You are on page 1of 31

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

TP Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 02 năm 2023

1
ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Giảng viên: PGS, TS, GVCC VŨ ANH TUẤN


Mã lớp học phần: 23D1POL51002407
Nhóm Sinh viên: NHÓM 2
Khóa: K48

TP Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 02 năm 2023

2
LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành đề tài này trong khoảng thời gian tương đối ngắn, đồng
thời giúp chúng em tiếp tốt những kiến thức cơ bản của môn học Kinh Tế Chính
Trị Mác-Lênin – một môn học quan trọng trong khối ngành Kinh Tế nói chung
và Kinh Doanh Quốc Tế nói riêng, đó là nhờ sự giúp đỡ từ nhiều người. Do
vậy, chúng em, Nhóm 2, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu Nhà
Trường đã cung cấp cơ sở vật chất và các điều kiện học tập khác cho chúng em,
đặc biệt là thầy Vũ Anh Tuấn, người trực tiếp giảng dạy và truyền đạt cho chúng
em những tri thức của môn học này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan như: thời gian tương đối ngắn; các khái niệm, nhận định trong môn học
còn mới lạ; các thông tin khó chắc lọc, nắm bắt đầy đủ,… Nên chắc hẳn không
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận sự cảm thông và chân thành góp ý
của thầy Vũ Anh Tuấn và các bạn. Xin chân thành cảm ơn.

3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Nhận xét chung:


.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

4
Danh sách thành viên:

STT Họ và tên MSSV Điểm


1 01. Huỳnh Đặng Nhã An 31221022329
2 04. Lê Hoàng Lan Anh 31221022896
3 06. Nguyễn Thị Bình 31221024547
4 12. Huỳnh Anh Duy 31221022351
5 21. Trần Văn Hậu 31221026213
6 22. Hà Thị Hiền 31221025775
7 24. Nguyễn Thị Nữ Hiệp 31221024469
8 25. Thạch Hóa 31221022392
9 31. Nguyễn Hoàng Đăng Khoa 31221020994
10 37. Trần Thị Thùy Linh 31221022910
11 38. Nguyễn Hoàng Bảo Long 31221024014
12 40. Phan Thị Trà Mi 31221024349
13 43. Nguyễn Huy Ngọc 31221022853
14 48. Phạm Yến Nhi 31221022914
15 53. Bạch Gia Minh Phương 31221027084
16 63. Huỳnh Hữu Thịnh 31221023026
17 66. Trương Thị Ngọc Thư 31221020381
18 72. Phạm Thị Thanh Thuỷ 31221026550
19 78. Đỗ Thị Thuỳ Trang 31221027040
20 81. Nguyễn Ngọc Trinh 31221025942
21 87. Tăng Mỹ Uyên 31221021066
22 89. Hoàng Thị Trúc Vy 31221026187
23 90. Huỳnh Khánh Vy 31221022990
24 93. Huỳnh Thị Thu Yến 31221025648

5
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 8

1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 8


2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 9
3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 9
4. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 9
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 9

NỘI DUNG..................................................................................................... 10

A. CẠNH TRẠNH...................................................................................... 10
1. Khái niệm ............................................................................................. 10
2. Nguyên nhân ........................................................................................ 10
3. Phân loại............................................................................................... 11
3.1. Dựa vào chủ thể tham gia thị trường .......................................... 11
3.2. Dựa vào phạm vi ngành kinh tế .................................................. 11
3.3. Dựa vào tính chất việc cạnh tranh .............................................. 12
3.4. Dựa vào thủ đoạn cạnh tranh ...................................................... 12
4. Tác động của cạnh tranh đối với thị trường Việt Nam ................... 13
4.1. Tác động tích cực .......................................................................... 13
4.2. Tác động tiêu cực .......................................................................... 15

B. ĐỘC QUYỀN ......................................................................................... 16


1. Một số khái niệm ................................................................................. 16
1.1. Độc quyền .................................................................................... 166
1.2. Lợi nhuận độc quyền .................................................................... 17
1.3. Giá cả độc quyền ........................................................................... 17
2. Độc quyền nhà nước ......................................................................... 177
2.1. Khái niệm..................................................................................... 177
2.2. Nguyên nhân.................................................................................. 18

6
2.3. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản dộc quyền
................................................................................................................ 19
3. Tác động của độc quyền với thị trường Việt Nam........................... 22
3.1 Tác động tích cực ........................................................................... 22
3.2. Tác động tiêu cực ........................................................................ 233

C. SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI CỦA CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN;


BIỆN PHÁP BẢO VỆ CẠNH TRANH, CHỐNG ĐỘC QUYỀN ......... 25
1. Sự tác động qua lại của cạnh tranh và độc quyền ........................... 25
2. Biện pháp bảo vệ cạnh tranh lành mạnh .......................................... 26
3. Biện pháp chống độc quyền ............................................................... 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 31

7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Cạnh tranh là một khái niệm xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ cuộc sống
sinh hoạt đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao,… Cạnh tranh là
nguồn gốc của sự sinh tồn và thúc đẩy xã hội loài người phát triển. Hiển nhiên,
cạnh tranh là một dặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Khi Trong quá
tình chuyển đổi từ nền kinh tế cũ sang nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Việt Nam
phải chấp nhận nhiều khó khăn thử thách của nền kinh tế thị trường trong đó
có quy luật cạnh tranh.
Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhâp quốc tế sâu rộng và toàn diện, đặt ra
những yêu cầu hoàn toàn mới đối với các cơ quan, địa phương, doanh nghiêp
và mỗi công dân Việt Nam. Để nâng cao hơn quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế, vấn đề đặt ra là, Việt Nam cần tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhân
thức; giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; đổi mới
sáng tạo công nghệ; nâng cao năng lực cán bộ hội nhập; đẩy mạnh công tác
nghiên cứu, phân tích, dự báo và đặc biệt nâng cao năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế. Đây chính là tiền đề và là giải pháp quyết định để nâng cao nội lực
nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thử thách của hội nhập kinh tế quốc tế.
Để đẩy mạnh cạnh tranh của nền kinh tế, chúng ta cần có một hình thức cạnh
tranh đúng đắn, lành mạnh. Nhiều nước trên thế giới đã vận dụng tốt quy luật
cạnh tranh vào tiến trình phát triển kinh tế và đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nước ta đã áp dụng quy luật
này và một số thành tựu đã đến với chúng ta: đời sống nhân dân được cải thiện,
xã hội phát triển, kinh tế ổn định hơn,… nhưng lợi ích này đã cho ta cái nhìn
đúng đắn về vai trò của cạnh tranh trong định hướng chính sách phát triển kinh
tế.
Độc quyền là sự chi phối thị trường của một hay nhiều công ty, hoặc một tổ
chức kinh tế nào đó về một loại sản phẩm trên một đoạn thị trường nhất định.
Nguyên nhân dẫn tới độc quyền thường do cạnh tranh không lành mạnh đem
lại. Độc quyền sẽ làm hạn chế rất nhiều đối với cạnh tranh và phát triển kinh
tế. Để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền có hiệu
quả đang là vấn đề quan trọng được đặt ra với thực trạng hiện nay của nước ta.
Chính vì vậy, chúng em đã chọn đề tài: Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở
nước ta hiện nay và những biện pháp để duy trì cạnh tranh và kiểm soát độc
quyền cho tiểu luận môn học.

8
2. Mục đích nghiên cứu:
Để nhằm hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của môn Kinh Tế Chính Trị Mác-
Lenin nhất là kiến thức của cạnh tranh, thị trường độc quyền nhóm, độc quyền
nhà nước, tư đó có thể rút ra những nhận xét, đánh giá, áp dụng giải thích thực
tiễn bằng lý luận.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Thi trường Việt Nam nói riêng và thị trường quốc tế nói chung.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Một số doanh nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, thị phần, chiến lược
kinh doanh, xu hướng phát triển của các ngành.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng cơ sở lý luận giáo trình đang học kết
hợp với tình hình nền kinh tế Việt Nam hiện nay từ đó rút ra các nhận định,
đánh giá. Ngoài ra, kết hợp các phương pháp: phương pháp nghiên cứu lý
thuyết, phương pháp nghiên cứu truy tìm, phương pháp tham khảo ý kiến giảng
viên.

9
NỘI DUNG
A. CẠNH TRẠNH

1. Khái niệm:
Cạnh tranh là một khái niệm rất rộng xuất hiện hầu hết trong mọi lĩnh vực hàng
ngày (thể thao, văn hóa, chính trị, kinh tế,…) và có rất nhiều định nghĩa khác
nhau về cạnh tranh.
Theo đó, cạnh tranh (competition) được hiểu là một sự kiện hoặc một cuộc đua,
theo đó đối thủ ganh đua để giành phần ưu thế lớn hơn hay ưu thế tuyệt đối về
phía mình. Theo Từ điển tiếng Việt, “cạnh tranh” là “cố gắng giành phần hơn,
phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những
lợi ích như nhau”.
Trong khoa học kinh tế, đến nay các nhà khoa học dường như chưa thỏa mãn
với bất cứ khái niệm nào về cạnh tranh. Cạnh tranh được nhìn nhận ở nhiều góc
độ khác nhau tùy thuộc vào ý định và hướng tiếp cận nghiên cứu của các nhà
khoa học
Theo cuốn sách “Các hoạt động hạn chế cạnh tranh và hoạt động thương mại
không lành mạnh” của Tổ chức thống nhất, tín thác vì người tiêu dùng (Ấn Độ)
đã diễn tả: “Cạnh tranh trên thị trường là quá trình ở đó nhà cung cấp cố gắng
ganh đua để giành khách hàng bằng các phương thức, biện pháp khác nhau”.
Theo Từ điển kinh doanh, xuất bản ở Anh năm 1992 thì “cạnh tranh” được hiểu
là "Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm
tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng
về phía mình". Từ điển tiếng Việt Bách khoa tri thức phổ thông cũng giải thích
cạnh tranh theo nghĩa kinh tế là: Hoạt động tranh đua giữa những người sản
xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế
nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.
Vậy dưới góc độ kinh tế, cạnh tranh là gì? Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh
giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm dành những
điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.

2. Nguyên nhân:
Có hai nguyên nhân chính hình thành cạnh tranh:
- Do sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc
lập, tự do sản xuát, kinh doanh trong nền kinh tế.
10
- Do điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.

3. Phân loại:
Bên cạnh việc trả lời câu hỏi: “Cạnh tranh là gì?”, “Nguyên nhân hình thành
cạnh tranh?”. Thì chúng ta cần quan tâm đến loại hình để hiểu về cạnh tranh
một cách rõ ràng hơn. Theo đó, cạnh tranh được phân loại dựa vào bốn cách:
3.1. Dựa vào chủ thể tham gia thị trường:
Cạnh tranh giữa người bán và người bán (doanh nghiệp – doanh nghiệp): cùng
cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ như nhau tìm cách chiếm lấy thị trường (chiến
lược truyền thông, cải tiến sản phẩm,...) nhằm mục đích thu hút khách hàng
tiềm năng để sản phẩm của bạn hoàn toàn khác biệt với các sản phẩm của đối
thủ và vượt trội hơn so với họ về thiết kế, thương hiệu, chất lượng, sản phẩm
và dịch vụ.
Ví dụ: Hiện nay có rất nhiều thương hiệu trà sữa, nếu muốn có lượng khách ổn
định, các thương hiệu phải nâng cao kỹ năng pha chế, chất lượng tốt hơn, nhiều
loại thức uống ngon, nhiều topping mới, hàng quán đẹp, thái độ phục vụ chuyên
nghiệp…
Cạnh tranh giữa người bán và người mua: người mua muốn mua hàng hóa với
giá thấp nhất. Còn người bán lại muốn bán hàng hóa của mình với giá cao nhất.
Sau khi thương lượng giữa hai bên, giá cuối cùng sẽ được hình thành.
Cạnh tranh giữa người mua và người mua: tùy thuộc vào mức độ cung cầu trên
thị trường, mức độ cạnh tranh sẽ thay đổi. Khi lượng cung nhỏ hơn lượng cầu,
giá cả hàng hóa sẽ tăng, cạnh tranh trở nên gay gắt. Người mua phải chấp nhận
giá cao hơn để mua được thứ mà họ cần. Hay nói cách khác, là sự cạnh tranh
của người mua để giành được phần mua khi mua cùng một món hàng.
3.2. Dựa vào phạm vi ngành kinh tế:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng
sản xuất hoặc tiêu thụ một loại hàng hóa. Nhằm giành giật điều kiện sản xuất
và tiêu thụ có lợi nhất để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Cạnh tranh giữa các ngành với nhau: các doanh nghiệp ở các ngành kinh tế
cạnh tranh với nhau với mục đích thu lợi nhuận cao nhất về mình. Sự phân bổ
vốn đầu tư giữa các ngành kinh tế một cách tự nhiên sẽ hình thành tỷ suất lợi
nhuận bình quân.

11
Cạnh tranh trong nước với thế giới: do thay đổi mô hình cơ cấu sản xuất nông
nghiệp và đồng thời thay đổi mô hình kinh tế, việc sản xuất lương thực của
nước ta không những đủ cho người dân ăn, dự trữ tốt, mà còn tham gia vào hoạt
động xuất khẩu thóc (gạo), hoa quả,… trên thị trường thế giới. Và tất yếu chúng
ta phải tham gia cạnh tranh với các nền kinh tế lớn có sản xuất gạo nhiều hơn
nước ta như: Thái Lan, Hoa Kỳ, Ấn Độ,…
3.3. Dựa vào tính chất việc cạnh tranh:
Cạnh tranh hoàn hảo: các công ty bán cùng một loại sản phẩm. Không có sự
khác biệt về mẫu mã, công dụng cạnh tranh với nhau. Nhưng không có ai đủ
khả năng khống chế giá hàng hóa trên thị trường. Để có thể dẫn đầu trong cuộc
cạnh tranh hoàn hảo này, người bán sẽ phải giảm giá. Hoặc tìm ra sự khác biệt
trong sản phẩm của mình so với những người bán khác.
Cạnh tranh không hoàn hảo: các công ty bán sản phẩm hay dịch vụ không hoàn
toàn tương tự nhau nhưng đáp ứng cùng một nhu cầu của người sử dụng.
3.4. Dựa vào thủ đoạn cạnh tranh:
Cạnh tranh lành mạnh là sự tranh đua của các doanh nghiệp một cách hợp pháp,
minh bạch, trong sạch với nhau trong cùng một lĩnh vực hoặc ngành nghề mà
không dùng những thủ đoạn mờ ám, vi phạm pháp luật để chiếm thị phần trong
thị trường.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp N vừa cho ra mắt mỹ phẩm mới, để đánh giá và quảng
bá sản phẩm cho nhiều người tiêu dùng mới biết đến doanh nghiệp, thì doanh
nghiệp này đã làm những mẫu sản phẩm dùng thử cho khách hàng. Hơn nữa,
doanh nghiệp còn tạo điều kiện để khách hàng thử ngay tại cửa hàng để cảm
nhận. Sau buổi thử nghiệm, doanh nghiệp chú ý lắng nghe nhận xét của khách
hàng và cải thiện sản phẩm tốt hơn.
Ví dụ 2: Cửa hàng kinh doanh đồ ăn vặt A, để có thể phát triển bền vững thì
cơ sở này đã tìm hiểu những nguồn nguyên liệu sạch và công khai rõ nguồn
gốc, công khai về nơi vệ sinh, nơi chế biến với khách hàng. Đơn vị này còn
hoạt động với phương châm đặt sức khoẻ của khách hàng lên hàng đầu.
Cạnh tranh không lành mạnh là các hành vi của các doanh nghiệp trái với
nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán kinh doanh và các chuẩn mực đạo
đức trong thương mại gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp khác.
Ví dụ: Cơ sở nuôi tôm của bà V vì muốn mở rộng thị trường, thu hút nhiều
khách hàng nên đã tìm cách hạ độc làm chết tôm nuôi của các cơ sở nuôi tôm

12
trong vùng. Ngoài ra, bà V còn có hành vi trốn thuế, tiêm hoá chất vào tôm đã
chết để tôm tươi lâu.
4. Tác động của cạnh tranh đối với thị trường Việt Nam:
4.1. Tác động tích cực:
Một là, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất (các chủ thể sản xuất kinh
doanh cần không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm kiếm và ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật → kéo theo sự đổi mới về trình độ tay nghề).
Ví dụ:
- Sabeco và Habeco đã tập trung nguồn lực để mở rộng phân phối xuống tận
các khu vực nông thôn. Theo báo cáo tài chính năm 2018 được 2 hãng này công
bố, Habeco chi hơn 1,7 tỉ đồng cho khuyến mại, quảng cáo còn với Sabeco con
số đó lên tới 3 tỉ đồng.
- Các hãng điện thoại như Samsung, Iphone, Oppo liên tục phải đổi mới, cải
thiện kỹ thuật, công nghệ, thay đổi mẫu mã sản phẩm rồi chính sách hậu đãi
khách hàng được quan tâm hơn. Những động thái đó đã giúp cho lĩnh vực sản
xuất điện thoại ngày càng phát triển. Nhiều dòng điện thoại có tính năng ưu việt
liên tục được phát minh, người tiêu dùng được quan tâm nhiều hơn.
Hai là, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường (trong nền kinh
tế thị trường, muốn thu lợi nhuận tối đa thì các chủ thể cần vừa hợp tác và cạnh
tranh với nhau để có được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất. Từ đó giúp
nền kinh tế thị trường không ngừng hoàn thiện hơn).
Ví dụ:
- Thị trường Việt Nam đang trở nên chật chội hơn khi phải chia sẻ thị phần với
hơn 30 hãng bia lớn trên thế giới. Cuộc cạnh tranh bây giờ không chỉ là cuộc
đua của những hãng bia nội địa với nhau mà còn là với các nhãn hiệu nước
ngoài. Cơ cấu về thị phần sản lượng của các hãng bia ở Việt Nam năm 2018
theo thứ tự lần lượt là Sabeco (43%), Heineken (25%), Habeco (15%),
Carlsberg (8%) và còn lại là các hãng khác.
- Khi chúng ta xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp chuyển
sang kinh tế thị trường, các yếu tố thị trường của chúng ta chưa được hoàn
thiện, hệ thống doanh nghiệp nhà nước còn cồng kềnh, sản xuất kém hiệu quả.
Tuy nhiên sau khi chuyển sang kinh tế thị trường doanh nghiệp, 100% vốn nhà
nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp tư nhân và từ
phía các doanh nghiệp nước ngoài. Kết quả là doanh nghiệp nhà nước phải cổ
13
phần hóa hoặc sáp nhập hoặc giải thể tăng tính hiệu quả trong sản xuất, giải
phóng sức ép bù lỗ của ngân sách nhà nước. Do vậy, chính sự cạnh tranh làm
cho các chủ thể kinh tế buộc phải chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh
phù hợp.
Ba là, Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt trong việc phân bổ các nguồn
lực (việc tiếp cận các nguồn lực phải dựa trên nguyên tắc cạnh tranh để phân
bổ vào chủ thể có hiệu quả hơn cả).
Ví dụ:
- Tư bản đầu tư vào các ngành khác nhau thì sẽ có tỉ lệ sinh lời khác nhau,
ngành may mặc, ngành xây dựng, ngành kinh tế hoàn toàn khác nhau về mục
đích, về đối tượng lao động, về thị trường, về sản phẩm nhưng mỗi ngành đều
có mức sinh lời riêng (hay còn gọi là tỉ suất lợi nhuận riêng), mức sinh lời này
sẽ tùy thuộc vào điều kiện sản xuất, hoàn cảnh cụ thể để tối đa hóa lợi nhuận.
Do vậy các nhà đầu tư tự do dịch chuyển nguồn lực của mình từ ngành này
sang ngành khác.
- Các doanh nghiệp cạnh tranh về lương, về thu nhập để thu hút nguồn lực lao
động có trình độ, có chất xám hay như nguồn lực vốn thì cạnh tranh về lãi suất
giữa các ngân hàng với nhau để hấp dẫn nguồn lực vốn từ phía thị trường. Kết
quả của cạnh tranh là người giỏi, người có trình độ sẽ được thị trường trả công
xứng đáng, nguồn vốn sẽ được các ngân hàng huy động và khai thác tăng thêm
giá trị cho xã hội.
Bốn là, cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội (những người
sản xuất phải cạnh tranh để tạo ra khối lượng sản phẩm đa dạng, phong phú,
chất lượng tốt, giá thành hạ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội).
Ví dụ:
- Từ năm 2014, khi mọi người vẫn chỉ biết đến taxi, xe ôm truyền thống, thì xe
công nghệ xuất hiện như một làn gió mới với sự ra mắt của Uber và Grab. Sau
8 năm, Uber Đông Nam Á sáp nhập vào Grab thì lại có vô số những cái tên mới
xuất hiện giành thị phần có thể kể đến như Be, Gojek (tên cũ là GoViet),
Fastgo,… Thị trường gọi xe có thể coi là vô cùng khốc liệt, để cạnh tranh với
nhau, những hãng xe đã đưa ra các chiến thuật về giá – điều mà người tiêu dùng
quan tâm nhất. Gojek đưa ra mức giá 5.000 đồng cho mỗi cuốc xe dưới 8km,
và chỉ sau 1 tháng hoạt động đã chiếm tới 35% thị phần vận tải tại TP Hồ Chí
Minh. Để đáp trả lại thì dịch vụ GrabBike của Grab đã phải giảm giá còn 2.000
đồng đối với các cuốc xe dưới 8km, miễn phí tối đa 25.000 đồng với các chuyến

14
nội thành, còn với tài xế - đối tác quan trọng, thì chỉ cần đạt 18 cuốc xe/ngày là
được 300.000 đồng. Cạnh tranh về giá là chưa đủ, đổi mới chất lượng dịch vụ
cũng là hướng đi đang được quan tâm của các xe. Grab cho ra mắt dịch vụ
GrabFood – giờ đây là nền tảng giao nhận thức ăn hàng đầu Việt Nam, còn
Gojek gây ấn tượng khi triển khai dịch vụ gọi xe ô tô GoCar tại TP Hồ Chí
Minh (tháng 8/2021) nhằm chuyên chở lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch.
Bên cạnh đó các hãng xe còn hợp tác với các ví điện tử (hiện Grab đang hợp
tác với ví Moca, Gojek hợp tác với Momo) để tiện lợi hơn cho khách hàng trong
việc thanh toán. Theo báo cáo mới đây của ABI Reseach công bố tháng 6/2021,
Grab hiện đang đứng đầu với 74,6% thị phần, nối tiếp đó là Be (12,4%) và
Gojek (12,3%).
- Trong quá trình cạnh tranh giữa các công ty du lịch, để mở rộng thị trường
các công ty du lịch phải đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, họ xây dựng nhiều loại
hình tour du lịch phù hợp với nhiều tầng lớp khách hàng khác nhau như các gói
tour du lịch dành cho người thu nhập thấp, người thu nhập trung bình và người
thu nhập cao. Đồng thời, họ cũng phải cạnh tranh với nhau về giá, về chất lượng
tour, cạnh tranh về chất lượng hướng dẫn viên và các chính sách hậu đãi khách
hàng. Kết quả của sự cạnh tranh này chính người tiêu dùng được hưởng lợi vì
họ được sử dụng các loại hình dịch vụ khác nhau phù hợp với đặc điểm về sở
thích, về thu nhập, về thời gian tổ chức.
4.2. Tác động tiêu cực:
Gây tổn hại môi trường kinh doanh.
Để chạy theo lợi nhuận sẽ có nhiều hoạt động lừa đảo, trốn thuế, làm hàng giả,
buôn lậu,… làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, xói mòn giá trị đạo đức
xã hội. Buộc nhà nước can thiệp vào nền kinh tê bằng pháp luật, cơ chế và chính
sách.
Ví dụ: Để làm tăng chi phí, giảm thu nhập cho Công ty nhằm mục đích trốn
thuế thu nhập doanh nghiệp, Lê Quốc Quân đã chỉ đạo kế toán, thủ quỹ thực
hiện các hành vi sai phạm như nhờ một số người thân quen có bằng cấp kế toán,
tài chính... để lấy thông tin của họ rồi đưa vào các hợp đồng thuê chuyên gia tư
vấn với Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam, lập khống hợp đồng tư vấn môi
giới thương mại, mua hóa đơn giá trị gia tăng khống, sau đó sử dụng để kê khai
tại Chi cục Thuế quận Cầu Giấy, gồm: Tờ khai thuế giá trị gia tăng; bảng kê
hóa đơn; chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra; tờ khai thuế thu nhập
doanh nghiệp tạm tính; tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân; báo cáo tài
chính... do Lê Quốc Quân ký và đóng dấu nộp tại Chi cục Thuế quận Cầu Giấy.
15
Bằng thủ đoạn trên, chỉ tính riêng trong hai năm 2010 và 2011, Công ty TNHH
Giải pháp Việt Nam đã lập và ký hợp đồng với chín chuyên gia tư vấn nhằm
tăng chi phí và giảm thu nhập cho Công ty với số tiền là 1,75 tỷ đồng. Số tiền
thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty này đã trốn là hơn 649 triệu đồng.
Gây lãng phí nguồn lực xã hội.
Chiếm giữ nguồn lực để giành ưu thế cạnh tranh mà không phát huy được vai
trò của nguồnlực trong sản xuất kinh doanh cũng là một hình thức của cạnh
tranh không lành mạnh. Khi đó, nguồn lực không được phân bổ hợp lí: nơi cần
thì không đủ, nơi có thì không thể phát huy tối ưu vai trò của nguồn lực mình
có. Không chỉ thế, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn ảnh hưởng
đến môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, tàn phá môi trường ngày
một nghiêm trọng. Về lâu về dài, đây sẽ không chỉ là vấn đề lãng phí nguồn lực
xã hội mà là hủy hoại môi trường sống, nền kinh tế cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm
trọng.
Gây tổn hại phúc lợi xã hội.
Khi các nguồn lực bị lãng phí, không được sử dụng hiệu quả, xã hội có ít cơ
hội chọn để thỏa mãn nhu cầu. Ví dụ các hành vi đe dọa, hành hung với chủ xe
tư nhân của các nhà xe lớn trong linh vực giao thông đường bộ.

B. ĐỘC QUYỀN

1. Một số khái niệm:


Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự
báo rằng: tự do cạnh tranh sẽ dẫn đến tích tụ và tập trung sản xuất, tích cực và
tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền.
1.1. Độc quyền:
Là hiện tượng các hãng cam kết lại, thỏa thuận cùng nhau quy định mức giá và
sản phẩm đã làm ra, chia nhau thị trường hoặc cùng vạch ra các quyết định kinh
doanh.
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn
việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc
quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
Ví dụ: Độc quyền về điện của Tổng công ty Điện lực Việt Nam EVN.

16
1.2. Lợi nhuận độc quyền:
Lợi nhuận độc quyền là lợi nhuận thu được cao hơn lợi nhuận bình quân, do sự
thống trị của các tổ chức độc quyền đem lại.
Các tổ chức độc quyền thống trị bằng cách khống chế (áp đặt) giá bán hàng hóa
cao và giá mau hàng hóa thấp, do đó các tổ chức độc quyền luôn thu lợi nhuận
độc quyền cao.
Nguồn gốc lợi nhuận độc quyền cao:
• Lao động không công của công nhân trong các xí nghiệp độc quyền.
• Một phần lao động không công của công nhân làm việc trong các xí
nghiệp ngoài độc quyền.
• Một phần giá trị thặng dư của các nhà tư bản vừa và nhỏ bị mất đi do
thua thiệt trong cuộc cạnh tranh.
• Lao động thặng dư và đôi khi cả một phần lao động tất yếu của những
người sản xuất nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản và các nước
thuộc địa và phụ thuộc.
1.3. Giá cả độc quyền:
Giá cả độc quyền là giá cả do tổ chức độc quyền áp đặt trong mua và bán hàng
hóa. Giá cả dôc quyền bao gồm chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận độc quyền.
Do chiếm được vị trí độc quyền về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nên các tổ
chức độc quyền áp đặt được giá cả độc quyền. Các tổ chức độc quyền luôn áp
đặt giá cả cao khi bán và giá cả thấp khi mua.
Như vậy, giá cả độc quyền gồm có giá cả độc quyền cao (khi bán) và giá cả độc
quyền thấp (khi mua). Về thực chất, giá cả độc quyền vẫn không thoát ly và
không phủ định cơ sở của nó là giá trị. Trong mối quan hệ này thì giá trị vẫn là
cơ sở, là nội dung bên trong giá cả độc quyền.
Giá cả độc quyền chỉ lên xuống xoay quanh giá trị hàng hóa. Khi xuất hiện giá
cả độc quyền thì giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá cả độc quyền.
2. Độc quyền nhà nước:
2.1. Khái niệm:
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một hình thức cực đoan của chủ nghĩa
tư bản nhà nước trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền

17
duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong
nền kinh tế.
Nhà nước sẽ kiểm soát mọi hoạt động kinh tế, thương mại và các cơ sở sản xuất
được tổ chức và quản lý như doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả quá trình tích
lũy vốn, lao động tiền lương và quản lý tập trung). Các hoạt động trong nền
kinh tế được hoạch định và điều phối bởi các cơ quan lập kế hoạch kinh tế và
các cơ quan chính phủ được tập trung hóa (các cơ quan được tổ chức theo thực
tiễn quản lý kinh doanh).
2.2. Nguyên nhân:
Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học
kỹ thuật, đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới
vào sản xuất kinh doanh. Điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có vốn lớn
mà từng doanh nghiệp khó đáp ứng được. Vì vậy, các doanh nghiệp phải đẩy
nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các doanh nghiệp quy
mô lớn.
Hai là, cuối thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện như
lò luyện kim mới; các máy móc mới ra đời, như: động cơ điêzen, máy phát
điện; phát triển những phương tiện vận tải mới, như: xe hơi, tàu thuỷ, xe điện,
máy bay, tàu hỏa ... Những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện này, một
mặt làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải có
quy mô lớn; mặt khác thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy,
tích tụ và tập trung sản xuất, thúc đẩy phát triển sản xuất quy mô lớn.
Ba là, trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật, cùng với sự tác động
của các quy luật kinh tế thị trường, như: quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích
lũy, tích tụ, tập trung sản xuất ... ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh
tế của xã hội theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.
Bốn là, cạnh tranh gay gắt làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản
hàng loạt, còn các doanh nghiệp lớn tồn tại được, nhưng cũng đã bị suy yếu, để
tiếp tục phát triển họ phải tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất, liên kết với
nhau thành các doanh nghiệp với quy mô ngày càng to lớn hơn.
Năm là, do cuộc khủng hoảng kinh tế lớn năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư
bản chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh
nghiệp lớn tồn tại, nhưng để tiếp tục phát triển được, họ phải thúc đẩy nhanh
quá trình tích tụ và tập trung sản suất hình thành các doanh nghiệp có quy mô
lớn.
18
Sáu là, sự phát triển của hệ thống tín dụng trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy
tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành, phát triển các công ty cổ phần, tạo
tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền. V.I.Lênin khẳng định: "... tự
do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát
triển đến mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền"11. Khi các tổ chức độc quyền
xuất hiện, lợi ích (là lợi nhuận) và vai trò của các tổ chức độc quyền có biểu
hiện đặc thù, các tổ chức độc quyền có thể ấn định giá cả độc quyền mua, độc
quyền bán để thu lợi nhuận độc quyền cao.
2.3. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản dộc quyền:
Đặc điểm thứ nhất là: Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền.
Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là
đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc.
Sự tích tụ và tập trung sản xuất đến mức cao như vậy đã trực tiếp dẫn đến hình
thành các tổ chức độc quyền. Bởi vì, một mặt, do có một số ít các xí nghiệp lớn
nên có thể dễ dàng thỏa thuận với nhau: mặt khác, các xí nghiệp có quy mô lớn,
kỹ thuật cao nên cạnh tranh sẽ rất gay gắt, quyết liệt, khó đánh bại nhau, do đó
đã dẫn đến khuynh hướng thỏa hiệp với nhau để nắm độc quyền.
Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung
vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó
nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao.
Những hình thức độc quyền cơ bản là cácten, xanhđica, tơnrớt, côngxoỏcxiom,
cônggơlômêrát.
• Cácten (Cartel) là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà tư bản ký
hiệp nghị thỏa thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường
tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán,… Các nhà tư bản tham gia cácten vần độc
lập về sản xuẩt và thương nghiệp.
• Xanhđica (Syndicate) là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định
hơn cácten. Các xí nghiệp tham gia xanhđica vẫn giữ độc lập về sản xuất,
chỉ mất độc lập về lưu thông: mọi việc mua - bán do một ban quản trị
chung của xanhđica đảm nhận.
• Tơrớt (Trust) là một hình thức độc quyền cao hơn cácten và xanhđica,
nhằm thống nhất cả việc sản xuất, tiêu thụ, tài vụ đều do một ban quản
trị quản lý.

19
• Côngxoócxiom (Consortium) là một hình thức độc quyền có trình độ và
quy mô lớn hơn các hình thức độc quyền trên. Với kiểu liên kết dọc như
vậy, một côngxoócxiom có thể có hàng trăm xí nghiệp liên kết trên cơ
sở hoàn toàn phụ thuộc về tài hình vào một nhóm tư bản kếch xù.
Đặc điểm thứ hai là: Tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt.
Cùng với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp cũng diễn ra
quá trình tích tụ, tập trung tư bản trong; ngân hàng dẫn đến hình thành các tổ
chức độc quyền trong ngân hàng. Quy luật tích tụ, tập trung tư bản trong ngân
hàng cũng giống như trong công nghiệp. Trong điều kiện đó, các ngân hàng
nhỏ phải tự sáp nhập vào các ngân hàng mạnh hơn, hoặc phải chấm dứt sự tồn
tại của mình trước quy luật khốc liệt của cạnh tranh. Quá trình này đã thúc đẩy
các tổ chức độc quyền ngân hàng ra đời.
Sự xuất hiện, phát triển của các tổ chức độc quyền trong ngân hàng đã làm thay
đổi quan hệ giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, làm cho ngân hàng
bắt đầu có vai trò mới. Ngân hàng từ chỗ chỉ là trung gian trong việc thanh toán
và tín dụng, nay đã nắm được hầu hết tư bản tiền tệ của xã hội nên có quyền
lực vạn năng, khống chế mọi hoạt động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Quá
trình độc quyền hóa trong công nghiệp và trong ngân hàng xoắn xuýt với nhau
và thúc đẩy lẫn nhau làm nảy sinh một thứ tư bản mới, gọi là tư bản tài chính.
Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc
quyền, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội tư bản gọi
là các đầu sỏ tài chính.
Các đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua chế độ tham dự.
Thực chất của chế độ tham dự là một nhà tài chính lớn, hoặc một tập đoàn tài
chính nhờ có số cổ phiếu khống chế mà nắm được một công ty lớn nhất, sau đó
lại tham dự vào các công ty nhỏ và nhỏ hơn nữa… bằng một lượng tư bản đầu
tư nhỏ, các nhà tư bản độc quyền tài chính có thể khống chế và điều tiết được
một lượng tư bản lớn gấp nhiều lần.
Đặc điểm thứ ba là: Xuất khẩu tư bản.
V.I.Lênin vạch ra rằng, xuất khẩu hàng hóa là đặc điểm của giai đoạn chủ nghĩa
tư bản tự do cạnh tranh, còn xuất khẩu tư bản là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản
độc quyền.
Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị và giá
trị thặng dư. Còn xuất khẩu tư bản là mang tư bản đầu tư ở nước ngoài để sản
xuất giá trị thặng dư tại nước sở tại.
20
Xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu, vì trong những nước tư bản phát triển đã
tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và nảy sinh tình trạng một số “tư bản
thừa” tương đối cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận so với đầu tư ở trong
nước.
Xuất khẩu tư bản xét về hình thức đầu tư, có thể phân chia thành xuất khẩu tư
bản hoạt động (đầu tư trực tiếp) và xuất khẩu tư bản cho vay (đầu tư gián tiếp).
Xuất khẩu tư bản trực tiếp là đưa tư bản ra nước ngoài để trực tiếp kinh doanh
thu lợi nhuận cao. Xuất khẩu tư bản gián tiếp là cho vay để thu lợi tức.
Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước
ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị, bóc lột, nô dịch của tư
bản tài chính trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, việc xuất khẩu tư bản, về
khách quan cũng có những tác động tích cực đến nền kinh tế các nước nhập
khẩu, như thúc đẩy quá trình chuyển biến từ cơ cấu kinh tế thuần nông thành
cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp, mặc dù cơ cấu này còn què quặt, lệ thuộc
vào kinh tế của chính quốc.
Đặc điểm thứ tư là: Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tập đoàn tư
bản độc quyền.
Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên
cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế
giữa các tập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc
tế.
Sự đụng độ trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền quốc gia có sức
mạnh kinh tế hùng hậu lại được sự ủng hộ của nhà nước “của mình” và các
cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn đến xu hướng thỏa hiệp, ký
kết các hiệp định, để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực
và những thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc
tế dưới dạng cácten, xanhđica, tơrớt quốc tế…
Đặc điểm thứ năm là: Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc
tư bản.
Sự phân chia thế giới về kinh tế được củng cố và tăng cường bằng việc phân
chia thế giới về lãnh thổ. V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: “Chủ nghĩa tư bản phát triển
càng cao, nguyên liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm
kiếm các nguồn nguyên liệu trên toàn thế giới càng ráo riết, thì cuộc đấu tranh
để chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn”.
Các cường quốc đế quốc ra sức xâm chiếm thuộc địa, bởi vì:
21
• Thuộc địa là nơi bảo đảm nguồn nguyên liệu và thị trường thường xuyên.
• Là nơi tương đối an toàn trong cạnh tranh.
• Bảo đảm thực hiện đồng thời những mục đích về kinh tế, quân sự và
chính trị.
Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc có liên quan chặt chẽ với
nhau, nói lên bản chất của chủ nghĩa đế quốc về mặt kinh tế là sự thống trị của
chủ nghĩa tư bản độc quyền, về mặt chính trị là hiếu chiến, xâm lược.
3. Tác động của độc quyền với thị trường Việt Nam:
3.1 Tác động tích cực:
Sự ổn định về giá cả.
Giá cả trong thị trường cạnh tranh thường do các lực lượng cạnh tranh cũng
như các lực lượng cung và cầu trên thị trường ấn định. Mặt khác, trong thị
trường độc quyền vì không có cạnh tranh nên chỉ có một người bán hàng hoá
trên thị trường. Giá cả do người bán tự định đoạt theo ý muốn của họ và họ có
thể thay đổi bất cứ khi nào họ muốn. Do đó, giá của một doanh nghiệp độc
quyền vẫn ổn định hơn nhiều so với một thị trường cạnh tranh.
Ví dụ: Phúc Long là một thương hiệu trà của người Việt, hiện nay Phúc Long
đã có 721 cửa hàng và Ki-ốt, dẫn đầu thị trường về số lượng cửa hàng trong
ngành F&B. Là một thương hiệu lớn có chỗ đứng trong thị trường nên họ biết
khách hàng của mình là ai và có thể tự điều chỉnh giá cả như thế nào cho xứng.
Tạo ra nguồn thu nhập.
Mặc dù trên thực tế các doanh nghiệp độc quyền thường là nguồn gây hạn chế
cạnh tranh và sự gia nhập của những người bán khác trên thị trường. Tuy nhiên
giờ vẫn được khuyến khích vì các doanh nghiệp độc quyền có thể kiếm được
nhiều lợi nhuận. Và do đó họ có thể trở thành nguồn thu nhập tốt cho chính phủ
mang lại lợi ích cho toàn xã hội.
Ví dụ: Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) độc quyền kinh doanh
dịch vụ trong sân bay, các đối thủ khác không có cửa để chen chân vào → tạo
ra được nguồn thu nhập tốt.
Thu được nhiều lợi nhuận.
Như đã đề cập tại các phần trước, trong độc quyền chỉ một người bán vận hành
và bán hàng hoá cho nhiều người mua. Vậy nên toàn bộ nhu cầu của hàng hoá
đó chỉ do một người bán hưởng và kết quả là các công ty độc quyền có thể kiếm

22
được một lượng lớn lợi nhuận đáng kể thông qua việc bán hàng hoá của họ trên
thị trường.
Ví dụ: Tổng công ty khí Việt Nam (GAS) độc quyền về phân phối khí, đã đánh
bật các đối thủ nước ngoài → điều này giúp GAS có được mức lợi nhuận khủng.
Là nguồn cung cấp các tiện ích công cộng thiết yếu.
Các công ty độc quyền thường do nhà nước kiểm soát và điều hành giúp sản
xuất và tạo ra những hàng hoá sẵn có cần thiết và quan trọng đối với các cơ sở
công cộng hoạt động trên quy mô lớn nhằm cung cấp hàng hoá và dịch vụ thiết
yếu cho người dân. Có nhiều công ty độc quyền thuộc sở hữu và kiểm soát của
chính phủ, chẳng hạn như những công ty cung cấp phương tiện giao thông công
cộng, tài nguyên nước và điện,…
Ví dụ: Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) thuộc bộ công thương là một doanh
nghiệp nhà nước hạng đặc biệt của Việt Nam chuyên sản xuất – truyền tải –
phân phối điện đến người dân.
Có khả năng đối mặt với nền kinh tế suy thoái.
Bản chất của độc quyền là khi người bán duy nhất một hàng hoá cụ thể, doanh
nghiệp sẽ luôn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng ngay cả trong những
tình huống như suy thoái kinh tế, một doanh nghiệp độc quyền có thể tồn tại
nhờ nhu cầu nhận người tiêu dùng trên thị trường.
Ví dụ: Tập đoàn quốc tế LVMH là tập đoàn sở hữu nhiều thương hiệu cao cấp
như Louis Vuitton, Dior, Fendi,… Nhiều thương hiệu đều đang báo cáo doanh
số bán hàng tăng cao hoặc đẩy mạnh dự báo lợi nhuận của họ. Kết quả khả quan
đến ngay cả khi những lo ngại về suy thoái vẫn bao trùm nền kinh tế.
3.2. Tác động tiêu cực:
Gây nhiều bất lợi cho người tiêu dùng.
Tại thị trường độc quyền, toàn bộ quyền cung cấp hàng hóa ở một mức giá nhất
định nằm trong tay người bán và người tiêu dùng không có bất cứ quyền lực
nào. Ngoài ra, tại thị trường này cũng không có các lực lượng cạnh tranh để
kiểm soát giá cả và chất lượng hàng hóa sản phẩm. Do đó, cấu trúc thị trường
như vậy có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của người tiêu dùng trên thị
trường.
Ví dụ: Chiếm 70% thị phần, PV Gas đang khiến nhiều doanh nghiệp khác lo
lắng về chuyện độc quyền, làm giá trên thị trường "hầu như chỉ có tăng mà rất
ít khi giảm". Với thế lực độc quyền như vậy, các hãng gas khác rất khó có thể
23
cạnh tranh để kiểm soát về giá cả, nếu nhà nước không qui định về giá sàn đối
với PV gas, việc công ty có thể tăng giảm giá phục vụ lợi ích tối đa hóa lợi
nhuận là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên vì nhu cầu trong cuộc sống, người
tiêu dùng nghiễm nhiên vẫn phải chấp nhận tất cả mức giá và sẵn lòng chi trả
để phục vụ cho nhu cầu của mình.
Phân biệt về giá.
Do các công ty độc quyền tự quyết định giá trên thị trường, không lo cạnh tranh,
nên người bán thường có xu hướng tính các mức giá khác nhau từ các nhóm
người tiêu dùng khác nhau, gây ra sự phân biệt về giá.
Ví dụ: Chuỗi coffee Starbucks là chuỗi cafe càn quét thị trường thế giới và sau
10 năm đã có chỗ đứng nhất định tại thị trường Việt Nam. Mô hình coffee
starbucks là một ví dụ điển hình cho mô hình thị trường cạnh tranh độc quyền
tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Chính vì là thị trường cạnh tranh độc
quyền, chuỗi hệ thống coffee Starbucks là doanh nghiệp tự kiểm soát giá cả của
sản phẩm và gần như không có đối thủ cạnh trạnh, doanh nghiệp đã tung ra một
bản menu có 1-0-2 với mức giá khá cao (khoảng 3$ - 4$ trở lên) cho một cốc
coffee. Tuy nhiên để thưởng thức loại nước uống đến từ Starbucks, người tiêu
dùng vẫn sẵn lòng trả mức giá cao hơn rất nhiều so với những hãng coffee khác.
Đó chính là sự tồn tại của phân biệt về giá.
Ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa.
Do không có sự cạnh tranh trên thị trường, một doanh nghiệp độc quyền thường
có thể cung cấp hàng hoá có chất lượng thấp hoặc kém hơn để tiết kiệm chi phí
sản xuất và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn, do đó gây ra thiệt hại cho người tiêu
dùng.
Ví dụ: Hay đơn giản là một hãng bán món nhậu thịt chua A cạnh tranh độc
quyền trên thị trường. Vì lợi nhuận trước mắt doanh nghiệp sẵn sàng nhập
những loại thịt kém chất lượng với chi phí rất thấp, thêm vào đó là một ít chất
hóa học đề khiến cho miếng thịt vẫn thơm ngon, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức
khỏe của người tiêu dùng. Đây cũng là một trong số những nhược điểm gây
ảnh hưởng nghiêm trọng mà thị trường cạnh tranh độc quyền đem lại.
Hành vi cạnh tranh thị trường không lành mạnh.
Độc quyền thông thường sẽ là một rào cản đối với những người mới gia nhập
thị trường. Trong trường hợp độc quyền, để hưởng các lợi ích từ việc trở thành
người bán duy nhất trên thị trường và tiếp tục hưởng lợi nhuận lớn, các công ty
độc quyền thường tham gia vào hành vi thương mại không công bằng để đảm
24
bảo rằng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường bị lật đổ và không ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của họ.
Ví dụ: Thị trường mạng điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại
khá nhiều bất cập, biểu hiện cụ thể là tình trạng các công ty lớn đang lấn lướt
các công ty nhỏ bằng nhiều chiến lược khác nhau với mục đích độc chiếm thị
trường. Tiêu biểu trong đó chính là những “ông lớn” như Tập đoàn bưu chính
viễn thông (Viettel) và VNPT trong việc tự ấn định giá cước và trói giá sàn để
ngăn cản không cho các nhà mạng nhỏ giảm giá, bảo toàn mức doanh số trung
bình trên thuê bao (ARPU). Hay là việc kìm hãm các mạng nhỏ bằng giá cước
thấp và đầu số mới.
Kết luận: Độc quyền là hậu quả tất yếu của một quá trình cạnh tranh không
được định hướng: từ cạnh tranh vốn lành mạnh chuyển sang không lành mạnh
và dẫn tới cạnh tranh độc quyền cao hơn, xuất hiện tình trạng độc quyền kéo
dài. Độc quyền làm tê liệt các trường hợp cạnh tranh lành mạnh, kìm hãm sự
phát triển của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của đại đa số người
tiêu dùng, tác động xấu đến công bằng xã hội và tạo sức ì đối với chính bản
thân các doanh nghiệp độc quyền trong nước.

C. SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI CỦA CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN;


BIỆN PHÁP BẢO VỆ CẠNH TRANH, CHỐNG ĐỘC QUYỀN

1. Sự tác động qua lại của cạnh tranh và độc quyền:


Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh giữa những
người sản xuất nhỏ, giữa những nhà tư bản vừa và nhỏ như trong giai đoạn chủ
nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, mà còn có thêm các loại cạnh tranh sau:
Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc
quyền. Các tổ chức độc quyền tìm mọi cách chèn ép, chi phối thôn tính các xí
nghiệp ngoài độc quyền bằng nhiều biện pháp như: độc quyền nguồn nguyên
liệu nhân công, phương tiện vận tải, tín dụng, hạ giá có hệ thống,… để đánh bại
đối thủ
Ví dụ: doanh nghiệp A thống trị ngành công nghiệp điện ảnh, doanh nghiệp này
sẽ chiếm hết thị trường, tài nguyên của các công ty nhỏ khác. Và hậu quả là các
công ty nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận
Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Loại canh tranh này
có nhiều hình thức:

25
• Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong một ngành, kết thúc bằng
sự thỏa hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên;
• Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác ngành có liên quan với nhau
về nguồn nguyên liệu, kỹ thuật,…
Ví dụ: Milo và Ovaltine là một cặp kỳ phùng địch thủ. Mặc cho khoảng cách
về không gian, thời gian và văn hoá. Hai thương hiệu vẫn luôn đối đầu với nhau
không ngừng nghỉ, ở tất cả mọi nơi.
Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. Với mục đích giành lợi
thế hệ thống, các thành viên trong tổ chức độc quyền cũng có thể cạnh tranh
nhau để chiếm tỉ lệ cổ phần khống chế, từ đó chiếm địa vị chi phối.
Ví dụ: các thành viên trong công ty B cạnh tranh với nhau để giành chiếm cổ
phiếu, từ đó địa vị lãnh đạo và phân chia lợi nhuận cao hơn.
Kết luận: Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, cạnh tranh và độc quyền luôn
tồn tại song hành với nhau. Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền
đối lập với cạnh tranh tự do. Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thể thủ
tiêu được cạnh tranh, trái lại còn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt
và có sự phá hoại to lớn hơn. Mức độ khốc liệt của cạnh tranh và độc quyền
phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nền kinh tế thị trường.
2. Biện pháp bảo vệ cạnh tranh lành mạnh:
Về phía nhà nước:
Vai trò điều tiết của Nhà nước đối với cạnh tranh là kết quả của sự nhận thức
đối với thị trường và đối với cạnh tranh. Mặc dù, ngày từ những ngày đầu khai
sinh ra mô hình cạnh tranh tự do, nhà kinh tế học lỗi lạc Adam Smith đã đặt vai
trò cảu Nhà nước trong mối quan hệ cạnh tranh như một con chó canh cửa
(watch dog) cho thị trường bằng chức năng chống ngoại xâm, đảm bảo trật tự
xã hội và công bằng trong lợi ích. Nhưng sau đó, sự lên ngôi của bàn tay vô
hình đã xóa mờ những cảnh báo của công đối với những biến dạng của thị
trường. Vì thế, vai trò của Nhà nước trở nên mờ nhạt đối với cạnh tranh. Cho
đến nay, khi nhận thức về tính hai mặt của cạnh tranh không còn nằm trong các
lý thuyết kinh tế kinh điển hay hiện đại mà được kiểm chứng bởi thị trường thì
yêu cầu điều tiết của Nhà nước trở nên bức thiết.
Hoàn thiện quy định pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh:

26
• Cần pháp điền hoá hệ thống pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh
theo hướng thống nhất các quy định giữa các văn bản và sửa đổi các quy
định không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay;
• Xây dựng ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2018 theo
hướng đảm bảo tính hiệu quả, thực thi bằng việc bổ sung hướng dẫn một
số nội dung còn thiếu;
• Tiếp thu các quy định của pháp luật các quốc gia có nền kinh tế phát triển
trên thế giới, hướng đến một văn bản hướng dẫn dễ hiểu, khoa học và
chính xác;
• Thống nhất các quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong
các văn bản luật chuyên ngành, cụ thể hành vi cạnh tranh không lành
mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi
quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh trong Luật Quảng cáo,
hành vi khuyến mại trong Luật Thương mại,…
Hoàn thiện quy định các chế tài xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
• Cần xem xét mức độ xử phạt và hình thức xử phạt đối với các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh. Trên thực tế, những hành vi cạnh tranh
không lành mạnh có thể mang lại lợi ích khổng lồ cho doanh nghiệp,
nhiều hơn rất nhiều so với số tiền phạt họ phải gánh chịu.
• Dự thảo về xử lý, xử phạt về hành vi cạnh tranh không lành mạnh hiện
đang trong quá trình xem xét tăng mức xử phạt để tăng mức xử phạt răn
đe. Tuy nhiên, còn nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh pháp luật
nhiều quốc gia quy định là tội phạm nhưng Bộ Luật Hình sự của Việt
Nam chưa quy định, trong đó có hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh,
hoạt động tình báo công nghiệp…
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cạnh tranh
không lành mạnh:
• Đối tượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cạnh tranh không
lành mạnh chủ yếu nên hướng tới là cộng đồng doanh nghiệp. Nội dung
tuyên truyền cần giúp các doanh nghiệp nhận diện những hành vi cạnh
tranh không lành mạnh và quyền khiếu nại, khởi kiện của doanh nghiệp
bị xâm hại, các hình thức chế tài có thể áp dụng đối với doanh nghiệp có
hành vi vi phạm.
• Tăng cường công tác đào tạo cán bộ: xử lý cạnh tranh không lành mạnh
là vấn đề pháp lý rất mới ở Việt Nam. Chính vì thế, trong thời gian tới,
27
cần có biện pháp thích hợp để đào tạo cán bộ, nhất là các cán bộ hoạt
động thực tiễn trong vấn đề này. Bên cạnh đó, đào tạo, bồi dưỡng thẩm
phán thích hợp để chuẩn bị kiến thức, kinh nghiệm cần thiết khi phải xử
lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh:
Đấu tranh với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là nhiệm vụ khá mới
mẻ đối với Việt Nam nhưng là lĩnh vực mà nhiều quốc gia trên thế giới rất có
kinh nghiệm. Trong bối cảnh ấy, việc tham khảo, học tập kinh nghiệm nước
ngoài trong việc xử lý các vấn đề về cạnh tranh, trong đó có cạnh tranh không
lành mạnh là rất cần thiết. Vì vậy, cần có các chương trình hợp tác nghiên cứu,
học tập trao đổi kinh nghiệm với các nước có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh
vực pháp luật cạnh tranh nói chung và trong việc đấu tranh chống hành vi cạnh
tranh không lành mạnh nói riêng để tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan quản
lý cạnh tranh của Việt Nam và các cán bộ của cơ quan này có thêm kiến thức,
năng lực và trình độ để xử lý các vấn đề mà thực tiễn Việt Nam đặt ra.
Về phía Hiệp hội nghề nghiệp:
Cần thường xuyên xây dựng và ban hành quy tắc hợp tác chống cạnh tranh
không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực.
Đồng thời, tuyên truyền để doanh nghiệp thành viên mới ra đời hay mới triển
khai dịch vụ, sản phẩm về các chỉ dẫn hàng hoá.
Hiệp hội cần làm tốt vai trò là một tổ chức thống nhất bảo vệ doanh nghiệp
trước các hành vi vi phạm chỉ dẫn gây nhầm lẫn đến từ các quốc gia khác.
Về phía các doanh nghiệp:
Cần tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh nói chung, các chính
sách về cạnh tranh. Trong xu thế mới, việc tuân thủ pháp luật, cạnh tranh lành
mạnh, đây cũng là một cách để xây dựng thương hiệu trên thị trường.
Đẩy mạnh quan tâm, xúc tiến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, kiểu
dáng công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về các nội dung thuộc
chỉ dẫn hàng hóa.
Mặt khác, tự xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh chuyên nghiệp và
dài hạn như xây dựng và quảng bá thương hiệu, xây dựng những kênh phân
phối mới; khai thác lợi thế cạnh tranh của riêng mình.
Về phía người tiêu dùng:

28
Người tiêu dùng cần có cái nhìn đúng đắn và chính xác về hàng hoá, sản phẩm
mình sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng và loại ra danh sách tiêu dùng của mình
những sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, vi phạm pháp luật, có dấu hiệu cạnh
tranh không lành mạnh.
Nếu phát hiện những sản phẩm, hàng hoá là sản phẩm của hành vi cạnh tranh
không lành mạnh có thể lên án và vận động người tiêu dùng khác không sử
dụng, tạo sức ép cho doanh nghiệp vi phạm, từ đó tạo một cơ chế vững chắc
hạn chế tối đa các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường,…
3. Biện pháp chống độc quyền:
Để duy trì cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền chúng ta cần phải thực
hiện một số biện pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới nhận thức về cạnh tranh, thống nhất quan điểm đánh
giá và vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tê. Xem cạnh tranh trong nền kinh
tế pháp luật hợp thức là động lực của sự phát triển và nâng cao hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp. Xác định rõ ràng và hợp lí vai trò của Nhà nước
cũng như vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế,
hạn chế doanh nghiệp Nhà nước độc quyền kinh tế. Đẩy nhanh quá trình cải
cách doanh nghiệp Nhà nước. Giảm dần độc quyền của các doanh nghiệp Nhà
nước, tháo gỡ dần rào cản đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh, tăng tính hấp dẫn
đối với nhà đầu tư nước ngoài, giảm gánh nặng cho ngân sách quốc giá.
Thứ hai, cải tổ pháp luật về cạnh tranh và hạn chế những hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trên thị trường. Nới lỏng các điều kiện hội nhập và rút lui
khỏi thị trường để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, Nhà nước cần tiến hành xây dựng một cơ quan chuyên trách với mục
đích theo dõi, giám sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền. Rà
soát và hạn chế bớt số lượng các lĩnh vực độc quyền,. Kiểm soát, giám sát độc
quyền chặt chẽ hơn các hành vi lạm dụng của doanh nghiệp lớn. Trong trường
hợp cần thiết thì đổi mới chế độ chứng từ, kế toán, kiểm toán để tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác giám sát tài chính của doanh nghiệp.
Thứ tư, thực hiện những biện pháp cải tiến môi trường thông tin và pháp luật
theo hướng minh bạch và kịp thời hơn, đồng thời nhanh chóng cải cách thủ tục
hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia cạnh
tranh,

29
Thứ năm, tổ chức lại cơ cấu và kiểm soát độc quyền kể cả độc quyền tự nhiên.
Ví dụ việc xóa bỏ độc quyền trong kinh doanh, chỉ duy trì độc quyền ở một số
ngành quan trọng phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế như: sản xuất và
truyền tải điện năng, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, xây dựng cơ sở
hạ tầng,…
Thứ sáu, ban hành luật pháp và chính sách chống độc quyền. Nhằm ngăn chặn
những hành vi nhất định như cấm các hãng cấu kết cùng nhau nâng giá, hoặc
hạn chế một số cơ cấu thị trường nhất định. Nhà nước cần phải có luật cạnh
tranh với mục đích đảm bảo và duy trì môi trường cạnh tranh. Nội dung luật
cạnh tranh phải phù hợp với những biến động của môi trường cạnh tranh trong
nước cũng như những yếu tố liên quan đến nước ngoài. Kiểm soát giá cả đối
với hàng hoá và dịch vụ do hãng độc quyền cung cấp là một giải pháp phổ biến
khác. Mục đích của nó là buộc hãng độc quyền phải bán sản phẩm ở mức giá
cạnh tranh.
Như vậy, việc thực hiện chế độ độc quyền do nhiều nguyên nhân gây ra đồng
thời cũng gây ảnh hưởng không ít đến công việc cạnh tranh không lành mạnh.
Chính vì vậy, để đảm bảo duy trì cạnh tranh lành mạnh và tính độc quyền thì
cần phải có những biện phạm cụ thể áp dụng từ pháp luật đến thực tế thì mới
đảm bảo kiểm soát được tính độc quyền.

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lê-nin, NXB Giáo dục & Đào tạo, Hà
Nội, 2018.
2. Tạp chí điện tử của bộ ngoại giao Mỹ tháng 2/1999 “Chính sách cạnh tranh
và chống độc quyền quốc tế”.
3. https://truongchinhtri.binhthuan.dcs.vn/Tin-tuc/post/207819/ban-ve-vai-tro-
cua-nha-nuoc-trong-hoat-dong-bao-ve-canh-tranh-tren-thi-truong

31

You might also like