You are on page 1of 29

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

BÀI TẬP NHÓM

Kinh tế Chính Trị Mác-Lênin

Lớp học phần: Kinh tế Chính Trị Mác-Lênin


Lớp: K25KTH
Giảng viên: Phạm Thanh Hiền
Nhóm 1
Thành viên
Họ và tên Mã SV Nhiệm vụ

Lê Đức Minh 25A4021470 Word+ slide

Khuyết tật của nền


Trần Minh Trang 25A4021117
kinh tế thị trường

Mặt trái của nền


Vương Thị Hằng 25A4020775
kinh tế thị trường

Phan Huy Duy 25A4020197 Word+ slide

Ưu thế nền kinh tế


Phạm Thanh Mai 25A4021466
thị trường

Tạ Thị Huyền Trang 25A4021114 Liên hệ

Phạm Thị Khánh Huyền 25A4021071 Liên hệ

Ưu thế nền kinh tế


Võ Thị Ngọc Huyền 25A4021075 thị trường

Khuyết tật của nền


Phạm Đình Khánh Vân 25A4021141 kinh tế thị trường

Lục Thị Thu Trang Mặt trái của nền


25A4020235 kinh tế thị trường
25A4020235
MỤC LỤC

CHƯƠNG I: Khái quát chung về nền kinh tế thị trường......................1


CHƯƠNG II: Tính ưu việt của nền kinh tế thị trường..........................1
1.Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực cho sự sáng................2
tạo của các chủ thể kinh tế.................................................................2
2. Nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt nhất tiềm năng...............4
của mọi chủ thể, các vùng , miền cũng như lợi thế quốc gia.............4
3. Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức để.................5
thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy sự tiến bộ,
văn minh của xã hội............................................................................5
CHƯƠNG III: Khuyết tật của nền kinh tế thị trường...........................7
1. Trong nền kinh tế thị trường luôm tiềm ẩn những rủi ro khủng
hoảng..................................................................................................7
2. Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng...........8
cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên,
môi trường xã hôi...............................................................................8
3. Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân
hóa sâu sắc trong xã hội.....................................................................9
CHƯƠNG IV: Liên hệ........................................................................10
1.Quy mô nền kinh tế tăng nhanh.....................................................10
2.Phát triển gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa - xã hội...........12
3.Hội nhập quốc tế sâu rộng, vị thế ngày càng được nâng cao.......14
CHƯƠNG V: Mặt Trái.......................................................................19
CHƯƠNG VI: Một số định hướng giải pháp phát triển......................22
NGUỒN..............................................................................................25
CHƯƠNG I: Khái quát chung về nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế
thị trường. Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan
hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác
động điều tiết của các quy luật thị trường. Tất cả các yếu tố đầu vào và
đầu ra của sản xuất được thực hiện thông qua thị trường và theo các
quy luật khách quan vốn có của nó.

CHƯƠNG II: Tính ưu việt của nền kinh tế thị trường

Bản chất kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh
tế hàng hóa, tại đó các chủ thể kinh tế được dẫn dắt bởi bàn tay vô
hình - đó là các quy luật thị trường. Sự điều tiết, dẫn dắt này tạo ra các
ưu thế tác động sản xuất.

1
1.Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực cho sự sáng
tạo của các chủ thể kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng bởi các quy luật cung cầu
cộng với sự cạnh tranh khốc liệt. Các chủ thể kinh tế phải không
ngừng đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất,
nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Thông qua vai
trò của thị trường mà nền kinh tế thị trường trở thành phương thức
hữu hiệu kích thích sự sáng tạo trong hoạt động của các chủ thể kinh
tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do của họ. Qua đó thúc
đẩy tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất, làm cho nền kinh
tế hoạt động năng động, hiệu quả. Nền kinh tế thị trường chấp nhận
những ý tưởng sáng tạo mới trong thực hiện sản xuất kinh doanh và
quản lý nền kinh tế thị trường. Tạo môi trường rộng mở cho các mô
hình kinh doanh mới theo sự phát triển của xã hội.

2
Ví dụ: Trong ngành thời trang, nhằm đáp ứng nhu cầu của giới trẻ,
cùng với sự cạnh tranh gay gắt. Các hãng thời trang phải không ngừng
sáng tạo các kiểu dáng mới, mẫu mới cũng như thay đổi chất liệu sản
phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. 

3
2. Nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt nhất tiềm năng
của mọi chủ thể, các vùng , miền cũng như lợi thế quốc gia. 

Trong nền kinh tế thị trường mọi, mọi tiềm năng, lợi thế đều có thể
phát huy, đều có thể trở thành lợi ích đóng góp cho xã hội. Thông qua
vai trò gắn kết của thị trường mà nền kinh tế thị trường trở thành
phương thức hiệu quả hơn hẳn so với nền kinh tế tự cấp, tự túc hay
nền kinh tế kế hoạch hóa, bởi kinh tế thị trường phát huy được tiềm
năng, lợi thế của từng thành viên, từng vùng, miền trong quốc gia, của
từng quốc gia trong quan hệ kinh tế với các nước còn lại của thế giới.

Ví dụ 1: Một số nơi như Hải Dương, Bắc Giang có lợi thế về trồng vải
thiều nhờ điều kiện thuận lợi từ tự nhiên và từ thổ nhữ nơi đây. Chính
vì vậy việc xây dựng những hợp tác xã, các trang trại trồng vải thiều ở
đây thì tiền năng hơn các nơi khác và đáp ứng tốt được thị trường
trong nước và xuất khẩu 

4
Ví dụ 2: Việt Nam là 1 quốc gia có lợi thế về tài nguyên đất, nguồn
lao động dồi dào, giá rẻ nên có lợi thế cung ứng lao động trong các
lĩnh vực như nông nghiệp, may mặc, đóng gói sản phẩm, công nghệ
chế biến

3. Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức để


thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy sự tiến bộ, văn
minh của xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường, các thành viên của xã hội luôn có thể tìm
thấy cơ hội tối đã để thỏa mãn nhu cầu của mình. Với sự tác động của
các quy luật thị trường nền kinh tế thị trường luôn tạo ra sự phù hợp
giữa khối lượng, cơ cấu sản xuất với khối lượng, cơ cấu nhu cầu tiêu
dùng của xã hội. Nhờ đó, nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ
khác nhau được đáp ứng kịp thời: người tiêu dùng được thỏa mãn nhu
cầu cũng như đáp ứng đầy đủ mọi chủng loại hàng hóa, dịch vụ.
Thông qua đó, nền kinh tế thị trường trở thành phương thức để thúc
đẩy sự văn minh, tiến bộ của xã hội. 

5
Ví dụ: Trong kinh tế thị trường sự cạnh tranh giữa bệnh viện công và
bệnh viện tư là tất yếu sự cạnh tranh này buộc bệnh viện nhà nước họ
phải chuyển đổi mô hình tư nhân hóa từng phần đầu tư trang thiết bị
và và thay đổi phong cách phục vụ bệnh nhân. 
—> Kinh tế thị trường làm cho xã hội ngày càng văn minh và hiện đại
hơn.

6
CHƯƠNG III: Khuyết tật của nền kinh tế thị trường

1. Trong nền kinh tế thị trường luôm tiềm ẩn những rủi ro khủng
hoảng.

Sự vận động của cơ chế thị trường không phải khi nào cũng tạo ra
được những cân đối. Thị trường vốn dĩ rất nhạy cảm, khó dự đoán
chính xác, cho nên khi xảy ra các biến cố như : chiến tranh, dịch bệnh,
thiên tai hay cấm vận… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến khủng
hoảng thị trường. Khủng hoảng có thể diễn ra cục bộ hoặc trên phạm
vi tổng thể. Nền kinh tế không tự khắc phục được những rủi ro tiềm ẩn
này.

Ví dụ: Cuộc chiến tranh giữa Nga và Ucraina, làm ảnh hưởng đến
nguồn cung khí đốt và xăng dầu. Nguồn cung khan hiếm,giá xăng dầu
tăng chóng mặt, gây ra khủng hoảng năng lượng ở các nước nhập
khẩu xăng dầu, và các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng nguồn năng
lượng này.

7
2. Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng
cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên,
môi trường xã hôi.

Các chủ thể trong nền kinh tế thị trường với mục đích là tối đa hóa lợi
nhuận, vì lợi ích trước mắt mang tính cá nhân nên có thể khai thác cạn
kiệt nguồn tài nguyên, gây suy thoái môi trường tự nhiên. Cơ chế thị
trường cũng làm tha hóa biến chất một bộ phận không nhỏ cán bộ khi
chạy theo lợi ích cá nhân, gây tham ô, tham nhũng tài sản quốc gia. Tự
bản thân nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phục được các
khuyết tật này.

Ví dụ: Công ty Formusa Hà Tĩnh gây ô nhiễm biển « cá chết hàng loạt
» năm 2016.

8
3. Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân
hóa sâu sắc trong xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng phân hóa xã hội về thu nhập,
về cơ hội là tất yếu. Bản thân nền kinh tế thị trường không thể tự khắc
phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc. Các quy luật thị trường luôn
phân bổ lợi ích theo mức độ và loại hình hoạt động tham gia thị
trường, cộng với tác động của cạnh tranh mà dẫn đến sự phân hóa như
một tất yếu. Đây là khuyết tật của nên kinh tế thị trường cần phải có
sự bổ sung và điều tiết bởi vai trò của nhà nước. Do những khuyết tịch
của kinh tế thị trường nên trong thực tế không tồn tại một nền kinh tế
thị trường thuần tuý, mà thường có sự can thiệp của nhà nước để sửa
chữa những thất bại của cơ chế thị trường. Khi đó, nền kinh tế được
gọi là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước hay nền kinh
tế hỗn hợp.

Ví dụ: Khu ổ chuột nằm ngay bên cạnh một khu căn hộ cao cấp tại
thành phố Sao Paulo, Brazil.

9
CHƯƠNG IV: Liên hệ

37 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện.
Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên; đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đất nước chưa bao giờ có
được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Đây là niềm tự
hào, là động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn
dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững
bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ; phát triển nhanh và
bền vững đất nước.
1.Quy mô nền kinh tế tăng nhanh

Trong suốt 37 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng
khá ấn tượng. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990),
mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn
1991 - 1995, GDP bình quân đã tăng gấp đôi, đạt 8,2%/năm; các giai
đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao; giai đoạn 2016 - 2019
đạt mức bình quân 6,8%. Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng
nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ tăng GDP của Việt
Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới.
10
Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới
đạt 6,3 tỷ USD/năm thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 268,4 tỷ
USD/năm. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải
thiện rõ rệt, năm 1985 bình quân thu nhập đầu người mới đạt 159
USD/năm thì đến năm 2020 đạt khoảng 2.750 USD/năm.

Những nỗ lực đổi mới trong 37 năm qua đã giúp cho môi trường đầu
tư liên tục được cải thiện, nhờ đó đã thu hút ngày càng nhiều hơn vốn
đầu tư cho phát triển. Tính riêng năm 2019, vốn đầu tư phát triển toàn
xã hội thực hiện theo giá hiện hành đạt 2.046,8 nghìn tỷ đồng; tổng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 38,02 tỷ USD, cao nhất
trong vòng 10 năm lại đây. Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-
19, Việt Nam vẫn là một điểm đến tin cậy cho các nhà đầu tư với tổng
vốn FDI đạt 28,5 tỷ USD. Ngoài ra, tại Việt Nam đã hình thành các
vùng kinh tế trọng điểm để làm động lực cho phát triển kinh tế vùng,
miền và cả nước; phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung
nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển, đồng thời hình thành các vùng
chuyên môn hóa cây trồng, vật nuôi gắn với chế biến công nghiệp...
Nhìn chung, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát
triển mạnh mẽ.
Qua 37 năm, từ chỗ thiếu ăn, Việt Nam đã trở thành một trong những
nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của
nhiều mặt hàng nông sản, như cà phê, gạo, hạt điều, rau quả, tôm, gỗ
11
và sản phẩm từ gỗ... luôn duy trì ở mức cao. Các mặt hàng xuất khẩu
khác cũng có bước tiến lớn. Đặc biệt, trong bối cảnh bị ảnh hưởng
nặng nề bởi dịch Covid-19 khiến hoạt động thương mại và đầu tư thế
giới suy giảm, thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt
Nam năm 2020 vẫn đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2019;
xuất siêu 19,1 tỷ USD - cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ
năm 2016. Với kim ngạch xuất nhập khẩu ấn tượng đã đưa Việt Nam
xếp thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu, đứng
thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế.

2.Phát triển gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa - xã hội

Trong suốt quá trình 37 năm đổi mới, việc tăng trưởng kinh tế đã cơ
bản gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xây dựng con người, tiến
bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tăng trưởng
kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong
từng bước phát triển. Từ chỗ Nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải
quyết việc làm đã dần chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế, chính
sách để các thành phần kinh tế và người lao động đều tham gia tạo
việc làm; từ chỗ không chấp nhận có sự phân hóa giàu - nghèo đã đi
12
đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực
xóa đói giảm nghèo. Công tác giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được
những thành tựu ấn tượng. Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm từ
58% năm 1993 xuống 22% năm 2005; 9,45% năm 2010, 7% năm
2015 và còn dưới 3% năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều).
Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển, cơ sở vật chất được nâng
cao, chất lượng đào tạo từng bước đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân
lực. Nhiều chỉ số về giáo dục phổ thông của Việt Nam được đánh giá
cao trong khu vực, như: Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99%
(đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN sau Singapore); tỷ lệ học sinh đi
học và hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm đạt 92,08%, đứng
ở tốp đầu của khối ASEAN.
Vị thế các trường đại học của Việt Nam đã được nâng lên trong bảng
xếp hạng châu Á và thế giới, năm 2019 xếp thứ 68/196 quốc gia trên
thế giới, tăng 12 bậc so với năm 2018. Lần đầu tiên, Việt Nam có 4 cơ
sở giáo dục đại học được vào top 1.000 trường đại học tốt nhất thế
giới. Việt Nam đang là điểm đến được lựa chọn của nhiều sinh viên
quốc tế trong những năm gần đây.

13
Năng lực của hệ thống các cơ sở y tế được củng cố và phát triển. Nhờ
đó, người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế hơn. Bên cạnh đó,
cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cũng được chú trọng đầu tư, đáp ứng
tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân… Việt Nam là một
trong số ít quốc gia có hệ thống y tế hoàn chỉnh, tổ chức rộng khắp tới
tận thôn, bản; làm chủ được nhiều kỹ thuật công nghệ cao mang tầm
thế giới như: ghép chi, tim, gan, thận...; kiểm soát được nhiều dịch
bệnh nguy hiểm, trong đó có Covid-19; chủ động sản xuất được nhiều
loại vắcxin phòng bệnh, mới đây nhất là vắcxin phòng Covid-19...
Bên cạnh đó, công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được Đảng và Nhà
nước quan tâm thực hiện. Đến nay, diện thụ hưởng chính sách an sinh
xã hội ngày càng mở rộng, mức hỗ trợ được nâng lên, đời sống vật
chất và tinh thần của người dân, đặc biệt là người nghèo, đồng bào
dân tộc thiểu số. Trong 25 năm qua, ngành Bảo hiểm xã hội đã giải
quyết cho hơn 112,5 triệu lượt người hưởng các chế độ bảo hiểm
xã hội. Từ năm 2003 - 2018, ngành Bảo hiểm xã hội phối hợp với
ngành Y tế đã đảm bảo quyền lợi cho trên 1.748 triệu lượt người tham
gia khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, bình quân mỗi năm có trên 109
triệu lượt người thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, các phong trào “Tương thân tương ái,” “Đền ơn đáp nghĩa,”
“Uống nước nhớ nguồn” do các cấp và các đoàn thể, các tổ chức xã
hội, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân thực hiện và hưởng ứng
tham gia trong những năm qua cũng đã phát huy truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, đóng góp đáng kể an sinh xã hội cho nhân dân, nhất là
người nghèo, vùng khó khăn.

3.Hội nhập quốc tế sâu rộng, vị thế ngày càng được nâng cao

37 năm đổi mới cũng là một chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu
rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức. Việt Nam đã thiết lập
được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế; tích cực xây dựng

14
Cộng đồng ASEAN 2015 và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ
hơn theo cam kết WTO. Đến nay, đã có 71 quốc gia công nhận nền
kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác
thương mại lớn của Việt Nam.
Từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã ký kết 15 FTA khu vực
và song phương và đang đàm phán 2 FTA với các đối tác khác. Các
FTA mà Việt Nam tham gia có độ phủ rộng hầu hết các châu lục với
gần 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế giới, trong
đó có 15 nước thành viên G20 và 9/10 đối tác kinh tế - thương mại lớn
nhất của Việt Nam thuộc 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là Bắc
Mỹ, Tây Âu và Đông Á. Do đó, việc tham gia và thực thi các FTA sẽ
mang lại những cơ hội lớn cho Việt Nam, tác động tích cực tới phát
triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và
sản phẩm...
Việt Nam cũng là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm cao
trong các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã tham gia vào Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á -
Thái Bình Dương (APEC), các tổ chức của Liên hợp quốc... đóng góp
tích cực và đang trở thành nước có vị thế và vai trò ngày càng cao ở
khu vực, được cộng đồng quốc tế tôn trọng. Bên cạnh đó, Việt Nam
đã được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc,
như: Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 - 2016, Ủy ban Di sản Thế
giới của UNESCO nhiệm kỳ 2013 - 2017, Hội đồng kinh tế - xã hội
của Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016 - 2018.
Đặc biệt, năm 2020, Việt Nam cùng lúc đảm nhận 3 trọng trách: Ủy
viên không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch
ASEAN và Chủ tịch AIPA. Trong bối cảnh vô cùng khó khăn của đại
dịch Covid-19 và những thiệt hại nặng nề do thiên tai bão lũ... song
Việt Nam đã hoàn thành tốt cả ba trọng trách, góp phần nâng cao uy
tín, vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Những thành tựu của 37 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã tiếp tục
khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo.
Những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử kết tinh sức sáng tạo của

15
Đảng và nhân dân ta, khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của
thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng
đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Cùng với việc đánh giá đúng thành tựu, cần nhận rõ những khuyết
điểm và yếu kém.
Thứ nhất: là Nước ta còn nghèo và kém phát triển. Chúng ta lại chưa
thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn
vốn cho đầu tư phát triển.
Đến nay nước ta vẫn còn là một trong những nước nghèo nhất trên thế
giới; trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất
kinh doanh thấp, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn lạc hậu, nợ nần nhiều.
Trong khi nhu cầu vốn đầu tư phát triển rất lớn và cấp bách, một số cơ
quan nhà nước, đảng, đoàn thể, tổ chức kinh tế, một bộ phận cán bộ và
16
nhân dân lại tiêu xài lãng phí, quá mức mình làm ra, chưa tiết kiệm để
dồn vốn cho đầu tư phát triển. Nhà nước còn thiếu chính sách để huy
động có hiệu quả nguồn vốn trong dân. Năm 1995, đầu tư xây dựng cơ
bản bằng vốn trong nước (kể cả nguồn vốn khấu hao cơ bản) chỉ
chiếm 16,7% GDP, trong đó phần vốn ngân sách chỉ chiếm 4,2%
GDP, còn rất thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế. Sử dụng nguồn
lực còn phân tán, kém hiệu quả, chưa kiên quyết tập trung cho các
chương trình, dự án kinh tế - xã hội cấp thiết.
Thứ hai: là Tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực và nhiều vấn đề phải
giải quyết.
Nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí của công chưa ngăn chặn được.
Tiêu cực trong bộ máy nhà nước, đảng và đoàn thể, trong các doanh
nghiệp nhà nước, nhất là trên các lĩnh vực nhà đất, xây dựng cơ bản,
hợp tác đầu tư, thuế, xuất nhập khẩu và cả trong hoạt động của nhiều
cơ quan thi hành pháp luật,… nghiêm trọng kéo dài. Việc làm đang là
vấn đề gay gắt. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị
và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh. Đời sống một
bộ phận nhân dân, nhất là ở một số vùng căn cứ cách mạng và kháng
chiến cũ, vùng đồng bào dân tộc, còn quá khó khăn. Chất lượng giáo
dục, đào tạo, y tế ở nhiều nơi rất thấp. Người nghèo không đủ tiền để
chữa bệnh và cho con em đi học. Trong khi đó các nguồn tài chính từ
ngân sách và những nguồn lực khác có thể huy động được cho yêu cầu
phúc lợi xã hội vừa rất hạn chế vừa chưa được sử dụng có hiệu quả.
Tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường sinh thái, hủy hoại
tài nguyên ngày càng tăng. Văn hóa phẩm độc hại lan tràn. Tệ nạn xã
hội phát triển. Trật tự an toàn xã hội còn nhiều phức tạp.
Thứ ba: là Việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới có phần vừa
lúng túng vừa buông lỏng.
Chậm tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách để tạo động lực
và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả
hoạt động, phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. việc
thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước làm chậm. Chưa quan
tâm tổng kết thực tiễn, kịp thời chỉ ra phương hướng, biện pháp đổi

17
mới kinh tế hớp tác, để hợp tác xã ở nhiều nơi tan rã hoặc chỉ còn là
hình thức, cản trở sản xuất phát triển; chưa kịp thời đúc kết kinh
nghiệm, giúp đỡ các hình thức kinh tế hợp tác mới phát triển. Chưa
giải quyết tốt một số chính sách để khuyến khích kinh tế tư nhân phát
huy tiềm năng, đồng thời chưa quản lý tốt thành phần kinh tế này.
quản lý kinh tế hợp tác liên doanh với nước ngoài có nhiều sơ hở.
Thứ tư: là Quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội còn yếu.
Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ và nhất quán,
thực hiện chưa nghiêm.
Công tác tài chính, ngân hàng, giá cả, kế hoạch hóa, quy hoạch xây
dựng, quản lý đất đai còn nhiều yếu kém; thủ tục hành chính… đổi
mới chậm. Thương nghiệp nhà nước bỏ trống một số trận địa quan
trọng chưa phát huy tốt vai trò chủ đạo trên thị trường. Quản lý xuất
nhập khẩu có nhiều sơ hở, tiêu cực, một số trường hợp gây tác động
xấu đối với sản xuất . Chế độ phân phối thu nhập còn nhiều bất hợp lý.
Bội chi ngân sách và nhập siêu còn lớn. Lạm phát tuy được kiềm chế
nhưng chưa vững chắc.
Quản lý nhà nước đối với các hoạt động khoa học và công nghệ, bảo
vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, giáo dục, đào tạo, thông tin, báo
chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ chưa tốt.
Thứ năm là Hệ thống chính trị còn nhiều nhược điểm.
Năng lực và hiện quả lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành
của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị, xã hội
chưa nâng lên kịp với đòi hỏi của tình hình. Bộ máy đảng, nhà nước,
đoàn thể chậm được sắp xếp lại, tinh giản và nâng cao chất lượng; còn
nhiều biểu hiện quan liêu, vi phạm nghiêm trọng quyền dân chủ của
nhân dân. Công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, thay đổi, trẻ hóa cán bộ,
chuẩn bị cán bộ kế cận còn lúng túng, chậm trễ. Năng lực và phẩm
chất của đội ngũ cán bộ chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ.
Điều đáng lo ngại là không ít cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng
cách mạng, tha hóa về phẩm chất, đạo đức; sức chiến đấu của một bộ
phận tổ chức cơ sở đảng suy yếu.

18
CHƯƠNG V: Mặt Trái

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam còn có một số mặt hạn chế:
hệ thống thị trường chưa đồng bộ; môi trường kinh tế (gồm cả vĩ mô
và vi mô) chưa được hoàn thiện và chưa thực sự hiệu quả, năng lực
quản lý nhà nước và cơ chế chính sách chưa theo kịp thực tiễn; nguồn
nhân lực chưa đáp ứng được với kinh tế thị trường trong bối cảnh hội
nhập.

Thứ nhất, quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa diễn ra chậm, nhất là nhận thức về bản chất và
nguyên tắc vận hành của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, nên đã tạo ra sự thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán và những bất
cập trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; do vậy, chưa
huy động được tối đa tiềm lực để phát triển kinh tế. Mối quan hệ giữa
Nhà nước, thị trường và xã hội chưa được xử lý phù hợp, rõ ràng,
minh bạch.

19
Thứ hai, tăng trưởng kinh tế còn chậm, chưa bền vững, vẫn ở dưới
mức tiềm năng, lực lượng sản xuất chưa được giải phóng triệt để, năng
suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh quốc tế chưa cao. Việt Nam là
một nước xuất phát từ nông nghiệp, người dân nhất là nông dân,
không nhạy cảm và phản ứng rất chậm với các tín hiệu thị trường, vì
họ chưa quen làm ăn theo quy luật của thị trường.

Thứ ba, việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển còn dàn trải, lãng
phí, chưa công bằng, chưa đem lại hiệu quả cao; vấn đề phân hóa giàu
nghèo, bất bình đẳng xã hội, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng;
đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận dân cư, nhất là nông
dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa chậm được cải thiện, ít được
hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng chung của nền kinh tế; Thời gian
Việt Nam áp dụng cơ chế thị trường chưa được lâu, chúng ta đã phải
trả giá không nhỏ cho những hiện tượng tiêu cực, do cách làm ăn
thuần túy chạy theo lợi nhuận đã dẫn đến các hình thức lừa đảo, hối
lộ, trốn thuế, nợ nần khó trả, thương mại hóa tràn lan, xâm nhập cả
vào các lĩnh vực dễ thương tổn như y tế, giáo dục, văn hoá… Yếu tố
vật chất được đề cao, yếu tố tinh thần, đạo đức có lúc, có nơi bị xem
nhẹ. Do vậy, đã xuất hiện những biểu hiện của chủ nghĩa vị kỷ, cá
nhân, coi trọng đồng tiền, xem thường truyền thống đạo lý, tác động
xấu tới đời sống xã hội.

20
Thứ tư, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn
nhiều vướng mắc, bất cập; nhiều doanh nghiệp nhà nước chậm thực
hiện cơ cấu lại và đổi mới cơ chế quản trị; phần lớn doanh nghiệp tư
nhân có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ thấp, năng lực tài chính và
quản trị yếu; nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài công nghệ
trung bình, gia công, lắp ráp, thiếu gắn kết, chuyển giao công nghệ,
thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển; đổi mới và phát triển
kinh tế hợp tác còn chậm, nhiều hợp tác xã chưa làm tốt vai trò liên
kết, hỗ trợ kinh tế hộ; thực hiện cơ chế giá thị trường đối với một số
hàng hóa, dịch vụ công còn lúng túng; một số loại thị trường, phương
thức giao dịch thị trường hiện đại chậm hình thành và phát triển, vận
hành còn nhiều vướng mắc, chưa hiệu quả, nhất là thị trường các yếu
tố sản xuất; hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả có mặt chưa cao...
Những hạn chế, bất cập này được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định
cần kiên quyết khắc phục và giải quyết trong thời gian tới.

Không thể phủ nhận rằng, các vấn đề nói trên, dù ít dù nhiều cũng là
các vấn đề của bản thân cơ chế quản lý. Trong nền kinh tế hiện nay
của Việt Nam, cơ chế quản lý mới đang ở giai đoạn đầu của sự phát
triển, nên có biểu hiện không đồng bộ, thiếu hụt, chưa thực sự tạo ra
môi trường an toàn và ổn định cho sản xuất và kinh doanh. Cơ sở pháp
21
lý của các hoạt động kinh tế, các hoạt động tài chính, ngân hàng, phân
cấp quản lý còn có nhiều điều bất cập...

CHƯƠNG VI: Một số định hướng giải pháp phát triển


Để hưởng đến mục tiêu đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng
hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển,
có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung
bình thấp; đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước
đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và
đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: trở thành
nước phát triển, thu nhập cao, trên cơ sở định hướng phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong Văn
kiện Đại hội XIII của Đảng, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp
cơ bản:

Một là, tập trung rà soát, sửa đổi những quy định chồng chéo, mâu
thuẫn, chưa hợp lý trong hệ thống luật pháp, các thủ tục hành chính
gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân, gây phân biệt đối xử
giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, tạo nên những rào
cản cản trở sự phát triển đất nước. Đồng thời, bổ sung luật pháp, cơ
chế, chính sách thể chế hóa đầy đủ quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền
tự do kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi,
hấp dẫn, công khai, minh bạch, thông thoáng để thu hút đầu tư, thuận
lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là việc
tạo môi trường thuận lợi cho hình thành, phát triển hệ sinh thái khởi
nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo doanh nghiệp; hỗ trợ,
khuyến khích sự ra đời, hoạt động của những lĩnh vực, những mô hình
sản xuất kinh doanh mới, công nghệ mới, sản phẩm mới trên cơ sở
những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; hỗ trợ,
thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng; cơ cấu lại nền kinh tế để
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh
tế, từng bước thực hiện chuyển đổi số cho các ngành, lĩnh vực, phát
triển kinh tế số, kinh thế tuần hoàn, kinh tế chia xẻ, phù hợp với xu thế
phát triển chung của thế giới.

22
Hai là, hoàn thiện thể chế về huy động, phân bổ các nguồn lực, về
quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, nguồn vốn đầu tư của Nhà nước
để việc phân bổ các nguồn lực của Nhà nước được thực hiện theo cơ
chế thị trường, thông qua đấu thầu công khai, minh bạch, có sự tham
gia của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Ba là, hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường, các
loại thị trường. Thực hiện nhất quán cơ chế giá trị thị trường với
các hàng hóa, dịch vụ, kể cả giá các dịch vụ công cơ bản, thu hẹp
giá do nhà nước quyết định. Phát triển đồng bộ, với cơ sở hạ tầng và
phương thức giao dịch hiện đại, các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ,
thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường khoa học - công nghệ, thị
trường lao động, thị trường bất động sản để các thị trường vận hành
thông suốt, kết nối thị trường trong nước với thị trường thế giới.

Bốn là, giải quyết hài hòa mối quan hệ Nhà nước, thị trường và xã hội
trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Phát huy đầy đủ vai trò của thị trường trong phân bổ các nguồn
lực sản xuất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, điều tiết hoạt
động của doanh nghiệp và thanh lọc doanh nghiệp yếu kém. Đồng
thời, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế của nhà nước;
tập trung vào nâng cao chất lượng xây dựng và thực thi luật pháp,
23
chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; đẩy mạnh cải cách hành
chính; giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiến tạo phát triển. Tạo điều kiện và
phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội bảo vệ quyền và lợi
ích của các thành viên, hội viên, phản biện, góp ý luật pháp, chính
sách của nhà nước, giám sát các doanh nghiệp, các cơ quan và đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức của nhà nước trong việc thực thi pháp
luật.

Năm là, tiếp tục hoàn thiện thể chế, thúc đẩy phát triển nâng cao hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhà nước
nhiệm vụ trọng tâm là đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu, thoái vốn, cổ phần
hóa cơ cấu lại doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới, nâng cao trình độ công
nghệ và áp dụng chế độ quản trị doanh nghiệp hiện đại. Đồng thời,
kiểm tra giám sát chặt chẽ không để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản
nhà nước. Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích phát triển các mô hình kinh
tế hợp tác, các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hộ trang
trại trong nông nghiệp. Hoàn thiện cơ chế chính sách để thúc đẩy phát
triển kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân là một trong những động lực
quan trọng của nền kinh tế. Phát triển doanh nghiệp tư nhân Việt Nam
lớn mạnh, nâng cao trình độ công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, mở
rộng thị trường, cải thiện thu nhập, điều kiện làm việc của người lao
động, và tham gia các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện
các trách nhiệm xã hội. Nâng cao hiệu quả các dự án đối tác công tư
trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng. Ưu tiên những dự án đầu tư
nước ngoài có trình độ công nghệ cao, sẵn sàng chuyển giao công
nghệ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển tham gia
có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Sáu là, xây dựng, cụ thể hóa hệ tiêu chí xác định những đặc trưng của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các
nội dung: Về cơ cấu sở hữu và thành phần kinh tế: là nền kinh tế đa sở
hữu, nhiều thành phần; doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tự
chủ, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng theo pháp luật. Về cơ chế vận
hành: là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo. Về trình độ phát triển: Có lực lượng sản xuất phát triển ngày
càng hiện đại; cơ cấu hợp lý; tăng trưởng theo chiều sâu; có năng suất,

24
chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao; là nền kinh tế độc lập, tự chủ
và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế…

25
NGUỒN:

Định, Đ. Q. (2023, 03 27). Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền


kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tạp chí Cộng sản

Hội, H. V. (2011). Kinh tế thị trường xã hội: Lý thuyết và mô hình của


một số nước, so sánh với mô hình kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa của Việt Nam. Đại học kinh tế Đại học Quốc gia Hà
Nội.

26

You might also like