You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KINH TẾ HỌC VI MÔ
Nhóm1 Lương Bình Minh
Vũ Thị Hải An
Lê Phạm Ngọc Anh
Nguyễn Giang Anh
Nguyễn Ngọc Anh
Nguyễn Thị Mai Anh
Trịnh Ngọc Anh
Vũ Thị Lan Anh
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Nguyễn Khánh Chi

Hà Nội - 2019
A. MỤC LỤC

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CUNG, CẦU, GIÁ CẢ THỊ


TRƯỜNG.
1. Cầu.
1.1. Khái niệm.
1.2. Quan hệ giữa giá cả của hàng hóa và lượng cầu
2. Cung.
2.1. Khái niệm.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung.
3. Thị trường - Cơ chế hoạt động của thị trường
a) Khái niệm thị trường.
b) Cơ chế hoạt động của thị trường.
Trạng thái cân bằng thị trường.
Trạng thái dư thừa/ thiếu hụt.
Thay đổi trạng thái cân bằng cung cầu.
c) Giá cả là gì? Vai trò? Tầm quan trọng?

II. PHÂN TÍCH CUNG, CẦU, GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG MẶT


HÀNG MÌ HẢO HẢO.
1. Sơ lược về mì Hảo Hảo.
1.1. Lịch sử phát triển của mì ăn liền.
1.2. Giới thiệu chung về mì Hảo Hảo.
2. Phân tích cầu mì tôm Hảo Hảo.
2.1. Thực trang tiêu thụ mì gói ở Việt Nam.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu mì Hảo Hảo.
3. Phân tích cung mì Hảo Hảo.
3.1. Hiện trạng cung mì Hảo Hảo.
3.2. Nguyên nhân.
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá của mì Hảo Hảo
4.1. Các nhân tố bên trong.
4.2. Các nhân tố bên ngoài.
4.3. Các nhan tố khác.
III. KẾT LUẬN.

(*) Nguồn tham khảo


https://nhatest.wordpress.com/2012/02/20/nghien-c%E1%BB%A9u-hanh-vi-tieu-dung-
c%E1%BB%A7a-khach-hang-v%E1%BB%81-s%E1%BA%A3n-ph%E1%BA%A9m-mi-an-
li%E1%BB%81n/
https://text.123doc.org/document/3976497-phan-tich-thi-truong-cua-san-pham-mi-hao-hao-den-tu-
cong-ty-acecook.htm
http://cafebiz.vn/cau-chuyen-kinh-doanh/thi-truong-mi-an-lien-24-000-ty-acecook-teo-top-masan-
tang-toc-2015100308425773.chn
Euromonitor
https://www.24h.com.vn/san-xuat-tieu-dung/nguoi-viet-tieu-thu-mi-goi-nhieu-thu-5-the-gioi-
c60a1091834.html
https://acecookvietnam.vn/hao-hao-xac-lap-ky-luc-san-pham-mi-goi-co-so-luong-tieu-thu-nhieu-
nhat-viet-nam-trong-18-nam
fb:mihaohao
https://www.slideshare.net/khanhduykd/chng-6-chnh-sch-gi-c-marketing-cn-bn
https://acecookvietnam.vn/
https://www.sosanhgia.com/s-mi-hao-hao
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Nhiệm vụ Họ và tên
I. Lý thuyết
1. Cầu Nguyễn Thị Mai Anh
2. Cung Vũ Thị Hải An
3. Thị trường – Cơ chế hoạt Lê Phạm Ngọc Anh
động của thị trường
II. Phân tích mặt hàng thực tế
1. Lịch sử phát triển, giới Nguyễn Thị Ngọc Ánh(N3)
thiệu chung về mặt hàng
2. Phân tích cầu Trịnh Ngọc Anh
Nguyễn Khánh Chi
3. Phân tích cung Vũ Thị Lan Anh
Nguyễn Ngọc Anh
4. Giá cả thị trường Nguyễn Giang Anh
Nguyễn Thị Ngọc Ánh(N4)
III. Kết luận Lương Bình Minh
Làm slide
MỞ ĐẦU
Mì ăn liền ra đời tại Nhật Bản vào năm 1958 và nhanh chóng trở
thành một trong những sản phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ nhanh
nhất trên thế giới. Đầu thập niên 90, mì ăn liền đã có mặt tại Việt
Nam. Hiện nay, nhiều người đã chọn mì ăn liền như một giải pháp
nhanh chóng trong bữa ăn. Là một trong những nhà sản xuất mì ăn
liền uy tín và lâu đời trên thị trường, Acecook Việt Nam đã tạo ra cho
sản phẩm của mình một tên tuổi và vị trí vững chắc trên thị trường,
các sản phẩm mì ăn liền đã trở nên quen thuộc đối với người tiêu
dùng Việt Nam. Một trong những sản phẩm đó là mì Hảo Hảo. Vì
vậy, nhóm 1 đã chọn đề tài: “Phân tích cung, cầu, giá cả thị trường
của sản phẩm mì Hảo Hảo” để tìm hiểu rõ hơn về thị trường mặt hàng
này.

- Mục tiêu phân tích:


+ Phân tích cầu người dân với mì Hảo Hảo.
+ Phân tích cung của công ty Acecook với mì Hảo Hảo.
+ Phân tích giá cả của thị trường mì Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích: Nghiên cứu ở nhà và dựa trên
số liệu từ Internet và giáo trình “Kinh tế học vi mô” để phân tích.

B. NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CUNG, CẦU, GIÁ CẢ THỊ


TRƯỜNG.
1. Cầu.
1.1. Khái niệm.
- Cầu của một hàng hóa dịch vụ là số lượng của hàng hóa và dịch vụ đó mà
người tiêu dùng sẵn lòng mua tương ứng với các mức giá khác nhau trong
một khoảng thời gian xác định.
- Quy luật cầu: Khi giá hàng hóa tăng lên (trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi) thì lượng cầu mặt hàng đó sẽ giảm xuống. Cầu bao gồm cầu cá
nhân và cầu thị trường. Cầu thị trường là cầu của tất cả mọi người trong thị
trường và bằng tổng các cầu cá nhân (theo từng mức giá) .
- Trên thị trường có rất nhiều yếu tố tác động đến cầu ngoài giá cả hàng hóa
thì còn có các nguyên nhân sau: Thu nhập, sở thích của người tiêu dùng, giá
cả của các loại hàng hóa có liên quan (hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ
sung), các kỳ vọng, dân số …
1.2. Quan hệ giữa giá cả của hàng hóa và lượng cầu
Giá và lượng cầu có mối quan hệ nghịch với điều kiện các yếu tố khác
giữ nguyên.
Quan hệ giữa giá và lượng cầu có các cách biểu hiện:
+ Biểu cầu: là bảng số liệu chỉ mối quan hệ giữa giá và lượng cầu.
+ Đồ thị cầu: đường biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cầu gọi
là đường cầu.

2. Cung.
2.1. Khái niệm.
- Cung (S): Là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán và
có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất
định, các nhân tố khác không đổi
- Lượng cung (Qs): Là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người bán
muốn bán và sẵn sàng bán tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian
nhất định
- Luật cung: Số lượng hàng hóa được cung trong khoảng thời gian đã cho
tăng lên khi giá của nó tăng lên và ngược lại, giả định các yếu tố khác không
đổi
- Cung thị trường bằng tổng các mức cung của các hãng trong thị trường đó
2.2. Các yếu tố tác động đến cung:
- Tiến bộ công nghệ (ứng dụng công nghệ mới làm tăng năng suất)
- Giá cả của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (chi phí sản xuất)
- Số lượng nhà sản xuất trong ngành
- Các chính sách kinh tế của chính ohur
- Lãi suất
- Kỳ vọng giá cả và thu nhập
- Điều kiện thời tiết khí hậu
- Môi trường kinh doanh

3. Thị trường – Cơ chế hoạt động của thị trường – Giá cả thị
trường
a. Khái niệm:
- Thị trường là một cơ chế mà ở đó người mua và người bán sẽ tương tác
với nhau để xác định giá cả và sản lượng của hàng hóa hay dịch vụ.
b. Cơ chế hoạt động của thị trường
- Trạng thái cân bằng cung cầu: là trạng thái của thị trường mà tại đó
lượng cung bằng với lượng cầu
 Là trạng thái lý tưởng của thị trường

- Trạng thái dư thừa: xảy ra khi Qs > QD


Qdư thừa = Qs – QD
Trạng thái dư thừa gây sức ép làm giảm giá xuống để quay trở về trạng
thái cân bằng

- Trạng thái thiếu hụt: xảy ra khi Qs < QD


Qthiếu hụt = |Qs – QD|
Trạng thái thiếu hụt gây sức ép làm tăng giá để quay trở về trạng thái
cân bằng

- Thay đổi trạng thái cân bằng cung cầu:


+ Cung cố định, cầu thay đổi
+ Cầu cố định, cung thay đổi
+ Cung và cầu đều thay đổi: 4 trường hợp _ cung tăng-cầu giảm
_ cung giảm-cầu tăng
_ cung tăng-cầu tăng
_ cung giảm-cầu giảm
Mỗi trường hợp có 3 khả năng xảy ra _ thay đổi của cung = cầu
_ thay đổi của cung > cầu
_ thay đổi của cung < cầu
d) Giá cả là gì? Vai trò? Tầm quan trọng?
 Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, đồng thời biểu hiện tổng
hợp các quan hệ kinh tế như cung – cầu hàng hóa , tích lũy và tiêu dùng,
cạnh tranh,....
 Giá là một thành phần quan trọng trong giải pháp tổng hợp (marketing mix)
và cần phải được quản trị một cách thông minh như là cách mà ta quản trị
những thành phần khác. Nhìn chung giá là một phần đi kèm với kế hoạch
sản phẩm/thị trường và không phải là một thực thể riêng lẻ.
 Định giá bán sản phẩm có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp vì nó tác động tới mức doanh thu và lợi nhuận của doanh
nghiệp: giá bán cao tạo ra mức lợi nhuận lớn, giá bán thấp thì có thể gây
thiệt hại cho doanh nghiệp. Giá bán sản phẩm còn thể hiện trình độ tổ chức
và quản lý các yếu tố sản xuất của các nhà quản trị. Mặt khác, giá bán là
thước đo thể hiện giá trị của sản phẩm do vậy nó ảnh hưởng đến uy tín,
thương hiệu của chính doanh nghiệp trên thương trường. Chính vì vậy, các
quyết định về giá bán sản phẩm thường là những quyết định chiến lược sống
còn.
 Chúng ta có 4P là: Place-kênh, Promotion-quảng bá truyền thông, Product-
sản phẩm, Price-giá cả. Thì trong đó, Product, Place và Promotion là những
yếu tố “P” đòi hỏi chúng ta phải chi tiền để tạo ra kết quả. Còn Price là yếu
tố “P” duy nhất mà chúng ta có thể thu lại giá trị cho mình từ những giá trị
đã tạo ra cho khách hàng. Do tầm quan trọng như vậy nên giá xứng đáng
được đầu tư thời gian và được quan tâm cao.
II. PHÂN TÍCH CUNG, CẦU, GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG MẶT
HÀNG MÌ HẢO HẢO.
1. Sơ lược về mì Hảo Hảo.
1.1. Lịch sử phát triển của mì ăn liền.

- Gói mì đầu tiên được ra đời tại Nhật Bản vào năm 1958 và chính thức có mặt
ở Sài Gòn từ thập niên 60.
- Những năm sau 1975, mì gói chính thức được đổi tên gọi thành “mì ăn liền”.
Thời buổi khó khăn ấy, một gói mì ăn liền thường được mọi người bóp vụn để
nấu canh, những gói bột nêm lúc bấy giờ cũng trở nên quý giá.
- Hơn 30 năm sau, VN đã đứng vào hàng ngũ những cường quốc mì ăn liền, khi
tiêu thụ 5,1 tỉ gói mì ăn liền/ năm.
- Đến năm 2013, mức tiêu thụ của người Việt đối với sản phẩm tiện lợi này tăng
đến 21,7 nghìn tỷ đồng/ năm và hứa hẹn sẽ còn liên tục phát triển cùng với đà
tăng trưởng của đất nước.

1.2. Giới thiệu chung về mì tôm Hảo Hảo


- Mì Hảo Hảo – ông hoàng mì tôm của thị trường Việt đã hơn 19 năm nay kể
từ khi xuất hiện vào năm 2000. Là sản phẩm mũi nhọn của Tập đoàn Acecook
Việt Nam, mì Hảo Hảo không chỉ được ưa thích đặc biệt vì hương vị chua cay
thơm ngon mà còn vì chất lượng được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản và
quy trình quốc tế, đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chuẩn khắt khe về thực phẩm như
HACCP, BRC, IFS Food,…
- Mì Hảo Hảo được sản xuất với quy trình nghiêm ngặt 14 bước cơ bản và bán
trên thị trường từ năm 2000. Tính đến cuối tháng 12/2016, đã có hơn 20 tỷ gói
được bán ra phục vụ người tiêu dùng.
- Các vị mì Hảo Hảo phổ biến hiện nay chính là Mì tôm chua cay, Gà nấm kim
châm, Sa tế hành cay, Sườn heo tỏi phi,… với giá dao động khoảng 3.500 đồng.
Ngoài ra hiện nay còn có những sản phẩm mì Hảo Hảo được thiết kế làm bằng
ly rất tiện dụng.
- Là thương hiệu mì ăn liền thuộc Tập đoàn Acecook Việt Nam đứng ở vị trí
636 trong bảng xếp hạng của Công ty Nielsen. Kết quả công bố trên tạp chí
Campaign Asia Paciffic (2017).

2. Phân tích cầu mì Hảo Hảo.


2.1. Thực trạng tiêu thụ mì gói ở Việt Nam.
Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), ước tính trong năm
2018 người Việt Nam tiêu thụ 5,2 tỷ gói mì ăn liền. Với con số này, việt Nam là
quốc gia xếp thứ 5 thế giới về lượng tiêu thụ mì gói trong năm, chỉ sau Trung
Quốc (40,25 tỷ gói), Indonesia ( 12,540 tỷ gói), Ấn Độ (6,06 tỷ gói) Nhật Bản
(5,780 tỷ gói).
Những số liệu thống kê trong 4 năm trở lại đây cho thấy mức tiêu thụ mì gói của
Việt Nam gia tăng mạnh mẽ. Chỉ tính từ 2017 đến 2018, số lượng mì gói được tiêu
thụ tăng 2,76% (từ 5 tỷ gói vào 2017 lên 5,2 tỷ gói vào 2018) và tăng 8,3% so với
2015.
Ngày 12-9-2018 , Hội Kỷ lục gia Việt Nam – Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao
bằng xác lập kỷ lục “Sản phẩm mì gói có số lượng tiêu thụ nhiều nhất Việt Nam
trong 18 năm” (từ năm 2000 đến năm 2018) cho thương hiệu mì ăn liền Hảo Hảo,
thuộc Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam
Nhân dịp Lễ khánh thành Tòa nhà văn phòng mới của Acecook Việt Nam, Hảo
Hảo – nhãn hàng mì ăn liền nổi tiếng của công ty cũng đã chính thức được Tổ chức
kỷ lục Việt Nam – Vietkings xác lập kỷ lục “Sản phẩm mì gói có số lượng tiêu thụ
nhiều nhất Việt Nam trong 18 năm” (từ năm 2000 đến năm 2018), với hơn 20 tỷ
gói mì ăn liền được phục vụ cho người tiêu dùng.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu mì Hảo Hảo.
- Thu nhập người tiêu dùng:
Khi thu nhập của người tiêu dung tăng thì cầu của mì Hảo Hảo giảm:
Vì đối tượng của mì Hảo Hảo hướng đến là những người có thu nhập thấp, hoặc
muốn tiết kiệm thời gian cho bữa ăn ====> Mì Hảo Hảo là hàng hóa thứ cấp,
nghĩa là hàng hóa có cầu giảm khi thu nhập tăng.
Thật vậy, khi tài chính còn hạn chế, để tiết kiệm cho 1 bữa ăn sáng, ta chọn mì Hảo
Hảo bởi giá chưa đến 4000 đồng cho 1 bữa ăn. Nhưng khi thu nhập tăng cao, bữa
sáng là mì sẽ giảm xuống thay vào đó là các món như sandwitch, bánh mì kẹp thịt,
bún, phở,….

Biểu đồ mức độ ăn mì
- Về giá cả hàng hóa liên quan (hàng hóa cạnh tranh):
Khi giá của sản phẩm tăng thì theo quy luật cầu, chắc chắc lượng cầu sẽ giảm
và lượng cầu của các hàng hóa thay thế ( như omachi chua cay, hảo hạng,
chinsu, …) sẽ tăng. Lợi dụng điều này, các nhà sản xuất kinh doanh đã tung ra
thị trường những sản phẩm tương tự như Hảo Hảo với giá cả phải chăng. Điều
này lằm cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn thay vì chỉ trung thành với
Hảo Hảo làm cho cầu của mặt hàng này càng giảm mạnh.

Biểu đồ sản phẩm đang được sử dụng

- Về khẩu vị và thị hiếu người tiêu dùng:


Thị trường mì ngày càng mở rộng, người tiêu dùng ngày càng sành ăn, các loại
mì nhập khẩu ngày càng nhiều (như mì Hàn, Nhật, Ý,…) tuy giá cao gấp nhiều
lần mì Hảo Hảo nhưng người tiêu dùng lại muốn “ ăn thử cho biết” khiến khẩu
vị người tiêu dùng thay đổi và một phần thị hiếu cũng thay đổi theo. Vì vậy,
nếu chỉ nói là giữ hương vị như trước thì khó có thể tăng cầu của sản phẩm.

- Về dân số:
Đây có lẽ là điểm mạnh của mì Hảo Hảo. Dân số nước ta khá đông và phần lớn
thuộc tầng lớp trung lưu, bình dân, nên giá cả mì Hảo Hảo là điểm mạnh thu hút
mạnh mẽ người tiêu dùng. Hảo Hảo ra đời cách đây gần 20 năm (từ năm 2000)
nên thương hiệu này khá phổ biến trên khắp cả nước. =====> Yếu tố giữ vững
cầu của sản phẩm.
Biểu đồ mức độ nhận biết sản phẩm
3. Phân tích cung mì Hảo Hảo.
3.1. Hiện trạng
- Những năm gần đây, với sự vươn lên nhiều nhãn hàng, mì Hảo Hảo đã bị
suy giảm vị thế. Tuy vậy, nhãn hiệu này vẫn chiếm tới gần 40% thị phần tại
Việt Nam (năm 2014 là 38,9% theo Euromonitor). Doanh thu của Acecook
từ mỳ ăn liền năm 2014 khoảng 9.000 tỷ đồng. Năm 2015, công ty từng có
kế hoạch doanh thu 9.300 tỷ đồng, tiêu thụ 2,8 tỷ gói mỳ.
- Ông Kajiwara Junichi - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Acecook Việt Nam
cho biết, 6 tháng đầu năm 2016, công ty bán ra thị trường khoảng 1,3 tỷ gói
mỳ và kỳ vọng cung ứng ra thị trường 2,9 tỷ gói cả năm, mang về doanh thu
9.000 tỷ đồng.
- Sáng ngày 12/9/2018, trong chương trình khai trương toà nhà văn phòng
Acecook Việt Nam tại Khu công nghiệp Tân Bình- TP.HCM, Acecook Việt
Nam đã vinh dự đón nhận Kỷ lục cho thương hiệu mì Hảo Hảo. Đây là
thương hiệu mì ăn liền có lượng tiêu thụ nhiều nhất Việt Nam trong suốt 18
năm qua (từ năm 2000 đến nay) với hơn 20 tỷ gói mì ăn liền được phục vụ
bữa ăn của người Việt và có mặt trong hơn 65.000 căn bếp gia đình mới.
3.2. Nguyên nhân
TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ
- Kế thừa kinh nghiệm từ Acecook Nhật Bản, quá
trình sản xuất mì ăn liền tại Acecook Việt Nam sử dụng
các trang thiết bị, máy móc hiện đại, tiên tiến, tự động
hóa, với quy trình khép kín và đạt tiêu chuẩn.

- Acecook đầu tư cho công nghệ nhiều nhất. Năm


2012, họ xây dựng nhà máy thứ 2 tại TP HCM. Đây là
nhà máy hiện đại hàng đầu Đông Nam Á, lắp đặt 3 dây
chuyền sản xuất cao tốc với chi phí khoảng 5-8 triệu
USD một dây chuyền, tùy từng loại sản phẩm sản xuất.
Nhờ đó công ty nâng cao tính an toàn cho mọi dòng sản
phẩm, tiết giảm các chi phí sản xuất.
NGUỒN NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO
- Trong suốt 20 năm kể từ khi công ty được thành
lập cho đến nay, Acecook luôn cử các cán bộ kỹ thuật từ
Nhật qua Việt Nam để chỉ đạo, hướng dẫn cho các cán bộ
kỹ thuật người Việt, từ cách chọn lựa nguyên vật liệu,
quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, quy trình
sản xuất… Chính những cam kết chất lượng đó đã góp
phần tạo nên một dây chuyền sản xuất khép kín, không
ngừng cải tiến và đặc biệt là an toàn, bảo đảm vệ sinh.

- Tất cả nguyên liệu đầu vào đều phải đáp ứng các
yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định,
đồng thời được kiểm tra nghiêm ngặt nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng
trước khi đưa vào nhà máy sản xuất. Thay vì phải nhập khẩu nguyên vật liệu
vừa tốn kém tiền của vừa mất thời gian, Acecook đã hướng dẫn kỹ thuật cho
các nhà cung cấp để họ cũng có thể sản xuất ra nguyên vật liệu đạt chất
lượng, từ đó có nguồn cung ngay tại Việt Nam.
- Công ty ý thức rằng, để có được sản phẩm chất lượng cần phải có nguồn
nguyên liệu chất lượng. Để làm như vậy, công ty đã kiểm soát nguyên liệu
đầu vào bằng cách thường xuyên đánh giá và hướng dẫn nhà cung cấp.

SỰ QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI TIÊU DÙNG


- Sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, công
nghệ Nhật Bản với sự điều hành, hỗ trợ và giám sát chặt chẽ từ nguồn nhân
lực Nhật bản và đội ngũ nhân sự người Việt Nam được đào tạo bài bản tại
Acecook. Nhờ đó, mỗi một gói mì Hảo Hảo khi tung ra thị trường đều đảm
bảo mọi quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo sự an toàn, chất lượng và phù hợp
với khẩu vị người tiêu dùng Việt Nam ngay từ khi mới xuất hiện
- Một trong những lý do khiến người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn sản
phẩm của Acecook Việt Nam trong suốt nhiều năm qua là nhãn hàng luôn
theo sát sự thay đổi trong nhịp sống để từ đó cho ra mắt những sản phẩm
mới phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Thị trường mì ăn liền VN
được đánh giá đầy tiềm năng nhưng sẽ ngày càng khó khăn hơn do cạnh
tranh mạnh và yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Do đó, theo các
doanh nghiệp, đổi mới là yêu cầu bắt buộc. Hiện nay nhiều hãng mì đã liên
tục tung ra các sản phẩm mới sau khi thăm dò kỹ người tiêu dùng. Gần đây
Acecook đang mở rộng qua mảng mì cao cấp, các dòng mì ly và đạt doanh
số ấn tượng. Hiện công ty trên đang đẩy mạnh các sản phẩm mì cao cấp có
rau, củ, trứng, thịt, hải sản..., đồng thời gia tăng các sản phẩm ăn liền từ gạo,
trong đó có phở, bún, hủ tiếu (vốn chiếm 25 - 32% nguồn cung của công ty
này.)

- Acecook luôn đặt yếu tố an toàn và sự an tâm của người tiêu dùng lên hàng
đầu. Họ đã có những đề nghị về cách ăn uống phù hợp với người tiêu dùng
thông qua các phần tư vấn của một số chuyên gia dinh dưỡng.

PHÚC LỢI CHO NHÂN VIÊN


- Công ty Acecook Việt Nam nổi tiếng trong việc quan tâm đến đời sống của
cán bộ, công nhân viên. Việc khánh thành tòa nhà văn phòng mới nhằm mục
đích tạo môi trường làm việc tốt nhất cho hơn 400 nhân viên. Đồng thời đảm
bảo ngày càng tốt hơn nữa việc thực thi mục tiêu 3H (Happy) của Acecook
Việt Nam: “Người tiêu dùng Happy; người lao động Happy và xã hội
Happy”.
- Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng rất quan tâm đến việc bảo vệ môi
trường, nước thải của các nhà máy sản xuất đều phải đạt loại A, được kiểm
nghệm trước khi đưa ra ngoài.

4. Giá của sản phẩm mì Hảo Hảo

4.1. Giá của một số sản phẩm mì Hảo Hảo

 Hiện nay trên thị trường ngày càng có nhiều chủng loại mì tôm khác nhau
với mức giá cả cũng khác nhau. Tâm lý khách hàng Việt Nam đa số là thích
mua những sản phẩm nào có giá thấp hơn để tiết kiệm chi phí.
 Cũng như bao nhà sản xuất khác Vina Acecook-một trong ba đại gia “thâu
tóm thị trường” mì ăn liền Việt Nam tung ra sản phẩm mì gói Hảo Hảo với
giá cả rất bình dân và phù hợp với mọi tầng lớp người lao động. Khoảng từ
3.000-3.500 đồng/gói
 Vina Acecook rất biết chiều lòng khách hàng bằng cách tung ra thị trường
nhiều mẫu mã sản phẩm mì gói Hảo Hảo với hương vị khác nhau với tầm
phân khúc giá trung để khách hàng có thể thoải mái lựa chọn
 Mì Hảo Hảo Vị Tôm Chua Cay: ≈97.000 đồng/ thùng (*)

 Mì Hảo Hảo Chay: ≈ 100.000 đồng/ thùng (*)

 Mì Hảo Hảo Gà Nấm Kim Châm: ≈ 100.000 đồng/ thùng (*)


 Mì Hảo Hảo Sa Tế Hành Cay: ≈ 100.000 đồng/thùng (*)

 Mì Hảo Hảo Sườn Heo Tỏi Phi: ≈ 108.000 đồng/ thùng (*)

 Mì Hảo Hảo Tôm Xào Khô: ≈ 105.000 đồng/thùng (*)

4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá của mì Hảo Hảo

4.2.1. Các nhân tố bên trong:


 Mục tiêu của Vina Acecook: lợi nhuận và cạnh tranh với các đối thủ như
Masan Consumer, Asia Food,... hay có thể mục tiêu cuối cùng là phi lợi
nhuận hay lợi nhuận hoặc doanh nghiệp được hỗ trợ ngân sách hoạt động
hay tự chủ kinh phí.
 Chính sách marketing: đây là yếu tố quan trọng đến quyết định định giá sản
phẩm. Chính sách bán hàng được thực hiện thông qua một chuỗi các công
việc từ khi quảng cáo thâm nhập thị trường, xây dựng hệ thống phân phối
bán hàng, bảo hành sau khi bán, khuyến mãi.
 Chi phí sản xuất: chi phí vật chất, tiền lương biến đổi, chi phí marketing biến
đổi, tiền lương cố định, chi phí marketing cố định, chi phí chung, tiền lãi.

4.2.2. Các nhân tố bên ngoài:

 Nhu cầu thị trường: là yếu tố quan trọng nhất của bất kỳ nhà quản trị kinh
doanh nào. Trong xã hội hiện đại và tấp nập ngày nay, có thể nói mì ăn liền
đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của mỗi người. Cũng chính vì
thế mà thị trường mì ăn liền cũng ngày càng trở nên sôi động hơn bao giờ
hết.
 Tính cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trên thị trường: đây là nhân tố
rất quan trọng trong các quyết định định giá bán sản phẩm. Vì cũng có rất
nhiều nhãn hiệu khác cùng phân khúc giá trung như Vina Acecook.
 Các nhân tố tổng thể trong môi trường kinh doanh: đó là những yếu tố nhà
quản trị cần thu thập, phân tích để đưa ra các quyết định định giá bán sản
phẩm phù hợp. Các yếu tố này bao gồm số lượng dân số, điều kiện tự nhiên
của các vùng miền, trình độ kỹ thuật, công nghệ của từng nơi. Các yếu tố
này thông thường có mối quan hệ với nhau trong quá trình phân tích để đưa
ra quyết định.

4.2.3. Nhân tố khác:

 Môi trường kinh tế: tỉ lệ lạm phát, thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng hay suy
thoái, chính sách tiền tệ,...
 Phản ứng của chính phủ: ấn định mức giá trần, giá sàn, ban hành các đạo
luật về giá.

Phụ lục

(*): Một thùng là 30 gói mì Hảo Hảo

(≈): là do tùy nơi bán, tùy cửa hàng, đại lí,....Con số dao động không nhiều.

2. Kết luận.
Sự biến động của thị trường là điều mà bất cứ nền kinh tế nào cũng
phải đối mặt. Mì Hảo Hảo có chỗ đứng vững chắc trên thị trường một
phần là nhờ vào uy tín lâu dài nhưng bên cạnh đó là chất lượng và
hương vị phù hợp với sở thích người tiêu dùng. Tuy có những khó khăn
nhưng Acecook đã rất nỗ lực đấu tranh giành lại thị phần. Qua sự tìm
hiểu về thị trường mì Hảo Hảo, chúng ta có thể thấy được sự biến động
của sản phẩm này do chịu tác động từ nhiều phía. Giá mì thay đổi là do
các tác nhân từ nhiều phía như: giá nguyên liệu, thị hiếu của người tiêu
dùng… Đây cũng là thách thức với Acecook vì còn có những doanh
nghiệp muốn lật đổ ngai vàng của Acecook trong thế giới mì ăn liền.

You might also like