You are on page 1of 27

ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


------------------

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NHÓM


MÔN: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

Chủ đề
ỨNG DỤNG HỆ THỐNG JUST IN TIME TẠI
MCDONALD’S
GVHD: Hoàng Văn Hải
Lớp: 46K25.1
Nhóm: 05
Họ và tên thành viên: Nguyễn Dương Thùy
Ngân
Đặng Ngọc Hưng Phát
Nguyễn Ngọc Nhi
Phan Thị Tường Vi
Phan Thị Thúy Vy
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2023

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH....................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................2
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................................................................3
1.1. Khái niệm..............................................................................................................................3
1.2. Lịch sử hình thành................................................................................................................3
1.3. Đặc điểm................................................................................................................................3
1.4. Điều kiện áp dụng.................................................................................................................5
1.5. Nguyên tắc áp dụng..............................................................................................................6
1.6. Lợi ích và hạn chế của JIT...................................................................................................6
1.6.1. Lợi ích............................................................................................................................6
1.6.2. Hạn chế..........................................................................................................................6
II. ỨNG DỤNG JUST IN TIME TẠI TẬP ĐOÀN MCDONALD’S.........................................7
2.1. Giới thiệu chung về công ty..................................................................................................7
2.1.1. Thông tin chung.............................................................................................................7
2.1.2. Lịch sử hình thành........................................................................................................8
2.1.3. Các thành tựu................................................................................................................8
2.1.4. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi.................................................................................9
2.1.5. Đối thủ cạnh tranh.......................................................................................................10
2.2. Ứng dụng hệ thống just in time tại McDonald’s...............................................................10
2.2.1. Hệ thống JIT trong quy trình sản xuất tại nơi chế biến đơn hàng.............................10
2.2.2. Sử dụng công nghệ trong hệ thống “Just In Time” tại Mcdonald’s..........................13
2.2.3. Hệ thống quản lý trong mô hình Just in time.............................................................15
III. THỰC TRẠNG MCDONALD’S TRƯỚC VÀ SAU KHI SỬ DỤNG MÔ HÌNH JIT......17
3.1. Trước và sau khi sử dụng JIT tại McDonald's.................................................................17
3.1.1. Chi phí và giá...............................................................................................................17
3.1.2. Thời gian chờ của khách hàng....................................................................................17
3.1.3. Quản lý hàng tồn kho..................................................................................................18
3.1.4. Chiến lược kinh doanh................................................................................................19
3.2. Thách thức khi ứng dụng Just in time tại McDonald’s....................................................19
3.2.1. Nhu cầu cao.................................................................................................................19
3.2.2. Chi phí đầu tư hệ thống và chuyển đổi lớn.................................................................20
3.2.3. Sự chính xác và linh hoạt trong quy trình sản xuất...................................................20
IV. VÌ SAO DOANH NGHIỆP ỨNG DỤNG JUST IN TIME?................................................20
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................22
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 - Hệ thống JIT trong quy trình sản xuất tại nơi chế biến đơn hàng..................11
Hình 2 - Máy đặt hàng tự động "Ordering Kiosks".....................................................14
Hình 3 - Công nghệ nướng bánh mỳ trong vòng 11 giây.............................................15
Hình 4 - Hệ số quay vòng hàng tồn năm 2014 -2022...................................................18

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT_NHÓM 05_46K25.1 1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghiệp hoá và cạnh tranh khốc liệt hiện nay, các công ty đang
tìm cách áp dụng các phương pháp để quản lý tiến trình sản xuất một cách hiệu quả
nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm thiểu chi phí. Phương pháp Just in Time
(JIT) là một phương pháp quản lý sản xuất hiện đại nhằm giảm thiểu lãng phí và tối ưu
hóa quá trình sản xuất. Phương pháp JIT không chỉ giúp tăng năng suất sản xuất mà
còn giảm thiểu các sai sót trong sản xuất và giảm lượng hàng tồn kho không cần thiết.
Bằng cách cân đối nguồn nhân lực và nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm đúng số
lượng và đúng thời điểm cần thiết, các doanh nghiệp có thể tăng cường chất lượng sản
phẩm và cải thiện khả năng cạnh tranh. Trong những năm gần đây, JIT đã được áp
dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, bao gồm các lĩnh vực sản xuất sản phẩm
thực phẩm.
Một trong những yếu tố quan trọng giúp McDonald's duy trì vị trí của mình trong
cạnh tranh là quản trị sản xuất hiệu quả. Chỉ khi quá trình sản xuất hiệu quả được thực
hiện, McDonald's mới có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Và
để quản trị được quá trình sản xuất hiệu quả, McDonald's đã sử dụng phương pháp
Just in Time (JIT). Thông qua phương pháp JIT, McDonald's đã tối ưu hóa quá trình
sản xuất, giảm thiểu hàng tồn kho, tăng hiệu quả sản xuất và tối ưu hóa nguồn lực. Tuy
nhiên, JIT không chỉ đơn thuần là một phương pháp sản xuất, mà đó còn là một triết lý
quản lý toàn diện, giúp doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định nhanh chóng, giảm
thiểu chi phí và tăng cường sự linh hoạt trong sản xuất. Vì vậy nhóm chúng em đã lựa
chọn McDonald’s để tìm hiểu kĩ hơn về việc McDonald’s áp dụng phương pháp JIT để
quản trị sản xuất hiệu quả như thế nào, cách phương pháp giúp doanh nghiệp đạt được
những thành công và tiết kiệm chi phí. Qua đó tìm hiểu được các lợi ích của phương
pháp này và những thách thức và cơ hội khi áp dụng phương pháp này cho các doanh
nghiệp trong ngành dịch vụ đồ ăn nhanh cũng như trong các ngành nghề khác.

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT_NHÓM 05_46K25.1 2


I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I.1. Khái niệm
Just in Time (JIT) là một phương pháp quản lý sản xuất và quản lý kho được phát
triển bởi Toyota vào những năm 1950. Tóm lược ngắn gọn nhất là: "Đúng sản phẩm -
với đúng số lượng - tại đúng nơi - vào đúng thời điểm cần thiết".
JIT là hệ thống điều hành sản xuất trong đó các luồng nguyên nhiên vật liệu, hàng
hóa và sản phẩm lưu hành trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi
tiết nhất trong từng bước, sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy
trình hiện thời chấm dứt. Qua đó, không có hạng mục nào trong quá trình sản xuất rơi
vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có
đầu vào vận hành.
I.2. Lịch sử hình thành
 Năm 1930, huyền thoại của ngành công nghiệp ô tô Mỹ, Henry Ford, đã xây
dựng nên dây chuyền sản xuất công nghiệp đầu tiên trên thế giới. Đây là sơ khai của
phương pháp JIT (Just In Time).
 Đến những năm 70, kỹ sư Taiichi Ohno của hãng ô tô Toyota (Nhật Bản) đã
phát triển và hoàn thiện phương pháp này, lúc bấy giờ ông được xem là cha đẻ của JIT.
Ông phát triển nên một hệ thống sản xuất phức tạp mà sau này được gọi là Toyota
Production System (TPS). Trong đó, nguyên tắc Just In Time là một nguyên tắc cốt
lõi, được hỗ trợ bởi hệ thống thẻ Kanban nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất dây
chuyền. Đây là bí quyết biến Toyota trở thành một biểu tượng về chất lượng nổi tiếng
trên toàn cầu chỉ trong vòng 20 năm ngắn ngủi sau đó.
 Về sau, phương pháp Just In Time đã được các học giả phương Tây nghiên cứu,
bổ sung để phát triển thành lý thuyết Sản xuất Tinh gọn (Lean Manufacturing) và được
áp dụng phổ biến trên toàn thế giới.
I.3. Đặc điểm
- Mức độ sản xuất đều và cố định: Mỗi hệ thống sản xuất JIT đòi hỏi một
dòng sản phẩm đồng nhất đi qua hệ thống thì các hoạt động khác nhau sẽ thích ứng
với nhau để nguyên vật liệu và sản phẩm được chuyển từ nhà cung cấp đến đầu ra cuối
cùng. Mỗi thao tác được phối hợp cẩn thận và có lịch trình sản xuất cố định trong một
khoảng thời gian để có thể thiết lập các lịch mua hàng và sản xuất.

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT_NHÓM 05_46K25.1 3


- Tồn kho thấp: Đây là một trong những dấu hiệu để nhận biết hệ thống JIT.
Lượng tồn kho bao gồm các chi tiết và nguyên vật liệu được mua, sản phẩm dở dang
và thành phẩm chưa tiêu thụ. Các lợi ích có tồn kho thấp là: Tiết kiệm không gian và
chi phí do không phải ứ đọng vốn trong các sản phẩm tồn kho. Phương pháp JIT làm
giảm dần lượng tồn kho, giúp những nhà quản lý dễ dàng phát hiện những phát sinh để
đưa ra các giải pháp khắc phục sự cố phát sinh đó.
- Kích thước lô hàng nhỏ: Đặc điểm của hệ thống JIT là kích thước lô hàng nhỏ
trong cả hai quá trình sản xuất và phân phối từ nhà cung ứng. Kích thước lô hàng nhỏ
sẽ tạo ra một số lợi ích như:
+ Giảm chi phí lưu kho và tiết kiệm diện tích kho bãi.
+ Hạn chế việc cản trở không gian tại nơi làm việc.
+ Dễ kiểm tra chất lượng và chi phí sửa chữa khi có sai sót thấp
- Lắp đặt nhanh, chi phí thấp: Các công nhân được đào tạo, huấn luyện riêng cho
từng công việc, sử dụng công cụ, thiết bị được tiêu chuẩn hóa, đa năng. Với những
thao tác có tính lặp lại người ta có thể sử dụng nhóm công nghệ để giảm chi phí và
thời gian lắp đặt.
- Bố trí mặt bằng hợp lý: Bố trí mặt bằng dựa trên nhu cầu về sản phẩm. Các
thiết bị, máy móc được sắp xếp để điều khiển những dòng sản phẩm giống nhau, có
nhu cầu lắp ráp hay xử lý giống nhau.
- Sửa chữa và bảo trì định kỳ: Do hệ thống JIT có rất ít hàng tồn kho nên khi
thiết bị hư hỏng có thể gây ra nhiều rắc rối. Để giảm thiểu hỏng hóc, các doanh nghiệp
phải bảo trì định kỳ, đảm bảo duy trì thiết bị hoạt động tốt nhất và kịp thời thay thế
thiết bị có dấu hiệu hỏng. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần phải có các chi tiết dự
phòng và huấn luyện đội ngũ công nhân kịp thời khắc phục những sự cố thiết bị hỏng
đột xuất.
- Công nhân đa năng: Công nhân được huấn luyện để có thể điều khiển tất cả
những công việc(từ điều khiển quy trình sản xuất, vận hành máy móc đến sửa lỗi cơ
bản), có thay thế vị trí làm việc để đảm bảo quy trình sản xuất luôn xuyên suốt. Kiểm
soát chất lượng công việc của chính mình và của những công nhân ở khâu trước họ.
- Đảm bảo chất lượng, lựa chọn nhà cung cấp tin cậy: Các khâu trong dây
chuyền sản xuất đều phải được chuẩn hóa và kiểm soát chất lượng chặt chẽ. Lựa chọn
nhà cung cấp tin cậy, yêu cầu họ đảm bảo chất lượng hàng hóa cho mình và đảm bảo

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT_NHÓM 05_46K25.1 4


thời điểm giao hàng tương đối chính xác. Thường xuyên đào tạo nâng cao tay nghề
cho công nhân, giúp cho công nhân có tinh thần trách nhiệm về chất lượng sản phẩm
họ tạo ra.
- Hệ thống “kéo” và “đẩy”: Thuật ngữ “kéo” và “đẩy” dùng để mô tả hai hệ
thống khác nhau nhằm chuyển dịch công việc thông qua quá trình sản xuất...
 Hệ thống đẩy: Khi công việc kết thúc tại một khâu, sản phẩm đầu ra được
đẩy tới khâu kế tiếp, ở khâu cuối cùng sản phẩm được đẩy vào kho thành
phẩm.
 Hệ thống kéo: kiểm soát sự chuyển dời của công việc tùy thuộc vào hoạt
động đi kèm theo, mỗi khâu công việc sẽ kéo sản phẩm từ khâu phía trước
nếu cần. Đầu ra của hoạt động sau cùng được kéo bởi nhu cầu khách hàng
hoặc bởi lịch trình sản xuất chính.
- Giải quyết vấn đề nhanh chóng và cải tiến liên tục:
 Để giảm thiểu xảy ra sự cố nhiều doanh nghiệp đã sử dụng hệ thống đèn báo
hiệu. Mỗi khâu được trang bị một bộ 3 bóng đèn (đèn xanh: mọi việc trôi
chảy; vàng: có nhân viên sa sút cần chấn chỉnh; đỏ: sự cố nghiêm
trọng cần khắc phục) giúp người khác trong hệ thống phát hiện sự cố và cho
phép công nhân hoặc quản đốc kịp thời khắc phục sự cố đã xảy ra.
 Một trong những vấn đề cơ bán của JIT là sự cải tiến liên tục trong hệ
thống như: giảm lượng tồn kho, giảm chi phí lắp đặt, giảm thời gian sản
xuất, cải tiến chất lượng, tăng năng suất và nâng cao hiệu quả sản
xuất. Ngày nay hầu hết các doanh nghiệp áp dụng JIT đều mang tính
định hướng khách hàng vì các đơn hàng tạo ra chu trình sản xuất cho nhà
máy. Hay nói cách khác là sản xuất theo nhu cầu, đơn đặt hàng của khách
hàng.
I.4. Điều kiện áp dụng
 Áp dụng hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất có tính chất lặp
đi lặp lại.
 Áp dụng những lô hàng nhỏ với quy mô sản xuất gần như nhau, tiếp nhận vật tư
trong suốt quá trình sản xuất tốt hơn là sản xuất những lô hàng lớn rồi để tồn kho, ứ
đọng vốn. Nó cũng giúp dễ kiểm tra chất lượng, giảm thiệt hại khi có sai sót.

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT_NHÓM 05_46K25.1 5


 Các “hàng hoá" lưu thông qua hệ thống sản xuất và tiêu thụ phải được thiết lập
cụ thể theo mỗi bước làm sao để công đoạn sau thực hiện ngay khi công đoạn đầu kết
thúc. Không có nhân công hoặc trang thiết bị nào phải chờ thành phẩm đầu vào.
 Mỗi giai đoạn sẽ cho ra nguyên liệu hay thành phẩm đúng với số lượng mà
khâu sản xuất kế tiếp cần có.
 Đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp.
 Những sản phẩm không đáp ứng đủ tiêu chuẩn sẽ phải bị loại ngay trong quy
trình và báo cáo với lãnh đạo công ty nhằm có biện pháp khắc phục.
I.5. Nguyên tắc áp dụng
- Không hoạt động sản xuất trừ khi khách đã đặt hàng.
- Sản xuất trung bình theo nhu cầu của khách hàng, từ đó ổn định nguồn lực
trong toàn nhà máy.
- Tất cả các giai đoạn phải có kết nối với nhau bởi một hệ thống điều kiện quản
lý trực quan cơ bản.
I.6. Lợi ích và hạn chế của JIT
I.6.1. Lợi ích
- Giảm lãng phí: JIT giúp giảm lãng phí nguyên liệu, thời gian và lao động bằng
cách sản xuất chỉ khi cần thiết và theo yêu cầu của khách hàng.
- Tăng tính linh hoạt: Hệ thống này cho phép sản xuất linh hoạt và đáp ứng
nhanh chóng các thay đổi trong nhu cầu của khách hàng.
- Tối ưu hóa quản lý kho: Giảm thiểu số lượng hàng tồn kho và tối ưu hóa quản
lý kho, giúp tăng tính hiệu quả và giảm chi phí.
- Tăng chất lượng sản phẩm: JIT giúp tăng chất lượng sản phẩm bằng cách giảm
thiểu lỗi sản xuất và tăng tính đồng nhất của sản phẩm.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: Hệ thống JIT giúp các doanh nghiệp
cá nhân hoá các nhu cầu của khách hàng cũng như giảm thiểu thời gian giao dịch làm
tăng trải nghiệm khách hàng, thu hút và duy trì lòng trung thành của khách hàng.
I.6.2. Hạn chế
- Yêu cầu độ chính xác cao: Nó yêu cầu độ chính xác cao trong quá trình sản
xuất và quản lý vì nếu không thực hiện đúng cách có thể dẫn đến sự cố trong sản xuất.

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT_NHÓM 05_46K25.1 6


- Yêu cầu độ tin cậy cao: JIT yêu cầu độ tin cậy cao của các nhà cung cấp và đối
tác sản xuất, nếu không đạt được độ tin cậy cao có thể ảnh hưởng đến quá trình sản
xuất.
- Khó áp dụng cho các sản phẩm đặc biệt: JIT khó áp dụng cho các sản phẩm
đặc biệt vì chúng có quy trình sản xuất phức tạp và không thể thay thế bằng các sản
phẩm khác. Ví dụ như máy bay, thiết bị điện tử, phần mềm,...
- Yêu cầu đầu tư lớn: JIT yêu cầu đầu tư lớn để xây dựng một hệ thống quản lý
và sản xuất JIT hiệu quả.
II. ỨNG DỤNG JUST IN TIME TẠI TẬP ĐOÀN MCDONALD’S
II.1. Giới thiệu chung về công ty
Tập đoàn McDonald's là một tập đoàn đa quốc gia về thực phẩm nhanh, có trụ sở
tại Oak Brook, Illinois, Hoa Kỳ. Tập đoàn này là một trong những tập đoàn thực phẩm
lớn nhất thế giới và nổi tiếng với thương hiệu McDonald's, một chuỗi cửa hàng thức ăn
nhanh được thành lập vào năm 1940 ở San Bernardino, California.
Các hoạt động của McDonald's bao gồm sản xuất, quản lý và khai thác các chuỗi
cửa hàng thức ăn nhanh trên toàn thế giới. Công ty này cung cấp một loạt các sản
phẩm thực phẩm, bao gồm hamburger, sandwich, salad, đồ uống và kem.
Hiện tại, McDonald's có hơn 38.000 cửa hàng trên toàn thế giới, hoạt động tại hơn
100 quốc gia và vùng lãnh thổ. McDonald's là một trong những nhà tuyển dụng lớn
nhất trên thế giới, với hơn 200.000 nhân viên tại Mỹ và hơn 1,7 triệu nhân viên trên
toàn thế giới.
Ngoài ra, McDonald's cũng tham gia vào các hoạt động xã hội và từ thiện, bao
gồm việc hỗ trợ các bệnh viện cho trẻ em, các chương trình hỗ trợ giáo dục và các hoạt
động bảo vệ môi trường.
Tập đoàn McDonald's đã đạt được nhiều giải thưởng và danh hiệu trong lĩnh vực
thực phẩm nhanh, bao gồm danh hiệu "Doanh nghiệp của năm" của tạp chí Fortune và
giải thưởng "Thương hiệu mạnh nhất thế giới" của công ty nghiên cứu thương hiệu
Interbrand.
II.1.1. Thông tin chung
- Tên công ty: McDonald's Corporation
- Ngày thành lập: Ngày 15/05/1940
- Người đại diện: Ông Kempczinski - Giám đốc điều hành (CEO)

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT_NHÓM 05_46K25.1 7


- Người sáng lập: Richard và Maurice McDonald's
- Logo:
- Ngành nghề kinh doanh: McDonald's hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực
thực phẩm và đồ uống nhanh, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến
thực phẩm, đồ uống và quảng cáo.

 Các sản phẩm chính của Mcdonald’s:


Bánh mì kẹp thịt và bánh mì sandwich. Gà và cá
Salad. Đồ ăn nhẹ và sữa chua uống.
Đồ uống. Món tráng miệng và món lắc.
Bữa sáng/Bữa sáng tất cả các ngày. McCafé
II.1.2. Lịch sử hình thành
McDonald's được thành lập vào năm 1940 tại thành phố San Bernardino,
California, Hoa Kỳ bởi hai anh em Richard và Maurice McDonald. Ban đầu, cửa hàng
chỉ phục vụ đồ ăn nhanh như burger, khoai tây chiên và nước giải khát.
Vào năm 1954, Ray Kroc, một nhà kinh doanh bán máy xay đá viên, đã ghé thăm
cửa hàng McDonald's của anh em McDonald và được ấn tượng bởi hệ thống sản xuất
và phục vụ nhanh chóng và hiệu quả của họ. Khi đó, anh đã đề xuất ý tưởng mở rộng
chuỗi cửa hàng McDonald's trên toàn quốc và trên thế giới. Sau nhiều lần thương
lượng, Ray Kroc đã mua lại quyền sở hữu toàn bộ hệ thống McDonald's và trở thành
chủ sở hữu độc quyền của thương hiệu McDonald's vào năm 1961.
Từ đó, McDonald's đã phát triển và mở rộng chuỗi cửa hàng trên toàn cầu. Năm
1967, McDonald's đã mở chi nhánh đầu tiên ở Canada và sau đó là ở nhiều quốc gia
khác trên toàn thế giới. Hiện nay, McDonald's đã có hơn 38.000 cửa hàng trên toàn thế
giới và là một trong những tập đoàn thực phẩm lớn nhất thế giới.
Trong quá trình phát triển, McDonald's đã đưa ra nhiều đổi mới và cải tiến sản
phẩm, bao gồm việc giới thiệu chiếc bánh mì kẹp hamburger đầu tiên vào năm 1968,
phát triển menu cho trẻ em Happy Meal vào năm 1979 và giới thiệu thực đơn bữa sáng
năm 1985.
II.1.3. Các thành tựu
McDonald's đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong suốt lịch sử của mình, bao
gồm mở rộng quy mô toàn cầu, hệ thống sản xuất và phục vụ nhanh chóng và đổi mới

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT_NHÓM 05_46K25.1 8


sản phẩm. McDonald's cũng đã tham gia nhiều hoạt động xã hội và từ thiện và cam kết
đóng góp vào nỗ lực giảm thiểu tác động của hoạt động kinh doanh đến môi trường.
 Mở rộng quy mô toàn cầu: McDonald's là một trong những tập đoàn thực phẩm
lớn nhất thế giới, với hơn 38.000 cửa hàng tại hơn 100 quốc gia.
 Hệ thống sản xuất và phục vụ nhanh chóng: McDonald's được biết đến với hệ
thống sản xuất và phục vụ nhanh chóng, cho phép khách hàng nhận được đồ ăn nhanh
chóng và hiệu quả.
 Đổi mới sản phẩm: McDonald's đã giới thiệu nhiều sản phẩm đổi mới và cải
tiến trong suốt lịch sử của mình, bao gồm bánh mì kẹp hamburger, thực đơn bữa sáng
và menu cho trẻ em Happy Meal.
 Hoạt động xã hội và từ thiện: McDonald's đã tham gia vào nhiều hoạt động xã
hội và từ thiện, bao gồm việc hỗ trợ các bệnh viện cho trẻ em và các chương trình hỗ
trợ giáo dục.
 Đóng góp vào nỗ lực giảm thiểu rác nhựa: McDonald's cam kết giảm 50%
lượng rác nhựa sử dụng trong đồ dùng dùng một lần tại các cửa hàng của mình vào
năm 2025, đóng góp vào nỗ lực giảm thiểu tác động của hoạt động kinh doanh đến
môi trường.
 Triển khai sản phẩm và dịch vụ mới: McDonald's liên tục triển khai các sản
phẩm và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bao gồm các menu thực
phẩm chay và thực đơn ăn sáng.
II.1.4. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
Tầm nhìn: "To move with velocity to drive profitable growth and become an even
better McDonald's serving more customers delicious food each day around the
world."
❖ Bản dịch: “Tiếp tục phát triển với tốc độ cao để thúc đẩy sự tăng trưởng có lợi
và trở thành một McDonald's tốt hơn, phục vụ thêm khách hàng với những món ăn
ngon mỗi ngày trên toàn thế giới”.
=> Tầm nhìn của McDonald's là tập trung vào việc phát triển tốc độ để thúc đẩy
tăng trưởng có lợi và trở thành một McDonald's tốt hơn, phục vụ thêm khách hàng với
những món ăn ngon mỗi ngày trên toàn thế giới. Điều này cho thấy rằng McDonald's
đang tập trung vào việc phát triển và mở rộng toàn cầu để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. McDonald's muốn tăng cường sự hiện diện của mình trên toàn cầu và phục vụ

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT_NHÓM 05_46K25.1 9


thêm nhiều khách hàng hơn mỗi ngày. Đồng thời, McDonald's cũng cam kết cung cấp
cho khách hàng những món ăn ngon và chất lượng cao.
Sứ mệnh: “To be our customers’ favorite place and way to eat and drink.”
❖ Bản dịch: “Trở thành địa điểm và cách ăn uống yêu thích của khách hàng.”
=> Sứ mệnh của McDonald's là trở thành địa điểm và cách ưa thích của khách
hàng để ăn uống và thưởng thức đồ uống. Điều này cho thấy rằng McDonald's tập
trung vào khách hàng và đặt trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu trong các hoạt
động kinh doanh của mình. McDonald's có một chiến lược toàn cầu gọi là Kế hoạch để
Thắng, tập trung vào trải nghiệm khách hàng tuyệt vời. Chiến lược này tập trung vào
năm yếu tố quan trọng là con người, sản phẩm, địa điểm, giá cả và khuyến mãi, nhằm
đảm bảo rằng khách hàng được trải nghiệm tốt nhất khi ghé thăm nhà hàng của
McDonald's. McDonald's cam kết liên tục cải tiến hoạt động của mình và nâng cao trải
nghiệm của khách hàng. Điều này cho thấy rằng McDonald's luôn đặt khách hàng lên
hàng đầu và cam kết tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của mình.
Giá trị cốt lõi: “Phục vụ, hòa nhập, liêm chính, cộng đồng, gia đình”.
II.1.5. Đối thủ cạnh tranh
Burger King, Chipotle, KFC, Chick-Fil-A, Bánh rán Dunkin, Bánh mỳ Panera
II.2. Ứng dụng hệ thống just in time tại McDonald’s
II.2.1. Hệ thống JIT trong quy trình sản xuất tại nơi chế biến đơn hàng
Trước khi áp dụng hệ thống Just-in-time (JIT) tại các nhà hàng McDonald's, họ đã
sử dụng mô hình sản xuất lô trong đó số lượng thức ăn được sản xuất trước đó hoặc
trong một khoảng thời gian cố định, sau đó lưu trữ cho họ đến khi khách hàng có nhu
cầu mua. Ví dụ: McDonald's đã nấu trước bánh mì kẹp thịt với số lượng cố định và đặt
chúng dưới đèn để giữ nóng cho đến khi khách hàng mua.
Tuy nhiên, phương pháp sản xuất này dẫn đến tình trạng cần phải tồn kho và quản
lý lượng thức ăn không được sử dụng, dẫn đến lãng phí tài nguyên và chi phí. Hơn
nữa, sản phẩm được sản xuất trước có thể không còn mới và chất lượng khi khách
hàng mua hàng.
Để giải quyết những vấn đề trên, McDonald's đã áp dụng hệ thống Just-in-time
(JIT) vào những năm 1990. Trong đó sản xuất và phục vụ thức ăn dựa trên nhu cầu
thực tế của khách hàng. Công ty cũng đã đầu tư vào hệ thống máy tính để tương tác tốt
hơn giữa các nhân viên, đơn đặt hàng và chuỗi cung ứng để giúp giảm thiểu thời gian

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT_NHÓM 05_46K25.1 10


chờ đợi và phục vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Cụ thể quy trình sau khi có hệ
thống JIT tại nơi chế biến khi có đơn hàng của McDonald's như sau:

Hình 1 - Hệ thống JIT trong quy trình sản xuất tại nơi chế biến đơn hàng

Bước 1 - Khách hàng đặt hàng


McDonald's sẽ tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu khách hàng tại thời điểm họ đặt
hàng. Công ty sẽ không tiêu thụ nguồn lực, chi phí để sản xuất và lưu trữ các món ăn
không người mua. Do vậy, McDonald’s sẽ không chế biến các món ăn cho đến khi
đơn hàng được đặt. Khi đó, hệ thống của McDonald's sẽ tự động đưa ra yêu cầu sản
xuất các sản phẩm tương ứng với đơn đặt hàng. Sau đó, bằng cách sản xuất sản phẩm
ngay khi khách hàng đặt hàng, công ty có thể đảm bảo rằng sản phẩm của họ luôn mới
và tươi.
Khách hàng có thể đặt hàng thông qua:
- Trực tiếp tại nhà hàng McDonald's: Có thể đến trực tiếp các nhà hàng
McDonald's để xem menu và lựa chọn món ăn. Khách hàng có thể yêu cầu phục vụ
bàn hoặc lấy đồ mang đi nếu không muốn ăn tại nhà hàng.
- Trang web của McDonald's: Khách hàng cũng có thể đặt hàng trực tuyến thông
qua trang web chính thức của công ty và xem danh mục món ăn, chọn các món và tùy
chọn cho đơn hàng của mình. Nếu khách hàng đã đăng nhập vào tài khoản cá nhân
trên trang web, thông tin lịch sử đặt hàng và tùy chọn món ăn của họ sẽ được lưu trữ
và hiển thị trong đơn hàng hiện tại của họ.

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT_NHÓM 05_46K25.1 11


- Gọi điện thoại đặt hàng: Có thể liên hệ và đặt hàng trực tiếp qua số điện thoại
của McDonald’s. Tại đây, khách hàng sẽ được tư vấn trực tiếp và giải đáp thắc mắc.

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT_NHÓM 05_46K25.1 12


Bước 2 - Xác nhận đơn hàng
Việc xác nhận đơn hàng sau khi khách hàng đặt hàng là rất quan trọng để đảm bảo
rằng sản phẩm được cung cấp cho khách hàng đúng hẹn và đúng yêu cầu của họ. Đối
với McDonald's cũng vậy, sau khi khách hàng đặt hàng, khách hàng sẽ nhận được xác
nhận đơn hàng, giá trị đơn hàng và thời gian dự kiến khi đơn hàng được giao tận nhà
hoặc lấy tại nhà hàng. Cũng như, hệ thống quản lý đơn hàng của công ty sẽ đưa ra yêu
cầu sản xuất các sản phẩm tương ứng với đơn đặt hàng của khách.
Sau đó, nhân viên của McDonald's sẽ xác nhận đơn hàng của khách hàng để đảm
bảo rằng sản phẩm được sản xuất và chuẩn bị đúng yêu cầu của khách hàng. Quá trình
xác nhận đơn hàng cụ thể bao gồm:
- Kiểm tra lại thông tin đặt hàng của khách hàng để đảm bảo rằng các thông tin
đặt hàng đều chính xác.
- Xác định rõ sản phẩm rõ ràng và số lượng sản phẩm cần sản xuất và chuẩn bị
cho từng đơn hàng.
Nếu có bất kỳ sai sót nào, nhân viên phải sửa chữa hoặc điều chỉnh ngay lập tức để
tránh gây thiệt hại cho khách hàng.
Bên cạnh đó, việc xác nhận đơn hàng sẽ giúp đảm bảo rằng nhân viên sản xuất và
chuẩn bị sản phẩm sẽ nhận được đầy đủ các thông tin và chỉ dẫn cần thiết để sản xuất
nhanh chóng, chính xác và chuẩn bị thành phẩm.
Bước 3 - Chế biến món ăn
Để đảm bảo sự nhanh chóng và chất lượng của món ăn, McDonald's chuẩn bị
nhiều loại thành phần nguyên liệu khác nhau để sẵn sàng chế biến khi có đơn hàng.
Công ty cũng đã xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác cung cấp của mình
để đảm bảo rằng các nhà cung cấp sẽ cung ứng kịp thời và nhanh chóng các nguyên
liệu.
Ngay sau khi xác nhận đơn đặt hàng, màn hình tại hệ thống bếp sẽ hiển thị các yêu
cầu của các đơn đặt hàng, nhân viên bếp sẽ quan sát và chế biến đúng, đủ các món ăn
theo yêu cầu. Các công đoạn trong quá trình chế biến được thực hiện liên tục và theo
quy trình thống nhất để tối ưu hóa hiệu suất sản xuất, đảm bảo sự nhanh chóng và chất
lượng của các sản phẩm cuối cùng. Với việc thực hiện chế biến món ăn một cách chặt
chẽ, nhân viên bếp có thể chắc chắn rằng các món ăn đều đáp ứng tiêu chuẩn chất
lượng và an toàn thực phẩm, từ đó giúp sản phẩm phục vụ khách hàng chất lượng tốt

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT_NHÓM 05_46K25.1 13


nhất.
McDonald's có thể chế biến thức ăn đủ nhanh cho đến khi khách gọi bằng việc sử dụng
công nghệ và thiết bị hiện đại như máy làm bánh mỳ tự động, máy chế biến thịt tự
động và hệ thống chiếu sáng khác biệt để tăng năng suất sản xuất và đảm bảo chất
lượng của sản phẩm. Với cách làm này, họ có thể đảm bảo rằng món ăn sẽ được chuẩn
bị và phục vụ cho khách hàng trong thời gian ngắn nhất mà không phải đợi lâu.
Bước 4 - Đóng gói và vận chuyển
Sản phẩm sau khi đã được chế biến xong, sẽ được kiểm tra lại cẩn thận, sau đó, nó
sẽ được đóng gói và chuẩn bị cho công việc giao hàng nếu khách hàng chọn hình thức
giao hàng tận nơi.
McDonald's sử dụng các tiêu chuẩn đóng gói kín, đảm bảo rằng món ăn được giữ
nhiệt độ, độ ẩm và yêu cầu an toàn thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển. Để sản
phẩm được vận chuyển đến tay khách hàng không bị thay đổi chất lượng so với tại nơi
chế biến khi đến tay người tiêu dùng.
McDonald's sử dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) để giải quyết vấn đề định
tuyến. Họ phân tích dữ liệu về trạng thái giao thông, khoảng cách và thời gian từ các
địa điểm khác nhau để tìm ra tuyến đường ngắn nhất và nhanh nhất để vận chuyển sản
phẩm. Bên cạnh đó, họ cũng sử dụng hệ thống GPS và định vị để theo dõi đội ngũ giao
hàng của họ và giúp định vị vị trí của các đơn hàng. Từ đó, họ có thể hiểu được vị trí
của từng đơn hàng và đưa ra quyết định chính xác hơn để vận chuyển sản phẩm nhanh
chóng và đúng địa điểm.
Bước 5 - Khách hàng nhận hàng
McDonald's đặt sự quan tâm và chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Vì vậy, trong
quá trình vận chuyển sản phẩm, McDonald's luôn đảm bảo rằng sản phẩm được giao
đến tay khách hàng sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn và đảm bảo sản phẩm được giao đúng
địa chỉ và đúng thời điểm.
Ngoài ra, McDonald's cũng có nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng trong trường
hợp sản phẩm giao nhận sai tiêu chuẩn. Trong trường hợp khách hàng phát hiện sản
phẩm không đạt tiêu chuẩn, họ có thể yêu cầu hoàn lại tiền hoặc đổi sản phẩm mới.
Điều này giúp tăng cường sự bảo vệ quyền lợi của khách hàng và đảm bảo uy tín của
McDonald's.
II.2.2. Sử dụng công nghệ trong hệ thống “Just In Time” tại Mcdonald’s

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT_NHÓM 05_46K25.1 14


a/ Hệ thống đặt hàng tự động: Hệ thống đặt hàng tự động của McDonald's, còn
được gọi là "Ordering Kiosks", là một phần quan trọng trong việc tăng cường trải
nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của McDonald's

Hình 2 - Máy đặt hàng tự động "Ordering Kiosks"

Hệ thống này được đặt tại vị trí thuận tiện và dễ dàng để khách hàng tiếp cận và sử
dụng.
Ordering Kiosks cho phép khách hàng tìm kiếm và chọn sản phẩm từ menu của
McDonald's, thêm bớt những yêu cầu của sản phẩm như số lượng, phụ gia và loại giá,
và tùy chỉnh đơn hàng theo ý muốn. Sau khi hoàn tất quá trình đặt hàng, khách hàng
có thể thanh toán trực tiếp bằng thẻ hoặc ví điện tử của họ.
 Lợi ích
Tăng trải nghiệm của khách hàng: Hệ thống đặt hàng tự động giúp nâng cao trải
nghiệm của khách hàng bằng cách làm giảm thời gian chờ đợi, giảm sự phụ thuộc vào
nhân viên trong việc đặt hàng và giúp khách hàng dễ dàng tùy chọn cạnh đó, hệ thống
còn giúp giảm sai sót trong giao tiếp giữa khách hàng và nhân viên để điều chỉnh đơn
hàng của mình.
Tăng hiệu quả: Với hệ thống đặt hàng tự động, McDonald's có thể tăng hiệu quả
và giảm chi phí lương nhân viên vì hệ thống này cần ít lao động hơn để quản lý quá
trình đặt hàng. Bê phục vụ, tăng đáng kể hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng.
b/ Công nghệ nướng bánh mì trong vòng 11 giây và các máy làm nóng các
loại thịt, chả cũng như các công đoạn được bố trí một cách tối ưu giúp đạt tối đa hiệu
suất của dây chuyền sản xuất.

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT_NHÓM 05_46K25.1 15


Hình 3 - Công nghệ nướng bánh mỳ trong vòng 11 giây

c/ Bên cạnh đó, McDonald's sử dụng máy tính để phân tích thời gian để quản
lý quá trình chuẩn bị thực phẩm, nó theo dõi lưu lượng khách hàng hằng ngày nhằm
xác định các luồng đơn đặt hàng trên máy tính sau đó dự đoán những thời điểm quan
trọng khi hoạt động kinh doanh sẽ phát triển và những mặt hàng nào thường được đặt
trong những khoảng thời gian này, sau đó máy tính sẽ tạo những đơn đặt hàng cho
những mặt hàng bán chạy nhất tạo ra một bộ đệm các sản phẩm được đặt hàng vào các
thời gian cao điểm giúp nhân viên ổn định hơn trong thời gian gấp rút. Điều này giúp
giảm thời gian chuẩn bị và nâng cao.
II.2.3. Hệ thống quản lý trong mô hình Just in time
a/ Trong kiểm soát tồn kho
Với mô hình kinh doanh McDonald’s là lĩnh vực thức ăn nhanh nên việc đảm bảo
an toàn thực phẩm cho người sử dụng là yếu tố đặt lên hàng đầu. Nguyên vật liệu tươi
sống dễ hỏng được cung cấp kịp thời đúng lúc để đưa vào sản phẩm, và sản phẩm
được hoàn thành ngay khi đưa đến khách hàng. Thay vì đặt một đơn hàng quá lớn, hệ
thống JIT đảm bảo lượng nguyên vật liệu luôn được đảm bảo nhanh chóng đúng lúc để
không phải tốn thêm chi phí lưu kho hay chi phí bảo quản nguyên vật liệu.
Mỗi năm McDonald’s ít nhất 2 lần rà soát, bổ sung và hoàn thiện những tiêu chuẩn
chất lượng đối với từng loại nguyên vật liệu đầu vào:
- Dự báo nhu cầu chính xác: Mcdonald’s sử dụng biểu đồ kiểm soát kho của hệ
thống quản lý hàng tồn kho để hiển thị lịch sử bán sản phẩm và và dự báo cho từng
nhà hàng.

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT_NHÓM 05_46K25.1 16


- Lưu trữ và bảo quản: quản lý kho hàng của Mcdonald’s có các khu vực riêng
biệt dành cho thực phẩm khô, lạnh và đông lạnh. Tại mỗi khu vực một nhiệt độ cụ thể
được duy trì để thực phẩm không bị hư hỏng do thời tiết hay khí hậu thay đổi.
b/ Trong quá trình sản xuất đáp ứng yêu cầu
Không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi sản phẩm đầu vào. Mỗi công đoạn
chỉ làm một số lượng sản phẩm và bán thành phẩm đúng bằng số lượng mà công đoạn
sản xuất tiếp theo cần tới. Người công nhân ở quy trình tiếp theo chính là khách hàng
của qui trình trước đó. Họ có trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu bán sản phẩm được
chuyển đến trước khi thực hiện công việc của mình. Sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ bị
loại bỏ ra khỏi dây chuyền và báo cho toàn hệ thống để điều chỉnh kế hoạch kịp thời.
Khách hàng luôn có thể nhận được những gì mình yêu cầu. Hệ thống giúp nhà
quản lý mới có thể đặt hàng được chính xác ngay từ lần đầu. Các nhà quản lý tiết kiệm
được nhiều thời gian đặt hàng vì hệ thống tự tính toán. Giảm chi phí cho các lần gia
tăng nhu cầu khẩn cấp. Việc giảm thiểu lãng phí giúp giảm giá thành sản phẩm, cùng
với mức tồn kho tối ưu giúp đảm bảo doanh số và sản phẩm luôn tươi nhất. Giúp
McDonald’s đảm bảo về tiêu chuẩn: Chất lượng, dịch vụ và sạch sẽ.
c/ Trong hệ thống quản lý nhân viên
Hệ thống nhân viên của McDonald’s luôn được yêu cầu hỏi thăm những feedback
của khách hàng và bày tỏ những ý kiến quan điểm của mình về công việc để người
quản lý có thể cập nhật thêm thông tin để thay đổi sao cho phù hợp và đem lại những
trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Số lượng nhân viên, giờ chấm công, các chỉ số
bán hàng sẽ được cập nhật hằng ngày để người quản lý nắm rõ tình hình kinh doanh
của cửa hàng.
d/ Trong quan hệ với các nhà cung cấp
McDonald’s luôn lựa chọn kĩ các nhà cung cấp có khả năng cung cấp hàng hóa
chất lượng và đáp ứng đúng yêu cầu về thời gian để đảm bảo rằng có đủ nguồn nguyên
vật liệu phù hợp với lượng khách hàng. Với việc làm này, nguồn nguyên vật liệu luôn
ở mức cân bằng và luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất. Xây dựng quan hệ với các nhà
cung cấp thông qua việc lập các hợp đồng cung cấp và đảm bảo rằng các nhà cung cấp
mang đến thực phẩm trong trạng thái hoàn hảo và sẽ không tốn nhiều thời gian, kho
bãi, lãng phí nguyên vật liệu. Thường xuyên đánh giá hiệu quả mối quan hệ với các
nhà cung cấp để tìm cách cải thiện và tối ưu hóa quản lý mối quan hệ.

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT_NHÓM 05_46K25.1 17


QUẢN TRỊ SẢN XUẤT_NHÓM 05_46K25.1 18
III. THỰC TRẠNG CỦA MCDONALD’S TRƯỚC VÀ SAU KHI SỬ DỤNG
MÔ HÌNH JIT
III.1.Trước và sau khi sử dụng JIT tại McDonald's
III.1.1. Chi phí và giá
+ Trước khi sử dụng JIT
Chi phí cho 01 thành phẩm: Khi sử dụng phương pháp truyền thống là chế biến
sẵn các món ăn, sau đó bảo quản chúng và bán dần trong ngày sẽ phát sinh thêm chi
phí lưu giữ và bảo quản các thành phẩm bán, chi phí bù lỗ cho những thành phẩm
không bán hết buộc phải vứt đi vì mỗi thành phẩm có một khoảng thời gian lưu trữ
giới hạn hoặc có nguy cơ bị lỗi thời hay hư hỏng. Hơn nữa, việc bảo quản thành phẩm
cũng đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều thiết bị như: tủ, máy giữ nóng, đèn điện, hệ thống
đông lạnh,… Chính vì vậy, chi phí sản xuất sẽ cao dẫn đến giá thành bán ra sẽ cao hơn
=> Tác động trực tiếp đến sức mua của người tiêu dùng, từ đó làm giảm doanh thu.
+ Sau khi sử dụng JIT
Chi phí cho 01 thành phẩm: McDonald's chỉ sản xuất số lượng sản phẩm cần thiết
để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bằng cách này, công ty chỉ việc sản xuất đúng
lượng khi cần, do đó, giảm được rủi ro thành phẩm không bán được và giảm thiểu lãng
phí tài nguyên. Qua đó, tiết kiệm được chi phí bảo quản hàng ngàn chiếc bánh được
sản xuất sẵn. Chính vì vậy, chi phí sản xuất cho mỗi thành phẩm sẽ giảm đi đáng kể,
dẫn đến giá thành bán ra thấp hơn, giúp công ty tăng khả năng cạnh tranh trên thị
trường thức ăn nhanh với giá cả hợp lý để thu hút khách hàng và từ đó nâng cao doanh
thu. Về phía khách hàng, hệ thống này của McDonald's cũng giúp tiết kiệm được chi
phí cho khách hàng, họ có thể mua các sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý và đáp
ứng được nhu cầu của họ.
III.1.2. Thời gian chờ của khách hàng
+ Trước khi sử dụng JIT
McDonald's thường phải sản xuất sẵn các sản phẩm với số lượng lớn để đáp ứng
nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, số lượng hàng sản xuất nhiều cùng một lúc đã dẫn đến
khách hàng phải đợi lâu tại nơi đặt hàng và nhận đồ ăn của mình. Trong khi đợi đến
lượt, khách hàng có thể phải đối mặt với sự không hài lòng vì thời gian chờ đợi quá lâu
(trung bình khoảng 3-4 phút) hoặc thậm chí họ có thể bỏ qua một số sản phẩm. Điều
này làm giảm sự hài lòng của khách hàng và ảnh hưởng đến doanh số của nhà hàng.

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT_NHÓM 05_46K25.1 19


+ Sau khi sử dụng JIT
Khi áp dụng JIT, McDonald's đã thực hiện một quy trình mới với các công nghệ
chế biến hiện đại để giảm thời gian chờ đợi giảm xuống đáng kể từ khi order đồ ăn. Họ
đã thành công khi hầu như thời gian của khách hàng phải chờ đợi chỉ dưới hoặc trong
khoảng 2 phút là có đồ ăn. Chẳng hạn như, McDonald's có thể sản xuất chiếc bánh mì
kẹp thịt trong vòng 90 giây từ khi có đơn đặt hàng. Qua đó, nâng cao chất lượng dịch
vụ và tăng sự hài lòng cho khách hàng.
III.1.3. Quản lý hàng tồn kho
+ Trước khi sử dụng JIT
McDonald's phải sản xuất và lưu trữ hàng loạt các sản phẩm trong kho bằng cách
đặt hàng lớn và lưu trữ chúng trong kho để phục vụ cho các chi nhánh có nhu cầu
trước khi khách hàng đặt hàng. Vì thế, quá trình sản xuất và lưu trữ hàng tồn kho đóng
một vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, McDonald's
phải lưu trữ kho và quản lý hàng tồn kho một cách chặt chẽ để đảm bảo chất lượng sản
phẩm. Chính vì thế, dẫn đến tăng chi phí phải trả tiền cho việc lưu trữ hàng tồn kho và
thanh lý những sản phẩm hỏng hoặc quá hạn sử dụng. Nếu như công ty lưu trữ quá
nhiều hàng tồn kho, điều này sẽ dẫn đến chi phí vận hành và quản lý tồn kho tăng lên
và ảnh hưởng đến lợi nhuận.
+ Sau khi sử dụng JIT
Hệ thống JIT giúp McDonald's giảm rủi ro dự trữ hàng trong kho không còn ứ
đọng nhiều, công ty sẽ giảm được đáng kể những chi phí dự trữ hàng tồn cũng như
không cần nhiều nhân viên, trang thiết bị và kho bãi để giải quyết mức hàng tồn kho
cao nữa, ngoài ra cũng giảm chi phí bù lỗ cho những sản phẩm chưa bán hết cuối ngày
phải vứt bỏ.

Hình 4 - Hệ số quay vòng hàng tồn năm 2014 -2022

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT_NHÓM 05_46K25.1 20


Hệ số vòng quay hàng tồn trong những năm gần đây luôn duy trì ở mức cao. Điều
này cho thấy rằng là McDonald’s đang bán đồ ăn rất nhanh và hàng tồn kho không bị
ứ đọng nhiều.
III.1.4. Chiến lược kinh doanh
+ Trước khi sử dụng JIT
McDonald's đã có một hệ thống sản xuất khá tốt, nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn
đề. McDonald’s tập trung quá nhiều vào việc tăng cường quản lý nguồn cung. Ví dụ,
khi họ khi họ ước chừng lượng sản phẩm cần sản xuất nhưng khi khách hàng không
đến mua đúng tại thời điểm sản phẩm được sản xuất, McDonald's phải tiêu thụ nhanh
chóng hoặc loại bỏ sản phẩm đó đi, gây lãng phí. Ngoài ra, hệ thống sản xuất của
McDonald's trước đây cũng không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong một số
trường hợp, như khi có nhu cầu đột xuất hoặc nhu cầu tăng cao từ khách hàng. Chi phí
lưu trữ bảo quản tăng theo vì phải quản lý hàng tồn kho lớn để đảm bảo rằng hàng hóa
lúc nào cũng phải luôn sẵn sàng để đáp ứng đủ cho lượng khách hàng của họ.
+ Sau khi sử dụng JIT
McDonald's đã chuyển đổi chiến lược kinh doanh của mình. Họ tập trung vào việc
đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn để đảm bảo
rằng sản phẩm phải luôn sẵn sẵng và đáp ứng với số lượng khách hàng. Vì hệ thống
JIT giúp McDonald's đưa ra các quyết định sản xuất và cung ứng hàng hóa dựa trên
nhu cầu thực tế của khách hàng. Việc sử dụng hệ thống đã giúp JIT luôn đảm bảo về
chất lượng cũng như độ đồng đều của sản phẩm. Họ có thể sản xuất hàng hóa chỉ khi
cần thiết, giảm thiểu lãng phí sản xuất và chi phí lưu trữ.
III.2.Thách thức khi ứng dụng Just in time tại McDonald’s
III.2.1. Nhu cầu cao
Khi nhu cầu khách hàng tăng cao đột xuất, McDonald’s phải thay đổi kế hoạch sản
xuất để đáp ứng với nhu cầu. Một số thách thức mà McDonald’s gặp phải:
+ Thiếu nguyên vật liệu: Khi nhu cầu tăng cao đột xuất, họ có thể phải đối mặt
với tình trạng nguyên vật liệu không đủ để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. Với việc
không đủ nguyên vật liệu một số sản phẩm sẽ không thể sản xuất để đáp ứng cho
lượng khách hàng đông đảo.
+ Tăng chi phí: Với việc sản xuất một số loại sản phẩm trong thời gian ngắn để
đáp ứng đủ lượng khách tăng cao sẽ phải yêu cầu sử dụng các nguyên vật liệu hay tài

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT_NHÓM 05_46K25.1 21


nguyên có chi phí cao hơn. Vì vậy khi nhu cầu cao họ sẽ sử dụng nhiều tài nguyên hơn
và sẽ tăng chi phi sản xuất. Hay khi nhu cầu cao sẽ không đủ nguồn lực để đáp ứng kịp
nhu cầu sản xuất. Việc tốn thêm chi phí để tìm kiếm và đào tạo nhân lực trong thời
gian ngắn là điều không tránh khỏi.
III.2.2. Chi phí đầu tư hệ thống và chuyển đổi lớn
Việc triển khai hệ thống Just in Time tại McDonald's đòi hỏi đầu tư vào công nghệ
và hệ thống mới. McDonald's sẽ phải đầu tư vào các thiết bị, phần mềm và cơ sở hạ
tầng để đảm bảo rằng hệ thống có thể hoạt động hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu sản
xuất. Các chi phí bao gồm việc cải tiến quy trình sản xuất, tăng cường quản lý sản xuất
và đào tạo nhân viên về các quy trình mới để đầu tư vào việc chuyển đổi quy trình sản
xuất để phù hợp với hệ thống JIT.
III.2.3. Sự chính xác và linh hoạt trong quy trình sản xuất
Khi triển khai JIT, McDonald's cần phải có khả năng linh hoạt để sản xuất các đơn
đặt hàng đúng lúc để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, việc này có thể gặp
khó khăn nếu quy trình sản xuất của McDonald's chưa được cải tiến đồng thời yêu cầu
sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm của nhân viên. Bên cạnh đó, McDonald's cần xử lý
các khoảng trống trong quá trình sản xuất để giảm thiểu thời gian đợi và đảm bảo các
đơn hàng được sản xuất đúng lúc. Tuy nhiên, việc này có thể gặp khó khăn nếu không
có một quy trình sản xuất kỹ lưỡng, giao tiếp kém hoặc thiếu sự đồng thuận giữa các
bộ phận sản xuất.
IV. VÌ SAO DOANH NGHIỆP ỨNG DỤNG JUST IN TIME?
McDonald's bắt đầu ứng dụng Just-In-Time (JIT) vào những năm 1990, với mục
đích tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý nguồn lực. Cụ thể, việc triển khai JIT tại
McDonald's bắt đầu khi họ nhận ra các vấn đề về quản lý hàng tồn kho và quy trình
sản xuất dẫn đến lãng phí tài nguyên và chi phí cao. Việc sản xuất trước các sản phẩm
mà dùng máy hâm nóng khiến cho sản phẩm bị kém chất lượng và không đáp ứng
được các nhu cầu theo cá nhân của khách hàng. Bên cạnh đó, McDonald’s nhận ra
rằng sản xuất như vậy khiến hàng tồn kho cuối ngày dư thừa quá nhiều làm lãng phí và
không đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp đã tiến hành áp
dụng hệ thống Just in time để cải tiến quy trình sản xuất một cách tối ưu nhất.

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT_NHÓM 05_46K25.1 22


KẾT LUẬN
Bằng việc áp dụng hệ thống Just in time vào quá trình chế biến các sản phẩm đồ
ăn nhanh của mình, đã giúp McDonald's quản lý sản xuất một cách chặt chẽ, đảm bảo
việc sản xuất các sản phẩm đồ ăn nhanh được thực hiện đúng lúc, đúng số lượng và
đúng địa điểm. Công ty đã nhận thức được rằng quản trị sản xuất là yếu tố quan trọng
đối với sự thành công.
Bên cạnh đó, với chiến lược kinh doanh kết hợp chiến lược sản xuất rõ ràng,
đúng đắn và với sự hỗ trợ từ hệ thống này. McDonald's trở thành chuỗi cửa hàng đồ ăn
nhanh lớn nhất thế giới với việc cung cấp các sản phẩm đồ ăn nhanh an toàn và chất
lượng với mức giá cả phải chăng, tạo lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàng. Điều
này giúp McDonald's tăng doanh số và tạo nên một lợi nhuận thu được từ hoạt động
kinh doanh hiệu quả.

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT_NHÓM 05_46K25.1 23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Just_in_time
[2] https://vilas.edu.vn/just-in-time-mo-hinh-san-xuat-tinh-gon-trong-chuoi-cung-
ung.html
[3] http://quanlydoanhnghiep.edu.vn/he-thong-jit-just-in-time-vua-dung-luc-va-san-
xuat-khong-kho/
[4] https://www.youtube.com/watch?v=U36MNz1Un-g
[5] https://mcdonalds.vn/
[6]https://finbox.com/NYSE:MCD/explorer/inventory_turnover/
#:~:text=McDonald's's%20inventory%20turnover%20hit%20its,December
%202022%20of%20185.4x.

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT_NHÓM 05_46K25.1 24

You might also like