You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA NGÂN HÀNG
----

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mác LêNin
Đề tài: Phân tích các quy luật kinh tế cơ bản
của nền kinh tế thị trường?
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Minh Tuấn
Mã lớp học phần: 24D1POL51002450
Sinh viên thực hiện:
Võ Hoàng Duy MSSV: 31231020648
Nguyễn An Thu Huyền MSSV: 31231023040
Nguyễn Thị Thu Nhi MSSV: 31231022462
Huỳnh Phạm Anh Thư MSSV: 31231023334
Khóa – K49

TP.HCM, ngày 23 tháng 01 năm 2024


1
MỤC LỤC:
Lời mở đầu------------------------------------------------------------------------------------------------4
Phần 1: Tìm hiểu về quy luật giá trị-----------------------------------------------------------------5
1. Phân tích quy luật giá trị:---------------------------------------------------------------------5
1.1 Quy luật giá trị là-----------------------------------------------------------------------------5
1.2 Quy luật giá trị yêu cầu:---------------------------------------------------------------------5
2. Ý nghĩa quy luật giá trị:------------------------------------------------------------------------5
2.1 Điều tiết sản xuất và trao đổi lưu thông hàng hoá.-------------------------------------5
2.2 Thúc đẩy, làm động lực cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất.---------------------5
2.3 Là thước đo phân hóa sự giàu - nghèo cho những người sản xuất.-----------------6
3. Áp dụng quy luật giá trị vào thực tiễn:-----------------------------------------------------6
Thứ nhất: Đối với việc hoạch toán kinh tế của các doanh nghiệp:----------------------6
Thứ hai: Đối với việc hình thành giá cả sản xuất:------------------------------------------6
Phần 2: Tìm hiểu về quy luật cung cầu:------------------------------------------------------------7
1. Phân tích quy luật cung cầu:------------------------------------------------------------------7
Mối quan hệ cung cầu:---------------------------------------------------------------------------7
Ý nghĩa lý luận:------------------------------------------------------------------------------------7
2. Ý Nghĩa quy luật cung cầu:-------------------------------------------------------------------7
Đối với doanh nghiệp:----------------------------------------------------------------------------7
Đối với Nhà nước:---------------------------------------------------------------------------------7
Đối với người tiêu dùng:-------------------------------------------------------------------------7
3. Áp dụng quy luật cung cầu vào thực tiễn:-------------------------------------------------7
Phần 3: Tìm hiểu về quy luật lưu thông tiền tệ----------------------------------------------------8
1. Phân tích quy luật lưu thông tiền tệ:--------------------------------------------------------8
Về mặt cơ sở lí luận:------------------------------------------------------------------------------8
Về mặt nội dung:----------------------------------------------------------------------------------8
2. Ý Nghĩa quy luật lưu thông tiền tệ:----------------------------------------------------------9
3. Áp dụng quy luật lưu thông tiền tệ vào thực tiễn:----------------------------------------9
Phần 4: Tìm hiểu về quy luật cạnh tranh---------------------------------------------------------10
1. Phân tích quy luật cạnh tranh:--------------------------------------------------------------10
Quy luật cạnh tranh là--------------------------------------------------------------------------10
Cạnh tranh là-------------------------------------------------------------------------------------10
Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường:---------------------------------11
2. Ý Nghĩa quy luật cạnh tranh:---------------------------------------------------------------11
Thứ nhất, quy luật cạnh tranh có vai trò điều phối các hoạt động kinh doanh trên
thị trường------------------------------------------------------------------------------------------12
Thứ hai, quy luật cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng-----------------12

2
Thứ ba, quy luật cạnh tranh đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực kinh tế một
cách hiệu quả nhất-------------------------------------------------------------------------------12
3. Áp dụng quy luật cạnh tranh vào thực tiễn:------------------------------------------------12

3
Lời mở đầu:
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ
cao. Ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị
trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường. Có thể
thấy sản xuất hàng hóa và hàng hóa đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong nền kinh tế thị trường, những lý luận sản xuất hàng hóa
của C.Mác đã cho ta thấy được vai trò quan trọng đó của sản xuất
hàng hóa và hàng hóa. Lý luận của C.Mác chỉ ra các phạm trù cơ bản
về hàng hóa, tiền tệ, giá cả, quy luật giá trị, tính hai mặt của lao động
sản xuất hàng hóa, năng suất lao động… giúp cho việc nhận thức một
cách căn bản cơ sở lý luận của các quy luật nền kinh tế. Chính vì thế,
việc nghiên cứu về lý luận sản xuất hàng hóa của C.Mác và tìm hiểu
vai trò cũng như tác động của nó đến nền kinh tế, đặc biệt là trong
thời kì phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay có ý nghĩa
vô cùng quan trọng và cần thiết. Với mong muốn tìm hiểu rõ bản chất,
ý nghĩa của các quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam, nhóm 3 quyết định chọn đề tài thảo luận: Phân tích các quy
luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trường? Ý nghĩa lý luận và thực
tiễn.

4
Phần 1: Tìm hiểu về quy luật giá trị
1. Phân tích quy luật giá trị:
1.1 Quy luật giá trị là
“quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất, trao đổi hàng hoá và tác dụng to lớn đối với nền
kinh tế thị trường.” Theo quy luật giá trị thì “sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được
tiến hành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết hay còn gọi là giá trị xã
hội.”
“Nơi nào có sản xuất và lưu thông hàng hoá thì nơi đó có sự tồn tại và ảnh hưởng của quy
luật giá trị.” NÓ tác động đến toàn bộ hoạt động của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và trao
đổi hàng hoá.
1.2 Quy luật giá trị yêu cầu:
· Về sản xuất: Hàng hóa được sản xuất phải có giá trị cá biệt bằng hoặc thấp hơn giá
trị xã hội.
Ví dụ: Để sản xuất 1 cái áo, người sẩn xuất A có hao phí lao động cá biệt là 75.000
đồng/1 sản phẩm. Nhưng hao phí lao động xã hội (tức là mức hao phí lao động trung
bình mà xã hội chấp nhận) chỉ là 60.000 đồng/1 sản phẩm. Như vậy, nếu bán ra thị
trường theo mức hao phí lao động cá biệt thì người sản xuất A không bán được, quy
mô sản xuất sẽ bị thu hẹp.
· Về lưu thông: Tuyệt đối phải vận hành theo nguyên tắc ngang giá và giá trị xã hội
phải được lấy làm cơ sở mà không dựa trên giá trị cá biệt.
· Nguyên tắc ngang giá là: để trao đổi được hai loại hàng hoá với nhau thì
chúng phải kết tinh cùng một lượng lao động hoặc thực hiện việc trao đổi mua
bán hàng hoá bằng tiền, đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra liên tục với đủ chi
phí và có lãi.
· Tuy nhiên, trong quá trình mua bán thì thứ được quan tâm là giá cả hàng hóa
chứ không phải giá trị hàng hóa. Giá cả hàng hóa là biểu hiện bề ngoài của giá
trị hay giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị. Giá trị càng lớn thì giá cả càng
cao nhưng giá cả không nhất thiết phải bằng giá trị hàng hóa. Giá cả chỉ bằng
giá trị khi lượng cung bằng lượng cầu và các yếu tố khác không đổi (giá cả
tuân theo quy luật cung-cầu.)
2. Ý nghĩa quy luật giá trị:
2.1 Điều tiết sản xuất và trao đổi lưu thông hàng hoá.
· Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ những yếu tố sản xuất giữa các
ngành và các lĩnh vực của nền kinh tế. Sự điều tiết này phụ thuộc chủ yếu vào
quy luật cung - cầu và giá cả của thị trường. Nếu như ở ngành nào đó khi mà
cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hoá bán chạy và
lãi cao thì những người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy. Do vậy mà tư liệu sản
xuất và sức lao động được chuyển dịch vào trong ngành ấy tăng lên. Ngược
lại, khi mà cung của ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hoá giảm xuống,
hàng hoá bán sẽ không chạy và có thể lỗ vốn. Tình hình ấy buộc những người
sản xuất cần phải thu hẹp quy mô sản xuất lại hay chuyển sang đầu tư vào các
ngành có giá cả hàng hoá cao.
· Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng sẽ thông qua giá cả ở trên thị
trường. Sự biến động của giá cả thị trường cũng sẽ có tác dụng thu hút nguồn
hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do vậy mà làm cho lưu thông hàng
hoá thông suốt.
→ Sự biến động của giá cả ở trên thị trường không những chỉ rõ về sự biến động của nền
kinh tế, mà còn có ảnh hưởng đến điều tiết nền kinh tế hàng hoá.
2.2 Thúc đẩy, làm động lực cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất.

5
· Trong nền kinh tế hàng hoá thì mỗi người sản xuất hàng hoá chính là một
chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
mình. Tuy nhiên, do điều kiện sản xuất khác nhau nên phần hao phí lao động
cá biệt sẽ khác nhau, người sản xuất nào có phần hao phí lao động cá biệt nhỏ
hơn với hao phí lao động xã hội của hàng hoá thì ở thế có lợi, sẽ thu được lãi
cao. Để giành được phần lợi thế đó thì thay thế nhân công bằng các thiết bị
máy móc có dây truyền sản xuất cu thể, chi tiết, bài bản là một trong những
biện pháp hữu hiệu nhất. Nhờ đó làm động lực cho các doanh nghiệp ngày một
cải tiến kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất.
2.3 Là thước đo phân hóa sự giàu - nghèo cho những người sản xuất.
· Quá trình cạnh tranh để theo đuổi giá trị tất yếu sẽ dẫn đến kết quả là:
những người có điều kiện sản xuất thuận lợi và có trình độ, kiến thức cao,
trang bị kỹ thuật tốt nên họ sẽ có hao phí lao động cá biệt thấp hơn với hao phí
lao động xã hội cần thiết, vì thế mà phát tài, giàu lên nhanh chóng. Họ mua
sắm thêm các tư liệu sản xuất, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ngược lại, những người mà không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi hay
gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành
nghèo khó. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho việc
xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở để ra đời của chủ nghĩa tư
bản trong lịch sử.
→ Từ đó ta thấy được quy luật giá trị vừa có cả những tác động tích cực và tiêu cực. Nó được
diễn ra một cách khách quan trên thị trường và vì thế sự điều tiết của nhà nước là rất cần
thiết. Nhờ có sự điều tiết ấy mà hạn chế được các tiêu cực và góp phần thúc đẩy tác động tích
cực.
3. Áp dụng quy luật giá trị vào thực tiễn:
Hiện nay nước ta đang hội nhập theo nền kinh tế thế giới với chính sách mở cửa hợp tác với
các nước. Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nước ta đó là quy luật
giá trị. Việc vân dụng quy luật giá trị được thể hiện trên những lĩnh vực như sau:
Thứ nhất: Đối với việc hoạch toán kinh tế của các doanh nghiệp:
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, Nhà nước ta đã
quyết định cổ phần hóa phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước, và Nhà nước chỉ giữ lại một số
ngành có tính chất an ninh quốc gia. Các doanh nghiệp rồi sẽ dần chuyển thành các công ty
cổ phần với nhiều chủ sở hữu và mỗi cổ đông sẽ vì lợi ích của mình để đầu tư vào sản xuất,
hoạch toán kinh tế sao cho lợi nhuận càng nhiều càng tốt.
Thứ hai: Đối với việc hình thành giá cả sản xuất:
Đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, thông qua hệ
thống giá cả quy luật giá trị có ảnh hưởng nhất định đến việc lưu thông của một hàng hóa nào
đó. Giá mua cao sẽ khơi thêm nguồn hàng, giá bán hạ sẽ thúc đẩy mạnh việc tiêu thụ và
ngược lại. Do đó mà Nhà nước ta đã vận dụng vào việc định giá cả sát giá trị, xoay quanh giá
trị để kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng cường quản lý. Không những thế Nhà nước ta còn chủ
động tách giá cả khỏi giá trị với từng loại hàng hóa trong từng thời kỳ nhất định, lợi dụng sự
chênh lệch giữa giá cả và giá trị để điều tiết một phần sản xuất và lưu thông, điều chỉnh cung
cầu và phân phối. Giá cả được coi là một công cụ kinh tế quan trọng để kế hoạch hóa sự tiêu
dùng của xã hội.

6
Phần 2: Tìm hiểu về quy luật cung cầu:
1. Phân tích quy luật cung cầu:
Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường tại một thời điểm
tương ứng mức giá, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất của người bán.
Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua trong một
thời điểm, tương ứng với giá, mức thu nhập và các biến số kinh tế của người mua.
Quy luật cung cầu là quy luật kinh tế về sự tương tác giữa bên bán (cung) và bên
mua (cầu) nhằm điều tiết quan hệ của hai đối tượng này. Quy luật này yêu cầu tính
thống nhất, nếu không có sự thống nhất sẽ xuất hiện các yếu tố điều chỉnh lại.
Mối quan hệ cung cầu:
là mối quan hệ mang tính hữu cơ với nhau, tác động qua lại và ảnh hưởng một
cách trực tiếp lên giá thị trường.
Khi cung bằng cầu thì giá cả sẽ bằng giá trị. Khi cung lớn hơn cầu thì giá cả nhỏ
hơn giá trị và ngược lại khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả lớn hơn giá trị. Như vậy, giá
cả thị trường sẽ xoay quanh giá trị dưới tác động của cung cầu.
Ý nghĩa lý luận:
điều chỉnh, phân bổ sản xuất và các hoạt động lưu giữ, vận chuyển hàng hóa; làm
cho cơ cấu và qui mô thị trường bị biến đổi, định giá hàng hóa.
Dựa theo quy luật cung cầu có thể dự đoán được xu hướng thay đổi của giá cả hàng
hóa, vì vậy khi thay đổi giá cần có những chính sách điều chỉnh giá phù hợp. Quy luật
cung cầu khách quan trong cách thức tồn tại và hoạt động trong thị trường. Qua đó
nhà nước có thể áp dụng quy luật này để duy trì hoạt động kinh tế một cách hợp lý vào
các chính sách và biện pháp về kinh tế.
2. Ý Nghĩa quy luật cung cầu:
Đối với doanh nghiệp:
Khi cung > cầu, thu hẹp sản xuất kinh doanh vì có thể dẫn đến việc thua lỗ trong
kinh doanh do lúc này giá cả đang bé hơn giá trị.
Khi cung < cầu, chuyển sang kinh doanh hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh vì giá
cả đang cao hơn giá trị.
Đối với Nhà nước:
Khi cung < cầu do khách quan, sử dụng lực lượng dự trữ giảm giá để tăng cung.
Khi cung < cầu do tự phát, đầu cơ tích trữ, xử lý vi phạm kỉ luật, sử dụng lực
lượng dự trữ chiến lược của quốc gia để tăng về cung.
Khi cung > cầu quá nhiều, cần có biện pháp để gia tăng cầu như tăng lương, tăng
đầu tư,...
Đối với người tiêu dùng:
nắm rõ quy luật cung cầu để đưa ra quyết định có nên mua hay không hàng hóa tại
một thời điểm hay không.
Khi cung > cầu thì giá cả hàng hóa đang cao.
Khi cung < cầu thì giá cả hàng hóa đang thấp.
3. Áp dụng quy luật cung cầu vào thực tiễn:
Thời điểm 2000 đến 2010, Vinamilk là thương hiệu nổi tiếng về sữa bột cho trẻ
em. Vào thời điểm đó thị trường trở nên cạnh tranh hơn khi có sự xuất hiện của các
mặt hàng nhập khẩu có giá thành và chất lượng khiến người tiêu dùng phân vân chọn
lựa. Với áp lực này, Vinamilk đã nghiên cứu thị trường và nhận thấy tiềm năng trong

7
nhu cầu sử dụng các sản phẩm về sữa như một số sản phẩm bổ sung dưỡng chất, nâng
cao sức khỏe rất phổ biến ở các đối tượng thanh thiếu niện và người cao tuổi. Cho đến
giai đoạn 2016 đến 2019, Vinamilk đã cho ra mắt gần 20 sản phẩm mới với sự nắm
bắt các nhu cầu dinh dưỡng cao cấp và tiên tiến. Đồng thời nhãn hàng cũng có sự thay
đổi trong hình ảnh chuỗi cửa hàng về việc quảng bá sản phẩm nhằm đem đến những
trải nghiệm mua sắm mới cho người mua hàng. Kết quả là Vinamilk tiếp tục dẫn đầu
trong thương hiệu sữa được tin dùng nhiều nhất và trong top 10 thương hiệu về sữa có
đến gần 92% ngui tiêu dùng tin tưởng lựa chọn Vinamilk.
Một ví dụ khác, trong giai đoạn tình hình dịch Covid diễn ra phức tạp, lĩnh vực du
lịch, hành không sẽ bị ảnh hưởng nặng nề người chủ đầu tư buộc phải hạ giá, đóng
cửa hoặc chuyển sang mô hình kinh doanh khác để đảm bảo hiệu quả hơn. Một ví dụ
thực tế là công ty May 10, là một doanh nghiệp có tiếng về dệt may. Tuy nhiên đợt
dịch Covid-19 đã khiến công ty gặp khó khăn. Trong tình trạng đó, nhận thấy nhu cầu
sử dụng khẩu trang tăng cao, công ty May 10 đã đổi sang sản xuất khẩu trang chất liệu
vải, không chỉ vậy công ty còn đầu tư thiết bị sản xuất khẩu trang y tế nhằm cung cấp
trong nước và xuất khẩu nước ngoài. Với nhu cầu sử dụng tăng nhiều trong nước và cả
quốc tế, việc sản xuất và bán khẩu trang đã giúp công ty vượt qua khó khăn và thu
được doanh thu lớn trong thời kì dịch bệnh.
Phần 3: Tìm hiểu về quy luật lưu thông tiền tệ
1. Phân tích quy luật lưu thông tiền tệ:
Về mặt cơ sở lí luận:
“Tiền tệ là phương tiện thanh toán chính quy của phát luật và là sản phẩm của nền kinh tế
hàng hóa, của sự phát triển các hình thái giá trị” . Sự hình thành và phát triển của tiền tệ đi
đôi với sự hình thành và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
“Lưu thông tiền tệ là quá trình lưu hành và sự dụng tiền tệ trên thị trường nhằm định giá
cho sản phẩm, dịch vụ. Tính chất lưu thông được thực hiện một cách tự do theo nhu cầu của
những chủ thể tham gia trong thị trường nhưng tiền tệ được phát hành bởi quốc gia nên được
quản lý và giám sát với những mục đích lưu thông cụ thể”
Quy luật lưu thông tiền tệ yêu cầu việc lưu thông tiền tệ phải căn cứ trên yêu cầu của
lưu thông hàng hóa và dịch vụ trong một thời kì nhất định. Quy luật này là quy luật kinh tế
phổ biến chi phối quá trình vận động và phát triển

Về mặt nội dung:


Quy luật lưu thông tiền tệ chỉ ra rằng: Trong kinh tế tiền tệ, cung tiền có mối quan hệ tỷ
lệ thuận với mức giá và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông tiền tệ
Theo C.Mac, để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, ở mỗi thời kì cần phải đưa
vào lưu thông một khối lượng tiền tệ thích hợp. Số lượng tiền này cần cho lưu thông hàng
hóa được xác định theo quy luật lưu thông tiền tệ
Cụ thể, lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hoá trong một thời kỳ nhất định được xác
định bằng tổng giá cả của sản phẩm lưu thông trong thời kỳ đó chia cho tốc độ lưu thông của
đồng tiền.

8
Khi lưu thông hàng hóa phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phổ
biến, thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định bằng công thức:

Căn cứ vào tổng giá cả của sản phẩm lưu thông và tốc độ lưu thông của đồng tiền nhà
nước tính toán và cân đối lượng tiền sẽ dùng để lưu thông trên thị trường và mang đến hiệu
quả nhất định đối với kinh tế.
2. Ý Nghĩa quy luật lưu thông tiền tệ:
Quy luật lưu thông tiền tệ giữ vị trí quan trọng, tác động đến quyết định sự phát triển
của kinh tế và của đất nước.
Quy luật này góp phần vào căn cứ trong những phát hiện cần thiết của đất nước về vấn
đề lưu thông. Bên cạnh đó còn góp phần vào việc điều hòa tiền tệ trong hệ thống ngân hàng
và kinh doanh, từ đó kiểm soát được vấn đề lạm phát nếu quản lý đúng đắn chặt chẽ, quan sát
được nhu cầu mua để tiền tệ có thể chuyển đổi. Ngoài ra quy luật này còn đóng góp vào sự
tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững, phát triển và cải thiện vật chất.

3. Áp dụng quy luật lưu thông tiền tệ vào thực tiễn:


Một hộ gia đình A ở Bạc liêu hoạt động sản xuất và kinh doanh mặt hàng hải sản. Trong đợt
vừa qua, gia đình A đã nuôi một vuông tôm có thể tích 589 mét khối; Gia đình đó đã phải

9
đầu tư số tiền lớn rơi vào khoảng 144 triệu đồng. Với số tiền đầu tư này thì A đã chi trả cho
các khoản: Giống tôm; Thức ăn; Các loại máy móc: máy bơm nước, đầu máy thổi khí phải số
lượng 2 cái, đầu máy nổ số lượng 2 cái, dàn quạt nước và motor số lượng 2 dàn, ống oxy
nano tube, venturi, máy sục lủi tạo oxy, ống nhựa dẫn khí,…trong một vụ. Đến thời kỳ thu
hoạch, gia đình A thu về số tiền là 386 triệu đồng. Như vậy, gia đình A đã vận dụng quy luật
lưu thông tiền tệ vào quá trình hoạt động kinh doanh và nuôi trồng hải sản.

Phần 4: Tìm hiểu về quy luật cạnh tranh


1. Phân tích quy luật cạnh tranh:
Quy luật cạnh tranh là
quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ
thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa. Quy luật cạnh tranh yêu cầu khi đã tham gia thị
trường, các chủ thể sản xuất kinh doanh, bên cạnh sự hợp tác luôn phải chấp nhận sự cạnh
tranh.
Cạnh tranh là
sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những ưu thế về sản xuất
cũng như tiêu thụ và thông qua đó thu được lợi ích tối đa.
Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trên thị trường càng trở nên thường xuyên,
quyết liệt hơn. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có thể diễn ra giữa các cá thể trong
nội bộ ngành, cũng có thể diễn ra giữa các cá thể thuộc ngành khác nhau.
+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành
 Khái niệm: Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh
trong cùng một ngành hàng hóa.
 Mục đích: Đây là một trong những phương thức để thực hiện lợi ích của doanh nghiệp
trong cùng một ngành sản xuất.
 Biện pháp: Cạnh tranh là các doanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ,
hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động để hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hóa, làm
cho giá trị hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn gia strij xã hội của hàng hóa
đó.
 Kết quả: Hình thành giá trị thị trường của từng loại hàng hóa.
Theo C. Mác, "Một mặt, phải coi giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng
hoá được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó; mặt khác, lại phải coi giá trị thị
trường là giá trị cá biệt của những hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện trung
bình của khu vực đó và chiếm một khối lượng lớn trong tổng số những sản phẩm của khu vực
này".
Cùng một loại hàng hóa được sản xuất ra trong các doanh nghiệp sản xuất khác nhau, do
điều kiện sản xuất (điều kiện trang bị kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất, trình độ tay nghề
của người lao động…) cho nên hàng hóa sản xuất ra có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên
thị trường các hàng hóa được trao đổi theo giá trị mà thị trường chấp nhận.
+ Cạnh tranh giữa các ngành
 Khái niệm: Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh
giữa các ngành khác nhau. Vì vậy, cạnh tranh giữa các ngành cũng trở thành phương thức
để thực hiện lợi ích của các chủ thể thuộc các ngành sản xuất khác nhau trong điều kiện
kinh tế thị trường. Cạnh tranh giữa các ngành là phương thức để các chủ thể sản xuất kinh
doanh ở các ngành sản xuất khác nhau tìm kiếm lợi ích của mình.
 Mục đích: tìm nơi đầu tư có lợi nhất.
 Biện pháp: cạnh tranh giữa các ngành là các doanh nghiệp tự do di chuyển nguồn lực của
mình từ ngành này sang ngành khác, vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau.

10
 Kết quả: Hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả
sản xuất.
Giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả thị trường và giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá
cả sản xuất. Giá cả sản xuất và lợi nhuận bình quân là biểu hiện của quy luật kinh tế trong
nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Trong đó, quy luật giá cả sản xuất là biểu hiện của
quy luật giá trị và lợi nhuận bình quân là biểu hiện là biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư.
Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường:
Những tác động tích cực của cạnh tranh
Thứ nhất, cạnh tranh thức đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các chủ thể sản xuất kinh
doanh không ngừng tìm kiếm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, từ
đó kéo theo sự đổi mới về tay nghề, tri thức của người lao động.
Kết quả là, cạnh tranh thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh hơn.
Thứ hai, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị
trường, mọi hành vi của chủ thể kinh tế đều hoạt động trong môi trường cạnh tranh. Hơn nữa
mọi hoạt động của các chủ thể kinh tế hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều nhằm mục
đích thu lợi nhuận tối đa, muốn vậy ngoài việc hợp tác, họ cũng cạnh tranh nhau để coa được
những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để thu được lợi nhuận cao nhất.
Thông qua đó, nền kinh tế thị trường không ngừng hoàn thiện hơn.
Thứ ba, cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt trong việc phân bổ các nguồn lực. Nền
kinh tế thị trường đòi hỏi việc tiếp cận các nguồn lực phải dựa trên nguyên tắc cạnh tranh để
phân bổ vào chủ thể có thể sử dụng hiệu quả hơn cả. Theo đó, các chủ thể sản xuất kinh
doanh phải thực hiện cạnh tranh để có thể có cơ hội sử dụng nguồn nhân lực phục vụ cho sản
xuất kinh doanh.
Thứ tư, cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Trong nền kinh tế thị
trường, mục đích của các chủ thể kinh tế là lợi nhuận tối đa. Chỉ có những sản phẩm hàng
hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng lụa chọn thì mới bán được và do đó người sản xuất mới có
lợi nhuận.
Vì vậy, người sản xuất phải tìm mọi cách tạo ra khối lượng sản phẩm đa dạng, dồi dào,
phong phú, chất lượng tốt, giá thành hạ, làm cho nhu cầu của người tiêu và xã hội được đáp
ứng.
Những tác động tiêu cực của cạnh tranh
Khi thực hiện cạnh tranh thiếu lành mạnh, cạnh tranh có thể dẫn tới các tác động tiêu cực
như:
Một là, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại đến môi trường kinh doanh. Khi các chủ thể
thực hiện các biện pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh, thậm chí các thủ đoạn xấu để tìm kiếm
lợi thế sẽ làm xói mòn môi trường kinh doanh, thậm chí xói mòn giá trị đạo đức xã hội. Do
đó, các biện pháp, thủ đoạn cạnh tranh thiếu lành mạnh cần được loại trừ.
Hai là, cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội. Để giành ưu thế trong
cạnh tranh, có thể có chủ thể chiếm giữ các nguồn lực mà không phát huy vai trò của các
nguồn lực đó trong sản xuất kinh doanh, không đưa vào sản xuất để tạo ra
hàng hóa, dịch vụ cho xã hội. Trong những trường hợp như vậy, cạnh tranh đã làm cho nguồn
lực xã hội bị lãng phí.
Ba là, cạnh tranh không lành mạnh sẽ làm tổn hại phúc lợi của xã hội.
Khi các nguồn lực bị lãng phí, cạnh tranh không lành mạnh đã khiến cho phúc lợi xã hội bị
tổn thất.Thay vì nếu sử dụng hiệu quả, xã hội sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn để thỏa mãn
nhu cầu. Cho nên, khi các chủ thể sử dụng các biện pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh, phúc
lợi xã hội sẽ bị ảnh hưởng
2. Ý Nghĩa quy luật cạnh tranh:

11
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh được xem là linh hồn của thị trường. Nhờ có cạnh
tranh, với sự thay đổi liên tục về nhu cầu và với bản tính tham lam của con người mà nền
kinh tế thị trường đã đem lại những bước phát triển nhảy vọt mà loài người chưa từng có
được trong các hình thái kinh tế trước đó, cạnh tranh trở thành động lực của sự phát triển.
Theo đó, cạnh tranh mang lại những ý nghĩa sau đây:
Thứ nhất, quy luật cạnh tranh có vai trò điều phối các hoạt động kinh doanh trên thị
trường
- loại bỏ những khả năng lạm dụng quyền lực thị trường.
- phân phối thu nhập và các nguồn lực kinh tế sẽ tập trung vào tay những doanh nghiệp giỏi,
có khả năng và bản lĩnh trong kinh doanh và tồn tại được trên thị trường.
Thứ hai, quy luật cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
- Nhu cầu của họ được đáp ứng một cách tốt nhất mà thị trường có thể cung ứng và chính họ
là người có thể quyết định trong các bên cạnh tranh, ai được tồn tại và ai phải ra khỏi cuộc
chơi.
Thứ ba, quy luật cạnh tranh đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực kinh tế một cách
hiệu quả nhất
- những nỗ lực giảm chi phí để từ đó giảm giá thành của hàng hoá, dịch vụ đã buộc các doanh
nghiệp phải tự đặt mình vào những điều kiện kinh doanh tiết kiệm bằng cách sử dụng một
cách hiệu quả nhất các nguồn lực mà họ có được
Thứ tư, quy luật cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học,
kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh
- Nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận, giảm chi phí sản xuất để đáp ứng ngày càng tốt hơn đòi hỏi
của thị trường, mong giành phần thắng về mình đã thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng
áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thứ năm, quy luật cạnh tranh kích thích sự sáng tạo, là nguồn gốc của sự đổi mới liên
tục trong đời sống kinh tế – xã hội
- Sự sáng tạo làm cho cạnh tranh diễn ra liên tục theo chiều hướng gia tăng của quy mô và
nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế. Sự sáng tạo không mệt mỏi của con người nhằm đáp ứng
những nhu cầu trong cuộc cạnh tranh thay đổi qua nhiều thế hệ liên tiếp là cơ sở thúc đẩy sự
phát triển liên tục và đổi mới không ngừng.
3. Áp dụng quy luật cạnh tranh vào thực tiễn:
Ví dụ 1: Cạnh tranh có thể diễn ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng như sau: Bên bán
thì luôn muốn bán sản phẩm với giá cao nhất, còn bên mua luôn giá rẻ nhất có thể, cả hai bên
đều muốn cạnh tranh làm sao để mình có lợi nhất.
Ví dụ 2: Cạnh tranh giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng được thể hiện qua ví dụ:
Những sản phẩm limited khác với mẫu thường và chỉ bán ra một số lượng rất nhỏ, khiến cho
sản phẩm trở nên đặc biệt và thu hút hơn với khách hàng. Những khách hàng muốn sở hữu nó
trong tay thì cần cạnh tranh với nhau.
Ví dụ 3: Cạnh tranh giữa người sản xuất với người sản xuất được thể hiện thông qua ví dụ:
Hai công ty X và Y đều sản xuất quần áo thời trang cho giới trẻ. Hai công ty cần có cho mình
những chiến lược để cạnh tranh nhau thu hút được nhiều khách hàng hơn. Công ty X thường
đưa ra những hàng mẫu mã không mới, không cập nhật xu hướng như công ty Y. Theo thời
gian, công ty Y luôn bán hàng được nhiều hơn, công ty X thua lỗ và phá sản

12
13

You might also like