You are on page 1of 1

Khóa học / Phương pháp nghiên c...

/

Đề 23 (9,5 điểm) / Lý thuyết

Câu 1: Nêu nguyên tắc chọn mẫu trong trong


nghiên cứu định tính. Trình bày phương pháp
“Chọn mẫu theo mục đích”. Lấy ví dụ minh họa
và phân tích ví dụ này.
Trả lời
a, Nguyên tắc chọn mẫu trong nghiên cứu định
tính.
- Thứ nhất, thông tin được thu thập cho tới khi
không có dấu hiệu mới thì lượng mẫu được coi là đủ.
- Thứ hai, chất lượng mẫu quyết định toàn bộ chất
lượng của quá trình nghiên cứu.
- Thứ ba, vì số mẫu trong nghiên cứu định tính
thường nhỏ, tác động của những sai lệch khi chọn
mẫu với kết quả nghiên cứu thường rất nghiêm
trọng.
b, Phương pháp chọn mẫu theo mục đích.
- Khái niệm:
+ Chọn mẫu theo mục đích là việc chọn các phần tử
của mẫu mà phụ thuộc vào suy nghĩ chủ quan của
nhà nghiên cứu dựa trên những đặc tính của tổng thể
nhằm trả lời câu hỏi hoặc mục tiêu nghiên cứu.
+ Cỡ mẫu trong chọn mẫu theo mục đích được xác
định tại điểm bão hòa chính là thời điểm trong quá
trình thu thập thông tin khi dữ liệu mới không cung
cấp thêm thông tin có giá trị cho vấn đề nghiên cứu;
ngoài ra, cỡ mẫu còn phụ thuộc vào nguồn cung cấp
thông tin và hạn định về thời gian.
- Được thực hiện khi:
+Thứ nhất, Khi các nhà nghiên cứu cảm thấy rằng
kỹ thuật lấy mẫu khác sẽ tốn nhiều thời gian hơn và
họ đủ lượng kiến thức chọn mẫu để tiến hành cuộc
nghiên cứu.
+ Thứ hai, Thường được sử dụng trong các tình
huống mà đối tượng nhắm đến bao gồm những cá
nhân trí tuệ cao không thể được lựa chọn bằng cách
sử dụng bất kì phương pháp lấy mẫu nào khác.
+ Thứ ba, Được sử dụng trong các tình huống mà
mẫu được chọn bằng các phương pháp lấy mẫu khác
cần được phê duyệt hoặc chọn lọc.
+ Thứ tư, Sử dụng khi có hạn chế về thời gian cho
việc tạo mẫu và các nhà nghiên cứu muốn dựa vào
kiến thức của họ.
- Ưu điểm của phương pháp:
+ Phương pháp giúp các nhà nghiên cứu thu thập
được rất nhiều thông tin từ dữ liệu mà nhà nghiên
cứu tiến hành thu thập
+ Linh hoạt, có thể điều chỉnh khi thực hiện nhằm
nâng cao hiệu quả của quá trình nghiên cứu
+ Tiếp kiệm thời gian và chi phí so với các phương
pháp lấy mẫu khác.
+ Đôi khi phương pháp lấy mẫu này trở thành một
phương pháp nghên cứu thích hợp nhất nếu có một
số lượng hạn chế các nguồn giữ liệu chính có thể
đóng góp cho cuộc khảo sát.
- Hạn chế của phương pháp.
+ Mang tính chủ quan của nhà nghiên cứu.
+ Không xác định được sai số lấy mẫu và không thể
kết luận cho tổng thể từ kết quả.
+ Một số thành viên của dự án sẽ có cơ hội ít hơn
hoặc không có cơ hội được lựa chọn vào cuộc
nghiên cứu so với người khác
- Ví dụ minh họa:
+ Trước diễn biến vô cùng phức tạp của tình hình
dịch bệnh Covid - 19, một bạn sinh viên tên Là Oanh
nhận thấy việc đi làm thêm offline không còn khả thi
nữa và khó tránh khỏi những rủi ro về nguy cơ lây
nhiễm bệnh.
+ Bạn sinh viên đó đã tiến hành một cuộc nghiên
cứu nhỏ về nhu cầu mua các mặt hàng trên sàn giao
dịch điện tử Shoppe.vn để sau đó sẽ tiến hành bán
hàng online kiếm thêm thu nhập.
+ Và các loại mặt hàng được chọn để đưa vào
nghiên cứu là Mỹ phẩm, Quần áo, Túi vi, và Phụ
kiện công nghệ.
+ Để tiến hành chọn mẫu cho cuộc nghiên cứu này,
nhằm tiết kiệm thời gian, cũng như giúp bản thân có
thể theo dõi cũng như nắm rõ nhu cầu của khách
hàng, lãi xuất, thách thức gặp phải bạn đó đã tiến
hành nghiên cứu các tiền bối đi trước mà bạn ấy
quen.
+ Tiến hành khảo sát nhanh thông qua các câu hỏi
định tính và thu được kết quả rằng:
Chị A chọn kinh doanh mỹ phẩm và quần vì cho
rằng đem lại lợi nhuận cao có thể đạt tới 80-150
nghìn VNĐ lãi cho 1 sản phẩm.
Chị B: khuyên kinh doanh quần áo hoặc túi ví vì mĩ
phẩm cần có giấy phép và sự quản lý nghiêm ngặt
của Shoppe, còn phụ kiện công nghệ tuy lãi xuất cao
nhưng độ cạnh tranh là rất lớn.
Anh C: Cũng nghiêng về mặt hàng là quần áo
Anh D: Cũng nghiêng về quần áo và theo anh chưa
có nhiều vốn nên chọn quần áo với mức giá thấp.
Chị E: Cũng nghiêng về bán quần áo.
Như vậy ta thấy rằng, Việc tiến hành khảo sát của
Oanh diễn ra một cách nhanh chóng và tiếp kiệm
thời gian, tuy nhiên việc nghiên cứu của Oanh lại
mang tính củ quan bởi bạn ý lựa chọn việc chọn mẫu
có mục đích và tiến hành khảo sát ngắn trong vòng 5
đối tượng đồng nghĩa bạn ấy chấp nhận những rủi
ro về việc chênh lệch nhu cầu mua sắp giữa người
quen của mình và khách hàng bên ngoài.
Việc bạn Oanh tiến hành khảo sát qua các mẫu đã
chọn có sự chênh lệch nhẹ ở chị A và chị B (chị A
chọn cả mỹ phẩm còn B chọn túi ví) tuy nhiên rút ra
được điểm chung là cả hai đều chọn quần áo.
Các cá nhân được chọn lựa đa số đưa ra được
những lý do hợp lý cho lựa chọn của mình điều đó
cũng giúp Oanh có thể tiến tới lựa chọn tốt nhất. Và
cuộc khảo sát kết thúc khi Oanh xác định được điểm
bão hòa đó là hầu hết mọi người đều chọn quần áo
và không có ý kiên khác đưa ra. Điều đó dẫn đến kết
quả cuối cùng là chọn bán quần áo.

Câu 2: Với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh


hưởng đến năng lực ngoại ngữ của sinh viên Đại
học Thương Mại.”
Trả lời
2.1. Nêu cụ thể mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, đối tượng,
phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực
ngoại ngữ của sinh viên Đại học Thương Mại.
- Ước tính mức độ ảnh hưởng giữa các nhân tố,
nhân tố nào có ảnh hưởng lớn nhất, hay thấp nhất.
- Xác định được chiều tác động của các nhân tố
đồng thời phát triển lý thuyết giải thích các nhân tố
ảnh hưởng đến năng lực ngoại ngữ của sinh viên Đại
học Thương Mại.
- Từ đó, đề xuất được những phương pháp giúp
nâng cao năng lực ngoại của những bạn sinh viên.
Câu hỏi nghiên cứu:
- Nghiên cứu xuất phát từ việc tìm kiếm câu trả lời
về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực ngoại ngữ
của sinh viên trường Đại học Thương Mại, vì vậy
các câu hỏi được đặt ra như sau:
*Câu hỏi tổng quát chính: Các nhân tố nào ảnh
hưởng đến năng lực ngoại ngữ của sinh viên Đại học
Thương Mại.
*Câu hỏi cụ thể:
- Bản thân có phải là nhân tố ảnh hưởng đến năng
lực ngoại ngữ của sinh viên trường Đại học Thương
Mại không ?
- Gia đình có phải là nhân tố ảnh hưởng đến năng
lực ngoại ngữ của sinh viên trường Đại học Thương
Mại không ?
- Môi trường sống và học tập xung quanh có phải là
nhân tố ảnh hưởng đến năng lực ngoại ngữ sinh viên
trường Đại học Thương Mại không ?
- Định hướng công việc tương lai có phải là nhân tố
ảnh hưởng đến năng lực ngoại ngữ của sinh viên
trường Đại học Thương Mại không ?
Giả thuyết nghiên cứu:
- Giả thuyết 1 (H1): Bản thân là nhân tố ảnh hưởng
đến năng lực ngoại ngữ của sinh viên trường Đại học
Thương Mại.
- Giả thuyết 2 (H2): Gia đình là nhân tố ảnh hưởng
đến năng lực ngoại ngữ của sinh viên trường Đại học
Thương Mại.
- Giả thuyết 3 (H3): Môi trường sống và học tập
xung quanh là nhân tố ảnh hưởng đến năng lực ngoại
ngữ sinh viên trường Đại học Thương Mại.
- Giả thuyết 4 (H4): Định hướng công việc tương
lai là nhân tố ảnh hưởng đến năng lực ngoại ngữ của
sinh viên trường Đại học Thương Mại.
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến
năng lực ngoại ngữ của sinh viên Đại học Thương
Mại.
Phạm vi nghiên cứu: Được xác định ở 2 khía cạnh:
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong 1 tháng ( tính
từ ngày 26/3 - 26/4/2021)
- Phạm vi không gian: sinh viên trường Đại học
Thương Mại.
- Khách thể: Không giới hạn số lượng sinh viên
trường Đại học Thương Mại
2.2. Thiết kế 1 bảng hỏi khảo sát (định lượng)
nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp cho đề tài.
Tổng quan nghiên cứu:
- Trong một xã hội ngày càng toàn cầu hóa, việc bạn
có thể nói hai hoặc nhiều ngoại ngữ là một lợi thế.
Chính vì vậy việc trau dồi kỹ năng ngoại ngữ là rất
quan trọng đối với các bạn sinh viên nói chung, nó
giúp các bạn mở rộng mối quan hệ, tạo dựng công
việc thuận lợi sau này, khám phá thế giới, thúc đNy
khả năng học hỏi, tự tin hơn. Và bài viết này nghiên
cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực ngoại ngữ
của sinh viên và cụ thể là sinh viên trường Đại học
Thương Mại với mục đính chính đưa ra những biện
pháp, phương pháp học tập hiệu quả giúp các bạn
sinh viên trẻ ngày càng nâng tầm vốn ngoại ngữ của
bản thân.
Môhìnhnghiêncứu

BÁNTHÂN

41
GIAÐÌNH H2
NẰNGLỰCNGOẠI
NGỮCỦASINHVIÊN
ÐHTHƯƠNGMẠI
MÔITRƯỜNG

ÐỊNHHƯỚNG
CÔNGVIỆC
MôhìnhnghiêncứucácnhântốảnhhươngđếnnănglựcngoạingữcủasinhviênÐạihọcThươngMại
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC
NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
THƯƠNG MẠI
Xin chào bạn !
Mình là Kim Oanh, sinh viên ngành Quản trị Dịch
Vụ Du Lịch và Lữ Hành, trường Đại học Thương
Mại. Hiện tại, mình đang tiến thành thực hiện một
cuộc khảo sát với đề tài nghiên cứu "Các nhân tố ảnh
hưởng đến năng lực ngoại ngữ của sinh viên trường
Đại học Thương Mại". Mình rất mong bạn có thể
dành một chút thời gian điền vào bảng khảo sát này.
Mình cam đoan những thông tin mà bạn cung cấp
chỉ dùng trong việc mục đích nghiên cứu. Bảng khảo
sát này dành cho sinh viên Đại học Thương Mại, nếu
bạn không thuộc đối tượng, mong bạn không điền
vào bảng khảo sát. Mọi ý kiến đóng góp của bạn đều
mang lại động lực và ý nghĩa với mình và đặc biệt là
đề tài.
Cảm ơn bạn rất nhiều!
NỘI DUNG BẢNG KHẢO SÁT

Phần 1: Khảo sát chung


Câu 1: Bạn có quan tâm đến việc học ngoại ngữ
không ?
£ Có £ Không
Câu 2: Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc học
ngoại ngữ trong một ngày ?
£ 15 phút £1
tiếng
£ 30 phút £ > 1 tiếng
£ Khác: …..
Câu 3: Bạn tự nhận thấy rằng năng lực ngoại ngữ
của mình ra sao ?
A. Rất tốt B. Tốt
C. Trung bình
D. Kém
E Rất kém
F. Khác:………..
Phần 2: Bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình
bằng cách tích vào số bên dưới cột theo các mức đã
định 1- 2 - 3 - 4 - 5
1= Hoàn toàn không đồng ý,
2 = Không đồng ý,
3 = Trung lập,
4 = Đồng ý,
5 = Rất đồng ý
ĐÁNH GIÁ
STT NỘI DUNG 1 2 3 4 5
A BẢN THÂN
A1 Bạn thích học ngoại ngữ.
A2 Bạn có khả năng tự học
ngoại ngữ tốt.
A3 Bạn dành thời gian rảnh cho
việc học ngoại ngữ.
A4 Bạn cần người hướng dẫn
mới có thể học ngoại ngữ.
A5 Bạn chủ động tìm kiếm tài
liệu và phương pháp học
ngoại ngữ phù hợp.
B GIA ĐÌNH
B1 Gia đình định hướng học
ngoại ngữ cho bạn từ nhỏ.
B2 Người thân trong gia đình
bạn có năng lực ngoại ngữ
tốt điều đó giúp bạn có động
lực trau dồi kỹ năng ngoại
ngữ.
B3 Gia đình bạn luôn chú trọng
nâng cao trình đọ ngoại ngữ.
B4 Gia đình đình đầu tư cho bạn
theo học các khóa học ngoại
ngữ.
MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ
C
HỌC TẬP
C1 Trước khi lên đại học, ngôi
trường mà bạn theo học chú
trọng việc học ngoại ngữ.
C2 Chương trình học ở Đại học
của bạn yêu cầu năng lực
ngoại ngữ tốt.
C3 Tiêu chuNn đầu ra của
trường là động lực để bạn
nâng cao trình độ ngoại ngữ.
C4 Bạn bè của bạn đều có năng
lực ngoại ngữ tốt điều đó tạo
động lực nâng cao trình độ
ngoại ngữ của bạn
C5 Nơi mà bạn sống giúp bạn
thường xuyên có cơ hội tiếp
xúc với người nước ngoài từ
đó nâng cao được năng lực
ngoại ngữ của bạn.
C6 Trung tâm và khóa học ngoại
ngữ của bạn tốt giúp bạn
ngày càng nâng cao được
năng lực ngoại ngữ của
mình.
ĐNNH HƯỚNG CÔNG
D
VIỆC TƯƠNG LAI
D1 Công việc tương lai mà bạn
theo đuổi yêu cầu năng lực
ngoại ngữ tốt.
D2 Bạn cho rằng việc có năng
lực ngoại ngữ tốt là cần thiết
để có một công việc tốt
trong tương lai.
D3 Bạn đã học sang ngoại ngữ
thứ 2 để phục vụ cho công
việc sau này.
D4 Bạn suy nghĩ rằng cho dù kĩ
năng chuyên môn tốt nhưng
năng lực ngoại ngữ kém gây
trở ngại cho sự phát triển sau
này của mình.

Phần 3: Thông tin cá nhân


Giới tính

A. Nam
B. Nữ
C. Khác

Bạn là sinh viên năm mấy ?

….………………………..
Ngành học của bạn.

..…………………………..
Ngoại ngữ mà bạn theo học

A. Tiếng Anh
B. Tiếng Trung
C. Tiếng Nhật
D. Tiếng Hàn
E. Ngôn ngữ khác:…………..

Kết quả đã được ghi nhận.


Cảm ơn sự đóng góp tích cực từ bạn. Chúc bạn một
ngày tốt lành!

ĐÃ HOÀN THÀNH

You might also like