You are on page 1of 92

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH


THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
---------------------------

PHẠM VÂN ANH


HỒ NGUYỄN THANH TRÀ
HOÀNG THỊ YẾN NHI
NGUYỄN THỊ MỸ YÊN
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ


DỤNG TÚI VẢI CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

BÁO CÁO MÔN HỌC

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH
THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
---------------------------

PHẠM VÂN ANH


HỒ NGUYỄN THANH TRÀ
HOÀNG THỊ YẾN NHI
NGUYỄN THỊ MỸ YÊN
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ


DỤNG TÚI VẢI CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

BÁO CÁO MÔN HỌC


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH NHỰT NGHĨA

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021


i

LỜI CAM ĐOAN


Bài nghiên cứu này là công trình nghiên cứu của cả nhóm, được thực hiện dưới sự chỉ dẫn
của thầy Huỳnh Nhựt Nghĩa. Các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo là hoàn toàn trung thực
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Bên cạnh đó, bài nghiên cứu của nhóm có sử dụng các tài liệu tham khảo đã được trích dẫn
nguồn và chú thích rõ ràng.

Nhóm hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Thành viên nhóm


Hồ Nguyễn Thanh Trà
Phạm Vân Anh
Hoàng Thị Yến Nhi
Nguyễn Thị Mỹ Yên
Nguyễn Thị Phương Nhung
ii
LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài: “ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định sử dụng túi vải của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh”, nhóm chúng em
chân thành cảm ơn thầy Huỳnh Nhựt Nghĩa trường Đại học Kinh Tế - Tài Chính Thành
phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và đóng góp các ý kiến để nhóm có
thể hoàn thành bài nghiên cứu một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, cảm ơn sự giúp đỡ và hợp tác của người dân trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh rất nhiều vì đã giành thời gian hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát, đây là căn cứ
quan trọng giúp nhóm hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình.
Vì mặt kiến thức chuyên môn và thời gian hạn chế, nên bài nghiên cứu còn nhiều
thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô và mọi người để
bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
iii
TÓM TẮT
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG TÚI VẢI CỦA
NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay không chỉ của thế
giới mà còn của nước Việt Nam ta, đặc biệt là ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí
Minh. Vấn đề đặt ra là phải làm như thế nào để nâng cao hơn nữa nhận thức và thái độ của
khách hàng trước tác hại của túi nilon hay nói cách khác là những lợi ích về môi trường
mà túi vải mang lại, đây chính là những thách thức mà các doanh nghiệp nên giải quyết để
có thể thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng đối với túi vải. Chính vì đều này nên
nhóm đã lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng túi vải của người
dân tại thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu với mục tiêu phân tích được quyết
định chọn của người dân về sử dụng túi vải tại thành phố Hồ Chí Minh.

Đề tài được thực hiện dựa trên các nội dung cơ bản của lý thuyết các nhân tố quyết định
mua hàng, về hành vi dự định và mô hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng. Dựa trên các cơ
sở các lý thuyết này, nhóm chúng tôi đã xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất cho đề tài .
Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thiết
kế bản câu hỏi cho việc thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm thu thập lý thuyết,
thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn sử dụng túi vải của người dân.
Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, khảo sát 138 người dân
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thu được 131 câu trả lời hợp lệ đã được đưa vào phân
tích. Kết quả cho thấy có 3 nhóm nhân tố: quan tâm môi trường, lợi ích sử dụng túi vải và
truyền thông có tác động thuận chiều đến quyết định sử dụng của người dân. Trong đó
nhóm nhân tố quan tâm môi trường tác động mạnh nhất đến quyết định của người tiêu
dùng, lợi ích sử dụng túi vải tác động mạnh thứ hai và sau cùng là nhóm nhân tố truyền
thông.

Trên cơ sở kết quả này, nhóm đã đưa ra các các hàm ý giúp nâng cao thái độ và sự hiểu
biết quan tâm đến môi trường nhằm tăng cường ý định tiêu dùng thúc đẩy hành vi mua túi
vải của người dân. Đồng thời, cung cấp thông tin thực sự hữu ích cho các doanh nghiệp
trong việc xây dựng chính sách gia tăng sử dụng túi vải. Ngoài ra nhóm cũng đã đưa ra
một số hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
iv
ABSTRACT
FACTORS AFFECTING THE DECISION TO USE CANVAS BAGS OF PEOPLE
LIVING IN HO CHI MINH CITY

Environmental pollution is currently of top concern not only of the world but also of our
country, especially in big cities like Ho Chi Minh City. The problem is how to further
improve the awareness and attitude of customers about the harmful effects of plastic bags
or in other words the environmental benefits that canvas bags bring. Because of this, the
group has chosen the topic "Factors affecting the decision to use canvas bags of people
living in Ho Chi Minh City " as the research topic to analyze the decision of the people to
choose. People use cloth bags in Ho Chi Minh City.

Based on the studied theories, our group has built a proposed research model for the topic.
Preliminary research by qualitative research method is carried out through the design of a
questionnaire for discussion with group members to collect theories and information about
factors affecting the decision to use the product. people use cloth bags. Formal research by
quantitative research method, surveying 138 people in Ho Chi Minh City, 131 valid
answers were included in the analysis. The results show that there are 3 groups of factors:
environmental concerns, benefits of using canvas bags, and communication that have a
positive impact on people's decision to use. In which, environmental factors have the
strongest impact on consumer’s decisions.

Based on these results, the group has proposed implications to help improve the attitude
and understanding of caring for the environment to enhance consumer intentions to
promote people's buying behavior of cloth bags. At the same time, providing information
that is useful for businesses in developing policies to increase the use of canvas bags. In
addition, the group also gave some limitations of the topic and suggested future research
directions.
v
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i

LỜI CÁM ƠN .................................................................................................................... ii

TÓM TẮT ......................................................................................................................... iii

ABSTRACT ...................................................................................................................... iv

MỤC LỤC.......................................................................................................................... v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... x

DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................... xii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................................ 1


1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu chi tiết ............................................................................................ 2
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 3
1.3.1. Nghiên cứu định tính .................................................................................... 3
1.3.2. Nghiên cứu định lượng ................................................................................. 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4
1.4.1. Đối tượng ...................................................................................................... 4
1.4.2. Phạm vi ......................................................................................................... 4
1.5. Đóng góp của đề tài ............................................................................................ 4
1.5.1. Về mặt lý thuyết............................................................................................ 4
1.5.2. Về mặt thực tiễn ............................................................................................ 4
1.5.3. Về mặt xã hội ................................................................................................ 4
1.6. Bố cục của đề tài ................................................................................................. 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT .................................................................... 6


vi
2.1. Khái niệm về quyết định mua hàng ...................................................................... 6
2.2. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................ 6
2.2.1. Lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng ( Theory of
Consumer behavior: Concepts and Applications) ....................................................... 6
2.2.2. Lý thuyết về hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - Fishbein & Ajzen,
1980) (TRA) ................................................................................................................ 9
2.2.3. Lý thuyết về hành vi dự định ( Theory of Planned Behavior) (TPB) .............. 11
2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan ..................................................................... 11
2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................ 14
2.4.1. Giả thuyết ........................................................................................................ 14
2.4.2. Mô hình đề xuất ............................................................................................... 20

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................... 21


3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 21
3.2. Thiết kế thang đo .................................................................................................. 23
3.2.1. Thang đo “Thái độ, nhận thức với môi trường”.............................................. 23
3.2.2. Thang đo “Chất lượng sản phẩm” ................................................................... 24
3.2.3. Thang đo “Độ nhạy cảm về giá” ..................................................................... 25
3.2.4. Thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi” ....................................................... 25
3.2.5. Thang đo “Mẫu mã của sản phẩm” ................................................................. 26
3.2.6. Thang đo “Chính sách khuyến khích của Chính phủ” .................................... 26
3.2.7. Thang đo “Chuẩn mực chủ quan” ................................................................... 27
3.2.8. Thang đo “Ảnh hưởng của hoạt động marketing xanh” ................................. 28
3.2.9. Thang đo “Kỳ vọng vào cuộc sống tốt đẹp” ................................................... 28
3.2.10. Thang đo “Ý thức trách nhiệm” .................................................................... 29
3.2.11. Thang đo “Quyết định mua túi vải” .............................................................. 29
3.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................... 30
3.3.1. Xác định cỡ mẫu .............................................................................................. 30
3.3.2. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................... 30
3.4. Phương pháp xử lí ................................................................................................ 31
3.4.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo ........................................................................ 31
3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................... 31
vii
3.4.3. Phân tích tương quan - hồi quy........................................................................ 32

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 34


4.1. Thống kê mô tả ..................................................................................................... 34
4.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy .............................................................................. 36
4.2.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Thái độ, nhận thức đối với môi trường”
................................................................................................................................... 36
4.2.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Chất lượng sản phẩm” ..................... 36
4.2.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Độ nhạy cảm về giá” ....................... 37
4.2.4. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi” ......... 38
4.2.5. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Mẫu mã sản phẩm” ......................... 38
4.2.6. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Chính sách khuyến khích của Chính
phủ” ........................................................................................................................... 39
4.2.7. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Nhận thức chuẩn mực chủ quan” .... 40
4.2.8. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Ảnh hưởng của hoạt động marketing
xanh” ......................................................................................................................... 40
4.2.9. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Kỳ vọng vào cuộc sống tốt đẹp” ..... 41
4.2.10. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Ý thức trách nhiệm” ...................... 41
4.2.11. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Quyết định mua túi vải” ................ 42
4.3. Kết quả xoay nhân tố khám phá ......................................................................... 43
4.3.1. Kết quả xoay nhân tố khám phá biến độc lập .................................................. 43
4.3.2. Kết quả xoay nhân tố biến phụ thuộc .............................................................. 46
4.4. Kết quả hồi quy đa biến ....................................................................................... 47
4.4.1. Kiểm định tương quan ..................................................................................... 47
4.4.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình ................................................................ 49
4.4.3. Hồi quy đa biến ............................................................................................... 50

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................. 53


5.1. Kết luận ................................................................................................................. 53
5.2. Đề xuất hàm ý quản trị ........................................................................................ 54
5.2.1. Nhóm yếu tố “Truyền thông”.......................................................................... 54
5.2.2. Nhóm yếu tố “Quan tâm môi trường” ............................................................. 55
viii
5.2.3. Nhóm yếu tố “Lợi ích” .................................................................................... 56
5.3. Các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................... 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 58

PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 1


ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ đầy đủ - Dịch ra Tiếng Việt

TRA Theory of Reasoned Action – Lý


thuyết hành động hợp lý

TPB Theory of Planned Behavior – Lý


thuyết hành vi dự định

KOL Key Opinion Leaders – Người có


tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực
x
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tóm tắt các mô hình nghiên cứu trước đây ...................................................... 13
Bảng 3.1: Thang đo Thái độ, nhận thức về môi trường .................................................... 24
Bảng 3.2: Thang đo Chất lượng sản phẩm........................................................................ 24
Bảng 3.3: Thang đo Độ nhạy cảm về giá
 ........................................................................ 25
Bảng 3.4: Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi ............................................................ 26
Bảng 3.5: Thang đo Mẫu mã của sản phẩm ...................................................................... 26
Bảng 3.6: Thang đo Chính sách khuyến khích của Chính phủ ......................................... 27
Bảng 3.7: Thang đo Chuẩn mực chủ quan ........................................................................ 27
Bảng 3.8: Thang đo Ảnh hưởng của hoạt động marketing xanh ...................................... 28
Bảng 3.9: Thang đo Kỳ vọng vào cuộc sống tốt đẹp ........................................................ 28
Bảng 3.10: Thang đo Ý thức trách nhiệm ......................................................................... 29
Bảng 3.11: Thang đo Quyết định mua túi vải ................................................................... 29
Bảng 3.12: Thông tin các biến .......................................................................................... 33
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát các biến nhân khẩu học ......................................................... 34
Bảng 4.2: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Thái độ, nhận thức đối với môi trường”
........................................................................................................................................... 36
Bảng 4.3: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Chất lượng sản phẩm” ........................ 37
Bảng 4.4: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Độ nhạy cảm về giá” .......................... 37
Bảng 4.5: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi” ............ 38
Bảng 4.6: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Mẫu mã sản phẩm” ............................. 38
Bảng 4.7: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Chính sách khuyến khích của Chính phủ”
........................................................................................................................................... 39
Bảng 4. 8: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Nhận thức chuẩn mực chủ quan” ...... 40
Bảng 4.9: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo“Ảnh hưởng của hoạt động marketing xanh
”......................................................................................................................................... 40
Bảng 4.10: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Kỳ vọng vào cuộc sống tốt đẹp” ...... 41
Bảng 4.11: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Ý thức trách nhiệm” ......................... 42
Bảng 4.12: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Quyết định mua túi vải” ................... 42
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các biến độc lập ................................... 43
xi
Bảng 4.14: Kết quả phân tích nhân tố khám phá .............................................................. 44
Bảng 4.15: Kiểm định KMO và Bartlett thang đo biến “Quyết định mua túi vải” .......... 46
Bảng 4.16: Kết quả phân tích nhân tố - Thang đo Quyết định mua túi vải ...................... 46
Bảng 4.17: Kết quả phân tích tương quan ........................................................................ 47
Bảng 4.18: Phân tích phương sai ANOVA ....................................................................... 49
Bảng 4.19: Mức độ giải thích của mô hình lần 1 .............................................................. 49
Bảng 4.20: Mức độ giải thích của mô hình lần 2 .............................................................. 50
Bảng 4.21: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định mua túi vải lần
1......................................................................................................................................... 51
Bảng 4.22: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định mua túi vải lần
2......................................................................................................................................... 51
xii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng ......................................................... 6
Hình 2.3: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý................................................................. 10
Hình 2.4: Mô hình lý thuyết hành vi dự định ................................................................... 11
Hình 2. 5: Mô hình nghiên cứu đề xuất hoàn chỉnh.......................................................... 20
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 23
Hình 4.1: Mô hình kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua túi vải Thành
phố Hồ Chí Minh .............................................................................................................. 52
1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


1.1. Tính cấp thiết của đề tài
- Tầm quan trọng, bối cảnh, hiện trạng của vấn đề nghiên cứu
Ngành công nghiệp sản xuất vải đang giữ vị trí vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực
khác nhau như may mặc, nông nghiệp, địa chất, xây dựng, ô tô,… Hiện nay, tốc độ xuất
khẩu vải đang tăng nhanh trên thế giới, chủ yếu là do nhu cầu về các sản phẩm chất lượng
từ các nhà sản xuất ở Mexico, Canada và Trung Quốc. Tại Việt Nam, chủ yếu các sản phẩm
từ ngành vải xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản do được miễn thuế nhờ Hiệp định đối tác
kinh tế Việt Nam – Nhật Bản. Tuy nhiên, số lượng cơ sở sản xuất vải không dệt trong nước
cho đến nay chưa nhiều.
Ngày nay, xu hướng giảm thiểu túi nilon và rác thải nhựa chuyển qua sử dụng các sản
phẩm thân thiện với môi trường như túi vải đang rất được hưởng ứng bởi người tiêu dùng,
đặc biệt là các đơn vị kinh doanh như khách sạn, nhà hàng, cửa hàng thời trang,… Túi vải
có mặt ở hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống của con người từ việc sử dụng trong tiêu
dùng hàng ngày như đi chợ, đi chơi, đi học. Không những vậy nhiều doanh nghiệp hiện
nay còn sử dụng túi vải như một công cụ chính trong chiến dịch marketing của mình. Sản
phẩm này không hề kén người dùng, bất kì ai cũng có thể sử dụng được. Có thể nói, sản
xuất túi vải là một thị trường có tiềm năng rất lớn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, vì
vậy số lượng các doanh nghiệp sản xuất túi vải trong nước ngày càng tăng lên đáng kể.
Đây dự báo sẽ là một ngành tiềm năng trong những năm sắp tới , đặc biệt là với xu hướng
khuyến khích tiêu dùng xanh trên thế giới như hiện nay.

- Thực trạng về các nghiên cứu trước đây liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Việc sử dụng túi vải, ở Việt Nam hiện nay đang khá phổ biến, song số lượng sản phẩm tiêu
thụ túi vải vẫn còn khá thấp so với các loại túi khác. Hiện tại đã có nhiều mô hình, các bài
nghiên cứu về việc sử dụng túi thân thiện với môi trường, tuy nhiên có rất ít bài nghiên cứu
tập trung chủ yếu về việc dùng túi vải, điều đó gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp
đang sản xuất chuyên sâu về túi vải. Bên cạnh đó, phạm vi của các bài nghiên cứu hầu hết
chỉ tập trung tại một thành phố, một tỉnh; ví dụ như luận văn thạc sĩ của bà Võ Thị Bạch
Mai (2014) về “Các nhân tố ảnh hưởng ý định mua sản phẩm túi thân thiện với môi
trường.” chỉ tập trung vào đối tượng là người dân tại thành phố Nha Trang nên khả năng
2
tổng quát hoá chưa cao và kết quả nghiên cứu tại Thành phố Nha Trang sẽ không hoàn
toàn giống với kết quả tại thành phố Hồ Chí Minh. Một số nghiên cứu khác từ bà Phạm
Trần Hạnh Thi (2013) về “Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng túi sinh thái của người
tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh” hay Rian Tough (2007) “ Environmental Impacts
and Policy” đã được thực hiện từ lâu và kết quả từ các nghiên cứu này có lẽ sẽ không còn
phù hợp với xu hướng phát triển ngày nay nữa. Bên cạnh đó, vì thời gian nghiên cứu có
hạn nên các tác giả chỉ tập trung vào một số nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua túi vải
theo hiểu biết của mình trong một phạm vi nhỏ. Rấ t có thể còn nhiều yếu tố tác động
đến quyết định mua túi vải mà các nghiên cứu tiếp theo có thể khám phá để giúp các doanh
nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm này tìm ra các giải pháp marketing hiệu quả hơn.

- Kỳ vọng, đóng góp từ kết quả nghiên cứu cho doanh nghiệp

Bài nghiên cứu là tài liệu tham khảo giúp các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp túi vải
tìm ra được những yếu tố tác động tích cực đến quyết định mua túi vải của người tiêu dùng.
Từ đó các doanh nghiệp dùng những yếu tố này làm cơ sở để đưa ra các hàm ý bán hàng
và marketing sản phẩm hiệu quả hơn.

Với những lý do đó, tôi quyết định chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng túi vải của người dân Thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn mang đến các
doanh nghiệp các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng của khách hàng; từ đó đưa ra
chiến lược và hướng phát triển phù hợp với doanh nghiệp.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
túi vải, từ đó đề xuất hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp thu hút khách hàng mua sản
phẩm của công ty và gia tăng doanh số.

1.2.2. Mục tiêu chi tiết


- Lược khảo lý thuyết: tìm hiểu các đề tài nghiên cứu liên quan đến túi vải hay các
loại túi thân thiện với môi trường
- Xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định sử dụng túi vải của người tiêu
dùng
3
- Đo lường, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới quyết định mua túi vải
- Đề xuất hàm ý quản trị giúp doanh nghiệp thu hút được khách hàng, gia tăng doanh
số.

1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu


- Có những lý thuyết nào liên quan đến quyết định mua túi vải của khách hàng Việt
Nam?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định sử dụng túi vải hoặc những yếu tố nào
có thể làm mạnh hơn hay yếu đi ảnh hưởng của quyết định mua túi vải của người
dân tại thành phố Hồ Chí Minh?
- Mức độ tác động của các yếu tố này tới quyết định mua túi vải của người dân như
thế nào?
- Các hàm ý quản trị để thúc đẩy người dân chuyển sang sử dụng túi vải

1.3. Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng.

1.3.1. Nghiên cứu định tính


Trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết có liên quan đến đề tài được trình bày tại chương 2,
tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu dự kiến và các giả thiết nghiên cứu. Sau đó tiến hành
khảo sát theo nội dung đã được chuẩn bị để khám phá về các nhân tố có ảnh hưởng đến
quyết định mua túi vải. Nghiên cứu được thực hiện điều tra bằng việc sử dụng Google
Form để khảo sát những người dân đã biết hoặc đã mua túi vải đang sinh sống Thành phố
Hồ Chí Minh.

1.3.2. Nghiên cứu định lượng


Nghiên cứu tổng hợp và phân tích các số liệu thu thập từ các cuộc điều tra, từ đó đưa ra
kết quả dựa trên xu hướng của những số liệu đó, với sự hỗ trợ của phần mềm xử lý dữ liệu
thống kê SPSS 20.0 để kiểm định các giả thuyết. Thang đo được kiểm định bằng hệ số
Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tô khám phá EFA. Sau đó, tác giả tiến hành kiểm định
mô hình lý thuyết bằng phương pháp phân tích hồi quy bội qua đó xác định cường độ tác
động của yếu tố tác động đến quyết định mua túi vải của người dân Thành phố Hồ Chí
Minh.
4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng
- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng túi vải của
người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối tượng khảo sát: người dân đang sinh sống trong khu vực Thành phố Hồ Chí
Minh.

1.4.2. Phạm vi
- Thời gian: Thời gian khảo sát được thực hiện trong tháng 10/ 2021. Các tài liệu thu
thập từ bài nghiên cứu, luận văn, các bài báo trên tạp chí khoa học đều có thời hạn
từ năm 2013 trở lại đây.
- Không gian: Điều tra được thực hiện chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh
- Nội dung: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng túi vải

1.5. Đóng góp của đề tài


1.5.1. Về mặt lý thuyết
Đề tài hướng tới việc tìm ra các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở quyết định mua túi vải của
người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó là nguồn tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu
liên quan đến hành vi mua túi vải sau này.

1.5.2. Về mặt thực tiễn


Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu
dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được cung cấp cho các công ty sản xuất túi vải, từ đó
doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu, sở thích của khách hàng và đưa ra các chiến
lược kinh doanh, marketing phù hợp, thúc đẩy người tiêu dùng mua sản phẩm của mình.

1.5.3. Về mặt xã hội


Kết quả luận án đóng góp và làm phong phú hơn cho hệ thống các nghiên cứu về quyết
định mua túi vải và giúp cho các nhà hoạch định chính sách có định hướng tốt hơn với sản
phẩm, có những khuyến khích thích hợp để phát triển tiêu dùng sản phẩm thân thiện với
môi trường, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của xã hội trong hiện tại và tương lai.

1.6. Bố cục của đề tài


Đề tài bao gồm 5 chương:
5
- Chương 1: Tổng quan – Trình bày lý do hình thành đề tài nghiên cứu, các mục
tiêu, đối tượng, phương pháp, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết – Trình bày tổng quan các khái niệm, cơ sở lý thuyết,
từ đó hình thành mô hình nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết cho mô hình nghiên
cứu.
- Chương 3: Thiết kế nghiên cứu – Trình bày cách thức, phương pháp thực hiện
nghiên cứu, điều chỉnh thang đo, cách thức phân tích dữ liệu nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu – Trình bày thông tin về mẫu khảo sát, kiểm định
thang đo, kiểm định giả thuyết nghiên cứu, đánh giá kết quả nghiên cứu.
- Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị – Đề xuất hàm ý quản trị, nêu lên những
hạn chế của nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm về quyết định mua hàng
Theo Kotler, quyết định mua hàng là những phản ứng mà khách hàng thể hiện trong quá
trình trao đổi như hành vi lựa chọn sản phẩm, lựa chọn nhà cung cấp, lựa chọn nhãn hiệu
hay lựa chọn lượng mua của khách hàng. (Kotler, 2012)

Theo Sahar Karimi (2017) thì quyết định mua của người tiêu dùng là các kiểu mẫu hành
vi được xác định trước và đi theo quá trình ra quyết định nhằm đạt được nhu cầu thỏa mãn
về sản phẩm, ý tưởng, dịch vụ.
Theo John Dewey, quyết định mua hàng là giai đoạn thứ tư trong quá trình quyết định của
người tiêu dùng và lúc đó việc mua hàng thực sự diễn ra. Trong thời gian này, người tiêu
dùng hình thành quyết định mua nhãn hiệu mà họ ưa thích nhất trong quá trình họ đánh giá
các lựa chọn thay thế và xác định giá trị mà nó sẽ mang lại cho mình. (Dewey, 1910)
Tóm lại, có nhiều khái niệm về quyết định mua, nhưng nói chung thì quyết định mua là
hành động của người tiêu dùng khi họ liên hệ với các điểm, các kênh bán hàng để mua
hàng hoá dịch vụ sau quá trình xem xét, cân nhắc giữa các nhãn hiệu.

2.2. Cơ sở lý thuyết
2.2.1. Lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng ( Theory of
Consumer behavior: Concepts and Applications)
Mô hình đơn giản cho quá trình quyết định mua của khách hàng và các yếu tố tác động tới
quá trình này của David L. Loudon và Albert J. Della Bitta (1993) đã chỉ ra các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng. Các yếu tố được chia thành 4 nhóm chính:
Văn hóa, Xã hội, Cá nhân và Tâm lý.

Hình 2.1: Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng


Nguồn: (David L.Loudon, Albert J. Della Bitt, 1993)
7
- Yếu tố văn hoá
• Nền văn hóa: Văn hóa là hệ thống những giá trị, đức tính, truyền thống và
chuẩn mực được hình thành và gắn liền với một xã hội nhất định, được lưu
truyề n từ thế hệ này sang thế hệ khác Thái độ của những người có trình độ
văn hóa cao, đối với các sản phẩm rất khác biệt với những người có trình độ
văn hóa thấp. 

• Nhánh văn hóa: Mỗi nền văn hóa có những nhánh văn hóa nhỏ hơn tạo nên
những đặc điểm đặc thù hơn và mức độ hòa nhập với xã hội cho những thành
viên của nó. Cách thức lựa chọn, mua sắm và sử dụng hàng hoá của những
người thuộc nhánh hàng hoá khác nhau là khác nhau.
• Tầng lớp xã hội: Các tầng lớp xã hội là những bộ phận tương đối đồng nhất
và bền vững trong xã hội, được xếp theo theo thứ bậc và gồm những thành
viên có chung những giá trị, nỗi quan tâm và hành vi.
- Yếu tố xã hội
• Địa vị xã hội: Động thái tiêu thụ của khách hàng thường chịu ảnh hưởng
mạnh bởi giai tầng mà họ là thành viên. Điều quan trọng nhất mà doanh
nghiệp cần quan tâm đó là những người cùng chung một địa vị xã hội sẽ có
khuynh hướng xử sự giống nhau trong việc lựa chọn những hàng hoá dịch
vụ mà họ cần mua để thoả mãn nhu cầu, chính vì thế các nhà doanh nghiệp
cũng xem giai tầng xã hội là một cách thức để phân khúc thị trường.
• Nhóm tham khảo: những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến
quyết định của khách hàng. Có những nhóm là nhóm sơ cấp, như gia đình,
bạn bè, hàng xóm láng giềng và đồng nghiệp mà người đó có quan hệ giao
tiếp thường xuyên. Các nghiên cứu cho thấy những lời khuyên trực tiếp
thường có hiệu quả hơn là quảng cáo. Khi lựa một sản phẩm, khách hàng
thường chịu ảnh hưởng mạnh bởi các thông tin truyền miệng từ những thành
viên trong nhóm tham chiếu hơn là từ các thông tin trong quảng cáo hay
người bán hàng.
• Gia đình: là yếu tố có ảnh hưởng mạnh tới hành vi của người mua. Gia đình
bao gồm vợ, chồng và con cái, nơi được xem là: trung tâm mua”. Điều mà
các doanh nghiệp quan tâm nhất khi nghiên cứu gia đình kết hôn là vai trò
ảnh hưởng tương đối của người vợ, người chồng, con cái trong việc mua sắm
8
các loại hàng hoá và dịch vụ cụ thể.Vai trò ảnh hưởng của chống vợ thay đổi
tuỳ thuộc vào loại sản phẩm, vai trò và địa vị họ nắm giữ trong gia đình, trình
độ hiểu biết và kinh nghiệm về các lĩnh vực hàng hoá khác nhau.
- Yếu tố cá nhân
• Tuổi và giai đoạn sống của chu kì: Nhu cầu của mỗi người ở những lứa tuổi
khác nhau sẽ khác nhau. Tính chất tiêu dùng, nhu cầu, tiêu dùng, khả năng
tài chính, sở thích cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn cuộc đời của
mỗi người. Do đó có những hành vi và sự lựa chọn khác nhau trong việc mua
hàng.
• Nghề nghiệp: khách hàng với nghề nghiệp khác nhau thì sẽ có cách tiêu dùng
khác nhau. Chẳng hạn như sự lựa chọn quần áo, giày dép, các hình thức giải
trí, phong cách của một người làm công sẽ khác với những người làm chủ,
giám đốc điều hành của công ty. 

• Hoàn cảnh kinh tế: bao gồm mức chi thiêu của mỗi cá thể, nợ, khả năng vay
muợn, thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm. Hành vi mua sắm của nguời
tiêu dùng chịu ảnh huởng rất lớn từ thu nhập của họ. Lối sống là những hình
thức tồn tại của con người, được thể hiện ra trong hoạt động, sự quan tâm và
niềm tin của họ đối với cuộc sống.
• Nhân cách và tự ý thức: mỗi người đều có một nhân cách khác biệt có ảnh
hưởng đến hành vi của nhóm đó. Ở đây nhân cách là những đặc điểm tâm lý
khác biệt của một người dẫn đến những phản ứng tương đối nhất quán và lâu
bền với môi trường của mình. Hiểu về nhân cách sẽ giúp các doanh nghiệp
phân tích hành vi của người tiêu dùng, đưa ra một mối liên hệ nhất định giữa
kiểu nhân cách và việc lựa chọn hàng hóa hay nhãn hiệu. 

- Yếu tố tâm lý:
• Động cơ là nhu cầu đã trở thành khẩn thiết đến mức độ buộc con người phải
tìm cách và phương thức thỏa mãn nó. Việc thoả mãn nhu cầu sẽ làm giảm
tình trạng căng thẳng bên trong mà cá thể chịu đựng. Tại bất kỳ một thời
điểm nhất định nào con người cũng có nhiều nhu cầu. Một người có động cơ
luôn sẵn sàng hành động.
• Nhận thức: Nhận thức được hiểu như là là “một quá trình thông qua đó cá
thể tuyển chọn, tổ chức và giải thích thông tin tạo ra một bức tranh có ý nghĩa
9
về thế giới xung quanh”. Nhận thức không chỉ phụ thuộc vào những tác nhân
vật lý, mà còn phụ thuộc vào cả mối quan hệ của các tác nhân đó với môi
trường xung quanh và những điều kiện bên trong cá thể đó. 

• Tri thức: mô tả những thay đổi trong hành vi của mỗi nguời được bắt nguồn
từ kinh nghiệm, hiểu biết. Các nhà lý luận về tri thức cho rằng tri thức của
một người được tạo ra thông qua sự tác động qua lại của những thôi thúc, tác
nhân kích thích, những tấm gương, những phản ứng đáp lại và sự củng cố.
• Niềm tin và thái độ: Niềm tin được xây dựng trên những tri thức thực tế,
những ý kiến và lòng tin. Con người có lòng tin thì họ mới có thể hành động.
Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của một cá thể. Việc xác định thái độ rất
quan trọng vì nó là nhân tố tác động mạnh mẽ đến hành vi của họ. Các doanh
không chỉ đưa ra những chiến lược Marketing để phù hợp với thị trường mà
còn phải thay đổi thái độ của khách hàng theo chiều hướng có lợi nhất cho
công ty.

2.2.2. Lý thuyết về hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - Fishbein & Ajzen,
1980) (TRA)
Lý thuyết hành động hợp lý mô tả mối quan hệ giữa niềm tin, thái độ, chuẩn mực, ý định
và hành vi do Fishbein (1967) xây dựng và được phát triển, kiểm định bởi Ajzen và
Fishbein (1975). Mục đích của TRA là dự đoán và hiểu hành vi của một cá nhân bằng cách
xem xét ảnh hưởng của cảm xúc cá nhân (thái độ) và áp lực xã hội được nhận thức (chuẩn
mực chủ quan). Bên cạnh việc biết một cá nhân thực hiện hành vi và tần suất của nó, các
nhà nghiên cứu cũng quan tâm đến việc tại sao mọi người thực hiện hoặc không hành động,
điều gì quyết định sự lựa chọn của họ và những biến thể bên ngoài ảnh hưởng như thế nào
đến quyết định của họ.
10

Hình 2.2: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý


(Nguồn (Ajzen Martin, Fishbein, 1970))

Trong mô hình này, thái độ của khách hàng được hiểu là việc đo lường niềm tin của khách
hàng đối với sản phẩm hoặc đo lường nhận thức của khách hàng về các thuộc tính của sản
phẩm. Khách hàng có thái độ ưa thích nói chung đối với những sản phẩm mà họ đánh giá
“dương tính” và họ có thái độ không thích đối với những sản phẩm mà họ đánh giá “âm
tính”. Thái độ phản đối của những người ảnh hưởng càng mạnh và người tiêu dùng càng
gần gũi với những người này thì càng có nhiều khả năng người tiêu dùng điều chỉnh xu
hướng mua sản phẩm của mình. Và ngược lại, mức độ ưa thích của người tiêu dùng đối
với sản phẩm sẽ tăng lên nếu có một người nào đó được người tiêu dùng ưa thích cũng ủng
hộ mua sản phẩm này.

Để hiểu rõ được xu hướng mua, chúng ta phải đo lường thành phần chủ quan mà nó ảnh
hưởng đến xu hướng mua của người tiêu dùng. Chuẩn chủ quan có thể được đo lường một
cách trực tiếp thông qua việc đo lường cảm xúc của người tiêu dùng về phía những người
có liên quan (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp...) sẽ nghĩ gì về dự định mua của họ, những
người này thích hay không thích họ mua sản phẩm, dịch vụ đó. Đây là sự phản ánh việc
hình thành thái độ chủ quan của họ.
11
Mô hình TRA là một loạt các liên kết những thành phần thái độ. Thái độ không ảnh hưởng
mạnh hoặc trực tiếp đến hành vi mua. Tuy nhiên, thái độ có thể giải thích trực tiếp được
xu hướng mua. Xu hướng mua thể hiện trạng thái xu hướng mua hay không mua một sản
phẩm trong thời gian nhất định. Trước khi tiến đến hành vi mua thì xu hướng mua đã được
hình thành trong suy nghĩ của người tiêu dùng. Vì vậy, xu hướng mua là yếu tố dự đoán
tốt nhất hành vi mua của khách hàng.

2.2.3. Lý thuyết về hành vi dự định ( Theory of Planned Behavior) (TPB)


Ajzen (1991) đã bổ sung và phát triển lý thuyết hành động hợp lý để xây dựng nên một mô
hình lý thuyết mới giải thích hành vi của khách hàng đó là lý thuyết hành vi dự định để
hoàn thiện khả năng dự đoán hành vi của người tiêu dùng. Lý thuyết về hành vi dự định
vẫn sử dụng thái độ, các chuẩn chủ quan đã có trong lý thuyết hành động hợp lý nhưng bổ
sung thêm nhân tố kiểm soát hành vi nhận thức để dự đoán “ý định”. Lý thuyết hành vi dự
định cho rằng ý định của một người, khi kết hợp với kiểm soát hành vi cảm nhận, sẽ giúp
dự đoán hành vi với độ chính xác cao hơn các mô hình trước đó. Cả lý thuyết hành động
hợp lý và lý thuyết hành vi dự định đều dựa trên giả thuyết hành vi là kết quả của một quyết
định có ý thức theo một cách nhất định. Tuy nhiên, lý thuyết hành động hợp lý chỉ được
sử dụng cho các hành vi dưới sự kiểm soát của một người trong khi đó lý thuyết hành vi
dự định xem xét sự kiểm soát hành vi do người đó nhận thức được như một biến số. Sự
kiểm soát hành vi ở đây được hiểu là sự nhận thức của con người về các nguồn lực, cơ hội
và sự hỗ trợ để thực hiện hành vi cụ thể (Ajzen, 1991)

Hình 2.3: Mô hình lý thuyết hành vi dự định


(Nguồn: (Ajzen, 1991))

2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan


Nghiên cứu của Trần Minh Thu (2020): “Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản
12
phẩm có bao bì thân thiện với môi trường của khách hàng cá nhân ở Việt Nam” được thực
hiện bằng việc khảo sát 100 khách hàng thông qua bảng câu hỏi chi tiết và sử dụng phần
mềm xử lý dữ liệu thống kê SPSS 20. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định mua sản phẩm có bao bì thân thiện với môi trường bao gồm (1) Thái độ với
môi trường, (2) Thái độ với sản phẩm, (3) Chuẩn mực chủ quan về sản phẩm, (4) Nhận
thức về môi trường, (5) Chất lượng của bao bì, (6) Độ nhạy cảm về giá của khách hàng,
(7) Chính sách khuyến khích tiêu dùng của chính phủ.

Nghiên cứu của Võ Thị Bạch Hoa (2014): “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường” khảo sát 430 người dân sinh sống ở trung
tâm Thành phố Nha Trang và dựa trên mô hình thuyết TRA, và mô hình thuyết TPB. Kết
quả nghiên cứu cho thấy có 3 yếu tố tác động đến ý định mua túi thân thiện với môi trường
bao gồm (1) Ý thức trách nhiệm, (2) Nhận thức kiểm soát hành vi, (3) Ảnh hưởng của hoạt
động marketing xanh

Bài đăng trên Tạp chí Khoa học của Lê Chí Công và Hoàng Thị Thu Phương (2020):“ Các
yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi polymer của khách du lịch quốc tế tại Nha
Trang“ thực hiện nghiên cứu với 250/260 phiếu câu hỏi hợp lệ, phần mềm SmartPLS và
mô hình PLS-SEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng túi polymer của khách du lịch, bao gồm (1) Thái độ, (2) Chuẩn chủ quan, (3) Kiểm
soát hành vi nhận thức đến ý định sử dụng.

Nghiên cứu của Hoàng Thị Mai và các tác giả (2013): “Thay thế thói quen xã hội trong
việc sử dụng túi nilon bằng túi vải” được thực hiện bằng 6 cuộc phỏng vấn sâu bán cấu
trúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố bao gồm (1) Thái độ với môi trường, (2) Giá
cả sản phẩm, (3) Chất lượng sản phẩm, (4) Mẫu mã của sản phẩm

Bài đăng trên Tạp chí Khoa học của Cái Trịnh Minh Quốc và các tác giả (2020) được thực
hiện bằng cách khảo sát trực tiếp 283 người tiêu dùng với việc sử dụng mô hình phương
trình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling) và mô hình mở rộng của
thuyết hành vi hoạch định. Kết quả nghiên cứu cho thấy 4 yếu tố ảnh hưởng đến ý định và
hành vi sử dụng túi thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại các siêu thị trên địa
bàn Thành phố Huế bao gồm (1) Thái độ đối với sản phẩm túi thân thiện môi trường, (2)
13
Chuẩn đạo đức cá nhân, (3) Kỳ vọng về cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ tương lai, (4) Các
chương trình marketing xanh tại siêu thị.

Từ kết quả của những bài nghiên cứu trước, tác giả có bảng như sau tổng hợp các yếu tố
như sau:

Bảng 2.1: Tóm tắt các mô hình nghiên cứu trước đây
Tác giả / Các Trần Minh Võ Thị Bạch Lê Chí Công và Hoàng Thị Mai Cái Trịnh Minh
yếu tố Thu (2020) Hoa (2014) Hoàng Thị Thu và cộng sự Quốc và cộng sự
Phương (2020) (2013) (2020)

Thái độ với môi


x x x
trường

Thái độ với sản


x x
phẩm

Chuẩn mực chủ


x x
quan

Nhận thức về
x
môi trường

Chất lượng sản


x x
phẩm

Độ nhaỵ cảm về
x x
giá

Thái độ đối với


túi thân thiện x
môi trường

Chính sách
khuyến khích x
của chính phủ

Mẫu mã của sản


x
phẩm

Nhận thức kiểm


x
soát hành vi

Kiểm soát hành


vi nhận thức đến x
ý định sử dụng
14
Ảnh hưởng của
hoạt động x x
marketing xanh

Kỳ vọng vào
cuộc sống tốt x
đẹp

Ý thức trách
x
nhiệm

Chuẩn đạo đức


x
cá nhân

(Nguồn từ kết quả khảo sát của đề tài)


2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất
2.4.1. Giả thuyết
- Thái độ, nhận thức với môi trường
Ý thức bảo vệ môi trường là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng túi
vải của người dân. Nhận thức có thể được xem là một động lực chính của hành vi tiêu
dùng, là tác nhân bên trong người tiêu dùng nhằm thúc đẩy hoặc kìm hãm hành vi của họ.
Nhận thức của bản thân về vấn đề môi trường đóng vai trò như một động lực giúp khách
hàng sử dụng túi vải. Một người luôn nhìn nhận bản thân mình có những đặc điểm của một
người quan tâm tới môi trường và hành động vì môi trường rõ ràng là trong ý thức của họ,
môi trường đóng một vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống và từ đó quyết định mua sản
phẩm của họ sẽ thiên theo khuynh hướng mua những sản phẩm thân thiện hơn với môi
trường. Người có sự tự nhận thức về môi trường cao sẽ có khả năng hành động thân thiện
với môi trường mạnh mẽ hơn và sẽ nhận thức các vấn đề về môi trường như một phần trách
nhiệm của bản thân, có xu hướng biểu hiện những ý định tiêu dùng có lợi cho môi trường.
Giả thuyết H1: Nhận thức về môi trường ảnh hưởng đến quyết định mua túi vải.

- Chất lượng sản phẩm

Túi vải được thiết kế tối ưu hóa năng lượng và vật liệu sản xuất, được làm từ những vật
liệu thân thiện với môi trường, và không gây hại tới sinh vật trong suốt thời gian tồn tại.
Túi vải có độ bền và độ chắc chắn cao, không dễ bị rách hỏng hay mục nát, do đó người
dân có thể đựng thỏa thích đồ nặng trong túi mà không sợ chúng bị rách hay bị đứt quai,
thích hợp cho việc mang theo trong những chuyến đi xa và cần phải mang theo nhiều đồ
15
đạc. Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua hàng. Một người tiêu dùng
trước khi quyết định mua sẽ cân nhắc số tiền họ bỏ ra và giá trị sử dụng mà họ nhận được
lại phải tương đương với số tiền đó. Chính vì vậy, khi quyết định ra mắt trên thị trường
một sản phẩm nào, các doanh nghiệp cũng cần đảm bảo rằng sản phẩm đó có chất lượng
tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng. Một sản phẩm có chất lượng sẽ lấy được lòng tin và
sự tín nhiệm từ phía khách hàng. Nếu sản phẩm đó đáp ứng được các yêu cầu của khách
hàng, họ sẽ không ngần ngại quay lại cũng như giới thiệu sản phẩm đó đến nhiều người
hơn. Chất lượng của sản phẩm được thể hiện ở nhiều khía cạnh, từ mẫu mã, màu sắc, kiểu
dáng đến thị hiếu của người tiêu dùng.

Giả thuyết H2: Chất lượng của túi vải ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm.

- Độ nhạy cảm về giá 


Dựa vào bài nghiên cứu của Hoàng Thị Mai, Lê Thị Hương, Nguyễn Thị Huệ, Hoàng Thị
Trúc Quỳnh (2013), ta biết được giá cả đại diện cho lượng kinh tế mà khách hàng sẵn lòng
bỏ ra để trao đổi lấy hàng hóa theo mong muốn, nhu cầu của họ. Do đó, giá cả xuất hiện
trong mọi ý định tiêu dùng. Giá cả có tác động lớn đến quyết định mua hàng, nếu giá của
sản phẩm cao thì nó có thể cản trở ý định hành vi cũng như quyết định mua sản phẩm,
ngược lại, với mức giá thấp thì nó sẽ khuyến khích khách hàng tiêu dùng tiêu thụ nó. Các
khuyến mãi cũng có tác động tích cực tới mối quan hệ giữa quyết định mua và hành vi tiêu
dùng. Nếu doanh nghiệp có những kế hoạch khuyến khích mua, giảm giá sản phẩm, hay
những biện pháp tác động đến độ nhạy cảm về giá như mua nhiều sản phẩm nhưng tính
tiền ít thì khách hàng sẽ có nhiều khả năng quyết định là mua túi vải nhiều hơn. Trong
nghiên cứu này, tôi sẽ xem xét đến độ nhạy cảm về giá của người dân tại Thành phố Hồ
Chí Minh thay vì xem xét sự tăng giảm giá của túi vải. Nếu như độ nhạy cảm với giá của
khách hàng càng cao thì khi có thêm bất kỳ chương trình khuyến mãi, hoặc giảm giá nào
mà khách hàng có ý định mua từ trước, quyết định mua sẽ dễ dàng được đưa ra hơn đối với
trường hợp giá của túi vải cao. Còn nếu như khách hàng ít nhạy cảm với giá thì rõ ràng
ngay cả các chương trình khuyến mãi rầm rộ cũng ít có khả năng tác động tới quyết định
mua hàng thực sự của họ, thậm chí có thể còn gây ức chế tiêu dùng do tín hiệu giảm giá
của túi vải.

Giả thuyết H3: Độ nhạy cảm về giá có ảnh hưởng đến quyết định mua túi vải
16
- Nhận thức kiểm soát hành vi
Theo bài nghiên cứu của Võ Thị Bạch Hoa (2014), nhận thức kiểm soát hành vi là cảm
nhận của cá nhân về việc dễ hay khó khi thực hiện hành vi đó. Nó biểu thị mức độ kiểm
soát việc thực hiện hành vi chứ không phải là kết quả của hành vi. Trong bối cảnh tiêu
dùng xanh, kiểm soát hành vi mô tả cảm nhận của người tiêu dùng về sự sẵn có các nguồn
lực cần thiết, rào cản, độ dễ dàng thực hiện việc tiêu dùng xanh. Nhận thứ c kiểm soát
hành vi trong nghiên cứu này là việc dễ dàng hay khó khăn khi mua túi vải và việc quyết
định mua là do quyết tâm của bản thân. .

Giả thuyết H4: Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tích cực đến quyết định mua sản
phẩm túi vải

- Chuẩn mực chủ quan

Theo nghiên cứu của Trần Thị Thu (2020), chuẩn mực chủ quan là áp lực xã hội mà người
tiêu dùng cảm nhận khi thực hiện hành vi. Cụ thể, chuẩn chủ quan là khả năng cảm nhận
của các cá nhân về những người khác quan trọng trong môi trường sống của họ, mong
muốn họ ứng xử theo một cách thức nhất định, theo một chuẩn mực nhất định. Trong
nghiên cứu này, chuẩn chủ quan được xem xét dưới góc độ là áp lực của những người khác
đối với một người về ý định sử dụng túi vải, chẳng hạn áp lực của gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp.

Sự thỏa mãn khi thực hiện một hành vi của người tiêu dùng thường có sự đóng góp từ các
thành viên khác trong gia đình họ và môi trường xã hội dường như có tầm quan trọng thiết
yếu trong việc hình thành nên quyết định mua. Một người cảm thấy ý định của họ sẽ được
ủng hộ khi những người quan trọng đối với họ ủng hộ họ thực hiện hành vi. Chuẩn chủ
quan phụ thuộc nhiều vào tình huống và hành vi nghiên cứu, trong một số tình huống cụ
thể, chuẩn chủ quan là một nhân tố dự báo chủ yếu cho ý định và hành vi.

Giả thuyết H5: Người dân càng bị ảnh hưởng bởi chuẩn mực chủ quan càng nhiều thì họ
càng có quyết định mua túi vải.

- Mẫu mã của sản phẩm


17
Ngày nay, con người càng có nhu cầu cao về mặt thẩm mĩ. Những sản mới ra mắt nhưng
lại có thể chiếm thị phần lớn và nhanh chóng trở nên tên tuổi chỉ với việc mẫu mã sản phẩm
được thiết kế bắt mắt, hợp thời trang và xu hướng thẩm mỹ. Dựa vào đó, túi vải có thiết kế
càng bắt mắt thì sẽ càng thu hút và chiếm được thiện cảm của khách. Bên cạnh đó, giá trị
của túi cũng được nâng lên khi những đường may, mũi chỉ, thiết kế được thêu, in ấn cẩn
thận và bao bì đóng gói kỹ càng. Khách hàng từ đó sẽ không tiếc để chi mạnh cho những
sản phẩm đẹp. Đây chính là xu hướng và nó cũng giúp cho người mua nâng tầm giá trị bản
thân. Ngoài ra, Chất lượng của sản phẩm một phần cũng sẽ được thể hiện qua chính bao bì
sản phẩm. Trên thực tế, đã có rất nhiều sản phẩm thuộc dòng cao cấp nhưng lại bị người
mua liệt vào dòng sản phẩm giá rẻ bởi bao bì của nó chưa thực sự xứng tầm với giá cả của
nó. Cụ thể, một chiếc túi vải với thiết kế đa dạng và bắt mắt sẽ giúp doanh nghiệp thể hiện
được chất lượng sản phẩm và uy tín của mình. Đây cũng là một cách để xây dựng thương
hiệu vô cùng hiệu quả bởi sản phẩm chính là kênh tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên nhất
với khách hàng.

Giả thuyết H6: Mẫu mã của túi vải càng bắt mắt, đa dạng thì người dân càng có quyết định
mua túi vải.

- Chính sách khuyến khích của Chính phủ

Mọi hoạt động kinh tế diễn ra trong xã hội đều có phụ thuộc vào các chính sách điều hành
của chính phủ. Các hoạt động sẽ diễn ra thuận lợi hơn nếu được chính phủ tạo điều kiện
hay khuyến khích, ngược lại nếu chính sách chính phủ cản trở hay là rào cản thì khả năng
các hoạt động xã hội đó là thấp. Hiện nay, các chính sách khuyến khích sử dụng túi vải của
chính phủ đóng vai trò định hướng cho cả xã hội tiêu dùng bền vững và lành mạnh hơn.
Trong mô hình hành vi tiêu dùng tổng thể của khách hàng quan tâm đến môi trường của
Rylander và Allen, chính sách khuyến khích của chính phủ đóng vai trò là yếu tố bên ngoài,
tác động đến mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng. Đối với doanh nghiệp, các
chính sách khuyến khích của chính phủ cũng giúp doanh nghiệp có thể chuyển đổi sản xuất
từ phương thức truyền thống sang các phương thức sản xuất các mặt hàng thân thiện với
môi trường thuận lợi hơn. Đối với người tiêu dùng, các chính sách khuyến khích của chính
phủ có thể giúp họ tiếp cận và dần chuyển hướng sang sử dụng các sản phẩm thân thiện
với môi trường, cụ thể là túi vải. Thông qua các chương trình giáo dục, tuyên truyền chính
phủ sẽ thay đổi thái độ của người dân trở nên thân thiện, quan tâm tới môi trường, có thái
18
độ đúng đắn với túi vải. Tại Việt Nam, vai trò của chính sách khuyến khích của chính phủ
ít khi được xem xét trong các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua túi vải.
Các nghiên cứu đó thường chỉ tập trung vào các yếu tố vi mô, trong phạm vi cá nhân hoặc
doanh nghiệp. Đây cũng là một khía cạnh cần được khảo sát. Quyết định mua hàng của
người dân sẽ được đưa ra dễ dàng hơn khi được chính phủ khuyến khích tiêu dùng.

Giả thuyết H7: Nếu càng có nhiều chính sách khuyến khích tiêu dùng túi vải của Chính
phủ thì quyết định mua túi vải sẽ càng mạnh hơn.

- Ảnh hưởng của hoạt động marketing xanh

Theo nghiên cứu của Võ Thị Bạch Hoa (2014), marketing xanh bao gồm tất cả các hoạt
động được thiết kế để tạo ra và tạo điều kiện trao đổi nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn
của con người đồng thời tối thiểu các tác động bất lợi đến môi trường tự nhiên (Polonsky,
1994). Như vậy, các công cụ tiếp thị được thực hiện bởi các tổ chức môi trường được hiểu
là hoạt động marketing xanh. Trong đó, người tiêu dùng sẽ được cung cấp thông tin về tác
động môi trường của sản phẩm, từ đó đưa ra quyết đinh nên tiêu dùng sản phẩm nào. Các
nghiên cứu khác trước đây cho thấy rằng các sản phẩm xanh từ các nhà bán lẻ hàng đầu
chẳng hạn như Walmart, Home Depot, và Kroger Co đã tạo nên sự khác biệt trong thái độ
của người tiêu dùng. Người tiêu dùng không sẵn sàng trả tiền nhiều hơn cho các sản phẩm
xanh trong quá khứ nhưng có thể sẵn sàng để làm điều đó ngay bây giờ nếu họ nhận được
sự hiểu biết về sản phẩm xanh, sự động viên tuyên truyền khuyến khích, hỗ trợ từ các hoạt
động marketing xanh của các doanh nghiệp, tổ chức môi trường. Các doanh nghiệp về túi
vải có thể liên tục thể hiện cam kết bảo vệ môi trường vì hiện nay phát triển định hướng
môi trường xanh có xu thế giành được sự trung thành lớn hơn từ khách hàng. Bên cạnh đó,
một doanh nghiệp khi đi theo định hướng phát triển thân thiện với môi trường, sẽ khiến
khách hàng cảm nhận rằng doanh nghiệp có một triển vọng có nhiệm vụ và nhận thức vì
cộng đồng. Từ đó tạo nên một hình ảnh đẹp về thương hiệu trong mắt người dùng ở thời
điểm hiện tại và tương lai.

Giả thiết H8: Ảnh hưởng của marketing xanh có tác động tích cực đến quyết định mua túi
vải của người dân.

- Kỳ vọng vào cuộc sống tốt đẹp


19
Theo lý thuyết TRA và lý thuyết TPB, các ảnh hưởng xã hội thông thường được giả sử để
nắm bắt cảm nhận của cá nhân về những người quan trọng trong môi trường sống của họ,
và cách mà những người đó mong muốn họ ứng xử theo một cách thức nhất định (Ajzen,
1991). Nói cách khác, ảnh hưởng xã hội được định nghĩa dưới góc độ sự chấp nhận các kỳ
vọng của những người khác, chẳng hạn kỳ vọng của gia đình. Hầu hết các nghiên cứu cho
rằng, xã hội có tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc giải thích quyết định mua hàng của
người tiêu dùng (Miniard, P. W., & Cohen, J. B. , 1983), và hành vi của họ (Thogersen,
2002). Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của sự kỳ vọng về cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ
tương lai có thể hiểu là sự mong muốn về một môi trường trong sạch, mong muốn giảm
thiểu thiên tai do biến đổi khí hậu, bệnh tật do ô nhiễm môi trường gây ra cho thế hệ tương
lai, những điều này tác động đến quyết định mua túi vải để đáp ứng những kỳ vọng của họ.

Giả thuyết H9: Kỳ vọng về cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ tương lai ảnh hưởng tích cực đến
quyết định mua túi vải

- Ý thức trách nhiệm

Ý thức là sự nhận thức về tồn tại của bản thân, về vai trò bổn phận và trách nhiệm của mình
đối với gia đình và xã hội. Một người có ý thức là người ít để người khác phải nhắc nhở về
thái độ hành vi và cách ứng xử của mình, một người có tinh thần trách nhiệm họ luôn tự
đặt trách nhiệm lên vai mình, có những việc không ai bắt buộc họ phải làm hay phải thực
hiện họ vẫn làm và tự thấy mình phải có trách nhiệm với những việc đó. Ý thức trách nhiệm
là biết xây dựng những cái tốt và mang lại lợi ích công, để tạo nên cái tốt chung cho cả
cộng đồng và đó cũng là chăm lo cho cái tốt riêng. Ý thức trách nhiệm cũng là một trong
những yếu tố tạo nên chuẩn chủ quan theo mô hình TPB có ảnh hưởng đến ý định mua
hoặc sử dụng của người tiêu dùng. Trong nghiên cứu này là ý thức trách nhiệm của bản
thân người mua đối với nhân loại, xã hội để bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sinh tồn cho
nhân loại và bảo vệ sức khỏe của bản thân chúng ta.

Giả thuyết H10: Ý thức trách nhiệm có tác động tích cực đến quyết định mua túi vải
20

2.4.2. Mô hình đề xuất

Thái độ, nhận thức đối với


môi trường

Chất lượng sản phẩm

Độ nhạy cảm về giá

Kiểm soát hành vi

Mẫu mã của sản phẩm Yếu tố ảnh


hưởng đến
quyết định
Chính sách khuyến khích sử dụng túi
của Chính phủ vải

Chuẩn mực chủ quan

Ảnh hưởng của hoạt động


marketing

Kỳ vọng vào cuộc sống tốt


đẹp

Ý thức trách nhiệm

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất hoàn chỉnh

(Nguồn từ kết quả khảo sát của đề tài)


21
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu là vấn đề được đặt ra như là một khó khăn, một vấn đề cần được giải
quyết. Trong bước này, tác giả tìm ra vấn đề cần nghiên cứu, tìm hiểu xem điều gì gây ảnh
hưởng nhất đến các doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở để đặt ra mục tiêu nghiên cứu.
Như vậy, trong bài nghiên cứu này, vấn đề được đặt ra là các doanh nghiệp sản xuất túi vải
làm thế nào để tác động tích cực đến quyết định mua túi vải của người dân ở Thành phố
Hồ Chí Minh.
Bước 2: Đưa ra mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu định ra phương hướng để người nghiên cứu xây dựng phương
pháp nghiên cứu phù hợp, từ lựa chọn đối tượng, thiết kế nghiên cứu, tới cỡ mẫu đến cách
xây dựng các chỉ số, rồi từ đó thu thập, phân tích số liệu để cho ra kết quả nhằm đạt
được mục tiêu đặt ra.
Mục tiêu trong nghiên cứu này là để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
mua túi vải, từ đó đề xuất cho các doanh nghiệp thiết lập phương pháp phù hợp để nâng
cao doanh số bán hàng.

Bước 3: Tổng hợp cơ sở lý thuyết

Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, tác giả nghiên cứu các tài liệu, luận văn luận án, tạp chí
khoa học cụ thể là mô hình TPB, TRA để làm luận điểm khoa học cho đề tài nghiên cứu
của mình. Dựa trên những cơ sở lý thuyết đã tổng hợp, tác giả sẽ đề xuất mô hình nghiên
cứu và chuẩn bị cho những bước tiếp theo.

Bước 4: Xây dựng mô hình nghiên cứu

Dựa trên việc tổng hợp lý thuyết đã trình bày, tác giả sẽ hệ thống lại các yếu tố ảnh hưởng
đến vấn đề nghiên cứu, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu bao gồm
các mũi tên một chiều, dùng để thể hiện mối quan hệ nguyên nhân vào kết quả, hay còn
gọi là các giả thiết nghiên cứu.
Bước 5: Thiết kế bảng khảo sát

Trong bước này, tác giả sẽ thiết kế thang đo và bảng khảo sát bằng Google Form. Thang
22
đo được dựa trên các lý thuyết và các thang đo đã kiểm định ở Việt Nam và các nước khác
trên thế giới. Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính, thang đo sẽ được điều chỉnh và bổ
sung cho phù hợp với đặc điểm về văn hóa xã hội, điều kiện kinh tế ở Thành phố Hồ Chí
Minh và phù hợp với sản phẩm nghiên cứu là túi vải. Các biến được đo bằng thang đo
Likert 5 điểm, lựa chọn số 1 nghĩa là hoàn toàn không đồng ý với phát biểu và lựa chọn số
5 là hoàn toàn đồng ý với phát biểu, trừ các biến về thông tin cá nhân của người tiêu dùng.
Dựa vào đó thiết kế bảng câu hỏi Google Form và tiến hành khảo sát.

Bước 6: Khảo sát chính thức

Tác giả sử dụng phương pháp khảo sát bằng Google Form để thu thập dữ liệu, đối tượng
được mời để phỏng vấn là những người đã biết hoặc đã từng mua túi vải, số lượng mẫu
câu hỏi dự kiến phát ra là 140 mẫu.

Mục tiêu của nghiên cứu chính thức nhằm kiểm định lại mô hình lý thuyết đã đặt ra và
nhận dạng các yếu chính tác động đến quyết định mua túi vải của người dân ở thành phố
Hồ Chí Minh.

Bước 7: Xử lí dữ liệu

Dữ liệu đã thu thập được từ bảng khảo sát được tác giả phân tích và xử lí bằng phần mềm
SPSS 20.0. Nghiên cứu tập trung vào khảo sát các yếu tố tác động tới quyết định mua túi
vải của người dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Số liệu thu thập được từ điều tra sẽ được phân tích và xử lý theo trình tự sau: 


- Nhập liệu
- Làm sạch số liệu
- Kiểm định độ tin cậy của thang đo
- Phân tích nhân tố
- Phân tích tương quan

Bước 8: Đề xuất hàm ý quản trị cho doanh nghiệp


23
Sau khi đã phân tích dữ liệu, tác giả đưa ra kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua túi vải của người dân, từ đó đưa ra các hàm ý quản trị tương ứng nhằm giúp
doanh nghiệp có chính sách bán hàng và Marketing sản phẩm phù hợp.
Toàn bộ quy trình nghiên cứu được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:
Xác định vấn đề nghiên
cứu

Đưa ra mục tiêu nghiên


cứu

Tổng hợp cơ sở lý
thuyết

Xây dựng mô hình


nghiên cứu

Thiết kế bảng khảo sát

Khảo sát chính thức

Xử lí dữ liệu
(Phần mềm SPSS)

Đề xuất hàm ý quản trị


cho doanh nghiệp

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu


(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
3.2. Thiết kế thang đo
3.2.1. Thang đo “Thái độ, nhận thức với môi trường”
Biến quan sát thái độ với môi trường: là sự thể hiện cả m xúc với một người, vật hay
hành vi mà cụ thể là các đối tượng liên quan đến môi trường (Newhouse, 1990). Thang đo
“Thái độ, nhận thức với môi trường” dựa trên thang đo của Schuhwerk và Lefkoff Hagius
(1995), Hui-hui Zhao a, Qian Gao, Yao-ping (2013), Ooi, J. M., Kwek, C. L., & Tan, H.
P., (2012), Võ Thị Bạch Hoa (2014) gồm 04 biến quan sát được mã hóa từ TĐMT1 đến
TĐMT4.

24
Bảng 3.1: Thang đo Thái độ, nhận thức về môi trường

Kí hiệu Biến quan sát Nguồn

TĐMT1 Tôi lo ngại các vấn đề về ô nhiễm môi Hui-hui Zhao a, Qian Gao,
trường. Yao-ping (2013)

TĐMT2 Tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh Schuhwerk và Lefkoff


hưởng tới cuộc sống của tôi. Hagius, 1995

TĐMT 3 Tôi cho rằng cần những biện pháp bả o Ooi, J. M., Kwek, C. L., &
vệ môi trường là cần thiết tại Việt Nam. Tan, H. P., 2012

TĐMT4 Việc sử dụng túi vải đem lại lợi ích lớn Võ Thị Bạch Hoa (2014)
cho môi trường.

(Nguồn: Tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)
3.2.2. Thang đo “Chất lượng sản phẩm”
Bên cạnh yếu tố không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cho khách hàng thì túi
vải phải bảo vệ sản phẩm, kinh tế, truyền tải thông tin, phù hợp, bảo đảm. Thang đo “Chất
lượng sản phẩm” dựa trên thang đo của Trần Minh Thu (2020) gồm 04 biến quan sát được
mã hóa từ CLSP1 đến CLSP4.


Bảng 3.2: Thang đo Chất lượng sản phẩm

Kí hiệu Biến quan sát Nguồn

CLSP1 Tôi tin rằng túi vải bền như các loại túi Trần Minh Thu (2020)
khác

CLSP2 Tôi tin rằng túi vải bảo vệ được sản phẩm Trần Minh Thu (2020)
đựng bên trong túi

CLSP3 Tôi tin rằng túi vải thuận tiện như các loại Trần Minh Thu (2020)
túi khác

CLSP4 Tôi nghĩ rằng túi vải có thể thu hút sự chú Trần Minh Thu (2020)
ý của người tiêu dùng như các loại túi
khác
25
(Nguồn: Tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)

3.2.3. Thang đo “Độ nhạy cảm về giá”


Nếu doanh nghiệp có những kế hoạch khuyến khích mua, giảm giá sản phẩm, hay những
biện pháp tác động đến độ nhạy về giá như mua nhiều sản phẩm nhưng tính tiền ít sản
phẩm hơn thì khách hàng sẽ có nhiều khả năng quyết định là mua loại sản phẩm đó (Hoàng
Thị Bảo Thoa , 2016). Thang đo “Độ nhạy cảm về giá” dựa trên thang đo của Trần Minh
Thu (2020), Hoàng Thị Bảo Thoa (2016), Mark. G. R., Smith, J. S., Andrews, D. và Cronin
Jr., J. (2013), Nguyen Thu Ha và Gizaw (2014) gồm 05 biến quan sát được mã hóa từ
NCVG1 đến NCVG5.

Bảng 3.3: Thang đo Độ nhạy cảm về giá


Kí hiệu Biến quan sát Nguồn

NCVG1 Tôi vẫn sẽ mua túi vải dù giá đắt hơn các Trần Minh Thu (2020)
loại túi khác

NCVG2 Giá cả của túi vải tương đối ổn định Nguyen Thu Ha và Gizaw
(2014)

NCVG3 Tôi sẽ mua túi vải khi được tặng kèm quà Mark. G. R., Smith, J. S.,
Andrews, D. và Cronin Jr.,
J., 2013

NCVG4 Tôi sẽ mua túi vải khi có giảm giá Hoàng Thị Bảo Thoa (2016)

NCVG5 Giá của túi vải phù hợp với thu nhập của Trần Minh Thu (2020)
tôi

(Nguồn: Tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)

3.2.4. Thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi”


Kiểm soát hành vi cảm nhận là cảm giác của một người về sự khó khăn hay dễ dàng ra sao
trong việc thực hiện một hành vi (Ajzen, 1991). Thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi”
dựa trên thang đo của của Võ Thị Bạch Hoa (2014), gồm 04 biến quan sát được mã hóa từ
KSHV1 đến KSHV4.
26

Bảng 3.4: Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi


Kí hiệu Biến quan sát Nguồn

KSHV1 Khi tôi muốn, tôi có thể dễ dàng lựa chọn Võ Thị Bạch Hoa (2014)
việc mua túi vải

KSHV2 Tôi có thể tự quyết định việc mua túi vải Võ Thị Bạch Hoa (2014)

KSHV3 Đối với tôi, sử dụng túi vải là một việc rất Võ Thị Bạch Hoa (2014)
dễ dàng.

KSHV4 Việc lựa chọn mua túi vải hoàn toàn phụ Võ Thị Bạch Hoa (2014)
thuộc vào bản thân tôi.

(Nguồn: Tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)

3.2.5. Thang đo “Mẫu mã của sản phẩm”

Thang đo “Mẫu mã của sản phẩm” dựa trên thang đo của Hoàng Thị Mai và các tác giả
(2013), gồm 03 biến quan sát được mã hóa từ MMSP1 đến MMSP3.

Bảng 3.5: Thang đo Mẫu mã của sản phẩm

Kí hiệu Biến quan sát Nguồn

MMSP1 Tôi cảm thấy túi vải có kiểu dáng đa dạng Hoàng Thị Mai và các tác
hơn so với các loại túi khác giả (2013)

MMSP2 Tôi quan tâm đến mẫu mã của túi vải hơn Hoàng Thị Mai và các tác
là chất lượng giả (2013)

MMSP3 Tôi cảm thấy túi vải hiện nay được may Hoàng Thị Mai và các tác
rất tỉ mỉ, tinh tế giả (2013)

(Nguồn: Tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)

3.2.6. Thang đo “Chính sách khuyến khích của Chính phủ”

Mọi hoạt động diễn ra trong xã hội đều có phụ thuộc vào các chính sách điều hành của
chính phủ. Thang đo “Chính sách khuyến khích của Chính phủ” dựa trên thang đo của
27

Trần Minh Thu, gồm 03 biến quan sát được mã hóa từ CSCP1 đến CSCP3.

Bảng 3.6: Thang đo Chính sách khuyến khích của Chính phủ

Kí hiệu Biến quan sát Nguồn

CSCP1 Tôi cho rằng chính phủ cần có chính sách Trần Minh Thu (2020)
trợ giá cho túi vải

CSCP2 Tôi nghĩ rằng Chính sách của chính phủ Trần Minh Thu (2020)
có vai trò quan trọng trong việc khuyến
khích người dân sử dụng túi vải

CSCP3 Tôi cho rằng các chính sách hiện tại của Trần Minh Thu (2020)
Chính phủ trong việc khuyến khích người
dân mua túi vải là hiệu quả

(Nguồn: Tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)

3.2.7. Thang đo “Chuẩn mực chủ quan”


Chuẩn mực chủ quan là ảnh hưởng từ xã hội, áp lực mà cá nhân nhận thấy từ những
đánh giá của người khác về một hành vi là nên thực hiện hay không nên thực hiện, chuẩn
mực chủ quan được cho rằng có ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng (Rajiv N. Rimal và Kevin
Real, 2003). Thang đo “Chuẩn mực chủ quan” dựa trên thang đo của Trần Minh Thu
(2020), Lê Chí Công và Hoàng Thị Thu Phương (2020), Zhao và các đồng nghiệp (2013),
Nolan và đồng nghiệp (2008) gồm 04 biến quan sát được mã hóa từ CMCQ1 đến CMCQ4.

Bảng 3.7: Thang đo Chuẩn mực chủ quan


Kí hiệu Biến quan sát Nguồn

CMCQ1 Những người quan trọng với tôi khuyến Bindah và Othman, 2012
khích tôi mua túi vải

CMCQ2 Khi đi mua sắm, tôi bị ảnh hưởng bởi số Zhao và các đồng nghiệp
đông (2013)

CMCQ3 Mua túi vải giúp tôi được đánh giá cao Trần Minh Thu (2020)
trong mắt mọi người.
28

CMCQ4 Những người tôi quen thường xuyên sử Nolan và đồng nghiệp
dụng túi vải. (2008)

(Nguồn: Tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)

3.2.8. Thang đo “Ảnh hưởng của hoạt động marketing xanh”


Thang đo “Ảnh hưởng của hoạt động marketing xanh” dựa trên thang đo của Võ Thị Bạch
Hoa (2014), Cái Trịnh Minh Quốc và các tác giả (2020) gồm 03 biến quan sát được mã
hóa từ MKT1 đến MKT3.

Bảng 3.8: Thang đo Ảnh hưởng của hoạt động marketing xanh

Kí hiệu Biến quan sát Nguồn

MKT1 Tôi quan tâm nhiều hơn đến túi vải qua Võ Thị Bạch Hoa (2014)
các chiến dịch quảng bá marketing xanh
từ các phong trào bảo vệ môi trường

MKT2 Tôi quan tâm nhiều hơn đến túi vải qua Cái Trịnh Minh Quốc và
các chiến dịch quảng bá marketing xanh các tác giả (2020)
từ các siêu thị

MKT3 Tôi cảm thấy hoạt động marketing xanh Võ Thị Bạch Hoa (2014)
ảnh hưởng rất lớn trong việc khuyến
khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm
xanh chẳ ng hạn như túi vải

(Nguồn: Tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)

3.2.9. Thang đo “Kỳ vọng vào cuộc sống tốt đẹp”


Thang đo “Kỳ vọng vào cuộc sống tốt đẹp” dựa trên thang đo của Cái Trịnh Minh Quốc
và các tác giả (2020) gồm 03 biến quan sát được mã hóa từ KV1 đến KV3.

Bảng 3.9: Thang đo Kỳ vọng vào cuộc sống tốt đẹp


Kí hiệu Biến quan sát Nguồn

KV1 Tôi mong muốn thế hệ tương lai sẽ được Cái Trịnh Minh Quốc và
sống trong môi trường trong lành hơn. các tác giả (2020)
29
KV2 Tôi mong muốn thế hệ tương lai không Cái Trịnh Minh Quốc và
phảI gánh chịu những hậu quả thiên tai các tác giả (2020)
nặng nề do biến đổi khí hậu.

KV3 Tôi mong muốn thế hệ tương lai khỏe Cái Trịnh Minh Quốc và
mạnh, giảm thiểu số người mắc bệnh do các tác giả (2020)
các loại túi độc hại chẳng hạn như túi
nilon gây ra

(Nguồn: Tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)

3.2.10. Thang đo “Ý thức trách nhiệm”


Thang đo “Ý thức trách nhiệm” dựa trên thang đo của Võ Thị Bạch Hoa (2014) gồm 03
biến quan sát được mã hóa từ YTTN1 đến YTTN3.

Bảng 3.10: Thang đo Ý thức trách nhiệm


Kí hiệu Biến quan sát Nguồn

YTTN1 Tôi sử dụng túi vải để giảm thiểu lượng Võ Thị Bạch Hoa (2014)
rác thải túi nilon

YTTN2 Tôi sử dụng túi vải vì muốn tốt cho môi Cái Trịnh Minh Quốc và
trường các tác giả (2020)

YTTN3 Tôi sử dụng túi vải vì tôi hiểu tầm quan Cái Trịnh Minh Quốc và
trọng của nó đối với môi trường các tác giả (2020)

(Nguồn: Tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)

3.2.11. Thang đo “Quyết định mua túi vải”


Thang đo “Quyết định mua túi vải” dựa trên thang đo Zaeema và Hassan (2016) gồm 04
biến quan sát được mã hóa từ QDM1 đến QDM4.
Bảng 3.11: Thang đo Quyết định mua túi vải
Kí hiệu Biến quan sát Nguồn
30
QDM1 Tôi nghĩ mua túi vải quyết định đúng đắn. Zaeema và Hassan (2016)

QDM2 Khi mua sắm, tôi sẽ chọn mua túi vải. Zaeema và Hassan (2016)

QDM3 Tôi sẽ giới thiệu người thân mua túi vải. Zaeema và Hassan (2016)

QDM4 Tôi tin rằng mua túi vải đáng giá số tiền Zaeema và Hassan (2016)
tôi bỏ ra.

(Nguồn: Tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)

3.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu


3.3.1. Xác định cỡ mẫu
Một số nhà nghiên cứu khác không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà đưa ra tỉ
lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng. Đối với phân tích nhân tố, kích thước
mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa trong phân tích nhân tố Hoàng Trọng và
Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 4 hoặc 5 lần số lượng
biến. Trong nghiên cứu này có tất cả 33 biến quan sát cần tiến hành phân tích, vì vậy số
mẫu tối thiểu cần thiết là 36 x 5 = 180.

Theo Tabachnick và Fidell (1996) về xác định kích thước mẫu trong phân tích hồi quy đa
biến thì cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức:

n = 50 + (8 x m) (m: số biến độc lập)


Trong mô hình của nghiên cứu này xác định có 10 biến độc lập, như vậy kích thước mẫu
tối thiểu cần có để đáp ứng độ tin cậy của phân tích hồi quy đa biến là: n = 50 + (8 x 10),
vậy tối thiểu kích thước mẫu của nghiên cứu hồi quy đa biến phải đạt là n = 130.
Kết luận: Do thời gian nghiên cứu có hạn cùng với yếu tố dịch bệnh, tác giả sẽ gửi đi tổng
số phiếu khảo sát là 145 phiếu (loại trừ những khảo sát không đạt yêu cầu).
3.3.2. Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu trong đề tài này là phương pháp chọn mẫu phi xác suất hay còn
gọi là phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Nhà nghiên cứu sẽ tiếp cận với các đối tượng
nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện, có nghĩa là nhà nghiên cứu có thể chọn các đối
tuợng mà họ có thể tiếp cận được (Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2009) chẳng
hạn như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…. Ưu điểm của phương pháp này là dễ tiếp cận
31
đối tượng nghiên cứu và thường sử dụng khi bị giới hạn về thời gian và chi phí. Tuy nhiên,
phương pháp này có nhược điểm là tính đại diện không cao. Trong nghiên cứu này, tác giả
sẽ gửi phiếu khảo sát đến bạn bè, người thân hiện đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí
Minh.

3.4. Phương pháp xử lí


Với kết quả dữ liệu thu về, sau khi hoàn tất việc gạn lọc, kiểm tra, mã hóa, nhập liệu và
làm sạch dữ liệu, tác giả sẽ tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20 với một số
phương pháp phân tích như sau:

3.4.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo


Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và
tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan
giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ
các biến của mỗi người trả lời.

Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạ n
chế biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta không thể biết được chính
xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến. Theo đó, chỉ những biến có hệ số tương
quan tổng biến phù hợp (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có hệ số
Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào
phân tích những bước tiếp theo (Jum C Nunnally; Ira H Bernstein, 1994)

3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA


Phân tích nhân tố khám phá là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng trong
trường hợp mối quan hệ giữa các biến quan sát và biến tiềm ẩn là không rõ ràng hay không
chắc chắn. Phân tích EFA được tiến hành theo kiểu khám phá để xác định theo phạm vi,
mức độ tương quan giữa các biến quan sát và các nhân tố cơ sở, cũng như sự phân biệt rõ
ràng giữa các nhân tố, làm nền tảng cho một tập hợp các phép đo để rút ngắn hay giảm bớt
số biến quan sát tải lên các nhân tố cơ sở.

Phân tích nhân tố bao gồm các bước:


Bước 1: Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố đối với các dữ liệu ban đầu bằng
32
chỉ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) và giá trị thống kê Barlett. Tiêu chuẩn đánh giá:

- Chỉ số KMO > 0,5


- Mức ý nghĩa quan sát nhỏ (sig < 0,05)
Ø Các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân tố
(EFA) là thích hợp.


Bước 2: Tiếp theo, phương pháp trích nhân tố và phương pháp xoay nhân tố sẽ được tiến
hành để xác định số lượng các nhân tố được trích ra và xác định các biến thuộc từng nhân
tố.
Tiêu chuẩn đánh giá:

- Chỉ những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 sẽ được giữ lại trong mô hình phân
tích, vì những nhân tố này có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn so với những nhân
tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1.
- Tổng phương sai trích lớn hơn 50% để chứng tỏ mô hình trên phù hợp với dữ liệu
phân tích.
- Hệ số Factor loading: là hệ số tương quan đơn giữa biến và nhân tố. Điều kiện: hệ
số factor loading > 0,5. Biến sẽ thuộc nhân tố nào mà tại đó biến có hệ số factor
loading lớn nhất. Những biến nào không thoả các tiêu chuẩn trên sẽ bị loại.

Bước 3: Kiểm định lại độ tin cậy của thang đo các nhân tố này bằng hệ số Cronbach’s
Alpha.

3.4.3. Phân tích tương quan - hồi quy


Phân tích tương quan để lượng hoá mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng: mối
quan hệ giữa các yếu tố ả nh hưởng và quyết định mua túi vải. Xác định hướng của mối
quan hệ bằng cách kiểm tra xem hệ số tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng và quyết định
mua túi vải. Khi hệ số tương quan (r) âm là các nhân tố có tác động không tích cực và khi
hệ số tương quan (r) dương có nghĩa các nhân tố tác động tích cực đến quyết định mua túi
vải. Xác định độ lớn của tương quan bằng cách kiểm tra độ lớn của hệ số tương quan
Pearson (r):

- r = 0: Nhân tố không ảnh hưởng tới quyết định mua túi vải
- r = -1: Nhân tố ảnh hưởng ngược chiều hoàn toàn với quyết đinh mua túi vải. Nhân
33
tố càng tăng thì khách hàng càng ít quyết định mua túi vải
- r = 1: Nhân tố ảnh hưởng thuận chiều hoàn toàn với quyết đinh mua túi vải. Nhân
tố càng tăng thì khách hàng càng có nhiều quyết định mua túi vải theo tỷ lệ tương
ứng.
- -1 < r <1: Theo Cohen (1988), giữa các nhân tố ảnh hưởng và quyết định mua túi
vải có tương quan với các mức độ khác nhau; r = 0.1 – 0.29 tương quan không chặt,
r = 0.3 - 0.49: tương quan trung bình, r = 0.5 -1 tương quan chặt.

Phân tích hồi qui đa biến nhằm chỉ ra mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
Kết quả phân tích đa biến là một hàm số biểu thị giá trị của biến phụ thuộc thông qua các
biến độc lập. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến giữa từng biến độc lập (khái niệm nghiên
cứu) với biến phụ thuộc (ý định tiêu dùng) cũng như mối tương quan giữa các biến độc
lập. Hàm hồi quy cho biến phụ thuộc quyết định mua túi vải của người dân ở Thành phố
Hồ Chí Minh có dạng hồi quy tổng quát như sau: 𝑌=𝛽𝑋1 +𝛽𝑋2 +⋯+𝛽𝑋10 +𝜀

Bảng 3.12: Thông tin các biến


Tên biến Ký hiệu Giải thích biến

Quyết định mua túi vải Y Biến phụ thuộc

Ảnh hưởng của hoạt động marketing xanh 𝑋1 Biến độc lập

Chính sách khuyến khích của Chính phủ 𝑋2 Biến độc lập

Kỳ vọng vào cuộc sống tốt đẹp 𝑋3 Biến độc lập

Nhận thức chuẩn mực chủ quan 𝑋4 Biến độc lập

Nhận thức kiểm soát hành vi 𝑋5 Biến độc lập

Thái độ, nhận thức đối với môi trường 𝑋6 Biến độc lập

Chất lượng sản phẩm 𝑋7 Biến độc lập

Độ nhạy cảm về giá 𝑋8 Biến độc lập

Mẫu mã sản phẩm 𝑋9 Biến độc lập

Ý thức trách nhiệm 𝑋10 Biến độc lập

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thống kê mô tả
Nghiên cứu được thực hiện với đối tượng khảo sát là người dân đang sinh sống trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng cộng có 138 bảng câu hỏi được phát ra, thu về 138
bảng, loại ra 7 bảng không đạt yêu cầu, còn lại 131, đạt tỷ lệ 94,92%. Bảng câu hỏi được
mã hoá và đưa vào xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích và phân loại 131
người tham gia trả lời theo thành phần giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn khi
được đưa vào xử lý.

Bảng 4.1: Kết quả khảo sát các biến nhân khẩu học
Tần số Tỷ lệ (%)

Giới tính

Nữ 80 61.1

Nam 47 35.9

Khác 4 3.1

Tổng cộng 131 100.0

Nhóm tuổi

18-21 tuổi 112 85.5

22-30 tuổi 13 9.9

31-45 tuổi 4 3.1

Trên 45 tuổi 2 1.5

Tổng cộng 131 100.0

Thu nhập

Dưới 5 triệu 91 69.5


35
Từ 5-10 triệu 25 19.1

Trên 10 triệu 15 11.4

Tổng cộng 131

Trình độ học vấn

Từ trung cấp trở xuống 16 12.2

Cao đẳng 15 11.5

Đại học 94 71.8

Sau đại học 6 4.6

Tổng cộng 131 100.0

(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)

Về giới tính: Kết quả khảo sát cho thấy có 80 nữ (chiếm 61.6%) , 47 nam (chiếm 35.9%)
và 4 giới tính khác (chiếm 3.1%) tham gia khảo sát. Số lượng mẫu có sự chênh lệch lớn về
giới tính, nữ chiếm tỷ lệ phần trăm nhiều hơn. Điều này hoàn toàn đúng với thực tế tại Việt
Nam khi đa số nữ giới mua và sử dụng túi vải.

Về độ tuổi: Theo kết quả khảo sát, số lượng lớn nhất là ở độ tuổi 18-21 tuổi chiếm 85.5%
(112 người). Tiếp theo là độ tuổi từ 22-30 tuổi chiếm 9.9% (13 người) và độ tuổi trên 45
tuổi chiếm 1.5% (2 người), còn lại là nhóm tuổi từ 31- 45 tuổi chiếm 3.1% (4 người). Qua
khảo sát cho thấy chủ yếu người mua và sử dụng túi vải có độ tuổi tập trung vào khoảng
18-21 tuổi. Điều này có nghĩa là túi vải được rất nhiều bạn sinh viên yêu thích và ưa dùng.

Về thu nhập: Nhóm có thu nhập dưới 5 triệu đồ ng/ tháng chiếm 69.5%. Điều này phù
hợp với kết quả khảo sát về độ tuổi khi nhóm có độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm đa số. Hai
nhóm 5 – 10 triệu đồng/tháng và trên 10 triệu đồng/tháng chiếm 30.5%. Như vậy, có thể
thấy độ tuổi sinh viên chiếm ưu thế, đây là những người mới không có việc làm hoặc công
việc chưa ổn định. Điều này cũng tương thích với kết quả về độ tuổi ở phía trên.
36
Về trình độ học vấn: Theo kết quả khảo sát cho thấy, số khách hàng tham gia khảo sát có
trình độ học vấn đại học chiếm tỷ lệ 71.8% (94 người), trình độ trung cấp trở xuống chiếm
12.2% (16 người), trình độ cao đẳng chiếm 11.5% (15 người), trình độ sau đại học chiếm
4.6% (6 người).
4.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy
Thang đo trước hết sẽ được phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, các biến có hệ số
tương quan tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo được chấp nhận
để phân tích trong các bước tiếp theo khi có độ tin cậy Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên (Jum
C Nunnally; Ira H Bernstein, 1994).

4.2.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Thái độ, nhận thức đối với môi trường”
Bảng 4.2: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Thái độ, nhận thức đối với môi trường”

Trung bình Phương sai


Tương Cronbach’s
Biến quan thang đo thang đo
quan biến Alpha nếu
sát nếu loại nếu loại Kết luận
tổng loại biến
biến biến
Thang đo “Thái độ, nhận thức đối với môi trường”: Cronbach’s Alpha = 0.934
TĐMT1 12.63 7.880 0.837 0.919 Biến phù hợp
TĐMT2 12.69 8.632 0.811 0.925 Biến phù hợp
TĐMT3 12.43 8.262 0.881 0.903 Biến phù hợp
TĐMT4 12.61 8.547 0.860 0.910 Biến phù hợp
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)

Kết quả xử lý số liệu SPSS 20 ở bảng 4.2 cho thấy, Cronbach Alpha của nhân tố “Thái độ,
nhận thức với môi trường” là 0.934 nằm trong khoảng từ 0.8 đến 1, chứng tỏ thang đo này
có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, cả 4 biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3
và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của
thang đo này lớn hơn 0.934. Do đó, các biến quan sát được giữ lại và được sử dụng trong
phân tích nhân tố tiếp theo.

4.2.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Chất lượng sản phẩm”
37
Bảng 4.3: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Chất lượng sản phẩm”
Trung bình Phương sai
Tương Cronbach’s
Biến quan thang đo thang đo
quan biến Alpha nếu
sát nếu loại nếu loại Kết luận
tổng loại biến
biến biến
Thang đo “Chất lượng sản phẩm”: Cronbach’s Alpha = 0.891
CLSP1 11.57 7.570 0.704 0.879 Biến phù hợp
CLSP2 11.47 6.789 0.817 0.837 Biến phù hợp
CLSP3 11.43 7.000 0.791 0.847 Biến phù hợp
CLSP4 11.54 7.327 0.728 0.871 Biến phù hợp
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)

Kết quả xử lý số liệu SPSS 20 ở bảng 4.3 cho thấy, Cronbach Alpha của nhân tố “Chất
lượng sản phẩm” là 0.891 nằm trong khoảng từ 0.8 đến 1, chứng tỏ thang đo này có độ tin
cậy cao. Bên cạnh đó, cả 4 biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và không
có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo
này lớn hơn 0.891. Do đó, các biến quan sát được giữ lại và được sử dụng trong phân tích
nhân tố tiếp theo.

4.2.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Độ nhạy cảm về giá”
Bảng 4.4: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Độ nhạy cảm về giá”

Trung bình Phương sai


Tương Cronbach’s
Biến quan thang đo thang đo
quan biến Alpha nếu
sát nếu loại nếu loại Kết luận
tổng loại biến
biến biến
Thang đo “Độ nhạy cảm về giá”: Cronbach’s Alpha = 0.818
NCVG1 15.20 9.468 0.455 0.827 Biến phù hợp
NCVG2 14.89 8.979 0.643 0.775 Biến phù hợp
NCVG3 14.82 7.951 0.709 0.751 Biến phù hợp
NCVG4 14.81 8.586 0.621 0.779 Biến phù hợp
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
38
Kết quả xử lý số liệu SPSS 20 ở bảng 4.4 cho thấy, Cronbach Alpha của nhân tố “Độ nhạy
cảm về giá” là 0.818 nằm trong khoảng từ 0.8 đến 1, chứng tỏ thang đo này có độ tin cậy
cao. Bên cạnh đó, cả 4 biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và không có
trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này
lớn hơn 0.818. Do đó, các biến quan sát được giữ lại và được sử dụng trong phân tích nhân
tố tiếp theo.

4.2.4. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi”
Bảng 4.5: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi”

Trung bình Phương sai


Tương Cronbach’s
Biến quan thang đo thang đo
quan biến Alpha nếu
sát nếu loại nếu loại Kết luận
tổng loại biến
biến biến
Thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi”: Cronbach’s Alpha = 0.922
KSHV1 12.05 6.690 0.748 0.922 Biến phù hợp
KSHV2 12.01 6.408 0.849 0.888 Biến phù hợp
KSHV3 12.02 6.376 0.858 0.885 Biến phù hợp
KSHV4 11.92 6.456 0.823 0.897 Biến phù hợp
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)

Kết quả xử lý số liệu SPSS 20 ở bảng 4.5 cho thấy, Cronbach Alpha của nhân tố “Nhận
thức kiểm soát hành vi” là 0.922 nằm trong khoảng từ 0.8 đến 1, chứng tỏ thang đo này có
độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, cả 4 biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3
và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của
thang đo này lớn hơn 0.922. Do đó, các biến quan sát được giữ lại và được sử dụng trong
phân tích nhân tố tiếp theo.
4.2.5. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Mẫu mã sản phẩm”
Bảng 4.6: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Mẫu mã sản phẩm”

Tương Cronbach’s
Biến quan Trung bình Phương sai
quan biến Alpha nếu
sát thang đo thang đo Kết luận
tổng loại biến
39
nếu loại nếu loại
biến biến
Thang đo “Mẫu mã sản phẩm”: Cronbach’s Alpha = 0.710
MMSP1 6.82 3.115 0.528 0.620 Biến phù hợp
MMSP2 7.37 3.203 0.424 0.758 Biến phù hợp
MMSP3 6.79 3.062 0.655 0.476 Biến phù hợp
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)

Kết quả xử lý số liệu SPSS 20 ở bảng 4.6 cho thấy, Cronbach Alpha của nhân tố “Mẫu mã
sản phẩm” là 0.710 nằm trong khoảng từ 0.7 đến 0.8, chứng tỏ thang đo này có độ tin cậy
chấp nhận được. Bên cạnh đó, cả 3 biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3
và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của
thang đo này lớn hơn 0.710. Do đó, các biến quan sát được giữ lại và được sử dụng trong
phân tích nhân tố tiếp theo.
4.2.6. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Chính sách khuyến khích của Chính
phủ”
Bảng 4.7: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Chính sách khuyến khích của Chính
phủ”

Trung bình Phương sai


Tương Cronbach’s
Biến quan thang đo thang đo
quan biến Alpha nếu
sát nếu loại nếu loại Kết luận
tổng loại biến
biến biến
Thang đo “Chính sách khuyến khích của Chính phủ”: Cronbach’s Alpha = 0.806
CSCP1 7.66 2.720 0.707 0.683 Biến phù hợp
CSCP2 7.59 2.752 0.753 0.647 Biến phù hợp
CSCP3 8.02 2.546 0.539 0.884 Biến phù hợp
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)

Kết quả xử lý số liệu SPSS 20 ở bảng 4.7 cho thấy, Cronbach Alpha của nhân tố “Chính
sách khuyến khích của Chính phủ” là 0.806 nằm trong khoảng từ 0.8 đến 1, chứng tỏ thang
đo này có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, cả 3 biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn
hơn 0.3 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha
40
của thang đo này lớn hơn 0.806. Do đó, các biến quan sát được giữ lại và được sử dụng
trong phân tích nhân tố tiếp theo.
4.2.7. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Nhận thức chuẩn mực chủ quan”
Bảng 4. 8: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Nhận thức chuẩn mực chủ quan”

Trung bình Phương sai


Tương Cronbach’s
Biến quan thang đo thang đo
quan biến Alpha nếu
sát nếu loại nếu loại Kết luận
tổng loại biến
biến biến
Thang đo “Nhận thức chuẩn mực chủ quan”: Cronbach’s Alpha = 0.804
CMCQ1 10.15 5.807 0.658 0.738 Biến phù hợp
CMCQ2 10.27 5.751 0.533 0.799 Biến phù hợp
CMCQ3 10.21 5.246 0.705 0.710 Biến phù hợp
CMCQ4 10.13 5.945 0.591 0.767 Biến phù hợp
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
Kết quả xử lý số liệu SPSS 20 ở bảng 4.8 cho thấy, Cronbach Alpha của nhân tố “Nhận
thức chuẩn mực chủ quan” là 0.804 nằm trong khoảng từ 0.8 đến 1, chứng tỏ thang đo này
có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, cả 4 biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3
và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của
thang đo này lớn hơn 0.804. Do đó, các biến quan sát được giữ lại và được sử dụng trong
phân tích nhân tố tiếp theo.
4.2.8. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Ảnh hưởng của hoạt động marketing
xanh”
Bảng 4.9: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo“Ảnh hưởng của hoạt động marketing
xanh”

Trung bình Phương sai


Tương Cronbach’s
Biến quan thang đo thang đo
quan biến Alpha nếu
sát nếu loại nếu loại Kết luận
tổng loại biến
biến biến
Thang đo “Ảnh hưởng của hoạt động marketing xanh”: Cronbach’s Alpha = 0.868
MKT1 7.66 2.627 0.801 0.767 Biến phù hợp
41
MKT2 7.90 2.752 0.689 0.869 Biến phù hợp
MKT3 7.63 2.619 0.758 0.806 Biến phù hợp
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)

Kết quả xử lý số liệu SPSS 20 ở bảng 4.9 cho thấy, Cronbach Alpha của nhân tố “Ảnh
hưởng của hoạt động marketing xanh” là 0.868 nằm trong khoảng từ 0.8 đến 1, chứng tỏ
thang đo này có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, cả 3 biến quan sát đều có tương quan biến
tổng lớn hơn 0.3 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach
’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0.868. Do đó, các biến quan sát được giữ lại và được sử
dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.
4.2.9. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Kỳ vọng vào cuộc sống tốt đẹp”
Bảng 4.10: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Kỳ vọng vào cuộc sống tốt đẹp”

Trung bình Phương sai


Tương Cronbach’s
Biến quan thang đo thang đo
quan biến Alpha nếu
sát nếu loại nếu loại Kết luận
tổng loại biến
biến biến
Thang đo “Kỳ vọng vào cuộc sống tốt đẹp”: Cronbach’s Alpha = 0.976
KVCS1 8.64 3.293 0.944 0.967 Biến phù hợp
KVCS2 8.62 3.469 0.950 0.962 Biến phù hợp
KVCS3 8.63 3.480 0.950 0.963 Biến phù hợp
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)

Kết quả xử lý số liệu SPSS 20 ở bảng 4.10 cho thấy, Cronbach Alpha của nhân tố “Kỳ
vọng vào cuộc sống tốt đẹp” là 0.976 nằm trong khoảng từ 0.8 đến 1, chứng tỏ thang đo
này có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, cả 3 biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn
hơn 0.3 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha
của thang đo này lớn hơn 0.976. Do đó, các biến quan sát được giữ lại và được sử dụng
trong phân tích nhân tố tiếp theo.
4.2.10. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Ý thức trách nhiệm”
42
Bảng 4.11: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Ý thức trách nhiệm”

Trung bình Phương sai


Tương Cronbach’s
Biến quan thang đo thang đo
quan biến Alpha nếu
sát nếu loại nếu loại Kết luận
tổng loại biến
biến biến
Thang đo “Ý thức trách nhiệm”: Cronbach’s Alpha = 0.952
YTTN1 8.33 3.130 0.909 0.922 Biến phù hợp
YTTN2 8.27 3.062 0.911 0.920 Biến phù hợp
YTTN3 8.37 2.974 0.878 0.947 Biến phù hợp
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)

Kết quả xử lý số liệu SPSS 20 ở bảng 4.11 cho thấy, Cronbach Alpha của nhân tố “Ý thức
trách nhiệm” là 0.952 nằm trong khoảng từ 0.8 đến 1, chứng tỏ thang đo này có độ tin cậy
cao. Bên cạnh đó, cả 3 biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và không có
trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này
lớn hơn 0.952. Do đó, các biến quan sát được giữ lại và được sử dụng trong phân tích nhân
tố tiếp theo.
4.2.11. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Quyết định mua túi vải”
Bảng 4.12: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Quyết định mua túi vải”

Trung bình Phương sai


Tương Cronbach’s
Biến quan thang đo thang đo
quan biến Alpha nếu
sát nếu loại nếu loại Kết luận
tổng loại biến
biến biến
Thang đo “Quyết định mua túi vải”: Cronbach’s Alpha = 0.925
QDM1 11.75 5.759 0.819 0.905 Biến phù hợp
QDM2 11.92 5.924 0.820 0.905 Biến phù hợp
QDM3 11.82 5.715 0.828 0.902 Biến phù hợp
QDM4 11.69 5.771 0.840 0.898 Biến phù hợp
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
Kết quả xử lý số liệu SPSS 20 ở bảng 4.12 cho thấy, Cronbach Alpha của quyết định mua
túi vải là 0.925 nằm trong khoảng từ 0.8 đến 1, chứng tỏ thang đo này có độ tin cậy cao.
43
Bên cạnh đó, cả 4 biến quan sát thành phần của ý định mua sản phẩm có bao bì TTVMT
đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và Cronbach’s alpha nếu loại biến thấp hơn
Cronbach Alpha ban đầu là 0.925. Do đó, các biến quan sát thành phần của quyết định mua
túi vải được giữ lại và không bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.

Nhìn chung, các thang đo trên đều có hệ số Cronbach’s Alpha khá cao (> 0,7). Tất cả các
biến quan sát của thang đo này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 do đó chúng
đều được sử dụng cho phân tích EFA tiếp theo.


4.3. Kết quả xoay nhân tố khám phá


Sau khi kiểm tra tính tin cậy của các thang đo, tác giả tiến hành phân tích khám phá nhân
tố bằng phương pháp EFA. Các biến quan sát sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố
khám phá EFA với các yêu cầu sau: hệ số KMO: 0.5 ≤ KMO ≤ 1 với mức ý nghĩa của
kiểm định Bartlett ≤ 0.05. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0,05) thì các
biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng
Ngọc, 2008).

Trong nghiên cứu này:

- Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố ≤ 0,5 sẽ bị loại.


- Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%
- Điểm dừng khi trích các yếu tố có hệ số Eigenvalue phải có giá trị ≥ 1 (Hoàng
Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
- Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,3 để đảm
bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Nguyễn Đình Thọ, 2011)

4.3.1. Kết quả xoay nhân tố khám phá biến độc lập
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các biến độc lập
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) .906
Giá trị Chi bình phương 3433.856
Kiểm định Bartlett của thang đo
df 378
44
Sig – mức ý nghĩa quan sát .000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả
Từ kết quả kiểm định KMO, tác giả nhận thấy hệ số KMO = 0.906> 0.5 nên EFA phù hợp
dữ liệu. Thống kê Chi-square của kiểm định Bartlett’s với mức ý nghĩa 0.000 do đó các
biến quan sát có tương quan với nhau.

Bảng 4.14: Kết quả phân tích nhân tố khám phá


Hệ số nhân tố tải
Biến quan sát
1 2 3 4

KV1 .873

KV2 .860

KV3 .851

YTTN2 .826

YTTN1 .807

YTTN3 .802

CSCP2 .731

MKT3 .720

CSCP1 .688

MKT1 .680

CLSP3 .807

CLSP2 .726

CLSP1 .722

TĐMT2 .717
45
CLSP4 .686

TĐMT1 .596

NCVG2 .563

MMSP3 .519

CMCQ3 .770

CMCQ4 .740

CMCQ1 .734

NCVG1 .626

CSCP3 .595

CMCQ2 .581

MKT2 .517

NCVG4 .791

NCVG3 .781

MMSP2 .588

Eigenvalue 13.768 2.728 1.715 1.388

Phương sai
49.173% 9.742% 6.126% 4.957%
trích %

Phương sai
49.173% 58.916% 65.042% 69.999%
tích luỹ

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)
Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 (1.388) và với phương pháp rút trích Principal
Components và phép quay Varimax, phân tích nhân tố đã trích được 4 nhân tố từ 28 biến
quan sát và với phương sai trích là 69,999% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu.

46
Từ kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích EFA nêu trên cho thấy thang đo các
yếu tố độc lập đều đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy. Như vậy các thang đo này đạt yêu
cầu tương ứng với các khái niệm nghiên cứu và sẽ được đưa vào các phần nghiên cứu định
lượng chính thức tiếp theo.
Từ các bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá, tác giả phân loại thành 4 yếu tố và điều
chỉnh lại tên biến quan sát như sau:
• Quan tâm môi trường (QTMT) : KV1, KV2, KV3, YTTN1, YTTN2, YTTN3,
CSCP2, CSCP1, MKT3, MKT1
• Lợi ích (LI) : CLSP1, CLSP2, CLSP3,CLSP4, TĐMT1, TĐMT2, NCVG2, MMSP3
• Truyền thông (TT): CMCQ1,CMCQ2, CMCQ3, CMCQ4, NCVG1, MKT2, CSCP3
• Khuyến mãi (KM): NCVG3, NCVG4, MMSP2
4.3.2. Kết quả xoay nhân tố biến phụ thuộc
Bước 1: Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố đối với các dữ liệu ban đầu bằng
chỉ số KMO (Kaiser – Meyer- Olkin) và giá trị thống kê Barlett.

Bảng 4.15: Kiểm định KMO và Bartlett thang đo biến “Quyết định mua túi vải”

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) .857


Giá trị Chi bình phương 392.636

Kiểm định Bartlett của thang đo df 6

Sig – mức ý nghĩa quan sát <.001

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)
Kết quả: Sig <0.0001 và hệ số KMO = 0,857 (giữa 0,5 và 1). Kết quả này chỉ ra rằng các
biến qua sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân tố (EFA) là thích
hợp.

Bước 2: Tiến hành phương pháp trích nhân tố và phương pháp xoay nhân tố

Bảng 4.16: Kết quả phân tích nhân tố - Thang đo Quyết định mua túi vải
Hệ số nhân tố tải

1
47
QDM1 .912

QDM2 .905

QDM3 .900

QDM4 .899

Eigenvalue 3.269

Phương sai trích tích luỹ (%) 81.727

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)
Kết quả phân tích EFA cho thấy, với phương pháp trích nhân tố Principal component, phép
quay Varimax cho phép trích được một nhân tố với 4 biến quan sát và phương sai trích tích
lũy được là 81.727% (> 50%), Giá trị Eigenvalue là 3,269 (đạt yêu cầu Eigenvalue > 1),
các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 => thang đo đạt yêu cầu.
Các
biến đo lường thành phần Quyết định mua túi vải đều được sử dụng trong các phân tích
tiếp theo. Biến phụ thuộc sẽ nhận giá trị trung bình của các biến quan sát tương ứng để sử
dụng cho các phân tích tiếp theo.


4.4. Kết quả hồi quy đa biến


4.4.1. Kiểm định tương quan
Trong phần này, tác giả sẽ phân tích Pearson để kiểm định mối quan hệ tuyến tính giữa các
biến độc lập và các biến phụ thuộc. Như phân tích ở trên, trong nghiên cứu có một biến
phụ thuộc là là quyết định mua túi vải.
Phân tích tương quan được thực hiện giữa biến phụ thuộc Quyết định mua túi vải (QDM)
với các biến độc lập: Quan tâm môi trường (QTMT), lợi ích (LI), truyền thông (TT),
khuyến mãi (KM).

Bảng 4.17: Kết quả phân tích tương quan


QDM QTMT LI TT KM

Pearson .858 1.000 .747 .564 .469


QTMT
Correlation
48
Sig0, (2- .000 . .000 .000 .000
tailed)

Pearson .743 .747 1.000 .577 .556


Correlation
LI
Sig0, (2- .000 .000 . .000 .000
tailed)

Pearson .603 .564 .577 1.000 .562


Correlation
TT
Sig0, (2- .000 .000 .000 . .000
tailed)

Pearson .437 .469 .556 .562 1.000


Correlation
KM
Sig0, (2- .000 .000 .000 .000 .
tailed)

Pearson 1.000 .858 .743 .603 .437


Correlation
QDM
Sig0, (2- . <.001 <.001 <.001 <.001
tailed)

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)

Từ bảng kết quả trên, có thể thấy rằng cả 4 biến độc lập đều có mối quan hệ với biến phụ
thuộc quyết định mua túi vải ở mức 1% (sig<0.01). Dấu dương chứng tỏ mối quan hệ tuyến
tính thuận chiều giữa hai biến. Hệ số tương quan giữa các biến QTMT, LI, TT, KM với
QDM lần lượt là 0.858, 0.743, 0.603,0.437 chứng tỏ biến phụ thuộc và các biến độc lập
này có mối quan hệ tuyến tính dương và tương đối chặt chẽ.
49
Bảng 4.18: Phân tích phương sai ANOVA
Trung bình
Tổng bình Bậc tự do
Mô hình bình F Sig.
phương (df)
phương

Hồi quy 63.199 4 15.800 108.001 <.001b

1 Phần dư 18.433 126 .146

Tổng 81.632 130

a. Biến phụ thuộc: QDM

b. Biến độc lập: QTMT, LI, TT, KM

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)

Trong bảng phân tích phương sai (Bảng 4.18), cho thấy trị số F có mức ý nghĩa với Sig.
<0.001b (< 0,05) có nghĩa mô hình hồi quy tuyến tính đưa ra là phù hợp với dữ liệu thực tế
thu thập được và các biến đưa vào đều có ý nghĩa trong thống kê với mức ý nghĩa 5%.

4.4.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình


Bảng 4.19 cho thấy R2 hiệu chỉnh bằng 0.767 có nghĩa là 76.7% sự biến thiên của QDM
(Quyết định mua túi vải) được giải thích bởi sự biến thiên của 04 biến độc lập: QTMT, LI,
TT, KM.

Bảng 4.19: Mức độ giải thích của mô hình lần 1

Hệ số
R2 hiệu Sai số ước
Mô hình R R2 Durbin –
chỉnh lượng
Watson

1 .880a .774 .767 .38248 2.269

a. Biến độc lập: QTMT, LI, TT, KM

b. Biến phụ thuộc: QDM


50
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)

Bảng Model Summary cho thấy kết quả R bình phương (R Square) và R bình phương hiệu
chỉnh (Adjusted R Square) để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình. Giá trị R bình phương
hiệu chỉnh bằng 0.767 cho thấy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy ảnh hưởng
76,7% sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại 23.3% là do các biến ngoài mô hình và sai
số ngẫu nhiên.

Kết quả bảng này cũng đưa ra giá trị Durbin–Watson để đánh giá hiện tượng tự tương quan
chuỗi bậc nhất. Giá trị DW = 2.269, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết quả không vi
phạm giả định tự tương quan chuỗi bậc nhất (Yahua Qiao, 2011).

Sau khi phân tích hồi quy và loại ra 1 yếu tố, tác giả chạy lại mô hình và cho kết quả bảng
Model Summary dưới đây (4.20)

Bảng 4.20: Mức độ giải thích của mô hình lần 2

Hệ số
R2 hiệu Sai số ước
Mô hình R R2 Durbin –
chỉnh lượng
Watson

1 .878a .771 .766 .38352 2.269

a. Biến độc lập: QTMT, LI, TT, KM

b. Biến phụ thuộc: QDM

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)

Giá trị R bình phương hiệu chỉnh lúc này bằng 0.766 cho thấy các biến độc lập đưa vào
phân tích hồi quy ảnh hưởng 76,6% sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại 23.4% là do
các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.
4.4.3. Hồi quy đa biến
Phân tích hồi quy được thực hiện với 4 biến độc lập bao gồm: Quan tâm môi trường
(QTMT), lợi ích (LI), khuyến mãi (KM), truyền thông (TT). Các biến được đưa vào cùng
một lúc để xem biến nào được chấp nhận.
51
Bảng 4.21: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định mua túi vải
lần 1
Hệ số
Hệ số chưa Thống kê đa
chuẩn
chuẩn hoá cộng tuyến
Mô hình hoá t Sig.
Sai số Dung
B Beta VIF
chuẩn sai
(Hằng số) .041 .201 .204 .839
QTMT .656 .067 .646 9.846 <.001 .858 .659
LI .206 .068 .209 3.035 .003 .743 .261
TT .177 .064 .158 2.778 .006 .603 .240
KM -.066 .051 -.071 -1.300 .196 .437 -.115
a. Biến phụ thuộc: QDM
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, chỉ số Sig của 3 nhân tố (QTMT, LI, TT) là <0.001,
0.003, 0.006 (<0.005), chứng tỏ 3 yếu tố này chấp nhận được. Tuy nhiên, trong 4 yếu tố,
có yếu tố KM có chỉ số Sig 0.196 lớn hơn 0.05. Do đó, yếu tố khuyến mãi bị loại khỏi mô
hình nghiên cứu. Tác giả chạy lại mô hình và thu được kết quả dưới đây.

Bảng 4.22: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định mua túi vải
lần 2

Hệ số
Hệ số chưa Thống kê đa
chuẩn
chuẩn hoá cộng tuyến
Mô hình hoá t Sig.
Sai số Dung
B Beta VIF
chuẩn sai
(Hằng số) .001 .199 .004 .997
QTMT .182 .066 .185 2.780 .006 .743 .240
LI .149 .060 .133 2.476 .015 .603 .215
TT .655 .067 .645 9.805 <.001 .858 .656
a. Biến phụ thuộc: QDM
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)
52
Từ bảng thống kê phân tích các hệ số hồi quy (Bảng 4.22) cho thấy 03 biến độc lập QTMT,
LI,TT có tác động cùng chiều vào biến phụ thuộc QDM vì hệ số hồi quy chuẩn hóa (β)
của các biến này đều dương và có ý nghĩa thống kê . So sánh mức độ tác động của 03 biến
này vào biến phụ thuộc Quyết định mua túi vải (QDM) theo thứ tự giảm dần như sau:
Truyền thông (TT) có tác động mạnh nhất (β3 = 0.645), tiếp theo là biến Quan tâm môi
trường (QTMT) (β1 = 0.185), tiếp đến là biến Lợi ích (β2 = 0.133).

Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa có dạng:

QDM = 0.001 + 0,182*QTMT + 0.149*LI + 0.655*TT

Phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng:


QDM = 0,185*QTMT + 0.133*LI + 0.645*TT

Qua kết quả kiểm định mô hình lý thuyết ta được mô hình điều chỉnh như hình 4.1.

Quan tâm môi trường

Yếu tố ảnh
hưởng đến
Lợi ích quyết định
chọn mua
túi vải

Truyền thông

Hình 4.1: Mô hình kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua túi vải Thành
phố Hồ Chí Minh
(Nguồn: Tác giả thiết lập)
53
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ
Trong chương 5, tác giả sẽ trình bày tóm tắt lại các kết quả chính từ đó đưa ra kết luận và
ý nghĩa của nghiên cứu, đề xuất hàm ý quản trị để gia tăng Quyết định mua túi vải cho
người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chương này gồm 3 phần chính: (1) Kết luận, (2)
Đề xuất hàm ý quản trị, (3) Những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu
tiếp theo.


5.1. Kết luận


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua
túi vải của người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này đã chỉ ra có 3 nhân tố
bao gồm: “Quan tâm môi trường”, “Lợi ích” và “Truyền thông” tác động lên quyết định
chọn mua túi vải của người dân.

Đề tài được thực hiện dựa trên các nội dung cơ bản của lý thuyết chung về hành vi tiêu
dùng và mô hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng như: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý
(Theory of Reasoned Action - TRA) và Mô hình lý thuyết hành vi dự định (Theory of
Planned Behavior - TBP). Trên cơ sở các lý thuyết này, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên
cứu đề xuất cho đề tài bao gồm 10 yếu tố tác động đến quyết định mua túi vải của người
dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Quy trình nghiên cứu của đề tài bao gồm hai giai đoạn: (1) nghiên cứu định tính thông qua
việc thảo luận nhóm để tổng hợp và bổ sung thêm các biến cho thang đo để hiệu chỉnh cho
nghiên cứu định lượng tiếp theo. (2) Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo
sát bằng Google form với kích thước mẫu là 135. Mẫu được lấy theo phương pháp thuận
tiện, phạm vi lấy mẫu là người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Các thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua túi vải được kế thừa từ các
nghiên cứu của Schuhwerk và Lefkoff Hagius (1995), Hui-hui Zhao a, Qian Gao, Yao-
ping (2013), Ooi, J. M., Kwek, C. L., & Tan, H. P., (2012), Võ Thị Bạch Hoa (2014), Trần
Minh Thu (2020), Hoàng Thị Bảo Thoa (2016), Mark. G. R., Smith, J. S., Andrews, D. và
Cronin Jr., J. . (2013), Nguyen Thu Ha và Gizaw (2014, Hoàng Thị Mai và các tác giả
(2013), Cụ thể, đề tài đã đề xuất mô hình nghiên cứu với 10 nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định chọn mua túi vải bao gồm 36 biến quan sát, trong đó mỗi nhân tố có ít nhất là 3 biến
quan sát. Kết quả khảo sát thu được 131 phiếu đạt yêu cầu được làm cơ sở để phân tích.
54
Trong quá trình nghiên cứu định lượng, tác giả đã sử dụng các công cụ phân tích trong
phần mềm SPSS như: Thống kê mô tả các đặc điểm mẫu, đánh giá độ tin cậy của thang đo
(phân tích Cronbach Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy đa biến
và phân tích ANOVA. Kết quả kiểm tra độ tin cậy cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha thang
đo của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đều đạt yêu cầu lớn hơn 0.6. Các biến trong
thang đo đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 3 yếu tố tác động đến Quyết định mua túi vải từ mạnh
nhất đến thấp nhất theo thứ tự sau: Truyền thông (TT) có tác động mạnh nhất (β3 = 0.645),
tiếp theo là biến Quan tâm môi trường (QTMT) (β1 = 0.185), tiếp đến là biến Lợi ích (β2
= 0.133).

5.2. Đề xuất hàm ý quản trị


5.2.1. Nhóm yếu tố “Truyền thông”
Kết quả nghiên cứu cho thấy “Truyền thông” là yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn nhất (β3
= 0.645) đến Quyết định chọn mua túi vải của người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Để gia
tăng Quyết định mua túi vải thông qua yếu tố này tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị
như sau:

Truyền thông là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh sản phẩm của
mình đến đối tượng khách hàng. Do đó, các doanh nghiệp cần đưa ra các hoạt động truyền
tải thông tin, lợi ích sản phẩm đi vào tâm trí người tiêu dùng để thuyết phục họ mua sản
phẩm của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp kinh doanh túi vải, cần chú trọng vào cách
truyền tải thông điệp của công ty đến khách hàng, dựa trên những điểm khác biệt và lợi ích
của túi vải so với các loại túi khác trên thị trường, thuyết phục người mua và khuyến khích
họ tiêu dùng. Công ty có thể truyền tải thông điệp qua các kênh quảng cáo hay các thiết kế
trên các phương tiện truyền thông như áp phích, liên kết với các chương trình marketing
xanh, siêu thị để thúc đẩy quyết định mua túi vải của người dân. Bên cạnh đó, biết sử dụng
Social Media để quảng bá sản phẩm cũng là một lợi thế. Theo Tạp chí Công Thương,
“Thống kê vào 2020, số lượng người dùng Internet ở Việt Nam đã lên đến hơn 65 triệu,
tương đương với 67% tổng dân số.” Các doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng tiềm
năng và định vị thương hiệu của mình qua mạng xã hội. Mạng xã hội tạo ra môi trường để
doanh nghiệp tiếp cận với những đối tượng đa dạng, bắt kịp xu hướng phát triển của thế
55
giới. Ngoài ra hình thức quảng bá sản phẩm thông qua Influencer cũng là một trong những
cách marketing hiệu quả mà nhiều doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng. Khách hàng thay
vì tiếp xúc với các thương hiệu sẽ tiếp xúc với những con người thật ủng hộ các nhãn hàng
đó, hay nói cách khác là Influencer. Influencer có vai trò quan trọng giúp nhãn hàng truyền
đạt thông điệp một cách tinh tế hơn để có thể “chạm” đến được khách hàng của mình.
Bên cạnh đó, hiện nay có rất nhiều nhãn hàng sử dụng túi vải để marketing quảng bá thương
hiệu của họ. Các nhãn hàng có thể kể đến là The Coffee House, Liber, Circle K, Cellphone
S,… Doanh nghiệp sản xuất túi vải có thể liên kết với các nhãn hàng này, vừa là đối tác
kinh doanh, đôi bên cùng phát triển, vừa là để nâng cao doanh số bán hàng hiệu quả. Ngoài
ra, công ty cũng có thể tự sản xuất những chiếc vải in logo, thương hiệu và câu slogan của
công ty kèm theo vài hình ảnh đẹp, độc đáo theo xu hướng hiện nay để thu hút khách hàng.
5.2.2. Nhóm yếu tố “Quan tâm môi trường”
Kết quả nghiên cứu cho thấy “Quan tâm môi trường” là yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn
thứ hai (β1 = 0.185) đến Quyết định chọn mua túi vải của người dân Thành phố Hồ Chí
Minh. Để gia tăng Quyết định mua túi vải thông qua yếu tố này tác giả đề xuất một số hàm
ý quản trị như sau:

Trong tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng tại Việt Nam thì người dân càng
ý thức hơn trong việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Người tiêu dùng
sẵn lòng trả giá cao hơn cho những hàng hóa được gắn nhãn mác đạt tiêu chuẩn sản xuất
bền vững. Có thể nói, túi vải là một trong những sản phẩm xanh được người tiêu dùng tin
tưởng để thay thế túi nilon trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Các doanh nghiệp vì thế
cần chú trọng thể hiện thông điệp tốt đẹp mà túi vải mang lại cho môi trường, thông qua
việc thiết kế nhãn hiệu sử dụng các yếu tố ngôn ngữ mô tả tính chất thân thiện môi trường
và sử dụng cả các yếu tố màu sắc, hình ảnh gắn với ý nghĩa bảo vệ môi trường như các
màu xanh lam, xanh lục, nâu. Thông qua logo, người tiêu dùng sẽ hiểu được những giá trị
và mục tiêu mà doanh nghiệp theo đuổi.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tổ chức những buổi tuyên truyền, chiến dịch nói về tác
hại của túi nilon, quảng bá các sản phẩm thân thiện với môi trường để khuyến khích người
dân có cái nhìn tích cực hơn, đánh giá cao giá trị của túi vải. Cần tăng cường giáo dục,
nâng cao nhận thức cho người dân hiểu được tác hại của túi nilon đến môi trường, sức khỏe
con người, hình thành thói quen tiêu dùng những sản phẩm, hàng hóa thân thiện với môi
56
trường, từng bước loại bỏ thói quen sử dụng túi nilon, thay thế bằ ng túi vải. Ngoài ra
các chương trình như đổi chai nhựa lấy túi vải cũng là mô hình ý nghĩa vừa giúp người dân
nhận thức sự nguy hại của rác thải nhựa vừa là cách thức marketing sản phẩm hiệu quả của
doanh nghiệp.

Tại các siêu thị, doanh nghiệp nên đưa ra các chương trình khuyến khích khách hàng trở
thành những khách hàng thông minh, mua sản phẩm túi vải thông qua các hình thức giảm
giá, tặng kèm quà,... Từ đó, gián tiếp nâng cao nhận thức của khách hàng về môi trường.

5.2.3. Nhóm yếu tố “Lợi ích”


Kết quả nghiên cứu cho thấy “Lợi ích” là yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn thứ ba (β2 =
0.133) đến Quyết định chọn mua túi vải của người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Để gia
tăng Quyết định mua túi vải thông qua yếu tố này tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị
như sau:

Lợi ích có thể hiểu là sự hài lòng mà khách hàng cảm nhận được từ việc tiêu dùng một
hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Họ quyết định mua túi vải vì những giá trị mà nó mang lại
trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tập trung vào việc phát huy tối
đa sự tiện lợi của túi vải thông qua cải thiện chất lượng của túi vải chẳng hạn như tăng độ
bền, mở rộng không gian chứa đồ, làm bằng chất liệu chống thấm nước để người dùng có
thể đựng thêm nhiều vật dụng và phù hợp cho việc sử dụng hằng ngày: đi học, đi làm, đi
chợ. Bên cạnh đó, các công ty có thể làm chắc chắn quai đeo, quai móc để khách hàng cảm
thấy tiện lợi hơn trong quá trình vận chuyển hàng hóa, giúp hàng hóa hay quà tặng bên
trong túi vải không dệt được bảo vệ tốt và dễ dàng vận chuyển tới nhiều nơi khác nhau.
Ngoài ra, trong quá trình marketing sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần giải thích những lợi
ích mà khách hàng sẽ có được khi sở hữu một chiếc túi vải, khi đó khách hàng sẽ có thêm
động lực để mua sản phẩm của công ty.
5.3. Các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua túi vải của người dân tại
Thành phố Hồ Chí Minh cũng như những nghiên cứu khác đều có những hạn chế như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ giải thích được 76,6% sự tác động của ba biến độc lập lên
biến phụ thuộc Quyết định mua túi vải, vẫn còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết
định mua túi vải mà nghiên cứu chưa tìm ra. Vì vậy, những nghiên cứu tiếp theo cần tìm
57
hiểu sâu hơn về các yếu tố mới ảnh hưởng đến Quyết định mua túi vải của người dân Thành
phố Hồ Chí Minh.

Thứ hai là hạn chế về mặt không gian và mẫu khảo sát. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào
Thành phố Hồ Chí Minh và đối tượng trả lời khảo sát tập trung vào người dân sinh sống
tại Thành phố Hồ Chí Minh nên kết quả nghiên cứu của luận án chưa bao hàm tất cả đối
tượng khách hàng ở Việt Nam. Có thể các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua túi vải
của người dân ở khu vực này sẽ không giống với khu vực khác. Để có những phát hiện tốt
hơn về việc mua túi vải nên có thêm những khảo sát tại những tỉnh thành phố khác nhau
tại Việt Nam. Đây cũng là một gợi ý cho những nghiên cứ u tiếp theo.

Thứ ba, nghiên cứu tập trung vào người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh với độ tuổi khá
rộng, do đó cần có những nghiên cứu, khảo sát sâu hơn cho từng đối tượng với những độ
tuổi khác nhau. Bởi độ tuổi khác nhau sẽ có những khác biệt trong suy nghĩ, nhìn nhận xã
hội, cách sống và sẽ chịu những ảnh hưởng khác nhau, hoặc nếu cùng chịu tác động của
cùng yếu tố thì mỗi độ tuổi sẽ có những mức độ ảnh hưởng khách nhau. Hướng nghiên cứu
sau này có thể tập trung làm rõ sự khác biệt về giới tính, độ tuổi, thu nhập nhằm làm rõ tác
động của các yếu tố này tới quyết định mua túi vải của người dân Việt Nam.

Thứ tư, những giải pháp mà tác giả đưa ra chỉ mang tính chủ quan, dựa trên quan điểm cá
nhân của tác giả. Do đó, các doanh nghiệp cần đánh giá và cân nhắc kỹ lưỡng các giải pháp
trước khi áp dụng vào doanh nghiệp của mình.
58
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ajzen. (1991). Organizational Behavior và Human Decision Processes. Elsevier


BV.
2. Ajzen Martin, Fishbein. (1970). The prediction of behavior from attitudinal and
normative variables. Journal of Experimental Social Psychology.
3. David L.Loudon, Albert J. Della Bitt. (1993). Consumer Behavior: Concepts and
Applications (Vol. I). New York: McGraw-Hill College.
4. Dewey, J. (1910). How we think (Vol. VI). Illinois: Southern Illinois University
Press.
5. Hoàng Thị Bảo Thoa . (2016). Hà Nội : Nghiên cứu những nhân tố tác động tới mối
quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam .
6. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS. NXB Hồng Đức.
7. Jain K., Srinivasan N. (1990). An Empirical Assessment of Multiple
Operationalizations of Involvement. Advances in Consumer Research.
8. Jum C Nunnally; Ira H Bernstein. (1994). Psychometric theory. New York: New
York : McGraw-Hill, ©1994.
9. Kotler, P. (2012). Marketing Management (Vol. XIV). Illinois: North Western
University.
10. Lin, L. Y. và Chen. (2006). The influence ofthe country-of origin image, product
knowledge and product involvement on consumer purchase decisions: An empirical
study of insurance and catering services in Taiwan. Journal of Consumer
Marketing.
11. Mankiw, N. G. (2006). Principles of Economics (Vol. IV). South-Western College.
12. Miniard, P. W., & Cohen, J. B. . (1983). Modeling personal and normative
influences on behavior (Vol. X). Journal of Consumer Research.
13. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang. (2009). Nghiên Cứu Khoa Học Trong
Quản Trị Kinh Doanh. NXB Thống kê.
14. Nguyễn Đình Thọ. (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh.
NXB Lao Động Xã Hội.
15. Polonsky. (1994). An Introduction to Green Marketing. Electronic Green Journal.
59
16. Thogersen. (2002). Direct experience and the strength of the personal norm-
behavior relationship (Vol. XIX). Psychology & Marketing.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT
Nội dung khảo sát
Xin anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh/chị với các phát biểu sau đây theo
thang điểm từ 1à5 với qui ước như sau:
1 2 3 4 5
Hoàn toàn Hoàn toàn
Không đồng ý Bình thường Đồng ý
không đồng ý đồng ý

Mã hóa Phát biểu Mức độ đồng ý


Nhận thức về môi trường
Tôi lo ngại các vấn đề về ô nhiễm môi
TDMT1 1 2 3 4 5
trường
Tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh
TDMT2 1 2 3 4 5
hưởng đến cuộc sống của tôi
Tôi cho rằng cần những biện pháp bảo
TDMT3 vệ môi trường là cần thiết tại Việt 1 2 3 4 5
Nam
Việc sử dụng túi vải đem lại lợi ích
TDMT4 1 2 3 4 5
lớn cho môi trường
Chất lượng sản phẩm
Tôi tin rằng túi vải bền như các loại
CLSP1 1 2 3 4 5
túi khác
Tôi tin rằng túi vải bảo vệ được sản
CLSP2 1 2 3 4 5
phẩm
Tôi tin rằng túi vải thuận tiện như các
CLSP3 1 2 3 4 5
loại túi khác
Tôi nghĩ rằng túi vải có thể thu hút sự
CLSP4 chú ý của người tiêu dùng như các 1 2 3 4 5
loại túi khác
Độ nhạy cảm về giá
Tôi vẫn sẽ mua túi vải dù giá đắt hơn
NCVG1 1 2 3 4 5
các loại túi khác

NCVG2 Giá cả của túi vải tương đối ổn định 1 2 3 4 5

Tôi sẽ mua túi vải khi được tặng kèm


NCVG3 1 2 3 4 5
quà

NCVG4 Tôi sẽ mua túi vải khi có giảm giá 1 2 3 4 5

Giá của túi vải phù hợp với thu nhập


NCVG5 1 2 3 4 5
của tôi
Nhận thức kiểm soát hành vi
Khi tôi muốn, tôi có thể dễ dàng lựa
KSHV1 1 2 3 4 5
chọn việc mua túi vải
Tôi có thể tự quyết định việc mua túi
KSHV2 1 2 3 4 5
vải
Đối với tôi, sử dụng túi vải là một việc
KSHV3 1 2 3 4 5
rất dễ dàng.
Việc lựa chọn mua túi vải hoàn toàn
KSHV4 1 2 3 4 5
phụ thuộc vào bản thân tôi.
Mẫu mã sản phẩm
Tôi cảm thấy túi vải có kiểu dáng đa
MMSP1 1 2 3 4 5
dạng hơn so với các loại túi khác
Tôi quan tâm đến mẫu mã của túi vải
MMSP2 1 2 3 4 5
hơn là chất lượng
Tôi cảm thấy túi vải hiện nay được
MMSP3 1 2 3 4 5
may rất tỉ mỉ, tinh tế
Chính sách khuyến khích của chính phủ
Tôi cho rằng chính phủ cần có chính
CSCP1 1 2 3 4 5
sách trợ giá cho túi vải
Tôi nghĩ rằng Chính sách của chính
CSCP2 phủ có vai trò quan trọng trong việc 1 2 3 4 5
khuyến khích sử dụng túi vải
Tôi cho rằng các chính sách hiện tại
CSCP3 của Chính phủ trong việc khuyến 1 2 3 4 5
khích mua túi vải là hiệu quả
Chuẩn mực chủ quan
Những người quan trọng với tôi
CMCQ1 1 2 3 4 5
khuyến khích tôi mua túi vải
Khi đi mua sắm, tôi bị ảnh hưởng bởi
CMCQ2 1 2 3 4 5
số đông
Mua túi vải giúp tôi được đánh giá cao
CMCQ3 1 2 3 4 5
trong mắt mọi người.
Những người tôi quen thường xuyên
CMCQ4 1 2 3 4 5
sử dụng túi vải.
Ảnh hưởng của hoạt động Marketing xanh
Tôi quan tâm nhiều hơn đến túi vải
MKT1 qua các chiến dịch quảng bá từ phong 1 2 3 4 5
trào bảo vệ môi trường
Tôi quan tâm nhiều hơn đến túi vải
MKT2 qua các chiến dịch quảng bá từ các 1 2 3 4 5
siêu thị
Tôi cảm thấy hoạt động marketing
MKT3 xanh ảnh hưởng lớn trong việc khuyến 1 2 3 4 5
khích người tiêu dùng sử dụng túi vải
Kỳ Vọng Vào Cuộc Sống Tốt Đẹp
Tôi mong muốn thế hệ tương lai sẽ
KV1 được sống trong môi trường trong 1 2 3 4 5
lành hơn.
Tôi mong muốn thế hệ tương lai
KV2 không phải gánh chịu hậu quả nặng nề 1 2 3 4 5
do biến đổi khí hậu.
Tôi mong muốn thế hệ tương lai khỏe
KV3 mạnh, giảm thiểu số người mắc bệnh 1 2 3 4 5
do các loại túi độc hại gây ra.
Ý thức trách nhiệm
Tôi sử dụng túi vải để giảm thiểu
YTTN1 1 2 3 4 5
lượng rác thải túi nilon
Tôi sử dụng túi vải vì muốn tốt cho
YTTN2 1 2 3 4 5
môi trường
Tôi sử dụng túi vải vì tôi hiểu tầm
YTTN3 1 2 3 4 5
quan trọng của nó đối với môi trường
Quyết định mua túi vải
Tôi nghĩ mua túi vải quyết định đúng
QDM1 1 2 3 4 5
đắn

QDM2 Khi mua sắm, tôi sẽ chọn mua túi vải. 1 2 3 4 5

Tôi sẽ giới thiệu người thân mua túi


QDM3 1 2 3 4 5
vải.
Tôi tin rằng mua túi vải đáng giá số
QDM4 1 2 3 4 5
tiền tôi bỏ ra.

Thông tin cá nhân:


Giới tính: Nữ Nam
Nhóm tuổi: 18-21 tuổi 22-30 tuổi 31-45 tuổi >45 tuổi
Mức thu nhập/tháng: Dưới 5 triệu Từ 5-10 triệu >10 triệu
Trình độ học vấn:
Từ trung cấp trở xuống Cao đẳng Đại học Sau đại học
Xin trân trọng cảm ơn sự nhiệt tình cộng tác của anh chị!
PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ MÔ TẢ

Giới tính
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid 1 Nữ 80 61.1 61.1 61.1
2 Nam 47 35.9 35.9 96.9
3 Khác 4 3.1 3.1 100.0
Total 131 100.0 100.0

Nhóm tuổi
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid 1 18-21 tuổi 112 85.5 85.5 85.5
2 22-30 tuổi 13 9.9 9.9 95.4
3 31-45 tuổi 4 3.1 3.1 98.5
4 Trên 45 tuổi 2 1.5 1.5 100.0
Total 131 100.0 100.0

Mức thu nhập


Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid 1 Dưới 5 triệu 91 69.5 69.5 69.5
2 Từ 5-10 triệu 25 19.1 19.1 88.5
3 Trên 10 triệu 15 11.5 11.5 100.0
Total 131 100.0 100.0

Trình độ học vấn


Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid 1 Từ trung cấp trở 16 12.2 12.2 12.2
xuống
2 Cao đẳng 15 11.5 11.5 23.7
3 Đại học 94 71.8 71.8 95.4
4 Sau đại học 6 4.6 4.6 100.0
Total 131 100.0 100.0
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ SPSS VỀ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO

Thang đo yếu tố “ Nhận thức về môi trường”


Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.934 4

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected
if Item Variance if Item-Total Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted
NTMT1 Tôi lo ngại 12.63 7.880 .837 .919
các vấn đề về ô nhiễm
môi trường.
NTMT2 Tình trạng ô 12.69 8.632 .811 .925
nhiễm môi trường ảnh
hưởng tới cuộc sống
của tôi.
NTMT3 Tôi cho rằng 12.43 8.262 .881 .903
cần những biện pháp
bảo vệ môi trường là
cần thiết tại Việt Nam
NTMT4 Việc sử dụng 12.61 8.547 .860 .910
túi vải đem lại lợi ích
lớn cho môi trường.

Thang đo yếu tố “Chất lượng sản phẩm”


Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.891 4

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
CLSP1 Tôi tin rằng túi 11.57 7.570 .704 .879
vải bền như các loại túi
khác
CLSP2 Tôi tin rằng túi 11.47 6.789 .817 .837
vải bảo vệ được sản
phẩm đựng bên trong
túi.
CLSP3 Tôi tin rằng túi 11.43 7.000 .791 .847
vải thuận tiện như các
loại túi khác
CLSP4 Tôi nghĩ rằng 11.54 7.327 .728 .871
túi vải có thể thu hút
sự chú ý của người tiêu
dùng như các loại túi
khác

Thang đo quan điểm “Độ nhạy cảm về giá”


Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.818 5

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
NCVG1 Tôi vẫn sẽ 15.20 9.468 .455 .827
mua túi vải dù giá đắt
hơn các loại túi khác
NCVG2 Giá cả của túi 14.89 8.979 .643 .775
vải tương đối ổn định
NCVG3 Tôi sẽ mua túi 14.82 7.951 .709 .751
vải khi được tặng kèm
quà
NCVG4 Tôi sẽ mua túi 14.81 8.586 .621 .779
vải khi có giảm giá
NCVG5 Giá của túi 14.70 8.488 .633 .776
vải phù hợp với thu
nhập của tôi

Thang đo yếu tố “Kiểm soát hành vi”


Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.922 4

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
KSHV1 Khi tôi muốn, 12.05 6.690 .748 .922
tôi có thể dễ dàng lựa
chọn việc mua túi vải
KSHV2 Tôi có thể tự 12.01 6.408 .849 .888
quyết định việc mua
túi vải
KSHV3 Đối với tôi, sử 12.02 6.376 .858 .885
dụng túi vải là một
việc rất dễ dàng.
KSHV4 Nhận Thức 11.92 6.456 .823 .897
Kiểm Soát Hành Vi
[Việc lựa chọn mua túi
vải hoàn toàn phụ
thuộc vào bản thân
tôi.]

Thang đo yếu tố “Mẫu mã sản phẩm”


Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.710 3

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
MMSP1 Tôi cảm thấy 6.82 3.115 .528 .620
túi vải có kiểu dáng đa
dạng hơn so với các
loại túi khác
MMSP2 Tôi quan tâm 7.37 3.203 .424 .758
đến mẫu mã của túi vải
hơn là chất lượng
MMSP3 Tôi cảm thấy 6.79 3.062 .655 .476
túi vải hiện nay được
may rất tỉ mỉ, tinh tế

Thang đo yếu tố “Chất lượng sản phẩm”


Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.806 3

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
CSCP1 Tôi cho rằng 7.66 2.720 .707 .683
chính phủ cần có chính
sách trợ giá cho túi vải
CSCP2 Tôi nghĩ rằng 7.59 2.752 .753 .647
Chính sách của chính
phủ có vai trò quan
trọng trong việc
khuyến khích sử dụng
túi vải
CSCP3 Tôi cho rằng 8.02 2.546 .539 .884
các chính sách hiện tại
của Chính phủ trong
việc khuyến khích mua
túi vải là hiệu quả

Thang đo yếu tố “Chuẩn mực chủ quan”


Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.804 4

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
CMCQ1 Những người 10.15 5.807 .658 .738
quan trọng với tôi
khuyến khích tôi mua
túi vải
CMCQ2 Khi đi mua 10.27 5.751 .533 .799
sắm, tôi bị ảnh hưởng
bởi số đông
CMCQ3 Mua túi vải 10.21 5.246 .705 .710
giúp tôi được đánh giá
cao trong mắt mọi
người.
CMCQ4 Những người 10.13 5.945 .591 .767
tôi quen thường xuyên
sử dụng túi vải.
Thang đo yếu tố “ Ảnh hưởng của hoạt động Marketing xanh”
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.868 3

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
MKT1 Tôi quan tâm 7.66 2.627 .801 .767
nhiều hơn đến túi vải
qua các chiến dịch
quảng bá từ phong trào
bảo vệ môi trường
MKT2 Tôi quan tâm 7.90 2.752 .689 .869
nhiều hơn đến túi vải
qua các chiến dịch
quảng bá từ các siêu
thị
MKT3 Tôi cảm thấy 7.63 2.619 .758 .806
hoạt động marketing
xanh ảnh hưởng lớn
trong việc khuyến
khích người tiêu dùng
sử dụng túi vải.

Thang đo yếu tố “ Kỳ vọng vào cuộc sống tốt đẹp”


Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.976 3

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
KV1 Tôi mong muốn 8.64 3.293 .944 .967
thế hệ tương lai sẽ
được sống trong môi
trường trong lành hơn.
KV2 Tôi mong muốn 8.62 3.469 .950 .962
thế hệ tương lai không
phải gánh chị u hậu
quả nặng nề do biến
đổi khí hậu.
KV3 Tôi mong muốn 8.63 3.480 .950 .963
thế hệ tương lai khỏe
mạnh, giảm thiểu số
người mắc bệnh do các
loại túi độc hại gây ra.

Thang đo yếu tố “ Ý thức trách nhiệm”


Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.952 3

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
YTTN1 Tôi sử dụng 8.33 3.130 .909 .922
túi vải để giảm thiểu
lượng rác thải túi nilon
YTTN2 Tôi sử dụng 8.27 3.062 .911 .920
túi vải vì muốn tốt cho
môi trường
YTTN3 Tôi sử dụng 8.37 2.974 .878 .947
túi vải vì tôi hiểu tầm
quan trọng của nó đối
với môi trường

Thang đo yếu tố “Quyết định mua túi vải”


Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.925 4

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
QDM1 Tôi nghĩ mua 11.75 5.759 .819 .905
túi vải quyết định đúng
đắn
QDM2 Khi mua sắm, 11.92 5.924 .820 .905
tôi sẽ chọn mua túi vải.
QDM3 Tôi sẽ giới 11.82 5.715 .828 .902
thiệu người thân mua
túi vải.
QDM4 Tôi tin rằng 11.69 5.771 .840 .898
mua túi vải đáng giá số
tiền tôi bỏ ra.
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ SPSS VÀ XOAY NHÂN TỐ
Biến độc lập
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .906
Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 3433.856
Sphericity df 378
Sig. .000

Total Variance Explained


Rotation
Sums of
Squared
Extraction Sums of Squared Loading
Initial Eigenvalues Loadings s

Compone % of Cumulative % of Cumulative


nt Total Variance % Total Variance % Total
1 13.768 49.173 49.173 13.768 49.173 49.173 7.813
2 2.728 9.742 58.916 2.728 9.742 58.916 5.045
3 1.715 6.126 65.042 1.715 6.126 65.042 4.379
4 1.388 4.957 69.999 1.388 4.957 69.999 2.362
5 .947 3.383 73.381
6 .841 3.005 76.387
7 .805 2.876 79.263
8 .692 2.472 81.734
9 .580 2.070 83.805
10 .533 1.902 85.707
11 .491 1.752 87.459
12 .435 1.553 89.012
13 .401 1.432 90.444
14 .345 1.233 91.676
15 .324 1.158 92.835
16 .309 1.105 93.939
17 .270 .965 94.904
18 .214 .765 95.669
19 .185 .660 96.329
20 .179 .639 96.969
21 .177 .631 97.600
22 .158 .563 98.162
23 .142 .508 98.671
24 .115 .411 99.082
25 .104 .372 99.454
26 .077 .277 99.730
27 .043 .152 99.882
28 .033 .118 100.000

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4
KV1 Tôi mong muốn .873
thế hệ tương lai sẽ
được sống trong môi
trường trong lành hơn.
KV2 Tôi mong muốn .860
thế hệ tương lai không
phải gánh chịu hậu quả
nặng nề do biến đổi
khí hậu.
KV3 Tôi mong muốn .851
thế hệ tương lai khỏe
mạnh, giảm thiểu số
người mắc bệnh do các
loại túi độc hại gây ra.
YTTN2 Tôi sử dụng .826
túi vải vì muốn tốt cho
môi trường
YTTN1 Tôi sử dụng .807
túi vải để giảm thiểu
lượng rác thải túi nilon
YTTN3 Tôi sử dụng .802
túi vải vì tôi hiểu tầm
quan trọng của nó đối
với môi trường
CSCP2 Tôi nghĩ rằng .731
Chính sách của chính
phủ có vai trò quan
trọng trong việc
khuyến khích sử dụng
túi vải
MKT3 Tôi cảm thấy .720
hoạt động marketing
xanh ảnh hưởng lớn
trong việc khuyến
khích người tiêu dùng
sử dụng túi vải.
CSCP1 Tôi cho rằng .688
chính phủ cần có chính
sách trợ giá cho túi vải
MKT1 Tôi quan tâm .680
nhiều hơn đến túi vải
qua các chiến dịch
quảng bá từ phong trào
bảo vệ môi trường
CLSP3 Tôi tin rằng túi .807
vải thuận tiện như các
loại túi khác
CLSP2 Tôi tin rằng túi .726
vải bảo vệ được sản
phẩm đựng bên trong
túi.
CLSP1 Tôi tin rằng túi .722
vải bền như các loại túi
khác
NTMT2 Tình trạng ô .717
nhiễm môi trường ảnh
hưở ng tới cuộc sống
của tôi.
CLSP4 Tôi nghĩ rằng .686
túi vải có thể thu hút
sự chú ý của người tiêu
dùng như các loại túi
khác
NTMT1 Tôi lo ngại .596
các vấn đề về ô nhiễm
môi trường.
NCVG2 Giá cả của túi .563
vải tương đối ổn định
MMSP3 Tôi cảm thấy .519
túi vải hiện nay được
may rất tỉ mỉ, tinh tế
CMCQ3 Mua túi vải .770
giúp tôi được đánh giá
cao trong mắt mọi
người.
CMCQ4 Những người .740
tôi quen thường xuyên
sử dụng túi vải.
CMCQ1 Những người .734
quan trọng với tôi
khuyến khích tôi mua
túi vải
NCVG1 Tôi vẫn sẽ .626
mua túi vải dù giá đắt
hơn các loại túi khác
CSCP3 Tôi cho rằng .595
các chính sách hiện tại
của Chính phủ trong
việc khuyến khích mua
túi vải là hiệu quả
CMCQ2 Khi đi mua .581
sắm, tôi bị ảnh hưởng
bởi số đông
MKT2 Tôi quan tâm .517
nhiều hơn đến túi vải
qua các chiến dịch
quảng bá từ các siêu
thị
NCVG4 Tôi sẽ mua túi .791
vải khi có giảm giá
NCVG3 Tôi sẽ mua túi .781
vải khi được tặng kèm
quà
MMSP2 Tôi quan tâm .588
đến mẫu mã của túi vải
hơn là chất lượng
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a

a. Rotation converged in 7 iterations.

Biến phụ thuộc


KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .857
Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 392.636
Sphericity df 6
Sig. <.001
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
% of Cumulative
Total Variance % Total
3.269 81.727 81.727 3.269
.278 6.949 88.675
.243 6.085 94.760
.210 5.240 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa
Component
1
QDM4 Tôi tin rằng .912
mua túi vải đáng giá số
tiền tôi bỏ ra.
QDM3 Tôi sẽ giới .905
thiệu người thân mua
túi vải.
QDM2 Khi mua sắm, .900
tôi sẽ chọn mua túi vải.
QDM1 Tôi nghĩ mua .899
túi vải quyết định đúng
đắn
Extraction Method: Principal
Component Analysis.a
a. 1 components extracted.
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ SPSS VỀ HỒI QUY
Kết quả phân tích tương quan
Correlations
quyetdin quantammo truyentho khuyenm
h itruong loiich ng ai
Pearson quyetdinh 1.000 .865 .743 .603 .437
Correlation quantammoitru .865 1.000 .836 .570 .476
ong
loiich .743 .836 1.000 .577 .556
truyenthong .603 .570 .577 1.000 .562
khuyenmai .437 .476 .556 .562 1.000
Sig. (1-tailed) quyetdinh . <.001 <.001 <.001 <.001
quantammoitru .000 . .000 .000 .000
ong
loiich .000 .000 . .000 .000
truyenthong .000 .000 .000 . .000
khuyenmai .000 .000 .000 .000 .
N quyetdinh 131 131 131 131 131
quantammoitru 131 131 131 131 131
ong
loiich 131 131 131 131 131
truyenthong 131 131 131 131 131
khuyenmai 131 131 131 131 131

Kết quả phân tích hồi quy:

Model Summaryb
Mo R R Adjusted Std. Change Statistics Durbin-
del Squar R Square Error of R Square F df1 df2 Sig. F Watson
e the Change Chang Change
Estimate e
108.00
1 .880a .774 .767 .38248 .774 4 126 .000 2.279
1
a. Predictors: (Constant), khuyenmai, quantammoitruong, truyenthong, loiichtuivai
b. Dependent Variable: quyetdinh

ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regressio
1 63.199 4 15.800 108.001 .000b
n
Residual 18.433 126 .146
Total 81.632 130
a. Dependent Variable: quyetdinh
b. Predictors: (Constant), khuyenmai, quantammoitruong, truyenthong,
loiichtuivai

Coefficientsa
Model Unstandardized Standard t Sig. Correlations Collinearity
Coefficients ized Statistics
Coeffici
ents
B Std. Beta Zero- Partia Part Tolera VIF
Error order l nce
(Constant) .041 .201 .204 .839
quantammo
.656 .067 .646 9.846 .000 .858 .659 .417 .416 2.403
itruong
loiichtuivai .206 .068 .209 3.035 .003 .743 .261 .128 .378 2.648
1
truyenthon
.177 .064 .158 2.778 .006 .603 .240 .118 .553 1.807
g
-
khuyenmai -.066 .051 -.071 .196 .437 -.115 -.055 .604 1.657
1.300
a. Dependent Variable: quyetdinh

You might also like