You are on page 1of 5

I.

KHÁI NIỆM
Kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển của nền kinh tế, thể hiện nền văn minh của nhân loại,
trong đó việc sản xuất phù hợp với nhu cầu của con người, có sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành
phần kinh tế trong xã hội.Trong nền kinh tế thị trường sẽ tổn tại nhiều các hình thức sở hữu khác nhau
như sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể,….Trong nền kinh tế thị trường các chủ thể đều bình
đẳng với nhau, hoạt động trên khuôn khổ nhất định dựa trên những quy định của pháp luật. Sự ra đời và
phát triển của nền kinh tế thị trường trong đó sẽ tăng cường sự cạnh tranh khốc liệt của các thành phần
trong nên kinh tế, phát triển hoạt động trao đổi, mua bán trên thị trường.
Nền kinh tế thị trường chính là nơi để các chủ thể trong xã hội có thể thỏa mãn đam mê trong vấn
đề kinh doanh, sản xuất, chính là môi trường kinh doanh tự do và công bằng. Một số mô hình kinh tế điển
hình như: kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường, xã hội, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
a) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN):

 là nền kinh tế thị vận hành theo các quy luật thị trường, đồng thời góp phần hướng tới từng bước
các lập một xã hội mà ở đó “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bên cạnh đó
nền kinh tế này còn có sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một mô hình kinh tế được Việt Nam lựa chọn và áp
dụng, chứa đựng nhiều thành phần khác nhau, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành
phần kinh tế tại Việt Nam gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân,
kinh tế cá thể, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế có tốc độ tăng
trưởng lớn nhất, ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong các thành phần kinh tế, tuy nhiên dưới sự điều tiết của
thành phần kinh tế nhà nước. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm hướng tới mục đích
sau,Các thành phần kinh tế trong thị trường cạnh tranh công bằng, chủ thể hoạt động độc lập, tự chủ, tự
do
b) Kinh tế thị trường định hướng tư bản chủ nghĩa (TBCN)
 Là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung
cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường, vận hành dưới sự
điều tiết của chế độ tư bản chủ nghĩa

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


1. Kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu
Trong hệ thống thị trường, các cá nhân và các công ty tư nhân, sở hữu hầu hết các nguồn tài sản (đất
đai và vốn) mà không phụ thuộc vào chính phủ. Sự sở hữu này là một trong những đặc trưng đại diện cho
chủ nghĩa tư bản.Với quyền sở hữu của mình, các cá nhân hay chủ doanh nghiệp có quyền tự do trao đổi,
thương lượng và rồi đi đến ký kết các hợp đồng khi họ nghĩ lợi ích đôi bên đã được tối đa. Họ có quyền
định đoạt tài sản của mình, đưa ra các quyết định cho tài sản đó khi họ thấy phù hợp.Chẳng hạn quyền sở
hữu bất động sản, cho thấy các chủ sở hữu được pháp luật ghi nhận quyền sở hữu của mình cho đến khi
họ chết, họ có quyền chuyển nhượng sở hữu hay duy trì nó.
Quyền sở hữu này khuyến khích đầu tư, đổi mới, bảo trì tài sản và thúc đẩy tăng trưởng.Không một ai
xây dựng nhà xưởng, mở rộng nông trại hay đầu tư chứng khoán, nếu tất cả những việc làm đó không
mang lại lợi ích cho riêng mình, mở rộng thêm quyền sở hữu tài sản riêng cho mình.
Quyền sở hữu cũng mở rộng đến vấn đề sở hữu trí tuệ thông qua bằng sáng chế, bản quyền, hay nhãn
hiệu. Bảo vệ lâu dài như vậy khuyến khích mọi người viết sách, làm âm nhạc,và các chương trình máy
tính và phát minh ra sản phẩm mới, tạo ra quy trình sản xuất hiệu quả hơn mà không sợ rằng những người
khác sẽ ăn cắp chúng và nhận được các phần thưởng mà họ có thể nhận được từ những việc làm đó.
Hơn nữa, quyền sở hữu thúc đẩy trao đổi trong xã hội.Những người sở hữu các tài sản khác nhau có
quyền mang tài sản ra và tiến hành trao đổi một cách hợp pháp.Chủ trang trại chăn nuôi gia cầm có quyền
trao đổi tài sản với chủ xưởng sản xuất ôtô nếu hai bên thống nhất được quyền lợi.Ngoài ra, quyền sở
khuyến khích các chủ sở hữu để duy trì hoặc cải thiện tài sản của họ để duy trì hoặc tăng giá trị của
nó.Cuối cùng, quyền sở hữu cho phép những người chủ sở hữu tiến hành sản xuất ra nhiều hơn những
hàng hóa và dịch vụ dựa trên tài sản họ đang sử dụng, chứ không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ và duy trì tài
sản hiện tại.
2. Lợi ích cá nhân
Lợi ích cá nhân đó là nhân tố thúc đẩy cho các chủ sở hữu đưa ra các quyết định lựa chọn kinh doanh
của mình.Mỗi chủ sở hữu sẽ cố gắng hết sức sao cho đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.Họ cố gắng
tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí và tổn thất. Chủ doanh nghiệp thì cố gắng bán được nhiều hàng
hóa với giá cáo, công nhân thì cố gắng đạt được lợi ích biên của mình bằng cách tìm đúng việc, có mức
thỏa thuận lợi tối đa, cùng với các khoản phúc lợi và thưởng khác. Người tiêu dùng thì cố gắng tìm kiếm
duy trì để mua được hàng với mức giá thấp hơn, đảm bảo tối thiểu hóa chi tiêu của mình.Lợi ích cá nhân
giúp định hướng và tạo tính nhất quán ở những vấn đề khác nhau trong một nền kinh tế hỗn độn.
3.Sự cạnh tranh lợi ích về kinh tế là động lực quan trọng
Một trong những đặc điểm quan trọng của kinh tế thị trường đó chính là sự cạnh tranh giữa các đơn vị
trong thị trường đó. Nền tảng của sự cạnh tranh là sự tự do trong lựa chọn để làm sao đó thu hồi dòng vốn
của mình. Sự cạnh tranh yêu cầu:
 Hai hay nhiều người mua và hai hoặc nhiều người bán hàng, hoạt động độc lập đối với một sản
phẩm hay một tài nguyên thị trường cụ thể. (Thông thường có nhiều hơn hai người mua hay
người bán.)
 Người bán hoặc người mua có quyền tự do lựa chọn việc vào hoặc ra khỏi thị trường cạnh tranh
để bảo toàn lợi ích của mình.
 Sự cạnh tranh của người bán và người mua khuếch tán quyền lực của mình trong thị trường.Khi
có nhiều người mua và nhiều người bán, sẽ phát sinh những trao đổi trong thị trường và từ đó xác
lập các mức giá cạnh tranh nhất có thể có.
 Sự cạnh tranh cũng đồng nghĩa với việc chủ doah nghiệp có quyền tự do vào hoặc ra một ngành
bất kỳ, không có rào cản nào ngăn chặn việc mở rộng một ngành công nghiệp. Việc chuyển đổi tự
do trong các ngành nghề nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, đôi khi có thể
thay đổi được thị hiếu, công nghệ và nguồn lực hiện tại trong thị trường.
 Sự khuếch tán quyền lực kinh tế gắn liền với các giới hạn cạnh tranh để hạn chế quyền lực của
nó. Một nhà sản xuất khi kinh doanh mà chi phí cao hơn doanh thu thì hiển nhiên sẽ bị thua lỗ so
với nhà sản xuất khác. Khi thua lỗ, họ sẽ tìm cách cắt giảm chi phí, mà một trong những bước gần
nhất đó là chi phí cho người lao động. Khi cắt giảm lương, người lao động nhận mức thấp hơn so
với mức thị trường đáng có và rồi doanh nghiệp đó sẽ mất đi nhân công. Hay một doanh nghiệp
không sử dụng công nghệ thành công thì cũng không đạt được hiệu quả trong sản xuất.Cạnh tranh
là nền tảng cơ bản điều tiết kinh tế thị trường.
3. Thị trường và giá cả
Hệ thống kinh tế thị trường được hình thành dựa trên sự tự do hoạt động kinh doanh của các tổ chức,
và cùng với lợi ích cá nhân của họ. Vậy tại sao nó lại không bị sụp đổ khi xảy ra những mâu thuẫn trong
lợi ích cá nhân? Chẵng hạn, người tiêu dùng thích được mang quần áo làm từ vải gấm, tuy nhiên, nhà sản
xuất lại sản xuất ra lụa, các nhà cung cấp lại tìm kiếm nguyên liệu để tập trung cung cấp các nguồn vải sợi
thô khác. Rõ ràng có một sự bế tắc dễ dàng nhận thấy giữa các mối quan hệ trong nền kinh tế. Trong thực
tế, hàng triệu các quyết định của các hộ gia đình và các doanh nghiệp được đánh giá cao khi phối hợp với
nhau trên các thị trường và tại các mức giá cả, đó là những thành phần quan trọng của hệ thống thị
trường.Họ cung cấp cho hệ thống khả năng của mình để phối hợp hàng triệu quyết định kinh tế hàng
ngày.
Thị trường là một tổ chức hay là một cơ chế mà tại đó mang người mua và người bán tiếp xúc với
nhau. Hệ thống thị trường truyền tải các quyết định của người mua và người bán về các sản phẩm và
nguồn lực hiện có.Các quyết định được thực hiện dựa trên mỗi bên, từ đó xác lập một mức giá cho nhóm
hàng hóa và dịch vụ cùng với giá cả nguồn tài nguyên hiện có trên thị trường. Đó là điều mà các chủ sở
hữu, các hãng sản xuất và người tiêu dùng tạo nên và theo đuổi vì mục đích lợi ích của họ.
Nếu như cạnh tranh là được xem như cơ chế quản lý của kinh tế thị trường, thì hệ thống kinh tế thị
trường tự nó hình thành nên cơ chế tổ chức và phối hợp. Nó là nơi tập hợp tất cả các quyết định của người
mua và người bán, qua đó xác lập các mức giá cân bằng cần có để đảm bảo lợi ích đôi bên tương ứng với
nguồn lực hiện có, đưa nó đến với vị trí cân bằng. Những người tham gia vào thị trường nếu như tuân
theo quy luật của nó thì sẽ đạt được những lợi ích đáng có. Ngược lại, khi ai đó không làm đúng với
những diễn biến hiện tại trên thị trường, đi ngược lại những gì đang xảy ra thì sẽ gặp phải những điều
không đáng có. Hay nói cách khác, thông qua hệ thống kinh tế thị trường, ta sẽ xác định được nên kinh tế
nên sản xuất cái gì, sản xuất nó như thế nào cho hiệu quả, và sản xuất nó cho ai, phân chia như thế nào.
4. Công nghệ và tư liệu sản xuất
Trong hệ thống kinh tế thị trường, tự do cạnh tranh, lợi ích cá nhân, tự do lựa chọn, và đưa ra quyết
định là tiền đề cho sự tiến bộ về khoa học, công nghệ. Những nhà sáng tạo nên công nghệ mới được nhận
những phần thưởng xứng đáng với những gì họ đã tạo ra. Bên cạnh đó, tư liệu sản xuất cũng ngày càng
được nâng cao và phát triển hơn dựa trên sự tiến bộ công nghệ đó như các công cụ, dụng cụ mới, máy
móc thiết bị, hệ thống nhà xưởng, giao thông vận tải, truyền thông…
Sự tiến bộ công nghệ và tư liệu sản xuất là điều rất quan trọng đối với kinh tế thị trường, bởi thông
qua đó hiệu quả sản xuất được nâng cao.Cách duy nhất để nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất đó
là dùng các tư liệu sản xuất một cách hợp lý.Việc sản xuất hiệu quả hơn nghĩa là sẽ có nhiều hàng hóa và
dịch vụ được tạo ra hơn và ngày càng phong phú, đa dạng hơn.

III. SO SÁNH
A. Điểm giống nhau
Sự giống nhau biểu hiện ở chỗ, xuất phát từ tính khách quan của nó. Cả hai kiểu kinh tế thị trường
này đều chịu sự tác động của cơ chế thị trường với hệ thống các qui luật : qui luật giá trị, qui luật cung
cầu, qui luật cạnh tranh, qui luật lưu thông tiền tệ … Đồng thời, cả nền kinh tế thi trường ở các nước
TBCN và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đều là các nền kinh tế hỗn hợp, tức là nền kinh tế thị
trường có sự điều tiết ( quản lí ) của nhà nước. Tuy nhiên, sự can thiệp của nhà nước ở các nền kinh tế là
khác nhau. Không có nền kinh tế thị trường thuần tuý (hoàn hảo) chỉ vận hành theo cơ chế thị trường
B. Điểm khác nhau:
Sự khác nhau giữa nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và nền kinh tế thị trường TBCN là ở
mục tiêu, phương thức, mức độ can thiệp của nhà nước và sự can thiệp này là do bản chất của nhà nước
quyết định. Được thể hiện qua những điểm sau:
1. Mục Tiêu:
Trong nền kinh tế thị trường định hướng Chủ Nghĩa Xã Hội, Đảng Cộng Sản luôn hướng đến
mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất, Kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đặt lời ích nhân dân lên hàng
đầu. Đối vỡi nền kinh tế thị trường định hướng tư bản chủ nghĩa, lợi ích của các tập đoàn tư bản
lớn lại được đặt lên hàng đầu
2.Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế
Cơ chế thị trường trong nền kinh tế TBCN luôn hoạt động trên nền tảng của chế độ sở hữu về tư liệu
sản xuất, trong đó các công ty tư bản độc quyền giữ vai trò chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
Còn cơ chế thị trường trong nền kinh tế định hướng XHCN lại hoạt động trong môi trường của sự đa dạng
các quan hệ sở hữu. Trong đó chế độ công hữu giữ vai trò nền tảng của nền kinh tế quốc dân, với vai trò
chủ đạo của kinh tế nhà nước
Tính định hướng XHCN đòi hỏi trong khi phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phải củng
cố và phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế có khả năng điều
tiết. Kinh tế nhà nước phải được củng cố và phát triển ở các vị trí then chốt của nền kinh tế, ở lĩnh vực an
ninh quốc phòng… mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện thực hiện.
3.Về quan hệ quản lí nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị truờng TBCN, sự quản lí của nhà nước luôn mang tính chất tư sản và trong
khuôn khổ của chế độ tư sản với mục đích nhẳm bảo đảm môi trường kinh tế – xã hội thuận lợi cho sự
thống trị của giai cấp tư sản, cho sự bền vững của chế độ bóc lột TBCN. Còn trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN, thì sự can thiệp của nhà nước XHCN vào nền kinh tế lại nhằm bảo vệ quyền lợi chính

đáng của toàn thể nhân dân lao động, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước dưới
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Cơ chế đó đảm bảo tính hướng dẫn điều khiển nền kinh tế
nhiều thành phần hướng tới đích XHCN theo phương châm nhà nước điều tiết vĩ mô.Ngược lại, kinh tế
thị trường TBCN hoạt động dưới sự quản lí của Đảng tư sản cầm quyền.
4.Về mối quan hệ tăng trưởng, phát triển kinh tế với công bằng xã hội và quan hệ phân
phối
Vấn đề công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường TBCN chỉ được đặt ra khi mặt trái của cơ chế
thị trường đã làm gay gắt các vấn đề xã hội, tạo ra nguy cơ bùng nổ xã hội, đe doạ sự tồn tại của CNTB.
Trong kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhà nước chủ động giải quyết ngay từ đầu mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Vấn đề công bằng xã hội không chỉ là phương tiện phát triển nền
kinh tế hàng hoá mà còn là mục tiêu của chế độ xã hội mới.
Sự thành công của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN không chỉ dừng lại ở mức độ tăng
trưởng kinh tế mà còn phải không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo tốt các vấn đề xã hội và
công bằng bình đẳng trong xã hội. Tình hình đó đặt ra cho kinh tế thị trường định hướng XHCN phải kết
hợp hài hoà ba vấn đề sau : Một là, kết hợp vấn đề lợi nhuận và vấn đề xã hội, đảm bảo cho các chủ thể
kinh tế có được lợi nhuận cao, tạo điều kiện kinh tế chính trị –xã hội bình thường cho sự phát triển kinh
tế. Hai là, kết hợp chặt chẽ nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội và nguyên tắc kinh tế hàng hoá:
phân phối theo lao động, theo vốn, theo tài năng … trong đó nguyên tắc phân phối theo lao động là chính.
Ba là, điều tiết phân phối thu nhập : nhà nước cần có chính sách giảm khoảng cách chênh lệch giữa lớp
giàu và lớp nghèo. Mặt khác, có biện pháp bảo vệ thu nhập chính đáng của toàn xã hội.
Một xu hướng đáng lưu ý là tuy nhà nước TBCN đã có ý thức tự điều chỉnh, dung hoà lợi ích của các
giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau để giảm bớt mâu thuẫn, ổn định chính trị, ổn định xã hội, vì mục tiêu
phát triển kinh tế. Song, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là do sự chi phối điểu tiết của các qui luật
kinh tế của CNTB, của lợi ích giai cấp nên sự điều tiết của vẫn còn nhiều bất cập. Sự can thiệp của nhà
nước nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển và công bằng chỉ có thể thực hiện được mới một nhà nước của
dân, do dân, vì dân. Đó là nhà nuớc XHCN.
5. Kiến trúc thượng tầng

You might also like