You are on page 1of 4

CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC

I. Một số khái niệm


Kinh tế học: Bắt nguồn từ sự khan hiếm
Sự khan hiếm: bao gồm ngồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, nguồn vốn là
có giới hạn
Kinh tế học là 1 môn KHXH nhằm nghiên cứu sự lựa chọn của cá nhân và xã hội
trong việc sử dụng nguồn lực có hạn để đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của
con người.
Kinh tế học là một môn KHXH vì:
- Không phải là một môn khoa học chính xác tuyệt đối. Chủ yếu là kết quả ước
lượng từ các dữ liệu thực tế, có mang tính xác xuất
- Mang tính chủ quan
Kinh tế vi mô: nghiên cứu từng bộ phận hợp thành của nền kinh tế. Nghiên cứu
những quyết định cá nhân ( NTD, NSX) .( nhỏ lẻ trong nền kinh tế. vd: hộ gia đình,
doanh nghiệp, …)
Kinh tế vĩ mô: nghiên cứu nền kinh tế như là một thể thống nhất. Nghiên cứu những
chi tiêu tổng thể của một nền kinh tế ( lạm phát, gdp, thát nghiệp, giá trị tổng sản
lượng,..)
Kinh tế học thực chứng: mang tính khách quan, khoa học, mô tả giải thích các sự
kiện xảy ra trong thực tế. Nó trả lời câu hỏi ntn, tại sao, bao nhiêu,…Đưa ra những cơ
sở dự đán phản ứng khi nó thay dổi đồng thời có thể tích cực tác động nhằm thúc đẩy
các hoạt động có lợi và hạn chế hoạt động có hại
Kinh tế học chuẩn tắc: đứa ra các kiến nghị dựa vào kinh nghiệm, quan điểm chủ
quan. Trả lời câu hỏi dưới dạng tốt hay xấu, cần hay không, nên thế này hay thế kia…
II. Những vấn đề cơ bản vủa kinh tế học
Quy luật khan hiếm: là mâu thuẫn giữa nhu cầu vô han và khả năng có hạn của con
người
Các yếu tố sản xuất gồm 4 nhóm cơ bản: lao động, vốn, tài nguyên, khoa học kĩ thuật
Chi phí sản xuất: là lợi ích cao nhất cs thể có được từ một trong các phương án đã bị
bỏ qua không được lựa chọn
Đường giới hạn khả năng sản xuất( PPF) là tập hợp những phối hợp tối đa số lượng
các sản phẩm và dịch vụ mà nền kinh tế có thể sản xuất khi sử dụng toàn bộ các nguồn
nhân lực
Đặc điểm:
- Đường PPF là đường cong lõm so với gốc toạ độ, dốc về phía phải
- Khi một hàng hoá được sản xuất ra ngày càng nhiều thì chi phí cơ hội trên một đơn
vị của nó tăng lên
Ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế:
1. Sản xuất cái gì
2. Sản xuất như thế nào
3. Sản xuất cho ai
Các mô hình kinh tế:
- Mô hình kinh tế truyền thống: việc giải quyết 3 vấn đề cơ bản là do cộng đồng con
người hoặc do người đứng đầu cộng đồng ( như trưởng tù, lãnh chúa) quyết đinh dựa
trên thông lệ, tập tuc, tập quán là chính.
- Mô hình kiên tế thị trường: việc giải quyết 3 vấn đề cơ bản dựa trên quan hệ cầu -
cung trên thị trường quyết định, thể hiện qua giá cả hàng hoá
- Mô hình kinh tế chỉ huy: việc giải quyết 3 vấn đề cơ bản do nhà nước quyết định
- Mô hình kinh tế hỗn hợp: việc giải quyết 3 vấn đề cơ bản chủ yếu là do quan hệ cầu -
cung trên thị trường quyết định, nhưng có sự tham gia ddiều tiết của nhà nước. Nhà
nước tham gia điều tiết bằng những công cụ gián tiếp cũng như trức tiếp. vd: quy định
giá của một số mặt hàng thiết yếu( xăng, dầu, điện,…)
III. Thị trường
Thị trường là nơi mà người mua và người bán tác động lẫn nhau để xác định giá cả và
số lượng hàng hoá dịch vụ
Chủ thể kinh tế: là người tham gia mua hoặc bán trên thị trường bao gồm: hộ gia
đình, các doanh nghiệp, chính phủ và người nước ngoài
CHƯƠNG 2: CẦU – CUNG VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG
I. Lý thuyết về cầu
Cầu: số lượng hàng hoá, dịch vụ mà NTD muốn mua và có khả năng mua ở các mức
giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định với các yếu tố khác không đổi
Lượng cầu: là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà NTD muốn mua và có khả năng mua ở
một mức giá nhất định trong một khoảng thời gian nhất định với các yếu tố khác
không đổi
Qui luật cầu: Với các yếu tố khác không đổi, khi giá của một loại hàng hoá dịch vụ
càng tăng thì lượng cầu của hàng hoá dịch vụ đó càng giảm và ngược lại
Biểu cầu: mô tả lượng cầu tại mỗi mức giá trong một khoảng thời gian nhất định
- Khi giá tăng thì lượng cầu giảm thể hiện quan hệ nghịch biến giữa giá và lượng cầu.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
Yếu tố nội sinh làm đường cầu vận động lên xuống: giá của chính hàng hóa đó
Yếu tố ngoại sinh làm đường cầu dịch chuyển sang trái hoặc sang phải:
- Thu nhập dân cư:
+ Hàng hóa bình thường khi thu nhập tăng thì lượng cầu tăng ngược lại khi thu nhập
giảm thì lượng cầu giảm
+ Hàng hóa cấp cấp thêm thu nhập tăng thì nhu cầu đối với hàng hóa đó sẽ giảm
xuống
- Giá cả hàng hóa liên quan
+ Hàng hóa thay thế: giá hàng hóa này có quan hệ đồng biến với những cầu hàng hóa
kia
+ Hàng hóa bổ trợ: giá hàng hóa này và lượng cầu hàng hóa kia luôn nghịch biến với
nhau
- Quy mô dân cư: khi quy mô dân cư tăng lượng cầu đối với mặt hàng sẽ tăng và
ngược lại
- Các kỳ vọng của người tiêu dùng
II. Lý thuyết về cung
Cung: Số lượng hàng hóa dịch vụ nhà sản xuất muốn cung và có khả năng cung ứng
tại mỗi mức giá mức định, trong một khoảng thời gian nhất định, với các yếu tố khác
không đổi
Lượng cung: Số lượng hàng hóa dịch vụ mà nhà sản xuất sẵn lòng cung ứng tại mỗi
mức giá cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định
Quy luật cung: Với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi giá của hàng hóa dịch vụ
tăng cung sẽ tăng và ngược lại
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung
Yếu tố nội sinh làm đừờng cung vận động lên xuống: giá cả của chính hàng hóa đó
Yếu tố ngoại sinh làm đường cung dịch chuyển sang trái sang phải:
- Khoa học công nghệ kĩ thuật được áp dụng: khoa học công nghệ kĩ thuật tiên tiến
hiện đại làm tăng năng suất giảm chi phí dẫn đến cung tăng
- Giá cả các yêu tố đầu vào: giảm làm cho chi phí sản xuất giảm -> giá thành sản phẩm
giảm -> lợi nhuận tăng -> sức cung tăng
- Chính sách của nhà nước: giảm thuế giảm các khoản đóng góp tháng chợ cấp cho
doanh nghiệp làm giảm chi phí tăng lợi nhuận nhờ đó sức cung tăng
- Số lượng người sản xuất
III. Cân bằng thị trường và giá thị trường
Khi cung bằng cầu: thị trường cân bằng. Giá và lượng tại đó được gọi là giá cân bằng
và lượng cân bằng
Điểm cân bằng chính là giao điểm giữa đường cùng và đường cầu
Các trường hợp thay đổi giá cân bằng:
Trường hợp 1: cung không đổi và cầu thay đổi
Cung không đổi và cầu tăng thiếu hụt hàng hóa
Cung không đổi và cầu giảm dư thừa hàng hóa
Trường hợp 2: cầu không đổi và cung thay đổi
Cầu không đổi và cung tăng thặng dư hàng hóa
Cầu không đổi và cung giảm
Giá thị trường: là giá cân bằng cung - cầu trên thị trường. Khi cung cầu thay đổi giá
thị trường thay đổi theo
IV. Sự co giãn cung cầu
V. Can thiệp của chính phủ
Giá trần: còn gọi là giá tối đa thấp hơn giá thị trường bảo vệ việc lợi người tiêu dùng
Giá sàn: còn gọi là giá tối thiểu cao hơn giá thị trường bảo vệ quyền lợi người sản
xuất
Thuế: khi đánh thuế đường cùng sẽ dịch chuyển song song lên trên một đoạn bằng
đúng khoản thuế. Giá cân bằng cao hơn có nghĩa là người sản xuất đã chuyển được
phần nào gánh nặng thuế sang cho người tiêu dùng. Độ co giãn theo giá của bên nào
yếu hơn bên đó sẽ chịu như thuế hơn
Trợ cấp: có thể xem như một khoản thế âm. Hỗ trợ cho sản xuất hay tiêu dùng. Khi có
chợ cấp người mua và người bán sẽ không nhận trợ cấp như nhau mà tùy thuộc vào độ
co giãn theo giá
VI. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất
Thặng dư tiêu dùng: là phần chênh lệch giữa mức giá mà người tiêu dùng sẵn lòng
trả so với giá họ phải trả
Thặng dư sản xuất: là phần chênh lệch giữa mức giá mà nhà sản xuất bán được so
với giá họ sẵn lòng bán
Lợi ích ròng của xã hội: là tổng thẳng dư tiêu dùng và thẳng dư sản xuất. Thị trường
cạnh tranh hoàn hảo luôn tạo ra lợi ích rộng lớn nhất cho xã hội

You might also like