You are on page 1of 8

1.

Thị trường:
1.1. Khái niệm:
Có người đã từng nói rằng: "Thị trường không bao giờ ngủ. Nó luôn hoạt động, thích ứng
và phản ánh những nhu cầu và mong muốn của hàng triệu con người, tạo ra một cuộc đua
không ngừng và không có đích đến cuối cùng."
Ngày này, khi quyết định mua từ một bó rau muống hay đầu tư vào một doanh nghiệp,
chúng ta đều chịu những sự tác động nhất định của thị trường. Khi xa xưa, thị trường chỉ
là nơi trao đổi hàng hoá giữa người mua và người bán thì giờ đây thị trường còn là trung
tâm của sự đổi mới,nơi mà mọi người cạnh tranh và kết nối với nhau. Hơn hết cả thị
trường là một hệ thống vô cùng phức tạp điều tiết sự chuyển động của nền kinh tế toàn
cầu và có những ảnh hưởng sâu sắc đến với đời sống của mỗi chúng ta.
1.2. Nguyên tắc hoạt động của thị trường

 Nguyên lý hoạt động của thị trường không ngừng chuyển động như nhịp đập sinh
học của nền kinh tế. Trung tâm chủ thể, chi phối tất cả như một bàn tay vô hình đó
chính là cán cân giữa cung và cầu. Thị trường là nơi doanh nghiệp và người tiêu
dùng gặp gỡ và trao đổi, mỗi người có nhưng mục tiêu riêng nhưng suy cho cùng
đều hướng đến lợi ích tốt nhất.
 Và sự cạnh tranh chính là động lục thúc đẩy đứng sau nguyên lý hoạt động của thị
trường. Sự cạnh tranh giúp cho các công ty không ngừng cải tiến sản phẩm đưa ra
giá cả hợp lý để thu hút người tiêu dùng. Và người tiêu dùng trong thị trường canh
tranh cũng có nhiều sự lựa chọn hơn và mua sản phẩm với mức giá tốt hơn.
 Bên cạnh đó, nguyên lý thị trường còn bao gồm cả khả năng thích ứng với biến
động. Khi mà ngày nay chúng ta đang sống trong một thời đại mà sự biến động
nhanh hơn cả một cú click chuột. Các công ty và doanh nghiệp phải không ngừng
linh hoạt, đổi mới, đánh bại thách thức bằng việc điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ
thay đổi chiến lược kinh doanh theo hướng mà thị trường đang thay đổi.
 Trong sự phức tạp của thị trường, người mua là nguyên tố quyết định và là quan
trọng nhất. Sự lựa chọn, sở thích và đánh giá của họ chính là động lực đằng sau sự
thay đổi và phát triển trong các ngành công nghiệp. Sự tương tác giữa người tiêu
dùng và các doanh nghiệp không chỉ xây dựng thương hiệu mà còn định hình hình
ảnh và danh tiếng của thị trường.
 Cuối cùng, Sự minh bạch và trung thực trong giao dịch là chìa khóa, giúp xây
dựng lòng tin và duy trì sức khỏe của thị trường. nguyên lý hoạt động của thị
trường chứa đựng sự trách nhiệm. Các doanh nghiệp không chỉ đối diện với nhiệm
vụ tạo ra lợi nhuận mà còn phải đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ của họ đáp ứng
các tiêu chuẩn đạo đức và an toàn. Sự minh bạch và trung thực trong giao dịch là
nền tảng cho lòng tin của người tiêu dùng và sức khỏe của thị trường.

Như vậy, nguyên lý hoạt động của thị trường không chỉ là một khám phá về kinh tế mà
còn là một hành trình sâu sắc vào con người, xã hội và văn hóa. Nó thể hiện sự phức tạp
và động lực của thế giới kinh doanh và là nguồn động viên không ngừng cho sự tiến bộ
và phát triển.

1.3. Các loại thị trường:


Khi nhắc đến thị trường, chúng ta sẽ không chỉ xem xét về những ông lớn làm mưa làm
gió trên thị trường, mà còn về những xe bán cà phê vỉa hè, hay thậm chí là các hội chợ
địa phương, nơi mà mọi người gặp gỡ và "chém gió" với nhau. Trên thế giới có rất nhiều
loại thị trường khác nhau:
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo giống như một cuộc thi
"Ai là người giống hệt nhau nhất", nơi hàng hóa và dịch vụ đều giống nhau và không có
sự chênh lệch về chất lượng hoặc giá cả. Ví dụ, Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong một
tiệm văn phòng phẩm và muốn mua một cây bút bi. Bạn nhìn thấy các cây bút bi giống
hệt nhau về kích thước, hình dáng và giá cả. Đó chính là thị trường cạnh tranh hoàn hảo,
nơi mà mua sắm trở thành một cuộc phiêu lưu nhàm chán trong thế giới của sự gần như
đồng nhất.
- Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: khác với cạnh tranh không hoàn hảo, ở thị
trường này, mỗi sản phẩm đều có những ưu và nhược điểm nhất định, từ chất lượng, giá
thành và các tính năng khác biệt. Điều này tạo nên một sự cạnh tranh không ngừng và đôi
khi gay gắt, tạo nguồn động lực để các doanh nghiệp phải luôn đổi mới sáng tạo, cải tiến
sản phẩm để giữ vững vị thế của mình. Người tiêu dùng trong thị trường này phải đối mặt
với việc lựa chọn nhiều yếu tố. Tạo nên một thị trường mua bán đầy kích thích, khi quyết
định của hàng không chỉ phụ thuộc vào giá cả mà còn vào sự khác biệt của sản phẩm,
dịch vụ.
- Thị trường độc quyền: Trên thị trường độc quyền, chỉ có một người chơi ( doanh
nghiệp) duy nhất. Công ty độc quyền sở hữu thế chủ đạo, và không có bất kỳ đối thủ nào
đủ mạnh để tạo ra thách thức cho họ. Họ là người xây dựng quy tắc, định hình giá cả, và
thậm chí làm thay đổi thị trường chỉ bằng một quyết định đơn lẻ. Họ nắm giữ sức mạnh
thị trường và tầm ảnh hưởng lan tỏa khắp nền kinh tế thế giới. Người tiêu dùng phải trả
giá rất đắt vì sự lựa chọn duy nhất mà họ có. Đồng thời, khi các người chơi mới muốn
tham gia vào ngành gặp phải những thách thức rất lớn từ các rào cản, hạn chế được đặt ra
bởi công ty độc quyền, đồng thời chi phí đầu vào cao, và các yêu cầu khắt khe về chất
lượng.
1.4. Vai trò của thị trường:

Thị trường đóng một vai trò then chốt trong việc hình thành và phát triển nền kinh tế. Sau
đây là một số vai trò quan trọng của thị trường

1. Tạo ra sự cạnh tranh: Thị trường tạo ra sự canh tranh, khiến cho các công ty phải
không ngừng đổi mới, cải tiến để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Ví dụ:
trong thị trường điện thoại thông minh, hai ông lớn trong ngành là iPhone và
Samsung luôn cạnh tranh nhau bằng việc sản xuất và cải tiến những sản xuất độc
đáo
2. Định hình giá cả: quá trình định hình giá cả giữa trên hoạt động của cung cầu . Ví
dụ: giá cả của xăng dầu tăng tăng hay giảm phản ánh cung và cầu trên thị trường
năng lượng
3. Tạo việc làm: thị trường đã tạo ra hàng triệu việc làm cho con người. Ví dụ: sự
phát triển của ngành công nghiệp may mặc ở Việt Nam đã tạo ra gần 3 triệu việc
làm chọn người lao động trong năm 2022. Đây là một con số ấn tượng cho thấy
sức ảnh hưởng của ngành công nghiệp may mặc đối với thị trường lao động Việt
Nam (Nguồn:https://tuoitre.vn/doanh-nghiep-det-may-thieu-don-hang-thieu-ca-
lao-dong-20230921151257208.htm#:~:text=Tuy%20nhi%C3%AAn%2C%20d
%E1%BB%87t%20may%20v%E1%BA%ABn,g%E1%BA%A7n%203%20tri
%E1%BB%87u%20vi%E1%BB%87c%20l%C3%A0m.)
4. Khuyến khích đầu tư: thị trường thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài
nước. Ví dụ: Thị trường chứng khoán là nơi mà các công ty huy động vốn để phát
triển thông qua việc bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư.
5. Tạo sự đa dạng: Thị trường tạo ra những loại sản phẩm đa dạng phù hợp với từng
tệp khách hàng. Ví dụ như ngày nay, công nghiệp thực phẩm cung cấp vô vàn sự
lựa chọn từ đồ ăn chay, đồ ăn healthy cho đến các sản phẩm thức ăn nhanh

Như vậy, vai trò của thị trường không chỉ tạo ra một nền kinh tế mạnh mẽ, mà còn là lực
đẩy đằng sau sự phát triển, sáng tạo và cạnh tranh trong xã hội hiện nay

II. VAI TRÒ CỦA XĂNG DẦU TRONG ĐỜI SỐNG VÀ TRONG SẢN XUẤT.

1. Giao thông:

Theo báo cáo, vào năm 2020, ở Việt Nam lĩnh vực vận tải chủ yếu sử dụng dầu diesel và
xăng, chiếm 81% tổng mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng (FEC) ( nguồn:
https://thuonghieuvadoanhnghiep.vn/vi/tin-tuc/tin-kinh-doanh/3-kich-ban-xanh-hoa-
nganh-giao-thong-viet.html) Con số 81% cho ta thấy được vai trò không thể phủ nhận và
vô cùng quan trọng của nguồn nhiên liệu này đằng sau sự sôi nổi của lĩnh vực giao thông.
Mỗi lít xăng dầu đều đang nuôi dưỡng những chiếc ô tô, xe máy và cả những chuyến hải
hành của tàu biển, giúp chúng ta kết nối từng ngóc ngách của thế giới. Bên cạnh đó, xăng
dầu còn biến các đô thị thành những hệ thống giao thông hoạt động liên tục. Từ những
chiếc xe máy đơn lẻ, cho đến những chuyến xe buýt đông nghịt, xăng dầu giúp hàng triệu
người di chuyển mỗi ngày, mở ra không gian kết nối và thuận tiên.

2. Công nghiệp:
Xăng dầu không chỉ là một nguồn nhiên liệu; nó là động lực sáng tạo thú vị đằng sau mỗi
hiện thực công nghiệp, từ việc chạy những dây chuyền máy móc đến các quy trình sản
xuất phức tạp. Nó chính như "thức ăn" cần thiết cho các thiết bị công nghiệp như máy
cắt, máy ép và máy phát điện, giúp chúng hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả trong mỗi quy
trình sản xuất và chế biến.
Nhưng xăng dầu không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu năng lượng cơ bản. Trong
các lĩnh vực đặc biệt như hàng không, nâng hạng và khoan dầu, nó không thể được thay
thế bởi bất kỳ nguồn năng lượng nào khác. Xăng dầu không chỉ là nguồn nhiệt cần thiết
trong các lò hơi và lò nung công nghiệp, mà còn là huyết mạch của quy trình sản xuất
kim loại, thủy tinh và một loạt vật liệu quan trọng khác.
Ngoài việc làm ấm các nhà máy và khu vực công nghiệp, xăng dầu còn thấu hiểu sức
sáng tạo. Nó là ngọn lửa không ngừng đốt cháy trong trái tim của mỗi người làm công
nghiệp, thúc đẩy sự tiến bộ và là nguồn động viên không ngừng cho mọi khám phá và
sáng tạo hàng ngày. Đằng sau từng quy trình công nghiệp, từng sản phẩm và mỗi cải tiến,
đều có dấu ấn mãnh liệt của nguồn năng lượng này, là động lực mạnh mẽ cho sự đổi mới
không ngừng của thế giới công nghiệp đương đại.
3. Nông nghiệp:
Trong thế giới nông nghiệp, xăng dầu không chỉ là nguồn năng lượng mà còn là động lực
đằng sau đổi mới và thành công. Nông nghiệp bắt đầu được thay màu áo mới với những
tiếng rú ga của máy cày, máy gặt. Xăng dầu không chỉ làm giảm nặng nhọc cho người
nông dân, mà còn là lực lượng đẩy đưa nông nghiệp đến những đỉnh cao về hiệu quả và
năng suất. Từ việc tưới tiêu cây trồng đến việc bảo vệ mùa vụ trước công trùng, …
4. Nhà nước và ngân sách quốc gia:
Xăng dầu đóng vai trò quan trọng trong định hình bức tranh kinh tế và tài chính của mỗi
quốc gia. Mỗi lít xăng dầu được bán ra không chỉ là nguồn thu nhập từ thuế mà còn là
nguồn lợi nhuận đáng kể cho ngân sách. Những khoản thuế và lợi nhuận này được chính
phủ sử dụng để tài trợ, xây dựng những tòa nhà y tế, những trường học với cơ sở vật chất
hiện đại, những con đường kết nối đất nước.
Mỗi lần giá xăng dầu có nhiều biến động, chính phủ có thể giảm thuế để giảm bớt gánh
nặng, thường xuyên điều chỉnh giá xăng dầu để đảm bảo sự ổn định kinh tế trong nước,
bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng trước những cơn sóng của thi trường, tạo điều
kiện thuận lợi cho mọi người trong xã hội.
Trong những tình huống khẩn cấp, khi chiến tranh nổi lên hoặc khủng hoảng năng lượng
trỗi dậy, các quỹ thu nhập từ xăng dầu là nguồn lực giúp chính phủ vượt qua những thách
thức và duy trì nguồn cung ứng năng lượng không bị đứt đoạn. Xăng dầu không chỉ là
nguồn nhiên liệu, mà là một phần quan trọng của chiến lược quản lý kinh tế và ngân sách
quốc gia, định hình đường hướng phát triển của mỗi đất nước.
5. Ảnh hưởng đến môi trường:
Xăng dầu, mặc dù là nguồn nhiên liệu tiện lợi và phổ biến, nhưng lại góp phần lớn vào
việc làm tăng lượng khí CO2 trong không khí, góp phần không nhỏ vào các vấn đề biến
đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Mỗi lần bạn đổ 1 lít xăng vào chiếc xe của mình, bạn
không chỉ đang đổ vào bình xăng mà còn "kích hoạt" việc thải ra hơn 2kg khí CO2 vào
bầu khí quyển. Trung bình, mỗi chiếc xe ô tô thải ra hơn 100 kg CO2 vào không khí mỗi
khi bạn lái đi (nguồn: https://vncpc.org/moi-lit-xang-thai-bao-nhieu-kg-co2-vao-bau-khi-
quyen/)
Số liệu này không chỉ là con số trên giấy, mà còn là một hậu quả thực tế đối với môi
trường. Hậu quả của việc này không chỉ giới hạn ở việc gây ra biến đổi khí hậu và ấm lên
toàn cầu, mà còn đẩy mạnh các hiện tượng ô nhiễm không khí, làm tổn thương sức khỏe
của người dân và ảnh hưởng đến các sinh vật và hệ thống sinh thái.
Sự lãng phí xăng dầu không chỉ gây mất mát về nguồn lực, mà còn tạo ra một dấu vết hủy
diệt trên môi trường sống của chúng ta. Chúng ta cần xem xét sự lựa chọn các nguồn
năng lượng sạch và bền vững để giảm thiểu những tác động tiêu cực này và bảo vệ hành
tinh của chúng ta cho tương lai.
Xăng dầu, nguồn năng lượng quen thuộc đang chúng ta sử dụng hàng ngày, không
chỉ đem lại tiện lợi và sức mạnh, mà còn mang theo những thách thức đầy quan trọng. Ở
một khía cạnh, xăng dầu là nguồn sinh khối cho động cơ của xã hội, giúp chúng ta vận
chuyển đến những nơi chưa từng được khám phá và trải nghiệm cuộc sống đầy màu sắc.
Tuy nhiên, cùng với sự tiện lợi đó là cái giá phải trả đắt, khi mỗi lít xăng dầu thải ra hàng
chục kilogam khí CO2 vào bầu không khí, đặt ra những thách thức đối với khí hậu và sức
khỏe của hành tinh.
Đây không chỉ là một vấn đề của hôm nay, mà còn là thách thức mà chúng ta phải đối
mặt trong tương lai. Tìm ra giải pháp bền vững không chỉ là nhiệm vụ của nhà khoa học
và chính trị gia, mà còn là trách nhiệm của chúng ta, từng cá nhân, để giữ cho hành tinh
này xanh sạch và tươi mới hơn. Hãy nhìn vào xăng dầu không chỉ là một nguồn nhiên
liệu, mà là một thách thức, đồng thời cũng là cơ hội để chúng ta thể hiện sự sáng tạo và
tinh thần đổi mới trong cuộc sống hàng ngày của mình.

III. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU THẾ GIỚI NĂM 2022
(diễn biến, các yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu giá: covid, chiến tranh ukraine)
Trong thế kỷ 21, tình hình xăng dầu thế giới không chỉ là một chủ đề về kinh tế mà còn
pha lẫn thêm các yếu tố về chính trị, về môi trường và công nghệ. Nhu cầu không ngừng
tăng lên từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển, cùng với công cuộc chuyển đổi năng
lượng sạch của toàn thế giới, và các yếu tố trình trị khó lường trước đã tạo nên một thị
trường xăng dầu thế giới đầy biến động và không có gì chắc chắn.
Trong tình hình phức tạp này, chúng ta cần tiếp cận và hiểu rõ những thách thức và cơ
hội đằng sau những nhịp đập đầy sinh động của thị trường xăng dầu thế giới, với hy vọng
rằng, thông qua việc này, chúng ta có thể kế hoạch hoá một tương lai về ngành công
nghiệp năng lượng năng động và bền vững hơn.
1. Giá cả và sự biến động:
Năm 2022, chúng ta chứng kiến một thị trường xăng dầu thế giới với một loại biến
động đáng chú ý.
(Nguồn:
https://media-cdn-v2.laodong.vn/Storage/NewsPortal/2022/8/11/1079726/12.png )
Thông qua biểu đồ, ta thấy được toàn cảnh của một thị trường xăng dầu thế giới năm
2022, một năm mà thị trường xăng dầu làm người mua phải đổ mồ hôi vì sự biến động
như tàu lượn. Trong quý đầu năm, giá xăng dầu tăng đột ngột do sự hồi phục của nền
kinh tế toàn cầu sau đợt giãn cách xã hội do đại dịch COVID-19. Nhu cầu đột ngột tăng
mạnh từ các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Hoa Kỳ, khiến giá xăng dầu tăng lên
mức độ cao nhất. Trong quý giữa năm, thị trường chứng kiến sự dao động lớn do các tình
hình địa chính trị và chiến tranh tại các khu vực như Ukraine và Trung Đông. Những
xung đột này tạo ra sự không chắc chắn về nguồn cung xăng dầu, dẫn đến việc giá xăng
dầu tăng và giảm liên tục trong thời gian ngắn. Cuối năm 2022, áp lực từ việc giảm lượng
khí thải và chuyển đổi sang nguồn năng lượng tái tạo trở nên rõ ràng hơn. Điều này đặt ra
thách thức cho thị trường xăng dầu truyền thống, khi các nước ngày càng chuyển hướng
đầu tư vào năng lượng sạch và hiệu quả. Các biến động này tạo nên một bức tranh đầy
thách thức và cơ hội, đồng thời làm thay đổi cách mà người tiêu dùng và ngành công
nghiệp nhìn nhận về nguồn năng lượng trong thời đại mới.
2. Nguồn cung xăng dầu thế giới năm 2022:
2.1. Năm 2022, khi các hạn chế về dịch Covid được nới lỏng, Saudi đã thúc đẩy
OPEC+ huỷ bỏ hoàn toàn việc cắt giảm để đề ra năm 2021 do lượng cầu sụt giảm
trầm trọng. Nhờ đó mà đã tăng sản lượng dầu trong năm 2022 mức tăng trưởng 4,7
triệu thùng/ngày. Giúp tăng cung lượng dầu trên thị trường, khiến giá dầu giảm
xuống. Điều này dẫn đến giá xăng dầu giảm mạnh trên toàn cầu, mang lại lợi ích
cho người tiêu dùng nhưng là một thách thức cho các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ.
(https://www.iea.org/reports/oil-market-report-january-2023 )
2.2. Ảnh hưởng từ sự gián đoạn ở Nga:
Sự gián đoạn trong sản xuất dầu ở Nga xuất phát từ việc các quốc gia và tổ chức
quốc tế áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế do các hành động và chính sách
của chính phủ Nga. Những biện pháp này bao gồm việc hạn chế xuất khẩu dầu
thô, giới hạn quy mô giao dịch tài chính và áp đặt lệnh cấm xuất khẩu hàng hóa.
Theo đó, sản lượng sản xuất dầu của Nga bị giảm 1,1 triệu thùng/ngày vào tháng
2/2023 (https://www.iea.org/reports/oil-market-report-march-2022). Gián đoạn
trong nguồn cung dầu từ Nga đã tạo ra lo ngại về thiếu hụt dầu trên thị trường.
Nga vốn dĩ là một nguồn cung truyền thống cho Châu Âu đã chuyển hướng nguồn
cung dầu sang châu Á do nhu cầu tăng lớn từ các quốc gia như Trung Quốc và Ấn
Độ. Thách thức chính trị và quan hệ quốc tế với châu Âu đã khiến Nga tìm kiếm
đối tác mới, ảnh hưởng đến thị trường dầu châu Âu. Điều này buộc châu Âu phải
tìm nguồn cung mới, kéo dài thời gian vận chuyển và tăng chi phí. Đây là dấu hiệu
của sự biến động liên tục trên thị trường năng lượng toàn cầu, gây ra thách thức
trong việc điều chỉnh và đảm bảo nguồn cung ổn định.
2.3. Tăng cung từ các quốc gia không thuộc OPEC+:
Trong năm 2022, việc tăng nguồn cung xăng dầu từ các quốc gia không thuộc
OPEC+ đặc biệt được dẫn đầu bởi Mỹ đã đóng vai trò quan trọng trong việc đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường thế giới. Số liệu chỉ ra rằng, sự gia
tăng này đạt mức 1,9 triệu thùng/ngày ( nguồn: https://www.iea.org/reports/oil-
market-report-january-2023), là kết quả của nỗ lực tăng sản xuất từ Mỹ và các
quốc gia khác như Nga, Canada, Brazil, và Norway. Mỹ tiếp tục là nguồn cung
cấp chính cho thị trường xăng dầu thế giới, với việc tăng sản lượng từ các bang
như Texas và North Dakota. Ngoài ra, Nga, không phải là thành viên OPEC+, vẫn
đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tăng trưởng thông qua sự gia
tăng sản lượng. Cùng với đó, Canada, Brazil, và Norway cũng đã đóng góp vào
việc tăng cường nguồn cung xăng dầu thông qua việc tăng sản xuất từ các mỏ dầu
lớn và các khu vực trữ lượng dầu lớn. Những nỗ lực này đã giúp duy trì sự ổn định
và cung cấp đủ nguồn năng lượng cho thị trường xăng dầu thế giới trong năm
2022.
3. Chuyển đổi năng lượng - công nghệ ô tô:
Sự chuyển đổi đáng kể trong ngành công nghiệp ô tô đang thay đổi định hình nhu
cầu về năng lượng. Công nghệ ô tô điện đang phát triển với tốc độ đáng kể, đồng
thời, nhu cầu ngày càng cao về năng lượng sạch đang tạo nên áp lực giảm thiểu sự
phụ thuộc vào xăng dầu truyền thống. Những xu hướng tạo ra một thách thức lớn
cho ngành công nghiệp dầu mỏ, đặt họ vào tình trạng cần phải tìm ra các giải pháp
tiên tiến để đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng yêu cầu về nguồn năng lượng
sạch trong tương lai.
Theo một thống kê cho rằng, trong 3 tháng đầu năm 2022, khi giá xăng tăng,
người tiêu dùng đã tăng cường quan tâm đến các loại ô tô điện. Thú vị hơn, theo
Ivan Drury, nhà phân tích của Edmunds.com, người tiêu dùng có phản ứng tức thì,
nhưng họ nhanh chóng bắt kịp với giá xăng cao hơn. Ngay khi giá xăng giảm vào
tháng 4, sự quan tâm đến các loại ô tô điện cũng giảm, mặc dù không nhanh như
giảm giá xăng. Và khi giá xăng tăng lên và đạt được kỷ lục mới vào tháng 6, sự
quan tâm đối với các ô tô xanh cũng tăng lên, nhưng không nhiều như trước. Điều
này cho thấy sức hút của các loại ô tô xanh vẫn mạnh mẽ, nhưng giảm đi đáng kể
sau khi người tiêu dùng quen với việc trả giá xăng cao hơn. ( nguồn:
https://edition.cnn.com/2022/08/05/business/ev-hybrid-shopping-gas-prices/
index.html )
Sự gia tăng đáng kể về số lượng ô tô điện, xe tải nhỏ, xe tải và buýt đã dẫn đến
một sự giảm nhẹ trong nhu cầu xăng dầu, đặc biệt là giảm khoảng 1,5 triệu thùng
mỗi ngày vào năm 2022. Điều Đây là một bằng chứng rõ ràng về việc xe điện có
ảnh hưởng đáng kể đối với thị trường xăng dầu, tạo cho người tiêu dùng và các
công ty chuyển hướng từ việc sử dụng nhiên liệu truyền thống sang các phương
tiện tiện lợi hơn và thân thiện với môi trường.
(https://about.bnef.com/blog/electric-cars-have-dented-fuel-demand-by-2040-
theyll-slash-it/#:~:text=Global%20oil%20demand%20is%20set,oil%20per%20day
%20in%202022.).
Sự chuyển đổi đáng kể từ các phương tiện chạy bằng xăng sang ô tô điện và xe tải
đang tạo ra một biến động lớn trên thị trường xăng dầu. Cùng với sự tăng cường
đáng kể về số lượng các phương tiện tiện lợi này, nhu cầu giảm dần đối với số
lượng dầu truyền thống đã dẫn đến một tình huống cạnh tranh gay gắt giữa các nhà
sản xuất năng lượng. Công ty dầu mỏ đang phải đối mặt với áp lực giảm sản lượng
và tìm cách để duy trì lợi nhuận trong bối cảnh giảm dần của thị trường xăng dầu.
4. Tương lai của thị trường xăng dầu:
Trong tương lai, thị trường xăng dầu có thể tiếp tục đối mặt với những quy thức.
Sự chuyển đổi sang nguồn năng lượng tái tạo, tăng cường ô tô điện và nhu cầu về
năng lượng sạch làm tăng áp lực lên công nghiệp dầu khí lớn. Hơn nữa, việc tăng
cường năng lực sản xuất tại các quốc gia đang phát triển cũng có thể thay đổi cấu
hình cung cấp toàn cầu.

Tóm lại, tình hình xăng dầu thế giới đang đối mặt với sự biến động liên tục, bởi
các yếu tố như dịch bệnh, chiến tranh, và chuyển đổi sang nguồn năng lượng tái
tạo. Để đối phó với những công thức này, các quốc gia và các nhà sản xuất cần
hợp lý chặt chẽ, tìm kiếm giải pháp đổi mới và cung cấp sự chuyển đổi sang năng
lượng sạch, thúc đẩy đảm bảo an ninh năng lượng và bền vững cho tương lai.

You might also like