You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


VAI TRÒ CỦA NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRONG SỰ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ CÁC LOẠI THỊ
TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

GVHD: TS. Nguyễn Thị Quyết


Nhóm thực hiện: 9
SVTH:
1. Nguyễn Hữu Đức Thọ 22110237
2. Cao Đình Quang Huy 22110145
3. Nguyễn Khánh Linh 22161148
4. Nguyễn Thị Phương Lan 22161147
5. Trần Minh Nguyệt 22161161
Mã lớp học: LLCT130105_11

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 05 năm 2023


1
LỜI CẢM ƠN

Tiểu luận có thể được xem là một công trình nghiên cứu khoa học nhỏ.
Do vậy để hoàn thành một đề tài tiểu luận là một việc không dễ dàng đối với
sinh viên chúng em. Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại
Sư Phạm Kĩ Thuật đã đưa môn học Kinh tế chính trị Mác-Lênin vào trương trình
giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô
Nguyễn Thị Quyết đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong
suốt học kì vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Kinh tế chính trị ác-Lênin
của cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả,
nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có
thể vững bước sau này.

Bộ môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có
tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của
sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực
tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận
khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong
cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nhóm 9 thực hiện.

2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023

Nhóm: 9 ( Lớp thứ 4 – Tiết 3-4)

Tên đề tài: 1. Vai trò của nền sản xuất hàng hóa trong sự tăng trưởng kinh tế
và phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam

MÃ SỐ SINH TỈ LỆ %
STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN
VIÊN HOÀN THÀNH

1 Nguyễn Hữu Đức Thọ 22110237 100%

2 Nguyễn Thị Phương Lan 22161147 100%

3 Nguyễn Khánh Linh 22161148 100%

4 Trần Minh Nguyệt 22161161 100%

5 Cao Đình Quang Huy 22110145 100%

Ghi chú:

 Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia.
 Trưởng nhóm: Nguyễn Hữu Đức Thọ SĐT: 0981819878

3
Nhận xét của giáo viên

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Điểm: ......................................................................................................................
...........

Ngày 31 tháng 05 năm 2023

Giáo viên chấm điểm


4
MỞ ĐẦU...................................................................................................................7

1. Lý do chọn đề tài............................................................................................7

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài......................................................7

3. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu..................................................7

4. Giới thiệu nội dung nghiên cứu....................................................................8

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VỀ NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ
THỊ TRƯỜNG.........................................................................................................9

1.1 Nền sản xuất hàng hóa................................................................................9

1.1.1 Khái niệm về nền sản xuất hàng hóa...................................................9

1.1.2 Điều kiện tồn tại và phát triển...............................................................9

1.1.3 Ưu và nhược điểm của sản xuất hàng hóa.........................................11

1.2 Thị trường..................................................................................................11

1.2.1 Khái niệm.............................................................................................11

1.2.2 Các chủ thể tham gia thị trường.........................................................12

1.2.3 Đặc điểm các loại thị trường...............................................................12

1.2.3.1 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo........................................................12

1.2.3.2 Thị trường độc quyền thuần túy........................................................14

1.2.3.3 Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.............................................15

1.2.4 Liên hệ thực tế ở Việt Nam hiện nay..................................................17

1.2.4.1 Thị trường cạnh tranh hoàn trong thực tế..........................................17

1.2.4.2 Thị trường độc quyền trong thực tế...................................................18

1.2.4.3 Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo với thực tế...........................18
5
2 CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRONG SỰ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ CÁC LOẠI THỊ
TRƯỜNG Ở VIỆT NAM......................................................................................20

2.1 Thúc đẩy sự phân công lao động xã hội..................................................20

2.2 Thúc đẩy cải tiến công cụ lao động về mặt kỹ thuật..............................22

2.3 Đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất................................................24

3 CHƯƠNG 3:MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ
CỦA NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA...................................................................26

3.1 Mục tiêu.....................................................................................................26

3.2 Một số khuyến nghị...................................................................................26

3.2.1 Đối với nhà nước.................................................................................26

3.2.2 Đối với doanh nghiệp..........................................................................27

3.2.3 Đối với người lao động........................................................................28

KẾT LUẬN............................................................................................................30

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................31

6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Nền sản xuất hàng hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự tăng trưởng
kinh tế và phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam. Việc phát triển nền
sản xuất hàng hóa sẽ giúp tăng cường sản lượng và chất lượng các mặt hàng sản
xuất trong nước, đồng thời cải thiện năng suất lao động và tăng thu nhập cho
người lao động.

Ngoài ra, phát triển nền sản xuất hàng hóa còn đóng vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy xuất khẩu, giúp Việt Nam mở rộng thị trường và nâng cao vị thế
kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Việc phát triển nền sản xuất hàng hóa
cũng đóng góp tích cực cho sự phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ liên
quan, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và cơ hội đầu tư cho các doanh
nghiệp trong và ngoài nước.

Vì vậy, đề tài về vai trò của nền sản xuất hàng hóa trong sự tăng trưởng kinh
tế và phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam là rất cần thiết để tìm
hiểu về các chiến lược và chính sách phát triển nền sản xuất hàng hóa, giúp
nước ta đạt được sự phát triển bền vững và nâng cao vị thế kinh tế trên thế giới.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài


 Đối tượng nghiên cứu

Nền sản xuất hàng hóa trong sự tăng trưởng kinh tế và phát triển đồng
bộ các loại thị trường

 Phạm vi nghiên cứu đề tài


Nền sản xuất hàng hóa ở thị trường Việt Nam hiện nay.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

7
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà Nước; đồng thời dựa trên lý
luận sảnxuất hàng hóa của C. Mác và Ăngghen và nhiều nguồn tham khảo khác.

Phương pháp nghiên cứu:

 Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu.


 Phương pháp thống kê, tổng hợp.
 Phương pháp phân tích, đánh giá
4. Giới thiệu nội dung nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo thì đề tài gồm có ba chương

 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VỀ NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ
THỊ TRƯỜNG
 CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRONG SỰ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ CÁC LOẠI THỊ
TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
 CHƯƠNG 3:MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA

8
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VỀ NỀN SẢN XUẤT
HÀNG HÓA VÀ THỊ TRƯỜNG
1.1 Nền sản xuất hàng hóa
1.1.1 Khái niệm về nền sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế mà mục đích của những người
sản xuất ra sản phẩm là để trao đổi và mua bán trên thị trường

1.1.2 Điều kiện tồn tại và phát triển


Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ
chức kinh tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa.

Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra
là nhằm để thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất.

Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra
để trao đổi hoặc mua bán trên thị trường.

Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của
xà hội loài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng "mông muội", xóa bỏ nền
kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả
kinh tế của xã hội.

Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điêu kiện sau đây:

 Điều kiện thứ nhất: Phân công lao động xã hội

Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các
ngành, nghề khác nhau, làm cho nền sản xuất hàng hóa phân chia ra nhiều
ngành, nhiều nghề khác nhau. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên
môn hóa lao động, do đó dẫn đên chuyên môn hóa sản xuất. Do phân
công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài
9
loại sản phẩm nhất định. Song cuộc sống của mỗi người lại cần đến rất
nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu, đòi hòi họ phải có
mối liên hệ phụ thuộc vào nhau, phải trao đổi sản phẩm cho nhau.

Tuy nhiên, phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần nhưng
chưa đủ để sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại. C.Mác viết: "Trong công
xã Ấn Độ thời cổ đại, lao động đã có sự phân công xã hội, nhưng các sản
phẩm lao động không trở thành hàng hóa... Chỉ có sản phẩm của nhũng
lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với
nhau như là những hàng hóa". Vì vậy, muốn sản xuất hàng hóa ra đời và
tồn tại phải có điều kiện thứ hai.

 Điều kiện thứ hai: Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những
người sản xuất

Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất,
mà khởi thủy là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người
sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động.

Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm
cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm
trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về
sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản
phẩm cùa người khác phải thông qua việc mua - bán hàng hóa, tức là phải
trao đổi dưới những hình thái hàng hóa. Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi
có đồng thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy
thì không có sản xuất hàng hóa và sản phẩm lao động không mang hình
thái hàng hóa.

10
1.1.3 Ưu và nhược điểm của sản xuất hàng hóa
Ưu điểm:

 Tạo ra khả năng thỏa mãn tối đa các nhu cầu luôn phát triển của con
người dẫn đến không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, giúp thúc đẩy
sự phát triển của sản xuất hàng hóa
 Thúc đẩy các quan hệ kinh tế : sự giao lưu kinh tế, văn hóa ngày càng
phát triển…làm cho xã hội ngày càng phát triển hơn
 Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của quy luật vốn có của sản
xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật giá trị, cung – cầu, cạnh tranh…
buộc người sản xuất hàng hóa phải luôn luôn năng động, nhạy bén,
biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng
suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, cải tiến hình thức, quy cách và
chủng loại hàng hóa, làm cho chi phí sản xuất hạ xuống đáp ứng nhu
cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao hơn.

Nhược điểm:

 Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc


 Ảnh hưởng đến quan hệ xã hội
 Tiềm ẩn khả năng khủng hoảng kinh tế - xã hội, là nguyên nhân dẫn
đến nhiều cuộc chiến tranh và tội ác, phá hoại môi trường sinh thái,…

1.2 Thị trường


1.2.1 Khái niệm
Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại
lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi. Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và
bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị
trường cà phê, thị trường chứng khoán, thị trường vốn,…

11
1.2.2 Các chủ thể tham gia thị trường
Người mua: là người hoặc tổ chức có nhu cầu mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ
người bán.

Người bán: là người hoặc tổ chức cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho người
mua.

Thị trường trung gian: là những tổ chức hoặc công ty cung cấp các dịch vụ
liên quan đến việc giao dịch giữa người mua và người bán. Ví dụ như các sàn giao
dịch chứng khoán, các trang web thương mại điện tử, các trung tâm mua sắm, v.v.

Các nhà sản xuất và nhà cung cấp: là các tổ chức hoặc cá nhân sản xuất và
cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đến các người mua hoặc các nhà bán lẻ.

Các nhà đầu tư: là các tổ chức hoặc cá nhân đầu tư vào các công ty hoặc sản
phẩm nhằm đạt được lợi nhuận.

Các tổ chức và chính phủ: là các tổ chức hoặc chính phủ có thể can thiệp vào
thị trường để giám sát, điều tiết hoặc hỗ trợ thị trường.

Các chủ thể này cùng tương tác với nhau trên thị trường để mua bán, đầu tư
hoặc sản xuất sản phẩm và dịch vụ, tạo nên hoạt động kinh tế tổng thể.

1.2.3 Đặc điểm các loại thị trường


1.2.3.1 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là dạng thị trường mà trên đó nhiều doanh
nghiệp cùng hoạt động, đồng thời mỗi doanh nghiệp không có khả năng chi phối
hay ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

Một thị trường được coi là cạnh tranh hoàn hảo khi nó thỏa mãn các điều
kiện sau đây:

 Có vô số người mua và người bán độc lập với nhau.


12
Số người bán, mua được gọi là nhiều, khi những giao dịch bình thường của
một người mua hoặc một người bán không ảnh hưởng gì đến giá mà ở đó các
giao dịch được thực hiện (không có hiện tượng kiểm soát giá).

 Toàn bộ sản phẩm đồng nhất, có thể thay thế cho nhau một cách hoàn hảo

Nếu điều này không được đảm bảo, một khi doanh nghiệp cung ứng ra thị
trường một loại sản phẩm khác biệt so với các đối thủ, nó ít nhiều vẫn có thể
ảnh hưởng đến giá cả. Khi đó thị trường không còn là thị trường cạnh tranh
hoàn hảo.

 Tất cả người mua, người bán đều có thông tin đầy đủ về thị trường (giá cả,
chất lượng hàng hóa,…)

Đây cũng là một điều kiện để buộc mỗi doanh nghiệp phải chấp nhận giá
chung trên thị trường.

 Các doanh nghiệp không bị cản trở, được tự do ra nhập hoặc rút lui ra khỏi
ngành.

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở mỗi thời điểm, mỗi người đều phải được tự
do trở thành người mua hoặc người bán, được tự do gia nhập thị trường và được
trao đổi ở mức giá như những người trao đổi hiện hành. Tương tự, nó không đòi
hỏi có trở ngại nào ngăn không cho một người nào đó thôi không là người mua
hoặc người bán trong thị trường và vì thế rút ra khỏi thị trường.

Ngoài những điều kiện đặc trưng riêng biệt trên, thì thị trường cạnh tranh hoàn
hảo còn có các đặc điểm sau:

 Đường cầu mà doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đối diện là một đường nằm
ngang (hình 2.1a).

13
Khi doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là người chấp nhận giá, một mặt nó
có thể bán được tất cả hàng hóa mà mình sản xuất ra với mức giá hiện hành trên
thị trường, mặt khác sự tăng, giảm sản lượng của doanh nghiệp không ảnh
hưởng đến mức giá chung này. Cần phân biệt đường cầu thị trường (hình 2.1b)
với đường cầu mà mỗi doanh nghiệp cụ thể phải đối mặt.

 Tại mọi mức sản lượng, doanh thu biên mà doanh nghiệp thu được luông
không đổi và bằng mức giá (MR=P).

Trong phạm vi quy mô sản lượng của mình, việc một doanh nghiệp độc lập
tăng, giảm sản lượng không làm mức giá chung trên thị trường thay đổi; do đó,
doanh thu mà nó thu thêm được khi sản xuất và bán ra thêm một đơn vị sản
phẩm chính bằng mức giá đó. Điều này đúng ở mọi điểm sản lượng.

1.2.3.2 Thị trường độc quyền thuần túy


Thị trường độc quyền là loại thị trường mà ở đó có một doanh nghiệp hoạt
động và cung ứng một hàng hóa duy nhất, về cơ bản không có mặt hàng thay thế.
Ví dụ, điện thoại là sản phẩm độc quyền có chức năng truyền đạt thông tin, điện
dùng để thắp sáng và xem vô tuyến…

Các nguyên nhân dẫn đến độc quyền:

 Bằng sáng chế (bản quyền): Một hãng có thể thu được vị trí độc quyền
nhờ có được bản quyền đối với sản phầm hoặc quy trình công nghệ
nhất định.
 Kiểm soát các yếu tố đầu vào: Một hang có thể trở thành độc quyền
khi nó kiểm soát được toàn bộ nguồn cung cấp các nguyên liệu để chế
tạo ra một sản phẩm nào đó.

14
 Quy định của Chính phủ: Chính phủ có thể ủy thác cho một hãng nào
đó quyền được bán hoặc cung cấp những loại sản phẩm hoặc dịch vụ
nhất định.
 Độc quyền tự nhiên: Một số ngành sản xuất có tính kinh tế của quy
mô. Điều đó có nghĩa là khi quy mô tăng lên thì chi phí bình quân sẽ
giảm xuống. Tính kinh tế của quy mô cho phép một hãng lớn có lợi
thế hơn các hãng nhỏ. Và do vậy, tính kinh tế của quy mô sẽ là “Hàng
rào tự nhiên” đối với việc xâm nhập thị trường.

Thị trường độc quyền có những đặc điểm sau:

 Do doanh nghiệp độc quyền là nhà sản xuất duy nhất nên đường cầu
dốc xuống mà doanh nghiệp đối diện cũng chính là đường cầu thị
trường
 Trong điều kiện độc quyền để bán được số lượng hàng hóa nhiều hơn
thì giá bán sẽ giảm xuống theo quy luật cầu. Vì lượng hàng hóa được
bán thêm chỉ khi giá hạ nên doanh thu cận biên luôn nhỏ hơn giá bán ở
mọi sản lượng ( Hình 2.2)
 Do không có đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp độc quyền thường có
quyền lực thị trường lớn.
 Để tìm kiếm thêm lợi nhuận, trong trường hợp người tiêu dùng khó có
khả năng chuyển nhượng hàng hóa cho nhau, doanh nghiệp độc quyền
có thể áp dụng chiến lược phân biệt đối xử về giá

1.2.3.3 Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo


 Cạnh tranh độc quyền

15
Cạnh tranh độc quyền là một thị trường trong đó có nhiều hãng sản xuất các
hàng hóa và dịch vụ, nhưng mỗi hãng chỉ có khả năng kiểm soát một cách độc
lập đối với giá cả của họ

Thị trường cạnh tranh độc quyền có 2 đặc trưng then chốt

 Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng việc bán các sản phẩm
phân biệt(đã được làm khác đối với sản phẩm của các doanh nghiệp
khác). Các sản phẩm này có thể thay thế cho nhau ở mức độ cao,
nhưng không phải thay thế hoàn hảo. Nói cách khác, độ co dãn của
cầu theo giá chéo là coa nhưng không phải vô cùng.
 Có sự tự do gia nhập và rút khỏi thị trường. Doanh nghiệp mới gia
nhập thị trường tương đối dễ dàng và các doanh nghiệp ở trong ngành
rời bỏ cũng tương đối dễ dàng nếu các sản phẩm của họ trở nên không
có lãi
 Trong cạnh tranh độc quyền mỗi hãng sản xuất ra các sản phẩm khác
nhau do đó đường cầu đối với từng hãng là đường nghiêng dốc xuống
dưới về phía bên phải (hình 2.3a). Nghĩa là nếu hãng nâng giá lên đôi
chút thì hãng sẽ mất đi một ít khách hàng chứ không phải toàn bộ và
ngược lại nếu hãng giảm giá đi một chút thì hãng sẽ thu được thêm
một ít khách hàng chứ không phải là toàn bộ khách hàng của đối thủ.
Một hãng cạnh tranh độc quyền sẽ sản xuất mức sản lượng tai đó chi
phí cận biên bằng doanh thu cận biên.
 Độc quyền tập đoàn

Độc quyền tập đoàn là một thị trường trong đó một vài hãng sản xuất toàn bộ
hay hầu hết mức cung của thị trường về một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.

Đặc điểm:

16
 Một đặc điểm của độc quyền tập đoàn là cản trở đối với xâm nhập và rút
khỏi thị trường là tương đối lớn (có thể là vốn, công nghệ sản xuất)
 Sự phụ thuộc lẫn nhau của các hãng tham gia thị trường này là đặc điểm
nổi bật nhất. Mỗi hãng này xây dựng chính sách đều chú ý đến hành vi
của các đối thủ. Vì thị trường độc quyền tập đoàn bao gồm một số ít hãng
do đó mỗi sự thay đổi về giá, sản lượng của một hãng sẽ tức khắc dẫn đến
sự thay đổi của các hãng đối thủ.
 Trong thị trường độc quyền tập đoàn vài hãng chia nhau phần lớn lượng
cung của thị trường. Tuy nhiên tất cả mọi hãng đều muốn thu được nhiều
lợi nhuận hơn, chiếm được tỉ trọng lớn hơn và chính điều đó dẫn đến sự
gãy khúc của đường cầu

1.2.4 Liên hệ thực tế ở Việt Nam hiện nay


1.2.4.1 Thị trường cạnh tranh hoàn trong thực tế
Các nhà kinh tế cho rằng thị trường cạnh tranh hoàn hảo có khả năng mang
lại lợi ích lớn nhất cho cộng đồng, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt ( thường mang
lại sự phát triển và công bằng xã hội, như kéo điện về miền núi) bởi trong đó có rất
nhiều người mua, người bán và họ không đủ lớn để ảnh hưởng đến giá cả của sản
phẩm. Vậy thị trường cạnh tranh hoàn hảo có thể thấy trong thực tế hay không? Thị
trường cạnh tranh hoàn hảo được áp dụng thực tiễn qua việc xây dựng thị trường
cạnh tranh tự do với sự can thiệp hợp lý của chính phủ. Mặc dù thị trường cạnh
tranh hoàn hảo là một mô hình rất có lợi nhưng nó lại chưa phổ biến tại Việt Nam.
Có thể kể đến một số thị trường có vẻ cạnh tranh hoàn hảo như thị trường nông sản,
thị trường muối ăn,…

Ngoài ra, sự góp mặt sôi nổi của các doanh nghiệp mới cũng khiến cho thị
trường tiến dần đến cạnh tranh hoàn hảo.Ví dụ như trước đây, thị trường viễn thông
tại Việt Nam không phải là thị trường cạnh tranh hoàn hảo nhưng hiện nay lại trở
17
thành loại thị trường này.Nguyên nhân là do trước đây chỉ có một mình VNPT kinh
doanh viễn thông, giá cả do VNPT toàn quyền quyết định. Sau khi có nhiều đối thủ
cạnh tranh như Vietel, FPT Telecom tham gia thị trường thì ngay lập tức giá cước
do thị trường quyết định. Các doanh nghiệp cạnh tranh thi nhau khuyến mãi, giảm
giá kích cầu khiến VNPT phải điều chỉnh giá cho phù hợp hơn.

Tuy nhiên, các thị trường cạnh tranh hoàn hảo thực tế ở Việt Nam không
tránh khỏi việc chỉ đúng trên danh nghĩa. Các doanh nghiệp cố tình che dấu hành vi
của mình, độc quyền, lũng đoạn ở bên trong khiến cho giá cả tăng đổi thất thường.
Đồng thời trong hoạt động mua bán sôi nổi như ngày nay, việc đảm bảo cho người
tiêu dùng biết toàn bộ thông tin của sản phẩm, thị trường là điều không thể kiểm
soát được.

1.2.4.2 Thị trường độc quyền trong thực tế


Các thị trường độc quyền tại Việt Nam có thể kể đến: Thị trường điện, thị
trường xăng, thị trường nước,..Bên cạnh những lợi ích mà thị trường độc quyền
mang đến cho các doanh nghiệp thì những cụm từ “ mặt trái của độc quyền”,
“khủng hoảng vì độc quyền” cũng được nhắc đến không ít. Không ai bức xúc với
việc một doanh nghiệp kinh doanh có lãi nhưng việc bù lỗ vào dân thu thêm lợi
nhuận là điều không thể chấp nhận được. Giá xăng dầu và điện lực liên tục tăng cao
tất yếu dẫn đến tình trạng lạm phát.Trong

9 tháng đầu năm, Petrolimex đã tăng giá đến 3 lần, cả 3 lần, lí do đều là bị lỗ.
Nhưng sự thật thì họ đã lãi tới 1.579 tỉ đồng, gấp rưỡi đối với cùng kì năm ngoái.
Giá điện cũng liên tục tăng lên hầu như không có xu hướng giảm, thu nhập tăng
không kịp khiến cho nhiều người dân lâm vào cảnh khốn đốn. Trước đó 2 năm,
xăng dầu và điện lực đã có một khoản lỗ nặng 40.000 tỷ đồng từ việc đầu tư không
đúng ngành vào chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm nhưng nay lại tuyên bố là
hòa vốn và có lãi. Vậy số tiền nợ khổng lồ đó đã truyền đến đâu? Câu trả lời chỉ có
18
thể là đổ lên đầu những người dân đóng thuế, tiêu dùng mặt hàng của họ. Nói
chung các doanh nghiệp độc quyền nếu kinh doanh không đúng lương tâm và quy
luật thì vẫn còn gây ra nhiều nhức nhối cho kinh tế cũng như xã hội.

1.2.4.3 Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo với thực tế
Xét về thị trường độc quyền tập đoàn, tại Việt Nam có một số thị trường như
thị trường ô tô, thị trường hóa chất, thị trường máy móc,…Còn xét về thị trường
cạnh tranh độc quyền trên thực tế có các thị trường như: thị trường dịch vụ ăn
uống, thị trường dịch vụ bán lẻ,… Các doanh nghiệp trên thị trường này hoạt động
rất sôi nổi. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều cách thức khác nhau để thu hút người
mua, cạnh tranh với đối thủ. Đó là việc thay đổi các cố gắng về marketing hay giảm
giá bán. Biểu hiện điển hình của các hãng thuộc thị trường này là hoạt động quảng
cáo diễn ra sôi nổi, tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra
còn có những đợt đại hạ giá để khuyến khích người tiêu dùng mua hàng. Nhìn
chung loại thị trường này chiếm đại đa số doanh nghiệp tại Việt Nam.

Trên đây là những đóng góp cơ bản của em về đặc điểm các loại thị trường và
liên hệ với thực tế ở Việt Nam. Mỗi loại cấu trúc thị trường đều có những ưu và
nhược điểm nhất định đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động trên đó vận dụng đúng
quy luật, đúng lương tâm thì mới đem lại lợi ích cao cho cộng đồng. Đồng thời Nhà
nước nên có những biện pháp để kiểm soát đảm bảo các thị trường hoạt động hài
hòa và có hiệu quả.

19
2 CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA
TRONG SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
ĐỒNG BỘ CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Vai trò sản xuất hàng hóa là rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một
quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Sản xuất hàng hóa đóng góp rất lớn vào GDP của
quốc gia và cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ cần thiết. Ngoài
ra, việc sản xuất hàng hóa còn tạo ra các việc làm, tăng thu nhập cho người dân và
đóng góp vào sự phát triển xã hội và kinh tế của đất nước.

Đồng bộ các loại thị trường cũng rất quan trọng để đảm bảo sự cạnh tranh lành
mạnh và phát triển của các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà
nước phải có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển trên
cơ sở đối thủ cạnh tranh công bằng. Các hoạt động đồng bộ hóa thị trường cũng
giúp tăng tính minh bạch và sự tin tưởng của các nhà đầu tư.

Vì vậy, sản xuất hàng hóa và đồng bộ thị trường là 2 yếu tố quan trọng để thúc
đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam.

2.1 Thúc đẩy sự phân công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là sự phân công người lao động, những người chỉ
làm một hoặc vài công việc cụ thể, hay nói cách khác: sự phân công lao động xã
hội là cách điều tiết hạn chế và thích nghi những người làm các ngành nghề khác

Thời đại công nghiệp hoá bổ sung các hình thức phân công lao động xã hội
mới: thương mại tách ra khỏi sản xuất và hình thành một giai cấp mới không tham
20
gia sản xuất nữa mà chỉ làm công việc buôn bán sản phẩm, có quyền kiểm soát sản
xuất "đó là thương nhân".Trở thành trung gian không thể thiếu giữa hai người sản
xuất,giai cấp này mau chóng thu về một lượng của cải kếch xù, tương ứng với đó là
ảnh hưởng xã hội to lớn; vì thế, ở thời văn minh, giai cấp này ngày càng có được
nhiều vinh dự, và chi phối nền sản xuất ngày càng mạnh.

Theo Ăngghen, văn minh là "chính trị khoanh văn hoá lại" và "sợi dây kết nối
văn minh là nhà nước". Do vậy, dấu mốc cho sự khởi đầu của thời kỳ văn minh
chính là sự xuất hiện của nhà nước đầu tiên trong lịch sử - nhà nước cộng hoà. Sự
phân công lao động, dẫn đến sự mua bán của các cá thể, cũng là từ phân công lao
động mà ra, do đó nền sản xuất hàng hoá chính là sự tổng hợp hai quá trình kể trên,
đã dẫn tới sự phát triển xã hội, đã tạo ra một cuộc cách mạng trong toàn thể xã hội
trước đây ".Chính sự phân công lao động đã hủy đi tính chất tự do của sản xuất và
sở hữu cá nhân trở nên phổ biến, do vậy nền sản xuất hàng hoá đã thành phương
thức chi phối nền sản xuất xã hội. Toàn bộ thời văn minh đều nằm dưới sự chi phối
của các nguyên lý cơ bản của nền sản xuất hàng hoá.

Ở Việt Nam, Đảng và Chính phủ trong quá trình xây dựng các chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội luôn quan tâm đến việc phát triển cơ cấu kinh tế phù hợp theo
hướng khai thác hiệu quả lợi thế cạnh tranh của Việt Nam thông qua trao đổi, hợp
tác lao động trong nước và quốc tế vì mục đích xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình phân công lao động xã hội được tiến hành
trên phạm vi cả nước cũng như từng ngành, từng địa phương và tuân thủ theo các
quy luật của kinh tế thị trường như: tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm dần,
tỷ trọng lao động trong công nghiệp tăng nhanh; tỷ lệ lao động trí óc ngày càng
tăng nhanh và chiếm đa số trong cơ cấu lao động xã hội; tốc độ tăng lao động trong
các ngành sản xuất phi vật chất (dịch vụ, thương mại. ..) tăng nhanh hơn tốc độ
tăng lao động trong từng ngành sản xuất vật chất. Đồng thời, nhờ những thành tựu

21
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong thời gần đây, ở Việt Nam có rất nhiều các
công ty, nhà máy lớn được xây dựng do các tập đoàn kinh tế lớn bỏ vốn như
Samsung, Toyota, Daewoo... Nhờ đó, cơ cấu lao động của Việt Nam đã có sự
chuyển biến theo hướng tích cực, số lượng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ
thuật ngày càng tăng, thu nhập bình quân đầu người đạt mức trung bình khá … góp
phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Tuy nhiên, lực lượng lao động Việt Nam vẫn chưa có sự tham gia sâu sắc vào
phân công lao động quốc tế, mối quan hệ giữa các ngành chưa chặt chẽ, lao động
thủ công, lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ cao … Do đó, để tiếp tục phát
triển phân công lao động ở nước ta cần chú trọng một số giải pháp như không
ngừng cải tiến trình độ của tư liệu sản xuất, nhất là công cụ lao động; ứng dụng
ngày càng nhiều hơn khoa học – công nghệ vào sản xuất; nâng cao trình độ, kỹ
năng của người lao động.

2.2 Thúc đẩy cải tiến công cụ lao động về mặt kỹ thuật
Sản xuất hàng là nhằm mục đích phục vụ yêu cầu của thị trường cho nên cơ sở
sản xuất có điều kiện được chuyên môn hoá cao. Trình độ chuyên môn được tăng
lên nhờ học hỏi công nghệ và tiếp nhận được kiến thức mới. Công cụ lao động
được cải thiện và công nghệ mới được ứng dụng và sự cạnh tranh ngày một khốc
liệt làm cho quy mô sản xuất được tăng thêm và chất lượng hàng hoá cũng được cải
tiến ngày càng cao lên. Hiệu quả đầu tư được trú trọng trong việc xác định hiệu quả
sản xuất của từng đơn vị kinh doanh. Quy mô sản xuất được mở rộng tạo thuận lợi
cho các áp dụng kỹ thuật vào sản xuất kích thích sản xuất tăng trưởng.

Ngày 21/5/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 712/QĐ-
TTg phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”. Chương trình nhằm
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở áp dụng hệ thống
22
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; các hệ thống quản lý tiên tiến, mô hình, công cụ cải
tiến năng suất và chất lượng; các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới
công nghệ. Từ đó tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng của các
sản phẩm, hàng hóa chủ lực cũng như khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp,
đóng góp tích cực vào sự phát triển của kinh tế - xã hội của đất nước.

Chương trình đã đánh dấu bước đi mạnh mẽ trong hoạt động thúc đẩy năng
suất chất lượng tại Việt Nam. Đặt trong bối cảnh năng suất lao động bình quân của
nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, việc ban hành một
chương trình riêng biệt với tầm nhìn 10 năm là hết sức quan trọng và cần thiết.

Sau gần 10 năm thực hiện Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, trên 12.000
tiêu chuẩn quốc gia đã được hoàn thiện theo hướng hài hòa tiêu chuẩn quốc tế với
tỷ lệ lên đến 60%. Cùng với đó, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với 800 quy
chuẩn đã trở thành công cụ quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã
chủ trì hỗ trợ hàng chục nghìn doanh nghiệp xây dựng, áp dụng các hệ thống, công
cụ năng suất chất lượng tiên tiến, nâng cao như: Lean, TPM, Kaizen...; đồng thời,
hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm về áp dụng hệ thống tích hợp, kết hợp với công
cụ cải tiến cơ bản cho một số địa phương để chia sẻ, nhân rộng.

Nhờ đó, hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng đã không ngừng được lan
tỏa. Nhiều doanh nghiệp đã giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất; tiết kiệm
chi phí về nhân lực, thời gian, nguyên nhiên liệu, năng lượng, nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất. Việc triển khai các nhiệm vụ của Chương trình cũng đã góp
phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong tốc độ
tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP).

23
Quan trọng hơn cả, các doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được tầm quan
trọng của việc xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo chất
lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Các chương trình cải tiến năng suất chất lượng
đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển của
doanh nghiệp. Nhiều hệ thống quản lý như ISO 9001, SA 8000, ISO 14000, GMP,
HACCP và các công cụ cải tiến TPM, Kaizen, Lean… đã trở nên quen thuộc với
các doanh nghiệp Việt Nam.

2.3 Đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất
Đẩy mạnh xã hội hóa sản xuất là quá trình chuyển đổi các hoạt động sản xuất
từ tư nhân sang công cộng. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc chuyển
đổi các doanh nghiệp tư nhân sang quản lý nhà nước, tăng cường đầu tư từ các cơ
quan quản lý nhà nước vào các lĩnh vực kinh tế quan trọng, đưa ra các chính sách
kích thích tư nhân đầu tư trong các lĩnh vực có lợi cho công đồng và giám sát chặt
chẽ hoạt động sản xuất. Việc đẩy mạnh xã hội hóa sản xuất đóng vai trò quan trọng
trong việc cải thiện sự công bằng, tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia và đảm
bảo sự phát triển ổn định của kinh tế và xã hội. Đồng thời, xã hội hóa sản xuất biểu
hiện ở sự phân công, hợp tác lao động phát triển; mối liên hệ kinh tế giữa các đơn
vị, các ngành, các khu vực ngày càng chặt chẽ; sản xuất tập trung với những qui mô
hợp lí, sản phẩm làm ra là kết quả của nhiều người, nhiều đơn vị, nhiều ngành,
thậm chí của nhiều nước,…

Xã hội hóa sản xuất thể hiện trên ba mặt:

 Xã hội hóa sản xuất về kinh tế - kĩ thuật (xây dựng cơ sở vật chất - kĩ
thuật, phát triển lực lượng sản xuất).
 Xã hội hóa sản xuất về kinh tế - tổ chức (tổ chức, quản lí nền sản xuất
xã hội cho phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở
từng thời kì).
24
 Xã hội hóa sản xuất về kinh tế - xã hội (xác lập quan hệ sản xuất trong
đó quan trọng nhất là quan hệ sở hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu).

Ba mặt trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên tính toàn diện của xã hội
hóa sản xuất. Xã hội hóa sản xuất được tiến hành đồng bộ trên cả ba mặt nói trên và
có sự phù hợp giữa ba mặt đó, là xã hội hóa sản xuất thực tế.

Nếu chỉ dừng lại ở xã hội hóa sản xuất về tư liệu sản xuất, không quan tâm
đến xã hội hóa các mặt khác của quan hệ sản xuất thì đó là xã hội hóa sản xuất hình
thức.

Tiêu chuẩn quan trọng để xem xét trình độ xã hội hóa sản xuất là ở năng suất
lao động và hiệu quả của nền sản xuất xã hội.

Đối với Việt Nam, khi chính thức bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
Đảng chủ trương tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, và từ cuối thế kỷ XX
đến nay, quá trình này được xác định đầy đủ là công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó
là một quá trình kinh tế, kỹ thuật - công nghệ và kinh tế - xã hội toàn diện, sâu rộng
nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ nông nghiệp lạc hậu
lên trình độ công nghiệp với các trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại,
văn minh. Trên cơ sở tổng kết công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đầu thập
kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay và bám sát bối cảnh, yêu cầu, nhiệm vụ mới, Đại hội
XIII của Đảng nêu rõ chủ trương: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991): Đảng ta tiếp tục có những nhận thức mới,
toàn diện và sâu sắc hơn về công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa. Đại hội đề cập
đến lĩnh vực Dịch vụ kinh tế - kỹ thuật trong việc đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời
sống và hợp tác quốc tế; đưa ra chiến lược phát triển kinh tế vùng phù hợp với
chiến lược chung cả nước. Thực hiện đường lối công nghiệp hóa của Đại hội VII,

25
nền kinh tế đã có những bước phát triển cao hơn, có chất lượng hơn, đi vào thực
chất hơn so với nhiều năm trước.

3 CHƯƠNG 3:MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY VAI


TRÒ CỦA NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA
3.1 Mục tiêu
Để thực hiện một cách có kết quả những nội dung đã được xác định đòi hỏi
cónhững hướng đi đúng đắn và tổ chức thực hiện tốt một hệ thống biện pháp và
chính sách vĩ mô. Các biện pháp và chính sách nhằm vào các mục tiêu sau đây:

 Tạo ra môi trường thuận lợi cho sự hoạt động của các loại hình kinh tế.
 Tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của các loại hình kinh
tế.
 Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò
hỗ trợ và thúc đẩy của loại hình kinh tế nhà nước đối với các loại hình
kinh tế khác.
 Nâng cao nhận thức của mỗi người dân lao động về vai trò sản xuất
hàng hóa,để từ đó nâng cao chuyên môn hóa trong sản xuất.
 Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
 Xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập tự chủ, xã hội “dân giàu
nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” gắn liền với việc đảm bảo
an ninh quốc phòng.

3.2 Một số khuyến nghị


3.2.1 Đối với nhà nước
Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm đảm bảo
quyền bình đẳng và phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực của các loại hình kinh tế.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp kinh tế.


26
Tăng cường vai trò hỗ trợ và thúc đẩy của loại hình kinh tế nhà nước đối với các
loại hình kinh tế khác.

Phát triển các hình thức liên kết, hợp tác giữa các loại hình kinh tế trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.

Hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về kinh tế để thực hiện có hiệu lực và kết
quả vai trò chủ đạo của Nhà nước đối với nền kinh tế.

Đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất của các doanh
nghiệp để đáp ứng nhu cầu của thị trường và tăng cường sức cạnh tranh của nền
kinh tế.

Tăng cường đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm như công nghệ thông tin,
khoa học công nghệ, năng lượng tái tạo và hạ tầng vận tải để nâng cao năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế.

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và
vừa, để có thể tiếp cận với nguồn vốn, truyền thông và thị trường đầy đủ hơn.

Nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước liên quan để đảm bảo sự
phát triển bền vững của nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

3.2.2 Đối với doanh nghiệp


Sử dụng linh hoạt và hiệu quả hơn nữa các công cụ đòn bẩy kinh tế để thực đẩy
các loại hình kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh.

Phải tuân theo các quy luật thị trường.

Các doanh nghiệp phải có trách nhiệm với người lao động, thỏa thuận đôi bên
về giờ làm, lương bổng, cũng như bảo hiểm thân thể của người lao động.

27
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm xã hội, cùng nhaucạnh
tranh công bằng trên một thị trường

Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ
và vừa, bằng cách giảm bớt các thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí vận hành và
tăng cường hỗ trợ tài chính.

Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quản lý và sản
xuất để tăng năng suất và cạnh tranh trên thị trường.

Tăng cường đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động để đáp ứng được
yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường.

Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng
có giá trị gia tăng cao, từ đó tăng cường năng lực sản xuất và xuất khẩu của đất
nước.

Thúc đẩy quyền sở hữu trí tuệ và đảm bảo an toàn về sản phẩm để đảm bảo
quyền lợi của người tiêu dùng và tăng cường sự tin tưởng của thị trường vào các
sản phẩm của Việt Nam.

3.2.3 Đối với người lao động


Phải đổi mới nhận thức về vai trò của việc sản xuất hàng hóa, về vị trí của các
loại hình kinh tế ở nước ta.

Nâng cao năng lực chuyên môn, tác phong làm việc, kỷ luật trong lao động.

Nhận thức về việc ban hành pháp luật mới để đảm bảo quyền lợi cho chínhbản
thân những người lao động

Tăng cường đào tạo và phát triển kỹ năng cho người lao động, đặc biệt là trong
lĩnh vực công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, để đáp ứng nhu cầu của thị trường
lao động hiện nay.
28
Thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp đang nổi lên, nhưng chưa được
phát triển mạnh ở nước ta, ví dụ như công nghiệp năng lượng tái tạo, công nghiệp
thực phẩm hữu cơ, công nghiệp sản xuất vật liệu xanh, để tạo ra các công việc mới
cho người lao động.

Thúc đẩy sự đổi mới công nghệ và tự động hóa quy trình sản xuất, nhằm giảm
thiểu tác động của nhân công trong sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường.

Tăng cường quản lý và giám sát hoạt động sản xuất, bảo đảm tuân thủ các quy
định về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác, để bảo
vệ quyền lợi và sức khỏe của người lao động và cộng đồng.

Thúc đẩy các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, nhằm
tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và cạnh tranh, đồng thời bảo đảm quyền lợi
của người lao động trong quá trình sản xuất.

29
KẾT LUẬN
Khi nghiên cứu và phân tích về nền sản xuất hàng hóa, ta có thể thấy rằng nền
sản xuất hàng hóa đã ra đời để thay thế cho kinh tế tự nhiên, và đây là một sự lựa
chọn tất yếu của loài người. Nền sản xuất hàng hóa đã tạo ra một mô hình kinh tế
mở và là động lực để phát triển kinh tế và xã hội. Nền sản xuất hàng hóa đã kích
thích sự năng động, sáng tạo của con người, thúc đẩy các quan hệ kinh tế rộng mở
và phân công lao động sâu sắc hơn. Với sự tác động này, kinh tế Việt Nam đã trở
thành một nền kinh tế nhiều thành phần, được vận hành theo cơ chế thị trường. Các
cơ sở kinh tế tự chủ độc lập xuất hiện, điển hình là sự ra đời của các doanh nghiệp
tư nhân. Các doanh nghiệp Nhà nước cũng dần được cổ phần hóa, tăng cường hội
nhập và giao lưu quốc tế. Các quan hệ kinh tế mới không ngừng được hình thành
và mở rộng, và kết quả là nền văn minh nhân loại không ngừng được thúc đẩy.

Sự phát triển của sản xuất hàng hóa gắn liền với sự ra đời của thị trường. Hệ
thống thị trường thay đổi và phát triển để phù hợp với điều kiện và trình độ phát
triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, nói chung, thị trường có vai trò quan trọng là điều
kiện, môi trường phải triển khai sản xuất; đánh giá, kiểm định năng lực của các chủ
thể kinh tế và gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể thống nhất. Khi nền kinh tế
hàng hóa phát triển ở trình độ cao, mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông
qua thị trường, chịu sự tác động và điều tiết của các quy luật trên thị trường. Nền
kinh tế đó là nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường được vận hành theo

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Công nghiệp hóa ở Việt Nam và quá trình phát triển kinh tế xã hội (moit.gov.vn)

C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 23, NXB Chính trị quốc gia, HN.19932.

C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 24, NXB Chính trị quốc gia, HN.19943.

C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 25, NXB Chính trị quốc gia, HN.19944. V.I.
Lênin, Toàn tập, tập 36, NXB Tiến Bộ, 1978

Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam – NXB Sự thật, Hà Nội, 1992

https://luatduonggia.vn/dac-diem-cac-loai-thi-truong/

https://dangcongsan.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe-voi-su-nghiep-cong-nghiep-hoa-
hien-dai-hoa-dat-nuoc/diem-nhan-khoa-hoc-va-cong-nghe/day-manh-ap-dung-
cong-cu-cai-tien-nang-suat-chat-luong-565347.html

https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/phat-trien-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-
xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-137544

31

You might also like