You are on page 1of 9

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN : KINH TẾ VI MÔ

1. ĐỀ BÀI: Dựa trên cơ sở lý thuyết thị trường (cung, cầu, giá cả) và
thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, hãy chứng
minh cho luận điểm: “Được mùa lại được cả giá, mất mùa lại còn mất
cả giá”. Nhà nước cần làm gì để phát triển nền nông nghiệp nước nhà
ổn định, bền vững.

NHÓM : 08

LỚP : N03

Hà Nội, tháng 1 năm 2021.

1
BỘ TƯ PHÁP

2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN : KINH TẾ VI MÔ

2. ĐỀ BÀI: Dựa trên cơ sở lý thuyết thị trường (cung, cầu, giá cả) và
thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, hãy chứng
minh cho luận điểm: “Được mùa lại được cả giá, mất mùa lại còn mất
cả giá”. Nhà nước cần làm gì để phát triển nền nông nghiệp nước nhà
ổn định, bền vững.

NHÓM : 08

LỚP : N03

Hà Nội, tháng 1 năm 2021.

• I. KHÁI QUÁT LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG:


1. Thị trường:
Khái niệm: Thị trường là tập hợp các điều kiện và thỏa thuận mà thông
qua đó người mua và người bán tiến hành sự trao đổi hàng hóa với nhau.

3
2. Khái niệm về Cầu – Lý thuyết hành vi của người tiêu dùng:
- Cầu: là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà tiêu dùng mong muốn và có
khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
- Luật cầu: Với giả định các nhân tố khác không đổi, số lượng hàng hóa
hoặc dịch vụ được cầu trong một khoảng thời gian nhất định sẽ tăng lên khi giá
giảm và ngược lại, sẽ giảm khi giá tăng. Như vậy, giá hàng hóa/dịch vụ và
lượng cầu có quan hệ nghịch.

3.  Khái niệm về Cung – Lý thuyết hành vi của người sản xuất:
- Cung: là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và
sẵn sàng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
- Luật cung:  Nội dung: lượng hàng hóa được cung trong khoảng thời
gian đã cho tăng lên khi giá của hàng hoá đó tăng lên và ngược lại (giả định các
nhân tố khác không đổi). Như vậy, giá hàng hóa / dịch vụ và lượng cung có
quan hệ thuận.

4. Cân bằng cung – cầu trên thị trường:


4.1: Cân bằng thị trường:
- Cân bằng thị trường: Trạng thái cân bằng cung – cầu đối vớ4i một hàng
hóa nào đó là trạng thái khi việc cung hàng hóa đó đủ thỏa mãn cầu đối với nó
trong một thời kì nhất định. Tại trạng thái cân bằng này chúng ta có giá cân
bằng và sản lượng cân bằng.
- Nguyên lý cung – cầu:  Bốn nguyên lý cơ bản về cung và cầu:

 Nếu nhu cầu tăng (đường cầu thay đổi về bên phải) và nguồn cung vẫn
không đổi, thì tình trạng thiếu hụt xảy ra, dẫn đến giá cân bằng cao hơn.
 Nếu nhu cầu giảm (đường cầu dịch chuyển về bên trái) và nguồn cung
vẫn không đổi, thì thặng dư xảy ra, dẫn đến giá cân bằng thấp hơn.
  Nếu cầu vẫn không thay đổi và cung tăng (đường cung dịch chuyển về
bên phải), thì thặng dư xảy ra, dẫn đến giá cân bằng thấp hơn.
 Nếu cầu vẫn không thay đổi và cung giảm (đường cung dịch chuyển về
bên trái), thì tình trạng thiếu hụt xảy ra, dẫn đến giá cân bằng cao hơn.

- Sự thay đổi trạng thái cân bằng: Cân bằng được hiểu là trạng thái ổn
định. Nhưng điểm cân bằng cung cầu không phải là bất biến. Khi có một nhân
tố trong hàm cầu hoặc hàm cung thay đổi khiến đường cầu hoặc đường cung
dịch chuyển hoặc khi cả đường cung và đường cầu đều dịch chuyển thì ta có
điểm cân bằng mới, giá cân bằng mới và lượng cân bằng mới.
4.2: Trạng thái dư thừa và thiếu hụt: Khi giá của thị trường không bằng
với mức giá cân bằng tạo ra hai trạng thái là dư cung và dư cầu trên thị trường.
a. Trạng thái dư thừa (dư cung)

4
- Trang thái dư thừa là trạng thái trên thị trường, cung lớn hơn cầu ở một
mức giá nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Hay còn gọi là sự thặng
dư của cung.
- Trạng thái dư thừa xảy ra khi với các mức giá cao hơn giá cân bằng trên thị
trường, người sản xuất mong muốn cung nhiều hàng hóa hơn còn người tiêu
dùng sẽ giảm bớt cầu của mình. Khi ấy sẽ gây nên tình trạng dư thừa trên thị
trường.
b. Trạng thái thiếu hụt (dư cầu)
- Trạng thái thiếu hụt là trạng thái trên thị trường, cầu lớn hơn cung ở một
mức giá nào đó ở một khoảng thời gian nhất định. Hay còn gọi là sự thăng dư
của cầu.
- Trạng thái thiếu hụt xảy ra khi với các mức giá thấp hơn giá cân bằng thị
trường, mức lợi nhuận của nhà sản xuất giảm và khi đó các nhà sản xuất sẽ ít
mong muốn cung cấp hàng hóa. Ngược lại, người tiêu dùng sẽ có khả năng mua
hàng hóa nhiều lên, gây lên tinh trạng thiếu hụt trên thị trường.
      4.3: Cơ chế tự điều tiết của thị trường:
- Bất cứ khi nào xuất hiện hiện tượng dư thừa hay thiếu hụt thì cả người
mua và người bán sẽ điều chỉnh hành vi đi theo lợi ích riêng của mình và kết
quả là thị trường đạt trạng thái cân bằng. Xu hướng chung của thị trường là dư
thừa kéo giá xuống, thiếu hụt đẩy giá lên. 
      4.4: Kiểm soát giá:
Trong nhiều trường hợp, khi giá cân bằng được hình thành từ quan hệ cung
cầu trên thị trường tự do, mức giá có thể quá thấp đối với nhà sản xuất hàng hóa
hoặc quá cao cho người tiêu dùng. Khi đó, chính phủ sẽ can thiệp vào thị
trường  để bảo vệ quyền lợi của người sản xuất hoặc người tiêu dùng.

III. NHÀ NƯỚC CẦN LÀM GÌ ĐỂ NỀN NÔNG NGHIỆP ỔN


ĐỊNH, BỀN VỮNG:
1. Khái niệm phát triển “nền nông nghiệp ổn định, bền vững”:
         Phát triển nền nông nghiệp ổn định, bền vững là phát triển đáp ứng
được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp
ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ,
hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ
môi trường. Khái niệm được xây dựng trên một nguyên tắc chung của sự
tiến bộ loài người - nguyên tắc bảo đảm sự bình đẳng giữa các thế hệ.
(Footnote: Theo 
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM207687)

2. Vai trò của phát triển “nền nông nghiệp ổn định, bền vững”: 

5
 Phải thay đổi về nhận thức phát triển nông nghiệp từ vai trò an
sinh, đủ ăn, điểm tựa cho sự phát triển thành vai trò mới là tạo được lợi
thế đặc thù, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế, hội nhập.
(Footnote: Nêu trong 
http://www.baodongnai.com.vn/tieu-diem/202007/cach-nhin-moi-ve-
phat-trien-nong-nghiep-ben-vung-3010821/)

   Vai trò của phát triển nông nghiệp bền vững với kinh tế: Khu vực
nông nghiệp là một nguồn cung cấp vốn, các yếu tố đầu vào cho hoạt
động kinh tế. Với hơn 70% dân số ở nông thôn là nguồn nhân lực dự trữ
dồi dào cho khu vực thành thị, là ngành cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến.Các sản phẩm của ngành nông nghiệp là nguồn cung cấp
nguyên liệu đầu vào quan trọng của công nghiệp chế biến, qua đó sẽ nâng
cao giá trị của nông sản trên thị trường đặc biệt là hướng vào sản phẩm
xuất khẩu. 
   Vai trò của phát triển nông nghiệp bền vững với xã hội: Phát triển
bền vững nông nghiệp về xã hội chính là sự đóng góp của ngành nông
nghiệp cho phát triển xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển, đảm
bảo cuộc sống của người nông dân ổn định; nâng cao thu nhập, cải thiện
chất lượng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm khoảng cách
giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội.
Vai trò của phát triển nông nghiệp bền vững với môi trường: Thứ
nhất, đạt được sự hoà hợp của các chu trình sinh học tự nhiên và kiểm
soát được chúng. Thứ hai, bảo vệ và khôi phục độ phì đất và các nguồn
tài nguyên thiên nhiên. Thứ ba, tối ưu hoá được việc quản lý và sử dụng
các nguồn tài nguyên của nông trại. Thứ tư, giảm thiểu việc sử dụng các
nguồn tái không tái sinh được và giảm thiểu được tác động xấu đến, các
loài hoang dại, chất lượng nước và môi trường,..
 
3. Nhà nước cần làm gì để phát triển “nền nông nghiệp bền vững”?
           3.1. Tái quy hoạch nền nông nghiệp theo hướng phát triển ổn định,
bền vững và sản xuất hàng hóa:
Thứ nhất, xác định tầm nhìn cho nền nông nghiệp hữu cơ. Phát
hiện tiềm lực từng vùng, từ đó đưa ra tầm nhìn và chiến lược một cách
khả thi nhất. Trong chiến lược này, cần cụ thể hóa mục tiêu kinh tế tích
hợp với mục tiêu bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường. Thứ hai, nghiên
cứu nông nghiệp. Nghiên cứu nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo ra nguồn giống mới và quản lý, thực hành canh tác. Phát triển hệ
thống canh tác phù hợp và cải tiến công nghệ sản xuất kết hợp chặt chẽ
với những chính sách của nhà nước là mục tiêu nghiên cứu chính. Đồng
thời đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất các hàng hóa liên quan có thể bán
thương mại. Thứ ba, xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam. Nâng
cao giá trị sản phẩm, đẩy mạnh khâu quảng bá thế mạnh, đặc sản của

6
nông sản nước nhà cho bạn bè thế giới. Từ đó, có thể đẩy mạnh xuất khẩu
ra thị trường các nước phát triển,  giúp cân bằng cung-cầu ở thị trường
trong nước, đảm bảo bình ổn giá cả cũng như tránh gây thiệt hại không
đáng có cho các bên tham gia chuỗi sản xuất và phân  phối nông nghiệp.
(Footnote của: 
“Thứ nhất”: Theo: 
https://sfarm.vn/chinh-sach-phat-trien-nong-nghiep-ben-vung-tai-viet-
nam/
“Thứ hai”: Theo: 
https://sfarm.vn/cac-chien-luoc-phat-trien-nong-nghiep-ben-vung-tren-
the-gioi/)

3.2. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: 


        Chính phủ cần có những kế hoạch thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân
như xây dựng và bảo trì đường bộ và phân phối điện, đầu tư cơ sở hạ tầng
để thúc đẩy sự chuyển động của đầu vào cho nông dân cũng như hàng
hóa nông nghiệp cho người tiêu dùng, giảm chi phí sản xuất, giảm tỷ suất
lợi nhuận tiếp thị và loại bỏ hư hỏng, hạn chế các chi phí khác liên quan
đến vận chuyển…
(Footnote: Theo: 
https://sfarm.vn/cac-chien-luoc-phat-trien-nong-nghiep-ben-vung-tren-
the-gioi/)

         3.3. Xây dựng hệ thống chính sách nông nghiệp và xác định rõ vai
trò của từng bộ phận, từ trung ương đến địa phương: 
         Có chính sách xây dựng hỗ trợ cho các cấp, các ngành có điều kiện
tốt nhất để thực hiện. Chính sách phát triển nông nghiệp luôn phải đi đôi
với mục đích bảo vệ an toàn sức khỏe con người. Các chính sách được đề
ra phải được cụ thể hóa đối tượng thực hiện, phù hợp với tình hình canh
tác nông nghiệp thực tế ở từng địa phương, không nên chỉ có lí thuyết mà
thiếu tính thực tế. Theo đó, quá trình triển khai cần đưa ra các tiêu chí cụ
thể về bảo vệ sức khỏe, đảm bảo vệ sinh an toàn, bảo vệ môi trường cũng
như hệ sinh thái. Trong vấn đề này, chính quyền có vai trò rất quan trọng
trong việc đảm bảo sự thành công trong chiến lược phát triển nông nghiệp
bền vững.
(Footnote: Theo: 
https://sfarm.vn/chinh-sach-phat-trien-nong-nghiep-ben-vung-tai-viet-
nam/)

                   3.4. Thúc đẩy mối liên kết nông dân với doanh nghiệp:
        Cần cụ thể hóa biện pháp canh tác nông nghiệp đối với từng vùng.
Từ đó đảm bảo nông sản làm ra được cung ứng ra thị trường với trị giá
cao. Trên thực tế, hiện có khá nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam thực hiện

7
trao đổi mua bán với người nông dân nhằm là tổ chức định hướng và tạo
điều kiện để người nông dân tiếp cận được với thị trường một cách dễ
dàng hơn.Thêm vào đó, nhà nước cũng đẩy mạnh hơn nữa chính sách hỗ
trợ vốn và công nghệ để phát triển nông nghiệp bền vững.
(Footnote: Theo: 
https://sfarm.vn/chinh-sach-phat-trien-nong-nghiep-ben-vung-tai-viet-
nam/)

        3.5. Ngân sách nhà nước tiếp tục ưu tiên phát triển nông nghiệp
nông thôn, thu hút các nguồn lực trong nền kinh tế đầu tư cho nông
nghiệp
        Chính sách đầu tư công cho phát triển nông nghiệp, nông thôn thời
gian qua còn một số vấn đề đặt ra. Do đó, hệ thống chính sách, pháp luật
về đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn cần tiếp tục được điều chỉnh,
hoàn thiện trong thời gian tới, như tăng chi đầu tư cho khu vực nông
nghiệp, nông thôn; thực hiện phân bổ NSNN bảo đảm hài hòa lợi ích của
các địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp với các địa phương
thuần nông. Ngoài ra, để thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực nông nghiệp,
đặc biệt là thông qua hình thức PPP, cần có giải pháp đột phá nhằm tận
dụng lợi thế về vốn, trình độ, năng lực quản trị và cả thế mạnh về chuỗi
cung ứng của các tập đoàn hàng đầu thế giới, cũng như của Việt Nam
trong lĩnh vực nông nghiệp.
(Footnote: Theo: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages) 

        3.6. Người nông dân cần tăng cường nhận thức, có tầm nhìn dài hạn
hơn trong sản xuất nông nghiệp: 
      Người nông dân cần tích cực tham gia các khóa học tại chỗ về kỹ
thuật canh tác, chuyển giao công nghệ của ngành nông nghiệp. Từ đó,
nâng cao trình độ nguồn  nhân lực nông nghiệp. Có ý thức về một nền
nông nghiệp sạch, bền vững, hướng tới xuất khẩu. Theo dõi dự báo thị
trường để điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với cung - cầu thị trường. Cần
có tư duy dài hạn , tuyệt đối không phá vỡ quy hoạch của Nhà  nước về
phát triển nông nghiệp ổn định, bền vững, không vội ồ ạt phá bỏ các cây
trồng có thế mạnh để trồng một loại cây mới đang tạm thời có giá thành
cao để tránh phá vỡ cân bằng cung – cầu thị trường.  

        3.7. Học hỏi một số nước có những giải pháp phát triển “nền nông
nghiệp ổn định, bền vững” tiên tiến:
       Thái Lan là một nước nông nghiệp. Nông nghiệp Thái Lan trong
hàng thập kỷ qua đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Không
những nó góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo chất lượng cuộc sống
cho người dân mà còn bảo vệ môi trường sinh thái hiệu quả. Thái Lan đã
và đang triển khai, thực hiện tốt về chiến lược quy hoạch phát triển nông

8
nghiệp nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững nông nghiệp.
Đồng thời, Thái Lan cũng áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và
thu được kết quả khả quan như: năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt,
giải quyết được việc làm và tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xóa
đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường hiệu quả. 
(Footnote: Trình bày trong: http://www1.vnua.edu.vn/tapchi/)

Danh mục tltk:


https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM207687
http://www.baodongnai.com.vn/tieu-diem/202007/cach-nhin-moi-ve-
phat-trien-nong-nghiep-ben-vung-3010821/
https://sfarm.vn/chinh-sach-phat-trien-nong-nghiep-ben-vung-tai-viet-
nam/
https://sfarm.vn/cac-chien-luoc-phat-trien-nong-nghiep-ben-vung-tren-
the-gioi/
http://www1.vnua.edu.vn/tapchi/

You might also like