You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM


VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN
MÔN TÂM LÝ HỌC

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG BẢNG HỎI, MỤC ĐÍCH ĐỂ TÌM


HIỂU NHU CẦU XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN HUTECH

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Vân Thanh


Lớp : G
Sinh viên thực hiện/MSSV :
Lâm Mai Nhựt Quang - 2088700110
Nguyễn Hoàng Hạ Long – 2088700103
Nguyễn Công Chánh – 2011064643
Nguyễn Võ Trung Nam – 2088701042
Phan Phụng Trí – 2088700974
Nguyễn Hoàng Duy –2088701008

Tp.Hồ Chí Minh, 7/2021

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN
MÔN TÂM LÝ HỌC

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG BẢNG HỎI, MỤC ĐÍCH ĐỂ TÌM


HIỂU NHU CẦU XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN HUTECH

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Vân Thanh


Tên nhóm : Trí học giỏi
Nhóm trưởng : Lâm Mai Nhựt Quang

Tỷ lệ điểm thực
Stt Họ và tên sinh viên MSSV Lớp được hưởng so với
điểm
GV chấm cho nhóm
1. Lâm Mai Nhựt Quang 2088700110 20DLTA2 100%
2. Nguyễn Hoàng Hạ Long 2088700103 20DLTA2 100%
3. Nguyễn Công Chánh 2011064643 20DLTA1 100%
4. Nguyễn Võ Trung Nam 2088701042 20DLTA2 75%
5. Phan Phụng Trí 2088700974 20DLTA2 100%
6. Nguyễn Hoàng Duy 2088701008 20DLTA2 75%
7.

Nhóm trưởng (ký và ghi rõ tên)

3
Mục lục

Đề tài và danh sách thành viên..........................................................1


Chương I: Đặt vấn đề
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................4
2. Nhiệm vụ.................................................................................................5
Chương II: Những khái niệm cơ bản
1. Giải thích .....................................................................................................5
1.1. Nhu cầu là gì?........................................................................................5
1.2. Xã hội là gì?..........................................................................................5
1.3. Nhu cầu xã hội là gì?.............................................................................5
1.4. Sinh viên là gì?......................................................................................6
2. Cơ sở lý luận................................................................................................6
2.1.Nhân cách là gì? ....................................................................................6
2.2.Các thuộc tính điển hình của nhân cách.................................................6
2.2.1. Xu hướng?......................................................................................6
2.2.2. Tính cách?......................................................................................6
2.2.3. Năng lực?.......................................................................................7
2.2.4. Khí chất?........................................................................................7
2.3.Sự hình thành và phát triển nhân cách...................................................7
2.3.1. Hình thành nhân cách.....................................................................7
2.3.2. Phát triển nhân cách........................................................................7
2.3.3. Nhân tố bẩm sinh – di truyền..........................................................8
2.3.4. Hoàn cảnh sống...............................................................................9
2.3.5. Nhân tố giáo dục.............................................................................9
2.3.6. Nhân tố hoạt động.........................................................................10
2.3.7. Nhân tố giao tiếp...........................................................................10
2.4.Xu hướng nhân cách............................................................................10
2.4.1. Nhu cầu?.......................................................................................11
2.4.2. Hứng thú?.....................................................................................11
2.4.3. Lý tưởng?.....................................................................................11
3. Abraham Maslow và Tháp nhu cầu Maslow..............................................12
4. Nhu cầu xã hội của sinh viên.....................................................................13
5. Bảng hỏi.....................................................................................................17
6. Kết luận......................................................................................................17
7. Tài liệu tham khảo......................................................................................18
Chương I: Đặt vấn đề

1. Lý do chọn đề tài
Nhìn vào sự phát triển vượt bậc của con người trong những thập kỉ gần
đây, ta có thể thấy rằng ngoài các lĩnh vực kinh tế, khoa học đang không ngừng
tăng trưởng mà đồng thời sự nhận thức về các nhu cầu cá nhân của mỗi con
người cũng đang ngày càng đổi mới một cách sâu rộng.
Có thể nói nhu cầu là một hình thức tâm lý gắn liền với con người từ lúc
sinh ra đến khi mất đi. Thông qua việc ăn uống, học tập, khen thưởng, bày tỏ
tình cảm, cảm xúc,…qua đó cho thấy nhu cầu chi phối rất mạnh đến cuộc sống
của con người thông qua các biểu hiện tâm lí và hành vi như đói thì, khát thì
uống,…

Tùy từng mỗi con người mà nhu cầu được đánh giá từ thấp đến cao dựa
theo tháp nhu cầu Maslow, từ các tầng thấp là các nhu cầu cơ bản đến các tầng
cao là những nhu cầu siêu việt, những nhu đó là những nhu cầu cần đáp ứng các
nhu cầu dưới để phát triển cao hơn. Tuy nhiên, não bộ con người vốn dĩ phức
tạp, có hàng ngàn quá trình xảy ra song song khiến nhiều nhu cầu xảy ra đồng
thời và cần được đáp ứng. Điều đó đã tạo ra một động lực vô hình, khiến con

5
người và xã hội được vận hành và phát triển.
Môi trường đại học chính là quy mô của 1 xã hội thu nhỏ, việc sinh viên có
nhu cầu xã hội như giao lưu tình cảm, được hòa nhập vào 1 tập thể, được sự yêu
mến từ gia đình, thầy cô và sự tin tưởng, tôn trọng của bạn bè chính là một nhu
cầu cấp bách của bản thân mỗi sinh viên. Đặc biệt với sinh viên Hutech, một
quần thể sinh viên rộng lớn, năng động, đầy nhiệt huyết đi kèm với 1 môi trường
kích thích khả năng cá nhận, tạo điều kiện để mỗi cá nhân thể hiện bản thân
mình thật tốt.
Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của nhu cầu xã hội đối với bất kì
cá nhân hay tổ chức nào, đặc biệt là sinh viên nói chung và sinh viên Hutech nói
riêng, nhóm chúng em – Trí học giỏi – đã đề ra một số câu hỏi với nguyện vọng
tìm kiếm sự giải đáp thắc mắc từ các thầy cô về chủ đề “Nhu cầu xã hội của sinh
viên Hutech” trong thời buổi hiện nay.
2. Nhiệm vụ
- Có cái nhìn rõ nét hơn về nhu cầu, đặc biệt là nhu cầu xã hội ở mỗi cá
nhân, trong đó có sinh viên Hutech.
- Trình bày rõ các cơ sở lý luận về nhu cầu xã hội
- Đưa ra được các câu hỏi về chủ đề “Nhu cầu xã hội của sinh viên
Hutech”

Chương II: Những khái niệm cơ bản

1. Giải thích
1.1. Nhu cầu là gì?
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn,
nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy
theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi
người có những nhu cầu khác nhau. (Wikipedia, (2021) )

1.2. Xã hội là gì?


Xã hội là một nhóm những cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một
cách thường xuyên, hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ không gian
hoặc xã hội, thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi
phối. (Wikipedia, (2020) )

1.3. Nhu cầu xã hội là gì?


Nhu cầu xã hội là sau khi đã được đáp ứng nhu cầu sinh lý và an toàn, mức
độ thứ ba của nhu cầu của con người nằm giữa các cá nhân và gồm các cảm giác
cần thuộc về. Nhu cầu này đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong trong thời thơ ấu
và nó có thể vượt qua cả nhu cầu an toàn như đã được quan sát ở những đứa trẻ
phải ở với cha mẹ bạo hành, ngược đãi. Sự thiếu sót trong mức độ này về các
yếu tố về bị bỏ mặc, trốn tránh, tẩy chay… có thể gây các tác động tiêu cực đến

6
khả năng tạo dựng và duy trì các cảm xúc trong các mối quan hệ.
Nhu cầu xã hội bao gồm:

Tình bạn
Sự thân mật
Tình gia đình
Theo Maslow, con người sở hữu một nhu cầu tình cảm về cảm giác muốn
được thuộc về và chấp nhận trong một nhóm xã hội nào đó dù lớn hay nhỏ. Ví
dụ, những nhóm lớn bao gồm các câu lạc bộ, đồng nghiệp, tôn giáo, tổ chức
chuyên nghiệp đội thể thao, băng đảng và cộng đồng trực tuyến. Một số ví dụ về
các kết nối xã hội nhỏ bao gồm các thành viên gia đình, đối tác thân mật, cố vấn,
đồng nghiệp và tâm sự. Con người cần yêu và được yêu - cả tình dục và phi tình
dục - bởi người khác. Nhiều người trở nên dễ bị cô đơn, lo lắng xã hội và trầm
cảm lâm sàng khi không có tình yêu hoặc yếu tố "được thuộc về" này.
Nhu cầu thuộc về này có thể khắc phục các nhu cầu sinh lý và an ninh, tùy
thuộc vào sức mạnh của áp lực ngang hàng. Ngược lại, đối với một số cá nhân,
nhu cầu về lòng tự trọng quan trọng hơn nhu cầu thuộc về; và đối với những
người khác, nhu cầu thực hiện sáng tạo có thể thay thế ngay cả những nhu cầu
cơ bản nhất. (Wikipedia, (2021) )

1.4. Sinh viên là gì?


Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở đó
họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc
sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong
quá trình học. (Quốc hội, (2012) )

2. Cơ sở lí luận
2.1. Nhân cách là gì?
Nhân cách là một tổng thể thống nhất của nhiều thành phần, nhiều thuộc
tính kết hợp chặt chẽ với nhau. Nói đến câu trúc nhân cách là nói đến các thành
phần tạo nên nhân cách, các thành phần ấy được sắp xếp tổ chức ra sao, chúng
có quan hệ như thế nào.
Nhân cách là một phạm trù đa diện với nhiều điểm tiếp cận, vì thế có nhiều
quan điểm khác nhau về vấn đề này.Sau đây là một số kiểu cấu trúc nhân cách
dưới góc nhìn Tâm lý học, các kiểu cấu trúc này được vận dụng nhiều trong
nghiên cứu, trong giáo dục và đào tạo. (ThS Lê Thị Hân, TS Huỳnh Văn Sơn
(chủ biên), TS Trần Thị Thu Mai, ThS Nguyễn Thị Uyên Thy (2012) )

2.2. Các thuộc tính điển hình của nhân cách


2.2.1. Xu hướng?
Xu hướng là một hệ thống thúc đẩy bên trong quy định tính lựa chọ
của các thái độ cà tính cách của con người đối với cái mà con người muốn đạt
được gọi là xu hướng của nhân cách. (Nguyễn Ánh Hồng, (2015) )

7
2.2.2. Tính cách?
Tính cách là thái độ của con người đối với thế giới xung quanh, đối
với những người khác, nó được biểu hiện chủ yếu ở tác động qua lại giữa con
người với con người và với xã hội. Tính cách nói lên bộ mặt đạo đức của con
người trong xã hội. (Nguyễn Ánh Hồng, (2015) )

2.2.3. Năng lực?


Năng lực là khả năng cá thể của con người, là đặc điểm tâm lý của
nhân cách, nó là chỉ số để so sánh nhân cách của người này với người khác.
(Nguyễn Ánh Hồng, (2015) )

2.2.4. Khí chất?


Khí chất là sự biểu hiện về mặt cường độ , tốc độ, nhịp độ của hoạt
động tâm lý trong những hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân. (Nguyễn
Ánh Hồng, (2015) )

2.3. Sự hình thành và phát triển nhân cách


2.3.1. Hình thành nhân cách
Nhân cách không phải có sẵn. Con người ngay từ khi sinh ra, bản thân
chung ta không được trang bị thứ gọi là nhân cách. Như A.N Leontiv - một
trong những người sáng tạo ra trường phái tâm lý học Xô Viết dựa trên khái
niệm trừu tượng về tính cách - đã nói nhân cách của con người không phải được
đẻ ra mà là được hình thành. Vậy "hình thành nhân cách" được hiểu như thể
nào? Hình thành là một động từ thể hiện sự nảy sinh, sự xuất hiện của một cái
mới là kết quả của quá trình vận động như học tập, thích nghi, giao tiếp,... Vậy,
hình thành nhân cách được hiểu là cách mà nhân cách con người xuất hiện và là
kết quả của quá trình vận động không ngừng. Nhân cách sinh ra từ hoạt động và
thông qua hoạt động chúng ta có thể đánh giá được nhân cách của một cá nhân
là như thế nào. (Ngô Thị Thùy Dương, (2021) )

2.3.2. Phát triển nhân cách


Theo chủ nghĩa Marx - Lenin, phát triển là quá trình vận động đi lên
của một sự vật từ thấp đến cao, từ đơn giản tới phức tạp, từ kém hoàn thiện tới
hoàn thiện hơn. Tương tự như vậy, Phát triển nhân cách được hiểu là quá trình
thay đổi của nhân cách từ thấp tới cao, từ chưa hoàn hiện tới hoàn thiện. Theo
nhiều nghiên cứu, quá trình phát triển nhân cách được xác định trong khoảng
thời gian trước tuổi trưởng thành của chủ thể nhân cách (con người). Tuy nhiên
thực tế, định nghĩa về tuổi trưởng thành ở mỗi lĩnh vực nghiên cứu lại có những
cách hiểu khác nhau. Luật hình sự, Luật dân sự và nhiều ngành luật khác có khái
niệm về thành niên và chưa thành niên với cột mốc là 18 tuổi nhằm xác định độ
tuổi trưởng thành - gọi là mốc trưởng thành về mặt sinh lý. Còn trưởng thành về
tâm lý? Trưởng thành về tâm lý là thứ khó đạt hơn, thậm chí có khi còn không
xác định được chính xác độ tuổi trưởng thành về mặt tâm lý. Có người 18, đôi

8
mưới tuổi đã dày dạn kinh nghiệm, sóng gió cuộc đời cái gì cũng kinh qua.
Nhưng có người 30, 40 tuổi hay nhiều tuổi hơn vẫn va chạm, vấp ngã. Cho nên
để mà nói theo khía cạnh tâm lý, quá trình phát triển nhân cách gần như không
có điểm dừng cố định. Cứ mỗi kinh nghiệm được rút ra, nhân cách chúng ta lại
đi lên một tầm mới. Cuộc sống là sự chảy trôi, vận động không ngừng nên nhân
cách con người cũng nằm trong sự chảy trôi phát triển không ngừng đó.
Thông thường, phát triển luôn có xu hướng đi lên, mang tính tích cực.
Nhưng theo một chiều hướng khác, việc phát triển, đôi khi không chỉ là đi lên
mà còn có thể là đi xuống, mang tích tiêu cực. Các nhân tố chi phối tới sự hình
thành và phát triển nhân cách cũng vì thế mà xuất hiện. Sự đa dạng trong cuộc
sống mỗi con người kéo theo sự xuất hiện của nhiều nhân tố ảnh hưởng tới nhân
cách, để mà kể tên thì đôi ba dòng chưa chắc kể hết. Do vậy, trong khuôn khổ
bài viết, chúng tôi xin đưa ra một số yếu tố được coi là cốt lõi, quan trọng nhất,
ảnh hưởng và chi phối nhiều nhất tới việc hình thành và phát triển nhân cách
gồm có 5 nhân tố:
- Nhân tố di truyền;
- Hoàn cảnh sống;
- Nhân tố giáo dục;
- Nhân tố hoạt động;
- Nhân tố giao tiếp. (Ngô Thị Thùy Dương, (2021) )

2.3.3. Nhân tố bẩm sinh – di truyền


Theo sinh vật học hiện đại, di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể
sống đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối
với thế hệ trước và đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo
một cơ chế đã định sẵn.
Bẩm sinh là những biểu hiện sinh học ngay từ khi sinh ra con người
đã có. Di truyền là những thuộc tính sinh học của cha, mẹ hoặc các thể hệ trước
ghi nhận trong Gen truyền lại con cái. Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận
được một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể từ các thế hệ trước
theo con đường di truyền trong đó có các giác quan và não. Bất cứ một chức
năng tâm lý nào cũng mang bản chất con người của nhân cách chỉ có thể được
phát triển trong hoạt động của bản thân đó và trong điều kiện của xã hội loài
người. Thực tế mọi cá thể bình thường đều có thể phát triển tốt đẹp đời sống tinh
thần của mình. Hơn nữa, hoạt động tâm sinh lý của con người lại có khả năng bù
trừ. Ngoài ra, sự tác động của yếu tố di truyền đối với từng lứa tuổi và từng hoạt
động cụ thể là khác nhau. Khi sinh ra, mỗi người đã có 1 bộ gen riêng cho mình
và nó rất hiếm khi trùng với người khác. Do vậy, mỗi người có khí chất, thiên
hướng, khả năng tư duy… cũng khác nhau.

9
Tuy nhiên, theo chủ nghĩa Mác - Lênin, bẩm sinh – di truyền mặc dù
đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách
nhưng không phải là yếu tố quyết định chiều hướng và giới hạn phát triển nhân
cách. Nói đúng hơn thì Bẩm sinh và Di truyền sẽ tham gia vào quá trình hình
thành cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý. Trong giai đoạn đầu, chúng thể
hiện vai trò tiền đề cho sự hình thành, phát triển nhân cách. (Ngô Thị Thùy
Dương, (2021) )

2.3.4. Hoàn cảnh sống


Bàn về mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh sống, C.Mác đã
viết: "Hoàn cảnh sáng tạo ra con người, trong chừng mực mà con người đã sáng
tạo ra hoàn cảnh". Hoàn cảnh là tập hợp tất cả những yếu tố khách quan tác
động tới con người. Nhân cách nằm trong con người nên cũng chịu ảnh hưởng
tác động của hoàn cảnh mà con người đó đang sống. Hoàn cảnh sống bao gồm
hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội.
Hoàn cảnh tự nhiên, ví dụ như lãnh thổ sống của từng dân tộc, sông
ngòi, đất, khoáng sản, mưa, gió… Những điều kiện ấy quy định đặc điểm của
các dạng, các ngành sản xuất, đặc tính của những phương thức hoạt động của
con người trong tự nhiên và một có nét riêng trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật.
Qua đó quy định các giá trị vật chất và tinh thần ở một mức độ nhất định. Nhiều
phong tục tập quán đều có nguồn gốc từ điều kiện và hoàn cảnh sống tự nhiên.
Nhân cách như một thành viên của xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán,
những cái vốn có trong bản thân mỗi người đã liên hệ với những điều kiện tự
nhiên ấy, kết hợp với phương thức sống của chính bản thân nó.
Hoàn cảnh xã hội là môi trường chính trị, kinh tế - xã hội, giáo dục,...
Cá nhân là một tồn tại có ý thức, nó còn có thể lựa chọn phương thức sống và
các cách phản ứng khác nhau trước tác động của hoàn cảnh xã hội. Và trong tất
cả các mối quan hệ xã hội, nhân cách không chỉ là khách thể mà còn là chủ thể.
Trước những biểu hiện thông qua hành động, ứng xử của nhân cách. Dư luận và
tâm trạng chung, có thể được coi là phản ánh về sự đánh giá của mọi người về
hoạt động tập thể của các hành vi cá nhân. Dư luận được hình thành thầm lặng
và có ý thức. Nó có thể đóng vai trò tích cực hay tiêu cực trong đời sống được
bắt nguồn từ sự kiện thực hay bịa đặt. Nó nảy sinh, phát triển trên tâm trạng xã
hội và có ảnh hưởng trở lại tâm trạng đó. (Ngô Thị Thùy Dương, (2021) )

2.3.5. Nhân tố giáo dục


Giáo dục là một hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và
phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai

10
đoạn lịch sử nhất định. Trong tâm lý học, giáo dục thường được hiểu là quá trình
tác động có ý thức, có mục đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo đức và
hành vi trong tập thể trẻ em và học sinh, trong gia đình và cơ quan giáo dục
ngoài nhà trường. Giáo dục mang lại những thứ mà yếu tố bẩm sinh, di truyền
hoặc môi trường tự nhiên không thể đem lại được. Giáo dục vạch ra chiều
hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, bù đắp những thiếu hụt, uốn
nắn những phẩm chất, tâm lý do phát triển tự phát của môi trường, xã hội. (Ngô
Thị Thùy Dương, (2021) )

2.3.6. Nhân tố hoạt động


Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định
trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người là hoạt
động có mục đích, có ý thức mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng
những thao tác nhất định. Nó được hình thành và phát triển cùng sự hình thành
và phát triển của ý thức, là nguồn gốc và nội dung của ý thứcThông qua hai quá
trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách được bộc lộ và
hình thành. Con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử bằng hoạt động của
bản thân để hình thành nhân cách. Mặt khác, cũng thông qua hoạt động, con
người đóng góp “bản sắc” của mình vào việc cải tạo thế giới khách quan. (Ngô
Thị Thùy Dương, (2021) )

2.3.7. Nhân tố giao tiếp


Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người. Nhu
cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản, xuất hiện sớm nhất ở
con người. Sự phát triển của một cá nhân dược quy định bởi sự phát triển của tất
cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp.
Nhờ giao tiếp, nhân cách của con người được thể hiện phần nào đó.
Con người không chỉ nhận thức được các mối quan hệ xã hội, nhận thức được
những con người khác mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối
chiếu, so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân
mình như là một nhân cách.
Tóm lại, mỗi nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân
cách cá nhân đều có một vai trò riêng và đều quan trọng trong việc phối hợp
hình thành nhân cách cá nhân. Để xây dựng môi trường xã hội tốt đẹp, lành
mạnh, tích cực, tiến bộ. Mỗi con người cần hiện thiện, trau đồi nhân cách cao
đẹp của chính mình. Để hoàn thiện nhân cách, con người trước tiên cần phải tự
mình ý thức được vai trò của mình trong xã hội, vận dụng tổng hòa các ảnh
hưởng trong giáo dục nhân cách, rèn luyện bản thân, bài trừ thói hư tật xấu, góp
phần làm trong sạch xã hội. (Ngô Thị Thùy Dương, (2021) )

2.4. Xu hướng nhân cách


Xu hướng nhân cách là một thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân, bao

11
gồm một hệ thống động cơ quy định tính tích cực hoạt động của cá nhân và quy
định sự lựa chọn thái độ của nó.
Xu hướng thường biều lộ ở một số mặt chủ yếu như nhu cầu, hứng thú, lí
tưởng,… (GS.TS Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), TS Nguyễn Văn Lũy và TS
Đinh Văn Lang, (2009) )

2.4.1. Nhu cầu


Nhu cầu được xác định là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần
thỏa mãn để tồn tại và phát triển.
Nhu cầu của con người bao gồm những đặc điểm cơ bản sau:
- Bao giờ cũng có đối tượng. Khi nào nhu cầu gặp được đối tượng có
khả năng thỏa mãn thì lúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con
người hoạt động nhắm tới đối tượng.
- Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn
nó quy định.
- Nhu cầu có tính chu kì
- Nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật:
nhu cầu của con người mang bản chất xã hội.
- Nhu cầu của con người rất đa dạng: nhu cầu vật chất gắn liền với sự
tồn tại của cơ thể như ăn, ở, mặc,…nhu cầu tinh thần bao gồm nhu cầu
nhận thức, thẩm mĩ, giao tiếp và hoạt động xã hội. (GS.TS Nguyễn
Quang Uẩn (chủ biên), TS Nguyễn Văn Lũy và TS Đinh Văn Lang,
(2009) )

2.4.2. Hứng thú


Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa
có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá
trình hoạt động.
- Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, sự say mê, ở bề rộng và
chiều sâu của hứng thú. Hứng thú nảy sinh chủ yếu do tính hấp dẫn về
mặt cảm xúc của nội dung hoạt động.
- Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, tăng sức làm việc, đặc
biệt tăng tính tự giác, tích cực trong hoạt động và vì vậy hứng thú làm
tăng hiệu quả hoạt động. Cùng với nhu cầu, hứng thú là một thành
phần trong hệ thống động cơ của nhân cách. (GS.TS Nguyễn Quang
Uẩn (chủ biên), TS Nguyễn Văn Lũy và TS Đinh Văn Lang, (2009) )

2.4.3. Lí tưởng
Lí tưởng xác định là một mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực,
tương đối hoàn chỉnh, có sức lôi cuốn đối với người muốn đạt tới nó.
- Lý tưởng khác ước mơ ở chỗ, trong lý tưởng chứa đựng mặt nhận
thức sâu sắc của chủ thể về điều kiện chủ quan và khách quan để vươn
tới lý tưởng, đồng thời chủ thể có tình cảm mãnh liệt đối với hình ảnh
mẫu mực của mình. Chính vì thế lí tưởng có sức mạnh lôi cuốn toàn
bộ cuộc sống con người vào các hoạt động vươn tới lí tưởng của mình.

12
Tuy vậy, ước mơ có thể là cơ sở hình thành cho các lí tưởng cao đẹp
sau này.
- Lí tưởng vừa có tính hiện thực, vừa có tính lãng mạn. Có tính hiện
thực vì lí tưởng bao giờ cũng được xây dựng từ nhiều “chất liệu” có
thực trong đời sống. Song lí tưởng là hình ảnh mẫu mực chưa có trong
hiện thực, là cái chỉ đạt được trong tương lai. Lí tưởng phản ánh xu
thế phát triển của con người.
- Lý tưởng là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nhân cách, nó có
chức năng xác nhận mục tiêu, điều khiển toàn bộ hoạt động của con
người, trực tiếp chi phối sự hình thành và phát triển tâm lí cá nhân.
(GS.TS Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), TS Nguyễn Văn Lũy và TS
Đinh Văn Lang, (2009) )

3. Abraham Maslow và Tháp nhu cầu Maslow


Abraham (Harold) Maslow (1908-1970) là một trong những nhà tiên phong
người Mỹ trong trường phái “Tâm lý học nhân văn”. Vào năm 1943, ông đã phát
triển lý thuyết về Thang bậc nhu cầu hay còn gọi là Tháp Nhu Cầu.
Tháp Nhu Cầu là một trong những học thuyết nổi tiếng nhất về động lực và
được áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực từ kinh doanh cho đến marketing,
nhân sự hay trong chính cuộc sống của mỗi con người. Trong lý thuyết này,
Maslow sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự dưới dạng
hình kim tự tháp, các nhu cầu căn bản ở tầng nền và các nhu cầu ở mức độ cao
hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ căn bản đó phải được thỏa mãn
trước.
Quá trình hình thành và phát triển Tháp Nhu Cầu có thể được chia ra hai
giai đoạn chính. Ở thời điểm ban đầu, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con
người theo 5 cấp bậc. Sau đó, vào khoảng những năm 1970-1990, sự phân cấp
của Tháp Nhu Cầu được hiệu chỉnh chuyên sâu hơn thành 7 bậc và cuối cùng là
8 bậc.
Tuy nhiên ngày nay, để dễ dàng hiểu và áp dụng lý thuyết của Maslow vào
thực tế, tháp nhu cầu 5 bậc được sử dụng phổ biến hơn.
Để tìm hiểu các nhu cầu được phân cấp như thế nào trong thuyết Nhu Cầu
của Maslow, chúng ta đi từ bậc nhu cầu thấp nhất, tức Nhu cầu Sinh lý. (Trường
Lăng, ( 2019) )

Tầng 1: Nhu cầu Sinh lý (Basic Needs)


Nhu cầu này bao gồm những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của con
người nhằm đảm bảo mục đích sinh tồn như ăn, uống, ngủ, thở, tình dục, và các
nhu cầu về sự thoải mái như chỗ ở, quần áo. Sở dĩ tình dục được xếp vào nhóm
nhu cầu này vì nó giúp con người duy trì được nòi giống. Đây đều là những nhu
cầu cơ bản nhất và mạnh mẽ nhất của con người.
Những nhu cầu thuộc mức độ cao hơn phía trên sẽ không thể xuất hiện nếu
nhu cầu cơ bản này chưa được thỏa mãn. Chúng sẽ chế ngự, thúc giục, sai khiến
một người phải hành động để đạt được nhu cơ bản này. (Trường Lăng, ( 2019) )

13
Tầng 2: Nhu cầu được an toàn (Security and Safety Needs)
Khi các nhu cầu ở mức độ sinh lý đã được thỏa mãn, con người hướng tới
những nhu cầu về sự an toàn của bản thân. Họ mong muốn được bảo vệ tính
mạng khỏi các nguy hiểm và sự an toàn, ổn định trong đời sống. Nhu cầu được
an toàn ở đây không chỉ là an toàn về thể chất và sức khỏe, nó còn là mong
muốn được an toàn về mặt tinh thần về điều kiện tài chính của bản thân.
Một số nhu cầu an toàn của con người như:
+ An toàn khi gặp tai nạn, sự cố chấn thương
+ An toàn về sức khỏe
+ An toàn về tài chính (Trường Lăng, ( 2019) )

Tầng 3: Nhu cầu về xã hội (Social Needs)


Con người sẽ xuất hiện những nhu cầu về xã hội khi đã được đáp ứng đầy
đủ những nhu cầu căn bản về sinh lý và sự an toàn. Nhóm nhu cầu xã hội bao
gồm: nhu cầu yêu và được yêu, được chấp nhận và thuộc về một cộng đồng nào
đó. Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc kết giao bạn bè, tìm
người yêu, tham gia hoạt động xã hội, câu lạc bộ,… Ở cấp độ này, những nhu
cầu thuộc về tình cảm chình là yếu tố tác động và chi phối hành vi của con
người.
Vai trò của nhóm nhu cầu này rất quan trọng, Maslow cũng đã nhấn mạnh
rằng, mặc dù đây không phải là nhu cầu ở cấp bậc cao nhất nhưng nếu nó không
được thỏa mãn và đáp ứng, con người có thể mắc phải những bệnh trầm trọng về
tinh thần, tâm lý. (Trường Lăng, ( 2019) )

Tầng 4: Nhu cầu được quý trọng (Esteem Needs)


Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng và được xếp vào loại nhu cầu
bậc cao con người. Nó được thể hiện qua hai khía cạnh: việc được nể trọng, kính
mến thông qua sự thành công của bản thân và lòng tự trong, cảm nhận, trân quý
chính mình. Khi nhu cầu này được thỏa mãn, con người có xu hướng trở nên tự
tin hơn vào năng lực của bản thân và mong muốn được cống hiến nhiều hơn.
(Trường Lăng, ( 2019) )

Tầng 5: Nhu cầu được thể hiện mình (Self-actualizing Needs)


Đây chính là mức độ nhu cầu cao nhất mà Maslow đề cập đến: khẳng định
bản thân. Khi tất cả những bậc nhu cầu ở dưới đã được đáp ứng, con người tiến
tới một tầm cao mới, mong muốn khai phá những tiềm năng còn ẩn chứa và thể
hiện đúng con người mình. Đó là khả năng tận dụng tối ưu và khai thác tối đa tài
năng nhằm mục đích hoàn thiện bản thân. Ví dụ điển hình cho sự tự thể hiện bản
thân được bộc lộ ở những nhân vật như nhà bác học Albert Einstein, Tổng thống
Abraham Lincoln,… (Trường Lăng, ( 2019) )

4. Nhu cầu xã hội của sinh viên Hutech:

14
• Nhu cầu về giải trí
Mỗi sinh viên đều có 1 sở thích khác nhau, thích chơi game, thể thao, đọc
sách,…
Trong xã hội ngày nay, số lượng sinh viên thích đọc sách và ham học
không nhiều bằng số lượng sinh viên thích chơi game và chơi thể thao.
Minh Chứng:
1 học sinh tham gia cuộc thi đường lên đỉnh Olympia và đoạt giải nhất với
số tiền 500 triệu đồng, 1 đội game giành giải nhất với số tiền 200.000$ (2 trăm
ngàn đô) tương đương với số tiền hơn 4 tỷ đồng và trong đó có 1 người đang
còn ở độ tuổi sinh viên.
Nói vậy cũng không đúng, vì ta nên khuyến khích học sinh sinh viên nên
đọc sách để có thể học thêm nhiều kiến thức mới. không thì hãy chơi thể thao để
rèn luyện sức khỏekhỏe như đá banh, bóng rổ, bơi lội,…
Đa số các trường đại học đều đáp ứng đủ cho sinh viên về thư viện, các sân
vận động,… tổ chức nhiều cuộc thi về thể thao, kiến thức thậm chí là cả các
cuộc thi về game,… Đó là các loại hình giải trí rất tuyệt vời, ở 1 số trường hiện
nay còn có cả bộ môn bida để tăng thêm loại hình giải trí cho sinh viên.
Một thực tế khác là không gian phục vụ việc vui chơi, giải trí dành riêng
cho sinh viên nói riêng và thanh niên, thiếu niên nói chung hiện nay đang thiếu,
nhất là các không gian ngoài trời. Ðây cũng là một trong những nguyên nhân
khiến cho một bộ phận sinh viên sa vào thú vui độc hại, vi phạm pháp luật, như:
sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện (ma túy, thuốc lắc), cờ bạc, rượu
chè, đua xe...
Nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh của sinh viên hiện nay là rất lớn, đa
dạng, phong phú. Vì vậy, rất cần các cấp có thẩm quyền, các nhà quản lý, các
nhà trường, tổ chức đoàn, hội quan tâm, xem xét, nghiên cứu nhằm xây dựng,
định hướng những loại hình, những không gian vui chơi, giải trí bổ ích dành cho
sinh viên.Mỗi con người hãy tự nâng cao ý thức về cách xác định loại hình giải
trí cho mình. Hãy đọc sách đi vì đọc sách rất tốt cho đầu óc. Hãy chơi thể thao
để nâng cao sức khỏe. Còn nếu chơi game mà bị người nhà hay bạn bè phàn nàn
thì hãy nói “ THÀ MÌNH CẦM ĐIỆN THOẠI CÒN HƠN CẦM CÁI BOONG”
Cứ thử đi, hiệu quả lắm đó. (Chí Trung và Hoàng Minh, (2010) )

• Nhu cầu về việc làm thời vụ


Tìm kiếm việc làm thêm vừa giúp tăng thu nhập lại có cơ hội để trải
nghiệm cuộc sống là một trong những mục tiêu mà hầu hết sinh viên nào cũng

15
đặt ra cho mình khi mới bước chân vào cánh cửa đại học.
Thực tế cho thấy đã có rất nhiều bạn sinh viên đi làm thêm trong quá trình
còn học đại học, cao đẳng để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Đã có
nhiều người trong số họ sau khi tốt nghiệp được nhận vào những công ty lớn có
múc thu nhập hấp dẫn.
Chắc hẳn trong chúng ta, những ai đã từng trải qua thời sinh viên thì đều
luôn ưu tiên gia sư là việc làm hàng đầu nếu có nhu cầu tìm kiếm một công việc
part-time. Với ưu điểm là thời gian linh động, mức lương ổn định nên đây là
công việc được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn. Chỉ với thời gian khoảng 1, 2 tiếng
là bạn đã có thể kiếm thu nhập từ 80.000 - 150.000 đồng. Làm nhân viên phục
vụ nhà hàng ăn hay quán nước là công việc được nhiều bạn sinh viên ứng tuyển.
Với ưu điểm là thời gian linh động, thoải mái, môi trường năng động, bạn có thể
sắp xếp làm theo ca phù hợp với lịch học của mình. Ngoài mức lương cố định
theo giờ, sinh viên đôi khi còn nhận được tiền "boa" từ khách nên đây cũng là
công việc khá hấp dẫn. Đối với những ai yêu thích kinh doanh, bán hàng online
là công việc không nên bỏ qua. Nếu bạn không muốn làm nhân viên bán hàng
part-time thì công việc này sẽ giúp bạn tự do và thoải mái thời gian. Ngoài ra
còn có ưu điểm là không cần phải thuê cửa hàng với chi phí lớn, bạn vẫn có thể
kinh doanh đa dạng các mặt hàng như quần áo, mỹ phẩm, đồ lưu niệm,…
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn sinh viên có nên làm thêm không, chọn việc
như thế nào cho phù hợp thì hãy cùng tìm hiểu thật kỹ để có thể ứng dụng cho
nhu cầu công việc để không ảnh hưởng đến việc chính của mình là học tập nhé.
Tuy nhiên làm thêm cũng có rất nhiều ưu điểm đặc biệt là trải nghiệm giúp bạn
vững vàng hơn khi ra trường, hãy thử và làm trong khả năng của mình nhé.
(Joboko, (2020) )

• Nhu cầu về giảm học phí cho sinh viên


Những ngày qua, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp,
thực hiện chỉ đạo của các sở, ngành, địa phương, nhiều trường đại học đã
chuyển sang hình thức học trực tuyến (online) thay cho học trực tiếp tại trường.
Khi chuyển sang hình thức này, không ít sinh viên đã có kiến nghị về việc
giảm học phí học online.
Trên HutechConfessions, nhiều sinh viên đã bày tỏ nguyện vọng này được
nhà trường chấp thuận. Lý do đề xuất giảm học phí là do sinh viên, gia đình
cũng gặp khó khăn kinh tế vì dịch COVID-19, học online nhà trường sẽ tiết
kiệm được chi phí tiền điện, tiền cơ sở vật chất, học online không bằng học trực
tiếp…

16
Nhiều sinh viên đề xuất được giảm học phí. Ảnh: Huyên Nguyễn

Trả lời báo Lao Động ngày 24.5 về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Anh -
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hutech - cho hay, ông đã tiếp nhận được một
số thắc mắc của sinh viên liên quan tới học phí. Đây không phải vấn đề của
riêng Hutech mà một số trường khác cũng gặp phải vấn đề này.
Đứng trên khía cạnh nhà trường, ông Quốc Anh cho rằng, việc chuyển sang
học online trong tình hình dịch bệnh là một trong những phương thức mà sinh
viên có thể chọn hoặc không chọn. Nếu nhà trường không triển khai giảng dạy,
sẽ rất nhiều sinh viên không đảm bảo được tiến độ học tập, vì thế nên nhà
trường chọn triển khai học online. Nếu sinh viên cảm thấy chưa đủ điều kiện
như về máy tính, đường truyền, kinh phí… để học online thì có thể làm đơn bảo
lưu và sau đó theo học trực tiếp khi đủ điều kiện.
Ngoài ra, ông Quốc Anh cũng cho biết, nhà trường vẫn có chính sách về
học bổng khuyến tài cho sinh viên học giỏi và học bổng khuyến học cho sinh
viên có hoàn cảnh khó khăn. Những sinh viên nào gặp khó khăn thì có thể làm

17
đơn gửi Phòng Công tác học sinh sinh viên, nhà trường sẽ xem xét dựa trên chỉ
tiêu hằng năm và giải quyết. (Huyên Nguyễn, (2021) )

5. Bảng hỏi
STT Câu hỏi
1 Nhu cầu mong muốn của sinh viên sau tốt nghiệp là gì?
2 Vấn đề mà sinh viên mong muốn từ ban giám hiệu nhà trường?
3 Nhà trường cần triển khai loại hình gì để đáp ứng nhu cầu giải trí của
sinh viên sau những giờ học mệt mỏi?
4 Trong thời đại hiện nay, loại hình giải trí nào được sinh viên chú ý thế
hiện nhất?
5 Nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên tham gia vào các loại hình giải trí
độc hại dù nhà trường đã triển khai các loại hình giải trí lành mạnh?
6 Liệu đi làm thêm có ảnh hưởng xấu đến việc học tập của sinh viên?
7 Có bạn cho rằng việc đi làm thêm không ảnh hưởng đến việc học tập,
vậy phương pháp tốt nhất để đi làm thêm mà vẫn duy trì thành tích học
tập tốt là gì?
8 Nhà trường nên hỗ trợ gì cho sinh viên trong thời buổi dịch bệnh căng
thẳng?
9 Cách thức giải quyết tốt nhất cho sinh viên không đủ điều kiện học
online?
10 Cách thức giải quyết tốt nhất cho sinh viên không đủ điều kiện học
online?

6. Kết luận
Nhu cầu xã hội của mỗi người là một sự khác biệt đặc trưng biểu thị nhân
cách của mỗi cá nhân trong xã hội. Nghiên cứu về nhu cầu của sinh viên chính
là tìm hiểu một nhân cách, một suy nghĩ chung của những cá nhân tồn tại trong
một môi trường sinh hoạt và học tập chung này một cách khái quát, đa dạng,
đồng thời cũng giúp đưa ra các biện pháp đảm bảo nhu cầu, nguyện vọng của
sinh viên một cách hoàn thiện nhất.
Qua những thông tin nghiên cứu cũng như những thực tế bằng các tài liệu,
báo chí,…ta hiểu được thêm về quá trình phát triển nhân cách của mỗi sinh viên,
chính những nhân cách đó dẫn đến mỗi một nhu cầu khác nhau. Từ đó rút kết
được những nhu cầu thiết yếu và cấp bách của sinh viên tròn thời buổi hiện tại.
So sánh được sự khác biệt giữa nhu cầu của sinh viên ở quá khứ, hiện tại cũng
như chuẩn bị những giải pháp cho tương lai một cách hợp lí.
Nhìn chung, bài tiểu luận đã đạt được một số mục tiêu nhất định, đưa người
đọc hiểu rõ hơn đến những khái niệm tâm lý, đưa ra một số biểu hiện nhân cách
cũng như cho một số ví dụ điển hình về nhu cầu của sinh viên. Tuy nhiên, bài
tiểu luận vẫn chưa đạt được những mục tiêu sâu sắc nhất, vẫn chưa thể hiện tốt
và hoàn thiện nhất về nhu cầu của sinh viên, chỉ là sự nhìn nhận chủ quan của

18
nhóm về một mặt nhỏ của những nhu cầu ở sinh viên. Mong quý thầy cô nhận
xét khách quan, chỉ ra những thiếu sót, giúp đỡ nhóm chúng em để có một cái
nhìn khách quan hơn về nhân cách và nhu cầu của sinh viên nói riêng và con
người nói chung. Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô.

7. Tài liệu tham khảo


1. Wikipedia, Nhu cầu, https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhu_c%E1%BA%A7u
, ngày đăng (16/05/2021) , ngày truy xuất (15/07/2021)
2. Wikipedia,Xã hội, https://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%A3_h%E1%BB
%99i , ngày đăng (12/12/2020) , ngày truy xuất ( 15/07/2021)
3. Wikipedia, Tháp nhu cầu Maslow, https://vi.wikipedia.org/wiki/Th
%C3%A1p_nhu_c%E1%BA%A7u_c%E1%BB%A7a_Maslow , ngày
đăng (19/06/2021) , ngày truy xuất (15/07/2021)
4. Quốc hội, Luật giáo dục đại học, chương IX điều 59, số: 08/2012/QH13,
ngày 18 tháng 06 năm 2012
5. Lê Thị Hân - Huỳnh Văn Sơn (Chủ biên)- Trần Thị Thu Mai - Nguyễn
Thị Uyên Thy (2012).Giáo trình tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Đại
học Sư Phạm Tp HCM.
6. Nguyễn Ánh Hồng, (2015), Tâm lý học (lưu hành nội bộ) ĐH Công Nghệ
TP.HCM.
7. Ngô Thị Thùy Dương, Sự hình thành phát triển nhân cách - Các yếu tố
chi phối, https://luatminhkhue.vn/su-hinh-thanh-phat-trien-nhan-cach---
cac-yeu-to-chi-phoi.aspx , ngày đăng (08/04/2021), ngày truy xuất
(20/07/2021)
8. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), - Nguyễn Văn Lũy - Đinh Văn Lang
(2007) , Giáo trình tâm lý học đại cương , Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm
9. Trường Lăng, Tháp nhu cầu Maslow,
https://www.viettonkin.com.vn/chung/thap-nhu-cau-maslow/ , ngày đăng
(17/05/2019), ngày truy xuất (15/07/2021)
10. Chí Trung và Hoàng Minh, báo Nhân dân online, Nhu cầu vui chơi giải
trí của sinh viên, https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/Nhu-c%e1%ba%a7u-
vui-ch%c6%a1i,-gi%e1%ba%a3i-tr%c3%ad-c%e1%bb%a7a-sinh-vi
%c3%aan-515163/ , ngày đăng (19/12/2010), ngày truy xuất
(15/07/2021).
11. Jaboko, Top10 việc làm thêm cho sinh viên tốt nhất,
https://vn.joboko.com/blog/top-10-viec-lam-them-cho-sinh-vien-tot-nhat-
nsi425 , ngày đăng (07/05/2020), ngày truy xuất (15/07/2021)
12. Huyên Nguyễn, báo Lao động, Lãnh đạo Đại học Hutech lên tiếng về đề
xuất giảm học phí, https://laodong.vn/giao-duc/lanh-dao-dai-hoc-hutech-
len-tieng-ve-de-xuat-giam-hoc-phi-912687.ldo , ngày đăng(24/05/2021),
ngày truy xuất (15/07/2021).

19

You might also like