You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN


KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH
TÊN ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN,


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN GIAI ĐOẠN 2022-2024

Giảng viên: TS. Hồ Cao Việt


Nhóm: 11
Thành viên:
1. Nguyễn Hoàng Gia Thịnh (221A040604)
2. Phạm Thị Thu Nhài (221A040070)
3. Nguyễn Ngọc Huỳnh Trân (221A040179)
4. Võ Hoài Vy (221A040301)
5. Nguyễn Thị Ngân (221A040550)

Tpbgx.HCM, tháng 3 năm 2024

1
LỜI CẢM ƠN
Nhóm chúng em gửi lời cám ơn đến trường đại học Văn Hiến đã tổ chức học phần này để
chúng em có nhiều hiểu biết cũng như kỹ năng cần có trong công việc sau này. Cám ơn
sự hướng dẫn của thầy Hồ Cao Việt đã chỉ dạy, giúp đỡ chúng em tận tình. Cám ơn các
thành viên trong nhóm đã chung tay hăng hái làm việc cùng nhau để có thể làm bài tiểu
luận nhóm.
Nhóm chúng em đã tiếp thu được nhiều kiến thức cũng như thông tin về các công việc
cần tìm hiểu và cũng như là thu thập thông tin một cách có hệ thống. Tụi em nhận thấy
rằng các vấn đề thiếu sót của bản thân trong việc nghiên cứu và nhờ học phần này đã
giúp chúng em rất nhiều trong việc đi sâu, tìm kiếm thông tin một cách có khoa học.
Qua bài tiểu luận này, chúng em có thể thực hành và vận dụng được kiến thức của mình
đã học và phương pháp nghiên cứu khoa học để giải quyết một số vấn đề khoa học gắn
với thực tiễn. Những kiến thức này rất cần thiết cho quá trình phát triển của tụi em sau
này.

2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

TRUNG TÂM KHẢO THÍ & ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG


Phiếu chấm thi kết thúc học phần
Học kỳ 2 Năm học 2023-2024
Kỳ thi: Thi lần 1 Lớp thi: BUS305
Môn thi: Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh Phòng thi:
Ngày thi:

ST MSSV HỌ VÀ TÊN TÊN ĐIỂM THÀNH TỔNG ĐIỂM GHI CHÚ


T PHẦN
1 221A040604 Nguyễn Hoàng Gia Thịnh
Thịnh
2 221A040070 Phạm Thị Thu Nhài Nhài
3 221A040179 Nguyễn Ngọc Huỳnh Trân
Trân
4 221A040301 Võ Hoài Vy Vy

5 221A040550 Nguyễn Thị Ngân Ngân

GIẢNG VIÊN CHẤM 1 GiẢNG VIÊN CHẤM 2

TS.HỒ CAO VIỆT


PHỎNG KHẢO THÍ VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

3
MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………..............................6
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………………………...........................6
2.1. Mục tiêu tổng quát…………………………………………...............................6
2.2. Mục tiêu cụ thể……………………………………………….............................6
2.3. Câu hỏi nghiên cứu……………………………………………………………..6
3. TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………………7
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sinh viên …………………7
3.2. Tìm hiểu thói quen sử dụng mạng xã hội…………………………………….7
3.3. Nhu cầu và lợi ích khi sử dụng mạng xã hội…………………………………8
3.4. Những rủi ro và hành vi nguy cơ từ mạng xã hội……………………………8
3.5. Sự phụ thuộc và nghiện mạng xã hội………………………………………….8
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………………..…9
4.1. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………….9
4.2. Phương pháp chọn mẫu………………………………………………………..11
4.3. Cỡ mẫu………………………………………………………………………….11
4.4. Phương pháp thu thập dữ liệu…………………………………………………12
4.5. Phương pháp phân tích dữ liệu………………………………………………..13
5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………………….13
5.1. Mô tả mẫu nghiên cứu.........................................................................................13
5.2. Phân bổ mẫu khảo sát và kết quả nghiên cứu....................................................13
5.2.1.Phân bổ mẫu khảo sát theo khoa...........................................................13
5.2.2. Phân bổ mẫu khảo sát theo năm học và giới tính...............................14
5.2.3. Phân bổ mẫu khảo sát theo tuần suất sử dụng mạng xã hội..............14
5.2.4. Phân bổ mẫu khảo sát theo nền tảng mạng xã hội.............................15
5.2.5. Phân bổ mẫu khảo sát theo nhu cầu khi sử dụng mạng xã hội.........15
5.2.6. Phân bổ mẫu khảo sát về việc khó khăn khi sử dụng mạng xã hội....15
5.2.7. Phân bổ mẫu khảo sát về ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội..........15

4
5.2.8. Phân bổ mẫu khảo sát về ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội.......16
6. THẢO LUẬN.......................................................................................................................16
7. KẾT LUẬN..........................................................................................................................17
8. KIẾN NGHỊ........................................................................................................................17
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................17
10. PHỤ LỤC.........................................................................................................................17

5
NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG
1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội ngày càng phát triển và hiện đại như ngày nay, việc sử dụng mạng xã
hội có lẽ đã không quá lạ lẫm với con người đặc biệt là giới trẻ thế hệ gen Z. Mạng xã hội
như một xã hội thu nhỏ cho phép con người và con người kết nối với nhau chỉ qua một
cái màn hình. Có thể thấy rằng cuộc sống con người giờ đây đã bị vây quanh bởi công
nghệ kĩ thuật số điều đó tạo nên trong lối sống, học tập, làm việc giờ đây đã cố mối liên
kết chặt chẽ với công nghệ kĩ thuật số nói chung và mạng xã hội nói riêng.
Theo thống kê của Google cho thấy đầu năm 2023, Việt Nam có 77,93 triệu người
dung Internet, chiếm 79,1% tổng dân số. Trong đó lượng người dùng mạng xã hội đạt
con số 70 triệu, tương đương 71% tổng dân số. Thông qua số liệu ta có thể thấy rằng
mạng xã hội giờ đây như một phần cuộc sống trong mỗi con người tại Việt Nam.
Bên cạnh rất nhiều tiện ích mà mạng xã hội mang lại như thông tin nhanh, số
lượng thông tin đa dạng, phong phú và được cập nhật liên tục, công cụ giải trí và là một
phương tiện để kết nối với mọi người, mạng xã hội đã trở thành một công cụ không thể
thiếu trong thời đại 4.0. Hiện nay, song song đó mạng xã hội cũng có những khía cạnh tác
động tiêu cực lên người dùng và đặc biệt đối với giới trẻ, chúng ta không thể phủ nhận
rằng giới trẻ hiện nay đang nghiện mạng xã hội 1 cách trầm trọng, đặc biệt là đối với
nhóm đối tượng sinh viên, vì thế nhóm em chọn đề tài “Sự tác động của mạng xã hội đối
với sinh viên VHU”.

2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


2.1. Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu đánh giá được thực trạng, xu hướng trong việc sử dụng mạng
xã hội của sinh viên vhu hiện nay để đưa ra được những cái biện pháp hướng giải
quyết cụ thể để sinh viên sử dụng mxh tích cực hiểu quả.

2.2. Mục tiêu cụ thể

6
Phân tích được những thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên vhu(sử
dụng nhiều hay ít , truy cập nhằm những mục đích gì, thời điểm sử dụng, phương
tiện truy cập...).
Phân tích những mặt ảnh hưởng của mạng xã hội đến học tập của sinh viên.
Nêu lên những ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến đời sống của
sinh viên, quan hệ xã hội bao gồm quan hệ gia đình và quan hệ bạn bè, hoạt động
ngoại khóa, việc làm,..
Chỉ ra những mặt tích cực và tiếp tục phát huy, hạn chế những ảnh hưởng
tiêu cực của mạng xã hội đến đời sống và học tập của sinh viên.

2.3. Câu hỏi nghiên cứu


Tuần suất sử dụng mạng xã hội của sinh viên VHU?
Tại sao mạng xã hội lại thu hút đối với sinh viên VHU như vậy? Và bị thu
hút bởi những yếu tố nào nhất?
Hiện nay mạng xã hội ngày càng phổ biến đối với sinh viên, mạng xã hội
có thể giúp ích gì đến quá trình phát triển của sinh viên VHU?
Ngoài ra, mạng xã hội còn những mặt hạn chế nào gây những tác động tiêu
cực đối với sinh viên VHU?
Lí do tại sao nên và không nên sử dụng mạng xã hội dưới góc nhìn của sinh
viên VHU?

3.TỔNG QUAN TÀI LIỆU


3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sinh viên
Mạng xã hội khiến người dùng có thể chìm đắm trong “cuộc sống ảo”.
Nhiều người lãng phí thời gian vào mạng xã hội, kéo theo đó là những hệ lụy như:
công việc trì trệ, học tập sao nhãng, không có thời gian giao lưu, khám phá thế
giới bên ngoài.Có đến 85% SV cho rằng mạng xã hội làm mất nhiều thời gian ảnh
hưởng kết quả học tập; 40% cho rằng dùng mạng xã hội nhiều khiến mình chìm
đắm trong sống ảo, không tiếp xúc bên ngoài thực tế.
3.2. Tìm hiểu thói quen sử dụng mạng xã hội
Theo thống kê, trong số 120 người được khảo sát có 49 người (chiếm tỉ lệ
42,7%) sử dụng mạng xã hội trong khoảng từ 3 - 6 tiếng. Chúng tôi muốn ước
lượng khoảng của tỷ lệ tổng thế với độ tin cậy khoảng 95%, chúng tôi tin rằng tỷ
lệ giới trẻ sử dụng mạng xã hội từ 3 - 6 tiếng nằm trong khoảng từ 33,8%-51,6%.

7
3.3. Nhu cầu và lợi ích khi sử dụng mạng xã hội

3.3.1. Nhu cầu

Mạng xã hội được xác định là một nhân tố tác động lớn đến đời sống. Kết
quả khảo sát từ 26.331 sinh viên cho thấy, gần như tất cả sinh viên đều sử
dụng Facebook và Zalo với tỷ lệ rất cao (97.8% và 97%).

3.3.2. Lợi ích

Kết nối với bạn bè, gia đình, cộng đồng

Tiếp cận với nhiều kiến thức và kỹ năng mới

Cập nhật thông tin nhanh chóng miễn phí

Kinh doanh

Cải thiện kĩ năng sống và kiến thức.

3.4. Những rủi ro và hành vi nguy cơ từ mạng xã hội

Kết quả nghiên cứu của Dương Thị Thu Hương chỉ ra rằng, những học sinh
lứa tuổi THPT dành nhiều thời gian trên mạng xã hội, hoặc có trên 1000 bạn bè
trên MXH đều có nguy cơ có nhiều hành vi rủi ro: hút thuốc lá, uống bia/rượu, hút
shisha, sử dụng chất gây nghiện, thuốc/chất gây ảo giác. Bên cạnh đó, những học
sinh dành trên 3 tiếng/ngày sử dụng mạng xã hội và có quá nhiềbạn bè trên
mạng xã hội có mối quan hệ chặt chẽ đối với hành vi gây bạo lực. Học sinh sẵn
sàng khẩu chiến, lăng mạ nhau chỉ vì một lời chê, thậm chí là khen trên mạng xã
hội,…

3.5. Sự phụ thuộc và nghiện mạng xã hội

8
Greenfield nhận thấy, Internet có thể tạo ra những thay đổi rõ ràng về tâm
trạng; gần 30% người dùng Internet thừa nhận sử dụng mạng xã hội để thay đổi
tâm trạng của họ nhằm giảm bớt trạng thái tâm trạng tiêu cực. Nói cách khác, họ
sử dụng Internet như một loại ma túy. Isbulan cho rằng sức mạnh của mạng xã hội
trực tuyến lớn tới mức mà “Các nghiên cứu về nghiện đã nhấn mạnh vị trí của
nghiện mạng xã hội cũng đặc biệt như nghiện thuốc lá hay rượu”.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Phương pháp nghiên cứu

4.1.1.Phương pháp nghiên cứu định tính:

Sử dụng phương pháp phỏng vấn : Tiến hành phỏng vấn chuyên gia
là giảng viên hướng dẫn , từ những phân tích đánh giá của chuyên gia
nhóm tác giả điều chỉnh và chuẩn hóa thang đo. Các câu hỏi phỏng vấn có
thể tập trung vào các chủ đề sau:
Cách sử dụng mạng xã hội hàng ngày của sinh viên, mức độ phụ
thuộc của sinh viên vào mạng xã hội.
Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc sử dụng mạng xã hội
đối với đời sống của sinh viên.
Những kỳ vọng và nhu cầu của sinh viên đối với việc sử dụng mạng
xã hội.
Phương pháp quan sát tham gia: Tham gia vào các nhóm sinh viên,
quan sát và ghi chép vê việc sử dụng điện thoại của sinh viên trong các bối
cảnh khác nhau như lớp học, căng tin, thư viện, v.v. Những thông tin thu
thập được từ phương pháp nghiên cứu định tính về xu hướng sử dụng mạng
xã hội của sinh viên sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về thực trạng của sinh
viên đối với việc sử dụng mạng xã hội.
Thảoluận nhóm:Nhóm gồm 5 người thảo luận tìm kiếm và phân tích
thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường đại học Văn Hiến hiện
nay.Phương pháp này có thể thu được kết quả mang tính đa chiều dưới
nhiều góc độ.
Đối tượng khảo sát: 30 sinh viên tất cả các ngành ở trường đại học
văn hiến. Thu thập ý kiến sinh viên thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn và
thảo luận nhóm.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: tìm kiếm các tài liệu thứ
cấp liên quan đến mục tiêu, phương pháp nghiên cứu. Hệ thống hóa kết quả

9
nghiên cứu , các khung lý thuyết và cơ sở lý luận của các công trình nghiên
cứu trước. Từ đó chọn phương pháp nghiên cứu đối tượng khảo sát và
phương pháp phân tích phù hợp (nêu trên ) cho đề tài . Các tài liệu thứ cấp
gồm có :số liệu thống kê về việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên hiện
nay, những mặt ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội, các ấn phẩm liên
quan đến lĩnh vực xã hội.

4.1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Khảo sát (survey) bằng phiếu câu hỏi chuẩn tắc để thu thập thông tin
của 30 sinh viên đại diện. Phân tích thống kê mô tả (descriptive analysis),
thống kê so sánh (comparative analysis, cross-session analysis, longitudial
analysis).
Phương pháp khảo sát: Phát triên một bảng khảo sát trực tuyến/trực
tiếp để thu thập dữ liệu về việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên. Bao
gồm các câu hỏi về tần suất sử dụng mạng xã hội, mục đích sử dụng, thời
gian sử dụng hàng ngày, sở thích cá nhân, tác động của việc sử dụng mạng
xã hội đối với học tập, sức khỏe, mối quan hệ xã hội, gia đình, bạn bè,...
Phương pháp phân tích dữ liệu lớn: Sử dụng dữ liệu từ các nền tảng
mạng xã hội, đê phân tích xu hướng sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
Bao gồm phân tích tần suất sử dụng, thời gian sử dụng, nội dung được truy
cập, sở thích chụng.
4.1.3. Quy trình các bước nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội
đến học tập, đời sống của sinh viên Vhu giai đoạn 2022-2024 để từ đó
đưa ra một khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội
của sinh viên
 Cơ sở lý thuyết – lý luận:
Khái niệm về mạng xã hội: Mạng xã hội (social network) là hệ
thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ
lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau,
bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò
chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch
vụ tương tự khác.
Vai trò: Mạng xã hội với tư cách là một phương tiện truyền thông thì
nó có rất nhiều vai trò khác nhau. Nhưng ta có thể kể đến một số công dụng
đối với trường đại học như sau sau. Trước hết MXH giúp mọi người tiếp
nhận và cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, nếu chúng ta có thể bỏ
qua tính chân thực của sự đa dạng các tin tức được đưa lên MXH thì tính

10
cập nhật của MXH trong xã hội ngày nay còn nhanh hơn cả các phương
tiện truyền thông chính thống như báo đài hay truyền hình.
Sinh viên là một nhóm xã hội đặc thù, với các đặc điểm chung về
tuổi tác, hầu hết sinh viên đều ở trong lứa tuổi thanh niên và thường bắt đầu
từ 17,18 tuổi và kết thúc ở tuổi 24, 25. Đây là giai đoạn mà thể chất và tinh
thần của họ phát triển hoàn thiện, vì vậy họ có khả năng tập trung, và khả
năng tiếp thu kiến thức rất tốt, và có ý nghĩa quan trọng trong việc bộc lộ
và hoàn thiện nhân cách của họ.
Trong giai đoạn này các sinh viên thường có các động cơ về nhận
thức khoa học, tức là việc tiêp thu kiến thức; cơ hội nghề nghiệp; động cơ
xã hội, tức là việc giao tiếp rộng; tự khẳng định bản thân, tức là muốn được
thừa nhận và được nhiều người yêu thích và quan tâm; và cuối cùng là
động cơ vụ lơi tức là những lợi cho cho cá nhân.
o Mô hình nghiên cứu:
Thời gian từ 2022 – 2024
Không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Trường ĐH Văn Hiến
Nội dung: Nghiên cứu tập trung vào mô tả thực trạng sử dụng và
ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook tới hoạt động
học tập (kết quả học tập, khả năng hỗ trợ trong học tập) và đời sống
(quan hệ với gia đình, bạn bè; hoạt động ngoại khóa; việc làm) của
sinh viên

4.2. Phương pháp chọn mẫu


Đối tượng nghiên cứu là sinh viên đang theo học tại trường đại học Văn
Hiến từ năm nhất đến năm tư theo các chuyên ngành: Kế toán, Quản trị kinh
doanh, Du lịch, Kinh tế.
1. Xác định đối tượng sinh viên: Sinh viên đang theo học tại trường đại học Văn
Hiến.
2. Xác định kích thước mẫu: Chọn số lượng sinh viên cho mẫu của mình.
3. Tạo danh sách: Chọn danh sách sinh viên được chọn.
4. Thu thập dữ liệu: Liên hệ họ tham gia vào nghiên cứu, cung cấp thông tin.

11
5. Phân tích và đánh giá: Từ thu thập dữ liệu, thực hiện phân tích và đánh giá dữ
liệu thu thập được từ đó đưa ra kết quả và kết luận.
4.3. Cỡ mẫu
n=23
Số lượng khảo sát là 23 đối tượng trong 50.
4.4. Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp nghiên cứu định tính: sử dụng phương pháp phỏng vấn, quan
sát tham gia, thảo luận nhóm để thu thập thông tin.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: khảo sát bằng phiếu câu hỏi chuẩn tắc
để thu thập thông tin
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tìm kiếm tài liệu có liên quan đến mục
tiêu, phương pháp nghiên cứu.
Đối tượng khảo sát và chọn mẫu đại diện: chọn 50 sinh viên trường VHU
để thực hiện khảo sát, chọn mẫu khảo sát theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện
và phù hợp với đề tài nghiên cứu.
4.5. Phương pháp phân tích dữ liệu
4.5.1.Phương pháp nghiên cứu định tính.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu với
một nhóm nhỏ sinh viên về cách họ sử dụng điện thoại, quan điểm, cảm
nhận và trải nghiệm của họ về việc sử dụng điện thoại. Phỏng vấn có thể
được thực hiện trực tiếp hoặc qua các nền tảng trực tuyến.
Các câu hỏi phỏng vấn có thể tập trung vào các chủ đề sau:
Cách sử dụng mạng xã hội hàng ngày của sinh viên, mức độ phụ
thuộc của sinh viên vào mạng xã hội.
Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc sử dụng mạng xã hội
đối với đời sống của sinh viên.
Những kỳ vọng và nhu cầu của sinh viên đối với việc sử dụng mạng
xã hội.
Phương pháp quan sát tham gia: Tham gia vào các nhóm sinh viên,
quan sát và ghi chép về việc sử dụng điện thoại của sinh viên trong các bối
cảnh khác nhau như lớp học, căng tin , thư viện, v.v. Những thông tin thu
thập được từ phương pháp nghiên cứu định tính về xu hướng sử dụng mạng

12
xã hội của sinh viên sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về thực trạng của sinh
viên đối với việc sử dụng mạng xã hội.
Phương pháp thảo luận nhóm: Tổ chức các nhóm thảo luận chuyên
đề với các sinh viên khác nhau để khuyến khích họ chia sẻ những suy nghĩ
và kinh nghiệm của họ về việc sử dụng các trang mạng xã hội. Các nhóm
thảo luận chuyên đề nên được tiến hành trong môi trường thoải mái và an
toàn để khuyến khích sinh viên tham gia tích cực, vui vẻ.
Các chủ đề thảo luận có thể tập trung vào các vấn đề sau:
 Lí do tại sao sinh viên thường hay sử dụng mạng xã hội.
 Những lợi ích và thách thức của việc sử dụng mạng xã hội.
 Những biện pháp mà sinh viên có thể sử dụng mạng xã hội một cách
lành mạnh.
 Mạng xã hội đã ảnh hưởng tích cực và tiêu cực như thế nào đối với
sinh viên.
 Cách khắc phục tình trạng bị phụ thuộc vào mạng xã hội.
Phân tích nội dung: Thu thập và phân tích dữ liệu văn bản từ các
nguồn như bài đăng trên mạng xã hội, blog và các trang web để tìm hiểu về
xu hướng mà sinh viên sử dụng mạng xã hội hiện nay.
4.5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng.
Phương pháp khảo sát: Phát triển một bảng khảo sát trực tuyến/trực
tiếp để thu thập dữ liệu về việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên. Bao
gồm các câu hỏi về tần suất sử dụng mạng xã hội, mục đích sử dụng, thời
gian sử dụng hàng ngày, sở thích cá nhân, tác động của việc sử dụng mạng
xã hội đối với học tập, sức khỏe, mối quan hệ xã hội, gia đình, bạn bè,...
Phương pháp phân tích dữ liệu lớn: Sử dụng dữ liệu từ các nền tảng
mạng xã hội, để phân tích xu hướng sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
Bao gồm phân tích tần suất sử dụng, thời gian sử dụng, nội dung được truy
cập, sở thích chung của sinh viên, những tác động ảnh hưởng trực tiếp đến
sinh viên,...
5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Khảo sát được tiến hành và chọn lọc (sau khi nhập liệu và ước lượng) được
23 đối tượng một cách ngẫu nhiên là các sinh viên của trường đại học Văn Hiến
(VHU), giai đoạn 2022-2024 tại các khoa: Kế toán, Du lịch, Ngân hàng, Kinh tế
quản trị, Kinh tế, Quản trị kinh doanh và Digital-Marketing.

13
5.2. Phân bố mẫu khảo sát và kết quả nghiên cứu
5.2.1. Phân bố mẫu khảo sát theo khoa

5.2.2. Phân bố mẫu khảo sát theo năm học và theo giới tính
Theo kết quả cho thấy số lượng sinh viên nữ chiếm gần 70% so với
số sinh viên nam và phần đông ở năm học thứ 2 với hơn 70%
5.2.3. Phân bố mẫu khảo sát theo tần suất sử dụng mạng xã hội.
Thông qua nghiên cứu có thể thấy rằng mạng xã hội đã gắn liền với
đời sống hằng ngày của các sinh viên của Trường đại học Văn Hiến và có
những mối liên hệ cũng như những ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày và
hoạt động học tập của các sinh viên.
Tần suất truy cập mạng của các sinh viên cũng là con số không hề
nhỏ dẫn đầu với hơn 30%, các sinh viên không chỉ truy cập mạng xã hội
nhiều lần mỗi ngày mà thời gian mỗi lần truy cập của họ cũng rất lớn. Điều
này dẫn đến thời gian họ dành cho MXH lớn nhất có thể lên đến hơn 2/3
thời gian của 1 ngày với các thời điểm truy cập cũng vô cùng đa dạng tại
các thời điểm khác nhau trong ngày. Thời gian sinh viên dành cho việc sử
dụng mạng xã hội còn nhiều hơn thời gian họ dành cho học tập cũng như

14
dành cho nghỉ ngơi, dù đây không phải tình trạng chung của tất cả sinh viên
nhưng nó cũng rất đáng báo động vì việc phân chia thời gian bất hợp lý của
các sinh viên.
5.2.4. Phân bố mẫu khảo sát theo nền tảng mạng xã hội
Số lượng nền tảng mạng xã hội thời nay rất đa dạng như Facebook,
Tiktok, Zalo, Instargram,…., nó đã quá quen thuộc với sinh viên, tuy rằng
mạng xã hội hiện nay là rất nhiều từ công cụ gửi thư đầu tiên được ra đời vào
năm 1971, đến nay thế giới đã có trên 150 mạng xã hội lớn nhỏ, nhưng khảo sát
cho thấy số lượng sinh viên truy cập vào các trang nền tảng mạng xã hội chỉ từ 2
đến 4 chiếm gần 80% điều đó cho thấy rằng số lượng mạng xã hội sinh viên sử
dụng tập trung vào những trang mạng xã hội toàn cầu được phổ biến rộng rãi đơn
cử như Facebook chiếm tỉ lệ sử dụng nhiều nhất, vì có lẽ ai trong chúng ta không
ai là không biết đến nền tảng này. Không chỉ được ưa dùng ở Việt Nam mà còn ở
trên toàn thế giới, Facebook đứng đầu trong số 11 mạng xã hội lớn nhất.
5.2.5. Phân bổ mẫu khảo sát theo nhu cầu khi sử dụng mạng xã hội
Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên rất cao ở việc vui chơi,
giải trí cho thấy rằng đây là nơi được nhiều sinh viên lựa chọn để giải tỏa
căng thẳng. Dù vậy ta cũng có thể nhìn thấy một số tiềm năng của mạng xã
hội với các sinh viên khi mà số lượng sinh viên quan tâm đến các nội dung
về học tập trên mạng xã hội khá lớn, nó thể hiện thông qua việc mục đích
truy cập mạng xã hội của các sinh viên vào việc tìm kiếm thông tin, tài liệu
hay các nhóm mà các sinh viên tham gia đều có sự xuất hiện của việc học
tập.
5.2.6. Phân bổ mẫu khảo sát về việc khó khăn khi sử dụng mạng xã hội
Hiện nay, việc kiểm soát thông tin trên mạng xã hội vẫn là một vấn
đề nhức nhối khi có quá nhiều thông tin rác, thông tin lừa đảo tràn lan trên
mạng xã hội vì vậy khiến độ tin cậy khi tìm kiếm thông tin trở thành một
dấu hỏi, ngoài ra việc không có internet và không có máy tính điện thoại lại
gây khó khăn khi sử dụng mạng xã hội đối với sinh viên qua đó cho thấy sự
phụ thuộc vào mạng xã hội của sinh viên là rất lớn.
5.2.7. Phân bổ mẫu khảo sát về ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội
Kết quả khảo sát cho thấy: mạng xã hội đã ảnh hưởng tích cực đến
với việc học tập của sinh viên phần lớn là có thể giúp sinh viên tích lũy
thêm nhiều kiến thức mới (chiếm tỷ lệ khoảng 35%), tìm kiếm thông tin tài
liệu một cách nhanh chóng (chiếm tỷ lệ 30%), trao đổi thông tin tài liệu với
bạn bè qua video call (chiếm tỷ lệ khoảng 17%), còn lại các vấn đề khác có

15
thể ảnh hưởng đến sinh viên (chiếm tỷ lệ khoảng 18%).Thông qua đó cho
ta thấy mạng xã hội đã đem lại rất nhiều lợi ích cho sinh viên nhằm để phục
vụ việc học tập, trao đổi, tra cứu,...

5.2.8. Phân bổ mẫu khảo sát về ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội
Ngoài những mặt tích cực trên MXH cũng có những tác động tiêu
cực đối với việc học tập cũng như đời sống tinh thần của các bạn sinh viên.
Theo kết quả khảo sát của tác giả cho thấy: trong số 23 người thì có 9
người (39,1%) phụ thuộc vào mạng xã hội khá nhiều khiến bản thân dễ dàng lãng
phí nhiều thời gian không cần thiết công việc dễ bị trì trệ, có đến 7 người
(30,4% )bị xao nhãng trong việc học tập của bản thân, Không dừng lại đó,
có 4 người (17,4%) cho rằng mạng xã hội là môi trường cho phạm tội lợi
dụng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bởi những thông tin sau lệch không rõ
nguồn gốc,8,7% trở nên lười sáng tạo tư duy khi mà lúc nào cũng phụ
thuộc quá nhiều vào các trang mạng để tìm kiếm thông tin và còn lại 4,3% bị ảnh
hưởng bởi tất cả cá yếu tố trên mạng lại.

6. KẾT LUẬN
Thông qua kết quả nghiên cứu đã cho thấy được thực trạng sử dụng mạng xã hội
của sinh viên ở trường đại học Văn Hiến trong giai đoạn hiện nay qua việc tổng hợp và
phân tích cụ thể rõ ràng và chúng ta cũng có thể thấy được những mặt ảnh hưởng của
mạng xã hội đối với sinh viên như thế nào trong cả đời sống lẫn tinh thần khi mà hầu hết
các sinh viên đều sử dụng mạng xã hội trong thời gian khá dài và sử dụng đa dạng các
trang khác nhau . Tần suất truy cập khá lớn Thời gian sinh viên dành cho việc sử dụng
mạng xã hội còn nhiều hơn thời gian họ dành cho học tập cũng như dành cho nghỉ ngơi,
dù đây không phải tình trạng chung của tất cả sinh viên nhưng nó cũng rất đáng báo động
vì việc phân chia thời gian bất hợp lý của các sinh viên.
Các sinh viên có mục đích sử dụng mạng xã hội khá tương đồng với hoạt động
cập nhật tin tức, xu hướng; hoạt động trò chuyện; hoạt động học tập, thảo luận, trao đôi
và hoạt động giải trí. Các sinh viên đã thân thuộc với mạng xã hội đến mức họ cảm thấy
việc sử dụng trong lớp học của mình là một chuyện không đáng quan tâm, và nó cũng
không gây ảnh hưởng lớn đến việc học tập tiếp thu kiến thức của họ. Phương tiện các
sinh viên sử dụng để truy cập mạng xã hội nhiều nhất là điện thoại di động, việc điện
thoại di động trở nên phổ biến cũng là một nguyên nhân dẫn điến việc mạng xã hội được
sử dụng nhiều hơn.Việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên ảnh hưởng đến cuộc sống

16
hàng ngày của họ điều này thể hiện rõ qua việc khảo sát , bên cạnh nó còn làm cho kết
quả học tập của sinh viên ngày càng trở nên sa sút khi mà điểm số của các sinh viên ít
hoạt động mạng xã hội lại tốt hơn những sinh viên dành hàng giờ đồng hồ cho những
trang mạng.
Sinh viên là những người trẻ, năng động nên việc họ sử dụng mạng xã hội là điều
tất yếu. Không thể phủ nhận những lợi ích của mạng xã hội khi giúp sinh viên tăng
cường các mối quan hệ, tăng cường tri thức hiểu biết, cung cấp nguồn giải trí lớn cho
người sử dụng. Mặc dù vậy, với những kết quả trình bày ở trên, chúng tôi cho rằng cần có
sự định hướng cho sinh viên trong việc sử dụng mạng xã hội liên quan đến thời gian,
mục đích sử dụng, cũng như những cách thức bảo vệ bản thân khi tham gia vào cộng
đồng mạng.

7. KIẾN NGHỊ

Bản thân các sinh viên cần biết sử dụng mạng xã hội để nó có thể thực sự trở
thành công cụ có ích cho chúng ta trong học lẫn đời sống.
Cần phân bổ thời gian sử dụng mạng xã hội 1 cách hợp lí , phân rõ lịch trình trong
ngày mình cần làm gì học gì để trách chúng ta bị phân tâm mà dành thời gian cho mạng
xã hội quá mức điều này gây nên những ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe tinh thần
ngày càng trở nên xa sút.
Cần chọn lọc những mạng xã hội có ích đừng quá tin tưởng nó mà dễ sa lầy vào
những cám dỗ , bị lừa bởi những thành phần xấu vì thế cần phải biết để tránh xa bởi
mạng xã hội cũng chỉ là ảo chúng tao đừng nên quá dựa dẫm vào nó mà xa rời thực tế
thay vào đó chúng ta hãy hòa nhập hơn với cuộc sống hằng ngày.

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/data/2023/7/DB_thang_6.pdf .
https://qlkh.uel.edu.vn/goc-nckh/cau-truc-mot-de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc .
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-luat-ha-noi/tieng-anh/so1-
2015-trinh-hoa-binh-le-the-linh/47520472
https://nhandan.vn/rui-ro-tren-mang-post784016.html
https://www.elle.vn/bi-quyet-song/10-loi-ich-khi-su-dung-mang-xa-hoi

9. PHỤ LỤC

Câu hỏi chi tiết


1. Họ và tên của bạn?
2. Bạn là sinh viên của khoa nào?
3. Bạn là sinh viên năm mấy?
Năm 1

17
Năm 2
Năm 3
Năm 4
4. Giới tính của bạn là gì?
Nam
Nữ
5. Mức độ thường xuyên bạn sử dụng mạng xã hội ?
Rất không thường xuyên
Không thường xuyên
Trung dung
Thường xuyên
Rất thường xuyên
6. Mỗi lần bạn thường dùng mạng xã hội trong bao lâu?
Dưới 1h
Từ 1-3h
Từ 3-6h
Trên 6h
7. Bạn thường sử dụng mạng xã hội ở đâu?
Ở nhà/phòng trọ
Ở tiệm net
Ở nhà bạn
Ở trường học
Khác
8. Thời điểm bạn hay dành thời gian sử dụng mạng xã hội là khi nào?
Sáng (6-9h)
Trưa (10-12h)
Chiều (13-17h)
Tối (19-23h)
9. Phương tiện bạn hay dùng để vào mạng xã hội là gì?

18
Điện thoại
Máy tính cá nhân
Máy tính ở tiệm net
10. Loại mạng xã hội bạn đã và đang dùng?
Facebook
Zalo
Instargam
Tiktok
Twitter
Khác
11. Số lượng nền tảng mạng xã hội bạn hay sử dụng?
Dưới 2
Từ 2-4
Từ 5-7
Trên 7
12. Mức độ quan trọng của mạng xã hội đối với bạn?
Rất không quan trọng
Không quan trọng
Trung dung
Quan trọng
Rất quan trọng
13. Bạn dành bao nhiêu thời gian sử dụng cho những hoạt động giải trí ( game , lướt
mạng xã hội: Facebook, Tiktok, Youtube, Instagram,...)?
<1h
Từ 2-3h
Từ 4-5h
>5h
14. Bạn có thường sử dụng mạng xã hội khi đang trên lớp học không?

19
Không
15. Bạn dành bao nhiêu thời gian sử dụng mạng xã hội với mục đích học tập ?
1h
2-3h
3-4h
>5h
16. Đối với bạn, mức độ tập trung trong quá trình học tập có bị ảnh hưởng bởi mạng
xã hội không?
Rất ít ảnh hưởng
Ít ảnh hưởng
Trung dung
Ảnh nhưởng nhiều
Ảnh hưởng rất nhiều
17. Bạn hãy cho biết mục đích bạn sử dụng mạng xã hội của mình?
Tạo thêm mối quan hệ bạn bè
Trao đổi học hành, kiến thức
Có thêm nhiều hiểu biết về xã hội
Giảm bớt căng thẳng
Kinh doanh
Khác
18. Bạn nghĩ việc sử dụng điện thoại di động có ảnh hưởng như thế nào đến việc học
tập của mình?
Tích cực
Tiêu cực
19. Mạng xã hội ảnh hưởng tích cực đến việc học tập của bạn như thế nào?
Tích lũy thêm kiến thức
Trao đổi thông tin tài liệu với bạn bè qua call video
Tìm kiếm thông tin tài liệu một cách nhanh chóng
Khác

20
20. Mạng xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập của bạn như thế nào?
Làm xao nhãng việc học tập của bản thân
Phụ thuộc, lệ thuộc vào mạng xã hội quá nhiều
Tìm kiếm thông tin sai lệch không rõ nguồn
Lười tư duy lúc nào cũng lên mạng tìm kiếm thông tin
Khác
21. Việc sử dụng mạng xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào?
Vấn đề về sức khỏe
Học tập
Công việc làm thêm
Giao lưu, trao đổi, kết bạn
Văn hóa
Khác
22. Theo bạn, lý do gì khiến mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến?
Nhiều tính năng
Tiện lợi
Theo dõi tin tức, cập nhật thông tin nhanh
Có ích cho việc học tập, vui chơi
Khác
23. Bạn có thường xuyên kiểm tra các trang mạng xã hội của mình ngay cả khi không
có thông báo không?
Rất không thường xuyên
Không thường xuyên
Trung dung
Thường xuyên
Rất thường xuyên
24. Bạn thường kết thúc việc sử dụng mạng xã hội vào thời gian nào?
21h
22h

21
23h
Khác
25. Bạn có hài lòng với việc sử dụng mạng xã hội của bản thân không?
Rất hài lòng
Hài lòng
Trung dung
Không hài lòng
Rất không hài lòng
26. Theo bạn, sinh viên nên định hướng việc sử dụng mạng xã hội của mình như thế
nào?
Dùng mọi lúc có thể
Dùng khi cần thiết
Khóa tất cả các mạng xã hội
Khác
27. Mạng xã hội đã đáp ứng nhu cầu gì khi bạn sử dụng mạng xã hội?
Nhu cầu trao đổi với bạn bè và thầy cô
Nhu cầu vui chơi, giải trí
Nhu cầu thành lập group để học nhóm
Nhu cầu tìm kiếm tài liệu, thông tin
Khác

28. Khó khăn khi bạn sử dụng mạng xã hội là gì ?


Không có máy tính/ điện thoại
Không có internet
Dễ bị đánh cắp thông tin cá nhân
Độ tin cậy khi tìm kiếm thông tin
Khác
29. Bạn vui lòng cho biết mức độ đồng ý của bạn trong phát biểu “ mạng xã hội là
một phương tiện rất hữu ích cho sinh viên”

22
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Trung dung
Không đồng ý
Rất không đồng ý
30. Bạn đã làm cách nào để giảm thời gian sử dụng mạng xã hội của bản thân?
..............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...................................................................................................................................

\
File xử lí nhập liệu excel

23
24

You might also like