You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH


🙞···☼···🙜

 
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

ĐỀ TÀI

Quy luật cung – cầu và vận dụng giải quyết vấn đề cung – cầu
về lao động - việc làm ở Việt Nam

LỚP L7--- NHÓM 15 --- HK 202


NGÀY NỘP 27/4/2021

Giảng viên hướng dẫn:  Nguyễn Trung Hiếu

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên


Nguyễn Ngô Thanh Trúc 1910650
Lê Đình Khánh 1913733
Lê Anh Vũ 1915972
Phạm Đăng Hoàng Vũ 1915986
Bùi Thị Thu Ngân 1914266

0|Page
MỤC LỤC

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………2


PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG………………………………………………2
I/ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm về cung, cầu, lượng cung, lượng cầu…………….…..…3
1.1 Khái niệm về cầu và lượng cầu ………………..………..…..…3
1.2 Khái niệm về cung và lượng cung……………..…………....…4
2. Quan hệ cung - cầu………………………...………..……………….5
2.1.Nguyên lý cung - cầu………………………..……….……..5
2.2. Quan hệ cung - cầu………………..………………...……..5
3. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt……………………………..……..6
3.1. Trạng thái dư thừa (dư cung) …………………..……..……..6
3.2. Trạng thái thiếu hụt (dư cầu) ……………….….……..……..7
3.3. Cơ chế tự điều tiết của thị trường ………………...…..……..7
4. Kiểm soát giá ……………………….……...………………….……9
4.1. Giá sàn ……………..…………………….……..……...……..9
4.2. Giá trần ………………….……………….…………………..9
II/ VẬN DỤNG THỤC TIỄN
1. Thực trạng về lao động – việc làm ở nước ta hiện nay…………10
2. Tác động của dịch Covid-19 đến tình hình lao động - việc làm...11
3. Tác động của dịch bệnh Covid – 19 và quy luật cung – cầu……12
4. Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường lao động – việc làm
với những diễn biến phức tạp của dịch Covid 19……………..………13
5. Kết luận……………………………………………….…..………14
PHẦN 3: KẾT LUẬN CHUNG……………………………..…..……...15
PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………….………...16

1|Page
Phần 1: Mở đầu

Qui luật cung cầu được nhiều nhà kinh tế học trên thế giới quan tâm nghiên cứu
qua thời gian dài, còn được biết đến với cái tên khác là nguyên lý cung cầu, hay
Law of Supply and Demand. Với việc khảo sát sự vận hành của các thị trường hàng
hóa riêng biệt, tác giả sẽ xem xét qui luật cung cầu thông qua cơ chế thị trường.
Đây là một khuôn mẫu phân tích tổng quát có thể áp dụng cho các thị trường khác
nhau, dù đó là thị trường lúa, gạo hay thị trường xe máy; thị trường đầu ra như thị
trường quần, áo hay thị trường đầu vào như thị trường máy dệt; thị trường hàng
hóa hữu hình như thị trường máy tính hay thị trường dịch vụ như thị trường cắt tóc.
Khi đề cập tới một thị trường chung, có ý nghĩa tổng quát, chúng ta sẽ xuất phát
từ một loại thị trường đơn giản nhất: Thị trường có tính chất cạnh tranh, gồm nhiều
người mua, người bán, không ai có khả năng chi phối giá cả hàng hóa. Chúng ta sẽ
xem xét các yếu tố cơ bản của thị trường như cầu, cung thể hiện như thế nào, tương
tác với nhau ra sao để xác định mức giá cân bằng, và những yếu tố gì sẽ làm cho
mức giá này thay đổi. Đây là nền tảng quan trọng để nắm bắt những vấn đề phức
tạp khác của nền kinh tế thị trường.

2|Page
Phần 2 : Nội dung chi tiết

I/ Lý thuyết
1. Khái niệm về cung, cầu, lượng cung và lượng cầu
1.1 Khái niệm về cầu và lượng cầu
Trước hết, làm rõ khái niệm của nhu cầu là gì: Nhu cầu, trong kinh tế
học thường được hiểu là nhu cầu tiêu dùng hay còn được gọi là sở thích tiêu dùng.
Trong kinh tế học, nhu cầu nếu không có khả năng tài chính để đáp ứng sở thích tiêu
dùng đó, thì không thể gọi tắt nhu cầu là cầu.
Khái niệm về cầu:
Cầu là nhu cầu cộng với khả năng thanh toán cho nhu cầu đó; là sự cần thiết
của một cá thể về một hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà cá thể sẵn sàng có khả năng
thanh toán cho hàng hóa hay dịch vụ đó. Khi cầu của toàn thể các cá thể đối với một
mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại, ta có cầu thị trường. Khi cầu của toàn thể các
cá thể đối với tất cả các mặt hàng gộp lại, ta có tổng cầu.
Thực chất, cầu là một thuật ngữ dùng để diễn đạt thái độ của người mua và khả
năng mua về một loại hàng hóa.
Khi chúng ta gia nhập thị trường hàng hóa, có hai yếu tố xác định chúng ta có
thể trở thành người mua (có nhu cầu) chứ không phải người đi ngắm hàng:

- Yếu tố đầu tiên: sự ưa thích. Yếu tố này quyết định chúng ta có sẵn sàng chi tiền để
mua món hàng đó hay không. Nếu món hàng đó rẻ thì có thể mua chúng hoặc cũng có
thể không thèm đếm xỉa nếu được cho không, vậy cầu trong trường hợp này
bằng không.

- Yếu tố thứ hai: khả năng tài chính. Sự ưa thích chưa đủ để thúc đẩy ta trở thành
người mua hàng. Món hàng mà ta rất thích nhưng lại quá nhiều tiền; vậy cầu trong
trường hợp này cũng là số không.
Như vậy, cầu xoay quanh hai yếu tố: ý muốn sẵn sàng mua và khả năng tài
chính mà ta có. Lưu ý rằng số lượng cầu hàng hóa tùy thuộc vào hai yếu tố kể trên mà
còn tùy thuộc vào thời giá nữa, vì nếu giá cả thay đổi thì khối lượng hàng hóa cầu
cũng sẽ thay đổi.
Khái niệm về số lượng cầu
Số lượng cầu về hàng hóa là số lượng mà người mua sẵn sàng mua trong một thời kỳ
nào đó.
Sẵn sàng mua có nghĩa là người mua sẽ thực sự sẵn sàng trả tiền cho số lượng
cầu nếu nó là có sẵn. Điều này rất quan trọng để phân biệt giữa số lượng cầu và số
lượng thực sự mua.

3|Page
Lượng một mặt hàng nào đó mà một cá thể có nhu cầu, khi có đủ ngân sách để
mua tại một thời điểm nhất định với mức giá cả xác định của nó và mức giá cả xác
định của các hàng hóa khác gọi là lượng cầu. Như vậy, có thể thấy số lượng cầu một
mặt hàng phụ thuộc vào giá cả thị trường của chính nó, mức thu nhập của mỗi cá thể,
và vào giá cả của các mặt hàng khác (nhất là các mặt hàng thay thế hoặc bổ sung cho
nó), thậm chí vào cả thời điểm, thị hiếu của khách hàng, kỳ vọng giá trong tương lai,
quy mô dân số và thời tiết.
Đường cầu
Theo như quy ước, đường cầu được thể hiện trên mặt phẳng có trục hoành là Q
(quantity - lượng cầu) và trục tung là P (price - giá cả) theo hàm cầu có dạng: Q=aP +
b (với a < 0).
Đường cầu là đường dốc xuống từ trái
xuống (phải) thể hiện đúng quy luật cầu "Khi giá
cả của một loại hàng hóa,dịch vụ hay tài nguyên
tăng thì lượng cầu của nó giảm và ngược lại".
Đường cầu có liên quan đến đường thỏa dụng
biên bởi vì giá cả mà người tiêu dùng sẵn sàng
trả là dựa trên độ tiện ích của hàng hóa đó mang
lại. Tuy nhiên, cầu của một người phụ thuộc trực
tiếp đến thu nhập cá nhân của người đó trong khi
độ thỏa dụng thì không. Vì vậy đường cầu có thể
thay đổi một cách không trực tiếp với sự thay đổi
về cầu của các hàng hóa khác (thay thế, bổ sung).

1.2 Khái niệm về cung và lượng cung


Khái niệm về cung
Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán tại các mức
giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các nhân tố khác không
thay đổi.
Khái niệm về lượng cung
Lượng cung số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người bán muốn bán và
sẵn sàng bán tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định.
Sẵn sàng bán ở đây nghĩa là người bán sẽ sẵn sàng cung cấp số lượng cung nếu
có đủ người mua hết số hàng đó. Điều này rất quan trọng để phân biệt giữa số lượng
cung và số lượng thực sự bán
Cung ứng, trong kinh tế học, chỉ việc chào bán hàng hóa hay dịch vụ nào đó.
Lượng của một mặt hàng được chào bán với một mức giá cả thị trường hiện hành, ở
mức giá nhất định của các yếu tố sản xuất và trình độ kỹ thuật nhất định, với những
quy chế nhất định của chính phủ, kì vọng về giá, thời tiết gọi là lượng cung ứng,
hay lượng cung. Tổng tất cả các lượng cung về một mặt hàng bởi tất cả những người
bán trong một nền kinh tế gọi là cung thị trường. Tổng tất cả những lượng cung của

4|Page
các hàng hóa và dịch vụ bởi tất cả các nhà sản xuất trong một nền kinh tế gọi là tổng
cung.
Đường cung
Quan hệ giữa lượng cung và giá cả
có thể thể hiện thông qua đường cong cung
ứng (hay đường cung). Đây là một đường
dốc lên phía phải trong một hệ trục tọa độ
với trục tung là các mức giá cả và trục
hoành là các lượng cung cấp. Khi giá cả
tăng lên, nhà sản xuất sẽ tăng lượng cung
hàng hóa (sản lượng). Như hình vẽ cho
thấy, sự thay đổi này diễn ra dọc theo
đường cung. Kinh tế học gọi đó là sự dịch
chuyển dọc theo đường cung.
Mức độ nhạy cảm trong thay đổi
của lượng cung khi giá cả thay đổi gọi là độ co dãn của cung theo giá cả. Đây chính là
độ dốc của đường cung. Độ co giãn càng lớn thì độ dốc của đường cung càng nhỏ.

2. Quan hệ cung - cầu


2.1.Nguyên lý cung - cầu
Hay quy luật cung cầu, phát biểu rằng thông qua sự điều chỉnh của thị trường, một
mức giá cân bằng (còn gọi là mức giá thị trường là mức giá mà ở đó số lượng cung
bằng số lượng cầu, ứng với số lượng này gọi là số lượng cân bằng) và một lượng giao
dịch hàng cân bằng sẽ được xác định. Mức giá và lượng hàng đó tương ứng với giao
điểm của đường cung và đường cầu. Trạng thái cân bằng của một mặt hàng như thế
gọi là cân bằng bộ phận. Khi đạt trạng thái cân bằng của cùng lúc tất cả các mặt hàng,
kinh tế học gọi đó là cân bằng tổng tể hay cân bằng chung. Ở trạng thái cân bằng, sẽ
không có dư cung (lượng cung lớn hơn lượng cầu) hay dư cầu (lượng cầu lớn hơn
lượng cung).
Bốn nguyên lý cơ bản về cung và cầu là:

1. Nếu nhu cầu tăng (đường cầu thay đổi về bên phải) và nguồn cung vẫn không
đổi, thì tình trạng thiếu hụt xảy ra, dẫn đến giá cân bằng cao hơn.
2. Nếu nhu cầu giảm (đường cầu dịch chuyển về bên trái) và nguồn cung vẫn
không đổi, thì thặng dư xảy ra, dẫn đến giá cân bằng thấp hơn.
3. Nếu cầu vẫn không thay đổi và cung tăng (đường cung dịch chuyển về bên
phải), thì thặng dư xảy ra, dẫn đến giá cân bằng thấp hơn.
4. Nếu cầu vẫn không thay đổi và cung giảm (đường cung dịch chuyển về bên
trái), thì tình trạng thiếu hụt xảy ra, dẫn đến giá cân bằng cao hơn.
2.2. Quan hệ cung - cầu
Trên thị trường thực tế, giữa cung – cầu và giá cả  có mối quan hệ mật thiết,
quyết định, chi phối lẫn nhau. Bởi vì sự tăng hay giảm giá cả của một loại mặt hàng

5|Page
nào đó chính là sự tách rời giá cả với giá trị của hàng hóa đó. Nó kích thích hoặc hạn
chế nhu cầu có khả năng thanh toán về hàng hóa này hay hàng hóa khác. Từ đó dẫn
đến sự chuyển dịch nhu cầu hàng hóa, gây nên sự biến đổi trong quan hệ cung cầu.

  Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với
người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị
trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.

Quan hệ cung – cầu được biểu hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, cung – cầu tác động lẫn nhau.

 Khi cầu tăng ► sản xuất mở rộng ► cung tăng


 Khi cầu giảm ► sản xuất thu hẹp ► cung giảm

Thứ  hai, cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

 Khi cung lớn hơn cầu ► giá giảm


 Khi cung bé hơn cầu ► giá tăng
 Khi cung bằng cầu ► giá ổn định

Thứ ba, giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.

 Khi giá tăng ► sản xuất mở rộng ► cung tăng


 Khi giá giảm ► sản xuất thu hẹp ► cung giảm

 Giá cả và cung tỉ lệ thuận với nhau

 Khi giá tăng ► cầu giảm


 Khi giá giảm ► cầu tăng

 Giá cả và cầu tỉ lệ nghịch với nhau.

3. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt


3.1. Trạng thái dư thừa (dư cung)
Bất kỳ một yếu tố nào tác động đến cung và cầu cũng có thể gây ra sự thay đổi
trong giá cân bằng. Khi thị trường chưa kịp điều tiết hoặc không điều tiết được (do có
sự can thiệp của chính phủ) thì trạng thái dư thừa hoặc thiếu hụt sẽ xảy ra.
Dư thừa sẽ xuất hiện khi mức giá trên thị trường P1 lớn hơn giá cân bằng PE.
Khi mức giá trên thị trường lớn hơn mức giá cân bằng dẫn tới lượng cung lớn
hơn lượng cầu (QS > QD) gây nên trạng thái dư thừa.
Dư thừa còn gọi là thặng dư của cung, tức là lượng cung lớn hơn lượng cầu tại
một mức giá mà mức giá đó lớn hơn mức giá cân bằng.

6|Page
* Chú thích:
Đường cung: S
Đường cầu: D
Sản lượng: Q
Sản lượng cân bằng: QE

3.2. Trạng thái thiếu hụt (dư cầu)

- Thiếu hụt sẽ xuất hiện khi mức giá trên thị trường P2 nhỏ hơn giá cân bằng PE.
- Khi mức giá trên thị trường nhỏ hơn mức giá cân bằng dẫn tới lượng cầu lớn hơn
lượng cung (QD> QS) gây nên trạng thái thiếu hụt.
- Thiếu hụt còn gọi là thặng dư của cầu, tức là lượng cầu lớn hơn lượng cung tại một
mức giá mà mức giá đó nhỏ hơn mức giá cân bằng.

3.3. Cơ chế tự điều tiết của thị trường

Quy luật cung cầu có quy định rằng:  Khi số lượng một loại hàng hóa nào đó
được bán trên thị trường lại nhỏ hơn so với lượng cầu của người tiêu dùng đối với loại
hàng hóa trên. Thì giá cả của hàng hóa này sẽ có xu hướng tăng lên. Điều này dẫn đến

7|Page
khả năng mà nhóm người tiêu dùng có thể sẽ phải chi trả một mức giá cao hơn để sở
hữu hàng hóa này.
Ngược lại, giá cả sẽ có xu hướng giảm đi, nếu như lượng cung mà các nhà cung
cấp đổ ra thị trường lại vượt quá lượng cầu mà người tiêu dùng cần. Chính nhờ vào cơ
chế điều chỉnh giá và lượng này mà, thị trường sẽ dần dần được chuyển đến trạng thái
cân bằng. Trạng thái cân bằng là nơi mà sẽ không còn có những áp lực để gây ra sự
thay đổi về giá và cả lượng nữa. Và tại điểm cân bằng này thì người cung cấp sẽ sản
xuất ra lượng hàng hóa gần như là bằng với lượng cầu mà người tiêu dùng muốn mua.

 Điều chỉnh lượng giao dịch

 Điều chỉnh Marshall


Khi một mặt hàng ở trạng thái dư cầu thì giá của người mua sẽ cao hơn giá của
người bán; người sản xuất sẽ tăng lượng cung. Ngược lại, khi mặt hàng ở trạng thái dư
cung, thì giá của người mua sẽ thấp hơn giá của người bán; người sản xuất sẽ giảm
lượng cung. Sự điều chỉnh như thế mặc dù được Antoine Augustin Cournot đề cập đến
đầu tiên, song chính Alfred Marshall mới là người hoàn chỉnh thành lý luận và làm
cho phổ biến. Vì thế, nó được gọi là điều chỉnh Marshall.

o Điều kiện ổn định Marshall


Theo lý thuyết của Marshall thì điều kiện để đảm bảo sẽ có một trạng thái cân bằng
là mức chênh lệch giá giữa giá của người bán và giá của người mua phải vận động
ngược với hướng thay đổi của lượng cung. Đó là lúc đường cầu dốc xuống đồng thời
đường cung dốc lên. Hoặc đó là khi đường cung và đường cầu cùng dốc lên, nhưng
đường cung có độ dốc lớn hơn (độ co dãn theo giá của cung nhỏ hơn). Nếu cả hai
đường cùng dốc lên mà đường cung lại có độ dốc nhỏ hơn, thì sẽ không thể đạt được
cân bằng.
 Điều chỉnh giá cả
Trái với Marshall, Leon Walras cho rằng thị trường đạt trạng thái cân bằng không
phải bởi sự điều chỉnh lượng cung cấp, mà bởi sự điều chỉnh giá cả. Khi một mức giá
được nêu ra cao hơn mức giá cân bằng cần có khiến cho lượng cung sẵn sàng nhiều
hơn lượng cầu sẵn sàng, thì giá cả sẽ giảm xuống mức cân bằng để thị trường không
còn dư cung. Còn khi mức giá nêu ra thấp hơn mức giá cân bằng, thì lượng cầu sẵn
sàng cao hơn lượng cung sẵn sàng (thị trường dư cầu), thì giá cả sẽ tăng lên.
 Điều chỉnh Walras
Điều chỉnh Walras là điều chỉnh giá cả để đảm bảo cân bằng thị trường. Trái
với Alfred Marshall, Leon Walras cho rằng thị trường đạt trạng thái cân bằng không
phải bởi sự điều chỉnh lượng cung cấp, mà bởi sự điều chỉnh giá cả. Khi một mức giá
được nêu ra cao hơn mức giá cân bằng cần có khiến cho lượng cung sẵn sàng nhiều
hơn lượng cầu sẵn sàng, thì giá cả sẽ giảm xuống mức cân bằng để thị trường không
còn dư cung. Còn khi mức giá nêu ra thấp hơn mức giá cân bằng, thì lượng cầu sẵn
sàng cao hơn lượng cung sẵn sàng (thị trường dư cầu), thì giá cả sẽ tăng lên.

8|Page
Điều kiện để điều chỉnh Walras cho được một trạng thái cân bằng gọi là điều kiện
ổn định Walras, theo đó lượng dư cầu phải vận động ngược với hướng thay đổi của giá
cả. Muốn thế, đường cung phải dốc lên và đường cầu phải dốc xuống, hoặc cả hai
đường cùng dốc xuống, nhưng đường cung có độ dốc lớn hơn.
 Điều chỉnh kiểu mạng nhện
Điều chỉnh mạng nhện là sự điều chỉnh đồng thời cả giá cả lẫn lượng hàng để đạt tới
trạng thái cân bằng. Sự điều chỉnh diễn ra qua nhiều kỳ. Giá cả thay đổi trong kỳ này
sẽ dẫn tới phản ứng của lượng cung trong kỳ tiếp theo.
Bất cứ khi nào xuất hiện hiện tượng dư thừa hay thiếu hụt thì cả người mua và
người bán sẽ điều chỉnh hành vi đi theo lợi ích riêng của mình và kết quả là thị trường
đạt trạng thái cân bằng. Đây chính là cơ chế “bàn tay vô hình” – cơ chế tự điều tiết của
nền kinh tế thị trường. Xu hướng chung của thị trường là dư thừa kéo giá xuống, thiếu
hụt đẩy giá lên. Khi dư thừa, người bán tự động giảm giá để giải phóng số hàng ế thừa.
Ngược lại, khi thiếu hụt, người bán tự động tăng giá.

4. Kiểm soát giá


Trong nhiều trường hợp, khi giá cân bằng được hình thành từ quan hệ cung cầu
trên thị trường tự do, mức giá có thể quá thấp đối với nhà sản xuất hàng hóa hoặc quá
cao cho người tiêu dùng. Khi đó, chính phủ sẽ can thiệp vào thị trường bằng việc quy
định giá trần hoặc giá sàn để bảo vệ quyền lợi của người sản xuất hoặc người tiêu
dùng.
Có hai loại giá chính phủ đưa ra là giá trần và giá sàn.

4.1. Giá sàn


Giá sàn là mức giá thấp nhất được phép lưu hành trên thị trường. Chính phủ sẽ
quy định mọi mức giá thấp hơn giá sàn là bất hợp pháp (thường được gọi là bán phá
giá).
– Để giá sàn có hiệu lực thì giá sàn phải lớn hơn mức giá cân bằng trên thị trường.
– Mục đích của việc đặt giá sàn của chính phủ là bảo vệ người sản xuất.
– Giá sàn gây ra tình trạng dư thừa trên thị trường. Biện pháp khắc phục tình trạng
này là chính phủ mua vào toàn bộ lượng dư thừa.
Khi định ra giá sàn về một loại hàng hoá, nhà nước muốn bảo vệ lợi ích của
những người cung ứng hàng hoá. Khi nhà nước cho rằng mức giá cân bằng trên thị
trường là thấp, nhà nước có thể quy định một mức giá sàn – với tính cách là một mức
giá tối thiểu mà các bên giao dịch phải tuân thủ – cao hơn. Khi không được mua, bán
hàng hoá với mức giá thấp hơn giá sàn, trong trường hợp này, những người bán hàng
hoá dường như sẽ có lợi. Nhờ việc kiếm soát giá của nhà nước, họ có khả năng bán
hàng hoá với mức giá cao hơn giá cân bằng thị trường. Một biểu hiện của việc định giá
sàn là chính sách tiền lương tối thiểu. Khi quy định mức lương tối thiểu cao hơn mức
lương cân bằng trên thị trường (và chỉ trong trường hợp này, chính sách giá sàn mới có
ý nghĩa), nhà nước kỳ vọng rằng những người lao động sẽ khấm khá hơn, nhờ có được
mức lương cao hơn.

4.2. Giá trần

9|Page
Giá trần là mức giá cao nhất được phép lưu hành trên thị trường. Chính phủ quy
định mọi mức giá cao hơn giá trần là bất hợp pháp.
– Để giá trần có hiệu lực thì giá trần nhỏ hơn mức giá cân bằng trên thị trường.
– Mục đích của việc đặt giá trần của chính phủ: để bảo vệ người tiêu dùng. Khi đặt
mức giá trần, người sản xuất không được đặt giá cao hơn mức giá trần đó.
– Giá trần gây ra tình trạng thiếu hụt trên thị trường. Biện pháp để khắc phục tình
trạng này là chính phủ cung cấp toàn bộ lượng thiếu hụt của thị trường.
Khi thiết lập mức giá trần, mục tiêu của nhà nước là bảo vệ những người tiêu
dùng. Khi mức giá cân bằng trên thị trường được xem là quá cao, bằng việc đưa ra
mức giá trần thấp hơn, nhà nước hy vọng rằng, những người tiêu dùng có khả năng
mua được hàng hoá với giá thấp và điều này được coi là có ý nghĩa xã hội to lớn khi
những người có thu nhập thấp vẫn có khả năng tiếp cận được các hàng hoá quan trọng.
Chính sách giá trần thường được áp dụng trên một số thị trường như thị trường nhà ở,
thị trường vốn…

II/ Vận dụng quy luật cung cầu vào phát triển thị trường
lao động – việc làm ở nước ta hiện nay

1. Thực trạng về lao động – việc làm ở nước ta hiện nay

Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển. Nhiều năm gần
đây nước ta đã có những bước ngoặc lớn trong công cuộc xây dựng một quốc gia văn
minh và hiện đại. Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội 2018, tổng sản phẩm trong
nước (GDP) năm 2018 ước tính tăng 7,31% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,90%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
8,65% và khu vực dịch vụ tăng 7,61%. Tăng trưởng 2018 thấp hơn tốc độ tang 2017
nhưng cao hơn tăng trưởng các năm 2011-2016. Xét về góc độ sử dụng GDP năm
2018, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,51% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng
9,06%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,69%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
tăng 9,50%.

Ngoài ra, khu vực nông lâm ngư nghiệp đạt mức tăng tưởng cao nhất trong giai
đoạn 2012-2018. Thị trường xuất khẩu cũng được mở rộng và hòa nhập với thị trường
quốc tế. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp cũng dần ổn định và góp phần làm tăng giá
trị GDP nước ta. Dịch vụ là ngành có đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng
thêm toàn nền kinh tế
Tuy nhiên, đối lập với một nền kinh tế đang phát triển, một xã hội hiện đại thì
những năm 2019-2020 lại gặp những biến cố vô cùng nghiêm trọng đó là Đại Dịch
Covid19. Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19)
bùng phát và lan rộng khắp toàn cầu đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế thế giới năm

10 | P a g e
2020. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng toàn cầu ở
mức -4,2% trong năm 2020.
Theo báo cáo Triển Vọng Việc làm và Xã hội châu Á – Thái Bình Dương 2020
của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), ước tính hậu quả về kinh tế mà đại dịch Covid-
19 gây nên là mức tổn thất khoảng 81 triệu việc làm trong năm 2020. Tổn thất về thời
giờ làm việc cũng bị ảnh hưởng bởi hàng triệu người rời bỏ lực lượng lao động hay rơi
vào tình trạng thất nghiệp khi các quốc gia trong khu vực không tạo được việc làm
mới; tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng từ 4,4% năm 2019 lên mức 5,2% – 5,7% trong năm
2020.
Ở trong nước, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhưng
nhờ có các biện pháp đối phó chủ động, sáng tạo ở các cấp, những chính sách quyết
đoán nhằm ngăn chặn tình trạng suy giảm kinh tế, nền kinh tế Việt Nam có sức chống
chịu và phục hồi đáng kể, từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường
mới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm
trước, là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020; GDP năm 2020
tăng 2,91%. Trong giai đoạn 2011-2020, những ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác
động của dịch Covid-19 đều có dấu hiệu tăng trưởng trở lại.
2. Tác động của dịch Covid-19 đến tình hình lao động - việc làm
Cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch
Covid-19

Tính đến tháng 12 năm 2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị
ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn
việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,… Trong đó, 69,2% người bị giảm
thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên và khoảng 14,0%
buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 71,6% lao
động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 64,7% lao động
bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
là 26,4%.

Lực lượng lao động tiếp tục tăng theo đà hồi phục của năm 2020 nhưng vẫn chưa
thể trở về trạng thái ban đầu khi chưa có dịch

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong năm 2020 là 55,1 triệu người, tăng
563,8 nghìn người so với quý trước nhưng vẫn thấp hơn 860,4 nghìn người so với
cùng năm trước. Điều này mô ̣t lần nữa khẳng định xu hướng phục hồi của thị trường
lao đô ̣ng sau khi ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục vào năm 2020. Đại dịch Covid đã tác
động làm thay đổi xu hướng biến đô ̣ng mang tính mùa vụ của lực lượng lao đô ̣ng trong
năm. Tính chung năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 54,6 triệu người,
giảm 1,2 triê ̣u người so với năm 2019.

11 | P a g e
Tuy vậy, Năm 2020 cả nước giải quyết việc - làm khoảng 1,34 triệu người.
Trong năm 2021, Cục Việc làm (Bộ Lao động Thương binh & Xã hội) sẽ theo dõi,
nắm bắt, đánh giá tác động của dịch COVID-19 để tiếp tục đề xuất, tham mưu cho Bộ,
Chính phủ các chính sách phù hợp; tăng cường các hoạt động giao dịch việc làm, kết
nối cung - cầu cung cầu lao động và giải quyết bảo hiểm thất nghiệp. Đó cũng là điều
đáng mừng cho những lao động hiện nay ở nước ta

Dịch Covid-19 đã đẩy nhiều lao động vào tình trạng không có việc làm đồng
thời khiến cho nhiều người trong số họ buộc phải trở thành lao động có việc làm
phi chính thức. Đại dịch Covid-19 không chỉ tước đi cơ hội có việc làm chính thức
của nhiều người lao động mà còn khiến họ rơi vào tình trạng thiếu việc làm. Tuy
nhiên tình trạng này đã được cải thiện trong năm 2020

Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 ước tính là 64,5%, tăng 3,3% so với năm
2019; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng/chứng chỉ là 24,5%, tăng 1,4% so
với năm 2019.Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi khu vực thành thị năm 2020 tiếp tục duy
trì mức <4% (đạt kế hoạch đề ra).

Về lĩnh vực việc làm, tính hết năm 2020, sau khi thực hiện các quy định mới
theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP đã hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm
cho 214.900 người lao động, trong đó, Quỹ Quốc gia về việc làm đã hỗ trợ tạo việc
làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 51.862 lao động,
Về thị trường lao động năm 2020, do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, thị
trường lao động có nhiều biến động, lực lượng lao động có xu hướng giảm, số lao
động mất việc làm tiếp tục gia tăng.

Hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động tiềm năng chưa được
khai thác, đặc biệt là nhóm lao động trẻ; việc tận dụng nhóm lao động này trở nên
hạn chế hơn trong bối cảnh dịch Covid-19

Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng là chỉ tiêu tổng hợp cho biết mức
độ “lệch pha” giữa cung và cầu lao động trên thị trường, phản ánh tình trạng dư cung
về lao động. Trong điều kiện kinh tế phát triển bình thường, tỷ lệ lao động không sử
dụng hết tiềm năng luôn tồn tại. Tỷ lệ này thường tăng cao khi thị trường chịu các cú
sốc về kinh tế – xã hội.

Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng của Việt Nam giai đoạn 2018-2019
dao động ở mức 4,0%. Tỷ lệ này bắt đầu tăng lên khi dịch Covid-19 xuất hiện tại nước
ta, chiếm 4,6% và tăng lên mức 5,8%.  Khi các hoạt động kinh tế – xã hội dần được
khôi phục vào 6 tháng cuối năm 2020, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng
giảm xuống còn 5,3% và còn 4,3 %. Tính chung năm 2020, tỷ lệ lao động không sử
dụng hết tiềm năng là 5,02%, tăng 1,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước,
tương ứng tăng hơn 614 nghìn người.

Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng năm 2020 của khu vực thành thị
cao hơn khu vực nông thôn (5,5% so với 4,8%), của lao động nữ cao hơn lao động

12 | P a g e
nam (5,5% so với 4,6%). Đa số lao động không sử dụng hết tiềm năng là những người
dưới 35 tuổi (56,5%), trong khi đó lực lượng lao động dưới 35 tuổi chỉ chiếm 36,6%.
Điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động tiềm
năng chưa được khai thác, đặc biệt là nhóm lao động trẻ và trong bối cảnh dịch Covid-
19 xuất hiện, việc tận dụng nhóm lao động này càng trở nên hạn chế.

3. Tác động của dịch bệnh Covid – 19 và quy luật cung – cầu

Đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 1 năm 2020 đã ảnh hưởng
trực tiếp đến tình hình lao động và việc làm trong các ngành và tại tất cả các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương. Tính đến tháng 9 năm 2020, cả nước có 32,1 triệu
người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, trong đó gồm người
bị mất việc làm, người phải nghỉ giãn việc/nghỉ việc luân phiên, bị giảm giờ làm hay
giảm thu nhập…

Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, người tiêu dùng được khuyến
cáo tránh những nơi tập trung đông người như các trung tâm mua sắm, siêu thị, hay
chợ. Điều này là giảm nhu cầu mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng. Điều này đang
diễn ra tại Việt Nam khi các trung tâm thương mại phải đối mặt với tình cảnh thưa thớt
khách hàng. Một số đơn vị kinh doanh mặt bằng trung tâm thương mại tại Tp. HCM
cho biết lượng khách đến mua sắm giai đoạn này giảm tới hơn 60%, đối với các siêu
thị lượng khách giảm tới 40%.

Với những dẫn chứng trên chúng ta có thể nhận thấy được quy luật cung – cầu
về lao động – việc làm trong tình hình dịch bệnh Covid – 19 hiện nay. Đó là mức cung
tăng ( ứng với nhu cầu về việc làm của con người ) song song là mức cầu giảm ( ứng
với nhu cầu sử dụng lao động).

4. Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường lao động – việc
làm với những diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19

Kết quả Điều tra lao động việc làm các quý năm 2020 cho thấy dịch Covid-19
đã tác động tiêu cực đến người lao động trong việc tham gia thị trường lao động và tạo
thu nhập từ việc làm. Với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt là biến thể
mới của vi rút gây mức độ lây lan nhanh chóng như hiện nay, dự báo ảnh hưởng của
dịch tới đời sống và sản xuất sẽ rất khó lường trong thời gian tới. Để chủ động ứng
phó, thích ứng với diễn biến của tình hình dịch để vừa kiểm soát dịch vừa thúc đẩy sản
xuất kinh doanh, cần thực hiện đồng bộ các chính sách, trong đó:

Một là, tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, cải cách
quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp
thời nhằm kích thích nền kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng lao động. Những biện pháp
này không chỉ giúp các doanh nghiệp và người lao động thoát khỏi nguy cơ phá sản, mất
việc và giảm thu nhập mà còn tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

13 | P a g e
Hai là, tích cực triển khai các gói hỗ trợ đặc thù, đa dạng hóa các hình thức trợ
cấp, mở rộng các chương trình đào tạo hướng nghiệp phù hợp với nhiều đối tượng, đặc
biệt là lao động nữ, lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động phi chính
thức nhằm ổn định an sinh xã hội, tạo động lực cho người lao động làm việc, góp sức vào
quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Ba là, thị trường lao động Việt Nam có khoảng 75% lao động không được đào tạo
chuyên môn kỹ thuật. Đây là hạn chế lớn của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại
dịch vẫn đang lan rộng và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ
trên toàn thế giới. Chất lượng nguồn lao động chưa cao sẽ là rào cản ngăn cách cơ hội
thích ứng và bắt kịp với các xu hướng công nghệ mới, các phương thức kinh doanh mới
của thế giới. Vì vậy, trong thời gian tới Việt Nam cần tích cực đổi mới, triển khai các
chính sách đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thích ứng với
yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế.

5. Kết luận

Việt Nam đã cân nhắc mức độ ổn định cao về tỷ giá, tăng trưởng kinh tế cũng
như khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh. Tác động của dịch bệnh Covid - 19 khiến yêu
cầu phải giảm bớt tiếp xúc giữa người với người cũng là thách thức đối với lực lượng
lao động. Quy trình sản xuất công nghiệp đã, đang và sẽ được tái thiết kế để phù hợp
tỷ lệ tự động hóa cao hơn. Do vậy, cơ hội việc làm sẽ dần mở rộng hơn đối với nhóm
lao động có chuyên môn và kỹ năng cao hơn, đặc biệt là về mức độ hiểu biết và khả
năng điều khiển máy móc. Đại dịch này càng khẳng định hơn nữa yêu cầu phải
đảm bảo khả năng chống chịu của chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu, phân
tán rủi ro đồng đều hơn.
Khủng hoảng dịch bệnh Covid - 19 đặt ra nhiều thách thức mới về đảm bảo an
ninh việc làm. Việc xuất hiện dịch bệnh đã thay đổi hoàn toàn viễn cảnh và sự vận
hành thông thường của cấu trúc sản xuất và thương mại toàn cầu, ít nhất trong ngắn
hạn. Các thị trường tiêu thụ lớn đình trệ dẫn tới đứt gãy tạm thời trong chuỗi cung ứng,
xảy ra cả ở cấp độ địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu. Thị trường lao động
thời Covid -19 được đánh giá sẽ có tác động sâu rộng đến kết quả thị trường lao động.
Ngoài những lo ngại cấp bách về sức khỏe của công nhân và gia đình họ, virus và các
cú sốc kinh tế tiếp theo sẽ tác động đến việc làm. Cung lao động đang giảm vì các
biện pháp cách ly và suy giảm hoạt động kinh tế.
Mặc dù hầu hết các ngành nghề đã mở cửa trở lại, không phải ngành nghề nào
cũng quay trở lại được như thời điểm trước dịch. Theo số liệu của Bộ LĐTB&XH cho
thấy, có 7,8 triệu lao động Việt Nam mất việc làm hoặc phải nghỉ luân phiên, trong khi
17,6 triệu lao động bị cắt giảm lương do đại dịch. Trong các lĩnh vực chính thức tại
Việt Nam đóng vai trò là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế chính, nhân công của
ngành dịch vụ (bán lẻ, vận tải và du lịch) (72%) và sản xuất (67,8%) bị ảnh hưởng
nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng COVID-19. Tại thời điểm này, ước tính sơ bộ (tính
đến ngày 10/3/2020) cho thấy, những người lao động bị nhiễm bệnh đã mất gần
30.000 tháng làm việc, với hậu quả là mất thu nhập (đối với những người lao động
không được bảo vệ).

14 | P a g e
Tác động việc làm chủ yếu về tổn thất lớn về thu nhập cho người lao động.
Những động thái ngắn hạn về chuyển dịch thương mại, sự dứt gãy trong chuỗi cung
ứng toàn cầu cũng như những rủi ro bất thường như thiên tại dịch bệnh đang tạo ra
những thuận lợi cũng như khó khăn dài hạn về kinh tế và việc làm nói riêng.

15 | P a g e
Phần 3 : KẾT LUẬN CHUNG
Giữa cung và cầu tồn tại một mối quan hệ biện chứng; sự tác động giữa chúng
hình thành nên giá cả cân bằng hay giá cả thị trường, giá cả đó không thể đạt được
ngay mà phải trải qua một thời gian giao động quanh vị trí cân bằng.

16 | P a g e
PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài viết: Khỏa luận về quy luật cung cầu, Ths. Lê Văn Tý (6/9/2020) tại:
tapchicongthuong.vn

2. Mác-Lenin, Giáo trình Kinh tế- Chính trị. NXB chính trị quốc gia (2010).

3. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (2019) (dành cho bậc đại học - không
chuyên lý luận chính trị), NXB Giáo dục, Hà Nội

4. Kinh tế chính trị Mác – Lenin (2006), CN. Nguyễn Quang Hạnh và ThS.
Nguyễn Văn Lịch

5. Thị trường – Lý thuyết Cung cầu và giá cả (21/2/2021) , written by J. L,


tại: https://giaodichtaichinh.com/kien-thuc-tai-chinh/thi-truong-cung-cau-gia-
ca.html/

6. Quy luật Cung Cầu là gì? Tìm hiểu về quy luật quy cung cầu, tại(27/8/2019)
:https://www.fiahub.com/blog/quy-luat-cung-cau-la-gi-tim-hieu-ve-quy-luat-
quy-cung-cau/

7.  Wikipedia, Kinh tế vi mô (Bộ GD-ĐT, ĐH Kinh Tế, ĐH Ngoại Thương),


Samuelson & Nordhaus(Kinh tế học 1995 ), Nicolas Gregory
Mankiw_GS.KTH ĐH harvard (Nguyên lý kinh tế).

17 | P a g e

You might also like