You are on page 1of 36

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỒ ÁN
GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ GẮN KẾT GIỮA SINH VIÊN TRONG
LỚP SINH HOẠT Ở BẬC ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: LƯU ĐỨC PHONG


Sinh viên thực hiện: TRẦN NGỌC HẬU - 22520412
PHAN NGUYỄN TRÀ GIANG - 22520306
ĐỖ DUY HÀO - 22520397
NGUYÊN LÊ BẢO DUY- 22520331
PHÀM HOÀNG DUY – 22520339
TRƯƠNG ĐỨC HÀO-22520407
NGUYÊN ĐỨC VIỆT HẢI-22520386
1

LỜI CẢM ƠN

Chúng em, nhóm thực hiện đồ án "Giải pháp nâng cao sự gắn kết giữa sinh viên
trong lớp sinh hoạt", xin gửi lời cảm ơn đến:

- Đầu tiên, ban đào tạo Trường Đại học Công nghệ Thông tin đã vô cùng tâm lí khi
đưa môn Kỹ năng nghề nghiệp vào chương trình đào tạo cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình và
tận tâm của thầy Lưu Đức Phong trong suốt quãng thời gian chúng em thực hiện đồ án.
Những góp ý, định hướng và kiến thức mà thầy truyền đạt đã giúp chúng em khai thác và
phát triển tối đa tiềm năng của đề tài.

- Các nhà nghiên cứu và các tác giả đã đi trước:

 Chị Lê Trần Tường Vi và nhóm tác giả Đại học Duy Tân đã cho phép chúng em
sử dụng bài nghiên cứu của họ “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của sinh viên khảo
sát tại trường đại học Duy Tân” (được đăng trên tạp chí Công Thương số 10 tháng 5 năm
2021) như một nguồn tham khảo để chúng em vạch ra định hướng và mục tiêu khi thực
hiện nghiên cứu đề tài này.
 ThS. Phạm Thanh Thuý Vy cũng đã cho phép chúng em sử dụng bài nghiên cứu
của cô “Tăng cường tính gắn kết trong học tập của sinh viên” và luận án của Ths. Nguyễn
Thị Đoan Trân “Sự gắn kết của sinh viên và mối quan hệ với chất lượng cuộc sống đại
học” làm nguồn tham khảo để giúp bài nghiên cứu của chúng em hoàn thiện hơn.
 Nghiên cứu của Pekrun và Elliot vào năm 2009 đã chỉ ra rằng cảm xúc của học
sinh đóng một vai trò quan trọng trong quá trình học tập, từ đó đặt nền móng cho cả
nghiên cứu của chúng em và của chị Lê Trần Tường Vi.

- Cảm ơn sự hỗ trợ và phối hợp của các bạn, các anh chị sinh viên trong trường đã hỗ
trợ và phối hợp với nhóm trong quá trình thực hiện đề tài.

“Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn !”

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


2

MỤC LỤC:

PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………….3

Chương 1. Tổng quan: …….……………..............................................................5

1.1 Tổng quan của đề tai.......................................................................................5

1.2 Một số khái niệm............................................................................................7

1.3 Cơ sở lí luận……............................................................................................9

1.4 Tổng kết……………………………………………………………….……..11

Chương 2. Thực trạng…….……………...............................................................12

2.1 Tình hình tương tác giữa các thành viên trong lớp sinh hoạt………………..12

2.2 Tầm quan trọng của sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp sinh hoạt……14

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ gắn kết giữa các thành viên trong lớp sinh

hoạt..…….……………...................................................................................18

2.4 Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình tạo sự gắn kết giữa các thành viên

trong lớp sinh hoạt…………………………………………………………..22

Chương 3. Giải pháp…….……………..................................................................25

Chương 4. Tổng kết…….…………….....................................................................32

Tài liệu tham khảo…………………………………………………………….…...34

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


3

PHẦN MỞ ĐẦU
Sau khi trải nghiệm 1 học kỳ ở môi trường đại học, nhóm chúng em đã nhận
thấy rằng trong quá trình học tập cũng như rèn luyện thì chúng ta không thể nào làm việc
đơn độc, một mình mà ta cần phải có một nhóm bạn hay ít nhất là vài người bạn để cùng
học tập, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, san sẻ niềm vui, nỗi buồn,...Nhưng trên thực tế
thì vẫn có một số bạn sinh viên gần như sống tách biệt với đám đông, dù là học tập hay
làm việc gì cũng chỉ có một mình. Vì thế nhóm chúng em quyết định chọn đề tài này để
nghiên cứu.

Mục đích chính của đề tài này đó là giúp các bạn sinh viên phần nào đó có thể
thoát ra được vỏ bọc của chính mình và trở nên hòa hợp với mọi người xung quanh hơn;
từ đó, phần nào gia tăng sự hứng thú của các sinh viên đối với môi trường đại học, giảm
tình trạng sinh viên bỏ học giữa chừng hay chậm trễ thời gian đào tạo. Điều này sẽ góp
phần tạo ra thêm nhiều nguồn lao động chất lượng cao ở Việt Nam trong bối cảnh toàn
cầu hóa hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên bậc đại học trong phạm vi TP.HCM, trong đó
chủ yếu là sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin – UIT.

Phương pháp ngiên cứu:

 Nghiên cứu thông qua tài liệu tham khảo, các bài báo khoa học.
 Nghiên cứu thực tiễn qua khảo sát khách thể nghiên cứu.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

 Nghiên cứu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của sinh viên trong
môi trường đại học.

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


4

 Phân tích những tồn tại trong những giải pháp nâng cao sự gắn kết trong lớp sinh
hoạt.
 Đề xuất 1 số giải pháp mới, và điều chỉnh những tồn tại trong các giải pháp cũ
nhằm nâng cao khả năng gắn kết của sinh viên.

Khách thể nghiên cứu & đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: sinh viên đại học, mà chủ yếu là Trường Đại học Công
nghệ Thông tin.

Đối tượng nghiên cứu: sự gắn kết của các sinh viên trong môi trường đại học.

Giả thuyết nghiên cứu: Những sinh viên có tính cách cởi mởi, kỹ năng giao
tiếp cao có thể dễ kết bạn trên môi trường Đại học, sự gắn kết với các bạn đó cũng rất
cao. Sự gắn kết đó ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều thứ khác như: khả năng làm việc nhóm,
chủ động trong công việc, …

Nghiên cứu dựa trên nhiều lý thuyết nền. Trong đó, có lý thuyết tự quyết (Self –
Determination Thoery – SDT) và các nghiên cứu trước đây về yếu tố thúc đẩy sự gắn kết
trong học tập, …

Cấu trúc đồ án: gồm 5 phần

 Phần mở đầu
 Chương 1: Cơ sở lí luận
 Chương 2: Thực trạng
 Chương 3: Giải pháp
 Chương 4: Tổng kết

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan của đề tài.

Cách mạng công nghệ đã và đang đem lại những thay đổi sâu sắc đối với giáo dục
đại học. Ngày nay, trường đại học không chỉ đóng vai trò cung cấp kiến thức mà còn phải
đảm nhận một nhiệm vụ cao hơn, đó là truyền cảm hứng để người học có một thái độ học
tập tích cực và rèn luyện kỹ năng tự học cùng với tinh thần học tập suốt đời. Các thay đổi
này đã thúc đẩy các cơ sở giáo dục đại học phải điều chỉnh kế hoạch và phương hướng
riêng của mình. Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội và thị trường lao động, việc tạo ra
một môi trường giáo dục bền vững và hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo đã trở nên
cực kỳ quan trọng.

Theo báo cáo tình hình lao động việc làm quý III và tháng 9 năm 2022 của Tổng
cục Thống kê, lực lượng lao động hiện đạt 51,6 triệu người, tuy nhiên chỉ có 26,2% trong
số đó đã qua đào tạo từ trình độ "sơ cấp" trở lên. Con số này thực sự “khiêm tốn” so với
nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của thị trường lao động hiện nay. Thực tế cho
thấy, Việt Nam hiện đang có một lực lượng lao động dồi dào nhưng nguồn nhân lực chất
lượng cao vẫn đang thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng, không đáp ứng được nhu cầu
phát triển của thị trường lao động. Như vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao chỉ có một lượng nhỏ
nhân lực trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo chất lượng cao? Liệu họ không đủ điều
kiện để được đào tạo hay các cơ sở giáo dục đào tạo không thu hút được họ? Dù vẫn còn
nhiều tranh cãi về việc liệu con đường học đại học có phải con đường duy nhất cho sự
thành công trong tương lai hay không, nhưng tầm quan trọng của giáo dục đại học là
không thể phủ nhận. Nó có vai trò rất lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


6

cao để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường lao động trong nền kinh tế hiện đại. Đại
học cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên môn sâu rộng, giúp họ phát triển kỹ
năng và năng lực nhận thức, tư duy, sáng tạo để có thể tiếp cận và giải quyết các vấn đề
phức tạp trong công việc. Và tấm bằng đại học được xem như một chìa khóa mở ra cơ hội
nghề nghiệp và sự tiến thân trong tương lai.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê công bố tại Niên giám thống kê năm
2021 (tính đến thời điểm 30/9/2021), mặc dù quy mô sinh viên tăng lên hàng năm, tuy
nhiên số sinh viên tốt nghiệp tại các cơ sở giáo dục đại học (bao gồm công lập và ngoài
công lập) qua các năm lại có chiều hướng giảm. Trong đó, năm 2020 tại cơ sở giáo dục
đại học công lập, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp giảm 42,47%; tại cơ sở giáo dục đại học ngoài
công lập con số này là 34, 73%. Có thể điểm đến một vài trường hợp như : tại Đại học
Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, trung bình mỗi năm 700-
800 sinh viên bị buộc thôi học do kết quả học tập kém ; Trường Đại học Nông lâm
TP.HCM, 5 năm qua (2017-2022), có 134 sinh viên viết đơn xin nghỉ học (chưa kể số
sinh viên bị buộc thôi học mỗi năm) hoặc Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn
TP.HCM có 40% sinh viên tốt nghiệp trễ hạn phần lớp do nợ chứng chỉ đầu ra tiếng Anh.
Những số liệu trên đòi hỏi sự quan tâm và chú ý đặc biệt từ các nhà quản lý giáo dục, bởi
vì có nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến việc sinh viên thất bại trong việc đạt sở hữu tấm
bằng đại học. Nguyên nhân có thể từ phía sinh viên, bao gồm thiếu chủ động, không tích
cực tham gia vào quá trình học tập; không có định hướng kế hoạch rõ ràng; và làm thêm
việc bên ngoài khiến cho sinh viên chán nản và không muốn học. Tuy nhiên, cũng có thể
do trách nhiệm của nhà trường, khi chưa tạo được môi trường học tập truyền cảm hứng,
tích cực và bền vững. Các sinh viên đại học đang đối mặt với nhiều áp lực và thách thức
trong quá trình học tập và phát triển nghề nghiệp. Và việc bị “thất bại” hoặc kéo dài thời
gian đào tạo không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và cơ hội nghề nghiệp của các sinh viên mà
còn ảnh hưởng đến chất lượng lao động của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện
nay. Trong bối cảnh đó, một môi trường học tập tích cực và hiệu quả, nơi sinh viên có thể

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


7

hỗ trợ lẫn nhau trong việc học tập và giải quyết các vấn đề liên quan đến tương lai, là yếu
tố quan trọng để giảm thiểu số lượng sinh viên bị thất bại hoặc kéo dài thời gian đào tạo.

Trong đó, sự gắn kết giữa các sinh viên trong lớp đại học được coi là yếu tố quan
trọng để tạo ra môi trường học thuật hiệu quả. Sự gắn kết này còn mang lại lợi ích cho
từng thành viên. Nó giúp phát triển kỹ năng xã hội, tăng cường sự tự tin và trách nhiệm.
Các sinh viên cảm thấy thoải mái hơn, giảm bớt áp lực trong quá trình học tập và học
được kỹ năng mềm quan trọng.và tăng cường khả năng học tập suốt đời - một khả năng
vô cùng quan trọng đối với một sinh viên đại học. Đồng thời, khi các sinh viên cùng
chuyên ngành học tập có một mối quan hệ thân thiết với nhau, họ sẽ cùng chia sẻ quan
điểm và mục tiêu, đồng thời hỗ trợ nhau trong việc nghiên cứu và thực hiện các dự án
nhóm cũng như các dự án cá nhân. Sự gắn kết này giúp cho các sinh viên được hội nhập
vào môi trường học thuật và chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin và giải quyết các
vấn đề liên quan đến học tập.

Tuy nhiên, việc tạo ra sự đoàn kết giữa các thành viên trong lớp sinh hoạt đại học
không phải là điều dễ dàng. Và thực tế cũng chỉ ra rằng sự gắn kết giữa các thành viên
trong lớp học ở bậc đại học tương đối thấp và phần nào ảnh hưởng đến cuộc sống đại học
của mỗi sinh viên. Một số nguyên nhân chính dẫn đến trình trạng này có thể kể đến như
sự bận rộn và áp lực học tập; sự phát triển của công nghệ thông tin hay do sự thiếu nhận
thức về tầm quan trọng của việc kết nối và tương tác xã hội.

Sau khi phân tích tình trạng sự kém gắn kết giữa các thành viên trong lớp sinh
hoạt ở bậc đại học, nhóm đã đề xuất đề tài “Giải pháp nâng cao sự gắn kết giữa các sinh
viên trong lớp sinh hoạt” với hy vọng giải quyết tình trạng trên và cải thiện cuộc sống đại
học của sinh viên. Các giải pháp và đề xuất được đưa ra nhằm khuyến khích sự đoàn kết,
kết nối của sinh viên được đưa ra để tạo nguồn cảm hứng học tập lâu dài và góp phần cải
thiện chất lượng lao động của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

1.2 Một số khái niệm

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


8

Các thành viên trong lớp sinh hoạt ở bậc đại học bao gồm các sinh viên và giảng
viên thuộc cùng một lớp học. Tùy vào tổ chức của trường và yêu cầu của môn học, một
lớp sinh hoạt có thể bao gồm từ vài chục đến vài trăm sinh viên. Mỗi lớp sinh hoạt có
một giảng viên chủ nhiệm, người có trách nhiệm hướng dẫn và quản lý các hoạt động của
lớp.

Các thành viên trong lớp sinh hoạt có thể có nhiều đặc điểm khác nhau về mặt tuổi
tác, giới tính, nền tảng học vấn, quê quán, sở thích và tính cách. Việc tạo ra sự gắn kết
trong lớp sinh hoạt sẽ giúp các thành viên có cơ hội hiểu biết và tôn trọng nhau hơn, hỗ
trợ lẫn nhau trong quá trình học tập và phát triển, đồng thời tạo ra một môi trường học tập
tích cực và thân thiện.

Khái niệm “sự gắn kết” :

Thuật ngữ “gắn kết” trong tiếng Việt được xuất phát từ tiếng Latinh “cohaerere”
(được viết tắt thành “cohaesum” trong các bản sao chép cổ đại) và có nghĩa là “gắn bó,
liên kết lại với nhau”. Từ này đã được sử dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau,
bao gồm vật lý, hóa học, xã hội học, tâm lý học và giáo dục. Dù có cùng nguồn gốc từ
thuật ngữ “gắn kết”, nhưng các tên gọi và định nghĩa trong các lĩnh vực khác nhau vẫn có
sự khác biệt. Chẳng hạn, trong lĩnh vực giáo dục, “sự gắn kết của học sinh - student
engagement” (Chapman, 2003; Natriello, 1984; Yazzie-Mintz, 2007) được sử dụng để chỉ
mức độ tập trung, chủ động và đam mê của học sinh trong quá trình học tập. Trong khi
đó, trong lĩnh vực công ty, thuật ngữ “sự gắn kết của nhân viên - employee engagement”
được sử dụng để chỉ mức độ cam kết của nhân viên đối với công ty, công việc và đồng
nghiệp.

Trong cuộc sống hàng ngày, “gắn kết” thường được hiểu đơn giản là quá trình kết
nối, kết hợp hoặc kết bạn giữa các cá nhân hoặc nhóm để tạo thành mối quan hệ chặt chẽ
và đồng tình. Gắn kết trong cuộc sống có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc
tạo ra mối quan hệ giữa hai người bạn đơn giản đến việc xây dựng các cộng đồng lớn và
đa dạng về mặt văn hóa, tôn giáo, sắc tộc, địa lý hoặc chính trị. Do đó, “sự gắn kết –

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


9

engagement” vẫn luôn là một khái niệm thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu
trong nhiều thập kỷ qua.

Vậy, thế nào “sự gắn kết của các thành viên trong lớp sinh hoạt ở bậc đại học” ?

Trong đồ án, khái niệm này đề cặp đến quá trình tạo ra sự đoàn kết và tương tác
tích cực giữa các thành viên trong một lớp sinh hoạt của sinh viên ở bậc đại học. Gắn kết
các thành viên trong lớp sinh hoạt giúp tạo ra một môi trường học tập và phát triển tích
cực, nơi mà sinh viên có thể hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức, tham gia
các hoạt động vui chơi giải trí và xây dựng những mối quan hệ lâu dài.

Khái niệm “giải pháp”:

Theo Từ điển Oxford, khái niệm “giải pháp – solution” được định nghĩa là một
cách tiếp cận hoặc phương pháp giải quyết vấn đề hoặc thách thức trong một tình huống
cụ thể. Thuật ngữ này có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học kỹ
thuật, kinh tế, chính trị, và xã hội học. Trong khoa học kỹ thuật, “giải pháp” thường được
hiểu là một phương pháp, công nghệ hoặc thiết bị được thiết kế để giải quyết một vấn đề
cụ thể. Trong kinh tế, “giải pháp” thường được hiểu là một cách tiếp cận để giải quyết các
vấn đề kinh tế hoặc xã hội cụ thể. Trong xã hội học, “giải pháp” thường được hiểu là một
phương pháp hoặc kế hoạch để giải quyết các vấn đề xã hội.

Vậy, “Giải pháp nâng cao sự gắn kết trong lớp sinh hoạt ở bậc đại học” là gì ? Là
đưa ra các phương pháp hoặc kế hoạch để giải quyết vấn đề về sự gắn kết trong lớp sinh
hoạt tại môi trường đại học. Vấn đề này thường xảy ra khi sinh viên có các nền văn hóa,
trình độ học vấn và quan điểm khác nhau, dẫn đến sự cô lập và đánh mất niềm tin vào
bản thân và nhau. Để giải quyết vấn đề này, có thể đưa ra các giải pháp như tăng cường
sự tương tác giữa sinh viên trong lớp qua các hoạt động nhóm, đào tạo kỹ năng giao tiếp
hiệu quả, tạo ra các hoạt động xã hội để thúc đẩy sự kết nối giữa sinh viên và trường học,
sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để tạo ra một môi trường trao đổi thông tin
và tương tác giữa sinh viên. Tuy vậy, để nâng cao sự gắn kết giữa các thành viên trong

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


10

lớp sinh hoạt cần phải có sự chủ động và phối hợp của cả bản thân sinh viên và nhà
trường.

1.3 Cơ sở lý luận của đề tài:

Phần cơ sở lý luận của đề tài “Giải pháp gắn kết các thành viên trong lớp sinh hoạt
ở bậc đại học” là tập hợp các tài liệu học thuật, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến
chủ đề của đề tài. Mục đích của phần này là giúp độc giả hiểu rõ hơn về các nghiên cứu
trước đó và cơ sở lý luận cho việc đề xuất giải pháp mới cho đề tài.

Trước hết, cần phải đề cập đến các nghiên cứu về tình hình và thực trạng về gắn kết
thành viên trong lớp học. Trong nghiên cứu “Điều tra và đánh giá tình hình gắn kết trong
lớp học ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Minh Hương, được đăng trên Tạp chí Khoa
học Giáo dục Việt Nam, tác giả đã đánh giá và phân tích mức độ gắn kết trong lớp học ở
Việt Nam thông qua việc khảo sát các yếu tố như mối quan hệ giữa các thành viên, các
hoạt động sinh hoạt lớp học, các hoạt động ngoại khóa và sự ảnh hưởng của giáo viên.

Nghiên cứu "Mối quan hệ giữa các thành viên trong lớp học và ảnh hưởng đến kết
quả học tập" của tác giả Patricia A. Jarvis, được đăng trên Tạp chí Giáo dục, cũng đã đưa
ra những kết quả đáng chú ý về mối quan hệ giữa các thành viên trong lớp học và tác
động của nó đến kết quả học tập của học sinh.

Nghiên cứu của Pekrun và Elliot (2009) đã chỉ ra rằng cảm xúc của học sinh đóng
một vai trò quan trọng trong quá trình học tập. Nghiên cứu này cũng đã cho thấy rằng các
học sinh có một môi trường học tập tích cực và hỗ trợ sẽ có xu hướng có thành tích học
tập cao hơn.

Trong lĩnh vực giáo dục, gắn kết xã hội giữa các thành viên trong lớp học đóng một
vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả của quá trình học tập và phát triển cá
nhân. Những mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong lớp học giúp tạo ra một môi
trường học tập tích cực, khuyến khích sự tham gia, giúp đỡ các thành viên yếu kém và
tăng cường sự tự tin và sự hứng thú trong học tập.

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


11

Bằng cách sử dụng các tài liệu và nghiên cứu này, chúng ta có thể nhận thấy rằng
việc gắn kết các thành viên trong lớp sinh hoạt ở bậc đại học là rất quan trọng đối với sự
học tập và phát triển của học sinh. Các mối quan hệ giữa các học sinh, giáo viên và nhân
viên trường học có thể tạo ra một môi trường học tập tích cực và hỗ trợ, tăng cường động
lực học tập và giảm bớt căng thẳng trong quá trình học tập. Vì vậy, các giải pháp để gắn
kết các thành viên trong lớp sinh hoạt ở bậc đại học là rất cần thiết để cải thiện hiệu quả
học tập và phát triển của sinh viên.

1.4 Kết luận

Đây là một đề tài nghiên cứu quan trọng về vấn đề gắn kết và tạo mối quan hệ
trong môi trường đại học. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng và lợi ích của việc
gây dựng các mối quan hệ trong việc học tập và phát triển sinh viên. Tổng quan về bối
cảnh nghiên cứu, giải thích các thuật ngữ và cơ sở lý luận của đề tài đã được đề cập ở
trên, đồng thời đề xuất các giải pháp để thúc đẩy sinh viên gây dựng các mối quan hệ
mới, nhận thức được tầm quan trọng của các mối quan hệ xung quanh và phát triển các kĩ
năng mềm để phục vụ cho công việc tương lai.

Ngoài ý nghĩa về mặt học thuật, đồ án còn có tiềm năng để ứng dụng trong thực
tiễn, đặc biệt là trong việc phát triển các mối quan hệ trong công ty - nhân viên - khách
hàng. Những giải pháp được đề xuất có thể giúp tăng cường sự gắn kết giữa các thành
viên trong một tổ chức và tạo ra sản phẩm và dịch vụ tốt hơn để phục vụ cho xã hội và cải
thiện chất lượng cuộc sống.

Vì vậy, đồ án này có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng một môi trường học thuật
tích cực và bền vững, cùng với tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Chúng em hy
vọng rằng những kết quả nghiên cứu và giải pháp được đưa ra sẽ đóng góp một phần ý
nghĩa vào việc xây dựng một cộng đồng học thuật và kinh doanh phát triển và bền vững.

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG

2.1 Tình hình gắn kết giữa các thành viên trong lớp sinh hoạt

Trên phạm vi nghiên cứu tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin, tình hình gắn
kết giữa các sinh viên trong lớp sinh hoạt là một vấn đề cần được quan tâm đến, đặc biệt
là trong bối cảnh giáo dục hiện đại ngày nay đang tập trung vào phát triển các kỹ năng xã
hội và tương tác. Kết quả khảo sát mới đây của nhóm nghiên cứu cho thấy một hình ảnh
khá phức tạp về tình trạng này.

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


13

Tỉ lệ sinh viên biết mặt các thành viên khác trong lớp ?
5.20%

21.10%
15.80%

57.90%

Rất tốt (100%) Tốt (~80%) Trung bình (~50%) Kém (~25%)

Biểu đồ từ bản khảo sát tỉ lệ sinh viên biết mặt các thành viên khác trong lớp

Kết quả khảo sát về tỉ lệ sinh viên biết mặt các thành viên khác trong lớp cho thấy
rằng chỉ có 58% sinh viên biết mặt khoảng nửa lớp, trong khi 15.8% biết mặt khoảng
80% của lớp và chỉ có 5.2% sinh viên biết mặt cả lớp. Điều này cho thấy rằng mối quan
hệ giữa các thành viên trong lớp học không phải là một tình trạng đồng nhất.

Tỉ lệ sinh viên nói chuyện chơi thân với các thành viên khác
trong lớp
5.30%

36.80%
52.60%

5.30%

Dưới 10 bạn ~50% lớp Khoảng 2/3 lớp Cả lớp

Biểu đồ từ bản khảo sát tỉ lệ sinh viên nói chuyện, chơi thân với các thành viên khác trong lớp

Kết quả khảo sát về tỉ lệ sinh viên nói chuyện, chơi thân các thành viên khác trong
lớp cũng đưa ra các con số tương tự. Chỉ có 5.3% sinh viên nói chuyện và chơi thân với
nửa lớp, trong khi 52.6% chỉ nói chuyện và chơi thân với dưới 10 bạn. Điều này cho thấy

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


14

rằng mối quan hệ giữa các thành viên trong lớp học không phải là một tình trạng đồng
nhất.

Từ các kết quả trên, có thể thấy được sự khác biệt giữa khả năng tương tác của
từng sinh viên. Một phần lớn sinh viên có khả năng tương tác xã hội và tương tác với bạn
bè trong lớp khá kém, trong khi đó một bộ phận nhỏ sinh viên có khả năng gắn kết rất tốt.
Kết quả này cho thấy rằng tình trạng mối quan hệ giữa các sinh viên trong lớp học tại
UIT không đồng đều. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này, bao gồm sự khác
biệt về tính cách, sở thích, năng lực, trình độ ngoại ngữ, v.v. Ngoài ra, một số sinh viên có
thể không có đủ tự tin trong việc tạo mối quan hệ gần gũi hơn, hoặc đơn giản là gì không
tìm thấy cơ hội để làm điều đó.

Tuy nhiên, việc có một số sinh viên có khả năng gắn kết tốt cũng cho thấy rằng
việc tạo mối quan hệ tốt giữa các sinh viên trong lớp sinh hoạt vẫn là điều có thể đạt
được. Mối quan hệ tốt giữa các sinh viên trong lớp có thể giúp tạo ra một môi trường học
tập tích cực, khuyến khích sự chia sẻ thông tin, hỗ trợ và đồng hành trong quá trình học
tập. Điều này có thể giúp cải thiện hiệu suất học tập và phát triển cá nhân của từng sinh
viên. Qua đó cũng thấy rằng sự gắn kết giữa các sinh viên cũng chịu sự chi phối của
nhiều yếu tố khác nhau.

Tóm lại, sự gắn kết trong lớp sinh hoạt là một yếu tố rất quan trọng đối với thành
công học tập và phát triển cá nhân của sinh viên. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố có ảnh
hưởng đến sự gắn kết giữa các sinh viên trong lớp sinh hoạt, và kết quả khảo sát tình hình
gắn kết trong lớp sinh hoạt ở UIT đã đặt ra câu hỏi làm sao để cải thiện và nâng cao sự
gắn kết này.

2.2 Tầm quan trọng của sự gắn kết giữa các sinh viên trong lớp sinh hoạt

Sự gắn kết trong lớp sinh hoạt được xem là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
cuộc sống đại học của sinh viên. Điều này được phản ánh rõ ràng hơn thông qua kết quả
khảo sát mà nhóm đã được thực hiện cũng như các nghiên cứu trước đây về sự gắn kết
của sinh viên. Qua đó nhận thấy rằng sự gắn kết của sinh viên có tác động lên nhiều khía

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


15

cạnh của cuộc sống sinh viên, cụ thể kể đến một vài khía cạnh như: chất lượng học tập,
trạng thái tinh thần, kỹ năng mềm, kiến thức trên các lĩnh vực khác, cơ hội gặp được
những người có cùng sở thích, và thêm nhiều trải nghiệm cuộc sống.

Sự gắn kết trong lớp sinh hoạt ảnh hưởng đến cuộc sống
đại học theo mỗi sinh viên (%)
80 73.7 73.7
70 68.4
63.2
60 57.9

50
42.1
40
30
20
10 5.3
0
Chất lương Trạng thái Kỹ năng mềm Kiến thức về Cơ hội gặp Thêm nhiều Không ảnh
học tập tinh thần các lĩnh vực được những trải nghiệm hưởng nhiều
khác người có cùng cuộc sống
sở thích

Biểu đồ từ bản khảo sát sự gắn kết trong lớp sinh hoạt ảnh hưởng đến cuộc sống đại học

Đầu tiên là về chất lượng học tập.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng khi các sinh viên cảm thấy rằng họ được
chào đón và được hỗ trợ bởi các đồng nghiệp trong lớp học, họ có xu hướng tăng cường
sự tập trung và nỗ lực hơn trong việc học tập. Chẳng hạn, một nghiên cứu được đăng trên
tạp chí Journal of Educational Psychology (2017) cho thấy sự gắn kết giữa các sinh viên
trong lớp học và sự tập trung của họ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể, những sinh
viên cảm thấy được hỗ trợ và có mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp của mình có xu
hướng tập trung nhiều hơn trong việc học tập.

Khi lớp học có một tinh thần gắn kết, môi trường học tập sẽ trở nên tích cực và
hiệu quả hơn, đồng thời các sinh viên cũng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi tham gia các hoạt
động học tập nhóm, chia sẻ ý tưởng và giải quyết vấn đề cùng nhau. Bên cạnh đó, một
lớp học có tinh thần gắn kết cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các sinh viên để làm

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


16

việc nhóm. Vì các sinh viên trong lớp sinh hoạt gắn kết sẽ tương tác tích cực với nhau và
hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập. Họ có thể dễ dàng chia sẻ ý kiến, trao đổi thông
tin và cùng nhau giải quyết các vấn đề bài tập. Điều này có thể dẫn đến kết quả học tập
tốt hơn, hơn nữa, các sinh viên đều học cùng chuyên ngành sẽ có khả năng hỗ trợ và giúp
đỡ lẫn nhau rất cao.

Thứ hai, về mặt tinh thần của sinh viên.

Khi ở trong một môi trường học tập tích cực, hiệu quả, bản thân sinh viên sẽ cảm
thấy mình là một phân của tập thể, một cộng đồng học thuật. Từ đó, khiến cho sinh viên
cảm thấy bản thân được hỗ trợ, động viên và thoải mái hơn trong việc chia sẻ những áp
lực học tập hay khó khăn trong cuộc sống. Khi nhưng vấn đề ấy được giải quyết cùng
nhau sẽ cải thiện được tâm trạng, hình thành trạng thái tinh thần tích cực hơn, họ có xu
hướng tập trung, tự tin hơn và đạt được kết quả tốt hơn. Ngoài ra, sự hỗ trợ lẫn nhau giúp
giảm áp lực học tập, tạo ra cảm giác hạnh phúc và niềm vui. Do đó, tinh thần của sinh
viên được giữ gìn và cải thiện hơn trong một môi trường học tập đầy đủ sự gắn kết trong
lớp sinh hoạt. Qua dó, sẽ cải thiện được tình trạng sinh viên bỏ học bỏ chừng. Chẳng hạn,
trong nghiên cứ "The Role of Student Engagement in Predicting Student Dropout in
Online Learning" của Xinxin Huang và cộng sự (2019) và “Predictors of College
Persistence in a Comprehensive Student Support Program” của Elizabeth M. O'Callaghan
và cộng sự (2018) cũng đề cập đến tác động tích cực của sự gắn kết giữa sinh viên và
trường đến tình trạng bỏ học giữa chừng.

Thứ ba, về khía cạnh phát triển các kỹ năng mềm.

Về khía cạnh phát triển các kỹ năng mềm thì sự gắn kết trong lớp sinh hoạt cũng
có ảnh hưởng rất lớn. Nghiên cứu “The Impact of Student's Sense of Belonging on
College Student's Academic and Nonacademic Outcomes” của T. C. Kuh và cộng sự
(2007) đã chứng minh rằng sự gắn kết của sinh viên với trường đại học có tác động tích
cực đến phát triển các kỹ năng mềm của sinh viên, bao gồm kỹ năng giao tiếp, tư duy
phản biện, tư duy sáng tạo và kỹ năng xử lý vấn đề. Khi sinh viên trải qua các hoạt động
học tập nhóm trong một môi trường gắn kết, họ có cơ hội rèn luyện kỹ năng giao tiếp và

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


17

thuyết trình. Họ cũng có thể học hỏi cách trình bày ý tưởng và thuyết phục người khác.
Quá trình này giúp sinh viên trở nên tự tin hơn khi phải đối diện với các tình huống giao
tiếp khó khăn trong cuộc sống. Ngoài ra, việc làm việc nhóm trong một môi trường gắn
kết giúp sinh viên phát triển kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng làm việc đội nhóm. Sinh viên
cần phải học cách phân công và quản lý công việc, giải quyết xung đột và tạo ra một môi
trường làm việc tích cực cho toàn bộ nhóm. Những kỹ năng này rất quan trọng trong cuộc
sống và sự nghiệp sau này. Cuối cùng, sự gắn kết trong lớp sinh hoạt cũng giúp sinh viên
phát triển kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề. Khi sinh viên cùng nhau thảo
luận và giải quyết các vấn đề học tập, họ có cơ hội học hỏi và trau dồi kỹ năng từ những
người khác trong nhóm. Từ đó, họ có thể trở nên linh hoạt và đa dạng trong cách suy nghĩ
và giải quyết vấn đề. Đây đều là các kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là
trong công việc, vì sinh viên sẽ liên tục phải làm việc với những người có nhiều nền tảng
và ý kiến khác nhau.

Bên cạnh đó, sự gắn kết giữa các sinh viên trong lớp sinh hoạt đóng vai trò quan
trọng trong việc mở rộng quan hệ xã hội. Vì nó cung cấp cho họ cơ hội để giao lưu và kết
nối với những người có cùng sở thích và chung sở thích, đam mê. Những cơ hội này giúp
sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp, chia sẻ ý tưởng và quan điểm, học hỏi kinh nghiệm
từ những người khác, tạo ra một mạng lưới quan hệ có giá trị trong tương lai. Điều đó sẽ
có tác động tích cực đến việc tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tiềm năng trong tương lai.
Ngoài ra, khi sinh viên có cùng sở thích, họ có thể cùng tham gia các hoạt động ngoại
khóa, vui chơi, sự kiện, trao đổi với nhau về kinh nghiệm học tập và sự nghiệp, không chỉ
giúp tăng thêm nhiều trải nghiệm thú vị trong cuộc sống đại học mà còn mở ra nhiều cơ
hội học hỏi và phát triển nghề nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực đó, nếu sự gắn kết giữa các sinh
viên trong lớp sinh hoạt kém, có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến các khía cạnh
trong cuộc sống đại học của sinh viên.

Thứ nhất, nếu không có sự gắn kết giữa các sinh viên trong lớp sinh hoạt, sinh
viên khó có cơ hội mở rộng quan hệ xã hội và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tiềm năng

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


18

trong tương lai. Điều này có thể dẫn đến sự cô đơn, cảm giác bị cô lập và thiếu sự hỗ trợ
từ những người xung quanh, khiến cho sinh viên có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm
cơ hội học tập và phát triển sự nghiệp sau này và dễ gặp tình trạng bỏ học giữa chừng.

Thứ hai, nếu không có sự gắn kết trong lớp sinh hoạt, sinh viên có thể gặp khó
khăn trong việc học tập và đạt được mục tiêu học tập của mình. Nếu không có sự hỗ trợ
và khuyến khích từ những người xung quanh, sinh viên có thể dễ dàng bị mất động lực,
không có động lực học tập và có thể không đạt được kết quả học tập tốt nhất.

Thứ ba, nếu không có sự gắn kết giữa các sinh viên trong lớp sinh hoạt, có thể dẫn
đến sự xung đột và căng thẳng giữa các sinh viên. Sự xung đột và căng thẳng này có thể
gây ra những tình huống khó khăn và không thoải mái trong lớp học, ảnh hưởng đến trải
nghiệm học tập của sinh viên và cảm giác chung về môi trường học tập.

Tóm lại, sự gắn kết giữa các sinh viên trong lớp sinh hoạt có ảnh hưởng tính cực
và cả tiêu cực lên các khía cạnh cuộc sống đại học của sinh viên. Tuy nhiên, vẫn có một
bộ phận nhỏ sinh viên lại cho rằng sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp sinh hoạt có
tác động đến cuộc sống đại học của họ. Có thể nguyên nhân của điều này là do một số
sinh viên có tính cách cô độc hoặc không thích giao tiếp với người khác nên không cảm
thấy có sự gắn kết với các thành viên trong lớp sinh hoạt. Họ có thể xem việc học là một
công việc đơn độc và không cần thiết phải tham gia vào các hoạt động nhóm để đạt được
mục tiêu của mình. Ngoài ra, những sinh viên này có thể không nhận thấy được giá trị
của việc gắn kết giữa các thành viên trong lớp sinh hoạt vì có cách tiếp cận khác với học
tập.

Dù vậy, sự gắn kết giữa các sinh viên trong lớp sinh hoạt vẫn là một yếu tố quan
trọng trong việc đạt được thành công trong học tập, cuộc sống và công việc sau này.

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ gắn kết giữa các sinh viên trong lớp sinh hoạt

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


19

Những rào cản gây khó khăn cho việc tạo dựng mối quan hệ,
gắn kết trong lớp sinh hoạt của mỗi sinh viên (%)
90 84.2
80
70
60
50
42.1
36 38.7 36.8 36.8
40
30
21.1
20
10
0
Thiếu tự tin Sự khác Rào cản về Sự cạnh Thiếu thời Không chú Quá khác
trong giao biệt về văn ngôn ngữ tranh và áp gian ý nhiều đến biệt về sở
tiếp hoặc sợ hóa lối sống lực học tập người khác, thích
xã hội không có
nhu cầu kết
bạn

Biểu đồ từ bản khảo sát những rào cản gây khó khăn cho sinh viên trong việc xây dựng các mối quan hệ

Qua kết quả đã khảo sát cũng như những nghiên cứu trước đây có thể thấy rằng có
nhiều yếu tố tác động đến mức độ gắn kết của sinh viên, cụ thể có thể kể đến vài yếu tố
sau:

Đầu tiên, là môi trường học tập.

Điều kiện của môi trường học tập có thể khuyến khích hoặc kìm hãm sự phát triển
và hiệu suất của cá nhân mỗi sinh viên. Trong đó, bao gồm cả mối quan hệ với giảng viên
và mối quan hệ giữa các sinh viên với nhau. Các yếu tố liên quan đến giảng viên bao gồm
hỗ trợ hướng dẫn, hỗ trợ cảm xúc và tổ chức lớp học (theo Durkin và cộng sự, 2017). Có
nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra sự tồn tại mối quan hệ giữa giảng viên và sự gắn kết
của sinh viên với nhau. Ví dụ, một nghiên cứu của Tinto (1975) cho thấy rằng mối quan
hệ của sinh viên với giảng viên và bạn bè là những yếu tố quan trọng trong việc giữ chân
sinh viên trong trường và giúp họ thành công trong học tập. Nghiên cứu này còn cho thấy
rằng mối quan hệ giữa sinh viên và giảng viên có ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


20

của sinh viên và tác động đến sự hài lòng của sinh viên với trường học. Bên cạnh đó, yếu
tố hỗ trợ từ bạn bè xung quanh cũng được chứng mình rằng có ảnh hưởng tích cực đến sự
gắn kết. Ví dụ, Appleton và đồng nghiệp (2008) cũng đã chứng minh rằng sự hỗ trợ và
khuyến khích từ môi trường học tập có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia của học sinh
trong các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động xã hội khác từ đó ảnh hưởng trực tiếp
lên sự gắn kết giữa sinh viên với nhau. Ngoài ra, việc nhà trường xây dựng môi trường
học thuật truyền cảm hứng và lành mạnh cũng là ảnh hưởng đến cuộc sống đại học nói
chung hay sự gắn kết của sinh viên nói riêng.

Thứ hai, yếu tố nhận thức trong cá nhân sinh viên.

Việc nhận thức sớm về môi trường học tập tác động đến việc sinh viên có thể thích
nghi với môi trường mới hay có thể gắn kết với mọi người xung quanh hay không. Nhận
thức đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự gắn kết của sinh viên với trường học
và cộng đồng sinh viên. Các cá nhân sinh viên có nhận thức tích cực về trường học và
cộng đồng sinh viên thường có xu hướng tham gia nhiều hoạt động, đóng góp tích cực
cho cộng đồng và tạo ra một môi trường học tập tích cực cho bản thân và những người
khác. Ngoài ra, nhận thức cũng có thể ảnh hưởng đến việc sinh viên có cảm giác thuộc về
và được chấp nhận trong cộng đồng sinh viên hay không. Sinh viên có nhận thức tích cực
về bản thân và cả cộng đồng sinh viên thường cảm thấy tự tin và thoải mái khi tham gia
các hoạt động cộng đồng, trong khi những sinh viên có nhận thức tiêu cực thường cảm
thấy bị cách biệt và không thuộc về trong môi trường học tập. Hơn nữa, nhận thức cũng
có thể ảnh hưởng đến quan điểm và hành động của sinh viên trong các vấn đề quan trọng
của cộng đồng sinh viên, như việc đối phó với các vấn đề đạo đức, đa dạng và bình đẳng
giới tính. Sinh viên có nhận thức tốt về các vấn đề này thường có thái độ tích cực và sẵn
sàng hỗ trợ để giải quyết các vấn đề này, trong khi những sinh viên có nhận thức kém có
thể không có sự thấu hiểu và tham gia ít trong các hoạt động này. Đồng thời, khía cạnh
nhận thức là một khía cạnh khá phổ biến và thường được lựa chọn để phân tích trong các
nghiên cứu liên quan đến sự gắn kết. Ví dụ, nghiên cứu của Pekrun et al. (2017) về sự
gắn kết của sinh viên với trường đại học cho thấy rằng, nhận thức của sinh viên về chất

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


21

lượng giảng dạy, môi trường học tập, và sự hỗ trợ từ giảng viên, cũng như sự hài lòng của
sinh viên với trường đại học, ảnh hưởng đến sự gắn kết của sinh viên với trường.

Thứ ba, sự tự tin vào chính bản thân.

Tin vào năng lực bản thân là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng sự gắn kết
của sinh viên ở bậc đại học. Các nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ tích cực giữa tính
tự tin và sự gắn kết, thành công của sinh viên ở bậc đại học Chẳng hạn, Kahu và Nelson
(2018) đã tiến hành một nghiên cứu về sự gắn kết của sinh viên đại học ở Úc và phát hiện
rằng, sinh viên có tính tự tin cao hơn có xu hướng có mối quan hệ gắn kết với trường đại
học tốt hơn và có khả năng đạt được kết quả học tập cao hơn. Khi sinh viên tin tưởng vào
khả năng của mình, họ có xu hướng tự tin hơn trong việc tham gia vào các hoạt động xã
hội và học tập. Điều này có thể dẫn đến việc tăng cường mối quan hệ với những người
khác trong cộng đồng sinh viên, giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực.

Cụ thể như việc tự tin giao tiếp – một trong những yếu tố quan trọng nhất trong
việc tạo ra sự gắn kết giữa sinh viên. Khi sinh viên có tự tin trong giao tiếp, họ có thể dễ
dàng tạo ra mối quan hệ tốt với những người xung quanh trong cộng đồng sinh viên, từ
đó giúp mở rộng mạng lưới quan hệ và tăng cường khả năng học hỏi. Ngoài ra, tự tin
trong giao tiếp cũng giúp sinh viên trở nên dễ dàng hơn trong việc thể hiện ý kiến và
quan điểm của mình, đặc biệt trong các buổi thảo luận và nhóm học tập. Điều này giúp
tăng cường sự tương tác và trao đổi ý kiến giữa các sinh viên, giúp họ học hỏi lẫn nhau
và phát triển các kỹ năng mềm như lãnh đạo, sáng tạo và sự đồng cảm. Bên cạnh đó, sự
tự tin trong giao tiếp cũng giúp sinh viên tạo được ấn tượng tích cực với người đối diện,
đặc biệt trong các buổi thuyết trình và phỏng vấn. Điều này có thể giúp sinh viên tạo ra
những cơ hội tuyệt vời trong việc tìm kiếm việc làm hoặc các cơ hội phát triển sự nghiệp
trong tương lai.

Thứ tư, sự khác biệt về văn hóa và rào cản ngôn ngữ.

Sự khác biệt về văn hóa và rào cản ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến sự gắn kết của
sinh viên ở bậc đại học. Những vấn đề này đã được nhiều nghiên cứu và bài báo đưa ra ví

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


22

dụ về những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi học tập và giao tiếp với nhau. Môi
trường đại học nói chung hay một lớp sinh hoạt nói riêng là một cộng đồng xã hội thu
nhỏ với nhiều sinh viên đến từ các vùng miền hay những quốc gia khác nhau. Theo một
nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục và Đào tạo Quốc tế, sự khác biệt về văn
hóa có thể dẫn đến sự hiểu lầm và xung đột giữa sinh viên. Sinh viên từ các quốc gia hay
vùng miền khác nhau có thể có những quan niệm và giá trị khác nhau về giới tính, tôn
giáo, và các vấn đề xã hội khác. Khi họ không hiểu nhau và không chấp nhận quan điểm
của nhau, sự gắn kết giữa các sinh viên có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, các nghiên cứu
trước đây cũng cho thấy rằng, khi sinh viên có thể vượt qua sự khác biệt về văn hóa và
ngôn ngữ để hiểu và tôn trọng lẫn nhau, họ có thể học hỏi và phát triển nhiều kỹ năng và
kiến thức mới. Hơn nữa, sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ có thể làm tăng sự sáng tạo và
đa dạng trong quá trình học tập và làm việc nhóm, và có thể giúp sinh viên cảm thấy
hứng thú và phấn khích hơn trong học tập. Qua đó ta thấy rằng nên khuyến khích các sinh
viên tìm hiểu về những lối sống văn hóa, ngôn ngữ từ các vùng miền hay quốc gia khác
nhau để mở rộng thêm kiến thức cũng như cố gắng giao tiếp dù ít hay nhiều với các bạn
đó để nâng cao thêm sự gắn kết với nhau.

Thứ năm, về tính cách hay cảm xúc cá nhân sinh viên.

Theo nghiên cứu của Kahu (2013), tính cách của sinh viên có ảnh hưởng đến sự
gắn kết học tập của họ. Những sinh viên có tính cách hướng nội và ít thích giao tiếp có
thể cảm thấy cô đơn và khó khăn trong việc tìm kiếm những người bạn cùng lớp. Họ có
thể trở nên ít tham gia vào các hoạt động lớp học và cảm thấy bị cô lập. Đồng thời, cảm
xúc cá nhân cũng có thể ảnh hưởng đến sự gắn kết của sinh viên trong lớp sinh hoạt.
Nghiên cứu của Lee và Robbins (1998) cho thấy rằng những sinh viên có cảm giác bất an
hoặc lo lắng có thể gặp khó khăn trong việc tạo ra mối quan hệ tốt với các bạn cùng lớp.
Họ có thể trở nên cô đơn và không có sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp trong lớp học. Qua
những bài báo và nghiên cứu trên đều cho thấy rằng tính cách và cảm xúc cá nhân có ảnh
hưởng đáng kể đến sự gắn kết của sinh viên trong lớp sinh hoạt ở bậc đại học.

Thứ sáu, sự bận rộn và áp lực học tập.

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


23

Theo một nghiên cứu của Feldman và Matjasko (2005), áp lực học tập có thể ảnh
hưởng đến sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động liên
quan đến lớp học. Các sinh viên cảm thấy quá tải và không thể dành thời gian cho các
hoạt động này. Họ cũng có thể cảm thấy khó khăn trong việc tạo ra mối quan hệ tốt với
các bạn cùng lớp vì họ không có đủ thời gian để tham gia các hoạt động xã hội. Ngoài ra,
sự bận rộn cũng có thể dẫn đến cảm giác cô đơn và cảm thấy bị cô lập. Theo nghiên cứu
của Kuh và Hu (2001), các sinh viên bị áp lực học tập có thể trở nên ít tham gia vào các
hoạt động lớp học và các hoạt động xã hội. Họ có thể cảm thấy bị cô đơn và không có sự
hỗ trợ từ các đồng nghiệp trong lớp học. Ngoài ra, áp lực học tập có thể dẫn đến việc
canh tranh không lành mạnh trong học tập. Các sinh viên có thể cảm thấy áp lực để đạt
được thành tích cao và so sánh với những người khác, thay vì tập trung vào việc học tập
và phát triển bản thân. Sự cạnh tranh không lành mạnh có thể dẫn đến một môi trường
học tập không thân thiện và thiếu sự gắn kết giữa các sinh viên.

Ngoài những yếu tố đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đó, còn rất nhiều
yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp sinh hoạt. Ví
dụ như: không tìm thấy điểm chung, sự tồn tại của các nhóm nhỏ khác trong lớp, … tất cả
những yếu tố này có thể tác động đến cảm giác thân thuộc, và sự gắn kết của sinh viên
với nhau. Do đó, để tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp sinh hoạt, các
giải pháp cần phải được đưa ra một cách cụ thể và phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Đồng thời, cần có sự phối hợp giữa nhà trường cũng như sinh viên.

2.4 Những vấn đề còn tồn tại trong các giải pháp tạo ra sự gắn kết giữa các thành
viên trong lớp sinh hoạt

Những giải pháp luôn có hai mặt tích cực và hạn chế, phải dựa vào hoàn cảnh phù
hợp để lựa chọn những giải pháp tối ưu nhất, ngoài ra phải đưa ra những cách giải quyết,
khắc phục những mặt hạn chế của giải pháp từ đó tạo ra được sự đa dạng và phong phú
hơn trong việc sinh hỏa ở môi trường đại học. Dưới đây là phần đánh giá về mặt tích cực
và hạn chết của mỗi giải pháp (nguyên nhân mà các giải pháp hiện có vẫn chưa thể giải

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


24

quyết hoàn toàn các tác nhân lớn ảnh hưởng đến việc xây dựng sự gắn kết cho các bạn
sinh viên ở bậc đại học):

Về giải pháp hiện nay được áp dục nhiều nhất chính là tăng cường sự tự tin và rèn
kỹ năng giao tiếp, đã đưa ra một số mặt tích cực. Bằng cách tổ chức các hoạt động nhóm
như trò chơi giao tiếp, diễn thuyết, hoặc biểu diễn nghệ thuật, sinh viên có thể luyện tập
kỹ năng giao tiếp và tăng cường tự tin. Điều này cũng khuyến khích sự chú ý và quan tâm
đến những người xung quanh, thúc đẩy sự hứng thú và sẵn lòng kết bạn. Tuy nhiên, vẫn
còn hạn chế khi một số sinh viên cảm thấy khó khăn và ngại ngùng tham gia vào hoạt
động nhóm, một số sinh viên có thể cảm thấy bất an khi đối diện với những tình huống
giao tiếp mới, rụt rè và từ chối tham gia những buổi meeting.

Về giải pháp thứ hai, xây dựng môi trường đa văn hóa, cũng có những mặt tích
cực. Tổ chức ngày hội văn hóa và khuyến khích chia sẻ về các nền văn hóa khác nhau
giúp sinh viên hiểu và chấp nhận sự khác biệt, từ đó xây dựng sự gắn kết và tôn trọng.
Đồng thời, môi trường đa văn hóa này giúp sinh viên tìm hiểu về văn hóa, ngôn ngữ, sở
thích của nhau và khám phá điều mới. Tuy nhiên, việc quản lý và thúc đẩy sự tôn trọng
văn hóa có thể gặp thách thức, cần đảm bảo rằng mọi thành viên đều được lắng nghe và
đối xử công bằng, tránh sự phân biệt đối xử dựa trên văn hóa.

Về giải pháp thứ ba là tạo ra không gian giao tiếp và chia sẻ thông tin trực tuyến
thông qua việc sử dụng công nghệ và mạng xã hội. Sử dụng công nghệ và mạng xã hội
giúp tạo cầu nối giữa các sinh viên trong lớp.Việc sử dụng các nền tảng trực tuyến, diễn
đàn, và ứng dụng trò chuyện có thể giúp sinh viên kết nối và chia sẻ ý kiến, thông tin, và
tài liệu. Điều này cung cấp cho sinh viên một phạm vi rộng hơn để thể hiện bản thân và
tương tác với nhau. Song song với những ảnh hưởng tích cực thì việc sử dụng công nghệ
và mạng xã hội cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự kết nối giữa sinh viên. Mặt hạn
chế của giải pháp này là có thể tạo ra sự cô lập và làm mất đi sự gần gũi khi tương tác
trực tiếp vì việc sử dụng công nghệ không thay thế hoàn toàn sự tương tác trực tiếp, gặp
gỡ mặt đối mặt giữa sinh viên. Đồng thời, sử dụng công nghệ và mạng xã hội cần chú ý
đảm bảo tính bảo mật và quyền riêng tư.

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


25

Tổng kết lại, việc đánh giá các giải pháp trong việc xây dựng sự gắn kết trong môi
trường đại học là cần thiết. Mỗi giải pháp mang theo những mặt tích cực và hạn chế
riêng, và chúng ta cần xem xét hoàn cảnh và đưa ra các biện pháp khắc phục để tạo ra sự
đa dạng và phong phú trong sinh hoạt của sinh viên. Bằng cách tăng cường sự tự tin và
rèn kỹ năng giao tiếp, xây dựng môi trường đa văn hóa và sử dụng công nghệ thông tin,
chúng ta có thể tiến bộ trong việc xây dựng mối quan hệ và gắn kết trong lớp học đại học.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


26

3.1 Phân tích cụ thể và đề xuất phương án khắc phục những tồn tại trong các giải
pháp trước đây

Dựa vào việc phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc gắn kết, cũng như đề cập
đến những tồn tại trong các giải pháp đã có trước đây, dưới đây sẽ phân tích rõ hơn cũng
như đề xuất những phương án để khắc phục những tồn tại trong cái giải pháp đó.

Đầu tiên, giải pháp là giúp các bạn sinh viên nhận ra được tầm quan trọng của việc
gắn kết ở Đại học .

Một nguyên nhân khác có thể là sinh viên không nhận thấy giá trị và lợi ích của
việc có mối quan hệ xã hội. Trong trường hợp này, việc tăng cường nhận thức về tầm
quan trọng của mạng lưới xã hội và tác động tích cực của việc kết bạn có thể giúp sinh
viên hiểu rõ hơn về lợi ích mà việc có bạn bè và mối quan hệ xã hội mang lại. Có thể
thông qua các buổi thảo luận, tài liệu, hoặc chia sẻ kinh nghiệm của những người đã trải
qua lợi ích này, sinh viên có thể nhận ra rằng quan hệ xã hội là một phần quan trọng trong
việc phát triển bản thân và tạo ra một môi trường học tập tích cực.

Cuối cùng, việc khắc phục việc sinh viên không có nhu cầu kết bạn cũng yêu cầu
sự kiên nhẫn và thời gian. Một số sinh viên có thể cần thời gian để thích nghi và mở lòng
đối với việc xây dựng mối quan hệ xã hội. Do đó, hỗ trợ và khích lệ từ gia đình, bạn bè
và các cố vấn có thể rất quan trọng trong quá trình này.

Tiếp đến, giải pháp xây dựng “văn hóa lớp” hay rộng hơn xây dựng môi trường đa
văn hóa.

Đây là giải pháp tuy mới mà cũ, tuy lạ mà quen đó chính là xây dựng “văn hóa
lớp”. Có thể nói đây là giải pháp tuy quen mà lạ bởi thông thường chúng ta chỉ quen với
cụm từ văn hóa nhóm hay là văn hóa đội thôi còn cụm từ văn hóa lớp thì có lẽ ít khi được
nghe thấy hơn.

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


27

Về mặt bản chất, văn hóa lớp chính là “phiên bản mở rộng” và cũng là “bản thiết
kế mẫu” của văn hóa nhóm. Nói một cách đơn giản hơn, văn hóa lớp có thể bao gồm
nhiều văn hóa nhóm ở bên trong nó (do một lớp thì có thể có một hoặc nhiều nhóm nhỏ)
và các văn hóa nhóm trên phải được tạo ra dựa theo những tiêu chí, nội dung, khuôn mẫu
của văn hóa lớp và có thể thay đổi, chỉnh sửa một chút để tạo nên sự đa dạng, khác biệt
giữa các văn hóa ấy.

Về mặt hình thức, cách xây dựng văn hóa lớp cũng không có quá nhiều sự khác
biệt so với việc xây dựng văn hóa nhóm, chỉ có phần nội dung của văn hóa lớp cần xây
dựng kĩ càng, tỉ mỉ hơn phần văn hóa nhóm do văn hóa lớp là khuôn mẫu để các văn hóa
nhóm dựa vào để phát triển.

Và với giải pháp này, ta có thể phần nào đó khắc phục được một trong những vấn
đề còn tồn đọng ở những giải pháp “truyền thống” là sự khác biệt về văn hóa, rào cản
ngôn ngữ vùng miền vì khi các sinh viên cùng học tập, sinh hoạt với một văn hóa lớp
chung thì theo thời gian, các sinh viên sẽ có thể hiểu biết thêm nhiều điều về những nét
văn hóa đặc trưng cũng như ngôn ngữ, giọng điệu của quê hương các sinh viên khác và
điều này sẽ dần dần phá bỏ đi những rào cản ngôn ngữ, văn hóa và quan trọng hơn là
giúp các sinh viên trong cùng một lớp có được mối liên kết mạnh mẽ, vững chắc. Ngoài
ra, việc xây dựng văn hóa lớp còn giúp góp phần gắn kết các sinh viên có khác biệt về sở
thích. Chẳng hạn như một bạn sinh viên yêu thích chơi thể thao khi cùng học tập, sinh
hoạt với một bạn sinh viên thích việc đọc sách thì dần dần bạn sinh viên thích thể thao
cũng sẽ bắt đầu tò mò và tìm hiểu về sở thích đọc sách của bạn sinh viên kia và bạn sinh
viên thích thể thao ấy có thể sẽ hình thành thói quen đọc sách. Tương tự, bạn sinh viên
thích đọc sách cũng có thể sẽ tập chơi thể thao, thể dục nhiều hơn.

Tuy nhiên, để quản lý và thúc đẩy sự tôn trọng văn hóa trong lớp học, chúng ta cần
đối mặt với một số thách thức, đặc biệt là đảm bảo rằng tất cả các thành viên được lắng
nghe và đối xử công bằng. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc tránh sự phân biệt đối
xử dựa trên văn hóa. Để khắc phục điều này có thể thực hiện các hoạt động nhằm tăng sự
hiểu biết của sinh viên về các giá trị văn hóa khác nhau, từ đó tăng sự tôn trọng lẫn nhau

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


28

của sinh viên. Các hoạt động có thể kể đến như: tạo hoạt động “câu chuyện của tôi” vào
những buổi họp lớp để khuyến khích sinh viên chia sẻ câu chuyện của bản thân; tổ chức
hoạt động “thảo luận nhóm” hay “phỏng vấn đôi” để đảm bảo rằng các sinh viên đều có
cơ hội tham gia vào các hoạt động và đóng góp ý kiến trong việc xây dựng “văn hóa lớp”
nói riêng, các hoạt động học tập và thể thao khác của lớp nói chung. Đồng thời, cần đảm
bảo rằng các quy tắc và hướng dẫn trong lớp học được đưa ra một cách rõ ràng và công
bằng, không phân biệt đối xử dựa trên bất kỳ các yếu tố nào. Điều này không chỉ giúp
khắc phục mặt hạn chế trong giải pháp xây dựng văn hóa nhóm mà còn giúp tạo ra một
môi trường học tập chuyên nghiệp và tôn trọng đối với tất cả các sinh viên.

Trước hết, để giải quyết vấn đề thiếu tự tin trong giao tiếp của một số sinh viên
trong việc giao tiếp và tương tác xã hội chúng ta cần một kế hoạch tăng cường sự tự tin
và rèn kỹ năng giao tiếp, lớp học có thể tổ chức các hoạt động nhóm nhỏ, như trò chơi
giao tiếp, diễn thuyết, hoặc biểu diễn nghệ thuật, những buổi hùng biện hoặc phản biện.
Những hoạt động này sẽ giúp sinh viên luyện tập kỹ năng giao tiếp, tăng cường tự tin và
khơi gợi sự tham gia vào các cuộc trò chuyện và thảo luận. Ngoài ra giải pháp này còn
giúp khắc phục tình trạng sinh viên không chú ý đến những bạn xung quanh, không có
nhu cần kết bạn phải thay đổi, thúc đẩy sự hứng thú của sinh viên trong việc kết bạn, giao
tiếp với mọi người xung quanh nhiều hơn. Nhưng sẽ có những hạn chế đó là một số sinh
viên có thể cảm thấy bất an và khó khăn khi tham gia vào các hoạt động nhóm hoặc khi
đối diện với những tình huống giao tiếp mới, ngại ngùng, rụt rè và từ chối tham gia
những buổi meeting. Và để khắc phục những hạn chế đó chúng ta cần đảm bảo rằng giáo
viên và người lãnh đạo lớp hỗ trợ và động viên sinh viên trong quá trình tham gia hoạt
động nhóm. Đưa ra phản hồi tích cực, khuyến khích sinh viên vượt qua sự bất an và khó
khăn, và tạo ra một môi trường an toàn để thực hành giao tiếp.

Ngoài ra, để vượt qua sự khác biệt văn hóa, ngôn ngữ, sở thích, cần xây dựng một
“Môi trường đa văn hóa” trong lớp học. Lớp có thể tổ chức các hoạt động giúp sinh viên
hiểu và tôn trọng sự đa dạng văn hóa. Ví dụ, có thể tổ chức ngày hội văn hóa, trong đó
sinh viên được khuyến khích chia sẻ và trình bày về các nền văn hóa khác nhau. Điều này

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


29

sẽ giúp sinh viên hiểu và chấp nhận sự khác biệt, từ đó xây dựng sự gắn kết và tôn trọng
lẫn nhau. Ngoài ra môi trường đa văn hóa này sẽ giúp các bạn tìm hiểu về văn hóa của
những vùng miền khác nhau, những ngôn ngữ mới, chất giọng địa phương, khám phá
những điều hay, điều mới từ đó tìm được sở thích chung và tiến thêm một bước trong
việc xây dựng tính gắn kết trong môi trường đại học. Nhưng một “Môi trường đa văn
hóa” vẫn tồn tại rất nhiều hạn chế vì vậy việc quản lý và thúc đẩy sự tôn trọng văn hóa có
thể gặp phải thách thức, cần đảm bảo rằng mọi thành viên đều được lắng nghe và đối xử
công bằng, tránh sự phân biệt đối xử dựa trên văn hóa. Đồng thời, cần sự đồng thuận và
sự tham gia tích cực từ tất cả các thành viên để xây dựng một môi trường đa văn hóa thực
sự. Cách giải quyết hạn chế ở đây chính là trong việc xây dựng môi trường đa văn hóa,
cần thiết lập quy tắc và quy trình rõ ràng để đảm bảo sự tôn trọng và công bằng đối với
tất cả các thành viên lớp. Giáo viên và người lãnh đạo lớp có trách nhiệm giám sát và giải
quyết mọi xung đột hoặc phân biệt đối xử dựa trên văn hóa. Đồng thời, cần khuyến khích
sự tham gia tích cực và đồng thuận từ tất cả các thành viên để xây dựng một môi trường
học tập tôn trọng và đa dạng.

Thứ ba, giải pháp tạo ra không gian giao tiếp và chia sẻ thông tin trực tuyến bằng
việc sử dụng công nghệ và mạng xã hội.

Việc sử dụng công nghệ và mạng xã hội trong lớp sinh hoạt sẽ giúp tạo ra một môi
trường liên kết và kết nối giữa các sinh viên, giúp họ có thể dễ dàng trao đổi thông tin,
chia sẻ kinh nghiệm học tập, nghiên cứu và rèn luyện kỹ năng với nhau. Một trong những
công nghệ phổ biến để tạo ra một môi trường kết nối trong lớp sinh hoạt là sử dụng các
ứng dụng chat và nhóm trên mạng xã hội. Các sinh viên có thể tạo các nhóm chat, nhóm
trên các ứng dụng như Facebook, Zalo, … để trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm
học tập với nhau. Ngoài ra, các sinh viên còn có thể sử dụng các ứng dụng học tập trực
tuyến như Google Meet, Microsoft Teams, hay Zoom để có thể cùng nhau ôn tập cũng
như trao đổi thêm. Việc sử dụng công nghệ và mạng xã hội không chỉ giúp các sinh viên
trong lớp sinh hoạt kết nối với nhau một cách dễ dàng mà còn giúp tạo ra một môi trường
học tập thân thiện và hiệu quả hơn. Ngoài việc tạo ra các nhóm học tập trên các ứng dụng

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


30

và chia sẻ tài liệu, bài giảng, đề thi và phương pháp học tập hiệu quả với nhau, sinh viên
cũng có thể tạo các nhóm để cùng tìm hiểu, nghiên cứu về những sở thích chung hay các
lĩnh vực đời sống, giải trí khác.

Tùy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng công nghệ và mạng xã hội cần được
thực hiện một các khôn ngoan và có chủ đích. Cần chú ý để tránh các ảnh hưởng tiêu cực
của nó đối với sự gắn kết giữa sinh viên trong lớp sinh hoạt.

Cụ thể, trong thời đại phát triển của mạng xã hội có thể xảy ra các sự cố như việc
tẩy chay, xa lánh hay bội nhọ, … có thể làm giảm sự gắn kết, sự đoàn kết của sinh viên
trong lớp sinh hoạt. Để tránh hiện tượng này, trước hết, mỗi sinh viên cần có ý thức và
trách nhiệm trong việc sử dụng mạng xã hội. Họ cần hạn chế việc truyền tải thông tin tiêu
cực, đặc biệt là những thông tin không có căn cứ, không xác thực hoặc mang tính chất bôi
nhọ người khác. Thay vào đó, họ nên tập trung vào việc chia sẻ thông tin tích cực, động
viên, hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng. Đồng thời,
việc quản lý chặt chẽ các nhóm chat và nhóm trên mạng xã hội liên quan đến lớp học
cũng là một cách để tránh việc ảnh hưởng tiêu cực đến sự gắn kết giữa các sinh viên. Các
sinh viên cần phải đảm bảo rằng mọi thông tin được chia sẻ trên nhóm là tích cực và có
giá trị cho mọi người.

Bên cạnh đó, vấn đề bảo mật và đảm bảo sự riêng tư của từng sinh viên là vô cùng
quan trọng. Để giải quyết vấn đề này, cần khuyến khích các sinh viên nâng cao mức độ
bảo mật tài khoản bằng cách thường xuyên thay đổi mật khẩu, thêm các phương thức để
nhận diện chủ tài khoản, … Đồng thời, cần có các câu hỏi kiểm duyệt để kiểm tra các
thành viên vào nhóm không phải là các tài khoản ảo hay đa cấp.

Đồng thời, để tránh việc lạm dụng công nghệ và mạng xã hội để tưởng tác gây ra
hiện tượng cô lập, mất đi sự gần gũi khi tương tác trực tiếp với nhau, ta cần phối hợp nhịp
nhàng giữa hai hình thức tương tác này. Chẳng hạn như tổ chức các hoạt động ngoại khóa
và các sự kiện tương tác trực tiếp để tạo cơ hội cho các sinh viên gặp gỡ, trò chuyện và
xây dựng mối quan hệ gắn kết với nhau sau khi đã có sự tiếp xúc trên mạng xã hội.

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


31

Ngoài ra, thông báo về các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện trên mạng xã hội, từ đó
khuyến khích các sinh viên tham gia để tạo cơ hội họ tương tác, trò chuyện nhiều hơn.

Tóm lại, các giải pháp đã có trước đây để nâng cao sự gắn kết giữa sinh viên trong
lớp sinh hoạt đã đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong đó vẫn tồn tại một số
mặt hạn chế và không thực sự phù hợp với tất cả sinh viên. Vì vậy, cần phải linh hoạt
trong từng tình huống cụ thể để điều chỉnh và triển khải những giải pháp phù hợp nhất.

3.2 Đề xuất giải pháp mới

Một giải pháp mới để gắn kết tình bạn của sinh viên có thể dựa vào điểm mạnh
của sinh viên lĩnh vực công nghệ thông tin để thiết kế một phần mềm tương tự như một
hệ thống tìm kiếm và kết nối: Xây dựng một hệ thống tìm kiếm thông minh để người
dùng có thể tìm kiếm các thành viên có sở thích tương tự hoặc mục tiêu học tập chung.
Hệ thống này cung cấp các bộ lọc để người dùng có thể tìm kiếm theo độ tuổi, ngành học,
sở thích, kỹ năng, v.v.

Giải pháp này có thể được triển khai như một ứng dụng tương tự như Tinder,
Omegle,… nhưng tập trung vào việc tìm kiếm và kết nối sinh viên dựa trên sở thích và
mục tiêu học tập chung. Dưới đây là mô tả về cơ chế hoạt động của ứng dụng:

1. Tạo hồ sơ cá nhân: Sinh viên sẽ tạo hồ sơ cá nhân trong ứng dụng, cung cấp
thông tin như tên, ngành học, sở thích, mục tiêu học tập, kỹ năng, v.v. Họ cũng có thể tải
lên ảnh cá nhân và mô tả bản thân.

2. Tìm kiếm và lọc: Sinh viên có thể sử dụng chức năng tìm kiếm trong ứng dụng
để tìm kiếm các thành viên khác có sở thích hoặc mục tiêu học tập tương tự. Hệ thống
cung cấp các bộ lọc cho phép người dùng tìm kiếm theo độ tuổi, ngành học, kỹ năng, v.v.
Các kết quả tìm kiếm sẽ được hiển thị dưới dạng các hồ sơ khác.

3. Kết nối: Người dùng có thể xem các hồ sơ và chọn kết nối với những sinh viên
mà họ quan tâm. Nếu cả hai bên đều quan tâm, sự kết nối sẽ được thiết lập.

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


32

4. Tương tác: Khi hai sinh viên kết nối, họ có thể trò chuyện trong ứng dụng để
chia sẻ thông tin, ý tưởng, hoặc lập nhóm để làm dự án học tập chung. Họ cũng có thể
sắp xếp cuộc hẹn gặp mặt trực tiếp để tăng cường sự tương tác ngoại tuyến.

5. Đánh giá và phản hồi: Sau khi gặp gỡ hoặc tương tác, người dùng có thể đánh
giá và viết phản hồi về nhau. Điều này giúp tạo ra một hệ thống đáng tin cậy và cung cấp
thông tin cho những người khác khi tìm kiếm và kết nối.

6. Sự kiện và hoạt động: Ứng dụng cũng có thể cung cấp thông tin về sự kiện và
hoạt động chung cho sinh viên, giúp tạo cơ hội cho họ gặp gỡ và tương tác trực tiếp.

Qua cơ chế hoạt động này, giải pháp mới mẻ này nhằm tạo ra một môi trường kết
nối sinh viên dựa trên sở thích và mục tiêu học tập chung, tạo điều kiện cho việc xây
dựng tình bạn và sự hỗ trợ trong quá trình học tập.

CHƯƠNG IV: TỔNG KẾT

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


33

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã nhận thấy một sự thật không thể phủ nhận: gắn

kết giữa các thành viên trong lớp sinh học ở bậc đại học đóng vai trò vô cùng quan trọng

và cần thiết đối với sự phát triển của mỗi cá nhân. Đúng vậy, môi trường đại học mang

trong mình những đặc điểm đặc biệt, đôi khi làm khó khăn và không còn sự tự nhiên như

ở các cấp bậc trước đó như THCS và THPT. Chính vì thế, nghiên cứu này đã được tiến

hành nhằm khẳng định tầm quan trọng của các mối quan hệ trong đại học và đề xuất

những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sinh viên xây dựng và phát triển các mối quan hệ

mới, nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của các mối quan hệ xung quanh và phát triển

các kỹ năng mềm cần thiết để chuẩn bị cho công việc tương lai.

Từ những nhận định đó, chúng tôi mong muốn xây dựng một môi trường đại học đặc

biệt, nơi mà sinh viên có thể cảm nhận được sự gắn kết, được tạo điều kiện thuận lợi để

hòa nhập và tương tác tích cực với nhau. Qua đó, việc học tập tại trường không chỉ đơn

thuần là việc thu nhận kiến thức mà còn trở nên thú vị, đồng thời tạo ra nhiều kỷ niệm

đẹp và ý nghĩa trong suốt quãng thời gian sinh viên trải qua tại trường đại học.

Để đưa ra những giải pháp và khuyến nghị cụ thể, chúng tôi đã tiến hành một quá trình

nghiên cứu tỉ mỉ và công phu. Thực tế và tình hình thực tế được đánh giá qua các khảo

sát và cuộc thảo luận với sinh viên và các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục. Ý kiến

đóng góp của người thực hiện đồ án cũng như các nguồn bên ngoài đã cung cấp thông tin

quý giá và những góc nhìn sáng suốt, từ đó, chúng tôi đã đề xuất các giải pháp và khuyến

nghị phù hợp nhằm cải thiện và nâng cao mối quan hệ trong đại học.

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


34

Qua tất cả những nỗ lực và nghiên cứu kỹ lưỡng, chúng tôi hi vọng rằng tài liệu này sẽ

đóng góp vào việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của sinh viên và tạo ra một môi trường

học tập đầy sự phấn khởi và động lực. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng

góp, đề xuất và phản hồi từ quý độc giả để bổ sung và hoàn thiện tài liệu này.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của quý độc giả!

Tài liệu tham khảo:

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023


35

- Tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của sinh viên khảo sát tại trường

đại học Duy Tân" đăng trên tạp chí Công Thương

- Nghiên cứu của tác giả Patricia A. Jarvis:

https://www.researchgate.net/publication/265261702_A_Measure_to_Assess_Stud

ent-Instructor_Relationships

- Tài liệu của Pekrun và Elliot (2009): https://psycnet.apa.org/record/2009-01936-

003

- https://www.researchgate.net/publication/

330650562_Tang_cuong_tinh_gan_ket_trong_hoc_tap_cua_sinh_vien

- Wikipedia: https://www.wikipedia.org/

- https://123docz.net/document/5894960-hoat-dong-hoc-tap-cua-sinh-vien-duoi-

goc-do-tiep-can-su-gan-ket-cua-sinh-vien-vao-gio-hoc-tren-lop.htm

- Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sách Giáo dục Công dân 8 – Bài 6: Xây dựng tình bạn

trong sáng, lành mạnh. Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Hồ Chí Minh, tháng 6/2023

You might also like