang giá.
Quy luật giá trị là trừu tượng, nó vận động thông qua sự biến động của
giá cả hàng hóa. Vì giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị; giá trị là
cơ sở, quyết định giá cả. Hàng hóa có giá trị cao thì giá cả của nó cao và
ngược lại.
Ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố: cạnh tranh, cung
cầu và sức mua của đồng tiền (giá trị đồng tiền). Sự tác động của các nhân tố

2
này làm cho giá cả hàng hóa trên thị trường tách rời với giá trị và lên xuống
xoay quanh trục giá trị, đây chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị.
Đối với mỗi hàng hoá riêng biệt, giá cả có thể cao hơn, thấp hơn hoặc
phù hợp với giá trị của nó, nhưng xét trong toàn xã hội, thì tổng giá cả luôn
phù hợp với tổng giá trị của hàng hoá.
3. Tác động của quy luật giá trị
3.1. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
Điều tiết sản xuất là sự dịch chuyển tư liệu sản xuất và sức lao động từ
ngành này sang ngành khác, làm cho quy mô của ngành sản xuất này được mở
rộng, ngành khác bị thu hẹp. Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được
thể hiện trong 3 trường hợp.
Trường hợp thứ nhất: nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn
giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy
mô sản xuất, đầu tư thêm nhiều tưliệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác
những người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt
hàng này, do đó tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô
sản xuất ngày càng được mở rộng.
Trường hợp thứ hai: nếu như một mặt hàng nào đó có giácả thấp hơn
giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tinh hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp sản xuất
mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản
xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên.
Trường hợp thứ ba: nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng với giá trị thì
người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.
Điều tiết lưu thông là sự dịch chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác
(từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao). Do đó góp phần làm cho hàng hóa giữa
các vùng có được sự cân bằng nhất định. Nói tóm lại điều tiết sản xuất và lưu
thông hàng hóa có thể hiểu là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và

3
sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác, phân phối lại
nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác, từ mặt hàng này sang mặt hàng khác
theo hướng từ nơi lãi ít hoặc không có lãi sang nơi có lãi nhiều hơn thông qua
sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường.
Ví dụ 1: Theo trào lưu thời trang, những mẫu quần áo mới và mốt nhất
được đưa đến trước cho người dân thành thị - nơi có mức sống sung túc đầy
đủ hơn, cho đến khi những loại quần áo đó lỗi thời thì được chuyển về bán cho
những vùng nông thôn.
Ví dụ 2: Những loại nông sản có sản lượng cao, giá thành rẻ ở vùng
miền Nam như chôm chôm, vú sữa, sầu riêng,… được đưa đến các vùng miền
khác nhau trên cả nước để tiêu thụ.
3.2. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất
lao động, hạ giá thành sản phẩm.
Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi theo giá trị xã hội. Người sản
xuất có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội, khi bán theo giá trị xã hội sẽ thu
được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại người sản xuất có giá trị cá biệt lớn hơn
giá trị xã hội sẽ gặp bất lợi hoặc thua lỗ. Để đứng vững trong cạnh tranh và
tránh không bị phá sản người sản xuất phải luôn tìm cách làm cho giá trị cá
biệt hàng hóa của mình nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội. Muốn vậy phải cải
tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lí, thực hiện
tiết kiệm,…Kết quả lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao
động xã hội tăng lên, chi phí sản xuất hàng hóa giảm xuống. Trong lưu thông,
để bán được nhiều hàng hóa, người sản xuất phải không ngừng tăng chất
lượng phục vụ, quảng cáo, tổ chức tốt khâu bán hàng,….làm cho quá trình lưu
thông được hiệu quả cao hơn, nhanh chóng, thuận tiện với chi phí thấp nhất.
Ví dụ: Trong một khu phố có rất nhiều tiệm làm tóc, spa. Để cạnh tranh
được với các tiệm khác, chủ cửa hàng phải đầu tư vào các khâu như các máy

4
móc thiết bị phải bảo đảm chất lượng, sạch sẽ, nhân viên được đào tạo bài bản,
có thái độ đúng mực với khách hàng, các chương trình giảm giá, khuyến mại,
… để thu hút khách đến quán của mình.
3.3. Phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu nghèo.
Trong nền sản xuất hàng hóa, điều kiện sản xuất của từng người không
hoàn toàn giống nhau; khả năng đổi mới kĩ thuật, công nghệ và hợp lí hóa sản
xuất khác nhau; tính năng động và khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trường
khác nhau, nên giá trị cá biệt của từng người khác nhau, nhưng quy luật giá trị
lại đối xử như nhau, nghĩa là không có ngoại lệ đối với họ. Vì vậy không tránh
khỏi tình trạng một số người có giá trị hàng hóa cá biệt thấp hoặc bằng so với
giá trị xã hội của hàng hóa nên có lãi, mua sắm thêm tư liệu sản xuất, đổi mới
kĩ thuật, mở rộng sản xuất. Ngược lại, nhiều người sản xuất khác, do điều kiện
sản xuất không thuận lợi, năng lực quản lí sản xuất, kinh doanh kém, gặp rủi
ro nên họ bị thua lỗ, dẫn đến phá sản. Hiện tượng này dẫn đến sự phân hóa
giàu – nghèo. Như vậy, sự tác động của quy luật giá trị thông qua sự chọn lọc
tự nhiên, một mặt đã làm cho một số người sản xuất, kinh doanh giỏi trở nên
giàu có, qua đó thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển từ thấp lên
cao. Mặt khác, những người sản xuất, kinh doanh kém sẽ thua lỗ, phá sản và
trở thành nghèo, dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
Ví dụ: Anh Sơn đầu tư xưởng gỗ ở một địa điểm gần trung tâm thành
phố nên giá thành, mặt bằng cao, nhân công của công ty anh chủ yếu là con
cháu của bà con anh em họ hàng nhờ gửi nên mức lương khá cao, thấp quá
anh Sơn sợ khó ăn nói. Nguồn nguyên liệu anh chủ yếu phải nhập từ các vùng
nông thôn lại thêm tiền vận chuyển. Công ty anh chủ yếu làm những loại gỗ
phổ biến trên thị trường nên có sức cạnh tranh rấtmạnh. Do đó, làm được một
thời gian, công ty anh Ba đã bị phá sản do thiếu vốn, anh Sơn phải đi làm thuê
cho một công ty khác.

5
 Nói tóm lại quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi
thời, kích thích sự tiến bộ, làm cho lực lượng phát triển mạnh mẽ; vừa có tác
dụng lựa chọn, đánh giá người sản xuất, bảo đảm sự bình đẳng đối với người
sản xuất, vừa có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Các tác động đó
được diễn ra khách quan trên thị trường.
II. Kết quả của việc vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế Việt
Nam hiện nay
1. Trong lĩnh vực sản xuất
1.1. Nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế
Việc chuyển từ chế độ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị
trường thì cùng với nó là việc loại bỏ cơ chế xin cho, cấp phát , bảo hộ trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp phải tự hạch toán, không bị
ràng buộc quá đáng bởi các chỉ tiêu sản xuất mà nhà nước đưa ra và phải tự
nghiên cứu để tìm ra thị trường phù hợp với các sản phẩm của mình; thực hiện
sự phân đoạn thị trường để xác định tấn công vào đâu, bằng những sản phẩm
gì.
Mặt khác, cùng với xu hướng công khai tài chính doanh nghiệp để giao
dịch trên sàn giao dịch chứng khoán, thúc đẩy tiến trình gia nhập AFTA,
WTO; mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp đều phải nâng cao sức cạnh tranh của
mình để có thể đứng vững khi bão táp của qúa trình hội nhập quốc tế ập đến.
Sức cạnh tranh được nâng cao ở đây là nói đến sức cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong nước với doanh nghiệp trong nước, giữa doanh nghiệp trong
nước với doanh nghiệp nước ngoài, giữa các cá nhân trong nước với cá nhân
trong nước, giữa cá nhân trong nước với cá nhân nước ngoài (cũng có thể coi
đây là hệ quả tất yếu của sự phát triển của lực lượng sản xuất).

6
1.2. Tạo nên sự năng động của nền kinh tế thị trường Việt Nam.
Cạnh tranh gay gắt sẽ đưa đến một hệ quả tất yếu là làm cho nền kinh tế
năng động lên. Vì trong cạnh tranh, mỗi người sẽ tìm cho mình một con
đường đi mới trong một lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tạo nên sự sản xuất hiệu
quả nhất. Các con đường đó sẽ vô vàn khác nhau, các con đường đó luôn tạo
ra những lĩnh vực sản xuất mới. Và hơn nữa, cạnh tranh năng động sẽ làm cho
sản phẩm hàng hoá đa dạng về mẫu mã, nhiều về số lượng, cao về chất lượng.
Bởi vì, sự đào thải của quy luật giá trị sẽ ngày càng làm cho sản phẩm hoàn
thiện hơn, mang lại nhiều lơi ích cho người tiêu dùng.
Sự năng động còn thể hiện ở sự phát triển nhiều thành phần kinh tế. Bởi
vì, việc phát triển nhiều thành phần kinh tế có tác dụng thu hút nguồn nhân lực
vào các thành phần kinh tế, phát huy nội lực, tận dụng nội lực để sản xuất ra
nhiều hàng hoá thu lợi nhuận (lợi nhuận siêu nghạch, lợi nhuận độc quyền)
hay nâng cao trình độ sản xuất trong một nghành, một lĩnh vực nhất định.
1.3.Thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.
Với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, siêu lợi nhuận . Sự đầu tư trong nước
và đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển, hay nói cách khác là thúc đẩy
quá trình hội nhập quốc tế. Mỗi nước đều có những ưu thế, lợi thế riêng. Do
thời gian và trình độ xuất phát điểm của nền kinh tế khác nhau nên khi nước
này cần vốn thì nước kia lại thừa. Do tốc độ phát triển khác nhau nên khi nước
này phát triển thì nước kia lại quá lạc hậu; do sự phân bố tài nguyên khác nhau
nên nước này có điều kiện sản xuất cái này, nước kia có điều kiện sản xuất cái
kia và tạo ra một lợi thế so sánh trên thương trường. Điều này thúc đẩy sự
chuyên môn hoá, hiệp tác hoá sản xuất để có chi phí sản xuất thấp và tuân theo
sự điều tiết của quy luật giá trị, chi phí sản xuất thấp sẽ làm cho giá cả thấp, và
do đó thắng trên thương trường.

7
Ngoài ra khi quy luật giá trị tác động như vậy sẽ có tác dụng giáo dục
những cán bộ lãnh đạo kinh tế tiến hành sản xuất một cách hợp lí, và khiến họ
tôn trọng kỉ luật. Nhờ đó mà học hỏi tính toán tiềm lực của sản xuất, tính toán
một cách chính xác, tính đến tình hình thực hiện của sản xuất, biết tìm ra
những lực lượng dự trữ tiềm tàng giấu kín trong sản xuất.
Tuy nhiên điều tai hại là các cán bộ lãnh đạo, các nhà chuyên môn về
công tác kế hoạch, trừ số ít đều hiểu không thấu đáo tác dụng của quy luật giá
trị, không nghiên cứu và không biết chú ý đến tác dụng đó trong khi tính toán.
Đó là nguyên nhân vì sao chính sách nước ta còn hay mơ hồ.
2. Trong lĩnh vực lưu thông
Phân phối và lưu thông trong xã hội chủ nghĩa có sự tác động khách
quan của quy luật giá trị. Việc vận dụng quy luật trong lưu thông ,phân phối
được thể hiện ở những mặt sau:
2.1. Hình thành giá cả
Hình thức vận dụng quy luật giá trị tập trung nhất là khâu hình thành
giá cả. Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị, cho nên khi xác
định giá cả phải đảm bảo yêu cầu khách quan là lấy giá trị làm cơ sở, phản ánh
đầy đủ những hao phí về vật tư và lao động để sản xuất hàng hoá. Giá cả phải
bù đắp chi phí sản xuất hợp lí, tức là bù đắp giá thành sản xuất, đồng thời phải
bảo đảm một mức lãi thích đáng để tái sản xuất mở rộng. Đó là nguyên tắc
chung áp dụng phổ biến cho mọi quan hệ trao đổi, quan hệ giữa các xí nghiệp
quốc doanh với nhau, cũng như nhà nước với nông dân.
Giá cả là một phạm trù phức tạp, sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị là
một tất yếu khách quan của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Nhà nước ta đã vận
dụng quy luật giá trị vào những mục đích nhất định, đã phải tính đến những
nhiệm vụ kinh tế, chính trị trước mắt và lâu dài, căn cứ vào nhiều quy luật
kinh tế xã hội chủ nghĩa.

8
2.2. Nguồn hàng lưu thông
Trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, việc cung cấp hàng hoá cho thị
trường dược thực hiện một cách có kế hoạch. Đối với nhưng mặt hàng có quan
hệ lớn đến quốc kế dân sinh, nếu cung cầu không cân đối thì nhà nươc dùng
biện pháp đẩy mạnh sản xuất, tăng cường thu mua, cung cấp theo định lượng,
theo tiêu chuẩn mà không thay đổi giá cả. Chính thông qua hệ thống giá cả
quy luật có ảnh hưởng nhất định đến việc sự lưu thông của một hàng hoá nào
đó. Giá mua cao sẽ khơi thêm nguồn hàng, giá bán hạ sẽ đẩy mạnh việc tiêu
thụ, và ngược lại. Do đó mà nhà nước ta đã vận dụng vào việc định giá cả sát
giá trị, xoay quay giá trị để kích thích cải tiến kĩ thuật, tăng cường quản lí.
Không những thế nhà nước ta còn chủ động tách giả cả khỏi giá trị đối với
từng loại hàng hoá trong từng thời kì nhất định, lợi dụng sự chênh lệch giữa
giá cả và giá trị để điều tiết một phần sản xuất và lưu thông, điều chỉnh cung
cầu và phân phối. Giá cả được coi là một công cụ kinh tế quan trọng để kế
hoạch hoá sự tiêu dùng của xã hội.
Ví dụ: giá cả của sản phẩm công nghiệp nặng lại dặt thấp hơn giá trị để
khuyến khích sự đầu tư phát triển ,áp dụng kĩ thuật vào sản xuất.
Tuy nhiên sự điều chỉnh này ở nước ta không phải bao giờ cung phát
huy tác dụng tích cực, nhiều khi những chính sách này lại làm cho giá cả bất
ổn, tạo điều kiện cho hàng hoá nước ngoài tràn vào nước do giá cả hợp lí hơn .
Kinh tế thi trường tuân thủ nguyên tắc trao đổi ngang giá hàng hoá, theo
đuổi hiệu quả phân phối tối ưu của các nguồn. Thước đo giá trị chú trọng hiệu
quả kinh tế hình thành trong điều kiện kinh tế thị trường; một khi được mở
rộng, vận dụng vào lĩnh vực đời sống xã hội và quan hệ con người, không
tránh khỏi sản sinh những quan khác nhau gắn bó với đạo đức con người đó là
chuẩn mực giá trị “coi trọng tình nghĩa, xem thường lợi ích” hay “coi trọng
lợi ích, xem thường tình nghĩa” .Do vậy, ở nước ta, phát triển kinh tế nhiều

9
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, phải chú ý sự chuyển đổi quan niệm giá trị xã
hội sao cho phù hợp với đạo đức dân tộc truyền thống và hiện đại. Thể hiện rõ
nhất ở nước ta hiện nay là nạn hàng giả, trốn thuế, buôn lậu…
III. Những giải pháp để vận dụng tốt hơn quy luật giá trị đối với
nền kinh tế nước ta thời gian tới
1. Những giải pháp của Đảng và Nhà nước ta
Để phát huy các tác động tích cực, đẩy lùi các tác động tiêu cực của
kinh tế thị trường cần nâng cao vai trò quản lý của nhà nước thông qua quy
hoạch, kế hoạch , công cụ tài chính; qua các phương thức kích thích, giáo dục,
thuyết phục và cả cưỡng chế. Chủ trương của Đảng ta trong thời gian tới là :
- Phát triển kinh tế , công nghiệp hoá, hiện đại hoá là trung tâm: Đây là
một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà nước ta. Phát triển kinh tế,công
nghiệp hoá, hiện đại hoá để từ đó tạo đà để thực hiện những nhiệm vụ khác,
đưa nước ta nhanh chóng phát triển, tiến theo con đường xã hội chủ nghĩa.
- Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần: Tạo điều kiện cho
các thành phần kinh tế cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố của kinh tế thi trường, tăng cường
vai trò quản lý kinh tế của nhà nước: Đây là một yêu cầu cấp thiết, là điều
kiện cơ bản để xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực: Đây là nhiệm vụ nhằm vận dụng tốt hơn quy luật giá trị với nền kinh tế
nước ta.
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy
tối đa nội lực nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và

10
định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc
gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.

11
2. Những giải pháp của bản thân.
Em xin đưa ra một số biện pháp nhỏ nhằm vận dụng tốt hơn quy luật
giá trị ở nước ta hiện nay:
- Giải phóng lực lượng sản xuất, huy động mọi nguồn lực để thúc đẩy
nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội, cải
thiện đời sống nhân dân. Nhà nước bằng các công cụ, chính sách kinh tế vĩ mô
để dẫn dắt, hướng dẫn cho hệ thống thị trường phát triển, nhà nước có vai trò
quan trọng trong quá trình phân phối đảm bảo công bằng, hiệu quả, hướng tới
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Nhà nước cần chú ý hơn tới vấn đề đồng bộ hệ thống thị trường ở
nước ta ở nước ta một số loại thị trường thì phát triển nhanh chóng, phát huy
được hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, trong khi đó một số loại thị trường
còn rất sơ khai, chưa hình thành một cách đầy đủ và bị biến dạng. Vì thế nhà
nước cần có những biện pháp để vực dậy một số thị trường còn bỏ ngỏ.
- Việc vận dụng quy luật giá trị trong định giá giả cả phải có giới hạn,
có căn cứ kinh tế. Như vậy mới có tác dụng trong việc phát triển sản xuất.
- Nhà nước ta khi vận dụng quy luật giá trị phải xuất phát từ nhiều quy
luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội,căn cứ vào nhiệm vụ kinh tế, chính trị từng
thời kì.

12
KẾT LUẬN
Những tác động của quy luật giá trị đến nền kinh tế hàng hóa có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn hết sức to lớn: một mặt, quy luật giá trị chi phối sự lựa
chọn tự nhiên, dào thải các yêu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển;
mặt khác, phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng
trong xã hội. Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác
động tiêu cực. Do đó, đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát
triển, nhà nước cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt
tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin,
Nxb. CTQG, Hà Nội, từ 2002 đến nay.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lê nin, phần Kinh tế chính trị, Nxb. CTQG, Hà Nội, từ 2008 đến
nay.
[3] TS Nguyễn Thị Thanh Huyền, “Kinh tế chính trị Mác – Lênin” (sơ
đồ, bảng biểu, công thức), Nxb CAND, Hà Nội, năm 2014.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày
03/6/2017 về “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa”.
[5] Bài viết “Lý luận quy luật giá trị của C.Mác và sự vận dụng quy luật
giá trị vào phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam”, ThS. Trần Thị Hướng.
[6] Một số địa chỉ website:
http://truongchinhtritinhphutho.gov.vn/khoa-ly-luan-mac-lenin-tu-
tuong-ho-chi-minh/ly-luan-quy-luat-gia-tri-cua-c.mac-va-su-van-dung-quy-
luat-gia-tri-vao-phat-trien-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-
viet-nam.html
https://jobsgo.vn/blog/quy-luat-gia-tri/

14

You might also like