You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH


 

BÁO CÁO THU HOẠCH


KẾT QUẢ THĂM QUAN CÔNG TY
ACECOOK VIỆT NAM

Lớp: EBBA 10.4 - Nhóm 1


Thành viên trong nhóm:
1. Uông Minh Anh – MSV 11186049
2. Phạm Vân Anh – MSV 11180447
3. Nguyễn Minh Anh – MSV 11180285
4. Nguyễn Thị Kim Anh – MSV 11180338
5. Phạm Quách Thu Anh – MSV 11186043
Câu 1: Các thông tin chung về Công ty cổ phần Acecook Việt Nam
Lịch sử hình thành công ty
- Được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, sau
nhiều năm hoạt động, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn
mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với vị trí vững chắc trên
thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượng và dinh dưỡng cao.
- Là một nhà sản xuất mì ăn liền lâu đời tại Nhật Bản, Acecook đã tiên phong đầu tư vào thị
trường Việt Nam hình thành nên một công ty liên doanh giữa Acecook Nhật Bản và một công
ty thực phẩm tại Việt Nam vào ngày 15/12/1993. Kết quả của quá trình đầu tư đó là sự phát
triển lớn mạnh của Acecook Việt Nam - vừa được chuyển đổi loại hình thành công ty cổ phần
vào ngày 18/01/2008.

Ngành sản xuất, sản phẩm


- Acecook Việt Nam hiện đã sở hữu được 06 nhà máy sản xuất trải rộng khắp cả nước, sản
phẩm của công ty rất đa dạng chủng loại kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm các sản
phẩm mì ăn liền, miến ăn liền, bún ăn liền, phở ăn liền, … với những thương hiệu quen thuộc
như Hảo Hảo, Lẩu Thái, Đệ Nhất, Phú Hương, Kingcook, Nicecook, Bestcook, Daily, Good,
Oh Ricey … Nhân viên toàn công ty là một đội ngũ trẻ được trang bị kỹ lưỡng về kiến thức
và chuyên môn. Acecook Việt Nam luôn sẵn sàng và tự tin phát triển trong một môi trường
kinh doanh cạnh tranh như hiện nay.
- Acecook Việt Nam được biết đến tại Việt Nam không chỉ là nhà sản xuất thực phẩm chế
biến ăn liền hàng đầu mà còn là một trong những điển hình của sự đầu tư phát triển của Nhật
Bản tại thị trường Việt Nam. Tại thị trường nội địa, công ty đã xây dựng nên một hệ thống
phân phối rộng khắp cả nước với hơn 700 Đại lý, thị phần công ty chiếm hơn 60%. Với thị
trường xuất khẩu, sản phẩm của Acecook Việt Nam hiện đã có mặt đến hơn 40 nước trên thế
giới trong đó các nước có thị phần xuất khẩu mạnh như Mỹ, Úc, Nga, Đức, CH Czech,
Slovakia, Singapore, Cambodia, Lào, Canada, Brazil…

Cơ cấu tổ chức
Đại hội đồng cổ đông. Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ
đông có quyền biểu quyết. Có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty, trong đó
có xem xét và phê duyệt các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh
các phương án sản xuất kinh doanh, đầu tư và chiến lược phát triển của công ty, sửa đổi và bổ
sung điều lệ, bầu Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị. Quản lí và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, giám sát giám
đốc điều hành và các cán bộ quản lý, quyết định các kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh,
xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các chiến lược Đại hội đồng cổ đông đưa ra.
Ban kiểm soát. Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra nhằm quản lý, kiểm tra và giám sát Hội đồng
quản trị và ban giám đốc, kiểm tra việc thực hiện toàn bộ quy chế và kiểm soát hoạt động tài
chính của công ty.
Ban giám đốc. Thực hiện các Nghị quyết, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công
ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua; soạn thảo các quy chế hoạt
động, quy chế quản lý tài chính.
Phòng hành chính. Quản lý chung về mặt nhân sự của công ty.
Phòng kỹ thuật. Quản lý và giám sát kỹ thuật cho toàn bộ hệ thống sản xuất và thông tin liên
lạc của công ty.
Phòng kế toán. Lập kế hoạch thu chi, quản lý thu chi trong công ty; kiểm soát các chi phí
hoạt động của công ty, quản lý vốn, tài sản; tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn công
ty, thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phòng cơ điện. Giám sát, kiểm tra và sửa chữa toàn bộ hệ thống máy móc trong công ty.
Phòng xuất nhập khẩu. Quản lý điều hành thực hiện các hoạt động đối ngoại, phân tích, mở
rộng thị trường và giới thiệu sản phẩm, khai thác trong và ngoài nước; quản lý hoạt động xuất
nhập khẩu.
Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Thực hiện việc nghiên cứu, phát triển công nghệ,
đưa ra các sản phẩm mới phục vụ nhu cầu khách hàng.
Phòng kế hoạch. Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty theo yêu cầu của ban giám
đốc. Tổng hợp để tham mưu cho Giám đốc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển,
chương trình, dự án.
Phòng Marketing. Nghiên cứu và tiếp thị thông tin, xây dựng kế hoạch quảng cáo sản phẩm,
khảo sát hành vi và thái độ khách hàng đối với sản phẩm của công ty.
Phòng sản xuất. Hoạch định kế hoạch sản xuất, khai thác và vận hành hiệu quả dây chuyền
sản xuất của công ty, điều hành các nhà máy sản xuất dúng theo yêu cầu và đạt chất lượng.
Phòng kinh doanh. Lập kế hoạch và quản lý thực hiện kế hoạch kinh doanh cho các chi
nhánh, thiết lập, giao dịch với hệ thống nhà phân phối.

Câu 2: Các vấn đề khó khăn vướng mắc mà công ty đã và đang gặp phải trong bối cảnh
môi trường kinh doanh hiện tại và bài học kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề.
Khó khan
Mở rộng vào thị trường Việt Nam. Vào những năm trước 2000, thị trường thực phẩm Việt
Nam còn rất đơn điệu, nhất là thị trường mì ăn liền. Nhà sáng lập Acecook mong muốn được
làm một điều gì đó như mang các loại mì ăn liền của Nhật Bản tới Việt Nam, như vậy thì
người dân ở đây sẽ được trải nghiệm những dòng sản phẩm chất lượng và đa dạng lựa chọn.
Gần 25 năm kinh doanh tại Việt Nam, Acecook có rất nhiều bằng khen, đó là tự hào của cả
tập thể nhưng niềm vui đó không bằng niềm vui mỗi khi vào siêu thị hay ra chợ và được nghe
nhiều người nói “mì Acecook ngon”. Từ giấc mơ đến việc hiện thực hóa là cả một hành trình
tìm ra hướng đi và hoạch định chiến lược. Thử thách lớn nhất mà Acecook phải trải qua trong
thời gian tiến vào thị trường Việt là hương vị sản phẩm và giá cả của gói mì Acecook. 
Cạnh tranh gay gắt trong thị trường mì ăn liền. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh
xuất hiện khá nhiều khi sản phẩm Hảo Hảo ra mắt, năm 2006 mì Hảo Hảo bị làm nhái và xuất
hiện việc nói xấu sản phẩm của các công ty khác. Cạnh tranh lành mạnh giúp cho thị trường
phát triển mạnh mẽ hơn, tuy nhiên cạnh tranh để làm giả, làm nhái hay đánh lừa khách hàng
mang lại những kết quả tai hại. Khi người tiêu dùng cảm thấy lo lắng khi sử dụng sản phẩm,
sức mua sẽ giảm nhanh và tổng nhu cầu thị trường cũng sẽ giảm, khiến các doanh nghiệp
trong ngành gặp khó khăn trong việc kinh doanh. Thị trường bão hòa. Trong giai đoạn từ năm
2014 – 2016, tổng doanh thu mì ăn liền tiêu thụ không hề tăng lên; chỉ quanh quẩn ở mức 5
tỷ gói, với biên độ doanh thu gần như không tăng. Với tư cách là ‘ông trùm’ như Acecook
VN, đã hoàn thành 100% cho giai đoạn vừa rồi; nhưng so với mức tăng trưởng trong ngành
F&B, như vậy là quá thấp. Nếu xét về số liệu tăng trưởng ngành F&B của cả một giai đoạn từ
2014-2019, bao gồm tăng trưởng của các cửa hàng/ chuỗi bán lẻ thực phẩm – tiêu dùng, báo
cáo của Euromonitor còn cho số liệu lạc quan hơn, tới 19%. Còn báo cáo của BIM thì công
bố tăng trưởng doanh thu dự kiến của các doanh nghiệp niêm yết (các doanh nghiệp có quy
mô lớn) trong ngành F&B (không bao gồm bất kì doanh nghiệp ngành mì nào trừ Masan
Consumer đã có mặt trên sàn chứng khoán) trong giai đoạn 2016 -2018 đã và có thể đạt tới
16,1%/ năm. Có thể kết luận rằng, ngành mì ăn liền đang tụt lại. Gần đây, doanh thu của
Acecook liên tục giảm, từ 10.000 tỷ đồng năm 2013 xuống còn khoảng 9.000 tỷ đồng trong 2
năm 2014, 2015 và tiếp tục “đi ngang” trong năm 2016. Để có thể giữ vững được vị trí trên
thị trường cũng như đảm bảo thị phần, Vina Acecook đã phải đổ tiền tấn cho quảng cáo.
Xu hướng tiêu dùng thay đổi. Khi nhu cầu của người tiêu dùng giảm thì dẫn đến tiêu thụ
cũng sụt giảm theo, khiến thị trường đã bão hòa, nay càng khốc liệt. Chất lượng cuộc sống
tăng lên làm mức sống người tiêu dùng cũng tăng, do đó người tiêu dùng có xu hướng quan
tâm đến chất lượng hơn là giá cả. Tại Việt Nam, những thông tin không chính thống về chất
độc hại trong mì ăn liền khiến người tiêu dùng hoang mang, thay đổi thói quen, giảm tiêu thụ
mì hoặc chuyển sang các sang sản phẩm gốc gạo như bún, phở, hủ tiếu… 

Bài học kinh nghiệm


Kết hợp thế mạnh của doanh nghiệp với thế mạnh của bản địa. Khi bắt đầu hoạt động tại
Việt Nam, Acecook xác định yếu tố quyết định thành công của một sản phẩm thực phẩm là
khẩu vị. Muốn sản phẩm được thị trường đón nhận thì hương vị phải phù hợp với khẩu vị
người địa phương. Vì vậy, Acecook không áp đặt công thức, hương vị của Nhật để sản xuất
mì gói tại Việt Nam mà “trao nhiệm vụ” này cho bộ phận chuyên môn người Việt quyết định,
nhưng kỹ thuật sản xuất là của Nhật. Chính sự kết hợp này đã tạo ra các sản phẩm mang chất
lượng Nhật Bản nhưng khẩu vị Việt Nam. Do Acecook ứng dụng công nghệ và sử dụng
nguyên liệu của Nhật Bản nên giá thành cao, trong khi giá mì gói chung trên thị trường Việt
Nam lúc đó chỉ tầm 600 – 700 đồng/gói thì mì của Acecook có giá 1.800 – 2.000 đồng, nên
đầu ra chậm và không thể bán với số lượng lớn. Sau 5 năm thực hiện và chuyển đổi, đến năm
2000, chúng tôi cũng đã có được những nhà cung cấp nguyên liệu trong nước tốt, đáp ứng
nhu cầu và bắt đầu cân bằng về giá với thị trường. Thời điểm Acecook vừa cân bằng được giá
và đưa ra mì Hảo Hảo tôm chua cay cũng đúng lúc truyền hình ở Việt Nam đã phổ biến nên
chúng tôi quảng cáo mạnh, được nhiều người xem, sản phẩm bán rất chạy, chúng tôi phải mở
thêm nhà máy. Acecook còn góp phần tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, tác động đến các công
ty khác trong lĩnh vực này để họ cùng thay đổi và làm tốt hơn. Thực tế có nhiều công ty đã
luôn “nhìn theo” Acecook để nghiên cứu sản phẩm, cải tiến, nâng cao chất lượng. Điều này
đã tạo ra bộ mặt mới cho thị trường mì ăn liền Việt Nam, từ đó nâng tổng nhu cầu mì ăn liền
trước đây chỉ từ 1,2 tỷ gói/năm lên 4,8 – 5 tỷ gói/năm như hiện nay.
Đào tạo và xây dựng hệ thống phân phối, bán hàng chặt chẽ. Năm 1990, phần lớn Việt
Nam vẫn tư duy bán hàng theo cách phân bố lẻ tẻ thì Acecook đã chú trọng vào việc đào tạo
nhân viên bán hàng, xây dựng hệ thống bán hàng, nhà phân phối, nhân viên bán hàng xuống
tận các cửa hàng, đại lý để chăm sóc, hỗ trợ bán hàng, trao đổi thông tin trên tinh thần nhà
sản xuất cung cấp sản phẩm, cửa hàng, đại lý cung cấp nguyện vọng của họ, của khách hàng
và thông tin của thị trường. Bên cạnh nhiều chiến lược tổng hòa thì chiến lược bán hàng
quyết định 50% thành công của một sản phẩm đi trước đối thủ một bước trong chiến lược bán
đồng nghĩa với việc đã bỏ lại đối thủ một đoạn xa. 
Chủ động thay đổi. Acecook tiếp tục đẩy mạnh và khai thác tối ưu các sản phẩm bán chạy
như mì Hảo Hảo; ngoài ra còn cho thêm 2 hương vị mới kết hợp các chương trình khuyến
mãi. Ngoài ra, Acecook còn đẩy mạnh vào sản phẩm sợi mì, miến, sợi gạo và mì ly. Theo đó,
công ty đã đầu tư thêm dây chuyền sản xuất bún ở miền Bắc, sản xuất ly giấy để cung ứng
cho nhà máy sản xuất mì ly – dần hoàn thiện chuỗi khép kín cung ứng nguyên vật liệu cho
sản phẩm các sản phẩm cốt lõi, một cách giảm chi phí cấu thành giá vốn hàng bán và tăng lợi
nhuận biên.
Phổ cập thông tin tới người tiêu dùng. Tích cực cung cấp các thông tin hiểu đúng về mì ăn
liền đến người tiêu dùng và phát triển những hương vị, sản phẩm mới theo hướng dinh
dưỡng.
 
Câu 3. Các vị trí công việc (thực tập, việc làm) tại một doanh nghiệp như Acecook Việt
Nam: cơ hội nào dành cho sinh viên E-BBA và các yêu cầu tuyển dụng là gì?
Thông qua chuyến đi tham quan thực tế doanh nghiệp Acecook Happiness, sinh viên
E-BBA chúng em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu, đồng thời học hỏi thêm nhiều
điều về doanh nghiệp trong quy trình sản xuất, quản lý và vận hành. Để sản xuất ra một gói
mì mình dùng hàng ngày phải tốn rất nhiều công sức và giai đoạn cũng như sự chặt chẽ, kĩ
lưỡng trong từng giai đoạn sản xuất. Acecook xứng đáng là một công ty hàng đầu về sản xuất
mì ăn liền tại Việt Nam cũng như toàn khu vực cà trên thế giới. Vấn đề an toàn vệ sinh thực
phẩm, an toàn lao động hay chất thải công nghiệp, doanh nghiệp đều xử lí chuyên nghiệp, rõ
rang, đầy đủ và minh bạch. Sinh viên E-BBA có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với môi trường
doanh nghiệp để có những kiến thức thực tế bằng việc tham quan nhà máy để hiểu về quy
trình sản xuất, nắm bắt được những thông tin và lịch sử hình thành của công ty. Qua đó, nắm
bắt được nhiều quan hệ và mở rộng cơ hội trong vấn đề tìm việc làm, sinh viên có thể theo
dõi vấn đề tuyển dụng, chiêu mộ thực tập sinh của công ty. Sinh viên E-BBA có những kỹ
năng cần thiết và nhiều cơ hội trong nắm bắt thực tập tại doanh nghiệp Acecook.
Các yêu cầu từ Acecook Fresher:

 Sinh viên mới tốt nghiệp hoặc đã tốt nghiệp dưới 2 năm
 Tốt nghiệp đại học các chuyên ngành liên quan đến nhóm khối ứng tuyển
 Có tư duy logic và phản biện tốt
 Có tinh thần hợp tác, giải quyết vấn đề
 Có tinh thần học hỏi, cầu tiến
 Năng động và sáng tạo
 Chịu được áp lực cao, nhạy bén trong công việc
 Ưu tiên giao tiếp tiếng Anh tốt
 Vi tính: thông thạo vi tính văn phòng, website
 Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp, Kỹ năng tư
duy phản biện, kỹ năng dẫn dắt sự thay đổi

Acecook Fresher 2020 tuyển dụng theo 3 nhóm Khối Chức Năng

Khối Kĩ Thuật Khối Kinh Doanh Quản Trị Chung


(Technical Group) (Sale Group) (General Management Group)

Các khối chuyên môn gồm Các khối chuyên môn tập hợp Các khối chuyên môn tập hợp các
những phòng có chức năng các phòng có chức năng quảng phòng có chức năng hoạch định,
sản xuất và đảm bảo chất bá thương hiệu và điều phối quản trị nguồn nhân lực và vận
lượng, phát triển sản phẩm. hoạt động kinh doanh. hành tổ chức Khối quản trị chiến
lược.

 Phòng QA (Quality  Phòng Marketing  Phòng nhân sự


Assurance)  Phòng Kế hoạch kinh  Phòng Hành chánh
 Phòng QC (Quality doanh  Phòng tài chính
Control)  Phòng kinh doanh xuất  Phòng kế toán
 Phòng quản lý sản xuất khấu Phòng kinh doanh  Phòng hỗ trợ nghiệp vụ Tổng
 Phòng R&D MT HORECA giám đốc
 Phòng kinh doanh nội địa  Bộ phận quan hệ công chúng
 Phòng Logistic (PR)

Nguồn tham khảo


1. https://acecookvietnam.vn/thong-tin-cong-ty/
2. http://ctsv.ntt.edu.vn/acecook-viet-nam-fresher-2020/
3. https://acecookvietnam.vn/tgd-acecook-vn-25-nam-giai-oan-cho-mi-an-lien/
4. https://intelligentinvestor.com.vn/khoc-liet-thi-truong-mi-goi-tai-viet-nam/

You might also like