You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

----o0o----

BÀI TẬP LỚN


MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

Đề tài số 5:
Lý luận chung về cạnh tranh và độc quyền.

Vì sao phải bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền?

Thử đề xuất biện pháp bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền?

Họ, tên SV : Trần Tất Thành


Mã SV : 11225825
Lớp : LLNL1106(222)_29 – Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Khóa : 64

Hà Nội – 6/2023
MỤC LỤC

1
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................3

NỘI DUNG....................................................................................................................4

I. Lý luận chung về cạnh tranh và độc quyền:......................................................4

1. Cạnh tranh:...........................................................................................................4

2. Độc quyền:.............................................................................................................5

3. Mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền:.....................................................6

II. Bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền:.....................................7

1. Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam:............................................7

2. Tầm quan trọng của bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền:...8

3. Một số biện pháp để bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền:...9

KẾT LUẬN.................................................................................................................10

Tài liệu tham khảo:.................................................................................................11

MỞ ĐẦU

2
Cạnh tranh là một trong những quy luật vận động của nền kinh tế thị trường.
Qua hơn 36 năm thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, Việt
Nam đang chuyển đổi từ nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Trong quá trình đó, nước ta phải chấp nhận ảnh hưởng từ những quy luật
kinh tế và trong đó bao gồm quy luật cạnh tranh. Có thể nói, đây vừa là cơ hội nhưng
cũng tiềm tàng vô vàn những thách thức đối với nền kinh tế nước ta.
Và với sự phát triển vô cùng sâu rộng của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa
(trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, APEC…) quy luật
cạnh tranh diễn ra càng gay gắt, không chỉ giữa những chủ thể trong nước mà còn
vươn ra quốc tế. Từ đó, yêu cầu nước ta phải có những chuẩn bị kĩ càng về mặt nhận
thức lí luận, cũng như đưa ra những chiến lược để phát huy những mặt lợi của cạnh
tranh và khắc phục những rủi ro mà nó có thể đem lại. Chính vì vậy, ở đề tài: “Lý
luận chung về cạnh tranh và độc quyền. Vì sao phải bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và
hạn chế độc quyền? Thử đề xuất biện pháp bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế
độc quyền?”, em sẽ đưa ra những lí luận về cạnh tranh và độc quyền, vai trò của
chúng cũng như đưa ra một vài biện pháp để bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và kiểm
soát độc quyền.

3
NỘI DUNG

I. Lý luận chung về cạnh tranh và độc quyền:


1. Cạnh tranh:
- Trước hết ta cần hiểu khái niệm của cạnh tranh. Trong kinh tế chính trị Mác –
Lênin, cạnh tranh được hiểu là cuộc đấu tranh gay gắt giữa các chủ thể kinh tế khi
tham gia thị trường nhằm tối đa hóa lợi ích cho mình.
Ví dụ như Vinamilk và TH True Milk cạnh tranh ở thị trường sữa và các chế
phẩm của sữa, KFC và Lotteria cạnh tranh ở thị trường đồ ăn nhanh,… Vì vậy khi
nền kinh tế càng phát triển, càng sản sinh ra nhiều doanh nghiệp trên thị trường, thì
sự cạnh tranh trong nền kinh tế càng gay gắt và khốc liệt.
- Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường thường được chia ra làm nhiều loại
hoặc tùy theo chủ thể tham gia và diễn ra ở nhiều góc độ khác nhau như giá cả, chất
lượng, thời gian,...... hoặc theo tính chất, đặc điểm. Dựa theo tính chất, cạnh tranh
chia ra làm 3 loại:
+ Cạnh tranh hoàn hảo: Là cạnh tranh trong một mô hình kinh tế được mô tả là
một mẫu  lý tưởng, ở đó không có người sản xuất hay người tiêu dùng nào có quyền
hay khả năng khống chế được thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả.
+ Cạnh tranh không hoàn hảo: Là những thị trường trong đó cạnh tranh hoàn
hảo không được đảm bảo vì ít nhất có một người bán (hoặc người mua) tương đối
lớn, đủ để tác động đến giá cả thị trường. 
+ Cạnh tranh độc quyền: Là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có một số
người bán một số sản phẩm thuần nhất mang những đặc trưng riêng nhất. Họ có thể
kiểm soát gần như toàn bộ số lượng sản phẩm và dịch vụ bán ra trên thị trường. Thị
trường cạnh tranh độc quyền không có sự cạnh tranh về giá, người bán có thể áp đặt
giá bắt người mua phải chấp nhận giá do họ định ra. Họ có thể định ra cao hơn hoặc

4
thấp hơn giá thị trường tùy thuộc vào đặc điểm, tác dụng của sản phẩm, hay một số
tiêu chí khách quan khác.
- Như đã nói, cạnh tranh là không xấu nếu được kiểm soát một cách chặt chẽ,
cạnh tranh có thể mang lại những lợi ích lớn đối với doanh nghiệp và rộng hơn là tới
nền kinh tế kinh tế thị trường của quốc gia ấy. Những tác động tích cực mà cạnh tranh
mang lại có thể kể đến như là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị
trường, cạnh tranh còn là cơ chế điều chỉnh linh hoạt và phân bổ các nguồn lực kinh
tế của xã hội một cách tối ưu,..... Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó. Cạnh tranh
cũng mang lại nhiều hệ lụy khôn lường, nó có khả năng hủy hoại môi trường kinh
doanh, cạnh tranh không lành mạnh sẽ dẫn đến làm cho nhiều đối tượng kinh doanh
sẽ vi phạm đạo đức kinh doanh, luật pháp sẽ làm dẫn đến tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp
tăng cao và có khả năng từ cạnh tranh dẫn đến độc quyền trong kinh doanh.
2. Độc quyền:
- Tiếp đến ta cần biết về độc quyền: Là hiện tượng trên thị trường chỉ có một
doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp câu kết với nhau chiếm vị trí độc tôn
trong việc cung cấp sản phẩm nhất định nào đó, cho phép họ kiểm soát trọn vẹn giá
cả sản phẩm để thu lợi nhuận tối đa và ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh khác thâm
nhập thị trường.
Ví dụ: Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN). Ở Việt Nam đã có một số
doanh nghiệp có thể sản xuất điện nhưng chỉ có EVN được quyền nắm giữ hệ thống
truyền tải điện, làm cho các doanh nghiệp sản xuất điện phải phụ thuộc vào EVN. Vì
vậy, việc EVN độc quyền thị trường điện tại Việt Nam là điều hiển nhiên.
- Hình thức cạnh tranh này được rất nhiều doanh nghiệp muốn là do một trong
các nguyên sau sau đây:
+ Lợi nhuận độc quyền: Là lợi nhuận thu được cao hơn lợi nhuận bình quân do
sự thống trị của các tổ chức độc quyền đem lại. Các tổ chức này khống chế thị trường

5
bằng cách áp đặt giá bán hàng hóa cao và giá mua hàng hóa thấp do đó mang lại lợi
nhuận rất lớn.
+ Giá cả độc quyền: Là giá cả do các tổ chức độc quyền áp đặt trong mua và
bán hàng hóa. Do chiếm được vị trí độc quyền về sản xuất hàng hóa nên các tổ chức
được áp đặt giá cả độc quyền.
- Độc quyền mang đến cho thị trường những tác động tích cực và tiêu cực. Tác
động tích cực to lớn mà độc quyền mang lại là khả năng to lớn trong việc nghiên cứu
và triển khai các hoạt động hoa học kỹ thuật thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật, làm tăng
năng suất lao động,...... Bên cạnh đó, khi mà tình trạng độc quyền lan rộng nó sẽ phần
nào làm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế quốc gia ấy.
3. Mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền:
- Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do nhưng đối lập với cạnh tranh tự do. Sự
xuất hiện của độc quyền không làm thủ tiêu được cạnh tranh trái lại còn làm cho cạnh
tranh trở nên gay gắt và đa dạng hơn và có sức phá hoại to lớn hơn.
- Độc quyền khiến cho cạnh tranh trên thị trường đa dạng và gay gắt hơn:
Trong nền kinh tế thị trường, nhìn chung, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh giữa các
chủ thể sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa mà còn có them các loại cạnh tranh giữa các
tổ chức độc quyền. Đó là:
+ Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài
độc quyền. Các tổ chức độc quyền thường tìm cách để chi phối, thôn tính các doanh
nghiệp ngoài độc quyền bằng nhiều biện pháp như: Độc quyền mua nguyên vật liệu
đầu vào; độc quyền phương tiện vận tải; độc quyền tín dụng,.... để có thể loại bỏ các
chủ thể yếu thế hơn ra khỏi thị trường.
+ Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Loại hình cạnh tranh
này có nhiều hình thức: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong cùng một ngành,
kết thúc bằng một sự thỏa hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên cạnh tranh; cạnh

6
tranh giữa các tổ chức độc quyền khác ngành có liến quan với nhau về nguồn lực đầu
vào,.....
+ Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. Những doanh nghiệp
tham gia các tổ chức độc quyền cũng có cạnh tranh với nhau để giành lợi thế trong hệ
thống. Các thành viên trong các tổ chức độc quyền cũng có thể cạnh tranh nhau để
chiếm tỷ lệ cổ phần khống chế, từ đó chiếm địa vị chi phối và phân chia lợi ích có lợi
hơn.
- Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, cạnh tranh và độc quyền luôn cùng tồn
tại song hành với nhau. Mức độ khốc liệt của cạnh tranh và mức độ độc quyền hóa
phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nền kinh tế thị trường khác nhau.
II. Bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền:
1. Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam:
- Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh
tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường. Một số yếu tố bất hợp lý của mô
hình kinh tế trước đây vẫn còn tồn tại và đòi hỏi cần phải có những giải pháp cụ thể
để giải quyết trong thời gian tới. Một trong những vấn đề cần giải quyết là tình trạng
độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước. Tồn tại quá nhiều doanh nghiệp nhà nước
(rất nhiều trong số đó kinh doanh không hiệu quả) và việc độc quyền của doanh
nghiệp nhà nước trong nhiều lĩnh vực như: điện, nước, xăng, viễn thông,.....
- Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay có 2 loại hình thức độc quyền:
+ Loại thứ nhất là hình thức độc quyền doanh nghiệp. Đó là một doanh nghiệp
hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết với nhau tạo thế độc quyền về cung cấp một loại
sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó nhằm mục đích chiếm vị trí độc tôn trong thị trường.
Ví dụ công ty Coca Cola chiếm độc quyền ở Việt Nam trong lĩnh vực đồ uống có gas.
+ Loại thứ hai là hình thức độc quyền nhà nước. Là hình thức mà trong hoạt
động thương mại chỉ do cơ quan nhà nước có quyền thực hiện hoặc các tổ chức, cá
nhân được nhà nước giao thực hiện. Đây được coi là loại hình phổ biến nhất ở Việt

7
Nam hiện nay. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ trước đây, chúng ta
chỉ thừa nhận hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân không tồn
tại trong thời gian đó. Chế độ công hữu này đã tạo ra sự độc quyền nhà nước trong tất
cả các ngành kinh tế. Nhà nước thành lập các xí nghiệp quốc doanh để sản xuất và
cung ứng sản phẩm cho người tiêu dùng. Cơ chế quản lý kinh tế bằng các mệnh lệnh
hành chính đã hình thành nên các doanh nghiệp nhà nước độc quyền mà một số vẫn
còn tồn tại cho đến ngày nay. Hơn nữa, hiện nay còn có xu hướng độc quyền nhà
nước biến thành độc quyền doanh nghiệp. Việc nắm giữ đường trục viễn thông quốc
gia sẽ tạo lợi thế cho VNPT ngăn cản các công ty khác tham gia vào thị trường viễn
thông, bởi lẽ nếu công ty khác muốn tham gia vào thị trường này buộc phải dùng trục
viễn thông của VNPT. Với lợi thế này kết hợp với quy định của pháp luật, VNPT đã
tính giá dịch vụ viễn thông cung cấp cho người sử dụng cao hơn 30% so với các nước
ASEAN.
2. Tầm quan trọng của bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc
quyền:
- Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trên thị trường càng trở nên
thường xuyên, quyết liệt hơn. Do tác động của quy luật cạnh tranh làm cho việc cạnh
tranh trở thành hoạt động tất yếu của mỗi chủ thể kinh tế trên thị trường nhằm đảm
bảo sự tồn tại và phát triển của mình với mục đích tối đa hoá lợi ích. Cạnh tranh vì
thế thúc đẩy sự tiến bộ nhiều mặt, cạnh tranh làđộng lực thúc đẩy mạnh mẽ tiến bộ
khoa học và sự phát triển lực lượng sản xuất. Cạnh tranh buộc người sản xuất phải
năng động, nhạy bén, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi
mới sản phẩm, thay đổi phương thức tổ chức quản lý hiệu quả hơn để đáp ứng nhu
cầu thị trường và xã hội tốt hơn. Đôi khi sự cạnh tranh không lành mạnh hay doanh
nghiệp độc quyền quá lớn sẽ dẫn đến một thị trường không lành mạnh, kìm hãm sự
phát triển của nền kinh tế. Độc quyền hình thành biểu hiện sự thất bại của thị trường.

8
- Để có sự cạnh tranh hoàn hảo, nhiều quốc gia đã coi chống độc quyền và tạo
nên cạnh tranh hoàn hảo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà nước. Để tạo nên
cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền trong kinh doanh thì cần phải có những
điều kiện nhất định.

3. Một số biện pháp để bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc
quyền:
- Đối với một đất nước đang trong giai đoạn chuyển mình từ giai đoạn kinh tế
tập trung sang nền kinh tế thị trường có rất nhiều lỗ hổng về độc quyền trong hệ
thống pháp luật. Vì vậy chúng ta có thể đề xuất một số biện pháp như sau:

+ Điều đầu tiên, chúng ta cần hoàn thiện bộ luật về chống độc quyền trong kinh
doanh, thêm đó thắt chặt những quy định về việc bảo hộ lao động, tránh cạnh tranh
không lành mạnh, tránh những vấn đề như ép giá, tăng giá bất chợt....; cũng cần hạn
chế tác động của những công ty độc quyền nhà nước đối với các doanh nghiệp tư
nhân khác cùng lĩnh vực và có một bộ luật hoàn chỉnh hơn về vấn đề cạnh tranh trong
lĩnh vực độc quyền tự nhiên này.

+ Thứ hai, các doanh nghiệp trong việc cạnh tranh cũng phải biết cách tuân thủ
đúng luật lệ được đặt ra, không vi phạm đạo đức kinh doanh hay các luật lệ kinh
doanh khác,..... các doanh nghiệp cần nhận thức được đúng về các tác hại của độc
quyền và cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng đến nền kinh tế một cách mạnh mẽ
và sâu rộng trong tất cả các ngành nghề.

+ Thứ ba, đối với người tiêu dùng, chúng ta cần phải có những kiến thức nhất
định về độc quyền để đảm bảo lợi ích của mình khi tham gia và các hoạt động thương
mại, tránh bị ép giá, bị thiệt hại về mình.

9
KẾT LUẬN

Từ thực trạng trên ta có thể dễ dàng nhận thấy cạnh tranh là một quy luật tất
yếu của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh cũng có nhược điểm của nó là dẫn đến độc
quyền. Tuy nhiên, cạnh tranh là động lực cho sự phát triển nền kinh tế, có cạnh tranh
thì mới chạy đua giữa các doanh nghiệp. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế với nhau sẽ là nguồn lực của xã hội được phân bố và sử dụng có hiệu
quả hơn. Chính vì thế, việc chúng ta cần không phải là chống cạnh tranh mà chính
xác là chống độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh. Những mặt trái của cạnh
tranh như cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền sẽ có những biện pháp khắc
phục dễ dàng nếu như chúng ta có chính sách cạnh tranh đúng đắn.

Tình hình cạnh tranh của Việt Nam còn rất non yếu do vẫn đang trong giai
đoạn chuyển mình từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường nên cần phải
có các chính sách mới để tập trung giải quyết các tác động xấu của những tàn dư còn
sót lại ở chế độ trước. Từ đó, áp dụng hiệu quả để đưa kinh tế thị trường Việt Nam
phát triển và vững mạnh hơn.

10
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin chương IV.

2. Luật cạnh tranh 2018.

3. https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=38580&idcm=188.

4. Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trong doanh nghiệp (Tạp chí tài
chính).

11

You might also like