You are on page 1of 43

Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

BÀI 2: CUNG, CẦU VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG


CỦA THỊ TRƯỜNG

Nội dung Mục tiêu


Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận  Giúp người học giải thích các khái niệm, vấn
các nội dung: đề cơ bản về cung cầu, các yếu tố tác động đến
 Các khái niệm cầu, lượng cầu, cung, cung cầu và cân bằng thị trường.
lượng cung và quy luật cung – cầu. Các  Sau khi học bài này, người học sẽ trình bày
nhân tố tác động đến cầu và đến cung. được các khái niệm, ý nghĩa và cách tính độ co
Phân biệt sự di chuyển trên đường cầu dãn của cầu. Chỉ ra được mối quan hệ giữa độ
(đường cung) với sự dịch chuyển co dãn của cầu theo giá với doanh thu.
đường cầu (đường cung).
 Ngoài ra, người học có thể xem xét được tác
 Các khái niệm, ý nghĩa và cách tính độ động của chính sách giá (giá trần/giá sàn) và
co dãn của cầu. Chỉ ra mối quan hệ giữa của chính sách thuế/trợ cấp đến thị trường của
độ co dãn của cầu theo giá với sự thay từng loại hàng hóa.
đổi của doanh thu khi giá cả của hàng
hóa thay đổi.
Hướng dẫn học
 Các tác động của chính sách quy định
giá (giá trần/giá sàn) và chính sách  Đọc bài giảng trước lúc nghe giảng.
thuế/trợ cấp đến thị trường.
 Sử dụng tốt các phương pháp và công cụ trong
kinh tế học (bao gồm kiến thức đại số và
hình học lớp 12) để phân tích và nghiên cứu
bài học.
 Thực hành thường xuyên và liên tục các bài tập
vận dụng để hiểu được lý thuyết và bài tập
thực hành.

KTE201_Bai2_v1.0018112206 1
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

rong hoạt động mua – bán, kinh doanh hàng ngày có 2 đối tượng chính đó là người mua

T và người bán. Người mua bao gồm người tiêu dùng (mua hàng hóa, dịch vụ nhằm mục
đích sử dụng) và hãng (thuê mua vốn, lao động, các nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho
quá trình sản xuất và kinh doanh). Người bán bao gồm các hãng (bán hàng hóa, dịch vụ);
người lao động (cung ứng sức lao động); chủ sở hữu các nguồn lực như: đất đai, ruộng vườn, các
nguyên liệu sản xuất. Như vậy, có nghĩa là hầu hết mọi cá nhân và các hãng đều là người bán và
đồng thời là người mua nhưng chúng ta coi họ là người mua khi họ mua một thứ gì đó và là người
bán khi họ bán một thứ gì đó. Bài này giới thiệu cho người đọc kiến thức cơ bản về thị trường,
cung và cầu, sự hình thành giá cả và sản lượng cân bằng trên thị trường. Bên cạnh đó, nội dung
bài cũng đề cập đến một số công cụ can thiệp của Chính phủ vào thị trường và tác động của chúng
đến thị trường.

Thị trường

Khái niệm
Thị trường là một thuật ngữ đã xuất hiện từ rất lâu và chúng ta thường xuyên nhắc tới trong
mọi khía cạnh của nền kinh tế. Khái niệm thị trường rất đa dạng, mỗi quan điểm khác nhau,
trường phái khác nhau có những cách tiếp cận khác nhau.
Gegory Mankiw (2003) lại đưa ra một khái niệm khá đơn giản: “Thị trường là tập hợp của
một nhóm người bán và người mua một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định”.
S.Pindyck và Rubinfeld (2005), khái niệm thị trường được hiểu theo nghĩa tương tự: “Thị
trường là tập hợp người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng
trao đổi”. Có nhiều quan điểm khác nhau nhìn nhận về thị trường, căn cứ vào những quan
điểm đó cũng như dựa trên thực tế chúng ta có thể thống nhất chung một khái niệm về thị
trường như sau: “Thị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó những người bán
và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ”.
Thị trường không nhất thiết phải là một địa điểm cụ thể và bị giới hạn trong một không
gian cụ thể mà chính là những thỏa thuận giữa người mua và người bán. Nơi nào có sự thỏa
thuận giữa người mua và người bán để mua bán hàng hóa, dịch vụ thì nơi đó có là thị
trường. Do đó, thị trường có thể là một quán cà phê, một chợ, một cuộc ký kết hợp đồng
mua bán, chợ trái cây, tiệm cắt tóc, quán ăn, một số thị trường lại được vận hành thông qua
các trung gian như thị trường chứng khoán, thị trường vô hình như thương mại điện tử
(ebay.com)...
Hình thức của thị trường khác nhau nhưng các thị trường có cùng một chức năng kinh tế
đó là điều tiết nền kinh tế: Xác lập mức giá và số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà tại đó
người mua muốn mua và người bán muốn bán. Giá cả và số lượng hàng hóa hay dịch vụ
được mua bán trên thị trường thường song hành với nhau. Ứng với một mức giá nhất định,
một số lượng hàng hóa nhất định sẽ được mua bán. Trên thị trường tồn tại các quy luật kinh
tế cơ bản như: quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả.
Những quy luật này luôn tác động, hạn chế và thúc đẩy nhau tạo thành tập hợp các mối
quan hệ hết sức phức tạp.
Giá thị trường (P): Mối quan hệ trên thị trường là mối quan hệ giữa cung, cầu – hàng và
tiền được biểu hiện thông qua giá cả, khi mối quan hệ này thay đổi sẽ tác động đến giá cả

KTE201_Bai2_v1.0018112206 2
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

thị trường. Giá cả của hàng hóa phản ánh lợi ích kinh tế, là tiêu chuẩn để các doanh nghiệp
lựa chọn các mặt hàng trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, giá cả còn biểu hiện tổng
hợp các quan hệ kinh tế lớn như quan hệ giữa cung – cầu, quan hệ tích lũy – tiêu dùng,
quan hệ trong – ngoài nước.
Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá duy nhất là giá thị trường, mức giá này có thể
dễ dàng tìm thấy hàng ngày trong các bản tin kinh tế ví dụ giá của các sản phẩm như lúa
mỳ, ngô, hay vàng… Còn trên thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, các hãng có thể định
ra các mức giá khác nhau cho cùng một sản phẩm. Điều này xảy ra khi một hãng chinh
phục được nhóm khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh hoặc nhóm khách hàng trung thành
đối với một số sản phẩm mà họ ưa thích, khi đó các hãng này có thể định giá cao hơn so
với sản phẩm cùng loại của hãng khác.

Phân loại thị trường


Như chúng ta đã thấy, thị trường được tạo nên bởi người bán và người mua đồng thời mỗi
một thị trường riêng biệt có những đặc điểm khác nhau. Dựa vào những tiêu chí, tiêu thức
khác nhau như: phạm vi địa lý, đối tượng hàng hóa được trao đổi, mức độ cạnh tranh… mà
người ta có thể phân loại thị trường như sau:
 Các căn cứ và tiêu thức phân loại thị trường:
o Số lượng người mua và người bán;
o Loại hình sản phẩm đang sản xuất và bán;
o Sức mạnh thị trường của người mua và người bán;
o Các trở ngại của việc gia nhập thị trường;
o Hình thức cạnh tranh giá cả và phi giá cả.
 Phân loại thị trường dựa theo mức độ cạnh tranh: Trên các thị trường này, có sự khác
nhau về số lượng người bán, người mua, tính chất của hàng hóa dịch vụ trao đổi từ đó
dẫn tới sự khác nhau về sức cạnh tranh – sức mạnh thị trường.
o Thị trường cạnh tranh hoàn hảo (thuần túy): Đây là một thị trường có rất nhiều người
mua và nhiều người bán, trao đổi một loại sản phẩm đồng nhất, mọi thông tin trên
thị trường này đều được người bán người mua nắm rõ và họ không có quyền quyết
định đến mức giá cũng như sản lượng hàng hóa trao đổi trên thị trường.
o Thị trường độc quyền thuần túy (độc quyền mua hoặc độc quyền bán): Chỉ có một
người mua và nhiều người bán hoặc chỉ có một người bán và nhiều người mua.
o Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: Bao gồm cạnh tranh độc quyền và độc quyền
tập đoàn.
 Phân chia theo đối tượng hàng hóa hay dịch vụ được trao đổi: Phân chia theo đối tượng
được trao đổi ở đây là phân chia theo loại hàng hóa hay dịch vụ được trao đổi, ví dụ
như: thị trường gạo, thị trường bất động sản, thị trường dịch vụ viễn thông, thị trường
dịch vụ vận tải, thị trường chứng khoán…
 Phân chia theo phạm vi, quy mô thị trường: thị trường địa phương, thị trường trong
nước, thị trường quốc tế…

KTE201_Bai2_v1.0018112206 3
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

Ngoài ra còn rất nhiều cách phân chia thị trường theo những tiêu chí khác nhau khác như:
mức độ tập trung, tính tiềm năng của tập khách hàng… Việc phân loại thị trường rất quan
trọng bởi một hãng phải xác định được đâu là các đối thủ cạnh tranh trong thực tế cũng như
tiềm tàng đối với các sản phẩm mà hãng đang bán và sẽ bán. Bên cạnh đó, hãng cũng cần
nắm rõ được những nhược điểm của sản phẩm, định vị được phạm vi địa lý của thị trường
mình đang kinh doanh để có các chính sách giá, chiến lược quảng cáo và ra các quyết định
đầu tư về vốn sao cho phù hợp.

Cầu về hàng hóa và dịch vụ

Khái niệm cầu và luật cầu


 Cầu (D) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua
muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau
trong một khoảng thời gian nhất định, các yếu tố khác
không đổi.
Vậy, nếu thiếu một trong hai yếu tố muốn mua và có khả
năng mua thì sẽ không tồn tại cầu. Muốn mua biểu thị nhu
cầu của người tiêu dùng về một hàng hóa hoặc dịch vụ nào
đó. Có khả năng mua biểu thị khả năng thanh toán. Cầu Cầu về hoa quả
khác nhu cầu, nhu cầu là những mong muốn, sở thích của
người tiêu dùng, nhưng có thể không có khả năng thanh toán. Nhu cầu của con người
là vô tận. Chẳng hạn một sinh viên tranh thủ mấy ngày nghỉ lễ muốn vào thành phố Đà
Nẵng bằng máy bay để thăm họ hàng nhưng anh ta không có đủ tiền để mua vé máy
bay, vì vậy không có cầu của sinh viên này về vé máy bay.
Ngoài ra, khi phân tích cầu của người tiêu dùng nào đó chúng ta phải ứng vào một
không gian và thời gian cụ thể. Ví dụ, cầu về phở buổi sáng khác với buổi trưa. Trong
thực tế người ta hay nói đến cầu thị trường thay vì cầu cá nhân bởi các hiện tượng kinh
tế thường được dự đoán bởi hành vi của một đám đông chứ không phải của một cá thể.
 Lượng cầu (QD): là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người mua muốn mua
và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định.
Nhu cầu là những mong muốn, sở thích của người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ,
nhưng có thể không có khả năng thanh toán.
 Biểu cầu: là bảng chỉ số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng và
có khả năng mua ở các mức khác nhau trong một thời gian nhất định (Ceteris Paribus).
Ví dụ:
Bảng 2.1. Cầu về cà phê trên thị trường X trong 1 tháng

Giá ($/tấn) Lượng (tấn)


45 670
44 680
43 690
42 700
41 710
40 720

KTE201_Bai2_v1.0018112206 4
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

 Luật cầu: Số lượng hàng hóa được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá
của hàng hóa đó giảm xuống và ngược lại, giả định các yếu tố khác không đổi.
Giá cả tăng thì lượng cầu giảm: P   QD
Giá cả giảm thì lượng cầu tăng: P   QD
Vì sao lại có luật cầu? Lý do là phần lớn mọi loại hàng hóa đều có khả năng thay thế
bởi loại hàng hóa khác cùng chủng loại. Ví dụ: Mỗi một que kem Tràng Tiền giá là 5000
đồng/que, một sinh viên tên là An có thể ăn cùng một lúc 3 que cho thỏa thích, nhưng
do chi phí đầu vào tăng nên nhà quản lý của hãng kem quyết định tăng giá mỗi que kem
lên 7000 đồng/que, tâm lý bị chi phối về khả năng thanh toán nên sinh viên đó giảm tiêu
dùng xuống còn 2 que hoặc chuyển sang mua kem của hãng Merino với giá rẻ hơn.

Hình 2.1. Hàng hóa Giffen

Hầu hết các loại hàng hóa (dịch vụ) trên thị trường đều tuân theo luật cầu, chỉ có một số rất
ít hàng hóa không tuân theo luật cầu, ngược với luật cầu, được gọi là hàng hóa Giffen. Hàng
hóa Giffen: Do nhà thống kê và kinh tế học Sir Rober Giffen (1837–1910) người Anh đưa
ra. Hàng hóa gọi là Giffen khi mà tác động thu nhập đủ lớn để làm lượng cầu giảm khi giá
giảm. Điều này có nghĩa là đường cầu dốc lên (như đường cung). Trường hợp này hiếm khi
xảy ra và ít được quan tâm trong thực tế. Ví dụ: Lũ lụt và bị cô lập dẫn đến giá lương thực,
thực phẩm tăng nhưng cầu về những mặt hàng này không hề giảm mà lại tăng.

Phương trình và đồ thị đường cầu


Giả định các yếu tố khác không đổi chỉ có mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu, khi đó
chúng ta có thể xây dựng hàm cầu tuyến tính có dạng đơn giản: Qx = f(Px).

Dạng hàm cầu tuyến tính cơ bản nhất là: QD = a – bP hoặc


Hàm cầu ngược: P = (a/b) – (1/b)QD
Trong đó: a và b là các tham số, a > 0 và b ≥ 0. Tham số chặn a cho biết giá trị của QD khi
biến P có giá trị bằng 0. Các tham số b được gọi là hệ số góc: Chúng đo ảnh hưởng đối với
lượng cầu khi một trong biến P thay đổi, khi các yếu tố khác giữ nguyên. Ví dụ, hệ số góc
b đo sự thay đổi trong lượng cầu khi giá thay đổi một đơn vị, có nghĩa là
b = QD/P. Như đã nhấn mạnh ở trên, QD và P tỉ lệ nghịch, b có giá trị âm vì QD và P
trái dấu.

KTE201_Bai2_v1.0018112206 5
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

Lưu ý: Ký hiệu  có nghĩa là ”sự biến động trong”. Vậy nếu lượng cầu tăng (giảm) thì QD
là số dương (âm). Tương tự như vậy, nếu giá tăng (giảm) thì P là số dương (âm). Nói
chung, thương số Y/X đo lường sự thay đổi của Y khi X thay đổi một đơn vị.
Đường cầu: là đường biểu diễn các mối quan hệ giữa lượng cầu và giá. Các điểm nằm trên
đường cầu sẽ cho biết lượng cầu của người mua ở các mức giá nhất định.

Hình 2.2. Đồ thị đường cầu

Theo quy ước trục tung biểu thị giá cả, trục hoành biểu thị sản lượng, ta xây dựng được
đường cầu D (xem hình 2.2). Với tham số b > 0, đồ thị đường cầu là đường dốc xuống về
phía phải, có độ dốc âm. Độ dốc của đường cầu thường được xác định bằng công thức:
P 1 1
   P(Q) 
Q b Q(P)

Cầu thị trường: Bằng tổng các mức cầu cá nhân (từ cầu cá nhân ta có thể suy ra được cầu
thị trường). Đường cầu thị trường được xác định bằng cách cộng theo chiều ngang (trục
hoành) các lượng cầu cá nhân tương ứng tại mỗi mức giá. Do đó, độ dốc của đường cầu thị
trường thường thoải hơn đường cầu cá nhân. Hình 2.3 cho thấy đường cầu thị trường bằng
tổng đường cầu A và B cộng lại theo chiều ngang.

Hình 2.3. Cầu cá nhân và cầu thị truờng

KTE201_Bai2_v1.0018112206 6
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

Các yếu tố tác động đến cầu


Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa khác nhau mà các yếu tố tác động đến cầu sẽ khác nhau.
Sau đây là một số yếu tố tác động đến cầu phổ biến:
 Thu nhập của người tiêu dùng: Xem xét đối với các loại hàng hóa (xa xỉ, cao cấp, thiết
yếu và thứ cấp). Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mua
gì và bao nhiêu đối với người tiêu dùng vì thu nhập quyết định khả năng mua của người
tiêu dùng. Nếu thu nhập tăng khiến cho người tiêu dùng có cầu cao hơn đối với một loại
hàng hóa khi tất cả các yếu tố khác là không đổi, ta gọi hàng hóa đó là hàng hóa thông
thường. Trong hàng hóa thông thường lại có hàng hóa thiết yếu và hàng hóa xa xỉ. Hàng
hóa thiết yếu là các hàng hóa được cầu nhiều hơn khi thu nhập tăng lên nhưng sự tăng
cầu là tương đối nhỏ hoặc xấp xỉ như sự tăng của thu nhập. Có một số loại hàng hóa và
dịch vụ mà khi các yếu tố khác là không đổi, thu nhập tăng sẽ làm giảm cầu tiêu dùng.
Loại hàng hóa này được gọi là hàng hóa thứ cấp. Đối với loại hàng hóa này, thu nhập
tăng khiến người tiêu dùng có cầu ít đi, và thu nhập giảm khiến người tiêu dùng có cầu
tăng lên.
Khi xét một loại hàng hóa nào đó là hàng hóa xa xỉ, thông thường hay thứ cấp người ta
thường xác định tại một không gian, và thời gian cụ thể. Một loại hàng hóa có thể vừa
là hàng hóa thông thường và vừa là hàng hóa thứ thấp. Cùng với sự gia tăng của thu
nhập của người tiêu dùng theo thời gian, một hàng hóa, dịch vụ là hàng bình thường
hôm nay có thể trở thành một hàng thứ cấp trong tương lai.

Hình 2.4. Cầu đối với hàng hóa thông thường và hàng hóa thứ cấp khi thu nhập
của người tiêu dùng tăng

 Hàng hóa liên quan trong tiêu dùng: gồm hàng hóa thay thế hoặc hàng hóa bổ sung.
o Hàng hóa thay thế: là những loại hàng hóa cùng thỏa mãn một nhu cầu (nhưng có
thể mức độ thỏa mãn là khác nhau). Thông thường, hàng hóa thay thế là những loại
hàng hóa cùng công dụng và cùng chức năng nên người tiêu dùng có thể chuyển từ
mặt hàng này sang mặt hàng khác khi giá của các mặt hàng này thay đổi. Nếu các
yếu tố khác là không đổi, cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) khi
giá của mặt hàng hóa thay thế của nó giảm (tăng), ví dụ như: chè và cà phê, rau
muống và rau cải, nước chanh và nước cam...

KTE201_Bai2_v1.0018112206 7
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

o Hàng hóa bổ sung: là những hàng hóa được sử dụng song hành với nhau để bổ sung
cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó. Nếu các yếu tố khác không
đổi, cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) khi giá của hàng hóa bổ
sung của nó tăng (giảm), ví dụ như: chè Lipton và chanh, giày trái và giày phải, bếp
ga và bình ga...
 Số lượng người tiêu dùng hay quy mô thị trường là một trong những yếu tố quan trọng
xác định lượng tiêu dùng tiềm năng. Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu càng
tăng và ngược lại. Chẳng hạn những mặt hàng được tiêu dùng bởi hầu hết người dân là
những mặt hàng thiết yếu nên số lượng người mua trên thị trường những mặt hàng này
rất lớn, vì vậy cầu đối với những mặt hàng này rất lớn. Ngược lại, có những mặt hàng chỉ
phục vụ cho một nhóm người tiêu dùng như: rượu ngoại, nước hoa, nữ trang cao cấp, kính
cận thị... do đó số lượng người tiêu dùng đối với những mặt hàng này tương đối ít nên
cầu đối với những mặt hàng này thấp. Dân số nơi tồn tại của thị trường là yếu tố quan
trọng quyết định quy mô thị trường. Cùng với sự gia tăng dân số, cầu đối với hầu hết các
loại hàng hóa đều có thể gia tăng.
 Các chính sách kinh tế của Chính phủ: Thuế đánh vào người tiêu dùng thì cầu sẽ giảm,
Chính phủ trợ cấp người tiêu dùng thì cầu sẽ tăng…
 Kỳ vọng thu nhập và kỳ vọng về giá cả: Thực tiễn thời gian qua khi Chính phủ dự định
cho nhập khẩu xe ô tô cũ cho thấy là rất nhiều người tiêu dùng kỳ vọng và “chờ đợi” để
mua ô tô với giá rẻ và cầu đối với ô tô sản xuất trong nước tạm thời giảm xuống. Kỳ
vọng của người tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng hóa và dịch vụ của
họ. Cụ thể hơn, kỳ vọng của người tiêu dùng về giá cả trong tương lai của một loại hàng
hóa có thể làm thay đổi quyết định mua hàng hóa ở thời điểm hiện tại của họ. Nếu người
tiêu dùng kỳ vọng giá cả sẽ tăng trong tương lai, cầu ở hiện tại sẽ có thể tăng lên. Ngược
lại, kỳ vọng về giá giảm trong tương lai sẽ làm sức mua ở hiện tại chững lại, cầu ở hiện
tại sẽ giảm xuống. Ví dụ về ngành công nghiệp ô tô, vài tháng trước khi tung mẫu xe
mới ra thị trường, các nhà sản xuất thường thông báo giá của mẫu xe năm sau sẽ tăng
để kích thích cầu mua xe của năm nay.
 Thị hiếu, phong tục, tập quán, mốt, quảng cáo… Thị hiếu là ý thích của con người. Thị
hiếu xác định chủng loại hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua. Thị hiếu thường rất
khó quan sát và các nhà kinh tế thường giả định là thị hiếu không phụ thuộc vào giá của
hàng hóa và thu nhập của người tiêu dùng. Thị hiếu phụ thuộc vào các nhân tố như: tập
quán tiêu dùng, tâm lý lứa tuổi, giới tính, tôn giáo... Thị hiếu cũng có thể thay đổi theo
thời gian và chịu ảnh hưởng lớn của quảng cáo. Người tiêu dùng thường sẵn sàng bỏ
nhiều tiền để mua các hàng hóa có nhãn mác nổi tiếng và được quảng cáo nhiều. Thay
đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng cũng có thể làm thay đổi cầu đối với hàng hóa
hoặc dịch vụ. Khi các biến khác không đổi, thị hiếu của người tiêu dùng đối với hàng
hóa hoặc dịch vụ tăng sẽ làm cầu tăng và sở thích của người tiêu dùng giảm sẽ dẫn đến
giảm cầu.
 Các nhân tố khác: bao gồm môi trường tự nhiên, sự kiện mang tính thời sự… Sự thay
đổi của cầu đối với hàng hóa, dịch vụ còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: các
yếu tố thuộc về tự nhiên (thời tiết, khí hậu) hay những yếu tố mà chúng ta không thể dự
đoán trước được. Ví dụ, cầu đối với dịch vụ đi lại bằng máy bay đột ngột suy giảm sau

KTE201_Bai2_v1.0018112206 8
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

khi xảy ra sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại New York (Mỹ) hay cầu về thịt gà
giảm mạnh khi xảy ra dịch bệnh cúm gà ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam. Khi
thời tiết lạnh và băng giá, cầu về chăn gối, ga đệm, lò sưởi, chăn điện... tăng còn khi
trời nắng nóng cầu về quạt, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh tăng mạnh.

Sự di chuyển và dịch chuyển đường cầu


Sự di chuyển (trượt dọc) trên đường cầu: là sự thay đổi của lượng cầu do giá của chính
hàng hóa đang xét thay đổi, giả định các yếu tố khác không đổi. Ví dụ như trên hình 2.5,
sự thay đổi vị trí từ điểm A đến điểm B gọi là sự di chuyển trên đường cầu.

Hình 2.5. Sự di chuyển và dịch chuyển đường cầu

Sự dịch chuyển đường cầu: Do các yếu tố khác ngoài giá của bản thân hàng hóa đang xét
thay đổi  cầu sẽ thay đổi  đường cầu dịch chuyển sang vị trí mới (ví dụ như thay đổi
vị trí đường cầu từ D0 sang D1 hoặc sang D2 như trong hình 2.5).

Hàm cầu tổng quát


Ngoài giá của bản thân hàng hóa, khi các nhân tố khác ngoài giá thay đổi cũng sẽ làm thay
đổi lượng cầu cho nên ta có thể viết phương trình đường cầu tổng quát có dạng:

QX = f (PX, M, PR, T, Pe, N)

Trong đó:
QX: Lượng cầu hàng hóa hoặc dịch vụ;
PX: Giá của hàng hóa hoặc dịch vụ;
M: Thu nhập của người tiêu dùng (thường tính trên đầu người);
PR: Giá của hàng hóa liên quan;
T: Thị hiếu của người tiêu dùng;
Pe: Giá kỳ vọng của sản phẩm trong tương lai;
N: Số lượng người tiêu dùng trên thị trường.
Khi hàm cầu tổng quát được thể hiện dưới dạng công thức tuyến tính:

Qd = a + bP + cM + dPR + eT + fPe + gN

KTE201_Bai2_v1.0018112206 9
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

Bảng 2.2. Tổng quan về hàm cầu tuyến tính

Biến Mối quan hệ với lượng cầu Dấu của hệ số góc

P Tỉ lệ nghịch b = Qd/P âm

M Tỉ lệ thuận với hàng hóa thông thường c = Qd/M dương


Tỉ lệ nghịch với hàng hóa thứ cấp c = Qd/M âm

PR Tỉ lệ thuận với hàng hóa thay thế d = Qd/PR dương


Tỉ lệ nghịch với hàng hóa bổ sung d = Qd/PR âm

T Tỉ lệ thuận e = Qd/T dương

Pe Tỉ lệ thuận f = Qd/Pe dương

N Tỉ lệ thuận g = Qd/N dương

Các hệ số góc b, c, d, e, f và g đo ảnh hưởng đối với lượng hàng hóa được tiêu thụ khi thay
đổi một trong các biến P, M, PR, T, Pe và N khi các đại lượng khác là không đổi.
Ví dụ, b (= Qd/P) đo sự biến động trong lượng cầu khi giá cả thay đổi một đơn vị trong
lúc M, PR, T, Pe và N không đổi. Khi hệ số góc của một biến nhất định là số dương (âm),
lượng cầu tỉ lệ thuận (tỉ lệ nghịch) với biến đó. Dấu của các hệ số được thể hiện ở bảng 2.2.

Cung về hàng hóa và dịch vụ

Khái niệm cung và luật cung


Cung (S): là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán và có khả năng bán
tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các nhân tố khác
không đổi.
Lượng cung (QS): là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người bán muốn bán và sẵn
sàng bán tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định.
Biểu cung: là bảng mô tả số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán và
có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Biểu cung
phản ánh mối quan hệ giữa giá cả và khối lượng hàng hóa cung ứng (lượng cung), đó là
mối quan hệ tỷ lệ thuận.
Xem xét ví dụ về cung trứng gà của xã X được mô tả trong bảng 2.3 sau đây:
Bảng 2.3. Biểu cung của trứng gà cho xã X

Mức Giá (VNĐ/quả) Lượng cung (quả/ngày)

A 2.000 3.000

B 3.500 4.500

C 5.000 7.000

KTE201_Bai2_v1.0018112206 10
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

Khi giá trứng trên thị trường là 2.000 VNĐ/quả, lượng cung trứng ra thị trường của các nhà
sản xuất chỉ là 3.000 quả/ngày. Tuy nhiên, khi giá trứng là 3.500 VNĐ/quả, thì sản lượng
cung cấp trên thị trường lên tới 4.500 quả/ngày. Giá trứng tăng cao thúc đẩy các nhà sản
xuất tăng sản lượng để bán thêm trứng ra thị trường. Một kịch bản tương tự xảy ra khi giá
trứng tăng lên 5.000 VNĐ/quả. Với mức giá cao như vậy, một lần nữa các nhà cung cấp
sẵn sàng bán lên tới 7.000 quả/ngày. Như vậy có thể kết
luận rằng với giá bán càng cao, các nhà sản xuất luôn
sẵn sàng cung ứng ra thị trường một sản lượng lớn hơn.
Vậy, giá càng cao lượng cung sẽ càng lớn và ngược lại
giá càng thấp lượng cung sẽ càng giảm. Từ đó, chúng ta
có thể xác định được luật cung.
Luật cung: Số lượng hàng hóa được cung trong khoảng
thời gian đã cho tăng lên khi giá của nó tăng lên và Cung về trứng
ngược lại, giả định các yếu tố khác không đổi.
Giá cả tăng thì lượng cung tăng: P   QS
Giá cả giảm thì lượng cung giảm: P   QS
Vì sao lại có luật cung? Câu trả lời đó là lợi nhuận! Nếu như giá của các yếu tố đầu vào
dùng để sản xuất ra hàng hóa được cố định, thì giá hàng hóa cao hơn, có nghĩa là lợi nhuận
cao hơn đối với nhà sản xuất. Họ sẽ sản xuất nhiều hơn và kéo thêm nhiều doanh nghiệp
vào sản xuất.

Phương trình và đồ thị đường cung


Giả định các nhân tố khác không đổi chỉ có mối quan hệ giữa giá cả và lượng cung, khi đó
chúng ta có thể xây dựng được hàm cung có dạng đơn giản: Qx = f(Px).

Giả sử hàm cung dạng tuyến tính có dạng: QS = c + dP hoặc


Hàm cung ngược: P = –(c/d) + (1/d)QS
Trong đó: d là tham số dương, c là một tham số bất kỳ.

Hình 2.6. Đường cung

Đồ thị đường cung: là đường gồm tập hợp tất cả các điểm phản ánh mối quan hệ giữa giá
cả và khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cung ứng trong khi các yếu tố khác giữ nguyên.

KTE201_Bai2_v1.0018112206 11
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

Đường cung là đường dốc lên về phía phải, có độ dốc dương (xem hình 2.6). Giá trị độ dốc
P 1 1
của đường cung:   P(Q) 
Q d Q(P)

Cung thị trường bằng tổng các mức cung của các hãng trong thị trường đó. Nếu xét trên
đồ thị, đường cung thị trường được xác định bằng cách cộng theo chiều ngang (trục hoành)
các lượng cung của từng hãng tương ứng tại mỗi mức giá. Do đó, độ dốc của đường cung
thị trường thường thoải hơn đường cung của từng hãng (xem hình 2.7).

Hình 2.7. Cung của hãng và cung thị trường

Các yếu tố tác động đến cung


 Tiến bộ công nghệ (ứng dụng công nghệ mới làm tăng năng suất): Công nghệ có ảnh
hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hóa được sản xuất ra. Công nghệ tiên tiến sẽ làm
tăng năng suất và do đó nhiều hàng hóa được sản xuất ra hơn. Ví dụ: sự cải tiến trong
công nghệ dệt vải, gặt lúa, lắp ráp ô tô... Công nghệ càng tiến bộ giúp các doanh nghiệp
sử dụng yếu tố đầu vào (ví dụ như lao động) ít hơn nhưng lại có thể tạo ra nhiều sản
phẩm hơn.
 Giá của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (chi phí sản xuất): Để tiến hành sản
xuất, các nhà sản xuất cần mua các yếu tố đầu vào trên thị trường các yếu tố sản xuất
như: tiền công, tiền mua nguyên vật liệu, tiền thuê vốn, tiền thuê đất đai... Giá yếu tố
đầu vào tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và do đó ảnh hưởng đến lượng hàng hóa
mà các hãng muốn bán. Nếu như giá của các yếu tố đầu vào giảm, chi phí sản xuất sẽ
giảm, lợi nhuận sẽ lớn và do đó hãng sẽ muốn cung nhiều hàng hóa hơn. Khi giá đầu
vào tăng lên, chi phí sản xuất tăng, khả năng lợi nhuận giảm do đó hãng cung ít sản
phẩm hơn. Khi đó, các nhà sản xuất sẽ cảm thấy kém hấp dẫn hơn khi sản xuất vì có thể
lợi nhuận sẽ thấp hơn và do vậy sẽ cắt giảm sản lượng. Ví dụ: Khi giá bột mì tăng lên,
các nhà sản xuất bánh mì sẽ cung ít bánh mì hơn ở mỗi mức giá.

KTE201_Bai2_v1.0018112206 12
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

 Số lượng nhà sản xuất trong ngành: Số lượng người


sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng
hóa được bán ra trên thị trường. Càng nhiều người
sản xuất thì lượng hàng hóa càng nhiều, đường cung
dịch chuyển sang bên phải. Ngược lại, nếu ít người
sản xuất đường cung dịch chuyển sang bên trái.
 Giá của các hàng hóa liên quan trong sản xuất:
Nguồn cung về cam
o Hàng hóa thay thế trong sản xuất: Hàng hóa mà
tăng giá hàng hóa này so với giá của hàng hóa
kia sẽ khiến các nhà sản xuất tăng sản lượng của hàng hóa có giá cao hơn và giảm
sản lượng của hàng hóa kia, ví dụ trồng trọt xen canh.
o Hàng hóa bổ sung: Hàng hóa mà khi tăng giá hàng hóa này so với hàng hóa kia thì
nhà sản xuất sẽ tăng sản lượng của cả hai hàng hóa, ví dụ thịt bò và da bò.
 Các chính sách kinh tế của Chính phủ: chính sách thuế, chính sách trợ cấp... Nhà nước
sử dụng thuế như công cụ điều tiết sản xuất. Đối với các hãng, thuế là chi phí
do vậy khi Chính phủ giảm thuế, miễn thuế hoặc trợ cấp có thể khuyến khích sản xuất
làm tăng cung. Ngược lại, nếu Chính phủ đánh thuế sẽ hạn chế sản xuất và làm
giảm cung.
 Lãi suất: Lãi suất tăng, đầu tư có xu hướng giảm xuống, cung sẽ giảm.
 Kỳ vọng giá cả và thu nhập: Cũng giống như người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng
đưa ra quyết định cung cấp của mình dựa vào các kỳ vọng. Ví dụ, nếu các nhà sản xuất
kỳ vọng thời gian tới Chính phủ sẽ mở cửa thị trường đối với các nhà sản xuất nước
ngoài – các nhà sản xuất có khả năng cạnh tranh mạnh hơn, họ phải cố gắng nâng cao
chất lượng và số lượng sản xuất để đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
 Điều kiện thời tiết khí hậu: Việc sản xuất của các doanh nghiệp có thể gắn liền với các
điều kiện tự nhiên như: đất, nước, thời tiết, khí hậu... Điều kiện tự nhiên là một yếu tố
kìm hãm hoặc thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp của các
hãng cung ứng. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Đó là
những cơ thể sống nên rất dễ bị tác động bởi điều kiện tự nhiên. Thời tiết – khí hậu
thuận lợi sẽ tạo ra năng suất cao và ngược lại sẽ làm giảm năng suất. Một nền sản xuất
nông nghiệp càng lạc hậu thì càng dễ bị tự nhiên chi phối và ngược lại.
 Môi trường kinh doanh thuận lợi: Khả năng sản xuất sẽ tăng lên, cung sẽ tăng...

Sự di chuyển và dịch chuyển đường cung


Sự di chuyển (trượt dọc) trên đường cung: là sự thay đổi của lượng cung do giá của chính
hàng hóa đang xét thay đổi, giả định các yếu tố khác không đổi. Ngược lại, sự dịch chuyển
đường cung là do các yếu tố khác ngoài giá thay đổi dẫn đến cung sẽ thay đổi và đường
cung dịch chuyển sang phải hoặc trái.

KTE201_Bai2_v1.0018112206 13
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

Hình 2.8. Sự di chuyển và dịch chuyển đường cung

Hình 2.8 minh họa cho sự khác biệt giữa di chuyển và dịch chuyển đường cung. Sự thay
đổi vị trí từ điểm A đến điểm B do giá tăng từ P0 lên P1 được gọi là di chuyển (trượt dọc)
trên đường cung. Ngược lại, khi đường cung thay đổi vị trí từ S0 sang S1 hoặc sang S2 thì
người ta gọi đó là sự dịch chuyển của đường cung.

Hàm cung tổng quát


Về mặt toán học, hàm cung tổng quát có dạng: QS = g(P, PI, PR, T, Pe, F)
Trong đó:
QS: Lượng cung của một loại hàng hóa hoặc dịch vụ;
P: Giá của hàng hóa hoặc dịch vụ;
PI: Giá của các yếu tố đầu vào được sử dụng để sản xuất;
PR: Giá của hàng hóa liên quan trong sản xuất;
T: Trình độ công nghệ;
Pe: Kỳ vọng về giá cả;
F: Số lượng doanh nghiệp hay năng lực sản xuất của ngành.
Cũng giống như trong trường hợp hàm cầu, các nhà kinh tế học thường biểu diễn hàm cung
tổng quát ở dạng tuyến tính: QS = h + kP + lPI + mPr + nT + rPe + sF. Trong đó:
h là tham số chặn; k, l, m, n, r và s là hệ số góc.
Bảng 2.4. Tổng quan về hàm cung tuyến tính

Biến Quan hệ với lượng cung Dấu của hệ số góc

P Tỉ lệ thuận k = Qs/P dương

PI Tỉ lệ nghịch l = Qs/PI âm

Tỉ lệ nghịch khi hàng hóa là hàng hóa thay thế m = Qs/Pr âm


trong sản xuất (như lúa mì hay ngô)
Pr
Tỉ lệ thuận khi hàng hóa là hàng bổ sung trong sản m = Qs/PR dương
xuất (như dầu và khí đốt)

T Tỉ lệ thuận n = Qs/T dương

Pe Tỉ lệ nghịch r = Qs/Pe âm

F Tỉ lệ thuận s = Qs/F dương

KTE201_Bai2_v1.0018112206 14
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

Cơ chế hoạt động của thị trường


Cơ chế thị trường là hình thức tổ chức và quản lý nền kinh tế trong đó cá nhân tiêu dùng và
nhà kinh doanh tác động lẫn nhau trên thị trường để xác định giá cả và sản lượng. Đây là
cơ chế tự điều khiển hoạt động kinh tế thông qua hai lực cung cầu và giá cả thị trường. Các
hoạt động của nền kinh tế thị trường không phải hỗn độn mà có trật tự, nó hữu hiệu. Trong
đó, người tiêu dùng và kỹ thuật sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định
các vấn đề của nền kinh tế. Mọi quyết định kinh tế đều xuất phát từ lợi nhuận và nó có vai
trò quan trọng trong việc vận hành cơ chế thị trường.

Trạng thái cân bằng cung cầu


Cân bằng thị trường: là một trạng thái tại đó không có sức ép làm thay đổi giá và sản lượng.
Cân bằng thị trường là trạng thái mà khả năng cung ứng vừa đủ cho nhu cầu trên thị trường.
Tác động qua lại giữa cung và cầu xác định giá và sản lượng hàng hóa, dịch vụ được mua
và bán trên thị trường. Khi tất cả mọi người tham gia vào thị trường có thể mua hoặc bán
một lượng bất kỳ mà họ mong muốn, chúng ta nói rằng thị trường trong trạng thái cân bằng.
Mức giá mà người mua muốn mua và người bán muốn bán theo ý của họ được gọi là mức
giá cân bằng.
Bảng 2.5. Khảo sát cung cầu về nước đóng chai Vital trên thị trường Y trong 1 tuần

P $/chai QD QS
5 2.000 12.000
4 4.000 10.000
3 7.000 7.000
2 11.000 4.000
1 16.000 1.000

Nhìn bảng số liệu trên ta thấy rằng tại mức giá là $3 thì QD = QS = 7.000 chai/tuần. Tại mức
giá này cầu và cung bằng nhau hay còn gọi là giá cân bằng.

Hình 2.9. Trạng thái cân bằng cung cầu trên thị trường

Hình 2.9 cho ta thấy đường cầu và đường cung cắt nhau tại điểm E. Điểm E được gọi là
điểm cân bằng của thị trường, là trạng thái lý tưởng nhất cho cả người mua lẫn người bán;
tương ứng với điểm cân bằng E, ta có giá cả cân bằng P0 và số lượng cân bằng Q0 của thị
trường (lượng hàng hóa người bán muốn bán bằng lượng hàng hóa người mua muốn mua

KTE201_Bai2_v1.0018112206 15
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

tức là việc cung ứng vừa đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng). Giá cân bằng là mức giá mà
tại đó số cầu bằng số cung.
Tại điểm cân bằng E ta có: QD = QS = Q0 và PD = PS = P0.
Đặc điểm quan trọng của mức giá cân bằng này là nó không được xác định bởi từng cá
nhân riêng lẻ mà nó được hình thành bởi hoạt động tập thể của toàn bộ người mua và người
bán (theo quy tắc bàn tay vô hình của cơ chế thị trường). Khi giá trên thị trường khác với giá
cân bằng sẽ xuất hiện trạng thái dư thừa hoặc thiếu hụt. Điều đó dẫn đến lượng giao dịch trên
thị trường đều nhỏ hơn lượng cân bằng trong cả hai trường hợp trên.
Thị trường gạo gặp khó khăn

Giá lúa gạo đang giảm và xu hướng ế ẩm có thể còn kéo
dài trong vài tuần.
Thời điểm tháng 9 năm 2013, giá lúa gạo tại khu vực đồng
bằng Sông Cửu Long đang giảm dần làm cho nhiều
thương lái thua lỗ; trong khi đó, nông dân tại một số tỉnh
đang thu hoạch rộ nên giá lúa dự kiến sẽ còn tiếp tục ở
mức thấp.
Giá giảm từng ngày. Giá lúa gạo giảm làm cho
Thương lái thu mua gạo tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang công việc xuất khẩu gạo
thêm khó khăn
cho biết giá lúa thường (giống IR 50404) mua tại ruộng giá
hiện nay chỉ 4.350 đồng/kg, còn giống OM 6976 chỉ còn 4.500 – 4.600 đồng/kg. So với 2 tuần
trước thì giá lúa đã giảm khoảng 400 – 500 đồng/kg. Giá gạo thương lái bán ra chỉ 6.550 –
6.800 đồng/kg, tùy theo gạo thường hay hạt dài. Nhiều thương lái cho hay trước đó họ đã đặt
cọc mua lúa của nông dân giá cao hơn khoảng 200 đồng/kg, nếu thu mua, xay xát và bán ra
trong thời gian này thì họ bị lỗ. Ông Lê Văn Tuấn, một thương lái lâu năm tại huyện Cai Lậy,
cho biết thấy thị trường gạo đang ế ẩm, một số doanh nghiệp xuất khẩu cố tình ép giá thu mua,
vì vậy các thương lái cũng gặp nhiều khó khăn khi bán gạo cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp
được hỗ trợ lãi suất vốn vay khi mua tạm trữ gạo, còn thương lái thì phải tự "bơi".
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ đầu năm đến cuối tháng 7, cả nước đã có trên
900.000 tấn gạo bị doanh nghiệp hủy xuất khẩu, trong đó riêng tháng 7 đã có khoảng 180.000
tấn. Nguyên nhân được một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo đánh giá là do giá bán gạo của
Thái Lan và Ấn Độ giảm nhanh, càng làm cho thị trường lúa gạo thêm ế ẩm, kéo giá gạo trong
nước xuống theo, dẫn đến nhiều hợp đồng bị hủy.
Hai điều thỉnh cầu
Đại diện một doanh nghiệp xuất nhập khẩu lúa gạo cho biết nếu giá lúa gạo tiếp tục nằm ở
mức thấp, trong khi giá xuất khẩu gạo ở Thái Lan, Ấn Độ vẫn chưa tăng thì sẽ gây thêm khó
khăn cho thị trường gạo trong nước. Mới đây, thông tin Thái Lan đang xả gạo tồn kho với giá
rẻ, chỉ ở mức trên 380 USD/tấn, càng gây khó cho thị trường lúa gạo trong nước. Trước tình
hình này, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA, đã gửi công văn trình Chính phủ, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính thỉnh cầu 2 vấn đề quan trọng. Một là, thay vì
các doanh nghiệp tham gia mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo hè thu phải trả nợ vào ngày 15 – 9,
nay đề nghị gia hạn nợ thêm 1 tháng, nhằm tránh cho doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng bán
tháo gạo trong thời điểm bất lợi hiện nay. Hai là, đề nghị Chính phủ cho triển khai mua tạm trữ
thêm 300.000 tấn gạo quy lúa trong vụ hè thu và vụ thu đông để giữ giá lúa ổn định trên thị
trường nội địa, thời gian thực hiện từ ngày 15 – 9 đến 15 – 10. VFA cũng đề nghị Chính phủ
hỗ trợ lãi suất mua tạm trữ 300.000 tấn gạo này trong thời gian 2 tháng...
Nguồn: http://www.baomoi.com/Thi–truong–lua–gao–gap–kho/45/11852100.epi

KTE201_Bai2_v1.0018112206 16
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

Trạng thái dư thừa và thiếu hụt hàng hóa trên thị trường
Trạng thái dư thừa: Khi giá trên thị trường khác với giá cân bằng sẽ xuất hiện trạng thái
dư thừa hoặc thiếu hụt. Hình 2.10 minh họa trường hợp giá bán cao hơn giá thị trường P1 >
P0 sẽ xuất hiện trạng thái dư thừa (dư cung) hàng hóa một lượng: Q = QS – QD. Tại mức
giá P1, lượng hàng hóa dư thừa trên thị trường được thể hiện bằng độ dài đoạn thẳng AB.
Sức ép của trạng thái dư thừa làm cho giá giảm về mức giá cân bằng.

Hình 2.10. Trạng thái dư thừa trên thị trường

Trạng thái thiếu hụt: Giả sử giá cân bằng trên thị trường ban đầu là P0, nếu như vì một
biến động nào đó trên thị trường khiến cho giá cả giảm xuống ở mức P2 , khi giá giảm làm
cho lượng cung trên thị trường giảm đi và ngược lại người tiêu dùng mua nhiều hơn từ đó
dẫn đến hiện tượng cầu lớn hơn cung hay thiếu hàng hóa một lượng: Q = QD – QS. Tại mức
giá P2, lượng hàng hóa thiếu hụt trên thị trường được thể hiện bằng độ dài đoạn thẳng MN.
Do thiếu hàng nên áp lực của cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên bởi vì người tiêu dùng có thể
sẵn sàng trả giá cao hơn để mua hàng hóa. Khi giá cả tăng lên thì số cầu sẽ giảm dần và số
cung tăng lên. Như thế, giá cả sẽ tăng dần đến giá cân bằng P0 và lượng hàng hóa được bán
ra trên thị trường sẽ dịch chuyển về Q0, trạng thái cân bằng lại được thiết lập.

Hình 2.11. Trạng thái thiếu hụt trên thị trường

Thị trường có xu hướng tồn tại tại điểm cân bằng vì tại đó lượng cung bằng với lượng cầu
nên không có một áp lực nào làm thay đổi giá. Các hàng hóa thường được mua bán tại giá
cân bằng trên thị trường. Tuy nhiên, không phải lúc nào cung cầu cũng đạt trạng thái cân

KTE201_Bai2_v1.0018112206 17
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

bằng, một số thị trường có thể không đạt được sự cân bằng vì các điều kiện khác có thể đột
ngột thay đổi. Sự hình thành giá cả của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường như được mô tả ở
trên được gọi là cơ chế thị trường.

Thay đổi trạng thái cân bằng cung cầu


 Thay đổi về cầu (cung không đổi)
Khi cầu tăng và cung giữ nguyên, giá cân bằng và lượng cân bằng tăng. Chẳng hạn như:
khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, cầu đối với hàng hóa xa xỉ như du lịch đi
Singapour sẽ tăng lên làm đường cầu dịch chuyển qua phải. Hình 2.12 cho thấy sự dịch
chuyển của đường cầu làm cho điểm cân bằng di chuyển từ điểm E0 đến điểm E1 . Tại
điểm cân bằng mới, giá 1 tours du lịch đi Singapour cao hơn so với ban đầu và số lượng
cân bằng cũng cao hơn.
Khi cầu giảm và cung giữ nguyên, giá cân bằng và lượng cân bằng giảm. Ví dụ: Khi
thu nhập của người tiêu dùng giảm thì người tiêu dùng cũng giảm chi tiêu cho các mặt
hàng quần áo thời trang, trang sức cao cấp... làm cho đường cầu về mặt hàng này dịch
chuyển về phía bên trái từ D0  D2 làm cho điểm cân bằng dịch chuyển từ E0  E2 .
Tại đây, giá cân bằng giảm, lượng cân bằng giảm (xem hình 2.12).

Hình 2.12. Sự thay đổi về giá và lượng cân bằng khi cầu thay đổi còn cung không đổi

 Thay đổi về cung (cầu giữ nguyên)


Khi cung tăng và cầu không đổi, giá cân bằng sẽ giảm và lượng cân bằng sẽ tăng. Ví
dụ: Khi có sự cải tiến về máy móc phục vụ cho việc cày cấy và thu hoạch khiến cho sản
lượng lúa năm nay cao hơn cùng kỳ năm ngoái (các yếu tố khác không đổi). Lúc đó
lượng cung tăng, đường cung dịch chuyển từ S0  S1, điểm cân bằng dịch chuyển từ E0
 E1. Tại đây, giá cân bằng giảm và số lượng cân bằng tăng lên.
Khi cung giảm và cầu không đổi, giá cân bằng tăng và lượng cân bằng sẽ giảm.
Ví dụ: Khi thời tiết xấu, mưa bão kéo dài khiến cho lúa năm nay bị mất mùa, gây ra sự
suy giảm đáng kể lượng cung về gạo trên thị trường (trong khi các yếu tố khác không
đổi) làm đường cung dịch chuyển sang trái S0  S2. Lượng cầu trên thị trường không
đổi nên đường cầu vẫn giữ nguyên. Lúc này đường cung mới S2 cắt đường cầu D0 tại
điểm cân bằng mới là E2. Tại đây, giá cân bằng tăng và số lượng cân bằng giảm đi
(xem hình 2.13).

KTE201_Bai2_v1.0018112206 18
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

E0

Hình 2.13. Sự thay đổi về giá và lượng cân bằng khi cung thay đổi còn cầu không đổi

Ý nghĩa của việc phân tích sự thay đổi trạng thái cân bằng: Trên thị trường, đường
cung và cầu thường xuyên thay đổi do các điều kiện thị trường thay đổi liên tục. Ví dụ,
thu nhập của người tiêu dùng tăng khi nền kinh tế tăng trưởng, làm cho cầu thay đổi và
giá thị trường thay đổi; cầu đối với một số loại hàng hóa thay đổi theo mùa, chẳng hạn
như: điều hòa, quạt máy, lò sưởi điện, quần áo, nhiên liệu... làm cho giá cả của các hàng
hóa này cũng thay đổi theo. Hay khi thời tiết thuận lợi, các mặt hàng nông sản phẩm
được mùa khiến cho giá các mặt hàng trên thị trường giảm đáng kể...
Việc hiểu rõ bản chất các nhân tố tác động đến sự dịch chuyển của đường cung và đường
cầu giúp chúng ta dự đoán được sự thay đổi của giá cả của các hàng hóa, dịch vụ trên
thị trường khi các các điều kiện của thị trường thay đổi. Để dự đoán chính xác xu hướng
và độ lớn của những sự thay đổi, chúng ta phải định lượng được sự phụ thuộc của cung,
cầu vào giá và các yếu tố khác. Tuy nhiên, trong thực tế điều này không đơn giản.
 Dịch chuyển đồng thời cả cung và cầu
Cung tăng và cầu tăng, hoặc cung tăng và cầu giảm, hoặc cung giảm và cầu tăng, hoặc
cung giảm và cầu giảm. Khi cả cung và cầu thay đổi đồng thời, nếu thay đổi về lượng
(giá) có thể dự đoán thì sự thay đổi về giá (lượng) là không xác định. Thay đổi lượng
cân bằng hoặc giá cân bằng là không xác định khi biến có thể tăng hay giảm phụ thuộc
vào biên độ dịch chuyển của đường cầu và đường cung. Ví dụ: Khi cả cung và cầu đều
tăng lên, xảy ra 3 trường hợp được miêu tả ở hình 2.14a, 2.14b, và 2.14c.

Hình 2.14. Sự thay đổi về giá và lượng cân bằng khi cung tăng, cầu tăng

KTE201_Bai2_v1.0018112206 19
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

Khi cầu tăng nhanh hơn cung tăng (hình 2.14a), cả giá và lượng cân bằng đều tăng lên,
khi cung tăng nhanh hơn cầu tăng (hình 2.14b), giá cân bằng giảm và lượng cân bằng
tăng. Còn khi cả cầu và cung tăng một lượng như nhau thì giá cân bằng không đổi còn
lượng cân bằng tăng.
Chúng ta có thể vận dụng kiến thức này để phân tích Case study 2.1 – Thị trường gạo
gặp khó khăn. Do nông dân tại một số tỉnh đang thu hoạch rộ nên cung về lúa gạo tăng,
giá lúa dự kiến sẽ còn tiếp tục ở mức thấp sau tháng 9/2013. Bên cạnh đó, cầu về lúa
gạo cũng giảm mạnh, do một số doanh nghiệp xuất khẩu bị hủy đơn hàng. Trường hợp
này cho thấy cung tăng, cầu giảm sẽ làm cho giá của lúa gạo giảm mạnh.
Như vậy chúng ta thấy rằng khi cả cung và cầu đều tăng thì lượng cân bằng tăng lên
nhưng giá cân bằng có thể không đổi, có thể giảm xuống hoặc tăng lên tùy thuộc vào
tốc độ tăng của cung so với cầu hoặc ngược lại.

Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất


Thặng dư tiêu dùng (CS): là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu
dùng một đơn vị hàng hóa nào đó với chi phí thực tế để thu được lợi ích đó.

Hình 2.15. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất

Thặng dư tiêu dùng là phần chênh lệch giữa giá mà một người tiêu dùng sẵn sàng trả để
mua được một hàng hóa và giá mà người tiêu dùng đó thực sự phải trả khi mua hàng hóa
đó. Thặng dư tiêu dùng là thước đo tổng thể những người tiêu dùng được lợi hơn bao nhiêu
khi họ có khả năng mua một hàng hóa trên thị trường. Hình 2.15 cho thấy thặng dư tiêu
dùng là phần diện tích CS. Ví dụ như bình thường một chiếc áo mưa mỏng có giá trên thị
trường là 10.000 đồng/cái, tuy nhiên một sinh viên A phải chấp nhận trả với giá 15.000
đồng/cái khi trời sắp mưa to và chỉ có một hàng bán áo mưa duy nhất gần chỗ anh ta đang
đứng, như vậy anh ta bị mất đi một phần thặng dư là 5.000 đồng so với mức giá cân bằng.
Thặng dư sản xuất (PS): là phần diện tích nằm dưới đường giá và trên đường cung (trên
hình 2.15 thặng dư tiêu dùng là phần diện tích PS). Ví dụ: Trên thị trường rau muống có
giá bán là 4.000 đồng/bó nhưng mặt hàng này khó cất trữ nên cuối ngày người bán rau sẵn
sàng bán với giá 3.000 đồng/bó sao cho hết hàng.

Độ co dãn của cầu và cung


Chúng ta thấy rằng cung hay cầu đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó phụ thuộc vào
giá của loại hàng hóa đó. Nếu các yếu tố khác là không đổi, khi giá thay đổi sẽ dẫn đến

KTE201_Bai2_v1.0018112206 20
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

lượng cung, cầu thay đổi. Các nhà kinh tế muốn biết rõ hơn sự thay đổi đó là bao nhiêu.
Giả sử khi giá gạo tăng 10% thì lượng cầu sẽ giảm xuống bao nhiêu phần trăm và cung tăng
lên bao nhiêu? Để trả lời câu hỏi như vậy, chúng ta hãy làm quen với khái niệm về sự co
dãn và hệ số co dãn.
Nguyên lý chung: Hệ số co dãn đo lường mức độ nhạy cảm của một biến số này đối với
một biến số khác. Cụ thể, hệ số co dãn cho chúng ta biết tỷ lệ phần trăm thay đổi của một
biến số tương ứng với 1% thay đổi của trong biến kia.
Giả sử biến số Y phụ thuộc vào biến số X theo một hàm số như sau: Y = f(X). Khi đó, hệ
số co dãn của Y theo X được định nghĩa như sau:

%Y Y X Y X dY X X
E YX         f '(X) 
%X Y X X Y dX Y Y

Theo định nghĩa này, hệ số co dãn của Y theo X ( E YX ) cho biết số phần trăm thay đổi của
Y do ảnh hưởng của 1% thay đổi của X, nếu như các yếu tố khác không đổi.

Độ co dãn của cầu theo giá


Độ co dãn của cầu theo giá là hệ số (tỷ lệ) giữa % thay đổi trong lượng cầu so với % thay
đổi trong giá cả của hàng hóa đó. Khi giá cả tăng 1% thì lượng cầu của hàng hóa đó giảm
bao nhiêu % và ngược lại. Hệ số co dãn của cầu theo giá đo lường mức độ phản ứng của
giá cả so với lượng cầu (các yếu tố khác không đổi).
%Q Q P Q P
Công thức tính: E DP   :  
%P Q P P Q

Độ co dãn của cầu theo giá có thể được tính tại một điểm hoặc một đoạn hữu hạn trên
đường cầu.
%Q P 1 P
Công thức tính độ co dãn điểm: E DP   Q(P)   
%P 
Q P(Q) Q

P1  P0
%Q Q P Q1  Q0 2
Công thức tính độ co dãn đoạn: E DP   :  
%P Q P P1  P0 Q1  Q0
2

Hình 2.16. Xác định độ co dãn tại một đoạn trên đường cầu

Các giá trị của hệ số co dãn của cầu theo giá luôn không dương và không có đơn vị tính.

KTE201_Bai2_v1.0018112206 21
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

Các trường hợp của hệ số co dãn:

 Cầu co dãn theo giá: %Q  %P hay E DP  1 hoặc E DP  1

 Cầu kém co dãn theo giá: %Q  %P hay E DP  1 hoặc  1  E DP  0

 Cầu co dãn đơn vị: %Q  %P hay E DP  1 hoặc E DP  1

 Cầu không co dãn: E DP  0 hoặc E DP  0

 Cầu co dãn hoàn toàn: E DP    hay E DP  

Hệ số co dãn của cầu đo lường mức độ thay đổi của lượng cầu khi giá thay đổi. Vì thế, hình
dạng của đường cầu có liên quan chặt chẽ với hệ số co dãn. Hình 2.17 mô tả hình dạng các
đường cầu ứng với hệ số co dãn của chúng. Đường D’ cho thấy bất kỳ sự thay đổi nào đó
của giá chỉ dẫn đến một sự thay đổi nhỏ của lượng cầu nên cầu kém co dãn. Thật vậy, với
một đường cầu rất dốc, một sự thay đổi lớn trong giá dẫn đến một sự thay đổi rất nhỏ trong
lượng cầu, do vậy cầu kém co dãn. Còn đường D cho chúng ta biết một hàng hóa, dịch vụ
có cầu co dãn cao sẽ có đường cầu phẳng hơn. Một sự thay đổi nhỏ của giá sẽ dãn đến một
sự thay đổi lớn trong lượng cầu.

Hình 2.17. Cầu càng kém co dãn theo giá, đường cầu càng dốc

Hình 2.18 cho thấy đường cầu D1 là hoàn toàn không co dãn, lượng cầu hoàn toàn không
thay đổi khi giá thay đổi. Khi đó, đường cầu sẽ thẳng đứng. Đường cầu D0 thì hoàn toàn co
dãn, một sự thay đổi trong giá sẽ dẫn một sự thay đổi vô cùng lớn trong lượng cầu nên
Q
 –  . Khi đó, đường cầu có dạng nằm ngang, điều đó cho thấy người tiêu dùng chỉ
P
chấp nhận mức giá P0.

Hình 2.18. Hai trường hợp đặc biệt của độ co dãn

KTE201_Bai2_v1.0018112206 22
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

Mối quan hệ giữa hệ số co dãn của cầu theo giá với tổng doanh thu (TR) của doanh nghiệp
hoặc tổng chi tiêu (TE).
Việc nghiên cứu hệ số co dãn của cầu theo giá sẽ giúp cho doanh nghiệp lập chiến lược giá
phù hợp để có thể có doanh thu tốt nhất. Không xem xét đến các yếu tố khác với giá, câu
hỏi được đặt ra là muốn tăng doanh thu bán hàng thì một doanh nghiệp nào đó nên tăng hay
giảm giá bán sản phẩm mình sản xuất ra (giả sử là doanh nghiệp có thể làm được điều này).
Như chúng ta đã thấy ở phần nghiên cứu trước, khi người bán tăng giá bán đối với một loại
hàng hóa nào đó thì lượng cầu đối với hàng hóa này sẽ giảm, do vậy, lượng bán ra sẽ giảm.
Việc tăng giá bán sẽ làm cho doanh thu tăng nhưng đồng thời việc giảm lượng bán ra sẽ
làm giảm doanh thu. Ngược lại, nếu người bán giảm giá, thì lượng bán ra có thể tăng. Khi
đó, doanh thu sẽ giảm đi do giá giảm nhưng mặt khác doanh thu tăng lên do lượng bán ra
tăng. Trong hai trường hợp trên, chúng ta khó xác định được chính xác liệu rằng doanh thu
từ việc bán hàng có tăng hay không. Hệ số co dãn sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
Doanh thu đối với một sản phẩm nào đó bằng với đơn giá nhân với số lượng bán ra:
TE = TR = P × Q. Để nắm được nghĩa của việc nghiên cứu về E DP ta phân tích bằng cách
xem xét về vấn đề giá cả:

 Trường hợp khi hãng kinh doanh mặt hàng có cầu co dãn E DP  1

Giả sử ban đầu giá là PA  TR 1  PA  Q A  S0PA AQA

Giảm giá từ PA  PB  TR 2  PB  Q B  S0PBBQB

Chúng ta so sánh TR1 và TR2  So sánh S2 và S3


S3 = Q × PB S2 = P × QA
S3 Q  PB Q  PB
   1  S3  S2  TR 2  TR1
S2 P  QA P  QB

Hình 2.19a. Mối quan hệ giữa độ co dãn của cầu theo giá, trường hợp cầu kém co dãn

 Trường hợp khi hãng kinh doanh mặt hàng có cầu kém co dãn E DP  1
Giả sử ban đầu giá là P  TR = P × Q = S0PA AQ A
A 1 A A
Giảm giá từ PA  PB  TR 2  PB  Q B  S0PBBQB

KTE201_Bai2_v1.0018112206 23
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

Chúng ta so sánh TR1 và TR2  So sánh S2 và S3


S3  Q  PB S2  P  QA
S3 Q  PB Q  PA
   1  S3  S2  TR 2  TR1
S2 P  QA P  QA

Hình 2.19b. Mối quan hệ giữa độ co dãn của cầu theo giá, trường hợp cầu co dãn

Hình 2.20 cho biết mối quan hệ giữa giá cả, sản lượng và doanh thu. Ở nửa trên của đường
cầu là cầu co dãn, nửa dưới đường cầu là miền cầu kém co dãn, tại trung điểm đường cầu
thì cầu co dãn đơn vị.
Khi kinh doanh tại miền cầu co dãn nhiều, muốn tăng doanh thu, doanh nghiệp nên giảm
giá bán, sản lượng sẽ tăng. Khi kinh doanh tại miền cầu kém co dãn, muốn tăng doanh thu,
doanh nghiệp nên tăng giá bán, sản lượng sẽ giảm. Doanh nghiệp kinh doanh tại miền cầu
co dãn đơn vị thì doanh thu sẽ lớn nhất. Giá tăng hay giảm, doanh thu đều không đổi.

Hình 2.20. Mối quan hệ giữa độ co dãn và tổng doanh thu

KTE201_Bai2_v1.0018112206 24
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

Độ co dãn của cầu theo thu nhập


Độ co dãn của cầu theo thu nhập: là hệ số phản ánh % thay đổi trong lượng cầu so với %
thay đổi trong thu nhập. Nói cách khác, khi thu nhập thay đổi 1% thì lượng cầu thay đổi
bao nhiêu %. Hệ số co dãn của cầu theo thu nhập đo lường mức độ phản ứng của thu nhập
của người tiêu dùng so với lượng cầu (các nhân tố khác không đổi).
Công thức tính hệ số co dãn của cầu theo thu nhập:
%Q Q I I
E DI     Q(I) 
%I I Q Q

Phân loại hệ số co dãn của cầu theo thu nhập: Thu nhập cũng là một yếu tố ảnh hưởng
đến cầu đối với hàng hóa, dịch vụ. Khi thu nhập thay đổi, sự thay đổi của số cầu đối với
các mặt hàng khác nhau cũng khác nhau tùy theo tính chất của chúng. Ta có thể phân loại
các hàng hóa này như sau:

 Nếu E DI  1 thì hàng hóa đang xét có thể là hàng hóa xa xỉ, hàng hóa cao cấp.

 Nếu 0  E DI  1 thì hàng hóa đang xét có thể là hàng hóa thiết yếu.

 Nếu E DI  0 thì hàng hóa đang xét có thể là hàng hóa thứ cấp.

 Nếu E DI  0 thì lượng cầu và thu nhập không có mối quan hệ với nhau.

Độ co dãn của cầu theo giá chéo


Độ co dãn của cầu theo giá chéo: là hệ số phản ánh % thay đổi trong lượng cầu của hàng
hóa này so với % thay đổi trong giá cả của hàng hóa kia. Nói cách khác: Khi giá cả của
hàng hóa kia thay đổi 1% thì lượng cầu của hàng hóa này thay đổi bao nhiêu %. Hệ số co
dãn của cầu theo giá chéo đo lường mức độ phản ứng của giá cả của hàng hóa kia so với
lượng cầu của hàng hóa này (các nhân tố khác không đổi).
Công thức tính hệ số co dãn của cầu theo giá chéo:
%QX QX PY P
E DPYX     Q(PY )  Y
%PY PY QX QX
Các trường hợp của hệ số co dãn của cầu theo giá chéo:

 Khi EDPYX > 0 thì X và Y là 2 hàng hóa thay thế.

 Khi EDPYX < 0 thì X và Y là 2 hàng hóa bổ sung.

 Khi EDPYX = 0 thì X và Y là 2 hàng hóa độc lập nhau.

Hệ số co dãn chéo cho thấy mức độ nhạy cảm của cầu của một loại sản phẩm đối với chiến
lược giá của một doanh nghiệp có liên quan.

Độ co dãn của cung theo giá


Độ co dãn của cung theo giá: là tỷ lệ phần trăm thay đổi trong lượng cung của một mặt
hàng với phần trăm thay đổi trong giá của mặt hàng đó (giả định các yếu tố khác không

KTE201_Bai2_v1.0018112206 25
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

đổi). Nói cách khác, nó cho biết khi giá cả của hàng hóa thay đổi 1% thì lượng cung của
hàng hóa đó thay đổi bao nhiêu %.
Công thức tổng quát tính hệ số co dãn của cung cũng có dạng:
%QS QS P QS P P
ESP   :    Q(P) 
%PS QS P P QS Q

Q S
Vì luôn dương nên hệ số co dãn của cung theo giá có giá trị không âm (E SP  0) . Để
PS
xem xét độ co dãn của cung, chúng ta so sánh hệ số này với giá trị 1. Nếu E SP > 1, ta nói
cung co dãn và, ngược lại, nếu E SP < 1, cung kém co dãn.

Do ý nghĩa của độ co dãn của cung tương tự như của cầu, nên từ những đặc điểm của độ co
dãn của cầu chúng ta có thể suy ra những đặc điểm của sự co dãn của cung.
P 1 P
 Độ co dãn tại một điểm: ESP  Q(P)   
Q PQ QS

P1  P2
% Q Q P Q  Q 2
 Độ co dãn tại một khoảng: ESP  S
 S
:  1 2

%PS QS P P1  P2 Q1  Q2
2
Các trường hợp độ co dãn:

 Khi E SP > 1: Cung co dãn.

 Khi 0 < E SP < 1: Cung kém co dãn.

 Khi E SP = 1: Cung co dãn đơn vị.

 Khi E SP = 0: Cung không co dãn.

 Khi E SP = : Cung co dãn hoàn toàn.

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi của E SP :

 Mức sản lượng mà các nhà sản xuất cung ứng trên thị trường.
 Tác động của giá cả các yếu tố đầu vào (khi giá cả của các yếu tố đầu vào giảm, lượng
cung sẽ tăng).

 Tùy thuộc vào tính chất của từng loại hàng hóa: E SP lớn đối với hàng hóa dễ cất giữ và
E SP nhỏ đối với hàng hóa khó tích trữ.

Độ co dãn của cung trong dài hạn và trong ngắn hạn là khác nhau. Trong ngắn hạn, các
hãng bị hạn chế về năng lực sản xuất và để khắc phục năng lực sản xuất họ cần phải có thời
gian để xây dựng và mở thêm các cơ sở sản xuất mới. Vì vậy, đối với hầu hết các sản phẩm
thì cung dài hạn có độ co dãn theo giá lớn hơn nhiều so với cung ngắn hạn.

KTE201_Bai2_v1.0018112206 26
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

Sự can thiệp của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường
Trong cơ chế thị trường, hầu hết các hàng hóa đều được định giá dựa trên quan hệ
cung – cầu. Giá cả hàng hóa được xác định tại mức mà lượng cầu bằng với lượng cung.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì thị trường tự do vẫn có những khuyết tật mà bản
thân nó không thể tự giải quyết được. Do đó cần phải có sự can thiệp của Chính phủ để
giảm thiểu được các khuyết tật của nền kinh tế thị trường.

Giá trần
Giá trần: là mức giá cao nhất đối với một mặt hàng nào đó do Chính phủ ấn định. Tác
dụng của giá trần là nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Các hãng sản xuất không được
đặt giá cao hơn mức giá trần. Mức giá này được áp dụng cho những hàng hóa (dịch vụ)
thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân như: xăng dầu, giá thuê nhà cho
người nghèo và sinh viên... Nếu thả lỏng giá của những mặt hàng này theo cơ chế cân bằng
của thị trường thì mức giá có thể đẩy lên rất cao khi có sự căng thẳng trong quan hệ cung
cầu gây ra những cơn sốt về giá cả, khi đó chỉ một bộ phận dân chúng là những người có
tiền mới có khả năng chi trả hoặc người tiêu dùng sẽ phải mua hàng hóa đó một mức giá
quá cao so với mức giá thực của nó. Chính vì vậy mà sự can thiệp của Chính phủ bằng cách
đặt giá trần sẽ bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng.
Có 2 loại giá trần: Mức giá trần cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường và mức giá trần
thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường. Đối với mức giá trần cao hơn giá cân bằng thì
đây là mức giá trần không ràng buộc, ít khi xảy ra. Còn mức giá trần thấp hơn giá cân bằng
trên thị trường được gọi là giá trần có ràng buộc. Ví dụ, mức giá P trần được biểu diễn trên
hình 2.21. Mức giá trần thấp hơn mức giá cân bằng sẽ gây ra hiện tượng thiếu hụt trên thị
trường, lượng thiếu hụt thể hiện trên đồ thị là đoạn AB.

Hình 2.21. Giá trần

Giá sàn
Giá sàn: là mức giá thấp nhất đối với một hàng hóa hay dịch vụ nào đó do Chính phủ quy
định. Tác dụng của giá sàn là nhằm bảo vệ lợi ích nhà sản xuất. Ví dụ: giá thu mua nông
sản phẩm, giá thuê lao động (quy định mức tiền công tối thiểu)...
Có 2 loại giá sàn: Mức giá sàn cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường và mức giá sàn
thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường. Đối với mức giá sàn thấp hơn giá cân bằng thì
đây là mức giá sàn không có ràng buộc, ít khi xảy ra. Còn mức giá sàn cao hơn giá cân

KTE201_Bai2_v1.0018112206 27
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

bằng trên thị trường là mức giá có ràng buộc. Mức giá Psàn > P0 gây là hiện tượng dư thừa
trên thị trường. Lượng dư thừa thể hiện trên đồ thị là đoạn AB.

Hình 2.22. Giá sàn

Việc Chính phủ kiểm soát giá cả sẽ đem lại một số kết quả nhất định trong nhiều trường
hợp nhất định. Nếu Chính phủ áp dụng mức giá này một cách tràn lan cho tất cả các ngành
thì sẽ làm mất đi tính khách quan của cơ chế thị trường và gây ra những trục trặc lớn cho
nền kinh tế. Việc áp dụng giá trần và giá sàn chỉ là những giải pháp tức thời chứ không thể
kéo dài được. Nếu kéo dài có thể sẽ thui chột, hạn chế sản xuất, làm quá trình sản xuất
không phát triển được.
Case study 2.1 – Thị trường gạo gặp khó khăn là một ví dụ điển hình về sự hỗ trợ của Chính
phủ trong việc thu mua lúa gạo, để bảo vệ lợi ích của nhà sản xuất là hộ nông dân. Case
study cho chúng ta thấy được trước tình hình giá quá thấp: “ông Trương Thanh Phong, Chủ
tịch VFA, đã gửi công văn trình Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ
Tài chính thỉnh cầu 2 vấn đề quan trọng. Một là, thay vì các doanh nghiệp tham gia mua
tạm trữ 1 triệu tấn gạo hè thu phải trả nợ vào ngày 15 – 9, nay đề nghị gia hạn nợ thêm 1
tháng, nhằm tránh cho doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng bán tháo gạo trong thời điểm bất
lợi hiện nay. Hai là, đề nghị Chính phủ cho triển khai mua tạm trữ thêm 300.000 tấn gạo
quy lúa trong vụ hè thu và vụ thu đông để giữ giá lúa ổn định trên thị trường nội địa, thời
gian thực hiện từ ngày 15 – 9 đến 15 – 10. VFA cũng đề nghị Chính phủ hỗ trợ lãi suất mua
tạm trữ 300.000 tấn gạo này trong thời gian 2 tháng”.

Công cụ thuế của Chính phủ


Để phân bổ các nguồn lực trong xã hội một cách hiệu quả, Chính phủ sử dụng các chính
sách như trợ cấp hoặc đánh thuế đối với từng mặt hàng. Chẳng hạn như Chính phủ đánh
thuế cao đối với các mặt hàng xa xỉ nhằm hạn chế bớt những tiêu dùng lãng phí trong khi
còn có rất nhiều người nghèo không đủ sống hay đối với mặt hàng thuốc lá rất có hại. Vì
vậy, thuế ảnh hưởng lớn đến hoạt động của một nền kinh tế hỗn hợp và ảnh hưởng sâu sắc
đến cách mà xã hội phân bổ các nguồn lực khan hiếm của nó. Khi Chính phủ đánh thuế vào
nhà sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra là t/sản phẩm thì cung sẽ giảm, giá cân bằng
sẽ tăng và lượng cân bằng trên thị trường giảm (xem hình 2.23a).

KTE201_Bai2_v1.0018112206 28
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

Hình 2.23a. Chính phủ đánh một khoản thuế t/sản phẩm bán ra của nhà sản xuất

Hình 2.23a cho thấy giá và lượng cân bằng ban đầu là P0 và Q0. Giá và lượng cân bằng mới
là P1 và Q1, tuy nhiên do phải nộp thuế cho Chính phủ là t, người bán chỉ nhận được mức
giá P2 = P1 – t. Người mua sẽ đóng thuế là diện tích P0P1E1B còn người bán sẽ trả thuế là
diện tích P2P0BA.
Khi Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng trên mỗi đơn vị sản phẩm tiêu dùng là t/sản
phẩm thì cầu sẽ giảm, giá và lượng cân bằng trên thị trường đều giảm (xem hình 2.23b). Ví
dụ: thuế đánh vào tiêu dùng ô tô, xe máy...

Hình 2.23b. Chính phủ đánh một khoản thuế t/sản phẩm đối với người tiêu dùng

Hình 2.23b cho thấy giá và lượng cân bằng ban đầu là P0 và Q0. Giá và lượng cân bằng mới
là P1 và Q1. Giá người bán thực sự nhận được chỉ là P1 < P0, nhưng giá người mua thực sự
phải trả là P2 = P1 + t. Người mua sẽ trả thuế là phần diện tích P1P2AB còn người bán sẽ trả
thuế là diện tích P0P1BE1.
Xét dưới góc độ tác động vào thị trường, việc Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng
hay đánh thuế vào nhà sản xuất đều mang lại tác động như nhau đối với cả người tiêu dùng,
người sản xuất và Chính phủ. Khi có thuế Chính phủ sẽ thu được một khoản thuế, nhưng
người sản xuất và người tiêu dùng đều chịu thiệt. Chính sách thuế hợp lý là một trong những
chính sách vĩ mô quan trọng trong nền kinh tế thị trường, là công cụ để điều tiết nền kinh
tế. Chính sách thuế hợp lý sẽ bảo đảm tính công bằng xã hội, tính bình đẳng tạo dựng được
hành lang pháp lý khoa học để khuyến khích sản xuất và kinh doanh phát triển.

KTE201_Bai2_v1.0018112206 29
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

Công cụ trợ cấp của Chính phủ


Khi Chính phủ trợ cấp cho nhà sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra với mức trợ cấp
là s/sản phẩm thì cung sẽ tăng, giá cân bằng giảm từ P0 đến P1 và lượng cân bằng sẽ tăng
lên từ Q0 đến Q1 (xem hình 2.24). Cả nhà sản xuất và người tiêu dùng đều được hưởng lợi
khi Chính phủ trợ cấp trên mỗi đơn vị hàng hóa bán ra.

Hình 2.24. Chính phủ trợ cấp s/sản phẩm đến nhà sản xuất

Khi Chính phủ trợ cấp cho người tiêu dùng thì cầu sẽ tăng, giá và lượng cân bằng trên thị trường
đều tăng.

KTE201_Bai2_v1.0018112206 30
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

TỔNG KẾT BÀI HỌC


Thị trường: là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó những người bán và người mua tiếp
xúc với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Dựa theo mức độ cạnh tranh, thị trường: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo (thuần túy). Đây
là một thị trường có rất nhiều người mua và nhiều người bán, trao đổi một loại sản phẩm
đồng nhất, mọi thông tin trên thị trường này đều được người bán người mua nắm rõ và họ
không có quyền quyết định đến mức giá cũng như sản lượng hàng hóa trao đổi trên thị
trường. Thị trường độc quyền thuần túy (độc quyền mua hoặc độc quyền bán): Chỉ có một
người mua và nhiều người bán hoặc chỉ có một người bán và nhiều người mua. Thị trường
cạnh tranh không hoàn hảo: bao gồm cạnh tranh độc quyền và độc quyền tập đoàn.
Cầu (D): là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua muốn mua và có khả năng mua
tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các yếu tố khác không đổi.
Nếu thiếu một trong hai yếu tố muốn mua và có khả năng mua thì sẽ không tồn tại cầu. Muốn
mua biểu thị nhu cầu của người tiêu dùng về một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó. Có khả năng
mua biểu thị khả năng thanh toán. Lượng cầu (QD): là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ
thể mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một khoảng thời
gian nhất định. Nhu cầu là những mong muốn, sở thích của người tiêu dùng về hàng hóa và
dịch vụ, nhưng có thể không có khả năng thanh toán.
Các yếu tố tác động đến cầu: Thu nhập của người tiêu dùng xem xét đối với các loại hàng
hóa (xa xỉ, cao cấp, thiết yếu và thứ cấp); Hàng hóa liên quan trong tiêu dùng gồm hàng hóa
thay thế hoặc hàng hóa bổ sung; Số lượng người tiêu dùng hay quy mô thị trường là một
trong những yếu tố quan trọng xác định lượng tiêu dùng tiềm năng; Các chính sách kinh tế
của Chính phủ: Thuế đánh vào người tiêu dùng thì cầu sẽ giảm, Chính phủ trợ cấp người
tiêu dùng thì cầu sẽ tăng... Kỳ vọng thu nhập và kỳ vọng về giá cả; Thị hiếu, phong tục, tập
quán, mốt, quảng cáo... Thị hiếu là ý thích của con người. Thị hiếu xác định chủng loại hàng
hóa mà người tiêu dùng muốn mua; Các nhân tố khác bao gồm môi trường tự nhiên, sự kiện
mang tính thời sự…
Cung (S): là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán và có khả năng bán tại
các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các nhân tố khác không đổi.
Lượng cung (QS) là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người bán muốn bán và sẵn sàng
bán tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định. Luật cung: Số lượng hàng hóa
được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của nó tăng lên và ngược lại, giả
định các yếu tố khác không đổi.
Các yếu tố tác động đến cung: Tiến bộ công nghệ (ứng dụng công nghệ mới làm tăng năng
suất; Giá của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (chi phí sản xuất); Số lượng nhà sản
xuất trong ngành; Giá của các hàng hóa liên quan trong sản xuất; Các chính sách kinh tế của
Chính phủ; Lãi suất; Kỳ vọng giá cả và thu nhập; Điều kiện thời tiết khí hậu; Môi trường
kinh doanh thuận lợi.
Cân bằng thị trường: là một trạng thái tại đó không có sức ép làm thay đổi giá và sản lượng.
Cân bằng thị trường là trạng thái mà khả năng cung ứng vừa đủ cho nhu cầu trên thị trường.
Tác động qua lại giữa cung và cầu xác định giá và sản lượng hàng hóa, dịch vụ được mua và
bán trên thị trường. Khi tất cả mọi người tham gia vào thị trường có thể mua hoặc bán một

KTE201_Bai2_v1.0018112206 31
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

lượng bất kỳ mà họ mong muốn, chúng ta nói rằng thị trường trong trạng thái cân bằng.
Mức giá mà người mua muốn mua và người bán muốn bán theo ý của họ được gọi là mức
giá cân bằng.
Thặng dư tiêu dùng (CS): là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu
dùng một đơn vị hàng hóa nào đó với chi phí thực tế để thu được lợi ích đó. Thặng dư tiêu
dùng là phần chênh lệch giữa giá mà một người tiêu dùng sẵn sàng trả để mua được một
hàng hóa và giá mà người tiêu dùng đó thực sự phải trả khi mua hàng hóa đó. Thặng dư sản
xuất (PS) là phần diện tích nằm dưới đường giá và trên đường cung.
Độ co dãn của cầu theo giá: là hệ số (tỷ lệ) giữa % thay đổi trong lượng cầu so với % thay
đổi trong giá cả của hàng hóa đó. Khi giá cả tăng 1% thì lượng cầu của hàng hóa đó giảm
bao nhiêu % và ngược lại. Hệ số co dãn của cầu theo giá đo lường mức độ phản ứng của giá
cả so với lượng cầu (các yếu tố khác không đổi).
Độ co dãn của cầu theo thu nhập: là hệ số phản ánh % thay đổi trong lượng cầu so với %
thay đổi trong thu nhập. Nói cách khác: Khi thu nhập thay đổi 1% thì lượng cầu thay đổi bao
nhiêu %. Hệ số co dãn của cầu theo thu nhập đo lường mức độ phản ứng của thu nhập của
người tiêu dùng so với lượng cầu (các nhân tố khác không đổi).
Độ co dãn của cầu theo giá chéo: là hệ số phản ánh % thay đổi trong lượng cầu của hàng
hóa này so với % thay đổi trong giá cả của hàng hóa kia. Nói cách khác: Khi giá cả của hàng
hóa kia thay đổi 1% thì lượng cầu của hàng hóa này thay đổi bao nhiêu %. Hệ số co dãn của
cầu theo giá chéo đo lường mức độ phản ứng của giá cả của hàng hóa kia so với lượng cầu
của hàng hóa này (các nhân tố khác không đổi).
Giá trần: là mức giá cao nhất đối với một mặt hàng nào đó do Chính phủ ấn định. Tác dụng
của giá trần là nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Các hãng sản xuất không được đặt giá
cao hơn mức giá trần. Mức giá này được áp dụng cho những hàng hóa (dịch vụ) thiết yếu
ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân như: xăng dầu, giá thuê nhà cho người nghèo
và sinh viên...
Giá sàn: là mức giá thấp nhất đối với một hàng hóa hay dịch vụ nào đó do Chính phủ quy
định. Tác dụng của giá sàn là nhằm bảo vệ lợi ích nhà sản xuất. Có 2 loại giá sàn: Mức giá
sàn cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường và mức giá sàn thấp hơn mức giá cân bằng trên
thị trường. Đối với mức giá sàn thấp hơn giá cân bằng thì đây là mức giá sàn không có ràng
buộc, ít khi xảy ra. Còn mức giá sàn cao hơn giá cân bằng trên thị trường là mức giá có
ràng buộc.

KTE201_Bai2_v1.0018112206 32
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

BÀI TẬP THỰC HÀNH

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Phân biệt khái niệm cầu với nhu cầu, cầu với lượng cầu. Minh họa khái niệm cầu và lượng
cầu trên đồ thị.
2. Phân tích khái niệm cầu và luật cầu. Nêu các yếu tố tác động đến cầu và ý nghĩa của việc
phân tích cầu.
3. Phân tích khái niệm cung và luật cung. Nêu các yếu tố tác động đến cung và ý nghĩa của
việc phân tích cung.
4. Nêu cách xác định độ co dãn của cung và cầu theo giá. Chỉ rõ ý nghĩa của việc phân tích
độ co dãn của cầu theo giá.
5. Nêu cách xác định độ co dãn của cầu theo thu nhập và chỉ rõ ý nghĩa của việc phân tích độ
co dãn của cầu theo thu nhập.
6. Nêu cách xác định độ co dãn của cầu theo giá chéo và chỉ rõ ý nghĩa của việc phân tích độ
co dãn của cầu theo giá chéo.
7. Phân tích cơ chế hoạt động của thị trường: trạng thái dư thừa, thiếu hụt, trạng thái cân bằng
và sự thay đổi trạng thái cân bằng cung cầu trên thị trường.
8. Giả sử Chính phủ áp đặt một mức thuế là t/một đơn vị sản phẩm bán ra, khi đó ai sẽ là
người được hưởng lợi, ai là người chịu thiệt trong trường hợp này?

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI


1. Nếu cầu của một loại hàng hóa giảm khi thu nhập của người tiêu dùng giảm thì hàng hóa
đó được gọi là hàng hóa thứ cấp.
2. Dọc theo đường cầu tuyến tính, khi giá giảm, cầu trở nên co dãn hơn.
3. Phương trình P = 35 – 2Q có thể là một phương trình biểu diễn cho hàm cung.
4. Nếu độ co dãn của cầu theo giá sô-cô-la là –0,75 thì khi giá sô-cô-la tăng lên sẽ làm chi
tiêu của người tiêu dùng về kẹo sô-cô-la tăng lên.
5. Khi lượng cầu nhỏ hơn lượng cung sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt trên thị trường và khi đó
giá cân bằng sẽ tăng lên.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Khi giá tăng, lượng cầu giảm dọc trên một đường cầu cá nhân thì nhận định nào là đúng?
A. Đường cầu cá nhân là một hàm số phụ thuộc vào giá.
B. Một số cá nhân rời bỏ thị trường.
C. Một số cá nhân gia nhập thị trường.
D. Lượng cung tăng.
2. Chi phí đầu vào để sản xuất ra hàng hóa X tăng lên, giả định các yếu tố khác không đổi,
điều gì sẽ xảy ra?

KTE201_Bai2_v1.0018112206 33
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

A. Đường cung dịch chuyển sang trái.


B. Đường cầu dịch chuyển sang phải.
C. Đường cung dịch chuyển sang phải.
D. Cả đường cung và đường cầu dịch chuyển sang trái.
3. Giả sử thịt bò và cá là cặp hàng hóa thay thế, cho cung về thịt bò là cố định, nếu mặt hàng
cá giảm giá thì điều gì xảy ra?
A. Đường cầu về cá dịch chuyển sang phải.
B. Đường cầu về cá dịch chuyển sang trái.
C. Tăng giá thịt bò.
D. Giảm giá thịt bò.
4. Giá trần sẽ KHÔNG gây ra hiện tượng nào?
A. Xếp hàng để mua.
B. Thị trường chợ đen và tham nhũng tăng lên.
C. Tính phi hiệu quả về kinh tế.
D. Dư cung hàng hóa đó.
5. Giả sử rằng hai hàng hóa A và B là thay thế hoàn hảo trong tiêu dùng và giá hàng hóa B
tăng cao do cung giảm, giả định các yếu tố khác không đổi, hiện tượng nào sau đây sẽ
xảy ra?
A. Giá của hàng hóa A sẽ có xu hướng giảm.
B. Cả giá và lượng cầu hàng hóa A sẽ có xu hướng tăng.
C. Giá của hàng hóa A sẽ có xu hướng tăng lượng cầu hàng hóa A sẽ có xu hướng giảm.
D. Giá của hàng hóa A sẽ có xu hướng giảm, và lượng cầu sẽ có xu hướng tăng.

BÀI TẬP VẬN DỤNG


Bài tập 1
Xác định ảnh hưởng đối với giá cân bằng và lượng hàng hóa bán ra nếu có những thay đổi sau
trên một thị trường, các yếu tố khác không đổi:
a. Thu nhập của người tiêu dùng tăng và hàng hóa là hàng hóa thông thường.
b. Giá của hàng hóa thay thế (trong tiêu dùng) tăng.
c. Giá của hàng hóa bổ sung (trong tiêu dùng) tăng.
d. Giá của yếu tố đầu vào cho sản xuất tăng.
e. Người tiêu dùng kỳ vọng rằng giá hàng hóa sẽ tăng trong tương lai gần.
Bài tập 2
Trên thị trường của một loại hàng hóa X, có lượng cung và lượng cầu được cho bởi bảng số
liệu sau:
P 20 22 24 26 28

QD 40 36 32 28 24

QS 18 24 32 40 48

KTE201_Bai2_v1.0018112206 34
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

a. Viết phương trình và vẽ đồ thị đường cung, đường cầu của hàng hóa X.
b. Xác định giá và lượng cân bằng của hàng hóa X trên thị trường, tính độ co dãn của cung và
cầu theo giá tại mức giá cân bằng rồi cho nhận xét. Vẽ đồ thị minh họa.
c. Tính lượng dư thừa và thiếu hụt trên thị trường tại mức giá P = 20; P = 25; P = 30. Tính độ
co dãn của cầu theo giá tại các mức giá trên.
d. Giả sử Chính phủ đánh một mức thuế t = 4 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, khi đó giá và
lượng cân bằng trên thị trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa.
e. Giả sử Chính phủ đánh một mức thuế t = 4 trên mỗi đơn vị sản phẩm tiêu dùng, khi đó giá
và lượng cân bằng trên thị trường là bao nhiêu? So sánh với kết quả tính được ở câu d và
cho nhận xét. Vẽ đồ thị minh họa.
f. Giả sử Chính phủ trợ cấp một mức s = 4 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra cho nhà sản xuất,
khi đó giá và lượng cân bằng trên thị trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa.
g. Giả sử Chính phủ trợ cấp một mức s = 4 trên mỗi đơn vị sản phẩm tiêu dùng của người tiêu
dùng, khi đó giá và lượng cân bằng trên thị trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa.
Bài tập 3
Cho biểu cung và biểu cầu của hàng hóa X trên thị trường như sau:

P (USD/sản phẩm) 30 40 50

QD (sản phẩm/ngày) 90 70 50

QS (sản phẩm/ngày) 110 130 150

a. Viết phương trình hàm cung, hàm cầu của thị trường hàng hóa X. Vẽ đồ thị thị trường hàng
hóa X. Xác định giá và lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa X.
b. Tính tổng chi tiêu của người tiêu dùng khi thị trường cân bằng. Độ co dãn của cầu theo giá
tại mức giá cân bằng là bao nhiêu? Cho nhận xét về kết quả tính được.
c. Khi mức giá trên thị trường là P = 20 USD/sản phẩm, và P = 35 USD/sản phẩm thì trên thị
trường xảy ra hiện tượng gì? Mức cụ thể bằng bao nhiêu? Tính độ co dãn của cầu theo giá
tại các mức giá này và cho nhận xét về kết quả tính được.
d. Giả sử thu nhập của dân chúng tăng lên làm cho lượng cầu hàng hóa X tăng lên 10 ở mỗi
mức giá. X là loại hàng hóa gì? Vì sao? Giá và lượng cân bằng của thị trường lúc này là
bao nhiêu?
Bài tập 4
Thị trường hàng hóa A có hàm cung và hàm cầu như sau:
QS = –20 + P và QD = 220 – 2P
(Giá tính bằng USD/sản phẩm, lượng tính bằng sản phẩm)
a. Xác định mức giá và lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa A. Tính độ co dãn của cầu
theo giá tại mức giá cân bằng. Ở mức giá nào tổng doanh thu của những nhà sản xuất ra
hàng hóa A đạt giá trị lớn nhất?
b. Nếu Chính phủ thực hiện trợ cấp cho nhà sản xuất là s = 15 USD trên mỗi đơn vị sản phẩm
bán ra thì điều này tác động đến giá và lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa A như
thế nào?

KTE201_Bai2_v1.0018112206 35
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

c. Trong trường hợp Chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất là t = 15 trên mỗi đơn vị sản phẩm
bán ra thì giá và lượng cân bằng trên thị trường thay đổi như thế nào so với trước khi bị
đánh thuế? Tổng số thuế mà Chính phủ thu được là bao nhiêu? Gánh nặng thuế mà người
tiêu dùng và nhà sản xuất phải chịu là bao nhiêu?
d. Trong trường hợp Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng một mức là t = 15 trên mỗi
đơn vị tiêu dùng thì giá và lượng cân bằng trên thị trường là bao nhiêu? Tổng số thuế mà
Chính phủ thu được là bao nhiêu? Gánh nặng thuế mà người tiêu dùng và nhà sản xuất phải
chịu là bao nhiêu? Cho nhận xét về kết quả hai câu c và d.

KTE201_Bai2_v1.0018112206 36
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI


1. Đáp án đúng là: Sai
Vì: Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mua gì và bao nhiêu
đối với người tiêu dùng vì thu nhập quyết định khả năng mua của người tiêu dùng. Nếu thu
nhập tăng khiến cho người tiêu dùng có cầu cao hơn đối với một loại hàng hóa khi tất cả
các yếu tố khác là không đổi, ta gọi hàng hóa đó là hàng hóa thông thường. Trong hàng
hóa thông thường lại có hàng hóa thiết yếu và hàng hóa xa xỉ. Hàng hóa thiết yếu là các
hàng hóa được cầu nhiều hơn khi thu nhập tăng lên nhưng sự tăng cầu là tương đối nhỏ
hoặc xấp xỉ như sự tăng của thu nhập. Có một số loại hàng hóa và dịch vụ mà khi các yếu
tố khác là không đổi, thu nhập tăng sẽ làm giảm cầu tiêu dùng. Loại hàng hóa này được
gọi là hàng hóa thứ cấp. Đối với loại hàng hóa này, thu nhập tăng khiến người tiêu dùng
có cầu ít đi, và thu nhập giảm khiến người tiêu dùng có cầu tăng lên.
2. Đáp án đúng là: Sai
Vì: Độ co dãn của cầu theo giá là hệ số (tỷ lệ) giữa % thay đổi trong lượng cầu so với %
thay đổi trong giá cả của hàng hóa đó. Khi giá cả tăng 1% thì lượng cầu của hàng hóa đó
giảm bao nhiêu % và ngược lại. Hệ số co dãn của cầu theo giá đo lường mức độ phản ứng
của giá cả so với lượng cầu (các yếu tố khác không đổi).
%Q Q P Q P
Công thức tính: E DP   :  
%P Q P P Q

Dọc theo đường cầu tuyến tính, khi giá giảm, lượng cầu tăng, cầu sẽ càng kém co dãn hơn.
3. Đáp án đúng là: Sai
Vì: Đường cung có độ dốc dương, phương trình đã cho có độ dốc âm, nó chính là hàm cầu,
chứ không phải hàm cung.
4. Đáp án đúng là: Sai
Vì: Khi giá tăng 1%, lượng cầu về hàng hóa này sẽ giảm 0,75%, chứ không phải
lượng tăng.
5. Đáp án đúng là: Sai
Vì: Trạng thái dư thừa: Khi giá trên thị trường khác với giá cân bằng sẽ xuất hiện trạng thái
dư thừa hoặc thiếu hụt. Hình 2.10 minh họa trường hợp giá bán cao hơn giá thị trường P1 >
P0 sẽ xuất hiện trạng thái dư thừa (dư cung) hàng hóa một lượng: Q = QS – QD. Tại mức
giá P1, lượng hàng hóa dư thừa trên thị trường được thể hiện bằng độ dài đoạn thẳng AB.
Sức ép của trạng thái dư thừa làm cho giá giảm về mức giá cân bằng.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Đáp án đúng là: Đường cầu cá nhân là một hàm số phụ thuộc vào giá.
Vì: Theo cách xây dựng đường cầu thì đường cầu là đồ thị của hàm cầu theo giá. Nên khi
giá thay đổi giá trị hàm số thay đổi dọc theo đường cầu. Về bản chất kinh tế thì lượng cầu

KTE201_Bai2_v1.0018112206 37
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

về hàng hóa giảm khi giá tăng là do người tiêu dùng có thể bị tác động bởi sự lựa chọn các
hàng hóa thay thế khác do giá hàng này tăng.
2. Đáp án đúng là: Đường cung dịch chuyển sang trái.
Vì: Khi chi phí đầu vào để sản xuất ra hàng hóa X tăng lên, khả năng sản xuất hàng hóa X
sẽ giảm, cung sẽ giảm, đường cung sẽ dịch chuyển sang trái.
3. Đáp án đúng là: Giảm giá thịt bò.
Vì: Phương án: “Đường cầu về cá dịch chuyển sang phải”, “Đường cầu về cá dịch chuyển
sang trái” đường cầu cá không dịch chuyển do giá của chính bản thân hàng hóa thay đổi
chỉ làm trượt dọc trên đường cầu. không làm đường cầu dịch chuyển. Phương án “Tăng
giá thịt bò.” không thể đúng vì khi giá cá giảm, đường cầu thịt bò giảm và đường cầu thịt
bò dịch chuyển sang trái nên nó làm cho giá bò giảm do cung bò cố định.
Cá và thịt bò là cặp hàng hóa thay thế. Khi giảm giá cá, cầu thịt bò sẽ giảm, giá thịt bò sẽ
giảm. Phương án: “Giảm giá thịt bò” là phương án đúng.
4. Đáp án đúng là: Dư cung hàng hóa đó.
Vì: Khi chính phủ định giá trần thì sẽ xảy ra hiện tượng dư cầu nên sẽ xảy ra hiện tượng
xếp hàng để mua, có chợ đen và móc ngoặc, hay làm nhiều bộ phận cắt giảm cung nên
không hiệu quả.
5. Đáp án đúng là: Cả giá và lượng cầu hàng hóa A sẽ có xu hướng tăng.
Vì: Hai hàng hóa là thay thế hoàn hảo cho nhau, khi giá của hàng hóa B tăng cao thì làm
cho đường cầu hàng hóa A sẽ dịch sang phải. Đồng nghĩa với nó sẽ có sự tăng giá và lượng
cầu hàng hóa A.

BÀI TẬP VẬN DỤNG


Bài tập 1
a. Thu nhập của người tiêu dùng tăng và hàng hóa là hàng hóa thông thường. Giả sử các yếu
tố khác không đổi, khi đó cầu đối với hàng hóa này sẽ tăng lên, giá và lượng cân bằng đều
tăng lên.
b. Giá của hàng hóa thay thế (trong tiêu dùng) tăng. Giả sử các yếu tố khác không đổi, khi đó
cầu đối với hàng hóa đang phân tích sẽ tăng lên, giá và lượng cân bằng của hàng hóa này
đều tăng lên.
c. Giá của hàng hóa bổ sung (trong tiêu dùng) tăng. Giả sử các yếu tố khác không đổi, khi đó
cầu đối với hàng hóa đang phân tích sẽ giảm, giá và lượng cân bằng của hàng hóa này
đều giảm.
d. Giá của yếu tố đầu vào trong sản xuất tăng. Giả sử các yếu tố khác không đổi, khi đó cung
đối với hàng hóa đang phân tích sẽ giảm, giá cân bằng sẽ tăng và lượng cân bằng sẽ giảm.
e. Người tiêu dùng kỳ vọng rằng giá hàng hóa sẽ tăng trong tương lai gần. Giả sử các yếu tố
khác không đổi, khi đó cầu đối với hàng hóa đang phân tích sẽ tăng tại thời điểm hiện tại,
giá cân bằng và lượng cân bằng sẽ tăng lên.

KTE201_Bai2_v1.0018112206 38
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

Bài tập 2
a. Giả sử phương trình đường cầu có dạng QD = a – bP, khi đó với P = 20 thì QD = 40  40
= a – 20b và P = 22 thì QD = 36  36 = a – 22b.
40  a  20b  a  80
  
36  a  22b b  2
Vậy phương trình đường cầu có dạng QD = 80 – 2P.
Tương tự, phương trình đường cầu có dạng QS = c + dP,
khi đó với P = 20 thì QS = 18  18 = c + 20d; P = 22 thì
QS = 24  24 = c + 22d.
18  c  20d d  3
  
24  c  22d  c  42
 Phương trình đường cung có dạng QS = – 42 + 3P.
Đồ thị đường cung và cầu thị trường hàng hóa X được thể hiện ở hình trên.
24 24
b. P0 = 24; Q0 = 32; E DP  2  = –1,5, cầu co dãn nhiều; ESP  3  = 2,25, cung co dãn
32 32
nhiều theo giá. Tại điểm cân bằng cung cầu trên thị trường, độ co dãn của cầu theo giá khác
với độ co dãn của cung theo giá. Độ co dãn của cầu theo giá luôn là số âm, độ co dãn của
cung theo giá luôn là số dương.
c. Khi giá là P = 20 thì QD = 40 và QS = 18, do QD > QS  dư cầu một lượng là:
QD = 40 – 18 = 22. Hệ số co dãn của cầu theo giá: E DP = –1, cầu co dãn đơn vị.
Khi P = 25 thì QD = 80 – 50 = 30 và QS = – 42 + 75 = 33, do QD < QS  dư cung một lượng
là QS = 33 – 30 = 3.
Hệ số co dãn của cầu theo giá: E PD = – 5/3. Giá trị này cho thấy cầu co dãn.
Khi P = 30 thì QD = 80 – 60 = 20 và QS = – 42 + 90 = 48, do QD < QS  dư cung một lượng
là QS = 48 – 20 = 28. Hệ số co dãn của cầu theo giá: E PD = –3. Giá trị này cho thấy cầu
co dãn.
d. Giả sử Chính phủ đánh một mức thuế t = 4 trên mỗi
đơn vị sản phẩm bán ra, phương trình hàm cung
ngược mới sẽ là: Ps' = Ps + t. Ta có QS = – 42 + 3P 
PS = 14 + (1/3)QS
1 1
 Ps'  Ps  t  Ps'  14  Qs  4  18  Qs
3 3
 QS = – 54 + 3P, cầu không đổi. Điểm cân bằng
mới được xác định bằng cách giải hệ phương trình
sau:
Q D  80  2P
Q  54  3P  134
 S P1   26,8
  5
P1  PS  PD Q1  26, 4
Q1  QS  Q D

KTE201_Bai2_v1.0018112206 39
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

e. Giả sử Chính phủ đánh một mức thuế t = 4 trên mỗi đơn vị sản phẩm tiêu dùng, cầu sẽ giảm
đường cầu dịch chuyển sang trái, giá và lượng cân bằng trên thị trường đều giảm so với giá
và lượng cân bằng cũ. Giá và lượng cân bằng trên thị trường được xác định như sau: Phương
trình hàm cầu ngược mới là PD'  PD  t . Ta có QD = 80 – 2P  PD = 40 – (1/2)QD
1 1
 PD'  PD  t  PD  4  40  QD  4  36  QD  QD = 72 – 2P, cung không đổi.
2 2
Điểm cân bằng mới được xác định bằng cách giải
hệ phương trình sau:

Q D  72  2P
Q  42  3P  114
 S P2   22,8
  5
P2  PS  PD Q 2  26, 4
Q 2  QS  Q D

So với kết quả tính được ở câu d. chúng ta nhận


thấy rằng, lượng cân bằng không đổi còn giá của
người mua sẽ là P1 = P2 + t = 22,8 + 4 = 26,8 cũng không đổi, giá của người bán chính là
giá cân bằng.
f. Giả sử Chính phủ trợ cấp một mức s = 4 trên mỗi
đơn vị sản phẩm bán ra cho nhà sản xuất, cung sẽ
tăng, đường cung dịch chuyển sang phải. Giá và
lượng cân bằng trên thị trường được xác định như
sau: Phương trình hàm cung ngược mới sẽ là Ps' =
Ps – s.
Ta có QS = – 42 + 3P  PS = 14 + (1/3)QS
1 1
 Ps'  Ps  s  Ps  4  14  Qs  4  10  Qs
3 3
 QS = – 30 + 3P, cầu không đổi.
Điểm cân bằng mới được xác định bằng cách giải hệ phương trình sau:

Q D  80  2P
Q  30  3P  110
 S P3   22
  5
P3  PS  PD Q3  36
Q3  QS  Q D

g. Giả sử Chính phủ trợ cấp một mức s = 4 trên mỗi đơn vị
sản phẩm tiêu dùng của người tiêu dùng, cầu sẽ tăng,
đường cầu dịch chuyển sang phải. Giá và lượng cân
bằng sẽ tăng lên và được xác định như sau: Phương trình
hàm cầu ngược mới sẽ là PD'  PD  s. Ta có:
1 1
QD = 80 – 2P  PD = 40 – (1/2)QD  PD'  PD  s  PD  4  40  QD  4  44  QD
2 2

KTE201_Bai2_v1.0018112206 40
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

 QD = 88 – 2P, cung không đổi. Điểm cân bằng mới được xác định bằng cách giải hệ
phương trình sau:
Q D  88  2P
Q  42  3P  130
 S P4   26
  5
P4  PS  PD Q 4  36
Q 4  QS  Q D
Như vậy, Chính phủ trợ cấp cho người sản xuất hoặc trợ cấp cho người tiêu dùng một
mức như nhau (s = 4) trên mỗi đơn vị sản phẩm thì kết quả của lượng cân bằng trên thị
trường đều bằng nhau.
Bài tập 3
a. Viết phương trình hàm cung, hàm cầu của thị trường hàng hóa X.
Phương trình hàm cầu tổng quát có dạng: QD = a – bP
90  a  30b
Theo đề bài ta có hệ phương trình: 
70  a  40b
Đáp số: a = 150, b = 2. Phương trình hàm cầu có dạng QD = 150 – 2P
Phương trình hàm cung tổng quát có dạng: QS = a + bP
110  a  30b
Theo đề bài ta có hệ phương trình 
130  a  40b
Đáp số: a = 50, b = 2. Phương trình hàm cung có dạng QS = 50 + 2P
Xác định giá và lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa X
Thị trường hàng hóa X cân bằng khi QD = QS.
Ta có: 150 – 2P = 50 + 2P
Đáp số: P0 = 25 (USD/sản phẩm); Q0 = 100 (sản phẩm/ngày)
b. Tính tổng chi tiêu của người tiêu dùng khi thị trường cân bằng:
Tổng chi tiêu của người tiêu dùng TE = P0 × Q0 = 25 × 100 = 2.500 (USD/ngày)
Tính độ co dãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng và nhận xét:
P
Công thức tính độ co dãn: E DP = QD’(P) ×
Q
25
Thay số vào ta có E DP = –2 × = –0.5
100
E DP = 0,5 < 1 → cầu kém co dãn, lượng cầu phản ứng ít trước sự thay đổi của giá. Khi
giá mặt hàng thay đổi 1% chỉ làm lượng cầu của mặt hàng đó thay đổi ngược chiều 0,5%.
c. Khi mức giá trên thị trường là P = 20 USD/sản phẩm thì trên thị trường xảy ra hiện tượng
D
gì? Mức cụ thể bằng bao nhiêu? Tính EP và cho nhận xét
P = 20 < P0 = 25 → Thị trường xảy ra tình trạng thiếu hụt.
QS = 90 (sản phẩm/ngày); QD = 110 (sản phẩm/ngày)
Lượng thiếu hụt là Qt/hụt = QS  QD = 20 (sản phẩm/ngày)
E DP = – 0,36. Nhận xét (tương tự câu b)

KTE201_Bai2_v1.0018112206 41
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

Khi mức giá trên thị trường là P = 35 USD/sản phẩm thì trên thị trường xảy ra hiện tượng
D
gì? Mức cụ thể bằng bao nhiêu? Tính E P và cho nhận xét
P = 35 > P0 = 25 → Thị trường xảy ra tình trạng dư thừa.
QS = 120 (sản phẩm/ngày); QD = 80 (sản phẩm/ngày).
Lượng dư thừa là Qdư thừa = QS – QD = 40 (sản phẩm/ngày).
E DP = –0,875. Nhận xét (tương tự câu b).
d. Giả sử thu nhập của dân chúng tăng làm cho lượng cầu hàng hóa X tăng lên ở mỗi mức giá.
X là hàng hóa gì? Vì sao? Giá và lượng cân bằng của thị trường lúc này là bao nhiêu?
X là hàng hóa thông thường hoặc hàng hóa cao cấp vì đối với hàng hóa thông thường hoặc
hàng hóa cao cấp, khi thu nhập của dân chúng tăng sẽ làm cho cầu về hàng hóa tăng (Theo
đề bài, lượng cầu hàng hóa X tăng lên ở mỗi mức giá có nghĩa là cầu về hàng hóa X tăng
khi thu nhập của dân chúng tăng). Phương trình hàm cầu lúc này là QD = 150 – 2P + 10 =
160 – 2P. Do đó, giá và lượng cân bằng P0’ = 27,5 (USD/sản phẩm); Q0’ = 105 (sản
phẩm/ngày).
Bài tập 4
a. Xác định giá và lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa A.
Kết quả: P0 = 80 (USD/sản phẩm), Q0 = 60 (sản phẩm)
Tính độ co dãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng.
Đáp số: E DP = –2,67
Ở mức giá nào tổng doanh thu của những nhà sản xuất ra hàng hóa A đạt giá trị lớn nhất?
Doanh thu của những nhà sản xuất ra hàng hóa A đạt giá trị lớn nhất khi cầu co dãn
đơn vị.
P P
Ta có E DP = QD’(P) × =–2× = –1
Q 220  2P
Đáp số: P = 55 (USD/sản phẩm)
b. Nếu Chính phủ thực hiện trợ cấp cho nhà sản xuất là s = 15 USD/sản phẩm. Khi đó, sẽ có
tác động làm cho cung tăng.
Hàm cung ban đầu QS = –20 + P  P = 20 + QS
Sau khi thực hiện trợ cấp, hàm cung mới có dạng:
P = 20 + QS – 15 = 5 + QS  QS = –5 + P
Thị trường hàng hóa A đạt trạng thái cân bằng khi QD = QS.
Đáp số: P0 = 75 (USD/sản phẩm), Q0 = 70 (sản phẩm).
c. Trường hợp Chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất là t = 15 USD/sản phẩm.
Khi Chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất sẽ làm cho cung giảm.
Hàm cung ban đầu P = 20 + QS. Sau khi đánh thuế, hàm cung mới là P = 20 + QS + 15 = 35 +
QS  QS = –35 + P.
Đáp số: P0 = 85 (USD/sản phẩm), Q0 = 50 (sản phẩm). Giá cân bằng tăng 10 (USD/sản
phẩm) và lượng cân bằng giảm 20 (sản phẩm) so với trước khi bị đánh thuế.
Tổng số thuế mà Chính phủ thu được: T = Q × t = 50 × 15 = 750 (USD)

KTE201_Bai2_v1.0018112206 42
Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

Gánh nặng thuế mà người tiêu dùng chịu: Mỗi đơn vị sản phẩm người tiêu dùng phải bỏ
thêm một khoản tiền là 10 USD, do vậy, tổng gánh nặng thuế mà người tiêu dùng phải chịu
là 10 × 50 = 500 (USD)
Gánh nặng thuế mà nhà sản xuất chịu = 750 – 500 = 250 (USD)
d. Trường hợp Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng là t = 15 USD/sản phẩm tiêu dùng?
Khi Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng sẽ làm cho cầu giảm.
Hàm cầu ban đầu QD = 220 – 2P  P = 110 – 0,5QD.
Sau khi đánh thuế, hàm cầu mới là P = 110 – 0,5QD – 15  P = 95 – 0,5QD
Đáp số: P0 = 70 (USD/sản phẩm), Q0 = 50 (sản phẩm). Giá cân bằng giảm 5 (USD/sản
phẩm) và lượng cân bằng giảm 10 (sản phẩm) so với trước khi bị đánh thuế.
Tổng số thuế mà Chính phủ thu được: T = Q × t = 50 × 15 = 750 (USD)
Gánh nặng thuế mà nhà sản xuất chịu: Mỗi đơn vị sản phẩm số tiền mà nhà sản xuất
thu được bị giảm 5 USD, do vậy, tổng gánh nặng thuế mà người tiêu dùng phải chịu là
5 × 50 = 250 (USD).
Gánh nặng thuế mà người tiêu dùng chịu = 750 – 250 = 500 (USD).
Nhận xét về kết quả hai câu c. và d. Trường hợp Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng
hay nhà sản xuất thì tác động của nó đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất và Chính phủ là
như nhau (Chính phủ thu cùng một lượng thuế, số thuế mà người tiêu dùng và nhà sản xuất
chịu đều như nhau).

KTE201_Bai2_v1.0018112206 43

You might also like