You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

KHOA QUỐC TẾ HỌC


________

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


LỊCH SỬ HÀN QUỐC

Đề tài: TÁC ĐỘNG VIỆC XÂY DỰNG HỆ


THỐNG TIỂU KINH VÀ CHÍNH SÁCH TÁI
ĐỊNH CƯ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
SILLA THỐNG NHẤT
GVHD: TS. BÙI THỊ THOA
NHÓM 3

STT HỌ VÀ TÊN MSSV


1 Nguyễn Thảo Linh 2213066
2 Nguyễn Thị Diệu Linh 2213067
3 Tạ Thị Thảo Loan 2213071
4 Phạm Khánh Hiền Lương 2213072
5 Bơ Ju Nai Mi 2213075
6 Hà Thị Thanh Nga 2213080
7 Đỗ Thị Kim Ngọc 2213088
8 Nguyễn Tiểu Ngọc 2213092
9 Trần Bảo Ngọc 2213094
10 Đỗ Thị Tố Như 2213103

Lâm Đồng, tháng 8 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA QUỐC TẾ HỌC
________

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


LỊCH SỬ HÀN QUỐC

Đề tài: TÁC ĐỘNG VIỆC XÂY DỰNG HỆ


THỐNG TIỂU KINH VÀ CHÍNH SÁCH TÁI
ĐỊNH CƯ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
SILLA THỐNG NHẤT
GVHD: TS. BÙI THỊ THOA
NHÓM 3

STT HỌ VÀ TÊN MSSV


1 Nguyễn Thảo Linh 2213066
2 Nguyễn Thị Diệu Linh 2213067
3 Tạ Thị Thảo Loan 2213071
4 Phạm Khánh Hiền Lương 2213072
5 Bơ Ju Nai Mi 2213075
6 Hà Thị Thanh Nga 2213080
7 Đỗ Thị Kim Ngọc 2213088
8 Nguyễn Tiểu Ngọc 2213092
9 Trần Bảo Ngọc 2213094
10 Đỗ Thị Tố Như 2213103

Lâm Đồng, tháng 8 năm 2023


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................3
1.Lý do chọn đề tài................................................................................................3
1.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài:.................................................................3
1.2. Ý nghĩa thực tiễn:..................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu............................................................................................4
3. Mục đích và nhiệm vụ.......................................................................................4
3.1. Mục đích nghiên cứu:...............................................................................4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:...............................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................6
6. Bố cục của tiểu luận..........................................................................................6
Chương 1..............................................................................................................8
VÀI NÉT VỀ SILLA THỐNG NHẤT..............................................................8
1.1. Khái quát về Silla thống nhất...................................................................8
1.1.1. Về chính trị thời kỳ Silla thống nhất............................................9
1.1.2. Về tổ chức xã hội thời kỳ Silla Thống Nhất...............................10
1.1.3. Về văn hóa thời kỳ Silla Thống Nhất.........................................11
Chương 2............................................................................................................13
CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH CƯ CỦA SILLA THỐNG NHẤT......................13
2.1. Khái niệm tái định cư thời hiện đại........................................................13
2.2 Khái niệm chính sách tái định cư của Silla thống nhất............................13
Chương 3............................................................................................................15
VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIỂU KINH...............................................15
3.1. Tái phân chia đơn vị hành chính.............................................................15
3.2. Xây dựng hệ thống tiểu kinh..................................................................15
Chương 4............................................................................................................19
TÁC ĐỘNG VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIỂU KINH VÀ CHÍNH
SÁCH TÁI ĐỊNH CƯ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SILLA THỐNG
NHẤT.................................................................................................................19
4.1. Về chính trị.............................................................................................19
4.2. Về kinh tế................................................................................................19
4.3. Văn hóa và nghệ thuật............................................................................20
4.4. Về xã hội.................................................................................................22
4.5. Về quân sự..............................................................................................23
KẾT LUẬN........................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................26
BẢNG ĐÁNH GIÁ............................................................................................28
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, các
khoa, phòng và quý thầy, cô của Trường Đại học Đà Lạt, những người tận tụy
và tạo cho chúng em điều kiện tốt nhất về trình độ chuyên môn trong công tác
giảng dạy, cả về mặt cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại. Giúp quá trình tiếp thu tri
thức của sinh viên Trường Đại học Đà Lạt nói chung và sinh viên Khoa Quốc tế
học nói riêng được hiệu quả và tạo sự hứng thú trong quá trình học tập.
Bên cạnh đó, chúng em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến với cô Bùi Thị
Thoa – người trực tiếp giảng dạy học phần Lịch sử Hàn Quốc và cũng là người
hướng dẫn chúng em thực hiện bài tiểu luận này. Trong suốt quá trình học môn
Lịch sử Hàn Quốc, cô là người truyền lửa và đặt nền móng cho chúng em kiến
thức lịch sử của đất nước Hàn Quốc. Bên cạnh việc tâm huyết hết mình trong
những bài giảng trên lớp, cô còn là người sát cánh, giúp chúng em tìm ra câu trả
lời cho những câu hỏi về Lịch sử Hàn Quốc. Trong quá trình thực hiện bài tiểu
luận này, lần đầu thực hiện cùng với những hiểu biết vẫn còn nhiều hạn chế nên
khó tránh khỏi những thiếu sót. Cô Bùi Thị Thoa không chỉ là người truyền đạt
kiến thức cho chúng em, mà những bài học về cuộc sống cô chia sẻ, chúng em
tin đây chính là những hành trang quý báu, dẫn dắt chúng em vào đời: sự nhiệt
tình trong việc giúp chúng em tìm ra đáp án cho những câu hỏi của bài tiểu luận,
kĩ năng thuyết trình, sự tự tin khi nói trước đám đông, nét tỉ mỉ trong từng việc
làm,... Tất cả giúp chúng ta rèn giũa thêm kinh nghiệm sống.
Bài tiểu luận này là tiền đề và điều kiện vô cùng tốt để các thành viên
trong nhóm và cả các bạn trong lớp phát triển kĩ năng tìm kiếm thông tin, có sự
hùng biện và đích đến cuối cùng là những kiến thức về lịch sử nói riêng và các
mặt của cuộc sống nói chung được lĩnh hội và mở rộng. Ngoài ra, tinh thần đoàn
kết và tính trách nhiệm là bài học lớn thứ hai chúng em học được trong suốt quá
trình làm bài tiểu luận này. Tinh thần đoàn kết của một tập thể làm nên sức
mạnh to lớn; kết hợp cùng sức mạnh tri thức sẽ dẫn chúng em đi thật xa trên
hành trình của cuộc sống.
1
Bài tiểu luận này là sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm, song do còn
nhiều hạn chế về mặt kiến thức nên khó tránh khỏi những sai sót trong bài làm.
Chúng em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của cô và các
bạn để bài tiểu luận của chúng em về đề tài : “Tác động việc xây dựng hệ thống
tiểu kinh và chính sách tái định cư đối với sự phát triển của Silla Thống Nhất”
ngày càng hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn !

2
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1.Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Việc nghiên cứu khoa học đề cập tới một quá trình dài được thu nhận kiến
thức, thấu hiểu các hiện tượng, kiểm tra các giả thuyết và tìm giải pháp cho các
vấn đề. Nó liên quan đến việc áp dụng các phương pháp nghiêm ngặt, thu thập,
phân tích và giải thích dữ liệu để tạo ra những phát hiện đáng tin cậy và có thể
kiểm chứng. Có thể thấy được từ nửa cuối thế kỉ thứ VII, Silla đã thống nhất bán
đảo Hàn, chấm dứt thời kỳ Tam Quốc và mở đầu cho một thời kỳ hưng thịnh.
Nhưng phải sau 9 năm Silla Thống Nhất mới quyết định xây dựng hệ thống tiểu
kinh và chính sách tái định cư, có thể thấy ở thời điểm đó việc đồng nhất thể
chế chính trị, văn hóa, xã hội,... của cả ba vương quốc là một điều vô cùng khó
khăn và nan giải. Chiến tranh vừa qua, sự mất mát là điều không thể tránh khỏi,
bình định lại đất nước là nhiệm vụ trước mắt. Khi đất nước ổn định và phát triển
cũng là lúc Silla xây dựng hệ thống tiểu kinh và chính sách tái định cư nhằm
mang lại sự ổn định và phát triển của một quốc gia thống nhất. Đồng thời, còn
thể hiện sự thống trị của Silla Thống Nhất đối với 5 tiểu kinh đô và các hoàng
thân, quốc thích của Baek Je và Koguryo cũ.
1.2.Ý nghĩa thực tiễn:
Trong thời kì quan hệ song phương giữa Việt Nam – Hàn Quốc đang phát
triển và có những bước tiến nhảy vọt. Là một trong những sinh viên của ngành
Hàn Quốc học Trường Đại học Đà Lạt. Chính chúng em trong tương lai sẽ trở
thành cầu nối đưa quan hệ quốc tế của Việt Nam với Hàn Quốc ngày một tốt đẹp
hơn. Chính vì thế, bộ môn Lịch sử Hàn Quốc là một trong những nội dung quan
trọng giúp chúng em hiểu hơn về lịch sử, sự hình thành đất nước Hàn Quốc. Bên
cạnh đó, để có thể học tốt tiếng Hàn; lịch sử là phần gốc rễ nhất giúp ta nắm rõ
cội nguồn dân tộc của một đất nước. Việc học lịch sử để hiểu về sự sinh tồn,
phát triển về cả văn hóa, nền văn minh của cả một dân tộc. Khi bước vào môi
trường làm việc với người Hàn Quốc, hiểu rõ lịch sử nước bạn là một lợi thế lớn
3
giúp ta thích ứng với các nguyên tắc, quy tắc ứng xử, định hướng giá trị con
người, những quan điểm về tự nhiên, xã hội,... Với tinh thần ham học hỏi chúng
em rất muốn được củng cố thêm nền kiến thức về lịch sử, chính trị, kinh tế,...của
Lịch sử Hàn Quốc nói chung và thời đại Silla nói riêng. Chính vì thế chúng em
mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về lịch sử Hàn Quốc nên đã chọn đề tài
“TÁC ĐỘNG VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIỂU KINH VÀ CHÍNH SÁCH
TÁI ĐỊNH CƯ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SILLA THỐNG NHẤT”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Cho đến nay, đề tài “ Tác động hệ thống tiểu kinh và chính sách tái định
cư đối với sự phát triển của Silla thống nhất ” đã được nhiều nhà sử học, học giả
đề cập đến. Tiêu biểu là các công trình sách của các tác giả như:
1. Hàn Quốc lịch sử - văn hóa (1995), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Andew C.Nahn, Lịch sử và văn hóa bán đảo Triều Tiên (2005), Nxb
Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
3. Biên soạn giáo trình Hàn Quốc học: Lịch sử Hàn Quốc (2005) ,
ĐHQG Seoul & ĐHQG Hà Nội.
4. ThS. Lê Đình Chỉnh, Vài nét về sự hưng thịnh và suy sụp của Shilla
trên bán đảo Hàn từ thế kỷ VII đến thế kỷ X – nhìn từ góc độ sử học,
Khoa Đông Phương học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
ĐHQG Hà Nội.
Bên cạnh đó, trang tìm kiếm điện tử uy tín của Hàn Quốc có sự đề cập
đến “Hệ thống tiểu kinh và chính sách tái định
cư” :http://contents.history.go.kr/front
Có thể thấy, những công trình nghiên cứu khoa học nói trên chính là
nguồn tài liệu quý giá và hữu ích giúp nhóm chúng em hoàn thành bài tiểu luận
này.
3. Mục đích và nhiệm vụ
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Các thành viên nhóm 3 với sự tò mò và tinh thần ham học hỏi đối với
môn Lịch sử Hàn Quốc, đồng thời với nguyện vọng tìm hiểu rõ hơn về quá trình
4
hình thành và phát triển của Lịch sử Hàn Quốc nói chung và thời đại Silla
Thống Nhất nói riêng nên đã thống nhất chọn đề tài này để làm bài tiểu luận.
Đồng thời có thể chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong những chính sách của
Silla Thống Nhất. Bài tiểu luận nhằm củng cố thêm kiến thức về tác động của
việc xây dựng hệ thống tiểu kinh và chính sách tái định cư đối với sự phát triển
của Silla Thống Nhất. Bên cạnh đó, chính sách của Silla Thống Nhất cũng là bài
học quý báu trong việc áp dụng đến tận ngày nay, trong việc phân chia các quận,
huyện, các cấp,... của bất kì quốc gia nào. Chính vì thế, hiểu rõ về “Tác động hệ
thống tiểu kinh và chính sách tái định cư đối với sự phát triển của Silla Thống
Nhất” cũng chính là nắm rõ được cách quản lý lãnh thổ của Silla Thống Nhất và
sự hưng thịnh đỉnh cao của Silla Thống Nhất.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trong quá trình bàn bạc, hoàn thành bài tiểu luận này, nhiệm vụ là tìm
kiếm, tổng hợp và lựa chọn những tài liệu liên quan đến “Tác động chính sách
tái định cư và việc xây dựng hệ thống tiểu kinh đối với Silla Thống Nhất” sau đó
tìm phương pháp nghiên cứu phù hợp. Từ những chất liệu nền có sẵn, phải kết
luận được tác động của chính sách tái định cư và việc xây dựng hệ thống tiểu
kinh đến Silla Thống Nhất về mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,...
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Hệ thống tiểu kinh và chính sách tái định cư của Silla Thống Nhất.
- Không gian nghiên cứu: Triều đại Silla.
- Phạm vi không gian: Vùng đất thuộc Silla Thống Nhất.
- Phạm vi thời gian: 676 - 935
5. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận được tham khảo từ các tài liệu và nguồn sách đáng tin cậy,
đồng thời nhờ sự hướng dẫn của giảng viên bộ môn và các bài viết trên internet,
giáo trình, sách tham khảo...
Chúng em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp
logic, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích,...

5
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử : Chúng em đã có sự xem xét và trình
bày quá trình phát triển của Silla Thống Nhất theo một trình tự liên tục và nhiều
mặt, trong mối liên hệ với mối quan hệ với Baek Je và Koguryo cũ. Đảm bảo
tính liên tục về thời gian của các sự kiện ra đời của 5 tiểu kinh đô; làm rõ điều
kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển và biểu hiện của 5 tiểu kinh đô được Silla
Thống Nhất xây dựng.
- Phương pháp phân tích : Phân tích “ Tác động hệ thống tiểu kinh và
chính sách tái định cư đối với sự phát triển của Silla thống nhất ” thành những
mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức,
phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết cho trước từ đó
chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp : Sau khi sử dụng phương pháp phân tích trong
quá trình làm bài kế đến chúng em liên kết những mặt,những bộ phận, những
mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để
tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Đây
là phương pháp hiệu quả trong việc đưa ra đánh giá và kết luận cuối cùng của
phần tiểu luận.
6. Bố cục của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo chính, bố cục của bài tiểu
luận bao gồm bốn chương :
- Chương 1: Vài nét về Silla thống nhất.
- Chương 2: Chính sách tái định cư của Silla thống nhất.
- Chương 3: Việc xây dựng hệ thống tiểu kinh của Silla thống nhất.
- Chương 4: Tác động việc xây dựng hệ thống tiểu kinh và chính sách tái định
cư đến sự phát triển của Silla thống nhất.

6
Chương 1

VÀI NÉT VỀ SILLA THỐNG NHẤT

1.1. Khái quát về Silla thống nhất


Trong cuộc chiến tranh thống nhất Tam Quốc, Silla liền thực hiện một
sách lược sáng tạo mới, liên kết với những lực lượng kháng chiến cũ của
Koguryo đánh đuổi nhà Đường. Năm 670, quân đội của Silla đã đẩy lui quân
Đường ra khỏi Paekche. Tiếp đến, năm 676 Silla mở những cuộc tấn công vào
quân Đường ở vùng lòng chảo sông Hàn và sau đó liên tiếp đẩy lui quan Đường
ra khỏi bán đảo Triều Tiên. Trước những thất bại đó, nhà Đường đã chấp nhận
rút quan khỏi bán đảo và phải rời An Đông đô hộ phủ về bán đảo Liêu Đông -
Trung Quốc, công nhận quyền bá chủ của Silla ở Triều Tiên. Như vậy, đến nửa
cuối thế kỷ thứ VII. Silla đã thống nhất bán đảo Triều Tiên, chấm dứt thời kỳ
Tam Quốc và bước vào một thời kỳ hưng thịnh.

Sau khi giành được quyền bá chủ của mình trên bán đảo Triều Tiên. Silla
Thống Nhất lập ra một vương triều mới lấy Khánh Châu làm kinh đô và bước
vào thời kỳ thịnh trị. Thống nhất ba quốc gia trên Bán đảo Triều năm 676, Silla
Thống Nhất đã có sự phát triển đáng kể cả về lãnh thổ và dân số. Silla Thống
Nhất là một nhà nước tồn tại trong thời gian từ năm 668 đến năm 935.

Chúng ta có thể thấy sự kiện quân Silla đánh bại sự xâm lược của nhà
Đường có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đóng vai trò nền tảng trong việc phát triển
xã hội-văn hóa, tạo điều kiện để xây dựng nền móng cho sự phát triển lịch sử
giành độc lập dân tộc của nhân dân bán đảo Triều Tiên.1

1
Tham khảo bài giảng tóm tắt Lịch sử Hàn Quốc, ThS. Bùi Thị Thoa, Tr16,17.
7
Hình 1: Bản đồ Silla Thống Nhất ( Ảnh Internet )

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=jHZZTOg4uoY

Nhìn chung sự hưng thịnh của Silla được thể hiện ở một số nội dung sau
đây:

1.1.1. Về chính trị thời kỳ Silla thống nhất.


1.1.1.1 Silla Thống Nhất giai đoạn đầu sau thống nhất
Thời kỳ đầu nền chính trị vẫn mang đậm nét của thời Tam Quốc. Tuy
nhiên, đến thời vua Simun (681 - 692) trị vì. Khi đó quyền lực tối cao đã
được tập trung vào tay vua. Vua Simun còn cho rà soát và thanh trừng nhiều
nhóm quý tộc chống đối. Bằng những việc làm tích cực của mình, Nhà vua
đã củng cố và xây dựng thể chế chính trị, quân sự đưa Silla Thống Nhất bước
vào thời kỳ ổn định và phát triển. So với thời Tam Quốc, bộ máy hành chính
của Silla Thống Nhất đã được củng cố chặt chẽ và quyền lực được tập trung
hơn.

8
1.1.1.2 Silla Thống Nhất giai đoạn ổn định chính trị

Silla Thống Nhất thành lập 9 châu: Thượng Châu, Lương Châu, Khang
Châu, Hùng Châu, Toàn Châu, Vũ Châu, Hán Châu, Sóc Châu, Minh Châu.
Đặt trực tiếp dưới sự quản lý của nhà nước Silla Thống Nhất là những cơ sở
kinh tế xã hội quan trọng góp phần tạo ra sự ổn định của một quốc gia thống
nhất.

1.1.1.3 Silla Thống Nhất thực hiện chính sách tái định cư và xây dựng hệ
thống tiểu kinh đô

Chín năm sau khi thống nhất đất nước, nhà nước Silla Thống Nhất đã tiến
hành sắp đặt lại tầng lớp quý tộc ở những vùng đất thuộc Koguryo và
Packche trước đây, bằng cách lập thêm 5 tiểu kinh đô thứ hai trực thuộc
chính quyền trung ương đó là các tiểu kinh. Ngoài ra, Silla Thống Nhất còn
thiết lập 5 tiểu kinh gồm: Trung Nguyên Kinh, Bắc Nguyên Kinh, Kim Quan
Kinh, Tây Nguyên Kinh, Nam Nguyên Kinh.

1.1.2. Về tổ chức xã hội thời kỳ Silla Thống Nhất


Quyền lực tối cao đã được tập trung vào tay vua. Silla Thống Nhất lập ra
một tổ chức hành chính cao nhất trong bộ máy chính quyền là Chipsabu. Tổ
chức này đại diện cho tầng lớp quý tộc. Sự ra đời của Chipsabu cùng với người
đứng đầu- một quý tộc cao cấp của triều đình là Chungsi đã chứng tỏ cấu trúc
chính trị của nhà nước Silla Thống Nhất ngày càng trở nên độc đoán. Cùng với
việc củng cố triều đình trung ương, để cai trị một lãnh thổ rộng lớn. Nhà nước
Silla Thống Nhất còn cho thiết lập và quản lý hệ thống chính quyền các cấp ở
địa phương. Đại đa số người dân trong xã hội là thường dân. Nô tì cũng là tầng
lớp khá đông đảo trong xã hội, không có thân phận tự do và gần như không có
quyền lợi gì. Tiện dân là tầng lớp thấp hèn nhất, họ bị kiểm soát chặt chẽ và bị
đóng dấu lên mặt.

9
Hình 2: Hình ảnh minh họa vị vua Simun( Ảnh Internet )

Nguồn: https://namu.wiki/w/%EC%8B%A0%EB%AC%B8%EC
%99%95?fbclid=IwAR3NGUB07iyIrIYyz8M-
yaW8Tm3tK_5SeNu00dF64rdpdaUMnHpm4PFylAQ

1.1.3. Về văn hóa thời kỳ Silla Thống Nhất


1.1.3.1 Phật giáo
Có thể nói, những thành tựu về văn hoá cũng chiếm một vị trí quan trọng
trong đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp cư dân Silla Thống Nhất.
Trước hết có thể thấy, đạo Phật ở thời kỳ này đã trở thành hệ tư tưởng chính của
nhà nước Silla Thống Nhất. Văn hóa Phật giáo phát triển rực rỡ. Trong thời kỳ
này, nhiều kiệt tác tài sản văn hóa Phật giáo đã được tạo ra và nhiều trong số đó
vẫn còn tồn tại. Người ta nhận thấy, ở Silla Thống Nhất cứ 10 người thì có 8 - 9
người theo đạo Phật.

Hầu hết các di sản Phật giáo vĩ đại và danh lam thắng cảnh đại diện cho
Silla và Hàn Quốc, chẳng hạn như Chùa Bulguksa và Động Seokguram , đã
được hoàn thành trong Thời kỳ Silla Thống nhất. Động Seokguram được xây
dựng bởi Kim Dae-seong của Silla Thống nhất trong Thời kỳ Nam Bắc Kỳ.
Chùa Bulguksa là ngôi chùa trong hang đá tiêu biểu của Hàn Quốc, đây là một
kiệt tác di sản văn hóa Phật giáo và Bảo vật Quốc gia số 24.

10
1.1.3.2 Nho giáo
Ở Silla Thống Nhất, nơi không còn chiến tranh, Vua Sinmun là vị vua thứ
31, đã thành lập Gukhak đó là một cơ sở giáo dục Nho giáo. Nho giáo vào bán
đảo Triều Tiên không chỉ góp phần tăng cường kỷ cương, pháp luật, ổn định trật
tự xã hội, mà còn là công cụ để phát triển nền học vấn ở Silla Thống Nhất. Năm
788, hệ thống khoa cử được áp dụng để tuyển chọn người làm quan. Động thái
này đã phản ánh được khát vọng đề cao Nho học hơn là chỉ dựa vào hệ thống cốt
phẩm để tuyển chọn quan lại. Nho giáo ngày càng được khẳng định và chiếm
vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của mọi tầng lớp cư dân ở Silla.

11
Chương 2

CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH CƯ CỦA SILLA THỐNG NHẤT

2.1. Khái niệm tái định cư thời hiện đại


Khái niệm tái định cư thời hiện đại được hiểu là chính sách của nhà nước
nhằm giúp ổn định cuộc sống, bồi thường thiệt hại cho các chủ sở hữu nhà, tài
sản gắn liền với đất khi bị thu hồi theo quy định. Các chủ sở hữu được bồi
thường bằng nhiều phương thức khác nhau như cấp nhà xây sẵn, nhà tái định cư,
cấp chung cư, tiền,... Chuyển dân hoặc tái định cư là một loại hình di cư ồ ạt ,
thường do chính sách nhà nước. Trục xuất hoặc đày ải là một quá trình tương tự,
nhưng được áp dụng cưỡng bức đối với các cá nhân và nhóm.2

2.2 Khái niệm chính sách tái định cư của Silla thống nhất
Sau khi dành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh thống nhất Tam Quốc
Silla không trục xuất hay đày ải các hoàng thân, quốc thích, thường dân của
Baek Je và Koguryo (cũ). Bên cạnh đó, nhà nước Silla Thống Nhất còn tiến
hành sắp đặt lại tầng lớp quý tộc ở những vùng đất thuộc Koguryo và Packche
trước đây, bằng cách lập thêm 5 kinh đô thứ hai trực thuộc chính quyền trung
ương.
Vậy chúng ta có thể hiểu "Chính sách tái định cư" là chính sách nhằm di
chuyển các hoàng thân, quốc thích của Baek Je và Koguryo trước đây, cai quản
9 châu và 5 tiểu kinh lân cận kinh đô Khánh Châu của Silla Thống Nhất. Chính
sách tái định cư của Silla Thống Nhất thể hiện thái độ hòa hoãn với dân bị trị,
đồng thời là biện pháp chính trị để quản chế họ. Các tiểu kinh đô đặt trực tiếp
dưới sự quản lý của nhà nước Silla Thống Nhất là những cơ sở kinh tế xã hội
quan trọng góp phẩn tạo ra sự ổn định của một quốc gia thống nhất.

2
Khái niệm chính sách tái định cư thời hiện đại (https://homedy.com/news/tai-dinh-cu-la-gi-nha-o-dat-tai-
dinh-cu-co-duoc-mua-ban-tach-so-khong-ne5411).

12
Hình 3: Bản đồ thời Silla Thống Nhất ( Ảnh Internet )
Nguồn:
https://namu.wiki/w/%ED%86%B5%EC%9D%BC%EC%8B%A0%EB%9D
%BC?fbclid=IwAR3MnjxyX-
oq27QLXfhPFxXSi4q3pMKHgkJJhRY2KQWGCZKcfw6w475S2eM

13
Chương 3

VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIỂU KINH

3.1. Tái phân chia đơn vị hành chính


Do lãnh thổ mở rộng nên tổ chức chính quyền địa phương cũng được sắp
xếp lại. Silla Thống Nhất được chia làm 9 châu, dưới mỗi châu lại chia thành
quận huyện và nhà vua cử quan lại đến cai trị. Riêng đơn vị hành chính nhỏ nhất
là thôn (chon) thì giao cho Trưởng thôn, người của địa phương đảm trách. Ở các
địa phương trọng yếu, Silla Thống Nhất xây dựng hệ thống tiểu kinh- kinh đô
nhỏ ra đời. Silla Thống Nhất cho đặt 5 tiểu kinh với tư cách là khu vực hành
chính đặc biệt và chuyển một số quý tộc của Baek Je và Koguryo cũ đến sống ở
đó.
Các đơn vị hành chính cấp dưới như làng xã đều do các thế lực địa
phương cai quản. Ở các tỉnh lớn, năm tiểu kinh được đặt làm đặc khu hành
chính, và một số quý tộc của của Baek Je và Koguryo trước đây đã được chuyển
đến sống ở đó. Điều này là để bù đắp cho vị trí của thủ đô Geumseong , ở phía
đông nam của bán đảo Triều Tiên và để theo dõi sự phát triển của các lực lượng
địa phương.
Silla Thống Nhất được chia thành 9 tỉnh dưới thời trị vì của vua Sinmun.
Có các tỉnh trực thuộc các bang, có các quận và quận trực thuộc các bang. Ngoài
ra, Silla đã thiết lập một hệ thống gồm năm sogyeong (tiểu kinh đô) bằng cách
đặt các đặc khu hành chính gọi là sogyeong.3

3.2. Xây dựng hệ thống tiểu kinh


Tiểu kinh là một đơn vị hành chính do Silla thành lập nhằm an ủi và ổn
định lòng dân ở những nơi mới sáp nhập vào lãnh thổ, đồng thời củng cố sự
thống trị của họ. Có thể nói 5 tiểu kinh đô của Silla Thống Nhất là các tiểu kinh
đô hành chính đặc biệt được thành lập để cai quản thuận lợi lãnh thổ của mình.
Silla Thống Nhất thành lập tiểu kinh theo thứ tự, sau khi thống nhất Tam quốc,
tái tổ chức thành 5 tiểu kinh là : 중 원 경 (Trung Nguyên Kinh); 북 원 경 (Bắc
3
Lịch sử & văn hóa bán đảo Triều Tiên, Andrew C. Nahm, tr 56,57,58.
14
Nguyên Kinh); 김관경 (Kim Quan Kinh); 서원경(Tây Nguyên Kinh); 남원경
(Nam Nguyên Kinh).
 Trung Nguyên Kinh(중원경) là tiểu kinh được thành lập vào năm 557,
ngay sau khi Silla chinh phục lưu vực sông Hàn. Tiểu kinh được thành lập
để cai trị vùng đất chinh phục mới được sáp nhập.Trong triều đại Goryeo ,
nó được đổi tên thành Chungju và tiếp tục cho đến ngày nay.4
 Năm 639. 하슬라주 được chỉ định là Bắc Nguyên Tiểu Kinh (
북소경).Nhưng vào năm 658 Bắc Nguyên Tiểu Kinh(북소경) bị bãi bỏ.
Sau đó, vào năm 678 đã được thành lập Bắc Nguyên Kinh(북원경) tại
Wonju(원주), tỉnh Gangwon(강원).
 Tây Nguyên Kinh(서원경) là tiểu kinh được thành lập vào năm 685,
ngay sau khi Silla thống nhất tam quốc. Sau khi thống nhất ba vương
quốc, Vua Munmu và Vua Sinmun lần lượt thành lập Sogyeong trong khi
tổ chức lại hệ thống cai trị. Người ta cho rằng lý do thành lập tiểu kinh là
để bù đắp cho điểm yếu của thủ đô thiên về phía đông nam. Trong triều
đại Goryeo nó được đổi tên thành Cheongju và tiếp tục cho đến ngày nay.5
 Năm 685, Silla cho di dân Cao Câu Ly di cư đến Namwon(남원) là lãnh
thổ cũ của Baek Je và thành lập Nam Nguyên Kinh(남원경) . Ngay cả
trong triều đại Goryeo , tên Namwon vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến
bây giờ.
 Mặc dù chưa biết rõ thời gian Kim Quan Kinh thành lập, nhưng có khả
năng nó đã được thiết lập ngay sau khi thống nhất ba quốc gia hoặc vào
thời điểm đó. Khu vực Chiso của Geumgwangyeong ban đầu là lãnh thổ
của Geumgwan Gaya.

4
중원경(https://ko.m.wikipedia.org/wiki/%EC%A4%91%EC%9B%90%EA%B2%BD?fbclid=IwAR2zrX-
I49JdD82y37bGKup6WBaKM7LGHjHtgBZuOL1e423VOvv949j7u-k)
5
서원경(https://ko.m.wikipedia.org/wiki/%EC%84%9C%EC%9B%90%EA%B2%BD?
fbclid=IwAR3exnZvJM3l3_b_EAsB5wQ4DcZKjeVOzWuBU2Tc0R9L1cwwzkNzBCC2HWo).
15
Hình 4: Phân cấp hành chính của Silla Thống Nhất( Ảnh Internet )
Nguồn: http://contents.history.go.kr/mobile/ta/view.do?
levelId=ta_m31_0060_0010&fbclid=IwAR1hIUnPrOjG0ZOYZaaYx84jSKw2v
Oj2ull00ejT-hCBYeEB2w07hwApuZI
Chương 4
TÁC ĐỘNG VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIỂU KINH VÀ
CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH CƯ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
SILLA THỐNG NHẤT

Sau khi Silla Thống Nhất đề ra chính sách tái định cư và xây dựng hệ
thống tiểu kinh, mọi lĩnh vực có sự chuyển biến rõ rệt. Góp phần lớn tạo nên sự

16
ổn định và là tiền đề cho việc phát triển của bán đảo Triều Tiên nói chung và
Silla Thống Nhất nói riêng.

4.1. Về chính trị


Việc xây dựng hệ thống tiểu kinh và chính sách tái định cư phù hợp với
tình hình chính trị và thời cuộc của Silla Thống Nhất lúc bấy giờ. Silla Thống
Nhất vẫn giữ nguyên kinh đô trung tâm, có 9 châu xung quanh kinh đô chính và
5 tiểu kinh đô vệ tinh. Chính sách của Silla Thống Nhất mang tính hòa hoãn,
nhưng cũng có sự quản chế. Với những cải thiện về chính sách tuy mới mẻ
những lại đầy hợp lý này, Silla Thống Nhất đã làm dịu phần nào lòng dân ở
những nơi mới sáp nhập vào lãnh thổ, đồng thời củng cố hơn sự thống trị của
Silla Thống Nhất. Bên cạnh đó chính sách tái định cư và xây dựng hệ thống tiểu
kinh giúp ổn định và củng cố lại nền chính trị còn non trẻ dễ bị lung lay ngay
sau khi mới thống nhất. Chính nhờ chính sách này đã đưa Silla Thống Nhất
bước vào thời kỳ ổn định, phát triển. So với thời Tam Quốc, bộ máy hành chính
của Silla Thống Nhất đã được cũng cố chặt chẽ và quyền lực được tập trung
hơn.

4.2. Về kinh tế
Do có sự mở rộng lãnh thổ và dân cư rõ rệt và việc xây dựng lãnh thổ
thành 9 châu và 5 tiểu kinh đô nên thị trường kinh tế được mở rộng và ổn định
hơn. Các vùng có điều kiện phát huy tối đa thế mạnh về kinh tế của vùng mình
và tạo nên sự đa dạng về các loại hình nghành nghề, phát triển kinh tế theo từng
vùng.
Ở Silla Thống Nhất đã có sự xuất hiện của những nghành nghề đa dạng,
điển hình như: Xuất khẩu hàng thủ công, vàng bạc và nhân sâm, da hải cẩu sang
nhà Đường, nhập khẩu giấy sách, đồ sứ, vải lụa sa tanh, quần áo và sản phẩm
thủ công...
Sau khi Silla thống nhất tam quốc và đề ra chính sách tái định cư đồng
thời xây dựng hệ thống tiểu kinh đã giúp việc quan hệ thương mại Silla Thống
Nhất với các nước Trung Quốc, Nhật Bản trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Các
17
thương gia của Silla Thống Nhất đã vượt qua biển Vàng đến các tỉnh miền
duyên hải của Trung Quốc, nhất là tỉnh Sơn Đông để buôn bán, trao đổi.

4.3. Văn hóa và nghệ thuật


Khi chưa có sự thống nhất, ba vương quốc cùng một dân tộc nhưng có
nền chính trị, xã hội và văn hóa khác nhau. Nhưng sau khi Silla thống nhất ba
vương quốc, trong bối cảnh hòa bình, nền văn hóa ba vương quốc đã được kết
hợp để tạo nên một nền văn hóa Silla thống nhất huy hoàng. Bên cạnh đó, sự
giao lưu bản sắc từ các nền văn hóa khác nhau tạo nên sự đa dạng văn hóa các
vùng miền cũng như làm giàu thêm nền văn hóa chung tạo nên dấu ấn các cho
thành tựu văn hóa thời Silla Thống Nhất.
Các khía cạnh văn hóa được mở rộng, phát triển nhờ sự chia sẻ, học hỏi
rộng rãi giữa các vùng. Bên cạnh đó, chính sách tái định cư và việc xây dựng hệ
thống tiểu kinh còn thúc đẩy quá trình hợp nhất văn hóa, tạo nên một nền văn
hóa chung trên bán đảo Triều Tiên.

18
Hình 5: Hình ảnh chiếc mũ vàng được khai quật ở phía Bắc
Hwangnamdaechong thuộc khu lăng mộ vua Michu( Ảnh Internet )
Nguồn:
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Korea-
Seoul.National.Museum-Silla-Crown-01.jpg

 Phật giáo :
Đạo Phật là minh chứng cho sự phát triển huy hoàng về mặt văn hóa thời
Silla Thống Nhất. Sau khi có sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền với nhau,

19
Phật Giáo trở thành một nét chung đặc trưng của toàn bộ người dân ở Silla
Thống Nhất. Đạo Phật ở Silla Thống Nhất không chỉ có ảnh hưởng trong đời
sống tinh thần của cư dân mà còn có ảnh hưởng khá đậm nét trong đời sống
chính trị và xã hội.
Phật giáo phát triển hơn nữa sau khi thống nhất và truyền bá rộng rãi từ
quý tộc đến nô lệ. Đóng góp phần lớn trong việc ủng hộ chế độ chuyên quyền
mạnh mẽ bằng cách hợp nhất nhiều giai cấp thành một.

Hình 6: Tượng Phật Vairocana ngồi bằng tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc.
Nguồn:
https://en.wikipedia.org/wiki/Korean_art

4.4. Về xã hội
Chính sách tái định cư và xây dựng hệ thống tiểu kinh tác động mạnh mẽ
đến xã hội và vai trò các cấp trong xã hội cũng được phân chia rõ ràng. Cũng
nhờ chính sách này mà Silla Thống Nhất dễ điều hướng, quản thúc cũng như cai
trị quần chúng nhân dân. Chính sách đề ra đồng thời tạo sự đoàn kết toàn dân
sau trận chiến.
Việc xây dựng hệ thống 5 tiểu kinh đô tác động sâu sắc hơn về vai trò và
quyền lợi của các tầng lớp trong xã hội. Tầng lớp thượng lưu ăn thịt và cá. Hầu
hết nông dân ăn lúa mạch và gạo nhiều loại, và nước tương, bột đậu tương, muối
và tỏi trở thành gia vị chính. Người dân sống bằng lúa mạch và kê, còn trái cây
20
và rau được trồng. Những nô lệ khác nhau như trừng phạt, nợ nần, bị giam cầm,
buôn bán và cha truyền con nối họ không có bất kỳ quyền lợi hay nghĩa vụ nào
đối với nhà nước mà chi đóng vai trò là tài sản riêng của chủ sở hữu, và chịu sự
phục tùng của lao động

4.5. Về quân sự
Chính sách tái định cư và việc xây dựng hệ thống tiểu kinh được đề ra
cũng góp phần lớn trong việc định hình chiến lược quân sự của Silla Thống
Nhất. Thời kỳ đầu, quân đội Silla hình thành một lực lượng nhỏ các binh sĩ để
bảo vệ hoàng gia, quý tộc. Sau khi đề ra chính sách tái định cư và xây dựng hệ
thống tiểu kinh nhà vua đã trực tiếp lãnh đạo quân đội. Với tần suất chiến đấu
liên tục, Silla đã lập 6 đơn vị đồn trú địa phương ở các quận để canh gác và
phòng thủ quân địch (tại 9 châu và 5 tiểu kinh đô đã được thành lập). Nhờ chính
sách tái định cư và việc xây dựng hệ thống tiểu kinh đã giúp cho Silla Thống
Nhất luôn có sự quản lý đối với vùng lãnh thổ của mình và củng cố mạnh mẽ về
mặt quân sự.

Silla thống nhất đã thiết lập lại chế độ quân sự, lập ra 9 châu và 10 đình. 9
Seodang là đội quâsn chính quy có cả người của Baek Je, Koguryo, Malgal (Mạt
Hạt) tham gia, trong đó, người Silla là nòng cốt.

21
KẾT LUẬN

Bài học kinh nghiệm và những điều quý báu mà những người đi trước để
lại chính là kho tàng cho chúng ta ngày hôm nay và cho những thế hệ mai sau.
Trong suốt quá trình bàn bạc, tìm kiếm, tổng hợp và chọn lọc một số lượng
thông tin lịch sử vô cùng rộng lớn chúng em cũng đã đưa ra được một vài kết
luận :
Trước hết, nhắc đến Silla Thống Nhất ta nghĩ ngay đến một thời kỳ hưng
thịnh. Không thể không nói đến sự tài tình trong từng nước đi của Silla Thống
Nhất để có thể thống nhất cả ba vương quốc. Sau khi đã trở thành “Silla Thống
Nhất”, với lãnh thổ vô cùng rộng lớn cùng với sự khác biệt quá lớn về chính trị,
văn hóa, xã hội,... của cả ba vương quốc, nỗi lo về sự mâu thuẫn và những cuộc
nội chiến là điều không thể tránh khỏi. Silla Thống Nhất với sự cân nhắc kĩ
lưỡng, tập trung nhiều thời gian và công sức (9 năm sau khi thống nhất) đã xây
dựng hệ thống 5 tiểu kinh đô và chính sách tái định cư đối với các hoàng thân,
quốc thích của Beak Je và Koguryo cũ.
Có thể nói, chính sách này góp phần lớn giúp ổn định đất nước cũng như
giúp làm dịu sự khác biệt quá lớn về mọi mặt của ba vương quốc. Các hoàng
thân, quốc thích của Beak Je và Koguryo cũ gọi là những người có tiếng nói đối
vời toàn thể quần chúng nhân dân và các tầng lớp dưới hơn của Beak Je và
Koguryo cũ. Chính vì vậy, việc thực hiện chính sách hòa hảo khi xây dựng 5
tiểu kinh đô và 9 châu cũng chính là biện pháp làm êm dịu lại lòng dân chúng
của hai vương quốc cũ này.
Năm tiểu kinh đô được đặt xung quanh kinh đô chính của Silla Thống
Nhất đó chính là kinh đô Khánh Châu. Cũng vì vậy mà, 5 tiểu kinh đô nhỏ luôn
nằm trong sự kiểm soát, quản lý và thế chủ động hoàn toàn của Silla Thống
Nhất. Việc xây dựng hệ thống tiểu kinh và chính sách tái định cư nhằm ít gây ra
mâu thuẫn giữa nhân dân và triểu đình.
Năm tiểu kinh đô này còn được gọi các kinh đô vệ tinh của kinh đô
Khánh Châu, góp phần giảm sự và giúp ích trong việc bổ khuyết thiên lệnh ở

22
phía Nam của Silla Thống Nhất. Các kinh đô này không chỉ bảo vệ kinh đô lớn
khỏi sự tấn công các các nước khác, mà việc nằm rải rác xung quanh và bao phủ
toàn bộ Silla Thống Nhất còn giúp cho việc tấn công khi có kẻ thù xâm lược.
Silla Thống Nhất còn là thời kỳ mà ở đó có sự giao lưu văn hóa, kinh tế, xã
hội,... diễn ra một cách mạnh mẽ và rõ nét.
Bên cạnh đó, chúng em cũng có những đóng góp ý kiến nhỏ rằng với
chính sách tái định cư và việc xây dựng hệ thống tiểu kinh sẽ có xu hướng phát
triển như thế nào sau thời kỳ Silla Thống Nhất và đối với Hàn Quốc hiện nay.
Có thể nói, đây là bài học kinh nghiệm thiết thực trong việc dễ dàng quản lý và
kiểm soát đối với các quốc gia mới thống nhất. Bên cạnh đó, phải biết tính toán
và sử dụng thời cơ một cách đúng đắn, hợp lý. Minh chứng rõ nhất đó là vì sao
Silla Thống Nhất phải sau 9 năm mới đề ra chính sách tái định cư và xây dựng
hệ thống tiểu kinh. Hiện nay, không chỉ Hàn Quốc mà rất nhiều quốc gia chọn ra
các tiểu kinh đô ( thành phố ) vệ tinh bao quanh, ôm lấy kinh đô chính ( thủ đô )
của một quốc gia. Có thể nói, chính sách xây dựng hệ thống tiểu kinh vẫn còn
được áp dụng cho đến tận ngày hôm nay.
Đề tài này như dẫn dắt chúng em vào chặng hành trình lịch sử dài, mà ở
đó chúng em được nhìn thấy những sự phát triển, những bước tiến nhảy vọt, hay
những chính sách được đề ra chính là những kinh nghiệm quý báu trong việc
xây dựng và củng cố một đất nước. Những tiết học về môn Lịch Sử Hàn Quốc
và bài tiểu luận này có tác động lớn đến lượng kiến thức có phần còn hạn hẹp
của chúng em, đồng thời chúng em được tiếp thêm kỹ năng trong việc phân tích
và giải quyết vấn đề.
Bên cạnh đó, sự trau dồi, va chạm giữa các luồng ý kiến trái chiều ở
những thành viên trong quá trình thực hiện đề tài này thúc đấy sự phát triển, tính
tư duy logic của mỗi cá nhân, giúp bản thân các thành viên tiến thêm một bước
về phía trước đối việc thu nạp và chắt lọc thông tin. Bởi vì những nghiên cứu và
tài liệu về vấn đề này có giới hạn, nên việc chắt lọc và tổng hợp ý nghĩa thông
tin là thực sự cần thiết, đòi hỏi tính cẩn thận, logic, khả năng làm việc nhóm của
mỗi thành viên.
23
Tóm lại, vấn đề nghiên cứu này đối với chúng em vừa là cơ hội, vừa là
thử thách để chúng em có thể phát triển bản thân, và cũng là dịp chúng em hứng
thú tìm tòi những kiến thức, và kinh nghiệm mới trên con đường học tập của
mình.

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Tài liệu tham khảo sách:


1. Hàn Quốc lịch sử - văn hóa (1995), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Andrew C. Nahm, Lịch sử & Văn hóa bán đảo Triều Tiên (2005),
NXB Văn Hóa – Thông Tin.
3. Đại học Quốc Gia Seoul – Đại học Quốc Gia Việt Nam, Lịch Sử Hàn
Quốc.
 Tài liệu tham khảo trên trang Web (nguồn Internet):
1. Nhà nước Silla thống nhất và Balhae, https://cks.inas.gov.vn/index.php?newsid=18
2. 우리역사넷(Lịch sử Hàn Quốc), http://contents.history.go.kr/front
3. Vài nét về sự hưng thịnh và suy sụp của Shilla trên bán đảo Hàn từ thế kỷ VII đến thế
kỷ X – Nhìn từ góc độ sử học,
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/95586/1/KY_00044.pdf
4. 불원경 - 위키백과, 우리 모두의 백과사전,
https://ko.m.wikipedia.org/wiki/
5. 남원경 - 위키백과, 우리 모두의 백과사전,
https://ko.m.wikipedia.org/wiki/
6. Silla (57 TCN – 935) – Triều đại thiên niên kỷ trong lịch sử Hàn Quốc,
https://www.zila.com.vn/silla.html
7. Về Silla Thống Nhất,
https://namu.wiki/w/%ED%86%B5%EC%9D%BC%EC%8B%A0%EB
%9D%BC?
fbclid=IwAR2Lm9b_3YZCoq2oLHx3TFEs0ihkHYGA4lywlJf4G3Ctq8o
alfJD2PJnzNc

25
BẢNG ĐÁNH GIÁ

Bảng đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các thành viên trong nhóm 3

STT Họ và tên MSSV Đánh giá

1 2 3 4 5
1 Nguyễn Thảo Linh 2213066 X
2 Nguyễn Thị Diệu Linh 2213067 X
3 Tạ Thị Thảo Loan 2213071 X
4 Phạm Khánh Hiền Lương 2213072 X
5 Hà Thị Thanh Nga 2213080 X
6 Bơ Ju Nai Mi 2213075 X
7 Đỗ Thị Kim Ngọc 2213088 X
8 Nguyễn Tiểu Ngọc 2213092 X
9 Trần Bảo Ngọc 2213094 X
10 Đỗ Thị Tố Như 2213103 X

*Ghi chú:
1. Rất tích cực
2. Tích cực
3. Bình thường
4. Không tích cực
5. Không làm bài

26

You might also like