You are on page 1of 27

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC

TÓM TẮT BÀI 1


1. Sự khan hiếm là nguyên nhân chính của sự ra đời và phát triển của Kinh tế học.
2. Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức sử dụng và phân phối tốt nhất các
nguồn lực để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của con người.
3. Để giải thích các hiện tượng kinh tế, các nhà kinh tế học đưa ra các giả thuyết và xây
dựng các mô hình kinh tế thích hợp. Sơ đồ các dòng chu chuyển kinh tế và đường giới
hạn khả năng sản xuất là một trong số các mô hình đó.
4. Kinh tế học được chia thành hai nhánh lớn là Kinh tế vi mô và
Kinh tế vĩ mô, nghiên cứu hành vi của các hộ gia đình, các doanh nghiệp và sự tác động
qua lại của hai nhóm người này trên thị trường. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu các hiện tượng
trong tổng thể một nền kinh tế.
5. Kinh tế học thực chứng giải thích các hiện tượng kinh tế, còn kinh tế học chuẩn tắc thể
hiện các đòi hỏi, yêu cầu phải thực hiện để nền kinh tế có thể hoạt động tốt hơn.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. Nêu lý do tồn tại của Kinh tế học. Trong điều kiện nào thì môn học này không tồn tại?
 Kinh tế học ra đời và phát triển là do có sự khan hiềm nguồn lực. Nếu không có sự
khan hiếm thì Kinh tế học không tồn tại.
2. Vì sao đường giới hạn khả năng sản xuất có dạng là một đường cong lồi?
 Vì độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất biểu thị cho chi phí cơ hội, mà
chi phí cơ hội tăng dần khi tăng sản lượng của một trong hai loại sản phẩm được
biểu thị trên đồ thị. Do một đường cong lõm có độ dốc giảm dần nên sẽ không
biểu thị được điều này.
3. Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô khác nhau như thế nào?
 Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô khác nhau ở cách tiếp cận vấn đề nghiên
cứu. Cùng nghiên cứu giải quyết vấn đề khan hiếm nguồn lực nhưng Kinh tế học
vi mô nghiên cứu cách lựa chọn sử dụng nguồn lực của các cá nhân, người tiêu
dùng và các doanh nghiệp trên từng thị trường. Nói cách khác kinh tế học vi mô
chỉ nghiên cứu những hoạt động diễn ra trong từng phần của nền kinh tế. Trong
khi đó, Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế như là một tổng thể nên quan
tâm đến các hoạt động diễn ra trong toàn bộ nền kinh tế.
4. Tại sao doanh nghiệp hoạt động trên thị trường cạnh tranh hoàn toàn không có quyền
quyết định giá bán sản phẩm?
 Do quy mô của mỗi doanh nghiệp là rất nhỏ so với quy mô của thị trường, hay nói
cách khác số lượng hàng mà mỗi doanh nghiệp bán ra thị trường là rất nhỏ so với
tổng số lượng hàng được bán trên thị trường nên doanh nghiệp không đủ khả năng
chi phối giá bán trên thị trường.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Hãy cho biết ý nào dưới đây thuộc lĩnh vực kinh tế vi mô?
a. Giá xăng tăng làm cho nhu cầu về xe máy giảm xuống.
 vì chỉ đề cập đến hành vi của người tiêu dùng gắn với một loại hàng hóa cụ thể.
b. Tác động của sự điều chỉnh chính sách tiền lương đối với sức mua của xã hội.
c. Tác động của việc gia tăng tiết kiệm quốc gia đối với việc tăng trưởng kinh tế.
d. Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và lượng tiền trong lưu thông.
2. Phát biểu nào dưới đây thuộc về kinh tế học thực chứng?
a. Giảm tỷ lệ tăng của lượng tiền đưa vào lưu thông sẽ làm giảm tỷ lệ lạm phát.
b. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải giảm tỷ lệ tăng của lượng tiền đưa vào lưu thông.
c. Nhà nước phải điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao thông qua chính
sách thuế thu nhập.
d. Lạm phát là nguyên nhân làm cho thu nhập thực tế của dân cư giảm.
 vì chỉ đưa ra lý do để giải thích vì sao thu nhập thực tế của dân cư giảm mà không
đưa ra lời chỉ dẫn nên làm thế nào để giải quyết vấn đề thu nhập thực tế giảm.

BÀI 2: CẦU, CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG


TÓM TẮT BÀI 2
1. Đường cầu cho biết mối quan hệ giữa những số lượng cầu và giá của hàng hóa đó.
Đường cung cho biết mối quan hệ giữa những số lượng cung và giá của hàng hóa đó.
2. Đường cầu, đường cung dịch chuyển khi có tác động của các yếu tố không phải giá của
hàng hóa đó.
3. Mức giá tương ứng với số lượng cung cầu bằng số lượng gọi là giá cân bằng. Giá cân
bằng sẽ thay đổi khi đường cung, đường cầu dịch chuyển.
Sau khi đã nắm vững nội dung chính của bài này, các bạn hãy trả lời các câu hỏi và làm
bài tập để tự đánh giá kết quả học tập của mình. Những câu hỏi tự luận giúp các bạn khai
thác sâu hơn nội dung bài học và những câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn rèn luyện kỹ
năng làm bài thi. Những câu hỏi và bài tập giới thiệu ở đây chỉ ở mức trung bình. Các bạn
có thể tìm thêm những câu hỏi và bài tập ở mức khóNtheo hướng dẫn ở phần tài liệu
tham khảo.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. Tại sao đường cung của một loại hàng hóa thường có dạng là một đường dốc lên?
 Vì đường cung phản ánh quy luật chung, hay nói cách khác hàm
cung là đồng biến.
2. Bạn hãy giải thích tình trạng “trúng mùa, rớt giá” của một số loại nông sản.
 Khi sản xuất nông sản trúng mùa, cung tăng, đường cung dịch chuyển sang bên
phải đường cũ, giá cân bằng giảm.
3. Vì sao giá các loại hoa vào ngày lễ cao hơn ngày thường, nhưng người mua vẫn mua
nhiều hơn?
 Vì sao ngày lễ cầu tăng cao hơn bình thường, đường cầu dịch chuyển sang bên
phải đường củ, giá cân bằng tăng nhưng sản lượng cân bằng cũng tăng.
4. Giá P trên hình 2.8 có phải là giá cân bằng hay không? Giải thích cho câu trả lời của
bạn.

 Không, vì mức giá này, số cung và số cầu không bằng nhau.


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Hàm cầu đồng hồ đeo tay biểu thị mối quan hệ giữa:
a. Số lượng cầu đồng hồ đeo tay với giá của đồng hồ treo
tường.
b. Số lượng cầu đồng hồ đeo tay với giá của đồng hồ đeo tay.
c. Số lượng cầu đồng hồ đeo tay với tổng chi tiêu của người
mua.
d. Số lượng cầu đồng hồ đeo tay với tổng doanh thu của
người bán.
 vì đường cầu của một hàng hóa biểu thị quan hệ giữa những số lượng cầu và giá
của chính hàng hóa đó.
2. Yếu tố nào sau đây có thể làm cho đường cung cấp basa dịch
chuyển sang trái?
a. Thu nhập của người tiêu dùng giảm.
b. Giá cá giống tăng.
c. Giá cá basa giảm.
d. Giá cá basa tăng.
 vì khi giá giống tăng sẽ làm cho chi phí của người nuôi cá tăng, trong điều kiện giá
cá basa không đổi, lợi nhuận trên 1 kg cá sẽ ít đi khiến người nuôi cá không muốn
nuôi nhiều
3. Khi giá hiện hành cao hơn giá cân bằng thì:
a. Lượng cung lớn hơn lượng cầu.
b. Lượng cầu nhỏ hơn lượng cung.
c. Thị trường dư thừa hàng hóa.
d. Cả a, b, c đều đúng.
 , vì khi giá hiện hành cao hơn giá cân bằng, lượng cung lớn hơn lượng cầu hay nói
ngược lại, lượng cầu nhỏ hơn lượng cung và do vậy thị trường thừa hàng hóa.

4. Nếu cầu tăng, cung không đổi thì:


a. Giá và số lượng cân bằng cùng tăng.
b. Giá cân bằng không đổi, số lượng cân bằng tăng.
c. Giá và số lượng cân bằng cùng giảm.
d. Giá và số lượng cân bằng cùng không đổi.
 bạn vẽ đồ thị với đường cung và đường cầu, sau đó vẽ thêm 1 đường cầu nữa ở
phía trên, bên phải đường cầu đã vẽ trước đó sẽ thấy ngay giá cả và sản lượng đều
tăng.
BÀI TẬP
Bài 1:
Hàm cầu và hàm cung thị trường của sản phẩm X lần lượt là:
Q = -4P + 100 và Qs=2P+10
Giá và sản lượng cân bằng của thị trường là bao nhiêu?
Nếu cầu tăng 50% ở mọi mức giá thì giá và sản lượng cân bằng của thị trường là bao
nhiêu?
QD = QS => -4P + 100 = 2P + 10 => 6P = 90 => P=15
Thay P = 15 vào hàm cung hoặc hàm cầu sẽ tìm được Q = 40
Cầu tăng 50% ở mọi mức giá có nghĩa là:
QD1 = 1,5QD = 1,5(- 4P + 100) = - 6P +150
Tương tự như cách làm trên, với hàm cầu QD1 bạn sẽ tính được:
P= 17,5 và Q = 45
Bài 2:
Hàm cầu thị trường của sản phẩm X là: QD = -3P + 90.
Nếu giá cân bằng của thị trường là P = 15 thì số lượng cân bằng là bao nhiêu?
Vì số lượng ứng với giá cân bằng là số lượng cân bằng nên không biết hàm cung ta vẫn
tìm được giá cân bằng cách thay P = 15 vào hàm cầu.
Số lượng cân bằng là: Q = 45

BÀI 3: CO GIÃN CỦA CẦU VÀ CUNG


TÓM TẮT BÀI 3
1. Độ co giãn của cầu hoặc cung theo giá đánh giá biến đổi của cầu hoặc cung so với biến
đổi giá của hàng hóa đó.
2. Độ co giãn theo thu nhập đánh giá biến đổi của cầu so với biến đổi của thu nhập.
3. Độ co giãn chéo đánh giá biến đổi của cầu so với biến đổi của giá hàng thay thế hay bổ
túc.
4. Các hệ số co giãn đều có công thức tính tương tự nhau, đó là tỉ số giữa % biến đổi của
cầu hoặc cung và % biến đổi của yếu tố tác động đến nó.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. Tại sao độ co giãn của cầu theo giá là thông tin quan trọng để dự đoán xu hướng
thay đổi của doanh thu?
 Vì tổng doanh thu bằng giá nhân với số lượng cầu, mà hai đạinlượng này có quan
hệ nghịch biến nên nếu không biết được độ co giãn của cầu theo giá thì không thể
biết được tổng doanh thu thay đổi thế nào khi giá thay đổi.
2. Công thức tính độ co giãn của cầu theo giá và độ co giãn chéo của cầu khác nhau
ở điểm nào?
 Chúng khác nhau ở chỗ trong công thức tính hệ số co giãn theo giá ở mẫu số là %
biến đổi giá của chính hàng hóa đó, còn trong công thức tính hệ số co giãn chéo là
% biến đổi giá của hàng hóa có quan hệ thay thế hay bổ t
3. Vì sao có thể kết luận X và Y là hai hàng hóa thay thế cho nhau khi độ co giãn của
cầu hàng hóa X theo giá Y là một số dương?

4. Vì sao hàng xa xỉ có hệ số co giãn theo thu nhập là một số lớn hơn 1?

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Khi giá gas tăng 45%, số lượng gas bán ra giảm 15%. Vậy co giãn của cầu về gas theo
giá là:
a. Nhiều.
b. Bằng đơn vị.
 vì ED = 1/3 < 1
c. Ít.
d. Hoàn toàn.
2. Khi giá gas tăng 45%, số lượng bếp gas bán ra giảm 15%. Vậy độ co giãn chéo của bếp
gas và gas là:
a. 3
b. -3
c. 1/3
d. -1/3
 , vì cầu bếp gas và giá gas biến đổi nghịch chiều và theo công thức tính hệ số co
giãn chéo thì:
3. Vào năm 2000, thu nhập bình quân của dân cư Việt Nam đã tăng gấp đôi so với năm
1990 nhưng số lượng gạo tiêu thụ bình quân/người đã giảm đi 1kg. Vậy gạo là:
a. Hàng xa xỉ.
b. Hàng cấp thấp.
c. Hàng thiết yếu.
 vì độ co giãn của gạo theo thu nhập là nhỏ hơn 0.
d. Hàng cao cấp.
BÀI TẬP
Hàm cầu sản phẩm X là: Q = -4P + 50.
Tại mức giá P = 10, cầu co giãn như thế nào theo giá?
Nếu giá tăng, tổng chi tiêu của người mua sẽ thay đổi như thế nào?
Để biết cầu co giãn thế nào theo giá, bạn cần tính hệ số co giãn
của cầu theo giá công thức: ED= QP/dP x P/Q
Với P = 10 => Q = 10.
Đạo hàm của hàm cầu: Q = -4P + 50 là bằng - 4.
Do đó ED= -4 x 10/10 = -4 nên cầu co giãn nhiều theo giá.
Trường hợp này, nếu giá tăng 10% thì số lượng cầu sẽ giảm 40% nên tổng chi tiêu cho
sản phẩm này của người mua sắm sẽ giảm.

BÀI 4 : CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ


VÀO THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH
TÓM TẮT BÀI 4
1. Khi Chính phủ tăng thuế theo sản lượng, giá cân bằng tăng và sản lượng cân bằng
giảm. Giá tăng nhiều hay ít tùy vào độ co giãn của cung và của cầu.
2. Giá tối đa được quy định thấp hơn giá cân bằng và ngược lại, giá tối thiểu được quy
định cao hơn giá cân bằng.
3. Chính phủ có thể giải quyết phần hàng hóa thiếu hụt khi quy định giá tối đa bằng chính
sách phân phối theo định lượng hoặc nhập khẩu chịu lỗ và mua hết số hàng thừa khi quy
định giá tối thiểu.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. Nếu Chính phủ tăng trợ cấp cho những người làm nghề muối thì thị trường muối
sẽ thay đổi ra sao?
 Khi Chính phủ tăng trợ cấp cho những người làm nghề muối, đường cung của
muối sẽ dịch chuyển sang bên phải đường cũ nên giá cân bằng giảm và số lượng
cân lượng cân bằng tăng.Giá giảm đi do những người làm muối đã chuyển bớt một
phần trợ cấp sang cho người mua cùng hưởng.
2. Tại sao Chính phủ không thể đồng thời quy định giá tối đa và giá tối thiểu cho
cùng một mặt hàng ở cùng mội thời điểm?
 Vì giá tối đa được áp dụng trong điều kiện thị trường bị thiếu hàng còn giá
tối thiểu áp dụng trong điều kiện thị trường bị thừa hàng. Ở cùng một thời
điểm, trên cùng một thị trường không thể xảy ra tình trạng vừa thừa vừa
thiếu hang nên không thể vừa quy định giá tối đa vừa quy định giá tối thiểu.
3. Trong trường hợp nào Chính phủ sẽ can thiệp vào thị trường bằng chính sách giá
tối đa và trong trường hợp nào bằng chính sách giá tối thiểu?
 Chính phủ sẽ can thiệp vào thị trường của một loại hàng hóa nào đó bằng
chính sách giá tối đa khi thị trường này có sự biến động dẫn đến giá cân
bằng mới hình thành sẽ khá cao so với giá cũ. Thông thường đó là do cung
giảm đáng kể so với cầu, chẳng hạn như do mất mùa, sản lượng lúa sẽ giảm
đáng kể so với kỳ trước, giá gạo sẽ tăng cao. Để trợ giúp cho người tiêu
dùng, trong trường hợp này Chính phủ có thể quy định giá tối đa. Trong
trường hợp ngược lại, nếu cung tăng đáng kể so với cầu, giá sẽ hạ thấp so
với kỳ trước, Chính phủ có thể quy định giá tối thiểu khác nhau như sau:

4. Giá tối đa và giá tối thiểu có những điểm gì khác nhau?


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Khi Chính phủ giảm thuế theo sản lượng cho mặt hàng X thì:
a. Giá và sản lượng cân bằng đều giảm.
b. Giá cân bằng giảm, sản lượng cân bằng không đổi.
c. Giá cân bằng giảm, sản lượng cân bằng tăng.
 vì khi thuế giảm đường cung dịch chuyển sang bên phải đường cũ.
d. Giá và sản lượng cân bằn đều tăng.
2. Khi Chính phủ trợ cấp cho người trồng rau sạch thì khoản trợ cấp này:
a. Người bán hưởng toàn bộ.
b. Người bán chuyển cho người mua bao nhiêu tùy vào độ
co giãn của cung và của cầu theo giá.
 vì tương tự như thuế theo sản lượng, khoản trợ cấp sẽ được chia cho 2 bên
bán và mua cùng hưởng. Mỗi bên hưởng bao nhiêu tùy thuộc vào độ co
giãn theo giá của cung và của cầu
c. Người bán chuyển cho người mua phân nửa số tiền trợ cấp.
d. a, b, c đều đúng
3. Để chính sách giá tối đa thực sự mang lại lợi ích cho người mua, Chính phủ nên:
a. Thực hiện nhập khẩu chịu lỗ.
 vì khi đó người mua sẽ được mua với giá thấp và đủ số lượng họ cần.
b. Thực hiện phân phối theo định lượng.
c. Vừa phân phối theo định lượng vừa nhập khẩu chịu lỗ.
d. a, b, c đều đúng.
4. Nếu giá tối thiểu được áp dụng đi kèm với việc Chính phủ mua hết phần sản lượng
thừa thì:
a. Người bán, người mua và Chính phủ đều được lợi.
b. Người mua được lợi.
c. Chính phủ được lợi.
d. Người bán được lợi.
 vì giá tối thiểu quy định cao hơn giá cân bằng nên người mua bị thiệt thòi vì
phải trả giá cao, nếu Chính phủ mua hết phần sản phẩm thừa thì phải chi
ngân sách một khoản tiền chỉ có người bán là được hưởng lợi.
BÀI TẬP
Bài 1:
Hàm cầu thị trường của sản phẩm X là: P = -Q + 40
Hàm cung thị trường là: P = Q + 4
Nếu Chính phủ tăng thuế 4 đvt/sp thì giá và sản lượng cân bằng là bao nhiêu?
Bài 2:
Thị trường sản phẩm X có hàm cầu là: QD = -2P + 50
Hàm cung thị trường là: QS = 2P + 10
Nếu Chính phủ quy định giá tối đa cho X là 8 đvt/sp thì số lượng thiếu hụt là bao nhiêu?
Nếu Chính phủ muốn nhập khẩu phần thiếu hụt và chịu lỗ thì phải chi ngân sách bao
nhiêu tiền? Biết giá vốn nhập khẩu là 9 đvt/sp.
Bài 3:
Thị trường sản phẩm X có hàm cầu là: QD = - 2P + 60
Hàm cung thị trường là: QS= P + 15
Nếu Chính phủ quy định giá tối thiểu cho X là 20 đvt/sp thì phải chi ngân sách bao nhiêu
tiền để mua hết sản phẩm thừa?

BÀI 5: LÝ THUYẾT HỮU DỤNG


TÓM TẮT BÀI 5
1. Theo thuyết hữu dụng, mức độ thỏa mãn của người tiêu dùng đối với một hàng hóa
nào đó có thể đo lường được.
2. Người tiêu dùng đạt được cân bằng (tức là đạt mức thỏa mãn cao nhất trong giới hạn
về ngân sách) khi hữu dụng biên của đồng tiền cuối cùng chi cho mọi hàng hóa là như
nhau.
3. Thuyết hữu dụng được vận dụng để giải thích quy luật nghịch biến của cầu và sự hình
thành đường cầu cá nhân.
4. Cầu thị trường là tổng hợp cầu của các cá nhân, tổng hợp theo biểu, theo hàm hoặc
theo đồ thị.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. Có thể dùng dụng cụ nào để đo lường mức hữu dụng của sản phẩm?
2. Tại sao đường cầu thường có dạng dốc xuống bên phải?
3. Khi giá của X thay đổi (các yếu tố khác không đổi) thì số lượng Y được mua sẽ thay
đổi ra sao (giả định rằng người tiêu dùng chỉ chi tiêu ngân sách của mình cho X và Y).
4. Hãy nêu quy luật hữu dụng biên giảm dần.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Nếu hữu dụng biên giảm dần thì:
a. Hệ số góc của đường tổng hữu dụng tiến tới 0.
b. Việc tiêu dùng thêm loại sản phẩm này không làm cho sự
thỏa mãn của người tiêu dùng tăng lên.
c. Tổng hữu dụng tăng nhanh đều.
d. a và c đúng.
2. Giả định người tiêu dùng chỉ mua hai sản phẩm X và Y. Khi giá của X giảm, số lượng
mua Y sẽ:
a. Giảm.
b. Tăng.
c. Không đổi.
d. Thay đổi tùy thuộc vào độ co giãn theo giá của cầu sản phẩm X.
3. Nếu bạn được dùng nước sạch miễn phí, theo thuyết hữu dụng, bạn sẽ dùng nước sạch:
a. Cho tới mức mà hữu dụng biên của bạn về nước sạch bằng 0.
b. Đến vô hạn.
c. Tới mức tổng hữu dụng về nước sạch bằng 0.
d. a và c đúng.
4. Theo thuyết hữu dụng, với một người tiêu dùng thì:
a. Tổng hữu dụng luôn tăng khi tiêu dùng nhiều hơn.
b. Nếu hữu dụng biên giảm thì tổng hữu dụng giảm.
c. Hữu dụng biên có thể lớn, nhỏ hay bằng 0.
d. b và c đúng.
BÀI TẬP
Hữu dụng biên ứng với mỗi mức tiêu dùng sản phẩm X, Y của anh A được cho trong bản
sau:

Nếu có 50 (đvt) để chỉ tiêu cho hai loại sản phẩm này thì anh A nên mua bao nhiêu X, Y
để tối đa hóa hữu dụng?
Tổng hữu dụng tối đa sẽ là bao nhiêu? Biết rằng PX = 10 và PY=5.

Bài 6: PHÂN TÍCH CÂN BẰNG TIÊU DÙNG BẰNG HÌNH HỌC
TÓM TẮT BÀI 6
1. Cân bằng tiêu dùng đạt được tại tiếp điểm của đường ngân sách
với đường đẳng ích cao nhất mà nó có thể đạt được. Tại đó, độ
dốc của hai đường bằng nhau.
2. Đường tiêu dùng theo giá (theo thu nhập) là đường tập hợp các
điểm cân bằng tiêu dùng khi giá của một mặt hàng (hay thu
nhập của người tiêu dùng) thay đổi.
3. Có thể giải thích sự hình thành đường cầu cá nhân thông qua
khái niệm về đường tiêu dùng theo giá. Từ đường tiêu dùng
theo thu nhập, ta suy ra đường Engel.
Sau đây là một số câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm và bài
tập. Chúng sẽ giúp các bạn hiểu kỹ hơn phần lý thuyết vừa học, qua
đó thử kiểm tra lại mức độ tiếp thu bài của mình. Chúc các bạn thành
công.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. Tại sao tại điểm cân bằng tiêu dùng, độ dốc của đường đẳng ích và đường ngân sách
lại bằng nhau?
2. Khi đường Engel của sản phẩm X dốc xuống về bên phải, ta có thể nói X là mặt hàng
cấp thấp. Tại sao?
3. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng, đồng thời giá của X và Y tăng cùng mức độ thì
đường ngân sách sẽ thay đổi ra sao?
4. Một doanh nhân quyết định mua xe Ford chứ không mua Mercedes. Có thể kết luận
rằng ông ta thích xe Ford hơn Mercedes được không?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Tỷ lệ thay thế biên(MRS) là:
a. Độ dốc của đường ngân sách.
b. Độ dốc của đường tổng hữu dụng.
c. Đô dốc của đường đẳng ích.
d. Tỷ lệ giá cả của X và Y.
2. Dạng dốc xuống của đường đẳng ích cho biết:
a. Tính thay thế của sản phẩm.
b. Tính bổ sung của hai sản phẩm.
c. Tính thay thế và tính bổ sung của hai sản phẩm.
d. Tính thay thế hoặc bổ sung của hai sản phẩm.
3. Nếu giá sản phẩm X thay đổi trong khi ngân sách I và giá của
sản phẩm Y không đổi, ta sẽ thấy:
a. Đường đẳng ích dịch chuyển lên phía trên.
b. Đường ngân sách dịch chuyển sang trái, song song với
đường cũ.
c. Đường ngân sách dịch chuyển sang phải song song với
đường cũ.
d. a, b, c đều sai.
4. Câu nào sau đây không đúng:
a. Đường đẳng ích tập hợp tất cả các phối hợp hàng hóa mà
người tiêu dùng đạt được cùng một mức hữu dụng.
b. Các đường đẳng ích không cắt nhau.
c. Đường đẳng ích luôn có độ dốc bằng tỉ số giá cả của hai
loại hàng hóa.
d. Tỷ lệ thay thế biên thể hiện sự đánh đổi giữa hai hàng
hóa sao cho tổng hữu dụng không đổi.
5. Đường Engel đối với sản phẩm X có dạng dốc lên cho biết:
a. X là sản phẩm đáp ứng nhu cầu xa xỉ.
b. X là sản phẩm bình thường đáp ứng nhu cầu xa xỉ hoặc
thiết yếu.
c. X là sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu.
d. X là sản phẩm cấp thấp.
BÀI TẬP
Một người tiêu dùng mỗi tháng dành 140 ngàn đồng để ăn sáng
bằng xôi hoặc bằng bánh mì. Giá của một gói xôi (X) là 2 ngàn đồng,
giá của một ổ bánh mì (Y) là 4 ngàn đồng. Hàm hữu dụng của người
này là: U = X(Y + 5). Bạn hãy giúp người này tìm cách sử dụng số
tiền dành ăn sáng sao cho đạt hữu dụng tối đa.

BÀI 7: LÝ THUYẾT SẢN XUẤT


TÓM TẮT BÀI 7
1. Hàm sản xuất cho biết quan hệ về số lượng giữa đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp.
Dạng tổng quát của hảm sản xuất là: Q = f(K,L).
2. Khi chỉ có một loại yếu tố đầu vào biến đổi, hàm sản xuất là hàm một biến, được biểu
diễn qua ba đồ thị: đường tổng sản lượng, đường năng suất trung bình và đường năng
suất biên của yếu tố biến đổi này. Hai đường năng suất trung bình và năng suất biên luôn
gặp nhau tại điểm mà năng suất trung bình cực đại.
3. Khi có hai loại yếu tố đầu vào biến đổi, doanh nghiệp cần chọn cách phối hợp chúng
sao cho chi phí sản xuất là thấp nhất. Điều kiện để phối hợp yếu tố sản xuất đầu vào tối
ưu cũng tương tự như điều kiện để phối hợp sản phẩm tiêu dùng tối ưu.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. Tại sao các đường đẳng lượng lại thường có dạng lồi về phía góc trục tọa độ?

2. Doanh nghiệp cần làm gì để có phối hợp tối ưu giữa K và L nếu có ở mức sản
lượng đang thực hiện?
3. Khi giá nhân công tăng lên thì doanh nghiệp phải làm gì để tối thiểu hóa chi phí?
4. Chứng minh rằng tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên MRTS cũng bằng tỷ lệ năng suất biên của
hai yếu tố sản xuất.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Giả định nhà sản xuất chỉ sử dụng hai yếu tố sản xuất K và L thì
tại điểm tương ứng với mức sản lượng tối đa:
a. Độ dốc của đường đẳng lượng bằng độ dốc của đường
đẳng phí.
b. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên bằng tỷ lệ giá cả của hai yếu
tố sản xuất K và L.
c. Năng suất biên đạt được khi chi phí một đơn vị tiền cho
K và L bằng nhau.
d. a, b, c đều đúng.
2. Phối hợp tối 222. Hai yếu tố sản xuất biến đổi K và L được xác
định tại:
a. Tiếp điểm của đường đẳng ích và đường đẳng lượng.
b. Tiếp điểm của đường đẳng phí và đường đẳng lượng.
c. Một điểm trên đường mở rộng khả năng sản xuất.
d. b và c đúng.
3. Khi năng suất biên giảm dần đến 0, tổng sản lượng sẽ:
a. Tăng dần với mức tăng càng lúc càng ít.
b. Giảm dần với mức giảm càng lúc càng ít.
c. Tăng dần với mức tăng càng lúc càng nhiều.
d. Giảm dần với mức giảm dần càng lúc càng nhiều.
4. Một hàm sản xuất cho phép xác định:
a. Chi phí để sản xuất một số lượng sản phẩm nhất định nào
đó.
b. Sản lượng cao nhất có thể đạt được theo số lượng yếu tố
sản xuất được sử dụng.
c. Số lượng sản phẩm cần sản xuất để có lợi nhuận.
d. Số tiền thu được khi bán một số lượng sản phẩm nhất
định nào đó.
5. Điều kiện nào dưới đây không phải là điều kiện để phối hợp sản
xuất tối ưu:
a. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên bằng tỉ số giá cả.
b. Độ dốc của hai đường đẳng phí và đẳng lượng bằng nhau.
c. Năng suất biên của yếu tố lao động bằng năng suất biên
của yếu tố vốn.
d. Đường đẳng phí là tiếp tuyến của đường đẳng lượng.
BÀI TẬP
Hãy tìm các khái niệm tương đương trong lý thuyết tiêu dùng và điền vào cột bên phải
trong bảng sau:

BÀI 8: LÝ THUYẾT CHI PHÍ

TÓM TẮT BÀI 8


1. Chi phí kinh tế bằng chi phí kế toán cộng với chi phí cơ hội. Chi
phí cơ hội là giá trị thu nhập ròng của phương án tốt nhất trong
số các phương án đã bị bỏ qua.
2. Các loại chi phí trung bình được tính theo cùng một cách là lấy
tổng chi phí tương ứng chia cho sản lượng.
3. Chi phí biên trong ngắn hạn là phần thay đổi trong tổng phí hay
tổng biến phí khi doanh nghiệp thay đổi một đơn vị sản lượng.
Đường chi phí biên ngắn hạn đi qua điểm cực tiểu của hai
đường biến phí trung bình và chi phí trung bình.
4. Đường chi phí trung bình dài hạn (LAC) là bao hình của các
đường chi phí trung bình ngắn hạn. Đường chi phí biên dài hạn
(LMC) cắt đường LAC tại LACmin.
5. Quy mô sản xuất thích hợp với mỗi mức sản lượng được biểu
thị bằng một đường SAC tiếp xúc với đường LAC tương ứng
tại mức sản lượng đó. Đường SAC có điểm cực tiểu trùng với
điểm cực tiểu của đường LAC biểu thị cho quy mô được gọi là
quy mô tối ưu.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. Vì sao đường định phí trung bình có dạng hyperbol?
2. Sự khác nhau giữa tổng định phí và tổng biến phí?
3. Tại sao ở mức sản lượng ứng với điểm uốn của hai đường TC
và TVC, chi phí biên MC lại đạt cực tiểu?
4. Tại quy mô tối ưu trong dài hạn, ta có 4 loại chi phí bằng nhau.
Đó là những loại chi phí nào và tại sao?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Đường chi phí nào kể dưới đây không có dạng chữ U?
a. Đường biến phí trung bình (AVC).
b. Đường tổng biến phí (TVC).
c. Đường định phí trung bình (AFC).
d. b và c.
2. Chi phí biên (MC) thể hiện:
1. Độ dốc của đường tổng định phí.
2. Độ dốc của đường tổng biến phí.
3. Độ dốc của đường chi phí trung bình.
4. b và c.
3. Câu nào sau đây nói không đúng về định phí trung bình (AFC)?
a. Đường AFC là đường thẳng song song với trục hoành.
b. AFC bằng TFC chia cho sản lượng.
c. AFC bằng AC trừ đi AVC.
d. AFC giảm khi sản lượng tăng.
4. Trong ngắn hạn, chi phí nào sau đây là định phí của nhà máy
sản xuất giày da?
a. Chi phí da, keo dán, điện.
b. Chi phí tiền lương trả cho công nhân theo sản phẩm.
c. Chi phí khấu hao máy móc thiết bị.
d. Chi phí bao bì.
139
5. Tiền thuê mặt bằng xây dựng nhà xưởng mà doanh nghiệp chi
hằng năm được gọi là:
a. Chi phí kế toán.
b. Chi phí kinh tế.
c. Chi phí cơ hội.
d. Chi phí cơ hội.
e. Chi phí biến đổi.
BÀI TẬP
Một doanh nghiệp có hàm tồng phí ngắn hạn là:
TC = Q3
– 14A2
+ 69Q + 128
1. Tổng định phí của doanh nghiệp là bao nhiêu?
2. Hãy tìm hàm tổng biến phí và các hàm chi phí trung bình, biến
phí trung bình, chi phí biên của doanh nghiệp.
3. Tính tổng chi phí ở mức sản lượng Q = 5.

BÀI 9: CẠNH TRANH HOÀN TOÀN


TÓM TẮT BÀI 9
1. Đường tổng doanh thu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn
là đường thẳng dốc lên và đường doanh thu biên là đường nằm
ngang.
2. Mức sản lượng cân bằng trong ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh
tranh hoàn toàn thỏa điều kiện MR = MC = P nhưng nếu
P<AVCmin doanh nghiệp sẽ ngưng sản xuất.
3. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp là đường MC kể từ
điểm cực tiểu của đường AVC trở lên. Đường cung dài hạn của
doanh nghiệp là đường LMC kể từ điểm cực tiểu của đường
LAC trở lên. Đường cung dài hạn của ngành là đường nối liền
các điểm cân bằng ngành.
4. Khi ngành cạnh tranh hoàn toàn đạt được cân bằng dài hạn, lợi
nhuận kinh tế của mỗi doanh nghiệp trong ngành bằng 0.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. Tại sao đường cung dài hạn của doanh nghiệp là phần đường
LMC kể từ điểm cực tiểu của đường LAC trở lên?
2. Tại sao khi ngành cạnh tranh hoàn toàn đạt được cân bằng dài
hạn thì lợi nhuận kinh tế của mỗi doanh nghiệp trong ngành
bằng 0?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Trên thị trường cạnh tranh hoàn toàn:
a. Người bán có quyền quyết định giá.
b. Người mua có quyền quyết định giá
c. Doanh nghiệp có ưu thế có quyền quyết định giá.
d. Cả a, b, c đều sai.
2. Nếu giá thị trường bằng biến phí trung bình tối thiểu của doanh
nghiệp cạnh tranh hoàn toàn thì:
a. Doanh nghiệp ngừng sản xuất thì số tiền lỗ là tối thiểu.
b. Doanh nghiệp sản xuất mức sản lượng cân bằng thì số
tiền lỗ là tối thiểu.
c. Dù cho doanh nghiệp ngừng sản xuất hay sản xuất mức
sản lượng cân bằng đều bị lỗ số tiền như nhau.
d. a, b, c đều đúng.
3. Khi doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn đạt được cân bằng trong
ngắn hạn thì biểu thức nào dưới đây không phải luôn luôn đúng:
a. MC = AR (doanh thu trung bình).
b. MR = P.
c. P = AC.
d. P = MC.
4. Trên thị trường cạnh tranh hoàn toàn, khi doanh nghiệp và
ngành đều đạt cân bằng dài hạn thì:
a. Lợi nhuận kinh tế của mỗi doanh nghiệp trong ngành
bằng 0.
b. Lợi nhuận kế toán của mỗi doanh nghiệp trong ngành là
một số lớn hơn 0.
c. Lợi nhuận kế toán của mỗi doanh nghiệp trong ngành là
một số nhỏ hơn 0.
d. a và b đúng.
BÀI TẬP
Bài 1:
Một doanh nghiệp hoạt động trên thị trường cạnh tranh hoàn
toàn, có hàm tổng phí là: TC = q2
+ 2q + 40
1. Nếu giá thị trường là P = 42 đvt/sp thì mức sản lượng tối đa hóa
lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu? Tổng lợi nhuận tối đa
đạt được là bao nhiêu?
2. Nếu thị trường sản phẩm này có 100 doanh nghiệp có hàm tổng
phí giống như doanh nghiệp này thì hàm cung thị trường như
thế nào?
Bài 2:
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có các số liệu về tổng
biến phí (TVC) như trong bảng sau:

Nếu giá thị trường là 46 đvt/sp thì sản lượng cân bằng của doanh nghiệp là bao nhiêu?

BÀI 10: ĐỘC QUYỀN HOÀN TOÀN


TÓM TẮT BÀI 10
1. Đường cầu về sản phẩm của hãng độc quyền hoàn toàn trùng với đường cầu thị trường.
Đường doanh thu biên luôn năm dưới đường cầu.
2. Điều kiện để tối đa hóa lợi nhuận hoặc tối thiểu hóa tiền lỗ luôn
là MR = MC. Doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất khi
PQ<AVCQ với Q là sản lượng cân bằng.
3. Trong ngắn hạn, hãng độc quyền hoàn toàn có những mục tiêu
khác nhau như: tối đa hóa sản lượng, tối đa hóa doanh thu, đạt
một tỉ suất lợi nhuận nhất định… Mỗi mục tiêu sẽ có một
phương pháp định giá thích hợp. Nhà độc quyền cũng có thể áp
dụng các chính sách phân biệt giá tăng lợi nhuận.
4. Trong dài hạn, hãng độc quyền hoàn toàn luôn có lợi nhuận
kinh tế lớn hơn 0 dù cho hoạt động với quy mô sản xuất tối ưu
hay không.
5. Chính phủ có thể điều tiết lợi nhuận độc quyền bằng các chính
sách quy định giá tối đa, thuế theo sản lượng và thuế không
theo sản lượng.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. Tại sao trên thị trường độc quyền hoàn toàn, doanh thu biên
luôn nhỏ hơn giá bán ở mọi mức sản lượng?
2. Đường tổng doanh thu và đường doanh thu biên của hãng độc
quyền hoàn toàn có dạng giống đường nào trong lý thuyết tiêu
dùng?
3. Muốn tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền phải hoạt
động ở vùng cầu co giãn nhiều. Tại sao?
4. Giá cước truy cập internet của công ty VDC là 150VNĐ/phút
cho 10 giờ truy cập đầu tiên; 130 VNĐ/phút cho 10 giờ tiếp
theo nữa… Vậy công ty đã áp dụng chính sách phân biệt giá
cấp mấy?
5. Chính sách thuế đánh vào nhà sản xuất độc quyền có mang lại
lợi ích trực tiếp cho người tiêu dùng không?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Khi chính phủ tăng thuế thu nhập doanh nghiệp, hãng độc
quyền hoàn toàn sẽ:
a. Bán hàng với giá cao hơn trước khi thuế tăng.
b. Giảm sản lượng.
c. Bị giảm lợi nhuận.
d. Tăng sản lượng.
2. Một hãng độc quyền hoàn toàn thấy rằng ở mức sản lượng hiện
tại, doanh thu biên của hãng bằng 6, còn chi phí biên bằng 4.
Vậy muốn tối đa hóa lợi nhuận, hãng này cần phải:
a. Giữ cho giá và sản lượng không đổi.
b. Giảm giá và tăng sản lượng.
c. Giảm sản lượng và tăng giá.
d. Không câu nào đúng.
3. Nếu nhà độc quyền quyết định mức sản lượng mà tại đó MR =
MC = AC thì lợi nhuận kinh tế sẽ :
a. >0
b. =0
c. <0
d. =∞
4. Trong số các doanh nghiệp dưới đây, đơn vị nào có thể được coi
là độc quyền hoàn toàn?
a. Hàng không Việt Nam.
b. Tổng công ty điện lực Việt Nam.
c. Tổng công ty đường sắt Việt Nam.
d. Tổng công ty than Việt Nam.
BÀI TẬP
Một hãng độc quyền hoàn toàn có hàm cầu về sản phẩm là:
P=-6
15
Q + 75
Hàm tổng chi phí là: TC = 2,5Q2 – 25Q + 400
1. Tính mức sản lượng (Q) và giá bán (P) mà nhà độc quyền tối đa
hóa lợi nhuận. Lợi nhuận tối đa đó (Π max) là bao nhiêu?
2. Q, P và Π max thay đổi ra sao nếu Chính phủ đánh thuế ô nhiễm
môi trường t=10đvt/sp.
3. C, P và Π max thay đổi ra sao nếu Chính phủ đánh thuế thu nhập
doanh nghiệp là T=50đvt.

BÀI 11: CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN VÀ THIỂU SỐ ĐỘC QUYỀN


TÓM TẮT BÀI 11
1. Trên thị trường cạnh tranh độc quyền có rất nhiều doanh nghiệp
với các sản phẩm có chút ít khác biệt. Điều kiện cân bằng của
doanh nghiệp vẫn là MR = MC. Khi ngành đạt cân bằng dài hạn
thì lợi nhuận kinh tế của mỗi doanh nghiệp bằng 0.
2. Trên thị trường thiểu số độc quyền chỉ có một số ít doanh
nghiệp và chúng có sự phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau về mặt
chiến lược. Mức sản lượng và giá bán được xác định theo cách
nào là tùy vào viêc trên thị trường có sự liên minh hay không.
3. Các doanh nghiệp có thể liên minh công khai (hình thành nên
Cartel) hoặc theo liên minh ngầm.
4. Nếu không liên minh, các doanh nghiệp có thể cạnh tranh với
nhau qua giá hoặc không qua giá. Ngày nay, hình thức cạnh
tranh qua giá ít được coi trọng vì có nguy cơ xảy ra chiến tranh
giá cả.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. Tại sao khi ngành cạnh tranh độc quyền cân bằng dài hạn thì
quy mô sản xuất doanh nghiệp là nhỏ hơn tối ưu?
2. Hãy so sánh thị trường cạnh tranh hoàn toàn và thị trường cạnh
tranh độc quyền dưới góc độ của người tiêu dùng:
3. Tại sao đường cầu về sản phẩm của doanh nghiệp thiểu số độc
quyền lại khó xác định mà dễ thay đổi?
4. Các chiến lược cạnh tranh không qua giá trong thị trường thiểu
số độc quyền có điểm chung là gì?
5. Khi nào thì xảy ra chiến tranh giá cả?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Sản lượng cân bằng ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh độc
quyền được xác định tại điểm mà:
a. Giá bằng chi phí biên (P = MC).
b. Giá bằng chi phí trung bình (P = AC).
c. Đường doanh thu biên cắt đường chi phí biên.
d. Đường chi phí biên cắt đường chi phí trung bình.
2. Để tính toán sao cho lợi nhuận tối đa, nhà sản xuất cần có tối
thiểu những thông tin sau:
a. Hàm tổng chi phí và hàm sản xuất.
b. Hàm cầu và hàm doanh thu biên.
c. Hàm tổng chi phí và hàm cầu.
d. Sản lượng của các đối thủ cạnh tranh.
3. Căn cứ vào các đặc điểm của thị trường thiểu số độc quyền thì
trong các đơn vị dưới đây, đơn vị nào có thể được coi là doanh
nghiệp thiểu số độc quyền >
a. Hãng sản xuất nước giải khát có gaz.
b. Sạp báo bán lẻ.
c. Cửa hàng tạp hóa.
d. Hộ nông dân trồng lúa.
4. Trên thị trường thiểu số độc quyền, khi doanh nghiệp dẫn đạo
giá bán sản phẩm với giá P thì các hãng bị dẫn đạo sẽ sản xuất
mức sản lượng mà:
a. Chi phí trung bình của hãng là tối thiểu.
b. Chi phí biên của hãng bằng giá P.
c. Doanh thu biên của hãng là tối đa.
d. Chi phí biên của hãng là tối thiểu.
5. Ý nào dưới đây đúng với cả ba thị trường: cạnh tranh độc
quyền, cạnh tranh hoàn toàn và độc quyền hoàn toàn?
a. Sản phẩm của các doanh nghiệp giống hệt nhau.
b. Lợi nhuận kinh tế dài hạn bằng 0.
c. Có thể vào ra thị trường một cách dễ dàng.
d. Mức sản lượng cân bằng ngắn hạn được xác định tại giao
điểm của đường doanh thu biên và chi phí biên.
BÀI TẬP
Hai doanh nghiệp A và B trên thị trường thiểu số độc quyền
cùng đứng trước hai chiến lược giảm giá hoặc giữ giá. Bốn kết cục có
thể xảy ra tùy theo chiến lược mà hai bên lựa chọn được thể hiện trong
bảng dưới đây:
Hãy lập luận để dự đoán xem kết cục nào sẽ xảy ra.

You might also like