You are on page 1of 16

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
-------------------

HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

BÁO CÁO
PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG GIÁ TRỊ THẶNG DƯ SIÊU NGẠCH
SO SÁNH GIÁ TRỊ THẶNG DƯ SIÊU NGẠCH VỚI
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TƯƠNG ĐỐI

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Hương Giang


Lớp : KTCTM-LN-QHQT49.4_LT
Nhóm thực hiện : Nhóm 9

Hà Nội, ngày 5 tháng 10 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Họ và tên Mã sinh viên


Nguyễn Quốc Nghiệp QHQT49B11337
Nguyễn Thị Nga QHQT49C11329
Hoàng Phương Thảo QHQT49B11420
Mông Ngọc Lan QHQT49B11251
Vũ Ngọc Huyền QHQT49B11231
Trần Tú Anh QHQT49B11109
Nguyễn Ngọc Nhi QHQT49B11359
Nguyễn Ngọc Diệp QHQT49B11155
Bùi Thị Ngát QHQT49B11336
Nguyễn Thanh Bình QHQT49B11131

2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................
I. PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG GIÁ TRỊ THẶNG DƯ SIÊU NGẠCH:......................
1. Khái niệm....................................................................................................................
2. Giá trị thặng dư siêu ngạch của hàng hóa trội hơn, mang tính tạm thời.....................
II. SO SÁNH GIÁ TRỊ THẶNG DƯ SIÊU NGẠCH VỚI GIÁ TRỊ
THẶNG DƯ TƯƠNG ĐỐI:...............................................................................................
1. Điểm giống nhau:........................................................................................................
2. Điểm khác nhau:..........................................................................................................
III. LIÊN HỆ, MỞ RỘNG:................................................................................................
1. Sản xuất giá trị thặng dư - quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư
bản:..................................................................................................................................
2. Đặc điểm sản xuất giá trị thặng dư hiện nay...............................................................
KẾT LUẬN.........................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................

3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại đầy biến động hiện nay, nền kinh tế toàn cầu không
ngừng chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu và quy mô thương mại.
Nền kinh tế thị trường mở ra nhiều cơ hội, đòi hỏi các nhà tư bản cũng cần cải
tiến không ngừng để đạt được lợi nhuận cao nhất. Trong đó, có một hiện
tượng kinh tế khá phổ biến gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch. Đây là một chủ
đề nghiên cứu quan trọng và hấp dẫn bởi giá trị thặng dư siêu ngạch không
chỉ là một chỉ số đo lường khối lượng thương mại của doanh nghiệp hay một
quốc gia, mà nó còn là một chỉ số phản ánh sức cạnh tranh giữa các nhà tư
bản, tác động đến việc hoạch định chính sách kinh tế của quốc gia.
Vậy nên, trong bài tập giữa kỳ học phần Kinh tế Chính trị Mác-Lênin,
nhóm 09 thực hiện tìm hiểu, phân tích giá trị thặng dư siêu ngạch và so sánh
giá trị thặng dư siêu ngạch với giá trị thặng dư tương đối.
Nhóm 09 mong rằng, những tư liệu nhóm chúng em đã tìm hiểu sẽ giúp
các bạn hiểu rõ hơn, toàn diện hơn về hiện tượng giá trị thặng dư siêu ngạch,
đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Trong quá trình làm bài, tuy đã rất cẩn thận và cố gắng, nhưng khó có
thể tránh khỏi những sai sót. Chúng em mong nhận được sự góp ý của cô và
các bạn để bài làm của chúng em hoàn thiện hơn. Mong rằng đây sẽ là một tài
liệu hữu ích cho học phần Kinh tế Chính trị Mác-Lênin của các bạn!
Nhóm 09 xin chân thành cảm ơn!

4
I. PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG GIÁ TRỊ THẶNG DƯ SIÊU NGẠCH:
1. Khái niệm
Giá trị thặng dư siêu ngạch là thuật ngữ phổ biến, mang tính trừu
tượng, thường xuyên sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Theo quan điểm
của Kinh tế Chính trị Mác - Lênin, giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị
thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt làm cho giá trị cá biệt
của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.
Để minh họa cho khái niệm này, có thể xem xét ví dụ về xưởng may áo sơ mi
sau đây:
Xưởng may áo sơ mi có một nhóm công nhân may cổ áo, một nhóm
may tay áo và một nhóm may thân áo. Trước khi áp dụng các cải tiến về mặt
kỹ thuật, xưởng may mất 6 giờ để hoàn thành một chiếc áo sơ mi. Tuy nhiên,
sau khi xưởng may áp dụng công nghệ, cải tiến kỹ thuật, xưởng có thể giảm
thời gian sản xuất ra một chiếc áo sơ mi còn 2 giờ. Như vậy, xưởng may có
thể sản xuất nhiều áo hơn trong cùng một khoảng thời gian. Sự cải tiến này
đồng nghĩa với việc tăng năng suất lao động xã hội.
Khi xưởng may tạo ra nhiều áo hơn trong cùng một khoảng thời gian
mà không mất thêm lao động và tài nguyên, thì sự chênh lệch giữa giá trị sản
phẩm và số lượng nguồn lực sử dụng để sản xuất (trong trường hợp này là lao
động) được gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch.
Như vậy, theo cách dễ hiểu, giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị
thặng dư mà doanh nghiệp thu được do áp dụng khoa học công nghệ mới sớm
hơn các doanh nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của sản phẩm hàng hóa
công ty này thấp hơn giá trị thị trường.
Để lấy ví dụ thực tế cho khái niệm này, có thể kể đến sự ra đời của con
thoi bay. Trước kia, người thợ dệt phải dùng tay đẩy con thoi giữa các hàng
sợi, chính vì vậy mà quy trình dệt ở các xưởng sản xuất tốn rất nhiều thời

5
gian. Cho đến năm 1733, John Kay đã phát minh ra thoi bay, một cải tiến
quan trọng giúp hoạt động dệt của người thợ tiết kiệm thời gian hơn. Con thoi
truyền thống đòi hỏi người thợ dệt phải ném từ bên này sang bên kia bằng tay,
với những cỗ máy dệt lớn đòi hỏi phải có hai người vận hành con thoi. Thoi
bay được ném bằng một chiếc cần gạt và chỉ cần một người vận hành, họ chỉ
dùng sức chân để đẩy con thoi chạy qua chạy lại. Việc này làm cho năng suất
lao động tăng lên gấp đôi, xưởng dệt nơi John Kay làm việc khi đó thu được
về rất nhiều lợi nhuận so với các xưởng khác với cùng một lượng thời gian
lao động. Điều này có nghĩa là xưởng dệt John Kay làm việc sau khi sử dụng
thoi bay đã thu được giá trị thặng dư siêu ngạch.
2. Giá trị thặng dư siêu ngạch của hàng hóa trội hơn và mang tính
tạm thời
❖ Tại sao phần giá trị thặng dư của hàng hóa siêu ngạch lại trội hơn giá
trị thặng dư của hàng hóa thông thường?
Giá trị của giá trị thặng dư hàng hóa siêu ngạch thường trội hơn giá trị
thặng dư của hàng hóa thông thường do một số yếu tố tác động sau đây:
Thứ nhất, hàng hóa siêu ngạch thường có sự độc đáo hoặc chất lượng
cao hơn so với hàng hóa thông thường. Điều này có thể làm cho nó có giá trị
cao hơn và có thể được đánh giá cao trên thị trường quốc tế.
Thứ hai, giá trị của hàng hóa có thể cao hơn do tính khan hiếm khi
doanh nghiệp hay quốc gia có khả năng sản xuất hoặc cung ứng một loại hàng
hóa mà nhiều quốc gia khác bị hạn chế.
Thứ ba, hàng hóa siêu ngạch thường được sản xuất và quảng cáo ở mức
độ cao về nhãn hiệu và chất lượng, điều này có thể làm cho hàng hóa siêu
ngạch có giá trị cao hơn trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, giá trị của hàng
hóa siêu ngạch có thể bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường và tính cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp.

6
Ngoài ra, hàng hóa siêu ngạch thường gặp ít đối thủ cạnh tranh trực tiếp
trên thị trường. Điều này cho phép những người xuất khẩu định giá sản phẩm
của họ ở mức cao hơn.
❖ Tại sao giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ mang tính tạm thời?
Giá trị thặng dư siêu ngạch không ổn định,chỉ mang tính tạm thời vì nó
có thể biến đổi theo thời gian và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau (xã
hội, môi trường khí hậu, dịch bệnh, chính trị…).
Biến động thị trường: Thị trường quốc tế hay trong nước có thể thay
đổi nhanh chóng nhiều yếu tố như biến động giá cả, thay đổi trong nhu cầu và
cung ứng hàng hóa, các sự kiện chính trị và kinh tế toàn cầu, hay biến đổi môi
trường, dịch bệnh… Điều này có thể ảnh hưởng đến giá trị thặng dư siêu
ngạch. Ví dụ, trong thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu, nhu cầu mua hàng có
thể giảm dẫn đến giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu.
Sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng: Nhu cầu tiêu dùng và xu hướng
mua sắm của mọi người trong một quốc gia có thể thay đổi theo thời gian.
Nếu người tiêu dùng thay đổi sở thích và ưu tiên mua hàng trong nước hơn
hàng nhập khẩu, thì có thể dẫn đến sự giảm thiểu giá trị thặng dư siêu ngạch.
Giá trị thặng dư siêu ngạch có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong
chính trị và chính sách của quốc gia, bao gồm các biện pháp thương mại, thuế
quan và quy định khác,... Các hiệp định thương mại có thể được thay đổi hoặc
hủy bỏ, làm thay đổi động thái của các doanh nghiệp và quốc gia, điều này
hoàn toàn có tác động đến giá trị thặng dư siêu ngạch.
Sự thay đổi trong hình thức kinh doanh: Các công ty có thể thay đổi mô
hình kinh doanh, sản xuất để tạo ra giá trị thặng dư siêu ngạch thông qua việc
tối ưu hóa quá trình sản xuất hoặc phát triển sản phẩm mới. Đồng thời có thể
thay đổi cách doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng thông qua các hoạt động
quảng cáo và tiếp thị.

7
Điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên cũng là một trong những yếu tố
ảnh hưởng đến giá trị thặng dư siêu ngạch. Một quốc gia có điều kiện tự nhiên
thuận lợi, nguồn tài nguyên phong phú có thể có lợi thế trong việc xuất khẩu
hàng hóa liên quan đến các ngành công nghiệp sử dụng tài nguyên đó. Ví dụ,
các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có nguồn dầu mỏ tự nhiên rất lớn, có
thể đẩy mạnh xuất khẩu dầu mỏ và thu được giá trị thặng dư siêu ngạch trong
lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, biến động tỷ giá hối đoái cũng có ảnh hưởng đến giá trị
thặng dư siêu ngạch của một quốc gia. Ví dụ, nếu đồng tiền trong nước mạnh
hơn, có giá trị hơn so với đồng tiền của quốc gia khác thì giá trị xuất khẩu
hàng hóa có thể giảm, khi đó giá trị nhập khẩu sẽ tăng lên.
Điều kiện kinh tế toàn cầu bao gồm những biến đổi, khủng hoảng tài
chính, khủng hoảng kinh tế có tác động mạnh mẽ đến giá trị thặng dư siêu
ngạch không chỉ của doanh nghiệp mà còn của các quốc gia.
Trong nước, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất ảnh hưởng đến giá trị
thặng dư siêu ngạch. Ví dụ Việt Nam chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp
sang nền kinh tế công nghiệp hóa và dịch vụ đã tạo ra nguồn lực to lớn để
thúc đẩy giá trị thặng dư siêu ngạch.
Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo ra giá trị thặng dư siêu
ngạch biến đổi theo thời gian và không gian, nên thặng dư siêu ngạch là một
chỉ số kinh tế biến đổi và không ổn định do chịu tác động của nhiều yếu tố
bên ngoài, nó thường chỉ mang tính tạm thời và phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh
tế và chính trị cụ thể.

8
II. SO SÁNH GIÁ TRỊ THẶNG DƯ SIÊU NGẠCH VỚI GIÁ TRỊ
THẶNG DƯ TƯƠNG ĐỐI:
1. Điểm giống nhau:
Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối có một cơ sở
chung là chúng đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao lao động. Các giá trị
thặng dư đều bị giai cấp tư bản chiếm hữu và bóc lột lao động.
2. Điểm khác nhau:
Bên cạnh những điểm giống nhau thì giá trị thặng dư tương đối và giá
trị thặng dư siêu ngạch cũng có những điểm khác nhau được thể hiện rõ qua
bảng dưới đây:

Nội dung so sánh Giá trị thặng dư tương Giá trị thặng dư siêu
đối ngạch

Bản chất Do tăng năng suất lao Do tăng năng suất lao
động xã hội. động cá biệt.

Lợi nhuận Toàn bộ các nhà tư bản Từng nhà tư bản thu.
thu.

Biểu hiện mối quan hệ Giai cấp công nhân và Giữa công nhân làm
toàn bộ giai cấp các nhà thuê và nhà tư bản và
tư bản. giữa các nhà tư bản với
nhau.

9
Tính chất Phương pháp chủ yếu Hiện tượng tạm thời đối
trong quá trình phát với đơn vị tư bản chủ
triển của tư bản chủ nghĩa, là hiện tượng
nghĩa. thường xuyên trong quá
trình phát triển tư bản
chủ nghĩa.

Giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ là một biến tướng của giá trị thặng dư
tương đối bởi giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ được thay thế bằng giá trị thặng
dư tương đối khi trình độ kỹ thuật mới được áp dụng ở các tư bản cá biệt trở
thành phổ biến trong xã hội.

Chỗ khác nhau giữa chúng chỉ là một bên thu được do tăng năng suất
lao động xã hội, còn bên kia - bên giá trị thặng dư siêu ngạch - thì được tạo ra
nhờ biết áp dụng kỹ thuật mới, biết áp dụng công nghệ tiến bộ và các phương
pháp quản lý hoàn thiện hơn trong tổ chức sản xuất.

Trong hoạt động kinh tế tư bản chủ nghĩa, giá trị thặng dư tuyệt đối, giá
trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch đều bị nhà tư bản chiếm
đoạt, vì vậy mà luôn luôn có cuộc đấu tranh của công nhân làm thuê chống lại
sự chiếm đoạt đó: Đấu tranh chống kéo dài thời gian làm việc trong ngày để
chống bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối; đấu tranh chống việc nhà tư bản rút
ngắn thời gian lao động cần thiết và tăng tương ứng lao động thặng dư để
chống bóc lột giá trị thặng dư siêu ngạch. Cuộc đấu tranh chống bóc lột giá trị
thặng dư siêu ngạch về thực chất là sự phản ứng lại đối với những cải tiến
trong áp dụng kỹ thuật mới, phản ứng lại sáng kiến trong ứng dụng công nghệ
tiến bộ và việc áp dụng những phương pháp tổ chức sản xuất hoàn thiện hơn .

10
Thật ra, sự đấu tranh của giai cấp thợ thuyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa để
chống lại sự bóc lột giá trị thặng dư nói chung, là nhằm vào một chủ điểm:
Chống việc nhà tư bản chiếm đoạt hoàn toàn giá trị thặng dư cụ thể là cả ba
thứ giá trị thặng dư: tuyệt đối, tương đối và siêu ngạch.

Giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp các nhà tư bản thu được.
Nó biểu hiện sự tiến bộ kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản được áp dụng rộng rãi.
Xét về mặt đó thì nó thể hiện quan hệ giữa giai cấp công nhân và toàn bộ giai
cấp các nhà tư bản. Giá trị thặng dư siêu ngạch là mục đích trực tiếp mà mỗi
nhà tư bản cố gắng đạt tới trong cuộc cạnh tranh với các nhà tư bản khác. Xét
về mặt này, giá trị thặng dư siêu ngạch không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa
công nhân làm thuê và nhà tư bản, mà còn biểu hiện mối quan hệ giữa các nhà
tư bản với nhau.

III. LIÊN HỆ, MỞ RỘNG:


1. Sản xuất giá trị thặng dư - quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa
tư bản:
Nếu quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa là quy luật giá trị thì
quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là quy luật giá trị
thặng dư.
Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản
bởi vì nó quy định bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, chi phối mọi
mặt đời sống kinh tế của xã hội tư bản. Không có sản xuất giá trị thặng dư thì
không có chủ nghĩa tư bản. Theo C. Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư, đó là quy
luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Ở đâu có sản xuất giá trị thặng dư thì ở đó có chủ nghĩa tư bản, ngược
lại, ở đâu có chủ nghĩa tư bản thì ở đó có sản xuất giá trị thặng dư. Chính vì
vậy, Lênin gọi quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ

11
nghĩa tư bản. Nội dung của quy luật này là sản xuất nhiều và ngày càng nhiều
hơn giá trị thặng dư bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.

Sản xuất nhiều và ngày càng nhiều giá trị thặng dư là mục đích, là động
lực thường xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là nhân tố đảm bảo sự
tồn tại, thúc đẩy sự vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản; đồng thời nó
làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc, đưa đến sự
thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn.

Quy luật giá trị thặng dư là nguồn gốc của mâu thuẫn cơ bản của xã hội
tư bản: mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và
giai cấp công nhân.

Quy luật giá trị thặng dư đứng đằng sau cạnh tranh tư bản chủ nghĩa.
Với mục đích là thu được ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư, các nhà tư
bản cạnh tranh với nhau, tiêu diệt lẫn nhau để có được quy mô giá trị thặng dư
lớn hơn, tỷ suất giá trị thặng dư cao hơn.

Để sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản ra sức áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến sản xuất. Từ đó thúc đẩy lực lượng
sản xuất phát triển mạnh mẽ, nền sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng
cao, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt.

Tất cả những yếu tố đó đưa xã hội tư bản đến chỗ phủ định chính mình.

2. Đặc điểm sản xuất giá trị thặng dư hiện nay


Thị trường và chuỗi cung ứng toàn cầu rộng mở là cơ hội để các nhà tư
bản mở rộng sản xuất,áp dụng công nghệ, hướng đến những nguồn nguyên

12
liệu và lao động giá rẻ để từ đó giúp giảm chi phí lao động và tăng cường giá
trị thặng dư:
Việc áp dụng khoa học kĩ thuật, tích hợp công nghệ và tự động hóa vào
sản xuất giúp tăng năng suất lao động, do đó tăng giá trị thặng dư bằng cách
sử dụng ít lao động hơn để tạo ra cùng một lượng sản phẩm. Như vậy, khối
lượng giá trị thặng dư chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động.
Quảng cáo và tiếp thị ngày càng tinh vi, thú vị hóa sản phẩm và tăng
cường nhu cầu tiêu thụ. Điều này tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới, tạo ra
thêm giá trị thặng dư thông qua việc tạo ra nhu cầu và mong muốn tiêu dùng
mới. Ngày nay, các công ty không chỉ chú trọng vào việc bán sản phẩm mà
còn quan tâm đến việc cung cấp các dịch vụ đánh giá trải nghiệm khách hàng.
Bởi sự hài lòng của khách hàng và trung thành với thương hiệu giúp tăng giá
trị thặng dư thông qua việc duy trì và mở rộng thị trường.
Cơ cấu lao động xã hội hiện nay có sự biến đổi lớn. Hàm lượng chất
xám (sự đầu tư trí tuệ của công nhân, tri thức, kỹ thuật lập trình, nhà khoa học
phát minh, sáng chế, nhà quản trị và công nghệ hiện đại) nên lao động phức
tạp, lao động trí tuệ tăng lên và thay thế lao động giản đơn, lao động cơ bắp.
Do đó, lao động trí tuệ và lao động có trình độ kỹ thuật cao ngày càng có vai
trò quyết định trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư.
Ngoài ra, có thể thấy rằng quan hệ bóc lột của chủ nghĩa tư bản ngày
nay không chỉ bó hẹp trong quan hệ giữa nhà tư bản và người lao động làm
thuê ở các nước TBCN, mà phải xem xét cả quan hệ thống trị, bóc lột của các
nước phát triển với các nước kém phát triển, thể hiện ở sự phân hóa hai cực
giàu nghèo của thế giới. Sự bóc lột giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản đã
mang “tính quốc tế”.

13
KẾT LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu về giá trị thặng dư siêu ngạch và so sánh nó
với giá trị thặng dư tương đối, nhóm 09 rút ra kết luận như sau: Mục đích trực
tiếp của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất ra giá trị thặng dư, vậy nên
quy luật giá trị thặng dư chi phối mọi hoạt động của nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa. Có thể khẳng định rằng, giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực
tiếp và mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, áp
dụng công nghệ mới vào sản xuất, hợp lý hóa sản xuất… để nâng cao năng
suất lao động. Hiện tượng giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng
của giá trị thặng dư tương đối và chỉ mang tính tạm thời, nhưng lại là hiện
tượng rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Vậy nên để tăng
năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh về sản xuất giá trị thặng dư hiện nay,
ngoài việc không ngừng học hỏi để đổi mới công nghệ kỹ thuật, tự động hóa
sản xuất… thì cần chú trọng đến các yếu tố quảng cáo, tiếp thị và nâng cao
chất lượng lao động. Đồng thời, cần quan tâm đến các biến động kinh tế, các
chính sách của quốc gia, các yếu tố xã hội, môi trường… để đảm bảo phát
huy tốt nhất tiềm lực và lợi thế sẵn có, tăng năng suất lao động để thúc đẩy
hiện tượng giá trị thặng dư siêu ngạch.

14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu sách
1. PGS. TS Ngô Tuấn Nghĩa (chủ biên) và nhóm tác giả, 2019.
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dành cho bậc đại học
không chuyên lý luận chính trị). Hà Nội: NXB. Chính trị quốc
gia Sự thật.
2. PGS. TS Ngô Tuấn Nghĩa (chủ biên) và nhóm tác giả, 2021.
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dành cho bậc đại học
hệ chuyên lý luận chính trị). Hà Nội: NXB. Chính trị quốc gia Sự
thật.
3. Karl Marx, 1863. Theories of Surplus Value Part I. Moscow:
Progress Publishers.
4. Karl Marx, 1863. Theories of Surplus Value Part II. Moscow:
Progress Publishers.
5. Karl Marx, 1863. Theories of Surplus Value Part III. Moscow:
Progress Publishers.
Website
1. Hoàng Ngọc Hải và Hồ Thanh Thủy, 2020. “Học thuyết giá trị
thặng dư vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh mới” Tạp chí
cộng sản, 2023,https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/dau
-tranh-phan-bac-cac-luan-dieu-sai-trai-thu-dich/chi-tiet/-/
asset_publisher/YqSB2JpnYto9/content/hoc-thuyet-gia-tri-thang-
du-van-con-nguyen-gia-tri-trong-boi-canh-moi.

15
16

You might also like