You are on page 1of 6

Khái niệm và Vai trò của thị trường

I. Thị trường là gì?


Có nhiều cách đưa ra khái niệm thị trường, ở đây ta sẽ tiếp cận theo cả nghĩa hẹp
lẫn nghĩa rộng.
+ Theo nghĩa hẹp đơn giản chỉ là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng
hóa giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Nói như vậy, thị trường có thể là một cái
chợ, siêu thị, cửa hàng mua bán…đó là nơi mà người mua và người bán gặp và
mua bán hàng hóa với một mức giá xác định. Với khái niệm theo nghĩa hẹp này, thị
trường chỉ tồn tại hai thực thể người tham gia là người mua và người bán. Thị
trường phải có là một địa điểm cụ thể để diễn ra hoạt động mua bán (ví dụ: đầu
mom sông, đầu làng, mặt đường, ngã ba,…
Tuy nhiên, khi mà lực lượng sản xuất phát triển, quá trình trao đổi, mua bán bây
giờ trở nên phức tạp hơn, có nhiều tác nhân tham gia vào quá trình mua bán hàng
hóa như: sự xuất hiện của nhà đại lí cấp 1, đại lí cấp 2, đại lí trung gian, môi giới,
nhà nước tham gia điều tiết rồi thị trường online, website…chính vì vậy, khái niệm
thị trường cần được hiểu rộng hơn, toàn diện hơn cho phù hợp với bối cảnh hiện tại
+ Theo nghĩa rộng, thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao
đổi, mua bán hàng hóa trong xã hội, được hình thành trong những điều kiện
lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định
Với cách tiếp cận này thị trường không chỉ giới hạn bởi mối quan hệ giữa người
mua và người bán như trước nữa, nó là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến
trao đổi, mua bán hàng hóa trong xã hội. Có nghĩa là, nó trở nên phức tạp hơn;
thực tế cho thấy hàng hóa được cung cấp ra thị trường, đến tay người mua, song
phần lớn người mua đâu có mua trực tiếp từ người sản xuất đâu, mà họ mua từ các
đại lí bán lẻ, trung gian. Mối quan hệ giữa người sản xuất-tiêu dùng gắn với sự
xuất hiện của các đại lí trung gian. Mặt khác, hàng hóa khi được đưa ra thị trường
phải có sự giám sát của các cơ quan quản lí nhà nước. nhà nước quản lý nền kinh
tế bằng chính sách, bằng pháp luật…các chủ thể kinh tế bao gồm cả người mua,
người bán, người đại lý trung gian đều chịu sự giám sát, quản lý của nhà nước
Ngoài ra không chỉ có mối quan hệ cung – cầu (giữa người mua và người bán)
phức tạp hơn, mối quan hệ hàng hóa – tiền tệ, mối quan hệ hợp tác – cạnh tranh…
cũng đòi hỏi thay đổi. Đơn cử, sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng, tín dụng làm
cho quá trình trao đổi hàng hóa thuận tiện hơn. Khách hàng bây giờ có cần phải trả
tiền trực tiếp đâu, họ mua hàng trả góp, hoặc trả qua thẻ tín dụng, chuyển khoản.
người mua, người bán, ngân hàng tạo ra sự hợp tác thúc đẩy thị trường.
Do vậy, nói thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến quá trình mua
bán là vì lí do đấy.
Ở một khía cạnh khác, thị trường được hình thành ở các điều kiện lịch sử khác
nhau thì khác nhau (ví dụ: thị trường hiện nay khác với thị trường những năm 90,
hay những năm 80 do sự tiến bộ khoa học công nghệ, số hóa, internet, kinh doanh
online được áp dụng ngày càng rộng rãi hơn.)
Ở các điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau thì cũng khác nhau (ví dụ: thị trường
ở Việt Nam khác với thị trường ở Châu Âu hay ở Mĩ; thậm chí do văn hóa, tôn giáo khác
nhau nên thị trường ở các khu vực cũng khác nhau, ví dụ: thị trường thịt
lợn ở Việt Nam rất quan trọng đối với chỉ số giá tiêu dùng vì nó là thực phẩm phổ
biến đối với người Việt; nhưng đối với các nước hồi giáo, họ không ăn thịt lợn, thì
thị trường thịt lợn ở các nước này chẳng có ý nghĩa nhiều đối với kinh tế nước họ)

II. Vai trò của thị trường:


Thị trường có nhiều vai trò:
+ Một là, thị trường là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển:
Hàng hóa được sản xuất nhằm mục đích trao đổi, mua bán. Và đương nhiên, nó
phải thông qua thị trường. Nếu một hàng hóa không được thị trường cấp nhận, có
nghĩa là hàng hóa đó không bán được, quá trình sản xuất sẽ bị thu hẹp thậm chí là
đổ gãy. Ví dụ: sản xuất thịt lợn đông lạnh ở các nước hồi giáo, rõ ràng là không
được thị trường chấp nhận nên không thể phát triển được. Ngược lại, nếu quá trình
sản xuất hàng hóa và dịch vụ được thị trường chấp nhận rộng rãi, thì đó là động lực
thúc đẩy sản xuất để đáp ứng yêu cầu của thị trường đòi hỏi di. Thị trường điện
thoại di động ở Việt Nam là một ví dụ, chỉ trong khoảng 15 năm gần đây, tốc độ
tăng trưởng của điện thoại thông minh tăng rất nhanh do thị hiếu và nhu cầu của
người dân Việt Nam về điện thoại rất lớn thị trường chính là cầu nối giữa sản xuất và
tiêu dùng, nó đặt ra các nhu cầu cho sản xuất, nhu cầu cho tiêu dùng và thỏa mãn các
nhu cầu đó. Do đó thị trường có vai trò thông tin, định hướng cho mọi nhu cầu sản xuất
kinh doanh
Vai trò thứ hai của thị trường là thị trường khích thích sự sáng tạo của mọi
thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả trong
nền kinh tế.
Trở lại với ví dụ thị trường điện thoại ở Việt Nam, khi được xã hội chấp nhận nó
chính là động lực thức đẩy sự sáng tạo cải tiến mẫu mã, chất lượng; một mặt để
đáp ứng thị hiếu của người dân, mặt khác để cạnh tranh với các đối thủ khác mở
rộng thị phần. suy cho cùng, khi sự sáng tạo được thị trường chấp nhận, nhà sản
xuất sẽ được thụ hưởng lợi ích tương xứng, lợi nhuận nhiều hơn trở thành động lực
cho sự sáng tạo…
+ Thị trường không chỉ kích thích sự sáng tạo, mà nó còn là sự thanh lọc tự nhiên đối
với các chủ thể sản xuất. dưới sức ép của quy luật cạnh tranh, các chủ thể sản xuất
luôn phải đối mặt với nguy cơ bị thôn tính nếu không có sự phân bổ nguồn lực và
một chiến lược hiệu quả. Hãng Nokia là một thương hiệu mạnh hàng đầu vào
những năm trước nhưng hiện nay, dòng điện thoại này đã bị tụt lại dưới sức ép của
các hãng lớn như iphone, samsung,…
Như vậy, dưới sự tác động khắc nghiệt của các quy luật thị trường buộc các chủ thể
tham gia thị trường phải tích cực, năng động, sáng tạo và nhạy bén để tồn tại và
phát triển.
+ Vai trò thứ ba là thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết
nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.
Một nền kinh tế thì bao gồm nhiều quá trình sản xuất; các đơn vị sản xuất không
tồn tại độc lập với nhau mà ít nhiều liên quan, tác động với nhau. Hay nói cách
khác, nền sản xuất là một bức tranh tổng thể được tạo bởi nhiều miếng ghép khác
nhau. Sự kết dính của các miếng ghép này chính là thị trường. thị trường chính là
chất xúc tác gắn kết chặt chẽ, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau, quy định lẫn nhau giữa
các chủ thể kinh tế, giữa các địa phương, các ngành nghề, các lĩnh vực tạo tahfnh
một thị trường chung.
Ví dụ như: quá trình sản xuất đồ hộp đông lạnh chẳng hạn. để có được sản
phẩm đồ hộp đưa ra thị trường, cần phải có nhiều quá trình nhỏ kết hợp như: sản
xuất thịt (từ nông dân), sản xuất gia vị (từ các nhà máy chế biến gia vị), sản xuất
hộp (từ các nhà máy gia công), sản xuất tem mác, quảng cáo, marketing, vận
chuyển…rất nhiều. khi thị trường chấp nhận đó là sản phẩm rất thuận tiện trong
sinh hoạt của người dân, thì các loại sản xuất kia cũng sẽ được chấp nhận, nó chính
là cơ hội, là chất kết dính các quá trình sản xuất lại với nhau. Cái mà chúng ta vẫn
gọi là sự phân công lao động xã hội. điều thú vị là sự phân công lao động xã hội
không phụ thuộc vào địa giới hành chính, có thể sản xuất ở bất kì một tỉnh thành
nào nếu chi phí và chất lượng hợp lí đối với nhà sản xuất.
Tương tự như vậy, khi nền sản xuất đc mở rộng ra ngoài lãnh thổ quốc gia, thị
trường làm cho nền kinh tế trong nước gắn với nền kinh tế thế giới, kinh tế trong
nước từng bước tham gia vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế. sản
xuất điện thoại samsung, điện lạnh LG, Sony là một ví dụ. Việt Nam chúng ta có
thể không phát minh, sản xuất ra sản phẩm nguyên bản, nhưng chúng ta hoàn toàn
có thể trở thành một mắt xích trong dây chuyền hợp tác và phân công lao động
quốc tế.
Tóm lại vấn đề “thị trường” là một vấn đề tuy không xa lạ mà lại rất mới, vì nó
luôn luôn thay đổi theo sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học công
nghệ. Nhiều ngành nghề mới, nhiều thị trường mới được xuất hiện, và đương nhiên, vai
trò thị trường ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế. hiểu được bản
chất, vai trò của thị trường chính là cơ sở để chúng ta khẳng định phát triển kinh tế
thị trường là đúng đắn, là khách quan.

ƯU THẾ VÀ KHUYẾT TẬT CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1. Ưu thế
Một là, nền kinh tế thị trường luôn tạo động lực cho sự sáng tạo các chủ thể kinh
tế. Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể luôn có cơ hội để tìm động lực cho sự
sáng tạo của mình. Thông qua vai trò của thị trường mà nền kinh tế thị trường trở
thành phương thức hữu hiệu kích thích sự sáng tạo trong hoạt động của các chủ
thể kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho họ để tăng năng suất lao động, tăng hiệu
quả sản xuất, làm cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả.
Hai là, nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể
cũng như lợi thế quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường, mọi tiềm năng, lợi thế đều
có thể được phát huy và trở thành lợi ích đóng góp cho xã hội. Thông qua vai trò
gắn kết của thị trường mà nền kinh tế thị trường trở thành phương thức hiệu quả
hơn so với nền kinh tế tự cấp tự túc hay nền kinh tế kế hoạch hóa để phát huy tiềm
năng, lợi thế của từng thành trong quốc gia trong quan hệ kinh tế với phần còn lại
của thế giới.
Ba là, nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu
cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội. Trong nền kinh tế thị
trường, các thành viên của xã hội luôn có thể tìm thấy cơ hội tối đa để thỏa mãn
nhu cầu của mình. Nền kinh tế thị trường với sự tác động của các quy luật thị
trường luôn tạo ra sự phù hợp giữa khối lượng, cơ cấu sản xuất với khối lượng, cơ
cấu nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nhờ đó, nhu cầu tiêu dùng về các loại hàng hóa,
dịch vụ khác nhau được đáp ứng kịp thời; người tiêu dùng được thỏa mãn nhu
cầu.
2. Khuyết tật
Một là, trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng. Sự
vận động của cơ chế thị trường không phải khi nào cũng tạo được những cân đối,
do đó, luôn tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng. Khủng hoảng có thể diễn ra cục
bộ cũng như trên phạm vi tổng thể. Khủng hoảng có thể xảy ra với mọi loại hình
thị trường. Sự khó khăn đối với các nền kinh tế thị trường thể hiện ở chỗ, các quốc
gia rất khó dự báo chính xác thời điểm xảy ra khủng hoảng.
Hai là, nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài
nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Do
các chủ thể sản xuất trong nền kinh tế thị trường luôn đặt mục tiêu lợi nhuận tối đa
nên luôn tạo ra ảnh hưởng tiềm ẩn đối với nguồn lực tài nguyên, suy thoái môi
trường. Cũng vì động cơ lợi nhuận, các chủ thể sản xuất kinh doanh có thể vi
phạm cả nguyên tắc đạo đức để chạy theo mục tiêu làm giàu thậm chí phi pháp,
góp phần gây ra sự xói mòn đạo đức kinh doanh, thậm chí cả đạo đức xã hội.
Ba là, nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu
sắc trong xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng phân hóa xã hội về thu
nhập, về cơ hội là tất yếu. Bản thân nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phục
được hiện tượng phân hóa sâu sắc. Các quy luật thị trường luôn phân bổ lợi ích
theo mức độ và loại hình hoạt động tham gia thị trường, cộng với tác động của
cạnh tranh mà dẫn đến sự phân hóa như một tất yếu.

You might also like