You are on page 1of 5

BÀI VIẾT THU HOẠCH CHƯƠNG 2

Họ và tên:
Mã số sinh viên:
Lớp/ Chuyên ngành / Khóa:
Chủ đề: Em hiểu thế nào về nền kinh tế thị trường.
Bài làm
Hàng hóa là một trong những yếu tố thị trường, do vậy, việc nghiên cứu hàng
hóa không thể tách ròi việc nghiên cứu về thị trường. Mặt khác, các loại thị trường
là một trong những thực thể của nền kinh tế thị trường nên nghiên cứu về thị
trường cũng không thể tách rời việc nghiên cứu nền kinh tế thị trường. Vì vậy việc
tìm hiểu về nền kinh tế thị trường ở các nước phát triển để phát triển Việt Nam là
vô cùng quan trọng,
1. Nền kinh tế thị trường.
1.1. Khái niệm:
 Là nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường.
Vậy thị trường là gì: là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà người mua và
người bán (hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc
gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ.
 Là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi
đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị
trường.

Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại. Chủ nghĩa tư bản đã lấy
kinh tế thị trường làm cơ sử cho sự tồn tại, vận động,, phát triển của mình. Kinh tế
thị trường đã trải qua nhiều giai đoạn biến đổi thăng trầm, tiến hóa theo thời gian
cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và các quan hệ kinh tế, dưới tác động
của cách mạng khoa học – kỹ thuật. Trong những năm gần đây, dựa theo những nét
khắc biệt và tương đồng, người ta đã chia các mô hình kinh tế thị trường đang vận
hành thế giới thành nhiều nhóm, tiêu biểu là mô hình thể chế kinh tế thị trường tự
do (Mỹ, Anh..); mô hình thể chế kinh tế thị trường xã hội (Đức, Thụy Điển..); mô
hình thể chế kinh tế chính trị nhà nước phát triển (Nhật Bản, Hàn Quốc..); mô hình
thể chế kinh tế chính trị định hướng xã hội chủ nghĩa như ở Việt Nam...

1.2. Đặc trưng phổ biến của nền kinh tế thị trường
- Thứ nhất, có sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Các
chủ thể kinh tế bình đằng trước Pháp luật.
 Theo Hoa Kỳ thì nền kinh tế thị trường phải là một nền kinh tế cạnh
tranh công bằng, không ưu đãi đối với bất kỳ thành phần kinh tế nào.
 Đức cũng phát triển và theo đuổi mục tiêu: thực hiện công bằng xã hội
theo nghĩa là công bằng trong khởi nghiệp và phân phối thông qua các
chính sách xã hội nhà nước.
- Thứ hai, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bố các nguồn lực
xã hội thông qua các hoạt động của thị trường bộ phận.
Một đặc điểm cơ bản của nền kinh tế ở Hoa Kỳ là cá nhân và doanh nghiệp
có thể tự do lựa chọn hàng hóa và dịch vụ theo sở thích và thị hiếu của họ.
Quyết định sản xuất cái gì, sản xuất cho ai với một số nguồn lực hạn chế
được giải quyết bởi các lực lượng của thị trường, gọi là cung và cầu về hàng
hóa và dịch vụ.
- Thứ ba, giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường; cạnh tranh vừa là
môi trường vừa là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh; động
lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi nhuận và lợi ích kinh
tế- xã hội khác; nhà nước là chủ thể thực hiện quản lý, chức năng kinh tế;
thực hiện khắc phục các khuyết tật của thị trường, thúc đẩy những yếu tố
tích cực, đảm bảo bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế.
 Kể từ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giời vào
năm 2007 cho đến năm 2018, Việt Nam đã được 69 quốc gia khác
trên thế giới công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường. Như vậy,
Việt Nam đã được coi là nền kinh tế có giá cả thị trường được quyết
định bởi sự cạnh tranh tự do.
 Nền tảng cho sức mạnh cạnh tranh quốc tế ở Đức không chỉ năm ở
các tập đoàn lớn như Siemens, Volkswagen, Allianz... mà còn nằm ở
hàng chục nghìn doanh nghiệp chế biến, gia công vừa và nhỏ.. Những
doanh nghiệp này thực sự tạo nên xương sống cho nền kinh tế Đức cụ
thể tạo việc làm cho 25 triệu người và ngày nay là cung cấp việc làm
cho gần 70% lực lượng lao động Đức. Thêm vào đó, nền kinh tế thị
trường Đức còn được tổ chức thêm kiểu “sân bóng đá”
 Xã hội là một sân bóng
 Các giai cấp và tầng lớp khác là cầu thủ
 Nhà nước là trọng tài, đóng vai trò bảo đảm cho trận đấu diễn r
theo luật, tránh tai họa.
 Mức độ sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ đối với tư liệu sản xuất
được xe là một tiêu chí quan trọng để Hoa Kỳ xác định nền kinh tế thị
trường.
- Thứ tư, là nền kinh tế mở, thị trường trong nước quan hệ mật thiết với thị
trường quốc tế.
 Chính phủ Nhật Bản định hướng chính sách độc quyền với mục tiêu
phát triển và cạnh tranh quốc tế thay vì duy trì cạnh tranh trong nước,
tài trợ nghiên cứu phát triển và sử dụng các cơ quan cấp phép, phê
duyệt để đạt mục tiêu phát triển.
 Tiêu chí thứ ba của Hoa Kỳ đối với nền kinh tế thị trường là về mức
độ tự do hoạt động đầu tư nước ngoài, một số yếu tố có thể được xem
như: sự cởi mở của môi trường đầu tư, sự không phân biệt đối xử giữa
các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, các quy định chuyển lợi
nhuận về nước.
1.3. Ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường.
Nền kinh tế thị trường có nhiều ưu thế, tuy nhiên nó cũng có những
khuyết tật. Những ưu thế và khuyết tật đó là:
1.3.1. Ưu thế của nền kinh tế thị trường
- Một là, nền kinh tế thị trường luôn tạo động lực cho sự sáng tạo các chủ thể
kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể có cơ hội tìm ra động lực sáng
tạo của mình. Thông qua vào trò của thị trường mà nền kinh tế thị trường trở
thành phương thức hữu hiệu kích thích sự sáng tạo trong hoạt động các chủ
thể kinh tế, tạo điều kiện cho hoạt động tự do của họ, tăng năng xuất và hiệu
quả sản xuất. Nền kinh tế thị trường tọa môi trường mở rộng cho các mô
hinh kinh doanh theo sự phát triển của xã hội.
 Vì tương đối nghèo tài nguyên nên nền kinh tế Đức tập trung vào các
lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Nền công nghiệp Đức đóng
vai trò trụ cột trong nền kinh tế Đức. Nó chiếm 37% tổng năng lực
nền kinh tế và luôn được đánh giá kà tốt nhất thế giới.
- Hai là, nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ
thể, các vùng miền cũng như lợi thế quốc gia.
 Chính phủ Nhật Bản dùng các nguồn lực có được từ các nguồn tái
thiết nền kinh tế sau chiến tranh như một đòn bẩy để thúc đẩy các
doanh nghiệp hợp tác với Chính phủ thực thi những mục tiêu chiến
lược mà chính phủ đề ra.
- Ba là, nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa
nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.
 Ví dụ như nhu cầu con người là đi làm ở xa một cách nhanh chóng và
thuận tiện thì đã có sự ra đời của ô tô, xe máy, máy bay, tàu điện..
 Hay là sự xuất hiện của thiết bị điện tử, mạng Internet giúp đỡ con
người trong cuộc sống rất nhiều song song cùng với đó là sự phát triển
tiến bộ văn minh loài người đến thời kỳ 4.0 như hiện nay.
1.3.2. Khuyết tật của nền kinh tế thị trường
- Một là, trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng.
 Một ví dụ điển hình nhất cho chuyện này chính là biến động khủng
hoảng kinh tế trong thời kỳ COVID-19. Dịch đã ảnh hưởng tới 215
quốc gia, gần 35 chục triệu người mắc phải, số ca tử vong vượt mốc 5
triệu dẫn đến nền kinh tế toàn cầu bước vào giai đoạn suy thoái.
- Hai là, nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài
nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
 Lượng dự trữ dầu trên toàn thế giới sẽ tiếp tục giảm và chỉ đủ trong
30-40 năm nữa
 Hay mặc dù 70% bề mặt trái đất bao phủ nước nhưng chỉ có 2.5%
lượng là thích hợp cho tiêu dùng.
- Ba là, nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa
sâu sắc xã hội. Đây là một khuyết tật của nền kinh tế thị trường cần phải có
sự bổ sung và điều tiết bởi vai trò nhà nước.
Tóm lại, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vô cùng quan trọng
trong xã hội và thế giới. Mỗi quốc gia đều có một nền kinh tế thị trường
riêng biệt mà các quốc gia khác nên xem xét và học hỏi và Việt Nam không
phải là một ngoại lệ. Việc tiếp thu các nền kinh tế thị trường trên thế giới sẽ
phần nào giúp chúng ta có một sự phát triển kinh tế ổn định hơn.

_______________________________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình KTCT Mác-Lê Nin, Bộ GD&ĐT, 2019
2. Một số kinh nghiệm của CHLB Đức về giải quyết quan hệ gữa tăng
trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ xã hội.
3. Tiêu chí nền kinh tế thị trường của Hoa kỳ - kinh nghiệm cho Việt Nam
4. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: Sự sáng tạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam
5. https://www.qdnd.vn/phong-chong-dien-bien-hoa-binh/phat-trien-kinh-
te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-la-lua-chon-dung-cua-viet-
nam-649445

You might also like