You are on page 1of 64

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN




TIỂU LUẬN
Đề tài:
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI
MUA SẮM TRỰC TUYẾN TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
SHOPEE CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
~~~~

Môn: Nguyên lí thống kê kinh tế

Giảng viên: Th.S Thái Trần Phương Thảo

Tên thành viên nhóm 3 thực hiện:

STT Họ và Tên MSSV Lớp


1
2
3
4
5
6

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024


Bảng chấm điểm mức độ hoàn thành công việc của các thành viên:
STT Họ và Tên MSSV Phần trăm hoàn thành
1
2
3
4
5
6
MỤC LỤC

MỤC LỤC.....................................................................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................................
I. Lí Do Chọn Đề Tài............................................................................................................................
II. Mục Đích Nghiên Cứu....................................................................................................................
III. Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu............................................................................................
IV. Phương Pháp Nghiên Cứu.............................................................................................................

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.........................................................................


I. Các Khái Niệm..................................................................................................................................
1. Hành Vi Mua Hàng Của Người Tiêu Dùng....................................................................................
1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng..........................................................................
1.2 Tiến trình ra quyết định mua.....................................................................................................
2. Mua Sắm Trực Tuyến.......................................................................................................................
3. Thương Mại Điện Tử........................................................................................................................
II. Tổng Quan........................................................................................................................................
2.1 Thương Mại Điện Tử Việt Nam 5 Năm Gần Đây Và Xu Hướng Phát Triển Năm 2024......
2.2 Giới Thiệu Sàn Thương Mại Điện Tử Shopee..........................................................................

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU................................................................................


I. Các Giả Thuyết Và Mô Hình Nghiên Cứu....................................................................................
1.1 Giả Thuyết Nghiên Cứu............................................................................................................
1.2 Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất................................................................................................
II. Quy Trình Chọn Mẫu....................................................................................................................
III. Phương Pháp Nghiên Cứu..........................................................................................................
IV. Mô Tả Bảng Câu Hỏi Và Thang Đo Nghiên Cứu......................................................................
4.1 Mô Tả Bảng Câu Hỏi................................................................................................................
4.2 Thang Đo Nghiên Cứu..............................................................................................................
1
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................
I. Dữ Liệu Thu Thập..........................................................................................................................
II. Phân Tích Thống Kê Mô Tả.........................................................................................................
III. Phân Tích Thống Kê Suy Diễn...................................................................................................
IV. Phân Tích Nhân Tố Khám Phá (EFA)........................................................................................
4.1 Phân tích nhân tố khám phá đối với biến độc lập ( EFA).....................................................
4.2 Phân tích nhân tố khám phá thang đo biến phụ thuộc..........................................................
V. Phân Tích Hồi Quy.........................................................................................................................
5.1 Kiểm tra hệ số tương quan.......................................................................................................
5.2 Kiểm định mô hình hồi quy......................................................................................................
5.3 Đánh giá giả định hồi quy qua 3 biểu đồ.................................................................................
VI. Kiểm định khác biệt về hành vi tuân thủ theo các đặc điểm nhân khẩu học.........................

PHẦN KẾT LUẬN VÀ CÁC ĐỀ XUẤT.................................................................................


I. Kết Luận..........................................................................................................................................
II. Các Giải Pháp Đề Xuất.................................................................................................................
III. Ưu Điểm – Nhược Điểm Của Bài Nghiên Cứu..........................................................................
3.1 Ưu điểm......................................................................................................................................
3.2 Nhược điểm................................................................................................................................

Tài liệu kham thảo………………………………………………………………………………….42

2
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí Do Chọn Đề Tài
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu của nền
kinh tế toàn cầu. Người tiêu dùng ngày càng ưa thích ma sắm trực tuyến và sử dụng các sàn thương
mại điện tử để mua hàng bởi 3 yếu tố “ Rẻ - Tiện lợi – An Toàn” . Vì vậy, chúng ta cần nhận biết các
yếu tố tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến để thu hút nhiều người tiêu dung hơn. Bên cạnh đó,
cung cấp thông tin quan trọng cho các doanh nghiệp, nhà bán lẻ trong việc phát triển chiến lược
kinh doanh trực tuyến. Điều này có thể giúp các doanh nghiệp, nhà bán lẻ nhìn nhận rõ hơn trong
việc ra quyết đinh mua trực tuyến của khách hàng, từ đó phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp
với thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh so với các đối thủ khác.

Nhận thức được vấn đề trên và mong muốn đóng góp vào sự phát triển chung của doanh
nghiệp, nhà bán lẻ trên nền tảng thương mại điện tử, nhóm chúng em đã tiến hành nghiên cứu về
“Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại điện tử Shopee
của sinh viên trường Đại học Sài Gòn”.

II. Mục Đích Nghiên Cứu


Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi mua sắm trên sàn thương mại điện tử
của sinh viên, thông qua khảo sát đối tượng người sử dụng là sinh viên trường Đại học Sài Gòn.
Dựa trên kết quả khảo sát, phân tích đưa ra các ý kiến, giải pháp giúp doanh nghiệp có thể đưa ra
các chính sách phù hợp để thu hút khách hàng nhiều hơn.

III. Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu


Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến trên sàn
thương mại Shopee của sinh viên trường Đại học Sài Gòn.

Đối tượng khảo sát là các sinh viên của trường Đại học Sài Gòn đã từng mua sắm trực tuyến
trên sàn thương mại điện tử Shopee.

Bài nghiên cứu đã được tiến hành vào ngày 24/3/2024 – 20/4/2024 trong không gian là cả 3 cơ
sở của trường Đại học Sài Gòn với nội dung dựa trên phiếu khảo sát “Các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại điện tử Shopee của sinh viên trường Đại học Sài
Gòn”.

3
IV. Phương Pháp Nghiên Cứu
Kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, sử dụng dữ liệu sơ
cấp bằng cách thu thập thông tin phiếu khảo sát “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trực
tuyến trên sàn thương mại điện tử Shopee của sinh viên trường Đại học Sài Gòn”. Sau đó, xử lý dữ
liệu để phân tích bằng phần mềm SPSS 20.

Từ đó đưa ra kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trực tuyến trên sàn
thương mại điện tử Shopee của sinh viên trường Đại học Sài Gòn,

4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I. Các Khái Niệm
1. Hành Vi Mua Hàng Của Người Tiêu Dùng
Hành vi tiêu dùng của người tiêu dung được hiểu là những phản ứng mà các cá nhân biểu lộ
trong quá trình ra quyết định mua hàng hóa, dịch vụ nào đó. Nắm được hành vi của người tiêu dùng
sẽ giúp cho các doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm, những chiến lược tiếp thị và kinh doanh sản
phẩm sao cho phù hợp.

1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng


Việc mua sắm của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố chính. Đó là: nhân tố
nội tại (các nhân tố tâm lý và cá nhân) và nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến mỗi cá nhân ( các nhân
tố văn hóa và xã hội).

Hình 1:Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng

1.2 Tiến trình ra quyết định mua


Tiến trình ra quyết định mua hàng là một chuỗi các hành động thông qua đó người tiêu dung
thu thập, phân tích thông tin và đưa ra các lựa chọn giữa các sản phẩm hoặc dịch vụ. Tiến trình đưa
ra quyết định mua gồm 5 giai đoạn cơ bản:

Giai đoạn 1: Nhận biết nhu cầu: điều này xuất hiện khi khách hàng nhận ra sự thiếu hụt trong
mong muốn của họ về một điều gì đó, xuất phát từ những nhu cầu cơ bản cho tới những cấp bậc cao
hơn. Ngoài ra, việc nhu cầu xuất hiện cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài.

5
Giai đoạn 2: Tìm kiếm thông tin: sau khi đã xác định được nhu cầu của bản thân, khách hàng sẽ
mong muốn có thêm những thông tin về thứ họ cần. Điều này họ có thể thu thập được thông qua
nhiều nguồn thông tin khác nhau như TVC, truyền miệng, internet…

Giai đoạn 3: Đánh giá phương án: sau khi đã tìm được thông tin về những thứ mình mong muốn,
khách hàng sẽ đánh giá và so sánh những thông tin của các loại mặt hàng đó. Đây chính là bước
then chốt quyết định tới sản phẩm mà khách hàng lựa chọn.

Giai đoạn 4: Quyết đinh mua hàng: tuy rằng có vẻ đơn giản nhưng việc một khách hàng đưa ra
quyết định có nên mua một món hàng đã được dự tính từ trước hay không cũng bị chi phối bởi rất
nhiều các nhân tố khác nhau.

Giai đoạn 5: Đánh giá sản phẩm: sau khi mua hàng và sử dụng, khách hàng sẽ đánh giá lại xem
liệu những gì họ đạt được từ sản phẩm ấy có được như mong đợi hay không. Điều này cũng phần
nào ảnh hưởng tới những hành vi mua hàng về sau của họ khi nó quyết định phần nào liệu khách
hàng có tiếp tục trung thành với mặt hàng ấy hay không.

Hình 2: Tiến trình ra quyết định mua hàng

Khách hàng sử dụng mô hình này khi mua mới 1 sản phẩm. Mô hình này được người tiêu
dùng sử dụng khá nhiều trong quá trình mua sắm trực tuyến thông qua việc tìm kiếm thông tin, so
sánh chất lượng, giá cả của sản phẩm muốn mua và quyết định mua hàng.

2. Mua Sắm Trực Tuyến


Theo Monsuwe và cộng sự (2004), mua sắm trực tuyến là hành vi của người tiêu dùng trong
việc mua sắm thông qua các cửa hàng trên mạng hoặc website sử dụng các giao dịch mua hàng trực
tuyến.

Mua sắm trực tuyến theo định nghĩa của Mastercard Worldwide Insights (2008) là quá trình
mua hàng hóa và dịch vụ từ các thương gia bán qua internet. Mua sắm trực tuyến cũng được biết

6
đến với các tên gọi khác là mua hàng qua internet, mua sắm điện tử, mua hàng trực tuyến hoặc mua
sắm qua internet.

3. Thương Mại Điện Tử


Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất,
quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng
được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá
thông qua mạng Internet”.

Như vậy, sàn thương mại điện tử là một hình thức kinh doanh trực tuyến diễn ra trên các trang
mạng internet cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu hoặc người quản
lý website có thể tiến hành quy trình mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên website đó (các
trang rao vặt, mua bán…). Mô hình kinh doanh thương mại điện tử được xem như một trong những
giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

II. Tổng Quan


2.1 Thương Mại Điện Tử Việt Nam 5 Năm Gần Đây Và Xu Hướng Phát Triển Năm 2024
Năm 2018, doanh thu thương mại điện tử tại Việt Nam chỉ đạt 8,6 tỷ USD. Đến năm 2019,
doanh thu đã đạt 10,8 tỷ USD và tiếp tục tăng lên 11,8 tỷ USD vào năm 2020, 13,7 tỷ USD năm
2021 và 16,4 tỷ USD năm 2022. Với doanh thu đạt tới 20,5 tỷ USD trong năm 2023, tỷ trọng doanh
thu thương mại điện tử B2C chiếm khoảng 7,8%-8% so với mức tổng bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng cả nước.

7
Hình 3: Doanh thu thương mại điện tử Việt Nam năm 2018-2023 ( tỷ USD)

Quý III/2023, 49,5 nghìn nhà bán dừng hoạt động. Theo các chuyên gia thương mại điện tử thì
việc kinh doanh trên sàn ngày càng khó khăn, nhiều nhà bán rời sàn nhưng cũng có nhiều nhà bán
mới gia nhập. Việc các các nhà bán hàng liên tục cập nhật chính sách mới khiến cho việc bán hàng
online không còn dễ dàng như trước buộc họ phải hoạt động chuyên nghiệp, có chiến lược và giải
pháp tổng thể hơn để có hiệu quả trong kinh doanh, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.

Theo báo cáo e-Conomy SEA 2022 của Google, Temasek, Bain & Company, Việt Nam là quốc
gia nằm trong top có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á về mua sắm trực
tuyến. Dự báo doanh thu và sản lượng bán ra trên các sàn bán lẻ trực tuyến B2C Việt Nam tiếp tục
tăng mạnh trong năm tới có thể đạt 650 ngàn tỷ đồng vào năm 2024. Trong đó, 5 sàn thương mại
điện tử hàng đầu Việt Nam có thể đạt hơn 10 ngàn tỷ đồng vào năm 2024, tăng trưởng 35% so với
năm 2023.

Hình 4: Dự báo thị trường thương mại điện tử năm 2024. Ảnh: Metric

Như vậy, thương mại điện tử trong những năm qua đã đang khẳng định vai trò quan trọng
trong nền kinh tế số tại Việt Nam. Bằng những giải pháp, chiến lược phù hợp của cơ quan quản lý,
cùng sự nỗ lực từ phía doanh nghiệp để tận dụng cơ hội, vượt qua những thử thách của thị trường
khốc liệt, thu hẹp khoảng cách giữa các địa phương và vùng miền thông qua các nền tảng số,thương

8
mại điện tử hứa hẹn sẽ còn tiếp tục phát triển nhanh chóng và hướng tới phát triển bền vững trong
năm 2024 và những năm tiếp theo.

2.2 Giới Thiệu Sàn Thương Mại Điện Tử Shopee


Shopee là trang thương mại điện tử mua sắm, được lập ra bởi tập đoàn SEA của Forrest Li ở
Singapore vào năm 2015. Đây được ví như “chợ Online”, là trung gian kết nối giữa người mua và
người bán, giúp hoạt động kinh doanh online trở nên dễ dàng hơn.

Shopee hiện nay đã có mặt tại 7 quốc gia ở khu vực châu Á như: Singapore, Malaysia,
Indonesia, Đài Loan, Philippines và đặc biệt ngày 8/8/2016, Shopee đã chính thức ra mắt tại Việt
Nam.

Báo cáo cho biết trong quý I/2024, doanh thu của 4 sàn thương mại điện tử: Shopee, TikTok
Shop, Lazada, Tiki đạt 79.120 tỉ đồng, giảm 16% so với quý IV/2023. Tuy nhiên, thông tin tích cực
là tổng dung lượng thị trường tháng 3 có sự hồi phục nhanh chóng, tăng 39% so với tháng 2, tương
đương tháng 11-2023 với doanh số 30.908 tỉ đồng. Đáng chú ý, giá trị giao dịch tập trung vào sàn
lớn là Shopee (67,9%)

Hình 5: thị trường thương mại điện tử quý I/2024

Điều này cho thấy, Shopee tiếp cận được nhiều khách hàng và là sàn thương mại lí tưởng để
nghiên cứu nhằm rút ra những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trực tuyến và đề ra những
giải pháp cho những nhà bán lẻ, doanh nghiệp phát triển bền vững.

9
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
I. Các Giả Thuyết Và Mô Hình Nghiên Cứu
1.1 Giả Thuyết Nghiên Cứu
- Trên cơ sở những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng được đề cập ở 1.2
nhóm đã đưa ra các giả thuyết:

+ Dựa trên nhóm nhân tố nội tại có: niềm tin người tiêu dùng, động cơ, nhận thức rủi ro.

+ Dựa trên nhóm nhân tố từ bên ngoài ảnh hưởng đến mỗi cá nhân người tiêu dùng có: chuẩn chủ
quan (gia đình, các nhóm ảnh hưởng đến hành vi của người mua).

- Trên cơ sở tiến trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng được đề cập ở 1.3, nhóm đưa ra
các giả thuyết:

+ Giai đoạn 2 - tìm kím thông tin: chất lượng website

+ Giai đoạn 3 - đánh giá phương án: mong đợi về giá, sự tiện lợi ( sau khi tìm được thông tin về
sản phẩm mình muốn mua, người mua sẽ quan tâm đến giá và so sánh lợi ích mình nhận được khi
mua hàng trực tuyến so với mua hàng truyền thống)

1. Niềm tin người tiêu dùng đối với sàn thương mại điện tử là yếu tố đo lường mức độ tin tưởng và
sự tự tin của người tiêu dùng vào các giao dịch trực tuyến hoặc các kênh bán hàng trực tuyến.
 Giả thuyết X1: Yếu tố "niềm tin người tiêu dùng” có quan hệ cùng chiều với quyết định mua
sắm trực tuyến trên sàn thương mại điện tử Shopee của sinh viên trường Đại học Sài Gòn.

2. Mong đợi về giá là yếu tố đề cập đến sự kỳ vọng của người tiêu dùng về mức giá của một sản
phẩm hoặc dịch vụ trước khi họ quyết định mua.
 Giả thuyết X2: Yếu tố "mong đợi về giá” có quan hệ chiều với quyết định mua sắm trực
tuyến trên sàn thương mại điện tử Shopee của sinh viên trường Đại học Sài Gòn.

3. Sự thuận lợi là sự thuận lợi và dễ dàng trong quá trình mua sắm của người tiêu dùng.

10
 Giả thuyết X3: Yếu tố "Sự tiện lợi khi mua sắm” có quan hệ cùng chiều với “quyết định mua
sắm trực tuyến” trên sàn thương mại điện tử Shopee của sinh viên trường Đại học Sài Gòn.

4. Động cơ là yêu tố đề cập đến các yếu tố nội tại. Một người luôn luôn có rất nhiều nhu cầu khác
biệt tại một thời điểm cụ thể và nó tồn tại bên trong mỗi người. Nhu cầu sẽ trở thành động cơ khi
nhu cầu đó bị thôi thúc đến mức độ con người phải hành động để thõa mãn nó.
 Giả thuyết X4: Yếu tố "động cơ” có quan hệ cùng chiều với quyết định mua sắm trực tuyến
trên sàn thương mại điện tử Shopee của sinh viên trường Đại học Sài Gòn.

5. Nhận thức rủi ro thể hiện sự quan ngại của người tiêu dùng đối với việc thông tin cá nhân bị lộ,
hàng hóa không đạt chất lượng hoặc không nhận được hàng gây mất tiền. Khi nhận thức rủi ro giảm
xuống dưới giá trị chấp nhận của người tiêu dùng thì nó có ảnh hưởng ít. Ngược lại, nhận thức rủi ro
cao hoàn toàn có thể làm người tiêu dùng trì hoãn quyết định mua hàng. Nghiên cứu của Ahn &
cộng sự (2001) cho thấy nhận thức rủi ro càng giảm thì ý định mua hàng sẽ tăng lên.

 Giả thuyết X5: Yếu tố “nhận thức rủi ro” có quan hệ ngược chiều đến quyết định mua sắm
trực tuyến trên sàn thương mại điện tử Shopee của sinh viên trường Đại học Sài Gòn.

6. Chất lượng website là sự hấp dẫn trực quan là 1 yếu tố quan trọng đến quá trình tìm kiếm thông
tin, giao diện đẹp, thu hút, sắp xếp thông tin dễ tiếp cận, dễ sử dụng sẽ giúp người mua hoàn thành
giao dịch nhanh chóng. Do đó, chất lượng website có ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến.

 Giả thuyết X6: yếu tố “chất lượng website” có quan hệ cùng chiều với quyết định mua sắm
trực tuyến trên sàn thương mại điện tử Shopee của sinh viên trường Đại học Sài Gòn.

7. Chuẩn chủ quan là hành vi của người tiêu dùng cũng được quy định bởi những yếu tố mang tính
chất xã hội từ những người hoặc các nhân tố xã hội có ảnh hưởng đến người tiêu dùng (như gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp, phương tiện truyền thông…). Mức độ tác động của các yếu tố niềm tin
chuẩn mực chủ quan càng lớn thì xu hướng mua của người tiêu dùng càng lớn.

 Giả thuyết X7: yếu tố “chuẩn chủ quan” có quan hệ cùng chiều với quyết định mua sắm trực
tuyến trên sàn thương mại điện tử Shopee của sinh viên trường Đại học Sài Gòn.

11
12
1.2 Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất
Niềm tin người tiêu dùng

X1+
Giá cả
X2+

Sự thuận lợi X3+


Hành vi
X4+ mua trực
Động cơ tuyến
X5-

Nhận thức rủi ro


X6+

X7+
Chất lượng website

Chuẩn chủ quan

Hình 6: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình này thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến trên sàn thương
mại, bao gồm: các yếu tố (quan hệ cùng chiều) như niềm tin, giá cả, sự thuận tiện, động cơ, chất
lượng website, chuẩn chủ quan. Nếu người tiêu dùng đánh giá cao ở các nhóm yếu tố này, có nghĩa
là người tiêu dùng sẽ dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng. Và sẽ đắn đo hơn khi mức đánh giá nhận
thức rủi ro ( quan hệ ngược chiều) ở mức cao.
II. Quy Trình Chọn Mẫu
Tổng thể nghiên cứu: các sinh viên đang theo học trường Đại học Sài Gòn đã đang mua hàng
trên sàn thương mại điện tử Shopee.
Phương pháp chọn mẫu: dựa vào mục đích nghiên cứu, thời gian và kinh phí, nhóm quyết định
mẫu sẽ được chọn theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện.
III. Phương Pháp Nghiên Cứu
Nghiên cứu sơ bộ (định tính) khám phá, điều chỉnh và bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định mua sắm trực tuyến của sinh viên trường Đại học Sài Gòn. Từ đó, xây dựng bảng câu hỏi
để tiến hành nghiên cứu định lượng. Tiếp theo, tiến hành thảo luận nhóm để hoàn thiện mô hình
nghiên cứu, các biến quan sát và điều chỉnh bảng câu hỏi dễ hiểu cho người khảo sát.
13
Nghiên cứu chính thức (định lượng) được thực hiện bằng phương thức khảo sát các sinh
viên đang theo học trường Đại học Sài Gòn đã đang sử dụng sàn thương mại Shopee dựa trên phiếu
khảo sát “Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử
Shopee của sinh viên trường Đại học Sài Gòn”. Xử lý dữ liệu bằng phần mền SPSS 20 để: phân tích
thống kê mô tả, kiểm định thang đo độ tin cậy Cronbach’s Anpha, phân tích nhân tố khám phá EFA,
kiểm định mô hình giả thuyết và phân tích ANONVA.
IV. Mô Tả Bảng Câu Hỏi Và Thang Đo Nghiên Cứu
4.1 Mô Tả Bảng Câu Hỏi
Phiếu khảo sát được thực hiện từ ngày 30/3/2024 – ngày 6/4/2024 với 3 phần:
Phần 1: câu hỏi sàn lọc nhằm chọn được sinh viên đã đang mua hàng ở Shopee.
Phần 2: gồm các câu hỏi thang đo định tính, thang đo định lượng
Phần 3: gồm câu hỏi làm rõ các yếu tố ảnh hưởng tới đề tài nghiên cứu thông qua thang đo
Likert 5 mức độ.
Phiếu khảo sát “ Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trực tuyến trên sàn thương mại
điện tử Shopee của sinh viên trường Đại học Sài Gòn”.
Phần 1:Bạn đã từng trải nghiệm sàn thương mại điện tử Shopee chưa?

 Rồi
 Chưa
Phần 2:
1. Bạn đang là sinh viên năm mấy?
 Năm nhất
 Năm hai
 Năm ba
 Năm bốn

2. Giới tính của bạn?


 Nữ
 Nam

3. Thu nhập hàng tháng của bạn?


 Không có thu nhập
 Dưới 1 triệu
 Từ 1 triệu đến dưới 3 triệu
 Từ 3 triệu đến dưới 5 triệu
 Trên 5 triệu

14
4. Chi tiêu cho mua sắm trực tuyến hàng tháng của bạn?
 Dưới 1 triệu
 Từ 1 triệu đến dưới 3 triệu
 Từ 3 triệu đến dưới 5 triệu
 Trên 5 triệu

Phần 3: Bạn vui lòng chọn các mức đánh giá từ 1-5 với những nhận định. Các mức đánh giá lần
lượt là:
1) Hoàn toàn không đồng ý
2) Không đồng ý
3) Trung lập
4) Đồng ý
5) Hoàn toàn đồng ý

1 2 3 4 5
5.1 Niềm tin của bạn đối với Shopee
Shopee đáng tin cậy trong các giao dịch
Shopee sẽ hành động vì lợi ích tốt nhất của tôi
Tôi sẵn sàng cung cấp thông tin cá nhân cho Shopee
5.2 Về giá cả
Mức giá sản phẩm trên website là hợp lý
Giúp mua được những món hàng với giá rẻ
Tiết kiệm được nhiều tiền khi mua sắm trực tuyến
5.3 Sự tiện lợi khi mua sắm
Có thể mua bất kỳ lúc nào
Có thể tìm thấy hầu hết các mặt hàng
Tiết kiệm thời gian và công sức so với mua sắm truyền thống
5.4 Động cơ bạn thích mua sắm trực tuyến
Tìm kiếm thông tin trên internet là niềm vui và thích thú
Mua sắm trực tuyến thú vị
Có thể mua sắm tùy thích theo các mẫu quảng cáo
5.5 Nhận thức rủi ro
Nhiều rủi ro vì rất khó đánh giá chất lượng của sản phẩm thực tế

15
Thông tin cá nhân (địa chỉ mail, số điện thoại) có thể bị tiết lộ
Không nhận được hàng hóa hoặc không đạt chất lượng mong muốn
5.6 Chất lượng website
Website này giúp tôi hoàn thành giao dịch nhanh chóng
Giao diện đẹp và thu hút
Sắp xếp thông tin dễ tiếp cận, dễ sử dụng
5.7 Yếu tố chuẩn chủ quan
Người thân có ảnh hưởng đến việc mua sắm trực tuyến của tôi
Bạn bè, đồng nghiệp có ảnh hưởng đến việc tôi mua sắm trực tuyến
Người có sức ảnh hưởng có ảnh hưởng đến việc tôi mua sắm trực
tuyến
Truyền thông, trào lưu có ảnh hưởng đến việc tôi mua sắm trực
tuyến
5.8 Ý định mua sắm trực tuyến
Dự định sẽ sử dụng ( hoặc tiếp tục sử dụng)
Sẽ sử dụng nhiều hơn trong tương lai
Giới thiệu cho người khác

4.2 Mô Tả Thang Đo Nghiên Cứu


Thang đo phần 2;

Loại biến Thang đo

Stt Biến Định Định Định Thứ Khoảng


Tỷ lệ
tính lượng danh bậc cách
1 Bạn đang là sinh viên năm mấy? X X
2 Giới tính của bạn? X X
3 Thu nhập hằng tháng của bạn? X X
4 Chi tiêu cho mua sắm trực tuyến hàng X X
tháng của bạn?

16
Thang đo phần 3: Thang đo Likert 5 được sử dụng để làm thang đo nghiên cứu với 5 mức độ
là: hoàn toàn không đồng ý – không đồng ý – trung lập – đồng ý – hoàn toàn đồng ý.

St Kí hiệu Biến quan sát


t
1. BIẾN ĐỘC LẬP
I. NIỀM TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG
1 NT1 Shopee đáng tin cậy trong các giao dịch
2 NT2 Shopee sẽ hành động vì lợi ích tốt nhất của tôi
3 NT3 Tôi sẵn sàng cung cấp thông tin cá nhân cho Shopee
II. VỀ GIÁ CẢ
4 GC1 Mức giá sản phẩm trên website là hợp lý
5 GC2 Giúp mua được những món hàng với giá rẻ
6 GC3 Tiết kiệm được nhiều tiền khi mua sắm trực tuyến
III. SỰ THUẬN LỢI
7 STL1 Có thể mua bất kỳ lúc nào
8 STL2 Có thể tìm thấy hầu hết các mặt hàng
9 STL3 Tiết kiệm thời gian và công sức so với mua sắm truyền thống
IV. ĐỘNG CƠ THÍCH THÚ
10 DC1 Tìm kiếm thông tin trên internet là niềm vui và thích thú
11 DC2 Mua sắm trực tuyến thú vị
12 DC3 Có thể mua sắm tùy thích theo các mẫu quảng cáo
V. NHẬN THỨC RỦI RO
13 NTRR1 Nhiều rủi ro vì rất khó đánh giá chất lượng của sản phẩm thực tế
14 NTRR2 Thông tin cá nhân (địa chỉ mail, số điện thoại) có thể bị tiết lộ
15 NTRR3 Không nhận được hàng hóa hoặc không đạt chất lượng mong muốn
VI. CHẤT LƯỢNG WEBSITE
16 CLW1 Website này giúp tôi hoàn thành giao dịch nhanh chóng
17 CLW2 Giao diện đẹp và thu hút
18 CLW3 Sắp xếp thông tin dễ tiếp cận, dễ sử dụng
VII. CHUẨN CHỦ QUAN
19 CCQ1 Người thân có ảnh hưởng đến việc mua sắm trực tuyến của tôi
20 CCQ2 Bạn bè, đồng nghiệp có ảnh hưởng đến việc tôi mua sắm trực tuyến
21 CCQ3 Người có sức ảnh hưởng có ảnh hưởng đến việc tôi mua sắm trực tuyến
22 CCQ4 Truyền thông, trào lưu có ảnh hưởng đến việc tôi mua sắm trực tuyến
2. BIẾN PHỤ THUỘC
VIII. HÀNH VI MUA SẮM TRỰC TUYẾN
23 HVMS1 Dự định sẽ sử dụng ( hoặc tiếp tục sử dụng)
24 HVMS2 Sẽ sử dụng nhiều hơn trong tương lai
25 HVMS3 Giới thiệu cho người khác
17
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Dữ Liệu Thu Thập
Dữ liệu được thu thâp bằng bảng khảo sát trực tuyến trên google form. Kết quả thu được là
102 mẫu, 100 mẫu đạt tiêu chuẩn và 2 mẫu không thảo mãn yêu cầu để tiến hành khảo sát.

II. Phân Tích Thống Kê Mô Tả


1. Thống kê về “nhóm sinh viên” tham gia vào cuộc khảo sát

Tần số Phần trăm


Nhóm sinh viên
Valid Năm nhất 41 41%
Năm hai 47 47%
Năm ba 6 6%
Năm bốn 6 6%
Tổng cộng 100 100,0

Hình 7: Biểu đồ tần suất nhóm sinh viên tham gia thảo sát
 Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là sinh viên năm hai với số lượng 47 sinh viên chiếm
47%, thấp hơn là là sinh viên năm nhất có số lượng 41 sinh viên với tỉ lệ là 41%, còn lại là
sinh viên năm ba với số lượng 6 sinh viên với tỉ lệ 6% và nhóm sinh viên năm bốn với số
lượng 6 sinh viên với tỉ lệ 6%.
2. Thống kê về “số lượng nam và nữ” tham gia vào cuộc khảo sát

18
Tần số Phần trăm
Giới tính
Valid Nam 24 24%
Nữ 76 76%
Tổng cộng 100 100,0

Hình 8: Biểu đồ tần suất số lượng nam và nữ tham gia thảo sát
 Nhận xét: Trong 100 người tham gia khảo sát có 24 nam (chiếm tỷ lệ 24%) và có 76 là nữ
(chiếm tỷ lệ 76%). Như vậy nữ tham gia khảo sát nhiều hơn nam.
3. Thống kê về “mức thu nhập hàng tháng” của sinh viên tham gia vào cuộc khảo sát

Tần số Phần trăm


Thu nhập hàng tháng
Valid Không có thu nhập 36 36%
Dưới 1 triệu 18 18%
Từ 1 triệu đến dưới 3 29 29%
triệu
Từ 3 triệu đến dưới 5 9 9%
triệu
Trên 5 triệu 8 8%
Tổng cộng 100 100,0

19
Hình 9: Biểu đồ tần suất thu nhập hàng tháng
 Nhận xét:
- Tỉ lệ sinh viên không có thu nhập chiếm 36%
- Tỉ lệ sinh viên có thu nhập dưới 1 triệu chiếm 18%
- Tỉ lệ sinh viên có thu nhập từ 1 triệu đến dưới 3 triệu chiếm 29%
- Tỉ lê sinh viên có thu nhập từ 3 triệu đến dưới 5 triệu chiếm 9%
- Tỉ lệ sinh viên có thu nhập trên 5 triệu chiếm 8%.
4. Thống kê về “chi tiêu cho mua sắm trực tuyến hàng tháng” của sinh viên tham gia khảo sát.

Tần số Phần trăm


Chi tiêu hàng tháng
Valid Dưới 1 triệu 87 87%
Từ 1 triệu đến dưới 3 11 11%
triệu
Từ 3 triệu đến dưới 5 2 2%
triệu
Tổng cộng 100 100,0

20
Hình 10: Biểu đồ tần số chi tiêu cho mua sắm trực tuyến hàng tháng
 Nhận xét:
- Tỉ lệ sinh viên có chi tiêu cho mua sắm trưc tuyến dưới 1 triệu chiếm 87%
- Tỉ lệ sinh viên có chi tiêu cho mua sắm trực tuyến từ 1 triệu đến dưới 3 triệu chiếm 11%
- Tỉ lệ sinh viên có chi tiêu cho mua sắm trực tuyến từ 3 triệu đến dưới 5 triệu chiếm 2%
5. 1 Thống kê về việc “Anh/chị lựa chọn mức độ phù hợp với yếu tố niềm tin của anh/chị đối với
Shopee ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại điện tử Shopee”

Biến Tiêu chí Trung bình


NT1 Shopee đáng tin cậy trong các giao dịch 3,71
NT2 Shopee sẽ hành động vì lợi ích tốt nhất của tôi 3,66
Tôi sẵn sàng cung cấp thông tin cá nhân cho
NT3 3,40
Shopee
 Nhận xét:
- Giá trị trung bình của NT1,NT2 xấp xỉ bằng 4, như vậy sinh viên có xu hướng đồng ý với
quan điểm “Shopee đáng tin cậy trong các giao dịch” và “Shopee sẽ hành động vì lợi ích tốt
nhất của tôi” . Giá trị trung bình của NT3 xấp xỉ bằng 3, như vậy sinh viên có ý kiến trung
lập với quan điểm “Tôi sẵn sàng cung cấp thông tin cá nhân cho Shopee”.
Nhìn chung kết quả cho thấy rằng Shopee đã nhận được niềm tin khá tốt từ người tiêu dùng
khi sinh viên đều tương đối đặt sự tin tưởng của mình đối với dịch vụ của Shopee.

21
5.2 Thống kê về việc “Anh/chị lựa chọn mức độ phù hợp với yếu tố giá cả ảnh hưởng đến quyết
định mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại điện tử Shopee”

Biến Tiêu chí Trung bình


GC1 Mức giá sản phẩm trên website là hợp lý 4,02
GC2 Giúp mua được những món hàng với giá rẻ 4,12
GC3 Tiết kiệm được nhiều tiền khi mua sắm trực tuyến 4,11
 Nhận xét:

- Giá trị trung bình của GC1, GC2 và GC3 đều xấp xỉ bằng 4, như vậy sinh viên có xu hướng
đồng ý với quan điểm “Mức giá sản phẩm trên website là hợp lý”, “Giúp mua được những
món hàng với giá rẻ”,“Tiết kiệm được nhiều tiền khi mua sắm trực tuyến”.
Nhìn chung kết quả cho thấy rằng sinh viên cảm thấy tương đối hài lòng với mức giá của
hàng hóa mà họ chi tiêu khi sử dụng sàn thương mại điện tử Shopee.

5.3 Thống kê về việc “Anh/chị lựa chọn mức độ phù hợp với yếu tố sự tiện lợi khi mua sắm trực
tuyến ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại điện tử Shopee”

Biến Tiêu chí Trung bình


STL1 Có thể mua sắm bất kỳ lúc nào 4,29
STL2 Có thể tìm thấy hầu hết các mặt hàng 4,06
STL3 Tiết kiệm thời gian và công sức so với mua sắm truyền thống 4,13
 Nhận xét:
- Giá trị trung bình của STL1, STL2 và STL3 đều xấp xỉ bằng 4, như vậy sinh viên có xu
hướng đồng ý với quan điểm “Có thể mua sắm bất kỳ lúc nào”, “Có thể tìm thấy hầu hết các
mặt hàng”, “Tiết kiệm thời gian và công sức so với mua sắm truyền thống”,

Nhìn chung kết quả cho thấy rằng sinh viên cảm thấy tương đối hài lòng với sự tiện lợi khi sử
dụng dịch vụ mua sắm sàn thương mại điện tử Shopee.

5.4 Thống kê về việc “Anh/chị lựa chọn mức độ phù hợp với yếu tố động cơ khiến sinh viên
thích mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại điện tử Shopee”

Biế
Tiêu chí Trung bình
n
DC1 Tìm kiếm thông tin trên internet là niềm vui và thích thú 3,83
DC2 Mua sắm trực tuyến rất thú vị 3,81
22
DC3 Có thể mua sắm tùy thích theo các mẫu quảng cáo 3,95
 Nhận xét:
- Giá trị trung bình của NTRR1, NTRR2 và NTRR3 đều xấp xỉ bằng 4, như vậy sinh viên có
xu hướng đồng ý với quan điểm “Tìm kiếm thông tin trên internet là niềm vui và thích thú”,
“Mua sắm trực tuyến rất thú vị”, “Có thể mua sắm tùy thích theo các mẫu quảng cáo”. Nhìn
chung kết quả cho thấy rằng sinh viên có xu hướng ưa thích việc mua sắm trực tuyến chính
điều đó đã tạo nên cho sự thành công thu hút người tiêu dung của Shopee.
5.5 Thống kê về việc “Anh/chị lựa chọn mức độ phù hợp với yếu tố nhận thức rủi ro khi mua
sắm trực tuyến ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại điện tử
Shopee”

Trung
Biến Tiêu chí
bình
NTRR1 Nhiều rủi ro vì rất khó đánh giá chất lượng của sản phẩm thực tế 4,09
NTRR2 Thông tin cá nhân (địa chỉ mail, số điện thoại) có thể bị tiết lộ 3,88
Không nhận được hàng hoặc hàng không đạt chất lượng mong
NTRR3 3,87
muốn
 Nhận xét:
- Giá trị trung bình của NTRR1, NTRR2 và NTRR3 đều xấp xỉ bằng 4, như vậy sinh viên có
xu hướng đồng ý với quan điểm “Nhiều rủi ro vì rất khó đánh giá chất lượng của sản phẩm
thực tế”, “Thông tin cá nhân (địa chỉ mail, số điện thoại) có thể bị tiết lộ”,”Không nhận được
hàng hoặc hàng không đạt chất lượng mong muốn”.

Nhìn chung kết quả cho thấy rằng sinh viên đều nhận thức rõ mức độ rủi ro khi dịch vụ mua
sắm sàn thương mại điện tử Shopee. Đó là yếu tố khiến Shopee đang vẫn tồn tại những yếu
điểm khiến người dùng quan ngại khi sử dụng dịch vụ của họ.

5.6 Thống kê về việc “Anh/chị lựa chọn mức độ phù hợp với yếu tố chất lượng website khi mua
sắm trực tuyến ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại điện tử
Shopee”

Biến Tiêu chí Trung bình


CLW1 Website này giúp tôi hoàn thành giao dịch nhanh chóng 3,87
CLW2 Giao diện đẹp và thu hút 3,72

23
CLW3 Sắp xếp thông tin dễ tiếp cận, dễ sử dụng 3,90
 Nhận xét:
- Giá trị trung bình của CLW1, CLW2 và CLW3 đều xấp xỉ bằng 4, như vậy sinh viên có xu
hướng đồng ý với quan điểm “Website này giúp tôi hoàn thành giao dịch nhanh chóng”,
“Giao diện đẹp và thu hút”, “Sắp xếp thông tin dễ tiếp cận, dễ sử dụng”.
Nhìn chung kết quả cho thấy rằng Shopee đang được sự ưa chuộng của người tiêu dung bởi
sự tiện lợi của mình khi sinh viên đều cảm thấy tương đối hài lòng với những chất lượng
website của Shopee.

5.7 Thống kê về việc “Anh/chị lựa chọn mức độ phù hợp với yếu tố chuẩn chủ quan khi mua
sắm trực tuyến ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại điện tử
Shopee”

Biến Tiêu chí Trung bình


Người thân, bạn bè có ảnh hưởng đến việc mua
CCQ1 3,38
sắm trực tuyến của tôi
Bạn bè, đồng nghiệp có ảnh hưởng đến việc mua
CCQ2 3,37
sắm trực tuyến của tôi
Người có sức ảnh hưởng, trào lưu có ảnh hưởng
CCQ3 3,47
đến việc mua sắm trực tuyến của tôi
Truyền thông, trào lưu có ảnh hưởng đến việc
CCQ4 3,39
mua sắm trực tuyến của tôi
 Nhận xét:
- Giá trị trung bình của CCQ1, CCQ2, CCQ3 và CCQ4 đều xấp xỉ bằng 3, như vậy sinh viên
có ý kiến trung lập với quan điểm “Người thân, bạn bè có ảnh hưởng đến việc mua sắm trực
tuyến của tôi”,” Bạn bè, đồng nghiệp có ảnh hưởng đến việc mua sắm trực tuyến của tôi”,
“Người có sức ảnh hưởng, trào lưu có ảnh hưởng đến việc mua sắm trực tuyến của tôi”,
“Truyền thông, trào lưu có ảnh hưởng đến việc mua sắm trực tuyến của tôi”.
Nhìn chung kết quả cho thấy rằng sinh viên bị ảnh hưởng tương đối bởi những yếu tố chuẩn
chủ quan khi lựa chọn mua sắm ở sàn thương mại điện tử Shopee.

24
5.8 Thống kê về việc “Anh/chị lựa chọn mức độ phù hợp với yếu tố ý định mua sắm trực tuyến
khi mua sắm trực tuyến ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại
điện tử Shopee”

Biến Tiêu chí Trung bình


HVMS1 Dự định sẽ sử dụng (hoặc tiếp tục sử dụng) 4,13
HVMS2 Sẽ sử dụng nhiều hơn trong tương lai 3,83
HVMS3 Giới thiệu cho người khác 3,75
 Nhận xét:
- Giá trị trung bình của HVMS1, HVMS2 và HVMS3 đều xấp xỉ bằng 4, như vậy sinh viên có
xu hướng đồng ý với quan điểm “Dự định sẽ sử dụng (hoặc tiếp tục sử dụng)”, “Sẽ sử dụng
nhiều hơn trong tương lai”, “Giới thiệu cho người khác”.
Nhìn chung kết quả cho thấy rằng sinh viên đều ưa chuộng trải nghiệm mua sắm trên sàn
thương mại điện tử Shopee và đồng thời cũng muốn quảng bá thêm cho mọi người xung
quanh. Qua đó, thấy được Shopee đã có được khá nhiều sự yêu thích, ưa chuộng của người
tiêu dụng.

III. Phân Tích Thống Kê Suy Diễn


Kiểm Định Thang Đo
Kết quả đánh giá Cronbach’s Alpha cho thấy các thang đo có hệ số alpha đạt yêu cầu [ >0,6:
thấp nhất là thang đo về yếu tố hành vi mua sắm có Cronbach’s Alpha = 0,845 và cao nhất là Thang
đo về yếu tố chuẩn chủ quan Cronbach’s Alpha = 0,924]
Trung bình thang Phương Tương quan biến - Giá trị Cronbach's Kết luận
đo nếu biến quan sai thang tổng hiệu chỉnh Alpha thang đo nếu
sát bị loại bỏ đo nếu biến quan sát này bị
biến loại bỏ.
quan sát
bị loại bỏ
NT1 7,06 3,128 ,779 ,796 Chấp nhận
NT2 7,11 3,170 ,744 ,823 Chấp nhận
NT3 7,37 2,538 ,752 ,830 Chấp nhận
Thang đo về yếu tố niềm tin Cronbach’s Alpha = 0,869

25
Chấp nhận

GC1 8,23 2,765 ,0796 ,872

Chấp nhận

GC2 8,13 2,377 ,819 ,846

Chấp nhận
GC3 8,14 2,377 ,811 ,855

Thang đo về yếu tố giá cả Cronbach’s Alpha = 0,901


STL1 8,19 3,226 ,859 ,854 Chấp nhận
STL2 8,42 3,256 ,809 ,896 Chấp nhận
STL3 8,35 3,301 ,822 ,885 Chấp nhận
Thang đo về yếu tố sự tiện lợi Cronbach’s Alpha = 0,916
DC1 7,76 2,871 ,758 ,761 Chấp nhận
DC2 7,78 3,002 ,749 ,769 Chấp nhận
DC3 7,64 3,384 ,668 ,845 Chấp nhận
Thang đo về yếu tố động cơ Cronbach’s Alpha = 0,853
NTRR1 7,75 3,705 ,755 ,807 Chấp nhận
NTRR2 7,96 3,069 ,839 ,818 Chấp nhận
NTRR3 7,97 3,585 ,807 ,846 Chấp nhận
Thang đo về yếu tố nhận thức rủi ro Cronbach’s Alpha = 0,897
CLW1 7,62 2,703 ,755 ,870 Chấp nhận
CLW2 7,77 2,846 ,762 ,862 Chấp nhận
CLW3 7,59 2,709 ,838 ,796 Chấp nhận
Thang đo về yếu tố chất lượng web Cronbach’s Alpha = 0,889
CCQ1 10,23 9,149 ,793 ,910 Chấp nhận

26
CCQ2 10,24 8,608 ,852 ,891 Chấp nhận

CCQ3 10,14 8,970 ,853 ,891 Chấp nhận

CCQ4 10,22 8,880 ,795 ,910 Chấp nhận

Thang đo về yếu tố chuẩn chủ quan Cronbach’s Alpha = 0,924

Các biến nhỏ bên trong mỗi thành phần đều có Cronbach's Alpha if Item Deleted đều lớn hơn
0,3. Các biến đều đạt đô tin cậy nên đều chấp nhận và không loại biến nào.Sau khi kiểm định thang
đo, quyết định đưa tất cả các nhóm này vào phân tích nhân tố khám phá EFA ở bước tiếp theo.

IV. Phân Tích Nhân Tố Khám Phá (EFA)


4.1 Phân tích nhân tố khám phá đối với biến độc lập ( EFA)
Kết quả phân tích EFA thang đo biến độc lập đầu tiên bằng phương pháp trích Principal
components và phép quay Varimax cho thấy: 22 biến quan sát đo lường 7 yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên Trường đại học Sài Gòn với hệ số KMO = 0,896 > 0,5;
Sig. = 0,000>0,05 như vậy phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp. Có 3 nhân tố được trích
với tiêu chí eigenvalue lớn hơn 1 với tổng phương sai tích lũy là 71,444%. Tác giả mong muốn
chọn ra các biến quan sát chất lượng nên sẽ sử dụng ngưỡng hệ số tải là 0,5. So sánh ngưỡng này
với kết quả ở ma trận xoay, có 6 biến xấu là GC1, GC3, GC2, STL2, STL1, STL3 cần loại bỏ:
- Biến GC3 tải lên cả 2 nhân tố là Componet 1 và Component 2 với hệ số tải lần lượt là 0,666 và
0,510, mức chênh lệch hệ số tải bằng 0,666-0,510 = 0,156 < 0,3.
- Biến GC2 tải lên cả 2 nhân tố là Componet 1 và Component 2 với hệ số tải lần lượt là 0,617 và
0,597, mức chênh lệch hệ số tải bằng 0,617-0,597 = 0,02 < 0,3.
- Vì GC2 và GC3 bị loại nên loại cả GC1.
- Biến STL2 tải lên cả 2 nhân tố là Componet 1 và Component 2 với hệ số tải lần lượt là 0,566 và
0,542, mức chênh lệch hệ số tải bằng 0,566-0,542 = 0,024 < 0,3.
- Biến STL1 tải lên cả 2 nhân tố là Componet 1 và Component 2 với hệ số tải lần lượt là 0,531 và
0,719, mức chênh lệch hệ số tải bằng 0,719-0,531 = 0,188 < 0,3.
- Biến STL3 tải lên cả 2 nhân tố là Componet 1 và Component 2 với hệ số tải lần lượt là 0,541 và
0,678, mức chênh lệch hệ số tải bằng 0,678-0,541 = 0,137 < 0,3.

27
Tác giả sử dụng phương pháp loại một lượt các biến xấu trong một lần phân tích EFA. Từ 22
biến quan sát ở lần phân tích EFA thứ nhất, loại bỏ 6 biến quan sát:GC1, GC3, GC2, STL2, STL1,
STL3 và đưa 16 biến quan sát còn lại vào phân tích EFA lần thứ 2.
Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập lần 1
BIẾN QUAN THANG ĐO CÁC YẾU TỐ
SÁT 1 2 3
CLW2 0,810
NT1 0,770
NT2 0,759
DC2 0,745
DC1 0,733
NT3 0,717
CLW3 0,709
DC3 0,689
GC1 0,687
CLW1 0,683
GC3 0,666 0,510
GC2 0,617 0,597
STL2 0,566 0,542
NTRR2 0,830
NTRR1 0,782
STL1 0,531 0,719
STL3 0,541 0,678
NTRR3 0,671
CCQ2 ,878
CCQ1 ,868
CCQ3 ,847
CCQ4 ,787
Phương sai
52,750 63,975 71,444
trích
28
Eigenvalues 11,605 2,469 1,643
KMO 0,896
Sig. 0,000

Sau khi loại 6 biến quan sát GC1, GC3, GC2, STL2, STL1, STL3, kết quả EFA lần 2 bên
dưới, rút trích được 3 nhân tố với tiêu chí eigenvalue > 1 với tổng phương sai tích lũy là 74,110%, 3
nhân tố được trích giải thích được 74,11% biến thiên dữ liệu của 16 biến quan sát tham gia vào
EFA.Tất cả biến có hệ số tải nhân tố đạt yêu cầu > 0,5 và không còn các biến
Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập lần 2
THANG ĐO CÁC YẾU TỐ
BIẾN QUAN SÁT
1 2 3
CLW2 0,830
NT1 0,788
DC2 0,785
NT2 0,776
DC1 0,765
CLW3 0,738
NT3 0,737
CLW1 0,733
DC3 0,713
CCQ1 0,882
CCQ2 0,874
CCQ3 0,854
CCQ4 0,796
NTRR2 0,878
NTRR1 0,822
NTRR3 0,814
Phương sai trích 51,877 65,114 74,110
Eigenvalues 8,300 2,118 1,439
KMO 0,878
29
Sig. 0,000

4.2 Phân tích nhân tố khám phá thang đo biến phụ thuộc
Thang đo liên quan đến hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên trường Đại học Sài Gòn
gồm 2 biến quan sát, khi đạt độ tin cậy bằng kiểm định Cronbach’s Alpha được đưa vào phân tích
EFA có KMO = 0,5 = 0,5 và Sig. = 0,000< 0,05 do đó dữ liệu đủ điều kiện để phân tích nhân tố.
Ma trận xoay nhân tố các biến phụ thuộc
Biến quan sát Các nhân tố
1
HVMS1 0,917
HVMS2 0,881
HVMS3 0,828
Eigenvalues 2,303
Phương sai trích 76,782
Cronbach’s alpha 0,845
KMO 0,691
Sig. 0,000
Qua bảng phân tích EFA, ta thấy các biến phụ thuộc có Eigenvalues = 2,303 > 1 và phương sai
trích là 76,782% > 50%, các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5, do đó thang đo đạt yêu cầu về mức
độ phân tích nhân tố.

V. Phân Tích Hồi Quy


Trước khi đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, các yếu tố cần được kiểm tra mức độ tương
quan với nhau để đưa vào mô hình hồi quy. Dựa vào kết quả của các nhân tố được gom lại, nhóm
tác giả rút gọn các biến lại như sau:
- Yếu tố 1- X 1(sự tin tưởng) có 9 biến quan sát gồm: CLW2, NT1, DC2, NT2, DC1, CLW3, NT3,
CLW1, DC3. Ký hiệu là STT. Khi đấy biến mới STT = (CLW2 + NT1 + DC2 + NT2 + DC1 +
CLW3 + NT3 + CLW1 + DC3)/9.
- Yếu tố 2- X 2 (chuẩn chủ quan) có 4 biến quan sát gồm: CCQ1, CCQ2, CCQ3, CCQ4. Ký hiệu
là CCQ. Khi đấy biến mới CCQ = (CCQ1 + CCQ2 + CCQ3 + CCQ4)/4.
- Yếu tố 3- X 3 (nhận thức rủi ro) có 3 biến quan sát gồm: NTRR2, NTRR1, NTRR3. Ký hiệu là
NTRR. Khi đấy biến mới NTRR = (NTRR2 + NTRR1 + NTRR3)/3.
30
Ngoài ra, biến phụ thuộc “Hành vi mua sắm” được tạo thành từ các nhân tố HVMS1, HVMS2,
HVMS3. Kí hiệu là HVMS. Khi đấy HVMS = (HVMS1 + HVMS2 + HVMS3)/3.

5.1 Kiểm tra hệ số tương quan

Ma trận hệ số tương quan


STT CCQ NTRR HVMS
Pearson Correlation 1 0,467** 0,544** 0,811**
STT Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 00,000
N 100 100 100 100
Pearson Correlation 0,467** 1 0,470** 0,387**
CCQ Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 ,000
N 100 100 100 100
Pearson Correlation 0,544** 0,470** 1 0,546**
NTRR Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000
N 100 100 100 100
HVMS Pearson Correlation 0,811** 0,387** 0,546** 1
Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000
N 100 100 100 100
Kết quả kiểm tra hệ tương quan giữa các biến độc lập với nhau và giữa chúng biến phụ thuộc
bằng phương pháp Pearson cho thấy, các yếu tố tác động đến hành vi mua sắm có quan hệ chặt chẽ
với nhau dao động từ 0,387 đến 0,811 và đều có mức ý nghĩa sig < 0,01. Như vậy, có mối liên hệ
tuyến tính giữa các biến độc lập này với biến phụ thuộc. Tương quan giữa các biến độc lập dao động
từ 0.467 đến 0,544. Chứng tỏ các biến độc lập có nhiều khả năng giải thích cho biến phụ thuộc. Vì
vậy, chúng ta có thể dự đoán mô hình hồi quy bội như sau:
Y = β 0 + β 1 X 1 + β 2 X 2 + β3 X 3 + e i
Trong đó: Y : hành vi mua hàng trực tuyến
β 0: hằng số hồi quy
β i : trọng số hồi qui
X i : các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử

Shopee của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn.


e i : sai số

31
5.2 Kiểm định mô hình hồi quy

Kết quả tóm tắt


Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của Durbin-Watson
ước lượng

1 ,821a ,674 ,664 1,43258 1,902


a. Dự đoán (Hằng số): NTRR, CCQ, STT
b. Biến phụ thuộc: HVMS
Giá trị R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.664 cho thấy 3 biến độc lập đưa vào phân tích hồi
quy ảnh hưởng 66,4% sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại 33.6% là do các biến ngoài mô hình
và sai số ngẫu nhiên.
Giá trị Durbin–Watson để đánh giá hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất. Giá trị DW =
1.902, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết quả không vi phạm giả định tự tương quan chuỗi bậc
nhất.
Kết quả phân tích ANOVA

Mô hình Tổng các df Trung F Sig.


bình bình bình
phương phương

Regressio 66,19 ,000


407,570 3 135,857 b
n 8

9
1 Residual 197,020 2,052
6

9
Total 604,590
9

a. Biến phụ thuộc : HVMS

b. Dự đoán ( Hằng số ) NTRR, CCQ, STT

Kết quả phân tích ANOVA cho thấy, kết quả kiểm định F để đánh giá giả thuyết sự phù hợp
của mô hình hồi quy. Giá trị F= 32.393 với Sig. của kiểm định F =0.000 < 0.05, do đó, mô hình hồi
quy là phù hợp.

32
Coefficientsa

Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã t Sig. Đa cộng Tuyến


chuẩn hóa

B Std. Error Beta Tolerance VIF Hệ


số phóng
đại

phương
sai VIF

(Hằng số) 1,138 ,792 1,436 ,154

STT ,270 ,026 ,740 10,207 ,000 ,646 1,547


1
CCQ -,027 ,057 -,033 -,480 ,632 ,716 1,397

NTRR ,145 ,066 ,160 2,198 ,030 ,645 1,551

a. Biến phụ thuộc: HVMS

Biến CCQ có giá trị Sig. kiểm định t bằng 0.632> 0.05 , do đó biến này không có ý nghĩa
trong mô hình hồi quy, hay nói cách khác, biến này không có sự tác động lên biến phụ thuộc
HVMS. Các biến còn lại gồm STT, NTRR đều có Sig. kiểm định t nhỏ hơn 0.05, do đó các biến này
đều có ý nghĩa thống kê, đều tác động lên biến phụ thuộc HVMS.

Hệ số VIF của các biến độc lập đều < 10, trong trường hợp này thậm chí < 2, do vậy dữ liệu
không vi phạm giả định đa cộng tuyến.

33
Kết luận giả thuyết:
X1: Sự tin tưởng (STT) ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại điện
tử Shopee của sinh viên trường Đại học Sài Gòn (chấp nhận).

X2: Chuẩn chủ quan (CCQ) ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại
điện tử Shopee của sinh viên trường Đại học Sài Gòn (bác bỏ).

X3: Nhận thức rủi ro (NTRR) ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại
điện tử Shopee của sinh viên trường Đại học Sài Gòn (chấp nhận).

Từ các hệ số hồi quy, chúng ta xây dựng được 2 phương trình hồi quy chuẩn hóa và chưa
chuẩn hóa theo thứ tự như sau:

Y = 0,740* X 1 + 0,160* X 3 + ε

Y = 1,138 + 0,270* X 1 + 0,145* X 3 + ε

Trong đó: STT: sự tin tưởng; NTRR: nhận thức rủi ro

Sự tin tưởng (STT) là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi mua sắm trực tuyến trên sàn
thương mại điện tử Shopee của sinh viên trường Đại học Sài Gòn.

Nhận thức rủi ro (NTRR) là yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ hai đến hành vi mua sắm trực tuyến trên
sàn thương mại điện tử Shopee của sinh viên trường Đại học Sài Gòn.

5.3 Đánh giá giả định hồi quy qua 3 biểu đồ


a. Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram

34
Mean = 7,98E-17 = 7,98 * 10-17 = 0.00000... gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0.985 gần bằng 1.
Như vậy có thể nói, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư không
bị vi phạm.

b. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot

Các điểm dữ liệu phần dư tập trung khá sát với đường chéo, như vậy, phần dư có phân phối
xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

c. Biểu đồ Scatter Plot kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính

Phần dư chuẩn hóa phân bổ tập trung xunh quanh đường tung độ 0, do vậy giả định quan hệ
tuyến tính không bị vi phạm.
35
VI. Kiểm định khác biệt về hành vi tuân thủ theo các đặc điểm nhân khẩu học
a. Kiểm định theo giới tính

Kết quả Independent Samples Test


Kiểm định Kiểm định t sự bằng nhau của các trung bình
Levene sự
đồng nhất
của các
phương sai
F Sig. t df Sig. Khác Khác Khoảng tin cậy
(2- biệt biệt sai 95% sự khác biệt
tailed) trung số Ngưỡng Ngưỡng
bình chuẩn dưới trên.
Giả định
các
-
phương 0,204 0,652 -0,098 98 0,922 0,58155 -1,211 1,097
0,05702
sai bằng
nhau
HVMS Giả định
các
phương
36,3 -
sai -0,094 0,926 0,60560 -1,284 1,170
16 0,05702
không
bằng
nhau
Tác giả nhận thấy giá trị Sig của kiểm định Levene = 0,652 > 0,05 không có sự khác biệt
phương sai giữa hai nhóm nam và nữ, chúng ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở hàng Equal
variances assumed.
Sig kiểm định t bằng 0,922 > 0.05, như vậy không có sự khác biệt trung bình HVMS giữa các
sinh viên có giới tính khác nhau. Kết luận, không có khác biệt về hành vi mua sắm giữa sinh viên
nam và sinh viên nữ của trường Đại học Sài Gòn.

Thống kê nhóm
GIOITINH N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn của trung bình
Nam 24 11,6667 2,63202 0,53726
HVMS
Nữ 76 11,7237 2,43638 0,27947
Bảng thống kê nhóm cho chúng ta các thông số mô tả của từng nhóm giới tính. Giá trị trung
bình biến HVMS của hai nhóm nam/nữ bằng 11,6667 và 11,7237, không có sự chênh lệch đáng kể.

36
b. Kiểm định về nhóm sinh viên

Kiểm định sự đồng nhất các phương sai


HVMS
Kiểm định Levene df1 df2 Sig.
1,224 3 96 ,305
Sig. kiểm định Levene bằng 0,305 > 0,05, không có sự khác biệt phương sai giữa các nhóm
sinh viên, chúng ta sẽ sử dụng kết quả điểm định F ở bảng ANOVA.

ANOVA
HVMS
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 14,692 3 4,897 ,797 ,499
Within Groups 589,898 96 6,145
Total 604,590 99
Sig kiểm định F bằng 0,499 > 0,05, chấp nhận giả thuyết H0 , nghĩa là không có sự khác biệt
trung bình HVMS giữa các nhóm sinh viên khác nhau. Như vậy, không có sự khác biệt về hành vi
mua sắm giữa các nhóm sinh viên khác nhau.

Mô tả
HVMS
N Trung Độ lệch Sai số Khoảng tin cậy 95% giá Giá trị Giá trị
bình chuẩn chuẩn trị trung bình nhỏ nhất lớn nhất.
Ngưỡng Ngưỡng
dưới trên
Năm
41 11,6098 2,37569 ,37102 10,8599 12,3596 7,00 15,00
nhất
Năm
47 11,9362 2,35358 ,34330 11,2451 12,6272 6,00 15,00
hai
Năm
6 12,0000 2,44949 1,00000 9,4294 14,5706 8,00 15,00
ba
Năm
6 10,3333 3,98330 1,62617 6,1531 14,5135 3,00 14,00
bốn
10
Total 11,7100 2,47123 ,24712 11,2197 12,2003 3,00 15,00
0

37
Bảng mô tả cho chúng ta thấy các thông số mô tả của từng nhóm sinh viên. Giá trị trung bình
của các nhóm sinh viên không có sự chênh lệch đáng kể, nghĩa là dù là nhóm sinh viên nào cũng có
hành vi mua sắm như nhau.
c. Kiểm định về biến mức thu nhập

Kiểm định sự đồng nhất các phương sai


HVMS
Kiểm định Levene df1 df2 Sig.
1,542 4 95 ,196
Sig. kiểm định Levene bằng 0,196 > 0,05, không có sự khác biệt phương sai giữa các nhóm
thu nhập, chúng ta sẽ sử dụng kết quả điểm định F ở bảng ANOVA.

ANOVA
HVMS
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 13,953 4 3,488 ,561 ,691
Within Groups 590,637 95 6,217
Total 604,590 99
Sig kiểm định F bằng 0,691 > 0,05, chấp nhận giả thuyết H0 , nghĩa là không có sự khác biệt
trung bình HVMS giữa các nhóm thu nhập khác nhau. Như vậy, không có sự khác biệt về hành vi
mua sắm giữa các nhóm thu nhập khác nhau.

Mô tả
HVMS
N Trung Độ lệch Sai số Khoảng tin cậy 95% Giá trị Giá trị
bình chuẩn chuẩn giá trị trung bình nhỏ nhất lớn nhất
Ngưỡng Ngưỡng
dưới trên
Không có
36 11,8889 2,22682 ,37114 11,1354 12,6423 6,00 15,00
thu nhập
Dưới 1 triệu 18 12,2222 2,60216 ,61334 10,9282 13,5162 6,00 15,00
Từ 1 triệu
đến dưới 3 29 11,3103 2,15644 ,40044 10,4901 12,1306 8,00 15,00
triệu
Từ 3 triệu
đến dưới 5 9 11,1111 3,85501 1,28500 8,1479 14,0743 3,00 15,00
triệu
Trên 5 triệu 8 11,8750 2,74838 ,97170 9,5773 14,1727 7,00 15,00

38
10
Total 11,7100 2,47123 ,24712 11,2197 12,2003 3,00 15,00
0
Bảng mô tả cho chúng ta thấy các thông số mô tả của từng nhóm thu nhập. Giá trị trung bình
của các nhóm thu nhập không có sự chênh lệch đáng kể, nghĩa là dù là nhóm thu nhập nào cũng có
hành vi mua sắm như nhau.
4. Kiểm định về biến mức chi tiêu

Kiểm định sự đồng nhất các phương sai


HVMS
Kiểm định Levene df1 df2 Sig.
2,174 2 97 ,119
Sig. kiểm định Levene bằng 0,119 > 0,05, không có sự khác biệt phương sai giữa các nhóm
chi tiêu, chúng ta sẽ sử dụng kết quả điểm định F ở bảng ANOVA.

ANOVA
HVMS
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 12,441 2 6,221 1,019 ,365
Within Groups 592,149 97 6,105
Total 604,590 99

Sig kiểm định F bằng 0,365 > 0,05, chấp nhận giả thuyết H0 , nghĩa là không có sự khác biệt
trung bình HVMS giữa các nhóm chi tiêu khác nhau. Như vậy, không có sự khác biệt về hành vi
mua sắm giữa các nhóm chi tiêu khác nhau.

Mô tả
HVMS
N Trung Độ lệch Sai số Khoảng tin cậy 95% giá Giá trị Giá trị
bình chuẩn chuẩn trị trung bình nhỏ nhất lớn nhất
Ngưỡng Ngưỡng
dưới trên
Dưới 1 triệu 87 11,5862 2,55885 ,27434 11,0408 12,1316 3,00 15,00
Từ 1 triệu
đến dưới 3 11 12,3636 1,56670 ,47238 11,3111 13,4162 9,00 15,00
triệu
Từ 3 triệu
đến dưới 5 2 13,5000 2,12132 1,50000 -5,5593 32,5593 12,00 15,00
triệu
39
10
Total 11,7100 2,47123 ,24712 11,2197 12,2003 3,00 15,00
0
Bảng mô tả cho chúng ta thấy các thông số mô tả của từng nhóm chi tiêu. Giá trị trung bình
của các nhóm chi tiêu không có sự chênh lệch đáng kể, nghĩa là dù là nhóm chi tiêu nào cũng có
hành vi mua sắm như nhau.

Qua biểu đồ cho ta thấy, biểu đồ có xu hướng đi lên có nghĩa là chi tiêu càng tăng thì giá trị
mean của HVMS cũng tăng dần. Khi đó, chi tiêu càng tăng thì hành vi mua sắm của sinh viên càng
tăng.

40
PHẦN KẾT LUẬN VÀ CÁC ĐỀ XUẤT
Phần này sẽ tiến hành kết luận liên quan đến những kết quả trong quá trình nghiên cứu thông
qua sự nghiên cứu này tác giả sẽ trình bày một số giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp, cá nhân và tổ
chức nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của mô hình kinnh doanh trực tuyến trên sàn thương
mại điện tử, đồng thời đưa ra những khó khăn cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

I. Kết Luận

Thông qua quá trình nghiên cứu, tình hình sinh viên Trường Đại học Sài Gòn sử dụng sàn
Shoppee nhằm mục đích cá nhân ngày càng tăng cao. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm
kiếm các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sàn thương mại điện tử . Kết quả nghiên cứu cho thấy
mô hình nghiên cứu thông qua phương pháp định lượng với kỹ thuật khảo sát bằng bảng hỏi với
thang đo Likert 5 cấp độ là phù hợp với tình trạng thực tế. Mô hình này không những xác định được
các yếu tố chính có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sàn thương mại điện tử của sinh viên
Trường Đại học Sài Gòn mà còn cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sàn thương mại
điện tử của sinh viên Trường đại học Sài Gòn: sự thuận tiện, nhận thức rủi ro. Sự tin tưởng là yếu tố
(cùng chiều) ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại điện tử
Shopee của sinh viên trường Đại học Sài Gòn với Beta chuẩn hóa bằng 0,740. Vì vậy, sự tin tưởng
tăng lên thì sẽ tác động làm hành vi mua hàng tăng lên. Tiếp đến là yếu tố nhận thức rủi ro có ảnh
hưởng (ngược chiều) mạnh thứ hai với Beta chuẩn hóa bằng 0,160. Điều này cho thấy người tiêu
dùng đắn đo trước những rủi ro khi mua hàng trực tuyến, mức nhận thức rủi ro càng thấp sẽ khiến
hành vi mua hàng tăng lên. Vì thế, người bán cần có những biện pháp hạn chế rủi ro cho người mua
nhằm thúc đẩy hiệu quả trong việc kinh doanh trực tuyến.

Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở lý luận cho các nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực này
trong tương lai. Hơn nữa, sàn thương mại điện tử có thể sử dụng kết quả này để cân nhắc thực hiện
các giải pháp nhằm thu hút người sử dụng, tăng mức độ uy tín.

II. Các Giải Pháp Đề Xuất

Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trực tuyến trên sàn thương
mại điện tử Shopee của sinh viên trường Đại học Sài Gòn, nhóm nghiên cứu đưa ra 1 số giải pháp

41
cho các nhà bán lẻ, doanh nghiệp đang hoặc dự định kinh doanh thương mại nhằm thúc đẩy quyết
định mua hàng của người tiêu dùng, thu hút khách hàng.

1/ Giải pháp cho sự thuận tiện

Sự tin tưởng được cấu thành từ 3 yếu tố có cùng mức độ tương quan cao với nhau: niềm tin,
động cơ, chất lượng website.

Niềm tin cần có thời gian và sự uy tín lâu dài. Để đạt được điều đó chúng ta có thể tư vấn, hỗ
trợ thời gian đổi trả, mở kiểm tra hàng trước khi thanh toán dành cho đối tượng khách hàng.

Để có thể thúc đẩy nhu cầu của khách hàng cần phải có sự thôi thúc mạnh mẽ để người tiêu
dùng đưa ra quyết định mua hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu đó bằng cách shop bán hàng cần có nhiều
ảnh mẫu đẹp, mô tả sản phẩm để người mua hàng có thể tham khảo. Tặng voucher giảm giá, tăng
lợi ích cho khách hàng.

Khách hàng đã tin và đặt mua trên shoppe qua các ngân hàng, khách hàng đã cung cấp thông
tin cá nhân bảo mật cho website. Vì vậy website cần có một sự chất lượng và uy tín nhất có thể.
Bằng cách ta có thể khách hàng được đánh giá trên các app, ý kiến phản hồi trong quá trình trải
nghiệm web, mua hàng. Để từ đó ta có thể điều chỉnh ưu-nhược một cách hiệu quả, an toàn, an tâm
cho khách hàng của mình. Đảm bảo website luôn hoạt động 1 cách tối ưu nhất, sắp xếp thông tin dễ
tiếp cận để người mua hàng có thể hoàn thành giao dịch nhanh chóng.

2/ Giải pháp cho nhận thức rủi ro

Để giảm mức nhận thức rủi ro, cần có các chính sách về sản phẩm, dịch vụ và khiếu nại phải
được quy định rõ ràng. Đảm bảo chất lượng hàng hoá giao cho khách hàng đúng như những gì đã
cam kết. Đưa ra các chính sách bảo mật thông tin người dùng để giảm bớt các lo ngại của khách
hàng về việc bảo mật thông tin cá nhân khi mua bán trực tuyến.

III. Ưu Điểm – Nhược Điểm Của Bài Nghiên Cứu

3.1 Ưu điểm

Bài nghiên cứu về “ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến trên sàn thương
mại điện tử Shopee của sinh viên trường đại học Sài Gòn” cho thấy được các yếu tố ảnh hưởng
mạnh mẽ đến ý định mua hàng từ đó đưa ra gợi ý giúp doanh nghiệp đưa ra các mục tiêu hay chính

42
sách hợp lý. Vận dụng phát triển kĩ năng xử lý dữ liệu để đưa vào bài bằng phần mền SPSS, bài
nghiên cứu trở thành kiến thức mới và là cơ sở ngành để nghiên cứu các đề tài tiếp theo.

3.2 Nhược điểm

Bài nghiên cứu dựa trên việc thu thập dữ liệu khảo sát, về lượng người tham gia khảo sát bị
hạn chế, có thể làm cho độ chính xác của bài bị giảm, xuất hiện các sai số do người khảo sát không
tập trung vào câu hỏi, vì chủ yếu nghiên cứu và khảo sát tập trung vào khách hàng là sinh viên SGU
nên kết quả nghiên cứu không thể áp dụng cho tip khách hàng khách nhau.

43
Tài liệu tham khảo
1. Bộ công thương Việt Nam –“ Cơ hội lớn nhưng cũng nhiều thách thức cho thương mại điện tử
năm 2024”, link: https://moit.gov.vn/tin-tuc/chuyen-doi-so/co-hoi-lon-nhung-cung-nhieu-thach-
thuc-cho-thuong-mai-dien-tu-nam-2024.html
2. Kinh tế & Đô thị - “ Thương mại điện tử Việt Nam 2023 và xu hướng 2024”, link:
https://kinhtedothi.vn/thuong-mai-dien-tu-viet-nam-2023-va-xu-huong-2024.html
3. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh – giáo trình “ Marketing căn bản”. Nhà xuất bản lao
động (2014). Chương 3: hành vi khách hàng, trang 65

44
BÀI TẬP NHÓM
CHƯƠNG 1:
Bài 1.5: Dự báo nhu cầu mua laptop của sinh viên
Loại biến Thang đo
Biến Định Định Định Khoản
Thứ bậc Tỷ lệ
tính lượng danh g cách
1. Tuổi tác X X
2. Giới tính X X
3. Ngành học X X
4. Anh chị đã/đang sử dụng laptop hay X X
đang có dự định mua?
5. Mục đích sử dụng laptop để làm gì? X X
6. Thu nhập hằng tháng của bạn? X X
7.hãng laptop mà anh/chị dự định hoặc
X X
đã mua?
8. Anh/chị mua laptop đã qua sử dụng
X X
hay laptop mới
Bài 1.6: Dự báo về mức chi tiêu của các hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh
Loại biến Thang đo
Biến Định Định Định Thứ Khoảng
Tỷ lệ
tính lượng danh bậc cách
1. Giới tính X X
2. Công việc X X
3. Tuổi tác X X
4. Thu nhập mỗi tháng X X
5. Hộ gia đình sống ở khu vực nào? X X
6. Chi tiêu cho giáo dục? X X
7. Chi tiêu cho sức khoẻ? X X
8. Chi tiêu mua sắm của hộ gia đình ? X X
8. Sô lượng thành viên trong gia đình là
X X
bao nhiêu?
9. Chi tiêu việc lương thực , thực phẩm X X
10. Tiền nhà hộ gia đình phải trả (nếu
X X
thuê)
Bài 1.7 Dự báo về nhu cầu nhà thuê của sinh viên
Biến Loại biến Thang đo
Định Định Định Thứ Khoảng Tỷ lệ
tính lượng danh bậc cách
1. Giới tính X X
2. Tuổi X X
3. Trường đang học X X
4. Loại nhà ở (kiến túc xá, nhà trọ, X X
nhà trọ chung chủ, nhà riêng)
5. Chi phí tiền phòng, tiền điện - X X
nước ?
6. Thời gian ở trong bao lâu ? X X
7. Khoảng cách từ nhà đến trường X X
8. Số lượng sinh viên trong 1 phòng ? X X

Bài 1.8: Dự báo về nhu cầu mua xe hơi của các hộ gia đình
Biến Loại Biến Thang Đo
Định Định Định Thứ Khoảng Tỉ lệ
danh lượng danh bậc cách
1. Giới tính X X
2. Tuổi X X
3. Nghề nghiệp X X
4. Thu nhập hàng tháng X X
5. Số thành viên trong gia đình X X
6. Nhu cầu sử dụng xe hơi X X
7. Nhu cầu mua xe hơi X X
8. Thương hiệu X X
9. Tiêu chí mua xe hơi X X
10. Dạng nhiên liệu mong muốn X X
11. Trình trạng xe muốn mua X X
12. Quan tâm đến dịch vụ X X

Bài 1.9: Dự báo về nhu cầu sử dụng Internet của các hộ gia đình

Biến Loại biến Thang đo


Định Định Định Thứ Khoảng Tỷ lệ
tính lượng danh bậc cách
1. Giới tính X X
2. Nghề nghiệp X X
3. Thu nhập mỗi tháng X X
4. Số lượng thành viên trong gia đình X X
5. Khu vực hộ gia đình đang sống X X
6. Mục đích sử dụng Internet X X
7. Tần suất sử dụng Internet X X
8. Khả năng chi trả cho nhu cầu sử dụng X X
Internet

CHƯƠNG 2
Bài 2.1: Cho ví dụ về phương pháp điều tra trực tiếp và ví dụ về phương pháp điều tra gián
tiếp.
Ví dụ phương pháp điều tra trực tiếp: Phỏng vấn những người đang có nhu cầu xin việc làm.
Cụ thể là: Quản lý của cửa hàng đó hoặc phòng nhân sự sẽ phỏng vấn trực tiếp đối với người có nhu
cầu xin việc làm với checklist có sẵn.
Ví dụ phương pháp điều tra gián tiếp: Mỗi ngày thu ngân sẽ nhập doanh thu mỗi ca lên phần
mềm, bộ phận văn phòng kế toán sẽ nhìn chung về tổng doanh thu để đảm bảo thu chi cho cửa hàng
đạt được lợi nhuận
Bài 2.2: Lập phương án điều tra của một nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học
tập của sinh viên năm nhất khoa Tài chính - Kế toán tại trường đại học Sài Gòn.

Nội dung: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất khoa
Tài chính Kế toán tại trường đại học Sài Gòn.
Phạm vi: Trường đại học Sài Gòn.
Đối tượng điều tra: sinh viên năm nhất khoa Tài chính - Kế toán.
Loại điều tra: Điều tra không toàn bộ.
Phương pháp điều tra: Phương pháp thu thập số liệu trực tiếp.

Bài 2.11:
a. Xây dựng bảng tần số phân bố về điểm của sinh viên với tổ có khoảng cách là 10
n=20
Số tổ cần chia:
1 1
(2 n) 3 =(2.20) 3 =3.4 → k=4
Khoảng cách:
h=10
Vậy số tổ cần chia là 4 và khoảng cách cắc tổ là 10
Điểm thi Tần số
<74 6
[74-84) 4
[84-94) 7
>= 94 3

Bảng tần số

b. Biểu đồ tần số

Biểu đồ tần số bảng điểm của sinh viên tham gia kì thi môn Toán

Biểu đồ tần số tích lũy


Bảng điểm của các sinh viên tham gia kì thi môn Toán
25
Tần só tích lũy
20 20
17
15

10 10

5 6

0
<74 [74-84) (84-94] >=94
Điểm

Biểu đồ tần số tích lũy về bảng điểm của cách sinh viên tham gia kì thi Toán

70% tần suất


(%)
Các sinh viên chiến thắng trong cuộc thi thể thao

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%
sinh
[1-5) [5-9) [9-13) viên

bài 2.12:
n=6
Số tổ cần chia:k= (2𝑛)1/3= (2 × 6)1/3= 2.28=>k=3
x max−x min 11−1
Khoảng cách:h= = =4
k 3
Vậy cần chia 3 tổ và khoảng cách các tổ là 4
a, Tần số của số liệu trên: Biến phân tổ: số sinh viên
Số sinh viên Tần số Tần
suất
[1-5) 4 66%
[5-9) 1 17%
[9-13) 1 17%
b, Biểu đồ cột cho tần suất
70% tầ suấ
(%) Các sinh viên chiến thắng trong cuộc thi thể thao

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%
sinh
[1-5) [5-9) [9-13) viê
n
c, Biểu đồ tròn cho tần suất

Các sinh viên chiến thắng trong cuộc thi thể thao

[9-13)

[5-9)
[1-5)

[1-5) [5-9) [9-13)

Bài 2.16:
a. Lượng phân hữu cơ đã bón bình quân 1 ha của huyện X là:
∑ xifi 5× 3+26 × 6+21 , 8× 5+15 , 4 × 4+ 12× 3+17 ×5+25 ×7 +29 ×8+16 × 4+ 21× 5+36 ×8
x 1= = =22,8724
∑ fi 58
b. Mối quan hệ giữa lượng phân hữu cơ đã bón và năng suất lúa là mối quan hệ phụ thuộc, năng
suất lúa phụ thuộc vào lượng phân hữu cơ đã bón.
→ Chọn biến lượng phân bón hữu cơ đã bón để phân tổ
1
Xác định số tổ: k =(2 ×11) 3 =2, 8
Cần chia 3 tổ
X max− X min 36−5
Xác định khoảng cách tổ: h= = =10 , 3
k 3

Ta sẽ chọn h = 11 khi đó khoảng cách tổ như sau

Lượng phân bón hữu


Lượng phân hữu cơ Số hộ cơ trung bình Năng suất trung bình

( 5 – 16 ) 3 10,8 5,167
( 16 – 27 ) 6 21,13 5,167
( 27 - 38 2 32,5 5,9
Vậy năng suất phụ thuộc vào lượng phân bón hữu cơ


CHƯƠNG 3
Bài 3.1:
a. Tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng tính chung cho 2 nhà máy:
936 x 720+ 91% x 480
×100=92 , 2 %
720+480

b. Số sản phẩn sản xuất quý II


720 14400
A= = =757 , 89 ( sp )
95 % 19

512 51200
B= = =550 , 54 (sp )
93 % 93
=> Tỷ lệ % số sản phẩm đạt chất lượng tính chung cho 2 nhà máy trong quý 2:
14400 51200
x 95 % + x 93 %
19 93
× 100=94 , 16 %
14400 51200
+
19 93

Bài 3.2: Tốc độ phát triển trung bình về giá trị sản xuất của doanh nghiệp trong 10 năm qua

t=10√(110% )5 ×(115% )3 ×(125 %)2=114 , 36 %

Bài 3.4:

a. Tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch chung về doanh thu quý I

Ti vi = 720 x 102 % = 734,4 trđ


Tủ lạnh = 850 x 98,5% = 837,25 trđ

Máy giặt = 650 x 101% = 656,5 trđ


Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch chung về mức doanh thu ở cửa hang trong quý I là:
734 , 4 +837 , 25+656 , 5
× 100=100,3671 %
720+850+ 650
b. Tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch chung về doanh thu quý II:
550 5000
Ti vi = =
99 % 9
880
Tủ lạnh = =853 , 54
103 ,1 %
750 15625
Máy giặt = =
105 ,6 % 22
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch chung về mức doanh thu ở cửa hang trong quý II là
550+880+750
×100=102,863 %
5000 880 15625
+ +
9 103 ,1 % 22
Bài 3.5:
a.
Tốc độ phát triển giá trị sản lượng trung bình năm của doanh nghiệp A:
t=√ 115 % × 120 % ×122 %=118 , 96 %
3

Tốc độ phát triện giá trị sản lượng trung bình năm của doanh nghiệp B:
t=√ 110% × 125 % ×120 %=118 , 17 %
3

b, Ta có: y ( A ) 2019 =20 tỷ đồng ; y ( B) 2019 =16 tỷ đồng


Tốc độ phát triển sản lượng năm 2022 so với 2019 của doanh nghiệp A:
y 2022 y 2020 y 2021 y 2022
t A= = × ×
y 2019 y 2019 y 2020 y 2021
y 2022
¿> =115 % ×120 % ×122 %
20
y ( A ) 2022
¿> =1,6836
20
¿> y ( A ) 2022=33,672 tỷ đồng

Tốc độ phát triển sản lượng năm 2022 so với 2019 của doanh nghiệp B:
y 2022 y 2020 y 2021 y 2022
t B= = × ×
y 2019 y 2019 y 2020 y 2021
y 2022
¿> =110 % ×125 % ×120 %
16
y 2022
¿> =1 , 65
16
¿> y( A)2022 =26 , 4 tỷ đồng

Vậy tốc độ phát triển giá trị sản lượng năm 2020 so với 2019 chung của cả hai doanh nghiệp:
y ( A ) 2022+¿ y 33,672+26 , 4
t chung = (B ) 2022
= =166 , 87 % ¿
y ( A ) 2019 + y ( B) 2019 20+16

Bài 3.6: Tỷ lệ phần trăm tiền mua theo kế hoạch và thực tế của từng loại nguyên liệu:
A: y1= 50 x 108,5%=54,25( tỷ đồng)
B: y(KH)= 58,95 : 98,5%= 11790 : 197 = 59,85 ( tỷ đồng)
C: y(KH)= 60,88 : 104,2%= 30440 : 521=58,43 ( tỷ đồng)
D: y(KH)= 300- (11790 : 197)- (30440 : 521)-50 = 131,73 (tỷ đồng)
y1= 131,73 x 104.31%= 137,41 (tỷ đồng)
Bài 3.7: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chung cả hai xí nghiệp năm 2020
Y tt 2019
Xí nghiệp A: = 110% (1)
Y tt 2018
Y KH 2020 Y TT 2020
= 112% (2) , = 105% (3)
Y TT 2019 Y KH 2020
Y tt 2019 Y KH 2020 Y tt 2020
(1).(2).(3) = . .
Y tt 2018 Y tt 2019 Y KH 2020
Y tt 2020
= = 110% .112% .105% = 1,2936
Y tt 2018

YTT 2020A = YTT 2018 . 1,2936


= 10.1,2936 = 12,936
Y TT 2020 A Y 12,936
= 105% = Y KH 2020A = TT 2020 A = = 12,32
Y KH 2020 A 105 % 105 %

Xí nghiệp B
YTT 2018 B = Y TT 2018 A + ( 25% . Y TT 2018 A ) = 10 + ( 25%. 10) = 12,5
Y TT 2019 B Y KH 2020 B Y TT 2020 B
= 115% (4) , = 118% (5) , = 100% (6)
Y TT 2018 B Y TT 2019 B Y KH 2020 B

Y TT 2019 B Y KH 2020 B Y TT 2020 B


Ta có: (4). (5). (6) = . .
Y TT 2018 B Y TT 2019 B Y KH 2020 B
Y TT 2020 B
= = 115%. 118%. 100% = 1,357
Y TT 2018 B
Y TT 2020B = Y TT 2018B .1,357

= 12,5 . 1,357 = 16,9625


Y TT 2020 B Y 16,9625
= 100% = Y KH 2020B = TT 2020 B = = 16,9625
Y KH 2020 B 100 % 100 %

Tỉ lệ % hoàn thành kế hoạch cả hai xí nghiệp A và B năm 2020 là:


Y TT 2020 A +Y TT 2020B 12,936+16,9625
= =1,021
Y KH 2020 A +Y KH 2020 B 12 , 32+16,9625

Bài 3.10:
a) Năng suất lao động trung bình của một công nhân trong xí nghiệp
X=
∑ XiFi = 2132 =45 , 36(ng/kg)
∑ Fi 47
fmo – fmo−1
b) Mo = Momin × hMo [ ¿¿
( f mo – f mo−1)+(f mo – f mo+1)¿
12−9
= 42+4 x [ ¿=43,7143
( 12−9 ) +(12−8)
Me = xmemin + hme . [
∑ fi – Sme−1 ¿
fme
Me = 42 + 4 [( 47 / 2 – 15 )/12] = 44.83 kg
Bài 3.11:
a, năng suất lao động trung bình của công nhân ở từng phân xưởng và dùng chung cho ca 2
phân xưởng
Năng suất lao động trung bình của công nhân ở phân xưởng A:

x A=
∑ xifi = 38× 2+41 ×5+ 44 ×18+ 47 ×15+ 50× 5+53 ×5 =45 , 86(sp/ca/ng)
∑ fi 2+5+18+15+ 5+5

Năng suất lao động trung bình của công nhân ở phân xưởng B:

xB=
∑ xifi = 38× 3+ 41× 6+44 ×14+ 47 ×25+ 50× 2+53 ×0 =45,02(sp/ca/ng)
∑ fi 3+6+ 14+25+ 2+ 0

Năng suất lao động trung bình của công nhân ở 2 phân xưởng :
45 ,86 +45 , 02
x A +B = =45 , 44(sp/ca/ng)
2

b, sự đồng đều về năng suất lao động cho từng phân xưởng .

√ ∑ (x i−x A )2 . f iA =
√ (38−45 , 86) .2+…+ √ (53−45 , 86) .5 =3,6812
2 2
SA=
∑ f iA−1 50−1
√ √
∑ (x i−x B )2 . f Bi = (38−45 , 02) .3+…+ √ (53−45 , 02) .0 =2,882
2 2
S B=
∑ f iB−1 50−1

Hệ số biến thiên:
S A 3,6812
VA= = =0,0803
x A 45 , 86
S B 2,882
V B= = =0,064
x B 45 , 02

Vì VB < VA nên NSLĐ của phân xưởng B đồng đều hơn phân xưởng A
Bài 3.13
a, Gọi A là giá ban đầu:
A = A x 100% = A x 1
B là giá sau khi giảm 6%:
B = A x (100% - 6%) = A x 0,94
C là giá hàng hóa do thanh toán chậm sau 3 tháng nên phải tăng giá 5% so với giá trị hàng
hóa phải trả:
C = A x 0,94 x (100% + 5%) = A x 0,987
Ta có: giá ban đầu là: A = A x 1
giá phải thanh toán: Z = A x 0,987
Do: A x 0,987 < A x 1 nên Z < A
Z – X = 0,987 – 1 = -0,013 => -1,3%
Vậy giá phải thanh toán giảm so với ban đầu và giảm 1,3%
b, Gía phải thanh toán là:
850.000 x 0,987 = 838.950 ( đồng/kg)
Bài 3.14
Sự thay đổi giá thành năm 2011 so với năm 2010 là:
2,5% - 2% = 0,5% (giảm)
Sự thay đổi sản lượng năm 2011 đến so với năm 2010 là
10% - 6% = 4% (tăng)
Vậy biến động giá thành là giảm 0,5% và biến động sản lượng là tăng 4%


CHƯƠNG 5
Bài 5.3:
a, X =7 , 75, n=8, ∑ X 2=538 , ∑ Y 2=54 ,59 , ∑ XY =170 ,2 , Y =2,5125
Y=a+bx
a= 0.5683
b= 0.2509
r= 0.9408
=>Y= 0.5683+0.2509x
∑ XY −n X Y =¿
170 ,2−8 ×75 ×2,5125
=0.0408
r=
√∑
( X 2
−n× X 2
)( ∑ X 2
−n ×Y 2
) √ ( 538−8 ×7.75
2
) ( 54.59−8 ×2.5125
2
)

∑ XY −n X Y = 170 , 2−8 × 75× 2,5125 =0,2509


b=
( ∑ X 2−n × X 2 ) 538−8 × 7.752

a=Y −b X=2 ×5125−0,2509 ×7 ,75=0,9478


b, hệ số tương quan
n ∑ XY −n X Y
r=
√¿ ¿ ¿

c, ý nghiã
r=0,9408>0. Tuyến tính dương (theo chiều thuận)
a=0,5683>0. Doanh số tăng 0.5683 trđ
b=0.2509>0. Diện tích tăng thêm thì doanh số tăng thêm 0.2509
Bài 5.4
Sx= 35,9076, Sy= 2,7255, Σxi.yi= 31326, Σxi= 790, Σyi= 324, n= 8,x̅ = 98,75 y ( trung bình)= 40,5
Σxi²= 87038, Σyi²= 13174
a, Hệ số tương quan tuyến tính để đánh giá mối liên hệ tương quan giữa sản lượng sản xuất và giá
thành sản phâm
Σxi . yi−n . x̅ . ȳ
r=
(n−1). Sx . Sy

= ( 31326-8.98,75. 40,5): [(8-1).35,9076.2,725]


= -0,9766
b, Hàm hồi quy tuyến tính
^ Σxi . yi−n . x̅ . ȳ
B 2=
x̅ i ²−n .( x̅ )²

= -7,7567×10-³
^
B1= ȳ- B2^. x̅

= 806,4741
Vậy phương trình hồi quy tuyến tính biểu hiện mối quan hệ giữa giá thành sản phẩm, khi giá
thành càng tăng thì sản lượng sẽ càng giảm
Y^= B1^ + B2^.x
= 806,4741 - 7,7567×10-³
Bài 5.5:

Gọi:

X: Chi phí khuyễn mãi

Y: Doanh số ( tỷ đồng)
n=8,

∑ 𝑋2 = 1.2873 , ∑ 𝑌2 = 5053.36 , ∑ 𝑋 = 3.01 , ∑ 𝑌 = 197.4 , X = 0.37625 , Y =24.675 ,

∑ 𝑋. 𝑌 = 79.163

a.Tính hệ số tương quan để đánh giá mức độ chặt chẽ của mối quan hệ này.

Vì r  1: Chi phí khuyến mãi và doanh số có mối tương quan tuyến tính khá chặt chẽ theo chiều
thuận.
b. Xác định hàm hồi qui tuyến tính của doanh số phụ thuộc vào chi phí khuyễn mãi, giải
thích ý nghĩa của các hệ số hồi quy thu được.

c. Nếu trong một quý công ty chỉ cho khuyến mãi hết 250 triệu đồng, thì công ty có thể đạt
được doanh thu tầm bao nhiêu?

Ta có : X= 250 triệu đồng = 0.25

Thay vào phương trình hàm hồi quy tuyến tính ta có:

𝑌̅ = 31.5998 + 12.7856𝑋
= 31.5998 + 12.7856.0,25

= 34.7962

Vậy với X= 0.25 thì công ty có thể đạt được doanh thu 34.7962 tỷ đồng.

Bài 5.6
X =3 ,5 Y =15 ,75
2 2
Σ X =91 Σ Y =1506 , 25
n= 6 ΣXY =348

^β 2= ΣXY −n . X . Y =0,985
2 2
Σ X −n ( X )
^β =Y − ^β . X=12 , 3
1 2

a. Y^ i= 12,3 + 0,985 X i
b. Giá trị sản lượng năm 2021 và 2022 là:
Y^ 2021 =12 ,3+ 0,985. 7=19 ,2 tỷ đồng

Y^ 2022 =12 ,3+ 0,985. 8=20 , 18 tỷ đồng

Bài 5.7
X =4 Y =7 ,27
2 2
Σ X =140 Σ Y =375 , 75
n= 7 ΣXY =215 , 4

^β 2= ΣXY −n . X . Y =0,421
2 2
Σ X −n ( X )
^β =Y − ^β . X=5,585
1 2

a. Y^ i= 5,585 + 0,421 X i
b. Giá trị hàng hóa năm 2021 là:
Y^ 2021 =5,585+0,421 . 8=8 , 95

Bài 5.8
a) Gọi Y: số sản phẩm loại I của các tháng
=> sản phẩm loại I của các tháng
y1: 15200 x 98% = 14896 sp
y2: 15550 x 97% = 15035 sp
y3: 15800 x 97% = 15326 sp
y4: 16500 x 97,5% = 1608,5 sp
y5: 16800 x 98% = 16464 sp
y6: 17000 x 97,8% = 16626 sp
y7: 17500 x 97,6% = 17080 sp
y8: 18200 x 97,5% = 17745 sp
b)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8

t -7 -5 -3 -1 1 3 5 7

y 14896 15035 15326 16087, 16464 16626 17080 17745


5

B2 =
∑ ti Yi = ( -7x14896 -5x15035 - 3 x15326 -1x16087,5 + 5x17080 + 7x17745) / [(-7)2 + (-5)2 +
∑ t i2
(-3)2 + (-1)2 +12 + 32 + 52 + 72]
= 205,0268

B1 =
∑ Yi = (14896 + 15035 + 15326 + 16087,5 + 16464 + 16626+ 17080 + 17745) / 8
m
= 16157,4375
(SRF): y = B1 + B2 x t = 16158,4375 + 205,0268t
Số sp loại I vào tháng 9 và tháng 10: ( ứng với t9 và t11)
y9 = 16157,4375 + 205,0268x9 = 18002,6787
y11 = 16157,4375 + 205,0268x11 = 18412,7323
Bài 5.9:
x =28,1429
Y =195,8982

∑ Y i2 =291900 , ∑ X i Y i=38750 , ∑ Y i=1370 , ∑ Xi=197 , ∑ Yi2 =5717


2 2
S x=28,8067 ; S y=3061,8982

a, hệ số tương quan
Σxi . yi−n . x̅ . ȳ
r= = 0,0958
(n−1). Sx . Sy

vậy doanh số bán hàng và thời gian quảng cáo hầu như không có mối quan hệ tuyến tính
b,

^ Σxi . yi−n . x̅ . ȳ
B 2= =1,1240
x̅ i ²−n .( x̅ )²
^
B1=Y −B2 × X=164,0826

Y^i= B
^ +^
1 B 2Xi= 164,0826+1,1240Xi

Nhận xét: khi thời gian quảng cáo tăng lên 1 phút thì giá trị trung bình doanh số bán hàng bình quân
tăng 1,1240 trđ
Khi quảng cáo nhận giá trị 0 thì giá trị trung bình doanh số bán là 1,1239trđ
c, Yi= 164,0826 + 1,1240Xi
320= 164,0826+ 1,1240 Xi
=>Xi= 138,7165 phút.

You might also like