You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


-----------------------------

TIỂU LUẬN
Môn: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊ NIN

Đề tài: QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ NHỮNG TÁC


ĐỘNG TỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở
VIỆT NAM

Họ tên SV: Nguyễn Thúy Hiền


Mã SV: 2211510037
Lớp: Anh 04 – KDQT – Khối 2
Khóa: 61
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Ngọc Lan

HÀ NỘI, tháng 6 năm 2023

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................3
NỘI DUNG..............................................................................................4
Phần I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ...............................4
I.1 Khái niệm, nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị.................................4
I.1.1 Khái niệm và nội dung của quy luật giá trị.........................................4
I.1.2 Yêu cầu của quy luật giá trị.................................................................4
I.2 Cơ chế hoạt động của quy luật giá trị........................................................5
I.3 Tác động của quy luật giá trị.....................................................................5
I.3.1 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa............................................6
I.3.2 Kích thích ứng dụng tiến bộ, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất
lao động.......................................................................................................7
I.3.3 Phân hóa xã hội...................................................................................7
Phần II. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TỚI NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM................................................8
II.1 Nền kinh tế thị trường..............................................................................8
II.1.1 Khái niệm về nền kinh tế thị trường..................................................8
II.1.2 Những đặc trưng chung của nền kinh tế thị trường...........................9
II.2 Khái quát về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam......9
II.3 Tác động và tầm quan trọng của quy luật giá trị tới nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay..........................................12
Phần III. NHỮNG THÀNH TỰU, HẠN CHẾ NHỜ VIỆC VẬN DỤNG
QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY THẾ MẠNH VÀ
KHẮC PHỤC HẠN CHẾ..............................................................................14
III.1 Thành tựu nhờ việc vận dụng quy luật giá trị.......................................14
III.2 Những hạn chế hiện nay gây kìm hãm nền kinh tế Việt Nam..............15
III.3 Giải pháp phát huy thế mạnh, khắc phục những hạn chế.....................15
KẾT LUẬN...........................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................18

2
MỞ ĐẦU
Chúng ta đã biết quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng của sản xuất và
trao đổi hàng hóa bởi nó mang vai trò cơ sở cho sự chi phối nền sản xuất hàng
hóa. Vì vậy, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và
phát huy tác dụng của quy luật giá trị.

Tầm quan trọng của quy luật giá trị thể hiện rất rõ qua sự chuyển biến tích cực
về mọi mặt trước và sau khi đổi mới nền kinh tế Việt Nam. Sau một phần ba
thế kỷ trôi qua, thực hiện nhiều chủ trương chính sách đổi mới, Việt Nam đã
có những bước tiến vượt bậc trên nhiều lĩnh vực, với những thành tựu đáng tự
hào đồng thời cũng rút ra bài học và có được những cơ hội mới để phát triển.

Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã xác định rằng nền sản xuất hàng hóa có
vai trò then chốt, là động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự
phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước. Nghiên cứu quy luật giá trị, tìm
hiểu vai trò và tác động của nó lên tình hình sản xuất hàng hóa tại nước ta
ngày nay giúp ta hiểu sâu hơn các vấn đề thực tiễn, những ưu nhược điểm của
nền kinh tế thị trường trong nước, từ đó dần đi đến giải quyết những khó khăn
mà chúng ta đang gặp phải trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập với
thế giới. Do đó việc nắm rõ được quy luật giá trị và những tác động của nó tới
nền kinh tế thị trường là điều vô cùng cần thiết. Nhận thức được điều đó, em
lựa chọn đề tài “Quy luật giá trị và những tác động tới nền kinh tế thị trường
tại Việt Nam hiện nay” với mong muốn phân tích làm rõ ảnh hưởng của quy
luật giá trị tới nền kinh tế nước ta và đưa ra những phương hướng áp dụng quy
luật giá trị vào nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay.

3
NỘI DUNG

Phần I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ


I.1 Khái niệm, nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị
I.1.1 Khái niệm và nội dung của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Ở
đâu có sản xuất, trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tác động của quy luật giá trị.
Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa là tất cả các hoạt
động đều phải được thực hiện dựa trên nguyên tắc ngang giá trị, tức là tiến
hành trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.

I.1.2 Yêu cầu của quy luật giá trị


Mỗi người sản xuất có thể tự quyết định hao phí lao động cá biệt của bản thân,
nhưng giá trị của hàng hóa sẽ dựa vào mức hao phí lao động xã hội cần thiết.
Vì vậy, muốn bán được hàng hóa thì hao phí lao động để sản xuất hàng hóa
của các chủ thể kinh doanh phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần
thiết. Với sản xuất hàng hóa, hao phí lao động cá biệt phải dựa trên cơ sở hao
phí lao

động xã hội cần thiết trong điều kiện trung bình. Mức hao phí càng thấp thì lợi
nhuận thu được sẽ nhiều hơn, ngược lại có thể dẫn đến thua lỗ, phá sản. Với
trao đổi hàng hóa, các hoạt động cũng phải dựa trên cơ sở lao động động xã
hội cần thiết trong điều kiện trung bình. Hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác
nhau nhưng lượng giá trị tương đương thì vẫn phải trao đổi tuân theo nguyên
tắc trao đổi ngang giá trị.

Đòi hỏi trên của quy luật mang tính khách quan, hợp lí, công bằng giữa những
người sản xuất hàng hóa.

4
I.2 Cơ chế hoạt động của quy luật giá trị
Khi có sự xuất hiện của tiền thì giá cả vẫn phải dựa trên cơ sở giá trị. Thông
qua sự vận động của giá cả hàng hóa mới thấy được sự vận động của quy luật
giá trị. Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa còn giá trị là nội
dung, cơ sở của giá cả. Vì thế giá cả phụ thuộc vào giá trị. Giả sử sức mua
đồng tiền không đổi và không có sự điều tiết của nhà nước, không bị chi phối
bởi tình trang độc quyền thì có ba trường hợp xảy ra:

- Khi cung = cầu, giá cả = giá trị

- Khi cung > cầu, giá cả < giá trị

- Khi cung < cầu, giá cả > giá trị

Giá cả hàng hóa dưới tác động của quan hệ cung – cầu, cạnh tranh hoặc lưu
thông tiền tệ. Sự tác động của các yếu tố này làm giá trị và giá cả không đồng
nhất với nhau mà tách rời. Sự vận động của giá cả trên thị trường sẽ lên xuống
xoay quanh trục giá trị. Giá cả có thể cao thấp khác nhau nhưng khi xét trong
một khoảng thời gian nhất định thì tổng giá cả phù hợp bằng tổng giá trị của
nó.

Do đó, có thể nói giá cả thị trường dao động quanh giá trị là biểu hiện hoạt
động của quy luật giá trị.

I.3 Tác động của quy luật giá trị


Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá

cả thị trường. Những người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân theo mệnh
lệnh của giá cả thị trường. Trong nền kinh tế hàng hóa, quy luật có ba tác động
cơ bản.

5
I.3.1 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
Điều tiết sản xuất tức là điều hòa, phân bổ, lưu thông hàng hóa, các yếu tố sản
xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.

Quy luật giá trị tự động điều tiết sản xuất thể hiện ở chỗ thu hút vốn (tư liệu
sản xuất và sức lao động) vào các ngành sản xuất khác nhau thông qua sự
biếnộng của giá cả hàng hóa trên thị trường dưới tác động của cung cầu, từ đó
tạo nên cơ cấu kinh tế hiệu quả hơn và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Từ sự điều tiết trên suy ra ba trường hợp có thể xảy ra:

- Nếu một mặt hàng có giá cả cao hơn giá trị và bán được lãi cao, những người
sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao
động. Mặt khác, những người sản xuất mặt hàng khác có thể thấy lợi nhuận và
chuyển sang loại hàng hóa này, từ đó quy mô sản xuất ngày càng mở rộng hơn
nữa.

- Nếu một mặt hàng có giá cả thấp hơn giá trị thì người sản xuất buộc phải thu
hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm
cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi.

- Nếu mặt hàng nào đó có giá cả bằng giá trị thị việc sản xuất vẫn sẽ được tiếp
tục.

Như vậy, hàng hóa ở nơi có giá cả thấp chảy đến nơi có giá cả cao, góp phần
làm cho cung cầu hàng hóa giữa các vùng cân bằng, phân phối lại thu nhập
giữa các vùng miền, điều chỉnh sức mua của thị trường. Đây có thể coi là khía
cạnh quan trọng nhất của quy luật giá trị.

6
I.3.2 Kích thích ứng dụng tiến bộ, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng
suất lao động
Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất hàng hóa là một chủ thể kinh
tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do đó, các
hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau của từng chủ thể
kinh doanh cũng sẽ có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau. Trên thị
trường, hàng hóa được trao đổi theo giá trị xã hội, tức là dựa trên cơ sở lao
động xã hội cần thiết. Vì vậy người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt
càng nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết thì sẽ càng có lợi và thu được
lãi cao. Ngược lại, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao
phí lao động xã hội cần thiết thì sẽ bất lợi và có thể lỗ vốn. Vì vậy, để có thể
cạnh tranh và thu được lợi nhuận, người sản xuất phải tìm cách cải thiến kĩ
thuật, cải thiết bộ máy quản lí, tăng năng suất lao động. Nếu người sản xuất
nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã
hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.
Chính động lực này kích thích ứng dụng tiến bộ và nâng cao năng suất lao
động.

I.3.3 Phân hóa xã hội


Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là sự phân hóa.
Những người sản xuất hàng hóa có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao
phí lao động xã hội cần thiết nhờ sự nhạy bén với thị trường, điều kiện sản
xuất thuận lợi, có trình độ và kiến thức cùng trang bị kỹ thuật tốt sẽ thu được
nhiều lãi, giàu lên và càng có thêm điều kiện để mua sắm thêm tư liệu sản
xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh với quy mô lớn hơn. Những người đó sẽ
trở thành người giàu. Trong khi đó, những người sản xuất hàng hóa có mức
hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ rơi

7
vào tình trạng làm ăn kém cỏi, kinh doanh dễ gặp rủi ro dẫn đến thua lỗ, phá
sản và trở thành người lao động làm thuê. Sự phân hóa như thế là một trong
những tiền đề cho sự ra đời của phương thức sản xuất TBCN.

Phần II. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TỚI NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM
II.1 Nền kinh tế thị trường
II.1.1 Khái niệm về nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Là nền
kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao
đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật
hoạt động trên thị trường. Thị trường trở thành nhân tố quyết định số phận của
các chủ thể trong nền kinh tế, các quy luật của thị trường phát huy đầy đủ vai
trò thông qua sự điều tiết của giá cả thị trường.

Kinh tế thị trường và kinh tế hàng hóa không đồng nhất với nhau mà chúng
khác nhau về trình độ phát triển, nguồn gốc và bản chất. Nếu kinh tế hàng hóa
chỉ dừng lại ở sự trao đổi các sản phẩm làm ra thì kinh tế thị trường đã có
những bước tiến vượt bậc hẳn về chất. Kinh tế thị trường thực hiện phân bố
các nguồn lực của xã hội thông qua cơ chế trị trường được chi phối bởi các
quy luật giá trị, quy luật cung cầu cạnh tranh. Các quan hệ mang tính đầu cơ,
ép giá, độc quyền doanh nghiệp của kinh tế hàng hóa được thay bằng quan hệ
thị trường, trao đổi hàng hóa theo nguyên tắc ngang giá. Lực lượng sản xuất
phát triển được hỗ trợ với các thể chế thị trường nhằm đảm bảo cho nền kinh
tế vận hành một cách có hiệu quả nhất.

8
II.1.2 Những đặc trưng chung của nền kinh tế thị trường
Thứ nhất: Các chủ thể kinh tế tồn tại độc lập dưới nhiều hình thức sở hữu khác
nhau. Các chủ thể đều có cơ hội để tiếp cận các nguồn lực phát triển có hiệu
quả.

Thứ hai: Thị trường đóng vai trò quan trọng quyết định việc phân bổ các
nguồn lực xã hội thông qua hoạt động của cá thị trường bộ phận như thị
trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường vốn và tiền tệ, thị trường khoa học
công nghiệp, thị trường lao động, thị trường bất động sản và lành mạnh hóa
các yếu tố thị trường nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường phát triển
ổn định, bền vững và đàm bảo định hướng xã hội.

Thứ ba: Giá cả được hình thành trên cơ sở giá trị hàng hóa và quan hệ cung -
cầu, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Cạnh tranh vừa là mội trường, vừa là động
lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển.

Thứ tư: Động lực quan trọng nhất là lợi ích kinh tế - xã hội của các chủ thể
sản xuất kinh doanh.

Thứ năm: Nhà nước là chủ thể của nền kinh tế, quản lý toàn bộ nền kinh tế.
Nhà nước điều tiết nền kinh tế thị trường trên cơ sở vận dụng quy luật kinh tế
của nền kinh tế thị trường trong điều kiện kinh tế và bối cảnh hội nhập kinh tế
để tạo một môi trường tốt nhất cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững,
hạn chế mặt trái của cơ chế thị trường, những khuyết tật của thị trường. Thúc
đẩy những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội của toàn bộ nền kinh
tế.

II.2 Khái quát về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Nền kinh tế thị trường tại Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Khái niệm “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”

9
được chính thức sử dụng trong các văn kiện của Đảng tại Đại hội IX (4/2001).
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng
quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Thị trường đóng
vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực, là động
lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ
theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Thị
trường cũng chính là cơ chế chủ yếu thực hiện phân phối các thành quả của
tăng trưởng kinh tế, trong đó thu nhập của mỗi người được hình thành trên cơ
sở và phù hợp với kết quả lao động cũng như mức đóng góp về các nguồn lực
trong quá trình tạo ra của cải xã hội. Nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường
theo kiểu rút ngắn. Điều này có nghĩa là ta đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa để phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất trong một thời gian ngắn
để có thể bắt kịp với trình độ phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Muốn
làm được điều này, vai trò của Nhà nước đặc biệt quan trọng trong việc quản
lý kinh tế vĩ mô và thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam một
mặt vừa có những tính chất chung của nền kinh tế thị trường, mặt khác kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dựa trên cơ sở và được
dẫn dắt, chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Do đó, kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng riêng:

Thứ nhất, mục tiêu hàng đầu của nước ta là giải phóng sức sản xuất, động viên
mọi nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hoá, hiên đại
hoá, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao hiệu quả
kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

Thứ hai, nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo. Trong nền kinh tế nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu

10
cơ bản là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Từ ba loại hình sở
hữu cơ bản đó hình thành nên năm thành phần kinh tế. Đó là kinh tế nhà nước,
kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản
nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo.

Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện
nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lây phân phối theo lao động là
chủ yếu.

Thứ tư, cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước xã hội chủ nghĩa. Nó bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt
kết quả cao, đạc biệt là đảm bảo công bằng xã hội. Không ai ngoài nhà nước
có thể giảm bớt được sự chênh lệch giữa giàu và nghèo, giữa thành thị và
nông thôn, giữa các vùng của đất nước trong đIều kiện kinh tế thị trường.

Thứ năm, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cung là nền kinh
tế mở, hội nhập. Chỉ có như vậy mới thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh
nghiệm quản lý tiên tiến của các nước để khai thác tiềm năng và thế mạnh của
nước ta, thực hiện phát huy nội lực để xây dựng và phát triển kinh tế thị
trường hiên đại theo kiểu rút ngắn.

Như vậy, kinh tế thị trường ở nước ta là một tồn tại tất yếu và khách quan.
Việt Nam để có thể vượt qua thách thức và nắm bắt cơ hội để vươn tới sánh
vai với các nước trên thế giới thì hiện tại phát triển theo mô hình kinh tế này là
phù hợp. Hiện tại chúng ta đang chú trọng việc phát triển trong sự kết hợp hài
hòa giữa các quy luật phát triển tuần tự với quy luật phát triển nhảy vọt; phát
triển cùng một lúc ba trình độ phát triển của hình thái kinh tế hàng hóa, đó là
kinh tế hàng hóa giản đơn, kinh tế thị trường tự do và kinh tế thị trường hỗn

11
hợp; và cuối cùng là phát triển trong sự kết hợp hài hòa giữa sức mạnh dân tộc
và sức mạnh thời đại.

II.3 Tác động và tầm quan trọng của quy luật giá trị tới nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay
Quy luật giá trị gắn liền nền sản xuất hàng hoá đó còn hoạt động trên một
phạm vi khá rộng và trong một thời gian dài. Vai trò và phạm vi hoạt động của
nó biến đổi từng thời kì cùng với sự chuyển biến của quan hệ sản xuất, của lực
lượng sản xuất với sự phát triển của phân công lao động xã hội. Vì vậy trong
khi xác nhận vai trò chủ đạo quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần
nhận thức đúng quy luật giá trị, tự giác vận dụng quy luật giá trị và những
phạm trù kinh tế gắn liền với quy luật đó như tiền tệ, giá cả, tín dụng, tài
chính... để kích thích sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển, thúc đẩy nền
kinh tế nước ta tiến nhanh trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Theo văn kiện đại hội đảng IX: “Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện
nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng XHCN”.

Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới, dưới tác động của quy luật giá trị và vai
trò của quản lý kinh tế nhà nước đã đạt được những thành tựu nhất định. Từ
một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam từng bước đi lên xây dựng các
cơ sở vật chất – kĩ thuật, hạ tâng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho công
nghiệp hóa hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát
triển dài hạn và bền vững. Đạt được điều này là nhờ có việc vận dụng các tác
động tich cực của quy luật giá trị một cách hiệu quả dựa trên thực trạng nền
kinh tế tại nước ta. Như vậy, chúng ta cũng có thể hiểu được phần nào tầm
quan trọng rất lớn của quy luật giá trị tới nền kinh tế thị trường định hướng xã

12
hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Quy luật giá trị có tác động rất lớn trong nền sản
xuất hàng hóa, và tại Việt Nam thì điều này cũng không là một ngoại lệ.

Quy luật giá trị có tác động lớn đối với các doanh nghiệp. Nguyên tắc trao đổi
ngang giá đòi hỏi tuân thủ quy luật giá trị - sản xuất và trao đổi hàng hóa phải
dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết. Chúng ta có thể nhận thấy
rõ tác động của quy luật giá trị khi xét dưới 2 góc nhìn sau:

Xét ở tầm vĩ mô: Mỗi cá nhân khi sản xuất các sản phẩm đều cố gắng làm cho
thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội. Xét ở tầm vĩ mô:
mỗi doanh nghiệp đều cố gắng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm, giảm thì gian lao động xã hội cần thiết.

Quy luật giá trị cũng đã tạo ra sự năng động cho nền kinh tế thị trường Việt
Nam. Do các doanh nghiệp luôn phải cố gắng tìm ra các con đường để sản
xuất hiệu quả nhất, các con đường đó sẽ tạo ra nhiều lĩnh vực mới. Đồng thời
nhiều loại hàng hóa mới cũng sẽ được tạo ra làm nên sự đa dạng về mẫu mã
và chất lượng. Sự năng động cũng thể hiện ở sự phát triển nhiều thành phần
kinh tế, với ngày càng nhiều các ngành mới được phát triển nhằm phục vụ cho
việc sản xuất và phục vụ nhu cầu của xã hội.

Trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, dưới tác động của quy luật giá trị, hàng
hóa trong nền kinh tế được đưa từ nơi giá thấp đến giá cao, từ nơi cung nhiều
tới nơi cầu nhiều. Thông qua sự biến động giá cả trên thị trường, luồng hàng
hóa sẽ lưu thông, từ đó tạo ra sự cân đối về nguồn hàng giữa các vùng miền.
Nhà nước đã lợi dụng sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị để điều tiết được sản
xuất và lưu thông, điều chỉnh sự phân bổ luồng hàng hóa. Quy luật giá trị đã
trở thành một phần quan trọng để điều hòa sự tiêu dùng trong xã hội.

13
Vận dụng quy luật giá trị đã tạo điều kiện cho nước ta thúc đẩy quá trình hội
nhập với quốc tế. Với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, đầu tư trong nước và đầu
tư ra nước ngoài ngày càng phát triển. Mỗi quốc gia đều có những ưu thế, lợi
thế riêng. Có những nước có tài nguyên, có nước lại có vốn và có những nước
có lợi thế về nguồn lao động. Mỗi nước sẽ có những điều kiện khác nhau, do
đó hội nhập để cùng nhau phát triển sẽ góp phần đẩy mạnh lợi nhuận và lợi
ích nhận được.

Phần III. NHỮNG THÀNH TỰU, HẠN CHẾ NHỜ VIỆC VẬN DỤNG
QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY THẾ MẠNH VÀ
KHẮC PHỤC HẠN CHẾ
III.1 Thành tựu nhờ việc vận dụng quy luật giá trị
Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng tự
hào trong công cuộc phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Nhờ đường lối
đổi mới kinh tế kết hợp vận dụng quy luật giá trị giúp cho kinh tế nước ta có
những bước tiến lớn trong quá trình phát kinh tế.

Một trong những chỉ số tăng trưởng rõ nhất chính là GDP. Vào năm 2017,
GDP Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6.81%, tình hình lạm phát được kiểm
soát tốt giúp nền kinh tế phát triển ổn định. Cơ cấu GDP theo ngành có sự
chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng của khu vực nông – lâm – ngư
nghiệp và tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Năng lực
cạnh tranh dịch vụ của nước ta trong những năm gần đây được nâng cao, nhất
là với các sản phẩm nông nghiệp, khoáng sản chưa qua chế biến. Vấn đề xóa
đói giảm nghèo cũng đạt được nhiều thành tích cao. Nước ta từ nước nghèo đã
đi lên trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp và 4 năm liên tiếp từ
2016 – 2019 đứng trong top 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là một
trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất. Đặc biệt hơn nữa khi trong đại

14
dịch COVID – 19, kinh tế nước ta vẫn tăng trưởng 2.91%, góp phần làm cho
GDP trong 5 năm tăng trung bình 5,9%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng
trưởng cao nhất thế giới.

III.2 Những hạn chế hiện nay gây kìm hãm nền kinh tế Việt Nam
Ngoài những thành tích đạt được, chúng ta cũng vẫn còn nhiều hạn chế trong
việc vận dụng quy luật giá trị vào nền sản xuất hàng hóa hiện nay.

Thứ nhất, chúng ta không thể phủ nhận rằng cơ sở vật chất của chúng ta vân
chưa đủ tiên tiến và hiện đại. Các khu công nghiệp vẫn chưa thực sự được đầu
tư và hệ thống trang thiết bị vẫn còn lạc hậu. Để có thể tăng năng suất lao
động, tối ưu hóa sản xuất thì cơ sở vật chất phải đáp ứng đủ.

Thứ hai, trình độ của nguồn nhân lực còn thấp, khả năng sử dụng các thiết bị
tiên tiến vẫn chưa đạt được yêu cầu thực tế. Những người có tay nghề cao vẫn
chiếm tỉ lệ nhỏ và thái độ làm việc của nhiều người chưa có tinh kỷ luật cao.
Nếu không cải thiện yếu tố con người thì nền kinh tế sẽ sớm bị ảnh hưởng và
bị kìm hãm.

Thứ ba, các vấn đề xã hội, đặc biệt là vấn đề môi trường cần có biện pháp
khắc phục hướng đến phát triển bền vững Cuối cùng, nguồn vốn của chúng ta
vẫn còn đang thiếu hụt so với nhu cầu đầu tư thực tế, tổng thu ngân sách nhỏ
hơn tổng chi ngân sách.

III.3 Giải pháp phát huy thế mạnh, khắc phục những hạn chế
Quan tâm chất lượng giáo dục hơn nữa, đầu tư vào nền giáo dục chính là biện
pháp tốt nhất tăng chất lượng nguồn nhân lực nước ta. Nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực và nghiệp vụ chuyên môn hóa cao nằm vận dụng tốt hơn quy
luật giá trị với nền kinh tế nước ta.

15
Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, tăng cường vai trò
quản lý kinh tế của nhà nước: có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp mới
khởi nghiệp, quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất hay các khu công
nghiệp...Tiếp tục xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam trong thời gian tới.

Nhà nước cần có những chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp để
có một nền sản xuất hàng hóa bền vững và hiệu quả hơn.

Giải quyết các vấn đề xã hội, hướng đến phát triển bền vững, bảo vệ môi
trường. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy
tối đa nội lực nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và
định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc
gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Để có thể phát triển hơn nữa thì nguồn vốn cũng là một yếu tố cần được quan
tâm bởi Nhà nước với những chính sách cải thiện nguồn vốn và chi tiêu phù
hợp.

Giải phóng lực lượng sản xuất, huy động mọi nguồn lực để thúc đẩy nhanh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện đời
sống nhân dân.

16
KẾT LUẬN
Quy luật giá trị có tác động lớn và vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát
triển kinh tế thị trường, là quy luật kinh tế căn bản chi phối sự vận động của
nền kinh tế thị trường. Sự tác động của quy luật giá trị một mặt thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tế, mặt khác gây ra các hệ quả tiêu cực.

Thực tiễn những năm qua chứng tỏ rằng quy luật giá trị với những biểu hiện
của nó như giá cả, tiền tệ, giá trị hàng hoá là lĩnh vực tác động hết sức lớn lao
tới đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Quy luật chính trị tác động vào mọi
khía cạnh, nếu hiểu rõ các cá nhân và doanh nghiệp sẽ vận dụng để phát triển
tổ chức và bản thân, tạo ra nhiều giá trị cho cộng đồng, đóng góp cho nền kinh
tế quốc gia. Cách duy nhất để có được cơ sở lý luận đúng đắn cho chính sách
phát triển kinh tế ở nước ta là dựa trên nguyên lý cơ bản của lý luận giá trị,
tiếp tục phát triển nó cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới, làm giàu nó bởi
chính những thay đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế của nước mình.

Quá trình phát triển kinh tế là một quá trình lâu dài, đòi hỏi phải áp dụng đúng
đắn các quy luật kinh tế. Trong thời gian qua tuy đôi lúc sự vận dụng đó của
nước ta còn chưa quán triệt nhiều khi là sự quẩn quanh, dập khuôn nhưng bên
cạnh đó ta cũng đã đạt được những tiến bộ nhất định. Nếu tiếp tục phát huy thì
trong tương lai không xa chúng ta sẽ có một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phát
triển và thịnh vượng.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu cứng: [1] Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác –
Lênin (dành cho bậc Đại học – không chuyên lý luận chính trị)

[2] V.Lênin, Lênin toàn tập – cuốn Bàn về cái gọi là vấn đề thị trường, Nhà
xuất bản sự thật, 1961

[3] Học viện Tài chính, Giáo trình kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Tài chính,
2010.

[4] Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H.2001, tr.86

Tài liệu mềm: [1] Việt Nam sau 30 năm đổi mới – Thành tựu và Triển vọng

[2] PGS, TS. ĐẶNG QUANG ĐỊNH (18/07/2021), Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn vè nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,
tạp chí cộng sản

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/823673/mot-so-
van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-
nghia-o-viet-nam.aspx?fbclid=IwAR1tGkkmuk8J5YJZaHPC7oJ

[3] Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – Sự sáng

tạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam (Cục thông tin điện tử bộ tài chính – Cục
tin học và thống kê tài chính)

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/thtk/pages_r/l/chi-tiet-tin-tin-hoc-va

18

You might also like