You are on page 1of 28

PHÂN TÍCH CUNG - CẦU

GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG MẶT


HÀNG NƯỚC GIẢI KHÁT
KINH TẾ VI MÔ 1

THỰC HIỆN: NHÓM 1


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................3
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CUNG - CẦU................................................................4
1. Cung......................................................................................................................4
1.1 Khái niệm cung và luật cung...........................................................................4
1.2 Quan hệ giữa giá và lượng cung......................................................................4
1.3 Các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến cung...................................................5
2. Cầu........................................................................................................................5
2.1 Khái niệm cầu và luật cầu...............................................................................5
2.2 Quan hệ giữa giá và lượng cầu........................................................................5
2.3 Các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến cầu.....................................................6
3. Thị trường............................................................................................................7
3.1 Khái niệm thị trường và giá cả thị trường.......................................................7
3.2 Phân loại thị trường.........................................................................................7
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CUNG – CẦU MẶT HÀNG NƯỚC GIẢI KHÁT...7
1. Phân tích cung mặt hàng nước giải khát...........................................................7
1.1 Về doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam..........................................................8
1.2 Về thực trạng ngành đồ uống Việt Nam trong Q1/2021.................................9
1.3 Xu hướng tiêu dùng đồ uống năm 2021 tác động đến cung..........................10
1.4 Dự báo thị trường đồ uống............................................................................11
1.5 Tác động của công nghệ................................................................................11
1.6 Tác động của khung pháp lý đến ngành đồ uống..........................................12
2. Phân tích cầu mặt hàng nước giải khát...........................................................12
2.1 Thu nhập........................................................................................................12
2.2 Hàng hóa liên quan trong tiêu dùng..............................................................14
2.3 Thị hiếu..........................................................................................................15
2.4 Kì vọng của người tiêu dùng.........................................................................19
2.5 Số Lượng.......................................................................................................20
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP......................................................................................21

1
1. Giải pháp đối với chính phủ.............................................................................21
2. Giải pháp đối với doanh nghiệp.......................................................................22
2.1 Tối ưu hóa chi phí..........................................................................................23
2.2 Đầu tư vào thương mại điện tử......................................................................23
2.3 Đầu tư mạnh vào các chương trình khuyến mãi, quảng cáo và marketing. . .24
2.4 Tạo ra nhiều hoạt động vì môi trường...........................................................25
TỔNG KẾT THỊ TRƯỜNG GIẢI KHÁT VIỆT NAM........................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................27

2
LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế học ra đời đã giúp các chủ thể kinh tế có thể đưa ra những sự lựa chọn tốt
nhất trong việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm để tối đa hóa lợi ích của mình. Có thể chia
kinh tế học thành 2 bộ phận: kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Mỗi bộ phận lại đóng
một vai trò nhất định trong việc nghiên cứu hành vi của toàn bộ nền kinh tế và hành vi của
các chủ thể riêng lẻ trong nền kinh tế, bao gồm các doanh nghiệp, hộ tiêu dùng, người lao
động và chính phủ. Trong đó, môn kinh tế học vi mô sẽ giúp chúng ta có được lời giải đáp
về cách thức mà doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi ích, người lao động có thể tối đa hóa tiền
công.

Ngành sản xuất Bia - Rượu - Nước giải khát (bao gồm nước ngọt, nước khoáng và
nước uống không cồn) là phân ngành kinh tế cấp 3 trong phân ngành cấp 2 sản xuất đồ
uống, thuộc ngành cấp 1 là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Ngành sản xuất Bia - Rượu
- Nước giải khát đang đối mặt với không ít thách thức từ môi trường kinh doanh trong và
ngoài nước. Cùng với đó, theo thống kê của ngành công thương hiện có hơn 1800 doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nước giải khát. Điều đó cho thấy rằng, Việt Nam là thị
trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Theo hiệp hội Bia - Rượu -
Nước giải khát Việt Nam, bình quân một người Việt tiêu thụ trên 23 lít nước giải khát một
năm và được dự đoán là vẫn sẽ tăng trong những năm tới. Với cơ hội phát triển mạnh mẽ
của nước giải khát trong hiện tại và tương lai, việc phân tích, đánh giá thị trường là một điều
vô cùng cần thiết để từ đó đưa ra những giải pháp đúng đắn đưa ngành hàng nước giải khát
phát triển hơn nữa. Qua quá trình tìm hiểu, phân tích, tư duy và thảo luận, trong phạm vi
giới hạn của bài, nhóm chúng em mong muốn mang lại cái nhìn cụ thể hơn về mặt hàng
nước giải khát đến với cô cùng các bạn. Đó cũng là những lý do nhóm 1 lớp học phần Kinh
tế vi mô 1 chúng em lựa chọn đề tài: “Phân tích cung, cầu, giá cả thị trường của mặt hàng
nước giải khát.”

3
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CUNG - CẦU
1. Cung
1.1 Khái niệm cung và luật cung
Cung (S): Là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán và sẵn sàng bán tại
các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các nhân tố khác không đổi.
Lượng Cung (Qs): Là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ thể mà người bán muốn bán và sẵn sàng
bán tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định.
Luật cung:
Nội dung quy luật: Nếu giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cung
về hàng hóa đó cũng tăng lên và ngược lại, giả định các yếu tố khác là không đổi.
Giữa giá và lượng cung có mối quan hệ cùng chiều: Giá tăng thì lượng cung tăng, giá
giảm thì lượng cung giảm.
1.2 Quan hệ giữa giá và lượng cung
Giả định các yếu tố khác không đổi chỉ có mối quan hệ giữa giá cả và lượng cung,
khi đó chúng ta có thể xây dựng hàm cung tuyến tính có dạng đơn giản: Q x = f(P x )

Dạng hàm cung tuyến tính: Qs = a + bP ( b ≥ 0)


Hoặc: P = m + nQs (n ≥ 0)

Đường cung: là đường biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cung được biểu diễn
trên đường cung S, các điểm nằm trên đường cung sẽ cho biết lượng cung của người bán ở
các m
P

S
P1

P2

0 Q2 Q1 Q
ĐỒ THỊ ĐƯỜNG CUNG
ĐỒ THỊ ĐƯỜNG CUNG

Độ dốc của đường cung được xác định bởi công thức:

4
Cung thị trường: là tổng các cung hãng trên thị trường theo chiều ngang.

1.3 Các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến cung


Các yếu tố tác động làm dịch chuyển cung:      
Số lượng người bán (NS) NS↓↑ => Cung↓↑
Tiến bộ về công nghệ. Khi có tiến bộ công nghệ thì cung↑
Giá của yếu tố đầu vào tác động ngược chiều đến cung
Chính sách của chính phủ: Thuế↓↑ => Cung↑↓ và Trợ cấp↓↑ => Cung↓↑

Các yếu tố ảnh hưởng đến cung:

Giá của hàng hóa có liên quan trong sản xuất

Giá hàng hóa thay thế trong sản xuất↓↑ => Cung↑↓

Giá hàng hóa bổ sung trong sản xuất↓↑ => Cung↑↓

2. Cầu
2.1 Khái niệm cầu và luật cầu
Cầu (D): Là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại
các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các yếu tố khác không đổi.

Lượng cầu (Qd): Là số lượng cụ thể của hàng hoá hay dịch vụ mà người mua mong muốn
và có khả năng mua tại một mức giá xác định, trong một giai đoạn nhất định và giả định
rằng tất cả các yếu tố khác không đổi.
Luật cầu:
Nội dung quy luật: Nếu giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu
về hàng hóa hay dịch vụ đó giảm đi và ngược lại, giả định các yếu tố khác là không đổi.
Giữa giá và lượng cầu có mối quan hệ nghịch đảo.
2.2 Quan hệ giữa giá và lượng cầu
Giả định các yếu tố khác không đổi chỉ có mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu, khi
đó chúng ta có thể xây dựng hàm cầu tuyến tính có dạng đơn giản: Qx=f(P x)

Dạng hàm cầu tuyến tính: QD = a – bP ( a ≥ 0 và b ≥ 0 )

5
Hoặc: P = m - nQ ( m ≥ 0; n ≥ 0)
Đường cầu: là đường biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cầu được biểu diễn
trên đường cầu D, các điểm nằm trên đường cầu sẽ cho biết lượng cầu của người mua ở các
mức giá nhất định.
P

P1

P2
D

0 Q1 Q2 Q

ĐỒ THỊ ĐƯỜNG CẦU


Độ dốc của đường cầu được xác định bởi công thức:

Cầu thị trường về một hàng hóa hay dịch vụ bằng tổng tất cả các cầu cá nhân của
hàng
hóa hoặc dịch vụ đó theo chiều ngang.
2.3 Các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến cầu

Các yếu tố tác động làm dịch chuyển cầu:  

Số lượng người tiêu dùng (hay quy mô thị trường): Thị trường càng nhiều người tiêu
dùng thì cầu tăng và ngược lại.

Thu nhập của người tiêu dùng ( M hoặc I):  Thu nhập là một trong những yếu tố quan
trọng nhất quyết định mua gì và bao nhiêu vì thu nhập quyết định khả năng mua của
người tiêu dùng: Đối với hàng hóa thông thường, thu nhập tăng thì cầu tăng. Đối với
hàng hóa thứ cấp, thu nhập tăng thì cầu giảm.

Giá của các hàng hóa liên quan trong tiêu dùng: Hàng hóa liên quan bao gồm hàng
hóa thay thế hoặc hàng hóa bổ sung: Hàng hóa thay thế (là những hàng hóa cùng
công dụng và cùng chức năng): Nếu yếu tố khác là không đổi, cầu đối với một loại
hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) đi khi giá của hàng hóa thay thế của nó giảm (tăng).
Hàng hóa bổ sung (là những hàng hóa được sử dụng song hành với nhau để bổ sung
cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó): Nếu các yếu tố khác là
không đổi, cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) khi giá của hàng hóa
bổ sung của nó tăng (giảm).

Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu:


6
Thị hiếu, phong tục, tập quán, mốt, quảng cáo,…

Kỳ vọng của người tiêu dùng: Kỳ vọng về thu nhập tương lai tăng thì cầu hiện tại
tăng, kỳ vọng về giá tương lai tăng thì cầu hiện tại tăng

Chính sách của chính phủ: Thuế tăng (giảm) thì cầu tăng (giảm), trợ cấp giảm (tăng)
thì cầu giảm (tăng)

3. Thị trường
3.1 Khái niệm thị trường và giá cả thị trường:

Thị trường: Là một thuật ngữ đã xuất hiện từ lâu và chúng ta thường xuyên nhắc tới trong
mọi khía cạnh trong nền kinh tế. Khái niệm thị trường rất đa dạng , mỗi quan điểm khác
nhau, trường phái khác nhau có những cách tiếp cận khác nhau.

Giá cả thị trường: Mối quan hệ trên thị trường là mối quan hệ giữa cung, cầu - hàng và tiền
được biểu hiện thông qua giá cả, khi mối quan hệ này thay đổi sẽ tác động đến giá cả thị
trường. Giá cả của hàng hóa phản ánh lợi ích kinh tế, là tiêu chuẩn để các doanh nghiệp lựa
chọn các mặt hàng trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, giá cả thị trường còn biểu hiện
tổng hợp các quan hệ kinh tế lớn: quan hệ cung - cầu, quan hệ tích lũy - tiêu dùng.

3.2 Phân loại thị trường

Đối tượng hàng hóa được trao đổi: thị trường gạo, thị trường nước sạch,..v.v

Phạm vi địa lý, quy mô thị trường: thị trường Hà Nội, thị trường Đà Nẵng,..v.v.

Mức độ cạnh tranh trên thị trường:

Cạnh tranh Cạnh tranh Độc quyền Độc quyền


hoàn hảo độc quyền nhóm thuần túy

Tính cạnh tranh trên thị trường giảm dần theo chiều mũi tên

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CUNG – CẦU MẶT HÀNG NƯỚC GIẢI KHÁT

1. Phân tích cung mặt hàng nước giải khát

7
Được đánh giá là thị trường tiềm năng trong khu vực nói riêng và trên toàn cầu nói
chung, nguồn cung của thị trường nước giải khát Việt Nam là nội dung không thể bỏ qua
trong quá trình nghiên cứu, phân tích.

Tổng quan thị trường cung của mặt hàng nước giải khát :Các hiệp hội Rượu Bia và
nước giải khát cho biết rằng : 85% lượng sản xuất và tiêu thụ mỗi năm của thị trường nước
giải khát Việt Nam là ở nước ngọt, trà uống liền, nước ép hoa quả các loại, nước tăng lực…
15% còn lại là do nước khoáng chiếm phần còn lại.

1.1 Về doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam

Trên đà phát triển nền kinh tế của Việt Nam hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp sản
xuất được hình thành và phát triển rất thành công.

Các doanh nghiệp phát triển theo nhiều ngành nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm
nước giải khát, hàng may mặc, hàng tiêu dùng… Một trong số đó thì doanh nghiệp sản xuất
mặt hàng về nước giải khát luôn có sự phát triển không ngừng và ngày càng sản xuất ra
nhiều sản phẩm hơn.

Thống kê từ ngành Công thương, cả nước đang có hơn 1.800 doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực nước giải khát, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động. Không
những thế, các công ty đồ uống còn tạo dựng môi trường làm việc lý tưởng cho người lao
động Việt.

BIỂU ĐỒ THỊ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT TẠI VIỆT NAM (ĐƠN VỊ:%)

8
Con số ấy còn được nhân lên nhiều lần với sự phát triển của các tên tuổi lớn đến từ Việt
Nam như THP, Massan khi mà cuộc đua về phát triển thị trường, đa dạng hoá sản phẩm
nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày một nóng lên.

1.2 Về thực trạng ngành đồ uống Việt Nam trong Q1/2021

Các dịch vụ ăn uống đóng cửa ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh
nghiệp trong ngành đồ uống. Hầu hết các công ty sản xuất trong ngành Đồ uống tại Việt
Nam đều có năng lực tài chính yếu. Nên khi hứng chịu ảnh hưởng chung của đại dịch
Covid-19, hơn 85% doanh nghiệp gặp khó khăn trong quản lý hàng tồn kho, phân phối và
quản lý nguồn nhân lực. Điều này đã khiến hơn 90% doanh nghiệp trong ngành tái cơ cấu
sản xuất cũng như mạng lưới phân phối để thích ứng với khủng hoảng. Ngoài ra, 68.4%
doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và phân phối để tạo lợi thế
cạnh tranh trong thời kỳ dịch bệnh khó khăn.

Về mặt bán lẻ, trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp, các địa điểm mua sắm nhỏ
hơn, tiện lợi và sạch sẽ như cửa hàng đường phố, siêu thị nhỏ và cửa hàng tiện lợi đang
được ưu tiên so với chợ lớn đông đúc hoặc trung tâm mua sắm, siêu thị lớn. Hơn nữa, dịch
bệnh còn làm tăng đáng kể số lượng giao dịch mua sắm trực tuyến và giao hàng tận nhà.

Mặt khác, sự chậm trễ trong các chuyến hàng của các hoạt động xuất nhập khẩu do
sự bùng phát của virus coronavirus là thách thức đối với các nhà cung cấp và thương nhân
trong việc sản xuất, phân phối và dự trữ hàng hóa. Nhiều khả năng sẽ dẫn đến việc tăng giá
các sản phẩm đồ uống.

SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT NƯỚC GIẢI KHÁT THEO QUÝ, Q4/19 – Q1/21

9
QUY MÔ BẢN LẺ NƯỚC GIẢI KHÁT 2016 - 2020

Trong Quý I năm 2021, sản lượng nước giải khát đạt giảm 8% so với quý trước; tăng
trưởng 16% so với cùng kỳ. Năm 2020, tiêu thụ các loại nước tinh khiết chiếm 41% tổng
lượng nước giải khát tiêu thụ; tiếp đến là các loại nước yến (chiếm 35%); nước có vị hoa
quả và nước khoáng không có ga chiếm lần lượt 9% và 11%; nước yến bổ dưỡng (8.8%).

1.3 Xu hướng tiêu dùng đồ uống năm 2021 tác động đến cung

Trong bối cảnh khi mà dịch bệnh diễn biến phức tạp, người tiêu dùng dần thắt chặt
chi tiêu và khó tính hơn trong việc lựa chọn thực phẩm, thức uống. Các chuyên gia nhận
định xu hướng tiêu dùng đồ uống tại Việt Nam trong năm 2021 sẽ hướng đến một lối sống
xanh và lành mạnh thông qua việc sử dụng các loại đồ uống có giá trị dinh dưỡng cao, có
nguồn gốc hữu cơ và nguyên liệu sạch.Dự báo năm 2021 sẽ là thời điểm đột phá của các
thực phẩm hữu cơ và sử dụng các nguyên liệu, bao bì bảo vệ môi trường.

Trong khảo sát nhanh hành vi người tiêu dùng trên 2 thành phố lớn của đất nước là
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 9/2019 của Vietnam Report cũng cho thấy ưu
tiên hàng đầu của người tiêu dùng khi mua các sản phẩm thực phẩm – đồ uống đó là Thành
phần dinh dưỡng đầy đủ (tỷ lệ phản hồi 60.3%), tiếp đến là sản phẩm có nguồn gốc Organic
(tỷ lệ 51.5%).

Chuyên gia nhận định rằng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đặc biệt là ở các đô thị,
thành phố lớn đối với thực phẩm và đồ uống ngày càng nhiều và đa dạng. Tuy nhiên, các
nhu cầu này cũng được xét kỹ hơn ở các tiêu chí mang tính kỹ thuật cao như: truy xuất được
nguồn gốc, sản phẩm dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe. Vì vậy việc hoàn thiện hệ thống từ
sản xuất tới phân phối của doanh nghiệp là rất cần thiết cho những cạnh tranh ngoài thị
trường để đáp ứng mọi nhu cầu ngày một cao và đa dạng của người tiêu dùng.

10
1.4 Dự báo thị trường đồ uống

Một khảo sát Vietnam Report tiến hành cuối năm 2020 cho thấy, trước sức ép của
dịch COVID-19, 50% khách hàng đã chi tiêu nhiều hơn cho các loại đồ uống tăng cường
sức đề kháng và hệ miễn dịch cũng như các đồ uống có nguồn gốc hữu cơ… Trong khi đó,
63.7% khách hàng lại cắt giảm chi tiêu cho rượu, bia. Bắt kịp xu hướng đó , các doanh
nghiệp ngành đồ uống đang điều chỉnh công suất hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm cho phù
hợp. Ví dụ như Heineiken đã cho ra mắt dòng sản phẩm bia 0% cồn để đáp ứng sự thay đổi
trong nhu cầu khách hàng.

Các chuyên gia nhận định, ngành bia có thể mất đến hai năm để phục hồi về mức
trước Covid-19 và trước khi có Nghị định 100. Dự báo đến năm 2024, số tiền tiêu dùng cho
đồ uống có cồn có thể đạt gần 300 tỷ đồng, với CAGR trong giai đoạn 2020-2024 đạt 9.5%.
Ngành bia sẽ vẫn giữ vững vị trí thống trị trong lĩnh vực đồ uống có cồn với phần lớn sản
lượng tiêu thụ. Tiêu thụ rượu vang và rượu mạnh được đặt ở mức trung bình 7.7% và 9.2%
hàng năm trong trung hạn.

Ngoài ra, doanh số bán đồ uống không cồn – thức uống dinh dưỡng được kỳ vọng sẽ
tăng trưởng đạt 10.5% vào năm 2024.  Đồ uống có ga cũng sẽ có mức tăng trưởng

1.5 Tác động của công nghệ

Có không ít các chuyên gia ví von, nếu thương mại là 'đôi chân' đưa ngành nước giải
khát tiến xa trên thị trường thì công nghệ được xem là 'xương sống' để ngành nước giải khát
tạo ra và nâng cao giá trị sản phẩm.Trước những năm 2000, có thể nói công nghệ trong
ngành nước giải khát chỉ ở mức trung bình hoặc lạc hậu, thời điểm này ngành nước giải khát
mới đang trong quá trình định hình để đi vào ổn định. Đa phần các doanh nghiệp chưa có
nhiều vốn để tiếp cận với các công nghệ hiện đại.

Qua đầu những năm 2000, nhu cầu thị trường bắt đầu tăng cao, các doanh nghiệp
cũng đi vào phát triển ổn định với chiến lược rõ ràng. Do đó, họ đã mạnh dạn tập trung
nguồn vốn để đầu tư vào công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Cho tới nay, có thể nói công nghệ trong sản xuất nước giải khát ở Việt Nam đã nằm
ở mức hiện đại, có tác động rất lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Góp phần tạo ra
nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau để phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Trong đó, nhiều doanh
nghiệp (DN) lớn đã đầu tư dây chuyền công nghệ hàng đầu thế giới, cho ra những dòng sản
phẩm với chất lượng tốt nhất. Ví dụ như công nghệ Aseptic đang được một vài DN áp dụng
trong sản xuất, điển hình như Tân Hiệp Phát.

11
1.6 Tác động của khung pháp lý đến ngành đồ uống

Tăng cường về mặt quản lý từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu thụ hàng hoá, chuẩn
hoá lại các định nghĩa, quy định rõ Giấy phép sản xuất sản phẩm. Tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho việc quản lý sản phẩm giả, sản phẩm nhập lậu, minh bạch về thuế và công bằng cho
tất cả các doanh nghiệp, giúp cơ quan Nhà nước nắm được thông tin chính xác, đầy đủ về
tình hình sản xuất, kinh doanh và thực hiện thu đủ thuế các loại đối với các doanh nghiệp
trong ngành.
Các quy định về an toàn thực phẩm và các quy chuẩn kĩ thuật quốc gia được ban
hành hòa hợp với Hiệp định về biện pháp vệ sinh và an toàn thực phẩm (SPS) khi Việt Nam
gia nhập WTO đã nâng cao chất lượng sản phẩm trong ngành, đáp ứng được những yêu cầu
nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường lớn trên thế giới như Châu Âu,
Mỹ,… góp phần gia tăng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam.
2. Phân tích cầu mặt hàng nước giải khát

2.1 Thu nhập

Thu nhập khả dụng có xu hướng tăng là yếu tố tích cực thúc đẩy chi tiêu cho ngành
Đồ uống trong nước. Việt Nam đã phát triển thành nước thu nhập trung bình với tổng thu
nhập khả dụng cá nhân của năm 2017 là 164 USD. Với CAGR (tổng tăng trưởng hằng năm)
thu nhập khả dụng là 8.59%.

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ GIA TĂNG ỔN ĐỊNH CỦA TỔNG THU NHẬP KHẢ
DỤNG HẲNG NĂM Ở VIỆT NAM

12
Thu nhập tăng nhanh, tầng lớp trung lưu tăng nhanh: Theo báo cáo của công ty nghiên cứu
thị trường Nielsen, 56% người tiêu dùng Việt Nam dưới 30 tuổi và tầng lớp trung lưu của
Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp đôi từ 12 triệu người (2014) lên 33 triệu người (2020). Cụ thể
hơn, ông Glenn Maguire, Kinh tế trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương của ANZ, ước
tính Việt Nam sẽ có thêm khoảng 2 triệu người tiêu dùng gia nhập vào tầng lớp trung lưu,
đạt tốc độ hình thành tầng lớp trung lưu nhanh nhất Châu Á.trong đó gần 41% thu nhập là
dành cho thực phẩm, nước uống và thuốc lá. Cơ cấu tiêu dùng này được dự đoán sẽ không
thay đổi trong những năm tới.
Mức chi tiêu tăng mạnh nhất trong Châu Á: Tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng
của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 được dự báo sẽ thuộc loại cao nhất trong khu vực
ASEAN, đạt 8%, cao hơn cả Indonesia và Malaysia 5%, và Philippines, Thái Lan và
Singapore cùng là 4% theo báo cáo Global Insights, Bain Analysis. Chi tiêu hộ gia đình hồi
phục sau Covid được kiểm soát tốt: Theo Fitch Solutions ,tốc độ tăng trưởng chi tiêu hộ gia
đình của Việt Nam vào năm 2021 dự báo là 7% so với cùng kỳ năm trước, tăng 0.8% điểm
phần trăm so với năm ngoái nhờ tỷ lệ việc làm và thu nhập đều tăng cùng với lạm phát giảm
được miêu tả qua biểu đồ sau:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CHI TIÊU HỘ GIA ĐÌNH


Nguồn: Fintch solution, PHFM tổng hợp

13
Kinh tế có dấu hiệu hồi phục: Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2017 đã có sự tăng trưởng tốt khi
GDP của Việt Nam 2014 tính theo giá hiện hành đạt 5 triệu tỷ đồng. Tổng giám đốc Ngân
hàng ANZ Việt Nam, ông Tareq Muhmood chia sẻ thu nhập bình quân tại Việt Nam sẽ tăng
khoảng 10% mỗi năm. Ngoài ra ,tăng trưởng GDP Việt Nam còn đứng thứ hai khu vực:
IMF dự báo Việt Nam sẽ là nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai trong ASEAN với GDP
tăng 6.5% vào năm 2021, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 6% và sau đó phục hồi lên
7.2% vào 2021 dựa theo biểu đồ gia tăng GDP ở trên.

DỰ BÁO TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP 2021


(Nguồn: IMF, PHFM tổng hợp)

2.2 Hàng hóa liên quan trong tiêu dùng

Trên phương diện toàn ngành Đồ uống, không có sản phẩm thay thế, tuy nhiên ở các tiểu
ngành nhỏ có lượng lớn sản phẩm có thể thay thế
Ví dụ: Trà, Cà phê, Nước khoáng đóng chai có thể thay thế cho Bia và Rượu.
Chi phí chuyển đổi sản phẩm thấp, do vậy các nhà bán lẻ cũng như khách hàng có thể
chuyển đổi từ sản phẩm này sang sản phẩm khác một các dễ dàng. Nhiều nhà sản xuất đã đa
dạng hóa danh mục sản phẩm của mình để giảm bớt mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế,
tuy nhiên rất khó để xác định lợi ích của các sản phẩm này do doanh thu phụ thuộc hoàn
toàn vào sở thích của người tiêu dùng.
Do sự phát sinh của đại dịch Covid -19 tạo ra sự thay đổi đáng kể về mức tiêu dùng giữa
mặt hàng nước giải khát và các sản phẩm thiết yếu như sữa và các sản phẩm từ sữa:
14
Đại dịch Covid-19 bùng phát khiến người dân Việt Nam phải thắt chặt chi tiêu.
Người tiêu dùng cắt giảm một số sản phẩm như bia, rượu và nước ngọt. Thay vào đó,
họ tăng cường mua sắm và dự trữ các loại thực phẩm cần thiết ở nhà trong thời kỳ xã
hội xa cách.
Sức mua những sản phẩm thiết yếu như sữa và các sản phẩm từ sữa, mỳ ăn liền và
thực phẩm đông lạnh vẫn tăng trưởng hai chữ số trong 2021 do chi tiêu hộ gia đình
tăng trong bối cảnh Covid-19 tại Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt,ước tính mức tăng
trưởng cho ngành thực phẩm trong năm 2021 khoảng 15% YoY
Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 khiến nhiều hàng quán, bar,
karaoke tạm ngừng hoạt động và các lễ hội lớn buộc phải hủy bỏ. Điều này ảnh hưởng
tiêu cực tới tiêu thụ đồ uống trong năm 2021, nhất là đồ uống có cồn( rượu , bia) nên
ước tính tốc độ tăng trưởng ngành đồ uống trong năm 2021 khoảng 2-4% YoY.

(Chú thích : YoY là chỉ số dùng để so sánh các kết quả tài chính của một công ty, doanh
nghiệp, một đơn vị hay toàn bộ nền kinh tế trong cùng một khoảng thời gian nhất định)

% THAY ĐỔI
THEO GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG

(Nguồn: Kantar, PHFM tổng hợp)

2.3 Thị hiếu

Để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đi trước xu hướng và chạy theo thị hiếu tiêu
dùng, Quincey phát biểu: “Chúng ta cần phải bắt đầu bằng cách hỏi: Người tiêu dùng đang
muốn gì? Họ đang tìm kiếm các sản phẩm tự nhiên hơn, tìm kiếm sản phẩm có ít đường
hơn, và đôi khi là mang lại nhiều lợi ích hơn.”
2.3.1 Sở thích

15
Với lối sống hiện đại như bây giờ, những người tiêu dùng rất quan tâm tới sức khỏe nên
họ luôn muốn tìm tới những sản phẩm có lợi cho bản thân hơn.
Bởi vậy nên các doanh nghiệp ngành nước giải khát đã cho ra đời các sản phẩm có nguồn
gốc tự nhiên, có lợi cho sức khỏe.
Ví dụ như Suntory PepsiCo Viet Nam, khi mới gia nhập vào thị trường thì chỉ từ 2 sản
phẩm chân ráo chân ướt thì cho đến hiện tại, đã có tới 13 thương hiệu được người tiêu
dùng chọn dùng như Aquafina, Sting, Number one, mirinda, Ô Long Tea Plus,
Lipton…. Và một trong những tên tuổi lớn như Coca Cola trong ngành nước giải khát
Việt Nam rất quen thuộc với mọi người.
Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ý thích hơn về vấn đề vệ sinh, an toàn thự phẩm,
cũng như quan tâm nhiều hơn đến giá trị dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe khi lựa chọn các sản
phẩm đồ uống. Ngược lại với nhu cầu nước giải khát có gas, nhu cầu nước giải khát không
gas, đặc biệt là nước trái cây tại Việt Nam tăng rất mạnh,tăng xấp xỉ 30%/năm. Thống kê
của Coop-mart tại hệ thống 13 siêu thị cho thấy trong 10 người chọn mua nước giải khát, thì
có 06 người mua các loại nước uống có chưa vitamin, ít ngọt, mùi vị tự nhiên
2.3.2 Phong tục tập quán
Cũng theo một số liệu từ vtown.vn (2019) thì nước ngọt có ga chiếm tới 23,74% thị phần
nước giải khát. Thế nhưng, đây dường như chưa phải là mặt hàng chiếm ưu thế, khi mà Trà
mới là mặt hàng được ưu ái tại đây chiếm đến 36,97% thị phần. Có thể thấy rõ lý do tại sao,
Việt Nam là một quốc gia Á Đông và trà là thức uống truyền thống có từ rất lâu đời đã ăn
sâu vào tâm trí của người Việt. Nước tăng lực chiếm vị trí ngay sau với 18,28%, nước ép
hoa quả là 10,91% và nước khoáng là 5,45%.
2.3.3 Một số xu hướng hiện nay
Các xu hướng lớn như nâng cao nhận thức về sức khỏe của chính mình, "chánh niệm",
"cá nhân hóa" và "tân sinh thái" xác định những phát triển lớn trong xã hội và chúng cũng
ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng, thị trường đồ uống và cũng xác định các xu
hướng hàng đầu năm 2021 trong lĩnh vực đồ uống và do đó cũng là xu hướng nước giải khát
năm 2021. Sử dụng dữ liệu mới nhất từ nghiên cứu thị trường quốc tế, chúng tôi đã tóm tắt
những gì người tiêu dùng muốn đưa vào ly của họ bây giờ và trong tương lai:
Thứ nhất: Xu hướng Nước giải khát 2021: Dinh dưỡng Chủ động

Đã qua rồi cái thời mà người tiêu dùng uống vài lít nước chanh có hàm lượng calo
cao và các loại nước giải khát khác mà không phản hồi lại chúng. Nước giải khát
ngày nay không chỉ nên có hương vị ngon mà còn ghi điểm là "đồ uống chức năng"
với một số thành phần cộng thêm, ví dụ như vitamin hoặc khoáng chất, hỗ trợ lối
sống năng động và có ý thức như một phần của chế độ ăn uống cân bằng.

16
Theo Euromonitor, "sức khỏe tinh thần" đứng đầu trong nhận thức của người tiêu
dùng về sức khỏe với 64%, tiếp theo là "cảm giác tốt" với 61%, "ngủ đủ giấc" với
59%, "sức khỏe tinh thần" với 56% và "giữ cân nặng hợp lý" "với 55 phần trăm. "Thể
dục và sức bền" với 48 phần trăm, "ít căng thẳng hơn" với 47 phần trăm, "ngoại hình
khỏe mạnh" với 45 phần trăm và "sống lâu" với 32 phần trăm cũng được đề cập.

Một xu hướng đã phát triển ổn định trong vài năm. Vào năm 2019, 19% sản phẩm
nước trái cây ra mắt có công bố chức năng! Thức uống giải khát được làm giàu với
các thành phần chức năng như thức uống protein từ thực vật, phổ biến với các vận
động viên, người ăn chay, nhưng cũng là thức uống đặc biệt góp phần vào chức năng
bình thường của các enzym tiêu hóa hoặc để duy trì chức năng nhận thức bình
thường, hiện đáp ứng quan trọng yêu cầu của người tiêu dùng có ý thức và xác định
xu hướng nước giải khát 2021 ở một mức độ lớn. Và vì vậy nước ngọt có hàm lượng
calo thấp rất phổ biến. Các sản phẩm hỗ trợ các giảm căng thẳng hoặc rút ngắn thời
gian đi vào giấc ngủ cũng nằm trong số các xu hướng đồ uống giải khát cho năm
2021 và có thể sẽ đổ bộ vào các giỏ hàng trong tương lai. Cuộc sống làm việc đã thay
đổi đáng kể do xu hướng lớn "Công việc mới" và "Số hóa", tính linh hoạt ngày càng
tăng đồng nghĩa với việc ngăn ngừa căng thẳng trở thành "điều cần có" cho sức khỏe
tinh thần và thể chất của con người.
Botanicals trong thực phẩm, đồ uống và chất bổ sung chế độ ăn uống hấp dẫn người
tiêu dùng bởi vì các thành phần tự nhiên với các đặc tính chức năng khác nhau - tùy
thuộc vào thành phần chứa chúng - chúng phù hợp với các thuộc tính sản phẩm mà
người tiêu dùng tìm kiếm. Chúng là một xu hướng nước giải khát năm 2021 trong
thời kỳ chống lão hóa và nhu cầu “trẻ mãi không già” của nhiều người. Đồ uống có
chứa các thành phần như collagen ở dạng hỗn hợp thơm ngon, nhưng cũng có một số
chất xơ nhất định, hứa hẹn cho sự phát triển sản phẩm mới trong tương lai.
Các khái niệm sản phẩm điển hình cho "Dinh dưỡng tích cực" trong Xu hướng đồ
uống giải khát năm 2021 là: Đồ uống năng lượng thay thế, tự nhiên hơn; đồ uống
giàu BCAA & EAA, đồ uống giảm calo.
Thứ hai: Trải nghiệm Nếm thử: Hãy để bản thân ngạc nhiên!
Cũng rõ ràng rằng xu hướng Đồ uống Giải khát 2021, nhắm mục tiêu cụ thể như: hỗ
trợ thư giãn hoặc trải nghiệm một số hoạt động chơi game hoặc thể thao đang ngày
càng trở nên phổ biến. Ngoài ra, các loại sản phẩm nổi tiếng với thành phần mới lạ
hoặc hương vị hoài cổ đảm bảo nhu cầu về sự thoải mái cũng được tính đến. Sự sẵn
sàng thử nghiệm cũng có thể được thể hiện bằng màu sắc và kết cấu, đưa người tiêu
dùng vào một hành trình nếm thử, ví dụ như ở dạng cà phê được truyền nitơ. Người
tiêu dùng muốn thử và tìm hiểu về kết cấu mới trong các sản phẩm mới để tận hưởng
cảm giác phiêu lưu. Nhưng họ cũng muốn giữ các kết cấu đã được biết đến trong các
sản phẩm thông thường.
17
Các khái niệm sản phẩm điển hình cho "Trải nghiệm vị giác" trong xu hướng đồ
uống giải khát năm 2021 là: Xi-rô, cà phê bia lạnh và trà bia lạnh, đồ uống chơi
game, đồ uống có vị thảo mộc và trái cây gần nước, đồ uống giải khát cao cấp.
Thứ ba: Tiêu dùng có ý thức
Ngày càng có nhiều thông tin trên mạng và mối quan tâm về các vấn đề liên quan đến
môi trường cũng có nghĩa là mọi người đang quan tâm nguyên liệu đến từ đâu. Người
tiêu dùng ngày nay sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm chất lượng cao. Các
tuyến đường vận chuyển ngắn cũng như trái cây địa phương, theo mùa, giảm nhựa và
sản xuất dễ hiểu, đúng đạo đức, bền vững và đơn giản nhất có thể là trọng tâm đánh
giá của những người tiêu dùng ngày nay. Tính minh bạch đóng một vai trò quan
trọng trong cả quy trình tiêu dùng. FMCG Gurus cho biết 50% người tiêu dùng trên
toàn cầu đang tìm kiếm thêm thông tin về nguồn gốc của sản phẩm hơn bao giờ hết
(năm 2020). Các khái niệm hay sáng kiến toàn diện hỗ trợ khía cạnh bền vững về
trách nhiệm xã hội và sinh thái đang gia tăng. Các sản phẩm theo mùa, theo vùng với
các tuyến đường vận chuyển ngắn và các phương pháp canh tác tự nhiên có thể giúp
đạt được sự trung hòa về khí hậu, thậm chí là tiêu cực của khí hậu vậy nên 62%
người tiêu dùng đã chuyển sang thực phẩm và đồ uống địa phương để có một lối
sống bền vững hơn.

Các khái niệm sản phẩm điển hình cho "Tiêu dùng có ý thức” trong xu hướng Đồ
uống giải khát năm 2021 là: Nước chanh hữu cơ , xi-rô, đồ uống trộn cà rốt,…

Để hiểu rõ thêm về tác động của thị hiếu đến cầu hàng hoá. Có thể phân tích tình huống
cụ thể như sau: Tiền đạo Cristiano Ronaldo trong Euro 2020 đã đẩy những chai Coca được
chuẩn bị sẵn ra ngoài khung hình. Với mức độ ảnh hưởng lớn của một ngôi sao tầm cỡ thế
giới thì theo đó, giá trị của công ty Coca Cola đã giảm đến 1.6%, chứng tỏ đường cầu dịch
chuyển sang trái.

2.4 Kì vọng của người tiêu dùng


Đại dịch Covid-19 với những diễn biến phức tạp, khó kiểm soát đã ảnh hưởng nặng nề
đến tất cả các nền kinh tế toàn cầu. Kịch bản kinh tế vĩ mô suy yếu, việc làm không ổn định
18
và thu nhập hộ gia đình giảm sẽ khiến người tiêu dùng buộc phải đánh giá lại các giá trị và
ưu tiên của họ cũng như nắm bắt thói quen tiêu dùng mới. Niềm tin của người tiêu dùng
giảm đi cùng với tài chính không đầy đủ, dẫn đến việc phải tiết kiệm để chi tiêu cẩn thận
hơn, dành riêng một khoản dự trù phát sinh cho những điều không lường trước được. Có thể
thấy, đại dịch đã thúc đẩy việc mua sắm có kế hoạch, có chủ đích và chuyển sang tiêu dùng
bền vững, hợp lý.
Những kì vọng người tiêu dùng cụ thể được nêu ra qua những yếu tố sau:
Tiện lợi: Các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như giãn cách, hạn chế tiếp xúc...
khiến việc đặt hàng trên thiết bị di động, công nghệ và giao hàng tại nơi người tiêu
dùng thuận tiện nhận hàng giúp người tiêu dùng mua sản phẩm họ cần vào thời điểm
họ muốn trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Các hoạt động như làm việc, mua sắm,
giải trí… vẫn được thực hiện mà không cần di chuyển đến nhiều vị trí, địa điểm.
Tiêu dùng xanh, tiêu dùng có trách nhiệm: Khủng hoảng sức khỏe ảnh hưởng sâu
sắc đến nhu cầu và thói quen mua sắm của mọi người. Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi
trường nặng nề dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như suy thoái đa dạng sinh học,
suy thoái tài nguyên nước. Chính vì vậy nên người tiêu dùng kì vọng những sản
phẩm có thể thân thiện tái sử dụng nhiều lần , tránh việc xả phế phẩm nhiều đối với
môi trường bởi đặc biệt về ngành giải khát thì số lượng chai hộp sử dụng rất nhiều
nên cần đưa ra 1 ý tưởng hiệu quả về giải quyết vấn đề này.
Chất lượng được ưu tiên hàng đầu:Ở tất cả các nhóm sản phẩm, chất lượng là một
trong những yếu tố tiên quyết chi phối quyết định mua hàng của người tiêu dùng
Việt. Trong phần này, chúng ta sẽ khám phá những yếu tố khiến họ cân nhắc việc
mua hàng đối với từng danh mục sản phẩm: Hàng hóa thiết yếu với thực phẩm bao
gồm cả chế biến sẵn, tươi sống, đồ hộp, giá cả được coi là một trong số những nhân
tố quan trọng khiến người dùng đưa ra quyết định mua. Một điểm đáng chú ý là các
thuộc tính về an toàn thực phẩm, bao gồm hạn sử dụng và nguồn gốc xuất xứ, là các
tiêu chí quan tâm hàng đầu đối với hầu hết người tiêu dùng hiện nay. Thực tế, đây là
kết quả của việc ngày càng có nhiều vụ vi phạm an toàn thực phẩm được công bố
trên các phương tiện truyền thông. Tình trạng “thực phẩm bẩn” dường như đã trở
thành một vấn đề nhức nhối khi người bán xuất hiện trên các trang thương mại điện
tử nhiều như nấm mọc sau mưa, còn hàng hóa mà họ cung cấp thì gần như không có
bất cứ giấy tờ gì chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng hay kiểm định an toàn thực
phẩm.
Ưu đại về giá cả :do đại dịch nên phần lớn những người tiêu dùng bị ảnh hưởng rất
nhiều về mức thu nhập đặc biệt là đối với những người làm công việc tự do không có
mức lương ổn định. Vậy nên chính sách về giá cả cũng cần có sự xê dịch để có thể
giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận, chi tiêu hàng hóa một cách dễ dàng hơn.

19
2.5 Số Lượng
Với ưu điểm tiện lợi, ngon miệng, các thức uống chế biến sẵn tăng mạnh tại các nước
phát triển và lan nhanh đến nhiều nước chưa phát triển.Lượng tiêu dùng của các sản phẩm
nước ngọt của người tiêu dùng Việt Nam những năm qua đang ở những con số rất hấp dẫn.
Tại Việt Nam, bình quân người Việt tiêu thụ nước giải khát trên 23 lít/người/năm.
Theo Hiệp hội bia rượu - nước giải khát các dòng sản phẩm này chiếm lượng sản
xuất và tiêu thụ lên đến 85% sản lượng của cả nước. Trong nửa năm đầu 2015, ngành
sản xuất đồ uống tăng 6,3% so với cùng kỳ. Đến năm 2020, con số này sẽ tiếp tục
tăng trưởng mạnh mẽ, đạt khoảng 8,3-9,2 tỷ lít/năm
BMI (Tập đoàn khảo sát thị trường Anh) dự báo doanh thu bán nước giải khát nói
chung tăng với tốc độ trung bình 14,2%, đạt 136.000 tỷ vào năm sau. Trong đó,
lượng tiêu thụ nước giải khát không cồn tại Việt Nam sẽ tăng lên 2,7 tỷ lít vào năm
2017, tương ứng với tốc độ tăng trưởng trung bình là 7%.
Sự có mặt của khoảng 1.800 cơ sở sản xuất nước giải khát, chứng tỏ sức thu hút to
lớn của thị trường nước giải khát Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội bia rượu - nước giải khát cho biết, thị
trường nước giải khát không cồn của Việt Nam đang thể hiện sức hút rất lớn đối với
các nhà đầu tư. Nguyên nhân là mức tăng trưởng nội địa liên tục duy trì con số ấn
tượng với 6-7%/năm, trong khi các nước Pháp, Nhật Bản chỉ kỳ vọng đạt 2%/năm.

BIỂU ĐỒ THỊ TRƯỜNG NƯỚC GIẢI KHÁT VIỆT NAM

Dựa vào giá cả và lượng doanh thu giảm 19% của doanh nghiệp Coca Cola, chuẩn hóa
lượng sản phẩm bán được năm 2020 là 100 từ đó lượng sản phẩm năm 2021 là 81. Ta có
bảng sau:

20
Năm Giá Lượng
2020 15500 100
2021 18000 81

Ta có:

a-15.5b=100 a=217.8
⇒  
a-18b=81 b=7.6

Phương trình đường cầu: Qd=217.8-7.6P

28
28

0
0
217,8 Q
217.8 Q

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP

1. Giải pháp đối với chính phủ

Ngành nước giải khát đang cùng một lúc gánh 9 loại thuế và nhiều loại phí khác :Thuế
xuất nhập khẩu đánh vào nguyên liệu, thiết bị nhập khẩu đầu vào; thuế giá trị gia tăng
(10%); thuế tiêu thị đặc biệt; thuế thu nhập doanh nghiệp (20%); thuế tài nguyên; thuế sử
dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế bảo vệ môi trường... Ngoài ra
còn các loại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; phí, lệ phí. Vì vậy, chính phủ xem xét giảm một
số loại thuế phí tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất và các tổ chức kinh doanh dịch
vụ khắc phục khó khăn.

21
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tờ trình của Chính phủ về
ban hành một số giải pháp nhằm miễn, giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác
động của dịch Covid-19, sau khi thảo luận:
Thứ nhất là giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp có tổng doanh
thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và bị giảm so với tổng doanh thu năm 2019
(chứ không lấy mốc thời gian so với doanh thu năm 2020 như Tờ trình của Chính
phủ).

Thứ hai là miễn toàn bộ số thuế phải nộp của quý 3 và quý 4-2021 cho các hộ cá
nhân kinh doanh. Trong nghị quyết cũng đề cập đến việc các doanh nghiệp hoặc các
đơn vị sự nghiệp hoạt động có nộp thuế nhưng chịu tác động tiêu cực của Covid-19.
Có phân định các đối tượng chịu ảnh hưởng theo lĩnh vực và trong các vùng, phù hợp
với tinh thần Nghị quyết số 30/2021 của Quốc hội.

Thứ ba là giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 1-10-2021 đến 31-12-2021 cho một số
lĩnh vực dịch vụ theo tờ trình của Chính phủ, nhưng đề nghị Chính phủ rà soát trong
các lĩnh vực đang đề nghị giảm thuế giá trị gia tăng để loại trừ, không giảm cho các
lĩnh vực được hưởng lợi trong đại dịch Covid-19. Đồng thời, nghị quyết cần thể hiện
rõ trách nhiệm của Chính phủ trong tổ chức thực hiện để đảm bảo giảm thuế giá trị
gia tăng, đạt được mục tiêu là người tiêu dùng được hưởng chính sách.

Thứ tư, miễn tiền nộp chậm, phát sinh năm 2020 và năm 2021 cho các doanh nghiệp,
tổ chức phát sinh lỗ trong năm 2020. Chính phủ cần tiếp tục rà soát để ban hành theo
thẩm quyền hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành các chính sách khác, nhằm hỗ trợ
người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch.
 
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng
trưởng GDP Việt Nam năm nay khoảng 3,8%. Đây là mức tăng trưởng rất tích cực trong bối
cảnh toàn thể bộ máy chính trị và xã hội nước ta vừa gồng mình chống dịch vừa nỗ lực hoàn
thành nhiệm vụ phát triển kinh tế. Theo đó, các đợt bùng phát dịch hiện nay sẽ dần được
kiểm soát, tạo đà cho phục hồi kinh tế vào quý IV năm 2021. Giai đoạn phục hồi cũng sẽ
được hỗ trợ bằng việc đẩy nhanh chiến dịch tiêm vắc-xin diện rộng, với ít nhất 70% dân số
trưởng thành được tiêm chủng vào giữa năm 2022, giúp ngăn ngừa những đợt bùng phát
dịch nghiêm trọng mới. Do vậy, thời gian phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp nước giải khát cũng được dự báo khá tích cực với 47% số doanh nghiệp ước
tính mất khoảng 6 tháng, 33% số doanh nghiệp mất khoảng 7-12 tháng và 13% mất nhiều
hơn 12 tháng. Đặc biệt, Nghị quyết số 128 của Chính phủ quy định tạm thời "Thích ứng an
toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" mới được ban hành được coi như một
“cú hích” giúp địa phương và doanh nghiệp giải quyết nút thắt về logistics và lao động, từ
đó thúc đẩy tốc độ phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.
22
2. Giải pháp đối với doanh nghiệp

2.1 Tối ưu hóa chi phí

Năm nay giá nguyên liệu đầu vào tăng và chưa có điểm dừng. Chi phi nguyên li ệu phụ
thuộc vào lượng cung cầu của thế giới trong dài hạn, hiện tại thì giá chi phi nguyên liệu
đang rất cao và khả năng cao sẽ vẫn tiếp tục tăng, không những tăng nhanh mà còn khan
hiếm. Báo cáo của Tổng cục Thống kê mới đây cho thấy, chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu,
vật liệu dùng cho sản xuất tháng 4/2021 tăng 0,37% so với tháng trước và tăng 4,47% so với
cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm, chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
dùng cho sản xuất tăng 4,64% so với cùng kỳ năm trước. 
Doanh nghiệp tìm cách tận dụng nguyên liệu trong nước thay vì đặt mua ở thị trường
nước ngoài. Song song đó, cắt giảm chi phí những khâu không quan trọng, tìm nhà cung cấp
nguyên liệu có giá cạnh tranh để đem đến sản phẩm giá hấp dẫn cho người tiêu dùng. Đồng
thời, đối với một số nguyên vật liệu chính, các doanh nghiệp hãy thực hiện một số biện pháp
phòng ngừa rủi ro, giúp giảm thiểu tác động chi phí. Cân đối chi phí: những chi phí tiết
kiệm từ các dự án trên và giảm thiểu một số chi phí không cần thiết để hỗ trợ về mặt tài
chính cho các khoản tăng liên quan đến quảng cáo và khuyến mãi.

2.2 Đầu tư vào thương mại điện tử

Đại địch đã khiến người tiêu dùng Việt Nam dần tiếp nhận các sàn thương mại điện tử,
kênh mua hàng trực tuyến nhanh hơn. Trên 91% lượng người tiêu dùng tham gia khảo sát
của Vietnam Report cho biết đã từng sử dụng kênh trực tuyến để mua sản phẩm thực phẩm
– đồ uống kể từ khi đại dịch bùng phát.

Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, người tiêu dùng Việt Nam bày tỏ mong muốn có
trải nghiệm mua sắm (customer journey) tốt hơn khi mua sắm cả offline lẫn online, thậm chí
mong muốn này được ưu tiên hơn cả các chương trình giảm giá sâu hoặc khuyến mại lớn.
Với mục đích nâng cao trải nghiệm khách hàng, để từ đó gia tăng sự trung thành của khách
hàng, các doanh nghiệp trong ngành sẽ cần gia tăng tương tác với khách hàng, hiểu rõ hơn
về những vướng mắc, khó khăn của họ để từ đó thiết kế những chương trình khách hàng
thân thiết hợp lý và hiệu quả hơn trong bối cảnh mới khi mà các doanh nghiệp nước giải
khát quyết định đầu tư vào các sàn TMĐT.

Mặc dù các kênh thương mại điện tử/ trực tuyến hứa hẹn mang đến cho người tiêu dùng
sự tiện lợi và giá cả cạnh tranh hơn, nhưng việc thiếu một hệ sinh thái logistics toàn diện
vẫn tiếp tục là một trở ngại trong việc thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng các kênh thương
mại điện tử/trực tuyến nhiều hơn. Do vậy, doanh nghiệp trong ngành cần phát triển các
chiến lược tiếp cận thị trường bằng việc xây dựng nhiều kênh bán hàng, từ đó phát triển mô
23
hình bán hàng đa kênh (omnichannel), đồng thời nỗ lực khắc phục các vấn đề tồn tại của
việc bán hàng qua các sàn thương mại điện tử như logistics, vận chuyển, hoặc thu hút khách
hàng.

2.3 Đầu tư mạnh vào các chương trình khuyến mãi, quảng cáo và marketing
Mỗi doanh nghiệp nước giải khát đều có những chương trình marketing cho các sản
phẩm của mình nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều đi theo hướng là tung ra thị trường
những sản phẩm giải khát mới, mà mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng hơn, với một số
những thành phần cộng thêm như vitamin và khoáng chất, hỗ trợ lối sống năng động và có ý
thức như một phần của chế độ ăn uống cân bằng bên cạnh hương vị của sản phẩm. Bởi trong
đại dịch covid, con người đã đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của bản thân và những người
xung quang, nên thay vì lựa chọn những sản phẩm có lượng đường quá cao, không có chất
dinh dưỡng, thì giờ đây hõ sẽ có xu hướng chọn những thức uống có hàm lượng calo thấp
nhưng mang đến nhiều chất dinh dưỡng như protein, đặc biệt là protein từ thực vật, các loại
vitamin…

Những nước giải khát thuần chay có hàm lượng dinh dưỡng cao như các loại sữa hạt
cũng đặc biệ được quan tâm đến vì ngày càng có nhiều người sống theo lối sống thuần chay
bên cạnh những người quan tâm đến giá trị dinh dưỡng, và có lẽ những sản phẩm giải khát
ấy sẽ là một trong những xu hướng phát triển trong tương lai trong ngành giải khát. Một
trong những giải pháp khác là nếu doanh nghiệp không tùn ra những sản phẩm hoàn toàn
mới ra ngoài thị trường thì doanh nghiệp sẽ tung ra những sản phẩm cũ nhưng với các
hương vị mới.
Việc tung ra các sẩn phẩm mới như thế thì cần phải chi nhiều hơn cho marketing, quảng
cáo để người dùng có thể được biết đến những sản phảm đó, đây là điều không thể tránh
khỏi. Và như đã phân tích ở trên, cần phải cân đối chi phí, giảm những chi phí không cần
thiết để đầu tư vào quảng cáo sản phẩm.

Một trong những biện pháp để cắt giảm chi phí là cắt giảm nhân sự. Nhưng để cắt giảm
được nhân sự thì những công ty lớn đã phải nghiên cứu rất nhiều, phải đi khát sát thị trường,
cân nhắc cái được và cái mất… Bởi công ty là một tổng thể lớn, là những mắt xích nhỏ liên
kết với nhau, khi cắt giảm nhân sự thì những nhứng đội khác phải gồng gánh thêm nhiệm vụ
đó, công ty phải cân nhắc, đưa ra những giải pháp chiến lược phù hợp cho những đội, nhân
viên đó, để khi mà nhân sự bị cắt giảm nhưng lượng cung và cậu vẫn phải tiếp tục tăng.
Đólà một bài toán khó, vì thế công ty hay doanh nghiệp nhỏ muốn cắt giảm nhân sự mà
lượng cung cầu vẫn không đổi thường là không thể, nếu cắt giảm thì sẽ gây ra sự mất cân
bằng hay khủng hoảng về nhân sự.

Thay vào đó, các công ty hãy đưa ra nhiều những chương trình khuyến mãi hơn.
Thương sẽ có 2 chương trình khuyến mãi là khuyến mãi cho nhà bán và khuyến mãi cho

24
khách hàng. Thường thì với các nhà bán, nganh nước giải khát sẽ không áp dụng giảm giá
bao nhiêu % mỗi sản phẩm, hay mỗi lô hàng, mà thay vào đó là những chương trình khuyến
mãi như mua 100 thùng khuyến mãi 3 thùng, mua càng nhiều thì khuyến mãi càng cao. Thì
giờ đây, các công ty có thể tung ra các chương trình khuyến mãi ưu đãi hơn, đặc biệt là với
những sản phẩm mới, như mua 100 thùng tặng 3 thùng 5 bịch… Với người mua, doanh
nghiệp có thể kích thích cầu ngoài việc chãy chương trình khuyến mãi nhỏ hơn, thì có thể
chạy chứng chương trình như thẻ cào, tặng sản phẩm dùng thử, tặng quà….vừa giúp tăng
doánh số, vừa giúp người tiêu dùng tiếp cận với nhiều sản phẩm mói, đa dạng.

Ngày nay, khách hàng không chỉ muốn mua sản phẩm mà còn muốn mua những trải
nghiệm. Do đó việc cá nhân hóa đang là 1 xu hướng chung trong tất cả các lĩnh vực. Đặc
biệt đối với ngành hàng đồ uống, giải khát thì ý tưởng marketing này càng thể hiện vai trò
quan trọng của mình. Coca Cola là 1 minh chứng rất thành công trong “công cuộc cá nhân
hóa” này. “Ông vua” của ngành giải khát đã có 1 chiến dịch hết sức tuyệt vời đó là: In tên
khách hàng lên vỏ lon. Ý tưởng marketing ngành F&B (ngành food and beverage) bá đạo
này đã gây nghiện cho giới trẻ ở hơn 123 quốc gia trong suốt 2 tháng hè năm 2014. Rất
nhiều bạn trẻ đã chụp hình với vỏ lon Coca Cola có in tên mình và chia sẻ lên mạng xã hội.
Chiến dịch đã đem về cho công ty những con số vô cùng ấn tượng: lượng truy cập vào
fanpage Coca Cola tăng 870%, 76.000 hình ảnh các vỏ lon Coca được chia sẻ trên
Facebook, 378.000 lon Coca với tên người đã được sản xuất. Doanh nghiệp cũng có thể cá
nhân hóa sản phẩm của mình theo những cách tương tự. Ví dụ như tạo ra các chai nước có
thông điệp phù hợp với từng loại tâm trạng khác nhau của khách hàng hoặc để khách hàng
tự mình thiết kế khâu cuối cùng của bao bì,….

2.4 Tạo ra nhiều hoạt động vì môi trường

Các lon, chai nhựa rỗng đã qua sử dụng của ngành đồ uống, nước giải khát có thể gây
ảnh hưởng rất xấu đến môi trường. Vậy hãy làm chút gì đó cho thiên nhiên để thể hiện bản
thân là 1 doanh nghiệp luôn có ý thức bảo vệ, gìn giữ môi trường. Điều này chắc chắn sẽ
khiến doanh nghiệp tạo ra nhiều dấu ấn đẹp trong lòng khách hàng tiềm năng. Coca Cola đã
từng khởi động chương trình “2ndLives” (Cuộc sống thứ 2), với 1 clip, trong đó là hình ảnh
16 vỏ chai coca được xếp thành hàng với những chiếc nắp đặc biệt phía trên để biến chúng
thành các vật dụng thú vị như: súng nước, gọt bút chì hay bình sơn,… Ý tưởng marketing
ngành F&B (ngành food and beverage) này thật sự ý nghĩa và mang đến cho người tiêu
dùng cái nhìn tích cực hơn về việc tái sử dụng các loại chai nhựa. Doanh nghiệp có thể xây
dựng các hoạt động marketing tương tự khác với mục đích bảo vệ môi trường như: tổ chức
cuộc thi tái chế/tái sử dụng từ các lon nước ngọt bỏ đi, phát động chương trình làm sạch
thành phố,…

25
TỔNG KẾT THỊ TRƯỜNG GIẢI KHÁT VIỆT NAM

Tóm lại, trong những năm gần đây cho dù trải qua dịch bệnh hay biến động về giá cả
thì nước giải khát vẫn luôn là ngành hàng không thể thiếu đối với người tiêu dùng. Hiện tại
nước giải khát vẫn đang cố gắng đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng
để bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường thực phẩm nói chung và mặt hàng nước
giải khát nói riêng. Thị trường nước giải khát Việt Nam được đánh giá là sẽ tăng trưởng
mạnh mẽ trong những năm tiếp theo, một khi đại dịch Covid 19 đi qua. Tất cả các thương
hiệu đang chuẩn bị để bước vào “Trận chiến” của tương lai, đây sẽ là thời điểm các chiến
lược truyền thông sẵn sàng nổ ra để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. Chốt
lại theo tin của thị trường kinh doanh ngành nước giải khát, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội
phát triển rất mạnh ở các dòng sản phẩm này, đây đồng thời cũng là thách thức với những ai
có ý định thử sức trong cuộc chiến với các ông lớn- những người vốn đã nắm trong tay
nhiều nguồn tài nguyên.

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://tutukit.com/thi-truong-nuoc-giai-khat-o-viet-nam-hien-nay/
2. https://vietradeportal.vn/thi-truong-nuoc-giai-khat-viet-nam/
3. https://www.austriajuice.com/news-blog/soft-drink-trends
4. https://zingnews.vn/interactive/thi-truong-nuoc-giai-khat-mieng-banh-ngon-nhung-kho-
nuot
5.https://static1.vietstock.vn/edocs/Files/2021/06/01/nganh-thuc-pham-do-uong-trien-vong-
tich-cuc_20210601115444.pdf
6. https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/nhieu-chinh-sach-moi-ve-mien-giam-thue-ho-
tro-doanh-nghiep-nguoi-dan-775709.html
7. https://tienphong.vn/toan-canh-nganh-thuc-pham-do-uong-viet-nam-nam-2021-
post1386310.tpo
8. https://vnexpress.net/gia-hang-hoa-leo-thang-bua-vay-nguoi-tieu-dung-4277468.html
9. https://bom.to/RvVrX5
10. https://websosanh.vn/tin-tuc/gia-cac-loai-nuoc-ngot-ban-chay-nhat-thi-c78-
20171226014418765.htm
11. https://vzone.vn/bang-gia-nuoc-ngot-moi-nhat-thi-truong-tet-nguyen-dan-2017/
12. https://blog.maybanhang.net/bang-gia-nuoc-ngot-thi-truong-tet-nguyen-dan-2019
13. https://vietnambiz.vn/coca-cola-20-nam-rong-bao-lo-da-chuyen-sang-co-lai-sau-thanh-
tra-thue-nhung-bien-loi-nhuan-van-con-thua-xa-tan-hiep-phat-tra-bi-dao-wonderfarm-
202102251651287.htm

27

You might also like