You are on page 1of 29

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết vấn đề nghiên cứu


Thị trường xuất khẩu gạo cũng như tình hình cung cầu về gạo luôn là một vấn
đề đáng quan trâm của toàn xã hội. Việt Nam là một nước công nghiệp đang
trên đà phát triển công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Dạo gần đây tình
hình giá cả mặ hàng gạo đang rất được quan tâm. Do giá gạo liên tục biến động
đó làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như hành vi của người tiêu dùng. Điều đó
góp phần không nhỏ trong việc giá gạo biến động mạnh.
Ngoài ra, việc hạn chế xuất khẩu gạo cũng làm cho người tiêu dùng tin rằng
sức cung gạo không đủ cung ứng cho thị trường trong nước nên mới phải hạn
chế xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Do đó ta cũng nhận rằng quan hệ cung và cầu về gạo hiện nay đang là vấn đề
nóng bỏng được bàn luận trong các chương trình thời sự trong nước cũng như
quốc tế và trên các bài báo thường thuật.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về các chính sách của chính phủ để giúp người dân và thương nhân
để biết cách cân nhắc điều chỉnh lượng sản phẩm nông sản tạo ra lượng sản
phẩm thu mua. Để từ đó người dân không phải chịu thiệt thòi mà thương gia
cũng có lợi,
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng được nghiên cứu nằm trong bộ môn kinh tế vi mô, và chủ đề được
nghiên cứu là cung cầu lúa gạo và chính sách của chính phủ. Dựa qua kiến
thức đã được tìm hiểu chúng ta sẽ đi và tìm hiểu sâu hơn về chính sách ưu đãi
và sự quan tâm mà nhà nước hiện nay dành cho người nông dân và cách vận
dụng quy luật giá trần và giá sàn trông tính toán vi mô. Ngoài ra còn cung cấp
những kiến thức giúp sinh viên hiểu được vận dụng kiến thức vô công việc
nghiên cứu kinh tế sau này.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp trừu tượng kết hợp với cơ sở lý thuyết để có thể nghĩ ra các
phương pháp mang tính hiệu quả và áp dụng được.
- Tìm hiểu thông tin qua tài liệu, sách vở, báo đài, các phương tiện truyền thông.
- Nội dung nghiên cứu :
+ Các chính sách của nhà nước giúp người dân
+ Nhiệm vụ của người dân
+ Kết hợp phân tích và đánh giá vấn đề nghiên cứu
5. Kết cấu của chuyên đề nghiên cứu
1
- Phần I. MỞ ĐẦU
- Phần II. NỘI DUNG
- Phần III. KẾT LUẬN

Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


1. Khái quái chung về lý thuyết
1.1. Cầu hàng hóa ( Demad-D)
1.1.1. Khái niệm
- Cầu hàng hóa là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua có khả năng
mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất
định .
1.1.2. Lượng cầu ( Qd)
- Là tổng số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua và có
khả năng mua ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định .
1.1.3. Quy luật cầu
- Lượng cầu về hàng hóa dịch vụ có mối liên hệ nghịch chiều với giá cả (P).
Nếu giá hàng hóa giảm các yếu tố khác không đổi thì người tiêu dùng sẽ
mua hàng nhiều hơn và ngược lại
Ta có thể tóm tắt như sau:
P =>Qd 

P => Qd 
1.2. Cung hàng hóa ( Supply-S)
1.2.1. Khái niệm
- Cung hàng hóa là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán có khả năng
bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định
.
1.2.2. Lượng cung (Qs)
- là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán và có khả năng
bán ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định.
1.2.3. Quy luật cung
- Cung hàng hóa , dịch vụ có mối quan hệ cùng chiều với giá cả . Nếu giá
tăng và các yếu tố khác không đổi , nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hơn và
ngược lại . Ta có thể tóm tắt như sau:

P ↑ => Qs ↑

P ↓ => Qs ↓
2
2. Cân bằng thị trường
2.1. Trước khi để tìm hiểu rõ về cân bằng thị trường chúng ta cần tìm hiểu rõ về 2
vấn đề vượt cung và vượt cầu

2.2. Vượt cầu


- Vượt cầu tồn tại khi lượng cầu lớn hơn lượng cung ở một mức giá xác định .
Khi vượt cầu xảy ra , người mua có khuynh hướng cạnh tranh nhau để mua
được sản phẩm ở mức giá đó với lượng cung hạn chế . Do đó trên thị trường
có thể xảy ra sự điều chỉnh các mức giá khác nhau một cách tự động dù
lượng cung không đổi . Tại mức giá vượt cầu có thể xảy ra hai tình huống :
- ( 1 ) lượng cầu giảm vì người mua có thể chọn sản phẩm thay thế ;
- ( 2 ) lượng cũng tăng do người cung ứng bán được giá cao hơn và họ tăng
sản lượng khi giá tăng .
- Từ đó ta có thể kết luận khi lượng cầu vượt lượng cung , giá có khuynh
hướng tăng lên . Khi giá trong thị trường tăng , lượng cầu giảm và lượng
cung tăng cho đến khi lượng cung bằng lượng cầu , thị trường đạt trạng thái
cân bằng.
2.3. Vượt cung
- Vượt cung tồn tại khi lượng cung lớn hơn lượng cầu ở mức giá xác định
Khi vượt cung xảy ra, trên thị trường có khuynh hướng điều chỉnh các mức
giá khác nhau một cách tự động với lượng cung không đổi.Chẳng hạn người
bán sẽ giảm giá để khuyến khích người mua mua hàng bằng các chính sách
khuyến mãi, giảm giá.Tình trạng vượt cung sẽ gây ứ đọng hàng hóa, do đó để
giải quyết lượng hàng ứ đọng này người bán buộc phải giảm giá hoặc giảm
lượng cung hoặc cả hai.Tiến trình điều chỉnh lượng và giá cung cầu này sẽ
còn tiếp tục cho đến khi tình trạng vượt cung không còn nữa. Từ đó ta có thể
kết luận khi lượng cung vượt lượng cầu, giá có khuynh hướng giảm
3
xuống.Khi giá giảm lượng cung chắc chắn sẽ giảm, lượng cầu chắn chắn sẽ
tăng lên cho đến khi lượng cung bằng với lượng cầu, thị trường đạt trạng thái
cân bằng.
2.4. Trạng thái cân bằng trên thị trường
- Tại một mức giá mà lượng cầu bằng lượng cung ta gọi là cân bằng thị trường.
Nếu giá thị trường thấp hơn giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ
vượt lượng cung của nhà sản xuất; nếu giá thị trường cao hơn mức giá cân
bằng, lượng cần của người tiêu dùng sẽ ít hơn lượng cung của nhà sản xuất.
Bài viết tiếp theo sẽ mô tả cơ chế điều chỉnh của thị trường để đạt mức cân
bằng. Chúng ta có thể biểu diễn thị trường ở trạng thái cân bằng trong một đồ
thị bằng cách hiển thị giá và lượng kết hợp tại đó đường cung và đường cầu
cắt nhau.
2.5. Sự thay đổi của trạng thái cân bằng thị trường
- Trường hợp 1: cầu thay đổi, cung không đổi
Cầu tăng ( cung không đổi)
đường cầu dịch chuyển sang phải, TT thiếu hụt HH, giá sẽ tăng và cân
bằng ở mức gía và lượng cao hơn trước.

Cầu giảm ( cung không đổi)


- đường cầu dịch chuyển sang trái, TT dư thừa HH, gía sẽ giảm và cân bằng
ở mức gía và lượng thấp hơn trước.

4
- Trường hợp 2: cung thay đổi ,cầu không đổi
Cung tăng ( cầu không đổi)
- đường cung dịch chuyển sang phải, thị trường dư thừa hàng hóa, giá sẽ
giảm và cân bằng ở mức gía thấp hơn và lượng cao hơn

Cung giảm ( cầu không đổi)


- đường cung dịch chuyển sang trái, TT thiếu hụt HH, gíasẽ tăng và cân bằng
ở mức gía cao hơn và lượng thấp hơn.

- Trường hợp 3: cung và cầu đều tăng


Cung tăng lớn hơn cầu tăng : Khi cung và cầu của một mặt hàng hóa đều
tăng lên , nhưng cũng tăng lớn hơn cầu tăng thì giá trên thị trường sẽ giảm .
Cung tăng nhỏ hơn cầu tăng : Khi cung và cầu của một mặt hàng hóa đều
tăng lên, nhưng cung tăng nhỏ hơn cầu tăng thì giá trên thị trường sẽ tăng .
Cung tăng bằng cầu tăng : Khi cung và cầu của một mặt hàng hóa đều tăng
lên và tăng lên với một lượng như nhau thì giá và lượng trên thị trường sẽ
cân bằng tại một mức mới lớn hơn giá và lượng cân bằng ban đầu .
- Mối quan hệ nhân quả giữa cung, cầu và giá:

5
Sự tương tác giữa cung và cầuquyết định lượng căn bằng và gía cân bằng;
Cung và cầu phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau; Khi 1 và/hoặc nhiều yếu
tố trên thay đổi thì Cung và/hoặc cầu thay đổi làm thay đổi lượng cân bằng
và giá cân bằng.
3. Vận dụng cung cầu
3.1. Biện pháp can thiếp gián tiếp
3.1.1. Chính sách thuế.

- giả sử chính phủ đánh thuế t đồng trên một đơn vị hàng hóa được bán ra phản
ứng của người bán là họ muốn được trả một mức giá thị trường cao hơn trước t
đồng tại mọi sốlượng được bán ra. Điều đó có nghĩa là đường cung sẽ
dịchchuyển song song lên trên một đoạn bằng đúng khoản thuế t như hình trên.
Đường cầu của người tiêu thụ không có lý dogì để thay đổi. Trên đồ thị giá cân
bằng tăng từ P1 lên P2 và lượng cân bằng giảm từ Q1 xuống Q2. Giá cân bằng
cao hơn có nghĩa là người sản xuất đã chuyển được phần nào gánh nặng thuế
sang cho người tiêu dùng, cụ thể là khoản E2A trên đồ thị. Nhưng mức thuế
mà người tiêu dùng gánh chịu qua giá mua nhỏ hơn mức thuế mà người sản
xuất phải nộp (E2A < 1), do đó người sản xuất cũng gánh chịu một phần thuế
là. AB = t - 𝐸2 A
Chúng ta có 2 trường hợp đặc biệt sau đây:
- Đường cầu co giãn hoàn toàn theo giá thì người sản xuất phải gánh chịu toàn
bộ khoản thuế. (hình a)
- Đường cầu không co giãn hoàn toàn theo giá thì người tiêu dùng phải gánh
chịu toàn bộ khoản thuế (hình b)

6
3.1.2. Chính sách trợ cấp.
- Giả sử chính phủ trợ cấp S đồng trên một đơn vị hàng hóa đối với người
sản xuất , họ có thể cung ứng mức sản lượng cao hơn trước ở tất cả mức
giá có thể có trên thị trường . Điều đó có nghĩa là đường cũng sẽ dịch
chuyển sang phải hay dịch chuyển xuống dưới một khoản bằng đúng khoản
trợ cấp S như hình bên .

- Đường cầu của người tiêu thụ không có lý do gì để thay đổi . Trên đồ thị
giá cân bằng giảm từ 𝑃1 xuống 𝑃2 và lượng cân bằng tăng từ 𝑄1 lên 𝑄2 .
- Giá cân bằng thấp hơn có nghĩa là người tiêu dùng cũng hưởng lợi từ chính
sách trợ cấp , cụ thể là họ mua sản phẩm với mức giá thấp hơn một khoản
E1C trên đồ thị , do đó người sản xuất chỉ hưởng một phần trợ cấp là đoạn
CD = s – ETC.
Chúng ta có 2 trường hợp đặc biệt sau đây:

7
- Đường cầu co giãn hoàn toàn người sẽ được hưởng hết trợ cấp
(hình a).
- Đường cầu không co giãn hoàn toàn ngược lại người tiêu dùng hưởng hết toàn
bộ trợ cấp ( hình b).
3.2. Biện pháp can thiệp trực tiếp.
Khi sự thay đổi trong cầu hay cung hàng hóa và dịch vụ đem đến giá cao hay
thấp và nó làm cho một số thành phần trong xã hội được và mất đi sự công
bằng.
Để đảm bảo sự công bằng đó chính phủ đã can thiệp trực tiếp và gián tiếp vào
thị trường để điều chỉnh.
Để tránh tình trạng giá cả quá cao và giá cả quá thấp chính phủ đã ấn định ra
giá sàn và giá trần theo luật giá để giá đó không cao và giảm quá so với mức
giá đó.
Giá trần ( giá tối đa- pmax)
Là mức giá cao nhất đối với một hàng hóa dịch vụ và mục tiêu giá trần là bảo
vệ lợi ích của người tiêu dùng.
Người sản xuất sẽ phải chịu thiệt phải cung cấp hàng với giá thấp hơn mức
giá mà họ mong muốn. Người chỉ sãn sàng khi lượng Qs thấp hơn lượng cân
bằng nhưng người mua lại muốn mua một lượng Qd lớn hơn lượng cân bằng.
Người tiêu dùng sẽ nhận được lời khi mua được hàng hóa với giá thấp, một số
bị thiệt khi không mua được và phải mua ở mua ở thị trường bất hợp với giá
cao hơn so với mức giá cân bằng.
Kết quả gây ra hiện tượng thiếu hụt và thị trường chợ đen sẽ xuất hiện lợi ích
( hình a)
Giá sàn ( giá tối thiểu – pmin)

8
Là mức giá thấp đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ và mục tiêu của giá sàn là
bảo vệ lợi ích của cho nhà sản xuất.
Người sản xuất sẽ sẵn sàng cung cấp một lượng hàng Qs lớn hơn lượng cân
bằng nhưng người mua chỉ muốn mua một lượng hàng Qd nhỏ hơn lượng cân
bằng . Người bán được lợi vì bán được hàng giá cao hơn mức giá cân bằng .
Người tiêu dùng sẽ bị thiệt hại khi và phải mua hàng với giá cao so với mức
giá cân bằng trên thị trường.
Sẽ xảy ra hiện tượng dư thừa hàng hóa ( hình b)

Hình a

Hình b

4. Vận dụng cung cầu trong chính sách giá trần và giá sàn của chính phủ
Việt Nam
4.1. Tình hình nông nghiệp Việt Nam những năm gần đây

9
Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh
tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh
chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất
trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng
một thế hệ. Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần
3.700 USD. Tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 3,65 USD/ngày, theo PPP năm
2017) giảm từ hơn 14% năm 2010 xuống còn 3,8% năm 2020.

Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống
chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng. Tăng trưởng GDP dự
kiến sẽ giảm xuống còn 6,3% vào năm 2023, từ mức 8% vào năm 2022,
do nhu cầu trong nước và xuất khẩu chững lại. Tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi lên mức 6,5% vào năm 2024 do lạm phát
trong nước có thể giảm dần từ năm 2024 trở đi. Điều này sẽ được hỗ trợ
thêm bởi sự phục hồi nhanh chóng của các thị trường xuất khẩu chính
(Mỹ, Khu vực Đồng tiền chung Châu Âu và Trung Quốc).

Với tỉ lệ tăng trưởng ở mức 2,5% đến 3,5% mỗi năm trong suốt 30 năm
qua, ngành nông nghiệp đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an
ninh lương thực. Năm 2020 nông nghiệp đóng góp 14% cho GDP và
38% việc làm, năm 2021 xuất khẩu đạt hơn 48 tỷ USD giữa thời điểm
đại dịch COVID-19.

Y tế đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Tỉ suất tử
vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 năm 1993 xuống còn 16,7 năm 2020
(trên 1.000 trẻ sinh). Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 năm 1990 lên
10
75,45 năm 2020. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73, cao
hơn trung bình khu vực và trung bình thế giới, trong đó 87% dân số có
bảo hiểm y tế.

Số năm đi học bình quân của Việt Nam là 10,2 năm, đứng thứ hai chỉ
sau Singapore theo xếp hạng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Chỉ số vốn con người của Việt Nam là 0,69 trên thang cao nhất là 1, xếp
hạng cao nhất trong các nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp.

Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể. Tính
đến năm 2019, 99,4% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ 14%
năm 1993. Tỉ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện từ
17% năm 1993 lên 51% năm 2020.

Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng tới
mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt được
mục tiêu này, nền kinh tế cần tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm
5,9% trên đầu người trong 25 năm tới. Việt Nam cũng hướng tới mục
tiêu phát triển theo hướng xanh hơn, bao trùm hơn đồng thời cam kết
giảm phát thải khí mêtan xuống 30% và ngăn chặn nạn phá rừng vào
năm 2030 đồng thời đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm
2050.

Tương lai của Việt Nam đang được định hình bởi một vài xu thế lớn.
Dân số đang già đi nhanh chóng, thương mại toàn cầu đang suy giảm,
trong khi đó suy thoái môi trường, các vấn đề biến đổi khí hậu và tự
động hóa ngày gia tăng. Đại dịch COVID-19 đặt ra những thách thức
chưa từng có, có thể làm chậm tiến trình đạt được các mục tiêu phát
triển.

Theo cập nhật Báo cáo Chẩn đoán Quốc gia mới nhất của Ngân hàng
Thế giới, để vượt qua những thách thức này và đáp ứng các mục tiêu
phát triển, Việt Nam cần cải thiện đáng kể hiệu quả thực thi chính sách,
đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, môi trường, chuyển đổi kỹ thuật số,
giảm nghèo/anh sinh xã hội và cơ sở hạ tầng.
4.2. Thuận lợi
Điều kiện tự nhiên thuận lợi để :
+ Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp .

11
+ Áp dụng các biện pháp thâm canh , tăng vụ , chuyển dịch cơ cấu mùa
vụ .
+ Tùy thuộc vào địa hình , đất để có các hình thức canh tác khác nhau .
- Đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp ngày càng tăng , kết hợp
với tiếp thu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về lúa của
các nước trong khu vực và thế giới .
- Hệ thống cơ chế , chính sách của nhà nứoc khuyến khích và tạo điều
kiện phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là cơ hội lớn tạo điều kiện thuận lợi
cho lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp khác có quyền bình đẳng tham
gia vào thị trường thương mại của nông sản Thế Giới.
- Nước ta đang khai thác hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới, đó là :
+ Quan tâm chủ yếu tới 2 nhân tố là đất và khí hậu.
+ Ngày xưa cha ông ta đã đúc rút kinh nghiệm như vậy và ngày nay việc
phân bố cây trồng vật nuôi thì càng được chú ý bởi hiệu quả kinh tế.
4.3. Khó khăn
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp bất hợp lí
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chưa phù hợp với nhu cầu thị trường và với
khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên đất và nước cho sản
xuất , tính phân tán cao , năng suất , chất lượng cây trồng , vật nuôi còn
thấp .
- Chưa hình thành được các chuỗi giá trị nông sản mạnh và bền vững .
Các yếu tố khách quan và chủ quan đối với việc tạo dựng và phát triển
chuỗi giá trị nông sản hàng hóa còn rất sơ khai , chưa hình thành đầy đủ
; phổ biến tình trạng thiếu cơ chế liên kết hữu cơ giữa SXNN với chế
biến , đóng gói và tiêu thụ các loại nông sản ; chính sách khuyến khích
sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng theo quy định tại
Quyết định số 80 / 2002 / QĐ - TTg ngày 24-6-2002 của Thủ tướng
Chính phủ chưa đủ mạnh để tạo ra những liên kết chặt chẽ giữa nông dân
với các doanh nghiệp các tổ chức kinh doanh nông nghiệp .
- Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trong nước chưa tạo động lực
đủ mạnh để khắc phục tình trạng yếu kém của SXNN hiện nay . Cụ thể :
+ Chính sách đất nông nghiệp chưa hướng tới củng cố các vùng SXNN
tập trung , chưa thúc đẩy tạo ra các đơn vị sản xuất quy mô lớn ;
+ Chính sách hỗ trợ về thuế , cước vận chuyển , các loại phí chưa được
áp dụng đầy đủ và chưa hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn vào kinh doanh
trong lĩnh vực nông nghiệp ;

12
+ Chính sách tín dụng ưu đãi về mức vốn vay , điều kiện cho vay , thời
gian vay chưa linh hoạt để hỗ trợ đắc lực cho sản xuất hàng hóa quy mô
lớn ;
+ Chính sách đầu tư cũng chưa đủ lớn để tạo ra kết cấu hạ tầng đáp ứng
yêu cầu phát triển SXNN hàng hóa quy mô lớn , nhất là kết cấu hạ tầng ở
các vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp , cây ăn quả , các vùng chăn
nuôi đại gia súc ...
+ Chính sách phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp chậm triển khai , bị
coi nhẹ làm cho nguồn nhân lực nông nghiệp không đáp ứng được yêu
cầu của sản xuất hiện đại , có tính hợp tác và tuân thủ nghiêm túc các
quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo các cam kết của WTO ;
+ Chính sách khoa học và công nghệ nông nghiệp chưa đủ tầm tác động
nâng cao năng suất , chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông
nghiệp . Nhiều ngành sản phẩm nông nghiệp như chè , dâu tằm , rau ,
quả chăn nuôi gia cầm , lợn thiếu công nghệ có sức cạnh tranh về giống ,
quy trình canh tác , thu hoạch ... làm hạn chế việc nâng cao giá trị gia
tăng .
- Những yếu kém khác :
+ Ngành công nghiệp chưa hướng vào phục vụ các nhu cầu về máy móc
, trang thiết bị phù hợp , có năng suất lao động cao trong nông nghiệp .
Phần lớn trang thiết bị sau thu hoạch , chế biến nông sản phải nhập khẩu
với giá cao và không có dịch vụ hướng dẫn sử dụng , bảo hành , gây
nhiều khó khăn cho người SXNN .
+ Chưa hình thành hệ thống kiểm soát chất lượng nông sản và vật tư
nông nghiệp để tạo ra thị trường nông sản và vật tư nông nghiệp lành
mạnh . Tình trạng tồn đọng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật , thuốc
kháng sinh cấm sử dụng trong nông sản hàng hóa và tình . trạng vật tư
nông nghiệp có hại , không có hướng dẫn sử dụng được nhập khẩu tự do
đang tồn tại phổ biến , gây ra nhiều khó khăn , bức xúc đối với cả người
SXNN và người tiêu dùng về tình trạng hàng giả , hàng kém phẩm chất ,
không bảo đảm yêu cầu về chất lượng và an toàn cho sức khỏe .
4.4. Giải pháp phát triển kinh tế ngành Nông nghiệp phát triển bền vững
Để thực hiện thành công những chủ trương, định hướng quan trọng đó,
cần có sự quyết tâm cao và nỗ lực hơn nữa của các cấp ủy, chính quyền,
các bộ, ngành, nông dân và các doanh nghiệp. Trước hết, cần tăng cường
tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan, bộ, ngành, bà con
nông dân, các thành phần kinh tế khác trong chuỗi liên kết sản xuất và

13
tiêu thụ. Đồng thời, trong giai đoạn tới, cần tập trung triển khai đồng bộ
các giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch
sản xuất. Tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất nông
nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) trên cơ sở phát huy lợi
thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền. Rà soát, kiểm soát chặt chẽ quy hoạch
sử dụng đất nông nghiệp, đất quy hoạch cho sản xuất các mặt hàng nông
sản chiến lược, mặt hàng xuất khẩu chủ lực, cho chăn nuôi và nuôi trồng
thủy sản. Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị
trường. Phát triển sản xuất các loại nông sản hàng hóa xuất khẩu có lợi
thế, nông sản thay thế nhập khẩu với quy mô hợp lý. Nghiên cứu, phát
triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp;
phát triển thức ăn chăn nuôi với quy mô lớn để phục vụ nhu cầu chăn nuôi
trong nước; Tổ chức liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở, hộ gia đình chăn
nuôi và các cơ sở chế biến.

Thứ hai, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường. Tái cơ cấu thị
trường nội địa, phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ; chú trọng hơn nữa
vào phát triển thị trường vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi theo hướng khuyến khích phát triển doanh nghiệp xã hội,
bảo đảm lợi ích người sản xuất trực tiếp. Đối với thị trường xuất khẩu,
duy trì thị trường truyền thống, phát triển thị trường mới, chú trọng xây
dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá
thành để tăng sức cạnh tranh; Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường
tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy, hải sản để nắm bắt được thị hiếu tiêu
dùng, cơ cấu sản phẩm, giá cả, tập quán buôn bán của các thị trường; Xây
dựng đội ngũ chuyên gia có năng lực về phân tích, nghiên cứu, dự báo thị
trường để tham mưu, đề xuất chính sách có hiệu quả; Nâng cao vai trò của
các hiệp hội ngành hàng trong việc cung cấp thông tin, chiến lược phát
triển sản xuất, liên kết trong kinh doanh, đàm phán ký kết hợp đồng.

Thứ ba, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công
nghệ nhằm nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản; Ứng dụng công
nghệ sinh học và xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao; Nâng cao
khả năng phòng ngừa và khắc phục dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi;
14
Tiếp tục thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ thông qua các doanh
nghiệp xây dựng mô hình ứng dụng khoa học, công nghệ gắn với tập huấn
kỹ thuật cho bà con nông dân, góp phần thay đổi phương thức sản xuất
nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân; Khuyến khích và
tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tư phát triển
công nghiệp bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản; Duy trì thị trường
truyền thống, phát triển thị trường mới, chú trọng xây dựng thương hiệu
sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành để tăng sức
cạnh tranh.

Thứ tư, thúc đẩy phát triển các mô hình liên kết. Tiếp tục tiến hành tổng
kết, đổi mới và xây dựng các mô hình kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất
có hiệu quả ở nông thôn; Có chính sách khuyến khích phát triển các mối
liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa
học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế
hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất
hàng hóa lớn; Hình thành các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh hiện
đại và chuyên nghiệp, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, liên kết dọc
sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, liên kết nông
nghiệp với công nghiệp và kinh tế đô thị.

Thứ năm, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.
Mở rộng diện tích tưới tiêu cho rau màu, cây công nghiệp, cấp thoát nước
để chủ động cho diện tích nuôi trồng thủy sản, làm muối; bảo đảm giao
thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã, đáp ứng cơ bản có đường ô-tô
tới các thôn, bản; Xây dựng cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền và hạ tầng
nghề cá; Cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư, các cơ sở công nghiệp và
dịch vụ ở nông thôn; Bảo đảm cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh
hoạt văn hóa, thể dục, thể thao ở hầu hết các vùng nông thôn, tiến gần tới
mức các đô thị trung bình; Nâng cao năng lực phòng, chống, giảm nhẹ
thiên tai, nhất là hoàn chỉnh hệ thống đê sông, đê biển và rừng phòng hộ
ven biển, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, cụm dân cư, đáp
ứng yêu cầu phòng, chống bão, lũ, ngăn mặn và chống nước biển dâng;
Bảo đảm điều kiện sản xuất và sống an toàn cho nhân dân vùng đồng
bằng sông Cửu Long, miền Trung và các vùng thường xuyên bị thiên tai;
Chủ động triển khai các biện pháp thích ứng và đối phó với biến đổi khí
hậu toàn cầu.
15
Thứ sáu, có chính sách huy động vốn và hỗ trợ tài chính thích hợp. Đa
dạng hóa các nguồn vốn và đơn giản hóa, tối ưu hóa thủ tục tiếp cận vốn;
Đầu tư phát triển mạnh hơn kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn; tiếp
tục đầu tư phát triển giao thông nông thôn; Đầu tư để bảo đảm cung cấp
đủ điện sinh hoạt và nước sạch cho cư dân nông thôn; Có chính sách cho
doanh nghiệp tham gia mô hình liên kết doanh nghiệp - nông dân được
vay vốn trung, dài hạn với lãi suất ưu đãi để triển khai thực hiện mô hình
liên kết.

Thứ bảy, chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng, hoàn
thiện chế độ, chính sách thu hút các nhà khoa học trong lĩnh vực công
nghệ cao vào làm việc trong ngành Nông nghiệp, đội ngũ cán bộ trẻ có
năng lực, trình độ đến công tác ở nông thôn; Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là những
cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ này ở cơ sở.
5. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho ngành Lúa gạo Việt Nam
Lúa gạo đóng vai trò chiến lược trong an ninh lương thực của Việt Nam.
Trong năm 2019, mặc dù thị trường xuất khẩu gạo không hoàn toàn thuận
lợi, Việt Nam đã xuất khẩu được 6,3 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 2,7 tỷ USD.
Tuy nhiên, cái được đáng kể nhất là bằng sự quan tâm chỉ đạo sát sao của
Chính phủ, sự vào cuộc tích cực cùng các Bộ, ban, ngành… đã giải quyết
được bài toán xuất khẩu gạo trong giai đoạn cam go. Bài viết này sẽ phân
tích những thách thức, cơ hội, cùng các chính sách quyết liệt của Chính phủ
hỗ trợ cho ngành Lúa gạo, thông qua đó đề xuất một số gợi ý cho phát triển
xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo.

5.1. Những thách thức với ngành Lúa gạo Việt Nam

16
Việt Nam có những lợi thế đặc biệt trong sản xuất lúa gạo và đây cũng là
hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của
nước ta. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI), diện
tích lúa của nước ta chiếm 82% diện tích đất canh tác ở Việt Nam. Trong
đó, có khoảng 52% sản lượng lúa được sản xuất ở đồng bằng sông Cửu
Long và 18% ở đồng bằng sông Hồng. Sinh kế của hơn 15 triệu nông
dân nhỏ lẻ dựa vào nguồn thu từ cây lúa ở đồng bằng sông Hồng và đồng
bằng sông Cửu Long.

Là nước xuất khẩu gạo đứng trong top đầu trên thế giới, với trung bình 6
- 7 triệu tấn gạo xuất khẩu một năm, Việt Nam đã góp phần rất lớn trong
việc đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước nói riêng và thế giới nói
chung.

Sau kỷ lục xuất khẩu hơn 8 triệu tấn vào năm 2012, năm 2018, ngành
Lúa gạo của Việt Nam tiếp tục gặt hái thành công lớn khi đạt sản lượng
xuất khẩu cao nhất kể từ năm 2013, lên gần 7 triệu tấn. Tổng sản lượng
ngành Lúa gạo cả nước đạt hơn 44 triệu tấn lúa, tăng 1,2 triệu tấn so với
2017, xuất khẩu gạo đạt giá trị 3,03 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2017.
Điểm nổi bất là giữa lúc thị trường số 1 là Trung Quốc giảm sút đến
40%, Việt Nam lại xuất khẩu được gạo vào 2 thị trường là Philipine và
Indonesia.

Duy trì sản lượng gạo xuất khẩu trung bình 6 - 7 triệu tấn mỗi năm, Việt
Nam đã vươn lên vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới.

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long được xem là kho lúa gạo của cả
nước và thế giới, với hơn 50% sản lượng gạo và chiếm 90% sản lượng
xuất khẩu gạo của cả nước. Với kết quả tích cực của năm 2018, ngành
Công Thương các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã tự tin đặt mục tiêu
xuất khẩu cho năm 2019 cao hơn.

Song, thị trường xuất khẩu gạo những tháng đầu năm 2019 lại có những
diễn biến không thuận lợi. Nhu cầu tiêu thụ gạo trong năm 2019 cho thấy
là rất lớn, tập trung vào các sản phẩm gạo chất lượng cao. Tuy nhiên,
cùng với việc nhu cầu tăng cao, các thị trường nhập khẩu cũng ngày
càng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng và vấn đề an toàn vệ sinh thực
phẩm. Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam đã ghi nhận sự quay đầu sụt
giảm giá mạnh, khi khối lượng gạo xuất khẩu tháng 1/2019 ước đạt
17
373.000 tấn, với giá trị đạt 167 triệu USD, giảm 24,2% về khối lượng và
giảm 30% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường lớn nhất là
Trung Quốc chững lại. Tính đến giữa tháng 1/2019, Việt Nam mới chỉ
xuất khẩu sang Trung Quốc được 132.000 tấn gạo, giảm 31,75% so với
cùng kỳ và là mức thấp nhất kể từ năm 2016. Các thị trường khác chưa
có nhiều khởi sắc. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm so với Thái
Lan và Ấn Độ, do đang bước vào vụ thu hoạch lớn nhất trong năm là vụ
Đông Xuân. Bên cạnh đó, các giao dịch xuất khẩu cũng ít hơn trong thời
gian cận Tết.

Trong bối cảnh đó, những khó khăn nội tại của ngành Lúa gạo Việt Nam
càng được đặt ra một cách cấp thiết, nhất là khi Việt Nam chưa có
thương hiệu gạo xuất khẩu quốc gia, trong khi phải cạnh tranh gay gắt
với các nhà xuất khẩu lớn là Thái Lan, Ấn Độ và một số nước mới nổi
như Campuchia, Myanmar và Pakistan với những loại gạo đạt chất
lượng vượt trội… liên tiếp gây áp lực đối với tình hình xuất khẩu lúa gạo
của Việt Nam.
5.2. Nhiều chính sách ưu đãi đặc thù hỗ trợ cho ngành Lúa gạo Việt Nam
Để hỗ trợ vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và
cho người dân, doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh xuất khẩu
lúa gạo nói riêng, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đặc
thù.

Các chính sách luôn được sửa đổi bổ sung hoàn thiện phù hợp với thực
tế phát triển của ngành như Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày
12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông
thôn, sau đó được thay thế bởi Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày
09/6/2015 và gần đây nhất là Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày
07/9/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP với nhiều cơ
chế ưu đãi đột phá, phù hợp với thực tiễn, như: nâng mức cho vay không
có tài sản bảo đảm, chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu mối
tổ chức mô hình liên kết với nông dân từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao gia tăng giá trị sản
phẩm.

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất cho
các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân khi vay vốn ngân hàng để
mua máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất, chế biến lúa gạo…

18
nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo các Quyết định số 63, 65 và
68.

Trước những tín hiệu bất lợi cho xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương đã chủ
động bám sát diễn tiến thị trường chủ động có các giải pháp điều hành
cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo theo hướng mở. Theo
đó, tự do hóa thị trường tập trung, không quản lý đầu mối nữa mà các
doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được các yêu cầu đêu có thể tham gia
xuất khẩu bình thường. Về mặt chính sách, đã chủ động “mở” sớm Nghị
định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Đặc biệt, Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị nhằm chủ động tìm cách
tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo cả nước, sơ kết
tình hình xuất khẩu gạo, cũng như nhận diện các khó khăn, thuận lợi từ
đó đưa ra giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo.

Theo các chuyên gia, những năm gần đây, nhiều nước tiêu dùng, nhập
khẩu gạo đã có những sự thay đổi sâu sắc về chính sách đối với mặt hàng
lúa gạo, như: thực hiện thuế hóa mặt hàng gạo; thay đổi phương thức
nhập khẩu gạo cho phép nhiều nguồn cung tham gia các đợt thầu G2P để
có nguồn cung gạo với giá cạnh tranh và chất lượng cao hơn.

Cùng đó, các nước nhập khẩu cũng nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất
trong nước hướng đến tự chủ về lương thực. Các nước sản xuất tập trung
tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, điều kiện canh
tác để sản xuất gạo có chất lượng và có thương hiệu. Các động thái và
tình hình trên đã làm gia tăng lượng cung gạo toàn cầu, tăng tồn kho tại
các nước xuất khẩu và làm thay đổi sâu sắc quan hệ cung - cầu theo
hướng thị trường thuộc về người mua.

Trước xu thế toàn cầu trên, Chính phủ, Bộ Công Thương và các Bộ,
ngành liên quan trong thời gian qua đã nỗ lực triển khai các biện pháp,
giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam,
mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần tiêu thụ hết lúa gạo cho người
nông dân.

Ba chính sách lớn đã được ban hành là: Chiến lược phát triển thị trường
xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm
2030; Đề án tái cơ cấu ngành Lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm
19
nhìn đến năm 2030; Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Nghị định quy định về kinh doanh xuất
khẩu gạo.

Đặc biệt, ngày 15/8/2018, Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh


xuất khẩu gạo đã được ban hành thay thế Nghị định số 109/2010/NĐ-
CP. Có thể đánh giá, Nghị định 107 đã thể hiện tư duy quản lý mới theo
hướng giảm đáng kể chi phí gia nhập thị trường cho thương nhân, tạo
động lực giải phóng mạnh mẽ năng lực kinh doanh thương mại, năng lực
thị trường, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu thóc, gạo hàng hóa cho người
nông dân.

Nghị định số 107/2018/NĐ-CP cũng bổ sung, điều chỉnh nhiều quy định
về hợp đồng tập trung, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả các quy
định về cơ chế hợp đồng tập trung, thúc đẩy xuất khẩu gạo.

Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và giảm tổn thất trong nông nghiệp,
ngành Ngân hàng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm triển khai
chủ trương của Chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và lúa gạo
nói riêng được tiếp cận vốn với lãi suất ưu đãi hợp lý và giảm áp lực tài
sản đảm bảo đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp, trong đó
có ngành Lúa gạo.

Sau 2 năm (2017 - 2018) thành công liên tiếp của ngành Lúa gạo Việt
Nam cả về số lượng và chất lượng, trước diễn biến không thuận lợi của
thị trường xuất khẩu lúa gạo trong những tháng đầu năm 2019, Ngân
hàng Nhà nước đã chủ động chỉ đạo các ngân hàng thương mại cân đối
nguồn vốn, tập trung cho vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn để doanh
nghiệp thu mua thóc, gạo cho nông dân. Ngành Ngân hàng cam kết sẵn
sàng đáp ứng đủ vốn để đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp
trong quá trình sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ lúa gạo.

Để thúc đẩy sản xuất tiêu thụ lúa gạo nói chung và tại Khu vực ĐBSCL
nói riêng, ngoài các giải pháp nên trên, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy
mạnh triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp nông thôn, các chương trình tín dụng ưu đãi đặc thù của Chính
phủ để hỗ trợ sản xuất cho người dân, đặc biệt sẽ phối hợp UBND các
20
tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, các Bộ, ngành liên quan, Hiệp hội
Lương thực Việt Nam (VFA) đẩy mạnh cho vay liên kết, ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển bền vững
ngành Lúa gạo của Việt Nam. Để phát huy tiềm năng và thế mạnh của
vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong những năm qua, Ngân hàng Nhà
nước đã điều hành chính sách tiền tệ tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ
trợ thị trường, tạo điều kiện cho hộ dân, doanh nghiệp trong khu vực tiếp
cận vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội gắn với các ngành chủ lực của vùng là nuôi trồng - sản xuất - xuất
khẩu lúa gạo, thủy hải sản và rau quả.

Xác định được mục tiêu nâng cao giá trị gạo, năm 2019, ngành Lúa gạo
Việt Nam tiếp tục tập trung đi theo hướng sản xuất bền vững, tăng sản
xuất các giống lúa chất lượng để nâng cao chất lượng, giá trị tại thị
trường trong nước và xuất khẩu. Theo đó, nhu cầu vay vốn để nâng cấp
công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và công suất chế biến gạo tăng
cao. Đồng thời, để giải quyết vấn đề thu mua lúa cho nông dân, Thủ
tướng Chính phủ đã nhất trí kiến nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và các Bộ, ngành liên quan về việc triển khai biện pháp chỉ
đạo Tổng Công ty Vinafood 1,2, đồng thời vận động các doanh nghiệp
thu mua dự trữ lúa gạo cho hộ nông dân trong vụ Đông Xuân, giải quyết
vấn đề giá lúa thấp người nông dân sản xuất không có lãi hoặc có nhưng
mức lãi rất thấp. Dự kiến mua để phục vụ cho dự trữ lương thực quốc gia
là 80.000 tấn thóc và 200.000 tấn gạo, thu mua để hỗ trợ nông dân tiêu
thụ khoảng 100.000 tấn.
5.3. Cơ hội cho ngành Lúa gạo Việt Nam
Năm 2019, ngành Lúa gạo Việt Nam được đánh giá gặp nhiều khó khăn,
song với sự quan tâm chỉ đạo khẩn trương của Chính phủ, sự vào cuộc
kịp thời của các Bộ, ban, ngành và sự nỗ lực vượt khó của các doanh
nghiệp xuất khẩu gạo, những tín hiệu vui từ hoạt động xuất khẩu lúa gạo
cuối năm 2019 và tình hình xuất khẩu gạo năm 2020 được dự báo có
nhiều khời sắc, khi hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) được
thực thi mở ra một hướng phát triển mới trong tương lai.

Một doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam cho biết, doanh
nghiệp đã đẩy mạnh sản xuất và XK gạo bền vững bằng cách xây dựng
các chuỗi sản xuất lúa gạo khép kín. Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của thị trường, doanh nghiệp này đã sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá
trị, tạo vùng nguyên liệu, xây dựng các cánh đồng lớn ở nhiều địa
21
phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long với sự hỗ trợ của lực lượng
kỹ sư 3 cùng (cùng ăn, cùng ở và cùng làm với bà con nông dân). Bên
cạnh đó, liên kết chặt với các hợp tác xã kiểu mới, kiểm soát chặt quy
trình từ khâu trồng trọt đến phân loại lúa khi thu hoạch, chế biến tại nhà
máy và xuất khẩu gạo.

Với định hướng chỉ xuất khẩu gạo chất lượng và độ thuần cao, doanh
nghiệp đã từng bước giảm dần gạo đóng bao 25 kg hoặc 50 kg, chủ yếu
đưa ra sản phẩm đóng gói 5 - 10 kg. Đây là một trong những lý do giúp
doanh nghiệp ngày càng mở rộng được thị trường và nâng cao kim
ngạch xuất khẩu trong suốt thời gian qua.

Về cơ hội thị trường, khi FTA Việt Nam - EU (EVFTA) vừa được Nghị
viện châu Âu thông qua, các chuyên gia của ngành Nông nghiệp nhận
định: “EVFTA có hiệu lực có thể không khiến kim ngạch xuất khẩu gạo
tăng đột biến, song sẽ là cơ hội rất lớn để đa dạng hóa thị trường cho gạo
xuất khẩu. Việc có mặt ở một trong những thị trường có đòi hỏi cao nhất
thế giới cũng là cơ hội cho gạo Việt Nam quảng bá thương hiệu và vào
được nhiều thị trường khác”.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang kỳ vọng mở rộng thị trường
trong năm 2020 sau năm 2019 gặp rất nhiều khó khăn. Thống kê của Bộ
Công Thương cho thấy, năm 2019, Việt Nam xuất khẩu 6,37 triệu tấn
gạo, trị giá 2,8 tỷ USD, tăng 4,2% về lượng và giảm 8,3% giá trị.
Tuy nhiên, bước vào tháng đầu tiên của năm 2020, tình hình xuất khẩu
gạo đang có dấu hiệu khả quan hơn. Cụ thể, dù rơi vào thời điểm nghỉ
Tết, nhưng xuất khẩu gạo tháng 1/2020 vẫn đạt 559,61 nghìn tấn, trị giá
270,26 triệu USD, tăng 28,05% về lượng và 38,38% về kim ngạch so với
cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu gạo cũng có nhiều khả năng tăng trưởng tốt trong các tháng
tới khi theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Nông nghiệp Nước ngoài
thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Philippines - thị trường lớn nhất
của gạo Việt Nam trong năm 2019 sẽ tiếp tục là nước nhập khẩu gạo lớn
nhất thế giới với khoảng 2,5 triệu tấn gạo. Bên cạnh đó, đại diện của
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cũng cho biết, năm 2020, triển
vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam là khá tốt khi tiêu thụ tại châu Phi
tương đối khả quan.

22
Đặc biệt, năm 2020, Việt Nam có một số thuận lợi do các FTA đã đi vào
thực thi. Cụ thể, trong khuôn khổ tham vấn song phương với Hàn Quốc
về việc nước này thuế hóa mặt hàng gạo trong khuôn khổ WTO, Việt
Nam đã ký kết với Hàn Quốc hai văn bản là Thỏa thuận nhiều bên giữa
Hàn Quốc và 5 đối tác WTO (gồm Australia, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái
Lan và Việt Nam), về việc phân bổ hạn ngạch thuế quan; Thư trao đổi
song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc về phân bổ hạn ngạch thuế
quan. Như vậy, kể từ ngày 1/1/2020, bên cạnh việc phân bổ 20 nghìn tấn
gạo cho tất cả thành viên WTO, Hàn Quốc sẽ dành cho Việt Nam hạn
ngạch riêng là 55.112 tấn gạo. Lượng hạn ngạch phân bổ cho Việt Nam
bao gồm các loại gạo mà Việt Nam có thể trồng và xuất khẩu.
Với thị trường EU, EVFTA khi có hiệu lực sẽ mở hạn ngạch khoảng 40
nghìn tấn gạo (trong tổng số 85 nghìn tấn hạn ngạch theo cam kết)…
Đây là cơ hội để nhiều loại gạo của Việt Nam, đặc biệt là gạo chất lượng
cao, gạo hữu cơ vào được thị trường này.

Ngoài ra, sau hơn 1 năm thực thi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh
doanh xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương đã cấp thêm 47 Giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh XK gạo, nâng con số thương nhân XK gạo lên
182 thương nhân, mở ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp cùng được tham
gia xuất khẩu gạo trong bối cảnh nhiều FTA đã và đang chuẩn bị có hiệu
lực.
5.4. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho ngành Lúa gạo Việt Nam
Cơ hội cho ngành Lúa gạo là có, song khó khăn chưa kết thúc. Trước
mắt, tình trạng hạn mặn xảy ra tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã
và đang tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất lúa gạo. Trong tháng
2/2020, các doanh nghiệp vẫn chưa có hợp đồng tập trung nào lớn. Đặc
biệt, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp đã và đang tác động
mạnh đến hoạt động xuất khẩu gạo khi các giao dịch xuất khẩu gạo từ
Việt Nam sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.

Tuy vậy, ở góc độ tích cực, do từ vài năm gần đây, Trung Quốc đẩy
mạnh đầu tư cho nông nghiệp để trở thành quốc gia xuất khẩu gạo, đồng
thời đang trong tình hình dịch bệnh cũng khiến lượng cung gạo từ Trung
Quốc giảm đi, tạo cơ hội cho gạo Việt Nam chiếm lĩnh các thị trường
xuất khẩu gạo Trung Quốc để lại.

Để tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong năm 2020, lãnh đạo
Bộ Công Thương lưu ý các DN cần chú ý khi ký kết hợp đồng phải có
23
điều khoản bảo hiểm, tránh rủi ro. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tập
trung giữ vững thị trường Philippines, đáp ứng những tiêu chuẩn của
nước bạn đưa ra.

Về phía Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng khuyến cao thêm, ngành
Lúa gạo cần phải phát triển các loại gạo mới có chất lượng, thương hiệu,
bên cạnh việc chú trọng tới khâu sản xuất, xây dựng quảng bá hình ảnh.
Sau bài học từ cơn sốt gạo ngon nhất thế giới ST25 cho thấy, người tiêu
dùng đang ngày càng quan tâm hơn đến những sản phẩm có giá trị cao,
có uy tín trên thị trường. Hiệu ứng từ gạo ST25 đã khiến loại gạo ST24
của nhiều DN xuất khẩu được quan tâm, tiêu thụ mạnh hơn, kéo theo giá
thành được đẩy lên rất cao từ 22 ngàn đồng/kg lên 34.000 - 35.000
đồng/kg. Chính vì thế, doanh nghiệp cần nghiên cứu đầu tư sâu giống
mới, cũng như sản xuất mặt hàng lúa thơm có lợi nhuận cao, thay vì
trồng các loại gạo trắng bình thường có giá trị thấp.

Về lâu dài, tái cơ cấu sản xuất lúa gạo cũng như các sản phẩm nông
nghiệp khác được khuyến cáo cần phải đi theo hướng lấy tín hiệu thị
trường để định đướng quy hoạch và tổ chức sản xuất, tăng cường liên kết
theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, xuất khẩu, nhằm ổn định
hoạt động tiêu thụ với giá có lợi cho người nông dân, nâng cao thu nhập
của người nông dân.
5.5. Thành tựu đã được
Lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp hàng đầu của Việt Nam với tổng sản
lượng (năm 2009) là 38,9 triệu tấn, tính ra tiền là 10,4 tỷ USD. Năm
2023, năng suất lúa gạo Việt Nam đã đạt mức cao trên thế giới, tăng từ
4,88 tấn/ha năm 2008 đã tăng lên 6,07 tấn/ha. Việt Nam đã ký kết nhiều
hiệp định FTA như CPTPP, EVFTA tạo điều kiện cho xuất khẩu gạo của
cả nước bứt phá. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 85% gạo xuất
khẩu đã góp phần nâng giá gạo xuất khẩu bình quân từ 440 USD/tấn
năm 2019 lên 496 USD/tấn năm 2020
6. Giá gạo tăng cao nhờ chính sách tái cơ cấu nông nghiệp
Đây là một trong những lý do cho sự gia tăng giá gạo của Việt Nam được đề
cập trong Báo cáo nghiên cứu về ngành gạo Việt Nam 2022-2031.
Báo cáo dẫn số liệu thống kê cho thấy, năm 2015, hạt giống lúa chất lượng
của Việt Nam chỉ chiếm 35% -40% tổng số hạt, trong khi năm 2020, biểu đồ
đạt 75% -80%, thậm chí có nơi tỷ lệ sử dụng hạt gạo chất lượng cao tới 90%
Thứ hai, báo cáo cho biết, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định FTA như Hiệp
định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp
24
định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA), tạo điều kiện cho xuất
khẩu gạo của cả nước bứt phá.
Một nguyên nhân khác là nhiều ngành bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19
vào năm 2020, nhưng nhu cầu thực phẩm của thị trường vẫn không giảm.
Theo các chuyên gia, Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm trồng lúa của
Việt Nam, đóng góp một nửa sản lượng gạo và tới 95% lượng gạo xuất khẩu
của cả nước.
Báo cáo cho biết xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cả về khối
lượng và giá trị trong năm 2022-2031.
Giá trị xuất khẩu gạo của nó đạt 3,1 tỷ USD vào năm 2021, và gạo đã trở
thành một điểm sáng trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Năm ngoái, tổng sản lượng gạo của Việt Nam là khoảng 44 triệu tấn, đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trong nước, chế biến, thức ăn cho gia cầm và gia súc cũng
như xuất khẩu.
Kể từ khi EVFTA có hiệu lực vào ngày 1 tháng 8 năm 2020, xuất khẩu gạo
đã tăng nhanh chóng. Theo thỏa thuận thương mại, EU dành cho Việt Nam
hạn ngạch 80.000 tấn gạo với thuế suất 0% / năm, bao gồm 30.000 tấn gạo
xát, 20.000 tấn gạo chưa xát và 30.000 tấn gạo thơm.
Đối với gạo của Việt Nam, EU sẽ giảm thuế nhập khẩu về 0 trong những
năm tới. Tận dụng lợi thế trên, tháng 9/2020, Việt Nam bắt đầu bán gạo sang
EU với giá cao hơn nhiều so với trước đây.
7. đánh giá về chính sách của chính phủ đối với thị trường lúa gạo
Chính sách chính phủ áp dụng vào thị trường lúa gạo Việt Nam có những ưu
điểm và nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cơ cấu lúa gạo được điều chỉnh mạnh mẽ,
thay đổi quy trình canh tác lúa gạo và chú trọng nâng cao chất lượng gạo
hơn là tăng sản lượng.
Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định FTA như CPTPP, EVFTA tạo điều kiện
cho xuất khẩu gạo của cả nước bứt phá.
Nhược điểm:
Thị trường gạo toàn cầu đang cực kỳ căng thẳng. Do tác động của cuộc xung
đột Nga – Ukraine. Cũng như việc thời tiết hủy hoại mùa màng ở các nền
kinh tế sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới. Thiếu hụt gạo khiến giá gạo đang
ở mức cao nhất 10 năm qua.
Tình trạng giảm sản lượng lúa gạo do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đất
đai bị xói mòn, sạt lở, đất bị phèn, mặn, nhiễm phèn, nhiễm kim loại nặng.
Các vấn đề về chất lượng gạo, giá cả, cạnh tranh, quản lý, phân phối, tiêu
thụ, xuất khẩu.
25
8. Bài học kinh nghiệm được rút ra
- Từ nhận thức được những ưu điểm cũng như nhược điểm trong vận dụng
cung cầucủa chính sách giá trần cũng như giá sàn đem lại như trên, sau đây là
một số ý kiến, nhận xét, đánh giá của em.
+ Nhờ chính này tái cơ cấu mà chất lượng gạo và canh tác lúa gạo được
nâng cao làm phát triển cho nền nông nghiệp việt nam trở lên lớn mạnh hơn
+ Ký kết các hiệp định FTA như CPTPP, EVFTA tạo điều kiện cho xuất
khẩu gạo của cả nước bứt phá và trở mạnh mẽ bùng nổ hơn.
Ngoài ra còn có 1 số nhược điểm nho nhỏ cần khắc phục
+ Thứ nhất thiếu hụt gạo khiến giá gạo đang ở mức cao nhất 10 năm qua.
+ Thứ hai Các vấn đề về chất lượng gạo, giá cả, cạnh tranh, quản lý, phân
phối, tiêu thụ, xuất khẩu.
PHẦN III: KẾT LUẬN
➢ Chính nhờ chính sách của chính phủ có tính chất bổ sung, liên kết, tương
trợ lẫn nhau trong quá trình hoàn thiện hệ thống chính sách, chỉ đạo đúng
đắn, sáng suốt kịp thời của Đảng, Chính phủ Việt Nam: điều tiết mức
cung cầu, đảm bảo nền kinh tế thị trường ở mức cân bằng.
➢ Mặt khác nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường phát
triển năng động, đa phương đa chiều, bởi vậy không thể áp dụng một
phương pháp cố định mà cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai phương
pháp này: một mặt giúp cân bằng nền kinh tế thị trường, mặt khác lại tỏ rõ
được tầm quan trọng, sáng suốt của chính phủ trong quá trình hoạch định,
chèo lái con thuyền kinh tế của đất nước
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ THAM KHẢO
- giáo trình kinh tế vi mô
- www.vnexpress.new
- www.kinhtenongthon.com.vn
- www.vietnamnet.vn
- www.vntrades.com/tintuc
- http://f.tin247.com

26
Mục lục
PHẦN I: MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết vấn đề nghiên cứu................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................... 1
3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................... 1
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 1
5. Kết cấu của chuyên đề nghiên cứu................................................................................ 1
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 2
1. Khái quái chung về lý thuyết ....................................................................................... 2
1.1. Cầu hàng hóa ( Demad-D) .................................................................... 2
1.2. Cung hàng hóa ( Supply-S) ................................................................... 2
2. Cân bằng thị trường ......................................................................................................... 3
2.1. Trước khi để tìm hiểu rõ về cân bằng thị trường chúng ta cần tìm hiểu
rõ về 2 vấn đề vượt cung và vượt cầu ............................................................ 3
2.2. Vượt cầu ................................................................................................ 3
2.3. Vượt cung ............................................................................................. 3
2.4. Trạng thái cân bằng trên thị trường ...................................................... 4
2.5. Sự thay đổi của trạng thái cân bằng thị trường ..................................... 4
3. Vận dụng cung cầu............................................................................................................ 6
3.1. Biện pháp can thiếp gián tiếp ................................................................ 6
3.2. Biện pháp can thiệp trực tiếp. ............................................................... 8
4. Vận dụng cung cầu trong chính sách giá trần và giá sàn của chính phủ
Việt Nam......................................................................................................................................... 9
4.1. Tình hình nông nghiệp Việt Nam những năm gần đây ........................ 9
4.2. Thuận lợi ............................................................................................. 11
4.3. Khó khăn ............................................................................................. 12
4.4. Giải pháp phát triển kinh tế ngành Nông nghiệp phát triển bền vững 13
5. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho ngành Lúa gạo Việt Nam 16
5.1. Những thách thức với ngành Lúa gạo Việt Nam ................................ 16
5.2. Nhiều chính sách ưu đãi đặc thù hỗ trợ cho ngành Lúa gạo Việt Nam
18
5.3. Cơ hội cho ngành Lúa gạo Việt Nam ................................................. 21

27
5.4. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho ngành Lúa gạo Việt Nam ........... 23
5.5. Thành tựu đã được .............................................................................. 24
6. Giá gạo tăng cao nhờ chính sách tái cơ cấu nông nghiệp.................................. 24
7. đánh giá về chính sách của chính phủ đối với thị trường lúa gạo .................. 25
8. Bài học kinh nghiệm được rút ra ................................................................................. 26
PHẦN III: KẾT LUẬN..................................................................................... 26
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ THAM KHẢO ................................................. 26

28
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

29

You might also like