You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA LỊCH SỬ
***

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ 2 NĂM HỌC 2021-2022

MÔN HỌC: TÂM LÝ HỌC

ĐỀ TÀI: KỸ NĂNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN XIN VIỆC


CỦA SINH VIÊN

Giảng viên hướng dẫn: Ths. NCS Lê Nguyễn Anh Như

Người thực hiện: Võ Văn Khởi

MSSV: 1956040069

TP HCM, THÁNG 6 NĂM 2021

1
Mục lục
Phần I. Đặt vấn đề
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 4
2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................4
3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................5
4. Đóng góp của đề tài.....................................................................................5
Phần II. Nội dung
1. Những hiểu biết chung về phỏng vấn xin việc...................................................... 5
1.1 Khái niệm........................................................................................................... 5
1.2 Mục đích của phỏng vấn tuyển dụng................................................................. 6
1.3 Các hình thức của phỏng vấn tuyển dụng.........................................................7
1.3.1 Phỏng vấn không chỉ dẫn...............................................................................7
1.3.2 Phỏng vấn theo mẫu.......................................................................................8
1.3.3 Phỏng vấn tình huống.....................................................................................8
1.3.4 Phỏng vấn liên tục..........................................................................................8
1.3.5 Phỏng vấn nhóm.............................................................................................8
1.3.6 Phỏng vấn căng thẳng.....................................................................................9
2. Thực trạng hiện nay...............................................................................................9
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
3.1 Kiến thức chuyên môn.....................................................................................10
3.2 Tâm lý...............................................................................................................11
3.3 Kỹ năng mềm................................................................................................... 12
3.4 Phong cách trong buổi phỏng vấn....................................................................13
4. Những đề xuất cho kỹ năng trả lời phỏng vấn khi xin việc ở sinh viên

4.1 Ở giai đoạn chuẩn bị.........................................................................................13

2
4.2 Ở giai đoạn tham gia phỏng vấn...................................................................... 14

Phần III. Kết luận ....................................................................................16


Tài liệu tham khảo.........................................................................................17

3
Phần I. Đặt vấn đề
1. Lý do chọn đề tài
Phỏng vấn xin việc là một hình thức đang ngày càng phổ biến hiện nay, nó có ý nghĩa quan
trọng đối với người đi xin việc nói chung và cá nhân các bạn sinh viên nói riêng để có được
một công việc như mong muốn. Bởi sinh viên hầu hết ít khi được tiếp xúc với môi trường làm
việc thực tế trong khi sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn thì ngày càng cao, nên hầu hết
đều bỡ ngỡ khi bước chân khỏi cổng trường đại học, cao đẳng hay trung cấp nghề...Bên cạnh
đó cùng một lúc, trong cùng một ngành nghề có rất nhiều sinh viên cùng tốt nghiệp, kết hợp
với số sinh viên chưa tìm kiếm đươc việc làm khiến cho khả năng cạnh tranh đối với một vị trí
công việc là rất cao. Vì vậy, bên cạnh kiến thức chuyên môn, nếu sinh viên không trang bị
những kỹ năng mềm đặc biệt là kỹ năng phỏng vấn xin việc thì khó có thể giành được cơ hội
chiến thắng cho mình.
Tuy nhiên, hiện nay mặc dù hầu hết sinh viên thì đều nhận thức được tầm quan trọng của hoạt
động phỏng vấn tuyển dụng song kinh nghiệm phỏng vấn vẫn còn hạn chế. Vì trên thực tế sinh
viên sắp ra trường thường chỉ tiếp cận thông tin qua mạng internet, các thông tin này rất rời rạc
và hầu hết chưa được kiểm định chính xác. Đối với các tài liệu như sách, báo, tạp chí có nhưng
với số lượng rất ít, một số nội dung chưa phù hợp với hoạt động phỏng vẫn tuyển dụng ở nước
ta do các sách này chủ yếu là bản dịch từ sách nước ngoài, các sách của tác giả Việt Nam viết
thì lại có nội dung tương tự, hiếm có sự thay đổi cho phù hợp. Trong nhà trường, sinh viên
cũng ít có cơ hội tham gia các khóa học hay hoạt động nâng cao kỹ năng phỏng vấn xin việc,
nếu có thì có rất ít sinh viên đăng ký tham gia. Ngoài ra, với tâm lý e ngại và còn nặng lý
thuyết, sinh viên luôn bị động trong việc tìm kiếm những cơ hội để trải nghiệm và nâng cao
năng lực phỏng vấn của mình. Do đó, nhiều bạn sinh viên ra trường với tấm bằng giỏi, đạt yêu
cầu về hồ sơ, thậm trí là rất tốt nhưng khi được gọi tới phỏng vấn lại thất bại hoàn toàn vì thiếu
kỹ năng giao tiếp hay nói cách khác là kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng khi chưa thể hiện được
năng lực của mình cho nhà tuyển dụng.
Hơn nữa, việc làm có ý nghĩa rất quan trọng, nó quyết định đến cuộc sống hiện tại và tương lai
của chúng ta, tìm kiếm những việc làm tốt phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ cũng như sở
thích là điều mà tất cả người lao động trong đó có sinh viên đều mong muốn. Song nó không
phải là một việc dễ dàng đạt được nếu thiếu kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng, nhất là trong bối
cảnh kinh tế thị trường đầy biến động; khoa học kỹ thuật và tỷ lệ dân số ngày càng phát triển
như hiện nay.
Vì vậy, để giúp sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn nói riêng và sinh viên
các trường đại học nói chung, có thể hiểu biết nhiều hơn về cách thành công trong các cuộc
phỏng vấn xin việc, tôi xin chọn đề tài “ kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc của sinh viên” làm
đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tôi có mong muốn làm rõ những vấn đề sau đây:
4
- Làm rõ được các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quá trình phỏng vấn tuyển dụng
hiện nay để khẳng định vai trò của nó đối với các bạn sinh viên.
- Cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về lý thuyết liên quan tới kỹ năng phỏng vấn tuyển
dụng cho sinh viên để có thể chuận bị sẵn sàng cho quá trình phỏng vấn xin việc sau này.
- Trang bị cho bản thân thêm những kiến thức và kinh nghiệm về kỹ năng trả lời phỏng vấn
tuyển dụng cho sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn nói riêng và sinh viên
các Trường Đại học khác nói chung.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu các tài liệu sách, báo, tạp chí và các bài viết liên quan đến hoạt
động phỏng vẫn xin việc trên thư viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Nguyễn
Tất Thành, bài báo cáo nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên trường Đại học khoa học xã
hội và nhân văn thuộc trường Đại học Quốc gia Hà Nội, do PGS.TS Đào Xuân Chúc hướng
dẫn, năm 2014 và các trang mạng thông tin đại chúng.
- Phương pháp thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và
băng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết.
- phương pháp triển khai vấn đề dựa trên kinh nghiệm đã từng trải qua nhiều lần phỏng vấn kể
cả phỏng vấn xin việc của tác giả.
4. Đóng góp của đề tài
Thực hiện đề tài này, tác giả nhằm cung cấp một bài nghiên cứu mang tính chất tham khảo cho
sinh viên các trường đại học nói chung để nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của phỏng vấn
xin việc và kỹ năng trả lời phỏng vấn khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi. Hi vọng rằng, thông qua
bài nghiên cứu này sẽ có nhiều sinh viên tiếp cận được và hiểu được những tâm tư gửi gắm của
tác giả.
Phần II. Nội dung

1. Những hiểu biết chung về kỹ năng phỏng vấn xin việc

1.1 khái niệm

“Phỏng vấn là một quá trình, theo đó, người phỏng vấn sẽ hỏi các ứng viên một số câu hỏi
nhằm đánh giá ứng viên theo những mục tiêu đã định, còn ứng viên có trách nhiệm đưa ra câu
trả lời của mình” (TS. Lê Thanh Hà, Quản trị nhân lực tập 1, trang 392)
Định nghĩa phỏng vấn có thể được tạo ra như một cuộc trò chuyện nhẹ nhàng giữa hai người
hoặc nhiều hơn trong đó các câu hỏi được đặt ra cho một người để nhận được câu trả lời hoặc
câu trả lời cần thiết. Nó có thể được định nghĩa đơn giản là cuộc gặp chính thức giữa hai người,
nơi người phỏng vấn đặt câu hỏi cho người được phỏng vấn để thu thập thông tin .
1.2 Mục đích của phỏng vấn tuyển dụng

5
Một cuộc phỏng vấn được nhà tuyển dụng đưa ra nhằm một số mục đích cơ bản như sau:
Thứ nhất, phỏng vấn tuyển dụng nhằm thu thập thông tin về người xin việc: Qua các công cụ
tuyển dụng như sơ yếu lý lịch, hồ sơ xin việc, những thông tin về ứng viên có thể chưa hoàn
toàn đầy đủ, chưa rõ ràng. Qúa trình phỏng vấn sẽ tạo cơ hội cho nhà tuyển dụng có thêm
thông tin về ứng viên được rõ ràng, được giải thích cặn kẽ hơn. Những tiêu chuẩn mà nhà
tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên có thể là:
- Đủ khả năng làm việc: Ứng viên có trình độ học vấn (học trường nào, xếp loại học lực gì...)
và sức khoẻ để đáp ứng yêu cầu của công việc hay không?
- Đủ tiêu chuẩn để làm được công việc: Ứng viên có kinh nghiệm làm việc và có khả năng phát
triển, có định hướng nghề nghiệp (nguyện vọng về nghề nghiệp, những mục tiêu trực tiếp và
lâu dài, khả năng thăng tiến) rõ ràng hay không?...
- Sự phù hợp với công việc: Ứng viên có khả năng hoà nhập với tập thể hay không?
Ngoài những yếu tố trên, nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm và đánh giá một số kĩ năng cần thiết
mà ứng viên cần có như kĩ năng quản lý thời gian, kĩ năng xử lý xung đột, khả năng làm việc
nhóm và truyền đạt thông tin… Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng còn tìm kiếm những phẩm chất
như sự trung thực, lòng nhiệt huyết, sự quyết đoán, khả năng hoà nhập và tiềm năng phát triển
của ứng viên…
Thứ hai, phỏng vấn tuyển dụng có tác dụng đề cao công ty: Qua phỏng vấn giúp cho nhà
tuyển dụng giới thiệu về công ty của mình, làm cho người xin việc hiểu rõ những mặt mạnh,
ưu thế của công ty. Đây chính là hình thức quảng cáo hữu hiệu nhất cho cơ quan đó.
Thứ ba, phỏng vấn tuyển dụng được tiến hành để cung cấp thông tin về tổ chức cho người xin
việc, ví dụ như mục tiêu của công ty, cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý, các chính sách về nhân
sự, các cơ hội thăng tiến, việc làm...
Ngoài ra, phỏng vấn tuyển dụng sẽ giúp những người tham gia thiết lập quan hệ bạn bè, tăng
cường khả năng giao tiếp. Ngày nay, phỏng vấn được xem như là phương thức chủ yếu để
tuyển chọn nhân viên làm việc ở hầu hết các công ty, tổ chức. Vì nó đảm bảo được tính thực tế,
chính xác của việc lựa chọn ứng viên. Phỏng vấn là nơi ứng viên trình bày được các kiến thức
cũng như kỹ năng của mình đã tích lũy trước đó tại môi trường đại học. Nhà phỏng vấn phải
tìm kiếm ứng viên phù hợp với sự phát triển lâu dài của công ty, tổ chức, không chỉ tìm kiếm
ứng viên có chuyên môn mà cả về mặt đạo đức, tác phong.
Yếu tố quyết định trong sự thành bại của hầu hết các cuộc phỏng vấn đó chính là kỹ năng. Kỹ
năng là một trong những thuật ngữ xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Đối với
một người có được các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm… thường sẽ xử lý thông tin và vượt qua
các thử thách của cuộc sống được dễ dàng nhất. Theo tác giả Thái Duy Tiên - nhà quản trị
nhân sự nổi tiếng: “Kỹ năng chính là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt động”. Đối với mỗi kỹ
năng sẽ bao gồm hệ thống các thao tác trí tuệ và thực hành và thực hiện một cách trọn vẹn hệ
thống thao tác này giúp đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra cho hoạt động. Đặc biệt sự
thực hiện các kỹ năng sẽ luôn được kiểm tra thông qua ý thức. Điều này có nghĩa mỗi khi thực
hiện bất kỳ một kỹ năng nào thì đều cần phải hướng tới mục đích nhất định.

6
Theo L.Đ.Lêvitôv: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt
động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến
những điều kiện nhất định”. Và kỹ năng trong trả lời phỏng vấn cũng vậy, nó chính là yếu tố
quyết định sự thành bại trong việc chinh phục nhà phỏng vấn.
Việc trả lời phỏng vấn của sinh viên phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên trong và bên ngoài,
có thể kể đến như kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm, tâm lý trong quá trình phỏng vấn. Và
kỹ năng trả lời phỏng vấn đã trở nên quan trọng đối với các sinh viên vừa ra trường. Kỹ năng
trả lời phỏng vấn chính là cách thức sinh viên chinh phục được người phỏng vấn trong quá
trình lựa chọn ứng viên. Thông qua cuộc phỏng vấn này, sinh viên phải có sự chuẩn bị thật tốt
về mọi mặt để đủ bản lĩnh chinh phục được các nhà phỏng vấn. Để có được kỹ năng này, sinh
viên phải tự tích lũy luyện tập một quá trình dài trong suốt thời gian ở giảng đường đại học, vì
hầu hết các nền giáo dục ở việt nam ít chú trọng dạy học những vấn đề này. Chính vì thế, kỹ
năng trả lời phỏng vấn phải được sinh viên tự học tập, tích lũy và rèn luyện. Kỹ năng trả lời
phỏng vấn không đồng nhất với kỹ năng mềm, một người có thể có đầy đủ các kỹ năng mềm
như kỹ năng tin học, ngoại ngữ, giao tiếp nhưng vẫn có thể trượt phỏng vấn. Do khả năng đặc
thù của việc phỏng vấn. Trả lời phỏng vấn là cách làm người phỏng vấn ấn tượng về mình,
truyền đạt được thông tin mà mình đưa ra, làm cho họ thấy mình có khả năng ứng tuyển vị trí
mà họ đang cần, đồng thời phù hợp với tác phong sinh hoạt của họ. Đó là cả quá trình trao dồi
về kiến thức bên trong lẫn bên ngoài.

1.3 Các hình thức phỏng vấn


Hiện nay, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp thường áp dung nhiều loại phỏng vấn để thu
thập thông tin. Theo giáo trình “Quản trị nguồn nhân lực” của PGS.TS Trần Kim Dung, tái bản
lần thứ 9, Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, có các hình thức phỏng vấn cơ bản
sau:
1.3.1 Phỏng vấn không chỉ dẫn
Hình thức phỏng vấn không chỉ dẫn là hình thức phỏng vấn kiểu nói chuyện, không có bản câu
hỏi kèm theo. Sau khi nghiên cứu bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn công việc và hồ sơ của
ứng viên, người phỏng vấn sẽ ghi lại những điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên và những điểm
chưa rõ, cần được làm sáng tỏ trong phỏng vấn. Phỏng vấn viên có thể hỏi những câu chung
như: “hãy nói cho tôi biết về kinh nghiệm của anh chị trong công việc cũ”, “hãy kể cho tôi
nghe về những đồng nghiệp của anh chị trong công việc cũ”. Ứng viên được phép trình bày tự
do, hầu như không bị gián đoạn, ngắt quãng, phỏng vấn viên thường lắng nghe chăm chú,
không tranh luận, ít thay đổi đề tài một cách đột ngột và thường kích thích ứng viên nói thêm
bằng những câu hỏi như: “thực ra sự việc ntn?” , “rồi sao nữa”, “thế anh, chị nghĩ gì về vấn đề
đó?”,v.v…Người phỏng vấn thường căn cứ vào câu trả lời trước của ứng viên để đặt câu hỏi
tiếp theo, nên nội dung các câu hỏi có thể thay đổi theo nhiều hướng khác nhau. Phỏng vấn
viên có thể đặt ra những câu hỏi hoàn toàn khác nhau cho những ứng viên khác nhau của cùng
một công việc. Hình thức phỏng vấn này thường tốn nhiều thời gian, mức độ tin cậy và chính
xác không cao, do chịu ảnh hưởng tính chủ quan của người phỏng vấn và thường áp dụng để
phỏng vấn các ứng viên vào chức vụ cao trong tổ chức, doanh nghiệp.

7
1.3.2 Phỏng vấn theo mẫu
Đây là hình thức phỏng vấn có sử dụng bản câu hỏi mẫu trong quá trình phỏng vấn ứng viên,
các câu hỏi thường được thiết kế trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng và các yêu cầu của công việc,
tiêu chuẩn cần có của ứng viên và thường bao trùm lên tất cả những vấn đề quan trọng nhất
cần tìm hiểu về ứng viên: Động cơ, thái độ, năng lực, khả năng giao tiếp,v.v… để nâng cao
hiệu quả của phỏng vấn đối với từng câu hỏi sẽ có các hướng dẫn cần tìm hiểu hoặc các thông
tin cần biết về ứng viên. Hình thức phỏng vấn này ít tốt thời gian và có mức độ chính xác, độ
tin cậy cao hơn hình thức phỏng vấn không chỉ dẫn.
1.3.3 Phỏng vấn tình huống
Đây là hình thức phỏng vấn trong đó người phỏng vấn đưa ra những tình huống giống như
trong thực tế người thực hiện công việc thường gặp, và yêu cầu ứng viên phải trình bày cách
thức giải quyết vấn đề. Các tình huống được xây dựng căn cứ vào quyền hạn, trách nhiệm, điều
kiệm làm việc, các mối quan hệ trong công việc thực tế. Ví dụ, tình huống đặt ra đối với ứng
viên vào công việc tiếp viên hàng không có thể là:
 Anh chị sẽ làm gì nếu trong lúc phục vụ khách hàng trên tuyến bay, một khách hàng sơ ý
làm đổ một ly nước trên tay anh/chị và một hành khách khác.
 Anh/ chị sẽ nói gì khi khách hàng phàn nàn về chuyến bay quốc tế bị chậm tới 3 giờ.?
Công việc càng đòi hỏi trách nhiệm và có tính thử thách cao, điều kiện làm việc càng đa dạng
thì các tình huống trong phỏng vấn càng phong phú. Đặc biệt do tính chất thử thách, phức tạp
trong công việc của nhà quản trị, ứng viên vào chức vụ giám đốc thường được yêu cầu giải
quyết rất nhiều tình huống nan giải trong điều kiện rất hạn hẹp về thời gian.
1.3.4 Phỏng vấn liên tục
Đây là hình thức phỏng vấn, trong đó, ứng viên bị nhiều người phỏng vấn hỏi liên tục, riêng
biệt và không chính thức. Ứng viên thường không biết là mình đang bị phỏng vấn, nên hành vi,
cách nói năng dễ bộc lộ tính cách của ứng viên một cách trung thực nhất. Hình thức này cho
kết quả đáng tin cậy hơn so với hình thức phỏng vấn thuần túy không chỉ dẫn.
1.3.5 Phỏng vấn nhóm
Trong hình thức phỏng vấn nhóm, hội đồng phỏng vấn hoặc nhóm phỏng vấn viên cùng hỏi
ứng viên, cách thức thực hiện giống như một cuộc họp báo. Trong phỏng vấn nhóm thường sẽ
có nhiều câu hỏi sắc sảo, về nhiều vấn đề khác nhau. Mỗi phỏng vấn viên đều nghe được câu
trả lời của ứng viên đối với các phỏng vấn viên khác, do đó, các phỏng vấn viên có điều kiện
tìm hiểu và đánh giá về ứng viên chính xác hơn. Nhóm phỏng vấn viên thường có nhiều quan
điểm khác nhau trong việc đánh giá, giải quyết các vấn đề, do đó phỏng vấn nhóm thường
khách quan hơn. Tuy nhiên hình thức này có thể gây ra tâm lý căng thẳng thái quá ở ứng viên.
Khi đó, hội đồng phỏng vấn sẽ đặt câu hỏi và quan sát cách thức từng ứng viên tham gia thực
hiện các câu trả lời.
1.3.6 Phỏng vấn căng thẳng

8
Phỏng vấn căng thẳng là hình thức phỏng vấn làm cho ứng viên cảm thấy không được thoải
mái, bị căng thẳng về tâm lý vì những câu hỏi xoáy mạnh vào những điểm yếu của ứng viên.
Loại phỏng vấn này được sử dụng nhằm đánh giá mức độ nhạy cảm tâm lý, long độ lượng
khoan dung, cách thức phản ứng, giải quyết vấn đề của ứng viên khi bị căng thẳng trong công
việc. Tuy nhiên, nếu thực hiện hình thức phỏng vấn này không khéo có thể dẫn đến tình trạng
xúc phạm ứng viên quá đáng hoặc gây ra những sự giận dữ, xung đột không kiểm soát được.
Do đó, chỉ trong những trường hợp thật cần thiết theo yêu cầu của công việc và phỏng vấn viên
phải có nhiều kinh nghiệm mới nên thực hiện hình thức phỏng vấn này.
2. Thực trạng hiện nay
Hầu hết các sinh viên đại học đều có phần xa lạ với hai từ “phỏng vấn” do quá trình học tập tại
giảng đường hầu như không đề cập đến cũng chẳng có những hoạt động gì liên quan nhiều đến
phỏng vấn, chỉ trừ một số các câu lạc bộ lớn cần phỏng vấn để tuyển thành viên. Chỉ có những
ngày xã hội liên quan đến công tác số liệu mới thực sự tiếp xúc với phỏng vấn và đó cũng chỉ
là phỏng vấn theo mô hình nhỏ, chưa mang tính chất của cuộc phỏng vấn thực sự. Thực tế đó,
cho thấy rằng đến lúc ra trường rất nhiều sinh viên còn bỡ ngỡ về vấn đề phỏng vấn cũng như
chưa từng tham gia phỏng vấn lần nào.
Và khi ra trường đến các công ty tổ chức lớn để xin việc làm và nhận được yêu cầu phải đến
phỏng vấn trực tiếp thì hầu hết các sinh viên đều lo lắng, hồi hợp, không biết phải làm thế nào
từ cách ăn mặc cho đến nội dung cần chuẩn bị. Nhiều sinh viên lầm tưởng phỏng vấn chỉ là
buổi gặp mặt tra khảo kiến thức đã học ở môi trường đại học, nhưng thực tế không chỉ vậy, đó
chỉ là một phần nhỏ trong buổi phỏng vấn.
Nhiều tình trạng sinh viên ra trường cầm tấm bằng khá, giỏi đi phỏng vấn xin việc và ra về với
đôi bàn tay trắng. Hay xuất hiện tình trạng những sinh viên học khá, trung bình lại làm một
công việc ổn định, ở công ty hay tổ chức lớn mà các sinh viên giỏi, xuất sắc lại rớt vài cuộc
phỏng vấn. Đó chính là kỹ năng trả lời phỏng vấn đã quyết định ứng viên có phù hợp, có đủ
bản lĩnh hay không.
Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sinh viên ra trường làm trái ngành
ngày càng nhiều, chiếm 60%. Ông Bùi Sỹ Lợi (Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của
Quốc hội) từng phát biểu rằng, trên thực tế, có 80% sinh viên, cử nhân ra trường hiện đang
chạy xe cho hãng xe ôm công nghệ? Theo báo cáo mới nhất của Navigos Search, 38% sinh
viên mới ra trường không có định hướng nghề nghiệp cụ thể nên cảm thấy khó khăn khi tìm
kiếm việc làm, chưa biết cách tìm việc hiệu quả và chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng...
đối với các sinh viên đang thất nghiệp ít nhiều cũng đã nộp hồ sơ và được gọi phỏng vấn ít
nhất là một lần. Thực tế đó cho thấy việc sinh viên chinh phục được nhà phỏng vấn là vô cùng
khó khăn, cũng qua đó kỹ năng trả lời phỏng vấn của sinh viên hiện nay là vô cùng yếu kém,
thực trạng này tồn tại rất phổ biến tại Việt Nam.
Ông Trần Trọng Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty VINAPO cho biết “ khoảng 25 % kiến thức
học tại các trường đại học được ứng dụng vào thực tế, phần còn lại phù thuộc nhiều vào kỹ
năng mềm của sinh viên’’. Thực tế đó cho thấy, với lượng kiến thức mà sinh viên học được
trong các trường đại học không thể đáp ứng được nhu câu tuyển chọn của nhà tuyển dụng.

9
Nguồn:http://daihocnguyentrai.edu.vn/90-sinh-vien-viet-nam-khong-co-ky-nang-mem/
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng kỹ năng mềm quyết định 75% thành công của con người kỹ
năng mềm sẽ quyết định bạn là ai, bạn làm việc như thế nào và hiệu quả từ công việc bạn sẽ
mang lại. Theo BWPortal, những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự tận tâm, tính dễ
chịu cũng là những nhân tố dự báo quan trọng đối với thành công trong nghề nghiệp giống như
khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc. Ông Trần Trọng Thành chia sẽ thêm có đến
90% sinh viên sau khi ra trường hầu như không có kỹ năng mềm. Báo cáo của Hiệp hội Quản
trị Nhân sự Hoa Kỳ chỉ ra lao động trẻ thiếu các kỹ năng làm việc như: Tính chuyên nghiệp và
đạo đức công sở; kỹ năng giao tiếp nói và viết; kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm; kỹ năng
giải quyết vấn đề và tư duy phản biện. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến
mỗi năm có trên 400.000 sinh viên tốt nghiệp rồi thất nghiệp! Qua đó, có thể rút ra một điều
rằng, sinh viên Việt Nam thiếu kiến thức thực tế và kỹ năng mềm rất nhiều, cũng như là kỹ
năng trả lời phỏng vấn khi xin việc, đó là vấn đề nan giải của nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
Từ đó, có thể thấy rằng, sinh viên Việt Nam thiếu kiến thức thực tế cũng như các kỹ năng cần
thiết khi đi phỏng vấn xin việc, cũng như là không thể đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển
dụng. Thậm chí những sinh viên giỏi, xuất sắc vẫn trượt phỏng vấn, khiến phỏng vấn xin việc
trở thành nổi ám ảnh của sinh viên mới ra trường.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng trả lời phỏng vấn khi xin việc
3.1 Kiến thức chuyên môn

10
Kiến thức chuyên môn là yếu tố căn bản của một sinh viên ở bất kỳ nghành học nào cũng có.
Tùy thuộc vào năng lực của sinh viên đó có kiến thức chuyên sâu hay không. Thông thường,
các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những sinh viên loại xuất sắc, giỏi, khá và sẽ ít chú ý hơn
các sinh viên trung bình. Vì thế, để được nhận hồ sơ và được tấm vé vào vòng phỏng vấn thì
tấm bằng đại học cũng phần nào phản ánh kiến thức chuyên môn của một sinh viên.
Không chỉ vậy, trong các cuộc phỏng vấn, sinh viên buộc phải trả lời nhiều câu hỏi chuyên sâu
và mang tính đánh giá, vận dụng khá nhiều kiến thức chuyên môn để các nhà tuyển dụng đảm
bảo rằng sinh viên thực sự có kiến thức căn bản. Vì vậy, kiến thức chuyên môn của sinh viên
tác động không nhỏ đến khả năng trả lời phỏng vấn của sinh viên.
3.2 Tâm lý
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng “ Đó chính là nói đến khả năng quan sát, nhận thức,
hiểu biết của mỗi con người. Tâm lý cũng tương tự như vậy, nó gắn liền với toàn bộ quá trình
trả lời phỏng vấn của chúng ta.
Từ điển tiếng Việt 1988 định nghĩa một cách tổng quát: “ tâm lý là ý nghĩa, tình cảm, làm
thành thế giới nội tâm, thế giới bên trong của con người”. Nói đến tâm lý là một chủ đề vô
cùng rộng, có thể hiểu đơn giản là toàn bộ cách suy nghĩ, hành động và phản ứng của sinh viên
trong quá trình trả lời phỏng vấn. Thông qua cái nhìn bên ngoài nhà tuyển dụng sẽ nắm bắt
được tâm lý của sinh viên, qua đó để đánh giá khách quan về sinh viên.

Nguồn: https://tamlyhocgiaoducwordpress.info/tam-ly-hoc-giao-tiep/
Tâm lý là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình trả lời phỏng vấn. Những lo sợ, hồi hợp là
những yếu tố khiến cho cuộc phỏng vấn đi vào lối đen tối. Những sinh viên bước vào phỏng
vấn với dáng đi rung rẩy, nặng nề hay những vẻ mặt lo sợ, xanh tái trong lúc phỏng vấn chính

11
là những biểu hiện tiêu cực của tâm lý sinh viên khi trả lời phỏng vấn. Thông qua một vài câu
nói thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được sinh viên có tâm lý vững chắc hay không. Qua đó, sẽ
có cái nhìn mới về ứng viên, chính vì thế tâm lý trong quá trình trả lời phỏng vấn là cách tạo ấn
tượng tốt nhất trong mắt nhà tuyển dụng.
Có thể nói tâm lý có thể là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình trả lời phỏng vấn của sinh
viên. Bởi vì, mọi hành động cử chỉ, lời nói, đều thông qua quá trình trao đổi bên trong của con
người khởi nguyên ra. Mà tâm lý bên trong không thể nào kiểm soát được thì con người dễ
lúng túng, thiếu nhận thức và các cuộc phỏng vấn sẽ không thành công.
Do quá xa lạ với phỏng vấn xin việc nên hầu hết các sinh viên khi phỏng vấn xin việc đều
mang chung tâm lý là lo sợ, hồi hợp, không được thoải mái, tự nhiên như các kỳ thi diễn ra
trước đó. Chính vì thế, những biểu hiện tâm lý đã phần nào nói lên những yếu kém hoặc bản
lĩnh, tài năng của một sinh viên khi trả lời phỏng vấn.
3.3 Kỹ năng mềm
Với sự phát triển của công nghệ và sự tiến bộ của con người thì kỹ năng mềm ngày càng có vai
trò quan trọng bất cứ hoạt động nào của con người.
Cách hiểu đơn giản nhất kỹ năng mềm là các kỹ năng làm việc và tương tác với con người.
Một cuộc khảo sát 461 lãnh đạo doanh nghiệp của Hiệp hội Quản trị Nhân sự Hoa Kỳ cho thấy,
các nhà quản lý tập đoàn tuy khẳng định các kỹ năng “cứng” cơ bản vẫn giữ vai trò quan trọng,
nhưng kỹ năng "mềm" ngày càng trở nên thiết yếu để dẫn đến thành công. Trong buổi phỏng
vấn cũng thế, sinh viên buộc phải sử dụng các kỹ năng mềm vốn có như kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng giải quyết tình huống, kỹ năng tin học. Các kỹ năng này sẽ được các nhà tuyển dụng thai
khác sinh viên trong quá trình phỏng vấn. Bên cạnh kiến thức chuyên môn thì kỹ năng mềm
cũng đồng thời là yếu tố không thể thiếu ở ứng viên. Nó có thể là khả năng giao tiếp bằng
ngoại ngữ, khả năng lắng nghe, trả lời câu hỏi, khả năng nắm bắt thông tin...
Ngoại ngữ là một lợi thế của sinh viên nếu sử dụng thành thạo một hay nhiều ngoại ngữ. Nó sẽ
tạo nên điểm nhấn nếu sinh viên có khả năng giao tiếp rộng lớn với nhiều ngôn từ khác nhau.
Cách chúng ta nắm bắt thông tin và trả lời phỏng vấn sẽ góp phần phản ánh toàn bộ những suy
nghĩ hiện thực trong đầu của sinh viên. Không đề cập đến vẻ bên ngoài, toàn bộ những câu trả
lời của sinh viên quyết định trực tiếp đến việc thành bại của cuộc phỏng vấn. Vì thế, việc nắm
bắt câu hỏi, lựa chọn từ ngữ và cách diễn đạt của sinh viên cho thấy kỹ năng mềm của sinh
viên đạt trình độ tới mức cao hay thấp. Rất nhiều sinh viên trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng
một cách ngắn gọn, trọng tâm, xuất sắc, cũng rất nhiều sinh viên không thể nắm bắt câu hỏi và
trả lời một cách long vòng, không đúng trọng tâm sẽ gây nhàm chán cho nhà tuyển dụng. Suy
cho cùng, có thể thấy được tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong quá trình diễn ra phỏng vấn.
Đó chính là quá trình tích lũy lâu dài của sinh viên. Cách giao tiếp truyền đạt thông tin trong
buổi phỏng vấn cũng là yếu tố chính quyết định sự thành công trong cuộc phỏng vấn. Có
những người chúng ta cảm thấy thân thiện, thoải mái trong cách nói chuyện ngay trong lần gặp
đầu tiên, cũng có những người ngay từ lần đầu đã cảm thấy chán nản, không gần gũi. Đó chính
là kỹ năng giao tiếp trong phỏng vấn, kỹ năng này quyết định hầu như toàn bộ tiến trình thành
bại của cuộc phỏng vấn. Với những kỹ năng giao tiếp có sẵn sinh viên có thể trình bày, diễn

12
giải trước nhà tuyển dụng những điều mình nói một cách lưu loát, đối với những sinh viên
không có năng khiếu phải trải qua quá trình luyện tập, trao dồi lâu dài để rèn luyện
3.4 Phong cách trong buổi phỏng vấn
Phong cách được hiểu là cung cách sinh hoạt, làm việc, những hành vi, hành động, xử sự tạo
nên nét riêng của một người hay một nhóm người. Và mỗi người sẽ tạo cho mình được một
phong cách riêng khác nhau từ cách làm việc đến cách ăn mặc, giao tiếp... phong cách cũng là
một yếu tố không nhỏ tác động đến kỹ năng trả lời phỏng vấn của sinh viên. Đó là cách mà
người khác nhìn nhận, phản ánh về mình thông qua vẻ bề ngoài từ đó tác động đến cái nhìn
chủ quan bên trong. Cách ăn mặc không phù hợp sẽ tạo cho không khí trong buổi phỏng vấn
xấu đi, hay thậm chí không diễn ra như dự kiến. Mọi hành động từ đi đứng, ăn mặc, cười, nói
đều là những điểm nhỏ phản ánh bộ mặt đời sống của sinh viên. Cùng với những thông tin
truyền đạt, phong cách góp phần phản ánh nên tính cách riêng biệt, đặc thù của sinh viên.
Nhà tuyển dụng sẽ không đề cao ứng viên có phong cách không hợp với phong cách của buổi
phỏng vấn hay có những lề lối quá đáng, thiếu tôn trọng người nhìn. Để qua đó, cho thấy
phong cách ăn bận tuy khong tác động trực tiếp đến kỹ năng trả lời phỏng vấn của sinh viên
nhưng nó tác động gián tiếp và ghi ấn tượng mạnh trong mắt nhà tuyển dụng.
Cái nhìn đầu tiên sẽ để lại ấn tượng mạnh trong mắt mọi người nói chung và các nhà tuyển
dụng nói riêng. Vì thế, phong cách, lề lối trong buổi phỏng vấn sẽ thu hút tầm nhìn của nhà
tuyển dụng, vì vậy không được xem nhẹ phong cách của mỗi chúng ta.
4. Những đề xuất cho kỹ năng trả lời phỏng vấn khi xin việc ở sinh viên

4.1 Ở giai đoạn chuẩn bị

Việc chuẩn bị kỹ lưỡng luôn là chìa khoá mở ra sự thuận lợi và ấn tượng đẹp cho buổi phỏng
vấn. Mang theo những thứ cần thiết khi đi phỏng vấn góp phần quan trọng giúp bạn tự tin để
gặt hái kết quả mỹ mãn nhất. Hãy thuyết phục nhà tuyển dụng rằng họ thật may mắn khi có
bạn.
Các giấy tờ cần thiết
Ngày nay, rất nhiều ứng viên gửi thư xin việc qua Internet. Việc mang theo bộ hồ sơ xin việc
đầy đủ là điều cần thiết. Hãy chú ý tất cả giấy tờ phải được in, phô tô công chứng hoặc ghi trên
loại giấy chất lượng.
Trong buổi phỏng vấn, rất có thể nhiều người phỏng vấn bạn cùng lúc. Rắc rối xảy ra khi bộ
bận nhân sự không in đủ số lượng hoặc một trong số họ quên mang theo. Việc bạn chuẩn bị
sẵn vài bản CV sao in sẽ thể hiện sự chu đáo và chuyên nghiệp của bạn.
Quy trình của cuộc phỏng vấn
Tìm hiểu, nắm bắt quy trình cách thức diễn ra các cuộc phỏng vấn để làm quen với những điều
mới, mỗi cuộc phỏng vấn có quy trình khác nhau nên bạn phải hiểu rõ về mở đầu, nội dung và
kết thúc của cuộc phỏng vấn. Ở mỗi giai đoạn, bạn nên làm gì và sau buổi phỏng vấn sẽ làm

13
những gì. Tìm hiểu thật kỹ từng chi tiết nhỏ để đảm bảo rằng khi diễn ra bạn không được bỡ
ngỡ hay xa lạ.
Thông tin công ty
Tìm hiểu và ghi ra giấy tất cả thông tin cơ bản: địa chỉ, số điện thoại, người liên hệ, tên công ty,
sản phẩm, đối thủ cạnh tranh…Còn gì tệ hơn khi bạn đang tìm đường đến nhưng bị lạc. Những
thông tin này vô cùng hữu ích cho bạn đến đúng nơi cần đến.
Chuẩn bị trước các câu hỏi thường hay gặp ở một buổi phỏng vấn
Từ các nguồn trên thông tin đại chúng, sách báo, tài liệu…các ứng viên hoàn toàn có thể chuẩn
bị và tập trả lời các câu hỏi thường hay gặp nhất trong một buổi phỏng vấn.
Chuẩn bị các câu hỏi để hỏi nhà phỏng vấn khi cần. Trong bất kỳ cuộc phỏng vấn nào các nhà
tuyển dụng luôn dành thời gian cho sinh viên đặt câu hỏi hay chia sẽ thêm về thông tin ở cuối
giai đoạn phỏng vấn. Đó có thể là cách tạo ấn tượng một lần nữa sau cuộc phỏng vấn hay gỡ
bỏ các sai lầm sinh viên đã mắc phải trước đó. Vì thế, sinh viên phải chuẩn bị giai đoạn này để
không lãng phí những điều cần thiết nhất.
Việc chuẩn bị là vô cùng cần thiết và nó phản ánh chính xác con người con bạn, hãy tận dụng
điều này. Và đám bảo một lần nữa trước ngày phỏng vấn thời gian, phương tiện, giấy tờ đã
được hoàn tất.
4.2 Ở giai đoạn tham gia phỏng vấn
Kỹ năng trả lời phỏng vấn phải được học hỏi, tích lũy và trải nghiệm mới có thể có được.
Chính vì thế, đòi hỏi phải có hành động thực tế, sau đây cũng chỉ là những giải pháp lý thuyết
căn bản để có thể nâng cao kỹ năng trả lời phỏng vấn của sinh viên.
Tác phong khi phỏng vấn là một trong những yếu tố cho thấy lối sống hiện tại của ứng viên có
phù hợp với văn hóa của nhà tuyển dụng hay không. Do đó, cần phải rèn luyện tác phong mọi
lúc, mọi nơi đặc biệt là sinh viên, hãy chú trọng tác phong không chỉ trong khi phỏng vấn mà
còn trong tất cả các hoạt động của chúng ta. Tác phong không chỉ rèn luyện nay mai, đó là quá
trình tích lũy và học tập lâu dài. Ở đây, yêu cầu rất cao về kỹ năng quan sát của sinh viên từ vị
trí đứng, ngồi, cho đến quan sát mọi thứ xung quanh và cả những thông tin nhỏ nhặc nhất để
đảm bảo khi bạn nói ra một điều gì đó không nhầm lẫn hay sai phạm, đặc biệt liên quan đến
thông tin của nhà tuyển dụng.
Tâm lý trong thời gian phỏng vấn, vẻ bên ngoài đôi khi khiến mọi người cảm thấy rằng đó là
sự giả bộ hay đang cố gắng kìm chế cảm xúc, tuy nhiên không hẳn như vậy bởi những người
có tinh thần vững vàng luôn luôn kiểm soát được cảm xúc của chính họ. Đứng trước áp lực đó,
không có cách nào tốt hơn ngoài việc luyện tập và tiếp xúc nhiều với môi trường làm việc đa
dạng, làm việc nhóm, tham gia một vài các câu lạc bộ, tổ chức để rèn thực tế hay có thể tìm
hiểu một vài khóa học tâm lý, kiểm soát tâm lý để có thêm kiến thức kinh nghiệm. Để rèn
luyện tâm lý vững vàng trong trả lời phỏng vấn nói riêng và trong giao tiếp nói chung bạn nên
học cách điều tiết cảm xúc bản thân, nhận biết được sự ảnh hưởng của thái độ, hành động của
mình. Và hơn thế nữa, học cách quan sát cảm xúc của người khác và nắm bắt cảm xúc của

14
mình trong các tình huống khó thường xuyên diễn ra. Khi trả lời phỏng vấn, sinh viên cần phải
làm chủ được bản thân, hiểu được những gì mình nói.
Thông thường trong các buổi phỏng vấn nhiều sinh viên, nhà tuyển dụng thường cảm thấy
nhàm chán và khó tìm được ứng viên thích hợp, nên vì thế hãy tạo cho mình một tâm lý thoải
mái, tích cực, để giải tỏa nổi nhàm chán của nhà phỏng vấn thông qua vẻ bên ngoài của chúng
ta, cũng có thể thông qua những câu nói nhẹ nhàng, mà không quá phô trương, thái quá. Hãy
cho nhà tuyển dụng thấy sự tự tin trong tâm lý của bạn, Samuel Johnson nói “ Tự tin là điều
kiện đầu tiên để làm được những việc lớn lao”, bạn sẽ không thể làm được bất cứ điều gì hay
chỉ đơn giản là diễn giải câu trả lời của mình nếu thiếu đi sự tự tin trong con người bạn. Hãy
rèn luyện, trao dồi cho mình một tâm thế tự tin nhất có thể không chỉ trong phỏng vấn xin việc
mà còn trong cả đời sống hằng ngày.
Hỏi đáp trong lúc phỏng vấn, "Khi tham gia buổi phỏng vấn, hãy cố gắng chứng tỏ bạn là
người phù hợp nhất cho vị trí ứng tuyển và đừng ngần ngại đưa ra những câu hỏi về công ty và
cả thông tin chi tiết về công việc", chuyên gia tuyển dụng của Australia nói. Sinh viên hay
thành thật, chủ động và chứng tỏ mình rất đam mê với vị trí công việc này và đảm bảo rằng các
câu nói phải hợp lý, không phô trương. Sự chủ động cũng là một yếu tố quan trọng khi trả lời
phỏng vấn, đừng cho nhà phỏng vấn cảm thấy chúng ta là một người bị đông. Cách chúng ta
trả lời phỏng vấn là yếu tố quyết định trong tuyển dụng, nó là cả quá trình lâu dài, tích lũy.
Không thể có được ngày một, ngày hai, vì thế trong cuộc sống hằng ngày chúng ta phải học
cách giao tiếp hiệu quả, tôn trọng lời nói, suy nghĩ và hiểu mình, hiểu người. Có như thế mới
chinh phục được các nhà tuyển dụng. Khi trả lời phỏng vấn, sinh viên có thể dẫn dắt tới một
vấn đề xa hơn, rộng hơn nhằm đảm bảo được tính hiểu biết sâu rộng, có thể và cần phải hỏi lại
nhà phỏng vấn một vấn đề nào đó mà bạn quan tâm để họ không thờ ơ, cảm thấy bị động trong
giao tiếp.
Khi bàn về lợi ích của nhà phỏng vấn, chắc chắn sẽ có sự mâu thuẫn những nhu cầu của ứng
viên so với lợi ích của công ty. Căn cứ vào tháp nhu cầu của Maslow, thì hầu hết các sinh viên
mới ra trường sẽ ít cần nhu cầu về vật chất hơn, thay vào đó là kinh nghiệm và các kỹ năng
phát triển bản thân. Do đó, trong khi trả lời phỏng vấn hạn chế đề cập đến nhu cầu cá nhân,
hãy ưu tiên cho sự phát triển của công ty, tổ chức nhưng vẫn đảm bảo được nhu cầu tối thiểu
của bản thân ở mức cho phép.
Các tình huống khó khi phỏng vấn. Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể đặt ứng
viên vào tình huống khó khăn không thể cứu vãn của công ty và họ muốn bạn tìm ra giải pháp.
Đó chính là kiểm tra kinh nghiệm thực tế của ứng viên, đây cũng là câu hỏi thường dùng để
quyết định ứng viên có được lựa chọn hay không. Kinh nghiệm ở đây không chỉ nói về kiến
thức chuyên môn mà còn cả kiến thức và kỹ năng sống, đạo đức nghề nghiệp của một ứng viên
cần có. Trong trường hợp này, sinh viên nhất thiết phải thật bình tĩnh, tự tin, xem xét vấn đề
trên cơ sở đặt lợi ích, lợi nhuận của công ty lên hàng đầu để tìm ra cách giải quyết nếu liên
quan đến lợi ích của công ty hoặc bạn cần phải thể hiện được quan điểm của mình nếu đó là
tình huống về cuộc sống, cách làm việc. Đó là chìa khóa để giải quyết vấn đề. Nhà huấn luyện
Sự nghiệp và Lãnh đạo người Mỹ Pathy Caprino cho biết bà đã đặt ra một câu hỏi để lựa chọn
ứng viên và đã vô cùng bất ngờ khi nghe được câu trả lời. Bà hỏi “ Có người trong công ty nói

15
những điều tiêu cực về bạn, bạn sẽ làm gì để giải quyết ?”. Ứng viên bình tĩnh nói “ Tôi chẳng
làm được gì ngoài việc cố gắng làm việc và sống tích cực đúng với con người của tôi”. Một
câu trả lời ngắn gọn, tưởng chừng đơn giản nhưng được đánh giá cao cả về tinh thần làm việc
cũng như thái độ trong cuộc sống của ứng viên. Đó dường như là một câu hỏi khó khiến rất
nhiều ứng viên phải bối rối và trả lời không logic. Vì thế, trong các hình huống khó khi tham
gia phỏng vấn sinh viên cần phải có cái nhìn bao quát và đưa ra được quan điểm của bản thân,
thể hiện được sự chân thành, cùng với khả năng ứng xử thông minh của mình.
Nhận biết những lỗi thường gặp trong trả lời phỏng vấn xin việc. Với sự phát triển của công
nghệ thì việc nhận diện, tìm kiếm các lỗi thường xuyên mắc phải khi trả lời phỏng vấn đã trở
nên dễ dàng hơn. Trên hầu khắp các trang mạng, sinh viên có thể thấy rõ được điều này, từ đó
tích lũy kinh nghiệm cho mình.
Do giao tiếp là quá trình rèn luyện, tích lũy nên để tránh những lỗi lầm thường xuyên mắc phải
hãy xây dựng cho mình cách giao tiếp hiệu quả, tôn trọng ngôn ngữ để đạt thành công trong trả
lời phỏng vấn xin việc nói riêng và kỹ năng giao tiếp nói chung.
Thông thường, gần cuối buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi: “Anh/chị có câu hỏi nào cho
chúng tôi không?”. Đừng lúng túng. Cũng đừng lắc đầu “Không. Tôi không có câu hỏi nào cả”.
Hãy xem đây là một cơ hội vàng để nhà tuyển dụng phải “vị nể” và đánh giá đúng tầm vóc của
bạn. Trong cuốn sách: “301 câu trả lời thông minh để hỏi nhà tuyển dụng khó tính” nữ tác giả
Vicky Oliver khuyên chúng ta phải học cách luôn chuẩn bị sẵn sàng những câu hỏi. "Một cuộc
phỏng vấn thành công không chỉ đơn giản là một cuộc nói chuyện hiệu quả. Đôi khi, tùy thuộc
vào cá tính của nhà tuyển dụng”. Bạn nên có sẵn một kho “vũ khí” câu hỏi để “tấn công” lại
nhà tuyển dụng, gây ấn tượng và trở thành một ứng cử viên sáng giá cho vị trí mà bạn phỏng
vấn. Sau buổi phỏng vấn hãy giữ thông tin liên hệ với nhà phỏng vấn và gửi thư cảm ơn đến họ
để thể hiện sự chân thành, quý trọng nhà phỏng vấn của bạn. Cũng như là nhắc lại một lần nữa
hình ảnh của bạn trong tâm trí của họ, điều này cũng góp phần cho buổi phỏng vấn tốt hơn và
giúp bạn chinh phục được nhà phỏng vấn.
Phần III. Kết luận
Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng cập nhật giá trị và hoàn thiện giá trị
của mình. Để tồn tại và phát triển, với bất kỳ ai, việc có công việc làm để đảm bảo sự tồn tại
của cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đồng thời với đó là yêu cầu học tập, bồi dưỡng, rèn
luyện không ngừng để nâng cao chất lượng đời sống, để đời sống thực sự là “sống” chứ không
là “tồn tại”. Để thực sự làm được điều đó thì tìm một công việc ổn định sau khi tốt nghiệp là
điều kiện tiên quyết. Với một hồ sơ đẹp, kĩ năng chuyên môn cao nhưng thiếu những hiểu biết
và những kỹ năng cơ bản thì rất có khả năng các sinh viên sẽ chẳng vượt qua vòng phỏng vấn.
Chính vì vậy sinh viên cần trang bị cho mình những kiến thức và kĩ năng nhất định để chuyển
bị cho vòng “vượt vũ môn lần 2”, như một chú kình ngư dũng mãnh đương đầu với mọi yêu
cầu gắt gao của nhà tuyển dụng.
Theo số liệu thống kê ở Việt Nam, quý 1 năm 2015 có 178.000 cử nhân thất nghiệp. Một con
số thật đáng kinh hoàng! Một phần nguyên nhân dẫn đến vấn nạn thất nghiệp này cũng là do
sinh viên không đáp ứng được những yêu cầu của nhà tuyển dụng ngay từ vòng phỏng vấn.

16
Chính vì vậy, kỹ năng trả lời phỏng vấn là một chủ đề cần được quan tâm và chú trọng nhiều
hơn trong giới sinh viên, đặc biệt là những sinh viên mới ra trường. Qua đó, có thể thấy được
tầm quan trọng của kỹ năng mềm nói chung và kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc nói riêng.
Từ đó, hãy rèn luyện và quan tâm nhiều hơn đến những điều cần thiết đang diễn ra xung quanh
của mỗi chúng ta, đáp ứng được những nhu cầu hiện tại để bạn luôn tự tin, chiến thắng mọi
thách thức. Việc phỏng vấn thành bại là do chính con người chúng ta quyết định.
Đối với bản thân tôi sinh viên năm 3 – đang bước vào những năm học cuối cùng của giảng
đường đại học, hầu hết đều không khỏi băn khoăn và lo lắng về việc tìm kiếm việc làm sau khi
tốt nghiệp. Và bản thân chúng tôi khi làm đề tài này cũng rút ra cho mình những bài học quý
giá khi tham gia phỏng vấn sau này.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình, tài liệu mang tính chất khoa học, chính thức
1. Mạc Văn Trang (2009), Tâm lý học giao tiếp, Tạp chí khoa học Giáo dục số 3.
2. Hoàng ThanhTùng, Sức mạnh của sự tập trung, Nhà xuất bản Hồng Đức.
3. Hoàng Anh - Đỗ Thị Châu, Hoạt động giao tiếp nhân cách, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
4. PGS.TS. Trần kim dung (2014), giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh.
Đường link : .org hoặc .gov
1. Sinh viên Việt Nam thiếu kỹ năng mềm, truyền thông Đại học Nguyễn Tất Thành
(http://daihocnguyentrai.edu.vn/90-sinh-vien-viet-nam-khong-co-ky-nang-mem/)
2. Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng (www.nhansu.com.vn)
3. About HR Outsourcing Services (https://www.talentnet.vn/our-services/hr-outsourcing-
services?gclid=CjwKCAiA_omPBhBBEiwAcg7smUmVGA5bq1faKTRZKBAAimWovugD_
T2eLMpKUPhunadEI73Wqri4zxoCGuEQAvD_BwE)
4. Job interview skill (https://www.engvid.com/job-interview-dos-and-donts/)
5. Lương Hạnh, Tháp nhu cầu Maslow và ứng dụng (https://marketingai.vn/thap-nhu-cau-
maslow-trong-marketing/)

17

You might also like