You are on page 1of 4

1

– Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá giá trị
được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, từ là giá trị không biến đổi về lượng trong quá trình
sản xuất, ký hiệu là c.
– Tư bản khả biến là bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thức giá trị sức lao động trong quá
trình sản xuất đã tăng thêm về lượng, kí hiệu là v.
VD:
Khi bạn sản xuất hay kinh doanh, bạn phải bỏ vốn ( tư bản). Tiền bán hàng thu được
( doanh số ) có thể khác nhau theo từng ngày ( hoặc tháng, tùy cách bạn tính) .
Trong doanh số bao gồm tiền vốn và tiền lời.
Trong tiền vốn có : vốn thay đỏi theo doanh số ( tư bản khả biến ) và không thay đổi theo
doanh số ( tư bản bất biến).
Thí dụ : bạn bán cà phê. Mỗi ngày bàn được 100 ly, mỗi ly 5$ do doanh số là 500$.
- Tiền vốn mỗi ly cà phê là 3$ trong đó chia ra :
a/ : vốn khả biến : cà phê 1,5$; đường : 1$; nước sôi 0,5$ . goi nó là khả biến vì nó tăng
giảm theo doanh số.
b/ vốn bất biến : tiền thuê mặt bằng, tiền lương nhân viên, tiền điện...mỗi ngày 100$. Số này
không thay đổi theo doanh số, ngày đó trời mưa bão không bán được ly cà phê nào bạn vẫn
tốn như thế.
Vây ngày hôm đó bạn sẽ lời được :
500- ( 200 khả biến + 100 bất biến) = 100$. Bạn lời 100$.
2.
Là biểu hiện bên ngoài của đời sống chủ nghĩa tư bản, công nhân làm việc cho nhà
tư bản trong một thời gian nhất định, sản xuất ra một lượng hàng hóa hay hoàn thành một
số công việc nào đó thì nhà tư bản trả cho công nhân một số tiền nhất định gọi là tiền công.
Tiền lương phải được coi là giá cả sức lao động. Thực tế, sự tác động qua lại giữa
chính sách tiền lương phù hợp với năng suất, chất lượng, hiệu quả sẽ là yếu tố ổn định và
phát triển kinh doanh, xây dựng được mối quan hệ lao động hài hòa giữa người lao động và
người sử dụng lao động
Tuy nhiên,C.Mác đã vạch ra rằng xu hướng chung của sản xuất tư bản chủ nghĩa
không phải là nâng cao mức tiền công trung bình mà là hạ thấp mức tiền công ấy. Bởi lẽ
trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, tiền công danh nghĩa có xu hướng tăng lên,
nhưng mức tăng của nó nhiều khi không theo kịp mức tăng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch
vụ; đồng thời thất nghiệp là hiện tượng thường xuyên, khiến cho cung về lao động làm thuê
vượt quá cầu về lao động, điều đó cho phép nhà tư bản mua sức lao động dưới giá trị của
nó. Vì vậy tiền công thực tế của giai cấp công nhân có xu hướng hạ thấp.

Nhưng sự hạ thấp của tiền công thực tế chỉ diễn ra như một xu hướng, vì có những
nhân tố chống lại sự hạ thấp tiền công. Một mặt, đó là cuộc đấu tranh của giai cấp công
nhân đòi tăng tiền công. Mặt khác, trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản ngày nay, do sự tác
động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ nên nhu cầu về sức lao động có chất
lượng cao ngày càng tăng đã buộc giai cấp tư sản phải cải tiến tổ chức lao động cũng như
kích thích người lao động bằng lợi ích vật chất. Đó cũng là một nhân tố cản trở xu hướng hạ
thấp tiền công.

3
Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai
mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu
dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường
hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban
kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng
giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị
hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường
hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo
pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch
Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo
pháp luật của công ty.

b, thi trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán hay sàn chứng khoán là nơi phát hành giao dịch mua bán,
trao đổi các loại cổ phiếu chứng khoán và được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng
khoán hoặc thông qua các công ty môi giới chứng khoán.
Thị trường chứng khoán được chia thành 2 loại đó là thị trường sơ cấp và thị trường
thứ cấp. Thị trường sơ cấp là nơi cổ phiếu lần đầu phát hành từ công ty để hút một nguồn
vốn đầu tư, điều này giúp họ có thể huy động một số vốn trên thị trường chứng khoán. Phần
lớn những người mua trên thị trường sơ cấp là các tổ chức lớn hay quỹ đầu tư.
Với thị trường chứng khoán thứ cấp, cổ phiếu được mua bán lại sau khi phát hành
sơ cấp. Người mua tại thị trường sơ cấp sẽ tiến hành mua bán đối với các nhà đầu tư
chứng khoán khác trên thị trường. Chính vì thế sẽ không có tiền mới được sinh ra mà chỉ là
thay đổi quyền sở hữu cổ phiếu giữa người mua và bán. Đây cũng là nơi các nhà đầu tư cá
nhân có thể tham gia giao dịch chứng khoán
* Vai trò, chức năng của TTCK
Thị trường chứng khoán có vai trò rất lớn cho nền kinh tế đất nước.
* Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của
họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã
hội. Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của công ty, TTCK đã có những tác động quan
trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thông qua TTCK, chính phủ và chính
quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu
tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.
* Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa
chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn
và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho loại hàng hóa phù hợp với khả
năng, mục tiêu và sở thích của mình. Chính vì vậy, TTCK góp phần đáng kể làm tăng mức
tiết kiệm quốc gia.
*Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành
tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản (khả năng
chuyển đổi thành tiền mặt) là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với
người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động
càng năng động và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các
chứng khoán giao dịch trên thị trường.
*Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ảnh một
cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh
nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành
mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản
phẩm.
*Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô
Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và
chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng
trưởng; và ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh
tế.
4
Trong chủ nghĩa tư bản, do những đặc điểm, điều kiện khác nhau, nên cùng một
lượng tư bản như nhau đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau, thì tỷ suất lợi nhuận đạt
được lại khác nhau. Vì vậy, các nhà tư bản ra sức cạnh tranh kịch liệt với nhau và dẫn tới
việc hình thành lợi nhuận bình quân.

Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất, kinh
doanh hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá,
để thu lợi nhuận cao nhất.

Cạnh tranh xuất hiện và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Trong
nến kinh tế hàng hóa, cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực của sản xuất. Trong
sản xuất tư bản chủ nghĩa tồn tại hai loại cạnh tranh là: cạnh tranh trong nội bộ ngành và
cạnh tranh giữa các ngành.
* Cạnh tranh trong nội bộ ngành

+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một
ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong
sản xuất và tiêu thụ hàng hoá có lợi hơn để thụ lợi nhuận siêu ngạch.

+ Biện pháp cạnh tranh, các nhà tư bản thường xuyên cải tiến kỹ thuật, nâng cao
năng suất lao động, làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội
của hàng hoá đó để thu được lợi nhuận siêu ngạch.

+ Kết quả của cạnh tranh nội bộ ngành là hình thành nên giá trị xã hội (giá trị thị
trường) của từng loại hàng hoá. Chúng ta biết rằng, trong các đơn vị sản xuất khác nhau, do
điều kiện sản xuất (điều kiện kỹ thuật, tổ chức sản xuất, trình độ tay nghề công nhân...) khác
nhau, cho nên hàng hoá có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường các hàng hoá
phải bán theo giá trị xã hội - giá trị thị trường.

* Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân

+ Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các ngành sản xuất khác nhau,
nhằn mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn, tức là, nơi nào có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

+ Biện pháp cạnh tranh: tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, tức
là phân phôi tư bản (c và v) vào các ngành sản xuất khác nhau.

+ Kết quả của cạnh tranh giữa các ngành là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân
và giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất.

Việc nghiên cứu sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, lợi nhuận bình quân và giá cả
sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng.
Về mặt lý luận, nó giúp ta thấy được sự phát triển lý luận giá trị và giá trị thặng dư của Mác
theo tiến trình đi từ trừu tượng đến cụ thể. Mặt khác, nó còn phản ánh quan hệ cạnh tranh
giữa các nhà tư bản trong việc giành giật lợi nhuận với nhau.
Về mặt thực tiến, nó vạch rõ toàn bộ giai cấp tư sản đã bóc lột toàn bộ giai cấp công nhân.
Vì vậy, muốn giành thắng lợi, giai cấp công nhân phải đoàn kết, đấu tranh với tư cách là một
giai cấp, kết hợp đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị.

You might also like