You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU VỀ SỰ LỰA CHỌN HỌC


TRUYỀN THỐNG VÀ HỌC TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN
NĂM NHẤT ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Sinh viên thực hiện: Trần Lê Ngọc Hân Nam, Nữ: Nữ


Nguyễn Thị Kim Chi Nam, Nữ: Nữ
Nguyễn Thị Thuý Hằng Nam, Nữ: Nữ

Lớp, Khoa: D22QTKD07 / Khoa Kinh tế


Chương trình: quản trị kinh doanh
Người hướng dẫn: Th. S . Hồ Hữu Tiến

Bình dương 4/2023

i
LỜI CẢM ƠN

Xã hội chúng ta có rất nhiều ngành nghề nhưng không phải ngành nghề nào
cũng được nhắc đến với tất cả sự kính trọng và yêu quý như nghề giáo. Người ta
thường ví những người làm nghề giáo như những người cha, người mẹ, người
lái những con đò đưa chúng ta chạm đến ước mơ của mình. Không quá khi nói
họ là những người dẫn dắt chúng ta những bước chập chững đầu tiên vào đời.
Trước tiên với tình cảm sâu sắc nhất, em xin phép bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả
các cá nhân tổ chức đã tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Và với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin
gửi lời cảm ơn đến thầy Hồ Hữu Tiến người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em
hoàn thành tốt bài tiểu luận này trong thời gian qua. Vì thời gian thực hiện và
kiến thức còn nhiều hạn chế nên có điều gì sơ sót, em kính mong thầy bỏ qua và
góp ý thêm cho em. Em xin chân thành cảm ơn thầy!

ii
LỜI CAM KẾT
Nhóm nghiên cứu khoa học (NCKH) xin cam bài báo cáo giữa kỳ là công trình nghiên
cứu khoa học độc lập của nhóm em. Các số liệu nghiên cứu khoa học và kết quả của
báo cáo giữa kỳ là trung thực và tài liệu tham khảo đã được ghi rõ nguồn trích dẫn. 

Nếu phát hiện bất kỳ sự sao chép nào từ kết quả nghiên cứu khác hoặc sai sót về số
liệu nghiên cứu, nhóm em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường, khoa
Kinh tế và Giảng viên hướng dẫn – Th.S. Hồ Hữu Tiến.

Chữ ký của nhóm trưởng nhóm NCKH Chữ ký của các thành viên nhóm
NCKH

MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................1
1.2. Mục đích và mục tiêu đề tài:..........................................................................................1
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu................................................................1
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................2
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu...................................................................................2
2.1. Cảm nhận của sinh viên khi trải nghiệm học trực tuyến hoàn toàn..............................2
2.2. Sự hài lòng của sinh viên với học trực tuyến..................................................................2

iii
2.3. Thái độ của sinh viên với e-learning..............................................................................3
2.4. Các yếu tố tác động đến việc học trực tuyến..................................................................3
2.5. Sự sẵn sàng học trực tuyến.............................................................................................4
3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................4

iv
NGHIÊN CỨU VỀ SỰ LỰA CHỌN HỌC TRUYỀN THỐNG VÀ HỌC TRỰC
TUYẾN CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

1. Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự bùng phát dịch bệnh Covid đã làm thay đổi phương thức học tập sang hình thức
học trực tuyến.Việc học online được triển khai và áp dụng mạnh mẽ trong bối cảnh
đó. Đây là một phương pháp rất hữu ích để không làm gián đoạn việc dạy và học tập
mà vẫn tuân thủ chấp hành sự cách li của chính phủ. Việc học online cũng luôn có 2
mặt đó là lợi ích và hạn chế. Lợi ích là không cần đến trường nhưng vẫn có thể nghe
thầy cô giảng học và làm bài tương tác với thầy cô. Nhờ việc học trực tuyến này các
bạn có thể tìm hiểu được công nghệ, cách thức học online hiệu quả mà cả nước đang
áp dụng. Song đó cũng có những hạn chế đáng lo như nhiều bạn không tập trung học
thì sẽ dẫn đến khó hiểu bài, đường truyền mạng không ổn định hoặc hình ảnh chưa rõ
ràng ...Vì vậy, có một số giáo viên và học sinh rất lo lắng quan tâm về chất lượng dạy
và học tập trực tuyến ảnh hưởng đến kết quả của sinh viên. Với những lí do trên,
nhóm chúng em chọn đề tài: Nghiên cứu sự lựa chọn học truyền thống và học trực
tuyến của sinh viên năm nhất đại học Thủ Dầu Một.
1.2. Mục đích và mục tiêu đề tài:
Mục đích ( Mục tiêu chung): Nghiên cứu về sự lựa chọn học truyền thống và học
trực tuyến của sinh viên năm nhất đại học Thủ Dầu Một
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định được nhu cầu học tập của sinh viên năm nhất đại học Thủ Dầu Một.
- Thái độ của sinh viên đối với việc học online
- So sánh được mức độ hiệu quả và sự hài lòng giữa việc học trực tiếp và việc học
online của sinh viên.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
a. Câu hỏi nghiên cứu
Các bạn là sinh viên thuộc khoa nào của trường?
Sau khi học online thời điểm trước và sau Tết Nguyên Đán các bạn thấy việc học
online như thế có hiệu quả hay không?

1
Giữa việc học online và học trực tiếp tại trường các bạn thích mô hình học nào hơn?
b. Giả thuyết nghiên cứu
- H0: Sự hài lòng của sinh viên đối với việc học trực tuyến trong thời gian phòng
chống dịch bệnh Covid
- H1:Cảm nhận của sinh viên đối với việc học trực tuyến trong thời gian phòng
chống dịch bệnh Covid.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sự lựa chọn hình thức học truyền thống và học trực
tuyến của sinh viên năm nhất đại hoc Thủ Dầu Một
- Phạm vi nghiên cứu: Đại học Thủ Dầu Một
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên năm nhất Đại Học Thủ Dầu Một
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 10/4/2023 đến ngày 21/4/2023

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu


2.1. Cảm nhận của sinh viên khi trải nghiệm học trực tuyến hoàn toàn
Khi nghiên cứu về cảm nhận của sinh viên chính quy khi trải nghiệm học
trực tuyến hoàn toàn trong thời gian chống dịch bệnh covid-19, Thanh và cộng sự
(2020) đã nghiên cứu 2225 phản hồi qua google form của sinh viên chính quy đang
theo học tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu cho thấy hầu hết các sinh viên đều
hài lòng về chất lượng đào tạo trực tuyến (Slide, Script của môn học), về thành phần
cá nhân hoá mức độ chủ động học trên LMS là trên mức độ trung bình, về cộng đồng
học tập vấn đề sinh viên được cung cấp đầy đủ tài liệu về khoá học được đánh giá cao
nhất, về giao diện người dùng theo mức độ hài lòng của sinh viên thì mỗi sinh viên
đều có những đánh giá khác nhau dẫn tới khác biệt quá lớn về dữ liệu. Nghiên cứu cho
thấy phần nhiều sinh viên đều có ít nhất một khó khăn trong việc học trực tuyến hoàn
toàn. Từ nghiên cứu có thể thấy việc học trực tuyến có hạn chế nhưng so với thời
điểm dịch bệnh hoành hành thì đó là biện pháp tốt nhất nên không thể đưa ra lựa chọn
tối ưu. Bài nghiên cứu chưa mang được tính đại diện tổng thể và còn nhiều yếu tố phải
phân tích.

2
2.2. Sự hài lòng của sinh viên với học trực tuyến
Khi tiến hành nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về chất
lượng dịch vụ đào tạo đại học bằng e-learning trong bối cảnh covid-19 tại trường
đại học Lạc Hồng, Diệp và Nga (2021) tiến hành nghiên cứu khảo sát với sự tham
gia của 1935 sinh viên đang theo học tại trường. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đa phần
sinh viên đều cảm thấy hài lòng về việc học trực tuyến trong bối cảnh dịch, song đó
cũng có một số bất cập liên quan đến tốc độ đường truyền internet. Ngoài ra, một số
sinh viên trường mong muốn được tham gia một lớp tập huấn do trường và khoa tổ
chức để hướng dẫn sinh viên sư phạm dạy online và tích hợp các trò chơi để bài học
trở nên thú vị hơn. Qua nghiên cứu cho kết quả hầu hết các sinh viên đều hài lòng
với việc học trực tuyến nhưng cũng có một phần lớn sinh viên mong muốn có thể
kết hợp giữa học trực tuyến và học trực tiếp tại trường.
2.3. Thái độ của sinh viên với e-learning
Khi tiến hành nghiên cứu thái độ của sinh viên đối với e-learning, Rhema
and Miliszewska, (2014), đã thực hiện nghiên cứu với 348 sinh viên kỹ thuật đại học
tại 2 trường đại học lâu đời nhất ở Libya. Nghiên cứu cho thấy hầu hết các sinh viên
đều biết tới công nghệ thông tin, thông thạo máy tính và hài lòng về hệ thống e-
learning, sinh viên ở đây hứng thú với cách học mới mẻ này và hài lòng về các kiến
thức mà hệ thống này mang đến. Nghiên cứu chỉ ra rằng sinh viên nữ có thái độ tích
cực hơn và sinh viên thành thị tiếp cận dễ hơn sinh viên nông thôn. Nghiên cứu chỉ ra
rằng sinh viên có thể dễ dàng học trực tuyến trên e-learning mà không có quá nhiều
rào cản hay khó khăn. Nghiên cứu còn hạn chế khi bảng câu hỏi thực hiện trên giấy có
thể dẫn đến hiểu sai ý và mang lại nguồn thông tin chưa đủ tính đại diện
2.4. Các yếu tố tác động đến việc học trực tuyến
Harandi, (2015) đã tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của e-learning đến động
cơ học tập của sinh viên. Bài viết đã sử dụng kết quả từ khảo sát 140 sinh viên tại
trường đại học Tehran Alzhara. Nghiên cứu này cho thấy động lực học tập của sinh
viên tỷ lệ thuận với học e-learning, tức là khi áp dụng mô hình học e-learning thì sinh
viên có nhiều động lực để học hơn là học truyền thống. Qua nghiên cứu cho thấy việc
hpcj trên e-learning sẽ thu hút sinh viên hơn và sẽ giúp sinh viên học tập tốt hơn. Tuy

3
nhiên bài nghiên cứu này chỉ đại diện cho một quốc gia duy nhất nên chũng ta cần
thực hiện nghiên cứu sâu rộng ra thế giới để việc giáo dục có thể đạt kết quả cao nhất.
Khi nghiên cứu các yếu tố rào cản của việc học trực tuyến của sinh viên,
Hiền, Quỳnh và cộng sự (2020) đã tiến hành nghiên cứu từ kết quả khảo sát 270
sinh viên tham gia học trực tuyến tại khoa Du Lịch đại học Huế. Nghiên cứu chỉ ra
rằng có 4 yếu tố tác động đến là kinh tế, tương tác, tâm lý và môi trường. Sinh viên
ở đây cho rằng yếu tố kinh tế không phải là rào cản quá lớn với việc học online của
họ, tương tác trong lớp học trực tuyến cũng là vấn đề cần phải khắc phục khi đường
truyền không ổn định dẫn đến việc học như một chiều nghĩa là chỉ có giảng viên
giảng bài, sinh viên thì rất khó nêu lên thắc mắc. Ngoài ra, tâm lý và môi trường
học tập cũng ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm khi môi trường học không đạt yêu
cầu dẫn tới người học chán phải kết nối lại và chán học. Qua nghiên cứu cho thấy
cần phải có nhiều thay đổi thì việc học trực tuyến mới có thể là lựa chọn tối ưu của
sinh viên.
2.5. Sự sẵn sàng học trực tuyến
Theo nghiên cứu của Phương và Tú, (2023), về sự sẵn sàn học trực tuyến của sinh
viên. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 347 phiếu trả lời của sinh viên trường đại học
Sư Phạm Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy về phương diện thuần thục các
phương tiện, trang thiết bị học tập thì sinh viên năm tư có chuẩn bị về đường truyền
và các thiết bị tốt hơn các sinh viên khác. Còn về phần thái độ đối với việc học thì
kết quả tiếp tục chỉ ra sinh viên năm tư có một thái độ tốt hơn trong khi đó sinh viên
năm nhất còn đặt nhiều kì vọng về học trực tuyến. Cuối cùng là về hiệu quả của
việc học trực tuyến thì nghiên cứu cho thấy mức độ cải thiện được kĩ năng của mình
khi học trực tuyến của sinh viên năm 3 là cao nhất, song đó kết quả cũng cho thấy
sinh viên năm tư có mức độ đạt được kết quả học tập như mong muốn và yếu tố
thực hiện theo kế hoạch cao nhất. Qua nghiên cứu cho thấy sinh viên năm tư thích
nghi tương đối tốt trong công cuộc đổi mới giáo dục theo thời đại 4.0 .
Dự kiến đóng góp của đề tài(ý nghĩa của đề tài)
-Hiểu được cảm nhận của sinh viên khi học truyền thống và học trực tuyến
-Việc nghiên cứu đề tài góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên trong
mọi hình thức học

4
3. Phương pháp nghiên cứu
Số mẫu nghiên cứu: Sử dụng công thức lấy mẫu n=p%*q
%[z/e]^2(Saunder et al,2016, p.704) với mức độ tin cậy 99% và sai số 1% ta có số
mẫu điều tra 278 sinh viên
Tổ chức thu thập thông tin:
Thông tin đề tài sử dụng để phân tích chủ yếu được thu thập qua 2 nguồn
chính:
Thông tin thứ cấp: Nguồn dữ liệu lấy từ những bài nghiên cứu đã được công bố
trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
Thông tin sơ cấp: Thu thập thông tin qua bảng câu hỏi được soạn trước xem (phụ
lục)gồm cả câu hỏi có đáp án và câu hỏi mở.
Trong trường Đại Học THỦ DẦU MỘT có 3000 sinh viên năm nhất. Để chọn mẫu
chính xác cũng như có tính đại diện cao, nhóm phân ra thành 2 giai đoạn chọn mẫu.
Giai đoạn 1 nhóm chọn có chủ đích 400 sinh viên từ ngành trong khoa kinh tế bao
gồm: Quản trị kinh doanh, Logictic và chuỗi cung ứng, kế toán...Việc chọn các
ngành kinh tế có đặc điểm vị trí khác nhau như vậy nhằm tạo được 1 bức tranh tổng
quan trong trường Đại Học.Giai đoạn 2 nhóm dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên để chọn ra 300 sinh viên. Sau quá trình chọn ngẫu nhiên mỗi ngành 300 sinh
viên đã chọn ra được danh sách bao gồm Quản trị kinh doanh là 115, Logistic và
chuỗi cung ứng 75, Kế toán là 120 sinh viên. Dựa vào số liệu do trường cung cấp,
từ mỗi ngành tiếp tục sử dụng phương páp ngẫu nhiên có hệ thống với số khoảng
cách là 2( K=2) Để chọn ra các sinh viên để tiến hành khảo sát.

5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
[1] Phan Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Ngọc Thông và Nguyễn Thị Phương Thảo, (2020).
Cảm nhận của sinh viên chính quy khi trải nghiệm học trực tuyến hoàn toàn trong thời
gian phòng chống dịch covid-19. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh, 15(4), trang 18-28.
[2] Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Đoàn Thị Hồng Nga, (2021). Đánh giá sự hài lòng của
sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo đại học bằng E-learning trong bối cảnh covid-
19 tại trường đại học Lạc Hồng. Tạp chí giáo dục, (493), trang 59-64.
[3] Nguyễn Nam Phương và Nguyễn Văn Tú, (2023). Sự sẵn sàng tham gia các khoá
học trực tuyến của sinh viên: nghiên cứu trường hợp tại trường đại học Sư Phạm Hà
Nội. Tạp chí giáo dục, 23(1), trang 59-64.
[4] Đặng Thị Thuý Hiền và cộng sự, (2020). Các yếu tố rào cản trong việc học trực
tuyến của sinh viên khoa du lịch – Đại học Huế. Tạp chí khoa học đại học Huế,
129(5C), trang 61-78.
Tài liệu tiếng anh
[6] Harandi, S. R. (2015). Effects of e-learning on Students’ Motivation. Procedia-
Social and Behavioral Sciences, 181, 423-430.
[7] Rhema, A., & Miliszewska, I. (2014). Analysis of student attitudes towards e-
learning: The case of engineering students in Libya. Issues in informing science and
information Technology, 11, 169-190.

You might also like