You are on page 1of 6

Kinh tế vi mô

Chương 2: Cung – Cầu

Câu 1: Phân biệt khái niệm cầu, lượng cầu đối với hàng hóa?

 Giống nhau:
- Số lượng hàng hóa mà người mua sãn sàng và có khả năng mua.
- Trong 1 khoảng thời gian nhất định ( các điều kiện không đổi )

Cầu Lượng cầu


Cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà Lượng cầu là số lượng hàng hóa, dịch
Khái niệm tôi sẵn sàng và có khả năng mua ở các vụ mà tôi sẵn sàng và có khả năng mua
mức giá khác nhau. ở 1 mức giá đã cho.
Mức giá Mọi mức giá khác nhau Một mức giá

Câu 2: Trình bày và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa?

1. Thu nhập của người tiêu dùng:


 Là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến cầu trong một khoảng thời gian nhất định. Vì thu
nhập của ngừ dân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua sắm của người tiêu dùng.
Khi thu nhập người tiêu dùng tăng lên thì nhu cầu mua sắm hàng hóa cũng sẽ gia tăng
theo và ngược lại.
 Ví dụ: Khi tiền lương hàng tháng của bạn tăng lên thì bạn sẽ mua nhiều đồ dùng cá
nhân hơn, tích trữ tiền bạc để du lịch hoặc tham gia nhiều hơn vào các nhu cầu giải
trí. Còn trong tình hình dịch bệnh phức tạp, thu nhập giảm đi thì nhu cầu mua đồ tiêu
dùng cá nhân, du lịch hay các hoạt động giải trí cùng sẽ giảm đi.

2. Giá cả và hàng hóa dịch vụ


 Cầu hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá cả của chính hàng hóa đó mà còn bị
ảnh hưởng bởi giá cả của các hàng hóa liên quan.
Ví dụ: Khi giá thịt gà giảm xuống thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua thịt gà nhiều hơn
thay thế cho thịt heo vì thịt gà và heo đều là những hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu tương
tự nhau trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt.
 Giá của một hàng hóa làm kéo theo giảm lượng cầu của hàng hóa khác được gọi
là hàng hóa thay thế. Các cặp hàng hóa thay thế thường đáp ứng chung một nhu cầu.
Ví dụ: Thịt gà và thịt heo; cà rốt và củ cải; cải xanh và rau muống…

3. Tâm lý, tập quan và thị hiếu của người tiêu dùng
 Khi người tiêu dùng thích một loại hàng hóa nào đó thì sẽ ưu tiên mua nó nhiều
hơn các loại hàng hóa khác để thay thế cho dù cùng một chức năng là như nhau.
Ví dụ: Việt Nam là quốc ra rất thích thịt lợn và trong năm 2020 sản lượng thịt lợn là 3,46
triệu tấn, thịt gia cầm chỉ có 1,42 triệu tấn mặc dù 2 loại thịt này đa phần có chức năng như
nhau trong bữa ăn của người Việt.

4. Kì vọng thị trường


 Kì vọng ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng
Ví dụ: Nếu giá của một mặt hàng nào đó dự kiến sẽ tăng trong tương lai gần, người tiêu dùng
sẽ mua nhiều hàng hóa đó hơn so với thường ngày. Trong tình huống đó, họ sẽ tránh phải trả
tiền cao hơn trong tương lai. Nếu giá xăng dự kiến sẽ tăng trong vài ngày tới, mọi người sẽ
vội vã đi đổ xăng. Tương tự, khi người tiêu dùng kỳ vọng rằng trong tương lai giá hàng hóa
sẽ giảm, thì ở hiện tại họ sẽ tạm hoãn một phần tiêu thụ hàng hóa, khiến nhu cầu hàng hóa
hiện tại của họ sẽ giảm.
5. Dân số
 Dân số chính là nguồn lực tạo ra thị trường chính vì vậy đây là yếu tố ảnh hưởng rất
lớn đến lượng cầu về hàng hóa. Khi dân số gia tăng thì lượng hàng hóa cũng phải tăng
theo để đáp ứng nhu cầu của con người.
Nhưng do khả năng sản xuất và thu nhập của các thành phần trong xã hội không như
nhau nên quy mô dân số tăng lên thì cơ cấu nhu cầu cũng sẽ thay đổi.
 Ví dụ: Tỉ lệ người nghèo giảm đi thì nhu cầu về lượng thực thực phẩm giảm, tăng các
hàng hóa có giá trị cao hơn, đáp ưng nhu cầu giải trí nhiều hơn.
6. Chính sách của chính phủ
 Chính sách của chính phủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người tiêu dùng
và giá cả hàng hóa, dịch vụ. Do đó, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa.
Ví dụ: Các mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng thì Nhà nước đặt mức thuế cao, làm cho
giá bán cao, dẫn đến nhu cầu giảm và ngược lại.

Câu 3: Phân biệt các khái niệm về cung, lượng cung đối với hàng hóa?

 Cung : số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán tại các mức giá khác
nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các nhân tố khác không thay đổi,
 Lượng cung: số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người bán muốn bán và sẵn
sàng bán tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định.
 Khác nhau:
- Cung: Người bán muốn bán các mức giá
- Lượng Cung: Người bán muốn bán tại một mức giá

Câu 4: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến cung hàng hóa?

1. Giá các yếu tố sản xuất được sử dụng


 Khi giá các yếu tố sản xuất giảm sẽ làm chi phí sản xuất sản phẩm giảm, sẽ khuyến
khích các doanh nghiệp hiện hành mở rộng sản xuất và các doanh nghiệp mới gia
nhập thị trường. Do đó, lượng cung đều tăng lên ở tất cả mức giá.
 Khi giá các yếu tố sản xuất tăng sẽ làm chi phí sản xuất sản phẩm tăng.
2. Trình độ công nghệ
 Công nghệ là yếu tố quan trọng trong sự thành bại của bất kỳ một DN nào. Công nghệ
sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá sản xuất ra.
3. Các chính sách, quy định của chính phủ
 Các chính sách của chính phủ như chính sách pháp luật, chính sách thuế và chính sách
trợ cấp đều có tác động mạnh mẽ đến lượng cung. Khi chính sách của chính phủ mang
lại sự thuận lợi cho người sản xuất, người sản xuất được khuyến khích sản xuất khiến
lượng cung tăng và đường cung dịch chuyển sang phải và ngược lại.
4. Quy mô sản xuất của ngành
 Nếu quy mô sản xuất của ngành được mở rộng, thể hiện số hãng sản xuất gia tăng,
cung hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng.

Câu 5: Phân biệt sự dịch chuyển và vận động( trượt dọc) đường cầu

1.Dịch chuyển (Translation) đường cung

- Dịch chuyển đường cung là sự thay đổi vị trí của toàn bộ đường cung từ một vị trí này sang
một vị trí khác mà không làm thay đổi hình dạng hoặc kích thước của đường cung đó.

- Dịch chuyển đường cung xảy ra khi bạn di chuyển toàn bộ đường cung theo một hướng
nhất định, giữ nguyên khoảng cách và góc độ giữa các điểm trên đường cung.

- Các yếu tố ảnh hưởng

· Đầu vào

· Công nghệ

· Số lương người bán

· Kỳ vọng

Vận động đường cầu

Ý nghĩa

Sự dịch chuyển trong đường cầu là khi kinh nghiệm hàng hóa thay đổi cả về lượng cầu và giá
cả, khiến đường cong di chuyển theo một hướng cụ thể.

Sự vận động của đường cầu là khi, giá của hàng hóa không đổi, nhưng có sự thay đổi về
lượng cầu do một số yếu tố khác, làm cho đường cong chuyển sang một phía cụ thể.

Thay đổi

Thay đổi dọc theo đường cong

Thay đổi vị trí của đường cong.

Quyết định
Giá bán

Không giá

Nguyên nhân

Thay đổi số lượng yêu cầu

Thay đổi nhu cầu

Kết quả

Đường cầu sẽ di chuyển lên hoặc xuống.

Đường cầu sẽ dịch chuyển sang phải hoặc trái.

§ Khi kinh nghiệm hàng hóa thay đổi cả về lượng cầu và giá cả, khiến đường cong di chuyển
theo một hướng cụ thể, nó được gọi là chuyển động trong đường cầu. Mặt khác, khi, giá của
hàng hóa không đổi nhưng có sự thay đổi về lượng cầu do một số yếu tố khác, làm cho đường
cong dịch chuyển ở một khía cạnh cụ thể, nó được gọi là sự dịch chuyển của đường cầu.

§ Sự dịch chuyển trong đường cầu, xảy ra dọc theo đường cong, trong khi đó, sự dịch chuyển
của đường cầu thay đổi vị trí của nó do sự thay đổi trong mối quan hệ nhu cầu ban đầu.

§ Sự dịch chuyển dọc theo đường cầu diễn ra khi những thay đổi về lượng cầu được kết hợp
với những thay đổi về giá của hàng hóa. Ngược lại, sự thay đổi đường cầu xảy ra do sự thay
đổi của các yếu tố quyết định khác với giá cả, tức là những thứ xác định nhu cầu của người
mua đối với hàng hóa thay vì giá tốt như Thu nhập, Hương vị, Kỳ vọng, Dân số, Giá cả hàng
hóa liên quan, v.v.

§ Sự dịch chuyển dọc theo đường cầu là một chỉ số thay đổi tổng thể về lượng cầu. Đối với
điều này, một sự thay đổi trong đường cầu biểu thị một sự thay đổi trong nhu cầu đối với
hàng hóa.

§ Chuyển động của đường cầu có thể là hướng lên hoặc hướng xuống, trong đó chuyển động
đi lên cho thấy sự co lại của nhu cầu, trong khi chuyển động đi xuống cho thấy sự mở rộng về
nhu cầu. Không giống như sự thay đổi trong đường cầu, có thể là phải hoặc trái. Sự dịch
chuyển sang trái trong đường cầu cho thấy sự gia tăng nhu cầu trong khi sự dịch chuyển trái
cho thấy nhu cầu giảm

Câu 6: : Phân biệt sự dịch chuyển và vận động( trượt dọc) đường cung

1. Dịch chuyển (Translation) đường cung

- Dịch chuyển đường cung là sự thay đổi vị trí của toàn bộ đường cung từ một vị trí này sang
một vị trí khác mà không làm thay đổi hình dạng hoặc kích thước của đường cung đó.
- Dịch chuyển đường cung xảy ra khi bạn di chuyển toàn bộ đường cung theo một hướng
nhất định, giữ nguyên khoảng cách và góc độ giữa các điểm trên đường cung.

- Các yếu tố ảnh hưởng

· Đầu vào

· Công nghệ

· Số lương người bán

· Kỳ vọng

2. Vận động (Trượt dọc) đường cung

- Vận động (trượt dọc) đường cung là sự thay đổi vị trí của một phần của đường cung mà đi
kèm với sự biến đổi về hình dạng và kích thước của đường cung đó.

- Trong trường hợp này, một phần hoặc toàn bộ đường cung có thể trượt dọc trên một trục
hoặc hướng nào đó, dẫn đến sự biến dạng và thay đổi vị trí của đoạn cung đó.

Tóm lại, sự dịch chuyển đường cung là sự thay đổi vị trí của toàn bộ đường cung mà không
làm thay đổi hình dạng và kích thước của nó, trong khi vận động (trượt dọc) đường cung là
sự thay đổi vị trí hoặc biến dạng của một phần hoặc toàn bộ đường cung, điều này có thể xảy
ra khi có tác động từ môi trường hoặc tải trọng.

Câu 7: Các định trạng thái cân bằng, dư thừa, thiếu hụt

 Cân bằng thị trường là trạng thái mà tại đó cung vừa đủ làm thỏa mãn cầu, do đó mà
không có sức ép làm thay đổi giá. Tại mức giá này, chúng ta có lượng cung và cầu
bằng nhau. Khi đó, điểm giao nhau giữa đường cung và đường cầu là điểm cân bằng
và lượng cung và lượng cầu tại mức giá này là lượng cân bằng. Đặc điểm quan trọng
của mức giá cân bằng này là nó không được xác định bởi một cá nhân đơn lẻ mà được
hình thành bởi hoạt động tập thể của toàn bộ người mua và người bán. Đây là cách
định giá khách quan theo thuyết bàn tay vô hình của thị trường.
 Dư thừa là thặng dư của cung, tức là lượng cung lớn hơn lượng cầu tại một mức giá
mà mức giá đó lớn hơn mức giá cân bằng.
 Thiếu hụt là giá trị thặng dư của cầu, tức là lượng cầu lớn hơn lượng cung tại một
mức giá mà mức giá đó nhỏ hơn mức giá cân bằng.

Câu 8: Điều kiện áp dụng mô hình cung cầu

Mô hình này thích hợp cho những thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
1. Có nhiều người mua và người bán
2. Tất cả công ty đều sản xuất những sản phẩm tương đồng.
3. Tất cả người tham gia thị trường đều có đầy đủ thông tin về giá và đặc điểm sản
phẩm.
4. Chi phí giao dịch không đáng kể.
5. Công ty dễ dàng gia nhập và rời bỏ thị trường.

You might also like