You are on page 1of 28

KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

NHỮNG MẶT TÍCH CỰC VÀ NHỮNG MẶT


TRÁI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

GVHD: Ts. Phùng Thế Anh

SVTH: Phạm Trung Hiền – 20159066

Thạch Thị Thảo – 20143171

Bùi Lê Tân Khoa – 20154044

Từ Văn Phương – 20154055

Lê Nam – 19145421

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023

Nhóm: 0… (Lớp thứ 3 – Tiết 3-4)

Tên đề tài: những mặt tích cực và những mặt trái trong phát triển kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay.

TỈ LỆ %
STT HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ SINH VIÊN
HOÀN THÀNH

1 Phạm Trung Hiền 20159066 100%

2 Thạch Thị Thảo 20143171 100%

3 Bùi Lê Tân Khoa 20154044 100%

4 Từ Văn Phương 20154055 100%

5 Lê Nam 19145421 100%

Ghi chú:

- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia.

- Trưởng nhóm: Phạm Trung Hiền.

Nhận xét của giảng viên

------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------

Ngày tháng 11 năm 2022


1
Mục Lục
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................4

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................................4

2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................................4

3. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................................5

4. Nội dung chính............................................................................................................................5

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG................................................6

1.1. Khái niệm kinh tế thị trường ................................................................................................6

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường ....................................................6

CHƯƠNG 2: NHỮNG MẶT TÍCH CỰC VÀ MẶT TRÁI TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ...................................................................................9

2.1. Những mặt tích cực trong phát triển nền kinh tế thị trường .............................................9

2.1.1. Kinh tế thị trường góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân .............9

2.1.2. Kinh tế thị trường là nền kinh tế mang tính cạnh tranh .................................................10

2.1.3. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất .....................................................................10

2.1.4. Cho phép đào tạo đội ngũ có năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển ..............................11

2.1.5. Kinh tế thị trường vận hành theo quy luật cung cầu, cạnh tranh, giá trị .......................12

2.2. Những mặt trái trong phát triển nền kinh tế thị trường ..................................................13

2.2.1. Kinh tế thị trường gia tăng khoảng cách giàu nghèo, bất công xã hội ..........................13

2.2.2. Kinh tế thị trường làm xuất hiện các tệ nạn xã hội ........................................................14

2.2.3. Bóc lột quá sức sức lao động của con người và tài nguyên thiên nhiên dẫn đến ô nhiễm
mỗi trường ......................................................................................................................................15

2.2.4. Phá hoại bản sắc văn hóa Việt Nam ..............................................................................16

2.2.5. Lối sống “tiền trao cháo múc” trong xã hội, coi trọng các giá trị vật chất và coi nhẹ các
giá trị tinh thần...............................................................................................................................17

CHƯƠNG 3. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN......18

3.1. Tích cực .................................................................................................................................18

3.2. Tiêu cực .................................................................................................................................20

3.3. Nguyên nhân .........................................................................................................................22


2
3.4. Trách nhiệm sinh viên trong việc phòng chống tệ nạn xã hội ..........................................23

KẾT LUẬN ...........................................................................................................................................25

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................26

3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Cho đến ngày nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ở nước ta được
xác định là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ,
đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, định hướng xã hội
chủ nghĩa, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa cũng như bất kì một vấn đề nào cũng luôn tồn tại tính hai mặt
tức là vừa có những mặt tích cực đáng kể và cũng vừa có những mặt trái cần khắc
phục. Tích cực chính là những thành tựu mà ta đang có được trong quá trình phát
triển kinh tế, cũng như sẽ là tiền đề để có thể tiến xa hơn, còn mặt trái đi song
song đó sẽ là những vấn đề tiêu cực mà nền kinh tế hội nhập đem lại cần phải giải
quyết. Vì vậy vấn đề nghiên cứu lý luận về tính hai mặt của nền kinh tế thị trường
là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết để có thể phát triển nền kinh tế nước
ta một cách hoàn thiện nhất và từ đó các doanh nghiệp Việt Nam ta đưa nền kinh
tế ngày càng vững mạnh hơn trong tương lai.

2. Mục đích nghiên cứu

Kiến thức: Giúp cho mỗi sinh viên hiểu rõ về kinh tế thị trường chính là
thành quả của văn minh nhân loại, được Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng
một cách đúng đắn, khách quan, khoa học, sáng tạo, trở thành nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó nhấn mạnh vị trí, vai trò của con
người chính là động lực và cũng là mục tiêu cao nhất của sự phát triển. Ngoài ra,
từ bài học thấy rõ được quá trình hình thành nền kinh tế thị trường việt Nam vô
cùng khó khăn đã trải qua rất nhiều thử thách và công sức của rất nhiều người đi
trước để có một nề kinh tế phát triển và năng động như bây giờ.

Thái độ: Mỗi người sinh viên chúng ta cần có cách nhìn tổng quát nhất về
kinh tế thị trường, nghiêm túc trong việc nhận dạng đúng những mặt có lợi và mặt
4
trái của nó để có thể khắc phục những vấn đề mà nó mang đến vầ tận dụng những
lợi ích của nó đem lại từ đó áp dụng và ngày phát triển.

Kỹ năng: Cần có kỹ năng đọc hiểu, tìm tòi và giải quyết vấn đề một cách
hợp lí. Đặc biệt cần có kĩnh năng tốt về làm việc nhóm, tích cực trong quá trình
học, trao đổi kiến thức liên bài học, biết chia sẻ và giúp đỡ bạn bè trong quá trình
học tập.

3. Phương pháp nghiên cứu

Tra cứu tài liệu và internet, tổng hợp và chọn lọc lại thông tin, phân tích,
nghiên cứu và từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá.

Đứng vững trên lập trường của Đảng Cộng Sản Việt Nam mà vận dụng quan
điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát, mô tả, phân tích và tổng hợp, các
phương pháp liên ngành khoa học xã hội và nhân văn.

4. Nội dung chính

Chương 1: Khái quát chung về kinh tế thị trường

Chương 2: Những mặt tích cực và mặt trái trong phát triển kinh tế thị trường ở
Việt Nam hiện nay

Chương 3: Phát triển kinh tế thị trường làm gia tăng các tệ nạn xã hội và trách
nhiệm của sinh viên trong phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. Khái niệm kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế trong đó các yếu tố đầu vào và đầu ra
đều phải thông qua thị trường, nghĩa là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà sản phẩm
sản xuất ra là để bán, trao đổi trên thị trường. Trong kiểu tổ chức này toàn bộ quá
trình sản xuất – phân phối, trao đổi tiêu dùng mua bán và hệ thống thị trường do
thị trường quyết định.

Trong các văn kiện Đại hội IX (tháng 4-2001) của Đảng; theo đó, “Đảng và
Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Đại hội XII của Đảng (tháng 1-2016) tiếp tục bổ sung, phát triển: “Nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ,
đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng
xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền
kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa”. Đây là bước đột phá dũng cảm nhưng hết sức khoa học
về tư duy lý luận của Đảng ta.

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường

Loài người đã trải qua các nền kinh tế từ thấp đến cao như sau:

Nền kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp, tự sản - tự tiêu.

Nền kinh tế hàng hóa giản đơn (đổi lấy hàng là chính).

Nền kinh tế thị trường tự do (tiền xuất hiện và trở thành hàng hoá đặc biệt - vật
trung gian cho việc trao đổi, kinh tế tư nhân phát triển mạnh).

Nền kinh tế thị trường hiện đại:

6
Các công ty cổ phần, các công ty đa quốc gia phát triển mạnh mẽ.

Sản xuất kinh doanh được tiến hành trên cơ sở công nghệ hiện đại.

Thông tin, sản phẩm sáng tạo, uy tín, dịch vụ các loại… trở thành hàng hóa
đặc biệt và chiếm tỷ trọng cao. (cơ cấu kinh tế phát triển là cơ cấu trong đó công
nghiệp 20%, nông nghiệp 10% và dịch vụ 70%).

Kinh tế thị trường là thành quả của văn minh nhân loại, được Đảng và Nhà
nước Việt Nam vận dụng một cách đúng đắn, khách quan, khoa học, sáng tạo, trở
thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó nhấn mạnh vị
trí, vai trò của con người chính là động lực và cũng là mục tiêu cao nhất của sự
phát triển.

Theo C. Mác, kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển tất yếu của
lịch sử mà bất cứ nền kinh tế nào cũng phải trải qua để đạt tới nấc thang cao hơn
trên con đường phát triển và nền kinh tế TBCN chính là nền kinh tế thị trường
phát triển đến trình độ phổ biến và hoàn chỉnh. Nấc thang cao hơn chính là nền
kinh tế cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là nền kinh tế XHCN. Để chuyển
lên nấc thang này, nền kinh tế thị trường phải phát triển hết mức, phải trở thành
phổ biến trong đời sống kinh tế – xã hội. Đây là một kết luận lý luận quan trọng.
Nó khái quát quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, trong đó, kinh tế thị
trường được xác định là một nấc thang tất yếu, mang tính phổ biến. Tính phổ
biến của kinh tế thị trường thể hiện ở cấu trúc khung chung cho mọi nền kinh tế
thị trường.

Sự phát triển của xã hội loài người được đánh dấu bằng nhiều tiêu chí,
trong đó có tiêu chí về sự phát triển kinh tế ở những thời kỳ, những giai đoạn
khác nhau. Từ chỗ ban đầu thực hành một “nền kinh tế cướp đoạt” (theo cách
nói của Ph. Ăng-ghen), con người đã phải trải qua hàng vạn năm để biết dùng
lửa nấu chín thức ăn và sưởi ấm, biết thuần hóa súc vật, biết chăn nuôi, biết làm
nghề nông, biết chế tạo ra những vật phẩm đơn giản đáp ứng nhu cầu đơn giản
và rất hạn chế trong một phạm vi cộng đồng nhỏ hẹp. Dần dần, khi một cộng
7
đồng có thừa một loại sản phẩm nào đó đã được làm ra nhưng lại cần đến những
loại sản phẩm khác mà cộng đồng khác dư thừa thì sự trao đổi bắt đầu diễn ra.
Sản xuất phát triển thì sự trao đổi ấy diễn ra ngày càng thường xuyên hơn trên
phạm vi ngày càng mở rộng hơn.

Như vậy, từ hình thái kinh tế tự nhiên, nhân loại chuyển dần lên một hình
thái kinh tế cao hơn là sản xuất hàng hóa – đó là kinh tế hàng hóa. Nền kinh tế
hàng hóa ra đời là một bước tiến lớn trong lịch sử nhân loại, đánh dấu sự phát
triển của nền kinh tế, cho tới nay nó đã phát triển và đạt tới trình độ rất cao đó là
nền kinh tế thị trường hiện đại.

Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người


bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số
lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

Nền kinh tế thị trường là một loại hình kinh tế – xã hội mà ở đó các quan
hệ kinh tế, sự trao đổi, sự mua bán các sản phẩm và nhất là sự phân chia lợi ích,
tìm kiếm lợi nhuận, … đều do các quy luật của thị trường điều tiết và chi phối.
Không thu được lợi nhuận thì người sản xuất, kinh doanh không còn động lực để
tiếp tục, nhất là để thúc đẩy công việc sản xuất và kinh doanh của họ, do đó sự
trì trệ của xã hội là khó tránh khỏi. Cho nên có thể nói kinh tế thị trường là thành
quả quan trọng của sự phát triển lâu dài trong nền văn minh của toàn thể nhân
loại từ khi nó xuất hiện chứ không phải là của riêng hoặc là độc quyền của một
hình thái kinh tế – xã hội nào.

8
CHƯƠNG 2: NHỮNG MẶT TÍCH CỰC VÀ MẶT TRÁI TRONG PHÁT
TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Những mặt tích cực trong phát triển nền kinh tế thị trường
2.1.1. Kinh tế thị trường góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống
nhân dân

Ở nước ta vấn đề xóa đói giảm nghèo được chuyển chuyển biến tích cực từ
khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, vì nền kinh tế thị là nền kinh tế nhiều
thành phần cho phép huy động mọi nguồn lực trong xã hội từ đó tạo ra cơ hội việc
làm cho mọi người. Trước đây người nghèo ngoài việc làm nông tiền trả công
không đủ cho cuộc sống, họ còn phải sống khổ cực, thiếu thốn đủ điều. Chính vì
vậy, sự phát triển của kinh tế thị trường đã tạo một bước chuyển lớn giúp cải thiện
đời sống của họ, mở rộng cơ hội việc làm ngoài làm nông còn có thể làm việc
trong các cơ quan xí nghiệp hay nhà máy, …

Theo Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam năm 2012 của Ngân hàng thế giới
(WB), hơn 30 triệu người Việt Nam đã thoát khỏi đói nghèo trong hai thập kỷ
qua. Nghèo đói ở Việt Nam đã giảm nhanh chóng từ 60% hồi đầu những năm
1990 xuống còn 20,7%; tỷ lệ nhập học tiểu học và trung học cơ sở là hơn 90% và
70%.

Về nguồn lực cho giảm nghèo, Nhà nước ưu tiên tập trung cao nhất từ ngân
sách cho các huyện nghèo, xã nghèo và người nghèo nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Trong năm 2014, tổng nguồn vốn để thực hiện mục tiêu giảm nghèo khoảng 34,7
nghìn tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương bố trí hơn 6 nghìn tỷ đồng để thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Ngoài các doanh
nghiệp đã nhận hỗ trợ các huyện theo cam kết, năm 2014, đã có thêm Tổng Công
ty Hoá chất và Tổng Công ty Rượu Bia - Nước giải khát Hà Nội nhận hỗ trợ tỉnh
Bắc Giang và Hà Giang….

9
2.1.2. Kinh tế thị trường là nền kinh tế mang tính cạnh tranh

Có thể nói rằng cạnh tranh là linh hồn của kinh tế thị trường bởi đây là nền
kinh tế mở mà mà mục đích cuối cùng là để hàng hóa được tiêu thụ nhiều và lợi
nhuận cao. Kinh tế thị trường có cạnh tranh cùng với sự thay đổi liên tục về nhu
cầu của con người đối với lợi nhuận của nhà kinh doanh sẽ mau chóng trở thành
động lực thúc đẩy các doanh nghiệp sáng tạo không mệt mỏi. Tác động lớn của
nền kinh tế hội nhập chính là tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp và việc của họ
chính là nắm bắt lấy nó qua cạnh tranh, thúc đẩy doanh nghiệp tìm ra những biện
pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Cạnh tranh thể hiện trên
mọi mặt của nền kinh tế thị trường, từ nông nghiệp đến sản xuất trên công nghiệp,
dịch vụ,…ví dụ: Để nông nghiệp thực sự là một thế mạnh của Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập, có thương hiệu mạnh và đủ sức cạnh tranh ở thị trường trong nước
và quốc tế cần phải tiến hành đầu tư mạnh mẽ và bài bản cho sản xuất nông nghiệp,
mở rộng và phát triển hơn nữa các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, đào tạo và hỗ trợ người nông dân trong sản xuất với sự đồng hành của mô
hình liên kết 4 nhà: Nhà nước - nhà khoa học , nhà doanh nghiệp và nhà nông sẽ
là hướng đi đột phá của nông nghiệp Việt Nam trong thời đại mới.

2.1.3. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Từ khi tiến lên nền kinh tế thị trường, khoa học và công nghệ luôn đóng
một vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả sản
xuất. So với nền kinh tế lạc hậu trước đây vừa tốn nhiều sức người nhưng hiệu
quả lao động không cao thì các máy móc thiết bị được áp dụng kỹ thuật hiện đại
sẽ cho được năng suất cao hơn rất nhiều, chất lượng cũng được nâng cao hơn
và qua đó giúp các doanh nghiệp, người dân giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận
cũng như tạo ra được những sản phẩm có uy tín không chỉ trong nước mà còn
vươn ra thế giới. Bên cạnh đó, vì những yêu cầu về bảo vệ môi trường cũng như
tiết kiệm chi phí thì việc ứng dụng khoa học kỹ thuật chính là cơ hội lớn để giải

10
quyết những vấn đề đó. Chính vì vậy nền kinh tế nếu càng muốn phát triển thì
việc phát triển khoa học kỹ thuật cũng sẽ theo đó mà ưu việt, tiên tiến hơn.

Ví dụ:

Trong lĩnh vực kỹ thuật, ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, Nhà nước
đã cấp kinh phí cho nhiều dự án, đề tài nghiên cứu để chế tạo máy CNC. Các cơ
sở nghiên cứu và sản xuất ở Hà Nội như Viện IMI, công ty Cơ khí Hà Nội
(Hameco) đã những thành công bước đầu như: chế tạo được máy phay CNC 3
trục, máy tiện băng nghiêng CNC.

Trong lĩnh vực y học, nghiên cứu và sản xuất thành công văcxin phòng
bệnh cho trẻ em là vắc xin “Rotavin-M1” là vắc xin sống giảm độc lực, uống
phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em dưới 5 tuổi, được sản xuất từ chủng virut rota
G1P trên tế bào Vero tại cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP thuộc Trung tâm
Nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩmy tế và bộ y tế. …..

Về lĩnh vực công nghệ thông tin, phần mềm đánh giá rủi ro động đất là
công nghệ GIS được áp dụng để xây dựng công cụ phần mềm có tên gọi là
ArcRisk phục vụ đánh giá độ rủi ro động đất và ước lượng thiệt hại ở phạm vi đô
thị. Ngoài chức năng là một công cụ mạnh trong việc đánh giá độ nguy hiểm và
rủi ro động đất bằng công nghệ GIS, ArcRisk còn được thiết kể để có thể sử dụng
như một hệ thống hỗ trợ ra quyết định trong công tác phòng ngừa, ứng cứu và
giảm nhẹ thiệt hại do động đất gây ra đối với cộng đồng đô thị tại Việt Nam…..

2.1.4. Cho phép đào tạo đội ngũ có năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển

Ngày nay, yêu cầu càng cao của nền kinh tế thị trường nên cần có đội ngũ
nhân lực có vốn kiến thức về khoa học công nghệ có trình độ cao, có khả năng
tiếp nhận, chuyển giao và ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ tiên
tiến của thế giới để từ đó làm chủ và phát triển được nền kinh tế mới. Bên cạnh
đó nền kinh tế còn đẩy mạnh đào tạo, chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài,
trong đó vừa chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chung, vừa chú trọng

11
xây dựng nguồn nhân lực còn thiếu. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ lao
động đã qua đào tạo trong toàn bộ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 17,9%,
trong đó ở thành thị là 33,7%, gấp 3 lần tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 11,2%,
phân theo giới tính tỷ lệ này là 20,3% đối với nam và 15,4% đối với nữ; tỷ lệ nhân
lực được đào tạo trình độ cao (từ đại học trở lên) năm 2010 là 5,7%, năm 2012 là
6,4%, năm 2013 là 6,9%, so với tổng số lao động trên cả nước. Nền kinh tế càng
phát triển thì tri thức của con người cũng ngày một được nâng cao và hoàn thiện
hơn.

2.1.5. Kinh tế thị trường vận hành theo quy luật cung cầu, cạnh tranh, giá
trị

Cung là sự phản ánh khối lượng sản phẩm hàng hoá được sản xuất và đưa
ra thị trường để thực hiện “để bán”. Cung do sản xuất quyết định, nó không đồng
nhất với sản xuất. Cầu là sự phản ánh nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán
của xã hội. Do đó, cầu không đồng nhất với tiêu dùng, vì nó không phải là nhu
cầu tự nhiên, nhu cầu bất kì theo nguyện vọng tiêu dùng chủ quan của con người,
mà phụ thuộc vào khả năng thanh toán. Cung – Cầu có mối quan hệ hữu cơ với
nhau, thường xuyên tác động lẫn nhau trên thị trường, ở đâu có thị trường thì ở
đó có quy luật cung – cầu tồn tại và hoạt động một cách khách quan, cung – cầu
tác động lẫn nhau. Nếu nhận thức được chúng thì chúng ta vận dụng để tác động
đến hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều hướng có lợi cho quá trình tái sản
xuất xã hội. Nhà nước có thể vận dụng quy luật cung – cầu thông qua các chính
sách, các biện pháp kinh tế như: giá cả, lợi nhuận, tín dụng, hợp đồng kinh tế,
thuế, thay đổi cơ cấu tiêu dùng. Để tác động vào các hoạt động kinh tế theo quy
luật cung – cầu, duy trì những tỷ lệ cân đối cung – cầu một cách lành mạnh và
hợp lý.

Quy luật cạnh tranh là sự tác động lẫn nhau giữa các nhóm người, giữa
người mua và người bán hay giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Hai nhóm
này tác động lẫn nhau với tư cách là một thể thống nhất, một hợp lực. Cạnh tranh

12
như một tất yếu trong nền kinh tế hàng hoá. Cạnh tranh có tác dụng san bằng các
giá cả mấp mô để có giá cả trung bình, giá trị thị trường và giá cả sản xuất đều
hình thành từ cạnh tranh trong nội bộ ngành và giữa các ngành. Trong cơ chế thị
trường, quy luật cạnh tranh như một công cụ, phương tiện gây áp lực cực mạnh
thực hiện yêu cầu của quy luật giá trị, cạnh tranh trong một cơ chế vận động chứ
không phải cạnh tranh nói chung.

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá, ở đâu có sản
xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị. Quy luật
giá trị là quy luật chi phối cơ chế thị trường và chi phối các quy luật kinh tế khác,
các quy luật kinh tế khác là biểu hiện yêu cầu của quy luật giá trị. Quy luật giá trị
biểu hiện sự hoạt động của mình thông qua sự vận động của giá cả xung quanh
giá trị. Giá cả phụ thuộc vào giá trị, giá trị là cơ sở của giá cả, những hàng hoá có
hao phí lao động lớn thì giá trị của nó lớn dẫn đến giá cả cao và ngược lại. Đối
với mỗi hàng hoá thì giá cả hàng hoá có thể bằng hoặc nhỏ hơn hoặc lớn hơn giá
trị nhưng đối với toàn bộ hàng hóa của xã hội thì chúng ta luôn luôn có tổng giá
cả hàng hóa bằng tổng giá trị. Tác dụng của quy luật giá trị: quy luật giá trị tự phát
điều tiết việc sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua sự biến động của cung –
cầu thể hiện qua giá cả trên thị trường.

2.2. Những mặt trái trong phát triển nền kinh tế thị trường
2.2.1. Kinh tế thị trường gia tăng khoảng cách giàu nghèo, bất công xã hội

Từ ngày nền kinh tế chuyển đổi sang hướng thị trường đến nay, người giàu
tăng nhanh dẫn đến giàu nghèo trong xã hội phân hóa. Bởi sự phát triển của kinh
tế thị trường không hoàn toàn phù hợp với tiền năng, cũng như năng lực của mỗi
người, khả năng của mỗi người cũng khác nhau, có người nắm bắt được cơ hội và
xu thế trở nên giàu có, cũng có người không bắt kịp thời đại mà dần thụt lùi rồi
trở nên nghèo khổ. Dần lâu họ lại càng có ít có cơ hội tiếp cận và hạn chế đảm
bảo những điều kiện sống cơ bản, tối thiểu. Từ đó bất công xã hội cũng từ từ tăng

13
cao bởi nền kinh tế càng phát triển các dịch vụ hay chi phí xã hội cũng chủ yếu
đáp ứng các nhu cầu đời sống của người giàu.

Theo TS. Đặng Hoàng Giang đã đưa ra con số 18,04% trong số gần 14.000
người được khảo sát đã chọn đói nghèo điều này phản ánh khoảng cách giàu nghèo
ngày càng tăng một cách đáng quan ngại. Thu nhập bình quân của cả nước vẫn tăng
lên, của cải vật chất xa xỉ được trưng bày ngoài xã hội ngày càng nhiều nhưng tỉ lệ
người nghèo vẫn khá cao. Nhiều người rất giàu mà không ai có thể lý giải được vì
sao họ có thể giàu được như vậy, trong khi đó 1/5 dân số vẫn đang phải chật vật
mưu sinh. Nguyên nhân chính là những thành tựu từ tăng trưởng kinh tế và phát
triển không được phân bổ công bằng và bình đẳng cho mọi người trong xã hội.
Thay vào đó, xã hội phân chia thành hai nhóm là người thắng cuộc và người thua
cuộc.

Trong 1 giờ người giàu nhất có mức thu nhập cao hơn gần 5.000 lần số tiền
mà 10% nhóm nghèo nhất chi hàng ngày cho các nhu cầu thiết yếu. Số liệu thống
kê cũng cho thấy nếu năm 1993, chênh lệch giữa nhóm 20% dân số giàu nhất so
với 20% dân số nhóm nghèo nhất chỉ khoảng 4,4 lần thì đến năm 2016 đã tăng
lên 10 lần. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là con số tương đối, thực tế có thể cao hơn
nhiều vì thu nhập của người giàu đang rất khó đo đếm được. Kết quả xoá đói giảm
nghèo chưa thật vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo đã thoát nghèo nhưng nằm sát chuẩn
nghèo rất lớn (70,5-80%).

2.2.2. Kinh tế thị trường làm xuất hiện các tệ nạn xã hội

Vì kinh tế thị trường là nền kinh tế hướng đến lợi nhuận là chủ yếu mà
không chú trọng quan tâm đến các vấn đề xã hội, điều này làm gia tăng nhanh
những hành vi vượt ngoài tầm kiểm soát của pháp luật, các tệ nạn diễn ra tràn lan
và ngày một phổ biến, tác động đến tư tưởng, đạo đức, lối sống, tâm lí, hành vi
của một bộ phận nhân dân, nhất là thanh thiếu niên. Môi trường đạo đức và văn
hóa lành mạnh bị đe dọa nghiêm trọng, có nguy cơ dẫn tới khủng hoảng tinh thần,

14
mất phương hướng lựa chọn các giá trị sống và làm mất niềm tin của một bộ phận
công chúng. Trong những năm gần đây tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội trong
học sinh, sinh viên đang có xu hướng gia tăng. Tình trạng phạm tội có tổ chức, tụ
tập nhóm để trộm cắp, cướp giật, đâm thuê, chém mướn, sử dụng ma túy, cờ bạc,
… Khảo sát năm 2010 của vụ văn hóa, ban tư tưởng của trung ương cho thấy có
13 biểu hiện chưa tốt của học sinh, sinh viên. Thống kê năm 2012 có 600 học sinh,
sinh viên nghiện ma túy, năm 2014-2015 tăng lên 800, bên cạnh còn có 8000 vụ
vi phạm hình sự. Tình trạng học sinh, sinh viên bỏ học, sống lang thang, gây rối
trật tự gia tăng đến nay lên tới 20 000 đối tượng.

2.2.3. Bóc lột quá sức sức lao động của con người và tài nguyên thiên nhiên
dẫn đến ô nhiễm mỗi trường

Từ thực tiễn của nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam còn được thể
hiện qua tình trạng bóc lột sức lao động, bấp chấp lợi ích cửa người lao động. Mục
đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi ích tối đa vì đây là nền kinh tế hướng
đến lợi nhuận, vì lợi nhuận nên làm tất cả. Một quan điểm khó có thể chấp nhận
là: sức lao động trở thành hàng hóa hay nói cách khác vì để thu lại được lợi nhuận
cao hơn các đối tượng lao động phải làm quá nhiều việc mà vượt quá số tiền mà
họ nhận được. Bên cạnh đó họ còn có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội, làm
cạn kiệt nguồn tài nguyên gây ô nhiễm môi trường sống của con người, do đó hiệu
quả kinh tế – xã hội không được đảm bảo. Lượng chất thải (nước thải, khí thải)
xả vào môi trường làm ô nhiễm môi trường nước (đối với nước thải) và ô nhiễm
không khí (đối với khí thải) làm cho trái đất nóng dần lên, thủng tầng ozone gây
hại đến sức khỏe con người và các loài động thực vật trên trái đất

Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia có chất lượng không khí tệ nhất trên
thế giới. Gần đây còn xảy ra các sự việc như nguồn thải lớn từ tổ hợp nhà máy
của công ty Formosa Hà Tĩnh chứa độc tố tạo thành một dạng phức hợp, di chuyển
vào Nam làm hải sản ở tầng đáy biển chết, hay vụ việc công ty, Vedan cán bộ của
công ty Vedan thừa nhận rằng hệ thống đường ống được lắp đặt để xả chất lỏng

15
nguy hại ra sông Thị Vải đã được vận hành suốt 14 năm gây nên một mức ô nhiễm
độc hại rất lớn.

2.2.4. Phá hoại bản sắc văn hóa Việt Nam

Ở Việt Nam, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc giữ gìn và phát
huy các giá trị đạo đức truyền thống và xây dựng hệ thống giáo dục mới đã và
đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Nền kinh tế hướng đến lợi nhuận càng
phát triển con người càng xem nhẹ các giá trị tinh thần, nền văn hóa của dân tộc.
Khi nền kinh tế muốn hội nhập vào nền kinh tế thế giới đồng nghĩa với việc văn
hóa của mỗi quốc gia cũng sẽ có những đổi mới phù hợp với văn hóa thế giới.
Tuy nhiên bản sắc văn hoá là những yếu tố văn hoá đặc trưng cho từng cấp độ chủ
thể văn hoá. Nó được coi là cốt lõi của triết lý phát triển ở mỗi cộng đồng dân tộc
nên vẫn cần phải giữ gìn và phát huy.

Thực tế cho thấy rằng, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện coi nhẹ
những giá trị truyền thống như “tệ sùng bái” nước ngoài, họ không thích hoặc thờ
ơ với các bản nhạc, bài ca cách mạng, không quan tâm đến các hình thức nghệ
thuật, các dòng dân ca truyền thống. Cùng với sự phát triển của các phương tiện
thông tin đại chúng, hàng ngày, hàng giờ, trên các mạng thông tin toàn cầu liên
tục truyền các hình ảnh, tin tức, ấn phẩm độc hại, không phù hợp với truyền thống
văn hóa dân tộc. Chính điều này đã góp phần hình thành ở một bộ phận thanh,
thiếu niên lối sống buông thả, bạo lực, tình dục, … xa lạ, trái ngược với những
giá trị nhân văn lâu đời của dân tộc, những giá trị đã tạo nên bản sắc văn hóa và
đạo đức truyền thống của con người Việt Nam. Chạy theo lối sống thực dụng, cá
nhân vị kỷ, chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng
nghiệp. Lối sống tình nghĩa, đậm chất nhân văn kiểu “thương người như thể
thương thân”, “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” … vốn là một trong những giá trị
đạo đức truyền thống của nền văn hóa làng xã Việt Nam đã từng tồn tại hàng ngàn
năm nay đang bị mai một, mờ nhạt dần. Đây thực sự là những tín hiệu “báo động
đỏ” trong đời sống đạo đức ở nước ta hiện nay.

16
2.2.5. Lối sống “tiền trao cháo múc” trong xã hội, coi trọng các giá trị vật
chất và coi nhẹ các giá trị tinh thần

Kinh tế thị trường phát triển đồng nghĩa với xuất hiện nhiều hơn khuynh
hướng chạy theo lợi nhuận đơn thuần, hay nguy cơ “thương mại hóa” (cái gì có
tiền mới làm, cái gì không có tiền, dù cần cũng không làm). Kinh tế thị trường
cũng đã kéo theo lối sống “tiền trao cháo múc”. Đã có không ít hiện tượng: từ chỗ
coi trọng các giá trị chính trị, xã hội sang tuyệt đối hóa các giá trị vật chất kinh tế.
Từ chỗ lấy con người tập thể, con người xã hội làm mẫu mực (hy sinh vì tập thể,
vì cộng đồng) là đạo đức cao nhất, sang tuyệt đối hóa con người cá nhân, thậm
chí là cá nhân ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa. Từ chỗ lấy lý tưởng, đạo đức làm mẫu
mực chuyển sang coi thường đạo đức, phẩm giá; tuyệt đối giá trị thực dụng, tôn
sùng tiện nghi vật chất, tôn sùng đồng tiền, coi tiền là trên hết, lấy đồng tiền làm
thước đo giá trị của con người.

Tiền xâm nhập vào nhiều mối quan hệ đạo đức xã hội, thậm chí thành
nguyên tắc xử thế và tiêu chuẩn hành vi của không ít người. Chính vì vậy mà
những hiện tượng tham ô, hối lộ, móc ngoặc, buôn lậu, lừa đảo, làm hàng giả,
mua quan bán chức, chạy chức chạy quyền bằng tiền… chúng ta đấu tranh, ngăn
ngừa nhiều năm nay nhưng hiện vẫn đang diễn ra phức tạp và là nỗi lo lắng của
xã hội. Chính điều này đã làm cho một bộ phận không nhỏ trong nhân dân, nhất
là tầng lớp thanh niên có tâm lý coi trọng các giá trị vật chất, xem nhẹ các giá trị
tinh thần và dẫn đến sự hình thành lối sống hưởng thụ, thực dụng, xa hoa lãng phí,
xa lạ với lối sống giản dị, tiết kiệm – những phẩm chất truyền thống quý báu của
con người Việt Nam.

17
CHƯƠNG 3. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỐI
VỚI SINH VIÊN

3.1. Tích cực

Cách đây 10 đến 15 năm, thế hệ sinh viên thời ấy có cách nhìn nhận, suy
nghĩ về cuộc sống khác rất nhiều so với sinh viên thời nay. Nếu như sinh viên
trước đây sống rất lạc quan, vô tư nghèo nhưng mà vui hay nói một cách dân dã”
phải vậy mới gọi là sinh viên”, còn ngày nay cũng là câu nói đó nhưng lại mang
một ý nghĩa khác. Nghèo thì phải cải thiện cái nghèo, chính sự thúc đẩy đó, khiến
cho sinh viên sống tự lập hơn, biết lo cho cuộc sống hơn và biết cách kiếm ra tiền
nhiều hơn.

Sự phát triển kinh tế thị trường giúp phát triển và nâng cao đời sống của
con người, đối với các thế hệ trẻ hiện nay, giúp cho sự phát triển và kiến sức kỹ
năng sống dễ dàng hơn nhờ sự phát triển của công nghệ kỹ thuật và kinh tế đã rút
ngắn cầu nối giữa kiến thức khổng lồ và sinh viên, thúc đẩy sự tò mò và học hỏi
của sinh viên.

Sự nổi dậy của nền công nghiệp số hóa dữ liệu và các cộng nghệ mạng
truyền thông tạo ra một kho tàng tri thức khổng lồ mà sinh viên có thể tiếp cận
một cách dễ dàng, các hình thức điển hình như kho sách số hóa khổng lồ từ các
thư viên điện tử với hàng triệu đầu sách về tất cả lĩnh vực, từ hàn lâm đến các sách
viết lại các kết quả được kiểm chứng trên thực tế độ tin cậy cao. Ngoài ra còn có
các hình thức khác như phim ảnh, video trên các trang mạng mang lại cho sinh
viên nhiều cái nhìn trực quan hơn về các bài học, giúp sinh viên có thêm các hình
ảnh kết hợp với lý thuyết, tiếp thu dễ dàng hơn giúp giảm thời gian và chi phí cho
việc học mà vẫn đảm bảo được chất lượng học tập.

Ngoài việc học tập dễ dàng, sinh viên cần được trang bị các kĩ năng cần
thiếc để có thể thích nghi trong cá điều kiện thay đổi môi trường sống. Sự phát
triển kinh tế thị trường cũng đã du nhập các kiến thức mới về các môi trường sinh
viên có thể định hình các kĩ năng cần thiết để làm việc trong các môi trường đó.
18
Từ đó có các cái nhìn cơ bản để trang bị các kĩ năng cần thiết, hiện nay hầu hết
các môi trường đều yêu cầu các kĩ năng cơ bản đó là kĩ năng làm việc đập lập và
kĩ năng làm việc nhóm, ngoài ra các kĩ năng khác cũng không kém phần quan
trọng như kĩ năng lắng nghe, kĩ năng phản biện,… Từ các yêu cầu trên nhiều sân
chơi đã được tạo ra nhằm trau dồi và phát triển các kĩ năng của sinh viên được tổ
chức ngay cả trong và ngoài trường, sinh viên có thể tiếp cận dễ dàng bằng các
thiết bị công nghệ truyền thông. Điều này cho thấy nhưng điều tích cực mà sinh
viên có thể nhận được trong chính sự phát triển kinh tế xã hội.

Bên cạnh đó sự phát triển kinh tế xã hội đã tạo ra một không gian việc làm
rộng mở cho tất cả mọi người dân Việt Nam nói chung và sinh viên nói riêng.
Nhờ có nguồn nhân lực lớn và nguồn tài nguyên rộng mở Việt Nam thu hút nhiều
sự đầu tư nước ngoài, tạo sự liên kết hợp tác phát triển đồng thời tạo ra nhiều cơ
hội việc làm, cơ hội được tiếp cận và làm việc với các công nghệ tiên tiến với mức
lương hậu hĩnh.

Trong lĩnh vực kĩ thuật, kĩ thuật và nền kinh tế luôn đi song song nhau,
những năm gần đây kĩ thuật trong nước đặc biệt có các bước nhảy chuyển mình
mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực, điển hình như ngành kĩ thuật ô tô Việt Nam đã
có một bước tiến mới trong sản xuất ô tô với sự xuất hiện của hãng xe mới mang
danh Việt Nam vươn xa đến các nước bạn đó là Vinfast đã mở rộng cơ hội việc
làm cho các bạn sinh viên có niềm đang mê theo đuổi với “xế hộp”, tuy nhiên sinh
viên cũng cần các kĩ năng và sự nỗ lực thích đáng mới có thể tham gia và thích
nghi với các công việc hiện nay. Không chỉ ngành động lực học sự phát triển của
kinh tế thị trường cũng giúp phát triển các ngành nghề khác trong đó có sự chuyển
đổi năng lượng giảm thiểu các nguồn năng lượng sản sinh các chất độc, sử dụng
nguồn năng lượng sạch như gió, năng lượng mặt trời, … nó cũng đã mang đến
nhiều cơ hội việc làm cho các kĩ sư năng lượng, một trong các ngành kĩ thuật thu
hút rất nhiều sinh viên theo đuổi.

19
Trong các lĩnh vực kinh tế, sự phát triển kinh tế xã hội đã đưa đẩy các ý
tưởng mới sáng tạo trong lĩnh vực đến các nhà đầu tư và phát triển ý tưởng, giúp
hiện thực hóa các ý tưởng mới sáng tạo góp phần tạo cơ hội cho sinh viên đạt tới
đỉnh cao sự nghiệp từ sớm, đông thời góp phần tạo cơ hội phát triển cho các sinh
viên ngay tại đất nước. Sinh viên trường ta cũng đã có nhiều ý tưởng sáng tạo và
đạt được giải cao trong các cuộc thi, điều này cho thấy sự phát triển kinh tế thị
trường dã góp phần rất lớn trong việc tạo dựng một thế hệ trẻ mới tràn đầy sự
năng động, sáng tạo, đây cũng chính là một trong những điều kiện thúc đẩy sự
phát triển của Việt Nam.

3.2. Tiêu cực

Môi trường giáo dục đang chứng kiến sự thay đổi nhanh về lối sống, hành
vi, ứng xử và những quan niệm về đạo đức, giá trị sống của giới trẻ. Sự thay đổi
đó phần chủ đạo là tích cực, tuy nhiên cũng bộc lộ nhiều hạn chế đi ngược lại
những giá trị đạo đức và phẩm chất tốt đẹp vốn có của người Việt Nam.

Tệ nạn trong đời sống sinh viên không thể không nhắc đến “vấn nạn” nhậu.
Có thể nói, nhậu là căn bệnh trầm kha của hầu hết sinh viên. Bất kể vui hay buồn,
sinh nhật hay tiệc tùng. Việc nhậu không chỉ diễn ra đối với những sinh viên đi
thuê trọ thoải mái, tự do, thậm chí ở một số kí túc xá hiện tượng này cũng lén lút
được thực hiện. Mặc dù ban quản lý kí túc xá các trường đã kiểm tra khắt khe, tuy
nhiên với số lượng phòng và sinh viên lớn khiến việc quản lý gặp nhiều khó khăn.

Với những sinh viên tỉnh lẻ lên thành phố học, lô đề càng có sức lôi cuốn,
một phần vì tham vọng làm giàu, một phần vì sự dụ dỗ của bạn bè. Nhiều bạn
năm đầu tiên vào đại học, không biết gì đến cá độ, lô đề, nhưng sang năm thứ
hai, do bạn bè rủ rê, lôi kéo, nhiều bạn sinh viên đã thử cho biết và ham lúc nào
không hay. Những lần đầu, có thể các bạn sinh viên chỉ chơi nho nhỏ cho vui
với số tiền từ vài ngàn đến vài chục ngàn đồng, nhưng càng ngày em chơi càng
hăng, mỗi lần chơi có thể đến tiền triệu. Lúc được thì rủ bạn bè đi ăn nhậu và đủ
trò tệ nạn, song những đồng tiền kiếm dễ thì tiêu cũng nhanh, khi hết tiền lại vay
20
mượn, cầm cố xe máy, thẻ sinh viên, chứng minh thư, vòi vĩnh lừa gạt phụ
huynh. Cứ như vậy rất nhiều bạn phải tìm đến các quán cầm đồ, tổ chức tín dụng
đen để vay tiền để trả nợ những khoản nợ mà mình đã chi tiêu vào cờ bạc, lô đề.
Đến lúc nhận ra con đường đó là sai lầm thì mọi chuyện đã đi quá xa và không
thể quay đầu lại được và cuối cùng người chịu khổ ở đây lại là bố mẹ già ở quê
nhà hàng ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mong chờ những đứa con học
hành tốt thành công dân tốt có công ăn việc làm ổn định để một phần nào đó
giúp đỡ bố mẹ, nhưng cuối cùng lại phải bán tài sản ở nhà để trả nợ cho con.

Càng ngày vốn từ tệ nạn xã hội của sinh viên xuất phát từ ban đầu đã chuyển
biến thành tội phạm. Những năm qua, tình hình tội phạm, nhất là tội phạm ma túy,
trong giới trẻ, trong học sinh sinh viên có diễn biến phức tạp. Nhiều loại ma túy
mới liên tục xuất hiện, như bóng cười, ma túy đá, muối tắm, bánh lười. Đặc biệt,
nhiều loại ma túy dưới dạng nấm, cây cỏ tự nhiên như lá khát, có mỹ, nấm ma
thuật, … xuất hiện ngày càng đa dạng. Học sinh sinh viên là đối tượng rất dễ bị
cuốn vào vòng xoáy của tội phạm ma túy nếu không được quan tâm, quản lý chặt
chẽ.

Theo những tin tức xã hội thì tình trạng học sinh, sinh viên có dính vào tệ
nạn ma tuý đang diễn biến khá phức tạp mặc dù việc tuyên truyền rất mạnh về tác
hại của tệ nạn xã hội là gì. Nói về vấn đề này, những chuyên gia giáo dục của
trường Cao đẳng Y tế Nha Trang chia sẻ: Nếu như trước đây, việc sử dụng ma tuý
ở học sinh, sinh viên diễn ra còn khá kín đáo với số lượng chiếm tỉ lệ nhỏ thì hiện
nay sự phổ biến của ma tuý đá dễ dàng tự bào chế và sử dụng tại nhà khiến số
lượng sinh viên, học sinh dính vào tệ nạn này ngày một tăng cao với con số đáng
báo động.

Có một thực tế là, hiện nay, kinh tế xã hội ngày càng phát triển nhưng đạo
đức và tư cách của con người ngày càng bị suy thoái. Lối sống buông thả, thích
hưởng thụ và lười lao động là một trong những nguyên nhân chính khiến các bạn
nữ sinh, nữ sinh viên rất dễ dính vào con đường mại dâm. Lối sống buông thả của
21
những chị em rất dễ bị mê hoặc bởi những loại nước hoa kích dục nữ của các đối
tượng xấu.

Thực tế, tình trạng tệ nạn xã hội trong sinh viên nữ tham gia các đường dây
gái gọi không phải là ít. Nghiêm trọng hơn, rất nhiều sinh viên bị mắc phải các
chứng bệnh xã hội, đặc biệt là HIV rất nguy hiểm. Ngoài vấn đề tệ nạn ma túy thì
vấn đề mại dâm cũng là một tệ nạn xảy ra nhiều ở các bạn sinh viên nữ. Nhiều nữ
sinh lựa chọn hình thức bán dâm để có một cuộc sống dễ thở hơn trong quãng đời
sinh viên, nhiều bạn lấy lý do hoàn cảnh gia đình để ngụy biện cho việc lười nhác,
thích hưởng thụ, mua sắm, chưng diện đua đòi cho bản thân. Các bạn sinh viên
khi đã tham gia vào các hoạt động này không những đã đánh đổi danh dự của bản
thân, tương lai của mình mà còn rất có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở
đây, vì hầu hết việc mua bán ma túy, mại dâm không còn đơn giản là vấn đề tệ
nạn của các bạn sinh viên nữa mà nó đã có thể khiến các bạn sinh viên trở thành
tội phạm. Người bán dâm, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành
chính, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở
chữa bệnh. Người bán dâm là người nước ngoài thì tuỳ theo tính chất mức độ vi
phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất.
Người bán dâm biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác
thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3.3. Nguyên nhân

Cuộc sống xa nhà của các bạn sinh viên mới lên đại học, khộng chịu sự
quản thúc của gia đình đã khiến cho một số bạn trẻ sa lầy vào các vấn đề tệ nạn
xã hội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng có thể nói đến là việc đa
số những vị phụ huynh có con sa vào các tệ nạn xã hội thường không quan tâm
đến con cái, còn một số nhỏ khác còn lại thường là bố mẹ quá khắt khe với con
mình nên khi lên đại học không còn ai quản lý các bạn sinh viên có tâm lý muốn.

Một trong các yếu tố tâm lý tác động đến việc sinh viên tham gia nhiều hơn
vào các tệ nạn xã hội là do nhu cầu hưởng thụ của bản thân sinh viên quá cao.
22
Nhu cầu này vượt quá các quy định của chuẩn mực xã hội. Tệ nạn cờ bạc, lô đề,
cá độ bóng đá là hiện tượng xảy ra nhiều nhất trong giới sinh viên.

Khi tham gia vào hiện tượng này, đa phần sinh viên đều có tâm lý hám lợi.
Vì vậy, nếu đã thua thì phải gỡ cho bằng được, còn nếu thắng thì phải hưởng lời
to. Chính những suy nghĩ đó đã khiến cho sinh viên dễ sa đà vào các tệ nạn xã hội
hơn.

Như vậy, có thể thấy, việc tiếp xúc với các phần tử xấu, đua đòi với bạn bè
cùng với việc thiếu nghị lực rèn luyện phấn đấu của sinh viên cũng là nguyên
nhân dẫn tới việc các sinh viên dễ mắc vào các tệ nạn xã hội. Mặt khác, bắt nguồn
từ nguyên nhân chủ quan như buồn chán, thất vọng về gia đình, cuộc sống, bạn
bè, tình yêu, bị bạn bè rủ rê lôi kéo cũng là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội của
sinh viên.

Khoảng cách giữa tệ nạn xã hội và tội phạm gần như gang tấc; chính vì vậy,
để hạn chế các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến
trong sinh viên, chúng ta phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: củng cố mối
quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc quản lý, giáo dục sinh viên, tạo
cho sinh viên môi trường sống lành mạnh và thân thiện, tuyên truyền phổ biến
giáo dục pháp luật và sử phạt nghiêm minh và công tâm đối với các trường hợp
tham gia các tệ nạn xã hội.

3.4. Trách nhiệm sinh viên trong việc phòng chống tệ nạn xã hội

Sinh viên phấn đấu trở thành nguồn nhân lực có chất lượng cao trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Sinh viên Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ
nước, trong sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đời sống chính trị và nền văn hóa
của đất nước. Sinh viên đang là lực lượng xã hội to lớn của hiện tại và chủ thể
sáng tạo của tương lai, họ không chỉ là một lực lượng của xã hội, mà là ngày mai
của xã hội.

23
Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng
đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước.

Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước; Đồng
thời thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước; Đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy
định của pháp luật.

Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh,
tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng,
thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc.

Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết
thực, phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã
hội, xoá đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng, tham gia những hoạt động
mang tính xã hội như hiến máu tình nguyện, làm tình nguyện viên…

Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân
tộc.

24
KẾT LUẬN

Thực tế đã chứng minh, thị trường ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng
kể, đời sống người dân được nâng cao. Nhưng do công cuộc đổi mới đi sau nhiều
năm bởi bị ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh lớn, so với các nước khác sự phát
triển của nước ta là chưa đáng kể, đòi hỏi các nhà thương mà phải có vốn sống,
có kinh nghiệm thôi chưa đủ mà còn phải không ngừng học hỏi nâng cao năng lực
quản trị của mình, thích ứng với sự biến động, vối nhu cầu của thị trường. Có vậy
mới phát triển và mở rộng doanh nghiệp của mình. Hoàn thành được vai trò kết
nối người sản xuất và người tiêu dùng, Thị trường trong nước và thị trường nước
ngoài, góp phần đáng kể để phục vụ vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại
hóa, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa nước ta và các nước trên thế giới.

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (dành cho bậc đại học
không chuyên lý luận chính trị)
2. PGS.TS Nguyễn Văn Thạo, Phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta,
link:https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/phat-trien-kinh-te-thi-truong-
dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-mot-dot-pha-ly-luan-rat-co-ban-va-sang-
tao-cua-133855.
3. Đinh Quốc Khánh, Những mặt tích cực và hạn chế trong phát triển
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay (18/07/202), link:
https://hocluat.vn/nhung-mat-tich-cuc-va-han-che-trong-phat-trien-kinh-
te-thi-truong-o-nuoc-ta-hien-nay/.
4. Ngô Thị Quang, Xóa đói giảm nghèo bền vững, chống tái nghèo -
thành tựu, thách thức và giải pháp, link:
http://www.lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/1289-xoa-
doi-giam-ngheo-ben-vung-chong-tai-ngheo-thanh-tuu-thach-thuc-va-giai-
phap.html.
5. Ngô Thanh Tứ, Áp dụng công nghệ cao trong nền nông nghiệp –
hướng đi đột phá của nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập,link:
https://lienhiephoi.quangngai.gov.vn/mnews.aspx?id=1141
6. Thành tựu khoa học, công nghệ đóng góp cho phát triển KT-XH, link:
https://khoahoc.tv/thanh-tuu-khoa-hoc-cong-nghe-dong-gop-cho-phat-
trien-kt-xh-29509
7. Lê Thanh - Quỳnh Trung, Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng
(17/04/2016), link: https://tuoitre.vn/khoang-cach-giau-ngheo-ngay-cang-
tang-1085692.htm.

26
8. Sự hình thành và phát triển nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN
ở Việt Nam (2012) GiangVien.Net. Available at:
https://giangvien.net/shops/Tai-lieu-Mon-Ly-luan-chinh-tri/Su-hinh-
thanh-va-phat-trien-nen-Kinh-te-thi-truong-dinh-huong-XHCN-o-Viet-
Nam-438.html (Accessed: November 5, 2022).
9. Nguyễn, H.N. (2021) Khái Niệm nền Kinh tế Thị Trường, vndoc.
Available at: https://vndoc.com/khai-niem-nen-kinh-te-thi-truong-240333
(Accessed: November 5, 2022).
10. VN, B.L. (2022) Khái Niệm nền Kinh tế Thị Trường, Blog Luật Việt
Nam. Available at: https://blogluatvietnam.com/khai-niem-nen-kinh-te-
thi-truong/ (Accessed: November 5, 2022).
11. Dương, L.sư N.V. (2022) Đánh Giá về Tình Trạng tệ nạn xã Hội Của
Sinh Viên Hiện Nay, Luật Dương Gia. Available at:
https://luatduonggia.vn/danh-gia-ve-tinh-trang-te-nan-xa-hoi-cua-sinh-
vien-hien-nay/ (Accessed: November 18, 2022).

27

You might also like