You are on page 1of 127

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA QUẦN


ÁO ĐÃ QUA SỬ DỤNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mã số đề tài: 111

Thành phố Hồ Chí Minh, 3/2023


1

 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA QUẦN


ÁO ĐÃ QUA SỬ DỤNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mã số đề tài: 111

Chủ nhiệm đề tài: Bùi Ngọc Phương An

Khoa: Đào tạo Đặc Biệt

Các thành viên: Vũ Thị Tuyết Mai

Đoàn Thị Hoài Thương

Nguyễn Thanh Trúc

Phạm Ngọc Huyền Trân

Người hướng dẫn: TS. Đỗ Khắc Xuân Diễm

Thành phố Hồ Chí Minh, 3/2023


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo đã qua sử dụng của người
tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Mã số đề tài: 111

- Sinh viên chủ nhiệm đề tài: Bùi Ngọc Phương An

- Khoa: Đào tạo Đặc Biệt Mã số sinh viên: 2054012002

- Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Khắc Xuân Diễm

2. Mục tiêu đề tài:

Mục tiêu chung:


Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của người tiêu
dùng tại TP.HCM khi muốn tìm và trải nghiệm các sản phẩm quần áo đã qua sử dụng.
Và bên cạnh đó mục tiêu nghiên cứu nhằm kiểm định mô hình với các thành phần dự
đoán để mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm quần áo second-hand.
Mục tiêu cụ thể:
Để đạt được mục tiêu tổng quan, đề tài nghiên cứu cần giải quyết các mục tiêu
cụ thể sau:
Thứ nhất, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của người tiêu
dùng khi muốn tìm và trải nghiệm các sản phẩm quần áo đã qua sử dụng.
Thứ hai, đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định mua và sử dụng
quần áo đã qua sử dụng.
Thứ ba, đề xuất giải pháp và hàm ý quản trị để doanh nghiệp xem xét, đo lường
chính xác khả năng tiếp cận khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh để giữ
chân khách hàng, xây dựng và phát triển thương hiệu.
3. Tính mới và sáng tạo
Nhóm thực hiện xây dựng mô hình và thang đo dựa trên kết quả của nghiên cứu
định tính và sơ khảo các bài nghiên cứu trong và ngoài nước trước đó. Trong đó, ở kết
quả nghiên cứu định tính, tác giả đã khám phá được thêm hai ba yếu tố quan trọng đó
3

là: trưng bày bán hàng, quảng cáo, chất lượng sản phẩm. Sở dĩ nhóm tiến hành nghiên
cứu định tính, cụ thể là phỏng vấn sâu để xây dựng mô hình là vì đây là một đề tài khá
mới ở Việt Nam, để nghiên cứu về lĩnh vực quần áo đã qua sử dụng này cần phải
khám phá ra những yếu tố phù hợp với thị trường và thói quen tiêu dùng của người
tiêu dùng tại Việt Nam, cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh.
Cũng giống như ở các nghiên cứu trước, kết quả nghiên cứu đều chỉ ra yếu tố
niềm tin về tiết kiệm, niềm tin về môi trường và chuẩn mực chủ quan là những yếu tố
tác động mạnh mẽ đến ý định mua quần áo cũ của người tiêu dùng. Đặc biệt, kết quả
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, yếu tố trưng bày bán hàng và quảng cáo cũng tác động
mạnh mẽ đến ý định mua quần áo đã qua sử dụng của người tiêu dùng tại thành phố
Hồ Chí Minh. Chứng tỏ rằng, ngoài quan tâm về sự tiết kiệm và ý thức bảo vệ môi
trường, người tiêu dùng tại Việt Nam còn quan tâm đến không gian cửa hàng và các
hoạt động quảng cáo liên quan đến quần áo đã qua sử dụng. Và đây cũng là điểm mà
các nghiên cứu trước đó không có.
4. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo đã qua sử
dụng của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh” được áp dụng cả phương pháp
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính
được áp dụng đồng thời với dữ liệu thứ cấp để xây dựng mô hình và thang đo nghiên
cứu. Sau đó, phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng để đo lường, kiểm tra
mức độ ảnh hưởng đến ý định mua quần áo đã qua sử dụng của người tiêu dùng tại
thành phố Hồ Chí Minh.
Nhóm tác giả thu thập được 251 phiếu khảo sát, trong đó có 213 phiếu hợp lệ sau
khi đã loại bỏ dữ liệu chưa từng mua quần áo đã qua sử dụng và những dữ liệu không
đạt yêu cầu. Trong đó, có 37.1% nam và 62.9% nữ, nhóm người tham gia khảo sát
thuộc các độ tuổi: từ 18 đến dưới 25 tuổi (81.2%), từ 25 đến dưới 35 tuổi (17.4%), từ
35 đến dưới 45 tuổi (0.9%), từ 45 đến dưới 55 tuổi (0.5%). Số người tham gia khảo sát
đều sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, với các loại việc làm bán thời
gian (56.8%) và toàn thời gian (22.1%), thậm chí là chưa có việc làm (21.1%). Số
người có thu nhập hàng tháng dưới 5 triệu là 61.4%, từ 5 triệu đến dưới 10 triệu là
23.5%, từ 10 triệu đến dưới 15 triệu là 11.7%, từ 15 triệu đến dưới 20 triệu là 2.8%,
trên 20 triệu là 0.5%.
4

Tác giả tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 25.0 để đo lường các
sự tác động của các yếu tố đến ý định mua quần áo đã qua sử dụng. Tác giả tiến hành
kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau khi
phân tích khám phá nhân tố, tác giả có sự điều chỉnh về mô hình nghiên cứu, cụ thể là
từ 7 yếu tố thành 6 yếu tố tác động đến ý định mua quần áo đã qua sử dụng. Tác giả
cũng tiến hành phân tích tương quan giữa các biến độc lập và phụ thuộc trước khi thực
hiện phân tích hồi quy, thực hiện kiểm định các giả định của hồi quy gồm: kiểm tra
mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và phụ thuộc, kiểm định giả thuyết về
phân phối chuẩn, kiểm tra tính độc lập của phần dư và kiểm định giả thuyết nghiên
cứu. Thông qua kết quả phân tích hồi quy, 4 nhân tố có tác động tích cực đến ý định
mua quần áo đã qua sử dụng theo thứ tự tác động mạnh nhất đến ít nhất là: (1) Chuẩn
mực chủ quan với hệ số hồi quy chuẩn hóa beta là 0.637, (2) Niềm tin về tiết kiệm và
môi trường với hệ số hồi quy chuẩn hóa beta là 0.420, (3) Trưng bày bán hàng với hệ
số hồi quy chuẩn hóa beta là 0.277, (4) Thái độ với hệ số hồi quy chuẩn hóa beta là
0.208, (5) Quảng cáo với hệ số hồi quy chuẩn hóa beta là 0.121. Như vậy, có 5 giả
thuyết được chấp nhận là H1, H3, H4, H5 và H6.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
Bài nghiên cứu thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định mua quần áo
đã qua sử dụng của người tiêu dùng nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của loại thời
trang này đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Hiện nay tại Việt Nam, cũng có
nhiều cửa hàng quần áo đã qua sử dụng đi vào hoạt động nhưng lại không phổ biến. Vì
vậy, bài nghiên cứu ra đời góp phần giúp cho các doanh nghiệp có thể đánh giá lại
những yếu tố tác động đến khách hàng đã từng hoặc chưa sử dụng quần áo đã qua sử
dụng dựa trên nhiều yếu tố, cụ thể là về sự tiết kiệm, về môi trường, về các hoạt động
quảng cáo hay về không gian cửa hàng. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu kiến nghị một số
giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu mang lại nhằm hướng đến nhận thức của doanh
nghiệp kinh doanh thời trang đồ cũ về việc tạo niềm tin thương hiệu thông qua nhiều
hình thức.
Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng mang lại giá trị lợi ích nhất định cho các nhà quản
trị, chủ doanh nghiệp đưa ra được các biện pháp phù hợp để phổ biến về quần áo cũ
đến với rộng rãi người tiêu dùng hơn. Tương tự như vậy, khi người tiêu dùng đọc bài
5

nghiên cứu của nhóm cũng thêm phần nào hiểu được những bộ đồ cũ vẫn có giá trị nếu
như ta nhìn đúng bản chất của nó. Điều này cũng đóng góp không ít về mặt đạo đức
nếu như có thể quyên góp những bộ đồ cũ cho những người khó khăn hơn ở cộng
đồng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được những xu hướng này, tạo thêm nhiều cơ
hội ký gửi mua - bán quần áo cũ, góp phần sôi nổi và thị trường quần áo cũ dần trở nên
phổ biến và có ích hơn.
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo đã
qua sử dụng của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh” có thể trở thành tài liệu
đóng góp cho các sinh viên tham khảo và tìm hiểu nếu quan tâm đến đề tài hoặc lĩnh
vực quần áo đã qua sử dụng này.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp
chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu
có):
6

MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................... 6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................8
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................9
DANH MỤC HÌNH ẢNH...........................................................................................11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU..............................................................12
1.1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................12
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................14
1.3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................14
1.4. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................14
1.5. Ý nghĩa bài nghiên cứu......................................................................................15
1.5.1 Ý nghĩa khoa học.....................................................................................15
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn.....................................................................................15
1.6. Kết cấu của đề tài..............................................................................................16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..........................17
2.1. Các lý thuyết nền tảng.......................................................................................17
2.2. Các nghiên cứu có liên quan..............................................................................22
2.2.1. Nghiên cứu trong nước................................................................................22
2.2.2. Nghiên cứu ngoài nước...............................................................................24
2.3. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đề xuất...................................................26
2.3.1. Mô hình nghiên cứu....................................................................................29
2.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu...........................................................................29
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU...........37
3.1. Quy trình nghiên cứu.........................................................................................37
3.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................38
3.2.1 Nghiên cứu định tính....................................................................................38
3.2.2. Nghiên cứu định lượng:...............................................................................50
3.3. Các bước phân tích số liệu.................................................................................55
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................56
4.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu............................................................56
4.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha............................................................57
7

4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)......................62
4.4. Điều chỉnh mô hình và giả thuyết nghiên cứu...................................................68
4.5. Phân tích tương quan Pearson............................................................................71
4.6. Phân tích hồi quy tuyến tính..............................................................................73
4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu và hàm ý cho lý thuyết.......................................84
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................88
5.1. Kết luận.............................................................................................................88
5.2. Một số kiến nghị................................................................................................89
5.3. Hàm ý quản trị...................................................................................................90
5.4. Các hạn chế và gợi ý hướng nghiên cứu tương lai.............................................92
5.4.1. Các hạn chế của nghiên cứu........................................................................92
5.4.2. Gợi ý hướng nghiên cứu tương lai...............................................................93
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 95
Phụ lục 1: Kết quả thống kê mô tả mẫu....................................................................95
Phụ lục 2: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha.....................................96
Phụ lục 3: Phân tích nhân tố khám phá EFA..........................................................100
Phụ lục 3: Kết quả phân tích tương quan Pearson..................................................106
Phụ lục 4: Kết quả phân tích hồi quy......................................................................107
Phụ lục 5: Danh sách đáp viên tham gia trả lời phỏng vấn định tính......................112
Phụ lục 6: Bảng câu hỏi khảo sát chi tiết................................................................112
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................118
8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt
CL Chất lượng sản phẩm
CM Chuẩn mực chủ quan
MT Niềm tin về môi trường
QC Quảng cáo
SCH Secondhand Đã qua sử dụng
TB Trưng bày
TD Thái độ
TK Niềm tin tiết kiệm
TKMT Niềm tin về tiết kiệm và môi
trường
TRA Theory Of Reasoned Action Thuyết hành vi hợp lý
YD Ý định
KMO Kaiser – Meyer – Olkin Chỉ số dùng để xem xét sự thích
hợp của nhân tố
EFA Exploratory Factor Analysis Nhân tố khám phá
SPSS Statistical Package for the Phân tích thống kê
Social Sciences
VIF Variance Inflation Factor Đa cộng tuyến
9

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1 Lịch sử tóm tắt của quần áo đã qua sử dụng (SCH)......................................18
Bảng 2.2. Tóm tắt các công trình nghiên cứu liên quan...............................................26
Bảng 2.3. Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................35
Bảng 3.1.Thang đo sau điều chỉnh...............................................................................40
Bảng 4.1. Mô tả mẫu tổng quan nghiên cứu................................................................56
Bảng 4.2.Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Quảng cáo...........................................57
Bảng 4.3. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Chất lượng.........................................58
Bảng 4.4. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Chất lượng sau khi loại biến CL3......58
Bảng 4.5. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Chất lượng sau khi loại biến CL5......58
Bảng 4.6. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Trưng bày bán hàng...........................59
Bảng 4.7. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Niềm tin về tiết kiệm.........................59
Bảng 4.8. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Niềm tin về môi trường......................60
Bảng 4.9. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Thái độ...............................................60
Bảng 4.10. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Thái độ sau khi loại biến TD4..........61
Bảng 4.11. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Chuẩn mực chủ quan.......................61
Bảng 4.12. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Chuẩn mực chủ quan sau khi loại biến
CM1............................................................................................................................. 62
Bảng 4.13. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Ý định mua hàng..............................62
Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập Quảng cáo,
Chất lượng, Trưng bày bán hàng, Tiết kiệm, Môi trường............................................63
Bảng 4.15. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập Quảng cáo,
Chất lượng, Trưng bày bán hàng, Tiết kiệm, Môi trường............................................64
Bảng 4.16. Các biến độc lập được sắp xếp theo kết quả phân tích nhân tố EFA..........65
Bảng 4.17. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc Thái độ...............65
Bảng 4.18. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập
Chuẩn mực chủ quan và Thái độ..................................................................................66
Bảng 4.19. Các biến độc lập Chuẩn mực chủ quan và Thái độ được sắp xếp theo kết
quả phân tích nhân tố EFA...........................................................................................67
Bảng 4.20. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc Ý
định mua hàng.............................................................................................................68
10

Bảng 4.21. Các nhân tố nghiên cứu đã điều chỉnh.......................................................68


Bảng 4.22. Giả thuyết nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA..............71
Bảng 4.23. Kết quả phân tích tương quan Pearson.......................................................72
Bảng 4.24. Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến của biến phụ
thuộc Thái độ...............................................................................................................73
Bảng 4.25. Kiểm định ANOVA “Thái độ”..................................................................74
Bảng 4.26. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến theo phương pháp Enter......74
Bảng 4.27. Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến biến phụ
thuộc Thái độ...............................................................................................................75
Bảng 4.28. Kiểm định ANOVA “Thái độ”..................................................................75
Bảng 4.29. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến theo phương pháp Enter......76
Bảng 4.30. Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến giữa 2 biến
độc lập Thái độ và Chuẩn mực chủ quan với biến phụ thuộc Ý định mua hàng..........80
Bảng 4.31. Kiểm định ANOVA “Ý định mua hàng”...................................................80
Bảng 4.32. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến theo phương pháp Enter......81
Bảng 4.33. Các giả thuyết kiểm định và kết luận.........................................................86
11

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quan Điểm Hành Vi Và
Tâm Lý Của Khách hàng trẻ Việt Nam khi mua quần áo cũ” (2022)..........................22
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của các động cơ quan trọng và kinh
tế đến ý định mua quần áo cũ của người tiêu dùng Việt Nam”....................................23
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu đề tài “Hiểu hành vi mua hàng của người mua sắm thời
trang cũ trong bối cảnh cửa hàng tiết kiệm phi lợi nhuận”...........................................24
Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu đề tài “Thang đo động lực của người mua sắm đồ cũ:
Tiền đề, hậu quả và ý nghĩa đối với các nhà bán lẻ”....................................................25
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu đề tài “Thúc đẩy hành vi sử dụng quần áo bền vững ở
Hàn Quốc, tập trung vào người dùng quần áo cũ”.......................................................26
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất.........................................................................29
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu...................................................................................37
Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu dựa vào phân tích nhân tố khám phá EFA...................71
Hình 4.2. Biểu đồ tần số phần chuẩn hóa Histogram biến phụ thuộc Thái độ..............78
Hình 4.3. Biểu đồ Normal P-P Plot of Regression Standardized Residual biến phụ
thuộc Thái độ...............................................................................................................78
Hình 4.4. Biểu đồ phân tán giữa các phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán biến phụ
thuộc Thái độ...............................................................................................................79
Hình 4.5. Biểu tần số phần chuẩn hóa Histogram biến phụ thuộc Ý định....................82
Hình 4.6. Biểu đồ Normal P-P Plot of Regression Standardized Residual biến phụ
thuộc Ý định................................................................................................................83
Hình 4.7. Biểu đồ phân tán giữa các phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán biến phụ
thuộc Ý định................................................................................................................84
12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do chọn đề tài


Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế thị trường Việt
Nam, rất nhiều ngành nghề gặp khó khăn, không được hoạt động trong một thời gian
dài. Do đó, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, nhà bán lẻ đã hết sức đối
mặt với việc phục hồi kinh tế sau giãn cách qua việc nắm bắt thói quen tiêu dùng mới
của người dân. Vì đại dịch Covid-19 đã gây nhiều hậu quả nghiêm trọng và khiến cho
thói quen tiêu dùng thay đổi. Tiết kiệm tiền ảnh hưởng đến ý định mua sắm của người
mua sắm đồ cũ (Cervellon và cộng sự, 2012), thường liên quan đến thu nhập tài chính
hạn chế của người tiêu dùng (Xu và cộng sự, 2014). Người tiêu dùng tiết kiệm rất cẩn
thận khi mua sản phẩm để tránh lãng phí (Evans, 2011). Ngoài ra, mối quan tâm về
môi trường cũng bắt đầu làm tăng xu hướng tiêu dùng sản phẩm cũ (Rucker và cộng
sự, 1995; Soiffer và Herrmann, 1987; Belk và cộng sự, 1988). Theo Yang et al. (2017),
việc tiêu thụ quần áo đang gây áp lực rất lớn lên môi trường, dẫn đến việc xử lý hơn
15 triệu tấn quần áo trong các bãi rác hàng năm. Nói cách khác, khách hàng hiện đại
ngày nay quan tâm đến môi trường hơn và theo đó, họ có xu hướng cứu thế giới bằng
cách mua quần áo second-hand (Grasso et al., 2000). Đối với những cá nhân như vậy,
việc mua SHC sẽ mang lại lợi ích kép về kinh tế và môi trường. Ngoài việc các ngành
nghề phải nỗ lực để đối mặt với khó khăn thì thị trường đồ cũ chính thức bắt đầu bùng
nổ, đặc biệt là thị trường quần áo đã qua sử dụng. Thị trường này đang được phát triển
mạnh mẽ, rộng rãi và sẽ trở thành nhân tố định hình lại ngành công nghiệp thời trang
thế giới trong thời gian tới.
Theo báo cáo hàng năm trong 5 năm gần đây của Thredup (kết hợp với công ty
nghiên cứu thị trường GlobalData) đã cho thấy những phản hồi tích cực của người
dùng đối với thị trường quần áo đã qua sử dụng. Giá trị của thị trường thời trang
secondhand sẽ tiếp tục tăng đến 77 tỷ USD vào năm 2025. Theo số liệu thống kê vào
năm 2020 thì đã có 33 triệu người dùng lần đầu tiên mua quần áo cũ và theo khảo sát
thì những người này dự định sẽ tiếp tục mua quần áo cũ trong vòng 5 năm tới. Những
con số trên đã cho thấy thói quen mua sắm quần áo của mọi người đã thay đổi và
những thay đổi này hoàn toàn có lợi cho ngành hàng mua đi - bán lại. Từ đây dẫn đến
13

sự phát triển của thị trường thời trang đã qua sử dụng, nhiều người bán, cửa hàng tham
gia kinh doanh quần áo second-hand và điều này đặt ra thách thức cho các người bán
là làm sao thu hút được khách hàng mua hàng của mình. Mặt khác, tuy nhu cầu sử
dụng quần áo second-hand có dấu hiệu khởi sắc, người tiêu dùng vẫn còn sự e dè trong
việc mua và sử dụng quần áo second-hand. Một số người có thể cảm thấy rằng quần áo
cũ trước đây thuộc sở hữu của những người không quen biết là mất vệ sinh và kém
chất lượng. Guiot và Roux (2010) nhận thấy rằng thái độ tiêu cực như vậy đối với
quần áo cũ là một trong những lý do để từ chối tiêu thụ đồ cũ.

Những hạn chế của các nghiên cứu trước bao gồm phương pháp lấy mẫu có thể
hạn chế tính khái quát của các phát hiện. Mẫu bao gồm chủ yếu là sinh viên đại học
nữ. Mặc dù mẫu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây cho thấy phụ nữ mua quần
áo thường xuyên hơn và quan tâm đến phong cách thời trang hơn nam giới (Beaudoin
và cộng sự, 2003), nghiên cứu của nhóm sẽ thu thập dữ liệu đa dạng hơn và điều tra sự
khác biệt tiềm ẩn trong bối cảnh mua sắm quần áo cũ. Theo Jägel et al. (2012) nhận
định rằng năm động lực chi phối của người tiêu dùng thúc đẩy tiêu thụ quần áo có đạo
đức — mối quan tâm về môi trường, vị tha và đạo đức, hạnh phúc, giá trị kinh tế và
hình ảnh cá nhân. Thông qua nghiên cứu này đã thiết lập các động lực tiêu dùng chính
từ quan điểm của người tiêu dùng. Có thể thấy mối quan tâm tiêu dùng về môi trường
cũng góp phần tác động mạnh mẽ đến lối sống có đạo đức, đây là điểm phù hợp với
nghiên cứu của nhóm.

Với địa bàn TP.Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn nhất và có số dân đông
nhất cả nước thì đây chính là môi trường để tìm kiếm lượng khách hàng tiềm năng lớn
cho thị trường quần áo secondhand. Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua quần áo đã qua sử dụng của người dân trên địa bàn TPHCM trong điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể nhằm thấy được người có túi tiền hạn chế nhưng vẫn có thể tự ý sáng
tạo, phối đồ theo ý thích để xây dựng phong cách thời trang riêng cho mình, không
những tiết kiệm được tiền, mà còn hướng những người muốn khởi nghiệp nắm bắt
được thị hiếu của khách hàng, từ đó hoạch định lại các chiến lược để quản lý hoạt
động kinh doanh mảng secondhand đạt hiệu quả cao hơn. Điều này không chỉ có ý
nghĩa về mặt thực tiễn mà còn đóng góp về mặt lý luận nhằm bổ sung và hoàn thiện
14

hơn nữa kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến mua sắm quần
áo.

Cho nên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định mua quần áo đã qua sử dụng của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh” nhằm làm rõ hơn về các nhân tố tác động đến quyết định mua sắm quần áo cũ.
Qua đó, các nhà tiếp thị và nhà bán lẻ sẽ hoạch định những chiến lược phù hợp để dễ
dàng tiếp cận khách hàng, tăng doanh thu và tạo nên danh tiếng.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu chung:

Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của người tiêu
dùng tại TP.HCM khi muốn tìm và trải nghiệm các sản phẩm quần áo đã qua sử dụng.
Và bên cạnh đó mục tiêu nghiên cứu nhằm kiểm định mô hình với các thành phần dự
đoán để mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm quần áo second-hand.

Mục tiêu cụ thể:

● Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của người tiêu dùng khi
muốn tìm và trải nghiệm các sản phẩm quần áo đã qua sử dụng.

● Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định mua và sử dụng quần áo
đã qua sử dụng.

● Đề xuất giải pháp và hàm ý quản trị để doanh nghiệp xem xét, đo lường chính
xác khả năng tiếp cận khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh để
giữ chân khách hàng, xây dựng và phát triển thương hiệu.

1.3. Đối tượng nghiên cứu


Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua quần áo second-hand của người tiêu
dùng tại TP.HCM.

1.4. Phạm vi nghiên cứu


Về nội dung nghiên cứu:
15

Bài nghiên cứu sẽ tìm ra các nhân tố tác động đến hành vi mua sắm quần áo
secondhand của người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề ra những chính sách giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận với các
chiến lược tối ưu, thúc đẩy quyết định mua quần áo secondhand.
Về khách thể nghiên cứu:
Là những người tiêu dùng trên 18 tuổi, có trải nghiệm và có thói quen mua sắm
quần áo secondhand.
Về không gian nghiên cứu:
Tổng thể nghiên cứu của nhóm là người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh, trên 18 tuổi, là độ tuổi có hành vi mua sắm thường xuyên.
Về thời gian nghiên cứu:
Phân tích thực trạng sử dụng quần áo secondhand, nghiên cứu lý thuyết và các
nghiên cứu liên quan để đề xuất mô hình nghiên cứu, bao gồm cá yếu tố ảnh hưởng đế
quyết định mua quần áo secondhand, thu thập thông tin từ khảo sát và phân tích dữ
liệu, đưa ra đánh giá và kết luận vấn đề diễn ra trong vòng 4 tháng (10/2022 -
02/2023).

1.5. Ý nghĩa bài nghiên cứu

1.5.1 Ý nghĩa khoa học

Dựa vào lý thuyết hành hành vi mua sắm khách hàng, các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định mua sắm của người tiêu dùng và ứng dụng thêm nhiều cơ sở lý luận mới về
trưng bày sản phẩm bán hàng sau khi đã được tìm hiểu và đo lường, tác động đến
quyết định mua quần áo second-hand của người tiêu dùng tại TP.HCM.
Cụ thể, dựa vào các cơ sở lý thuyết mà các nghiên cứu trước và sau kết quả
nghiên cứu đính tính, phỏng vấn nhiều nhóm khách hàng, nghiên cứu này đã xác định
được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm quần áo second-hand như: Chất
lượng sản phẩm, niềm tin tiết kiệm, niềm tin về môi trường, trưng bày bán hàng và
thái độ đối với việc mua quần áo second-hand. So với các nghiên cứu trước thì yếu tố
trưng bày bán hàng là chi tiết mới vì đối với sản phẩm quần áo second-hand chỉ mới
được phổ biến lại vào những năm gần đây nhưng đặc biệt thu hút các khách hàng là
các bạn học sinh, sinh viên đang còn đi học nói riêng và người tiêu dùng nói chung.
16

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Ý nghĩa của nghiên cứu không những giúp cho người tiêu dùng ra quyết định
mua sắm quần áo second-hand mà còn giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành
vi khách hàng của mình từ đó dễ dàng tiếp cận được với khách hàng mục tiêu. Doanh
nghiệp cũng cần phải thường xuyên cập nhập số liệu từ các thông tin mà người tiêu
dùng cung cấp như trước và sau khi mua sắm để có thể cung cấp những sản phẩm phù
hợp với xu hướng thời trang ở từng thời điểm. Mặt hàng quần áo không phải chỉ đơn
giản có đa dạng mẫu mã, giá cả hợp lý mà đến cách trưng bày cũng là một yếu tố vô
cùng quan trọng. Đi sâu vào nghiên cứu sẽ có những thông tin giúp cho doanh nghiệp
biết mình thiếu sót những yếu tố nào và cần làm mới những yếu tố nào, cụ thể là mang
đến cho khách hàng có những trải nghiệm tốt hơn cả so với những thứ đã qua sử dụng.

1.6. Kết cấu của đề tài


Nội dung chính của bài nghiên cứu được trình bày trong:
- Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu và khoa học
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình
- Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
17

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


Chương 2 trình bày các khái niệm và lý thuyết có liên quan đến các yếu
tố tác động đến ý định mua quần áo secondhand của người tiêu dùng tại Thành
phố Hồ Chí Minh, bên cạnh đó cũng xem xét lịch sử hình thành và các nghiên
cứu thực nghiệm trước đây về các yếu tố chính của hành vi mua quần áo
secondhand. Từ đó đề xuất mô hình mô hình nghiên cứu.

2.1. Các lý thuyết nền tảng


Lịch sử về quần áo đã qua sử dụng (quần áo secondhand)
Secondhand (SCH) có một lịch sử lâu đời có thể được theo dõi lại đến giữa năm
1300 Châu Âu (Seidel, 1991). Vào thời điểm này, châu Âu đang trải qua một cuộc suy
thoái kinh tế sâu sắc, dân số ngày càng gia tăng, các cuộc nổi loạn chính trị và xã hội,
cũng như nạn đói nghiêm trọng và nạn đói hàng loạt (Smitha, 2015). Do tình hình kinh
tế và đời sống ngày càng xấu đi, SHC trở thành một giải pháp thay thế quan trọng để
đáp ứng nhu cầu quần áo của người tiêu dùng bình thường (Lemire, 2006; Barahona &
Sanchez, 2012). Trong thời điểm khó khăn như vậy, việc lưu thông SHC đến tay người
tiêu dùng thông qua bốn con đường quan trọng.

Thứ nhất, quần áo được thừa kế từ tài sản của các thành viên trong gia đình
hoặc chủ nhân đã qua đời (Lambert, 2004) để thanh lý hoặc giải quyết các khoản nợ
của họ (Van Damme & Vermoesen, 2009) hoặc để đổi lấy hàng hóa khác (Hansen,
2000) và để kiếm lợi nhuận cho bị cáo (Seidel, 1991). Thứ hai, SHC được trao cho các
thành viên trong gia đình như vật gia sản (Charpy, 2008) hoặc kỷ vật (Lambert, 2014)
hoặc như một món quà (Barahona & Sanchez, 2012). Thứ ba, người tiêu dùng có được
SHC từ việc làm lại hoặc sửa chữa quần áo cũ (Lemire, 2006), chẳng hạn, một người
mẹ thay quần áo của mình để tặng cho con gái của mình hoặc sửa sang lại chúng để
phù hợp với thời trang hiện tại (Benson, 2007). Cuối cùng, người tiêu dùng đã mua
SHC của họ từ các nhà bán lẻ SHC (Lemire, 2006).

Noon (2011) gợi ý rằng những nhà bán lẻ này có thể được nhóm lại thành ba
loại khác nhau: những người bán quần áo, những người môi giới cầm đồ và những
người tổ chức một nhóm hoặc một cuộc đấu giá đơn giản. Các nhà môi giới quần áo
18

được biết đến như những thợ may đã thay đổi hoặc sửa sang lại quần áo hiện có để đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng - chủ yếu là tầng lớp trung lưu (Barahona & Sanchez,
2012). Mặt khác, những người môi giới cầm đồ đã bán hoặc cho thuê SHC cho những
người tiêu dùng thế giới ngầm và các thành viên băng nhóm (Ginsburg, 1980). Cuối
cùng, những người tổ chức một cuộc đấu giá tập thể hoặc đơn giản đã bán SHC trên cơ
sở thương lượng - một phương pháp mua lại phổ biến của những người săn hàng giá rẻ
(Noon, 2011). Barahona và Sanchez (2012) chỉ ra thêm rằng sự phổ biến của SHC
cũng tạo ra một doanh nghiệp mới được gọi là Mauleros hoặc những người bán hàng
còn sót lại hỗ trợ khách hàng SHC bằng cách bán các mảnh và mảnh vải cũ có thể
được sử dụng để sửa chữa SHC. Ngày nay, SHC có mặt rộng rãi tại các cửa hàng tiết
kiệm, chợ trời, cửa hàng đồ cũ, cửa hàng đồ cũ, đấu giá và bán trong gara (Ruckers et
al., 1995), bán hàng tại sân (Steinbring & Ruckers, 2003), chợ SHC đặc biệt (Besnier,
2004) , thị trường địa phương và truyền thống (Hansen, 1999), và Internet
(Charbonneau, 2008). Do đó, hiểu biết về lịch sử như vậy là một yếu tố cơ bản cho
việc học tập và phát triển của một người (Blank, 2015), đồng thời giúp các nhà nghiên
cứu và hoạch định chính sách xác định cấu trúc, những ràng buộc thực sự, xu hướng
lịch sử và quan trọng hơn là tìm ra câu trả lời cho hiện tượng SHC và chuẩn bị cho
tương lai (Stearns, 2013). Lịch sử tóm tắt của SHC được trình bày trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1 Lịch sử tóm tắt của quần áo đã qua sử dụng (SCH)

Địa
Tác giả Đóng góp
điểm

Kiểm tra tình hình giao dịch SHC ở Anh từ năm 1700 đến
năm 1978. Nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp SHC
Ginsburg
được coi là cơ sở hạ tầng thiết yếu để hỗ trợ người tiêu Anh
(1980)
dùng bình thường và giải thích sự đóng góp của SHC đối
với phúc lợi của người tiêu dùng.

Huck (2003) Khám phá các chức năng của SHC ở Ireland trong những Ireland
năm 1800. Nghiên cứu này phát hiện ra rằng quần áo thể
hiện mức độ quyền lực kinh tế và xã hội cũng như bản sắc
19

cốt lõi của người mặc.

Điều tra xu hướng tiêu dùng đồ cũ ở Châu Âu từ năm


Lemire 1600 đến năm 1850. Nghiên cứu này cho thấy sự phát
Europe
(2006) triển của SHC trải qua 3 giai đoạn: chuyển đổi từ khan
hiếm, ngày càng thừa và nhiều công nghiệp.

Kiểm tra mức tiêu thụ SHC của tầng lớp trung lưu Mỹ.
Benson Nghiên cứu cho thấy trong thời đại giữa các cuộc chiến,
Mỹ
(2007) loại SHC chiếm ưu thế trên thị trường là quần áo phụ nữ
và trẻ em.

Xem xét kỹ lưỡng vai trò của SHC trong chiến lược tồn tại
Tây
Barahona & của người tiêu dùng có thu nhập thấp ở Tây Ban Nha vào
Ban
Sanchez những năm 1800. Nghiên cứu này cho thấy những khách
Nha
(2012)  hàng như vậy sống sót bằng cách tái chế quần áo của họ
qua nhiều thế hệ và để quyên góp.

Khái niệm quần áo đã qua sử dụng (quần áo secondhand)


Quần áo si khui kiện hay còn gọi là quần áo secondhand chính là những món
quần áo đã qua tay, quần áo đã qua sử dụng hay quần áo cũ. Quần áo secondhand xuất
hiện khi các nước Châu Âu bắt đầu xâm chiếm các nước nghèo làm thuộc địa. Từ đó,
các món hàng may mặc cũ này đã được vận chuyển đến cho các nước thuộc địa nhằm
phục vụ cho các tầng lớp dân nghèo nhanh chóng phát triển. Và đến tận sau Thế chiến
thứ hai, ngành thương mại quần áo cũ, hay còn được gọi là quần áo second hand mới
có những phát triển vượt bậc. Để bảo vệ môi trường khỏi những độc hại từ ngành công
nghiệp may mặc, họ đã sử dụng quần áo cũ để tiết kiệm cho bản thân. Trước đây, quần
áo đã qua sử dụng chủ yếu được các tổ chức từ thiện tài trợ cho người nghèo sử dụng.
Thì hiện nay, sản phẩm thời trang này đã được thương mại hóa, người tiêu dùng có thể
sở hữu một món đồ yêu thích, hay thậm chí là một món đồ hiệu với mức giá rẻ hơn so
với giá trị thực của nó. 
20

Thời trang đã qua sử dụng có khái niệm gần như đồng nghĩa với thời trang cổ
điển (Cervellon và cộng sự, 2012; Strähle & Klatt, 2017; Turunen, Leipämaa-
Leskinen, & Sihvonen, 2018). Thời trang đã qua sử dụng là quần áo đã qua sử dụng
được các nhà trung gian bán với giá thấp hơn so với giá gốc, trong khi đó thời trang cổ
điển đề cập đến phong cách đích thực và không hiện diện trong một vài mốc thời gian
hoặc một xu hướng thời trang cụ thể và chúng thường khan hiếm. Các động cơ chính
để mua thời trang đã qua sử dụng là về lý do về kinh tế, trong khi đó động lực để mua
thời trang cổ điển là do họ muốn giải trí và hưởng thụ sự hoài cổ (Cervellon et al.,
2012). Những người mua quần áo đã qua sử dụng là những người săn hàng hiệu có
định hướng về kinh tế cao. Họ mua sắm tại các cửa hàng đồ cũ với giá thấp hơn và giá
trị tốt hơn so với các cửa hàng bán đồ mới (Strähle & Klatt, 2017; Xu, Chen, Burman,
& Zhao, 2014). Một nghiên cứu đa văn hóa của Xu et al. (2014) cho thấy những người
mua đồ cũ ở Mỹ có giá trị kinh tế và tính khoái lạc cao hơn những người mua đồ cũ ở
Trung Quốc. Người mua hàng cũ được coi là những người tiêu dùng có ý thức hơn và
tiêu dùng bền vững hơn (Turunen & Leipämaa-Leskinen, 2015).

Từ phía nguồn cung, thành công của ngành công nghiệp quần áo cũ trong thời
điểm hiện tại gắn liền với hành vi vứt bỏ quần áo của người tiêu dùng. Quyên góp cho
các tổ chức phi lợi nhuận và chuyển cho gia đình và bạn bè là những lựa chọn phổ biến
nhất để xử lý quần áo (Koch và Domina, 1997; Lang và cộng sự, 2013). Từ góc độ nhu
cầu, có một quan sát thú vị rằng một thứ khởi đầu là nhu cầu mua quần áo chất lượng
của người nghèo đã biến thành cách mua sắm ‘thông minh’ của thời hiện tại ở phương
Tây. Nhìn chung, các tài liệu cho rằng ngành công nghiệp đồ cũ đang phát triển mạnh
mẽ vào thời điểm hiện tại. Trong khi xu hướng mô tả việc bán lẻ quần áo cũ là một
hoạt động kinh doanh phi chính thức và chất lượng không đạt tiêu chuẩn làm giảm giá
trị nhận thức của nó đối với người tiêu dùng (Mhango và Niehm, 2005), thì sự kỳ thị
về việc mua quần áo cũ đang mờ dần (Darley và Lim, 1999). Việc trao đổi quần áo đã
qua sử dụng không chỉ giới hạn trong một số bộ phận nhất định của xã hội như đã từng
là chuẩn mực trong quá khứ. Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với việc mua sắm tiết
kiệm đã được ghi nhận cho sự phát triển của ngành công nghiệp này (Darley và Lim,
1999).

Lý thuyết hành vi hợp lý (Thuyết hành động hợp lý - TRA)


21

Lý thuyết về hành động hợp lý (TRA), được phát triển bởi Fishbein và Ajzen
(Ajzen & Fishbein, 1980; Fishbein & Ajzen, 1975), đề cập đến tác động của các thành
phần nhận thức, chẳng hạn như thái độ, chuẩn mực xã hội và ý định đối với hành vi.
Theo lý thuyết này, thái độ của các cá nhân đối với một hành vi nhất định và các chuẩn
mực thể hiện nhận thức của họ về quan điểm của người khác đối với hành vi đó sẽ xác
định ý định hành vi của họ, điều này có thể dẫn đến việc thực hiện hành vi đó.

Theo lý thuyết hành vi hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1977), hành vi của người tiêu
dùng được giải thích dựa trên sự nhận thức và thái độ. Cho nên, nhóm tác giả đề xuất
các yếu tố như: (1) quảng cáo, (2) chất lượng sản phẩm, (3) trưng bày bán hàng, (4)
niềm tin tiết kiệm, (5) niềm tin về môi trường thể hiện sự nhận thức của người tiêu
dùng đối với ý định mua quần áo secondhand. Các yếu tố này quyết định ý định mua
quần áo đã qua sử dụng được giải thích qua biến thái độ. Trong đó, các yếu tố như
quảng cáo, chất lượng sản phẩm và trưng bày bán hàng được nhóm đề xuất; các yếu tố
niềm tin tiết kiệm và niềm tin về môi trường đã được sử dụng ở các nghiên cứu trước
để lý giải cho hành vi mua quần áo đã qua sử dụng của người tiêu dùng.
Lý thuyết phản ứng kích thích hộp đen của người tiêu dùng (Black Box Theory of
Consumer Behavior)
Lý thuyết phản ứng kích thích hộp đen của hành vi người tiêu dùng được Philip
Kotler phát triển vào năm 1967. Là một mô hình giải thích các hành vi tiêu dùng của
con người dựa trên việc xem xét các yếu tố bên trong và bên ngoài trong tác động đến
quyết định mua hàng của khách hàng. Kotler đã chỉ ra rằng trong hộp đen của người
tiêu dùng, các kích thích bao gồm sản phẩm, giá cả, khuyến mãi và địa điểm được xử
lý chống lại các kích thích khách như kinh tế, chính trị, xã hội và công nghệ, để đáp
ứng nhu cầu của người mua.
Lý thuyết này đã dẫn đến các công cụ nghiên cứu tiếp thị như các nhóm tập
trung, nghiên cứu và thử nghiệm thị trường để xác định các điểm nóng được sử dụng
trong quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cho công chúng. Vì vậy, sau khi đã sơ khảo các
nghiên cứu trước và nghiên cứu định tính, nhóm đề xuất yếu tố quảng cáo vào mô hình
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo đã qua sử dụng của người
tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần tạo tính mới cho nghiên cứu và khám
phá ra hành vi của người tiêu dùng thông qua việc quảng cáo tác động đến thái độ và ý
định mua sắm.
22

2.2. Các nghiên cứu có liên quan

2.2.1. Nghiên cứu trong nước


Nghiên cứu của Dung Phuong Hoang, Vy Dang Huyen Nguyen, Quynh
Thuy Chu, Linh Bao Hoang: “Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quan Điểm Hành Vi
Và Tâm Lý Của Khách hàng trẻ Việt Nam khi mua quần áo cũ” (2022)
Nghiên cứu này tập trung vào hành vi tiêu dùng quần áo cũ nên đối tượng lấy
mẫu dự kiến của luận án là người Việt Nam thuộc thế hệ Z và thế hệ millennials là
những khách hàng mua quần áo cũ và những người khác chưa từng mua những loại
quần áo này trước đây. Dân số là tất cả người Việt Nam sống ở mọi tỉnh thành của
Việt Nam. Vì số lượng danh mục phụ trong biến đo lường cho nghiên cứu này là 26,
nên chúng tôi nhắm đến cỡ mẫu tối thiểu là 260. Do đó, cỡ mẫu ban đầu cho nghiên
cứu là 520.

Thái độ đối với môi trường

Thái độ đối với cá nhân

Chuẩn mực chủ quan

Kiểm soát hành vi nhận thức Hành vi tiêu dùng quần


đối với việc mua quần áo cũ áo cũ

Định mức cá nhân liên quan đến


việc mua quần áo cũ
Hậu quả tâm lý

Ý định mua hàng

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quan Điểm Hành Vi
Và Tâm Lý Của Khách hàng trẻ Việt Nam khi mua quần áo cũ” (2022)

Kết quả nghiên cứu xác định rằng có bốn biến độc lập sau đây có ảnh hưởng
chính đến hành vi tiêu dùng có khả năng mua quần áo cũ: thái độ đối với môi trường
(ATE), thái độ đối với cá nhân (ATI), chuẩn mực chủ quan (SN), và hậu quả tâm lý
(PC). Trong đó, hai biến độc lập trong lý thuyết bao gồm chuẩn mực chủ quan và thái
độ góp phần ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng mua quần áo cũ của khách hàng trẻ Việt
23

Nam. Vì vậy, để có cái nhìn toàn diện hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu
dùng quần áo cũ, nghiên cứu của tác giả đã khai thác sâu hơn bằng cách phát triển một
yếu tố mới quan trọng dưới góc độ cảm xúc, tinh thần hay tình cảm con người, đó là
hậu quả tâm lý (PC).
Nghiên cứu của Bùi Thị Phương Hoa, Ngô Quang Văn: “Ảnh hưởng của
các động cơ quan trọng và kinh tế đến ý định mua quần áo cũ của người tiêu dùng
Việt Nam”
Nghiên cứu này được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Kết quả thu
được 823 bảng câu hỏi hợp lệ. Cụ thể hơn, các động cơ phản biện bao gồm cả động cơ
đạo đức và sinh thái và động cơ chống phô trương; Động cơ giá hợp lý có ảnh hưởng
đến thái độ và ý định mua quần áo đã qua sử dụng của người tiêu dùng. Động cơ giá rẻ
có tác động gián tiếp đến ý định mua quần áo đã qua sử dụng thông qua biến thái độ
trung gian. Có thể thấy rằng thái độ làm trung gian cho tác động của ba nhóm nhận
thức và động cơ khác nhau đối với ý định mua SHC của người tiêu dùng. Động cơ sinh
thái và động cơ chống phô trương đóng vai trò then chốt trong việc hình thành thái độ
đối với việc mua SHC. Thái độ của người tiêu dùng bị ảnh hưởng tích cực bởi các
động cơ xã hội và kinh tế. Vì vậy, nên tập trung vào tác động này để kích thích người
tiêu dùng mua sắm.

Đông cơ đạo
đức và sinh thái

Động cơ chống Thái độ


phô trương

Động cơ giá rẻ Ý định mua


SCH

Động cơ giá
hợp lý

Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của các động cơ quan trọng và
kinh tế đến ý định mua quần áo cũ của người tiêu dùng Việt Nam”
24

2.2.2. Nghiên cứu ngoài nước


Nghiên cứu “Hiểu hành vi mua hàng của người mua sắm thời trang cũ
trong bối cảnh cửa hàng tiết kiệm phi lợi nhuận” của Min Jeong Seo và Minjeong
Kim
Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra niềm tin của người tiêu dùng (tức là môi
trường, tính tiết kiệm và cửa hàng tiết kiệm phi lợi nhuận) ảnh hưởng như thế nào đến
thái độ đối với việc mua thời trang cũ tại các cửa hàng tiết kiệm phi lợi nhuận. Mở
rộng lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB), nghiên cứu này đã kiểm tra thực nghiệm
các mối quan hệ giữa thái độ, chuẩn mực chủ quan (SN), nhận thức kiểm soát hành vi
(PBC) và ý định mua hàng thời trang cũ trong bối cảnh các cửa hàng tiết kiệm phi lợi
nhuận. Các phát hiện thực nghiệm của nghiên cứu hiện tại cung cấp những hiểu biết
hữu ích để hiểu những người mua sắm tại cửa hàng tiết kiệm phi lợi nhuận.
Kết quả chỉ ra rằng niềm tin và niềm tin về môi trường của người tiêu dùng đối
với các cửa hàng tiết kiệm phi lợi nhuận đã ảnh hưởng đến thái độ tích cực, điều này
có ảnh hưởng đáng kể nhất đến ý định mua hàng. Ngoài ra, nghiên cứu này tiết lộ rằng
SN có tác động gián tiếp đến ý định mua hàng thông qua tác động đến thái độ. Những
phát hiện từ nghiên cứu này có những đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu đề tài “Hiểu hành vi mua hàng của người mua sắm
thời trang cũ trong bối cảnh cửa hàng tiết kiệm phi lợi nhuận”

Nghiên cứu “Thang đo động lực của người mua sắm đồ cũ: Tiền đề, hậu quả
và ý nghĩa đối với các nhà bán lẻ” của Denis Guiot và Dominique Roux
25

Trước sự quan tâm ngày càng tăng đối với các kênh tiêu dùng thay thế và những
lời chỉ trích đối với hoạt động bán lẻ thông thường, nghiên cứu này đề xuất một thang
đo động cơ mua sắm đồ cũ. Sau khi xác định khái niệm, nghiên cứu trình bày các đặc
điểm của việc mua sắm đồ cũ và giải thích tầm quan trọng của cách tiếp cận dựa trên
động lực. Thông qua các nghiên cứu định tính và định lượng và hai đợt thu thập dữ
liệu được thực hiện ở Pháp với 708 đối tượng, nghiên cứu đề xuất một thang đo tám
yếu tố đáng tin cậy, hợp lệ, bao gồm các động lực liên quan đến sản phẩm và kênh
phân phối. Cấu trúc phân cấp bậc hai hỗ trợ tính chất ba bên (quan trọng, kinh tế và
giải trí) của hình thức mua sắm này. Hơn nữa, biện pháp cho thấy, thông qua một phân
tích kiểu chữ, bốn phân khúc người tiêu dùng: "những người đam mê đa hình", "những
người chỉ trích tiết kiệm", "những người theo chủ nghĩa khoái lạc hoài cổ" và "những
người mua sắm chuyên nghiệp thông thường". Nghiên cứu thảo luận về các ứng dụng
của quy mô mới này và ý nghĩa của chúng đối với cả chiến lược nghiên cứu và bán lẻ.

Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu đề tài “Thang đo động lực của người mua sắm đồ
cũ: Tiền đề, hậu quả và ý nghĩa đối với các nhà bán lẻ”

Nghiên cứu “Thúc đẩy hành vi sử dụng quần áo bền vững ở Hàn Quốc, tập
trung vào người dùng quần áo cũ” của Yoon Kyung Lee và Marilyn DeLong
Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu những gì cần thiết để cải thiện trải
nghiệm của người dùng về việc mua và mặc quần áo đã qua sử dụng từ chợ đồ cũ. Ở
26

Hàn Quốc, trải nghiệm của người dùng liên quan đến việc mua quần áo cũ là tích cực
nhất khi liên quan đến các phụ kiện xa xỉ, chẳng hạn như túi xách hàng hiệu. Một số
nghiên cứu khám phá trải nghiệm của người Hàn Quốc với các loại quần áo cũ khác;
do đó, với mục đích của nghiên cứu này, sáu người tham gia tình nguyện đã được cung
cấp kinh phí để mua sắm và mua các mặt hàng tại một cửa hàng quần áo cũ đã chọn.
Sau đó, dữ liệu được thu thập về trải nghiệm của những người tham gia này: cách họ
nghĩ về cửa hàng; những gì họ đã mua; và cuối cùng là cách họ sử dụng (các) mặt
hàng đã mua. Họ nhận thấy rằng để khuyến khích việc tiêu thụ quần áo cũ ở Hàn
Quốc, việc ghi lại trải nghiệm của người dùng khi mua quần áo cũ là rất hữu ích. Tìm
cách kéo dài tuổi thọ của quần áo là một phần quan trọng trong hệ thống tuần hoàn bền
vững cho thời trang; do đó, điều quan trọng là khuyến khích người Hàn Quốc tham gia
vào thị trường quần áo đã qua sử dụng để xác định những gì được coi là trải nghiệm
tối ưu

Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu đề tài “Thúc đẩy hành vi sử dụng quần áo bền
vững ở Hàn Quốc, tập trung vào người dùng quần áo cũ”

2.3. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đề xuất


Theo các nghiên cứu trước đây có liên quan, đa số các nghiên cứu đều có các
yếu tố là nền tảng như: niềm tin về môi trường, niềm tin tiết kiệm. Ngoài ra, còn có
thêm một số các yếu tố khác như: chuẩn mực chủ quan, thái độ có tác động tích cực
đến ý định mua quần áo đã qua sử dụng.
Bảng 2.2. Tóm tắt các công trình nghiên cứu liên quan
27

Tác giả Min Jeong Denis Yoon Dung Bùi Thị


Seo và Guiot và Kyung Phuong Phương
Minjeong Dominiqu Lee và Hoang, Vy Hoa, Ngô
Kim e Roux Marilyn Dang Quang
Huyen Văn
DeLong
Nguyen,
Quynh
Yếu tố
Thuy Chu,
Linh Bao
Hoang

Niềm tin về môi x x x


trường

Niềm tin về sự x x x
tiết kiệm

Niềm tin về cửa x


hàng tiết kiệm
phi lợi nhuận

Thái độ x x x

Chuẩn mực chủ x x


quan

Nhận thức kiểm x x


soát hành vi

Sự độc đáo x

Chủ nghĩa duy x


vật

Khuynh hướng x
hoài niệm

Động lực giải trí x


28

Thương hiệu x

Chất lượng x

Giá x

Kích thước x

Phong cách x

Mùa x

Tiêu dùng có x x
đạo đức

Giáo dục quần x x


áo bền vững

Chuẩn mực cá x
nhân

Hậu quả tâm lý x

Động cơ chống x
phô trương
Trong bảng 2.2 tóm tắt kết quả một số nghiên cứu trước đây, cho thấy các yếu
tố như niềm tin tiết kiệm, niềm tin môi trường, chuẩn mực chủ quan, thái độ được
nhiều tác giả đề cập trong mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua
quần áo đã qua sử dụng.
Để xây dựng mô hình nghiên cứu được mới mẻ hơn, ngoài việc tổng quan các
nghiên cứu trước, tác giả đã thực hiện nghiên cứu định tính, phỏng vấn nhóm và cá
nhân để khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo đã qua sử dụng, đó là
các yếu tố: quảng cáo, chất lượng sản phẩm. Hai yếu tố này chính là kết quả của
nghiên cứu định tính.
Ngoài ra, nhóm tác giả đã đề xuất một yếu tố mới cho nghiên cứu, đó là yếu tố:
trưng bày bán hàng. Thông qua nghiên cứu này, nhóm tác giả cung cấp sự hiểu biết
toàn diện hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua quần áo secondhand.
29

2.3.1. Mô hình nghiên cứu

Quảng cáo

Chất lượng sản H1


H2
phẩm

Trưng bày bán H3 Thái độ H6


hàng
H4 Ý định mua
Niềm tin về quần áo đã qua
tiết kiệm H5 sử dụng
Chuẩn mực H7
Niềm tin về chủ quan
môi trường

Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất

2.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu


2.3.2.1 Quảng cáo và thái độ đối với việc mua quần áo secondhand
Theo Zikmund và D'Amico (1999), quảng cáo là một thông điệp truyền tải thông
tin hoặc thuyết phục khách hàng được thực hiện bởi các phương tiện truyền thông và
doanh nghiệp phải trả tiền cho việc truyền tải thông tin về tổ chức và sản phẩm của
mình. Còn Richards và Curran (2002), cho rằng quảng cáo là một sự kiện, hình ảnh,
hoặc quan niệm ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng về một sản phẩm cụ thể. Đôi
khi quảng cáo được lên kế hoạch; đôi khi nó là vô ý, và xảy ra tình cờ. Đôi khi nó
được trả tiền và đôi khi nó không phải trả tiền. Đôi khi nó xảy ra ở thị trường đại
chúng; đôi khi nó xảy ra ở phạm vi cá nhân.
Wilkie (1994) xác định hành vi của khách hàng như là các hoạt động tinh thần,
tình cảm và thể chất mà họ thể hiện khi lựa chọn, mua, sử dụng và xử lý các sản phẩm
và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu và mong muốn. Tất cả những sản phẩm của những
người mua không được bắt đầu bằng suy nghĩ và phân tích tổng thể, do đó thái độ của
họ chủ yếu được hình thành bởi quảng cáo thu hút (Aaker, Batra & Myers, 1992 &
1996; Bovee, 1986; Mitchell, 1993). Theo Loudon và Bitta (1994), Swenson (1990),
Maio (2000) đề xuất rằng quá trình ra quyết định của người tiêu dùng có thể được chia
thành năm giai đoạn: nhận dạng vấn đề, tìm kiếm thông tin, đánh giá các lựa chọn thay
30

thế, lựa chọn và kết quả. Người tiêu dùng không luôn luôn đi qua tất cả các giai đoạn,
hầu hết người tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng bởi các quảng cáo khác nhau, mà họ xem
trên các áp phích truyền hình hoặc khác nhau trên thị trường (Loudon & Bitta, 1994;
Tellis, 1988). Vậy, có thể nói rằng quảng cáo là công cụ doanh nghiệp cung cấp thông
tin về sản phẩm đến khách hàng và giúp khách hàng nhận ra nhu cầu của mình, đây
giai đoạn đầu tiên của quá trình quyết định đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt đối với
sản phẩm mới hay đặc biệt như quần áo second-hand.
Như vậy quảng cáo có ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng. Vận dụng
trong lĩnh vực kinh doanh, có thể hiểu một cách khái quát, quảng cáo là cách thức sử
dụng để truyền tải thông tin về các hình thức khác nhau cho đối tượng khách hàng, đặc
biệt là các khách hàng tiềm năng. Thông qua quảng cáo các cửa hàng dễ dàng tiếp cận
người tiêu dùng hơn và ngày càng phát triển nhiều phương thức quảng cáo hơn, dễ
dàng đưa quần áo secondhand chất lượng và thích hợp đến với khách hàng. Từ đó,
nhóm đề xuất giả thuyết nghiên cứu:
H1: Quảng cáo có tác động tích cực đến thái độ đối với việc mua quần áo
second-hand.
2.3.2.2. Chất lượng sản phẩm và thái độ đối với việc mua quần áo

Là một thuộc tính quan trọng để đánh giá sản phẩm (Shetty, 1987). Trong mối
quan hệ giữa nhà phân phối và nhà sản xuất, nhà phân phối giữ mối quan hệ với nhà
sản xuất để luôn có sản phẩm chất lượng cao và tin cậy. Tuy nhiên, rất ít tài liệu xem
xét chất lượng sản phẩm ảnh hưởng đến chất lượng mối quan hệ. Khi nhà cung cấp
bán hàng chất lượng, được đo bằng chất lượng sản phẩm thì sẽ tác động tích cực đến
chất lượng mối quan hệ (relationship quality) (Chen, Su, & Ro, 2017).

Chất lượng sản phẩm đặc biệt quan trọng đối với quần áo đã qua sử dụng. Chât
lượng ở đây có thể là chất liệu, vệ sinh sạch sẽ, quần áo còn mới hay quần áo đã qua
sử dụng là hàng hiệu. Như vậy, chất lượng sản phẩm là một yếu tố tác động tích cực
đến thái độ của người tiêu dùng đối với việc mua quần áo secondhand, . Từ đó, nhóm
tác giả đề xuất giả thuyết:

H2: Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng tích cực đến thái độ đối với việc mua
quần áo secondhand.
31

2.3.2.3. Trưng bày bán hàng và thái độ đối với việc mua quần áo
secondhand.

Trưng bày sản phẩm là sự sắp xếp hàng hóa một cách hấp dẫn, ở những vị trí độc
chiếm và dễ dàng tìm thấy sản phẩm thông qua hoạt động trưng bày (Parsad, Prashar,
& Tata, 2017). Các nghiên cứu cho việc trưng bày sản phẩm ở các khu vực có thể dễ
dàng tiếp cận và nhìn thấy thúc đẩy khách hàng mua sắm tùy hứng thay vì mua theo kế
hoạch đã định sẵn (Bandyopadhyay, 2016), giúp người mua hoàn thành nhanh chóng
việc mua hàng của họ (Sorensen et al., 2017), có thể khiến người mua thấy dễ chịu
hơn. Fiore, Yah, và Yoh (2000) cho rằng việc trưng bày sản phẩm có ảnh hưởng đến
cảm giác hứng thú.

Martineau đã định nghĩa hình ảnh cửa hàng là "cách mà cửa hàng được xác định
trong tâm trí người mua sắm, một phần bởi chất lượng chức năng của nó và một phần
bởi khí chất của các thuộc tính tâm lý" (1958:47). "Chức năng" trong định nghĩa này
đề cập đến các thuộc tính vật lý như lựa chọn hàng hóa, phạm vi giá và cách bố trí cửa
hàng. "Các thuộc tính tâm lý" đề cập đến những thứ như cảm giác thân thuộc, cảm
giác thân thiện, v.v. Martineau nhận ra rằng nên tập trung thích hợp vào hình ảnh được
đánh giá chủ quan hơn là các đặc tính vật lý và khách quan của cửa hàng.

Kunkel và Berry (1968), khi áp dụng lý thuyết học tập, đã định nghĩa hình ảnh
cửa hàng là “tổng số sự củng cố được khái niệm hóa hoặc dự kiến mà một người liên
tưởng đến việc mua sắm tại một cửa hàng cụ thể” (trang 22). Theo định nghĩa của họ,
hình ảnh của một cửa hàng tại bất kỳ thời điểm nào chủ yếu là kết quả của sự củng cố
khác biệt trước đó.

Như vậy, việc trưng bày sản phẩm sẽ tác động đến giác quan của khách hàng và
đây là yếu tố làm cho khách hàng cảm nhận sản phẩm chất lượng tốt, đặc biệt là các
sản phẩm đã qua sử dụng. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu:

H3: Trưng bày bán hàng có tác động tích cực đến thái độ đối với việc mua
quần áo secondhand

2.3.2.4. Niềm tin tiết kiệm và thái độ đối với việc mua quần áo secondhand
32

Tiết kiệm, một giá trị cốt lõi trong cuộc sống của người Mỹ, không được chú ý
nhiều trong bối cảnh nghiên cứu hành vi tiếp thị và người tiêu dùng (Evans, 2011;
Lastovicka, Bettencourt, Hughner, & Kuntze, 1999). Tính tiết kiệm đề cập đến "một
đặc điểm lối sống tiêu dùng đơn chiều được đặc trưng bởi mức độ mà người tiêu dùng
bị hạn chế trong việc tiếp thu và sử dụng hàng hóa và dịch vụ kinh tế một cách có hiệu
quả để đạt được các mục tiêu dài hạn" (Lastovicka và cộng sự, 1999, trang 88). Giá cả
và giá trị đặc biệt quan trọng đối với những người tiêu dùng tiết kiệm. Người tiêu dùng
tiết kiệm thích mua các sản phẩm đã qua sử dụng vì làm như vậy họ có thể mua các
sản phẩm chất lượng cao với giá thấp hơn nhiều so với các sản phẩm mới (Cervellon
và cộng sự, 2012). Ngoài ra, những người tiêu dùng tiết kiệm rất cẩn thận khi mua sản
phẩm để tránh lãng phí (Evans, 2011). 

Cuộc suy thoái kinh tế gần đây đã có một tác động đến hành vi của người tiêu
dùng ở Hoa Kỳ (McGregor, 2009). Sau khi cuộc suy thoái xảy ra, người tiêu dùng Hoa
Kỳ đã trở thành chủ ý hơn trong chi tiêu của họ và trong việc sắp xếp thứ tự ưu tiên
các mặt hàng cần thiết để mua. Khái niệm về sự tiết kiệm được nhiều người tiêu dùng
đón nhận, đặc biệt là thế hệ trẻ (Hoyer, Maclnnis và Pieters, 2013; O’Connell, 2015).
Hơn nữa, những người tiêu dùng tiết kiệm được thu hút bởi tiêu dùng bền vững với
môi trường trong điều kiện kinh tế khan hiếm (Evans, 2011). Các cửa hàng tiết kiệm
như Goodwill và British Heart Foundation cho thấy doanh số bán hàng tăng lên đáng
kể trong thời gian thời kỳ suy thoái kinh tế, trong khi doanh thu của các cửa hàng bán
lẻ đầu tay đã giảm đáng kể (Tổ chức từ thiện cửa hàng: Thrift is in, 2014). Do đó, có
thể nói rằng những người tiêu dùng tiết kiệm có thái độ tích cực đối với thu mua thời
trang đã qua sử dụng do nền kinh tế lợi ích của đồ cũ. Do đó, nhóm tác giả đã đề xuất
giả thuyết sau:

H4: Niềm tin tiết kiệm có tác động tích cực đến thái độ đối với việc mua
quần áo secondhand

2.3.2.5. Niềm tin về môi trường và thái độ đối với việc mua quần áo
secondhand
Khi môi trường ngày càng trở thành mối quan tâm chính trị và xã hội rõ ràng
trong 20 năm qua, các vấn đề trong lĩnh vực môi trường đã bắt đầu thu hút sự chú ý
của các nhà nghiên cứu về marketing và khoa học xã hội (e.g., Alwitt và Pitts 1996;
33

Berger 1997; Berger và Corbin 1992; Pieters và cộng sự 1998; Shrum, McCarty và
Lowrey 1995).
Một trong những hạn chế thường xuyên trong cả giới học thuật và báo chí đại
chúng là mặc dù gần như tất cả mọi người đều có thái độ và niềm tin tích cực về môi
trường, nhưng hành vi bảo vệ môi trường (mua, thải bỏ) lại không phổ biến một cách
tương ứng. Theo các cuộc thăm dò dư luận, đại đa số mọi người nói rằng những lo
ngại về môi trường ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ (Chase và Smith 1992;
Dagnoli 1991), điều đó cho thấy rằng họ sẽ trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm thân
thiện với môi trường (Dagnoli 1991; Hume và Strnad 1989), và họ tự nhận mình là
những người bảo vệ môi trường (Gutfeld 1991). Tuy nhiên, có rất ít sản phẩm “Xanh”
đặc biệt thành công (Reitman 1992) và việc tỷ lệ tái chế không tăng đáng kể trong
những năm qua (Porter, Leeming và Dwyer 1995). Đó là hậu quả của cho những thành
phần tự nhận bản thân là người bảo vệ môi trường, điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều
đến việc sử dụng quần áo secondhand.
Có ít nhất hai lý do liên quan với nhau tại sao hành vi bảo vệ môi trường lại khó
hiểu và khó dự đoán đến vậy. Thứ nhất, bản chất của hành vi và những động cơ đằng
sau nó khác biệt đáng kể so với hầu hết các loại hành vi mua hàng của người tiêu
dùng. Hầu hết các mô hình về ý định mua hàng đều giả định rằng người tiêu dùng có
một số mức độ quan tâm đến bản thân và việc mua một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể
được thúc đẩy bởi việc đánh giá các lợi ích sẽ tích lũy trực tiếp cho cá nhân hoặc hộ
gia đình, so với việc đánh giá chi phí. Tuy nhiên, không giống như hầu hết các hành vi
của người tiêu dùng, những lợi ích trực tiếp, bên ngoài của các hành vi thân thiện với
môi trường (một môi trường tốt hơn đáng kể) là tốt nhất về lâu dài cho cá nhân và có
thể không bao giờ thành hiện thực. Các sản phẩm làm từ vật liệu tái chế có thể đắt hơn
hoặc được coi là kém hơn và việc tái chế có thể đòi hỏi một số hành vi nhất định được
coi là sự bất tiện. Do đó, mặc dù có những lợi ích và chi phí liên quan đến hành vi bảo
vệ môi trường, nhưng bản chất của lợi ích và việc đánh giá chúng so với chi phí có thể
là một vấn đề khác so với trường hợp của hầu hết các hoạt động tiêu dùng (Thogersen
1996).
Thứ hai, bởi vì bản chất lợi ích của các hành vi bảo vệ môi trường, cũng như
đánh giá của chúng so với chi phí của chúng, có thể khác với lợi ích của các hành vi
tiêu dùng khác, tiền đề của niềm tin bảo vệ môi trường có thể khác với những niềm tin
34

thường được nghiên cứu bởi các nhà nghiên cứu người tiêu dùng. Niềm tin cơ bản của
mọi người về thế giới xung quanh và sự tương tác của họ với những người khác ảnh
hưởng đến việc hình thành niềm tin của họ về các vấn đề môi trường và xu hướng
tham gia vào các hành vi bảo vệ môi trường của họ. Vì lợi ích của các hành vi bảo vệ
môi trường được định hướng trong tương lai và không có khả năng trực tiếp mang lại
lợi ích cho người thực hiện hành vi, nên các khái niệm cơ bản liên quan đến niềm tin
của mọi người về khả năng ảnh hưởng đến kết quả trong tương lai và mong muốn
mang lại lợi ích cho người khác của họ có khả năng ảnh hưởng đến niềm tin và hành vi
bảo vệ môi trường.
Trong bối cảnh mua sắm đồ cũ, các nhà nghiên cứu đã đề xuất ý thức về môi
trường như một yếu tố dự báo quan trọng để mua thời trang cũ (Guiot & Roux, 2010;
Montgomery & Mitchell, 2014). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu thực nghiệm không hỗ
trợ mối quan hệ trực tiếp giữa niềm tin về môi trường và ý định mua hàng (Xu và cộng
sự, 2014) hoặc tần suất mua sắm (Yan và cộng sự, 2015). Kết quả nghiên cứu cho thấy
ý thức sinh thái có liên quan gián tiếp đến ý định mua hàng thời trang cũ thông qua săn
hàng giá hời (Cervellon và cộng sự, 2012) và khuyến nghị thông qua các chuẩn mực
nhận thức (Lo, Tsarenko, & Tojib, 2019). Dựa trên các nghiên cứu trước, nhóm tác giả
cho rằng niềm tin của người tiêu dùng về môi trường có khả năng dẫn đến thái độ tích
cực đối với việc mua thời trang cũ. Vì vậy, giả thuyết sau đây được phát triển:
H5: Niềm tin về môi trường có tác động tích cực đến thái độ đối với việc
mua quần áo secondhand
2.3.2.6. Thái độ đối với việc mua quần áo secondhand và ý định mua
Thái độ (Attitudes) là thái độ đối với một hành động hoặc một hành vi (Attitude
toward behavior), thể hiện những nhận thức tích cực hay tiêu cực của cá nhân về việc
thực hiện một hành vi, có thể được đo lường bằng tổng hợp của sức mạnh niềm tin và
đánh giá niềm tin này (Hale,2003).

Nếu kết quả mang lại lợi ích cá nhân, họ có thể có ý định tham gia vào hành vi
(Fishbein & Ajzen,1975,tr.13). Thái độ đối với hành vi đề cập đến mức độ mà một
người có đánh giá hoặc đánh giá thuận lợi hay không thuận lợi về hành vi đang được
đề cập (Azjen & Fishbein, 1980). Theo (Azjen & Fishbein, 1980) thái độ đối với một
hành vi càng thuận lợi thì ý định của cá nhân để thực hiện hành vi đó càng mạnh mẽ.
Vì vậy, nói cách khác, nó có nghĩa là thái độ chấp nhận sản phẩm càng mạnh mẽ thì ý
35

định sẽ càng mạnh mẽ và điều này sẽ thể hiện trong hành vi chấp nhận và ngược lại.
Nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau:

H6: Thái độ đối với việc mua quần áo secondhand ảnh hưởng tích cực đến ý
định mua

2.3.2.7. Chuẩn mực chủ quan và ý định mua quần áo secondhand


Thuyết Hành động hợp lý được Fishbein và Ajzen đề xuất và phát triển vào năm
1975, là lý thuyết nền tảng cho nhiều nghiên cứu về ý định hành vi của người tiêu
dùng. Theo đó, hành vi của một người sẽ được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi
của người đó. TRA chỉ rõ rằng ý định hành vi chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố quyết
định: yếu tố cá nhân được gọi là thái độ, đối với hành vi và nhận thức của một người
về các áp lực xã hội được gọi là chuẩn mực chủ quan (Fishbein & Ajzen, 1975). Thái
độ đề cập đến việc thực hiện hành vi của chính người đó, chứ không phải hiệu suất của
họ nói chung (Fishbein & Ajzen, 1975). Chuẩn mực chủ quan là một chức năng của
một tập hợp các niềm tin được gọi là niềm tin chuẩn tắc. Theo Ajzen và Madden
(1986), niềm tin quy chuẩn “liên quan đến khả năng các cá nhân hoặc nhóm được giới
thiệu quan trọng sẽ chấp thuận hoặc không chấp thuận việc thực hiện hành vi”.
Chuẩn mực chủ quan đề cập đến áp lực xã hội được nhận thức để thực hiện hoặc
không thực hiện hành vi. (Chang, 1998) cho rằng sự thuận lợi hay không thuận lợi của
một cá nhân đối với hành vi bị ảnh hưởng bởi cách những người quan trọng đối với họ
nghĩ về hành vi đó. Đặc biệt trong quần áo secondhand thì ý kiến của người khác có
tác động đến ý định mua quần áo secondhand bởi đây là đồ cũ. Ngược lại, có thể người
ta rất e dè rằng nếu như sử dụng đồ cũ sẽ bị chỉ trích. Như vậy, ảnh hưởng của những
người quan trọng khác sẽ có tác động đến các chuẩn mực chủ quan, do đó ảnh hưởng
đến ý định hành xử tương ứng. Từ đó, nhóm đề xuất giả thuyết nghiên cứu:
H7: Chuẩn mực chủ quan có tác động tích cực đến ý định mua quần áo
secondhand
Sau đây là bảng tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu:
Bảng 2.3. Giả thuyết nghiên cứu
Giả
Nội dung giả thuyết
thuyết
Quảng cáo có tác động tích cực đến thái độ đối với việc mua quần áo
H1
second-hand.
36

Chất lượng sản phẩm có tác động tích cực đến thái độ đối với việc mua
H2
quần áo second-hand.
Trưng bày bán hàng có tác động tích cực đến thái độ đối với việc mua
H3
quần áo second-hand.
Niềm tin tiết kiệm có tác động tích cực đến thái độ đối với việc mua quần
H4
áo second-hand.
Niềm tin về môi trường có tác động tích cực đến thái độ đối với việc mua
H5
quần áo second-hand.
Thái độ đối với việc mua quần áo secondhand ảnh hưởng tích cực đến ý
H6
định mua.
Chuẩn mực chủ quan có tác động tích cực đến ý định mua quần áo
H7
second-hand.
37

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN


CỨU
Chương 3 trình bày cụ thể về mô hình nghiên cứu, quy trình nghiên cứu,
xây dựng thang đo, phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đánh giá thang
đo và mô hình nghiên cứu.

3.1. Quy trình nghiên cứu


Nhóm tác giả sau khi quyết định đề tài, xác định phương pháp nghiên cứu và
xây dựng mô hình nghiên cứu, bước tiếp theo đó là phương pháp thu thập dữ liệu,
phân tích dữ liệu và báo cáo kết quả nghiên cứu. Với mục tiêu đó, nhóm tác giả đã tạo
ra một bảng câu hỏi định lượng và quy trình thực hiện được trình bày trong hình 3.1
bên dưới.

Vấn đề nghiên cứu


Xác định mục tiêu nghiên Cơ sở lý thuyết và các
cứu nghiên cứu liên quan

Nghiên Mô hình nghiên cứu và Xây dựng


Phỏng vấn cứu định giả thuyết nghiên cứu bảng câu hỏi
sâu tính thử

Thu thập dữ Xây dựng


Bảng câu hỏi
thang đo chính Điều tra thử
liệu chính thức
thức

Nghiên cứu định lượng


Xử lý và phân tích dữ
Thực hiện phân tích dữ liệu thông qua phần
liệu
mềm SPSS:
- Thống kê mô tả mẫu và biến
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Kết luận và kết quả - Phân tích EFA
nghiên cứu và y nghĩa - Phân tích ma trận tương quan và hồi
thực tiễn của đề tài quy
38

Hình 3.7. Quy trình nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu


Bài nghiên cứu Các yếu yếu ảnh hưởng đến ý định mua quần áo đã qua sử dụng
của người tiêu dùng tại TPHCM được nhóm tác giả thực hiện bằng hai phương pháp
chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Sau khi nhóm khảo lược các
lý thuyết của các nghiên cứu trước đây để tổng hợp lại các yếu tố cần thiết cho bài
nghiên cứu. Ở bước nghiên cứu định lượng, nhóm tiến hành phỏng vấn sâu một số đối
tượng trong nhiều độ tuổi để khám phá thêm tính mới cho đề tài. Sau đó, nhóm tiến
hành khảo sát và nghiên cứu định lượng đối với các dữ liệu mà nhóm thu thập được từ
công cụ Google Form.

3.2.1 Nghiên cứu định tính


Phương pháp nghiên cứu định tính phỏng vấn sâu dựa trên các câu hỏi đã được
xây dựng sẵn kết hợp với kỹ thuật hỏi thăm dò nhằm xác định lại sự phù hợp của mô
hình nghiên nghiên cứu và khám phá những nhân tố mới, kiểm tra sự hợp lý của mô
hình nghiên cứu đề xuất và thang đo của các biến. Thang đo được xây dựng dựa trên
những nghiên cứu đã được công nhận và sử dụng trong các bài nghiên cứu thể giới.
3.2.1.1. Đối tượng khảo sát
Nghiên cứu định tính được triển khai bằng phỏng vấn với 10 đối tượng nhằm
kiểm tra và điều chỉnh các biến quan sát phù hợp. Đối tượng khảo sát là người dân
sinh sống và làm việc tại Thành Phố Hồ Chí Minh, đã từng mua quần áo secondhand
trong vòng 6 tháng gần đây. Thông qua đó sẽ giúp nghiên cứu chỉnh sửa, xác đinh mô
hình nghiên cứu và hoàn thiện được thang đo. Điều này sẽ giúp người khảo sát dễ hiểu
bảng khảo sát cũng như nhằm đưa đến bảng thang đo chính xác nhất theo góc cạnh của
khách hàng để cho ra kết quả có mức độ tin cậy cao.
3.2.1.2 Mô tả nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu đã trình bày, mô hình nghiên cứu và thang đo lý
thuyết ban đầu được nêu ra, bao gồm một số câu hỏi và phát biểu của thang đo trong
mô hình nghiên cứu đề xuất để kiểm chứng sự đánh giá của đối tượng tham gia thảo
luận nhằm kiểm tra các phát biểu có phù hợp nội dung hay không, thời gian và địa
điểm được tiến hành phù hợp nhất đối với đối tượng tham gia.
39

Buổi phỏng vấn được triển khai với 2 phần: (1) Nhận thức chung về mua quần áo
đã qua sử dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo đã qua sử dụng của
người tiêu dùng, (2) Đánh giá, điều chỉnh các phát biểu của thang đo trong mô hình
nghiên cứu.
Trong phần (1) của buổi phỏng vấn, đáp viên sẽ trình tự trả lời các câu hỏi: “Bạn
có nghe nói đến quần áo second-hand (tức là quần áo đã qua sử dụng) không? Bạn đã
từng mua quần áo second-hand chưa? Nếu rồi, bạn mua quần áo second-hand vì yếu tố
nào? (Hoặc nếu chưa, lý do gì khiến bạn không mua quần áo secondhand?) Bạn có bị
ảnh hưởng bởi người khác trong quyết định mua sắm của mình? Theo bạn, những yếu
tố nào ảnh hưởng đến giới trẻ khi mua và sử dụng quần áo second-hand? Trong đó,
yếu tố nào là quan trọng nhất? Theo bạn, những yếu tố nào khiến người ta không mua
quần áo second-hand? Theo bạn, những người bán quần áo secondhand cần làm gì để
tăng số lượng người mua quần áo secondhand? Theo bạn, những người mua quần áo
second-hand có những đặc điểm, tính cách gì?”
Trong phần (2) của buổi phỏng vấn, tác giả tiến hành phỏng vấn từng chủ đề,
các đáp viên được đề nghị đưa ra nhận xét về ý nghĩa từng biến, nêu ý kiến thay đổi
nếu cảm thấy cần thiết.
3.2.1.3. Kết quả nghiên cứu định tính
Đối với chủ đề mua quần áo đã qua sử dụng (tức là quần áo secondhand), đa số
mọi người đều có ý kiến rằng, sự trưng bày bán hàng và chất lượng sản phẩm là các
yếu tố ưu tiên hàng đầu dẫn đến quyết định mua quần áo secondhand của họ, “Những
người kinh doanh quần áo cũ cần giặt giũ sạch sẽ khi đem ra bày bán, treo quần áo
ngay ngắn, không nên để dưới đất trông rất không sạch sẽ” (ID6), “Bán ở nơi thông
thoáng, rộng rãi, sạch sẽ thì người ta mới muốn tới” (ID11). Ngoài ra, quảng cáo trên
các phương tiện truyền thông hay quảng cáo tại các cửa hàng quần áo đã qua sử dụng
cũng tác động đến ý định mua quần áo của họ. Và mọi người đều cho rằng, tiêu chí
tiếp theo khiến họ muốn mua quần áo đã qua sử dụng đó là vì xu hướng bảo vệ môi
trường, ý thức tiết kiệm trong chi tiêu của người tiêu dùng và sự ảnh hưởng của những
người xung quanh, “Đã mua rất nhiều quần áo secondhand, vì có thể bảo vệ môi
trường và quan trọng là giá thành rất rẻ phù hợp với túi tiền của sinh viên” (ID2).
Như vậy, một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo đã qua sử dụng của
người tiêu dùng tại TPHCM đó là: (1) Quảng cáo, (2) Chất lượng sản phẩm, (3) Trưng
40

bày bán hàng, (4) Niềm tin tiết kiệm, (5) Niềm tin về môi trường, (6) Thái độ đối với ý
định mua, (7) Chuẩn mực chủ quan.
Bảng 3.4.Thang đo sau điều chỉnh

Kết
quả
Ký hiệu Thang đo gốc Tác giả Thang đo hiệu chỉnh
định
tính

Thang đo
Ý định
Ý định mua quần áo second-hand của người tiêu dùng tại Thành
mua quần
phố Hồ Chí Minh
áo second-
hand

Thang đo
Quảng cáo
quảng cáo

Quảng cáo có giá Ducoffe, R. H. Điều Các quảng cáo quần


trị (1995) chỉnh áo secondhand có giá
lại từ trị.
QC1 Gốc: Advertising ngữ đề
is valuable phù
hợp

Quảng cáo hữu Ducoffe, R. H. Điều Các quảng cáo quần


ích (1995) chỉnh áo secondhand là hữu
lại từ ích
QC2 Gốc: Advertising ngữ đề
is useful phù
hợp

Quảng cáo là Ducoffe, R. H. Điều Các quảng cáo quần


quan trọng (1995) chỉnh áo secondhand thì
lại từ quan trọng
QC3 Gốc: Advertising ngữ đề
is important phù
hợp
41

Thang đo Chất lượng sản phẩm


chất
lượng

Có chất lượng Sweeney, J. C., Điều Chất lượng quần áo


nhất quán & Soutar, G. N. chỉnh secondhand thì ổn
(2001) lại từ định
CL1 Gốc: has ngữ đề
consistent quality phù
hợp

Được làm tốt Sweeney, J. C., Điều Quần áo secondhand


& Soutar, G. N. chỉnh có chất lượng tốt
Gốc: is well made (2001) lại từ
CL2
ngữ đề
phù
hợp

Có một tiêu chuẩn Sweeney, J. C., Điều Chất lượng quần áo


chấp nhận được & Soutar, G. N. chỉnh secondhand nhìn
về chất lượng (2001) lại từ chung thì chấp nhận
CL3 ngữ đề được
Gốc: has an phù
acceptable hợp
standard of
quality

Có tay nghề kém Sweeney, J. C., Điều Quần áo secondhand


& Soutar, G. N. chỉnh có chất lượng kém
Gốc: has poor (2001) lại từ
CL4 workmanship ngữ đề
phù
hợp

CL5 Sẽ không tồn tại Sweeney, J. C., Điều Quần áo secondhand


lâu & Soutar, G. N. chỉnh sẽ không tồn tại được
(2001) lại từ lâu
Gốc: would not ngữ đề
last a long time phù
42

hợp

Sẽ thực hiện một Sweeney, J. C., Điều Quần áo secondhand


cách nhất quán & Soutar, G. N. chỉnh mặc bền theo thời
(2001) lại từ gian
CL6 Gốc: would ngữ đề
perform phù
consistently hợp

Thang đo
Trưng Trưng bày bán hàng
bày

Sản phẩm trưng Parsad, C., Điều Quần áo second-hand


bày hấp dẫn kích Prashar, S., & chỉnh được trưng bày đẹp
thích tôi mua Tata, V. S. lại từ mắt sẽ kích thích tôi
hàng. (2017) ngữ đề mua nó.
TB1 phù
Gốc: Attractive hợp
product displays
stimulate me to
buy

Tôi thích mua Parsad, C., Điều Tôi thích mua quần
sắm tại cửa hàng Prashar, S., & chỉnh áo second-hand tại
dễ tìm sản Tata, V. S. lại từ cửa hàng có sự trưng
phẩm/hàng hóa. (2017) ngữ đề bày dễ dàng tìm
Gốc: I prefer to phù kiếm.
TB2
shop at a store hợp
where it is easy to
locate
products/mercha
ndise

Parsad, C., Tôi mua ngay quần


TB3 Tôi mua ngay lập Prashar, S., & Điều áo second-hand ở các
tức từ một cửa Tata, V. S. chỉnh cửa hàng có ánh sáng
hàng có ánh sáng lại từ phù hợp (không quá
(2017)
phù hợp (không ngữ đề sáng hay quá tối).
quá sáng cũng phù
43

không quá tối). hợp

Gốc: I
purchasing
instantaneously
from a shop that
is correctly lit
(neither too
bright nor dull)

Một cửa hàng Parsad, C., Điều Một cửa hàng quần
được chiếu sáng Prashar, S., & chỉnh áo secondhand có ánh
tốt ảnh hưởng đến Tata, V. S. lại từ sáng tốt ảnh hưởng
quyết định mua (2017) ngữ đề đến ý định mua quần
TB4 hàng của tôi. phù áo secondhand của
hợp tôi.
Gốc: A well-lit
store influences
my buying
decision.

Cách phối màu dễ Parsad, C., Điều Cách phối màu dễ


chịu trong các cửa Prashar, S., & chỉnh chịu ở các cửa hàng
hàng kích thích. Tata, V. S. lại từ quần áo secondhand
TB5 (2017) ngữ đề sẽ kích thích tôi mua
Gốc: The phù nó.
pleasing color hợp
scheme in the
stores excites

Thang đo
Niềm tin Niềm tin tiết kiệm
tiết kiệm

Tôi kỷ luật bản Lastovicka, J. Điều Mua quần áo second-


thân để tận dụng L., Bettencourt, chỉnh hand để tận dụng tối
tối đa số tiền của L. A., Hughner, lại từ đa tiền của tôi.
TK1
mình R. S., & Kuntze, ngữ đề
R. J. (1999) phù
Gốc: I discipline hợp
44

myself to get the


most from my
money

Tôi tin vào việc Lastovicka, J. Điều Mua quần áo second-


cẩn thận với cách L., Bettencourt, chỉnh hand là sự cẩn thận
tiêu tiền của L. A., Hughner, lại từ trong việc tiêu tiền
mình. R. S., & Kuntze, ngữ đề của tôi.
TK2 R. J. (1999) phù
Gốc: I believe in hợp
being careful in
how I spend my
money

Tôi sẵn sàng chờ Lastovicka, J. Điều Mua quần áo second-


mua hàng mà tôi L., Bettencourt, chỉnh hand giúp tôi tiết
muốn để có thể L. A., Hughner, lại từ kiệm được tiền.
tiết kiệm tiền. R. S., & Kuntze, ngữ đề
TK3 R. J. (1999) phù
Gốc: I am willing hợp
to wait on a
purchase I want
so that I can save
money

Thang đo
Bảo vệ
Bảo vệ môi trường
môi
trường

MT1 Tái chế sẽ tiết John A. Điều Sử dụng quần áo


kiệm đất được sử McCarty and chỉnh secondhand sẽ tiết
dụng làm bãi thải. L.J. Shrum lại từ kiệm đất được sử
(2001) ngữ đề dụng để làm bãi thải
phù rác.
hợp
Gốc: Recycling
will save land
that would be
used as dump
45

sites.

Tái chế là quan John A. Điều Sử dụng quần áo


trọng để tiết kiệm McCarty and chỉnh second-hand giúp tiết
tài nguyên thiên L.J. Shrum lại từ kiệm tài nguyên thiên
MT2 nhiên. (2001) ngữ đề nhiên.
phù
Gốc: Recycling is hợp
important to save
natural resources.

Tái chế sẽ làm John A. Điều Sử dụng quần áo


giảm ô nhiễm. McCarty and chỉnh secondhand sẽ giảm ô
L.J. Shrum lại từ nhiễm môi trường.
MT3 Gốc: Recycling (2001) ngữ đề
will reduce phù
pollution. hợp

Thang đo Thái độ đối với việc mua quần áo second-hand


Thái độ

Hứng thú De Cannière, M. Điều Tôi hứng thú với các


H., De chỉnh loại quần áo second-
Gốc: Excitement Pelsmacker, P., lại từ hand
TD1 & Geuens, M. ngữ đề
(2009). phù
hợp

Hài lòng De Cannière, M. Điều Tôi vui khi mua quần


H., De chỉnh áo secondhand
Gốc: Pleasant Pelsmacker, P., lại từ
TD2
& Geuens, M. ngữ đề
(2009). phù
hợp

TD3 Nỗ lực tìm kiếm De Cannière, M. Điều Tôi sẵn sàng tìm
H., De chỉnh kiếm quần áo
46

Gốc: Worth the Pelsmacker, P., lại từ secondhand


effort & Geuens, M. ngữ đề
(2009). phù
hợp

Lãng phí thời De Cannière, M. Điều Tôi tốn khá nhiều


gian H., De chỉnh thời gian để mua
Pelsmacker, P., lại từ quần áo secondhand.
TD4 Gốc: Waste of & Geuens, M. ngữ đề
time (2009). phù
hợp

Lợi ích cho tôi De Cannière, M. Điều Quần áo secondhand


H., De chỉnh mang lại lợi ích cho
Gốc: Good for Pelsmacker, P., lại từ tôi.
TD5 me & Geuens, M. ngữ đề
(2009). phù
hợp

Cảm thấy vui De Cannière, M. Điều Tôi cảm thấy thích


H., De chỉnh thú khi mua quần áo
Gốc: Enjoyable Pelsmacker, P., lại từ secondhand
TD6 & Geuens, M. ngữ đề
(2009). phù
hợp

Thang đo
Chuẩn
Chuẩn mực chủ quan
mực chủ
quan

CM1 Gia đình tôi cho De Cannière, M. Điều Gia đình tôi cho rằng
rằng tôi nên mua H., De chỉnh tôi nên mua quần áo
quần áo ít nhất Pelsmacker, P., lại từ secondhand ít nhất
một lần tại cửa & Geuens, M. ngữ đề một lần tại các cửa
hàng bán lẻ trong (2009). phù hàng quần áo
mùa hè sắp tới hợp secondhand.
47

Gốc: My family
considers it a
good idea if I
purchase apparel
at least once at
the retailer
during the
upcoming
summer season

Những người bạn De Cannière, M. Điều Những người bạn có


có ảnh hưởng đến H., De chỉnh ảnh hưởng đến hành
hành vi của tôi Pelsmacker, P., lại từ vi của tôi cho rằng tôi
cho rằng tôi nên & Geuens, M. ngữ đề nên mua quần áo
mua quần áo ít (2009). phù secondhand ít nhất
nhất một lần tại hợp một lần tại các cửa
cửa hàng bán lẻ hàng quần áo
trong mùa hè sắp secondhand.
tới
CM2 Gốc: Friends
who influence my
behavior consider
it a good idea if I
purchase apparel
at least once at
the retailer
during the
upcoming
summer season

CM3 Những người bạn De Cannière, M. Điều Những người bạn có


có ảnh hưởng đến H., De chỉnh ảnh hưởng đến hành
hành vi của tôi sẽ Pelsmacker, P., lại từ vi của tôi sẽ mua
mua quần áo ít & Geuens, M. ngữ đề quần áo secondhand
nhất một lần tại (2009). phù ít nhất một lần tại các
cửa hàng bán lẻ hợp cửa hàng quần áo
trong mùa hè sắp secondhand.
tới
48

Gốc: Friends
who influence my
behavior will
purchase apparel
at least once at
the retailer
during the
upcoming
summer season

Bạn bè của tôi tán De Cannière, M. Điều Bạn bè của tôi tán
thành việc tôi H., De chỉnh thành việc tôi mua
mua quần áo ít Pelsmacker, P., lại từ quần áo secondhand
nhất một lần tại & Geuens, M. ngữ đề ít nhất một lần tại các
nhà bán lẻ trong (2009). phù cửa hàng quần áo
mùa sắp tới hợp secondhand.
CM4 Gốc: My friends
approve that I
purchase apparel
at least once at
the retailer
during the
upcoming season

CM5 Các thành viên De Cannière, M. Điều Các thành viên trong
trong gia đình có H., De chỉnh gia đình có ảnh
ảnh hưởng đến Pelsmacker, P., lại từ hưởng đến hành vi
hành vi của tôi sẽ & Geuens, M. ngữ đề của tôi sẽ mua quần
mua quần áo ít (2009). phù áo secondhand ít nhất
nhất một lần tại hợp một lần tại các cửa
nhà bán lẻ trong hàng secondhand.
mùa hè sắp tới

Gốc: Family
members who
influence my
behavior will
purchase apparel
at least once at
49

the retailer
during the
upcoming
summer season

Các thành viên De Cannière, M. Điều Các thành viên gia


gia đình có ảnh H., De chỉnh đình có ảnh hưởng
hưởng đến hành Pelsmacker, P., lại từ đến hành vi của tôi
vi của tôi đồng ý & Geuens, M. ngữ đề đồng ý cho tôi mua
cho tôi mua quần (2009). phù quần áo secondhand
áo tại cửa hàng hợp tại các cửa hàng
bán lẻ trong mùa secondhand.
hè sắp tới
CM6 Gốc: Family
members who
influence my
behavior approve
that I purchase
apparel at the
retailer during
the upcoming
summer season

Thang đo Ý định mua quần áo second-hand


Ý định
mua hàng

Tôi dự định sẽ sử
dụng m-services Zarmpou, T., Điều Tôi dự định sẽ mua
trong thời gian tới Saprikis, V., chỉnh quần áo secondhand
Gốc: I intend to Markos, A., & lại từ trong thời gian tới
YD1
use m-services in Vlachopoulou, ngữ đề
the near future M. (2012) phù
hợp

Tôi tin rằng sự


YD2 quan tâm của tôi Zarmpou, T., Điều Tôi tin rằng sự quan
đối với dịch vụ di Saprikis, V., chỉnh tâm của tôi đối với
động sẽ tăng lên Markos, A., & lại từ quần áo secondhand
trong tương lai Vlachopoulou, ngữ đề sẽ tăng lên trong
50

Gốc: I believe my
interest towards M. (2012) phù tương lai
m-services will hợp
increase in the
future

Tôi dự định sử
dụng m-services Zarmpou, T., Điều Tôi dự định mua
càng nhiều càng Saprikis, V., chỉnh quần áo secondhand
tốt Markos, A., & lại từ càng nhiều càng tốt
YD3 Vlachopoulou, ngữ đề
Gốc: I intend to
use m-services as M. (2012) phù
much as possible hợp

Tôi khuyên
những người khác Zarmpou, T., Điều Tôi khuyên người
sử dụng m- Saprikis, V., chỉnh khác mua quần áo
services Markos, A., & lại từ secondhand
YD4 Gốc: I Vlachopoulou, ngữ đề
recommend M. (2012) phù
others to use m- hợp
services

3.2.2. Nghiên cứu định lượng:


3.2.2.1. Khái niệm
Nghiên cứu định lượng là phương pháp nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương
pháp khác nhau. Các phương pháp thu thập dữ liệu có thể là cân, đo, sử dụng bảng câu
hỏi có cấu trúc nhằm khai thác được các số liệu từ mẫu. Khảo sát sử dụng bảng hỏi
(questionnaire survey) là phương pháp thu thập thông tin định lượng trên diện rộng, sử
dụng bảng câu hỏi (bảng hỏi) khảo sát, điều tra; trong đó, tổng hợp tất cả các câu hỏi
đã soạn sẵn để thu thập thông tin từ đối tượng nghiên cứu. Các câu hỏi thuờng ở dạng
‘đóng’ với phương án trả lời cho sẵn và/hoặc có thêm lựa chọn mở để người trả lời
chia sẻ, giải thích thêm cho câu trả lời của mình.
Mục đích của việc nghiên cứu định lượng là đưa ra các kết luận về nghiên cứu
thị trường thông qua việc sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý dữ liệu và số
liệu. Nội dung của phân tích đinh lượng là thu thập số liệu từ thị trường, xử lý các số
liệu này thông qua các phương pháp thống kế thông thường, mô phỏng hoặc chạy các
51

phần mềm xử lý dữ liệu và đưa ra các kết luận chính xác. Mô hình nghiên cứu sau khi
xác định, nghiên cứu định lượng survey được sử dụng để kiểm định mô hình với số
lượng mẫu lớn nhằm tổng quát hóa kết quả nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu chuẩn bị sẵn bảng câu hỏi thông qua Google Form cho đối
tượng nghiên cứu tự trả lời. Sau đó, nhóm thu thập câu trả lời và tiến hành phân tích
dữ liệu.
3.2.2.2. Mục đích nghiên cứu định lượng
Mục đích nghiên cứu định lượng nhằm đo lường mức độ quan hệ giữa các biến
độc lập với biến phụ thuộc và kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu đã đưa ra trong mô
hình đề xuất.
3.2.2.3. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
Sau khi thực hiện khảo sát trực tuyến thì kết quả mang lại là độ tin cậy cao. Đối
tượng phỏng vấn đa dạng người tiêu dùng khác nhau về độ tuổi, nghề nghiệp để có thể
đưa ra nhiều góc nhìn và suy nghĩ khác nhau về “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
mua quần áo đã qua sử dụng của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh”. Đây là nguồn
thông tin khả quan và tiệm cận nhất vì đây là những đối tượng đang có xu hướng và
mối quan tâm đến quần áo secondhand, những chia sẻ của họ đã giúp ích rất lớn cho
sự thành công trong đề tài này của nhóm.

Bài nghiên cứu này, nhóm tác giả quyết định chọn mẫu theo phương pháp phi
xác suất - phương pháp lấy mẫu thuận tiện vì thời gian và kinh phí thực hiện nghiên
cứu còn hạn chế và đây cũng là phương pháp chọn mẫu phổ biến trong các bài nghiên
cứu trước.
3.2.2.4. Kích thước mẫu
Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu, Hair và cộng sự (1998) đã đưa ra rằng
kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 - 150. Bên cạnh đó, theo Bollen (1989), mẫu
được chọn sẽ“mang tính đại diện nếu kích thước mẫu ít nhất là 5 mẫu cho một ước
lượng. Ở đây, mô hình nghiên cứu của nhóm có 8 thành phần và 34 biến quan sát trong
thang đo. Như vậy, bài nghiên cứu sẽ có kích thước mẫu được tính theo công thức sau:
N = P*M
Trong đó:
N: kích thước mẫu nghiên cứu
52

P: số biến quan sát


M: số mức thang điểm được sử dụng để đo lường
Trong bài nghiên cứu này, nhóm sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ với 34 biến
quan sát. Do đó kích thước mẫu tối thiểu được xác định N=34*5=170. Tuy nhiên để
bài nghiên cứu đạt mức độ tin cậy cao hơn, nhóm đã tiến hành khảo sát 251 mẫu. Sau
khi rà soát, sàng lọc kỹ lưỡng thì còn 213 mẫu đã từng mua và sử dụng quần áo đã qua
sử dụng đạt tiêu chuẩn để sử dụng cho kết quả bài nghiên cứu.
3.2.2.5. Thiết kế bảng hỏi
Đối với đề tài nghiên cứu này, bảng câu hỏi được thiết kế thành 4 phần khác
nhau để cung cấp đầy đủ thông tin cho đối tƣợng khảo sát để các đối tƣợng khảo sát
dễ dàng hiểu rõ được mục tiêu của từng phần trong bảng câu hỏi. Bên cạnh đó, thông
qua mỗi phần của bài nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu sẽ xây dựng tập trung vào
các nội dung cùng với mục đích khác nhau, bảng câu hỏi đƣợc xây dựng cụ thể như
sau:
Phần 1: Phần giới thiệu
Ở phần này, nhóm sẽ cung cấp cho đối tượng khảo sát thông tin khái quát về bài
nghiên cứu cũng như mục tiêu mà nghiên cứu đang hướng tới. Nhóm đưa ra lý do thực
hiện đề tài, mục tiêu của nghiên cứu nhằm giúp cho đối tượng nghiên cứu có thể nắm
bắt được mục tiêu để điền vào bảng khảo sát. Ngoài ra, nhóm cũng cam kết bảo mật
thông tin của người điền khảo sát để họ tin tưởng và an tâm điền vào phiếu khảo sát.
Phần 2: Câu hỏi sàng lọc
Do khảo sát thông qua các trang mạng xã hội, nên đây phần cần thiết để có thể
sàng lọc cũng như xác định đúng các đối tƣợng mục tiêu khảo sát của nghiên cứu. Cụ
thể, đối tượng khảo sát của đề tài là tất cả các khách hàng, những đối tượng đã từng
mua quần áo SCH. Thông qua các câu hỏi này giúp sàng lọc và xác định được chính
xác các đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Phần 3: Câu hỏi nghiên cứu
Trong phần câu hỏi nghiên cứu, nhóm sẽ đưa ra các câu hỏi tập trung vào các yếu
tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo SCH của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh,
bao gồm 8 biến: (1) Thái độ đối với việc mua quần áo SCH, (2) Quảng cáo, (3) Chất
lượng sản phẩm, (4) Trưng bày bán hàng, (5) Niềm tin tiết kiệm, (6) Niềm tin môi
trường, (7) Chuẩn mực chủ quan, (8) Ý định mua quần áo SCH. Đây cũng là bảng câu
53

hỏi chính thức để thu thập dữ liệu và biến phân tích. Nhóm sinh viên đo lường bằng
thang đo Likert 5 mức độ thay đổi từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng
ý” để thiết kế bảng câu hỏi (xem bảng câu hỏi khảo sát chi tiết ở Phụ lục 5)
Phần 4: Câu hỏi nhân khẩu học
Nhóm sẽ thu thập các thông tin liên quan đến nhân khẩu học bao gồm độ tuổi,
giới tính, nghề nghiệp và thu nhập hàng tháng. Từ những thông tin trên nhóm có thể dễ
dàng so sánh về sự khác nhau giữa các nhóm đối tượng về ý định mua quần áo
secondhand.

3.2.2.6 Phương pháp thu thập số liệu

Nhóm thu thập dữ liệu bằng cách gửi phiếu khảo sát trong đó có bảng câu hỏi
được thiết lập bằng Google Form qua Internet cho các đối tượng cá nhân khác nhau.
Nhóm sẽ thu thập được các phần như thông tin cá nhân, ý kiến và niềm tin của khách
hàng đối với ý định tiếp tục mua hàng trực tuyến ở Việt Nam, cũng là bước thu thập
dữ liệu sơ cấp phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng thông qua việc gửi bảng
câu hỏi.

Thu thập mẫu sẽ được tiến hành thông qua gửi đường dẫn Google Form. Bảng
câu hỏi sau khi được thiết kế bằng công cụ Google Form được tác giả gửi đến các học
viên của trường Đại học Mở TPHCM, bạn bè, đồng nghiệp thông qua email,
Facebook, Zalo. Thời gian đáp viên trả lời phỏng vấn từ 10 đến 15 phút. Thời gian tiến
hành phỏng vấn diễn ra từ tháng 1/2023 đến tháng 02/2023. Sau khi nhận được các
bảng trả lời, sẽ tiến hành nhập liệu và kiểm tra tính hợp lệ của các câu trả lời. Nguyên
nhân các bảng trả lời không hợp lệ là trả lời thiếu một số câu hỏi, không đáp ứng yêu
cầu gạn lọc. Như vậy, có tổng cộng 214 bảng trả lời phù hợp được sử dụng làm dữ liệu
cho việc phân tích.

3.2.2.7 Phương pháp xử lý dữ liệu

Dữ liệu thu thập được sẽ được tổng hợp, nghiên cứu và phân tích bằng phần Xử
lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22.0. Sau khi được mã hóa và làm sạch, số liệu qua
các phân tích sau: thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố
54

khám phá EFA, phân tích ma trận tương quan và phân tích mô hình hồi quy. Cụ thể
bao gồm:

Thống kê mô tả mẫu và biến: Mô tả những đặc trưng của mẫu nghiên cứu
theo những dấu hiệu phân biệt được nêu sẵn đồng thời thống kê tỷ lệ trả lời theo từng
biến quan sát.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha: Phân tích sự tương
quan giữa các biến, biến nào mà sự mà sự tồn tại của nó giảm Cronbach’s Alpha thì sẽ
được loại bỏ để Cronbach’s Alpha tăng lên, các biến còn lại giải thích rõ hơn về bản
chất của khái niệm chung đó. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2014)
thì hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà
các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau, kiểm định độ tin cậy của thang đo
qua hệ số Cronbach’s Alpha nhằm loại trừ các biến có hệ số tương quan biến – tổng
nhỏ hơn 0.3, tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha >= 0.6.

Phân tích EFA: Sau khi tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số
Cronbach’s Alpha, tiếp theo tiến hành phân tích EFA để tiến hành đánh giá giá trị
thang đo trước khi kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Theo Hoàng Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc (2014), phương pháp này để thu nhỏ, tóm tắt dữ liệu. Trong
nghiên cứu thu thập được lượng biến khá lớn nhưng phải kiểm tra các biến có liên hệ
với nhau hay không, chính vì thế nên gom lại thành từng nhóm biến có liên hệ để xem
xét, trình bày dưới dạng một số ít những nhân tố cơ bản có tác động đến nghiên cứu.
Những biến quan sát đủ yêu cầu về độ tin cậy Cronbach’s Alpha đều được đưa vào
phân tích EFA, trong nghiên cứu này sử dụng phép xoay Promax và điểm dừng khi
trích các yếu tố có eigenvalue > 1. Biến quan sát được chọn là biến có hệ số tải nhân tố
≥ 0.5, kiểm định Kaiser Meyer – Olkin (KMO) thỏa 0.5 ≤ KMO ≤ 1. Thang đo được
chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50%; nếu KMO ≥0.9: rất tốt;
KMO ≥ 0.8: tốt; KMO ≥0.7 được; KMO ≥ 0.6: tạm được; KMO≥ 0.5: xấu; KMO
<0.5: không thể chấp nhận được (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2014).

Phân tích ma trận tương quan: giữa những biến độc lập với nhau và biến phụ
thuộc. Trích từ Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2014), khi hệ số tương
quan nhỏ 0.85 thì sẽ đảm bảo giá trị phân biệt giữa các biến, trường hợp còn lại thì cần
55

xem xét lại vai trò giữa các biến độc lập. Chính vì vậy có thể xảy ra hiện tượng đa
cộng tuyến.

Phân tích hồi quy: Để biết cường độ tác động của những biến độc lập tác động
biến phụ thuộc. Từ đó, kiểm tra được độ thích hợp của mô hình, xây dựng mô hình hồi
quy bội, kiểm định những giả thuyết đồng thời kiểm tra những vi phạm giả định hồi
quy.

3.3. Các bước phân tích số liệu


Quá trình xử lý dữ liệu được thực hiện trên chương trình xử lý dữ liệu SPSS 25
và theo quy trình sau:
Bước 1: Mã hóa, làm sạch dữ liệu khảo sát.
Bước 2: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha.
Bước 3: Phân tích tổ khám phá EFA.
Bước 4: Phân tích tương quan Pearson.
Bước 5: Phân tích hồi quy tuyến tính.
Tóm tắt chương 3
Sau khi tìm hiểu cơ sở lý thuyết và xác định mô hình nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu được xác định. Đầu tiên, chương này mô tả khái quát quy trình nghiên cứu
sau đó trình bày phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định
lượng. Ở phương pháp nghiên cứu định tính, đề tài tiến hành phỏng vấn sâu 7 người
tiêu dùng có độ tuổi từ 18 đến 55, sau đó đưa ra đánh giá và điều chỉnh thang đo. Ở
phương pháp nghiên cứu định lượng, nhóm tác giả tiến hành nêu sơ lược lý thuyết, xác
định các vấn đề liên quan đến mẫu, chọn mẫu, thiết kế bảng câu hỏi, tiến hành gửi
bảng câu hỏi và thu thập bảng trả lời từ các đối tượng mẫu. Cuối cùng, tác giả tiến
hành các bước phân tích số liệu, chuẩn bị tiền đề cho chương tiếp theo.
56

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu


Dữ liệu nghiên cứu thu thập được thông qua Google Form, bằng cách sử dụng
bảng câu hỏi chi tiết thông qua các mối quan hệ, mạng xã hội. Nhóm tác giả thu thập
được 251 phiếu, trong đó có 213 phiếu hợp lệ và loại bỏ dữ liệu chưa từng mua quần
áo secondhand là 31 phiếu. Dữ liệu về mẫu khảo sát được thu thập như sau:
Bảng 4.5. Mô tả mẫu tổng quan nghiên cứu
Thông tin Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%)
Nam 79 37.1
Giới tính
Nữ 134 62.9
18 đến dưới 25 173 81.2
25 đến dưới 35 37 17.4
Độ tuổi
35 đến dưới 45 2 0.9
45 đến dưới 55 1 0.5
Trung học 23 10.8
Trình độ học vấn
Cao đẳng, Đại học 190 89.2
Việc làm bán thời
121 56.8
gian
Nghề nghiệp Việc làm toàn thời
47 22.1
gian
Chưa có việc làm 45 21.1
Dưới 5 triệu đồng 131 61.4
Từ 5 triệu đến dưới
50 23.5
10 triệu đồng
Từ 10 triệu đến
Thu nhập 25 11.7
dưới 15 triệu đồng
Tư 15 triệu đến
6 2.8
dưới 20 triệu đồng
Trên 20 triệu đồng 1 0.5
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SPSS của tác giả
Trong dữ liệu thu thập được, giới tính nữ chiếm phần trăm cao hơn giới tính
nam, cho thấy rằng ở nữ giới thường có xu hướng quan tâm đến việc mua sắm quần áo
hơn nam giới.
Về độ tuổi mà nhóm nghiên cứu thu thập được, độ tuổi quan tâm đến quần áo
secondhand nhất là từ 18 đến dưới 25 tuổi (chiếm 81.2%), tiếp sau đó lần lượt là từ 25
đến 35 tuổi (chiếm 17.4%) và độ tuổi từ 35 đến dưới 55 tuổi là không đáng kể. Vì vây
57

có thể thấy rằng, người tiêu dùng ở độ tuổi dưới 35 có xu hướng tìm hiểu và quan tâm
đến quần áo đã qua sử dụng hơn so với các độ tuổi còn lại.
Đối với trình độ học vấn, những người đang theo học ở các trường Cao đẳng,
Đại học có xu hướng lựa chọn quần áo đã qua sử dụng chiếm 89.3%, cao hơn ở trung
học là 10.7%.
Về nghề nghiệp của người tham gia khảo sát, tác giả phân theo loại hình nghề
nghiệp, trong đó người làm việc bán thời gian sẽ quan tâm hơn đến quần áo đã qua sử
dụng, chiếm 56.5%, kế đến là những người làm việc toàn thời gian, chiếm 22%, thấp
nhất là những người chưa có việc làm, chiếm 21.5%.
Về thu nhập, có 131 người (61.4%) lương dưới 5 triệu, 50 người (23.5%) lương
từ 5 đến dưới 10 triệu, 25 người (11.7%) có mức lương từ 10 đến dưới 15 triệu và 7
người lương trên 15 triệu.
Nhìn chung, qua kết quả khảo sát trên cho thấy, những người có mức thu nhập
dưới 5 triệu đồng, đang còn theo học tại các trường Cao đẳng, Đại học sẽ ưu tiên sử
dụng quần áo cũ để tiết kiệm tiền hơn, đặc biệt là ở nữ giới.

4.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha


Trong mô hình nghiên cứu đề xuất, có 7 yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần
áo đã qua sử dụng của người tiêu dùng tại TPHCM, bao gồm: Quảng cáo, Chất lượng,
Trưng bày bán hàng, Niềm tin tiết kiệm, Niềm tin môi trường, Thái độ, Chuẩn mực
chủ quan.
Điều kiện để thang đo đạt yêu cầu đó chính là có hệ số Cronbach's Alpha > 0.6
và hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh > 0.33. Kết quả đánh giá độ tin cậy của các
biến độc lập và biến phụ thuộc như sau:
Với thang đo Quảng cáo (QC1, QC2, QC3), kết quả độ tin cậy như bảng 4.2 sau:
Bảng 4.6.Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Quảng cáo
Cronbach’s Alpha nếu
Biến quan sát Tương quan biến tổng
loại biến
Quảng cáo, Cronbach’s Alpha=.765
QC1 .527 .688
QC2 .589 .614
QC3 .572 .640
(Nguồn: từ kết quả phân tích SPSS của tác giả)
58

Cronbach’s Alpha tổng của nhân tố thang đo quảng cáo cao hơn 0.6 chứng minh
được độ tin cậy của nhân tố quảng cáo đạt yêu cầu. Trong cột tổng khi loại biến không
có giá trị nào cao hơn 0.765, tức là khi loại các biến sẽ không tăng mức độ tin cậy lên
và hệ số tương quan biến tổng cao trên 0.3 là đạt yêu cầu. Vậy ta đưa ra kết luận các
biến quan sát trên đã phù hợp và không cần điều chỉnh.
Bảng 4.7. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Chất lượng
Cronbach’s Alpha nếu
Biến quan sát Tương quan biến tổng
loại biến
Chất lượng, Cronbach’s Alpha=.765
CL1 .627 .689
CL2 .690 .667
CL3 .361 .787
CL4 .533 .726
CL5 .504 .734
(Nguồn: từ kết quả phân tích SPSS của tác giả)
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy hệ số của biến quan sát CL3 thuộc
nhân tố chất lượng cao hơn giá trị hiện tại. Như vậy, nhóm tác giả sẽ loại đi biến quan
sát CL3 và tiếp tục phân tích dữ liệu với 4 biến quan sát còn lại, cho ra kết quả như
bảng 4.4 sau:
Bảng 4.8. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Chất lượng sau khi loại biến CL3
Cronbach’s Alpha nếu
Biến quan sát Tương quan biến tổng
loại biến
Chất lượng, Cronbach’s Alpha=.787
CL1 .628 .718
CL2 .690 .685
CL4 .588 .742
CL5 .494 .790
(Nguồn: từ kết quả phân tích SPSS của tác giả)

Sau khi tiến hành phân tích lại Cronbach’s Alpha của thang đo chất lượng, nhóm
tác giả nhận thấy biến quan sát CL5 có hệ số cao hơn giá trị hiện tại. Như vậy, nhóm
tác giả sẽ tiếp tục loại đi biến quan sát CL5 và tiếp tục phân tích dữ liệu lần 2 với 3
biến quan sát còn lại, cho ra kết quả như bảng 4.5 sau:
59

Bảng 4.9. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Chất lượng sau khi loại biến CL5
Cronbach’s Alpha nếu
Biến quan sát Tương quan biến tổng
loại biến
Chất lượng, Cronbach’s Alpha=.790
CL1 .631 .718
CL2 .662 .682
CL4 610 .742

(Nguồn: từ kết quả phân tích SPSS của tác giả)

Sau khi tiến hành phân tích lại lần 2 Cronbach’s Alpha thang đo chất lượng, với
các hệ số tương quan biến tổng cao trên 0.3, tổng khi loại các biến cũng không cao hơn
0.790 – giá trị Cronbach Alpha’s tổng hiện tại. Vậy thang đo này sau khi đã loại biến
quan sát CL3 và CL5 đã đạt yêu cầu.

Bảng 4.10. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Trưng bày bán hàng
Cronbach’s Alpha nếu
Biến quan sát Tương quan biến tổng
loại biến
Trưng bày bán hàng, Cronbach’s Alpha=.810
TB1 .588 .776
TB2 .654 .755
TB3 .547 .791
TB4 .584 .777
TB5 .624 .767
(Nguồn: từ kết quả phân tích SPSS của tác giả)

Cronbach’s Alpha tổng của nhân tố thang đo trưng bày bán hàng khá cao 0.810,
trong thang đo cũng không có giá trị Cronbach’s Alpha tổng khi loại biến nào cao hơn,
hệ số tương quan biến tổng đều cao trên 0.3. Vậy ta rút ra được kết luận các biến quan
sát trong thang đo là phù hợp để đo lường năng lực cá nhân của người khảo sát và
không cần điều chỉnh các biến.

Bảng 4.11. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Niềm tin về tiết kiệm
Cronbach’s Alpha nếu
Biến quan sát Tương quan biến tổng
loại biến
Niềm tin về tiết kiệm, Cronbach’s Alpha=.842
60

TK1 .678 .808


TK2 .717 .771
TK3 .727 .761
(Nguồn: từ kết quả phân tích SPSS của tác giả)
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy hệ số tin cậy của nhân tố thang đo
niềm tin về sự tiết kiệm 0.842, lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn
0.3. Như vậy, sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha,
có 3 biến quan sát thuộc nhân tố niềm tin về sự tiết kiệm đạt yêu cầu.
Bảng 4.12. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Niềm tin về môi trường
Cronbach’s Alpha nếu
Biến quan sát Tương quan biến tổng
loại biến
Niềm tin về môi trường, Cronbach’s Alpha=.839
MT1 .642 .839
MT2 .777 .706
MT3 .696 .784
(Nguồn: từ kết quả phân tích SPSS của tác giả)
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy hệ số tin cậy của nhân tố thang đo
niềm tin về môi trường 0.839, lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn
0.3. Như vậy, sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha,
có 3 biến quan sát thuộc nhân tố niềm tin về môi trường đạt yêu cầu.
Bảng 4.13. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Thái độ
Cronbach’s Alpha nếu
Biến quan sát Tương quan biến tổng
loại biến
Thái độ, Cronbach’s Alpha=.834
TD1 .700 .787
TD2 .716 .784
TD3 .687 .789
TD4 .244 .864
TD5 .563 .816
TD6 .721 .781
(Nguồn: từ kết quả phân tích SPSS của tác giả)
61

Đối với thang đo Cronbach’s alpha của nhân tố thái độ thấy được các giá trị
Cronbach’s Alpha nếu loại biến của TD4 cao hơn giá trị hiện tại. Như vậy, nhóm tác
giả sẽ loại đi biến quan sát TD4 và tiếp tục phân tích dữ liệu với hai biến quan sát còn
lại, cho ra kết quả như bảng 4.10 sau:

Bảng 4.14. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Thái độ sau khi loại biến TD4
Cronbach’s Alpha nếu
Biến quan sát Tương quan biến tổng
loại biến
Thái độ, Cronbach’s Alpha=.864
TD1 .703 .831
TD2 .721 .826
TD3 .685 .835
TB5 .574 .863
TD6 .743 .820

(Nguồn: từ kết quả phân tích SPSS của tác giả)

Sau khi tiến hành phân tích lại Cronbach’s Alpha thang đo thái độ, với các hệ số
tương quan biến tổng cao trên 0.3, tổng khi loại các biến cũng không cao hơn 0.864 –
giá trị Cronbach Alpha’s tổng hiện tại. Vậy thang đo này sau khi đã loại biến quan sát
TD4 đã đạt yêu cầu.

Bảng 4.15. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Chuẩn mực chủ quan
Cronbach’s Alpha nếu
Biến quan sát Tương quan biến tổng
loại biến
Chuẩn mực chủ quan, Cronbach’s Alpha=.857
CM1 .484 .864
CM2 .690 .825
CM3 .649 .833
CM4 .677 .828
CM5 .713 .820
CM6 .684 .826
(Nguồn: từ kết quả phân tích SPSS của tác giả)
Đối với thang đo Cronbach’s alpha của nhân tố thang đo chuẩn mực chủ quan
thấy được các giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến của CM1 cao hơn giá trị hiện tại.
62

Như vậy, nhóm tác giả sẽ loại đi biến quan sát CM1 và tiếp tục phân tích dữ liệu với
hai biến quan sát còn lại, cho ra kết quả như bảng 4.12 như sau:

Bảng 4.16. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Chuẩn mực chủ quan sau khi
loại biến CM1
Cronbach’s Alpha nếu
Biến quan sát Tương quan biến tổng
loại biến
Chuẩn mực chủ quan, Cronbach’s Alpha=.864
CM2 .699 .831
CM3 .667 .840
CM4 .703 .831
CM5 .698 .832
CM6 .663 .841

(Nguồn: từ kết quả phân tích SPSS của tác giả)

Sau khi tiến hành phân tích lại Cronbach’s Alpha thang đo chuẩn mực chủ quan,
với các hệ số tương quan biến tổng cao trên 0.3, tổng khi loại các biến cũng không cao
hơn 0.864 – giá trị Cronbach Alpha’s tổng hiện tại. Vậy thang đo này sau khi đã loại
biến quan sát CM1 đã đạt yêu cầu.

Bảng 4.17. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Ý định mua hàng
Cronbach’s Alpha nếu
Biến quan sát Tương quan biến tổng
loại biến
Ý định mua hàng, Cronbach’s Alpha=.865
YD1 .709 .833
YD2 .744 .817
YD3 .730 .826
YD4 .695 .836
(Nguồn: từ kết quả phân tích SPSS của tác giả)
Kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tổng của nhân tố thang đo ý
định mua hàng khá cao 0.865 chứng tỏ đạt được độ tin cậy cao, trong thang đo cũng
không có giá trị Cronbach’s Alpha tổng khi loại biến nào cao hơn, hệ số tương quan
biến tổng đều cao trên 0.3, cho thấy rằng các biến quan sát đạt yêu cầu chất lượng.

4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
63

4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập Quảng cáo, Chất
lượng, Trưng bày bán hàng, Tiết kiệm, Môi trường và biến phụ thuộc Thái độ
4.3.1.1. Phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập Quảng cáo, Chất
lượng, Trưng bày bán hàng, Niềm tin về tiết kiệm, và Niềm tin về môi trường
Thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA đối với 17 biến quan sát đo lường 5
yếu tố tác động đến ý định mua quần áo đã qua sử dụng của người tiêu dùng tại Thành
phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích EFA được thể hiện trong bảng 4.14:
Bảng 4.18. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập Quảng
cáo, Chất lượng, Trưng bày bán hàng, Tiết kiệm, Môi trường
Nhân tố
Biến quan sát
1 2 3 4
TK2 .810
TK3 .807
TK1 .728
MT3 .674
MT2 .662
MT1 .536 .511
TB2 .785
TB1 .736
TB5 .690
TB4 .674
TB3 .649
CL2 .859
CL1 .816
CL4 .811
QC3 .806
QC1 .766
QC2 .762
Mức ý nghĩa (Sig. trong kiểm định Bartlett) .000
Hệ số KMO .823
Hệ số Eigenvalue 1.320
Tổng phương sai trích 63.047
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SPSS của tác giả
Kết quả cho thấy hệ số KMO và Bartlett đạt yêu cầu (0.5 ≤ 0.823 ≤ 1), tổng
phương sai trích là 63.047% > 50% đạt yêu cầu. Tuy nhiên, ở biến MT1 có hai nhân
64

tố, vì vậy nhóm tác giả quyết định loại đi biến quan sát MT1 và tiếp tục đưa các biến
quan sát còn lại phân tích nhân tố khám phá lần 2. Kết quả được thể hiện trong bảng
sau:
Bảng 4.19. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập Quảng
cáo, Chất lượng, Trưng bày bán hàng, Tiết kiệm, Môi trường
Biến quan sát Nhân tố
1 2 3 4
TK3 .823
TK2 .823
TK1 .738
MT3 .658
MT2 .634
TB2 .783
TB1 .742
TB5 .701
TB4 .684
TB3 .661
CL2 .858
CL1 .817
CL4 .810
QC3 .813
QC1 .763
QC2 .757
Mức ý nghĩa (Sig. trong kiểm định Bartlett) .000
Hệ số KMO .808
Hệ số Eigenvalue 1.313
Tổng phương sai trích 63.918
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SPSS của tác giả
Kết quả phân tích EFA lần 2 cho thấy, hệ số KMO và Bartlett là 0.808 đạt yêu
cầu. Hệ số Eigenvalue = 1.313 >1 với 4 nhân tố được rút ra, tổng phương sai trích là
63.918% cho biết 4 nhân tổ này giải thích được 63.918% biến thiên của dữ liệu. Giá trị
của các biến quan sát theo từng nhóm đều cao trên 0.5 cho thấy độ tương quan ổn.
Sau khi thực hiện phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập, ở hai biến độc
lập Niềm tin về môi trường và Niềm tin về tiết kiệm cho thấy sự gộp nhân tố ở (cụ thể
là TK1, TK2, TK3, MT2, MT3), còn lại đều đạt giá trị phân biệt. Vì vậy nhóm nghiên
65

cứu tiến hành gộp 5 biến quan sát là TK1, TK2, TK3, MT2, MT3 thành 1 thang đo
mới là Niềm tin về tiết kiệm và môi trường.
Theo kết quả ma trận xoay các nhân tố, 16 biến quan sát được nhóm lại thành 4
nhân tố, thứ tự sắp xếp các nhân tố được trình bày lại trong bảng 4.16:
Bảng 4.20. Các biến độc lập được sắp xếp theo kết quả phân tích nhân tố EFA
Nhân tố Ký hiệu Tên biến quan sát
Nhân tố 1 TK3 Mua quần áo secondhand giúp tôi tiết kiệm được tiền.
(TKMT): TK2 Mua quần áo secondhand là sự cẩn thận trong việc tiêu
Niềm tin về tiền của tôi.
tiết kiệm và TK1 Mua quần áo secondhand để tận dụng tối đa tiền của tôi.
môi trường MT3 Sử dụng quần áo secondhand để giảm ô nhiễm môi
trường.
MT2 Sử dụng quần áo secondhand giúp tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên.
Nhân tố 2 TB2 Tôi thích mua quần áo secondhand tại cửa hàng có sự
(TB): trưng bày dễ dàng tìm kiếm.
Trưng bày TB1 Quần áo secondhand được trưng bày đẹp mắt sẽ kích
bán hàng thích tôi mua nó.
TB5 Cách phối màu dễ chịu ở các cửa hàng quần áo
secondhand sẽ kích thích tôi mua nó.
TB4 Một cửa hàng quần áo secondhand có ánh sáng tốt ảnh
hưởng đến ý định mua quần áo secondhand của tôi.
TB3 Tôi mua ngay quần áo secondhand ở các cửa hàng có
ánh sáng phù hợp (không quá sáng hay tối).
Nhân tố 3 CL2 Quần áo secondhand có chất lượng tốt.
(CL): Chất CL1 Chất lượng quần áo secondhand thì ổn định.
lượng sản CL4 Quần áo secondhand có chất lượng kém.
phẩm
Nhân tố 4 QC3 Các quảng cáo quần áo secondhand thì quan trọng.
(QC): QC1 Các quảng cáo quần áo secondhand có giá trị.
Quảng cáo QC2 Các quảng cáo quần áo secondhand là hữu ích.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
4.3.1.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc Thái độ
66

Thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA đối với 5 biến quan sát đo lường
thái độ của người tiêu dùng dẫn đến ý định mua quần áo đã qua sử dụng. Kết quả được
thể hiện trong bảng 4.17:
Bảng 4.21. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc Thái độ
Nhân tố
Biến quan sát
1
TD6 .848
TD2 .836
TD1 .821
TD3 .809
TD5 .710
Mức ý nghĩa (Sig. trong kiểm định Bartlett) .000
Hệ số KMO .846
Hệ số Eigenvalue 3.250
Tổng phương sai trích 64.997
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
Hệ số KMO: 0.846 > 0.5 và Bartlett có mức ý nghĩa Sig. = 0.000 >0.05 cho thấy
nhân tố thích hợp, đạt yêu cầu. Tổng phương sai trích 64.997% chứng tỏ mô hình phù
hợp, không cần điều chỉnh gì thêm.
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập Chuẩn mực chủ
quan, Thái độ và biến phụ thuộc Ý định mua hàng
4.3.2.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các các biến độc lập Chuẩn
mực chủ quan, Thái độ
Nhóm nghiên cứu thực hiện đưa 10 biến quan sát của hai biến độc lập Chuẩn
mực chủ quan và Thái độ phân tích nhân tố khám phá EFA để đo lường các yếu tố tác
động đến ý định mua quần áo đã qua sử dụng của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ
Chí Minh. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.18 sau:
Bảng 4.22. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc
lập Chuẩn mực chủ quan và Thái độ
Nhân tố
Biến quan sát
1 2
TD1 .823
TD2 .817
67

TD6 .807
TD3 .801
TD5 .644
CM5 .853
CM6 .838
CM2 .744
CM4 .719
CM3 .711
Mức ý nghĩa (Sig. trong kiểm định Bartlett) .000
Hệ số KMO .842
Hệ số Eigenvalue 1.802
Tổng phương sai trích 65.989
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SPSS của tác giả
Như kết quả thể hiện ở bảng 4.x, hệ số KMO = 0.842 > 0.5 và Bartlett có mức ý
nghĩa Sig. = 0.000 <0.05 cho thấy phân tích nhân tố thích hợp, phương sai trích
65.989% > 50% đạt yêu cầu.
Theo kết quả ma trận xoay các nhân tố, 10 biến quan sát được nhóm lại 2 nhân
tố, thứ tự sắp xếp các nhân tố được trình bày lại trong bảng 4.19:
Bảng 4.23. Các biến độc lập Chuẩn mực chủ quan và Thái độ được sắp xếp theo
kết quả phân tích nhân tố EFA

Nhân tố Ký hiệu Tên biến quan sát


TD1 Tôi hứng thú với các loại quần áo secondhand.
Nhân tố 1 TD2 Tôi vui khi mua quần áo secondhand.
(TD): Thái TD6 Tôi cảm thấy thích thú khi mua quần áo secondhand.
độ TD3 Tôi sẵn sàng tìm kiếm quần áo secondhand.
TD5 Quần áo secondhand mang lại lợi ích cho tôi.
Nhân tố 2 Các thành viên trong gia đình có ảnh hưởng đến hành vi
(CM): CM5 của tôi sẽ mua quần áo secondhand ít nhất một lần tại
Chuẩn mực các cửa hàng secondhand.
chủ quan Các thành viên gia đình có ảnh hưởng đến hành vi của
CM6 tôi đồng ý cho tôi mua quần áo secondhand tại các cửa
hàng secondhand.
CM2 Những người bạn có ảnh hưởng đến hành vi của tôi cho
68

rằng tôi nên mua quần áo secondhand ít nhất một lần tại
các cửa hàng quần áo secondhand.
Bạn bè của tôi tán thành việc tôi mua quần áo
CM4 secondhand ít nhất một lần tại các cửa hàng quần áo
secondhand.
Những người bạn có ảnh hưởng đến hành vi của tôi sẽ
CM3 mua quần áo secondhand ít nhất một lần tại các cửa
hàng quần áo secondhand.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
4.3.2.2. Phân tích nhân tố khá phá EFA cho biến phụ thuộc Ý định mua
hàng
Nhóm tác giả tiếp tục tiến hành đưa biến quan sát phụ thuộc YD1, YD2, YD3 và
YD4 vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả được thể hiện như bảng sau:
Bảng 4.24. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ
thuộc Ý định mua hàng
Nhân tố
Biến quan sát
1
YD2 .867
YD3 .852
YD1 .843
YD4 .825
Mức ý nghĩa (Sig. trong kiểm định Bartlett) .000
Hệ số KMO .801
Hệ số Eigenvalue 2.868
Tổng phương sai trích 71.699
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SPSS của tác giả
Kết quả phân tích cho biến phụ thuộc ý định mua hàng cho thấy, giá trị KMO đạt
yêu cầu (0.801 > 0.5), trị số Sig. của kiểm định Bartlett = 0.000 < 0.05 đạt yêu cầu.
Tổng phương sai trích của biến phụ thuộc là 71.699Z% > 50% chứng tỏ mô hình phù
hợp.

4.4. Điều chỉnh mô hình và giả thuyết nghiên cứu


69

Sau khi tiến hành loại bỏ một số biến ở giai đoạn kiểm định độ tin cậy
Cronbach’s Alpha và tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình đã có sự
thay đổi từ 7 nhân tố thành 6 nhân tố và thành phần có sự thay đổi. Vì vậy mô hình
mới cần được xây dựng dựa trên kết quả hội tụ của quá trình phân tích nhân tố khám
phá EFA. Các nhân tố nghiên cứu đã điều chỉnh được thể hiện ở bảng 4.21:
Bảng 4.25. Các nhân tố nghiên cứu đã điều chỉnh

Mã hóa Thang đo

Quảng cáo

QC1 Các quảng cáo quần áo secondhand có giá trị.

QC2 Các quảng cáo quần áo secondhand là hữu ích

QC3 Các quảng cáo quần áo secondhand thì quan trọng

Chất lượng sản phẩm

CL1 Chất lượng quần áo secondhand thì ổn định

CL2 Quần áo secondhand có chất lượng tốt

CL4 Quần áo secondhand có chất lượng kém

Trưng bày bán hàng

TB1 Quần áo secondhand được trưng bày đẹp mắt sẽ kích thích tôi mua nó.

TB2 Tôi thích mua quần áo second-hand tại cửa hàng có sự trưng bày dễ dàng
tìm kiếm.

TB3 Tôi mua ngay quần áo second-hand ở các cửa hàng có ánh sáng phù hợp
(không quá sáng hay quá tối).

TB4 Một cửa hàng quần áo secondhand có ánh sáng tốt ảnh hưởng đến ý định
mua quần áo secondhand của tôi.

TB5 Cách phối màu dễ chịu ở các cửa hàng quần áo secondhand sẽ kích thích
tôi mua nó.

Niềm tin về tiết kiệm và môi trường

TK1 Mua quần áo second-hand để tận dụng tối đa tiền của tôi.

TK2 Mua quần áo second-hand là sự cẩn thận trong việc tiêu tiền của tôi.
70

TK3 Mua quần áo second-hand giúp tôi tiết kiệm được tiền.

MT2 Sử dụng quần áo second-hand giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

MT3 Sử dụng quần áo secondhand sẽ giảm ô nhiễm môi trường.

Thái độ đối với việc mua quần áo secondhand

TD1 Tôi hứng thú với các loại quần áo second-hand.

TD2 Tôi vui khi mua quần áo secondhand

TD3 Tôi sẵn sàng tìm kiếm quần áo secondhand

TD5 Quần áo secondhand mang lại lợi ích cho tôi.

TD6 Tôi cảm thấy thích thú khi mua quần áo secondhand

Chuẩn mực chủ quan

CM2 Những người bạn có ảnh hưởng đến hành vi của tôi cho rằng tôi nên mua
quần áo secondhand ít nhất một lần tại các cửa hàng quần áo secondhand.

CM3 Những người bạn có ảnh hưởng đến hành vi của tôi sẽ mua quần áo
secondhand ít nhất một lần tại các cửa hàng quần áo secondhand.

CM4 Bạn bè của tôi tán thành việc tôi mua quần áo secondhand ít nhất một lần
tại các cửa hàng quần áo secondhand.

CM5 Các thành viên trong gia đình có ảnh hưởng đến hành vi của tôi sẽ mua
quần áo secondhand ít nhất một lần tại các cửa hàng secondhand.

CM6 Các thành viên gia đình có ảnh hưởng đến hành vi của tôi đồng ý cho tôi
mua quần áo secondhand tại các cửa hàng secondhand.

Ý định mua quần áo secondhand

YD1 Tôi dự định sẽ mua quần áo secondhand trong thời gian tới.

YD2 Tôi tin rằng sự quan tâm của tôi đối với quần áo secondhand sẽ tăng lên
trong tương lai.

YD3 Tôi dự định mua quần áo secondhand càng nhiều càng tốt.

YD3 Tôi khuyên người khác mua quần áo secondhand.


Nguồn: Tác giả tổng hợp
Từ các nhân tố đã điều chỉnh trong bảng 4.x, mô hình nghiên cứu mới được xây
dựng dựa trên kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA như hình 4.1:
71

Quảng cáo

H1
Chất lượng sản
H2
phẩm

Trưng bày bán H3 Thái độ H5


Ý định mua quần
hàng
áo đã qua sử
H4 dụng
Niềm tin về tiết
Chuẩn mực chủ
kiệm và môi H6
quan
trường
Hình 4.8. Mô hình nghiên cứu dựa vào phân tích nhân tố khám phá EFA
Các giả thuyết nghiên cứu cũng được chỉnh sửa cho phù hợp với mô hình mới.
Từ 7 giả thuyết như mô hình nghiên cứu đề xuất, nhóm tác giả tiến hành chỉ sửa thành
6 giải thuyết theo bảng 4.22 sau:
Bảng 4.26. Giả thuyết nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA
Giả
Nội dung giả thuyết
thuyết
Quảng cáo có tác động tích cực đến thái độ đối với việc mua quần áo
H1
second-hand.
Chất lượng sản phẩm có tác động tích cực đến thái độ đối với việc mua
H2
quần áo second-hand.
Trưng bày bán hàng có tác động tích cực đến thái độ đối với việc mua
H3
quần áo second-hand.
Niềm tin tiết kiệm và môi trường có tác động tích cực đến thái độ đối với
H4
việc mua quần áo second-hand.
Thái độ đối với việc mua quần áo secondhand ảnh hưởng tích cực đến ý
H5
định mua.
72

Chuẩn mực chủ quan có tác động tích cực đến ý định mua quần áo
H6
second-hand.
Nguồn: Tác giả tổng hợp

4.5. Phân tích tương quan Pearson


Sau khi phân tích nhân tố EFA ta tiếp đến phân tích tương quan giữa các biến
độc lập và phụ thuộc nhằm kiểm ta mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ
thuộc với các biến độc lập và sớm nhận vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập
cũng có tương quan mạnh với nhau.
Bảng 4.27. Kết quả phân tích tương quan Pearson
YD QC CL TB TKM TD CM
T
Pearson
1 .419** .089** .530** .594** .734** .503**
Correlation
YD
Sig. (2-
.000 .197 .000 .000 .000 .000
tailed)
Pearson
.419** 1 .210** .334** .342** .357** .286**
Correlation
QC
Sig. (2-
.000 .002 .000 .000 .000 .000
tailed)
Pearson
.089 .210** 1 .028 -.048 .035 -.016
Correlation
CL
Sig. (2-
.197 .002 .687 .485 .608 .819
tailed)
Pearson
.530** .334** .028 1 .557** .551** 533**
Correlation
TB
Sig. (2-
.000 .000 .687 .000 .000 .000
tailed)
Pearson
.594** .342** -.048 .557** 1 .616** .518**
Correlation
TKMT
Sig. (2-
.000 .000 .485 .000 .000 .000
tailed)
73

Pearson
.734** .357** .035 .551** .616** 1 .463**
Correlation
TD
Sig. (2-
.000 .000 .608 .000 .000 .000
tailed)
Pearson
CM .503** .286** -.016 .533** .518** .463** 1
Correlation
Sig. (2-
.000 .000 .819 .000 .000 .000
tailed)
** Tương quan có ý nghĩa tại giá trị 0.01 (2-tailed)
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SPSS của tác giả 
Kết quả phân tích tương quan trong bảng 4.23 cho thấy hệ số tương quan của các
biến độc lập QC, TB, TKMT có mức độ tương quan khá cao với biến phụ thuộc TD.
Tuy nhiên, biến CL không có sự tương quan giữa các biến độc lập TB, TKMT, CM và
biến phụ thuộc TD. Hơn thế nữa, ma trận tương quan chỉ nói lên mối quan tương quan
(quan hệ 2 chiều) giữa các biến nên chỉ đưa ra mối quan hệ tổng quan giữa các biến.
Vì vậy, cần tiếp tục đưa tất cả các biến vào phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để xác
định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.

4.6. Phân tích hồi quy tuyến tính


4.6.1. Phân tích hồi quy giữa các biến độc lập Quảng cáo, Chất lượng sản
phẩm, Trưng bày bán hàng, Niềm tin về tiết kiệm và môi trường với biến phụ
thuộc Thái độ
Đưa 4 biến độc lập (TKMT, CL, QC và TB) thực hiện hồi quy tuyến tính với
nhân tố thái độ (TD) để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến
bằng phương pháp Enter, cho ra kết quả như bảng 4.24:
Bảng 4.28. Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến của biến
phụ thuộc Thái độ

Mô Hệ số Hệ số Hệ số R2 hiệu Sai số chuẩn của Durbin-


hình  R R2 chỉnh  ước lượng  Watson

1 .675a .455 .455 .50045 1.924


a. Predictors: (Constant), TKMT, CL, QC, TB
74

b. Dependent Variable: TD
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả 
R2 hiệu chỉnh phản ánh mức độ giải thích biến phụ thuộc của biến độc lập trong
mô hình hồi quy, thông thường ta lấy mức 0.5 làm chuẩn để so sánh độ mạnh yếu. Lớn
hơn 0.5 là mạnh, bé hơn 0.5 là yếu. Theo bảng số liệu Summary – R 2 hiệu chỉnh của
dữ liệu là 0.455 cho thấy 45.5% biến thiên của biến “Thái độ” được giải thích bởi các
biến độc lập trong mô hình, còn lại 55.5% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu
nhiên. 
Kết quả bảng này cũng đưa ra giá trị Durbin - Watson để đánh giá hiện tượng tự
tương quan chuỗi bậc nhất. Giá trị Durbin - Watson = 1.924, nằm trong khoảng 1.5
đến 2.5 nên kết quả không bị vi phạm giả định tự tương quan chuỗi bậc nhất (Yahua
Quai, 2011).
Bảng 4.29. Kiểm định ANOVA “Thái độ”

Mô hình  Tổng bình df Trung bình bình F Sig.


phương phương 

T Hồi quy 45.576 4 10.894 43.498 .000b


D
Phần 52.093 20 .250
dư  8

Total 95.669 21
2
a. Dependent Variable: TD
b. Predictors: (Constant), TKMT, CL, QC, TB
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả 
Kết quả kiểm định giá trị thống kê F, với giá trị Sig. = 0.000 (< 0.05) từ bảng
phân tích phương sai ANOVA cho phép ta bác bỏ giả thuyết mô hình hồi quy xây
dựng không phù hợp với tổng thể.
Bảng 4.30. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến theo phương pháp Enter

Mô hình  Hệ số hồi quy Hệ số hồi t Sig. Thống kê đa cộng


chưa chuẩn hóa  quy chuẩn tuyến 
hóa 
75

B Std. Beta Tolerrance  VIF


Error

1 (Constant .487 .327 1.492 .137


)

QC .135 .067 .115 2.025 .044 .807 1.240

CL .022 .048 .024 .452 .652 .939 1.065

TB .275 .062 .276 4.404 .000 .666 1.502

TKMT .405 .061 .424 6.690 .000 .652 1.534


a. Dependent Variable: TD
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả 
Giá trị Sig. của kiểm định t được sử dụng để kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi
quy. Kết quả ở bảng xx cho thấy, cả ba biến độc lập QC (Quảng cáo), TB (Trưng bày
bán hàng) và TKMT (Niềm tin về tiết kiệm và môi trường) có sự tác động lên biến phụ
thuộc TD do giá trị Sig. của kiểm định t nhỏ hơn 0.05. Tuy nhiên ở biến CL (Chất
lượng sản phẩm) với giá trị Sig. > 0.05 nên ta tiến hành loại bỏ khỏi mô hình.
Kết quả hồi quy sau khi loại bỏ biến CL (Chất lượng sản phẩm):
Bảng 4.31. Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến của biến
phụ thuộc Thái độ

Mô Hệ số Hệ số Hệ số R2 hiệu Sai số chuẩn của Durbin-


hình  R R2 chỉnh  ước lượng  Watson

1 .674a .455 .455 .49949 1.919

a. Predictors: (Constant), TKMT, QC, TB


b. Dependent Variable: TD
Bảng 4.32. Kiểm định ANOVA “Thái độ”

Mô hình  Tổng bình df Trung bình bình F Sig.


phương phương 

T Hồi quy 43.525 3 14.508 58.150 .000b


76

D Phần 52.144 20 .249


dư  9

Total 95.669 21
2

a. Dependent Variable: TD
b. Predictors: (Constant), TKMT, QC, TB
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả 
Bảng 4.33. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến theo phương pháp Enter

Mô hình  Hệ số hồi quy Hệ số hồi t Sig. Thống kê đa cộng


chưa chuẩn quy tuyến 
hóa  chuẩn
hóa 

B Std. Beta Tolerrance  VIF


Error

1 (Constant) .565 .277 2.036 .043

QC .142 .056 .121 2.196 .029 .853 1.172

TB .275 .062 .277 4.423 .000 .666 1.501

TKMT .402 .060 .420 6.699 .000 .662 1.510

a. Dependent Variable: TD
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả 
Như vậy với Sig. < 0.05, các yếu tố QC (Quảng cáo), TB (Trưng bày bán hàng) và
TKMT (Niềm tin về tiết kiệm và môi trường) có ý nghĩa thống kê trong mô hình với
các hệ số hồi quy chuẩn hóa như trên. Vậy ta không bác bỏ các giả thuyết ban đầu
được đặt ra cho các biến độc lập này đó là: H1, H3 và H4.
Tiếp theo là hệ số phóng đại phương sai VIF, hệ số này dùng để kiểm tra hiện
tượng đa cộng tuyến, thông thường nếu VIF của một biến độc lập lớn hơn 10 tức là
đang có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình. Tuy nhiên, vì ở đây tác giả đa
phần sử dụng thang đo Likert nên có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến khi giá trị
của VIF lớn hơn 2. Theo bảng số liệu, kết quả giá trị VIF của tất cả các biến độc lập
77

đều bé hơn 2, như vậy nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận rằng mô hình không có hiện
tượng đa cộng tuyến. 
Ta có phương trình hồi quy chuẩn hóa như sau:

TD = 0.420TKMT + 0.277TB + 0.121QC + ε

Trong đó:
TD: Thái độ
TKMT: Niềm tin về tiết kiệm và môi trường
TB: Trưng bày bán hàng
QC: Quảng cáo
Thông qua kết quả hồi quy, có thể thấy rằng yếu tố Niềm tin về tiết kiệm và môi
trường (TKMT) có tác động lớn nhất đến Thái độ dẫn đến ý định mua quần áo đã qua
sử dụng. Tiếp theo đó là các yếu tố về Trưng bày bán hàng (TB) và Quảng cáo (QC).
Qua đó thấy được rằng, khi muốn mua quần áo đã qua sử dụng thì người tiêu dùng
quan tâm đến tiết kiệm tiền bạc và bảo vệ môi trường nhất, họ không những cẩn trọng
trong việc tiêu tiền mà còn có ý thức tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó,
người tiêu dùng cũng quan tâm đến sự trưng bày của các cửa hàng đồ cũ, sự bày trí
đẹp mắt và ánh sáng cửa hàng tốt sẽ thu hút sự chú ý của họ. Ngoài ra, quảng cáo cũng
là một yếu tố quan trọng để thu hút họ đến với loại thời trang này, họ tin rằng các
quảng cáo về quần áo secondhand có sự thú vị và hữu ích.
4.6.2. Kiểm định các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính biến phụ thuộc
Thái độ
Vậy sau khi thực hiện phân tích hồi quy, chúng ta cần phải kiểm tra xem kết
quả có bị vi phạm các giả định hồi quy hay không. Nếu các giả định bị vi phạm thì kết
quả tính toán ra sẽ không đáng tin cậy nữa. Hai giả định hồi quy phổ biến mà ta sẽ
dùng để kiểm định trong phần này là phân phối chuẩn của phần dư và liên hệ tuyến
tính giữa biến phụ thuộc với biến độc lập. Ta sẽ đưa ra nhận định về hai kiểm định qua
3 biểu đồ trong bảng kết quả SPSS.
Phân phối chuẩn của phần dư: Giả định đầu tiên đó là phần dư trong hồi quy
phải xấp xỉ phân phối chuẩn. Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì
những lý do như: sử dụng sai mô hình, phương sai không phải là hằng số, số lượng các
phần dư không đủ nhiều để phân tích… Vì vậy, chúng ta cần thực hiện nhiều cách
78

khảo sát khác nhau. Hai cách phổ biến thường được sử dụng nhất và cũng sẽ được sử
dụng trong bài nghiên cứu này là căn cứ vào biểu đồ Histogram và Normal P-P Plot
phần dư.

Hình 4.9. Biểu đồ tần số phần chuẩn hóa Histogram biến phụ thuộc Thái độ
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
Xét vào biểu đồ tần số phần chuẩn hóa Histogram, giá trị trung bình Mean gần
bằng 0 (-3.88E-15 = -0.000), độ lệch chuẩn Std. Dev là 0.993 gần bằng 1, các cột giá
trị phần dư phân bố theo dạng hình chuông, ta có thể khẳng định phân phối là xấp xỉ
chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Nhưng để chắc chắn được nhận định trên, ta sẽ tiếp tục sử dụng biểu đồ Normal
P-P Plot of Regression Standardized Residual để kiểm định lại. Theo Normal P-P phần
dư ta có những điểm tròn nhỏ bám sát vào đường chéo vậy từ biểu đồ này ta có thể
chắc chắn rằng phân phối là xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư
không bị vi phạm.
79

Hình 4.10. Biểu đồ Normal P-P Plot of Regression Standardized Residual biến
phụ thuộc Thái độ

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả


Giả định về tính độc lập của sai số (không có tương quan giữa các phần dư):
đại lượng thống kê Durbin-Watson có thể dùng để kiểm định tương quan các sai số kề
nhau. Theo kết quả trong bảng 4.xx, giá trị Durbin-Watson = 1.919, nằm trong vùng
chấp nhận từ 1 đến 3 nên không có tương quan giữa các phần dư, giả dịnh không có
tương quan giữa các phần dư không bị vi phạm. Vì vậy, mô hình hồi quy tuyến tính có
thể sử dụng được.
Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (đo lường Đa cộng
tuyến): Kiểm định đa cộng tuyến được chuẩn đoán dựa vào hệ số VIF (Variance
Inflation Factor). Từ kết quả thống kê đa cộng tuyến trong bảng 4.xx, ta thấy hệ số
VIF đều có giá trị nhỏ hơn 2 đạt yêu cầu, chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến
xuất hiện trong mô hình.
Giả định liên hệ tuyến tính: Giả định này sẽ được kiểm tra bằng biểu đồ phân
tán Scatter giữa các phần dư chuẩn hóa (Regression Standardized Residual) trên trục
tung và giá trị dự đoán chuẩn hóa trên trục hoành.
80

Hình 4.11. Biểu đồ phân tán giữa các phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán biến
phụ thuộc Thái độ

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả


Kết quả cho thấy, các giá trị phần dư được rải ngẫu nhiên xung quanh đường
thẳng qua trục tung đọ 0, cho thấy hầu như không có liên hệ giữa các giá trị dự đoán
và phần dư. Do đó, giả định liên hệ tuyến tính được thỏa mãn.
4.6.3. Phân tích hồi quy tuyến tính giữa biến phụ thuộc Ý định mua hàng và
biến độc lập Chuẩn mực chủ quan, Thái độ
Đưa 2 biến độc tập (CM, TD) thực hiện hồi quy tuyến tính với nhân tố Ý định
(YD) để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương
pháp Enter, kết quả thu được như sau: 
Bảng 4.34. Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến giữa 2
biến độc lập Thái độ, Chuẩn mực chủ quan với biến phụ thuộc Ý định mua hàng

Mô Hệ số Hệ số Hệ số R2 hiệu Sai số chuẩn của Durbin-


hình  R R2 chỉnh  ước lượng  Watson

1 .757a .572 .568 .52802 1.783


a. Predictors: (Constant), CM, TD
b. Dependent Variable: YD
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả 
R2 hiệu chỉnh phản ánh mức độ giải thích biến phụ thuộc của biến độc lập trong
mô hình hồi quy, thông thường ta lấy mức 0.5 làm chuẩn để so sánh độ mạnh yếu. Lớn
81

hơn 0.5 là mạnh, bé hơn 0.5 là yếu. Theo bảng số liệu Summary – R 2 hiệu chỉnh của
dữ liệu là 0.568 cho thấy 56.8% biến thiên của biến “Ý định” được giải thích bởi các
biến độc lập trong mô hình, còn lại 43.2% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu
nhiên. 
Kết quả bảng này cũng đưa ra giá trị Durbin - Watson để đánh giá hiện tượng tự
tương quan chuỗi bậc nhất. Giá trị Durbin - Watson = 1.783, nằm trong khoảng 1.5
đến 2.5 nên kết quả không bị vi phạm giả định tự tương quan chuỗi bậc nhất (Yahua
Quai, 2011).
Bảng 4.35. Kiểm định ANOVA “Ý định mua hàng”

Mô hình  Tổng bình df Trung bình bình F Sig.


phương phương 

Y Hồi quy 78.358 2 39.179 140.526 .000b


D
Phần dư  58.549 210 .279

Total 136.907 212


a. Dependent Variable: YD
b. Predictors: (Constant), CM, YD
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
Giá trị Sig của kiểm định F được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình
hồi quy. Theo bảng ANOVA bên trên, ta thấy giá trị Sig = 0.000 < 0.05, từ đó ta kết
luận được mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng
được.
Bảng 4.36. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến theo phương pháp Enter

Mô hình  Hệ số hồi quy Hệ số hồi t Sig. Thống kê đa cộng


chưa chuẩn quy chuẩn tuyến 
hóa  hóa 

B Std. Beta Tolerrance  VIF


Error

1 (Constant) .114 .229 .497 .61


9

CM .763 .061 .637 12.523 .00 .786 1.272


82

TD .217 .053 .208 4.088 .00 .786 1.272


0
a. Dependent Variable: YD
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả 
Giá trị Sig. của kiểm định t được sử dụng để kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi
quy. Kết quả ở bảng xx cho thấy, cả hai biến độc lập CM (Chuẩn mực chủ quan) và
TD (Thái độ) có sự tác động lên biến phụ thuộc YD do giá trị Sig. của kiểm định t nhỏ
hơn 0.05. Vậy ta không bác bỏ các giả thuyết ban đầu được đặt ra cho các biến độc lập
này đó là: H5 và H6.
 Tiếp theo là hệ số phóng đại phương sai VIF, hệ số này dùng để kiểm tra hiện
tượng đa cộng tuyến, thông thường nếu VIF của một biến độc lập lớn hơn 10 tức là
đang có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình. Tuy nhiên, vì ở đây tác giả đa
phần sử dụng thang đo Likert nên có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến khi giá trị
của VIF lớn hơn 2. Theo bảng số liệu, kết quả giá trị VIF của tất cả các biến độc lập
đều bé hơn 2, như vậy nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận rằng mô hình không có hiện
tượng đa cộng tuyến. 
Ta có phương trình hồi quy chuẩn hóa như sau:

YD = 0.637CM + 0.208TD + ε

Trong đó:
YD: Ý định mua quần áo đã qua sử dụng
CM: Chuẩn mực chủ quan
TD: Thái độ
Nhìn vào phương trình hồi quy chuẩn hóa Beta, ta thấy rằng biến Chuẩn mực chủ
quan (0.637) tác động mạnh vào biến phụ thuộc Ý định mua hàng (YD) hơn so với
biến Thái độ (0.208). Như vậy, người tiêu dùng khi có ý định mua quần áo đã qua sử
dụng quan tâm đến hành vi của những người xung quanh hơn chính họ. Khi có ý định
mua các loại quần áo đã qua sử dụng, họ có xu hướng tham khảo những người xung
quanh, theo dõi hành vi của họ rồi mới đưa ra quyết định.
83

4.6.4. Kiểm định các giả định hồi quy của mô hình hồi quy tuyến tính biến phụ
thuộc Ý định
Phân phối chuẩn của phần dư: Giả định đầu tiên đó là phần dư trong hồi quy
phải xấp xỉ phân phối chuẩn. Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì
những lý do như: sử dụng sai mô hình, phương sai không phải là hằng số, số lượng các
phần dư không đủ nhiều để phân tích… Vì vậy, chúng ta cần thực hiện nhiều cách
khảo sát khác nhau. Hai cách phổ biến thường được sử dụng nhất và cũng sẽ được sử
dụng trong bài nghiên cứu này là căn cứ vào biểu đồ Histogram và Normal P-P Plot
phần dư.

Hình 4.12. Biểu tần số phần chuẩn hóa Histogram biến phụ thuộc Ý định
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
Xét vào biểu đồ tần số phần chuẩn hóa Histogram, giá trị trung bình Mean gần
bằng 0 1.93E-95= -0.000), độ lệch chuẩn Std. Dev là 0.995 gần bằng 1, các cột giá trị
phần dư phân bố theo dạng hình chuông, ta có thể khẳng định phân phối là xấp xỉ
chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Nhưng để chắc chắn được nhận định trên, ta sẽ tiếp tục sử dụng biểu đồ Normal
P-P Plot of Regression Standardized Residual để kiểm định lại. Theo Normal P-P phần
dư ta có những điểm tròn nhỏ bám sát vào đường chéo vậy từ biểu đồ này ta có thể
chắc chắn rằng phân phối là xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư
không bị vi phạm.
84

Hình 4.13. Biểu đồ Normal P-P Plot of Regression Standardized Residual biến
phụ thuộc Ý định

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả


Giả định về tính độc lập của sai số (không có tương quan giữa các phần dư):
đại lượng thống kê Durbin-Watson có thể dùng để kiểm định tương quan các sai số kề
nhau. Theo kết quả trong bảng 4.30, giá trị Durbin-Watson = 1.783, nằm trong vùng
chấp nhận từ 1 đến 3 nên không có tương quan giữa các phần dư, giả dịnh không có
tương quan giữa các phần dư không bị vi phạm. Vì vậy, mô hình hồi quy tuyến tính có
thể sử dụng được.
Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (đo lường Đa cộng
tuyến): Kiểm định đa cộng tuyến được chuẩn đoán dựa vào hệ số VIF (Variance
Inflation Factor). Từ kết quả thống kê đa cộng tuyến trong bảng 4.xx, ta thấy hệ số
VIF đều có giá trị nhỏ hơn 2 đạt yêu cầu, chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến
xuất hiện trong mô hình.
Giả định liên hệ tuyến tính: Giả định này sẽ được kiểm tra bằng biểu đồ phân
tán Scatter giữa các phần dư chuẩn hóa (Regression Standardized Residual) trên trục
tung và giá trị dự đoán chuẩn hóa trên trục hoành.
85

Hình 4.14. Biểu đồ phân tán giữa các phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán biến
phụ thuộc Ý định

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả


Kết quả cho thấy, các giá trị phần dư được rải ngẫu nhiên xung quanh đường
thẳng qua trục tung đọ 0, cho thấy hầu như không có liên hệ giữa các giá trị dự đoán
và phần dư. Do đó, giả định liên hệ tuyến tính được thỏa mãn.

4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu và hàm ý cho lý thuyết
Với các cơ sở lý thuyết được trình bày ở chương 2, tác giả đã đề xuất mô hình
nghiên cứu bao gồm 8 nhân tố và 36 biến quan sát. Sau khi thực hiện kiểm định độ tin
cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, tương quan Pearson và phân
tích hồi quy, mô hình nghiên cứu còn lại 7 nhân tố và 30 biến quan sát. Dựa theo các
khái niệm ở chương 2, tác giả đã xây dựng giả thuyết có thể kiểm định và thực hiện
kiểm tra. Đặc biệt, điểm mới của nghiên cứu các giả thuyết H1, H2 và H3. Cả 3 giả
thuyết này đều được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu định tính của tác giả, các
giả thuyết còn lại thì được xây dựng từ các công trình nghiên cứu trước cả trong và
ngoài nước.
Nghiên cứu đã tận dụng đa số thang đo của nhiều tác giả: Thang đo Quảng cáo
của Ducoffe, R. H. (1995), thang đo Chất lượng của Sweeney, J. C., & Soutar, G. N.
(2001), thang đo Trưng bày bán hàng của Parsad, C., Prashar, S., & Tata, V. S. (2017),
thang đo Niềm tin tiết kiệm của Lastovicka, J. L., Bettencourt, L. A., Hughner, R. S.,
& Kuntze, R. J. (1999), thang đo Niềm tin về môi trường của John A. McCarty and
L.J. Shrum (2001), thang đo Thái độ và thang đo Chuẩn mực chủ quan của De
86

Cannière, M. H., De Pelsmacker, P., & Geuens, M. (2009)., thang đo Ý định của
Zarmpou, T., Saprikis, V., Markos, A., & Vlachopoulou, M. (2012).
Về phần kết quả nghiên cứu, giả thuyết H4 trùng khớp với kết quả của những
nghiên cứu trước, chứng tỏ rằng niềm tin về sự tiết kiệm và niềm tin về môi trường là
một yếu tố vô cùng quan trọng tác động đến thái độ dẫn đến ý định mua quần áo đã
qua sử dụng của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu của
Min Jeong Seo và Minjeong Kim (2020), 2 yếu tố Niềm tin về sự tiết kiệm và Niềm
tin về môi trường các ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa nhất định đối với người tiêu
dùng tại Hàn Quốc, nhưng ở nghiên cứu của tác giả có sự khác biệt vì cả hai yếu tố
này thể hiện động cơ mua sắm quần áo second-hand của người tiêu dùng, cùng tác
động đến thái độ dẫn đến ý định mua hàng của người tiêu dùng.
Ngoài ra, từ kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 yếu tố tác động đến thái độ dẫn
đến ý định mua quần áo secondhand là trưng bày bán hàng tại các cửa hàng quần áo đồ
cũ và các hoạt động quảng cáo về quần áo secondhand, đây cũng chính là điểm khác
biệt so với các đề tài nghiên cứu trước vì tác giả xây dựng 2 yếu tố này dựa trên kết
quả nghiên cứu định tính. Trong đó, yếu tố Trưng bày bán hàng có hệ số hồi quy
chuẩn hóa tương đối cao (0.277), chứng minh yếu tố này có tác động mạnh mẽ thái độ
dẫn đến ý định mua quần áo đã qua sử dụng. Các cửa hàng đồ cũ có sự bày trí đẹp mắt,
ánh sáng dễ chịu và màu sắc hài hòa sẽ thu hút người tiêu dùng đến mua hàng hơn. So
với các nghiên cứu trước thì yếu tố trưng bày bán hàng là chi tiết mới vì đối với sản
phẩm quần áo second-hand chỉ mới được phổ biến lại vào những năm gần đây nhưng
đặc biệt thu hút các khách hàng là các bạn học sinh, sinh viên đang còn đi học nói
riêng và người tiêu dùng trên 18 tuổi nói riêng. Dù cùng là những mặt hàng quần áo
second-hand nhưng có doanh nghiệp dần chú trọng về nhiều yếu tố khác nhau từ bên
trong lẫn bên ngoài để có được những chất riêng, giúp cửa hàng có được chỗ đứng
nhất định trong lòng khách hàng nói chung và giới thời trang nói riêng. Cho nên
nghiên cứu này cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cần thiết trước khi ra
quyết định mua sắm quần áo đã qua sử dụng. Hệ số hồi quy chuẩn hóa của yếu tố
Quảng cáo là 0.121 tương đối tốt, chứng tỏ người tiêu dùng luôn quan tâm đến những
quảng cáo về quần áo secondhand và xem đó là những quảng cáo hữu ích tác động đến
thái độ dẫn đến ý định mua hàng. Bên cạnh đó, sự tác động của yếu tố Chuẩn mực chủ
quan (0.637) tương đối cao, có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến yếu tố Ý định mua hàng so
87

với yếu tố Thái độ (0.208). Điều này cho thấy rằng, hành vi mua sắm của người tiêu
dùng luôn bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh như gia đình và bạn bè, họ có
phần nhận thức về người khác nhiều hơn là nhận thức về bản thân. Tuy nhiên, một
điểm mới của nghiên cứu cũng dựa và kết quả nghiên cứu định tính là yếu tố Chất
lượng đã bị loại bỏ trong bài nghiên cứu này. Bởi đặc thù của quần áo second-hand so
với quần áo mới thì yếu tố Chất lượng không phải là động cơ chính để khách hàng
quyết định mua quần áo second-hand, so với sự nhận thức về bảo vệ môi trường hay
tiết kiệm chi tiêu.
Tóm lại, bài nghiên cứu của nhóm thực hiện tuy có sự tương đồng với các bài
nghiên cứu trước đó, nhưng vẫn có những điểm mới nhất định. Dù cùng là những mặt
hàng quần áo second-hand nhưng có doanh nghiệp dần chú trọng về nhiều yếu tố khác
nhau từ bên trong lẫn bên ngoài để có được những chất riêng, giúp cửa hàng có được
chỗ đứng nhất định trong lòng khách hàng nói chung và giới thời trang nói riêng. Cho
nên nghiên cứu này cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cần thiết trước khi
ra quyết định mua sắm quần áo đã qua sử dụng. Chi tiết hơn về kết quả nghiên cứu
được thể hiện trong bảng 4.33 sau:
Bảng 4.37. Các giả thuyết kiểm định và kết luận

Kết quả So sánh với
giả
Nội dung giả thuyết Beta nghiên cứu các nghiên
thuyế
của tác giả cứu trước
t
Quảng cáo có tác động tích cực
Đóng góp
H1 đến thái độ đối với việc mua 0.121 Chấp nhận
mới
quần áo second-hand.
Chất lượng sản phẩm có tác
động tích cực đến thái độ đối Không chấp Đóng góp
H2 0.024
với việc mua quần áo second- nhận mới
hand.
Trưng bày bán hàng có tác động
Đóng góp
H3 tích cực đến thái độ đối với việc 0.277 Chấp nhận
mới
mua quần áo second-hand.
Niềm tin tiết kiệm và môi
trường có tác động tích cực đến
H4 0.420 Chấp nhận Tương đồng
thái độ đối với việc mua quần
áo second-hand.
Thái độ đối với việc mua quần
H5 áo secondhand ảnh hưởng tích 0.208 Chấp nhận Tương đồng
cực đến ý định mua.
H6 Chuẩn mực chủ quan có tác 0.637 Chấp nhận Tương đồng
88

động tích cực đến ý định mua


quần áo second-hand.

Nghiên cứu đưa ra 6 giả thuyết với kỳ vọng làm phong phú thêm về mặt lý luận
khái niệm quần áo cũ đã qua sử dụng và ý định mua quần áo đã qua sử dụng của người
tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh. Đối với ở nước ngoài, nghiên cứu dựa vào
khung lý thuyết TRA của Ajzen & Fishbein (1975) và lý thuyết phản ứng kích thích
hộp đen của người tiêu dùng của Philip Kotler (1967), với mục đích giải thích mối
quan hệ giữa thái độ và hành vi của người tiêu dùng, đồng thời xác định các kích thích
tác động lên hành vi mua hàng của người tiêu dùng qua hình thức quảng cáo. Nghiên
cứu này góp phần nâng cao và làm chi tiết hơn hiểu biết của người tiêu dùng về quần
áo đã qua sử dụng. Nghiên cứu chưa có sự trùng lặp với các nghiên cứu trước đó tại
Việt Nam. Tuy rằng có những nghiên cứu như của Dung Phuong Hoang và cộng sự
(2022) nói về các yếu tố ảnh hưởng đến quan điểm hành vi và tâm lý khách hàng trẻ
Việt Nam khi mua quần áo cũ có đề cập đến những yếu tố như môi trường, chuẩn mực
chủ quan cùng nhiều yếu tố khác, nhưng vẫn chưa đề cập đến những yếu tố như trưng
bày bán hàng và quảng cáo. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng góp phần giúp doanh
nghiệp, các nhà tiếp thị hiểu rõ hơn về tâm lý người tiêu dùng, từ đó tiếp cận khách
hàng mục tiêu hiệu quả hơn, tạo nên những trải nghiệm tốt cho người tiêu dùng và
giúp doanh nghiệp có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Thế nên, nghiên cứu này
được coi là một đóng góp mới cho các nghiên cứu tại Việt Nam để có cái nhìn tổng thể
về quần áo secondhand và ý định mua loại thời trang này.
Tóm tắt chương 4
Trong Chương 4, nhóm tác giả đã trình bày khái quát thông tin mẫu khảo sát
chính thức 213 người tiêu dùng đã từng sử dụng quần áo secondhand tại thành phố Hồ
Chí Minh. Sau đó, nhóm tác giả tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 24
để đo lường sự tác động của các yếu tố dẫn đến ý định mua quần áo đã qua sử dụng.
Tác giả mô tả mẫu nghiên cứu bằng các phương pháp lấy mẫu thống kê mô tả theo
nhân khẩu học các mẫu, sau đó tác giả tiến hành kiểm định và đánh giá thang đo bằng
các bước phân tích mà từ đó thống kê được mức độ tác động của các yếu tố. Cuối
cùng, tác giả tiến hành thảo luận kết quả để có các hàm ý quản trị và kiến nghị cho
chương tiếp theo.
89
90

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận


Tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Các nghiên cứu ảnh hưởng đến ý định mua
quần áo đã qua sử dụng của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh” qua việc thu
thập dữ liệu bằng nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Với nghiên cứu định
tính bằng phỏng vấn chuyên sâu nhằm điều chỉnh mô hình và thang đo, đồng thời sơ
khảo các nghiên cứu về lĩnh vực quần áo đã qua sử dụng trước đó, kết quả bao gồm 36
biến quan sát và 7 yếu tố chính cụ thể: (1) quảng cáo, (2) chất lượng sản phẩm, (3)
trưng bày bán hàng, (4) niềm tin về sự tiết kiệm, (5) niềm tin về môi trường, (6) thái
độ, (7) chuẩn mực chủ quan.
Hiện nay, các hoạt động mua sắm quần áo đã qua sử dụng đang dần trở nên phổ
biến hơn, thu hút nhiều khách hàng, hứa hẹn trong tương lai ở Việt Nam sẽ ngày càng
tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Chính vì vậy, nhóm quyết định phạm vi lấy
mẫu là những người dân sinh sống trên địa bàn Thành phố Hồ Chính Minh để thực
hiện đề tài. Tuy nhiên, sau khi sàng lọc những câu trả lời không hợp lệ cùng với các
trường hợp chưa từng mua quần áo đã qua sử dụng thì nhóm còn lại 213 mẫu khảo sát
đạt chuẩn để tiến hành phân tích dữ liệu thông qua phần mềm SPSS 25. Tác giả sử
dụng phần mềm SPSS 25 thực hiện các bước kiểm định độ tin cậy thang đo bằng
Cronbach’s Alpha, khám phá bộ thang đo mới bằng các chỉ số EFA, phân tích tương
quan Pearson và kiểm định hồi quy tuyến tính.
Tính mới của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước đây được tác giả thể
hiện qua các biến như Quảng cáo, Chất lượng và Trưng bày bán hàng dựa vào kết quả
của nghiên cứu định tính. Kết quả sau khi phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha và
phân tích nhân tố khám phá EFA với 36 biến quan sát cho thấy, việc sử dụng quần áo
secondhand không chỉ tiết kiệm tiền bạc mà còn góp phần bảo vệ môi trường, đều
hướng tới lợi ích chung và có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Sau đó, tác giả tiến hành phân
tích tương quan và hồi quy lần 1 với 4 biến độc lập Quảng cáo (QC), Chất lượng (CL),
Trưng bày bán hàng (TB), Niềm tin về tiết kiệm và môi trường (TKMT) và biến phụ
thuộc Thái độ (TD). Kết quả hồi quy tuyến tính cho thấy biến CL bị loại khỏi mô hình
(có hệ số Sig. > 0.05). hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta của 3 biến còn lại QC, TB,
91

TKMT lần lượt là 0.121, 0.277, 0.420. Như vậy, yếu tố niềm tin về tiết kiệm và môi
trường có tác động mạnh mẽ nhất đến thái độ dẫn đến ý định mua quần áo đã qua sử
dụng. Qua đó thấy được người tiêu dùng mua quần áo đã qua sử dụng với mục đích
giúp ích cho môi trường mà điều thu hút họ còn có cách bày trí ở các cửa hàng và
quảng cáo, điều này sẽ thúc đẩy hành vi mua sắm hơn là ở những cửa hàng không chú
trọng vào việc trưng bày sản phẩm. Bên cạnh đó, nhóm tiến hành phân tích hồi quy lần
2 với biến độc lập Thái độ (TD), Chuẩn mực chủ quan (CM) với biến phụ thuộc ý định
mua hàng (YD). Hệ số hồi quy chuẩn hóa của CM và TD lần lượt là 0.637 và 0.208.
Cho thấy rằng, yếu tố Chuẩn mực chủ quan cũng tác động mạnh đến Ý định mua hàng
của người tiêu dùng bởi vì đây là nhận thức quan trọng, người tiêu dùng luôn quan tâm
đến hành vi mua sắm của những người xung quanh mình. Chính vì vậy, những người
thân sẽ có sức ảnh hưởng lớn đến hành vi mua quần áo secondhand.
Tổng kết lại, bài nghiên cứu của nhóm đã cho thấy những yếu tố có mức độ ảnh
hưởng đến với quyết định mua sắm quần áo đã qua sử dụng của người dân tại Thành
phố Hồ Chí Minh, từ đó doanh nghiệp có thể hoạch định lại chiến lược của mình cho
phù hợp với hành vi tiêu dùng.

5.2. Một số kiến nghị


Nghiên cứu của nhóm tập trung xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng quần áo đã qua sử dụng. Nắm bắt được những mong đợi về các giá trị tiềm ẩn
của người tiêu dùng sẽ giảm thiểu được rủi ro nhận thức tiêu cực việc tiêu thụ quần áo
Secondhand. Thông qua kết quả của phân tích dữ liệu ở Chương 4 đã cho thấy yếu tố
tác động mạnh tới hành vi mua sắm tiêu dùng quần áo đã qua sử dụng đó là Niềm tin
về tiết kiệm và môi trường, Quảng cáo, Trưng bày bán hàng và Chuẩn mực chủ quan.
Việc doanh nghiệp vận dụng các yếu tố trên sẽ giúp người tiêu dùng có những cái nhìn
mới về thị trường quần áo đã qua sử dụng. Thông qua đó, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra
một số kiến nghị để doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình đối với
khách hàng một cách tốt hơn: Những nỗ lực của doanh nghiệp trên thị trường sẽ được
khách hàng công nhận, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay. Với
sản phẩm quần áo Secondhand chỉ mới được phổ biến lại vào những năm gần đây
nhưng đặc biệt thu hút các khách hàng là các bạn học sinh, sinh viên nói riêng và
người tiêu dùng trên 18 tuổi nói chung. Không ngừng sáng tạo, đổi mới mà còn mang
92

đến cho những khách hàng có những cái nhìn mới về ngành thời trang đang khá được
ưa chuộng này.
Điều quan trọng ở đây nữa là sự thu hút các khách hàng, những năm gần đây có
nhiều doanh nghiệp ngày càng chú trọng về việc trưng bày bán hàng nhằm tạo được
chất riêng cũng như giúp cho cửa hàng có được vị trí nhất định trong lòng khách hàng
nói chung và giới thời trang nói riêng. Các sản phẩm quần áo Secondhand không phải
chỉ có mẫu mã đa dạng, giá cả hợp lý mà còn nằm ở những yếu tố khách quan mà
nhóm đã khám phá được như cách trưng bày và quảng cáo về sản phẩm. Hơn thế nữa,
với mục tiêu ban đầu của nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn
sàng của người tiêu dùng khi muốn tìm và trải nghiệm sản phẩm quần áo đã qua sử
dụng và từ đó đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp đưa ra
các chiến lược kinh doanh để tiếp cận và giữ chân khách hàng, xây dựng và phát triển
thương hiệu. Vì vậy, nhóm tác giả kiến nghị các doanh nghiệp nên liên tục nắm bắt
nhu cầu khách hàng theo xu hướng thị trường, cụ thể là cách trưng bày sản phẩm hay
không gian bán hàng, tập trung vào hai yếu tố này góp phần thu hút khách hàng, đồng
thời nâng cao lòng tin thương hiệu và xây dựng được niềm tin trung thành trong lòng
khách hàng.
Ngoài ra, mức độ của quảng cáo luôn được người tiêu dùng quan tâm vì đây là
một trong những yếu tố cấu thành nhu cầu mua hàng. Vì thế, quảng cáo quần áo
secondhand có sự ảnh hưởng không ít đến thái độ và ý định mua của khách hàng. Vậy
nên, các doanh nghiệp cần thu hút khách hàng và tạo niềm tin trong lòng họ đối với
quần áo secondhand bằng cách sáng tạo ra những quảng cáo hữu ích về quần áo
Secondhand thông qua các phương thức khác nhau để dễ dàng tiếp cận người tiêu
dùng cũng như thu hút nhiều khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm quần áo
Secondhand. Đồng thời, các doanh nghiệp sử dụng hình thức quảng cáo cũng cần phải
đi đôi với chất lượng quần áo Secondhand nhằm để tạo sự tin tưởng của người tiêu
dùng hơn. Điều này sẽ đảm bảo được sự phát triển bền vững lâu dài của các doanh
nghiệp và mức độ tin tưởng của các khách hàng đối với sản phẩm quần áo Secondhand
mà cửa hàng cung cấp.

5.3. Hàm ý quản trị


93

Từ kết quả phân tích nghiên cứu cho thấy, với thời điểm hiện tại có bốn yếu tố
tác động đến ý định mua quần áo secondhand của người tiêu dùng với mức độ được
sắp xếp theo trình tự mức độ ảnh hưởng từ cao xuống thấp là: (1) Chuẩn mực chủ quan
(beta = 0.637), (2) Niềm tin về tiết kiệm và môi trường (beta = 0.420), (3) Trưng bày
bán hàng (beta = 0.277), (4) Quảng cáo (beta = 0.121).
5.3.1. Hàm ý quản trị đối với yếu tố Niềm tin về tiết kiệm và môi trường
Kết quả phân tích cho thấy rằng hai biến niềm tin về môi trường và niềm tin về
tiết kiệm ban đầu là hai biến tách rời, sau thì gộp thành biến Niềm tin về tiết kiệm và
môi trường. Chỉ số có tác động dương cùng chiều dương với ý định mua quần áo đã
qua sử dụng của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh và là yếu tố tác động
mạnh mẽ nhất đến thái độ dẫn đến ý định mua quần áo đã qua sử dụng của người tiêu
dùng tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đây là các hàm ý quản trị cho yếu tố niềm tin về
tiết kiệm và môi trường. Đặc điểm đặc biệt này đối với nền kinh tế nói chung của các
quốc gia trên thế giới và nói riêng ở Việt Nam sau ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Có
thể nói làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tài chính, người dân bị giảm sút
thu nhập nên ảnh hưởng trực tiếp và làm thay đổi hành vi mua sắm của khách hàng đặc
biệt chú trọng hơn vào sự tiết kiệm. Từ đó, nghiên cứu đóng góp các hàm ý quản trị
sau:
Một là, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tìm kiếm sự phát triển, bằng cách
hướng đến các phân khúc thị trường giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo yếu tố chất lượng sản
phẩm phù hợp cho khách hàng..
Hai là, yếu tố môi trường trở thành một trong những vấn đề được người tiêu dùng
quan tâm. Nhờ đó không chỉ có ý nghĩa với ngành kinh doanh thời trang secondhand
mà còn là cơ hội để phát triển, cải tiến các sản phẩm theo xu hướng bảo vệ môi trường
như các nguyên vật liệu làm thời trang có thể tự phân huỷ, thời trang làm từ các
nguyên vật liệu đã qua sử dụng (túi nilon, giấy báo, ống hút nhựa,…). Điều này không
những xây dựng hình ảnh đẹp đến công chúng mà còn nói lên được trách nhiệm của
doanh nghiệp với cộng đồng, xã hội. Từ đó mà tạo nên nguồn cảm hứng cho các thế hệ
sau và là cầu nối cảm xúc gần nhất để kết nối thương hiệu và khách hàng.
5.3.2. Hàm ý quản trị đối với yếu tố Trưng bày bán hàng
Tiếp theo, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra yếu tố Trưng bày bán hàng là yếu tố mới
có tác động dương đến thái độ dẫn đến ý định mua quần áo đã qua sử dụng của người
94

tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này có ý nghĩa tích cực đến việc doanh
nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến các yếu tố của trưng bày bán hàng:
Một là, giá cả không còn là tiền đề quan trọng nhất trong giá trị cảm nhận, hầu
hết người tiêu dùng dành sự quan tâm lớn đến cách thức trưng bày của doanh nghiệp.
Trưng bày sản phẩm đi đôi với giá trị của sản phẩm, khiến cho khách hàng tập trung
chú ý nhiều hơn vào sản phẩm thay vì giá cả.
Hai là, tạo ra nhiều sự đa dạng về không gian trưng bày sản phẩm cũng như phân
loại các sản phẩm trong từng phân khúc. Làm cho khách hàng dễ dàng nhận diện
thương hiệu của mình so với các đối thủ khác.
Ba là, trưng bày sản phẩm dựa trên hành vi mua sắm của khách hàng. Cụ thể như
là chú ý trưng bày những sản phẩm mới ở đầu và xuyên suốt đoạn đường di chuyển để
thu hút sự chú ý của khách hàng, còn những sản phẩm bán chạy nhất trưng bày ở cuối
cửa hàng.
Bốn là, đầu tư cụ thể cho không gian trưng bày với các vật dụng hỗ trợ cho sản
phẩm được chú ý và nhận được đánh giá tốt hơn như về ánh sáng tốt dung hoà không
gian, các vật dụng trang trí được sắp xếp hoà hợp tỉ mỉ.
5.3.3. Hàm ý quản trị đối với yếu tố Quảng cáo
Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố quảng cáo với hệ số beta 0.121 có mức độ
ảnh hưởng thấp nhất với đến ý định mua quần áo đã qua sử dụng của người tiêu dùng
tại Thành phố Hồ Chí Minh trong các yếu tố tác động do nhóm tác giả đã kết luận.
Doanh nghiệp có thể đầu tư tăng cường các hoạt động quảng cáo cho thương hiệu sản
phẩm của mình khi đã có doanh thu và lượng khách hàng ổn định. Việc đầu tư cho các
quảng cáo ngày nay trở nên quan trọng nên chi phí càng đắt đỏ, phải nghiên cứu và đa
dạng các phương pháp quảng cáo riêng biệt tạo dấu ấn một lần đến khách hàng.
Một là, có những hoạt động marketing được đầu tư cụ thể và phù hợp với từng
nhóm khách hàng trên các trang thương mại điện tử, thu hút nhóm khách hàng tiềm
năng.
Hai là, chú trọng phát triển các mối quan hệ với những người sáng tạo nội dung
cụ thể liên quan đến thời trang được lòng công chúng để gia tăng nhận thức tích cực về
quần áo secondhand.

5.4. Các hạn chế và gợi ý hướng nghiên cứu tương lai
95

5.4.1. Các hạn chế của nghiên cứu

Tuy kết quả của nghiên cứu thu thập được đạt được mục tiêu đề ra nhưng cũng
có vài hạn chế nhất định cần được hoàn thiện hơn với các nghiên cứu sau này về ý
định mua quần áo đã qua sử dụng, cụ thể:

Đối với cỡ mẫu: Với mẫu khảo sát hạn chế là 213 người tiêu dùng tại thành phố
Hồ Chí Minh về hành vi sử dụng quần áo cũ, cụ thể là đã từng sử dụng quần áo cũ. Do
đó, kết quả nghiên cứu chỉ phản ánh nhận định của các đối tượng khảo sát đã từng mua
và sử dụng quần áo secondhand.

Về địa lý: Dữ liệu khảo sát nghiên cứu có hạn chế về địa lý do chỉ khảo sát người
tiêu dùng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh và dựa trên các biện pháp tự báo cáo lại
hành vi. Do đó, không thể tránh khỏi khả năng có sự thiên vị trong các câu trả lời của
các đáp viên khi được khai thác.

Về đối tượng khảo sát: Tác giả có chọn lọc những người tiêu dùng có độ tuổi từ
18 tuổi trở lên như sinh viên, những người lao động làm việc bán thời gian và toàn thời
gian, thậm chí có những người chưa có việc làm. Vì vậy, nghiên cứu tương đối chưa
có nhiều đối tượng với lượng nhân khẩu học đa dạng.

Hơn nữa, do đề tài còn quá mới so với các đề tài khác ở mảng kinh doanh nên
thông tin và số liệu sẽ ít hơn, chưa hoàn thiện hoàn toàn. Vậy nên, nếu có thời gian đào
sâu về chủ đề này, nghiên cứu cần mở rộng hơn trên phạm vi nhiều khu vực, thu hút
nhiều hơn số lượng người tham gia và cân bằng sự tương quan giữa người mua đồ
secondhand và đồ mới trong khảo sát để nâng cao kết quả đánh giá một cách toàn diện
và chính xác hơn.

Nói tóm lại, nghiên cứu nên được lặp lại ở các khu vực khác, số lượng mẫu lớn
hơn để kiểm tra hay xác nhận sự tác động của các biến trong mô hình nghiên cứu.

5.4.2. Gợi ý hướng nghiên cứu tương lai


Về lý thuyết: Nghiên cứu khái niệm quần áo đã qua sử dụng và các yếu tố tác
động đến ý định của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh khá mới mẻ, các nhà
quản trị cần quan tâm nhiều hơn trong tương lai. Bên cạnh đó, nghiên cứu này của tác
96

giả chỉ kiểm tra một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo đã qua sử dụng dựa
trên kết quả nghiên cứu, trong khi còn nhiều yếu tố khác nữa cần khai thác thêm có
ảnh hưởng đến hành vi này.
Với các hạn chế đã nêu, nhóm nghiên cứu góp ý cho các nhà nghiên cứu tương
lai có thể kiểm tra sâu hơn về nhiều thái độ dẫn đến ý định mua quần áo đã qua sử
dụng, đồng thời cần tiến hành đầu tư nhiều hơn khi làm các nghiên cứu thực nghiệm
bằng cách thu thập nhiều cỡ mẫu hơn và kiểm tra ở nhiều lĩnh vực hơn.
Khi tiến hành thu thập dữ liệu, cần mở rộng đối tượng khảo sát đa dạng nhân
khẩu học cũng như vị trí địa lý, với những câu hỏi chuyên sâu hơn nữa. Khi đó, dữ liệu
thu thập được sẽ có các câu trả lời khách quan hơn, đạt kết quả phân tích với độ tin cậy
cao hơn.
Hơn nữa, đây là một lĩnh vực nghiên cứu còn khá mới tại thị trường Việt Nam,
các doanh nghiệp có thể lợi dụng cơ hội này tiến hành nghiên cứu nhiều hơn về quần
áo secondhand trong tương lai, vì trên thực tế hiện nay, thế hệ Z rất ưa chuộng những
mẫu thời trang cũ - đã qua sử dụng theo phong cách retro. Đây sẽ là hướng nghiên cứu
được đón nhận nhiều sự quan tâm trong thời gian sắp tới.
97

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Kết quả thống kê mô tả mẫu


Giới tính

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Nam 79 37.1 37.1 37.1

Nữ 134 62.9 62.9 100.0

Total 213 100.0 100.0

Độ tuổi

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 18 đến dưới 25 tuổi 173 81.2 81.2 81.2

25 đến dưới 35 tuổi 37 17.4 17.4 98.6

35 đến dưới 45 tuổi 2 .9 .9 99.5

45 đến dưới 55 tuổi 1 .5 .5 100.0

Total 213 100.0 100.0

Trình độ học vấn

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Trung học 23 10.8 10.8 10.8

Cao đẳng, Đại học 190 89.2 89.2 100.0

Total 213 100.0 100.0

Nghề nghiệp

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Làm việc bán thời gian 121 56.8 56.8 56.8

Làm việc toàn thời gian 47 22.1 22.1 78.9

Chưa có việc làm 45 21.1 21.1 100.0

Total 213 100.0 100.0

Thu nhập

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Dưới 5 triệu đồng 131 61.5 61.5 61.5

Từ 5 - 10 triệu đồng 50 23.5 23.5 85.0

Từ 10 đế dưới 15 triệu đồng 25 11.7 11.7 96.7

Từ 15 đến dưới 20 triệu đồng 6 2.8 2.8 99.5

Trên 20 triệu đồng 1 .5 .5 100.0


98

Total 213 100.0 100.0

Phụ lục 2: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha

2.1. Thang đo Quảng cáo (QC)


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.735 3

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Scale Variance if Item Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if

Deleted Deleted Correlation Item Deleted

QC1 7.78 1.670 .527 .688

QC2 7.63 1.478 .589 .614

QC3 7.72 1.326 .572 .640

2.2. Thang đo chất lượng (CL) – lần 1


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

Based on

Cronbach's Alpha Standardized Items N of Items

.765 .772 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Scale Variance if Item Corrected Item-Total Squared Multiple Cronbach's Alpha if

Deleted Deleted Correlation Correlation Item Deleted

CL1 16.05 7.068 .627 .427 .689

CL2 16.26 6.883 .690 .502 .667

CL3 16.76 7.909 .361 .161 .787

CL4 15.90 7.986 .533 .383 .726

CL5 16.41 7.395 .504 .267 .734

2.3. Thang đo chất lượng (CL) – lần 2


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

Based on

Cronbach's Alpha Standardized Items N of Items

.787 .791 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Scale Variance if Item Corrected Item-Total Squared Multiple Cronbach's Alpha if

Deleted Deleted Correlation Correlation Item Deleted

CL1 12.46 4.580 .628 .415 .718


99

CL2 12.68 4.446 .690 .483 .685

CL4 12.31 5.169 .588 .377 .742

CL5 12.83 4.861 .494 .256 .790

2.3. Thang đo chất lượng (CL) – lần 3


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

Based on

Cronbach's Alpha Standardized Items N of Items

.790 .792 3

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Scale Variance if Item Corrected Item-Total Squared Multiple Cronbach's Alpha if

Deleted Deleted Correlation Correlation Item Deleted

CL1 8.53 2.260 .631 .401 .718

CL2 8.74 2.240 .662 .439 .682

CL4 8.38 2.661 .610 .375 .742

2.4. Thang đo Trưng bày bán hàng (TB)


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

Based on

Cronbach's Alpha Standardized Items N of Items

.810 .813 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Scale Variance if Item Corrected Item-Total Squared Multiple Cronbach's Alpha if

Deleted Deleted Correlation Correlation Item Deleted

TB1 15.84 7.798 .588 .458 .776

TB2 15.76 7.400 .654 .491 .755

TB3 16.12 7.485 .547 .342 .791

TB4 16.05 7.625 .584 .395 .777

TB5 15.78 7.946 .624 .415 .767

2.5. Thang đo Niềm tin về tiết kiệm (TK)


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

Based on

Cronbach's Alpha Standardized Items N of Items

.842 .842 3

Item-Total Statistics
100

Scale Mean if Item Scale Variance if Item Corrected Item-Total Squared Multiple Cronbach's Alpha if

Deleted Deleted Correlation Correlation Item Deleted

TK1 7.99 2.972 .678 .460 .808

TK2 8.15 2.732 .717 .519 .771

TK3 7.87 2.813 .727 .531 .761

2.6. Thang đo Niềm tin về môi trường (MT)


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

Based on

Cronbach's Alpha Standardized Items N of Items

.839 .841 3

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Scale Variance if Item Corrected Item-Total Squared Multiple Cronbach's Alpha if

Deleted Deleted Correlation Correlation Item Deleted

MT1 8.38 2.377 .642 .431 .839

MT2 8.23 2.282 .777 .612 .706

MT3 8.17 2.371 .696 .532 .784

2.7. Thang đo Thái độ (TD) – lần 1


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

Based on

Cronbach's Alpha Standardized Items N of Items

.834 .824 6

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Scale Variance if Item Corrected Item-Total Squared Multiple Cronbach's Alpha if

Deleted Deleted Correlation Correlation Item Deleted

TD1 19.25 8.756 .700 .506 .787

TD2 19.37 8.621 .716 .567 .784

TD3 19.28 8.616 .687 .495 .789

TD4 19.23 11.282 .244 .069 .864

TD5 19.32 9.115 .563 .363 .816

TD6 19.32 8.277 .721 .573 .781

2.8. Thang đo Thái độ (TD) - lần 2


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

Based on

Cronbach's Alpha Standardized Items N of Items

.864 .864 5

Item-Total Statistics
101

Scale Mean if Item Scale Variance if Item Corrected Item-Total Squared Multiple Cronbach's Alpha if

Deleted Deleted Correlation Correlation Item Deleted

TD1 15.33 7.561 .703 .504 .831

TD2 15.45 7.427 .721 .565 .826

TD3 15.35 7.446 .685 .490 .835

TD5 15.39 7.853 .574 .362 .863

TD6 15.40 7.043 .743 .572 .820

2.9. Thang đo Chuẩn mực chủ quan (CM) - lần 1


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

Based on

Cronbach's Alpha Standardized Items N of Items

.857 .859 6

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Scale Variance if Item Corrected Item-Total Squared Multiple Cronbach's Alpha if

Deleted Deleted Correlation Correlation Item Deleted

CM1 18.75 14.851 .484 .253 .864

CM2 18.20 14.002 .690 .623 .825

CM3 18.23 14.539 .649 .622 .833

CM4 18.14 14.316 .677 .549 .828

CM5 18.56 13.068 .713 .717 .820

CM6 18.49 13.544 .684 .704 .826

2.10. Thang đo Chuẩn mực chủ quan (CM) - lần 2

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

Based on

Cronbach's Alpha Standardized Items N of Items

.864 .866 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Scale Variance if Item Corrected Item-Total Squared Multiple Cronbach's Alpha if

Deleted Deleted Correlation Correlation Item Deleted

CM2 14.87 9.894 .699 .617 .831

CM3 14.91 10.302 .667 .622 .840

CM4 14.81 10.081 .703 .549 .831

CM5 15.23 9.218 .698 .714 .832

CM6 15.16 9.647 .663 .697 .841

2.11. Thang đo Ý định mua hàng (YD)


Reliability Statistics
102

Cronbach's Alpha

Based on

Cronbach's Alpha Standardized Items N of Items

.865 .868 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Scale Variance if Item Corrected Item-Total Squared Multiple Cronbach's Alpha if

Deleted Deleted Correlation Correlation Item Deleted

YD1 11.46 6.533 .709 .545 .833

YD2 11.44 6.144 .744 .586 .817

YD3 11.86 5.508 .730 .544 .826

YD4 11.56 6.106 .695 .496 .836

Phụ lục 3: Phân tích nhân tố khám phá EFA

3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA giữa biến phụ thuộc Thái độ và các biến
độc lập của nó
Phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập – lần 1
KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .823

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1553.597

df 136

Sig. .000

Total Variance Explained

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 5.561 32.711 32.711 5.561 32.711 32.711

2 2.421 14.241 46.952 2.421 14.241 46.952

3 1.416 8.331 55.283 1.416 8.331 55.283

4 1.320 7.763 63.047 1.320 7.763 63.047

5 .973 5.721 68.768

6 .811 4.772 73.540

7 .666 3.915 77.454

8 .598 3.519 80.973

9 .559 3.287 84.260

10 .490 2.884 87.144

11 .412 2.426 89.569

12 .392 2.308 91.877

13 .356 2.095 93.972

14 .288 1.691 95.663


103

15 .279 1.639 97.302

16 .251 1.476 98.778

17 .208 1.222 100.000

Total Variance Explained

Rotation Sums of Squared Loadings

Component Total % of Variance Cumulative %

1 3.348 19.696 19.696

2 3.191 18.768 38.464

3 2.185 12.854 51.318

4 1.994 11.729 63.047

10

11

12

13

14

15

16

17

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4

TK2 .810

TK3 .807

TK1 .728

MT3 .674

MT2 .662

MT1 .536 .511

TB2 .785

TB1 .736

TB5 .690

TB4 .674

TB3 .649

CL2 .859

CL1 .816
104

CL4 .811

QC3 .806

QC1 .766

QC2 .762

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a

a. Rotation converged in 6 iterations.

Phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập – lần 2
KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .808

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1396.680

df 120

Sig. .000

Total Variance Explained

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings

Compon % of Cumulative % of

ent Total Variance % Total Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 5.104 31.902 31.902 5.104 31.902 31.902 3.078 19.236 19.236

2 2.400 15.002 46.904 2.400 15.002 46.904 2.973 18.579 37.815

3 1.409 8.806 55.710 1.409 8.806 55.710 2.187 13.668 51.483

4 1.313 8.208 63.918 1.313 8.208 63.918 1.990 12.436 63.918

5 .916 5.725 69.644

6 .771 4.821 74.465

7 .661 4.134 78.598

8 .598 3.735 82.334

9 .526 3.288 85.622

10 .469 2.928 88.551

11 .412 2.574 91.125

12 .356 2.227 93.352

13 .292 1.824 95.175

14 .280 1.752 96.928

15 .256 1.602 98.530

16 .235 1.470 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4

TK3 .823

TK2 .823

TK1 .738
105

MT3 .658

MT2 .634

TB2 .783

TB1 .742

TB5 .701

TB4 .684

TB3 .661

CL2 .858

CL1 .817

CL4 .810

QC3 .813

QC1 .763

QC2 .757

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 5 iterations.

Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc Thái độ
KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .846

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 478.370

df 10

Sig. .000

Total Variance Explained

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 3.250 64.997 64.997 3.250 64.997 64.997

2 .626 12.527 77.524

3 .447 8.937 86.461

4 .388 7.769 94.230

5 .289 5.770 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa

Component

TD6 .848

TD2 .836

TD1 .821

TD3 .809

TD5 .710
106

Extraction Method: Principal

Component Analysis.a

a. 1 components extracted.

Rotated Component Matrixa

a. Only one component was

extracted. The solution cannot be

rotated.

3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập Thái độ, Chuẩn
mực chủ quan và biến phụ thuộc Ý định
Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập Thái độ và Chuẩn mực
chủ quan
1. KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .842

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1199.004

df 45

Sig. .000

Total Variance Explained

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 4.797 47.971 47.971 4.797 47.971 47.971

2 1.802 18.018 65.989 1.802 18.018 65.989

3 .938 9.380 75.369

4 .606 6.063 81.432

5 .443 4.432 85.863

6 .389 3.895 89.758

7 .351 3.511 93.269

8 .275 2.750 96.018

9 .238 2.378 98.397

10 .160 1.603 100.000

Component Matrixa

Component

1 2

CM4 .788

CM2 .730

TD2 .728
107

TD6 .719

CM3 .717

TD3 .685

TD1 .677

TD5 .657

CM5 .620 .588

CM6 .582 .603

Extraction Method: Principal Component

Analysis.a

a. 2 components extracted.

Rotated Component Matrixa

Component

1 2

TD1 .823

TD2 .817

TD6 .807

TD3 .801

TD5 .644

CM5 .853

CM6 .838

CM2 .744

CM4 .719

CM3 .711

Extraction Method: Principal Component

Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser

Normalization.a

a. Rotation converged in 3 iterations.

Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc Ý định mua hàng

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .801

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 411.684

df 6

Sig. .000

Total Variance Explained

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 2.868 71.699 71.699 2.868 71.699 71.699


108

2 .508 12.693 84.392

3 .342 8.551 92.943

4 .282 7.057 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa

Component

YD2 .867

YD3 .852

YD1 .843

YD4 .825

Extraction Method: Principal

Component Analysis.a

a. 1 components extracted.

Rotated Component Matrixa

a. Only one component was

extracted. The solution cannot be

rotated.

Phụ lục 3: Kết quả phân tích tương quan Pearson


Correlations

YD QC CL TB TKMT TD CM

YD Pearson 1 .419** .089 .530** .594** .734** .503**

Correlation

Sig. (2-tailed) .000 .197 .000 .000 .000 .000

N 213 213 213 213 213 213 213

QC Pearson .419** 1 .210** .334** .342** .357** .286**

Correlation

Sig. (2-tailed) .000 .002 .000 .000 .000 .000

N 213 213 213 213 213 213 213

CL Pearson .089 .210** 1 .028 -.048 .035 -.016

Correlation

Sig. (2-tailed) .197 .002 .687 .485 .608 .819

N 213 213 213 213 213 213 213

TB Pearson .530 **
.334 **
.028 1 .557 **
.551 **
.533**

Correlation
109

Sig. (2-tailed) .000 .000 .687 .000 .000 .000

N 213 213 213 213 213 213 213

TKMT Pearson .594** .342** -.048 .557** 1 .616** .518**

Correlation

Sig. (2-tailed) .000 .000 .485 .000 .000 .000

N 213 213 213 213 213 213 213

TD Pearson .734 **
.357 **
.035 .551 **
.616 **
1 .463**

Correlation

Sig. (2-tailed) .000 .000 .608 .000 .000 .000

N 213 213 213 213 213 213 213

CM Pearson .503** .286** -.016 .533** .518** .463** 1

Correlation

Sig. (2-tailed) .000 .000 .819 .000 .000 .000

N 213 213 213 213 213 213 213

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Phụ lục 4: Kết quả phân tích hồi quy


4.1. Phân tích hồi quy biến phụ thuộc Thái độ và các biến độc lập Quảng cáo,
Chất lượng, Trưng bày bán hàng, Niềm tin về tiết kiệm và môi trường – lần 1
Variables Entered/Removeda

Model Variables Entered Variables Removed Method

1 TKMT, CL, QC, TBb . Enter

a. Dependent Variable: TD

b. All requested variables entered.

Model Summaryb

Std. Error of the

Model R R Square Adjusted R Square Estimate Durbin-Watson

1 .675a .455 .445 .50045 1.924

a. Predictors: (Constant), TKMT, CL, QC, TB

b. Dependent Variable: TD

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 43.576 4 10.894 43.498 .000b

Residual 52.093 208 .250

Total 95.669 212

a. Dependent Variable: TD
110

b. Predictors: (Constant), TKMT, CL, QC, TB

Coefficientsa

Standardized

Unstandardized Coefficients Coefficients

Model B Std. Error Beta t Sig.

1 (Constant) .487 .327 1.492 .137

QC .135 .067 .115 2.025 .044

CL .022 .048 .024 .452 .652

TB .275 .062 .276 4.404 .000

TKMT .405 .061 .424 6.690 .000

Coefficientsa

95.0% Confidence Interval for B Collinearity Statistics

Model Lower Bound Upper Bound Tolerance VIF

1 (Constant) -.156 1.131

QC .004 .267 .807 1.240

CL -.073 .117 .939 1.065

TB .152 .397 .666 1.502

TKMT .286 .525 .652 1.534

a. Dependent Variable: TD

4.2. Phân tích hồi quy biến phụ thuộc Thái độ và các biến độc lập Quảng cáo,
Chất lượng, Trưng bày bán hàng, Niềm tin về tiết kiệm và môi trường – lần 2
Variables Entered/Removeda

Model Variables Entered Variables Removed Method

1 TKMT, QC, TBb . Enter

a. Dependent Variable: TD

b. All requested variables entered.

Model Summaryb

Std. Error of the

Model R R Square Adjusted R Square Estimate Durbin-Watson

1 .674a .455 .447 .49949 1.919

a. Predictors: (Constant), TKMT, QC, TB

b. Dependent Variable: TD

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.


111

1 Regression 43.525 3 14.508 58.150 .000b

Residual 52.144 209 .249

Total 95.669 212

a. Dependent Variable: TD

b. Predictors: (Constant), TKMT, QC, TB

Coefficientsa

Standardized

Unstandardized Coefficients Coefficients

Model B Std. Error Beta t Sig.

1 (Constant) .565 .277 2.036 .043

QC .142 .065 .121 2.196 .029

TB .275 .062 .277 4.423 .000

TKMT .402 .060 .420 6.699 .000

Coefficientsa

95.0% Confidence Interval for B Collinearity Statistics

Model Lower Bound Upper Bound Tolerance VIF

1 (Constant) .018 1.112

QC .015 .270 .853 1.172

TB .153 .398 .666 1.501

TKMT .284 .520 .662 1.510

a. Dependent Variable: TD
Charts
112

4.3. Phân tích hồi quy giữa biến phụ thuộc Ý định và biến độc lập Chuẩn mực
chủ quan, Thái độ
Variables Entered/Removeda

Model Variables Entered Variables Removed Method

1 CM, TDb . Enter

a. Dependent Variable: YD

b. All requested variables entered.

Model Summaryb

Std. Error of the

Model R R Square Adjusted R Square Estimate Durbin-Watson

1 .757a .572 .568 .52802 1.783

a. Predictors: (Constant), CM, TD

b. Dependent Variable: YD

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 78.358 2 39.179 140.526 .000b

Residual 58.549 210 .279

Total 136.907 212

a. Dependent Variable: YD

b. Predictors: (Constant), CM, TD


113

Coefficientsa

Standardized

Unstandardized Coefficients Coefficients

Model B Std. Error Beta t Sig.

1 (Constant) .114 .229 .497 .619

TD .763 .061 .637 12.523 .000

CM .217 .053 .208 4.088 .000

Coefficientsa

95.0% Confidence Interval for B Collinearity Statistics

Model Lower Bound Upper Bound Tolerance VIF

1 (Constant) -.338 .566

TD .643 .883 .786 1.272

CM .112 .322 .786 1.272

a. Dependent Variable: YD

Charts
114

Phụ lục 5: Danh sách đáp viên tham gia trả lời phỏng vấn định tính
Đáp viên Tuổi
ID1: Nguyễn Văn Tiến 20 - 30
ID2: Trần Kim Ngôn 20 - 30
ID3: Lê Anh Khuê 20 - 30
ID4: Phong 20 - 30
ID5: Nhữ Đình Thành 20 - 30
ID6: Phương 31 - 40
ID7: An 31 - 40
ID8: Hiền 31 - 40
ID9: Lan 31 - 40
ID10: Hồng 41 - 50
ID11: Mỹ 41 - 50
ID12: Ngân 41 - 50

Phụ lục 6: Bảng câu hỏi khảo sát chi tiết


KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA QUẦN ÁO ĐÃ
QUA SỬ DỤNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Xin chào anh/ chị và các bạn,
Nhóm chúng tôi là sinh viên Trường Đại học Mở TP.HCM. Hiện tại, chúng tôi
đang thực hiện một đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo
đã qua sử dụng của người tiêu dùng tại Tp. Hồ Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu ở đây là các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo đã
qua sử dụng của người tiêu dùng tại Tp. Hồ Chí Minh.
115

Mong anh/chị và các bạn có thể bỏ chút thời gian thực hiện bảng khảo sát này.
Những câu trả lời của anh/chị và các bạn là nguồn tư liệu quý giá để chúng tôi hoàn
thành nghiên cứu khoa học này. Chúng tôi cam đoan rằng mọi thông tin thu thập được
từ bảng khảo sát này chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu và sẽ hoàn toàn bảo
mật mọi thông tin cá nhân của mọi người.
Rất mong Anh/Chị dành thời gian trả lời Phiếu khảo sát này.
PHẦN 1: KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
Xin anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình đối với các yếu tố dưới đây.
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý Hoàn Hoàn
Bình
định mua quần áo đã qua sử toàn Không Đồng toàn
STT thườn
dụng của người tiêu dùng tại không đồng ý ý đồng
g
Tp. Hồ Chí Minh đồng ý ý
THANG ĐO QUẢNG CÁO
Các quảng cáo quần áo
1
secondhand có giá trị.
Các quảng cáo quần áo
2
secondhand là hữu ích
Các quảng cáo quần áo
3
secondhand thì quan trọng
THANG ĐO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Chất lượng quần áo
1
secondhand thì ổn định
Quần áo secondhand có chất
2
lượng tốt
Chất lượng quần áo
3 secondhand nhìn chung thì
chấp nhận được
Quần áo secondhand có chất
4
lượng kém
Quần áo secondhand sẽ không
5
tồn tại được lâu.
Quần áo secondhand mặc bền
6
theo thời gian
THANG ĐO TRƯNG BÀY BÁN HÀNG
1 Quần áo secondhand được
116

trưng bày đẹp mắt sẽ kích


thích tôi mua nó.
Tôi thích mua quần áo second-
2 hand tại cửa hàng có sự trưng
bày dễ dàng tìm kiếm.
Tôi mua ngay quần áo second-
hand ở các cửa hàng có ánh
3
sáng phù hợp (không quá sáng
hay quá tối).
Một cửa hàng quần áo
secondhand có ánh sáng tốt
4
ảnh hưởng đến ý định mua
quần áo secondhand của tôi.
Cách phối màu dễ chịu ở các
5 cửa hàng quần áo secondhand
sẽ kích thích tôi mua nó.
THANG ĐO NIỀM TIN TIẾT KIỆM
Mua quần áo second-hand để
1
tận dụng tối đa tiền của tôi.
Mua quần áo second-hand là
2 sự cẩn thận trong việc tiêu tiền
của tôi.
Mua quần áo second-hand
3
giúp tôi tiết kiệm được tiền.
THANG ĐO NIỀM TIN VỀ MÔI TRƯỜNG
Sử dụng quần áo secondhand
1 sẽ tiết kiệm đất được sử dụng
để làm bãi thải rác.
Sử dụng quần áo second-hand
2 giúp tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên.
Sử dụng quần áo secondhand
3
sẽ giảm ô nhiễm môi trường.
THANG ĐO THÁI ĐỘ
Tôi hứng thú với các loại quần
1
áo second-hand.
117

Tôi vui khi mua quần áo


2
secondhand
Tôi sẵn sàng tìm kiếm quần áo
3
secondhand
Tôi tốn khá nhiều thời gian để
4
mua quần áo secondhand.
Quần áo secondhand mang lại
5
lợi ích cho tôi.
Tôi cảm thấy thích thú khi
6
mua quần áo secondhand
THANG ĐO CHUẨN MỰC CHỦ QUAN
Gia đình tôi cho rằng tôi nên
mua quần áo secondhand ít
1
nhất một lần tại các cửa hàng
quần áo secondhand.
Những người bạn có ảnh
hưởng đến hành vi của tôi cho
rằng tôi nên mua quần áo
2
secondhand ít nhất một lần tại
các cửa hàng quần áo
secondhand.
Những người bạn có ảnh
hưởng đến hành vi của tôi sẽ
3 mua quần áo secondhand ít
nhất một lần tại các cửa hàng
quần áo secondhand.
Bạn bè của tôi tán thành việc
tôi mua quần áo secondhand ít
4
nhất một lần tại các cửa hàng
quần áo secondhand.
Các thành viên trong gia đình
có ảnh hưởng đến hành vi của
5 tôi sẽ mua quần áo
secondhand ít nhất một lần tại
các cửa hàng secondhand.
6 Các thành viên gia đình có ảnh
118

hưởng đến hành vi của tôi


đồng ý cho tôi mua quần áo
secondhand tại các cửa hàng
secondhand.
THANG ĐO Ý ĐỊNH MUA QUẦN ÁO SECONDHAND
Tôi dự định sẽ mua quần áo
1 secondhand trong thời gian
tới.
Tôi tin rằng sự quan tâm của
tôi đối với quần áo
2
secondhand sẽ tăng lên trong
tương lai.
Tôi dự định mua quần áo
3 secondhand càng nhiều càng
tốt.
Tôi khuyên người khác mua
4
quần áo secondhand.

PHẦN 2: THÔNG TIN CHUNG


Xin anh/chị vui lòng đánh dấu vào câu trả lời
Câu 1: Xin cho biết giới tính của Anh/Chị:
□ Nam
□ Nữ
Câu 2: Xin vui lòng cho biết độ tuổi của Anh/Chị:
□ 18 đến dưới 25 tuổi
□ 25 đến dưới 35 tuổi
□ 35 đến dưới 45 tuổi
□ 45 đến dưới 55 tuổi
□ Trên 55 tuổi
Câu 3: Anh/Chị vui lòng cho biết trình độ học vấn của Anh/Chị:
□ Trung học
□ Cao đẳng, đại học
Câu 4: Anh/Chị vui lòng cho biết nghề nghiệp của Anh/Chị:
□ Làm việc bán thời gian
119

□ Làm việc toàn thời gian


□ Hưu trí
□ Chưa có việc làm
Câu 5: Xin vui lòng cho biết mức thu nhập hàng tháng của Anh/Chị:
□ Dưới 5 triệu đồng
□ Từ 5 – 10 triệu đồng
□ Trên 10 triệu đến dưới 15 triệu
□ Trên 15 triệu đến dưới 20 triệu
□ Trên 20 triệu
120

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Aaker, A. D., Batra, R., & Myers, G.J. (1992). Advertising management (2nd ed.).
New Jersey: Prentice Hall.

Aaker, A. D., Batra, R., & Myers, G.J. (1996). Advertising management (5th ed.). New
Jersey: Prentice Hall.

Ajzen, I., & Fishbein, M. (1977). Attitude-behavior relations: A theoretical analysis


and review of empirical research. Psychological bulletin, 84(5), 888.

Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational behavior and human
decision processes, 50(2), 179-211.

Ajzen, I. & Fishbein, M. (1975). A Bayesian analysis of attribution processes.


Psychological Bulletin, 82(2), 261–277.

Ajzen, I. & Madden, T. J. (1986). Predication of goal-directed behavior: attitude,


intentions, and perceived behavioral control. Journal of Experimental Social
Psychology, 22(5), 453 - 474.

Alwitt, Linda F. and Robert E. Pitts (1996). Predicting Purchase Intentions for an
Environmentally Sensitive Product. Journal of Consumer Psychology, 5(1), 49–
64.

Bandyopadhyay, N. (2016). The role of self-esteem, negative affect and normative


influence in impulse buying: A study from India. Marketing Intelligence và
Planning, 34(4), 523-539.

Beaudoin, P., Lachance, M.J. and Robitaille, J. (2003). Fashion innovativeness,


fashion diffusion and brand sensitivity among adolescents. Journal of Fashion
Marketing and Management, 7(1), pp. 23-30.
Belk, R.W., Sherry, J.F. and Wallendorf, M. (1988). A naturalistic inquiry into buyer
and seller behavior at a swap meet. Journal of Consumer Research, 14(4), pp.
449-470.
121

Berger and Ruth M. Corbin (1992). Perceived Consumer Effectiveness and Faith in
Others as Moderators of Environmentally Responsible Behaviors. Journal of
Public Policy & Marketing, 11 (Fall), 79–89.

Bovee, L. C., & Arans, F. W. (1986). Contemporary advertising (2nd ed.). Illinois:
Irwin.

Bui, Hoa Phuong Thi, and Quang Van Ngo. “Annals of Computer Science and
Information Systems.” Influence of Critical and Economic Motivations on the
Intention to Buy Second Hand Clothes of Vietnamese Consumers, 2021.

Cervellon, M., Carey, L., & Harms, T. (2012). Something old, something used:
Determinants of women’s purchase of vintage fashion vs second-hand fashion.
International Journal of Retail and Distribution Management, 40(12), 956–974. 

Chang, M. K. (1998). Predicting unethical behavior: A comparison of the theory of


reasoned action and the theory of planned behavior. Journal of business ethics,
17(16), 1825-1834.

Chase, D., & Smith, T. K. (1992). Consumers keen on green but marketers don’t
deliver. Advertising Age, 63(29), 2-4.

Chiou, J. S. (2000). Antecedents and moderators of behavioral intention: Differences


between US and Taiwanese students. Genetic, social, and general psychology
monographs, 126(1), 105.

Dagnoli, J. (1991). Consciously green. Advertising Age, 14(9), 41.

Darley, W.K. & Lim, J.-S. (1999). Effects of store image and attitude toward
secondhand stores on shopping frequency and distance traveled. International
Journal of Retail & Distribution Management, 27, 311–318.

De Groot, J., & Steg, L. (2007). General beliefs and the theory of planned behavior:
The role of environmental concerns in the TPB. Journal of Applied Social
Psychology, 37(8), 1817–1836.
122

Evans, D. (2011). Thrifty, green or frugal: Reflections on sustainable consumption in a


changing economic climate. Geoforum, 42(5), 550-557.

Fiore, A. M., Yah, X., & Yoh, E. (2000). Effects of a product display and
environmental fragrance on approach responses and pleasurable experiences.
Journal of Psychology and Marketing, 17(1), 27-54.

Foxall, G. (2005). Understanding consumer choice. Springer.

Jägel, T., Keeling, K., Reppel, A., & Gruber, T. (2012). Individual values and
motivational complexities in ethical clothing consumption: A means-end
approach. Journal of Marketing Management, 28(3-4), 373-396.

Grasso, M. M., McEnally, M., Widdows, R., & Herr, D. G. (2000). Consumer
behavior toward recycled textile products. The Journal of the Textile Institute,
91(2), 94–106.

Guiot, D., & Roux, D. (2010). A Second-hand Shoppers’ Motivation Scale:


Antecedents, Consequences, and Implications for Retailers. Journal of Retailing,
86(4), 355–371.

Gutfeld, R. (1991). Eight of 10 Americans are environmentalists, at least so they say.


Wall Street Journal, 218(24), A1-A4.

Hair, J., Andreson, R., Tatham, R., & Black, W. (1998). Multivariate data analysis. 5th
(ed) Prentice-Hall Inc. Unites States of America.

Hoang, D. P., Nguyen, V. D. H., Chu, Q. T., & Hoang, L. B. Factors Affecting
Behavioral and Psychological Perspective of Young Vietnamese Customers in
Buying Second-Hand Clothes.

Hoyer, W. D., MacInnis, D. J., & Pieters, R. (2012). Consumer behavior. Cengage
learning.

Hume, S., Strand, P., Fisher, C., Fitzgerald, K., & Freeman, L. (1989). Consumers go
green. Advertising Age, 25(9), 3-5.
123

Koch, K. & Domina, T. (1997). The effects of environmental attitude and fashion
opinion leadership on textile recycling in the U.S. Journal of Consumer Studies
and Home Economics, 21(1), 1–17.

Kunkel, J. H., & Berry, L. L. (1968). A behavioral conception of retail image. Journal
of marketing, 32(4_part_1), 21-27.

Lastovicka, J. L., Bettencourt, L. A., Hughner, R. S., & Kuntze, R. J. (1999). Lifestyle
of the tight and frugal: Theory and measurement. Journal of Consumer
Research, 26(1), 85– 98.

Lee, Y. K., & DeLong, M. (2021). Promoting Sustainable Clothing Behavior in South
Korea with Focus on Users of Secondhand Clothing. Fashion Practice, 1–26.

Lo, C. J., Tsarenko, Y., & Tojib, D. (2019). To tell or not to tell? The roles of
perceived norms and self-consciousness in understanding consumers’ willingness
to recommend online secondhand apparel shopping. Psychology and Marketing,
36(4), 287–304.

Loudon, L. D., & Bitta, D. J. A. (1994). Consumer behavior (4th ed.). New York:
McGraw Hill, Inc.

Maio, G. R. (2000). Why we evaluate: functions of attitudes. New Jersey: Lawrence


Erlbaum Associates

Martineau, P. (1958). The Personality of the Retail Store. Harvard Business Review,
36, 47-55.

McGregor, J. (2009, April 30). Consumer spending in a recession. Bloomberg


Business. Retrieved from http://www.
businessweek.com/careers/managementiq/archives/2009/04/consumer_spending_
in_a_recession.html

Mhango, M.W. & Niehm, L.S. (2005). The second-hand clothing distribution channel:
opportunities for retail entrepreneurs in Malawi. Journal of Fashion Marketing
and Management, 9, 342–356
124

Mitchell, A. A. (1993). Advertising exposure, memory and choice. New Jersey:


Lawrence Erlbaum Associates.

Montgomery, R. D., & Mitchell, M. (2014). Examining the demographic profiles of


thrift store donors and thrift store shoppers. Atlantic Marketing Journal, 3(1), 1–
13.

Pagiaslis, A., & Krontalis, A. K. (2014). Green consumption behavior antecedents:


Environmental concern, knowledge, and beliefs. Psychology & Marketing, 31(5),
335-348.

Parsad, C., Prashar, S., & Tata, V. S. (2017). Understanding nature of store ambiance
and individual impulse buying tendency on impulsive purchasing behaviour: An
emerging market perspective. Decision, 44(4), 297-311.

Pieters, Rik, Tammo Bijmolt, Fred van Raaij, and Mark de Kruijk (1998). Consumers’
Attributions of Proenvironmental Behavior, Motivation, and Ability to Self and
Others. Journal of Public Policy & Marketing, 17 (Fall), 215–25.

Porter, Bryan E., Frank C. Leeming, and William O. Dwyer (1995). Solid Waste
Recovery: A Review of Behavioral Programs to Increase Recycling.
Environment and Behavior, 27 (March), 122–52.

Prashar, S., Parsad, C., Tata, S. V., & Sahay, V. (2015). Impulsive buying structure in
retailing: An interpretive Structural modeling approach. Journal of Marketing
Analytics, 3(4), 215-233.

Reitman, Valarie (1992), “Green Product Sales Seem to Be Wilting,” The Wall Street
Journal, (May 18), B1.

Richards, Jef I. and Curran, C.M. (2002). Searching for a Definition. Joumal of
Advertising, XXXI(2), 63:77

Rucker, M., McGee, K., Alves, B., Hopkins, M., Sypolt, T. and Watada, M. (1995).
Factors influencing consumer initiation of secondhand markets. European
Advances in Consumer Research, 2(1), pp. 425-429.
125

Shetty, Y. K. (1987). Product quality and competitive strategy. Business Horizons,


30(3), 46- 52.

Shiu, Hair, Bush, Ortinau., (2009). Marketing research. McGraw-Hill Education


Australia.

Smith, J. R., & McSweeney, A., 2007. Charitable giving: The effectiveness of a
revised theory of planned behavior model in predicting donating intentions and
behavior. Journal of Community & Applied Social Psychology, 17(5), 363–386.

Shrum, John A. McCarty, and Tina M. Lowrey (1995). Understanding the Buyer
Characteristics of the Green Consumer: Implications for Advertising Strategy.
Journal of Advertising, 24 (Summer), 71–82.

Soiffer, S.S. and Herrmann, G.M. (1987). Visions of power: ideology and practice in
the American garage sale. The Sociological Review, 35(1), pp. 48-83.

Sorensen, H., Bogomolova, S., Anderson, K., Trinh, G., Sharp, A., Kennedy, R., ...
Wright, M. (2017). Fundamental patterns of in-store shopper behavior. Journal
of Retailing and Consumer Services, 37, 182-194.

Strähle, J., & Klatt, L. M. (2017). The second hand market for fashion products. Green
fashion retail, 119-134.

Swenson, C. A. (1990). Selling to a segmented market: the lifestyle approach. New


York: Quorum Book.

Tellis, G. J. (1988). Advertising exposure, loyalty, and brand purchase: a two-stage


model of choice. Journal of marketing research, 25(2), 134-144.

Thøgersen, J. (1996). Recycling and morality: A critical review of the literature.


Environment and behavior, 28(4), 536-558.

Turunen, L. L. M., & Leipämaa-Leskinen, H. (2015). Pre-loved luxury: Identifying the


meanings of second-hand luxury possessions. Journal of Product & Brand
Management.
126

Wilkie, W. L. (1994). Consumer behavior (3rd ed.). USA: John Wiley & Sons, Inc.

Xu, Y., Chen, Y., Burman, R., & Zhao, H. (2014). Second-hand clothing consumption:
A cross-cultural comparison between American and Chinese young consumers.
International Journal of Consumer Studies, 38(6), 670–677.

Xu, Y., Chen, Y., Burman, R., & Zhao, H. (2014). Second-hand clothing consumption:
A cross-cultural comparison between American and Chinese young consumers.
International Journal of Consumer Studies, 38(6), 670–677.

Yan, R.-N., Bae, S. Y., & Xu, H. (2015). Second-hand clothing shopping among
college students: The role of psychographic characteristics. Young Consumers,
16(1), 85–98.

Yang, S., Song, Y. and Tong, S. (2017). Sustainable retailing in the fashion industry: a
systematic literature review. Sustainability, 9(7), p. 1266.

Zarmpou, T., Saprikis, V., Markos, A., & Vlachopoulou, M. (2012). Modeling users’
acceptance of mobile services. Electronic Commerce Research, 12(2), 225–248.

Zikmund, William G. and Michael d'Amico (1999, 6th ed.), Marketing, Cincinnati,
OH: South- Western College Publishing.

You might also like