You are on page 1of 6

PHỤ LỤC

Mẫu SV- 01. Đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TÀI CHÍNH - MARKETING

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI NCKH SINH VIÊN


THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KINH TẾ TRẺ” LẦN 11-2022

1. TÊN ĐỀ TÀI 2. MÃ SỐ
NHẬN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ LỐI SỐNG XANH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỬ
DỤNG TÚI SINH THÁI TRONG QUÁ TRÌNH MUA SẮM
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP.HCM
Thuộc lĩnh vực nghiên cứu: Marketing
3. THỜI GIAN THỰC HIỆN:
4. NHÓM TRƯỞNG
Họ và tên: Phan Hồng Nhi Mã số sinh viên: 1821000619
Khoa: Marketing Lớp: 18DMC2 Năm học: 2021-2022
Địa chỉ nhà: số 4, đường số 53, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM
Điện thoại nhà: Di động: 0924006774 Email: phanhongnhi0406@gmail.com
5. NGƯỜI HƯỚNG DẪN
Họ và tên: Dư Thị Chung
Khoa: Marketing
Điện thoại DĐ: 0918232313 Email: duchung@ufm.edu.vn
6. SINH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Họ và tên Mã số sinh viên Lớp ĐTDĐ - Email
1.
2.
3.
4.

7. GIỚI THIỆU Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU


(Cho biết vì sao nảy sinh ý tưởng nghiên cứu?)

Ở Việt Nam, từ lâu việc sử dụng túi ni-lông trong cuộc sống của người dân đã trở thành thói
quen, đi vào nếp sống bởi sự tiện lợi mà nó mang lại. Việc lạm dụng túi ni-lông trong đời sống
thường ngày của người dân trên khắp thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã để lại
nhiều hệ lụy đến sức khỏe con người và môi trường, vì thế mà túi sinh thái được ra đời. Xuất
hiện trong đời sống từ năm 2009, những chiếc túi này hiện vẫn chưa quen thuộc với cuộc sống
của người dân, bởi giá thành khá cao và cách thức tuyên truyền còn chưa hiệu quả. Do vậy
lượng tiêu thụ túi ni-lông vẫn gia tăng chóng mặt.
Từ năm 2019, phong trào nói không với túi ni-lông dùng một lần được Chính phủ phát động
đã ghi nhận được nhiều thành tích nổi bật. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi từ khi đại dịch
Covid-19 xuất hiện, nó làm thay đổi rất lớn hành vi tiêu dùng của người dân. Các nghị định
cách ly xã hội đã làm bùng nổ mua sắm online, khiến lượng rác ni-lông tăng lên đáng kể.
Trước thực tế trên, cần có những chương trình hạn chế sử dụng túi ni-lông và thay thế bằng túi
sinh thái thân thiện môi trường là việc làm cần thiết. Song để chương trình đạt hiệu quả, cần có
2

chiến lược, chính sách và giải pháp đồng bộ, cụ thể.


Xuất phát từ vấn đề đó, nhiều doanh nghiệp tìm kiếm lợi thế cạnh tranh để gia tăng ý định mua
của khách hàng, họ buộc phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề môi trường trong việc sản xuất
các sản phẩm của họ và xem hành vi tiêu dùng xanh như là một tiêu chí để tiến hành phân
đoạn thị trường các sản phẩm (Ramin Rakhsha và Majidazar, 2011). Chính vì vậy trong nghiên
cứu này, tác giả nghiên cứu về sản phẩm túi sinh thái nằm trong doanh mục sản phẩm xanh tại
các siêu thị để đánh giá tác động của các nhân tố tác động ý định của người tiêu dùng tại
Thành phố Hồ Chí Minh đối với sản phẩm này.

8. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI


(Ý tưởng này được triển khai nghiên cứu sẽ giải quyết vấn đề gì? Đề tài này nghiên cứu đối
tượng gì? Nghiên cứu những khía cạnh nào của đối tượng? Trong khoảng thời gian nào,
trong phạm vi lãnh thổ nào,…? )
Mục tiêu nghiên cứu: Vận dụng lý thuyết chung về hành vi người tiêu dùng để thực hiện
nghiên cứu hành vi tiêu dùng của một loại sản phẩm cụ thể (túi sinh thái) trên một thị trường
cụ thể (TP.HCM). Xây dựng mô hình một số các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi sinh
thái và mức độ tác động của các yếu tố này đến ý định sử dụng túi sinh thái của người tiêu
dùng tại TP.HCM. Qua đó đưa ra những giải pháp khuyến khích sử dụng túi sinh thái, đề xuất
một số giải pháp cho các cơ quan môi trường, cơ quan chức năng nhằm gây ảnh hưởng đến ý
định sử dụng túi sinh thái của người tiêu dùng tại TP.HCM.
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng
Khách thể nghiên cứu: Sản phẩm túi sinh thái
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2021
Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành khảo sát trong phạm vi TP.HCM

99. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU


(Để nghiên cứu, đề tài này dự định sẽ dựa vào những lý thuyết cụ thể nào? Đã có những
nghiên cứu nào tương tự hoặc gần giống mà đề tài có thể dựa vào đó để học tập các thức
nghiên cứu)
Cơ sở lý thuyết
Tiêu dùng xanh: Mainieri và cộng sự (1997) cho rằng: tiêu dùng xanh là các hành vi mua sắm
sản phẩm thân thiện và có lợi ích tới môi trường. Connolly và Prothero (2008) định nghĩa tiêu
dùng xanh là sự tự nguyện tham gia của người tiêu dùng vào mua và tiêu dùng các sản phẩm
bền vững với môi trường, thể hiện qua hình thức và cả các sản phẩm.
Túi sinh thái là một loại sản phẩm sinh thái, được làm từ chất liệu thân thiện với môi trường
như vải bố, vải đay, vải không dệt… hoặc những nguyên liệu ở dạng polymer được chuyển
đổi thành khí cacbonic, nước, các khoáng vô cơ và sinh khối do vi sinh vật trong môi trường
phân hủy.
Nhận thức về môi trường: Kollmuss và Agyeman (2002) nói rằng, nhận thức về môi trường
của một cá nhân là sự hiểu biết của cá nhân đó về tác động hành vi của con người đến môi
trường. Con người càng hiểu biết và nhận thức rõ các vấn đề về môi trường sẽ càng nhìn nhận
rõ những hệ quả môi trường trong tương lai gây ra bởi các hành vi tiêu dùng của bản thân, từ
đó có những sự hiểu biết cũng như sự thay đổi trong thái độ của mình
Lối sống xanh là nỗ lực thực hiện cuộc sống thân thiện với môi trường, có trách nhiệm với
môi trường và nỗ lực giảm thiểu kích thước dấu chân sinh thái của chúng ta (Abd Rahim và
cộng sự 2012).
3

Các yếu tố quyết định tâm lý hành vi thân thiện với môi trường: Maloney and Ward (1973)
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định kiến thức về môi trường cái mà họ sẽ làm, sắp
làm và đã làm. Họ khẳng định rằng một hành vi sinh thái cá nhân phụ thuộc rất nhiều vào kiến
thức, ý định hành vi của người tiêu dùng.
Lịch sử nghiên cứu
Những công trình nghiên cứu trước đây đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi
sử dụng sản phẩm xanh gồm có thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi, rủi ro, tin tưởng
(Hồ Huy Tựu và cộng sự, 2018). Hoàng Trọng Hùng và cộng sự (2018) còn chỉ ra rằng, hai
yếu tố thái độ đối với tiêu dùng xanh và mối quan tâm đến môi trường là yếu tố chính ảnh
hưởng đến ý định tiêu dùng xanh và qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến hành vi tiêu dùng xanh.
Agyeman cho thấy các yếu tố về giá, lo ngại về môi trường, chất lượng, thương hiệu, sự thuận
tiện, độ bền và đóng gói ảnh hưởng đến ý định hành vi tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi
trường. Taufique và cs. đưa ra mô hình với các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thân
thiện với môi trường bao gồm kiến thức về môi trường, kiến thức về nhãn sinh thái, thái độ
đối với môi trường và sự tin tưởng vào nhãn sinh thái. Mặc dù các nghiên cứu nêu trên đã sử
dụng mô hình TPB mở rộng để nghiên cứu ý định và hành vi người tiêu dùng, nhưng đó chủ
yếu là nghiên cứu trên sản phẩm xanh chứ chưa nghiên cứu cụ thể trên sản phẩm túi sinh thái.
10. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
(Dự kiến dùng phương pháp gì để thực hiện triển khai ý tưởng? Các phương pháp có thể
được sử dụng là: phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, mô tả, tổng hợp, phỏng vấn điều
tra, khảo sát, định tính, định lượng…)
- Phương pháp định lượng, định tính
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp khảo sát, mô tả
Nghiên cứu sử dụng phần mềm xử lý dữ liệu thống kê SPSS, AMOS với các phương pháp
phân tích là phân tích mô tả như tần số, số trung bình, sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để
đánh giá độ tin cậy thang đo, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định
thang đo, phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để kiểm định lại mức độ phù hợp của các thang
đo với dữ liệu thị trường, phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm tra độ phù hợp
mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, dùng kiểm định Chi - square để so sánh sự
khác biệt của biến điều tiết.

11. TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI


(Trình bày đề cương sơ bộ, qua đó có thể biết nội dung nghiên cứu gồm mấy phần? các công
việc cụ thể là như thế nào?)
Đề tài nghiên cứu được thực hiện thành 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Bối cảnh nghiên cứu
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.7. Ý nghĩa của đề tài
1.8. Kết cấu của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
2.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
2.2. Cơ sở lý thuyết
4

2.3. Các nghiên cứu thực hiện trước đây


2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
3.1. Quy trình, phương pháp nghiên cứu
3.2. Thang đo nháp
3.3. Nghiên cứu sơ bộ
3.4. Nghiên cứu chính thức định lượng
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
4.1. Thống kê mẫu nghiên cứu
4.2. Kết quả kiểm định mô hình và các thang đo
4.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu bằng phân tích SEM
4.4. Phân tích ảnh hưởng của các biến định tính đến ý định sử dụng túi sinh thái
Chương 5: Kết luận, hàm ý quản trị và kiến nghị
5.1. Kết luận
5.2. Đề xuất
5.3. Những hạn chế nghiên cứu
5.4. Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

12. TÀI LIỆU THAM KHẢO


(Liệt kê các tài liệu tham khảo đã sử dụng để hình thành đề cương này)
Hồ Huy Tựu, Nguyễn Văn Ngọc, & Đỗ Phương Linh. (2018). Các nhân tố ảnh hưởng đến hành
vi tiêu dùng xanh của người dân Nha Trang. Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, số 103.
Hoàng Trọng Hùng, Huỳnh Thị Thu Quyên, Huỳnh Thị Nhi, (2018). Các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế:
Kinh tế và Phát triển, 127(5A), 199-212.
Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, trường
Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.
Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao động
Xã hội.
Ramin Rakhsha and Majidazar (2011). Evaluation of effectiveness of green marketing mix on
consumer satisfaction and loyalty: (case study: the east azarbaijan pegah dairy company in tabriz,
Iran). Middle-East Journal of Scientific Research, 10(6), 755-763.
Ajzen, I., 1991. The theory of planned behaviour. Organizational Behaviour and Human
Decision Processes, 50 (2), 179-211.
13. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
(Dự kiến các công việc thời gian cần thiết để thực hiện nghiên cứu)
09/10/2021 - 31/10/2021 Tìm hiểu và lựa chọn đề tài
01/11/2021 - 07/11/2021 Viết đề cương chi tiết, mục lục
08/11/2021 - 21/11/2021 Viết chương 1
22/11/2021 - 05/12/2021 Tìm giả thuyết và mô hình nghiên cứu trước đây. Đưa ra mô hình
đề xuất.
06/12/2021 - 19/12/2021 Viết chương 2
20/12/2021 - 02/01/2022 Thiết kế thang đo
03/01/2022 - 16/01/2022 Viết chương 3
17/01/2022 - 28/01/2022 Tiến hành khảo sát online, tổng hợp và hoàn thiện dữ liệu.
07/02/2022 - 20/02/2022 Chạy SPSS, AMOS để xử lý số liệu, viết chương 4
21/02/2022 - 06/03/2022 Viết chương 5
5

07/03/2022 - 03/04/2022 Hoàn thiện bản thảo


04/04/2022 – 29/04/2022 Chỉnh sửa và nộp về Khoa
14. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU
(Nếu được triển khai nghiên cứu kết quả dự kiến đạt được như thế nào? Kết quả đó đem lại lợi
ích gì? Cho ai?)
Nghiên cứu sẽ cung cấp cho các cơ quan môi trường, cơ quan chức năng thông tin về các yếu tố
ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi sinh thái của người tiêu dùng tại TP.HCM, từ đó đề ra những
chính sách hợp lý, hiệu quả cho việc sử dụng túi sinh thái thay cho túi ni-lông, nhằm tạo ra một
môi trường ngày càng trong sạch hơn.
Kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh túi sinh thái nhận biết rõ ràng các
yếu tố ảnh hưởng, nhằm xác định được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, để đáp ứng tốt
nhất cho các nhu cầu đó.
Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cụ thể, có tính khả thi và có giá trị tham khảo tốt cho
các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách nhằm tạo ra cơ sở hình thành và phát triển
những chiến lược thị trường phù hợp để thúc đẩy sự sẵn sàng mua túi sinh thái.

Ngày 5 tháng 11 năm 2021 Ngày 9 tháng 11 năm 2021


NHÓM TRƯỞNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Phan Hồng Nhi Dư Thị Chung

Ngày tháng năm Ngày tháng năm


TRƯỞNG KHOA/BỘ MÔN P. QLKH
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
6

You might also like