You are on page 1of 45

lOMoARcPSD|32356

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG KINH DOANH

KHOA TÀI CHÍNH

TIỂU LUẬN
BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 03 năm 2024 1


ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG KINH DOANH

KHOA TÀI CHÍNH

TIỂU LUẬN
Phân tích hoạt động cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường.

Những tác động tích cực và tiêu cực của độc quyền? Ý nghĩa thực tiễn.

Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn

Mã lớp học phần: 24D1POL51002439

Khóa: 49 Lớp: FNP002

Nhóm: 09

Sinh viên thực hiện: Tô Quỳnh Anh

Phạm Thị Thanh Thảo

Nguyễn Dương Yến Anh

Dương Uyển Nhi

2
LỜI CAM KẾT
Nhóm em xin cam kết bài tiểu luận này dựa trên quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của nhóm
trên nhiều phương diện. Các nguồn tài liệu, trích dẫn mà nhóm tham khảo đều được để tại
mục “Tài liệu tham khảo”.
Trân trọng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 03 năm 2024
Đại diện nhóm

Tô Quỳnh Anh

3
DANH SÁCH NHÓM
Thành viên Mã số sinh viên Nội dung Đánh giá

Tô Quỳnh Anh 31231020036 Phần 2.1

Phạm Thị Thanh Thảo 31231020763 Phần 3

Nguyễn Dương Yến Anh 31231023266 Phần 1

Dương Uyển Nhi 31231023321 Phần 2.2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

4
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT………………………………………………………………………… i
DANH SÁCH NHÓM………………………………………………………………….. ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN……………………………………………………… iii

5
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………1
PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh……………………………………………………………
2
1.1.2. Khái niệm độc quyền…………………………………………………………….2
1.2. Nguyên nhân hình thành độc quyền
1.2.1. Độc quyền có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân……………………………..2
1.2.2. Liên hệ thực tế………………………………………………………..………... 6
1.3. Quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường
1.3.1. Cạnh tranh và độc quyền - mối quan hệ phức tạp ở nhiều mặt…………………6
1.3.2. Đa dạng mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền……………….…………..7
1.3.3. Liên hệ thực tế……………………….……...……………………….………… 8
PHẦN II. ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG
2.1. Lý luận của V.I. Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường
2.1.1. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản……….. 9
2.1.2. Biểu hiện mới của độc quyền trong điều kiện ngày nay…………………..
…….15
2.1.3. Tác động của độc quyền đến kinh tế - chính trị - xã hội…………………….
….18
2.2. Lý luận của V.I. Lênin về độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường
2.2.1. Khái niệm và nguyên nhân hình thành phát triển độc quyền nhà nước
trong chủ nghĩa tư bản…………………………………………………………
20
2.2.2. Bản chất của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản………………...…..22
2.2.3. Đặc điểm kinh tế của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản ………….…
23

6
2.2.4. Những biểu hiện mới của độc quyền nhà nước……………………………..
…..25
trong chủ nghĩa tư bản
PHẦN III: THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM
3.1. Hình thức độc quyền
3.1.1. Độc quyền do kết quả cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường……………. …28
3.1.2. Độc quyền do quy định của pháp luật ban hành cho các…………….………. 29
chính sách kinh tế hay tồn tại từ cơ chế hành chính cũ
3.2 Xu hướng độc quyền doanh nghiệp……………………………………………...30
3.3. Mối tương quan giữa độc quyền nhà nước……………………………………..31
trong chủ nghĩa tư bản và độc quyền nhà nước tại Việt Nam
3.4. Giá trị của độc quyền đối với thị trường
3.4.1. Lợi ích từ quy mô kinh tế………………………………………………………33
3.4.2. Nâng cao khả năng tạo ra phát minh và sản phẩm mới………………….……34
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………...34
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………...35

7
LỜI MỞ ĐẦU

Cạnh tranh là một phần không thể thiếu trong mọi lĩnh vực, đó là điều tồn tại không
tránh khỏi. Nếu không có cạnh tranh, sự phát triển sẽ không thể diễn ra, vì cạnh tranh là
một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Mỹ, như bất kỳ quốc gia
nào khác, phải tuân thủ quy luật cạnh tranh và các quy định khác trong nền kinh tế thị
trường. Nền kinh tế thị trường của Mỹ luôn đầy quyết liệt và gay gắt, với sự cạnh tranh
không ngừng giữa các thành phần kinh tế. Mỹ được xem là quốc gia có nền kinh tế cạnh
tranh nhất thế giới.

Tuy nhiên, nền kinh tế của Mỹ vẫn đối diện với nhiều thách thức. Với sự toàn cầu hóa
là một xu hướng phổ biến, cơ hội hợp tác giữa Mỹ và các quốc gia khác đã được mở ra.
Do đó, sự cạnh tranh không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn với các quốc
gia khác. Sự cạnh tranh gay gắt có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực trong nền kinh tế
thị trường, bao gồm sự xuất hiện của độc quyền, làm ảnh hưởng và hạn chế sự phát triển
kinh tế của Mỹ.

Độc quyền là sự kiểm soát hoặc ảnh hưởng lớn đối với một loại sản phẩm cụ thể trên
một thị trường nhất định, thường được thực hiện bởi các công ty lớn hoặc các tổ chức
kinh tế. Vấn đề này đặt ra một thách thức đối với Mỹ: làm thế nào để xây dựng một nền
kinh tế cạnh tranh mạnh mẽ và ngăn chặn sự hình thành của độc quyền một cách hiệu quả,
trong khi vẫn bảo vệ "nền kinh tế tự do" và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia. Để
hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong bối cảnh Mỹ và nhận biết
các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của độc quyền, việc phân tích cặn kẽ về vấn đề này là
rất cần thiết, và đó cũng là đề tài của tiểu luận này: "Phân tích hoạt động cạnh tranh và
độc quyền trong nền kinh tế thị trường. Tác động tiêu cực và tích cực của độc quyền và ý
nghĩa thực tiễn".

1
PHÀN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Trong nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản tự do và cạnh tranh, C.Mác và Ph.Ăngghen
đã dự đoán rằng sự tự do trong cạnh tranh sẽ dẫn đến sự tích tụ và tập trung sản xuất.
Theo họ, quá trình tích tụ và tập trung sản xuất tích cực sẽ phát triển đến một mức độ nào
đó, từ đó dẫn đến sự hình thành của độc quyền.
1.1. Khái niệm:
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh:
Cạnh tranh là sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất hàng hóa tư nhân
nhằm giành giật lấy điều kiện sản xuất và tiêu thụ hàng hóa thuận lợi nhất để thu lợi ích
tối đa.
Trong lĩnh vực kinh tế hàng hóa, cạnh tranh không chỉ là một môi trường mà còn
là một động lực.

1.1.2. Khái niệm độc quyền:


Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn việc
sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu
lợi nhuận độc quyền cao.
Đây là một trong những trường hợp thất bại của thị trường, biểu hiện mức độ cực
đoan của việc thiếu tính cạnh tranh. Mặc dù trên thực tế rất hiếm có trường hợp nào đáp
ứng hoàn hảo cả hai tiêu chuẩn của độc quyền, và do đó, độc quyền thuần túy có thể coi là
không tồn tại. Tuy nhiên, các dạng độc quyền không thuần túy thường dẫn đến sự không
hiệu quả của lợi ích xã hội.

1.2. Nguyên nhân hình thành độc quyền:

1.2.1. Độc quyền có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân

2
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất
Thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, tạo ra các doanh nghiệp có quy mô
lớn. Trong những năm 1900, nền kinh tế thị trường mở rộng với sự xuất hiện của các
ngành sản xuất mới nhờ tiến bộ khoa học và công nghệ, yêu cầu các doanh nghiệp mở
rộng quy mô. Điều này tạo ra một cơ cấu kinh tế mới, tập trung vào sản xuất với quy mô
lớn do tác động của các quy luật thị trường như quy luật giá trị thặng dư, tích lũy, và tập
trung.

Cạnh tranh gay gắt:


Làm suy yếu hoặc phá sản các doanh nghiệp nhỏ, khi các doanh nghiệp lớn cố
gắng chiếm thị trường để trở thành doanh nghiệp độc quyền. Điều này là hậu quả tất yếu
của môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1873:


Kéo dài 5 năm 5 tháng tại châu Âu và Bắc Mỹ đã gây ra sức ép lớn cho nền kinh
tế. Công nhân bị sa thải, sàn giao dịch chứng khoán tại New York đóng cửa hơn 10 ngày,
các hệ thống đường sắt quốc gia xuống cấp và nhiều ngành nghề khác như xây dựng, bất
động sản, kinh doanh cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực.

Sự phát triển của hệ thống tín dụng:


Trở thành một công cụ mạnh mẽ thúc đẩy sự tập trung sản xuất, đặc biệt là trong
việc hình thành và phát triển các công ty cổ phần, tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các
tổ chức độc quyền. Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện, chúng có khả năng kiểm soát giá
mua và giá bán hàng hóa theo cách độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.

Sự không hoàn hảo của thị trường:


Trong một số trường hợp, thị trường không hoạt động một cách hiệu quả và thiếu
sự cạnh tranh, điều này dẫn đến sự hình thành của các doanh nghiệp độc quyền. Các

3
doanh nghiệp này thường tận dụng quyền lực của mình để kiểm soát giá cả, sản xuất, và
thậm chí là chính sách công cộng.

Quyền lực chính trị:


Sự tương tác giữa quyền lực kinh tế và chính trị thường góp phần vào việc xuất
hiện của các doanh nghiệp độc quyền. Các doanh nghiệp này thường sử dụng quyền lực
chính trị để bảo vệ hoặc mở rộng vị thế độc quyền của mình thông qua ảnh hưởng đến
quyết định chính sách và pháp luật.

Sự tiên tiến về công nghệ và kỹ thuật:


Trong một số trường hợp, các công ty sở hữu công nghệ và kỹ thuật tiên tiến có thể
tạo ra độc quyền trong một ngành công nghiệp cụ thể. Công nghệ và quy trình sản xuất
độc quyền này có thể tạo ra rào cản lớn cho các đối thủ mới.

Chi phí cố định cao:


Trong một số ngành như hóa chất hoặc dầu khí, việc xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc
hệ thống phân phối có thể tạo ra chi phí cố định cao. Điều này có thể tạo điều kiện cho
các công ty đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng này để kiểm soát thị trường và tạo ra độc quyền.

Chính sách của chính phủ:


Chính sách và quy định của chính phủ cũng có thể tác động đến sự hình thành của
độc quyền trong kinh tế. Việc ban hành các quy định và luật pháp có thể tạo ra rào cản
cho sự cạnh tranh hoặc bảo vệ các doanh nghiệp hiện có.

 Lợi nhuận độc quyền:


- Là lợi nhuận vượt trội so với lợi nhuận trung bình, được tạo ra bởi sự chiếm đóng
thị trường của các tổ chức độc quyền.

4
- Các tổ chức độc quyền thường thống trị bằng cách thiết lập giá bán hàng hóa cao
và giá mua hàng hóa thấp, từ đó tạo ra lợi nhuận độc quyền cao. Nguồn gốc của lợi
nhuận độc quyền này bao gồm:
 Lao động không công của công nhân làm việc trong các xí nghiệp độc
quyền:
Công nhân trong các doanh nghiệp độc quyền thường phải làm việc với điều
kiện lao động không công bằng và lương thấp, góp phần vào lợi nhuận cao của tổ
chức độc quyền.
 Lao động không công của công nhân làm việc trong các xí nghiệp không
độc quyền:
Người lao động trong các doanh nghiệp không thuộc sở hữu độc quyền cũng có
thể phải chịu điều kiện lao động khắc nghiệt và thu nhập thấp do áp lực cạnh tranh
từ các tổ chức độc quyền.
 Phần giá trị thặng dư của các nhà tư bản vừa và nhỏ mất đi do thua thiệt
trong cuộc cạnh tranh:
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phải chịu thiệt hại trong cuộc cạnh
tranh với các tổ chức độc quyền, dẫn đến mất mát giá trị thặng dư và do đó
không thể thu được lợi nhuận cao.
 Lao động thặng dư của những người sản xuất nhỏ và nhân dân lao động ở
các nước tư bản và các nước thuộc địa và phụ thuộc:
Trong các nền kinh tế tư bản và các nước thuộc địa, lao động thường phải
làm việc với điều kiện khó khăn và lương thấp, đồng thời phải đối mặt với
sự khống chế từ các tổ chức độc quyền, dẫn đến việc họ không thể thu được
phần công bằng và lợi nhuận từ lao động của mình.

 Giá cả độc quyền:


- Là giá mà các tổ chức độc quyền thiết lập khi mua và bán hàng hóa.
- Giá cả độc quyền bao gồm chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận độc quyền. Các tổ
chức độc quyền thường thiết lập giá bán cao và giá mua thấp. Trong thực tế, giá cả

5
độc quyền vẫn phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa. Trong mối quan hệ này, giá trị
vẫn là yếu tố quan trọng, là nội dung cơ bản của giá cả độc quyền. Giá cả độc
quyền chủ yếu xoay quanh giá trị hàng hóa, và khi giá cả độc quyền tăng giảm, giá
cả thị trường cũng sẽ tương ứng điều chỉnh. Trong giai đoạn độc quyền, các tổ
chức độc quyền thường thực hiện giao dịch hàng hóa với giá cả độc quyền, từ đó
thu được lợi nhuận độc quyền cao hơn.
- Những yếu tố này có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp với nhau để tạo ra một
môi trường kinh doanh độc quyền trong lĩnh vực kinh tế và chính trị.

1.2.2. Liên hệ thực tế:


Một ví dụ cụ thể về nguyên nhân gây ra độc quyền trong thực tế là sự tập trung
nguồn lực hoặc công nghệ độc đáo tại một số doanh nghiệp hoặc ngành công nghiệp. Ví
dụ, trong lĩnh vực công nghệ, một công ty có thể phát triển một công nghệ tiên tiến hoặc
sản phẩm độc đáo mà không có đối thủ cạnh tranh đủ lớn để cạnh tranh.

Ví dụ khác chính là Apple với sản phẩm iPhone của họ. Khi iPhone được ra mắt,
nó mang lại một trải nghiệm người dùng mới và tiên tiến mà không có sản phẩm cạnh
tranh nào có thể so sánh được. Như vậy, Apple đã đạt được độc quyền trong lĩnh vực điện
thoại di động trong một thời gian, cho phép họ áp đặt giá cả cao và kiểm soát thị trường
một cách tương đối.

Một lần nữa, điều này cho thấy rằng sự tập trung nguồn lực hoặc công nghệ độc
đáo có thể dẫn đến sự hình thành của độc quyền trong một ngành công nghiệp, ảnh hưởng
đến cạnh tranh và sự công bằng trong thị trường.

1.3. Quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường:
1.3.1. Cạnh tranh và độc quyền - mối quan hệ phức tạp ở nhiều mặt
Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền là phức tạp và
thường xuyên được quan tâm. Dưới đây là một số mặt của mối quan hệ này:

6
Tính đối nghịch:
Cạnh tranh và độc quyền thường đối nghịch với nhau. Trong một thị trường cạnh
tranh sôi động, độc quyền thường bị giảm bớt do sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh
tranh. Ngược lại, khi độc quyền gia tăng, cạnh tranh có thể bị hạn chế hoặc thậm chí bị
loại bỏ.

Sự tác động lẫn nhau:


Cạnh tranh có thể tạo ra động lực cho sự phát triển và sáng tạo, khi các doanh
nghiệp cố gắng cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình để chiếm lĩnh thị trường. Tuy
nhiên, độc quyền có thể ngăn chặn sự cạnh tranh và làm giảm sự động lực này, dẫn đến sự
suy giảm của sự sáng tạo và chất lượng.

Hiệu quả kinh tế:


Trong một số trường hợp, độc quyền có thể dẫn đến sự không hiệu quả kinh tế, khi
các doanh nghiệp không còn cần phải cạnh tranh và có thể hoạt động theo cách không
hiệu quả. Trái lại, một môi trường cạnh tranh khỏe mạnh thúc đẩy sự hiệu quả và tăng
cường sự tiến bộ kinh tế.

Quản lý từ phía chính phủ:


Chính phủ thường can thiệp để giám sát và kiểm soát sự cạnh tranh và độc quyền
trong nền kinh tế. Việc thiết lập và thực thi các quy định và chính sách cạnh tranh có thể
giúp duy trì một môi trường kinh doanh cạnh tranh và công bằng.

Vì vậy, với sự tương tác phức tạp giữa cạnh tranh và độc quyền, việc hiểu và quản
lý quan hệ này là quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững và công bằng của nền
kinh tế thị trường.

1.3.2. Đa dạng mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền

7
Độc quyền không chỉ là kết quả của sự loại bỏ cạnh tranh, mà thực tế, nó thúc đẩy
sự đa dạng và cạnh tranh gay gắt hơn trong nền kinh tế thị trường. Nó không chỉ là sự
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà còn là sự đối đầu giữa các tổ chức độc
quyền. Các loại hình cạnh tranh mới xuất hiện, tạo ra một môi trường cạnh tranh phong
phú và phức tạp hơn.
Đầu tiên, là sự cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền và các doanh nghiệp không
độc quyền. Trong trường hợp này, các tổ chức độc quyền thường tận dụng quyền lực của
họ để kiểm soát nguồn cung, hệ thống vận chuyển, hoặc thậm chí là tín dụng. Bằng cách
này, họ có thể áp đặt điều kiện và giá cả, tạo ra một bức tranh cạnh tranh không công
bằng cho các doanh nghiệp không độc quyền.
Thứ hai, là sự cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Đây có thể là cạnh
tranh giữa các tổ chức độc quyền trong cùng một ngành hoặc giữa các ngành liên quan
với nhau. Cuộc đối đầu này thường kết thúc bằng sự thỏa hiệp hoặc thậm chí là sự sụp đổ
của một bên. Các tổ chức này có thể tiến hành các thỏa thuận không công bằng để chia sẻ
thị trường hoặc thậm chí là để loại bỏ các đối thủ tiềm năng.
Cuối cùng, là sự cạnh tranh nội bộ trong các tổ chức độc quyền. Các thành viên
trong các tổ chức độc quyền cũng có thể cạnh tranh với nhau để giành ưu thế. Họ có thể
đấu tranh để chiếm tỉ lệ cổ phần lớn hơn, tạo ra một sự đấu đá tàn khốc trong tổ chức.

Vậy nên, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, cạnh tranh và độc quyền thường tồn
tại cùng nhau và mức độ của chúng phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nền kinh tế.
Sự tương tác giữa các yếu tố này tạo ra một môi trường kinh doanh phức tạp và đa chiều,
đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc và chiến lược linh hoạt để tồn tại và phát triển.

1.3.3. Liên hệ thực tế:


Một ví dụ cụ thể về mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền tại Mỹ là ngành
công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), nơi mà các công ty hàng đầu như Google,
Facebook, Amazon và Apple (được biết đến với biệt danh "GAFA") chiếm lĩnh thị
trường. Trong lĩnh vực này, sự cạnh tranh đã khuyến khích sự phát triển của các doanh

8
nghiệp công nghệ mới và nhỏ, song cũng tạo ra một mức độ tập trung cao tại GAFA. Các
công ty này thường tận dụng quyền lực thông qua việc thâu tóm hoặc loại bỏ các đối thủ
cạnh tranh, dẫn đến sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền trong ngành.

Một ví dụ rõ ràng khác là vấn đề liên quan đến quảng cáo trực tuyến. Google và
Facebook, hai trong số những công ty lớn nhất trong lĩnh vực này, độc tài thị trường
quảng cáo trực tuyến tại Mỹ. Sự ảnh hưởng của họ trong việc thu thập dữ liệu và định
hình thông tin đã tạo ra một môi trường không công bằng cho các đối thủ nhỏ, gây khó
khăn cho các công ty độc lập trong việc cạnh tranh. Điều này dẫn đến việc GAFA có thể
thiết lập giá cả quảng cáo cao và điều kiện không công bằng cho các nhà quảng cáo khác.

Mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong ngành ICT ở Mỹ là một minh
chứng cho cách mà sự cạnh tranh có thể dẫn đến tập trung quyền lực và sự thống trị của
các tổ chức độc quyền, ảnh hưởng đến sự công bằng và cạnh tranh trong nền kinh tế.

PHẦN II. ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG
2.1. Lý luận của V.I. Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường
2.1.1. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản

Độc quyền mở rộng nhờ tích tụ và tập trung tư bản


Tích tụ và tập trung tư bản làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, cùng với sự phát triển
khoa học kỹ thuật và các quy luật thị trường đã thay đổi nền kinh tế theo hướng sản xuất
quy mô lớn. Các doanh nghiệp nhỏ lẻ bắt đầu liên kết, sáp nhập với nhau tạo thành các tổ
chức độc quyền.

Các doanh nghiệp độc quyền còn thỏa hiệp cùng nhau để nắm lấy địa vị độc quyền. Sự
hợp tác ấy thông qua hai hình thức: liên kết ngang và liên kết dọc:

9
 Liên kết ngang là sự hình thành liên minh độc quyền trong cùng một lĩnh vực (giai
đoạn đầu của quá trình độc quyền hóa).
 Liên kết dọc là sự hình thành liên minh độc quyền đa ngành, mở rộng ở nhiều lĩnh
vực khác nhau.

Nhờ đó, các tổ chức độc quyền được chia thành các kiểu sau:
 Cartel là sự thỏa thuận giữa các tổ chức độc quyền về các hoạt động kinh doanh
thực tiễn như giá cả, sản lượng hàng hóa, thị trường tiêu thụ,...; nhằm tối đa hóa lợi
nhuận và giảm cạnh tranh. Tuy nhiên liên minh này thường không bền vững vì mỗi
doanh nghiệp luôn theo đuổi lợi ích riêng, luôn muốn đạt được nhiều hơn so với
thỏa thuận.
 Syndicate là hình thức tổ chức độc quyền ổn định hơn Cartel. Các xí nghiệp tham
gia hình thức này vẫn giữ độc lập về sản xuất, còn về lưu thông hàng hóa sẽ được
điều hành, quản lý bởi một ban quản trị chung. Lợi ích Syndicate mang lại là lợi
nhuận đạt được cao hơn nhờ thống nhất đầu mối mua-bán để mua nguyên liệu với
giá rẻ, bán hàng hóa với giá cao.
 Trust là tổ chức độc quyền dạng công ty cổ phần. Các nhà tư bản tham gia vào sẽ
thành những cổ đông và nhận cổ tức theo số cổ phần.
 Consortium là một hình thức độc quyền có trình độ và quy mô lớn với kiểu liên kết
dọc. Thành viên của Consortium ngoài những nhà tư bản còn có các hình thức liên
minh độc quyền trên, thuộc các ngành khác nhau có liên quan đến kinh tế, kỹ thuật.

Mô hình độc quyền hóa ngày càng phổ biến, kết hợp với sự tiến bộ của khoa học công
nghệ và lực lượng sản xuất nên các hình thức liên minh độc quyền thêm đa dạng hơn.
Không chỉ phát triển trong phạm vi một ngành, một quốc gia; mà đã liên minh theo cả hai
chiều dọc và ngang, cả ở trong nước hay quốc tế. Là tiền đề cho khái niệm "công ty độc
quyền xuyên quốc gia" ra đời, tạo thêm hai hình thức tổ chức độc quyền mới: Concern và
Conglomerate

10
 Concern là tổ chức độc quyền đa ngành, đa quốc gia. Bởi có thành viên là hàng
trăm công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau (có thể có hoặc không có quan hệ sản
xuất). Mục tiêu hướng đến là khắc phục tình trạng cạnh tranh gay gắt việc kinh
doanh chuyên môn hóa hẹp. Hơn nữa, các Concern cũng dễ đối phó với luật chống
độc quyền.
 Conglomerate khác với Concern về quy mô khi đây là sự kết hợp giữa nhiều doanh
nghiệp vừa và nhỏ, gần như không có liên quan trực tiếp đến sản xuất hoặc dịch vụ
cho sản xuất. Đa phần các khoản lợi thu được là từ kinh doanh chứng khoán.

Các tổ chức độc quyền luôn có xu hướng mở rộng phạm vi hoạt động, tăng quy mô
hoạt động kinh tế. Từ các hình thức tổ chức độc quyền trên, các doanh nghiệp độc quyền
liên minh theo nhiều cách và hướng đến mục tiêu phát triển trở thành những công ty
xuyên quốc gia.

Tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt - nguyên nhân quyền lực độc quyền thao túng
thị trường
Khi chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền.
Quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong ngân hàng cũng như trong công nghiệp hình
thành nên độc quyền ngân hàng và độc quyền công nghiệp:
 Độc quyền ngân hàng được tạo thành bởi các hoạt động đào thải và thôn tính giữa
các ngân hàng lớn - nhỏ. Các ngân hàng nhỏ, độc lập giảm dần, bị sáp nhập vào
các ngân hàng có thị phần cao hơn và mô hình ngân hàng lớn với nhiều chi nhánh
dần tăng lên. Điều này vừa có điểm lợi cũng có bất lợi. Lợi ích thu về chính là loại
bỏ được các ngân hàng yếu kém và có thể tạo ra được những ngân hàng lớn có đủ
sức mạnh để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Còn điểm bất lợi ở đây, chính là
một mô hình ngân hàng lớn mạnh kéo theo những vấn đề trong các khâu quản lý,
dịch vụ,...

11
 Độc quyền công nghiệp là hình thức liên minh giữa các doanh nghiệp độc quyền.
Nhằm giảm cạnh tranh, hợp tác đôi bên cùng có lợi, tạo thế liên minh nắm quyền
lực thị trường.

Độc quyền ngân hàng cho phép các tổ chức độc quyền trong ngành công nghiệp vay
và gửi các khoản tiền lớn trong dài hạn. Còn các độc quyền công nghiệp tham gia vào
ngành ngân hàng bằng cách mua cổ phần, chi phối các hoạt động của độc quyền ngân
hàng. Bởi thế mà 2 tổ chức độc quyền ngân hàng và công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ,
kiểm soát nhau. Sự kết hợp này tạo nên "Tư bản tài chính".

V.I.Lênin từng nói: “Tư bản tài chính là kết quả hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của
một số ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền về công
nghiệp”. Tư bản tài chính xuất hiện đem lại sự liên kết thị trường mạnh mẽ, xuất hiện
thêm các ngành kinh tế mới.
 Trước hết là sự liên kết mạnh mẽ giữa ngân hàng và các doanh nghiệp công nghiệp
khác dưới hình thức "người cho vay - kẻ đi vay". Ngân hàng sẽ cho các công
nghiệp vay vốn và đảm bảo kinh doanh với điều kiện đi kèm: có lợi cùng hưởng,
có lỗ cùng chịu. Ngoài ra bên ngân hàng còn đầu tư vào bất động sản, phương tiện
sản xuất nhằm cho thuê lại.

 Các ngành kinh tế mới xuất hiện như ngành bảo hiểm, dịch vụ,... ngày càng phổ
biến. Những thay đổi này diễn ra ngày càng nhanh và rộng rãi bởi quá trình liên kết
cộng xâm nhập lẫn nhau giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp.

Tư bản tài chính ngày càng lớn mạnh, vô hình chung tạo nên một nhóm nhỏ độc
quyền, chi phối mọi hoạt động kinh tế - chính trị của xã hội, được gọi là tài phiệt (đầu sỏ
tài chính):

12
 Về mặt kinh tế, các ông "trùm tài chính" thực hiện sự thống trị của mình thông qua
"chế độ tham dự". Thực chất đây là hoạt động thu mua cổ phiếu khống chế, qua đó
chi phối công ty gốc hay còn gọi là "công ty mẹ". Tiếp tục áp dụng cách thức đó để
thống trị các "công ty con", rồi đến "công ty cháu",...trở thành "nhà cầm quyền" cả
một hệ thống các doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau. Không những thế, các nhà tài
phiệt còn lập công ty mới, phát hành chứng khoán, đầu cơ ruộng đất,... với mong
muốn củng cố địa vị và thu lại lợi nhuận độc quyền cao.

 Về mặt chính trị, hệ thống tài phiệt còn có thể nhúng tay vào các hoạt động như
chính sách đối nội, đối ngoại, bầu cử,... ; khiến cho nhà nước tư bản trở thành
"công cụ" phục vụ cho lợi ích của giới tài phiệt. Sự kiện chấn động trong lần bầu
cử Tổng thống Mỹ thứ 25, khi bộ ba nhà tài phiệt quyền lực là John D. Rockefeller
Sr. , Andrew Carnegie và J.P.Morgan đã liên minh cùng nhau đưa ứng viên đảng
Cộng hòa William McKinley lên làm chủ Nhà Trắng. Sự khẩn trương ấy bắt nguồn
từ lời cam kết quét sạch 3 đế chế tài phiệt này từ đại diện đảng Dân chủ - William
Jennings Bryan. Vì vậy họ cùng một nhà tài phiệt khác đã chi 1 triệu USD (chưa
kể đến các khoản đút lót cho báo giới). Cuối cùng, tháng 11/1896, giới tài phiệt
thắng khi tỷ lệ phiếu bầu của McKinley chiếm 51% so với 47% của đối thủ. Đó
chính là quyền lực chi phối chính trị của hệ thống tài phiệt, thao túng tất cả nhằm
đạt được lợi ích cá nhân.

Xuất khẩu tư bản trở nên phổ biến


V.I.Lênin vạch ra rằng:" xuất khẩu hàng hóa là đặc điểm của giai đoạn chủ nghĩa
tư bản tự do cạnh tranh, còn xuất khẩu tư bản là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc
quyền".

Trước hết, phân biệt giữa "xuất khẩu hàng hóa" và "xuất khẩu tư bản". Xuất khẩu
hàng hóa là hoạt động thương mại giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau nhằm tăng thu
nhập cho các nước xuất khẩu, cải thiện thị trường lao động và tạo mối quan hệ hợp tác lâu

13
dài với nước bạn. Đối với xuất khẩu tư bản, không đơn thuần là mua bán của cải vật chất,
mà là đầu tư tư bản ở nước ngoài để thu giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở các nước
nhập khẩu tư bản.

Về hình thức, xuất khẩu tư bản được chia thành:


 Đầu tư trực tiếp (FDI) là hình thức xuất khẩu tư bản thông qua việc xây dựng công
ty mới hoặc mua lại các công ty đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó trở
thành chi nhánh của công ty mẹ. Các doanh nghiệp mới được hình thành chịu sự
quản lý song phương, nước xuất khẩu tư bản rót vốn thêm vào hoặc đôi khi các
doanh nghiệp này có toàn bộ số vốn là từ một công ty nước ngoài. Đơn giản đây là
hình thức chủ doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường ra quốc tế, có thêm chi
nhánh nước ngoài, thu được lợi nhuận cao hơn dựa vào chênh lệch tỉ giá hối đoái.

 Đầu tư gián tiếp (ODA) hay còn gọi là xuất khẩu tư bản cho vay. Chính là cho các
nước nhập khẩu tư bản vay còn nhà đầu tư thì thu lợi tức từ việc làm đó. Hay các
hoạt động như mua chứng khoán, đầu tư quỹ,... cũng nằm trong phạm vi của đầu tư
gián tiếp. Khi này nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

Về chủ thể xuất khẩu, xuất khẩu tư bản được chia thành:
 Xuất khẩu tư bản tư nhân do tư nhân thực hiện, thường đầu tư vào những ngành có
vòng quay vốn ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao. Ngày nay, hình thức
này chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia tiến hành thông qua hoạt động đầu tư
kinh doanh. Đây cũng là hình thức chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng tư bản xuất
khẩu, với tỉ lệ từ hơn 50% (những năm 70 ở thế kỷ XX) đã tăng lên đến 70%
(những năm 80 của thế kỷ XXI).
 Xuất khẩu tư bản nhà nước do nhà nước tư bản độc quyền đảm nhận, bằng cách
lấy tư bản từ ngân quỹ của mình đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản, hay dưới các
cách khác như cho vay, viện trợ hoàn lại hoặc không hoàn lại,... để thực hiện mục
đích chính trị, kinh tế, quân sự. Về kinh tế, xuất khẩu tư bản nhà nước thường

14
hướng vào các ngành thuộc kết cấu hạ tầng để tạo thuận lợi cho đầu tư tư bản tư
nhân. Xét về chính trị, các viện trợ của nhà nước tư bản nhằm giúp đỡ các nước
nhập khẩu có thêm điều kiện chi trả các hoạt động phía chính phủ, củng cố vị thế
hay tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Về quân sự cũng thế, viện trợ
cho nước bạn với mục đích lôi kéo, lập căn cứ quân sự,...phục vụ cho mục đích
quốc phòng.

Phân chia thị trường thế giới là kết quả tất yếu của sự cạnh tranh giữa các tổ chức
độc quyền
"Tư bản tài chính", "xuất khẩu tư bản" là một trong các nguyên nhân gây phân chia
thị trường thế giới. Bởi ở các hoạt động kinh tế đó tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt giữa các
tổ chức độc quyền với nhau. Mặc dù được giải quyết ổn thỏa bằng cách hình thành liên
minh hay thông qua các hợp đồng thỏa thuận thì tất yếu vẫn dẫn tới sự phân chia thế giới
về mặt kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các liên minh độc quyền
quốc tế. Vì vậy Lênin từng kết luận:" Nói theo nghĩa bóng thì các nước xuất khẩu tư bản
đã chia nhau thế giới. Nhưng tư bản tài chính thì cũng đã dẫn đến chỗ trực tiếp phân chia
thế giới".

Sự phân chia thế giới về kinh tế tất yếu dẫn đến phân chia thế giới về lãnh thổ
Khi chủ nghĩa tư bản càng phát triển, nhu cầu về nguyên liệu ngày càng cao, cùng
với chiến lược chính trị phía "nhà cầm quyền" thì các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc
địa càng nổ ra nhiều hơn. Cho đến đầu thế kỷ XX sự phân chia lãnh thổ mới hoàn tất. Do
sự phân chia lãnh thổ và quyền lực thị trường giữa các cường quốc tư bản không đồng
đều, đã dẫn đến cuộc chiến đòi chia lại lãnh thổ thế giới. Đây cũng là nguyên nhân của hai
cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914) và lần thứ hai (1939). Các đặc điểm kinh tế
của độc quyền dưới chủ nghĩa tư bản có quan hệ chặt chẽ với nhau, nói lên bản chất của

15
sự thống trị tư bản độc quyền và phương thức thực hiện lợi ích của các tập đoàn độc
quyền.

2.1.2. Biểu hiện mới của độc quyền trong điều kiện ngày nay
Tích tụ và tập trung tư bản
Theo phân tích đặc điểm đã nêu trên về việc độc quyền mở rộng là nhờ tích tụ và
tập trung tư bản, có nhắc đến khái niệm "công ty độc quyền xuyên quốc gia"- chính là
hình thức tổ chức mới của các công ty độc quyền. Theo hai mô hình mới "Concern" và
"Conglomerate", nhiều doanh nghiệp độc quyền vừa và nhỏ xuất hiện. Các doanh nghiệp
này có ưu điểm nhạy bén trong sản xuất, linh hoạt với thị trường; thoải mái trong việc ra
quyết định đầu tư, dễ dàng thay đổi trang thiết bị,... Ngày nay, độc quyền xuất hiện ở khắp
hầu hết các quốc gia trên thế giới, ở cả các nước phát triển hay đang phát triển, nhờ vào
cầu nối là các công ty xuyên quốc gia.

Tư bản tài chính trong thời đại toàn cầu hóa


Tư bản tài chính có tác động sâu sắc đến nền kinh tế thị trường về mặt lợi lẫn hại.
Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng tư bản tài chính đã có những biểu hiện mới trong thời
đại toàn cầu hóa. Theo dòng thời gian cùng sự phát triển khoa học kỹ thuật, các tập đoàn
tư bản tài chính không chỉ tập trung vào các hoạt động tài chính truyền thống mà còn mở
rộng ra các ngành công - nông - thương - tín - dịch vụ hay công nghiệp - quân sự - dịch vụ
quốc phòng,...; xây dựng nền móng vững chắc trong nước và mở rộng đầu tư kinh doanh
tại thị trường nước ngoài.

Sở dĩ các tập đoàn tài chính "bành trướng" là để tăng cường quyền lực, sức ảnh
hưởng của mình trên toàn cầu. Chính vì vậy mà các vấn đề, cuộc khủng hoảng trong nền
kinh tế thị trường do "các ông lớn" gây nên cũng nhiều tương đối. Trước hết là cạnh tranh
không lành mạnh. Những tập đoàn tư bản tài chính đều nắm trong tay sức mạnh thị
trường riêng, có quyền áp đặt điều kiện, yêu cầu các công ty và ngân hàng khác phải tuân
theo để có thể tiếp cận các thị trường mới cũng như mang lại lợi ích cho bản thân. Không

16
những thế, sự tồn tại của những "ông trùm" còn ảnh hưởng đến giá cả thị trường và ảnh
hưởng đến quyết định mua chứng khoán; gây ra sự bất công, thiếu minh bạch trong quá
trình kinh doanh. Trầm trọng hơn chính là làm nổ ra các cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu, ví như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Cơ chế tham dự thị trường của tư bản tài chính cũng có sự đổi mới. Cụ thể biểu
hiện qua việc phát hành cổ phiếu. Một lượng lớn cổ phiếu với mệnh giá nhỏ ồ ạt xuất hiện
trên thị trường (trong nước và nước ngoài). Những đối tượng mua cổ phiếu cũng mở rộng
ra đến nhiều tầng lớp dân cư khác, ai cũng có thể trở thành cổ đông. Kéo theo đó "chế độ
tham dự" được bổ sung thêm bằng "chế độ ủy nhiệm", nghĩa là các "ông lớn" vừa khống
chế trực tiếp vừa khống chế gián tiếp thông qua các nhà quản lý để hướng đến mục đích
mong muốn. Trong thời đại toàn cầu hóa, ngày càng nhiều các tập đoàn tư bản tài chính
xuất hiện, các công ty độc quyền, ngân hàng xuyên quốc gia mở rộng phạm vi hoạt động
ở một số quốc gia, biến các nước ấy trở thành những trung tâm tài chính lớn của thế giới.

Xuất khẩu tư bản tài chính


Xuất khẩu tư bản là tất yếu của nền kinh tế thị trường; có tầm quan trọng nhất định
đối với các quốc gia trên thế giới. Bởi thế mà theo dòng phát triển của thị trường, xuất
khẩu tư bản ngày nay đã có những thay đổi mới.
Thứ nhất, sự đầu tư qua lại giữa các nước tư bản phát triển với nhau ngày càng
tăng. Nếu trước kia tư bản xuất khẩu là từ các nước tư bản phát triển sang các nước kém
phát triển thì thời gian gần đây đã đổi hướng. Các nước tư bản phát triển xuất khẩu qua lại
cho nhau, làm giảm mạnh tỷ trọng nhập khẩu tư bản của các nước đang phát triển, chỉ còn
16,8% (1996) và hiện nay khoảng 30%. Trái ngược lại là sự tăng nhanh tỷ trọng xuất
khẩu tư bản giữa ba trung tâm tư bản chủ nghĩa, dòng chảy đầu tư từ Nhật Bản vào Mỹ và
Tây Âu cũng như Tây Âu chảy về lại Mỹ. Tuy tăng cao là thế, nhưng tùy vào từng giai
đoạn, tùy vào trình độ khoa học công nghệ của từng nước mà quốc gia đó thu lợi nhuận
hay tạo nên tình trạng thua lỗ.

17
Thứ hai, chủ thể xuất khẩu tư bản có nhiều thay đổi lớn. Nếu trước đây đại đa số
các chủ thể xuất khẩu tư bản là các nước tư bản phát triển thì giờ đây cơ cấu này dần được
mở rộng ra; chủ thể xuất khẩu bắt đầu xuất hiện thêm các nước đang phát triển. Ngoài ra
vai trò của các công ty xuyên quốc gia cũng được nhấn mạnh, chú trọng hơn.
Thứ ba, hình thức xuất khẩu tư bản đa dạng, có sự đan xen giữa xuất khẩu tư bản
và xuất khẩu hàng hóa. Nhận thấy được xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hóa mang lại
nguồn lợi nhiều hơn so với 1 hoạt động diễn ra riêng lẻ. Chẳng hạn, trong đầu tư trực tiếp
đã xuất hiện các hình thức mới như BOT, BT,...sự kết hợp giữa xuất khẩu tư bản với các
hợp đồng buôn bán hàng hóa, dịch vụ, chất xám không ngừng tăng lên.
Thứ tư, tính chất của xuất khẩu tư bản thay đổi theo hướng tích cực. Tính áp đặt
được gỡ bỏ dần và nguyên tắc đôi bên cùng có lợi trong đầu tư được đề cao.

Sự phân chia thị trường thế giới giữa các liên minh độc quyền
Ngày nay, xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa ngày càng tăng; bên cạnh đó cũng
diễn ra xu hướng khu vực hóa kinh tế, hình thành nhiều liên minh khu vực và chủ nghĩa
tư bản độc quyền quốc tế. Các tổ chức này dược thành lập để thúc đẩy hợp tác và hội
nhập kinh tế, trở thành khối liên minh, đoàn kết chặt chẽ. Việc phân chia thế giới về kinh
tế cũng có sự tham gia của các nước đang phát triển nhằm chống lại sức ép của các cường
quốc tư bản. Đồng thời sự tăng nhanh và lớn mạnh của các công ty xuyên quốc gia góp
phần thúc đẩy sự phân chia thị trường kinh tế thế giới hay rõ ràng hơn là phân chia phạm
vi ảnh hưởng của các tập đoàn này.

Các tập đoàn độc quyền chi phối đến sự phân chia lãnh thổ
Các tập đoàn độc quyền chi phối đến sự phân chia lãnh thổ Các cường quốc tư bản
vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến việc phân chia lãnh thổ thế giới nhưng dưới những hình thức
cạnh tranh mới, thầm lặng mà tinh vi hơn. Không cần làm nổ ra các trận chiến bom khói
để giành chiếm khu vực địa lý, các nhà tư bản ra sức mở rộng "biên giới kinh tế" thay vì
biên giới địa lý. Bằng các cách thức như cho các nước kém phát triển hơn vay vốn, trợc

18
cấp cho các nước ấy để rồi tạo thành một vòng vây lệ thuộc từ kinh tế đến chính trị. Các
cường quốc tư bản vừa đấu tranh trực tiếp, vừa đấu tranh gián tiếp thông qua các cuộc
chiến tranh thương mại, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo,...; là "người đứng sau" giật khóa
ngòi nổ.

2.1.3. Tác động của độc quyền đến kinh tế - chính trị - xã hội
2.1.3.1. Tác động tích cực:
Góp phần thúc đẩy tiến bộ kĩ thuật, phát triển khoa học công nghệ
Độc quyền là kết quả của quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, không những vậy
việc tiến bộ của khoa học công nghệ cũng góp phần hình thành nên độc quyền. Theo thời
gian, tổ chức này càng lớn mạnh, quy mô mở rộng và nắm giữ quyền lực thị trường. Để
phát triển bền vững thì đầu tư vào các ngành khoa học - kỹ thuật là quyết định mang tính
chiến lược. Do đó độc quyền có khả năng to lớn trong việc triển khai các hoạt động
nghiên cứu khoa học, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật.

Ưu thế nguồn lực bền vững giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức độc
quyền
Là các nhà tư bản độc quyền, việc củng cố quyền lực và nâng cao sức cạnh tranh
trên thị trường là điều mà các tổ chức độc quyền hướng tới. Độc quyền đã tạo ra được ưu
thế về vốn trong việc ứng dụng những thành tựu kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới; đề ra
nhiều phương pháp hiện đại làm tăng năng suất lao động, tối ưu nguồn nguyên liệu, giảm
chi phí sản xuất. Từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của bản thân tổ chức độc
quyền trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Là nền móng vững chắc của nền kinh tế cho sự phát triển theo hướng sản xuất lớn,
hiện đại
Với sức mạnh kinh tế và quyền lực thị trường, độc quyền đầu tư vào các lĩnh vực
kinh tế trọng tâm, mũi nhọn; cùng với tác động của các quy luật thị trường đã tạo điều

19
kiện cho nền kinh tế thị trường biến đổi cơ cấu theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn,
hiện đại.
V.I.Lênin viết: “Nhưng trước mắt chúng ta cạnh tranh tự do biến thành độc quyền
và tạo ra nền sản xuất lớn, loại bỏ nền sản xuất nhỏ, hay thể nền sản xuất lớn bằng một
nền sản xuất lớn hơn nữa”

2.1.3.2. Tác động tiêu cực


Tạo nên thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, gây tổn thất phúc lợi xã hội
Thị trường độc quyền về cơ bản là một thị trường khép kín, trừ doanh nghiệp đầu
tiên độc quyền về một sản phẩm nào đó thì các doanh nghiệp sau đều gặp rào cản gia
nhập. Rào cản gia nhập có thể do các quy định về bằng sáng chế, luật bản quyền,... và khi
này doanh nghiệp độc quyền có quyền lực tối đa trong việc định giá sản phẩm. Doanh
nghiệp độc quyền thường sản xuất ở mức sản lượng nhỏ hơn và bán ở giá cao hơn so với
doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo. Nhưng vì là độc quyền bán nên người tiêu dùng đành
chấp nhận giá, dù giá có tăng lên nhiều hay ít. Chính vì vậy đã tạo nên tổn thất vô ích do
độc quyền, ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội.

Chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội, làm tăng sự phân hóa giàu nghèo
Như phân tích trên, độc quyền - một thị trường khép kín, việc gia nhập ngành hầu
như là không thể. Điều này làm giảm khả năng tiếp cận ngành của các doanh nghiệp khác;
đặc biệt là đối với ý tưởng khởi nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì lý do đấy mà
doanh nghiệp độc quyền không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp, tự do áp đặt mức giá cạnh
tranh. Lợi nhuận cao thu được vào túi của những đối tượng nhất định, gây nên bất bình
đẳng xã hội. Không những vậy, vì độc quyền đầu tư mạnh vào khoa học công nghệ, các
quy trình sản xuất tự động hóa mà tỷ lệ thất nghiệp tăng, cơ hội việc làm giảm, ảnh hưởng
nhất là những người lao động có trình độ thấp. Hơn hết, các ngành liên quan khác cũng
gặp khó khăn khi hợp tác với công ty độc quyền. Họ có thể bị sức mạnh độc quyền ép giá
bán nguyên liệu đầu vào hay phân phối sản phẩm với giá cao hơn. Những điều nêu trên

20
đều góp phần gia tăng phân hóa giàu nghèo, phân hóa các mối quan hệ kinh tế - chính trị -
xã hội.

Chất lượng sản phẩm và dịch vụ thấp hơn, khoa học kỹ thuật có nguy cơ bị kìm hãm
Bởi vì không có đối thủ cạnh tranh, độc quyền đứng ở vị trí độc tôn, nghiễm nhiên
là dịch vụ mà toàn xã hội cần, phụ thuộc vào, nên không có động lực cải thiện chất lượng
sản phẩm. Và người tiêu dùng cũng khó khăn trong việc nêu ý kiến đối với các dịch vụ
độc quyền, luôn trong tình thế buộc phải chấp nhận. Ngoài ra, vì lợi ích độc quyền mà tùy
thời điểm hoạt động nghiên cứu, phát minh khoa học có thể bị kìm hãm, kéo theo sự đình
trệ trong phát triển kinh tế, xã hội.

2.2. Lý luận của V.I. Lênin về độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị
trường
2.2.1. Khái niệm và nguyên nhân hình thành phát triển độc quyền nhà nước
trong chủ nghĩa tư bản

 Khái niệm độc quyền nhà nước


Độc quyền nhà nước là một hình thức cực đoan của nhà nước tư bản mà trong đó vị
thế độc quyền do nhà nước nắm giữ trên cơ sở chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và
phân phối hàng hóa trong nền kinh tế và đặc biệt là những lĩnh vực cốt lõi của nền kinh tế
với mục đích tạo nên sức mạnh vật chất nhằm duy trì ổn định chế độ chính trị xã hội ứng
với những điều kiện phát triển nhất định trong các giai đoạn lịch sử.
Trong nền kinh tế thị trường tư bản, độc quyền nhà nước là một hình thức phổ biến.
Các quốc gia với mục đích nhằm duy trì sức mạnh của mình, những quốc gia ở các mức
độ khác nhau nắm giữ những vị thế độc quyền theo những vị thế nhất định. Tùy theo trình
độ phát triển mà có thể xuất hiện ở các mức độ khác nhau. Hơn hết, các hoạt động trong
nền kinh tế thị trường bị chi phối bởi bởi các cơ quan lập kế hoạch kinh tế và các cơ quan
chính phủ được tập trung hóa.

21
 Nguyên nhân hình thành và phát triển độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị
trường chủ nghĩa tư bản
Theo V.I. Lênin về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền, khi đến một mức độ
nhất định, tất yếu sẽ dẫn tới sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Nhưng
chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước mới trở thành một thực thể rõ ràng và trở thành một
đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại vào những năm của giữa thế kỉ XX . Chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước - một nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản.
Trong đó độc quyền phát triển lên một bước tiến cao hơn đó là độc quyền nhà nước về
mặt nền kinh tế thị trường. Nó chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnh kinh tế của độc
quyền tư nhân với sức mạnh chính trị của nhà nước trong một thể thống nhất và bộ máy
nhà nước phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền
Một số nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:
Thứ nhất, sự phát triển của lực lượng sản xuất, tích tụ và tập trung vốn càng nhiều thì
tích tụ và tập trung sản xuất càng cao. Điều này tạo ra những cơ cấu kinh tế lớn, đòi hỏi
một sự điều tiết trung tâm đối với sản xuất và phân phối.Trình độ xã hội hóa của lực
lượng sản xuất đã dẫn đến yêu cầu khách quan là nhà nước, với tư cách là đại biểu cho
toàn bộ xã hội quản lý nền kinh tế thị trường. Sản xuất ngày càng phát triển làm cho lực
lượng sản xuất xã hội hóa ngày càng cao.Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, sự phát triển
của lực lượng sản xuất xã hội ngày càng mâu thuẫn với hình thức chiếm hữu tư nhân tư
bản chủ nghĩa đã dẫn tới yếu tố khách quan là nhà nước phải đại diện cho toàn bộ xã hội
quản lý nền kinh tế.
Thứ hai, phân công lao động ngày càng phát triển làm hình thành nên một số những
ngành đóng vai trò then chốt trong việc phát nền triển kinh tế xã hội mà các tổ chức độc
quyền tư nhân không muốn hay không thể đầu tư bởi vì nguồn vốn đầu tư rất lớn, rất ít lợi
nhuận và việc thu hồi vốn chậm, đặc biệt là những ngành thuộc kết cấu hạ tầng như
nghiên cứu khoa học cơ bản, giao thông vận tải, giáo dục, năng lượng,... Do đó, nhằm
thúc đẩy cho các tổ chức độc quyền tư nhân thu được lợi hơn trong việc kinh doanh các
ngành khác, nhà nước đã đứng ra chịu trách nhiệm đảm nhận phát triển các ngành đó.

22
Thứ ba, sự gia tăng phân hóa giàu nghèo làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa những giai
cấp trong xã hội do độc quyền tư nhân làm nên. Trong tình hình đó, yêu cầu nhà nước
phải đề ra chính sách xã hội để làm giảm đi sự tình hình căng thẳng đó, như chính sách
trợ cấp thất nghiệp, phát triển phúc lợi xã hội,... nhằm duy trì sự ổn định chế độ chính trị
và trật tự của xã hội.
Thứ tư, với xu hướng đời sống kinh tế được quốc tế hóa, việc mở rộng các liên minh
độc quyền quốc tế phải đối mặt với những hàng rào quốc gia và gây ra xung đột cạnh
tranh lợi ích với các đối thủ trên thị trường quốc tế. Với tình thế căng thẳng đó các mối
quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế, quan trọng hơn hết là vai trò của nhà nước phải có
những sự điều tiết nhất định.
Bên cạnh đó, yêu cầu phải có sự điều hành của nhà đối với đời sống kinh tế - xã hội
trong việc thực hiện chủ nghĩa thực dân mới và ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học
công nghệ.

2.2.2. Bản chất của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản
Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản được hình thành với chủ đích giúp ích
cho các tổ chức độc quyền tư nhân và đưa chủ nghĩa tư bản lên một bước tiến cao hơn,
chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước được hình thành.
Trong chủ nghĩa tư bản, độc quyền nhà nước là sự tích hợp và đan xen của ba quá
trình có mối liên hệ mật thiết với nhau: nâng cao sức mạnh tổ chức độc quyền, thúc đẩy
vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường, tổng hợp sức mạnh của nhà nước và độc
quyền nhà nước thành một thể thống nhất, chính những điều này làm cho thể chế nhà
nước buộc phải dựa dẫm vào các tổ chức độc quyền
Trong cơ cấu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước - nơi nhà nước khoác lên
mình chiếc áo của một “tập thể tư bản khổng lồ”. Đồng thời nhà nước nắm giữ quyền sở
hữu đối với nhiều doanh nghiệp, đóng vai trò như một “nhà tư bản tập thể”.
Mỗi nhà nước đóng một chức năng kinh tế nhất định trong xã hội mà nó cai trị, nhưng
trong bất kỳ chế độ xã hội nào, vai trò chức năng kinh tế của nhà nước có sự biến đổi
tương thích với chế độ đó. Vai trò nhà nước ngày nay đã có những sự chuyển biến nhất

23
định, vừa xen vào nền sản xuất thông qua thuế, pháp luật vừa tổ chức và đảm nhận vai trò
tổ chức, quản lý các doanh nghiệp, tổ chức trong lĩnh vực của nền kinh tế.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một biểu hiện mới của quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa. Hiện nay, quan hệ sản xuất chủ nghĩa tư bản vẫn có những sự thích hợp
với trình độ cao của lực lượng sản xuất. Nhờ sự phù hợp này, chủ nghĩa tư bản có khả
năng thích nghi với điều kiện lịch sử mới và ngày càng phát triển lên những “nấc thang”
cao hơn.

2.2.3. Đặc điểm kinh tế của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản
Cùng những bước tiến đi lên của lực lượng sản xuất, trình độ của độc quyền được nâng
lên một “nấc thang” cao hơn đó là độc quyền nhà nước và nó có một số những đặc điểm
kinh tế chủ yếu sau :
Một là, sự liên kết mật thiết về mặt nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước là
một đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
V.I. Lênin chỉ ra rằng sự liên minh các ngân hàng với công nghiệp được củng cố
thêm bởi sự liên kết cá nhân các tổ chức này với chính phủ: “Hôm nay là bộ trưởng, ngày
mai là chủ ngân hàng; hôm nay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng”. Hệ thống đảng
phái nắm vai trò tất yếu trong việc củng cố sự liên kết này, gây dựng một cơ sở xã hội cho
tư bản chủ quyền mà qua đó thi hành thống trị và tạo nên đổi ngũ cán bộ của nhà nước.
Bên cạnh các đảng phái tư sản, sự kết hợp về nhân sự cũng được thi hành bởi các hội chủ
xí nghiệp là lực lượng cực kỳ lớn mạnh như: Tổng Liên đoàn công nghiệp Italia, Liên
đoàn công thương Anh, Liên bang công nghiệp Đức,...
Những hội chủ đó làm việc nhờ vào các đảng, phe phái của giai cấp tư sản, quyết
định tổ chức và đường lối kinh tế chính trị trong đảng, cung cấp kinh phí cho các đảng,
gia nhập tạo lập những hệ thống cơ quan nhà nước ở mọi cấp để nắm giữ những chức vụ
quan trọng. Và chính Hội chủ này đã trở thành lực lượng chính trị, kinh tế to lớn, là chỗ
dựa cho Chủ Nghĩa Tư Bản Độc Quyền Nhà Nước. Vai trò những hiệp hội lớn đến nỗi dư
luận toàn cầu đã mô tả họ là “chính phủ đứng sau chính phủ”, “thực lực đứng sau quyền
lực”.

24
Hai là, sự hình thành, phát triển sở hữu nhà nước. Sở hữu trong độc quyền nhà nước là
sở hữu tập thể của giai cấp tư sản, của tư bản độc quyền có nhiệm ủng hộ và phục vụ lợi
ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại, phát triển của chủ nghĩa tư bản. Sự xuất
hiện của sở hữu độc quyền nhà nước mang đến những thay đổi quan trọng cho quan hệ sở
hữu trong nhà nước tư bản. Trong đó, Nhà nước giờ đây đóng vai trò chủ sở hữu một khối
lượng tư bản khổng lồ. Tuy nhiên giữa hai hình thức sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước
không tồn tại độc lập mà có mối liên kết mật thiết trong quá trình vận hành, phát triển của
nền kinh tế và quá trình tuần hoàn của tổng tư bản xã hội.
Đặc trưng của sở hữu trong chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là tính chất đồng sở
hữu giữa nhà nước tư sản và độc quyền tư nhân. Tính chất đồng sở hữu này tạo ra sự dung
hợp, đan xen cả trách nhiệm và lợi ích giữa hai bên trên tất cả các mặt của quan hệ sở hữu
như : quan hệ chiếm hữu, sử dụng và chi phối đối với tư liệu sản xuất. Trong đó, tư bản bị
nhà nước chi phối, sử dụng, và ngược lại, nhà nước cũng bị tư bản chi phối, sử dụng.
Ba là, quyền độc quyền của nhà nước trở thành công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh
tế thị trường. Nhà nước tư bản sử dụng độc quyền của nhà nước như một trong những
phương tiện để điều tiết nền kinh tế. Hệ thống điều tiết kinh tế của nhà nước tư bản hình
thành một cách thống nhất với các thiết chế và cơ chế kinh tế của nhà nước: bộ máy nhà
nước được liên kết với hệ thống chính sách và công cụ. Hình thức điều tiết bao gồm
hướng dẫn, kiểm soát thực chất, và sử dụng các công cụ kinh tế và hành chính-pháp lý,
cùng với các biện pháp ưu đãi và trừng phạt, thông qua các chiến lược, chương trình, và
kế hoạch... Trong một nền dân chủ tư bản, hệ thống chính phủ được thiết lập với ba cơ
quan chính: lập pháp, hành pháp và tư pháp; mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng trong
bộ máy nhà nước này. Để duy trì hoạt động kinh tế, nhà nước dùng một loạt các chính
sách và công cụ, bao gồm công cụ quản lý hành chính, pháp luật, công cụ thúc đẩy và
chính sách kinh tế. Tuy nhiên, thuế,lãi suất, và các biện pháp tương tự được coi là quan
trọng nhất để điều tiết hoạt động kinh tế thị trường. Việc điều tiết thường dựa trên sự kết
hợp giữa các cơ chế thị trường và các cơ chế khác, trong đó cơ chế thị trường được coi là
cơ sở, trong khi nhà nước tạo ra môi trường để thị trường hoạt động hiệu quả, và sử dụng
độc quyền tư nhân và độc quyền nhà nước một cách linh động. Mục đích của việc điều

25
tiết nền kinh tế thị trường là tối ưu hóa lợi ích của chủ nghĩa tư bản độc quyền, bằng cách
thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội một cách bền vững thông qua sự kết hợp giữa cơ chế
thị trường và sự điều tiết của nhà nước.
Việc điều tiết nền kinh tế nhà nước là một phần quan trọng trong việc đảm bảo sự
ổn định và bền vững của nền kinh tế. Đặc điểm của điều tiết này thường thể hiện qua việc
nhà nước tôn trọng các quy luật thị trường và sử dụng các giải pháp phù hợp để xác định
phương hướng phát triển thông qua các chương trình và giải pháp chiến lược. Một số
quốc gia tư bản phát triển, đã có sự vận dụng tư tưởng "dân chủ hóa" trong hoạt động sản
xuất.

2.2.4. Những biểu hiện mới của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản
Một là, những biểu hiện về cơ chế quan hệ nhân sự. Sự tiến bộ của kiến thức và sự
cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong xã hội tư bản đang thúc đẩy sự biến đổi trong các
mối quan hệ nhân sự của nhà nước. Thể chế đa nguyên trong việc phân phối sức mạnh và
quyền lực của nhà nước đang trở nên rộng rãi hơn. Các quốc gia có sự phát triển về mặt tư
bản đang phát triển các biện pháp thỏa thuận để duy trì sự cân bằng và phân phối quyền
lực giữa các lực lượng tư bản độc quyền, ngăn chặn bất kỳ sự tăng trưởng quá mức nào
của các lực lượng tư bản, và không cho phép bất kỳ thế lực nào trở nên quá mạnh.
Khá nhiều những tình huống nơi quyền lực nhà nước tập trung lại thuộc về thế lực
trung dung giữa các lực lượng đối đầu. Vị thế quyền lực của nhà nước đã tạo ra cơ cấu
kinh tế, chính trị, xã hội,... ngày càng ít cực đoan hơn so với các giai đoạn trước đó.
Trong những năm gần đây, các tổ chức nhà nước đã thành lập các doanh nghiệp độc
quyền, nhằm mục đích chính là thực hiện các nhiệm vụ công cộng thay mặt cho nhà nước.
Để nói rõ hơn, điều này bao gồm việc đảm bảo cung cấp các dịch vụ và hàng hóa cần thiết
để duy trì mức sống tối thiểu của người dân và hoạt động của cả xã hội.
Ví dụ, ở Đức, giá vé xe buýt đã được giữ ổn định trong hàng chục năm qua, dù giá
xăng dầu trên thế giới tăng cao. Lí do là mỗi năm, chính phủ Đức chi hàng tỷ euro để hỗ
trợ giao thông công cộng. Hơn nữa, các công ty độc quyền ở các quốc gia này không
được quyền lên giá cả một cách tự ý, ngay cả khi giá cả toàn cầu tăng và họ phải đối mặt

26
với thua lỗ, để giữ nguồn thu ngân sách ổn định. Nếu tăng giá, điều này chỉ xảy ra trong
một phạm vi được quản lý cẩn thận, đảm bảo tính khả dụng và khả năng mua của mọi
người. Đặc biệt, mọi hoạt động của các doanh nghiệp độc quyền được coi là một phần của
quản lý nhà nước, và do đó cần được kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn các hành vi tiêu
cực. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hoạt động của các doanh nghiệp độc quyền nhà nước vẫn
gặp nhiều luồng ý kiến tiêu cực và cần được xem xét. Những người có chuyên môn về
lĩnh vực kinh tế và luật sư đã lên tiếng rằng không thể yêu cầu người dân phải chịu tổn
thất khi phải chi thêm một số tiền để các công ty độc quyền luôn được lợi nhuận, trái lại
những công ty này luôn được đảm bảo không gặp thiệt hại từ phía nhà nước và vẫn giữ
quyền độc quyền trong kinh doanh.
Hai là, những biểu hiện mới về sở hữu nhà nước. Quyền quyết định về chi tiêu ngân
sách nhà nước thường là quyền của giới lập pháp và bị tiết chế hoặc điều chỉnh chặt chẽ
thông qua luật Ngân sách nhà nước, với ưu tiên là chống lạm phát và thất nghiệp. Trong
những trường hợp đặc biệt, có thể dùng nguồn vốn từ dự trữ quốc gia, cũng như tăng sự
hiện diện của nhà nước trong các công ty và ngân hàng.
Những nhà đầu tư nhà nước thường đóng vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí
cho nghiên cứu cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng và đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng gia
tăng trong các quốc gia tư bản phát triển. Thường thì ngân sách nhà nước được dùng để
xây dựng cơ sở hạ tầng và chịu trách nhiệm với mối nguy hiểm lớn, trong khi các doanh
nghiệp tư nhân thường tập trung vào các lĩnh vực có lợi nhuận cao hơn.
Nhà nước tư bản hiện đại đóng vai trò cốt lõi trong việc duy trì sự ổn định kinh tế vĩ
mô bằng cách quản lý thu - chi ngân sách, kiểm soát lãi suất và tỷ giá hối đoái, trợ cấp và
trợ giá và cũng như các hoạt động mua sắm công. Đặc biệt trong hình tình nền kinh tế bị
khủng hoảng, ngân sách nhà nước sẽ được tận dụng để cứu trợ các công ty, doanh nghiệp
khỏi nguy cơ phá sản.
Ba là, biểu hiện mới trong vai trò công cụ điều tiết kinh tế của độc quyền nhà nước.
Trong nền kinh tế tư bản hiện nay, sự độc quyền của nhà nước thường tập trung trong một
số lĩnh vực cụ thể. Về mặt chính trị, các chính phủ và nghị viện của các quốc gia tư sản
thường được tổ chức theo mô hình của các công ty tư bản chủ nghĩa. Sự gia nhập của các

27
đảng đối lập, bao gồm cả đảng cộng sản thường chỉ được chấp nhận khi không đe dọa đến
quyền lực kiểm soát của tầng lớp tư sản độc quyền. Khái niệm "đa nguyên tư sản" được
các tầng lớp tư sản độc quyền sử dụng như một biện pháp để làm dịu sự phản kháng của
các tầng lớp tri thức tiến bộ chống lại áp bức và sự trấn áp của chủ nghĩa tư bản, đồng thời
giảm bớt sức mạnh của các lực lượng đối lập. Khi sự thống trị của họ bị đe dọa, họ
thường sẵn sàng thiết lập tình trạng khẩn cấp, thậm chí đảo chính bằng sức mạnh quân
sự.
Việc cung cấp viện trợ ưu đãi từ các nhà nước thường mang lại lợi ích cho họ.
Việc viện trợ cho các quốc gia khác trở thành một phần của chiến lược điều tiết kinh tế
trong nước. Điều này được xem như một cơ hội lớn cho các tập đoàn độc quyền, vì nó có
thể giúp họ vượt qua tình trạng tồn kho hàng hóa, công nghệ lạc hậu hoặc suy giảm giá cổ
phiếu. Thực tế cho thấy trong các chương trình viện trợ đa phương, các quốc gia nhận
viện trợ thường chỉ nhận một phần nhỏ bằng ngoại tệ, trong khi phần lớn là hàng hóa,
công nghệ, trang thiết bị và chuyên gia từ quốc gia cung cấp viện trợ.

PHẦN III: THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM


Sau nhiều năm nghiên cứu và đúc kết thực tiễn đối với nền kinh tế Việt Nam; vào
tháng 4 năm 2001, tại đại hội Đảng IX, Đảng và Nhà nước đã chủ trương triển khai mô
hình “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Tuy đây là một bước tiến nhảy vọt
trong việc chuyển đổi cơ cấu; thế nhưng, chúng vẫn tồn đọng một số yếu tố bất hợp lý của
nền kinh tế kế hoạch tập trung trước đây. Đặc biệt là các vấn đề về tình trạng độc quyền
trong nền kinh tế Việt Nam.

3.1. Hình thức độc quyền


Thực tế, tại Việt Nam có hai hình thức độc quyền sau: Loại thứ nhất, độc quyền do kết
quả cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Loại thứ 2, độc quyền hình thành do quy định
của pháp luật ban hành cho các chính sách kinh tế hay tồn tại từ cơ chế hành chính cũ.

3.1.1. Độc quyền do kết quả cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

28
Với trường hợp này, ta có thể nhận thấy kết quả cạnh tranh rõ ràng nhất trong
ngành FMCG - cụ thể là thị trường sữa lúa mạch với cuộc đại chiến truyền thông giữa
Ovaltine và Milo nói riêng, tập đoàn Nestle và Frieslandcampina nói chung. Đối với phân
khúc “sữa năng lượng” tại thị trường Việt Nam, Milo đã tạo được tiếng vang và tiến đến
gần với cộng đồng người tiêu thụ hơn sau chiến dịch truyền thông vào năm 2016. Theo
báo cáo từ Nielsen, Milo đã đạt con số kỷ luật khi chiếm lĩnh hơn 60% thị phần tính đến
hết tháng 10/2018, con số này gấp hơn 10 lần so với nhà Ovaltine.

Bên cạnh đó, tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ nhận biết thương hiệu của người tiêu
dùng về Milo là 77.1% cao hơn 17.7% so với Ovaltine (49.4%) và tại thủ đô Hà Nội tỷ lệ
này cao hơn khoảng 14.3% (Milo 75.% và Ovaltine 61.2%). Qua đó, ta có thể thấy, sữa
Milo đang nắm vị thế không nhỏ trong lòng người tiêu thụ và với sản phẩm sữa làm từ lúa
mạch, Milo đã tạo được ấn tượng đầu tiên trong cộng đồng người tiêu thụ mỗi khi nhắc
đến.

Trong tương lai, với nền kinh tế đang trên đà phát triển và đổi mới như Việt Nam,
mô hình độc quyền này chắc chắn sẽ phổ biến hơn nhưng đồng thời chúng cũng tạo ra
nhiều ảnh hưởng cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ khi gia nhập thị trường.
3.1.2. Độc quyền hình thành do quy định của pháp luật ban hành cho các chính
sách kinh tế hay tồn tại từ cơ chế hành chính cũ.
Đây cũng là hình thức độc quyền được coi là phổ biến tại Việt Nam. Ở thời kỳ bao
cấp, nền kinh tế Việt Nam vận hành theo nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung dưới sự quản
lý của bộ máy Nhà nước. Trong thời kỳ này, bộ máy Nhà nước đương thời chỉ coi trọng
việc phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể mà coi nhẹ các thành phần kinh tế khác,
đặc biệt là kinh tế tư nhân; điều này đã tạo ra thế độc quyền nhà nước trong tất cả ngành
nghề kinh tế. Nhà nước điều hành nền kinh tế thông qua những văn bản hành chính và can
thiệp sâu vào nền kinh tế bất chấp những quy luật thị trường đã hạn chế đến sự phát triển
sau này của nước ta. Việc thành lập các xí nghiệp quốc doanh nhằm đáp ứng nhu cầu
cuộc sống của người dân đã vô tình hình thành nên các doanh nghiệp nhà nước độc quyền

29
vẫn còn tồn tại cho đến bây giờ. Mô hình độc quyền nhà nước hiện vẫn đang hoạt động
trong nền kinh tế Việt Nam; nhưng có xu hướng trở thành độc quyền doanh nghiệp.

Nhiều ngành nghề còn tồn tại thực trạng độc quyền trong đó có độc quyền tự
nhiên* và độc quyền Nhà nước chủ yếu là ở các ngành công nghiệp mạng lưới tại Việt
Nam. Một ví dụ điển hình trong ngành điện lực là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), dù
họ không còn độc quyền trong khâu sản xuất nguồn phát điện hay định giá sản phẩm
nhưng họ vẫn có quyền lực thị trường khi là bên mua duy nhất có độc quyền mạng lưới
truyền tải điện khắp Việt Nam. Xét về yếu tố vi mô lẫn vĩ mô, đây là một trở ngại to lớn
đối với các doanh nghiệp tư nhân khác khi bước vào thị trường này. Bởi, họ phải phụ
thuộc vào đối tượng cạnh tranh EVN để được sử dụng hệ thống truyền tải điện quốc gia.
Hiện nay, EVN đang quản lý vận hành hệ thống điện thông qua các tổng công ty, điện lực
địa phương bán cho 92% khách hàng, 8% còn lại phần lớn ở nông thôn được bán bởi 900
hợp tác xã.

Song, việc EVN sở hữu độc quyền hệ thống truyền tải điện quốc gia không thể
biến EVN trở thành doanh nghiệp độc quyền vì EVN không định giá bán - một yếu tố
then chốt nhằm kìm hãm EVN phát triển bộ máy độc quyền doanh nghiệp. Với hệ thống
truyền tải điện quốc gia do EVN quản lý nhưng về bản chất vẫn thuộc quyền sở hữu của
Nhà nước theo Luật điện lực; ngoài ra, truyền tải điện còn có tính độc quyền tự nhiên nên
đây được gọi là “Độc quyền tự nhiên của Nhà nước”.
*Độc quyền tự nhiên là tình trạng khi mở rộng quy mô sản xuất cho phép các doanh
nghiệp cắt giảm chi phí sản xuất, do đó, thông qua một doanh nghiệp duy nhất là cách
thức tổ chức hiệu quả nhất.

Tương tự với với ngành điện lực, ngành đường sắt Việt Nam hiện đang giữ thế độc
quyền chủ chốt khi Tổng công ty đường sắt Việt Nam (VNR) tham gia vào cơ chế hoạt
động kinh doanh vận tải lẫn cơ chế quản lý cơ sở hạ tầng. Với vị thế độc quyền lớn như
vậy nhưng ngành đường sắt đang có xu hướng giảm thị phần, thiếu động lực nâng cao

30
chất lượng và không có khả năng cạnh tranh với các loại hình vận tải khác. Đường sắt
hiện nay là ngành công nghiệp mạng lưới yếu kém nhất mặc dù đây là loại hình vận tải
đảm nhận vận tải hàng hóa khối lượng lớn trên tuyến đường dài và trung bình hay vận tải
hành khách đường dài liên tỉnh. Độc quyền nhà nước trong ngành đường sắt được trao các
doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước đầu tư phát triển nhưng hạ tầng đường sắt Việt Nam
còn khá biệt lập, lỗi thời và xuống cấp trầm trọng. Kết cục, tỷ lệ đầu tư vào các dự án
đường sắt nhỏ giọt, các hạng mục như khổ đường, toa xe, đầu máy trở nên lạc hậu, lỗi
thời, kém hiệu quả. Tuy nhiên, những dự thảo loại bỏ độc quyền nhà nước, cải cách hệ
thống đường sắt Bắc - Nam, hay để tư nhân tham gia đầu tư và phát triển ngành này đều
bị bác bỏ. Dần dần, chúng có xu hướng trở thành độc quyền doanh nghiệp.

Bản chất ngành đường sắt đã là độc quyền tự nhiên nên không thể xây thêm một
tuyến đường sắt tương tự để cạnh tranh, vì như thế đang làm lãng phí nguồn lực quốc gia
khi chi phí xây dựng và thời gian hoàn thiện của nó là quá lớn. Các duy nhất là tập trung
cải tổ hệ thống đường sắt, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và tối ưu hóa thời gian di
chuyển. Còn độc quyền thì ngành này không thể phát triển mạnh mẽ hơn được.

3.2 Xu hướng độc quyền doanh nghiệp


Ở nước ta, hiện tượng độc quyền không những không giảm mà còn tăng lên đáng
kể, vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước. Độc quyền Nhà nước đang bị các doanh
nghiệp lạm dụng để biến thành độc quyền doanh nghiệp.

Không chỉ riêng Việt Nam, hầu hết các quốc gia áp dụng độc quyền Nhà nước
trong lĩnh vực bưu chính viễn thông vì lý do an ninh nhưng trong các thập kỷ gần đây, các
chính sách mở rộng cạnh tranh và nới lỏng kiểm soát được khuyến khích. Song, vẫn
không thể tránh khỏi việc các doanh nghiệp độc quyền Nhà nước có lạm dụng chế độ độc
quyền để xây dựng mạng lưới riêng nhằm thu lợi bất chính. Mục tiêu cơ bản của các tổ
chức này là giành toàn quyền kiểm soát mạng lưới và định giá sản phẩm. Điển hình là
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng quốc
gia cũng vừa là doanh nghiệp Nhà nước cung cấp hạ tầng, nắm giữ đường trục chính. Do
đó, vai trò khống chế thị trường mạng của VNPT không hề nhỏ, với hơn 90% thị phần
cùng một số đặc quyền của doanh nghiệp Nhà nước, VNPT dễ dàng khống chế các doanh

31
nghiệp khác và việc cho phép họ gia nhập ngành hay không đều do VNPT quyết định bất
chấp rằng đây là tài sản của quốc gia.

3.3. Mối tương quan giữa độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản và độc
quyền nhà nước tại Việt Nam
Có thể nói, nguyên nhân hình thành độc quyền ở chế độ tư bản và chế độ cộng sản
đều giống nhau. Nhưng, bản chất của chúng lại khác nhau.

Trong chủ nghĩa tư bản, như đã nói, nhà nước đã trở thành một tập thể tư bản khổng
lồ nên độc quyền nhà nước trong chế độ này cũng được xây dựng để phục vụ lợi ích cho
các doanh nghiệp tư nhân và duy trì sự phát triển chủ nghĩa tư bản. Việc hình thành độc
quyền nhà nước tư bản được xem là một nấc thang mới trong chu kỳ phát triển của độc
quyền nhà nước. Chính phủ Mỹ không can thiệp quá sâu vào các hoạt động thị trường
nhưng họ đặt ra các luật chơi để duy trì sự cạnh tranh mạnh mẽ trong nền kinh tế. Tại Mỹ,
gần như mọi ngành nghề đều có sự hiện diện của các doanh nghiệp tư nhân từ lĩnh vực
khí đốt, dầu mỏ đến lĩnh vực tiền tệ, vàng,...Biến động lãi suất, in tiền Đô la là những
thuật ngữ mà có lẽ trong giai đoạn năm 2023 vừa qua xuất hiện trên khắp mọi nền tảng xã
hội trong một năm đầy rẫy những biến động tài chính. Trên thế giới hiện nay, Cục dự trữ
Liên Bang (FED) là tổ chức duy nhất được phép in tiền USD (Đồng Đô la Mỹ), đây là tổ
chức hoàn toàn độc lập và không bị phụ thuộc hay tác động bởi chính phủ Mỹ. Tuy ban
đầu FED được thành lập như một ngân hàng trung ương điều phối thị trường Mỹ và ứng
phó với các cuộc khủng hoảng tài chính; nhưng sau này cấu trúc của FED đã thay đổi
cùng với sự mở rộng của các nhiệm vụ, vai trò của FED ngày một tăng cao. Các nhiệm vụ
cơ bản của FED là thực thi các chính sách tiền tệ, duy trì ổn định nền kinh tế, giám sát các
tổ chức ngân hàng hay cung cấp dịch vụ tài chính cho người dân và chính phủ Hoa Kỳ,
ngoài ra còn có các doanh nghiệp quốc tế và nước ngoài. Mọi hoạt động của tổ chức này
đều ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn thế giới và lợi ích của giới đầu tư tài chính. Qua đó
nhận thấy, quyền lực của độc quyền Nhà nước tại xứ sở cờ hoa không đáng kể và không
gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thị trường tự do ở Mỹ.

32
Trái lại, quyền lực của độc quyền Nhà nước tại Việt Nam gần như là tuyệt đối; Nghị
quyết của Đảng đã khẳng định: Nhà nước nắm độc quyền trong các lĩnh vực dịch vụ công
ích, trong những ngành công nghiệp then chốt có liên quan mật thiết tới đời sống kinh tế -
xã hội hoặc an ninh quốc phòng như điện lực, viễn thông, cảng biển, thuốc lá, cấp thoát
nước, sản xuất vũ khí, thuốc nổ... (Theo Nghiên cứu lập pháp). Tương tự, khác với việc in
tiền tại Mỹ, ở nước ta tiền Việt Nam chỉ được sản xuất từ Kho bạc Nhà nước dưới sự
giám sát chặt chẽ của bộ máy Nhà nước Việt Nam. Mọi vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế đều
được Nhà nước theo dõi và kiểm soát nghiêm ngặt.

Vàng là ví dụ cụ thể hơn để hiểu rõ được bản chất của hai nền kinh tế này. Ở Mỹ, các
doanh nghiệp có quyền tự do khai thác và phát hành vàng miếng cũng như tự do mua bán
trao đổi trên thị trường, kể cả thị trường chợ đen. Vàng miếng ở Mỹ được đúc thành từng
miếng với đặc điểm riêng biệt của từng doanh nghiệp, chúng được bày ở ở khắp nơi: cửa
hàng, trung tâm thương mại,...hay thậm chí là siêu thị. Tại chuỗi siêu thị Costco, vàng
miếng nhanh chóng trở thành cơn sốt sau khi xuất hiện trên website của tập đoàn này và
“được bán hết chỉ trong vài giờ” mở bán. Nhưng, tại Việt Nam, chỉ có Nhà nước Việt
Nam mới có quyền khai thác và phát hành vàng miếng, hiện nay chỉ có vàng miếng SJC
được Nhà nước công nhận là vàng miếng độc quyền trong thị trường Việt Nam. Vàng
trong thị trường này không được bày bán khắp nơi mà thường sẽ tập trung ở các tiệm
vàng, tiệm bạc hoặc đá quý…Nhà nước nắm quyền điều tiết, kiểm soát và quản lý thị
trường vàng vì lợi ích của Nhà nước, đồng thời vì lợi ích của người tiêu dùng. Việc Nhà
nước đứng ra đảm bảo sẽ tránh được tình trạng nhập lậu vàng, vàng giả, vàng pha kém
chất lượng lừa đảo người mua hàng; ngoài ra, Nhà nước dễ dàng cân đối ngoại tệ nhập, ổn
định tỷ giá thị trường tránh trường hợp thất bại thị trường ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Trong bối cảnh lạm phát ngày một tăng cao, vàng là một kênh đầu tư trú ẩn an toàn cho
các nhà đầu tư trong và quốc tế, việc chênh lệch tỷ giá vàng miếng nội địa với nước ngoài
là điều không thể tránh khỏi; song, đây cũng là một lợi thế lớn đối với các nhà đầu tư Việt
Nam khi giá vàng được Nhà nước bảo hộ.

33
3.4. Giá trị của độc quyền đối với thị trường
Song song với những mặt trái tiêu cực của độc quyền như: gây ra tổn thất vô ích
cho thị trường, thiên vị người tiêu dùng, giá thành cao hơn các mặt hàng khác dù số lượng
sản phẩm lại ít hơn,...thì độc quyền cũng có vài mặt tích cực.

3.4.1. Lợi ích từ quy mô kinh tế


Các doanh nghiệp chiếm thế độc quyền có thể hưởng được phần lợi ích từ quy mô
kinh tế của doanh nghiệp, tức là khi mở rộng quy mô kinh tế, chi phí sẽ thấp hơn so với
mặt bằng chung. Nôm na là 1 doanh nghiệp độc quyền ban đầu có quy mô 1 xưởng sản
xuất thì khi mở rộng quy mô thành 2 xưởng thì chi phí mở xưởng thứ 2 giá cả sẽ thấp hơn
nhiều so với các doanh nghiệp tư nhân hay các doanh nghiệp trong thị trường tự do. Điều
này có thể giúp cho người tiêu dùng được sử dụng các sản phẩm có “tính độc quyền” với
mức giá rẻ. Khi quy mô sản xuất của các doanh nghiệp này càng lớn thì càng tiết kiệm
được nhiều chi phí hơn; bên cạnh đó, giá thành rẻ thu hút các nhà đầu tư từ đó góp phần
cắt giảm chi phí cho các doanh nghiệp này.

3.4.2. Nâng cao khả năng tạo ra phát minh và sản phẩm mới
Khi hiểu rõ bản chất của sự độc quyền, các doanh nghiệp này sẽ tận dụng tối đa
các nguồn lực để thu lợi nhuận từ việc kinh doanh; sau đó, đầu tư vào quá trình nghiên
cứu và phát triển sản phẩm mới. Đồng thời còn có thể tạo ra một nguồn tài chính dự
phòng lớn sử dụng khi cần thiết.
Việc độc quyền trong các doanh nghiệp dược, mỹ phẩm là vô cùng quan trọng vì
nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Quá trình đầu tư nghiên
cứu, sản xuất và thử nghiệm với nhiều rủi ro nên bảo đảm tính bí mật là việc then chốt
của các doanh nghiệp độc quyền. Lợi nhuận thu được tiếp tục tái đầu tư nghiên cứu, phát

34
triển sản phẩm và chu trình vòng lặp sẽ tuần hoàn cho đến khi doanh nghiệp dừng hoạt
động.
Lợi nhuận độc quyền luôn là mục tiêu hướng đến của các nhà độc quyền do đó các
nhà độc quyền luôn tìm cách giữ nguyên vị thế độc quyền. Khi nhà sản xuất mới gia nhập
vào thị trường sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhà độc quyền; đây cũng là lý do
khiến các nhà độc quyền có động lực đẩy mạnh phát triển sản phẩm mở, nâng cao chất
lượng sản phẩm và gia tăng uy tín thương hiệu nhằm kìm hãm các nhà sản xuất mới tham
gia vào thị trường.

KẾT LUẬN

Cạnh tranh và độc quyền là hai phương diện quan trọng của nền kinh tế thị trường,
và chúng có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh doanh và sự phát triển của các ngành
công nghiệp. Trong một nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả, cạnh tranh đóng vai
trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ,
đồng thời giúp giảm giá thành và tăng lợi ích cho người tiêu dùng. Cạnh tranh cũng
khuyến khích các doanh nghiệp nỗ lực để cải thiện hiệu suất sản xuất và phục vụ khách
hàng tốt hơn.

Tuy nhiên, sự cạnh tranh không phải lúc nào cũng mang đến kết quả tích cực.
Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến tình trạng tập trung quá mức hoặc các hành
vi không lành mạnh để loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể tạo ra các rào cản đối
với sự tham gia của các doanh nghiệp mới và nhỏ, làm suy giảm sự đa dạng và sự công
bằng trong thị trường.

Một khía cạnh khác của nền kinh tế thị trường là độc quyền, thường là kết quả của
sự tập trung quá mức nguồn lực hoặc quyền lực trong một số doanh nghiệp hoặc ngành
công nghiệp. Độc quyền có thể dẫn đến sự kiểm soát giá cả và điều kiện kinh doanh bởi
một số ít cá nhân hoặc tổ chức, đồng thời tạo ra lợi nhuận cao hơn thông qua việc áp đặt
giá cả độc quyền.

35
Thế nhưng, độc quyền có thể gây ra các vấn đề liên quan đến công bằng cạnh tranh
và tiêu chuẩn kinh doanh. Nó có thể giảm sự lựa chọn cho người tiêu dùng và tạo ra rào
cản đối với sự cạnh tranh, từ đó ảnh hưởng đến sự công bằng và hiệu quả của thị trường.

Tóm lại, cạnh tranh và độc quyền đều đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị
trường. Trong khi cạnh tranh thúc đẩy sự đa dạng và tăng cường hiệu suất, độc quyền có
thể dẫn đến tập trung quá mức và gây ra các vấn đề về công bằng và tiêu chuẩn kinh
doanh. Để đạt được sự cân bằng giữa hai yếu tố này, cần có sự can thiệp từ pháp luật và
chính sách kinh tế để đảm bảo rằng thị trường hoạt động một cách công bằng và hiệu quả.

36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phần I:
https://urlvn.net/lgdsi95
https://urlvn.net/mwmgapw
https://urlvn.net/awv1d5q
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin (Dùng cho bậc đại học - không chuyên lý luận
chính trị) - PGS.TS Ngô Tuấn Nghĩa

Phần II:
https://s.net.vn/CxHV
https://urlvn.net/yislz4z
https://urlvn.net/5rrdtxk
https://urlvn.net/s4vju2b
https://urlvn.net/heirmcd
https://urlvn.net/a7xpkqc
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin (Dùng cho bậc đại học - không chuyên lý luận
chính trị) - PGS.TS Ngô Tuấn Nghĩa

Phần III:
https://urlvn.net/jikl9s0
https://urlvn.net/s5frf
https://urlvn.net/9fr0sref
https://urlvn.net/plkneaq
https://urlvn.net/xxelsfr
https://tinyurl.com/58jsx6cz

37
38

You might also like