You are on page 1of 37

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM


KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐẾN NHẬN THỨC VÀ HÀNH
VI CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY
(KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

GVHD: ThS. Đào Thị Nguyệt Ánh Lớp học


phần: DHTN18C
Nhóm: 9

1
STT HỌ VÀ TÊN MSSV CHỮ KÝ

1 Lê Thị Huyền Trâm 22729341

2 Lê Thị Thương Thương 22726481

3 Hoàng Thị Thanh Thương 22717421

4 Trương Thị Thu Ngân 22723761

5 Đoàn Phương Ly 22724251

6 Lê Đặng Nhật Uyên 22729711

2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................4
1. Lí do,chọn đề,tài..............................................................................................................5
2. Mục.tiêu nghiên.cứu........................................................................................................6
2.1. Mục.tiêu chính..............................................................................................................6
2.2. Mục,tiêu cụ thể.............................................................................................................6
3. Câu hỏi nghiên.cứu..........................................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................6
4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................6
4.2. Phạm.vi nghiên.cứu......................................................................................................6
5. Ý.nghĩa khoa.học và thực.tiễn.........................................................................................7
5.1. Ý nghĩa khoa.học..........................................................................................................7
5.2. Ý.nghĩa thực.tiễn...........................................................................................................7
TỔNG,QUAN,TÀI LIỆU..................................................................................................8
1. Các,khái niệm..................................................................................................................8
1.1. Khái niệm mạng,xã hội.................................................................................................8
1.2. Khái.niệm mạng xã hội Facebook................................................................................8
1.3. Khái niệm hành vi.........................................................................................................9
1.4. Khái.niệm nhận thức.....................................................................................................9
1.5. Khái niệm giới.trẻ.........................................................................................................9
2. Các lý thuyết liên.quan đến đề.tài..................................................................................10
2.1. Nghiên.cứu trong.nước...............................................................................................10
2.1.1. Thực.trạng sử dụng.mạng.xã hội Facebook của.giới trẻ.hiện nay...........................10
2.1.2. Tác.động của mạng.xã hội đến nhận.thức của giới.trẻ hiện nay..............................11
2.1.3. Tác động của mạng xã hội Facebook đến hành vi của giới trẻ hiện nay.................13
2.1.4. Giải pháp giúp giới trẻ nâng cao nhận thức và hành vi khi sử dụng mạng
xã hội Facebook.........................................................................................15
2.2. Nghiên cứu nước ngoài...............................................................................................17
2.2.1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của giới trẻ hiện nay...........................17
2.2.2. Tác động của mạng xã hội đến giao tiếp và các mối quan hệ của con người
ở giới trẻ.....................................................................................................18
3. Những khía cạnh chưa được đề cập trong tài liệu.........................................................20
NỘI.DUNG – PHƯƠNG.PHÁP.....................................................................................22
1. Thiết.kế nghiên.cứu.......................................................................................................22
2. Chọn mẫu.......................................................................................................................22
3. Thiết.kế công cụ thu.thập thông tin...............................................................................23
4. Phương.pháp nghiên.cứu...............................................................................................24
5. Quy trình thu thập và xử lý dữ liệu................................................................................24
CẤU.TRÚC.DỰ KIẾN.CỦA LUẬN.VĂN....................................................................26
Chương,I: Cơ,sở lý luận.....................................................................................................26
Chương,II: Nội.dung và phương.pháp...............................................................................26
Chương III: Kết quả và thảo luận......................................................................................26
Chương IV: Kết.luận và khuyến.nghị................................................................................26
PHIẾU KHẢO SÁT.........................................................................................................27
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI...............................................................................29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................31
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM............................................34

3
ĐỀ TÀI
TÁC,ĐỘNG CỦA,MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐẾN NHẬN THỨC VÀ HÀNH
VI CỦA GIỚI,TRẺ HIỆN NAY KHI VỰC,TP.HCM

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do,chọn đề,tài
Mạng xã,hội ảo Facebook - một trong những biểu tượng lớn của cuộc cách mạng
kỹ thuật số hiện nay, nó không chỉ là một nơi để kết nối mọi người với nhau mà còn là
nguồn thông tin quan trọng. Việc sử dụng Facebook đang dần trở thành một thói quen
khó bỏ của mọi.người, mọi lứa tuổi, đặc biệt là tầng lớp trẻ hiện nay. Tác động của
Facebook đến những suy nghĩ và hành vi của giới trẻ là điều cần phải được quan tâm và
nghiên cứu rộng rãi. Hiện nay, Facebook đã trở thành một phần quan.trọng trong cuộc
sống của giới trẻ. Facebook không chỉ là nơi để kết nối, giao lưu bạn.bè, giải trí, mà còn
là một công cụ quan trọng để tìm kiếm thông tin và tương tác với thế.giới bên ngoài. Tuy
nhiên, tác động của Facebook đến những suy.nghĩ và hành vi của giới.trẻ đã gây ra nhiều
tranh cãi và lo ngại.
Theo thống.kê của NapoleonCat (công cụ đo lường các chỉ số Mạng xã hội) tính
tới tháng 4/2023, số người dùng Facebook tại Việt Nam là gần 85.100.000 người, chiếm
hơn 84.1% dân.số toàn.quốc, vẫn dẫn đầu danh sách các Mạng,Xã Hội phổ biến tại
Việt,Nam. Trong đó, người trẻ từ 13-17 tuổi chiếm 7.2%, đối với nữ là 3.9% và nam là
3.3%. Theo thống kê, tháng 1/2023, Việt.Nam cũng là nước nằm trong top 10 quốc gia có
số lượng người sử,dụng Facebook cao nhất, Việt,Nam xếp ở vị trí thứ 7 với hơn 66 triệu
người dùng.
Một số nghiên.cứu cho thấy việc dùng Facebook có,thể làm ảnh hưởng đến
sức,khỏe, tình.trạng tâm lý của người dùng, nhất là giới.trẻ. Việc lướt Facebook quá
nhiều sẽ dẫn đến cảm giác cô đơn, lo.lắng, áp lực và stress. Ngoài ra, nó cũng có thể
tác,động đến hành,vi của dùng trong việc quản lý thời.gian và tập trung vào công việc
hoặc học tập.Tuy nhiên, Facebook cũng có những tác.động tích cực đối với giới trẻ. Việc
sử dụng Facebook có thể giúp người dùng tìm.kiếm thông tin và kết nối với tất cả mọi
người. Ngoài ra, Facebook cũng có thể giúp người dùng phát triển kỹ năng giao.tiếp và
tương tác xã hội.
4
Vì vậy, nhóm quyết định lựa chọn “Tác.động của mạng xã.hội Facebook đến
nhận thức và hành.vi của giới.trẻ hiện nay” là đề.tài nghiên cứu. Qua nghiên cứu, chúng
ta sẽ hiểu rõ hơn về những ảnh.hưởng của Facebook đến tâm lý và hành.động của
giới.trẻ, sau đó đưa ra các cách giải.quyết hợp lý để làm tăng những tác.động tích cực và
làm giảm đi những tác.động tiêu cực của mạng.xã hội Facebook đối với giới.trẻ. Nghiên
cứu này cũng có thể đưa ra những lời.khuyên, lời đề nghị các cơ.quan quản lý mạng xã
hội và các nhà hoạt động giáo dục để giúp.những người.trẻ có thể dung Facebook một
cách đúng đắn và tích.cực hơn.

2. Mục.tiêu nghiên.cứu
2.1. Mục.tiêu chính
- Tìm hiểu những tác,động của mạng xã hội ảo Facebook đến nhận,thức và hành.vi
của giới,trẻ hiện nay (khu vực Thành phố Hồ,Chí Minh).

2.2. Mục,tiêu cụ thể


- Khảo sát tình,trạng tham gia mạng,xã hội ảo Facebook của giới,trẻ hiện nay (khu
vực Thành phố Hồ,Chí Minh).
- Đánh giá những ảnh,hưởng của Facebook đến suy nghĩ và hành,vi của giới,trẻ hiện
nay (khu vực Thành phố,Hồ Chí Minh).
- Đưa ra các cách,giải quyết để giúp giới trẻ nâng cao những suy nghĩ và hành.vi
của mình khi tham gia mạng xã.hội Facebook.

3. Câu hỏi nghiên.cứu


- Tình trạng tham.gia Facebook của giới.trẻ Thành phố Hồ.Chí Minh hiện nay như
thế.nào?
- Ứng dụng Facebook có những ảnh.hưởng như thế nào đến nhận.thức và hành.vi
của giới trẻ Thành phố Hồ.Chí Minh hiện nay?
- Làm thế nào để giới trẻ tham gia Facebook một cách đúng đắn hơn, thông minh
hơn?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tác động của mạng.xã hội Facebook đến nhận.thức và hành.vi của giới.trẻ hiện nay
(khu vực Thành phố.Hồ Chí.Minh).
4.2. Phạm.vi nghiên.cứu
- Thời,gian: Nghiên,cứu dự kiến được thực hiện từ 18/08/2023 đến 22/02/2024.
- Không,gian: Nghiên.cứu được.thực hiện ở các nền tảng mạng xã hội, hội nhóm học
tập của giới trẻ trên Facebook. Trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu chỉ khảo sát trên
đối tượng là giới trẻ 14-22 tuổi ở khu vực TP.HCM.
- Nội dung: Nhóm không nghiên cứu những yếu,tố liên quan,tới vấn đề tham gia
mạng xã,hội ảo Facebook của giới trẻ mà chỉ đi vào những khía cạnh sau: Khảo sát
thực.trạng sử dụng mạng.xã hội Facebook.của giới.trẻ hiện nay (khu vực Thành phố
Hồ,Chí Minh). Đánh giá những tác,động tích cực, tiêu cực của Facebook đến những
suy.nghĩ và hành động của giới.trẻ hiện nay (khu vực Thành.phố Hồ Chí Minh). Qua đó,
đưa ra một số giải.pháp để có thể giúp giới trẻ nâng cao những nhận thức và hành.vi của
bản thân khi dùng mạng xã.hội ảo Facebook.

5. Ý.nghĩa khoa.học và thực.tiễn


5.1. Ý nghĩa khoa.học
Nghiên cứu “Tác.động của mạng.xã hội Facebook đến nhận.thức và hành.vi của
giới trẻ hiện nay khu vực Thành.phố Hồ Chí.Minh” nhằm cung cấp những dẫn chứng làm
rõ vấn đề sử dụng mạng xã hội ảo Facebook của những người trẻ hiện nay, xây dựng hệ
thống lý luận những giải pháp giúp tham.gia mạng xã.hội hiệu quả.hơn. Kết.luận nghiên.
cứu góp phần vào hệ thống tri thức hiện có về vấn đề nghiên cứu, đồng thời cũng là nền
tảng cho những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề sử dụng.mạng.xã hội ảo Facebook của
giới trẻ.
5.2. Ý.nghĩa thực.tiễn
Nghiên.cứu “Tác.động của mạng xã hội Facebook đến nhận.thức và hành vi của
giới trẻ hiện nay khu vực Thành phố Hồ Chí Minh” để tìm hiểu thực.trạng tham gia
Facebook của giới,trẻ khu vực TP.HCM. Qua đó, đề xuất các biện pháp giúp giới,trẻ
nâng cao những suy,nghĩ và hành,vi của mình trong việc sử dụng,Facebook.

6
TỔNG,QUAN,TÀI LIỆU
1. Các,khái niệm
1.1. Khái niệm mạng,xã hội
Nghị.định 72/2013/NĐ-CP của Chính.phủ nêu rõ: “Mạng.xã hội (social
network) là hệ.thống thông tin cung.cấp cho cộng.đồng người.sử dụng mạng các dịch.vụ
lưu trữ, cung cấp, sử.dụng, tìm.kiếm, chia sẻ và trao.đổi thông tin với nhau, bao.gồm dịch
vụ.tạo trang thông.tin điện tử cá nhân, diễn.đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến,
chia sẻ.âm thanh, hình ảnh và các hình.thức dịch vụ tương.tự khác.”
Bên cạnh đó, theo thư viện học liệu mở VN (5/2020), mạng.xã hội được định
nghĩa là dịch.vụ nối kết nối giữa.các con người có cùng sở.thích, đam mê về các lĩnh vực
khách.nhau trên Internet không phân.biệt đất nước hay thời gian.
Mặt khác, theo Bùi Thu Hoài (2014), các thành.viên và liên.kết giữa các thành
viên được coi là hai nhân.tố đã tạo nên một mạng xã hội. Để có thể giải quyết những
mong.muốn của người dùng mạng và các giá trị xã.hội nhất định, Internet cho phép các
thành.viên có cùng sở thích kết.nối với nhau không phân biệt thời.gian và không.gian
qua việc kết.bạn, nhắn tin,…
Tóm lại, mạng.xã hội (mạng xã hội ảo) là dịch vụ nối.kết nối con người với
nhau thông.qua Internet để cùng chia sẻ, trao đổi, giao lưu, học hỏi lẫn nhau trong
cùng.lĩnh vực, cùng sở.thích không phân biệt không.gian hay thời gian. Ngoài ra còn
cung cấp .dịch vụ tạo trang thông tin.điện tử cá nhân, forum, trò chuyện.trực tuyến, chia
sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức.dịch vụ tương tự khác.
1.2. Khái.niệm mạng xã hội Facebook
Theo Nguyễn Đào Thái Hải (2019), Facebook là một mạng lưới xã hội ảo, là nơi
trò chuyện, giải trí hay chia sẻ tâm trạng của mỗi người. Facebook có thể truy cập được
từ mọi thiết bị kết nối internet như máy tính, điện thoại,... Người dùng Facebook có thể
kết bạn, nhắn tin, đăng tải hình ảnh, video,nhận thông báo về hoạt động của những người
dùng khác, tham gia vào các nhóm cộng đồng,... Ngoài ra, người dùng cũng có thể phân
loại bạn bè của họ, báo cáo hoặc chặn những người mà họ không thích.
Theo Nguyễn Lan Nguyên (2020), năm.2004, Mark Zuckerberg - nhà lập trình
máy tính kinh doanh nhân công nghệ đã cùng với một số người bạn của mình sáng lập
nên mạng xã hội ảo Facebook. Nơi đây cho phép người dùng truy cập miễn phí để kết nối

7
với người khác. Facebook có khả năng truyền tải, lưu trữ thông tin dữ liệu với dung
lượng đa dạng. Người dùng còn có thể lưu trữ thông tin và tìm kiếm lại các dữ liệu cũ đã
từng đăng tải hoặc tương tác trên Facebook.
Tóm lại, Facebook là trang mạng xã hội ảo cho phép người dùng truy cập không
giới hạn từ mọi thiết bị kết nối internet để kết bạn, nhắn tin, đăng tải hình ảnh, video,...
Ngoài ra, Facebook còn có khả năng truyền tải và lưu trữ dữ liệu và tìm kiếm lại các dữ
liệu đã từng đăng tải.
1.3. Khái niệm hành vi

Trong cuốn từ điển Tâm.lý học do R.J.Corsini, Braun-Brumfield, ML chủ.biên


(1999) có viết: Hành vi là các.hành động, tương tác, những phản.ánh đáp lại kích. thích
bên.trong và bên ngoài, bao gồm những.cử chỉ. quan sát một cách khách quan, những cử.
chỉ thuộc.về nội tâm và quá.trình vô thức.

Hay theo ThS. Lê Công Minh (2021), hành vi là cách ứng.xử của con người đối
với sự.vật, sự việc hay hiện.tượng trong hòan cảnh, tình.huống cụ thể nào đó, được thể
hiện bằng.lời nói, hành dộng, cử chỉ, nhất định. Nó bao gồm các yếu.tố kiến thức, thái độ,
niềm tin, giá.trị xã hội cụ thể của con.người và chúng đan xen nhau, liên kết chặt.chẽ với
nhau.

Tóm lại hành.vi là những hoạt động được bộc lộ ra bên ngoài và bao.giờ cũng.
gắn với liền.với mục đích hay động.cơ nào đó.

1.4. Khái.niệm nhận thức


Theo "Từ điển Bách Khoa Việt Nam" nhận thức được coi là quá.trình biện
chứng phản.ánh thế giới.khách quan đến ý.thức con người, con người tư duy và.không
ngừng.tiến đến gần.khách thể.
Bên cạnh đó, triết học.Mác-Lênin có cách định.nghĩa khác về nhận thức. Đó là
quá.trình chiếu sáng hiện.thực khách.quan vào trong.trí óc của con.người, mang tính.tích
cực, đầy năng.lượng và tính sáng.tạo trên cơ sở thực tiễn.
Tóm lại, nhận.thức một quá.trình sắp.xếp và lí.giải được những ấn.tượng về cảm
giác nhằm.đưa ra được các.ý nghĩa cho một tình huống thực tế cụ thể.nào đó thông qua
việc.tổ chức và lý.giải thông.tin.

8
1.5. Khái niệm giới.trẻ
Theo định nghĩa của Liên hợp quốc “giới trẻ là những người thuộc nhóm tuổi từ
15 đến 24”. Liên hợp quốc thường sử dụng độ tuổi này cho mục đích thống kê, nhưng
cũng đồng thời tôn trọng các định nghĩa của quốc gia và khu vực về giới trẻ.
Theo quan.điểm UNESCO về khía cạnh văn.hoá – xã hội, thuật.ngữ “người trẻ”
có thể được.hiểu là những người đang.trong giai đoạn chuyển.đổi từ sự phụ thuộc của trẻ
em.đến sự tự lập của người lớn và nhận.thức về sự tương thuộc (sự phụ thuộc lẫn nhau)
giữa các thành.viên trong một cộng đồng. Khái niệm “người.trẻ” không bị ràng buộc bởi
một.độ tuổi cụ thể mà thay vào đó, theo UNESCO nó.tuỳ vào hoạt động.cụ thể, ngữ cảnh,
lĩnh vực và phạm.vi.
Tóm lại, “giới trẻ” có những đặc điểm chung về mặt văn hóa, xã hội và kinh tế.
Là những người đang trải qua giai đoạn phát triển về thân thể, tâm lý, nhận thức và hành
vi do ảnh.hưởng tiêu cực và tích cực từ môi.trường.xung quanh họ. Và họ thường có xu
hướng tìm kiếm nhận thức về bản thân, xác định bản thân, và tham gia vào các hoạt động
văn hóa và xã hội mới.

2. Các lý thuyết liên.quan đến đề.tài


2.1. Nghiên.cứu trong.nước
2.1.1. Thực.trạng sử dụng.mạng.xã hội Facebook của.giới trẻ.hiện nay.
Để tìm hiểu sinh viên và mạng xã hội Facebook, Đoàn Nguyên Dương (2014) đã
thực hiện khảo sát bằng cách sử.dụng bảng.hỏi được chuẩn.hóa trong đó có 36 câu hỏi và
thu thập các thông tin từ người trả lời. Trong nghiên cứu này, để biết được hiện nay trong
sinh viên có bao nhiêu người sử dụng Facebook, tác.giả đã phát 350 bảng hỏi cho các
sinh viên của 2 trường (Trường Đại.học,Khoa.học Xã.hội và Nhân.văn và
Học.viện,Công.nghệ Bưu.chính.Viễn.thông). Trong đó bao gồm 310 sinh.viên đã trả
lời.rằng họ có sử dụng mạng xã,hội Facebook chiếm 88,6%, 40 sinh viên không sử,dụng
Facebook chiếm 11,4% trên tổng số người được hỏi. Điều tra cho thấy, khi sinh,viên
được hỏi về thời.gian sử dụng Facebook thì có đến 79.7% trong tổng số người được hỏi
trả lời là họ đã sử dụng mạng,xã hội Facebook trên 1 năm; chỉ có 14,5% người sử dụng
Facebook từ 6 tháng đến dưới 1 năm và 5,8% là mới sử dụng Facebook dưới 6 tháng. Khi
được hỏi “Thời gian bạn sử dụng Facebook lâu chưa?” thì phần lớn các sinh viên đều trả

9
lời là họ đã sử dụng Facebook được hơn 1 năm. Điều này chứng tỏ rằng mạng xã hội
Facebook có sức,hút và sự ảnh,hưởng rất lớn đến sinh viên.
Bên cạnh đó, Đỗ Thị Anh Phương (2021) dựa vào số liệu của ComScore đã thống
kê được có khoảng 87,5% đã và đang sử dụng các mạng.xã.hội, nằm trong.độ.tuổi 15-34
(khoảng 71%) trong,hơn 30 triệu.người sử.dụng internet tại Việt.Nam. Số liệu trên cho
thấy Việt Nam với khoảng 35 triệu người dùng, là nước có số lượng người sử dụng mạng
xã hội Facebook tăng nhanh nhất trên thế giới. Trong đó, thanh thiếu niên là bộ phận
chiếm phần lớn. Theo khảo sát khoảng 1.000 bạn trẻ có độ tuổi từ 11 đến 35 tại TP.
Hồ.Chí.Minh của tác giả, thì có đến khoảng 89,3% người sử dụng Facebook. Chiếm phần
lớn là thanh thiếu niên đã sử dụng mạng xã hội trên 4 năm với tỷ lệ 43,8%, đứng thứ hai
là từ có thời gian sử dụng từ 2-4 năm chiếm 34,2%, từ 1-2 năm là 17,5%và cuối cùng
dưới 1 năm với tỷ lệ thấp nhất 4,5%. Cập nhật thông tin; liên lạc với gia đình, bạn bè; kết
bạn; chia.sẻ thông.tin với mọi người và để giải trí, học tập; kinh doanh, mua sắm trực
tuyến…được cho là 5 mục.đích tìm.kiếm chiếm tỷ.lệ cao nhất. Năm 2017 với kết quả
khảo sát, giới trẻ có thời.gian sử dụng mạng.xã.hội mỗi ngày chiếm tỷ.lệ cao nhất là: từ
1-3 tiếng chiếm 35,7%; đứng thứ 2 là từ 3-5 tiếng với 25,7%; trên 5 tiếng chiếm 22,6%; ít
hơn 1 tiếng là 16,0%. Số liệu trên thể hiện việc sử dụng mạng xã hội Facebook của giới
trẻ đã và đang chiếm khá nhiều thời gian, đó là một trong những nguyên.nhân gây nên
tình.trạng “nghiện” mạng.xã.hội.
Đồng quan điểm với Đỗ Thị Anh Phương, Nguyễn Thị Lan Hương (2019) trong
cuộc điều tra khảo sát mới nhất (năm 2017) trên 600 bạn trẻ (11-30 tuổi) tại Hà Nội và
tỉnh Lào Cai với các mẫu khảo sát thuộc cả khu vực thành thị và nông thôn đã cho thấy
sự tiếp tục thống trị của Facebook (87,3%). Thực tế, Facebook ngày càng,trở nên
phổ,biến đối với giới,trẻ Việt Nam, kể cả khi họ ngủ nghỉ, sinh hoạt ăn uống, giải quyết
công việc và giải trí… Mạng xã,hội Facebook dường như đã trở,thành một phần không
thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nó giúp mọi người theo dõi thông tin, kết nối và
chia sẻ mọi thứ theo cách dễ dàng nhất. Bên cạnh đó, bằng những tính năng khá gần gũi
với văn hóa người Việt, Facebook đã chinh phục được giới trẻ và đang ngày càng phát
triển mạnh mẽ.
2.1.2. Tác.động của mạng.xã hội đến nhận.thức của giới.trẻ hiện nay.
Phạm Thị Thùy Linh (2017) từ nghiên cứu “Ảnh hưởng của mạng internet đối với
giới trẻ: Cái nhìn từ phía khoa học thần kinh” cho rằng: “Internet có thể gây ra những ảnh

10
hưởng nguy hại đến não của con người, nhất là những người trẻ. Việc tiếp xúc và phụ
thuộc quá nhiều vào các thiết bị điện tử có thể thay đổi bộ não của con người. Một số nhà
báo thậm chí còn coi những công nghệ mới đang là mối nguy hiểm đối với người dùng,
vì Google đang làm giảm trí thông minh của chúng ta. Thanh thiếu niên dễ bị ảnh hưởng
nhất vì não của lứa tuổi này vẫn đang hình thành và dễ dàng bị tác động bởi các trải
nghiệm hơn não của người lớn. Vì vậy, cuộc sống xoay quanh công nghệ đang ảnh hưởng
rất lớn đến sự phát triển và giáo dục của giới trẻ. Trên thực tế, có nhiều nhà nghiên cứu
đã chỉ ra cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của công nghệ thông tin và Internet lên đối
tượng thanh thiếu niên.”
Bên cạnh đó cũng có nhiều.ý kiến cá nhân.đưa ra rằng việc sử.dụng Intermet một
cách hợp.lý và khôn.ngoan có thể giúp chúng ta tận hưởng được những lợi ích to lớn của
cuộc sống công nghệ và cải thiện được những tác.động tiêu.cực của mạng.xã.hội. Tuy
nhiên, Greenfield (2014) lại có suy nghĩ trái ngược khi cho rằng công nghệ đang được sử
dụng chưa hợp lý, đồng thời tác giả.cũng chứng minh quan.điểm đó bằng việc đưa ra một
loạt những bất.lợi từ việc lạm.dụng quá nhiều vào Internet, chẳng hạn như các vấn.đề về
duy trì sự chú.ý rối loạn cảm giác, thiếu.hụt các suy.nghĩ sâu.sắc và tư duy.phê.phán.
Mặt khác, Vũ Nhật Phương, Nguyễn Xuân Nhĩ, Trần Thanh Tùng, Trương Thị Lệ
Hằng (2023) đã thực hiện nghiên cứu theo hướng tiếp cận quy nạp, sử dụng công cụ
phỏng vấn sâu 10 cán bộ Đoàn, 10 giảng viên và 12 chuyên gia phụ trách công tác chăm
sóc sinh viên và truyền thông của trường để xác định kênh MXH được nhà trường cho
phép sử dụng tại 5 trường.đại học, đồng thời đánh giá thực trạng công tác định hướng dư
luận sinh viên. Sau đó, bảng hỏi được nhóm nghiên cứu gửi đến sinh viên của 5
trường.Đại học trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh: Trường Đại.học Mở, Trường Đại.học
Nguyễn Tất.Thành, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Kinh.tế Tài chính,
Trường Đại học Văn Lang để thu thập ý kiến từ các sinh viên. Kết quả khảo sát cho thấy,
các MXH đang được sinh viên sử dụng chủ yếu bao gồm Facebook, Zalo, Tiktok, Line và
một số MXH khác như Instagram, Twitter,... Tuy nhiên MXH được sinh viên lựa chọn
nhiều nhất là Facebook.
Đối tượng sử dụng MXH Facebook ở nhiều nhóm tuổi khác nhau nhưng giới trẻ
được cho là nhóm dành nhiều thời gian nhất. Thông qua MXH, giới trẻ có điều kiện
thuận lợi và được cải thiện các hoạt động giáo dục một cách tích cực như giao tiếp, chia
sẻ kiến thức, tương tác, đặt câu hỏi và tìm câu trả lời... Ngoài ra, việc sử dụng MXH có

11
tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý và có thể dẫn đến trầm cảm, lo lắng. Ngoài ra, giới
trẻ là nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng, nhạy cảm và bị chi phối bởi MXH nhất. Thực tế
cho thấy, bên cạnh những mặt tích cực, hầu hết giới trẻ Việt Nam nói chung đều đang
gặp những khó khăn và hạn chế nhất định khi sử dụng mạng xã hội. Trong báo cáo tổng
kết tại Đại hội nhiệm kỳ 2018-2023, Trung ương Hội sinh viên Việt Nam đã nhận định
hiện có một bộ phận sinh viên ngại cống hiến, có hệ tư tưởng thụ động, thờ ơ trước trách
nhiệm đối với xã hội. Nhiều sinh viên đang lao vào chủ nghĩa cá nhân, có lối sống thực
dụng, lệch lạc về tư tưởng và quan điểm sống,từ đó dễ bị ảnh hưởng bởi những trào lưu
không phù hợp với giá trị đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam. Chính sự thiếu hiểu
biết , thiếu kinh nghiệm và bản lĩnh, sinh viên rất dễ sa vào những hành động sai trái, chỉ
dựa vào cảm tính. Điều này lí giải cho một số trường hợp, hành động của sinh viên đôi
khi còn dựa vào cảm tính chủ quan, chạy theo trào lưu xã hội, hoặc theo quan điểm của
một người khác mà không có phân tích, lập luận cá nhân.
2.1.3. Tác động của mạng xã hội Facebook đến hành vi của giới trẻ hiện nay.
Nguyễn Thị Lan Hương (2019) cho rằng giới trẻ đang có xu hướng thể hiện cá
tính hoặc sự khác biệt với người khác bằng cách sử dụng ngôn từ theo cách riêng của
mình thông qua việc đăng các dòng trạng thái, bình luận lên các trang MXH. Từ cuộc
khảo sát cho thấy, việc sử dụng hoàn toàn tiếng Việt để giao tiếp của giới trẻ trên MXH
chiếm 45,7%. Việc sử dụng tiếng Việt để giao tiếp trên mạng xã hội của giới trẻ ngày nay
không còn như tiếng Việt truyền thống mà họ đã tự tạo ra cho mình một ngôn ngữ teen-
kiểu ngôn ngữ riêng không theo quy chuẩn tiếng Việt. Ngôn ngữ teen được sáng chế ra
bằng cách kết hợp tiếng Việt với ngôn ngữ khác (38,8%), làm thay đổi chi.tiết của các
chữ cái trong tiếng.Việt bằng việc, hay những cách viết tắt, viết sáng tạo, kết hợp các loại
ký hiệu và sử dụng tiếng lóng (29,7%). Điển hình, ta có thể dễ dàng bắt gặp các xu hướng
dùng ngôn ngữ của giới trẻ trên mạng xã hội như: diễn đạt bằng cách đơn giản hóa như:
gato (ghen ăn tức ở), wen (quen), wên (quên), u (bạn, mày),… hay theo xu hướng phức
tạp hóa ngôn từ: dzìa (về), roài (rồi), dzui (vui), thoai (thôi), … hoặc cố tình viết chệch
âm để tạo sự vui nhộn, tinh.nghịch: xiền (tiền), hem (không), lun (luôn), bùn (buồn),…
Bên cạnh đó, tiếng Anh cũng được sử dụng để viết tắt: tks = thanks (cảm ơn), lol = laugh
out loud (cười lớn),BFF=best friend forever (bạn thân)…
Xem xét về ngôn ngữ riêng mà giới trẻ đã tự tạo ra và dùng để giao tiếp trên mạng
xã hội đã có số lượng không ít người phê phán và nhận định rằng đó là thứ ngôn ngữ

12
xa.lạ, làm mất đi sự thuần khiết, cái.đẹp, cái hay của tiếng Việt. Do vậy cần phải đưa ra
các giải pháp khắc phục tình trạng này. Nhưng lại có một số quan điểm nhìn nhận đó là
tính tất yếu của nhu cầu phát triển ngôn ngữ trong giới trẻ ở xã.hội hiện.đại và ở một góc
độ nào đó thì nó cũng có những phương diện cần được thừa nhận. Dù vậy, những việc
hướng tới giảm thiểu những tiêu cực của loại ngôn ngữ teen cũng vẫn cần được quan tâm.
Mặt khác, Theo Đỗ Thị Anh Phương (2021) Mạng xã hội có những mặt tích cực:
Tìm kiếm thông tin: Việc dùng MXH Facebook có thể giúp tìm kiếm nhanh chóng những
tin tức mà người.dùng quan.tâm; Tạo sự liên kết: Tăng cơ hội biết thêm nhiều thông tin
từ gia đình, bạn bè ở mọi nơi trên thế giới cũng như có thể kết nối bạn bè trên khắp châu
lục; Cung cấp môi trường để bổ sung kiến thức và nâng cao kỹ năng sống thông qua việc
tìm kiếm và học tập các kỹ năng trong các hội nhóm trực tuyến hoàn toàn miễn phí; Tạo
ra môi trường kinh doanh lý tưởng khi cho phép doanh nghiệp có thể giới thiệu sản
phẩm đến khách hàng hoàn toàn miễn phí, đặc biệt là làn sóng tuyệt vời cho các bạn trẻ
muốn khởi nghiệp nhưng có nguồn vốn hạn chế; Kênh giải trí đa dạng: Có thể tìm kiếm
đủ các thể loại phim, ảnh, nhạc một cách dễ dàng; Phát huy tài năng: Facebook hỗ trợ
đưa tài năng của bạn đến với nhiều người, cho phép chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, ca
hát, nấu ăn, vẽ tranh; Phương tiện để bày tỏ cảm xúc và nhận được sự đồng cảm, chia sẻ
từ cộng đồng một cách nhanh chóng.
Bên cạnh những lợi ích MXH mang lại cho giới trẻ, tác giả cũng nêu rõ mạng xã
hội cũng gây ra những hậu quả khó lường vì lượng thông tin nhiều nhưng có sự đan xen
giữa thông tin xấu với thông tin tốt rất khó để kiểm chứng. Điều đáng lo ngại nhất là
những thông tin mang tính chất kích động, bạo lực, chia rẽ đến khối đại đoàn kết dân tộc,
… Nếu giới trẻ không có định hướng họ sẽ bị cuốn vào thế giới thông tin hỗn loạn gây
ảnh hưởng đến năng suất, học tập, lao động, tính tình trở nên cáu gắt, tinh thần giảm sút,
chìm đắm vào thế giới ảo không có lối thoát, ảnh hưởng đến nhân cách, tâm sinh lý, sức
khỏe của con người nhất là giới trẻ. Hậu quả khi lạm dụng quá nhiều mạng xã hội là đa
dạng: Trước hết là sự thiếu tương tác với gia đình, bạn bè dẫn đến sự rạn nứt trong giao
tiếp, khó tìm được sự đồng cảm; Thứ hai là khó đạt được mục tiêu cá nhân do lãng phí
thời gian vào các trang MXH, làm lãng quên những mục tiêu quan trọng trong cuộc sống.
Thứ ba, các bạn trẻ lại để tâm vào những thông tin “hot” để câu like với mong muốn nổi
tiếng trên nền tảng mạng xã hội thay vì tìm tòi, học hỏi những kỹ năng được cho là có sự
đóng góp quan trọng cho việc nâng cấp bản thân trong công việc dù ở hiện tại hay sau

13
này; Thứ tư, dễ mắc các bệnh trầm cảm, một số dấu hiệu để nhận biết là hay mất tinh
thần, mệt mỏi, khó ngủ,...; Thứ năm là sự thiếu sáng tạo do não bộ không được nghỉ ngơi
khi dành quá nhiều thời gian cho việc truy cập, gây suy giảm hoạt động, từ đó hạn chế
tính sáng tạo; Thứ sáu, bạo lực trên mạng: Nói những điều mà ngoài đời thường không
dám nói, có thể phán xét không căn cứ,nói những điều không đúng sự thật, đe dọa, tra tấn
tinh thần,…; Thứ bảy, mất khả năng kiểm soát hành vi: Giới trẻ thường khó có thể diễn
đạt cảm xúc bằng lời nói, khi xảy ra mâu thuẫn thì hay có khuynh hướng dung bạo lực bị
nhiễm trên mạng; Thứ tám thiếu tự tin vì hay so sánh mình với người khác; Thứ chín:
mạo danh người khác, đánh cắp thông tin để mạo danh làm chuyện trái phép hoặc lừa đảo
người khác; Khi lan truyền những thông tin chưa được xác thực làm ảnh hưởng đến danh
dự của cá.nhân, tổ.chức, đoàn thể dẫn đến vi phạm pháp luật.
2.1.4. Giải pháp giúp giới trẻ nâng cao nhận thức và hành vi khi sử dụng mạng
xã hội Facebook.
Theo Phan Thị Hời (2021) có đưa ra những giải pháp nhằm đạt được hiệu quả học
tập qua các trang mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng của sinh viên đại học dựa
trên xu hướng phát triển chung của thời đại số và kết hợp với thực trạng hiện nay. Căn cứ
vào thực trạng sử dụng mạng xã hội Faceboook của giới trẻ hiện nay, tác giả đề xuất các
phương án gợi ý giải pháp sau:
* Giải pháp 1: Nhận thức của học sinh phải được nâng cao theo hướng tích cực và hạn
chế nội dung tiêu cực của mạng xã hội khi sử dụng yếu tố internet vào việc học, Mạng xã
hội mang lại lượng kiến thức, thông tin phong phú giúp học sinh học tập tốt hơn. Mạng
xã hội tạo môi trường để giúp sinh viên giao tiếp, giao lưu và học hỏi lẫn nhau. Tuy
nhiên, nhiều sinh viên không nhận ra rằng việc quá phụ thuộc vào mạng xã hội có thể làm
suy giảm khả năng sáng tạo của họ. Nếu học sinh lạm dụng mạng xã hội sai mục đích có
thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý, lối sống của học sinh. Vì vậy, các cơ sơ đào
tạo, giáo dục cấp bậc đại học cần tổ chức các khóa học hướng dẫn sinh viên cách sử dụng
các chức năng của mạng xã hội và cách khai thác thông tin trên mạng xã hội phục vụ học
tập và nghiên cứu chuyên môn. Nhà trường cần giúp học sinh hiểu được những mặt tích
cực và tiêu cực của mạng xã hội và tránh xa những thông tin có hại. Đào tạo về cách cư
xử văn minh trên mạng, kiểm soát lời nói và hành vi, đảm bảo không vi phạm pháp luật.
* Giải pháp 2: Nâng cao tính bảo mật và an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội. Việc
rò rỉ thông tin cá nhân khi sử dụng mạng xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và

14
việc học tập của sinh viên. Vì vậy, cần hướng dẫn học viên nâng cao khả năng bảo mật
tài khoản. Ngoài ra, nhà trường và các tổ chức liên quan cần có chủ đề phòng tránh nguy
cơ bị đánh cắp thông tin và cảnh báo những điều có thể xảy ra nếu sử dụng mạng xã hội
không đúng cách. Các chiến dịch nâng cao nhận thức, giải thích luật an ninh mạng, công
bố thông tin và cách sử dụng Internet rất hữu ích cho sinh viên. Việc tuyên truyền, hướng
dẫn Luật An ninh mạng có thể lồng ghép vào các hoạt động trên lớp, tổ chức các cuộc thi
nghiên cứu khoa học, thi hùng biện... Điều này sẽ mang lại hiệu quả và sức hấp dẫn cao
với số lượng lớn sinh viên tham gia.
* Giải pháp 3: Hướng dẫn cách sử dụng tính năng và cách tìm kiếm thông tin trên các
nền tảng mạng internet sẽ phục vụ phần lớn trong việc học tập. Nhiều mạng như
Facebook, Google, Youtube... có nhiều tính năng thông minh, hiện đại rất thuận tiện cho
việc trao đổi thông tin và tạo nhóm để thảo luận, họp, giao bài tập, giao tiếp. Tuy nhiên,
nhiều sinh viên chưa hiểu hết đặc điểm của mạng nên khả năng sử dụng các chức năng
phục vụ học tập còn thấp. Đồng thời, mỗi loại mạng hoạt động theo quy tắc và thuật toán
riêng. Việc tìm kiếm thông tin liên quan đến kiến thức môn học cần phải được thực hiện
chính xác, sử dụng đúng thuật ngữ, đúng từ khóa,… để tìm ra nguồn thông tin mà bạn
đang tìm kiếm. Vì vậy, cần tổ chức các khóa đào tạo phù hợp để giúp sinh viên nắm vững
kịp thời và phục vụ tốt hơn cho việc học tập, đào tạo, nghiên cứu,…
* Giải pháp 4: Các thiết bị hỗ trợ kết nối mạng và hỗ trợ sử dụng mạng xã hội, kết nối
mạng yếu, gián đoạn là một trong những khó khăn khách quan hiện nay. Điều này ảnh
hưởng đến việc sinh viên sử dụng mạng xã hội trong việc học tập, nghiên cứu và phát
triển. Ngoài ra, thiết bị của nhiều học sinh không đủ để hỗ trợ việc học trực tuyến qua nền
tảng internet. Vì vậy, các cơ sở đào tạo cao đẳng hay giáo dục đại học, các tổ chức và
doanh nghiệp liên quan trên địa bàn thành phố cần có các biện pháp hỗ trợ như tặng thiết
bị mạng, mua máy tính với giá ưu đãi, đổi máy, nhận máy mới, cấp học bổng... sử dụng
mạng xã hội nhằm mục đích mang lại lợi ích cho việc học tập của họ. nghiên cứu và thực
hành.
Cũng theo Đỗ Thị Anh Phương (2021) để nâng cao được tính tích cực và hạn chế
tính tiêu cực của mạng xã hội đến sự phát triển trong lối sống và nhân cách của giới trẻ
hiện nay, đầu tiên gia đình cần giáo dục về mặt lợi và hại của mạng xã hội, có thể hạn chế
thời gian và định hướng cho trẻ khi chúng dần biết đến mạng xã hội. Phụ huynh cần có
những hiếu biết và kiến thức nhất định về mạng xã hội, biết cách sử dụng các trang mạng

15
phục vụ cho công việc, giải trí lành mạnh, luôn là tấm gương tốt cho trẻ học tập và noi
theo, định hướng được các giá trị nhân cách, lối sống đẹp, biết yêu thương, chia sẻ với
gia đình, có trách nhiệm với xã hội, bên cạnh đó giáo dục kỹ năng sống, nhất là các kỹ
năng điều tiết và kiểm soát bản thân, rèn luyện cho trẻ thói quen tốt như chơi thể thao
hoặc tham gia các câu lạc bộ... Phụ huynh cần đưa ra những nguyên tắc sử dụng mạng xã
hội, với trẻ nhỏ cần giới hạn thời gian nhất định. Cha, mẹ có thể sử dụng những công cụ
ngăn chặn sự truy cập của trẻ em vào những nội dung không lành; không nên chỉ vì
những mặt không tốt, độc hại cảu mạng xã hội mà cấm đoán giới trẻ, tạo ra giới cho họ.
Cha, mẹ nên dành nhiều thời gian tâm sự để hiểu tâm tư của con, từ đó khích lệ động viên
tinh thần hay có thể tổ chức những chuyến du lịch để thắt chặt, nâng cao tình cảm gia
đình.
Nhà trường, các cơ sở giáo dục cần chỉ cách khai thác thông tin tích cực để hướng
dẫn các em chủ động tham gia nhằm phục vụ cho học tập, nghiên cứu chuyên môn.
Hướng dẫn cách tránh xa những thông tin độc hại và chọn lọc thông tin hữu ích. Đồng
thời, giáo dục cách ứng xử văn minh, kiểm soát lời nói, hành vi để có thể đảm bảo những
thông tin được đăng trên mạng không ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, hình ảnh của cá
nhân hay tổ chức nào, phù hợp với thuần phong mỹ tục, chuẩn mực đạo đức xã hội,
không vi phạm pháp luật. Nhà trường cần tăng cường các hoạt động giải trí, vui chơi,
thiện nguyện,... để giúp nâng cao chất lượng đời sống tinh thần, từ đó tạo một môi trường
lành mạnh để giao lưu, kết bạn, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Nhờ đó rèn luyện được
tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và kỷ luật nghiệm túc…, giúp giới trẻ biết sống có trách
nhiệm hơn, rời xa lối sống hời hợt, vô tâm, thích hưởng thụ và đua đòi theo những hư
danh. Phát huy mặt tích cực, ngăn chặn mặt tiêu cực, giúp cho giới trẻ có đủ tự tin, bản
lĩnh và vững vàng trước cám dỗ trong thế giới ảo.

2.2. Nghiên cứu nước ngoài


2.2.1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của giới trẻ hiện nay.
Theo June, A.(2011, April 26), và cộng sự (2009) lưu ý rằng các thuật ngữ như
teencood, thanh thiếu niên và thanh niên là những người được xây dựng về mặt văn hóa
và xã hội thông qua Facebook. Trong các nghiên cứu điển hình về thanh thiếu niên và
truyền thông, họ định nghĩa trẻ em là dưới 13 tuổi, thanh thiếu niên và thanh niên từ 13
đến 18 tuổi và thanh niên từ 19 đến 30 tuổi. Một số nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng
16
Twitter, Facebook và YouTube đã được sử dụng để truyền bá tuyên truyền khủng bố và
gây ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng. Trong bối cảnh này, cảm xúc được thừa nhận
rộng rãi là một yếu tố quan trọng trong việc ảnh hưởng hoặc thao túng ý kiến và niềm tin
của con người. Đặc biệt, các nghiên cứu gần đây cho thấy cảm xúc có thể được truyền từ
người dùng này sang người dùng khác thông qua tương tác trực tuyến, dẫn đến hiện
tượng được gọi là sự lây lan cảm xúc. Nhiều nghiên cứu đã báo cáo về phản ứng của
người dùng đối với những thông điệp mang tính cảm xúc có tác động nhiều đến tâm sinh
lý của giới trẻ, đặc biệt trong vấn đề học tập, nhận thức, hành vi và phát triển tư duy cũng
bị hạn chế bởi nội dung không tích cực trên mạng xã hội .
Ngoài ra theo Tang-Mui, J. và Teng, C.E. (2017) nghiên cứu về “Tác động của
mạng xã hội (Facebook) đối với giao tiếp và mối quan hệ giữa con người với nhau: Quan
điểm về thay đổi hành vi và đoàn kết xã hội”, cho thấy rằng hơn một tỷ người sử dụng
Facebook làm nền tảng để tương tác xã hội và thể hiện bản thân, khiến nó trở thành một
trong những trang web phổ biến nhất trên Thế giới. Người dùng lớn nhất của mạng xã hội
là giới trẻ. Theo một nghiên cứu mới, những người trẻ tuổi dành phần lớn cuộc sống hàng
ngày của mình để tương tác thông qua mạng xã hội. Việc những người trẻ tuổi được kết
nối với các cộng đồng trực tuyến toàn cầu này vừa là một viễn cảnh đáng sợ đối với các
bậc phụ huynh và các nhà giáo dục, vừa là một lĩnh vực hấp dẫn cho nghiên cứu khoa
học xã hội. Giới trẻ là một nhóm người sử dụng mạng xã hội đặc biệt. Họ là một trong
những người đầu tiên lớn lên hoàn toàn trong môi trường công nghệ truyền thông. Thanh
thiếu niên cũng là đối tượng đang trong thời kỳ tăng trưởng, trưởng thành và trưởng
thành nhanh chóng.
2.2.2. Tác động của mạng xã hội đến giao tiếp và các mối quan hệ của con người
ở giới trẻ.
* Tích cực:
Theo Tang-Mui, Telegraph (2008) có gợi ý rằng FB giúp thúc đẩy các mối quan
hệ ở xa và giúp mọi người giữ liên lạc. Tác giả thông tin thêm: “Ba phần tư những người
có những mối quan hệ kiểu này cho biết việc duy trì chúng dễ dàng hơn thông qua các
trang như Facebook hay MySpace - nơi họ có thể chia sẻ ảnh và gọi điện video qua máy
tính”.
Bên cạnh đó,Tang-Mui cũng đề cập đến tác giả AARP (2010) cho thấy kết quả
tích cực là hầu hết các thành viên trong một gia đình sẽ trở nên thân thiết nhau hơn sau
17
khi người lớn tuổi trong gia đình sử dụng mạng xã hội như Facebook. Nền tảng mạng xã
hội này được xem là một trong những phương tiện liên lạc tốt thời điểm hiện tại. Nó có
khả năng tạo nên môi trường giao lưu gắn kết và gần gũi giữa các thành viên trong gia
đình với nhau. Việc sử dụng Facebook tạo ra những hiệu ứng tích cực cho các mối quan
hệ gia đình, bạn bè, người thân quen khác. Với sự gia tăng số lượng người dùng tại địa
phương như hiện nay, mạng xã hội này còn giúp xây dựng một xã hội tốt đẹp và hài hòa
hơn, nơi mà sự hiểu biết về xã hội hài hòa chủ yếu được thực hiện bởi những gia đình
hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Thông qua việc sử dụng Facebook, những mối
quan hệ, giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình được cải thiện và nâng lên tầm một
xã hội thống nhất, tiến bộ và văn minh hơn. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng truyền
thông xã hội bao gồm các cơ hội mới để thể hiện bản thân, hòa đồng, tham gia cộng
đồng, sáng tạo và kiến thức mới nhằm phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày của người
dùng nền tảng mạng xã hội Facebook.
Không những vậy, Tang-Mui theo nghiên cứu của Burke, Kraut và Marlow (2011)
về hành vi trực tuyến dựa trên thông tin đăng nhập Facebook. Hoạt động này nhằm mục
đích liên lạc trực tiếp với từng bạn bè, bao gồm trao đổi cá nhân trực tiếp như nhắn tin
tức thời, đồng thời FB cũng hỗ trợ liên lạc qua tin nhắn, bài đăng trên tường và trò
chuyện đồng bộ. Việc giao tiếp có mục tiêu là một cách để cải thiện sự tương tác, kỹ
năng mềm của giới trể đặc biệt là tin nhắn riêng tư dường như củng cố các mối quan hệ.
* Tiêu cực:
Đồng thời, Tang-Mui cững cho rằng ngoài những tác động tích cực ấy thì
Facebook cũng tồn tại những điểm yếu khi nói đến giao tiếp cá nhân giữa mọi người.
Điều này có nghĩa là sự giao tiếp trong gia đình thường kém hiệu quả, tần suất bị giảm đi
hoặc thậm chí bằng không khi công nghệ tiên tiến đã dần kiểm soát gia đình.
Tang-Mui phát hiện tác giả Díaz, Evans và Gallahger (2011) nhấn mạnh rằng
Facebook đã khuyến khích mọi người chủ động thoát khỏi những tương tác tiêu cực,
những quan niệm độc hại đang ngầm ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta và điều này ảnh
hưởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ gia đình và cuối cùng mọi người có thể không
hòa nhập với môi trường mình đang sống và trở nên chống đối xã hội.
Bên cạnh đó, Tang-Mui theo nghiên cứu của Chou và Edge (2012), Facebook có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống ngày nay. Nó đã thay đổi nhận thức và quan niệm của
người dùng về cuộc sống của bạn bè và gia đình họ. Bí quyết là: mọi người đăng nhập
18
Facebook, sử dụng với thời gian càng lâu thì họ càng tin rằng những người khác có cuộc
sống tốt hơn. Điều này thậm chí có thể khiến hầu hết họ tạo ấn tượng xấu và coi thường
các thành viên trong gia đình, cuối cùng dẫn đến những cuộc trò chuyện và mối quan hệ
tiêu cực. Cũng trong năm đó, tác giả Prono Australia đã trình bày chi tiết hơn những khía
cạnh những mặt tiêu cực của việc dùng mạng xã hội: “Các chuyên gia của chúng tôi cho
biết các gia đình ly thân và ly hôn thường sử dụng Facebook, email và điện thoại di động
một cách tiêu cực”. “Lạm dụng và đe dọa các mối quan hệ cũ là một vấn đề phổ biến
trong đó có thể cần có hướng dẫn để đảm bảo việc liên hệ đó ít cảm xúc hơn, mang tính
chất thương mại hơn và thực dụng hơn.”
Trong số những lo ngại được nêu ra là việc sử dụng quá mức dẫn đến giảm thời
gian cho các hoạt động khác, bao gồm các hoạt động học tập, thể chất và xã hội bị ảnh
hưởng tiêu cực. Không chỉ vậy còn có nguy cơ bị bắt nạt trên mạng bằng hình thức bạo
lực ngôn từ. Một nghiên cứu của Pew In Internet và American Life Project báo cáo rằng
cứ ba thanh thiếu niên thì có một người sử dụng Internet đã bị quấy rối trực tuyến. Thông
báo nghiên cứu cho thấy điều này minh họa rằng những nhược điểm đã được xác định
của việc sử dụng mạng xã hội đòi hỏi phải có nhận thức, tư duy, biết chọn lọc. Vì lẽ đó,
các nhà điều hành phát triển cần thực hiện một cách nghiêm túc và mạnh mẽ hơn trong
việc tiếp cận đa dạng hơn trong nỗ lực thu hút nhiều đối tượng hơn là chỉ thanh thiếu
niên.

3. Những khía cạnh chưa được đề cập trong tài liệu.


Việc sử.dụng Facebook mỗi ngày là một trong những hoạt.động không thể thiếu
đối sức khỏe tinh.thần của con người trong xã hội công.nghệ tiên tiến như hiện tại, đặc
biệt là đối với người trẻ. Thông qua những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, các tác giả
nhận định về những vấn đề phát sinh trong việc sử dụng Facebook, nhóm nhận thấy rằng
tất cả những tác giả và nhà nghiên.cứu đã tập trung đi sâu vào những khía cạnh về
thực.trạng, tác động, những ảnh hưởng và đưa ra giải pháp cho những vấn đề mà con
người đang gặp phải. Nhưng rất ít bài nghiên.cứu nào đề cập một cách chi.tiết và nhìn
nhận.triệt để những vấn đề tồn.tại trong việc sử dụng nền tảng.Facebook của giới.trẻ ở
Thành.phố Hồ Chí.Minh. Do đó, nhóm mong muốn có một bài nghiên cứu thực tế đối với
đối tượng là giới trẻ, sinh viên đang sinh sống, học tập và làm việc tại Thành .phố Hồ.Chí
Minh, phương án mà nhóm đưa ra để thực.hiện chính là chọn phạm vi tại các trường đại

19
học ở trong Thành phố Hồ Chí Minh để nghiên cứu như: Trường Đại.học Công.nghiệp
TP.HCM, Đại.học Văn.Lang, Đại học Quốc.Gia, Đại.học Ngoại.Thương,… Qua.việc
nghiên.cứu này của nhóm.nhằm để khảo.sát thực trạng sự ảnh.hưởng của mạng.xã hội
Facebook đến.hành vi và nhận.thức của giới trẻ. Không.chỉ như thế, nhóm còn đưa ra
những giải.pháp mang tính thực.tiễn, phù hợp với lứa.tuổi, tư duy, và có hiệu.quả cao đối
với giới.trẻ.

20
NỘI.DUNG – PHƯƠNG.PHÁP
1. Thiết.kế nghiên.cứu
Thiết.kế nghiên.cứu: Nhóm chọn thiết.kế nghiên cứu định.lượng
Việc thực.hiện khảo sát thực.trạng sử.dụng nền tảng mạng.xã.hội ảo.Facebook của
đa số các bạn giới.trẻ hiện nay là vô cùng cần thiết, bởi nó đang là một vấn.đề mang
nhiều khía.cạnh. Phiếu khảo.sát sẽ được thực.hiện thông qua các hình.thức: liên hệ
phỏng.vấn các đối.tượng nghiên.cứu và gián tiếp giúp họ điền câu trả.lời vào bảng.hỏi,
hoặc khảo sát bằng cách khảo.sát trực.tuyến - gửi đường link có các câu.hỏi khảo sát đến
các đối.tượng mình cần khảo.sát qua email và một số nền.tảng mạng.xã hội trực.tuyến
phổ biến như Facebook, Telegram, IG, Zalo,...Có như.vậy, trong khoảng.thời ngắn
chúng.ta sẽ có được một.lượng lớn thông.tin cần.thiết, vừa không.cần mất.nhiều
công.sức, vừa tiết.kiệm được chi phí. Ngoài ra, dữ.liệu mà ta thu.về có độ tin.cậy lớn nên
cho ra được một kết.quả của nghiên.cứu định lượng có thể khái.quát hoá lên cho tổng.thể
mẫu. Vì vậy, việc lựa.chọn phương.pháp nghiên.cứu định lượng cho đề tài này là một
phương.án hợp lý.

2. Chọn mẫu

❖ Dân số nghiên cứu

Giới trẻ khu vực TP.Hồ Chí Minh

❖ Cỡ mẫu: Áp dụng phương pháp tính cỡ mẫu theo công thức Cochran (1997)

Trong đó : Độ tin cậy 96%


z = 2,054
p = 0,5
e = 0,05
2 2
z × p ×( 1− p) 2,054 ×0 , 5 ×(1− 0 ,5)
n= 2
= 2
e 0 ,05

Từ đó tính được cỡ mẫu n = 421,9


Cỡ mẫu: 450 bạn trẻ có độ tuổi từ 14 đến 22 tuổi. Số lượng mẫu này đủ để khái quát hóa
cho dân số nghiên cứu.

21
 Cách tiếp cận dân số mẫu
Gửi link tham gia khảo sát vào các hội nhóm học sinh, sinh viên hoặc đăng trên
nền tảng xã hội cho đối tượng là các bạn trẻ có độ tuổi từ 14 đến 22 tuổi.

❖ Chiến lược chọn mẫu

Với đề tài nghiên.cứu là tác động của mạng xã hội Facebook đến nhận.thức và
hành vi của giới trẻ hiện nay và khảo sát được thực.hiện trên nền tảng Google Form,
nhóm nghiên cứu sẽ dùng chiến lược chọn mẫu phi xác suất thuận tiện. Các bạn trẻ tham
gia khảo sát cần đáp ứng các điều kiện như sau : là bạn trẻ có độ tuổi từ 14 đến 22 tuổi và
có thể vào đường link khảo sát và tự nguyện tham gia trả lời khảo sát. Việc chọn phương
pháp này giúp nhóm nghiên cứu ít tốn kém chi phí, thời gian dễ tiếp cận và dễ dàng lấy
thông tin, đặc biệt không cần phải có khung mẫu.

3. Thiết.kế công cụ thu.thập thông tin


Nghiên.cứu cần thu thập thông.tin từ 3 khía cạnh về ảnh.hưởng của mạng xã hội
Facebook đối với giới.trẻ hiện nay: tình hình sử dụng Facebook của họ hiện.nay; tác động
của mạng xã hội Facebook đến nhận thức và hành.vi; cũng như các giải pháp giúp giới trẻ
nâng cao nhận thức và hành.vi tích cực khi sử dụng mạng xã hội này. Quá trình thiết kế
bảng hỏi gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tham khảo tài liệu. Nhóm đọc và nghiên.cứu những nội dung các câu
hỏi khảo sát được sử dụng nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới có liên quan đến tri thức
trên.
Giai đoạn 2: Tạo lập bảng câu hỏi khảo.sát dựa trên tài liệu tham khảo.
Giai đoạn 3: Thử nghiệm. Nhóm nghiên cứu thử nghiệm bảng câu hỏi với 20 bạn giới
trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi hoàn.thành khảo sát, nhóm nghiên cứu sẽ trao đổi
thêm với các bạn về nội dung các câu hỏi nhằm phát hiện ra lỗi sai về từ ngữ và cấu trúc
dẫn đến việc không hiểu rõ nội.dung câu hỏi. Dữ liệu thu được từ việc khảo.sát thử còn
dùng để đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang.đo. Sau khi hoàn tất bảng.câu hỏi có… câu
hỏi đóng. Tổng số mục hỏi là 2 (thông tin cá nhân và thông tin khảo sát). Phân bố mục
hỏi, câu hỏi cho từng nội dung khảo sát như sau:
- Phần 1: Thông tin cá nhân ( Tuổi, giới tính, trường )

22
- Phần 2: Thông tin khảo sát. Bao gồm:
1. Khai thác một số thông.tin về các thực trạng sử dụng mạng.xã hội. Facebook của
giới trẻ hiện nay.
2. Khai.thác thông tin về một số tác động của mạng xã.hội ảo Facebook đến những
nhận thức và hành vi của giới trẻ hiện nay.
3. Khai thác thông tin về các đề xuất giải pháp giúp giới trẻ nâng cao nhận.thức và
hành. vi khi trực tiếp.sử dụng mạng xã.hội ảo Facebook.

4. Phương.pháp nghiên.cứu
Nhóm nghiên.cứu với 3 mục.tiêu cụ.thể. Để hoàn thành mục.tiêu đã đặt ra, nhóm
sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu thích hợp nhất là phương.pháp thu.thập dữ liệu.

Phương.pháp thu thập Phép tính


Mục tiêu
dữ.liệu thống kê

1. Khảo.sát thực.trạng sử dụng mạng.xã


Thống.kê
hội.Facebook của giới trẻ hiện nay (Khu Khảo sát.bằng bảng.hỏi
mô tả
vực TP.HCM)

2. Đánh giá tác.động của mạng.xã hội - Khảo sát bằng bảng hỏi
Facebook đến.nhận thức và hành.vi của - Suy luận từ kết quả khảo
giới trẻ hiện nay sát

- Nghiên cứu lý thuyết


3. Đưa ra một số giải pháp giúp giới trẻ
- Khảo sát bằng bảng hỏi
nâng cao nhận.thức và hành.vi khi sử dụng
- Suy luận từ kết quả khảo
mạng.xã hội Facebook
sát

5. Quy trình thu thập và xử lý dữ liệu


Nhóm thực hiện nghiên cứu, tham khảo tài.liệu, tìm hiểu để làm bảng câu hỏi.
Tiếp đến, nhóm tiến hành công việc làm phiếu để khảo sát trên Google Forms. Link khảo
sát được đăng tải trên các nền tảng xã hội, các hội nhóm học tập dành cho giới.trẻ ở

23
TPHCM theo phương pháp chọn.mẫu phi xác.suất thuận tiện. Thời gian thu thập dự kiến
từ 22/08/2023 đến 20/11/2023. Cuối cùng, khi khảo sát đủ chỉ tiêu đặt ra thì sẽ dừng khảo
sát.
Sau khi thu thập được các kết quả khảo sát, nhóm dùng phương.pháp thống.kê, mô
tả để thu thập dữ liệu về những tác động tiêu cực, tích cực của mạng xã hội.Facebook ảnh
hưởng đến việc học.tập của giới trẻ. Nhóm tiến hành dùng phần mềm SPSS để xử lý số
liệu đã thu thập được để thu được các kết quả có ý nghĩa và độ tin.cậy cao, có thông.tin
hữu ích để hình thành cơ sở đánh giá giả thiết, liên quan mật thiết đến đề tài. Dựa vào
nghiên cứu lý.thuyết và kết quả khảo sát, phân tích và xử lý thông tin để kết luận về thực
trạng sử dụng mạng xã hội,Facebook đến việc học tập của các bạn trẻ độ tuổi từ 14 - 22
tuổi. Sau khi thu được kết quả nghiên cứu, sàng lọc, xử lý, phân tích, đối chiếu các dữ
liệu để đưa ra 1 kết quả khách quan nhất. Qua đó đưa ra được các đề xuất về giải pháp
giúp giới trẻ có thể sử dụng 1 cách hợp lí mạng xã hội ảo, không lạm dụng quá về
mạng.xã hội nói chung và mạng xã.hội facebook nói riêng.

24
CẤU.TRÚC.DỰ KIẾN.CỦA LUẬN.VĂN
Luận,văn gồm có 04,chương:
Chương,I: Cơ,sở lý luận
1.1. Các,khái,niệm cơ bản,của đề,tài
1.2. Nghiên,cứu trong,nước
1.3. Nghiên,cứu nước ngoài
1.4. Các,khía,cạnh chưa được,đề cập
Chương,II: Nội.dung và phương.pháp
2.1. Thiết.kế nghiên.cứu
2.2. Chọn,mẫu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.4. Thu thập và xử lý dữ liệu
Chương III: Kết quả và thảo luận.
3.1. Khảo,sát thực.trạng sử dụng mạng.xã hội.Facebook của.giới.trẻ hiện.nay khu vực
TP.HCM.
3.2. Đánh,giá tác động,của mạng xã hội Facebook,đến nhận,thức và hành,vi của giới
trẻ hiện nay.khu vực.TP.HCM.
3.3 Đưa.ra một số giải pháp.giúp giới trẻ nâng.cao nhận thức và.hành vi khi.sử dụng
mạng xã.hội Facebook.
Chương IV: Kết.luận và khuyến.nghị.
4.1 Kết,luận
4.2 Khuyến,nghị
4.3 Một số vấn đề, khía cạnh còn hạn chế trong đề tài

25
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT
Xin chào các bạn, nhóm chúng mình đang thực hiện một khảo sát về việc tham gia
mạng xã hội Facebook và tác động của nó đến nhận thức và hành vi của giới trẻ khu vực
TP.HCM. Mong các bạn dành ít thời gian để tham gia trả lời các câu hỏi dưới đây. Chúng
tôi xin cam đoan kết quả của các bạn khi tham gia chỉ được sử dụng cho mục đích học
tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Phần 1: Thông tin cá nhân

☐ Nam
Câu 1: Giới tính
☐ Nữ

☐ 14 - 18 tuổi
Câu 2: Bạn bao nhiêu tuổi?
☐ 19 - 22 tuổi

Phần 2: Thông tin khảo sát

Câu 1: Bạn có sử dụng Facebook ☐ Có


không? ☐ Không

☐ Học tập
☐ Giải trí
Câu 2: Bạn sử dụng Facebook vào
☐ Kinh doanh, tìm kiếm việc làm
mục đích gì?
☐ Kết bạn, mở rộng mối quan hệ
☐ Khác

☐ 2 tiếng

Câu 3: Trung bình một ngày bạn sử ☐ 8 tiếng


dụng bao nhiêu tiếng? ☐ Hơn 8 tiếng
☐ Khác

Câu 4: Bạn sử dụng trong thời gian ☐ Sáng


nào? ☐ Trưa

26
☐ Tối
☐ Hầu như cả ngày

☐ Tốn thời gian


☐ Mất tập trung

Câu 5: Facebook có ảnh hưởng như ☐ Ảnh hưởng đến sức khỏe (đau mắt,...)
nào đến bạn? ☐ Bị nghiện
☐ Mắc bệnh tâm lý
Khác (ghi rõ):……………………..

☐ Nhà
Câu 6: Bạn sử dụng Facebook nhiều
☐ Trường học
nhất ở đâu?
☐ Khác

☐ Thích thú

Câu 7: Cảm nhận của bạn khi sử ☐ Nhàm chán


dụng Facebook như thế nào? ☐ Bình thường
☐ Không thể thiếu
☐ Khác

Câu 8: Bạn có giải pháp nào giúp giới


Cho ý kiến:………………………………
trẻ nâng cao nhận thức và hành vi khi
….…………………………………………
sử dụng mạng xã hội Facebook?

Câu 9: Bạn có ý định ngưng sử dụng ☐ Có


Facebook không? ☐ Không

27
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu sẽ được tiến hành từ.

TT NGƯỜI THỰC HIỆN CÔNG VIỆC THỜI GIAN (TUẦN)

1 2 3 4 5 6 7 8 9

1 Tất cả thành viên Lí do chọn đề tài

- Mục tiêu nghiên


cứu
2 Lê Thị Huyền Trâm
- Câu hỏi nghiên
cứu

- Tìm tài liệu lý


thuyết có liên quan
3 Tất cả thành viên
- Danh mục tài
liệu tham khảo

4 Tất cả thành viên Tổng quan tài liệu

Lê Thị Huyền Trâm Những khía cạnh


5
Lê Đặng Nhật Uyên chưa đề cập đến

Đoàn Phương Ly
Lê Thị Thương Thương
6 Phiếu khảo sát
Lê Đặng Nhật Uyên
Trương Thị Thu Ngân

Đối tượng và phạm


7 Đoàn Phương Ly
vi nghiên cứu

Ý nghĩa khoa học


8 Trương Thị Thu Ngân
Ý nghĩa thực tiễn

Đoàn Phương Ly
9 Thiết kế nghiên cứu
Lê Đặng Nhật Uyên

10 Lê Thị Thương Thương Chọn mẫu

28
Lê Đặng Nhật Uyên Phương pháp nghiên
11
Trương Thị Thu Ngân cứu

- Thiết kế công cụ
thu thập thông tin
12 Tất cả thành viên
- Quá trình thu thập
và xử lý dữ liệu

13 Tất cả thành viên Cấu trúc dự kiến

Lê Thị Huyền Trâm Chỉnh sửa và hoàn


14
Lê Đặng Nhật Uyên chỉnh đề tài

Đoàn Phương Ly
15 Lê Đặng Nhật Uyên Tóm tắt nội dung
Hoàng Thị Thanh Thương

16 Lê Đặng Nhật Uyên Thiết kế Powerpoint

Đoàn Phương Ly
17 Trình bày đề tài
Trương Thị Thu Ngân

29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tiếng Việt
Bài báo

[1] Bùi Thu Hoài (2014). Tác động của mạng xã hội đên giới trẻ Hà Nội. Luận văn Thạc
sĩ chuyên ngành Báo chí học. NXB: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -
ĐHQG HN.

[2] Công ước về Liên Hợp Quốc về quyền của Trẻ em.(1989)

[3] Đỗ Thị Anh Phương (2021). Nâng cao tính tích cực của mạng xã hội cho giới trẻ.
Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, số
4.

[4] Đoàn Nguyên Dương (2014). Sinh viên và mạng xã hội Facebook: Một phân tích về
sự tiến triển vốn xã hội (Khảo sát tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông). Luận văn Thạc sĩ. Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn.

[5] Lê Công Minh (2021). Bài giảng khoa học hành vi: Hành vi và thay đổi hành vi.
Khoa giáo dục và nâng cao sức khỏe Viện Vệ sinh - Y tế.

[6] Nghị định 72/2013/NĐ-CP của chính phủ: về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ
Internet và thông tin trên mạng.
[7] Nguyễn Thị Lan Hương (2019). Mạng xã hội đối với lối sống của thanh, thiếu niên
Việt Nam hiện nay. NXB Khoa học Xã Hội.

[8] Nguyễn Thị Lan Hương (2019). Thực trạng sử dụng mạng xã hội của thanh, thiếu
niên ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí điện tử Văn Hiến Việt Nam.

[9] Nguyễn Lan Nguyên (2020). Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook
đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay. Luận án Tiến sĩ. Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn.

[10] Nguyễn Đào Thái Hải (2019). Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ
học sinh sử dụng (Nghiên cứu trường hợp tại trường trung học cơ sở Chu Văn An
tỉnh Thái Nguyên). Luận văn Thạc sĩ. Đại học Lao động-Xã hội.

[11] Phạm Thị Thùy Linh (2017). Ảnh hưởng của mạng Internet đối với giới trẻ: Cái
nhìn từ phía khoa học thần kinh. Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Nghiên

30
cứu Giáo dục. Tập 33, Số 3.

[12] Phan Thị Hời (2021). Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội
trong học tập của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

[13] Triết học Mác-Lênin về lý luận nhận thức. Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2021.

[14] “Từ điển Bách Khoa Việt Nam Wikipedia”, 10, 2013.

[15] Vũ Nhật Phương, Nguyễn Xuân Nhĩ, Trần Thanh Tùng, Trương Thị Lệ Hằng
(2023). Ứng dụng mạng xã hội trong việc định hướng dư luận sinh viên tại các
trường đại học ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất
Thành, tập 5 số 3. [9] [10]

* Tài liệu tiếng nước ngoài


Bài báo

[16] R.J.Corsini, Braun-Brumfield, ML (1999) . The Dictionary of Psychology.

[17] Danah Boyd (2007). Why Youth (Heart) Social Network Sites: The Role of
Networked Publics in Teenage Social Life (Tại sao các trang web mạng xã hội dành
cho thanh thiếu niên: Vai trò của cộng đồng mạng trong đời sống xã hội thanh thiếu
niên). MacArthur Foundation Series on Digital Learning - Youth, Identity, and
Digital Media Volume (ed. David Buckingham), Cambridge, MA: MIT Press, 2008
Berkman Center Research Publication No. 2007-16.

[18] Tang-Mui, J., & Teng, C. E. (2017). Impacts of social media (Facebook) on
human communication and relationships: A view on behavioral change and social
unity (Tác động của mạng xã hội (Facebook) đối với giao tiếp và các mối quan hệ
của con người: Quan điểm về thay đổi hành vi và đoàn kết xã hội). International
Journal of Knowledge Content PloS one, 2016, Vol.11 (12), p.e0166999-e0166999
http://find.lic.vnu.edu.vn/permalink/f/unfldg/TN_cdi_plos_journals_1845246606
Truy cập tháng 12/2016

[19] June, A. (2011, April 26). The effect of social network sites on adolescents' social
and academic development. Current theories and controversies (Ảnh hưởng của
các trang mạng xã hội đến sự phát triển học tập và xã hội của thanh thiếu niên. Các
lý thuyết và tranh cãi hiện nay).

31
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/asi.21540 . Truy cập 26/04/2011
Website

[20] Vnetwork (2020). Thống kê Internet Việt Nam 2020. Trang web của Công ty
Vnetwork. Truy cập tại https://vnetwork.vn/news/thong-ke-internet-viet-nam-2020

32
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Lớp: DHTN18C VIỆT NAM
Nhóm 9 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

1. Phân công công việc:


Nhóm có tổ chức 1 buổi họp tại Thư viện trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Thời gian bắt đầu: 16/11/2023
- Thời gian kết thúc: 16/11/2023
- Thành viên tham dự gồm: Lê Thị Huyền Trâm; Đoàn Phương Ly; Lê Thị Thương
Thương; Lê Đặng Nhật Uyên; Trương Thị Thu Ngân; Hoàng Thị Thanh Thương.
Qua cuộc họp, nhóm đã thảo luận và cùng nhau trao đổi về chủ đề thực hành
cuối kỳ môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Được sự thống nhất của tất cả
các thành viên trong nhóm, nhóm trưởng đã phân công công việc cho các thành viên
như sau:

33
Vai trò
TT Họ và tên MSSV trong Công việc được phân công
nhóm
- Phân công nhiệm vụ các thành
viên
- Mục tiêu nghiên cứu và câu
hỏi nghiên cứu
- Tìm tài liệu lý thuyết có liên
quan
Trưởng
1 Lê Thị Huyền Trâm 22729341 - Danh mục tài liệu tham khảo
nhóm
- Tổng quan tài liệu
- Quá trình thu thập và xử lý dữ
liệu
- Những khía cạnh chưa đề cập
đến
- Chỉnh sửa và tổng hợp
- Mục tiêu nghiên cứu và câu
hỏi nghiên cứu
- Tìm tài liệu lý thuyết liên quan
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Tổng quan tài liệu
- Đối tượng và phạm vi nghiên
Thành cứu
2 Đoàn Phương Ly 22725941
viên - Thiết kế nghiên cứu
- Thiết kế công cụ thu thập
thông tin
- Quá trình thu thập và xử lý dữ
liệu
- Tóm tắt nội dung
- Trình bày đề tài
- Tìm tài liệu lý thuyết liên quan
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Tổng quan tài liệu
- Phiếu khảo sát
Thành - Chọn mẫu
3 Lê Thị Thương Thương 22726481
viên - Thiết kế công cụ thu thập
thông tin
- Phương pháp nghiên cứu
- Quá trình thu thập và xử lý dữ
liệu
4 Lê Đặng Nhật Uyên 22729711 Thành - Lí do chọn đề tài
viên - Tìm tài liệu lý thuyết liên quan
- Danh mục tài liều tham khảo
- Tổng quan tài liệu
- Những khía cạnh chưa đề cập
- Phiếu khảo sát
- Phương pháp nghiên cứu
- Thiết thế công cụ thu thập
34
thông tin
- Quá trình thu thập và xử lý dữ
liệu
- Tổng hợp và chỉnh sửa
- Tóm tắt nội dung
- Thiết kế powerpoint
- Lí do chọn đề tài
- Tìm tài liệu lý thuyết liên quan
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Tổng quan tài liệu
- Phiếu khảo sát
Thành - Ý nghĩa khoa học
5 Trương Thị Thu Ngân 22723761
viên - Phương pháp nghiên cứu
-Thiết kế công cụ thu thập thông
tin
- Quá trình thu thập và xử lý dữ
liệu
- Trình bày đề tài
- Tìm tài liệu lý thuyết liên quan
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Tổng quan tài liệu
- Phương pháp nghiên cứu
Hoàng Thị Thanh Thành
6 22717421 - Thiết kế công cụ thu thập
Thương viên
thông tin
- Quá trình thu thập và xử lý dữ
liệu
- Tóm tắt nội dung

35
2. Kết quả đánh giá

Mức độ
Chất
tham Mức độ Điểm
lượng Nhận xét, góp ý
TT Họ và tên gia kịp đóng tổng
đóng của nhóm
thời mọi góp cộng
góp
yêu cầu
- Hoàn thành tốt
vai trò nhóm
trường và công
việc được giao
1 Lê Thị Huyền Trâm B A A - Hỗ trợ và A
chỉnh sửa các
phần của các
thành viên trong
nhóm
- Hoàn thành tốt
công việc được
giao
2 Đoàn Phương Ly A A A - Chất lượng bài A
đóng góp tốt
- Mức độ đóng
góp liên tục
- Hoàn thành
công việc được
giao
- Chất lượng
Lê Thị Thương bài đóng góp
3 A A A A
Thương tốt
- Hỗ trợ và
chỉnh sửa các
phần của các
thành viên
4 Lê Đặng Nhật Uyên A A A - Hoàn thành A
công việc được
giao
- Chất lượng
bài đóng góp
tốt
- Hỗ trợ và
chỉnh sửa các
36
phần của các
thành viên
- Hoàn thành
công việc được
giao
Trương Thị Thu - Chất lượng
5 B A A A
Ngân bài đóng góp
ổn
- Hỗ trợ thành
viên sửa bài
- Hoàn thành
công việc được
giao
- Chất lượng
Hoàng Thị Thanh
6 B A A bài đóng góp A
Thương
khá tốt
- Hỗ trợ các
thành viên sửa
bài

Các thành viên đồng ý với kết quả đánh giá trên.
Họ tên và chữ ký của Nhóm trưởng: …………………
Họ tên và chữ ký của Thành viên 1: …………………
Họ tên và chữ ký của Thành viên 2: …………………
Họ tên và chữ ký của Thành viên 3: …………………
Họ tên và chữ ký của Thành viên 4: …………………

37

You might also like