You are on page 1of 4

MỞ ĐẦU

LỜI NÓI ĐẦU


Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu
trường ĐH Tài chính – Marketing … đã đưa môn học… vào trương trình
giảng dạy. Và đã trang bị cho tụi em những phương tiện học tập rất có
ít.Đặc biệt, Xin cảm ơn giảng viên bộ môn – ThS Hồ Xuân Tiến đã giảng
dạy tận tình, chi tiết để chúng em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào
bài tiểu luận này.… đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho
chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia
lớp học Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh của thầy, chúng
em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu
quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành
trang để chúng em có thể vững bước sau này.

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Ở một thời đại mọi thứ đều phát triển thì kéo theo là những hệ lụy :hiện
tượng nóng lên toàn cầu, hiệu ứng nhà kính hay là mưa axit là những tình
trạng báo động hiện nay. Vì vậy, người tiêu dùng trên toàn thế giới bắt
đầu quan tâm hơn về môi trường cũng như là những hành vi tiêu dùng của
mình.Tiêu dùng xanh là một ví dụ tiêu biểu. Theo Schaefer và Crane
(2005), tiêu dùng xanh chính là việc mua những hàng hóa thân thiện với
môi trường và tránh mua những làm hại đến môi trường và động vật. Bên
cạnh đó, hành vi tiêu dùng xanh còn đại diện cho một hành vi được ra
quyết định bởi các yếu tố đạo đức phức tạp và được xem là một hành
động thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội. Là một nội dung trong
Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm
2050 của Việt Nam, tiêu dùng xanh đang được người dân nước ta hưởng
ứng qua các hành động như: gói rau củ quả bằng lá cây chuối, dùng bình
nước bằng thủy tinh, sử dụng ống hút inox hoặc bằng giấy, bằng tre dùng
túi vải khi đi chợ thay cho túi ni-lông, các hàng quán chuyển qua dùng
hộp đựng bằng bã mía, Tại Việt Nam, tiêu dùng xanh thường xảy ra ở
giới trẻ. Theo Connell và cộng sự (1999); Martinsons và cộng sự (1997),
những người tiêu dùng trẻ được cho là sẽ quan tâm và có trách nhiệm hơn
đối với môi trường, cũng như việc họ sẽ có hành vi ủng hộ các vấn đề về
bảo vệ môi trường Dựa theo nghiên cứu của Sliwka và cộng sự (2006),
những điều trên nói lên rằng, những người trẻ sẽ có khả năng hiểu được
bản chất và tầm quan trọng trong việc tiêu dùng bền vững tác động như
thế nào đến môi trường và xã hội. Đặc biệt hơn, các giá trị cá nhân là yếu
tố có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hành vi tiêu dùng khác
nhau, bao gồm cả hành vi tiêu dùng xanh. Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra
rằng giá trị cá nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hành vì như nghiên cứu của
Stern và cộng sự (1985). Vì vậy, đề tài nhằm nghiên cứu các yếu tố thuộc
hành vi tiêu dùng xanh của sinh viên tại Trường Đại Học Tài Chính
Marketing.
1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :
1.1Mục tiêu chung :
Nghiên cứu Nhằm xác định các yếu tố thuộc về giá trị cá nhân tác động
đến hành vi tiêu dùng xanh của sinh viên Đại học Tài chính-Marketing.
2.2 Mục tiêu cụ thể :
Để mục đạt mục tiêu của đề tài nghiên cứu, phải giải quyết mục tiêu
những mục tiêu cụ thể như sau:
- Thứ nhất: Khám Phá nhằm thu hẹp khoảng cách giữa Ý Thức - Thái
Độ . Đề xuất những biện pháp mà chính phủ và doanh nghiệp . Để nâng
cao giá trị của môi trường của người tiêu dung và giảm “lý do chống lại”
tăng “ lý do tiêu dùng” xanh phù hợp.
- Thứ hai: Tìm ra các mối quan hệ nhằm mục đích kiểm tra các yếu tố
xác định người tiêu dùng có ý định và có hành vi chuyển sang tiêu dùng
xanh.
Từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao nhằm sử dụng những lý thuyết ,
suy luận hành vi để kiểm tra giai đoạn đầu tiên của khoản cách Ý Thức -
Thái Độ trong tiêu dùng xanh và tìm ra những lý do khoảng cách như
vậy.
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Theo mục tiêu nghiên cứu được trình bày ở trên, đối tượng nghiên cứu là
nhân tố thuộc về giá trị các nhân tác động đến hành vi tiêu dùng xanh của
giới trẻ, niềm tin cảm xúc , sự sáng tạo , và mối quan hệ giữa các nhân tố
này với nhau. Đối Tượng phỏng vấn trong nghiên cứu định tính là các nhà
lãnh đạo các cấp và chuyên gia đã có kinh nghiệm và nhiều năm làm việc
trong Trường Đại Học Tài Chính – Marketing. Đối tượng khảo sát trong
nghiên cứu định lượng là giảng viên đã tham gia công tác giảng dạy tại
các trường Đại Học Tài Chính – Marketing.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
+ Về Nội dung: Nghiên cứu các nội dung thuộc thực tiễn công tác lãnh
đạo, thuộc về giá trị cá nhân tiêu dùng xanh , niềm tim cảm xúc, động lực
làm việc và sự sáng tạo giảng viên tại các trường đại học công lập tự chủ
tài chính.
+ Về Không gian: Nghiên cứu thực hiện khảo sát tại các cơ sở giáo dục
đại học công lập tự chủ tài chính tại Việt Nam. Tuy nhiên do hạn chế về
thời gian và cách tiếp cận đối tượng khảo sát, nghiên cứu này tập trung
khảo sát tại trường Đại Học Tài Chính – Marketing.
+ Về Thời Gian: Số Liệu Thứ Cấp được thu thập từ tháng 9/2022 đến
tháng 11 năm 2022.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng:
5.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng::
- Nghiên cứu định lượng, sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và gửi
bằng câu hỏi qua thư điện tử. Nhằm mục địch kiểm định thang đo và mô
hình lý thuyết thông qua khải sát thực tế.
- Mẫu Được chọn theo phương pháp thuận tiện, phi xác xuất. Đối tượng
được phỏng vấn trực tiếp và nhận bảng câu hỏi điện tử và những người
giữ các chức danh quản lý trong các công ty TNHH môi trường bao gồm :
trưởng bộ phận, trưởng phòng và giám đốc… Sử dụng thang đo Liket với
5 mức độ hài lòng, với 1 điểm là hoàn toàn không hài lòng đến 5 điểm là
hoàn toàn hài lòng.
5.2 Phương pháp nghiên cứu định tính :
- Nghiên cứu định tính, sử dụng kỹ thuận thảo luận nhóm. Nhóm thảo
luận bao gồm 5 người , là những chuyên gia có kinh nghiệm nhiều năm
hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng xanh của sinh viên. ( Danh sách các
chuyên gia thảo luận nhóm xem phụ lục xx) Nghiên cứu này nhằm mục
đích khám phá các nhân tố trong mô hình, thông qua nghiên cứu sơ bộ
bằng các câu hỏi mở nhằm xác định các yếu tố thuộc về giá trị tác động
đến hành vi tiêu dùng xanh của sinh viên tại ĐH Tài Chính – Marketing
bằng các câu hỏi mở được sử dụng phỏng vấn điều chỉnh thang đo, các
khái niệm phù hợp.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:
6.1 Ý nghĩa khoa học:
Phục vụ cho đối tượng: sinh viên Đại học Tài Chính – Marketing. Giúp
cho đối tượng nhận thức được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu
dùng xanh sinh viên tại Trường Đại Học Tài Chính Marketing.
6.2 Ý nghĩa trong thực tiễn:
Về mặt lý thuyết: Nghiên cứu đóng góp và củng cố lý thuyết về yếu tố giá
trị cá nhân tác động đến hành vi tiêu dùng xanh thông qua những tích
cách, thói quen hàng ngày dẫn đến quyết định mua hàng của người tiêu
dùng sống tại Trường Đại Học Tài Chính Marketing .
Về mặt thực tiễn: Bên cạnh đó, việc tái chế, tái sử dụng các sản phẩm như
túi đựng bằng giấy, tre, nứa thay cho các sản phẩm sử dụng một lần sẽ
giúp tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất. Tiết kiệm điện, nước cũng là những
hành động của một người tiêu dùng xanh góp phần bảo vệ tài nguyên

You might also like