You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN


MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

ĐỀ TÀI:
“ Cạnh tranh là gì? Vì sao trong nền kinh tế thị trường cần phải bảo vệ
sự cạnh tranh và hạn chế độc quyền? Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam ”

Họ và tên : Trịnh Khánh Linh


Lớp : POHE – Thẩm định giá
Mã sinh viên : 11213458

Hà Nội, 2021
MỤC LỤC
Mục lục …………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………….………………………………………… 2
Lời mở đầu …………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………….……………………………….. 4
Nội dung …………………………………………………………………………….………………………………………..…………………………………….……………………………….…… 5
I. Một số nét khái quát về cạnh tranh và độc quyền ……………………….……………………………….…… 5
1. Cạnh tranh trong nền kinh tế ………………………...……………..…………………………………….……………………………….…… 5
1.1. Khái niệm về cạnh tranh .……………………………………..…………………………………….……………………………….…… 5
1.2. Phân loại cạnh tranh ….…….………………………………………..…………………………………….……………………………….…… 5
1.3. Chủ thể trong cạnh tranh .………………………………..…………………………………….………………...………………….…… 5
1.4. Những tác động của cạnh tranh đến nền kinh tế ...……….…………………………………….…… 6
2. Độc quyền kinh tế ………………………….………………………………………..…………………………………….……………………………….…… 6
2.1. Khái niệm về độc quyền kinh tế ...………………..…………………………………….……………………………….…… 6
2.2. Nguyên nhân hình thành độc quyền ………..…………………………………….……………………………….…… 6
2.3. Tác động của độc quyền đến nền kinh tế ...……………………………….……………………………….…… 7
II. Duy trì cạnh tranh và hạn chế độc quyền ……..…………………………………….……………………………….…...… 7
1. Trong khi cạnh tranh thúc đẩy sực tiến bộ kĩ thuật, phát triển kinh tế thì
độc quyền lại kìm hãm sự phát triển ấy …………………..…………..…………………………………….……………………………….…… 7
2. Cạnh tranh giữa các nhà sản xuất sẽ giúp hàng hoá chất lượng hơn so
với hàng hoá trong độc quyền …………………...…………………………………..…………………………………….……………………………….…… 8
3. Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thoả mãn nhu cầu của xã hội trong khi độc
quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho người tiêu
dùng và xã hội ……………………………………………………….………………………………………..…………………………………….……………………………….…… 8
4. Cạnh tranh tạo điều kiện cho người lao động có nhiều lựa chọn hơn
trong việc chọn chỗ làm việc và tiền công của mình, trong khi đó độc quyền lại
làm hạn chế điều đó ……………………………………….………………………………………..…………………………………….………………………..……….…… 9

2
5. Sự liên kết độc quyền giữa nhiều công ty đã kìm hãm sự phát triển kinh
tế và gây ra lạm phát …………………………………….………………………………………..…………………………………….…………………………...…….…… 9
III. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam …………………………..…………………………………….……………………………….… 10
1. Thực trạng cạnh tranh tại Việt Nam ………………………..…………………………………….……………………………….…

10
1.1. Cạnh tranh bất bình đẳng ...…………………………..…………………………………….…………………………………… 10
1.2. Cạnh tranh không lành mạnh …………………..…………………………………….……………………………….……

10
2. Độc quyền tại Việt Nam ….……….………………………………………..…………………………………….……………………………….……

11
3. Chính sách cạnh tranh và chống độc quyền tại Việt Nam …….……………………………….……

12

Kết luận …………………………………………………………………………….………………………………………..…………………………………….……………………………….……

14

Tài liệu tham khảo …………………………………………………………………………….………………………………………..…………………………………….…………

15

3
LỜI MỞ ĐẦU
Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường. Khi thực
hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ
nghĩa, Việt Nam phải chấp nhận các quy luật của nền kinh tế thị trường mang lại,
trong đó có quy luật cạnh tranh – một quy luật khách quan, cần thiết trong quá
trình phát triển kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một cơ chế vận
hành, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Việt Nam đã áp dụng được quy luật
này và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trong phát triển kinh tế như nền
kinh tế phát triển ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, xã hội được phát triển
hơn, … những thành tựu ấy chưa phải quá lớn lao những cũng đã góp phần định
hướng cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Nhưng bên cạnh những thành
tựu đó, nền kinh tế của nước ta đang còn phải đối mặt với những thách thức to lớn.
Một trong những thách thức ấy đó chính là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế
nước ta đang còn yếu kém, dẫn đến sự cạnh tranh không hoàn hảo, không lành
mạnh và sinh ra hiện tượng độc quyền. Độc quyền sẽ làm cho cạnh tranh trở nên
gay gắt hơn và ảnh hưởng mạnh mẽ lên nền kinh tế.
Để có một môi trường lành mạnh và kiểm soát độc quyền có hiệu quả đang là
vấn đề quan trọng đang được đặt ra với thực trạng của nước ta hiện nay. Chính vì
vậy, bài tiểu luận của em hôm nay sẽ đi vào giải thích: Cạnh tranh là gì? Vì sao

4
trong nền kinh tế thị trường cần phải bảo vệ sự cạnh tranh và hạn chế độc
quyền? Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam ”.
Do trình độ hạn chế nên еm không thể tránh khỏi những sаi lầm, khuyết điểm
trong việc nghiên cứu đề tài. Еm rất mong được sự góp ý củа Cô cũng như sự giơ
cаo đánh khẽ để bài viết nàу củа еm được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn cô Hảo ạ !

NỘI DUNG
I. Một số nét khái quát về cạnh tranh và độc quyền
1. Cạnh tranh trong nền kinh tế
1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là một khái niệm gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường khi cung – cầu và giá cả của hàng hoá là yếu tố quyết định. Cạnh tranh là sự
ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa những chủ thể trong sản xuất kinh doanh
nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng
hàng hoá để thu nhiều lợi ích nhất cho mình. Kinh tế thị trường càng phát triển thì
cạnh tranh trên thị trường càng trở nên gay gắt, quyết liệt hơn.

1.2. Phân loại và chủ thể trong cạnh tranh


Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có thể diễn ra giữa người bán và
người mua, người bán với người bán, người mua với người mua; cạnh tranh trong
nội bộ ngành, giữa các ngành; cạnh tranh trong nước và quốc tế; cạnh tranh giữa
các tổ chức có liên quan... Các mối quan hệ cạnh tranh này có ảnh hưởng trực tiếp
đến quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các chủ thể cạnh tranh bao gồm người sản xuất, người tiêu dùng, người mua,
người bán, người cung ứng các dịch vụ, cung ứng nguyên vật liệu, các tổ chức, các
trung gian.... Nội dung của cạnh tranh là chiếm các nguồn nguyên liệu, giành

5
cácnguồn lực sản xuất, khoa học kỹ thuật, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, giành nơi
đầu tư, giành hợp đồng, đơn đặt hàng...

1.3. Những tác động của cạnh tranh đến nền kinh tế
Cạnh tranh là động lực thúc đẩy mạnh mẽ tiến bộ khoa học và sự phát triển
lực lượng sản xuất dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh
buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp
dụng công nghệ mới, thay đổi phương thức tổ chức quản lý hiệu quả hơn, đổi mới
sản phẩm… để đáp ứng nhu cầu thị trường và xã hội tốt hơn.
Mặt khác, cạnh tranh không lành mạnh sẽ gây tổn hại đến môi trường kinh
doanh, phân hoá người sản xuất; gây rối, phá hoại thị trường; cạnh tranh bằng các
thủ đoạn phi đạo đức, vi phạm luật pháp để thu lợi cá nhân, gây tổn hại lợi ích tập
thể và xã hội. Đồng thời gây lãng phí nguồn lực và tổn hại đến phúc lợi của xã hội.

2. Độc quyền kinh tế


2.1. Khái niệm về độc quyền kinh tế
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn
việc sản xuất và tiêu thụ một loại hang hóa, định ra giá cả độc quyền và thu lợi
nhuận độc quyền cao. Như vậy độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do nhưng độc
quyền không thủ tiêu được cạnh tranh tự do mà trái lại còn làm cho cạnh tranh gay
gắt hơn.
2.2. Nguyên nhân hình thành độc quyền
Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, trong nền kinh tế thị trường, các nước
tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện các tổ chức độc quyền. Các tổ chức độc quyền cuất
hiện do sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật; đồng
thời thúc đẩy năng suất lao động, khả năng tích luỹ khiến các doanh nghiệp phải
đẩy nhanh quá trình tích tụ và tâhp trung sản xuất, hình thành nên các doanh
nghiệp quy mô lớn. Bên cạnh đó, độc quyền xuất hiện là do cạnh tranh. Cạnh tranh
6
gay gắt khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản hàng loạt, còn các doanh
nghiệp lớn. muốn tồn tài được thì họ phảu tăng cường tích tụ và tập trung sản xuất.
Cuối cùng là do sự phát triển của hệ thống tín dụng. Sự phát triển của hệ thống tín
dụng đã thúc đẩy tập trung sản xuất, tạo nên các tổ chức độc quyền dẫn đến việc
định giá cả độc quyền mua – bán để thu lợi nhuận cho mình.

2.3. Tác động của độc quyền đến nền kinh tế


Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt
động khoa học kĩ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ khao học kĩ thuật. Đồng thời còn làm
tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân tổ chức độc
quyền và tạo nên sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế theo hướng sản
xuất lớn hiện đại.
Tuy nhiên, độc quyền làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho
người tiêu dùng và xã hội. Nó cản trở sự phát triển khoa học kĩ thuật, làm chậm và
lãng phí các nguồn lực xã hội. Sự phục vụ của người tiêu dùng nói riêng và cho xã
hội nói chung kém hiệu quả hơn so với cạnh tranh tự do. Độc quyền thường làm
cho xã hội luôn luôn ở tình trạng khan hiếm hàng hoá, sản xuất không đáp ứng
được nhu cầu ảnh hưởng đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Độc quyền hình thành
biểu hiện sự thất bại của thị trường.

II. Duy trì cạnh tranh và hạn chế độc quyền


Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh và độc quyền tồn tại xen kẽ nhau.
Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do nhưng độc quyền không thủ tiêu được cạnh
tranh tự do mà trái lại còn làm cho cạnh tranh gay gắt hơn. Khi có chủ trương thúc
đẩy cạnh tranh để phát triển thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư
đổi mới công nghệ sản xuất, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng thì độc quyền
cần được loại bỏ.

7
1. Trong khi cạnh tranh thúc đẩy sực tiến bộ kĩ thuật, phát triển kinh tế
thì độc quyền lại kìm hãm sự phát triển ấy
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hành vi của chủ thể kinh tế đều hoạt động
trong môi trường cạnh tranh, các hoạt động ấy đều nhằm mục đích thu được lợi
nhuận tối đa. Bởi vậy, bên cạnh việc hợp tác, thì các doanh nghiệp cũng cạnh tranh
với nhau bằng việc đổi mới trang thiết bị, kĩ thuật trong việc sản xuất để đem lợi
nhuận tốt nhất về cho minh và giúp cho thúc đẩy nền kinh tế. Còn độc quyền, dù
được tập trung về các nguồn lực lớn, khả năng nghiên cứu , phát minh sáng chế thế
nhưng các tổ chức độ quyền vì củng cố, giữ vững vị thế không bị lung lay đã
không sử dụng lợi ích, ưu thế đó. Điều đó đã dẫn tới lãng phí nguồn lực, đồng thời
kìm hãm sự tiến bộ, phát triển của kinh tế và xã hội.
2. Cạnh tranh giữa các nhà sản xuất sẽ giúp hàng hoá chất lượng hơn so
với hàng hoá trong độc quyền

Trong thị trường, một trong những yếu tố thu hút khách hàng nhất đó chính là
chất lượng của sản phẩm. Trong cạnh tranh cùng ngành, nhiều nhà sản xuất cùng
phát triển một sản phẩm giống nhau, tỉ lệ cạnh tranh cao thì họ sẽ luôn nỗ lực tìm
kiếm, tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, có uy tín trên thị trường và tạo
niềm tin cho người tiêu dùng. Còn trong môi trường độc quyền, một mình một thị
trường khiến hàng hoá, sản phẩm không đa dạng, phổ biến. Bên cạnh đó, họ còn
không chú trọng đầu tư, kiểm tra nghiêm ngặt về quy trình sản xuất và có thể tạo
nên những sản phẩm kém chất lượng và gây nguy hại đến cho người tiêu dùng.
3. Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thoả mãn nhu cầu của xã hội trong khi
độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho
người tiêu dùng và xã hội

Thông qua quy luật cung cầu, cạnh tranh có khả năng nhanh nhạy trong việc
phát hiện và đáp ứng mọi nhu cầu và thị hiếu cho người tiêu dùng. Sự lựa chọn và

8
sức tiêu thụ hàng hoá của họ là thước đo chính xác cho yêu cầu về chất lượng và
độ phù hợp của một sản phẩm.
Cạnh tranh qua tác động liên tục lên giá cả sản phẩm trên thị trường, buộc các
doanh nghiệp phải phản ứng tự phát để chọn phương án kinh doanh sao cho chi phí
phải đạt mức nhỏ nhưng hiệu quả cao, hàng hoá đa dạng, phong phú, chất lượng
cũng như giá thành phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng.
Còn độc quyền tuy có khả năng tạo ra số lượng sản phẩm lớn, giảm chi phí sản
xuất, giảm giá thành sản phẩm hàng hoá
4. Cạnh tranh tạo điều kiện cho người lao động có nhiều lựa chọn hơn
trong việc chọn chỗ làm việc và tiền công của mình, trong khi đó độc quyền
lại làm hạn chế điều đó

Muốn có một sản phẩm tốt, ngoài nuyên vật liệu, công thức, dây chuyền sản
xuất thì lao động cũng là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định lên sự
thành công của sản phẩm. Chính vì vậy, để thu hút được lao động có tay nghề cao
và sự sáng tạo của họ thì các nhà tuyển dụng phải có những chính sách ưu đãi hay
mức thu nhập hấp dẫn, cạnh tranh với các nhà sản xuất khác. Do đó mà người lao
động có nhiều sự lựa chọn hơn, kể cả lao động tay chân lành nghề cũng có nhiều
cơ hội trong thị trường cạnh tranh. Còn trong môi trường độc quyền, người lao
động có ít cơ hội phát triển bản thân và môi trường làm việc lại không đa dạng và
không phù hợp với họ.
5. Sự liên kết độc quyền giữa nhiều công ty đã kìm hãm sự phát triển
kinh tế và gây ra lạm phát

Một số doanh nghiệp thông đồng với nhau nhằm tăng sức cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong hội. Các doanh nghiệp thoả thuận với nhau phân chia thị
trường làm sự lưu thông hàng hoá trên thị trường bị gián đoạn, thị trường trong

9
nước bị chia cắt. Điều đó dẫn đến nhiều công ty không được liên kết sẽ thiệt thòi,
thậm chí không được cạnh tranh, thiệt hại về doanh thu cũng như lợi nhuận của họ.
Không chỉ thế, độc quyền còn gây ra lạm phát, vì họ có thể đặt ra bất kì giá
nào họ muốn, gây thiệt hại trực tiếp đến người tiêu dùng. Lạm phát tăng nhưng thu
nhập trên danh nghĩa không tăng thì thu nhập thực tế của gười lao động sẽ giảm
sút. Dẫn đến giá trị của đồng tiền sẽ giảm xuống và gây ảnh hưởng đến nền kinh tế
đất nước.

III. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam


Hiện nay, việc nhận thức về cạnh tranh và độc quyền kinh doanh ở nước ta
vẫn chưa nhất quán, chưa thấy được tầm quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế
nên chưa có quan điểm dứt khoát về ủng hộ cạnh tranh lành mạnh và chống độc
quyền trong kinh doanh. Nhà nước chưa có những quy định cụ thể, những cơ quan
chuyên trách theo dõi giams sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền.
Vì vậy mà thực trạng về cạnh tranh và độc quyền tại Việt Nam vẫn còn nhiều tồn
tại và bất cập.
1. Thực trạng cạnh tranh tại Việt Nam
1.1. Cạnh tranh bất bình đẳng
Các doanh nghiệp nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi như: ưu đãi về vốn đầu
tư, thuế,… tập trung trong tay một lượng lớn các ngành nghề quan trọng: điện,
nước, dầu lửa, giao thông vận tải…, còn các doanh nghiệp tư nhân không được coi
trọng. Các doanh nghiệp nước ngoài thì hoạt động theo quy chế riêng, không được
ưu đãi từ nhà nước. Điều này gây thiệt hại lớn về kinh tế, bởi một số doanh nghiệp
nhà nước không hiệu quả, trông chờ vào nhà nước gây ra lãng phí nguồn lực xã
hội, trong khi các công ty tư nhân hoạt động năng nổ và hiệu quả hơn. Ngoài ra do
những qui định không hợp lí trong hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài gây
nên sự trở ngại về đầu tư vào nước ta của các công ty nước ngoài.
10
1.2. Cạnh tranh không lành mạnh

Một số doanh nghiệp thông đồng câu kết với nhau nhằm tăng sức cạnh tranh
của các doanh nghiệp trong hội, loại bỏ các doanh nghiệp khác bằng cách ngăn cản
không cho tham gia hoạt động kinh doanh, hạn chế việc mở rộng hoạt động. Các
doanh nghiệp thoả thuận với nhau phân chia thị trường làm sự lưu thông hàng hoá
trên thị trường bị gián đoạn, thị trường trong nước bị chia cắt. Sự cấu kết giữa các
doanh nghiệp dẫn tới việc độc quyền một số mặt hàng trong một thời gian nhất
định làm giá một số mặt hàng tăng cao.

Ví dụ như trong khi đại dịch Covid 19 mới bùng nổ, giá khẩu trang ở các cửa
tiệm bán thuốc đã tăng gấp 3 – 4 lần / 1 hộp so với trước đó - khi chưa có Covid
19. Điều đó đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng, triệt tiêu động lực cạnh tranh.

Hiện nay nước ta chưa có khung pháp lí hoàn chỉnh cho cạnh tranh nên việc
xác định, xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là khó khăn. Điều đó
tạo điều kiện cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày càng phát triển.
Một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh như: Nạn hàng giả, hàng nhái, hàng
kém chất lượng được tung ra thị trường (như các hãng kem trộn). Các hình thức
quảng cáo gian dối, thổi phồng ưu điểm của hàng hoá mình làm giảm ưu điểm của
các hàng hoá khác cùng loại, rồi đưa ra những mức giá cao hơn so với mức giá
thực tế của sản phẩm. Các hành vi thông đồng với cơ quan quản lý nhà nước để
cản trở hoạt động của các đối thủ trong các ký kết hợp đồng, hối lộ các giao dịch
kinh tế, lôi kéo lao động lành nghề, những chuyên gia giỏi của các doanh nghiệp
Nhà nước một cách không chính đáng còn phổ biến trong nền kinh tế.

2. Độc quyền tại Việt Nam


Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh
tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường. Một số yếu tố bất hợp lý của mô

11
hình kinh tế trước đây vẫn còn tồn tại và đòi hỏi cần phải có những giải pháp cụ
thể để giải quyết trong thời gian tới. Một trong những vấn đề cần giải quyết là tình
trạng độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước. Để hội nhập kinh tế thế giới cũng
như đảm bảo các điều kiện gia nhập WTO trong thời gian tới và tránh thua thiệt
trong thương mại quốc tế, vấn đề này cần phải được hoàn thiện để quy định một
mức độ hợp lý cho sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước, vừa phù hợp với
thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.

Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ trước đây, chúng ta chỉ thừa
nhận hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân không tồn tại
trong thời gian đó. Chế độ công hữu này đã tạo ra sự độc quyền nhà nước trong tất
cả các ngành kinh tế. Nhà nước thành lập các xí nghiệp quốc doanh để sản xuất và
cung ứng sản phẩm cho người tiêu dùng. Cơ chế quản lý kinh tế bằng các mệnh
lệnh hành chính đã hình thành nên các doanh nghiệp nhà nước độc quyền mà một
số vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Hơn nữa, hiện nay còn có xu hướng độc
quyền nhà nước biến thành độc quyền doanh nghiệp. Nếu ngày trước, việc nắm giữ
đường trục viễn thông quốc gia sẽ tạo lợi thế cho VNPT ngăn cản các công ty khác
tham gia vào thị trường viễn thông, bởi lẽ nếu các công ty khác muốn cung cấp
dịch vụ viễn thông họ buộc phải sử dụng đường trục viễn thông quốc gia do VNPT
quản lý. Với lợi thế về thị phần sẵn có từ trước cùng với các quy định của pháp
luật, VNPT đã tính giá dịch vụ viễn thông cung  cấp cho người sử dụng cao hơn
30% so với các nước ASEAN. Thì ngày nay, tình trạng này cũng tương tự như ở
Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN). ở nước ta đã có một số doanh nghiệp sản
xuất điện nhưng chỉ EVN được nắm giữ hệ thống truyền tải điện. Trong thị trường
điện lực, việc sản xuất điện có liên quan mật thiết đến việc truyền tải điện. Điều
này làm cho các doanh nghiệp sản xuất điện phải phụ thuộc vào EVN - một đối thủ

12
cạnh tranh trên cùng thị trường. Chính vì vậy, độc quyền của EVN đối với việc
kinh doanh điện là điều không thể tránh khỏi.

3. Chính sách cạnh tranh và chống độc quyền tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Luật Cạnh tranh lần đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày
03/12/2004, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/ 2005. Đây được coi là văn bản
pháp luật quan trọng, điều chỉnh mối quan hệ cạnh tranh giữa các chủ thể hoạt
động kinh doanh trên thị trường. Theo đó, Luật luật cạnh tranh 2004 là hành lang
pháp lý quan trọng giúp tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng, lành
mạnh, từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước, phân bổ hiệu quả các nguồn
lực xã hội và đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng. Mặc dù đạt được một số thành
tựu nhất định nhưng kết quả hơn 14 năm thi hành Luật Cạnh tranh 2004 không
được như kỳ vọng. Số lượng vụ việc được điều tra và xử lý chưa nhiều, chưa phản
ánh đúng thực tế cạnh tranh trên thị trường. Nhằm khắc phục những hạn chế và bất
cập này, ngày 12/06/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Cạnh tranh (sửa đổi, bổ
sung) năm 2018 (Luật Cạnh tranh 2018), có hiệu lực thi hành từ 01/07/2019 với
nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung so với Luật Cạnh tranh 2004. Theo đó, Luật
cạnh tranh 2018 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng bất cứ một
hành vi, một thỏa thuận hay một giao dịch mua bán sáp nhập nào xảy ra ở bất cứ
nơi đâu, kể cả trong lãnh thổ Việt Nam hay ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có khả
năng tác động gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể tới thị trường Việt Nam thì
đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2018. Ngoài ra, luật đã sửa đổi,
bổ sung và làm rõ những hành vi bị cấm đối với cơ quan nhà nước lợi dụng chức
vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh. Đây là điểm
mới nhằm nâng cao hiệu quả thực thi của Luật Cạnh tranh một cách toàn diện với
tất cả chủ thể, của tổ chức, cá nhân mà thực hiện hành vi được coi là có tác động
bất lợi đến cạnh tranh trên thị trường. Điểm đặc biệt nhất có lẽ chính là luật quy
13
định thành lập Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, trên cơ sở tổ chức lại các cơ quan quản
lý cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2004, bao gồm cơ quan quản lý cạnh tranh
( Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng) và Hội đồng Cạnh tranh… Có thể
thấy, pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền tại Việt Nam đã dần được hoàn
thiện theo thời gian.

KẾT LUẬN
Cạnh tranh là một quy luật, là một phần của nền kinh tế thị trường, nó vừa
mang tính lợi vừa mang tính hại. Tuy nhiên, khi đặt vào trong bối cảnh lâu dài và
toàn diện, dựa vào toàn bộ lợi ích của xã hội thì cạnh tranh chính là động lực phát
triển của kinh tế xã hội. Những mặt trái do cạnh tranh đem lại là điều không đáng
ngại nếu như chúng ta có một chính sách duy trì cạnh tranh và kiểm soát độc quyền
hợp lý. Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường còn tùy thuộc vào sự
vận dụng quy luật này ở từng nước khác nhau. Là nước áp dụng quy luật cạnh
tranh muộn, Việt Nam sẽ học hỏi và tiếp thu được nhiều kinh nghiệm từ những
nước đi trước để tìm ra lối đi thực sự phù hợp cho chính mình.

14
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin
2. Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 91 tháng 2/2007 ” Pháp luật cạnh tranh trong
WTO và kinh nghiệm cho Việt Nam”
3. Bài giảng của cô Hảo
4. Và tham khảo một số bài tiểu luận ở trên mạng

15

You might also like