You are on page 1of 17

Để chuẩn bị cho quá trình hội nhập nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, Việt nam

cần
phải có những bước cải cách thể chế tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tăng năng
suất cũng như bảo đảm một xã hội phát triển ổn định. Trong quá trình phát triển,
Việt nam lựa chọn mô hình “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” với
đặc trưng chủ yếu là chọn khu vực tư nhân thông qua thị trường là động lực phát
triển với vai trò của nhà nước là định hướng và thiết kế thể chể nhằm tạo dựng một
môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp cũng như bảo đảm một xã
hội tiến bộ và công bằng. Từ giai đoạn đổi mới kinh tế đến nay, mặc dù nhà nước
Việt nam đã ban hành các luật lệ cũng như thiết kế các chính sách kinh tế nhằm
bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp, hiện tượng nhũng nhiễu trong các cơ quan thuế,
hải quan, cùng với thủ tục hành chính phức tạp, các chính sách thiên vị cho các
doanh nghiệp lớn, các dịch vụ nhà nước cung cấp kém chất lượng và hiện tượng
tham ô gây những trở ngại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như
tạo ra một sự bất ổn trong xã hội. Các mối quan hệ chất lượng kém này đã làm
giảm sút niềm tin từ cộng đồng doanh nghiệp đối với nhà nước. Sự cải thiện chất
lượng trong mối quan hệ giữa nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và doanh nghiệp
là một phần quan trọng của giải pháp tăng năng suất và nâng cao khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp hiện nay.
Tự do kinh tế có thật sự tốt cho doanh nghiệp?
Các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp cho rằng chính
phủ thường gây ra những khó khăn trong hoạt động kinh doanh và là nguyên nhân
kìm hãm sự gia tăng năng suất của doanh nghiệp Trong các cuộc hội thảo, công
đồng doanh nghiệp thường cho rằng chính phủ là vấn đề của họ chứ không phải
giải pháp. Tính chất quan liêu, độc đoán của chính phủ bóp nghẹt sự phát triển của
kinh tế tư nhân. Giải pháp tốt nhất là không nên có sự can thiệp của chính phủ vào
thị trường. Thị trường tự thân sẽ giúp cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả
hơn. Bản thân thị trường sẽ loại bỏ tất cả các doanh nghiệp kém hiệu quả và chọn
lọc doanh nghiệp tốt nhất trong cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Lập luận như vậy
tưởng chừng nghe có vẻ thuyết phục, song đó là một lập luận sai lầm.
Nói đến kinh tế thị trường tự do là nói đến các thể chế tạo thuận lợi cho hoạt động
sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ diễn ra. Nền kinh tế thị trường hoạt động có
hiệu quả khi nguồn lực khan hiếm trong nền kinh tế được chuyển đến cho các
doanh nghiệp sử dụng chúng nhằm sản xuất đúng thứ mà xã hội đang cần nhất với
chi phí thấp nhất. Để cho thị trường hoạt động tốt, các tác nhân kinh tế tham gia thị
trường được toàn quyền quyết định những thứ mình muốn mua, muốn bán, muốn
sản xuất. Lý thuyết thị trường tin rằng các hành vi doanh nghiệp được thúc đẩy bởi
tính tư lợi, nhưng cạnh tranh thị trường đảm bảo rằng hành động của cá nhân họ
khi được tập hợp lại sẽ mang lại kết quả tốt nhất cho xã hội thông qua tự do trao
đổi và trạng thái cân bằng luôn duy trì hàm nghĩa là hoạt động thị trường diễn ra
liên tục không gián đoạn. Các nhà kinh tế đề cao thị trường tự do cổ súy cho giá trị
đạo đức cá nhân và tin rằng lợi ích cá nhân cần phải được ưu tiên hơn lợi ích các
nhóm xã hội và nhà nước. Vai trò của nhà nước chỉ ở mức tối thiểu là bảo vệ
quyền của các doanh nghiệp và tài sản của họ thông qua việc minh định quyền sở
hữu tài sản và cơ chế thực thi.
Chúng ta không phủ nhận vai trò của thị trường tự do trong việc đóng góp cho sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản như ngày hôm nay. Doanh nghiệp trong thị trường
tự do khá linh hoat trong trong điều chuyển nguồn lực đáp ứng tốt nhất nhu cầu xã
hôi. Môi trường cạnh tranh đã thôi thúc các doanh nghiêp phải năng động, đổi mới
sáng tạo để tăng năng suất. Tuy nhiên, thị trường ngày hôm nay đã khác nhiều so
với thị trường tự do trong suy nghĩ của các nhà kinh tê thời của Adam Smith. Ngày
nay, hầu hết các thị trường bị thao túng bởi một số ít các công ty lớn với lòng tham
vô đáy. Họ dễ dàng cấu kết với nhau để tối đa lợi nhuận song khi họ vì mục tiêu lợi
nhuận, họ có thể gây ra tổn thất rất lớn cho nguồn lực tự nhiên, cho các doanh
nghiệp đổi mới, cho cả xã hội. Hậu quả cuối cùng mà xã hội gánh chịu là suy thoái
kinh tế, bất bình đẳng thu nhập và biến đổi khí hậu. Các công ty này với quy mô
quá lớn không còn linh hoạt điều chỉnh khi nền kinh tế đối diện với những cú sốc
cả về phía cung và phía cầu như cú sốc công nghệ, cú sốc giá dầu, cú sốc dịch bệnh
tạo sự sự gián đoạn trong các hoạt động sản xuất tạo ra hiện tượng chu kỳ kinh
doanh thường xuyên đi kèm với quá nhiều biến động trong cuộc sống. Trong cuốn
sách The Great Reversal ( 2019) của mình, Thomas Philippon lập luận rằng lý do
chính khiến tăng trưởng năng suất của Mỹ chậm lại trong những năm gần đây là do
chính sách chống độc quyền càng ngày càng yếu dần. Theo Philippon, sự thay đổi
dần dần này đã dẫn đến sự tập trung sản xuất nhiều hơn vào nhiều lĩnh vực kinh tế
và làm xói mòn tính năng động của doanh nghiệp, đặc biệt là sự ra đời của các
doanh nghiệp mới.
Trong gần 40 năm qua, Hoa kỳ và các nước tiên tiến khác đã theo đuổi một lộ trình
thị trường tự do bằng cách hạ thấp mức thuế, phi điều tiết thị trường lao động và
sản phẩm, toàn cầu hóa và tài chính hóa, cắt giảm các chương trình an sinh xã hội
với kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn và mọi người dân đều được
hưởng lợi ngay cả người nghèo nhất. Nhưng kết quả không như những gì họ mong
đợi. Bằng chứng cho thất bại của chủ nghĩa tân tự do của Hoa kỳ và các nước phát
triển là cuộc khủng hoảng năm 2008 và xu hường đình trệ kéo dài gần một thập
niên. Tăng trưởng GDP thực và lãi suất thực giảm so với giai đoạn từ 1945-1973,
nguồn lực tự nhiên được sử dụng quá lãng phí. Kết quả của tăng trưởng lọt vào tay
của giới tài phiệt thay vì dân nghèo tạo ra sự bất bình đẳng thu nhập ngày càng gia
tăng, hệ thống chính trị bị lũng đoạn bởi tiền và tự do dân chủ của người dân trở
nên xa xỉ. Đại dịch COVID-19 đã làm nổi bật thêm những điểm yếu chính trong
nền kinh tế Hoa Kỳ. Cuộc khủng hoảng đã cho thấy những giới hạn của một hệ
thống kinh tế thị trường tự do không thể bảo vệ các cá nhân trong xã hội trước tác
động của sự hủy diệt sáng tạo và hậu quả xã hội gánh chịu từ một cú sốc kinh tế vĩ
mô. Vì vậy, cuộc khủng hoảng COVID-19 cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh để
suy nghĩ lại về mô hình kinh tế thị trường tự do. Quan điểm tự do cần phải xem lai
trong thế giới hiện đại. Không có thứ gọi là tự do tuyệt đối trong mọi xã hội. Trong
xã hội phân hoá, tự do chỉ có đối với nhưng tầng lớp có quyền lực. Nhà triết học
Isaiah Berlin đã từng nói: "Tự do cho bầy sói thường đồng nghĩa với cái chết cho
bầy cừu." Hay nói cách khác, tự do đối với một số người là không tự do đối với
những người khác.
Rõ ràng, lý thuyết tự do kinh tế trong các nước tư bản ngày nay là nâng cao sự truy
tầm lợi ích cá nhân của một nhóm lợi ích có quyền lực khó tránh khỏi làm hại xã
hội khi mà lợi ích cá nhân và lợi ích xã hôi mâu thuẫn nhau, mang lại một xã hội
bất bình đẳng, phẩm chất cuộc sống ngày càng xuống dốc và xa hơn là đẩy loài
người vào thách thức nghiêm trọng do sự nóng lên của trái đất. Ngày nay chúng ta
cần thị trường tự do theo nghĩa là thị trường đó
không phải là thị trường tự do cho các nhà độc quyền, không còn bị các nhà độc
quyền mua, bán bóp nghẹt.
Nhà nước có cần thiết cho hoạt động doanh nghiệp?
Các nhà kinh tế cổ điển thường lập luận rằng thông qua thị trường tự do, các tác
nhân kinh tế được giải phóng mọi ràng buộc, tự do kinh tế giúp họ phát huy sáng
kiến tăng năng suất và mang lại lợi ích cho xã hội. Đòn bẫy tự do kinh tế sẽ mang
lại sự thịnh vượng và công bằng cho xã hội. Không tự do kinh tế thì sẽ không có
thịnh vượng và công bằng và tự do kinh tế sẽ không còn nếu không giới hạn quyền
lực của nhà nước. Bất kỳ lập luận nào dựa trên sự phát triển kinh tế và công bằng
xã hội để biện minh cho sự can thiệp của nhà nước thường bị cô lập. Mặc dù các
nhà kinh tế chính thống hô hào tự do kinh tế song chính bản thân họ lại gạt bỏ mọi
bất đồng. Reagan, tổng thống Hoa Kỳ cũng đã từng phát biểu “Có một liên hệ nhân
quả vừa rõ ràng vừa có thể đoán trước như định luật vật lý: khi nhà nước mở rộng,
tự do sẽ thu hẹp”. Ngày nay ngay cả khi mà các mô hình tự do kinh tế chính thống
không còn khả năng để giải thích sự thất bại của thị trường đang diễn ra và chính
sách tư do kinh tế không mang lại cả hiệu quả và công bằng song các nhà kinh tế
vẫn tin vào cơ chế thị trường tự điều chỉnh.
Một điều mà chúng ta có thể nhận ra là mô hình kinh tế tự do không giải thích
được thế giới thực là vì chúng bỏ qua quá nhiều thứ trong thực tế.Thực tế con
người có những động cơ khác ngoài khía cạnh vật chất, tính duy lý thường bị lu
mờ bởi cảm xúc hoặc các phản xạ nhận thức sai lầm khi con người ra quyết định,
những nhà sản xuất độc quyền vì động cơ lợi nhuận có thể thao túng thị trường gây
tổn thất cho các nhà sản xuất khác, cho người tiêu dùng và xâm phạm thô bạo đến
nguồn tài nguyên được thiên nhiên ban tăng cho con người, hành vi tư lợi của nhà
sản xuất không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả mà đôi khi chúng gây ra sự
lãng phí rất lớn như ô nhiễm nguồn nước, không khí, hiệu ứng nhà kính. Cần phải
làm gì để bảo đảm cho sự hợp tác hiệu quả giữa con người với con người và con
người với tự nhiên nhằm duy trì môt hệ sinh thái phát triển bền vững?
Hầu hết các nhà kinh tế ngày nay đều đồng thuận rằng sự tham gia của nhà nước
vào nền kinh tế là cần thiết nhằm bảo đảm an toàn và tạo ra một sân chơi công
bằng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua bảo vệ quyền tài sản
và thực thi hợp đồng. Những thể chế đó không tồn tại và không được thực thi thì
trao đổi trên thị trường sẽ không hiệu quả do chi phí giao dịch quá cao. Một số các
nhà kinh tế học thể chế như Ronalt Coase, Douglass North và một số các nhà kinh
tế khác cho rằng các thể chế đó đều rất cần thiết cho một nền kinh tế thị trường.
Quyền sở hữu tài sản tư nhân bao gồm quyền sử dụng nó theo cách người sở hữu
chọn lựa và quyền trao đổi lấy một món hàng khác. Quyền sử dụng đối với tài sản
nếu không minh bạch thường gây ra bất cập, vì không một ai hoàn toàn có đủ khả
năng giành lấy được lợi ích từ việc sử dụng tài sản này. Vì vậy họ không có động
cơ đưa tài sản vào sử dụng một cách có hiệu quả. Trong cuốn sách Tại sao các
quốc gia thất bại? Acemoglu và Robinson (2012) đã đưa ra bằng chứng lịch sử
cho thấy quốc gia nào có quyền sở hữu tài sản rõ ràng và thực thi được các quyền
đó thì quốc gia đó sẽ thịnh vượng.
Ngoài vai trò bảo đảm an toàn và tao ra một sân chơi bình đẳng, các nhà kinh tế
cũng cho rằng nhà nước đóng vai trò sữa chữa thất bại của thị trường. Vì động cơ
lợi nhuận, không phải mọi hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần đều được cung cấp
đầy đủ trên thị trường. Khu vực tư nhân sẽ không có động cơ cung cấp các hàng
hóa mà họ không có lợi ngay cả khi
chúng rất cần thiết cho xã hội. Trong trường hợp này, nhà nước sẽ là người thay
thế thị trường. Nhà nước tham gia cung cấp cơ sở hạ tầng về công nghệ, giao
thông, nhà ở xã hội, truyền thông, năng lượng, nước và xử lý chất thải, kiểm soát
việc sử dụng tài sản công, điều hành hệ thống chăm sóc sức khỏe và giáo dục tiểu
học, trung học, đại học vì những hàng hóa và dịch vụ này rất cần thiết cho cuộc
sống của người dân và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước vạch ra
các chương trình phát triển kinh tế quốc gia trong dài hạn, ban hành các quy tắc và
cấp phép công ty hoạt động và giám sát hoạt động các công ty này nhằm bảo vệ
khách hàng, người lao động, bảo vệ chủ nợ và các cổ đông thiểu số khỏi hành vi cơ
hội trước và sau hợp đồng do vấn đề thông tin bất cân xứng mang lại. Nhà nước
còn tham gia vào thị trường ngoài những tính toán của các nhà kinh tế thị trường
mà vì những mục tiêu xã hội riêng của mình như an ninh quốc gia hay an sinh xã
hội hướng vào lợi ích cộng đồng và xã hội mà các doanh nghiệp không quan tâm.
Không thể phủ nhận bản thân nhà nước cũng có rất nhiều vấn đề khi tham gia vào
thị trường. Một điều mà các nhà kinh tế cũng nhận ra là nhà nước tham gia vào thị
trường để sửa chữa thất bại thị trường nhưng bản thân nhà nước cũng đối diện với
những thất bại. Về phía cầu, nhà nước phải đối diện với vấn đề lựa chọn xã hội.
Khi nhà nước tham gia cung cấp các đầu vào sản xuất, hàng hóa và dịch vụ, nhà
nước không thể nắm bắt mong muốn của từng doanh nghiệp, từng hộ gia đình
trong xã hội và tổng hợp mong muốn của tất cả để có một quyết định tập thể mang
lại sự thỏa mãn cho các doanh nghiệp và hộ gia đình trong xã hội. F.A Hayek
(1899-1992) cho rằng cơ quan hoạch định của chính phủ không bao giờ có đủ tất
cả dữ liệu về khả năng và nhu cầu của các cá nhân cần thiết cho một kế hoạch sản
xuát mà kết quả đưa đến sự dư thừa hay thiếu thốn hàng hóa. Arrow trong tác
phẩm Lựa chọn xã hội và giá trị cá nhân (1963) khẳng định quyết định nhà nước
dựa trên tổng hợp sở thích cá nhân thành kết quả thống nhất xã hội là không thể
nếu không giới hạn sở thích và áp đặt chuyên chế do sự khác biệt về sở thích cá
nhân. Điều này làm cho các doanh nghiệp, hộ gia đình không được đáp ứng những
thứ tốt nhất mà họ mong muốn. Chúng ta cũng từng chứng kiến tình cảnh này ở
Việt nam trong thời nền kinh tế kế hoạch tập trung. Vấn đề nữa nhà nước phải đối
diện là tiền hậu bất nhất (Kydland and Prescott, 1977). Khi can thiệp vào thị
trường, chính phủ phải sắp đặt lại các thể chế hướng vào mục tiêu nhưng bản thân
sự thay đổi thể chế lại tác động vào lợi ích và chi phí của doanh nghiệp và làm thay
đổi hành vi của doanh nghiệp mà chính phủ không lường trước các phản ứng của
họ. Khi mà thực tế không đáp ứng được các mục tiêu kỳ vọng, chính phủ thường
xuyên thay đổi chính sách, không giữ được những cam kết với doanh nghiệp và
làm cho niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp đối với chính phủ phai nhạt dần.
Về phía cung, nói đến nhà nước là nói đến thực thể chính trị có đủ thẩm quyền
cưỡng chế để thiết lập các quy tắc cho thị trường và cho xã hội nói chung. Về
nguyên tác, thẩm quyền của nhà nước cho dù bắt nguồn từ đâu, thì nó luôn là đối
tượng hướng đến những lợi ích kinh tế và tài chính. Nhà nước trong một hệ thống
tổ chức phân quyền phải đối diện với vấn đề người ủy quyền và người thừa hành
(Bengt Holmstrom and Paul Milgrom, 1991) mà chúng làm tăng chi phí giao dịch
cho việc giám sát những quan chức có thẩm quyền. Một khi thiếu sự giám sát đối
với công chức, xã hội phải gánh chịu những chi phí do những quyết sách sai lầm,
chậm chạp từ sự quan liêu, từ năng lực kém cỏi hoặc sự thiếu nổ lực trong những
công việc được giao. Vấn đề nữa là tìm kiếm đặc lợi (Gordon Tullock và đồng sự,
2002 ) và tham nhũng. Một khi quyền lực không được giám sát đầy đủ và thiếu cơ
sở xác minh thì các quan chức chính phủ có thể tìm kiếm đặc lợi từ các doanh
nghiệp như đòi hỏi các khoản phí bôi
trơn cho việc cung cấp các dịch vụ công hoặc bắt tay cùng doanh nghiệp chia chác
những nguồn tài sản chung như các doanh nghiệp nhà nước, đất đai, khoáng sản,
rừng khi mà các tài sản chung này không được minh định quyền sở hữu rõ ràng.
Lịch sử cũng cho thấy khi quyền lực tập trung trong tay nhà nước và thiếu cơ chế
giám sát hiệu quả, sự tha hoá quyền lực, phẩm chất đạo đức và lối sống của quan
chức xuống cấp nghiêm trọng và dần bị phơi bày trong cuộc chiến chống tham
nhũng. Sự cấu kết trong giới chóp bu với các doanh nghiệp lớn mà chúng ta hay
gọi là “chủ nghĩa tư bản thân hữu” đã dẫn đến tình trang cướp bóc, vô pháp và Nhà
nước hầu như không bảo vệ đúng mức quyền lợi của người dân, của doanh nghiệp,
và của thế hệ trong tương lai. Thực tế cho thấy, một số nền kinh tế khi chính phủ
thay thế thị trường cung cấp hàng hóa và dịch vụ, mức sống của người tiêu dùng đã
bị trượt xuống thấp hơn nhiều so với nền kinh tế thị trường, do việc vận hành bị
cứng nhắc nên những nền kinh tế này có thể bị thiếu hụt ngay cả những sản phẩm
thiết yếu như thực phẩm, các dịch vụ công cộng, nhà ở hoặc những sản phẩm phục
vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày.
Dù cho sự tham gia của nhà nước có một số vấn đề, lập luận cho rằng nhà nước
không nên can thiệp vào thị trường và để cho khu vực tư nhân hoạt động giống như
nói rằng hoạt động kiểm soát không lưu nên bãi bỏ để cho các phi công tự do làm
việc của họ tốt hơn. Vấn đề là trật tự giao thông trên không sẽ như thế nào nếu
không có sự kiểm soát không lưu? Trong thực tế, sự lựa chọn hoặc là nhà nước
hoặc là thị trường không phải là các phương án thay thế tốt nhất, nhà nước và khu
vực tư nhân rất cần nhau, và họ cần phải tìm cách tốt hơn để cộng tác với nhau
thay vì nhà nước chỉ có vai trò giám sát và điều tiết như trước đây. Để cộng tác
được với doanh nghiệp và cả hai cùng thắng, ngoài việc đóng vai trò duy trì trật tự
kinh tế như ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng phát triển các ngành thông qua
chính sách công nghiệp, điều chỉnh hay bổ sung khi thị trường thất bại, bản thân
nhà nước còn phải tham gia vào các khâu trong chuỗi cung ứng sản xuất, các quan
chức cũng phải có tinh thân khởi nghiêp, sáng tạo, cách tân, chấp nhận rủi ro giống
như tinh thần của doanh nhân.
Cần phải thay đổi quan điểm cho rằng chỉ có doanh nghiệp tư nhân là lực lượng
sáng tạo còn nhà nước là nhân tố quan liêu chỉ thực hiên các biện pháp hành chính
thụ động như giám sát, điều tiết các hoạt động sản xuất và trao đổi. Ngày hôm nay
chúng ta đang sống trong thế giới số hóa, phi vật chất và gắn liền với tri thức, lợi
nhuận của doanh nghiêp, tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế ngày càng gắn liền
với những tài sản trí tuệ đó. Khoảng 25 năm trước, các doanh nghiệp chủ yếu đầu
tư vào cơ sở hạ tầng vật chất và máy móc, từ đường sắt đến phương tiện giao
thông. Nhưng gần đây, doanh nghiệp tập trung đầu tư vào cái gọi là tài sản vô hình
- chẳng hạn như R&D, phần mềm và kỹ năng quản lý và tổ chức. Các công ty như
Amazon, Apple, Facebook và Microsoft rõ ràng đang mở rộng quy mô đáng kể và
đạt được tốc độ phát triển vượt bậc. Tăng trưởng bền vững chủ yếu dựa vào đổi
mới, song sự đổi mới sáng tạo này tự thân doanh nghiệp tư nhân khó đảm đương
được. Công cuộc đổi mới thường đòi hỏi lượng vốn lớn và mức rủi ro rất cao mà
chỉ có chính phủ mạnh mới dám đương đầu. Các chính phủ có thể đóng một vai trò
quan trọng trong việc đào tạo lại kỹ năng và đảm bảo có cơ sở hạ tầng công nghệ
phù hợp. Điều đó có nghĩa là chính phủ tập trung vào giáo dục, internet và các
công nghệ truyền thông khác, quy hoạch đô thị và chi tiêu cho khoa học cơ bản.
Nếu không có sự đầu tư của nhà nước Mỹ vào những hoạt động R&D như bước đi
ban đầu với tinh thần đổi mới sáng tạo và chia sẻ rủi ro cùng doanh nghiêp trên thị
trường tài
chính thì Hoa kỳ cũng sẽ không có thung lũng Sillicon, không có Iphone. Hoặc
Hàn Quốc, Đài Loan nếu không có chính phủ với những con đường đi riêng, lựa
chọn chính xác những ngành công nghệ trọng tâm, đầu tư mạnh mẻ cho R&D vào
những thập niên 70 sẽ không tạo ra những bước nhảy vọt dẫn đầu thế giới trong
một số lĩnh vực công nghệ bán dẫn như ngày nay.
Vấn đề quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp ở nước ta
Ở nước ta nền kinh tế thị trường được chấp nhận sau mọi thử nghiệm về mô hình
kinh tế kế hoạch tập trung bị thất bại, vai trò của nền kinh tế thị trường đã được
thừa nhận song vẫn còn e dè. Trong các văn kiện từ thời đổi mới cho đến nay
khẳng định khu vực kinh tế nhà nước vẫn còn đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên nền
kinh tế vẫn còn những lực cản trở sự phát triển kinh tế mà nổi bật nhất là sự kém
hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước thể hiên bởi kết quả là nợ nần, nạn tham
nhũng, sự gia tăng bất bình đẳng, nạn quan liêu. Vấn đề được bàn cải nhiều nhất
trong các mô hình kinh tế gần đây là xác định lại vai trò của kinh tế nhà nước. Liệu
sự từ bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và vực dậy khu vực kinh tế tư nhân là
đủ cho phát triển kinh tế trong tương lai? Nhìn nhận thực trạng về mối quan hệ này
hiện nay ở nước ta là cách để chung ta suy nghĩ về mối quan hệ này trong tương
lai.
Việc thiết kế các thể chế luật pháp nhằm bảo đảm cho hoạt động kinh doanh hướng
vào mục tiêu an toàn và hiệu quả là chức năng của nhà nước. Ở nước ta, nhà nước
chưa làm tốt chức năng này, một phần bắt nguồn từ bối cảnh lịch sử từ một nền
kinh tế được điều hành bằng kế hoạch không có luật chuyển sang nền kinh tế thị
trường cần phải có luật chơi chung cho các doanh nghiệp và xã hội. Để bảo đảm
cho một thị trường hoạt động, cần phải có luật doanh nghiệp, luật hợp đồng, luật
phá sản và luật tài sản, luật đất đai. Khung thể chế pháp lý được thiết kế không
theo kịp đà phát triển của thị trường, và cho đến nay vẫn còn vấn đề là quá nhiều
luật và mâu thuẫn giữa các luật làm cho việc tuân thủ luật pháp đối với doanh
nghiệp là không khả thi. Thêm nữa, khi cải cách hành chính các cơ quan thực hiện
quy trình cải cách thường muốn quản lý chặt chẻ hơn hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp bằng cách ban hành nhiều quy định hơn mà không chú trọng đến
hiệu quả trong việc thi hành, chẳng hạn như thủ tục pháp lý thành lập doanh
nghiệp, thủ tục hải quan, thuế khá phức tạp, nhiều chính sách thay đổi liên tục,
nhiều giấy phép con được đặt ra , các quy định và chính sách đối với các doanh
nghiệp quá phức tạp và phải tốn chi phí và thời gian rất nhiểu để các doanh nghiệp
và các nhà đầu tư tuân thủ luật pháp.
Tất cả những vấn đề trên sẽ tạo ra chi phí giao dịch cao cho các doanh nghiệp khi
tham gia thị trường. Hiện nay riêng về các doanh nghiệp tư nhân của Việt nam trên
500 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, khi ban hành các đạo luật, quy định mới
dường như các cơ quan tham gia vào quy trình luật pháp chưa có một phân tích lợi
ích-chi phí trong đó bao gồm phần chi phí tuân thủ luật và các quy định của các
doanh nghiệp. Hàng loạt các dự án bất động sản ở Việt Nam trong năm 2019
không thể triển khai được mà nguyên nhân chính là do những mâu thuẫn trong luật
đất đai, luật nhà ở liên quan đến sử dụng đất đai cho phát triển nhà ở. Sự chờ đơi
luật điều chỉnh cho phù hợp đã gây những tổn thất rất lớn cho người dân, nhà đầu
tư tuân thủ luật pháp.
Trong trường hợp chi phí đầu tư cho tuân thủ quá cao, các doanh nghiệp sẽ tìm một
phương án thay thế. Họ chấp nhận khoản chi phí không chính thức cho mối quan
hệ với công viên chức của chính phủ để được ủng hộ và bảo vệ họ an toàn về pháp
lý, thuận lợi hơn cho việc tham gia thị trường, tiếp cận được nguồn vốn bên ngoài
và tài nguyên hoặc thuận lợi hơn cho
các hoạt động xuất, nhập khẩu của họ. Như vậy, cho dù thể chế pháp lý không rõ
ràng và chi phí giao dịch khá cao, hoạt động kinh doanh thực tế vẫn diễn ra. Trong
môi trường kinh doanh như vậy, các doanh nghiệp mặc dù làm ăn hợp pháp vẫn
chủ động tạo ra các mối quan hệ với chính quyền các cấp, các cơ quan chuyên môn
như thuế, hải quan, công an, tòa án nhằm bảo đảm an toàn về pháp lý cho hoạt
động kinh doanh của họ. Việc sử dụng các mối quan hệ với quan chưc chính phủ
thay cho việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định luật pháp một phần là do thể chế
pháp lý chưa rõ ràng và hiệu lực. Để duy trì các mối quan hệ này, các doanh
nghiệp phải tốn chi phí không chính thức, nhưng khi chi phí này thấp hơn chi phí
tuân thủ2 thì các doanh nghiệp vẫn có động cơ duy trì mối quan hệ này.
Việc thực hiện phương án thay thể này sẽ khả thi khi phía cung các dịch vụ công
xuất hiện vấn đề tìm kiếm đặc lợi kinh tế, các công viên chức chính phủ lạm dụng
quyền hạn mà họ đã được ủy thác và sẵn sàng thu các khoản phí bôi trơn từ những
hoạt động kinh doanh và đầu tư. Sở dĩ các công viên chức này sẵn sàng thu các
khoản phí bôi trơn và làm khác đi những gì họ được ủy thác là vì họ biết chưa có
thể chế hữu hiệu để giám sát hành vi của họ nên chi phí họ phải gánh chịu cho việc
làm nhũng nhiễu tìm kiếm đặc lợi là rất thấp. Để khắc phục những vấn đề trên,
chính phủ lại ban hành ngày càng nhiều văn bản luật pháp hơn, song chính việc
làm này đã làm tăng chi phí tuân thủ và khuyến khích các doanh nghiệp sẵn sàng
bỏ tiền nhiều hơn cho các mối quan hệ không chính thức này. Hoạt động nhũng
nhiễu này đẩy chi phí sản xuất của các doanh nghiệp lên quá mức dẫn đến khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp giảm sút đồng thời làm thất thu nguồn thu thuế
của chính phủ.
Ngoài việc tạo quan hệ với các công viên chức nhà nước để tự bảo vệ mình, các
doanh nhân còn chủ động tạo quan hệ với quan chức quyền lực cao nhất của các
địa phương, các ngành nhằm để tìm kiếm lợi nhuận. Một khi các doanh nhân tạo
dựng được mối quan hệ này, các quan chức thường sử dung quyền lực to lớn của
mình để giúp doanh nhân đạt được mục tiêu. Trong các vụ như vây, các doanh
nhân thường phải dành cho giới chóp bu địa phương có quyền lực cao nhất khoản
hối lộ lớn nhất và ít hơn cho nhiều người trong mạng lưới có quyền phủ quyết
trong điều phối nguồn lực. Theo các doanh nhân, hối lộ được cho các quan chức
địa phương ngay cả chi phí cao đều là chiến lược tối ưu. Đối với các lãnh đạo địa
phương hay các ngành, viêc can thiêp nhằm mang lại lợi nhuân cho doanh nghiêp
không phải là không có rủi ro vì quan chức chính quyền địa phương cấp cao không
được can thiệp vào các quyết định hành chính của cấp dưới hay là các vấn đề ngoài
trách nhiêm được giao. Thực tế là đã có hàng loạt cán bộ cấp cao ở các địa phương,
các ngành lao vào vòng lao lý liên quan đến đất vàng ở các đô thị lớn như Thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẳng, Khánh Hoà, Bình Dương, Đồng Nai...
Song khi một số tài sản công như các doanh nghiệp nhà nước, đất đai, tài nguyên
khoáng sản quyền sở hữu tài sản chưa có tính thực thi cao, chính quyền địa phương
và chính phủ trung ương vẫn còn nắm quyền quản lý và chi phối lớn đến các lĩnh
vực hoạt động ngân hàng, truyền thông và các ngành công nghiệp chủ chốt thì việc
giới chóp bu ở các ngành và địa phương sẵn sàng sử dụng các chính sách nhằm ưu
tiên cho doanh nghiệp thân hữu vì việc làm này có thể biện minh là hợp lý cho việc
phát triển các ngành trong tương lai. Khác với Hàn Quốc, Đài
Loan, việc định hường các ngành trong tương lai đã đưa đất nước của các quốc gia
này lên ngang hàng với các nước phát triển còn ở Việt nam việc lựa chọn ngành
chủ đạo gắn lền với những toan tính lợi ích của các nhóm đặc lơi.
Doanh nghiệp tạo dựng các mối quan hệ với giới chóp bu và giới chóp bu cũng có
cách hợp pháp để giúp họ đạt được lợi nhuận cao như là cách thể hiện vai trò của
chính phủ trong hổ trợ cho doanh nghiệp trong các ngành chủ đạo, mối quan hệ mà
các nhà kinh tế hay gọi là “chủ nghĩa tư bản thân hữu”. Giới chóp bu bảo hộ sản
phẩm của các doanh nghiệp này khỏi sự cạnh tranh bằng cách tăng thuế nhập khẩu,
sử dụng giá sàn, hạn chế sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới vào
ngành, hạ thấp thuế, bảo lãnh các khoản vay, tạo thuận lợi cho họ tiếp cận cơ hội
đầu tư thông qua những hình thức chỉ định đầu thầu thay vì đấu thầu công khai.
Với quyền lực của mình, giới chóp bu có thể cho phép các doanh nghiệp thân hữu
tiếp cận các nguồn tài nguyên quốc gia như đất, rừng, quặng mỏ, than, dầu khí với
giá được định khá rẻ mà các doanh nghiệp khác khó có thể có được. Hàng loạt khu
đất công, đất được sử dụng cho mục đích quốc phòng biến thành đất cho việc phát
triển các dự án địa ốc của các nhà đầu tư tư nhân. Trong công tác quy hoạch sử
dụng đất đai và quy chuẩn xây dựng ở các đô thị, thay vì hướng vào tiện ích cho
cộng đồng dân cư sinh sống trong đô thị, những người làm quy hoạch lại bị dẫn dắt
bởi các nhà đầu tư. Các dự án thi nhau tăng số tầng, chia nhỏ căn hộ, tăng mật độ
diện tích xây dựng, thu hẹp đất dành cho cây xanh, công viên và các công trình
công cộng khác, chiếm đoạt đất ở và đất sản xuất của người dân. Hàng loạt các dự
án BOT, BT ít có dự án nào là đấu thầu công khai và định phí sử dụng một cách
tùy tiện và đã gây ra sự phẩn nộ trong cộng đồng dân cư .
Mối quan hệ kiểu này có thể mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp lớn có quan
hệ với giới chóp bu của các ngành, địa phương, nhưng sẽ gây ra tổn thương cho
các doanh nghiệp nhỏ trong cạnh tranh sử dụng nguồn lực, trong các cơ hội đầu tư.
Chúng cũng làm cho người nông dân mất dần phương tiện để sản xuất như đất đai,
làm cho người lao động, người tiêu dùng nghèo hơn vì họ chỉ nhận được tiền lương
thấp và phải trả giá cao hơn cho việc mua sắm do chính sách bảo hộ từ chính phủ.
Mối quan hệ này ngoài việc mang lại lợi nhuận các doanh nghiệp thân hữu ngày
càng tăng, chúng cũng mang lại cho các quan chức chính phủ những đặc lợi được
chia từ nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp thu được. Một số người trong xã hội trở
nên giàu có nhanh chóng nhưng không phải bằng năng lực của họ mà bằng các mối
quan hệ. Các doanh nghiệp này thay vì nỗ lực tăng năng suất thì họ nỗ lực vận
động hành lang để được chính phủ ưu ái. Nói chung, các quy định, chính sách
chính phủ nêu ra nhằm định hình lợi nhuận cho các doanh nghiệp thân hữu càng
nhiều thì làm cho các doanh nghiệp này càng phụ thuộc vào quan chức chính phủ.
Chính phủ có thương thì họ mới giàu lên được.
Sự tăng trưởng nhanh của một số doanh nghiệp và cùng với sự tăng trưởng đó, một
số cá nhân giàu có và sự giàu có đó ngày càng tăng và được bảo vệ thông qua các
mối quan hệ mang lại. Mối quan hệ như vậy ngày càng được củng cố vì cả doanh
nghiệp và những quan chức có thẩm quyền cùng có lợi. Shleifer, giáo sư của
Havard, cho rằng đây là một dạng tham nhũng chiếm dụng khi mà doanh nghiệp
bắt tay với quan chức chính phủ để chiếm lấy và chia lợi ích từ việc khai thác
nguồn lực chung, tài sản công và các giá trị được tạo ra bởi các doanh nghiệp khác.
Dạng tham nhũng này khó phát hiện được vì vụ việc không được ghi chép trong sổ
sách và việc làm của họ xem ra phù hợp với chính sách công nghiệp được vạch ra.
Trong thực tế chỉ một vài vụ việc được phát hiện do đã trở nên quá tai tiếng như vụ
PMU18, Nexus Technology, Đề án 112, Vinashin, Vinalines, PCI, PVC, AVG,
Nhật Cường, Sadeco, AIC và Bệnh viện đa khoa Đồng Nai.. và những quan chức
cao cấp liên quan đến các vụ án này ít ai bị kết tội tham nhũng đã cho thấy mối
quan hệ của chính phủ với doanh nghiệp theo kiểu này ngày càng phát triển theo
hướng tinh vi hơn.
Dưới con mắt của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, chính phủ quá ưu ái cho
các doanh nghiệp lớn mà quên đi người lao động với tiền công quá thấp, và các
doanh nghiệp nhỏ oằn lưng với gánh nặng chi phí. Không còn gì đau hơn khi người
dân cả nước gồng mình vượt qua đại dich Covid với bao tổn thất tang thương
người và của, thay vì cùng với người dân vượt qua khó khăn này, một số quan
chức từ các ngành, các địa phương thông đồng với các doanh nghiêp hết thổi giá
trang bị, thiết bị y tế rồi đến sinh phẩm y tế, rồi các chuyến bay giải cứu lừa người
dân trong xã hội nhằm tìm kiếm những khoảng lợi nhuận khổng lồ từ ngân sách
của các địa phương, từ tiền công của người lao đông nghèo để chia chác với nhau.
Mối quan hệ này về lâu dài triệt tiêu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong
khu vực tư nhân, xã hội ngày càng nghèo hơn và tạo ra sự bất bình đẳng, nguồn lực
khai thác quá lãng phí. Không những vậy, cách kinh doanh dựa vào “quan hệ” theo
kiểu này sẽ biến các doanh nhân Việt Nam thành con con buôn lươn lẹo kiếm tiền
bằng mọi cách, thiếu tầm nhìn chiến lược trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều
biến đổi, các quan chức có thẩm quyền tha hóa quyền lực, năng lực ra quyết định
yếu kém, phẩm chất đạo đức và lối sống xuống cấp nghiêm trọng như thực tế đã
được phơi bày. Khó biết được cho tới khi nào chúng ta mới có một đội ngũ doanh
nhân có năng lực kinh doanh thực sự, kiếm lợi nhuận dựa vào giá trị mà họ mang
lại cho xã hội và các quan chức có thẩm quyền đặt danh dự và trách nhiên lên trên
hết khi thực thi công vụ.
Trên bình diện kinh tế vĩ mô, có một mối nguy hiểm từ mối quan hệ như vậy. Thực
tế cho thấy các doanh nghiệp lớn được bảo hiểm rủi ro trong kinh doanh và đầu tư.
Khi hoạt động kinh doanh có lợi nhuận, các doanh nghiệp này chia nhau hưởng lợi
như trường hợp của Mobile phone nhưng nếu có rủi ro nợ nần thì cả xã hội phải
gánh chịu bằng tiền thuế của người dân phải đóng và ngay cả cuộc sống của họ3
như trường hợp của công ty xây lắp dầu khí PVC, Ethanol Phú Thọ. Thông qua các
chương trình bảo lãnh vay của chính phủ, nghĩa vụ nợ thương mại của các doanh
nghiệp trở thành nghĩa vụ nợ của quốc gia4. Hệ thống khuyến khích như vậy tạo
động cơ cho các doanh nghiệp này tăng trưởng bằng mọi cách bất chấp rủi ro vì chi
phí người khác gánh chịu. Trong bối cảnh hệ thống điều tiết tài chính lỏng lẻo, các
doanh nghiệp lớn duy trì một tỷ lệ nợ khá cao để nhanh chóng mở rộng quy mô với
những rủi ro trên thị trường tài chính đang chực chờ. Khi lượng tín dụng bơm ra
quá nhiều, người ta đi vay quá dễ để đầu tư thì sẽ tính chuyện đầu cơ vì ham lời rất
lớn mà ít thấy rủi ro cao như tình trạng của các công ty bất động sản hiên nay. Tình
trạng đầu cơ đó dễ thổi lên bong bóng ảo và đến một lúc nào đó thì bóng sẽ bể và
kéo theo sự sụp đổ trong hệ thống tài chính.
Thêm nữa đầu tư tăng quá mức và không hiệu quả do mối quan hệ này sẽ để lại
những mất cân đối giữa tiết kiệm và đẩu tư, thâm hụt ngân sách, thâm hụt trong
cán cân thương mại quốc tế. Kết quả quả là nền kinh tế có tăng trưởng nhưng chi
phí cho tăng trưởng (tỷ trọng đầu tư/GDP) khá cao, kèm theo là những mất cân đối
bên trong và bên ngoài với gánh năng nợ công, nợ nước ngoài tăng. Tăng trưởng
như vậy khó kéo dài và ổn định khi các ngành trong nền kinh tế chỉ còn lại các
doanh nghiệp khả năng cạnh tranh thấp và sức cầu trong nền kinh tế suy giảm. Rõ
ràng đây không phải là mối quan hệ có chất lượng tốt.

Cần xem lai mối quan hệ nhà nước và doanh nghiệp


Trong bối cảnh hội nhập và áp lực cạnh tranh quốc tế đối với các doanh nghiệp
trong nước, vai trò của nhà nước cần phải được xác định lại sao cho doanh nghiệp
có thể hoạt động có hiệu quả hơn. Thay vì kiểm soát và can thiệp vào hoạt động
của doanh nghiệp thông qua các chính sách ban phát mà hậu quả là nguồn lực sử
dụng quá lãng phí và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng giảm sút,
chính phủ nên kiến tạo môi trường kinh doanh thích hợp và cùng tham gia với các
doanh nghiệp một cách thân thiện trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giúp
cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực của mình.
Trong xã hội hiện đại, hầu hết các doanh nghiệp có mối quan hệ tương tác rất gần
gũi với chính phủ. Mối quan hệ tương tác này đôi khi còn gần hơn cả giữa họ với
các doanh nghiệp khác trong cộng đồng: Hàng ngày các doanh nghiệp thường
xuyên tương tác với các quy định và chính sách của chính phủ, các cơ quan chính
phủ từ trung ương đến địa phương và sử dụng các dịch vụ của chính phủ. Vì vậy
chất lượng mối quan hệ tương tác này có một vai trò rất quan trọng đối với hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính phủ có thể làm tốt chức năng của mình bằng cách tập trung vào mối quan hệ
nhằm làm tăng năng suất và phát triển bền vững thay vì tăng lợi nhuận cho một số
doanh nghiệp thân hữu như một số quan chức chính phủ đã làm. Cần phải nhận
thức rằng việc hỗ trợ doanh nghiệp tăng lợi nhuận chỉ là phương tiện để dẫn đến
mục tiêu cuối cùng của chính sách hỗ trợ là tăng năng suất, tăng khả năng cạnh
tranh quốc tế của cộng đồng doanh nghiệp. Thay vì sử dụng quyền lực cấu kết với
các doanh nghiệp nhằm tăng lợi nhuận bằng cách giúp doanh nghiệp nâng giá bán
hoặc hạ thấp chi phí mà nó mang lại gánh nặng chi phí cho cộng đồng doanh
nghiệp và xã hội, chính phủ có thể giúp các doanh nghiệp tăng năng suất bằng cách
tạo dựng một môi trường kinh doanh hiệu quả và cộng tác cùng doanh nghiệp
trong chuỗi cung ứng sản phẩm.Tăng năng suất giúp cho cộng đồng doanh nghiệp
hạ thấp chi phí, cho phép doanh nghiệp trả thù lao cho người lao động cao hơn và
trả cho những doanh nghiệp cung ứng nhập lượng tốt hơn, giảm được giá bán cho
người tiêu dùng, đóng thuế nhiều hơn và mang lại cổ tức cao hơn cho các cổ đông.
Nhìn chung cách tiếp cận hướng vào năng suất sẽ tạo ra một sân chơi mà mọi
người đều thắng và đây là mối quan hệ có chất lương cần phải được xây dựng để
nhanh chóng nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và cải thiện mức
sống. Làm sao để tạo dựng mối quan hệ tương tác thân thiện giữa nhà nước và
doanh nghiệp hướng vào mục tiêu là năng suất? Làm sao tránh được sự cấu kết
giữa nhà nước với các doanh nghiệp thân hữu nhằm tìm kiếm đặc lợi? Ai sẽ là
người giám sát việc cấu kết này? Lâu nay các nhà kinh tế thường bàn đến việc
phân chia quyền lực kinh tế giữa doanh nghiệp và nhà nước, song làm sao bảo vệ
lợi ích cho một số bộ phận khác như các doanh nghiệp nhỏ không gần gũi chính
phủ, cộng đồng dân cư khi có sự câu kết giữa nhà nước và các doanh nghiệp thân
hữu?
Các cơ quan hành chính và chính quyền địa phương, tùy theo từng ngành, có thể
cộng tác cùng các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tránh
tình trạng có sự câu kết giữa nhà nước và các doanh nghiệp thân hữu, cộng đồng
doanh nghiệp đại diện cho quyền lợi của các doanh nghiệp nói chung cần có được
sự phân bổ quyền lực thực sự nhằm tham gia vào mối quan hệ và giám sát hành vi
cấu kết của chính phủ với các doanh nghiệp thân hữu. Chính phủ có thể cam kết
với cộng đồng doanh nghiệp để cung ứng các đầu vào cho các ngành phù
hợp nhất. Chẳng hạn ngành hàng tươi sống xuất khẩu như thịt bò, thịt gà, thịt heo,
thủy hải sản cần hệ thống logistics kho lạnh, cần luồng xanh hải quan, cần giấy
chứng nhận Global G.A.P.,. Ngành du lịch cần dịch vụ visa, bố trí sân bay thuận
tiện, cần giấy phép xây dựng khách sạn, cần biển báo đi đường, cần bảo tồn các
khu di tích văn hóa và bờ biển. Ngành công nghiệp chế tạo cần không gian đô thị
chuyên dụng được kết nối đầy đủ để có điện, nước, giao thông vận tải, hậu cần, an
ninh, và một lực lượng lao động chất lượng và đa dạng. Ngành công nghệ phần
mền cần cơ sở hạ tầng công nghệ như internet, cần chuyên gia lập trình, an ninh
mạng, xuất bản phần mềm. Những công việc như vậy trong chuỗi cung ứng cần có
sự tham gia của các cơ quan chính phủ, chính quyền của các địa phương. Một
chính phủ minh bạch chưa đủ mà còn đòi hỏi công viên chức chính phủ phải có
kiến thức chuyên môn và kỹ năng để tham gia vào chuỗi cung ứng. Tùy theo từng
ngành, xác định chuỗi cung ứng và những khâu mà chính phủ cùng tham gia.
Chúng ta không thể phát triển ngành du lịch được khi mà chế độ thị thực của và
quy trình cấp thị thực (visa) mất nhiều thời gian.
Thông qua các dự án quan hệ đối tác giữa nhà nước và tư nhân, chính phủ hợp tác
cùng tư nhân thông qua các hơp đồng mà các bên là đối tác ngang hàng ràng buộc
trách nhiệm trong hợp đồng dự án. Thiếu vắng sự phối hợp này, các ngành khó có
thể thành công khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Kết quả là các “hàng hóa
công” không được cung cấp đủ để nâng cao năng suất và làm cho mọi người trong
xã hội tốt hơn.
Để tạo ra nền tảng cho sự hợp tác như vậy, cần có ràng buộc trách nhiệm giữa
chính phủ và khu vực tư nhân thông qua các hợp đồng. Chính phủ phải có cam kết
về chất lượng đầu vào được cung ứng cho từng ngành và được giám sát và đánh
giá thường xuyên bởi người sử dụng dịch vụ là các cộng đồng doanh nghiệp.
Những tổn thất vật chất do chính phủ gây ra cho doanh nghiệp phải bồi thường
tương xứng do vi phạm hợp đồng. Mặt khác, cộng đồng doanh nghiệp trong quá
trình hợp tác nên tập trung vào các biện pháp nâng cao năng suất. Nói rộng hơn,
cộng đồng doanh nghiệp chỉ tìm kiếm những chính sách của chính phủ nhằm mang
lại lợi ích cho cả cộng đồng thay vì cho một số doanh nghiệp lớn thân hữu. Có lẽ
quan trọng nhất, hiệp hội doanh nghiệp đại diện cho tiếng nói của cộng đồng doanh
nghiệp cần phải có tiếng nói chung và tập trung vào biện pháp quan trọng đối với
năng suất của mỗi thành viên như yêu cầu minh định quyền tài sản và tính thực thi
cao, cơ chế thực thi hợp đồng, cơ chế giải trình, cơ chế đấu thầu công khai trong
việc tiếp cận với nguồn lực, chống lại xu hướng độc quyền thay vì đòi hỏi phải
giảm thuế hoặc các ưu tiên khác cho một số doanh nghiệp lớn.
Vấn đề quan trọng nhất để tạo ra sự hợp tác này là con người. Phải đặt người ngồi
đúng chổ trước khi thiết kế các thể chế để tao ra sự hợp tác và hỗ trợ cho việc ra
quyết định. Lâu nay chúng ta lựa chọn con người và cất nhắc vào vị trí quan trọng
của các cơ quan chính phủ thường dựa vào quan hệ quen biết, quyền lực. Cách
tuyển dụng như vậy thường lựa chọn những người thiếu năng lực ra quyết định
trong vị trí được bổ nhiệm và tính ỷ lai rất cao. Một khi họ không hoàn thành
nhiệm vụ không ai dám chỉ trích hoặc phê bình họ. Cách lựa chọn nhân sự như vậy
sẽ tạo ra vấn đề lớn là người không có năng lực sẽ đẩy người có năng lực ra khỏi
guồng máy của chính phủ. Hiện nay mặc dù chúng ta cũng đưa ra quy trình tuyển
dụng xem ra khá chặt chẻ, song vấn đề quan trọng là hội đồng tuyển dụng có thật
sự độc lập để có lựa chọn khách quan? Khó khăn trong tuyển dụng và cất nhắc
công viên chức chính phủ không phải là vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề chính trị, sự
chi phối của những người có quyền lực và những mối quan hệ lợi ích. Đây có lẽ là
công việc khó khăn nhất trong công tác nhân sự khi mà trong bộ máy chính phủ
tồn tai những mối quan hệ lợi ích chằng chịt. Giải quyết vấn đề
này có lẽ phải mạnh dạn phân bổ lại quyền lực sao cho các bộ phận ra quyết định
tuyển dụng phải thực sự độc lập để có lựa chọn tốt nhất, họ không phải ngồi chờ sự
chỉ đạo, gợi ý của những người có quyền lực. Một khi đã giải quyết người ngồi
đúng chỗ rồi thì vấn đề tiếp theo là làm sao để họ ra quyết định trong công việc mà
họ đảm nhận. Ngoài việc hổ trợ về thông tin, bản thân ngưởi ra quyết định phải
thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn. Tất cả các khâu mà công
viên chức chính phủ tham gia cung ứng dịch vụ cần phải có tổ chức chuyên nghiệp
chịu trách nhiệm đào tạo để mở rộng kiến thức và kỷ năng liên quan đến từng
ngành. Lâu nay sự quan liêu, ì ạch từ các công viên chức chính phủ một phần là do
hành vi của họ thiếu sự giám sát nhưng một phần quan trọng nữa là họ thiếu sự
hiểu biết, thiếu kỹ năng về lĩnh vực mà họ đảm nhiệm mặc dù họ có rất nhiều bằng
cấp và giấy chứng nhận. Chính sự thiếu hiểu biết này đã gây ra không biết bao tốn
kếm cho các doanh nghiệp từ khâu sản xuất, vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu.
Nhà nước cần cải cách thể chế pháp lý, giảm bớt các mâu thuẫn trong hệ thống luật
pháp, tăng cường quyền sở hữu tài sản của tư nhân và của công. Nói đến tăng
trưởng trong nền kinh tế, các quan chức thường đặt câu hỏi là làm sao để huy động
nguồn vốn trong nước và nước ngoài hỗ trợ cho tăng trưởng. Một vài ý kiến cho
rằng vốn trong dân còn nhiều và tính chuyện huy động nguồn vốn này vào hoạt
động sản xuất kinh doanh và đầu tư. Song thực tế cho thấy những người có vốn
trong nước thay vì đưa vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh họ lại đi mua đất,
vàng. Vấn đề người dân không đưa vốn vào các hoạt động kinh doanh và đầu tư
chỉ vì ho lo sợ mất vốn, họ không có niềm tin vào môi trường pháp lý nhằm bảo
đảm an toàn vốn khi họ đưa vốn vào kinh doanh hay đầu tư. Liệu vốn của họ bỏ ra
có bị chiếm đoạt bởi người khác không? Nếu có, ai bảo vệ tài sản của họ?.Tương
tự, chúng ta muốn thu hút các dòng vốn nước ngoài chúng ta phải có năng lực
trong hấp thu vốn, năng lực hấp thu vốn phụ thuộc vào chất lượng lao đông, vào cơ
sở hạ tầng kỹ thuật và công nghê, vào hê thống tài chính nhưng vấn đề quan trọng
nhất là quyền sỡ hữu cần phải rõ ràng và có tính thực thi cao nhằm bảo vệ tài sản
cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Nói đến quyền sở hữu không chỉ nói đến sở hữu tài sản tư nhân mà còn có sở hữu
tài sản công. Tài sản công và nguồn lực dùng chung khi được minh định quyền tài
sản rõ ràng sẽ giúp cho nguồn lực bao gồm đất đai, tài nguyên được sử dụng có
hiệu quả hơn vì trách nhiệm rõ ràng hơn cho những người thực thi quyền tài sản
công. Một khi quyền tài sản minh bạch, chúng ta dễ dàng thực hiện cơ chế ủy
quyền và giám sát sử dụng tài sản này tốt hơn. Lâu nay chúng ta quan niệm đất đai,
tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi từ vùng biển thuộc sở hữu toàn
dân song khái niệm sở hữu toàn dân khá mập mờ và không có thực quyền. Xét về ý
nghĩa chính trị đây là ý tưởng hay vì lẽ đất đai và tài nguyên do thiên nhiên ban
tăng cho con người và mọi người đều có quyền đối với chúng nhưng về phương
diện pháp lý thì tính thực thi không cao. Về mặt lý thuyết, chỉ có một cá nhân hoặc
một tổ chức mới thực thi được các quyền của chủ sở hữu. “Toàn dân” không phải
là một cá nhân, cũng không phải là một tổ chức nên chẳng có cách gì để thực thi
các quyền của chủ sở hữu cả. Người dân chưa bao giờ thể hiện được quyền của
mình thực sự đối với các tài sản này. “Tài sản không có chủ” này được uỷ quyền
cho chính quyền địa phương. Họ là người có quyền quyết định đồng thời lai là
người quản lý. Họ có quyền thu hồi đất, giao đất, quyền cho phép chuyển đổi mục
đích sử dụng đất, quyền định giá đất và chính họ lại là người giám sát. Khi những
người được ủy quyền thiếu sự giám sát bởi người chủ thực sự là người dân, họ sử
dụng tài sản theo hướng có lợi cho họ và biến những tài sản này thành tài sản riêng
của họ.
Thực tế cho thấy ngày nay có rất nhiều người giàu lên nhờ chiếm hữu đất đai,
nguồn tài nguyên khoáng sản do quyền sở hữu thiếu minh bạch. Như vậy chẳng có
gì khác giữa sở hữu toàn dân và sở hữu tư nhân vì cuối cùng những tài sản này
cũng nằm trong tay tư nhân, chúng ta còn ưu ái cho tư nhân khi họ sử dụng tài sản
này mà không chịu thuế như các nước tư bản. Khi mà quyền thu hồi đất, giao đất,
quyền cho phép chuyển đổi sử dung đất, quyền định giá đất còn nằm trong tay của
các quan chức thì quyền năng này rất dễ bị lạm dụng và các quan chức có cơ hội để
tham nhũng nếu người chủ thật sự không có quyền giám sát họ. Có lẽ nhà nước
nên xem lại quyền thu hồi đất và giao đất cho mục đích phát triển kinh tế vì quyền
này đã tạo ra sự bất công xã hội và tham nhũng, quyền chuyển đổi mục đích sử
dung đất phải gắn liền với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai và quy hoach
phải độc lập với các nhóm lợi ích và gắn liền với sự phát triển tự nhiên và lợi ích
của cộng đồng dân cư và giá đất nên được quyết định bởi thị trường. Chấm dứt
việc thực hiện dự án rồi sau đó xin chuyển quyền sử dụng đất. Cùng với tăng
cường quyền tài sản, chính phủ cũng thiết lập cơ chế để thực thị các hợp đồng và
giải quyết tranh chấp hiệu quả. Pháp luật hợp đồng sẽ tạo thuận lợi cho các bên
tiến hành các cuộc đàm phán và thiết lập các quyền tài sản cá nhân. Các bước này
minh bạch sẽ làm giảm chi phí giao dịch trong kinh doanh và khuyến khích doanh
nghiệp dựa vào luật pháp thay cho các quan hệ với chính phủ để bảo vệ an toàn tài
sản của mình, tài sản công được sử dụng có hiệu quả hơn vì các cơ quan giám sát
dễ dàng đánh giá kết quả của những người thực thi quyền đối với tài sản công.
Chính phủ giảm chi phí tuân thủ thông qua việc đẩy mạnh phân quyền giữa các cấp
trong guồng máy hành chính, kiểm tra chặt chẻ việc sử dụng quyền lực và đánh giá
nhân sự dựa vào thành tựu. Cơ chế phân quyền theo hướng chính phủ trung ương
chỉ tâp trung vào nhiệm vụ chính là xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội,
chiến lược phát triển ngành, ổn định kinh tế vĩ mô và trao quyền tự chủ nhiều hơn
cho chính quyền địa phương trong việc điều tiết nguồn lực của địa phương và họ
phải chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình. Việc phân quyền thực sự
chỉ khi họ được giao quyền gắn với quyền sử nguồn lực và quyền tuyển dụng nhân
sự để có thể thực hiện được nhiệm vụ của họ. Thời gian qua một số dự án đầu tư
công ở nhưng đô thị lớn thường chậm trễ và đội vốn lên rất nhiều một phần là do
phân quyền không rõ ràng nên không ai chịu trách nhiệm cho sự chậm trễ đó. Gắn
với việc phân quyền, việc thăng tiến về chính trị dựa vào thành tựu địa phương
cũng được sử dụng như hệ thống khuyến khích. Hệ thống khuyến khích này sẽ tạo
ra sự cạnh tranh giữa quan chức và các ban ngành địa phương trong việc cung cấp
các dịch vụ công, từ việc cung cấp hệ thống giao thông thuận lợi, cung cấp nước
sạch cho đến việc bảo vệ quyền tài sản tư nhân. Địa phương nào gây ra nhũng
nhiễu thì các doanh nghiệp sẽ chuyển sang các địa phương khác mà quyền tài sản
của họ được bảo vệ hiệu quả hơn. Địa phương có môi trường kinh doanh tốt và
thân thiện với doanh nghiệp sẽ có cơ hội sàng lọc nguồn vốn cho mục tiêu phát
triển của địa phương.
Thực tế cho thấy mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp ảnh hưởng đến lợi
ích không chỉ có doanh nghiệp, chính phủ mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của cộng
đồng doanh nghiệp5, cộng đồng dân cư và cả thế hệ trong tương lai như những
người sử dụng nguồn lực thiên nhiên. Để đạt được mục tiêu hiệu quả và công bằng
trong xã hội, các bộ phận có lợi ích liên quan đều phải được tham gia vào mối quan
hệ này như những người liên quan và bản thân họ phải có quyền lực để thực thi
giám sát và tham gia vào mối quan hệ này. Như vậy xét về khía cạnh chính trị,
quyền lực phân bổ không chỉ tập trung vào tay của nhà nước, doanh nghiêp mà còn
phân bổ cho các cộng đồng doanh nghiêp và dân cư được thể hiện trong các văn
bản luật pháp.
5

Cơ chế giải trình nhằm giới hạn và giám sát quyền lực của chính quyền các cấp,
các cơ quan hành chính. Các cơ quan này phải có trách nhiệm giải trình với cơ
quan lập pháp, công chúng, và các tổ chức xã hội. Cơ chế giải trình nhằm giúp cho
người dân, cộng đồng doanh nghiệp giám sát quyền lực của các cơ quan hành
chính, quan chức chính phủ một cách trực tiếp thông qua bầu cử, đối thoại cử tri,
đối thoại thông qua kênh truyền thông hoặc gián tiếp thông qua các kênh cơ quan
kiểm tra, thanh tra nhà nước độc lập. Bộ máy hành chính có trách nhiệm giải trình
cho công chúng về chính sách chung, công tác quy hoạch đô thị và kế hoạch sử
dụng đất đai, tài nguyên rừng, biển. Và mọi thứ chỉ được thực thi khi nào đạt được
sự đồng thuận cao của người dân địa phương, chẳng hạn quy hoạch đô thị chỉ được
thông qua khi nào có trên 70% dân cư trong cộng đồng địa phương đồng thuận.
Nếu có các khiếu kiện và nhân viên công quyền có trách nhiệm giải trình cho cấp
trên, cho toà án và cho công chúng về trách nhiệm của họ.
Để cho việc giám sát của xã hội và cơ chế giải trình đạt được hiệu quả, người dân
phải có quyền tự do cá nhân và được bảo vệ bởi hệ thống luật pháp, các tổ chức
dân sự đại diện cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan thanh tra nhà nước, kiểm
toán và cả cơ quan tư pháp phải có tính độc lập với các tổ chức chính trị, các nhóm
lợi ích và có quyền lực thực sự khi họ thực thi nhiệm vụ.
Một khi hành vi của công viên chức được ủy quyền khó giám sát và đo lường, cần
phải nghĩ đến việc thiết kế một hợp đồng khuyến khích họ. Con người thường rất
nhạy đối với hệ thống khuyến khích, sự nỗ lực cống hiến của công chức phải gắn
liền với lợi ích mà họ nhận được, nếu lợi ích của họ không được quan tâm thì chính
họ là lực lượng cản trở công cuộc cải cách. Về cơ bản tiền lương phải bảo đảm
cuộc sống vật chất và tinh thần, bảo đảm nhu cầu được đào tạo để nâng cao kiến
thức và kỹ năng chuyên môn. Một khi đồng lương mà họ nhận bảo đảm được cuộc
sống của họ thì mới nói đến việc tuyển lựa một đội ngũ công viên chức chính phủ
có năng lực, chuyên nghiệp và có tinh thần phụng sự cho đất nước6 Lâu nay sự
không phối hợp tốt trong cung ứng dịch vụ công một phần là do thiếu kiến thức và
kỹ năng cần thiết, một phần là thiếu trách nhiệm cá nhân do thiếu hệ thống khuyến
khích và cơ chế giám sát tốt. Quan hệ này kéo dài không những làm mất lòng tin
sâu sắc mà còn làm cho cộng đồng doanh nghiệp và rộng hơn là toàn xã hội không
tìm thấy mối quan hệ gần gũi đáng tin cậy với chính phủ vì lợi ích của cộng đồng.
Trong bối cành hội nhập và các doanh nghiệp trong nước đang đứng trước thách
thức cạnh tranh khốc liệt, việc tăng năng suất của doanh nghiệp là nhu cầu bức
bách nhất hiện nay. Việc tăng năng suất ngoài những nỗ lực riêng của doanh
nghiệp trong việc xây dựng năng lực và phát triển thị trường, niềm tin của doanh
nghiệp vào chính phủ là một yếu tố vô cùng quan trọng. Niềm tin vào chính phủ
thể hiện qua mối quan hệ gần gũi và có trách nhiệm của chính phủ với cộng đồng
doanh nghiệp, các doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm sự giúp đở thân thiện hơn từ các
cơ quan chính phủ, chính quyền địa phương vì lợi ích chung của cộng đồng doanh
nghiệp và xã hội.

You might also like