You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Đề tài:
Trình bày lý luận của CN Mác Lênin về quy luật giá trị
và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lan Phương


Lớp tín chỉ: TRI115(HK1-2324)K62.3
Lớp hành chính: K62-Anh 08-KTĐN
Mã số sinh viên: 2314110254
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đặng Hương Giang

Hà Nội, tháng 12 năm 2023

1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

I. Lý luận của CN Mác Lênin về quy luật giá trị 3

1. Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị 3


2. Tác động của quy luật giá trị 4

II. Liên hệ thực tiễn quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
1. Tự phát sản xuất, đầu tư nông sản theo phong trào 5
2. Đầu tư lướt sóng vào thị trường chứng khoán, tiền ảo và bất động
sản 7
3. Hiện tượng khi thì tích trữ, đầu cơ khi thì tung hàng ra bán 9

KẾT LUẬN 11

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, nền kinh tế thị trường là xu hướng tất yếu của các quốc gia, dù
quốc gia đó theo định hướng xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa. Đây là
nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường, là nền kinh tế hàng hóa
phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hoá đều được
thông qua thị trường, chịu sự tác động và điều tiết của các quy luật thị
trường. Sự hình thành kinh tế thị trường là khách quan trong lịch sử từ kinh
tế tự nhiên, tự túc, kinh tế hàng hóa rồi từ kinh tế hàng hóa phát triển thành
kinh tế thị trường. Như vậy, nền kinh tế thị trường là sản phẩm của văn
minh nhân loại.

Trong nền kinh tế thị trường, có rất nhiều quy luật điều tiết thị
trường, và điển hình nhất chính là quy luật giá trị. Đây là quy luật kinh tế

2
cơ bản của sản xuất hàng hoá, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở
đó có sự hoạt động của quy luật giá trị.

Việt Nam đi theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, và để điều tiết thị trường thì quy luật giá trị cũng đóng vai trò then
chốt. Bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp, tác động đến hàng hoá, dịch vụ đang
kinh doanh, quyết định hàng hoá đang bán sẽ có khả năng sinh lời hay chịu
thua lỗ. Quy luật giá trị được thể hiện rất gần gũi trong thực tiễn nền kinh
tế thị trường Việt Nam. Trong bài luận này ta sẽ đi tìm hiểu về nội dung và
yêu cầu của quy luật giá trị, những tác động của nó tới nền kinh tế thị
trường và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam.

NỘI DUNG
I. Lý luận của CN Mác Lênin về quy luật giá trị
1. Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa. Ở đâu
có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá
trị.
Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng
hoá, giá trị sẽ quyết định giá cả của hàng hoá. Tuy nhiên, trên thị trường
giá cả hàng hoá còn chịu tác động bởi các yếu tố khác, điều này khiến cho
trên thị trường hiểm khi giá cả bằng giá trị.
Về yêu cầu chung của quy luật giá trị thì sản xuất và trao đổi hàng hoá
phải dựa trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết.

Về yêu cầu riêng của quy luật giá trị: Trong sản xuất hàng hóa, người
sản xuất phải điều chỉnh làm cho hao phí lao động cả biệt của mình phù
hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy họ phải luôn luôn tìm
cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao
động xã hội cần thiết. Còn trong trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên cơ sở

3
hao phí lao động xã hội cần thiết, yêu cầu việc trao đổi phải tuân theo
nguyên tắc ngang giá.
Đối với 1 hàng hóa: giá cả của nó có thể cao hơn, thấp hơn, hoặc bằng
giá trị; nhưng không thoát ly khỏi giá trị.
Đối với tổng số hàng hóa: yêu cầu tổng giá cả phải bằng tổng giá trị.
2. Tác động của quy luật giá trị
Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động
của giá cả xung quanh giá trị dưới sự tác động của quan hệ cung - cầu. Giá
cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hóa trở thành cơ chế tác
động của quy luật giá trị. Thông qua sự sự vận động của giá cả thị trường
sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị. Những người sản xuất và
trao đổi hàng hóa phải tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường. Trong
nền kinh tế hàng hóa, quy luật giá trị có những tác động cơ bản sau:
II.1 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
Quy luật giá trị tự phát điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

 Quy luật giá trị điều tiết sản xuất: Tự phát phân bổ tư liệu sản
xuất và sức lao động (nguồn lực) vào các ngành sản xuất khác
nhau. Bởi vì thông qua sự biến động của giá cả, người sản xuất sẽ
biết được tình hình cung - cầu về hàng hóa đó và quyết định
phương án sản xuất. Nếu giá cả hàng hóa bằng hoặc lớn hơn giá
trị thì ra quyết định sản xuất nên được tiếp tục, mở rộng.
 Quy luật giá trị điều tiết lưu thông hàng hóa: Quy luật giá trị điều
tiết nguồn hàng từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao, từ nơi cung
lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu, khi tích trữ/đầu cơ, khi
tung hàng ra bán.

II.2 Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất
nhằm tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản
xuất xã hội

4
phát triển
Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi theo giá trị xã hội. Người sản
xuất có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội, khi bán theo giá trị xã hội sẽ
thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, người sản xuất có giá trị cá biệt
lớn hơn giá trị xã hội sẽ gặp bất lợi hoặc thua lỗ. Muốn vậy, người sản xuất
phải tìm cách giảm giá trị, mà để giảm giá trị hàng hóa và giá trị cá biệt thì
phải tăng năng suất lao động bằng cách cải tiến kỹ thuật công nghệ. Khi mà
đi đầu về cải tiến công nghệ thì nó chính là “chiếc gối màu nhiệm” để tăng
năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế.
II.3 Phân hoá những người sản xuất thành những người
giàu, người nghèo một cách tự nhiên, từ đó làm phát sinh
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
Đánh giá bình tuyển trong sản xuất kinh doanh xem ai nhạy bén với thị
trường, trình độ năng lực tốt, sáng tạo; ngược lại, cũng trong việc sản xuất
sản phẩm đó nhưng hạn chế về vốn, kinh nghiệm sản xuất thấp kém, trình
độ công nghệ lạc hậu… Ở khía cạnh nào khác điều này đã làm phát sinh
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, tức là phân hóa người sản xuất thành
người giàu – người nghèo. Bởi vì những người sản xuất với nhiều thời gian
lao động xã hội cần thiết, không thể nào chấp nhận bán với mức giá cao
như vậy nên họ phải chịu thua lỗ và có thể dẫn tới phá sản. Còn những
người bán thu được lợi nhuận cao, giàu có thì có thể tích lũy trong tay một
số tiền đủ lớn mở xí nghiệp, thuê nhân công, kinh doanh theo phương thức
tư bản chủ nghĩa.
Tóm lại, quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi thời,
kích thích sự tiến bộ, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ; vừa
có tác dụng lựa chọn, đánh giá người sản xuất, bảo đảm sự bình đẳng đối
với người sản xuất; vừa có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Các tác
động đó diễn ra một cách khách quan trên thị trường.

5
II. Liên hệ thực tiễn quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Trong những tác động của quy luật giá trị đến nền kinh tế thị trường, ta
sẽ đi sâu vào phân tích tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay.
1. Tự phát sản xuất, đầu tư nông sản theo phong trào
Trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, nông dân hay có ý
định đầu tư sản xuất theo phong trào, tự phát, do đó dồn vào một ngành sản
xuất nào đấy. Dẫn đến hiện tượng cung lớn hơn cầu nên phải cầu cứu cơ
quan chức năng, người dân các địa phương khác giải cứu nông sản. Điệp
khúc “được mùa rớt giá – được giá hết mùa” và điệp khúc “giải cứu” xuất
hiện từ rất nhiều năm trước, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến
phức tạp thì điệp khúc này còn là một điệp khúc buồn liên tục được ngân
lên, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Một trong những mặt hàng được ngân lên điệp khúc “giải cứu” phải kể
đến là dưa hấu. Từ đầu năm 2017, bà con nông dân Bình Sơn Quảng Ngãi
đã đồng loạt gieo trồng dưa hấu với hy vọng “được mùa được giá”. Thế
nhưng, “được mùa” thì giá dưa hấu tại Quảng Ngãi lại bị các thương lái ép
giá xuống còn 500 – 1.000 đồng/kg. Nhưng để hòa vốn, trả đủ chi phí
những người nông dân bỏ ra thì phải bán được với giá 2.500 đồng/kg.
Những đợt “giải cứu” dưa hấu được phân bổ đến nhiều nơi, nhưng hiện
tượng này lại lặp lại vào năm 2018. Để chấm dứt thực trạng này thì chính
quyền địa phương cần quyết liệt về quy hoạch nông nghiệp và chính tư duy
của bà con nông dân cũng cần thay đổi, không đầu tư theo phong trào, tự
phát.

Ngoài mặt hàng dưa hấu thì thanh long cũng là một trong những nông
sản được kêu gọi cầu cứ nhiều lần. Theo ông Nguyễn Trần Thức, Chi cục
trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Cà Mau, cây thanh long

6
hiện đang phát triển rầm rộ trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên thanh long chưa
được quy hoạch là loại cây trồng chủ lực ở địa phương nên khi người dân
tự phát mở rộng diện tích sẽ gây nhiều khó khăn, bất lợi. Hiện nay, cây
thanh long đã phát triển ồ ạt ở nhiều nơi trong tỉnh khiến nguồn cung vượt
cầu, giá cả giảm mạnh từ 25.000-30.000 đồng/kg giảm xuống chỉ còn 7.000
đến 10.000 đồng/kg. Hàng trăm hộ dân ở Cà Mau từng ấp ủ khát vọng làm
giàu từ thanh long giờ đây đang phân vân nên giữ hay phá bỏ để thay thế
các loại cây khác. Với vùng đất Cà Mau thì mô hình trồng chuối, rau màu
hoặc nuôi thủy sản sẽ là lợi thế lớn, tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho
người dân. Nông dân nên chọn những loại cây trồng vừa có giá trị kinh tế,
vừa thích ứng với thời tiết, chịu được độ phèn mặn cao; kết hợp với việc
ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, chứ đừng nên đầu tư
theo phong trào dẫn tới hiện tượng cung lớn hơn cầu và “được mùa mất
giá”.

Hay một ví dụ khác về vấn đề nông sản tỉnh Hải Dương đã phải cầu cứu
từ nhiều địa phương khác do tình trạng sản xuất ra nhưng không tiêu thụ
được. Theo báo cáo nhanh của Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương: đến ngày 15 tháng 2 năm 2021, toàn
tỉnh Hải Dương thu hoạch được 19.500 ha rau màu, còn 2.802 ha đang đến
kỳ thu hoạch. Sản lượng thu hoạch dự kiến là 46.000 tấn hành, 30.700 tấn
cà rốt, 8.000 tấn cải bắp, su hào, súp lơ, rau ăn lá, 1.000 tấn lợn sữa. Tổng
lượng nông sản của Hải Dương là 90.760 tấn chưa tiêu thụ được cụ thể: còn
4.080 ha rau đang đến kỳ thu hoạch với 3.205 ha hành, 621 ha cà rốt và 261
ha cải bắp, súp lơ, su hào, rau lá.

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này một phần do người nông dân chỉ
biết sản xuất theo mùa vụ nông nghiệp chứ không biết điều tiết sản xuất
hàng hóa. Chẳng hạn như giá rau đang cao ở thời điểm lứa thứ hai của rau
vụ đông, một số nông dân đã tranh thủ trồng lứa thứ nhất rau vụ xuân từ rất

7
sớm để tận dụng bán giá cao. Vì vậy, thời điểm thu hoạch rau vụ xuân lại
trùng với thời điểm thu hoạch rau vụ đông lứa thứ hai nên lượng rau thu
hoạch cùng một thời điểm tăng lên, gây nên hiện tượng dư thừa. Do đó
người nông dân phải đặt vào vị trí người tiêu dùng để định hướng sản xuất,
nắm được cung - cầu thị trường, phát triển đa dạng các loại rau, củ quả thay
vì “độc canh”.

Với cơ chế thị trường hiện nay, việc chấm dứt tình trạng này không thể
làm được trong một sớm một chiều, những giải pháp hợp lý nhất trong thời
điểm này là kết nối thị trường, hợp tác xã. Khi đó, Việt Nam cần hướng đến
chuyển đổi số để nắm bắt được thông tin thị trường. Trong dài hạn, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ xây dựng kho dữ liệu và cập nhật
thường xuyên cho các hệ thống phân phối biết rằng ở tỉnh, địa phương nào
đang chuẩn bị thu hoạch nông sản gì, sản lượng bao nhiêu. Các hệ thống
phân phối sẽ chủ động phương tiện vận chuyển, kho bãi, phương thức bảo
quản và ký kết hợp đồng với đối tác. Sau đó, địa phương sẽ thông qua bưu
điện để vận chuyển nông sản đến hệ thống phân phối. Từ đầu những năm
2021, Bộ Công thương đã triển khai thúc đẩy tiêu thụ nông sản các tỉnh Hải
Dương, Sơn La, bến Tre qua các trang thương mại điện tử như Shopee,
Lazada, Tiki, Sendo, Voso (Viettel Post) và thu lại kết quả tích cực. Việc
kết nối tiêu thụ trên nền tảng số là giải pháp hiệu quả tận dụng ưu thế công
nghệ 4.0 bây giờ.
2. Đầu tư lướt sóng vào thị trường chứng khoán, tiền ảo và bất
động sản
Không chỉ nông nghiệp mà trong kinh doanh cũng xuất hiện những nhà
đầu tư theo “tâm lý đám đông”. Nhiều người không am hiểm lắm về thị
trường chứng khoán, tiền ảo nhưng cứ đầu tư với mong muốn thu lại lãi
suất khủng. Với tư duy đầu tư lớn thì lãi mới cao và chưa có kiến thức về
thị trường nên nhiều người đã bị thua lỗ dẫn tới nợ nần và phá sản. Theo

8
thống kê vào tháng 8/2021, những phiên gần đây, thị trường chứng khoán
có dấu hiệu rục rịch tăng trở lại với mạch đi lên chín phiên liên tiếp – dài
nhất từ đầu năm 2021. Dịch bệnh kéo dài, công việc ít, mà lãi suất ngân
hàng lại thấp nên nhiều nhóm đầu tư chứng khoán, tiền ảo đã được lập ra
trên các nền tảng mạng xã hội để lôi kéo những nhà đầu tư không chuyên.
Điều này khiến tình trạng người người nhà nhà đổ xô đi đầu tư chứng
khoán. Thậm chí nhiều người không có kinh nghiệm về chứng khoán hay
không làm trong lĩnh vực tài chính cũng muốn thử vận may của mình. Chỉ
tính riêng tháng 11 năm 2021 vừa qua, số tài khoản chứng khoán mở mới
đã bằng cả năm 2019 khiến thị trường đứng trước nguy cơ phát triển thiếu
bền vững, xảy ra hiện tượng bong bóng. Hậu quả là thị trường chứng khoán
tăng trưởng quá nóng và chứa đựng không ít yếu tố bất ổn. Nhiều doanh
nghiệp nguy cơ thua lỗ nặng, nhưng giá cổ phiếu vẫn tăng gấp 5 - 10 lần,
thậm chí có những cổ phiếu vượt xa giá trị thực cả 100 lần.

Để giảm thiểu tình trạng này, các nhà đầu tư cần trang bị kiến thức vững
chắc về thị trường chứng khoán trước và trong khi gia nhập; học các kỹ
năng như phân tích đầu tư, quan sát dòng tiền để có thể nhận diện được cổ
phiếu nào đang có tiềm năng thu hút dòng tiền và cổ phiếu nào đang bị rút
dòng tiền. Còn về phía cơ quan quản lý, Nhà nước cần đưa ra những cảnh
báo và hướng dòng tiền chảy vào khu vực sản xuất hơn thay vì khu vực tài
chính. Khi kinh tế tăng trưởng thì tự khắc thị trường sẽ bền vững và phát
triển.

Không chỉ mình thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản cũng
chứa rất nhiều rủi ro nếu đầu tư không chuyên. Nhiều người giàu lên vì
“sốt đất” nhưng bên cạnh đó cũng có khá nhiều người thua lỗ vì thực trạng
“mua đỉnh bán đáy”. Người dân hy vọng rằng giá đất sẽ tăng vọt sau khi
nghe tin các trường đại học, dự án của các nhà đầu tư lớn sắp được triển
khai hay mở rộng tuyến đường, nhưng đó có thể chỉ là những tin mồi chài

9
lôi kéo người dân lao vào đầu tư. Khi không có kiến thức về bất động sản
mà chỉ đi theo lợi nhuận, giao dịch mua bán đất diễn ra vội vàng do chủ
đầu tư không chuyên sợ đánh mất cơ hội. Hậu quả là miếng đất đó sau này
sẽ khó thu hồi vốn hay thu lợi nhuận, do cơ sở hạ tầng không hiện đại, vị trí
địa lý khó khăn hay tiện ích không đạt yêu cầu… người dân lúc đó mới vỡ
mộng khi ôm lô đất “mất giá”. PGS-TS Đinh Trọng Thịnh – chuyên gia
kinh tế cũng cho rằng nếu đầu tư vào bất động sản mà mang tính đầu cơ,
kiếm lời là một trong những nguy cơ, ảnh hưởng tới hoạt động của nền
kinh tế trong tương lai.

Một ví dụ làm rõ cho thực trạng này là cơn sốt đất tại Sóc Sơn Hà Nội
gây chấn động vào những năm 2010. Dù chỉ mới nghe “phập phồng” thông
tin nhưng nhiều người đã lao vào đầu tư đẩy mức cầu lên cao trong khi
cung lại có hạn, do đó giá đất cao ngất ngưởng. Từ đó gây ra hiện tượng sốt
đất ảo, khi giá trị đất không còn phản ánh giá trị và nhu cầu thực tế mà lại
dựa trên những thông tin không rõ ràng, đồn thổi. Trong thời gian ngắn đất
ở một số xã tăng gấp 2-3 lần so với cuối năm 2010, kể cả chưa có sổ đỏ.
Thời điểm cuối năm 2010, giá đất chỉ giao động khoảng 2-3 triệu/m2, sau
hai ba tháng thì cũng khu vực đó những lên tới 8-12 triệu/m2, nhiều nơi
gần đường lớn còn lên tới 18-32 triệu/m2 – ngang ngửa đất ven nội thành
Hà Nội.

Hiện nay, mặc dù nền kinh tế có sự giảm phát do ảnh hưởng của đại
dịch nhưng giá bất động sản, nhà ở vẫn liên tục tăng. Tính đến cuối năm
2021, giá căn hộ chung cư tăng bình quân khoảng 5-7%; giá nhà ở tăng 15-
20%; giá đất nền tăng 20-30% so với thời điểm cuối năm 2020. Đặc biệt
hiện tượng sốt giá đất nền trong thời gian ngắn, có thể kể đến một số địa
phương ven Thủ đô Hà Nội như Quốc Oai (tăng 20%), Ba Vì (tăng 45%),
Hưng Yên (tăng 26%) và còn nhiều nơi khác như Thanh Hóa, Cần Giờ TP
HCM, Biên Hòa,…

10
Giải pháp để thị trường bất động sản hạn chế tăng trưởng “nóng” là cần
sự quan tâm của các cấp quản lý, từ việc quy hoạch hợp lý đến tuyên truyền
nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là ở vùng nông thôn khi
đa phần người dân ở đây thiếu tiếp cận với những nguồn thông tin đáng tin
cậy, phổ quát. Ngoài ra, chính phủ cũng cần mở rộng nguồn cung bất động
sản ra thị trường, cả nước có nhiều dự án đang phải “đắp chiếu” chờ cơ
quan quản lý phê duyệt. Khi nguồn cung được bổ sung thì không còn tình
trạng khan hiếm sản phẩm, giá đất hợp lý, phản ánh đúng được thực tế
quan hệ cung - cầu.
3. Hiện tượng khi thì tích trữ, đầu cơ khi thì tung hàng ra bán
Đại dịch COVID-19 đã có tác động mạnh tới đời sống và sinh hoạt
thường ngày của người dân Việt Nam. Vì hoang mang, lo sợ tình hình dịch
bệnh diễn biến phức tạp, người dân đổ xô đi mua hàng lương thực thực
phẩm thiết yếu để dự trữ tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, khu chợ. Những
nhu yếu phẩm thiết yếu đã trở nên khan hiếm, gây ra tình trạng lạm phát
bởi giá thành của hầu hết các mặt hàng thiết yếu tăng lên. Trong khi cả
nước đang chung tay cố gắng phòng chống dịch bệnh, xuất hiện những gian
thương lợi dụng sự hoang mang của người dân để trục lợi cá nhân, tích trữ
hàng hóa với số lượng lớn sau đó tung hàng ra bán với giá cao ngất
ngưởng. Không chỉ riêng những mặt hàng nhu yếu phẩm, thực phẩm thiết
yếu mà những mặt hàng chống dịch như khẩu trang, kit test, nước rửa tay
sát khuẩn… cũng bị các đối tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ.
Để tránh tình trạng trên, hầu hết các cửa hàng đều phải ký cam kết không
găm hàng thổi giá, dưới sự giám sát của cơ quan quản lý thị trường. Tuy
nhiên vì lợi nhuận, một số người vẫn nâng giá nhằm trục lợi vì nếu bán
đúng giá niêm yết thì người bán chỉ thu được lợi nhuận 3.000 đồng/que
test. Nhưng khi đẩy giá lên cao, với mỗi que test, họ thu lợi nhuận gấp gần
13 lần. Đây là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng, khiến đồng tiền Việt Nam

11
có nguy cơ bị lạm phát và gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế xã hội Việt
Nam.

Để xử lí gọn gàng tình trạng này thì nhà nước đóng vai trò rất quan
trọng. Thứ nhất, nhà nước là cầu nối giữa người dân và các doanh nghiệp
sản xuất, đảm bảo rằng hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng, tẩy chay
những nguồn hàng từ gian thương. Thứ hai, nhà nước là chỗ dựa tinh thần
vững chắc cho nhân dân, đưa đất nước trở về trạng thái bình thường hóa,
ổn định mà người dân không cần phải gom hàng hay tích trữ nữa. Cuối
cùng, nhà nước cần quyết liệt xử phạt mạnh tay những hành vi đầu cơ, tích
trữ, đôn giá sản phẩm bằng những biện pháp cứng rắn dựa trên cơ sở pháp
luật. Và theo Bộ Công thương Việt Nam, nước ta cần cơ cấu lại nền kinh tế
gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, hoàn thiện thể chế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển khoa học – công nghệ, đổi mới
sáng tạo.

Bàn về một trong những vấn đề được quan tâm gần đây là hiện tượng
giá bán lẻ xăng dầu tăng liên tiếp và tiến sát tới 27.000 đồng/lít, mức cao
nhất trong vòng 8 năm trở lại. Mới đây, tại kỳ điều chỉnh ngày 1/3/2022,
Bộ Công Thương cho biết, thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến
phức tạp, đặc biệt xung đột giữa Nga và Ukraine khiến nguồn cung xăng
dầu bị ảnh hưởng trong khi nhu cầu tăng (do các nước triển khai các biện
pháp phục hồi kinh tế), giá dầu thô đã vượt mốc 105 USD/thùng, và đang
trong chiều hướng tăng cao. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố
mới đây cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2022 tăng 1,42% so
tháng 2/2021; bình quân hai tháng đầu năm, CPI tăng 1,68% so cùng kỳ
năm 2021; lạm phát cơ bản tăng 0,67%. Nhóm giao thông tăng cao nhất với
15,46%, làm CPI chung tăng 1,49 điểm phần trăm, trong đó giá xăng dầu
tăng 47,07%. Lợi dụng tình hình giá xăng dầu bị ảnh hưởng do giá xăng
dầu thế giới, nhiều cửa hàng đã treo biển hết xăng để đóng cửa hoặc không

12
chấp nhận đổ đầy bình xăng mà chỉ phân phối nhỏ giọt, mục đích găm hàng
chờ giá tăng cao lên nữa nhằm trục lợi kinh doanh.

Nước ta cần phải vào cuộc nhanh chóng để chấm dứt hiện tượng đầu cơ,
tích trữ xăng dầu trong thời điểm nóng của thị trường xăng dầu hiện nay.
Quỹ bình ổn giá xăng dầu xử lý linh họa, hiệu quả để giảm mức tăng giá
xăng dầu trong nước. Đồng thời, Bộ Công thương cũng phải đảm bảo
nguồn cung, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường xăng dầu; xử lý
nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng hoặc tăng giá bất hợp lý. Các
nước khác chung tình trạng với Việt Nam cũng đã siết chặt các quy định
đối với hành vi đầu cơ hàng hóa. Điển hình như Hàn Quốc, người vi phạm
có thể bị phạt tù tối đa 2 năm hoặc phạt tối đa 50 triệu won (khoảng gần 1
tỷ đồng); chính phủ Algeria phạt đối với hành vi vi phạm lên tới 30 năm tù
hay thậm chí là tù chung thân với một số trường hợp đầu cơ hàng hóa. Việt
Nam cũng nên mạnh tay xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để chấm dứt
hiện tượng tích trữ đầu cơ, nhằm ổn định lại nền kinh tế.

KẾT LUẬN
Quy luật giá trị là quy luật cơ bản của sản xuất hàng hóa, tác động
đến sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đây cũng là một quy luật kinh tế có
vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nền kinh tế của nước
ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực tế cho thấy rất rõ ràng
rằng quy luật giá trị và những biểu hiện của nó như giá cả, tiền tệ, giá trị
hàng hóa, …là lĩnh vực tác động rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội. Đảng
và nhà nước nước ta đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc đổi
mới xã hội và vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế đất nước. Việc tuân
theo nội dung của quy luật

giá trị để hình thành và xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, sự vận

13
dụng đó vẫn còn những hạn chế nhất định và rất cần phải thực hiện các
biện pháp kịp thời để khắc phục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình. (2019). Kinh tế chính trị Mác-Lênin. NXB Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Giáo trình. (sửa đổi năm 2021). Kinh tế chính trị Mác-Lênin. NXB
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Ban Thời Sự. (2019). Cần làm gì để điệp khúc “giải cứu” dưa hấu
không lặp lại? Đài truyền hình Việt Nam VTV.
https://vtv.vn/trong-nuoc/can-lam-gi-de-diep-khuc-giai-cuu-dua-hau-
khong-lap-lai-20190413140013985.htm
4. TTXVN. (2016). Cà Mau khuyến cáo nông dân không trồng thanh
long ồ ạt. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
https://www.mard.gov.vn/Pages/ca-mau-khuyen-cao-nong-dan-
khong-trong-thanh-long-o-at-31180.aspx
5. A.N. (2021). Bộ Công thương hỗ trợ tháo gỡ hỗ trợ khó khăn cho
nông sản vùng dịch. Đảng Cộng sản Việt Nam.
https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/bo-cong-thuong-ho-tro-
thao-go-kho-khan-cho-nong-san-vung-dich-575093.html
6. T.Tùng, A.Ngọc. (2021). Để không còn giải cứu nông sản. Kinh
tế&Đô thị, Cơ quan ngôn luận của UBND TP Hà Nội.
https://kinhtedothi.vn/de-khong-con-giai-cuu-nong-san.html
7. Diệp Linh. (2018). “Giải cứu” nông sản bao giờ đến hồi kết? Công
an Nhân dân.
https://cand.com.vn/Thi-truong/Giai-cuu-nong-san-bao-gio-den-hoi-
ket-i470559/
8. Việt Thành. (2021). Lãi ảo, lỗ thật vì chơi chứng khoán phong trào.
Báo điện tử VN Express.

14
https://vnexpress.net/lai-ao-lo-that-vi-choi-chung-khoan-phong-trao-
4337557.html
9. Ban Thời Sự. (2022). Chứng khoán rủi ro cao với nhà đầu tư không
chuyên. Đài truyền hình Việt Nam VTV.
https://vtv.vn/kinh-te/chung-khoan-rui-ro-cao-voi-nha-dau-tu-khong-
chuyen-20220102193446936.htm
10.Cẩm Tú. (2021). Đầu tư chứng khoán tránh tâm lý đám đông. Báo
Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam VOV.

11. Ban Thời Sự. (2021). Bi kịch đầu tư bất động sản theo cơn sốt, bỏ
đống tiền 10 năm giờ vẫn lỗ. Đài truyền hình Việt Nam VTV.
https://vtv.vn/kinh-te/bi-kich-dau-tu-bat-dong-san-theo-con-sot-bo-
dong-tien-10-nam-gio-van-lo-20210819155526183.htm
12.Nhóm sinh viên ĐH Quốc Gia Hà Nội. (2022). Thực trạng đầu cơ
tích trữ, đôn giá sản phẩm trong mùa dịch COVID-19 và một số giải
pháp. OSF Preprints. OSF Preprints | Thực trạng đầu cơ tích trữ, đôn
giá sản phẩm trong mùa dịch COVID-19 và một số giải pháp

13.Minh Phương. (2022). Giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc giá xăng
dầu tăng cao. Đảng Cộng sản Việt Nam.
https://dangcongsan.vn/kinh-te/giam-thieu-tac-dong-tieu-cuc-tu-
viec-gia-xang-dau-tang-cao-605532.html
14.Ban Thời Sự. (2022). Trục lợi từ kit xét nghiệm, xăng dầu – Những
việc lạ mà đã thành quen. Đài truyền hình Việt Nam VTV.
https://vtv.vn/xa-hoi/truc-loi-tu-kit-xet-nghiem-xang-dau-nhung-
viec-la-ma-da-thanh-quen-20220226110841737.htm

15

You might also like