You are on page 1of 25

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG KINH DOANH - ĐẠI HỌC UEH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN THUYẾT TRÌNH

Nhóm :

Mã lớp học phần :

Tên học phần :

Giảng viên hướng dẫn : Từ Vân Anh

TP.HCM, ngày tháng năm 2023


.

TIỂU LUẬN

HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC MỨC ĐỘ


HOÀN
THÀNH

Nguyễn Ngọc Linh Chi 31211024283

Lâm Thảo Nhi 31211026136

1
MỤC LỤC

Lời mở đầu

I. Giới thiệu chung


1. Giới thiệu về công ty TH True Milk
2. Giới thiệu sản phẩm sữa tươi tiệt trùng nguyên chất TH True Milk
II. Phân tích sản phẩm
1. Phân tích chiến lược sản phẩm
2. Thiết kế sản phẩm
III. Hệ thống vận hành
1. Quá trình sản xuất
2. Công suất
3. Điểm nút cổ chai
4. Mặt bằng
5. Tồn kho
IV. Quản trị
1. Mục tiêu của hoạch định tổng hợp
2. Các chiến lược trong hoạch định tổng hợp

Kết luận

2
3
LỜI MỞ ĐẦU

4
Phần 1: Phân tích về hoạt động thiết kế và quản trị
hệ thống vận hành của doanh nghiệp TH True Milk
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Giới thiệu về công ty TH True Milk
1.1. Khái quát về công ty TH True Milk
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH
- Nhà sáng lập: Nữ doanh nhân Thái Hương
- Tên giao dịch: TH Joint Stock Company
- Tên viết tắt: TH True Milk
- Mã cổ phiếu: THMILK
- Trụ sở chính: Xã Nghi Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
- Ngành nghề kinh doanh: Chế biến và kinh doanh sữa tươi tiệt trùng
1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh
- Tầm nhìn: Tập đoàn TH mong muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trong
ngành hàng thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên. Với sự đầu tư nghiêm túc và
dài hạn kết hợp với công nghệ hiện đại nhất thế giới, TH True Milk quyết tâm trở
thành thương hiệu thực phẩm đẳng cấp thế giới được mọi nhà tin dùng, mọi người yêu
thích và quốc gia tự hào.
- Sứ mệnh: Với tinh thần gần gũi với thiên nhiên, Tập đoàn TH True Milk luôn nỗ lực
hết mình để nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn Việt bằng cách cung cấp những sản phẩm
thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên – sạch, an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng.
- Giá trị cốt lõi: TH True Milk đề ra 5 giá trị cốt lõi: Vì hạnh phúc đích thực; vì sức
khỏe cộng đồng; Hoàn toàn từ tự nhiên; Thân thiện với môi trường, tư duy vượt trội;
hài hòa lợi ích.
1.3. Doanh thu
- Doanh thu:
Doanh số của sản phẩm Sữa th true milk organic trong tháng 08/2022 đạt mức cao nhất
với 203.5 triệu đồng và 556 về sản lượng.
Quy mô thị trường Sữa th true milk organic tháng 01/2023 đạt 75.3 triệu doanh số và tăng
trưởng thấp hơn so với tháng 12/2022 là 36.4%.
- Thị phần:
Cũng trong năm 2022, Tập đoàn TH có năm nhóm sản phẩm được vinh danh tại Lễ trao

5
giải Thương hiệu Quốc gia. Sau hơn một thập kỷ mang đến dòng sữa góp phần cải thiện và
nâng cao tầm vóc, thể lực, trí lực cho người Việt, Số liệu tính đến tháng 12/2021 cho thấy,
TH true MILK đang chiếm gần 45% thị phần trong phân khúc sữa tươi thị trường thành thị
Việt Nam.
2. Giới thiệu sản phẩm sữa tươi tiệt trùng nguyên chất TH True Milk:
Ngày nay, trên thị trường sữa tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các thương hiệu sữa nổi tiếng
trong và ngoài nước. Thế nhưng với sự xuất hiện của thương hiệu sữa “ sạch” TH True Milk
đã tạo nên cơn sốt đối với thị trường sữa Việt Nam. TH True Milk nguyên chất mang đến cho
bạn những ly sữa tươi sạch, tinh túy từ thiên nhiên khiến người tiêu dùng Việt thêm tự hào về
một thương hiệu sữa mang tiêu chuẩn quốc tế.
Sữa tươi tiệt trùng nguyên chất TH True Milk được sản xuất từ nguồn sữa tươi sạch, đươcj
chọn lọc kỹ càng trong trang trại TH, sữa tươi tiệt trùng nguyên chất TH có hương vị béo,
nhạt tự nhiên, hấp dẫn. Đặc biệt, với những người khó dung nạp lactose, gặp phải tình trạng
đầy hơi, sôi bụng, khó tiêu khi uống sữa bò thông thường thì có thể chọn dòng sữa A2 của
TH true Milk. Nhờ chứa Beta-casein A2, không chứa Beta-casein A1, các triệu chứng rối
loạn trên tiêu hóa cấp tính kể trên sẽ được giảm dần, giúp người dùng không bỏ phí nguồn
dinh dưỡng quý giá từ sữa bò.
Theo quy định, các loại sữa tiệt trùng có thể không phải được làm hoàn toàn 100% từ sữa
tươi. Tùy vào nhà sản xuất mà có thể thêm các thành phần khác nhau để tạo hương vị. Tuy
nhiên với sản phẩm sữa tươi sạch nguyên chất TH true Milk, bạn hoàn toàn có thể yên tâm
tận hưởng những gì tinh túy nhất, có giá trị dinh dưỡng cao nhất từ sữa bò tự nhiên. Nguồn
nguyên liệu đầu vào của chúng sử dụng sữa tươi sạch nguyên chất, hoàn toàn không bổ sung
thêm chất khác.

Hình. Hình ảnh sữa tươi tiệt trùng nguyên chất TH True Milk
2.1. Đặc điểm nổi bật:
– Hoàn toàn từ sữa tươi sạch nguyên chất của Trang trại TH
– Được sản xuất theo một quy trình sạch, khép kín từ đồng cỏ đến bàn ăn

6
– Không sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia
2.1. Thành phần dinh dưỡng trung bình trong 100ml:

Năng lượng 60,1 kcal

Chất béo 3,3 g

Chất đạm 3,0 g

Hydrat Cacbon 4,6 g

Canxi 104 mg

Các vitamin và khoáng chất có sẵn trong sữa tươi

2.3. Dung tích:


TH True Milk sữa tươi nguyên chất có loại dung tích phù hợp với người dùng:
- Sữa tươi tiệt trùng nguyên chất TH True Milk 110ml dạng hộp

Hình. Hình ảnh sữa tươi tiệt trùng nguyên chất TH True Milk 110ml
- Sữa tươi tiệt trùng nguyên chất TH True Milk 180ml dạng hộp

Hình. Hình ảnh sữa tươi tiệt trùng nguyên chất TH True Milk 180ml
- Sữa tươi tiệt trùng nguyên chất TH True Milk 220ml dạng bịch

7
Hình. Hình ảnh sữa tươi tiệt trùng nguyên chất TH True Milk 220ml
- Sữa tươi tiệt trùng nguyên chất A2 TH True Milk 500ml dạng hộp

Hình. Hình ảnh sữa tươi tiệt trùng nguyên chất TH True Milk 220ml
- Sữa tươi tiệt trùng nguyên chất TH True Milk 1 lít dạng hộp

Hình. Hình ảnh sữa tươi tiệt trùng nguyên chất TH True Milk 1l

II. PHÂN TÍCH SẢN PHẨM:


1. Phân tích chiến lược sản phẩm

8
1.1 Tên thương hiệu:
Tên của tập đoàn TH - “True Happpiess”, và nó có ý nghĩa là “Hạnh phúc đích thực”.
Đó còn là điều mà doanh nghiệp muốn hướng tới người tiêu dùng, với mục đích mang lại cho
người tiêu dùng những sản phẩm “thật” nhất từ thiên nhiên, bảo toàn vẹn nguyên tinh túy
thiên nhiên. Do đó “True” - “Thật” cùng với TH luôn mong muốn đưa các sản phẩm Tươi -
Sạch - Tinh túy của thiên nhiên đến tay người tiêu dùng.
1.2 Chất lượng sản phẩm
- TH true MILK đã khẳng định được chất lượng của mình bằng cách đưa được
thương hiệu của mình vươn tầm thế giới, đảm bảo cam kết được nguồn sữa sạch và chinh
phục được nhiều thị trường khó tính như liên bang Nga, Trung Quốc, ASEAN.
- Sau 5 năm ra mắt thị trường, các sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK đã được
người tiêu dùng đón nhận và đánh giá cao. Với gần 50% thị phần sữa tươi, TH đang dần trở
thành nhà cung cấp sữa tươi sạch đứng đầu cả nước.
1.3 Bao bì sản phẩm
- Bao bì được thiết kế hết sức đơn giản và tinh tế giúp bảo quản trọn mùi vị của sữa về
chất lượng và hương vị. Sữa sau khi được xử lý sẽ tiến hành đóng gói trong bao bì tiệt trùng
bao gồm 6 lớp trong đó mỗi lớp giữ 1 vai trò khác nhau giúp bảo quản sữa lâu dài khi ở môi
trường bên ngoài mà không cần trữ lạnh.
- Tên sản phẩm được in nổi bật góp phần thu hút sự chú ý của khách hàng hiệu quả.
- Đồng thời bao bì cũng thể hiện được đầy đủ thông tin sản phẩm.

Hình. Hình ảnh bao bì sản phẩm.


1.4 Vòng đời sản phẩm

9
Giai đoạn giới thiệu:
- Trong thời đại ngày càng phát triển khiến người tiêu dùng ngày càng hiểu biết về lợi
ích của sữa khiến nhu cầu tiêu dùng sữa ngày càng tăng cao ở Việt Nam. Nắm bắt được nhu
cầu sử dụng các sản phẩm từ sữa của người tiêu dùng, cùng với tham vọng đưa dòng “sữa
sạch” đến tay người tiêu dùng, ngày 24/2/2009 TH true MILK đã tham gia sản xuất sữa tại thị
trường Việt. Vào cuối năm 2010 TH true MILK đã đưa sản phẩm sữa đầu tiên đến tay người
tiêu dùng, với các chiến lược quảng cáo, truyền thông đến khách hàng thì TH đã nhận được
sự đón nhận nhiệt tình của người tiêu dùng.
- Sự xuất hiện của TH true MILK đã tạo nên điểm sáng trong ngành sữa Việt Nam và
nhận được sự đón nhận của nhiều người tiêu dùng trong thị trường lúc bấy giờ.
Giai đoạn phát triển:
- Dù mới ra mắt trên thị trường chưa lâu, nhưng TH true MILK ngày càng chứng tỏ
được sự vượt trội của mình trên phân khúc sữa Việt Nam. Công ty đã thành công giới thiệu
và tiếp thị với trên 70 sản phẩm dựa theo nền tảng sữa tươi.
- Theo số liệu đo lường về thị trường bán lẻ tính đến tháng 11 năm 2018, sữa TH true
MILK tăng trưởng gần 22% về sản lượng và 30% về doanh thu. Tính đến hiện tại, doanh
nghiệp đã đạt tới 40 % dung lượng thị trường trong phân khúc sữa tươi tại các kênh bán lẻ
thành thị.
Giai đoạn trưởng thành:
- Sau nhiều năm hoạt động doanh nghiệp đã tiến hành liên kết mở rộng với nhiều
nước thuộc khu vực Bắc Á. Từ năm 2017 trở đi đến 2020, công ty cho ra nhiều sản phẩm sữa
với nhiều mẫu mã khác nhau đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Người tiêu dùng ngày càng
ưa chuộng các dòng sản phẩm đến từ thiên nhiên của TH.
- Tính đến tháng 6/2021, TH đã có hơn 100 sản phẩm, tham gia gần 20 phân khúc
ngành hàng lớn nhỏ thuộc thị trường sữa và đồ uống tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, năm 2020-
2021, dù dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và sức mua nhưng các sản phẩm của
TH vẫn được người tiêu dùng yêu quý, đón nhận.

10
Hình. Một số sản phẩm sữa của TH true Milk phát triển từ 2015 đến 2020.
2. Thiết kế sản phẩm:
2.1 Quy trình thiết kế:
2.2 Phân tích CBP của sản phẩm ( CBP: Gói sản phẩm dịch vụ)
*Về bao gói
*Về chất lượng dịch vụ
2.3 Những cân nhắc về sản phẩm
2.4 Đề xuất các giải pháp
III. HỆ THỐNG VẬN HÀNH:
1. Quá trình sản xuất:
1.1. Tại sao công ty lại chọn quá trình sản xuất này?
(phân tích ưu điểm nhược điểm)
Công ty TH True Milk đã chọn quá trình sản xuất khép kín vì nhiều lý do. Một
trong những lý do quan trọng nhất là để kiểm soát chất lượng sản phẩm từ đầu đến
cuối quá trình sản xuất.
Bằng cách sử dụng quá trình sản xuất khép kín, công ty có thể giám sát và kiểm
soát tất cả các bước trong quá trình sản xuất sữa từ việc nuôi bò, chăm sóc, cho đến
thu hoạch sữa và đóng gói sản phẩm. Điều này giúp công ty đảm bảo chất lượng và an
toàn thực phẩm của sản phẩm của mình.
Ngoài ra, quá trình sản xuất khép kín cũng giúp công ty kiểm soát chi phí sản
xuất và quản lý nguồn nhân lực một cách hiệu quả. Bằng cách tự sản xuất và kiểm
soát tất cả các bước trong quá trình sản xuất, công ty không phải chi trả chi phí cho
các nhà cung cấp ngoài hoặc phụ thuộc vào bên thứ ba.
Quá trình sản xuất khép kín cũng giúp công ty TH True Milk xây dựng được
hình ảnh một thương hiệu đáng tin cậy và chất lượng cao. Việc quản lý và kiểm soát

11
tất cả các khâu sản xuất giúp công ty đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng cao của
khách hàng và ngành công nghiệp thực phẩm.
1.2. Những cân nhắc hay khó khăn về quá trình sản xuất:
Mặc dù quá trình sản xuất khép kín của TH True Milk có nhiều lợi ích, tuy
nhiên, cũng có một số cân nhắc hay khó khăn cần xem xét:
- Chi phí đầu tư ban đầu cao: Việc xây dựng các trang trại bò sữa, hệ thống
nuôi bò, các nhà máy chế biến, và các hệ thống đóng gói sản phẩm yêu cầu đầu tư ban
đầu lớn. Do đó, đòi hỏi công ty phải đầu tư một số tiền lớn để bắt đầu quá trình sản
xuất khép kín.
- Quản lý và vận hành phức tạp: Với quy mô sản xuất lớn, quá trình sản xuất
khép kín đòi hỏi công ty phải có các kỹ thuật viên và nhân viên chuyên môn để quản
lý và vận hành các hệ thống sản xuất. Điều này có thể tạo ra một số khó khăn trong
việc tìm kiếm, thuê và đào tạo các nhân viên này.
- Ổn định sản lượng: Vì công ty đảm bảo toàn bộ quá trình sản xuất, từ việc
nuôi bò, chăm sóc, thu hoạch sữa, cho đến đóng gói sản phẩm, nên việc duy trì một
mức sản lượng ổn định trên một thời gian dài có thể trở thành một thách thức.
- Độc quyền nguồn cung: Vì công ty kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất, việc
tìm nguồn cung ổn định và đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng là một vấn đề khó khăn.
Điều này có thể gây ra sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp bên ngoài, hoặc khiến công
ty phải đầu tư thêm vào các trang trại bò sữa và hệ thống sản xuất khác.
1.3 Đề xuất các giải pháp:
- Đa dạng hóa nguồn cung: Sử dụng hình thức nhượng quyền với các cụm trang trại bò
sữa của TH Truemilk để áp bớt áp lực về mặt nguồn cung. Thay vào đó, tổ chức các
nhóm giám sát hiệu quả của các trang trại nhượng quyền để đảm bảo chất lượng
nguyên liệu là tốt nhất.
- Áp dụng các biện pháp quản lý bằng công nghệ hiện đại: Với việc áp dụng thành công
hệ thống ERP vào trong việc quản lý nhân sự của doanh nghiệp, TH True Milk cho
thấy mình là một doanh nghiệp tiến bộ, luôn sẵn sàng tiếp thu các công nghệ để vận
hành hệ thống sản xuất một cách hiệu quả nhất. Hiện nay, TH True Milk đã có dây
chuyền sản xuất hiện đại. Tin chắc rằng trong tương lai, với sự phát triển của trí tuệ
nhân tạo AI, TH True Milk sẽ có những bước tiến lớn trong quản lý và sản xuất.

12
2. Công suất:
3. Điểm nút cổ chai:
3.1 Điểm nút cổ chai ở đâu?
3.2 Đề xuất các giải pháp:
4. Mặt bằng:
4.1.Thiết kế mặt bằng ( phải có hình vẽ)
Nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng TH được bố trí mặt bằng theo sản phẩm, những hoạt động
được sắp xếp theo một dòng liên tục

Hình. Hình quy trình sản xuất sữa tươi tiệt trùng của TH True Milk

Công việc thực hiện Thời gian thực hiện (phút)

Vắt sữa 0.5

Làm lạnh 0.6

Vận chuyển 1.96

Tiệt trùng 2.0

Đóng gói 0.7

Tổng 5.76

Thời gian làm việc 8 giờ/ngày


Thời gian chu kỳ: CT = 480/600 = 0.8 phút

13
Số lượng trạm tối thiểu: N = 600*(5.76/480) = 7.2 ~ 7 vị trí làm việc
4.3. Mục tiêu doanh nghiệp khi bố trí mặt bằng
Sứ mệnh của TH là luôn cung cấp cho người dùng những sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc
từ thiên nhiên – sạch, an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng. Vậy nên lựa chọn mặt bằng là hết sức
quan trọng. TH ưu tiên xây dựng một hệ thống trang trại và nhà máy chế biến sữa khép kín để
có thể mang lại hiệu quả và chất lượng cho doanh nghiệp. Qua đó, TH còn giảm được những
chi phí không cần thiết cũng như tối thiểu được sự chậm trễ.
4.2. Yếu tố TH True Milk cân nhắc khi chọn mặt bằng
a) Chi phí sản xuất/ cung ứng dịch vụ
Tại Việt Nam, Tập đoàn TH đang phát triển trang trại chăn nuôi bò sữa ở các tỉnh vành đai
biên giới phía Bắc từ điểm đầu Nghệ an tới thanh hóa, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng,
Lâm Đồng, Kon Tum, Phú Yên, An Giang và đang quy hoạch tại một số tỉnh thành khác. Nhà
máy sữa TH True Milk: hai nhà máy sản xuất sữa lớn của TH đều nằm ở huyện Nghĩa Đàn,
Nghệ An và những nơi gần trang trại để giảm thiểu chi phí di chuyển và tối thiểu thời gian di
chuyển nhằm đem lại chất lượng sữa đạt tốt nhất. Bên cạnh đó, Các trang trại của TH ở khu
vực phía Bắc sẽ hướng đến xuất khẩu, tầm ngắm là thị trường Trung Quốc với hơn 1 tỷ dân
Vị trí nhà máy được quy hoạch cách UBND huyện Nghĩa Đàn khoảng 5km, cách thị xã
Thái Hòa khoảng cách 10km. Nhà máy cũng nằm ở trung tâm quy hoạch mạng lưới trang trại
bò sữa với khoảng cách 10km, tiếp giáp với đường Hồ Chí Minh (đem lại nhiều thuận lợi cho
việc vận chuyển – tiết kiệm được chi phí). Khu vực quy hoạch nhà máy có ba phía rừng cao
su của công ty cây ăn quả, phía Đông Bắc của nhà máy có khu dân cư thưa thớt, khoảng cách
từ nhà máy đến dân cư phía Đông Bắc khoảng 200m. Điều này giảm thiểu chi phí quy hoạch
những khu đất của người dân. Vì TH chú trọng việc tự cung tự cấp vì thế đất để trồng trọt rất
quan trọng không chỉ riêng về chăn nuôi bò.
Trong số hơn 1.300 lao động tại khu trang trại và nhà máy hầu hết là người dân địa
phương. Với nguồn lao động dồi dào, giá nhân công ổn định đem lại cho TH rất nhiều lợi ích.
b) Người lao động.
Doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao trong nông nghiệp được chuyển giao đất, đặc biệt là đất
từ các nông lâm trường đang làm ăn kém hiệu quả, lãng phí nguồn lực tập trung, đồng thời
thu hút lực lượng lao động tại chỗ, đào tạo lại để có mức thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó, TH
True Milk khi “Đóng đô" ở Nghĩa Đàn, Nghệ An, doanh nghiệp sẽ có được nguồn lao động
dồi dào từ địa phương này(Trong số hơn 1.300 lao động tại khu trang trại và nhà máy hầu hết
là người dân địa phương.)
c) Chất lượng

14
- Trang trại: trang trại được “Đóng đô” ở vùng đất Nghĩa Đàn – Nghệ An. Nơi đây có
nguồn tài nguyên đất đỏ Bazan màu mỡ và nguồn nước thiên nhiên từ hồ sông Sào
rộng lớn, được xem là trang trại chăn nuôi bò kiểu mẫu. Có diện tích lớn lên đến
37.000 ha.
- Nguồn nguyên liệu (thức ăn cho bò): Nghệ An là một sự lựa chọn phù hợp có thời tiết
và thổ nhưỡng phù hợp đem lại cho TH năng suất cao. Những vùng đất đỏ Bazan
càng thichs hợp cho việc trồng ngô, hoa hướng dương và các loại nguyên liệu khác.
- Sản phẩm sữa: Quy trình sản xuất khép kín cùng với công nghệ cao. Sản phẩm sữa
được làm ra với chất lượng cao và đồng đều.
4.3. Ưu điểm và nhược điểm của thiết kế mặt bằng
- Ưu điểm:
● Có được nguồn lao động dồi dào với mức lương ổn định. Bên cạnh đó còn tạo
ra được nhiều việc làm cho người dân.
● Doanh nghiệp sẽ chủ động được thức ăn, đàn bò sữa và đảm bảo về chế biến
chất lượng sữa
● TH sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển sữa, và chi phí quy hoạch những khu
đất của người dân, đồng thời dễ dàng kiểm soát được chất lượng sữa.
● Bố trí mặt bằng theo sản phẩm sẽ có tốc độ sản xuất nhanh và dòng chảy
thông suốt.
● Tập trung nuôi bò cùng với chế biến thức ăn chăn nuôi và vệ sinh sẽ dễ dàng
kiểm tra và khắc phục nhanh chóng chất lượng sản phẩm, và đưa ra những sản
phẩm với chất lượng đồng đều.
- Nhược điểm:
● Quy mô đất nuôi trồng tương đối lớn.
● Nguồn lao động dồi dào nhưng lại không có quá nhiều kinh nghiệm trong việc
chăn nuôi với công nghệ cao.
● Chi phí đầu tư cao
● Tính chuẩn hóa cao.
5. Tồn kho:
5.1. Đặc điểm của loại tồn kho của Th True Milk:
Hàng hóa sau khi được nhập từ nhà máy về kho sẽ được phân loại và xếp vào kệ đã
được số hóa sẵn. Các sản phẩm sẽ được phân kệ theo yêu cầu bảo quản riêng. Các
loại như sữa tươi có đường, ít đường, không đường,.. sẽ được xếp vào kho thường.
Còn các nguyên vật liệu như bơ, sữa chưa qua tiệt trùng, kem, phomai,.. sẽ được đưa

15
vào kho lạnh. Vì đây là những thành phẩm cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp tránh
bị hỏng trong quá trình sản xuất.
- Kho thường: chiếm 80% diện tích kho, dùng để chứa hầu hết các loại sữa đã
trải qua khâu cuối cùng của doanh nghiệp với nhiều hương vị khác nhau như:
dâu, socola, óc chó,.. tùy theo từng dung tích sản xuất phù hợp với nhu cầu
của khách hàng.
Loại 110ml x lốc 4 1 thùng = 12 lốc x 4
Loại 180ml x lốc 4 1 thùng = 12 lốc x 4
Loại 1lit = 1 hộp 1 thùng = 12 hộp
Loại 500ml = 1 hộp 1 thùng = 12 hộp
- Kho lạnh: có diện tích khoảng 2000m2, được chia thành 5 kho nhỏ để bảo
quản các loại thành phẩm ở từng nhiệt độ khác nhau. Các yêu cầu về quản lý
các mặt hàng này rất khắt khe. Luôn có đội an ninh đi kiểm tra xung quanh
kho 2h/lần để đảm bảo các nguyên vật liệu và sản phẩm được bảo quản một
cách tốt nhất trước khi chúng được xuất ra thị trường. Trong trường hợp mất
điện thì công ty sẽ dùng đến máy phát điện dự phòng.
- Mô hình hàng tồn kho của TH TrueMilk:
Nhằm tối giản chi phí tồn kho, công ty phải giảm thiểu lượng hàng tồn kho và
tối ưu hóa năng lực kinh doanh của công ty, TH True Milk đã lựa chọn áp
dụng mô hình EOQ vào công cuộc quản lý hàng tồn kho của mình.
5.2. Họ quản lý tồn kho như thế nào?
Ngoài việc áp dụng mô hình EOQ, TH TrueMilk còn quản lý tồn kho của mình theo
một quy trình gồm các bước sau:
1. Sắp xếp hàng hóa, thiết bị, vật tư trong kho:
Dựa vào tính chất riêng mà các hàng hóa nhập kho được phân vào 2 loại kho
thường và lạnh như đã nêu trên. Sau đó, cập nhật số lượng và vị trí kho vào
một file để dễ tìm kiếm.
2. Kiểm tra các mặt hàng trong kho:
Kiểm tra định kỳ và cho xuất các sản phẩm có hạn sử dụng sớm ra trước. Các
quy trình xuất nhập kho phải tuân theo quy định của pháp luật và đảm bảo có
các giấy tờ chứng từ xác định rõ ràng.
3. Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu:
Giám sát hàng ngày số lượng hàng tồn kho tối thiểu để đảm bảo phân bố đủ
lượng hàng tối thiểu cho tất cả các mặt hàng trong kho. Các nhà quản lý nên

16
điều chỉnh các hạn mức tồn kho tối thiểu hợp lý để thích ứng với sự biến động
của việc xuất nhập kho.
4. Kiểm tra và thực hiện các thủ tục đặt hàng:
● Yêu cầu mua phụ kiện, dụng cụ cá nhân,..
● Tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy
● Kiểm tra thường xuyên các kệ hàng để tránh ẩm mốc, mối mọt.
5. Đảm bảo an ninh cho kho hàng
Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện để phát hiện và xử lý các sự cố, ngăn
ngừa nguy cơ cháy nổ. Đơn vị quản lý kho phải có nội quy, quy định cụ thể về
chữa cháy và đánh, túc trực, sử dụng lửa để đảm bảo kho luôn túc trực trong
ngày. khi có sự cố.
Bên cạnh đó, các đơn vị quản lý kho cần thường xuyên kiểm tra, bổ sung, bảo
dưỡng và làm tốt công tác cất giữ, bảo dưỡng các phương tiện chữa cháy để
đảm bảo luôn chuẩn bị sẵn sàng bất cứ khi nào xảy ra cháy, nổ. Mặt đất, chẳng
hạn như máy bơm chữa cháy và họng nước, kho chứa bình chữa cháy và các
kho khác nên xem xét xây dựng bể chứa nước để chữa cháy.
IV QUẢN TRỊ:
1. Mục tiêu của hoạch định tổng hợp:
Mục tiêu của TH True Milk gồm 3 mục tiêu chính sau:
- Mục tiêu doanh thu: TH sẽ đạt được hơn 23.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 1 tỷ
USD)
- Mục tiêu tăng trưởng:
+ Tăng trưởng về quy mô doanh nghiệp:
● Tiến hành dự án Chăn nuôi bò sữa trong trại tập trung và chế biến sữa
quy mô 1 tỷ 200 triệu đô-la Mỹ với 137.000 con bò sữa trên 37.000
hecta đất, tiến tới kế hoạch đáp ứng 50% nhu cầu sản phẩm sữa của thị
trường trong nước.
● Xây mới hệ thống nhà máy sản xuất ở Nghệ An với công suất 600 tấn
sữa/ngày.
+ Tăng trưởng về thị trường:
● Ra mắt chuỗi cửa hàng bán lẻ TH Truemart phấn đấu trở thành chuỗi
cửa hàng tiện ích cung cấp lượng sữa sạch, an toàn và cao cấp cho
người tiêu dùng
● Củng cố và mở rộng phân khúc thị trường dành cho khách có thu nhập

17
cao, đồng thời tìm kiếm mở rộng thị trường sang khách hàng có thu
nhập trung bình và thấp.
● Đa dạng hóa sản phẩm: sữa chua, kem, bơ, phô mai,..
- Mục tiêu xây dựng thương hiệu: Trở thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa
học và đáng tin cậy với người dân Việt Nam.
2. Các chiến lược trong hoạch định tổng hợp
2.1. Chiến lược bị động:
(phân tích đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm, phạm vi áp dụng)
2.1.1. Chiến lược thay đổi mức tồn kho
a) Đặc điểm
+ Chiến lược thay đổi mức tồn kho giúp TH True Milk đưa ra quyết định khoa học về việc
sản xuất và cung cấp sản phẩm dựa trên số lượng hàng tồn kho có sẵn, từ đó đảm bảo tính sẵn
sàng của sản phẩm.
+ Thay đổi mức tồn kho là phương pháp quản lý hàng tồn kho linh hoạt, giúp TH True Milk
có thể điều chỉnh số lượng sản phẩm cần sản xuất và mức tồn kho để đáp ứng nhu cầu thị
trường và giảm thiểu chi phí lưu trữ.
+ Chiến lược này giúp TH True Milk tối ưu hóa quy trình sản xuất và phân phối, giảm thiểu
lãng phí và tăng năng suất.
b) Ưu điểm
+ Giúp giảm thiểu chi phí lưu trữ hàng tồn kho và chi phí sản xuất do việc giảm thiểu
lãng phí.
+ Giúp tăng tính sẵn sàng của sản phẩm, giảm thiểu tình trạng hàng tồn kho chết,
tránh mất giá trị của sản phẩm.
+ Tối ưu hóa quy trình sản xuất và phân phối, giảm thiểu thời gian chu kỳ sản xuất,
tăng năng suất, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường.
c) Nhược điểm
+ Không đảm bảo sự ổn định trong cung cấp sản phẩm, do việc thay đổi mức tồn kho
sẽ làm thay đổi số lượng sản phẩm có sẵn, dẫn đến khó khăn trong việc dự báo và quản lý
nhu cầu thị trường.
+ Cần phải đánh giá và theo dõi sát sao để tránh tình trạng thiếu hàng hoặc quá tồn
kho.
+ Chiến lược này có thể làm tăng chi phí vận chuyển và phân phối sản phẩm khi thay
đổi mức tồn kho.
d) Phạm vi áp dụng

18
Chiến lược thay đổi mức tồn kho áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các
sản phẩm có tính chất dễ thay đổi theo nhu cầu thị trường, như sản phẩm sữa của TH True
Milk.
2.1.2. Chiến lược sản xuất theo nhu cầu
a) Đặc điểm:
Doanh nghiệp TH True Milk dự báo nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của khách hàng trong từng
thời gian cụ thể để cân bằng được số lượng hàng hóa giữa cung và cầu
Khi nhu cầu tăng lên, thì TH True Milk sẽ tăng sản xuất, và TH sẽ tuyển thêm nhân công. Và
ngược lại, khi nhu cầu giảm, thì TH sẽ giảm sản xuất, đồng nghĩa với việc sa thải bớt nhân
công.
b) Ưu điểm
- Tránh được rủi ro của thị trường biến động
- Giảm thiểu chi phí tồn kho và chi phí sản xuất.
- Đảm bảo sự cân đối trong thị trường tiêu thụ sản phẩm, tránh rơi vào tình trạng cung nhiều
hơn cầu gây lãng phí, tổn thất cho doanh nghiệp
c) Nhược điểm
- Giảm năng suất khi thay đổi nhân công
- Tốn chi phí thuê mướn, sa thải và đào tạo nhân công
- Tốn thời gian đào tạo nhân công mới.
d) Phạm vi áp dụng
Chiến lược sản xuất theo nhu cầu này áp dụng cho các công việc không đòi hỏi nhiều kỹ năng
và ở khu vực có nhiều người mong muốn tăng thêm thu nhập phụ như: trồng trọt hoa hướng
dương, ngô, vệ sinh trang trại, chuồng bò,....
2.1.3. Chiến lược thay đổi cường độ lao động của nhân viên
a) Đặc điểm:
Theo chiến lược này, trong giai đoạn nhu cầu sữa tăng cao, doanh nghiệp có thể bổ sung nhu
cầu thiếu hụt bằng cách yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể
cho nhân viên nghỉ ngơi trong giai đoạn nhu cầu thấp mà không phải cho họ nghỉ việc.
Tuy nhiên, nếu nhu cầu tăng quá cao, việc huy động nhân viên làm thêm một mặt là phải trả
thêm chi phí, hai là mức độ tăng ca cũng phải có giới hạn vì nó phụ thuộc vào thể lực con
người, độ dài ngày đêm và chính sách của Nhà nước. Đồng thời, nếu nhu cầu quá thấp, doanh
nghiệp phải cắt giảm bằng cách cho nhân viên nghỉ ngơi thì đó cũng là một gánh nặng vì
lương vẫn phải trả đều.
b) Ưu điểm:

19
- Ổn định nguồn nhân lực
- Giảm chi phí thuê ngoài, đào tạo,..
- Tăng thu nhập cho nhân viên
- Giúp doanh nghiệp ứng phó kịp thời với biến động thị trường
c) Nhược điểm:
- Không đảm bảo sức khỏe cho lực lượng lao động, có thể dẫn đến sai sót trong sản
xuất
- Lương ngoài giờ cao hơn 1,5-2 lần lương hành chính
- Năng suất lao động biên tế giảm
d) Phạm vi áp dụng: nên áp dụng vào những trường hợp lao động yêu cầu tay nghề có kỹ
năng phức tạp.
2.1.4. Chiến lược hợp đồng phụ ( thuê gia công ngoài)
2.1.5. Chiến lược sử dụng nhân viên bán thời gian
2.2 Chiến lược chủ động:
2.2.1. Chiến lược tác động đến nhu cầu
Chiến lược tác động đến nhu cầu là một phương pháp quản lý nhu cầu của doanh nghiệp bằng
cách đưa ra các hoạt động tác động đến nhu cầu sản phẩm của khách hàng. Đối với doanh
nghiệp TH True Milk, chiến lược này có thể có những ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp
dụng như sau:
a) Ưu điểm
- Giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường một cách linh hoạt và hiệu quả hơn, từ đó
tăng cơ hội tiếp cận thị trường mới.
- Giảm thiểu rủi ro về khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm và lãng phí hàng tồn kho.
- Tăng tính đột phá và sáng tạo trong việc phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thị
trường.
b) Nhược điểm:
- Chiến lược này có thể gây ra tình trạng sản xuất quá tải hoặc quá thấp, nếu việc tác động
không được thực hiện đúng cách và kịp thời.
- Chiến lược này yêu cầu doanh nghiệp phải có khả năng đáp ứng các yêu cầu sản xuất mới và
tăng cường quản lý quy trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
- Có thể tăng chi phí sản xuất nếu doanh nghiệp phải sử dụng công nghệ mới hoặc phải đưa ra
các hoạt động tác động đến nhu cầu sản phẩm.
c) Phạm vi áp dụng:
Chiến lược tác động đến nhu cầu áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh

20
doanh các sản phẩm có tính chất dễ thay đổi theo nhu cầu thị trường, như sản phẩm sữa của
TH True Milk. Nó cũng áp dụng cho các doanh nghiệp muốn tìm kiếm cơ hội tiếp cận thị
trường mới hoặc tăng cường quản lý nhu cầu sản phẩm.

2.2.2. Chiến lược thực hiện các đơn hàng chịu

Trong trường hợp nhu cầu của khách hàng cao nhưng tiến độ sản xuất của doanh nghiệp
không đủ để đáp ứng, thì doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược đặt cọc trước. Đây là hình
thức mà khách hàng có nhu cầu đặt mua trước và có khi trả tiền trước cho doanh nghiệp rồi
nhận hàng theo thời gian đã đặt. Doanh nghiệp có trách nhiệm thỏa mãn nhu cầu của khách
theo những thỏa thuận mà hai bên đã ký kết. Tuy nhiên, chiến luộc này không áp dụng lên
những sản phẩm tiêu dùng.

2.2.3. Chiến lược sản xuất theo mùa.


Chiến lược sản xuất theo mùa là chiến lược mà doanh nghiệp có thể thực hiện kết hợp sản
xuất các loại sản phẩm khác nhau theo mùa vụ khác nhau để bổ sung cho nhau. Nhưng đối
với thị trường sữa tại Việt Nam, mức tiêu thụ sữa hàng năm đạt gần 6 lít/người; và với mức
dân số hơn 98 triệu người, thì đây là một thị trường vô cùng rộng lớn. Với sự đi sâu vào tâm
trí người tiêu dùng khi nhắc đến TH True Milk, nguồn lực mạnh cộng với thị trường có nhu
cầu cao quanh năm thì đối với TH, họ không cần phải thực hiện chiến lược này mà thay vào
đó là tiếp tục các dòng sản phẩm cũ và phát triển thêm các loại sản phẩm mới.

21
Kết luận

22
Tài liệu tham khảo
https://tienphong.vn/th-true-milk-lot-top-2-thuong-hieu-sua-duoc-lua-chon-nhieu-
nhat-post1453285.tpo

https://metric.vn/sua-th-true-milk-organic

https://thgroupglobal.com/page/vision-misson

https://pdfcoffee.com/loi-mo-dau-3-pdf-free.html

https://vnexpress.net/th-ung-dung-cong-nghe-cao-vao-san-xuat-sua-2963235.html

https://www.academia.edu/15158022/Ch%C6%B0%C6%A1ng_4_Ho%E1%BA
%A1ch_%C4%91%E1%BB%8Bnh_t%E1%BB%95ng_h%E1%BB%A3p_QU
%E1%BA%A2N_TR%E1%BB%8A_S%E1%BA%A2N_XU%E1%BA%A4T

23
Phần 2:Viết cảm nhận sau khi học môn học và đánh
giá về xu hướng phát triển trong tương lai của các
doanh nghiệp Việt Nam khi vận hành hệ thống.

24

You might also like