You are on page 1of 40

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

CÔNG TRÌNH DỰ THI


GIẢI THƯỞNG
ĐỀ TÀI MÔN HỌC XUẤT SẮC UEH500 NĂM 2023

TÊN CÔNG TRÌNH: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ


TẬP TRUNG TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN UEH

ĐỀ TÀI THUỘC KHOA/VIỆN: TOÁN – THỐNG KÊ

MSĐT:

TP. Hồ Chí Minh - 2023

1
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Xã hội càng phát triển thì con người càng có xu hướng bị kéo theo những bộn bề lo
toan trong cuộc sống, khiến họ dần trở nên khó có thể duy trì khả năng tập trung hơn. Một
nghiên cứu của DR.VEGAN đã cho thấy rằng hiện nay có gần 50% trên tổng số 2,085 đối
tượng khảo sát mắc vấn đề về tập trung. Đặc biệt, theo họ, vấn đề này có ảnh hưởng nghiêm
trọng hơn đối với nhóm người trẻ tuổi. Nhận thấy thực trạng này dần trở thành một vấn đề
phức tạp trong cuộc sống, nhóm tác giả đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của
các yếu tố đến sự tập trung trong học tập của sinh viên UEH” hướng đến các sinh viên đang
theo học tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, với mục tiêu nhằm xác định mức độ
mà các yếu tố tác động đến sự tập trung trong học tập của sinh viên (gồm có các biến: Mức
độ sử dụng mạng xã hội, Áp lực làm thêm, Áp lực học tập, Không gian học tập và Lối sống
lành mạnh), đâu là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất. Từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết, cải
thiện phù hợp.
Để thực hiện bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã thực hiện 2 phương pháp nghiên
cứu chính: nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức
thông qua nghiên cứu định lượng. Nhóm nghiên cứu đã thu thập được 169 phiếu trả lời hợp
lệ và tiến hành phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha’s, phân
tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy bằng phần mềm SPSS. Số liệu cuối cùng thu tập
được sau khi xử lý cho ra kết quả: Các nhân tố "Mức độ sử dụng mạng xã hội", "Áp lực làm
thêm", "Áp lực học tập" và "Không gian học tập" không có ý nghĩa thống kê và không ảnh
hưởng đến sự tập trung của sinh viên trong bài nghiên cứu. Mặc dù vậy, bằng việc quan sát
trực tiếp thực tế bên ngoài kết hợp đối chiếu với các dữ liệu thứ cấp, nhóm tác giả phát hiện
ra vẫn tồn tại sự ảnh hưởng của các biến độc lập khác lên sự tập trung trong học tập của sinh
viên, bao gồm cả "Mức độ sử dụng mạng xã hội", "Áp lực làm thêm", "Áp lực học tập",
"Không gian học tập" và "Lối sống lành mạnh".
Bài nghiên cứu đưa ra cái nhìn khách quan cùng với số liệu dẫn chứng cụ thể về mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố lên sự tập trung của sinh viên, đưa ra một số giải pháp dành
cho sinh viên nhằm nâng cao khả năng tập trung trong học tập, đồng thời góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục và phát triển bền vững cho quốc gia.

I
MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI..................................................................................................................2
MỤC LỤC................................................................................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................................1
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI........................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................3
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu........................................................................................3
3.1. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................3
3.2. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................4
4. Ý nghĩa đề tài.......................................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................................4
1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu..............................................................4
1.1. Sự tập trung...................................................................................................................4
1.2. Mức độ sử dụng mạng xã hội........................................................................................4
1.3. Áp lực làm thêm............................................................................................................4
1.4. Áp lực học tập...............................................................................................................5
1.5. Không gian học tập.......................................................................................................5
1.6. Lối sống lành mạnh...........................................................................................................5
2. Các mô hình nghiên cứu tham khảo.....................................................................................5
3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu.......................................................................................7
3.1. Giả thuyết......................................................................................................................7
3.2. Mô hình nghiên cứu......................................................................................................8
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................8
1. Nghiên cứu định tính............................................................................................................8
2. Nghiên cứu định lượng........................................................................................................9
2.1. Thiết kế nghiên cứu định lượng....................................................................................9
2.2. Phương pháp chọn mẫu.................................................................................................9
3. Cách tính mẫu....................................................................................................................10
4. Phương pháp tiếp cận mẫu:................................................................................................10
5. Bảng câu hỏi định lượng....................................................................................................11
6. Phương pháp phân tích số liệu...........................................................................................13
6.1 Thống kê mô tả............................................................................................................13
6.2. Kiểm tra độ tin cậy thang đo:......................................................................................13
6.3 Phân tích nhân tố EFA:................................................................................................14

II
6.4 Phân tích tương quan Pearson:....................................................................................14
6.5 Phân tích hồi quy đa biến:............................................................................................14
7. Kỹ thuật phân tích thống kê:..............................................................................................15
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................................15
1. Mô tả mẫu nghiên cứu.......................................................................................................15
1.1 Phân tích thống kê mô tả các biến định danh...........................................................15
1.2 Thống kê mô tả các biến quan sát............................................................................16
Bảng 7. Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát............................................................16
2. Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha..............................................................................20
3. Phân tích nhân tố khám phá EFA.......................................................................................20
3.1 Phân tích nhân tố cho các biến độc lập........................................................................21
3.2 Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc..........................................................................22
4. Phân tích tương quan Pearson............................................................................................22
5. Phân tích hồi quy đa biến...................................................................................................23
Bảng 12. Bảng tóm tắt kết quả phân tích hồi quy..................................................................23
5.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình.............................................................................24
5.2 Kiểm định ý nghĩa hàm hồi quy...................................................................................24
5.3 Kiểm định tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc....................................24
5.4 Kiểm tra phân phối chuẩn phần dư..............................................................................25
5.5 Kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính.............................................................................26
6. Kiểm định Independent Sample T - Test...........................................................................27
7. Thảo luận kết quả nghiên cứu............................................................................................28
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN.....................................................................................................28
1. Khẳng định kết quả nghiên cứu.........................................................................................28
2. Đề xuất biện pháp..............................................................................................................29
3. Hạn chế và hướng phát triển của nghiên cứu.....................................................................30
3.1 Hạn chế........................................................................................................................30
3.2 Hướng phát triển..........................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................31
PHỤ LỤC...............................................................................................................................33
Phụ lục bảng khảo sát nghiên cứu..........................................................................................33

III
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Thang đo Mức độ sử dụng mạng xã hội...................................................................11
Bảng 2. Thang đo Áp lực làm thêm.......................................................................................11
Bảng 3. Thang đo Áp lực học tập..........................................................................................11
Bảng 4. Thang đo Không gian học tập...................................................................................12
Bảng 5. Thang đo Lối sống lành mạnh..................................................................................12
Bảng 6. Thang đo Mức độ tập trung......................................................................................13
Bảng 7. Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát................................................................16
Bảng 8. Bảng tóm tắt kết quả phân tích Cronbach’s Alpha lần thứ 2....................................20
Bảng 9. Bảng kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập...................................................21
Bảng 10. Bảng kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc...................................................22
Bảng 11. Kết quả tương quan Pearson...................................................................................22
Bảng 12. Bảng kết quả phân tích hồi quy..............................................................................23
Bảng 13. Bảng Independent Samples Test.............................................................................27
Bảng 14. Bảng thống kê mô tả giới tính................................................................................27

DANH MỤC HÌNH


Hình 1. Mô hình nghiên cứu của công trình 1.........................................................................6
Hình 2. Mô hình nghiên cứu của công trình 2.........................................................................6
Hình 3. Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................................8
Hình 4. Biểu đồ tỷ lệ năm sinh viên.......................................................................................15
Hình 5. Biểu đồ tỷ lệ giới tính................................................................................................15
Hình 6. Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram..........................................................25
Hình 7. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot...........................................................25

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Giải thích

HIC Phòng Thí nghiệm Tương tác Người-máy

MXH Mức độ sử dụng mạng xã hội

LT Áp lực làm thêm

HT Áp lực học tập

IV
KG Không gian học tập

LS Lối sống lành mạnh

TT Mức độ tập trung

EFA Phân tích nhân tố khám phá

Sig Observed Significance level

Anova Analysis of Variance

KMO Kaiser – Meyer - Olkin

VIF Variance inflation factor

SPSS Statistical Package for the Social Science

UEH Đại học Kinh Tế TP. HCM

V
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội,
các nhà đầu tư và doanh nghiệp cũng dần nâng cao yêu cầu của họ đối với sinh viên đi thực
tập hoặc mới ra trường. Việc trang bị đầy đủ kiến thức chuyên ngành cũng như có được kết
quả học tập tốt sẽ giúp sinh viên có được nhiều cơ hội tốt hơn trong việc xin việc và phát
triển sự nghiệp sau này.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự tập trung là một trong những nhân tố có ảnh
hưởng quyết định đến chất lượng học tập của sinh viên. Sinh viên khi tập trung có thể chú
tâm vào mục tiêu của mình, giảm thiểu sự phân tâm bởi các yếu tố từ môi trường xung
quanh và tăng cường khả năng ghi nhớ trong quá trình học tập. Điều này giúp sinh viên nắm
bắt được nội dung bài học một cách nhanh chóng và chính xác hơn, cũng như đạt được kết
quả cao hơn trong các bài kiểm tra, kì thi. Từ đó tạo nên tiền đề để phát triển bản thân sau
này.
Thế nhưng, chúng ta đều đang sống trong một thế giới chứa đầy những yếu tố có thể
gây xao nhãng. Phần lớn các yếu tố này chúng ta phải đối mặt hằng ngày, làm tâm trí bị
phân tâm, khiến việc tập trung trong học tập dần trở thành một thách thức lớn đối sinh viên
ngày nay. Có không ít sinh viên học nhưng mất tập trung, không hiểu mình đang học gì dẫn
đến giảm hiệu suất học tập. Dù chỉ một phút ngắn ngủi mất tập trung cũng có thể gây ảnh
hưởng kéo dài đến quá trình học tập và xử lý thông tin. Ví dụ, một nghiên cứu thực hiện tại
HIC – Human-computer interaction thuộc Đại học Carnegie Mellon trên 136 sinh viên để
xác định ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại di động đến kết quả kiểm tra của họ. Cụ
thể, sinh viên được yêu cầu ngồi xuống làm một bài kiểm tra và phân thành hai nhóm: một
nhóm được yêu cầu tắt điện thoại và một nhóm được cho phép bật điện thoại và nhận tin
nhắn chuyển tiếp từ HIC. Kết quả cho thấy, những sinh viên trong nhóm sử dụng điện thoại
có kết quả bài kiểm tra thấp hơn khoảng 20% so với nhóm không sử dụng điện thoại trong
khi làm bài kiểm tra. Sự thật là khi bị phân tâm, chúng ta không chỉ mất thời gian trong quá
trình bị phân tâm, mà còn mất thêm một khoảng thời gian lớn hơn để quay lại tập trung vào
công việc đang dang dở. Hơn nữa, sau khi bị phân tâm và quay trở lại công việc, rất khó để
duy trì nhịp độ ban đầu. Thông thường, ta phải bắt đầu lại từ đầu để làm mới trí nhớ và tiếp
tục tập trung vào công việc, hiển nhiên rằng việc này tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Mặc dù sự tập trung là tương đối và không ai có thể tuyên bố rằng họ luôn trong trạng thái
hoàn toàn tập trung, nhưng nó vẫn có thể được cải thiện và tăng cường bằng cách thay đổi
một số yếu tố hiện có. Do đó, nhóm chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của các yếu tố đến
sự tập trung trong học tập của sinh viên UEH” với mục tiêu nhằm xác định mức độ mà
các yếu tố tác động đến sự tập trung trong học tập của sinh viên, đâu là nhân tố ảnh hưởng
nhiều nhất. Từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết, cải thiện phù hợp.

1
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố lên sự tập trung trong học tập
của sinh viên.
- Đề xuất một số giải pháp cải thiện sự tập trung trong học tập của sinh viên nhằm nâng cao
chất lượng học tập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng: Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tập trung trong học tập của sinh viên, bao
gồm: Mức độ sử dụng mạng xã hội, Áp lực làm thêm, Áp lực học tập, Không gian học tập
và Lối sống lành mạnh.
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Quy mô: Sinh viên Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian: Dự án được tiến hành nghiên cứu từ ngày 14/02/2023 đến ngày 28/04/2023.
- Kích thước mẫu: 173 mẫu.
4. Ý nghĩa đề tài
Bài nghiên cứu đưa ra cái nhìn khách quan cùng với số liệu dẫn chứng cụ thể về mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố lên sự tập trung của sinh viên Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ
Chí Minh.
Đối với sinh viên, nghiên cứu giúp tìm ra các nguyên nhân dẫn đến mất tập trung, từ
đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tập trung trong học tập của sinh viên.
Đối với giáo dục/nhà trường, đưa ra những kết quả phân tích khách quan giúp các bên đề ra
các phương án phù hợp để giúp sinh viên cải thiện việc mất tập trung đồng thời kịp thời hỗ
trợ, khắc phục những khó khăn về tập trung trong học tập của sinh viên. Điều này sẽ góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển bền vững cho quốc gia.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.1. Sự tập trung
Tập trung là trạng thái mà con người hoàn toàn dồn toàn bộ sự chú ý và quan tâm của
mình vào nội dung, chủ đề hay các lĩnh vực mà họ quan tâm và đặt ra từ ban đầu mà không
bị xao nhãng bởi các yếu tố bên ngoài. Khi tập trung trong học tập, người học sẽ dành thời
gian và công sức để chú tâm cho quá trình học tập một cách chuyên sâu và không bị ảnh
hưởng bởi các tác động ngoại cảnh. Việc tập trung sẽ giúp con người đạt được các mục tiêu
và kế hoạch đã đề ra trước đó một cách hiệu quả hơn.

2
1.2. Mức độ sử dụng mạng xã hội
Mức độ sử dụng mạng xã hội là tần suất và cách thức mà người dùng sử dụng các
nền tảng mạng xã hội, bao gồm việc đăng nhập, đăng bài, xem tin tức, tương tác với người
khác, tham gia cộng đồng, hội nhóm và sử dụng các tính năng khác (chẳng hạn như mua
bán, chơi game, tìm kiếm thông tin). Mỗi người sẽ có mức độ sử dụng riêng biệt phù hợp
với nhu cầu và mục đích sử dụng của mình trên mạng xã hội, có thể là thường xuyên, không
thường xuyên, thỉnh thoảng. Tùy vào mục đích sử dụng mạng xã hội mà mỗi người sẽ có sự
lựa chọn cụ thể và quyết định dành ra bao nhiêu thời gian cho nó.
1.3. Áp lực làm thêm
Áp lực làm thêm là tình trạng khá phổ biến hiện nay, nó thường xảy ra với các đối
tượng như: sinh viên mới ra trường, người lao động với khối lượng công việc quá tải. Đây là
một trạng thái sức khỏe tinh thần ở thời điểm thấp nhất của con người, là hậu quả do những
công việc “quá tải” mang lại hằng ngày, khiến tâm trạng và tinh thần sa sút, uể oải, mệt mỏi,
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc và cuộc sống cá nhân của người lao động.
1.4. Áp lực học tập
Áp lực học tập là những căng thẳng, mệt mỏi mà con người gặp phải trong quá trình
học. Việc học quá sức sẽ gây ra các ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người học, chẳng hạn
như: căng thẳng, áp lực, chán nản, hay nghiêm trọng hơn là gây nên một số bệnh tâm thần
trầm trọng (hiện nay hay gặp nhiều nhất ở sinh viên trẻ tuổi là chứng rối loạn trầm cảm).
Thực tế cho thấy phần lớn nguyên nhân gây nên áp lực học tập là từ Peer Pressure (Áp lực
đồng trang lứa) - một thuật ngữ chuyên ngành giáo dục, tâm lý học đang rất phổ biến ở giới
trẻ hiện nay. Một số học sinh cảm thấy áp lực khi phải đạt được điểm số cao để chứng tỏ
mình giỏi hơn bạn bè, hay khi phải theo đuổi những môn học mà bạn bè của họ quan tâm.
Việc này có thể khiến họ cảm thấy bị stress, áp lực và kém tự tin. Tuy Peer Pressure cũng có
thể có tác động tích cực khi có thể khuyến khích mọi người cùng nhau học tập, chia sẻ kiến
thức và trao đổi ý tưởng với nhau, giúp họ phát triển kĩ năng xã hội và học tập hiệu quả hơn.
Nhưng chung quy lại thì tác động tiêu cực vẫn là chủ yếu và có ảnh hưởng rất lớn đến sức
khoẻ tinh thần cũng như hiệu suất học tập của sinh viên.
1.5. Không gian học tập
Không gian học tập là một môi trường không gian mà trong đó diễn ra các hoạt động
học tập, nghiên cứu, rèn luyện kiến thức hay trao đổi, giao tiếp xã hội; giúp đáp ứng được
nhiều kiểu học tập khác nhau: chỗ học tập yên tĩnh, riêng tư dành cho cá nhân, hay các khu
vực để thảo luận nhóm với nhiều quy mô khác nhau. Cụ thể có thể kể đến các địa điểm như:
phòng học cá nhân tại nhà, thư viện, phòng tự học, phòng máy tính, phòng thí nghiệm,
phòng tổ chức hội thảo,... Không gian học tập cũng bao gồm các yếu tố như độ ồn, ánh
sáng, nhiệt độ và độ ẩm, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến sự tập trung của sinh viên trong
quá trình học tập. Một không gian học tập tốt có thể khuyến khích sự tập trung và tăng
cường hiệu quả học tập của sinh viên.

3
1.6. Lối sống lành mạnh
Lối sống lành mạnh là lối sống có sự kết hợp tốt giữa việc ăn, uống, ngủ, nghỉ của
mỗi con người. Việc tạo cho bản thân một chế độ ăn uống khoa học, chế độ nghỉ ngơi hợp
lý kết hợp thể dục thể thao điều độ sẽ giúp cho cơ thể luôn duy trì được trạng thái sức khỏe
tinh thần thoải ổn định, thoải mái. Hơn nữa, việc trang bị và duy trì một lối sống lành mạnh
còn giúp hình thành nên các thói quen tốt, gián tiếp rèn luyện tính kỷ luật bản thân, khiến
con người tính cực hơn trong cuộc sống. Về lâu dài, lối sống lành mạnh còn hướng đến mục
tiêu nâng cao sức khỏe một cách toàn diện (cả về thể chất lẫn tinh thần).
2. Các mô hình nghiên cứu tham khảo
Bài 1: Ảnh hưởng của việc lựa chọn công việc làm thêm đối với việc học tập của sinh viên
trường đại học công nghiệp Hà Nội được thực hiện bởi nhóm tác giả Phạm Thị Hồng
Quyên, Nguyễn Văn Hoàng, Đào Ngọc Quý, Bùi Thị Thu Loan (2020)
Chọn lựa công việc làm thêm đã trở thành một xu hướng trong xã hội ngày nay, đặc biệt đối
với học sinh/sinh viên. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các ảnh hưởng của công
việc làm thêm đến sinh viên ở các khía cạnh khác nhau (học tập, sinh hoạt cá nhân,...). Kết
quả nghiên cứu dựa trên số mẫu được lấy từ Đại Học Công nghiệp Hà Nội (N=689) đã rút ra
được rằng việc lựa chọn công việc không đúng chuyên ngành học tập gây ra nhiều ảnh
hưởng tiêu cực đến sinh viên (kết quả học tập, suy giảm sức khỏe,...).
Nhóm tác giả dựa vào thang đo “Ảnh hưởng” (AH) của bài nghiên cứu này để xây dựng
thang đo cho biến “Áp lực làm thêm” trong mô hình nghiên cứu của nhóm.

Hình 1. Mô hình nghiên cứu của công trình 1

4
Bài 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên năm cuối ngành
dược tại Đồng Nai được thực hiện bởi nhóm tác giả Nguyễn Thanh Trúc, Nguyễn Thị Bích
Tuyền (2020)
Các sinh viên năm cuối thường phải chịu rất nhiều áp lực đến từ học tập, định hướng nghề
nghiệp và các yếu tố ngoại cảnh khác. Công trình nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra
các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của sinh viên năm cuối ngành Dược ở Đồng
Nai. Kết quả khảo sát với mẫu N=134 đưa ra được rằng yếu tố học tập và yếu tố gia đình tác
động nhiều nhất đến đời sống tinh thần của sinh viên năm cuối.
Nhóm tác giả dựa vào thang đo “Các yếu tố về học tập” để xây dựng thang đo cho biến “Áp
lực học tập” có trong mô hình nghiên cứu của nhóm.

Hình 2. Mô hình nghiên cứu của công trình 2

3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu


3.1. Giả thuyết
Mức độ sử dụng mạng xã hội: Biến này biểu thị tần suất sử dụng mạng xã hội trong 1
ngày. Trong đó, một nghiên cứu cho rằng sinh viên dành tới khoảng 50% tổng số thời gian
truy cập Internet trong ngày để lên mạng xã hội. Hơn thế nữa, dữ liệu thống kê từ nghiên
cứu cũng cho biết sinh viên Việt Nam dành thời gian trên mạng xã hội (3 tiếng) nhiều hơn
sinh viên nước ngoài (2 tiếng). Một số quan điểm từ bài nghiên cứu nói rằng sử dụng mạng
xã hội gây tốn thời gian, sa sút trong học tập hoặc thiếu các kỹ năng cần thiết. Vì vậy chúng
tôi cho rằng việc sử dụng mạng xã hội thường xuyên có ảnh hưởng tới sự tập trung trong
học tập của sinh viên. Và chúng tôi đề xuất giả thuyết nghiên cứu sau:
H1: Mức độ sử dụng mạng xã hội tác động ngược chiều đến sự tập trung trong học
tập.

5
Áp lực làm thêm: Làm thêm là loại hình công việc không chính thức, thời gian
không cố định, không thường xuyên và thường dành cho học sinh/sinh viên. Nghiên cứu của
(Furr&Elling, 2000) cho rằng thời gian làm thêm ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên,
đối với người làm thêm từ 11-15 tiếng sẽ có kết quả học tập tốt hơn so với những sinh viên
làm thêm từ 16 tiếng trở lên hoặc không làm thêm. Ngoài ra, sự linh hoạt trong công việc
cũng quyết định đến việc học tập của sinh viên. Với mức cao, sinh viên có thể tập trung vào
việc học tập khi cần thiết còn nếu công việc không linh hoạt sinh viên có thể phải chịu
những áp lực lớn trong việc học tập (Watanabe, 2005). Vì thế, chúng tôi đề xuất giả thuyết
nghiên cứu sau:
H2: Áp lực làm thêm tác động ngược chiều đến đến chất lượng tập trung trong học
tập.
Áp lực học tập: Là những áp lực về mặt điểm số, thành tích, khối lượng các môn học
hay bài tập cần phải thực hiện. Những áp lực này khiến cho người học căng thẳng, buồn
chán, tinh thần sa sút và thậm chí không thể tập trung vào việc học tập. Chính vì thế, chúng
tôi xin đề xuất giả thuyết nghiên cứu sau:
H3: Áp lực học tập tác động ngược chiều đến sự tập trung trong học tập.

Không gian học tập: Theo định nghĩa của tác giả Sinclair, không gian học tập được
định nghĩa là sự tập hợp của các trang bị nội thất, nghệ thuật, thiết kế tiện nghi, con người
kết hợp lại với nhau nhằm tạo cho người học cảm giác thoải mái, tập trung để có thể học tập
hiệu quả. Một nghiên cứu cho rằng các sinh viên không có không gian riêng tư hay không
gian quá ồn ào, bị làm phiền bởi người thân xung quanh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc
học tập (Lu Thi Mai Oanh, Nguyen Thi Nhu Thuy, 2020). Từ đó, chúng tôi đề xuất giả
thuyết nghiên cứu sau:
H4: Không gian học tập tác động ngược chiều đến sự tập trung trong học tập.

Lối sống lành mạnh: Là các thói quen tốt giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh
thần cho con người (thể dục thể thao, chế độ ăn uống hợp lý, thời gian nghỉ ngơi,..). Việc
duy trì các thói quen này sẽ giúp cải thiện sức khỏe, giúp bạn có sức lực và tinh thần để tập
trung vào việc học tập. Vì thế, nghiên cứu đề xuất giả thuyết nghiên cứu sau:
H5: Lối sống lành mạnh tác động cùng chiều đến sự tập trung trong học tập.
3.2. Mô hình nghiên cứu
Từ những giả thuyết nghiên cứu nêu trên, chúng tôi đề xuất mô hình nghiên cứu sau:

Hình 3. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mức độ sử dụng
mạng xã hội
Không gian
học tập
Mức độ tập
trung
Áp lực học tập
Áp lực làm Lối sống lành 6
thêm mạnh
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính là một phương pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội, sử dụng
để tìm hiểu và mô tả những hiện tượng, sự việc, tình huống một cách cụ thể và chi tiết. Vì
đề tài của nhóm nghiên cứu liên quan đến “các yếu tố ảnh hưởng sự tập trung của sinh viên
UEH” nên phương pháp này có thể giúp cho nhóm nghiên cứu khai thác chất lượng câu hỏi
và đưa ra các đánh giá về sự chính xác, đáng tin cậy của dữ liệu được thu thập. Để thực hiện
phương pháp định tính tốt nhất, nhóm tác giả đãtrao đổi với giảng viên hướng dẫn kết hợp
thảo luận với các thành viên trong nhóm. Thông qua các trao đổi và thảo luận đó, nhóm tác
giả đã có sự điều chỉnh mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu, sau đó, dựa trên kết quả thu
được, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và đưa ra mô hình chính thức.
2. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng là phương pháp nghiên cứu khoa học dựa trên việc thu thập
và phân tích dữ liệu số lượng để nhóm nghiên cứu có thể đưa ra những kết luận chính xác và
có tính xác thực cao. Việc thiết kế chuẩn xác và chính xác kiểu nghiên cứu, thu thập dữ liệu
một cách chính xác, đúng đắn, phân tích kết quả đồng nhất sẽ có thể đưa ra các giải pháp và
bằng chứng để rút ra những kết luận liên quan đến đề tài của nhóm nghiên cứu.
2.1. Thiết kế nghiên cứu định lượng
Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính sau khi tổng hợp, chúng tôi xây dựng một bộ
câu hỏi và một số giả thuyết để có thể thực hiện thiết kế bộ câu hỏi một cách tốt nhất. Nhóm
nghiên cứu thực hiện chọn mẫu đại diện là các sinh viên để thực hiện đúng với khảo sát của
nhóm đó chính là liên quan đến các bạn sinh viên.
Công cụ thu thập số liệu chủ yếu là sử dụng bảng câu hỏi - một cách thức phổ biến
giúp nhanh chóng thu được ý kiến của nhiều người (Gillham, 2000). Có nhiều loại thang đo
Likert có thể sử dụng và nhóm đã cân nhắc và chọn ra thang đo câu hỏi Likert gồm 26 câu.
Các câu hỏi đó là các câu hỏi đã được chọn lọc, tham khảo thêm từ nhiều bài nghiên cứu có
sẵn từ trước, được xác định theo mức độ từ 1 đến 5 với thứ tự tương ứng là “Hoàn toàn
không đồng ý”, “Không đồng ý”, “Trung lập”, “Đồng ý”, “Hoàn toàn đồng ý”.
Nội dung câu hỏi được nhóm nghiên cứu thảo luận và nghiên cứu nhằm tạo ra một
bảng câu hỏi rõ ràng và hạn chế các câu hỏi mang tính thuật ngữ chuyên ngành cao để giúp
người làm khảo sát hiểu rõ nội dung, dễ dàng thực hiện và có thể thực hiện khảo sát một
cách đầy đủ và chính xác nhất.

7
2.2. Phương pháp chọn mẫu
Nhóm sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất và sử dụng 2 kỹ thuật trong phương
pháp chọn mẫu phi xác suất đó là kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện và kỹ thuật chọn mẫu có
mục đích.
Kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện: Kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện là phương pháp đơn giản
nhất và dễ thực hiện nhất. Để chọn mẫu thuận tiện, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương
pháp chọn mẫu thông qua một số tiêu chí nhất định, điển hình là việc chọn những người bạn
bè hay những sinh viên trong trường UEH để thực hiện khảo sát.
Kỹ thuật chọn mẫu có mục đích: Kỹ thuật chọn mẫu có mục đích là phương pháp chọn
mẫu không dựa trên xác suất, mà dựa trên một mục đích cụ thể. Nhóm nghiên cứu sử dụng
kỹ thuật chọn mẫu có mục đích để đảm bảo rằng các mẫu được chọn có cùng đặc tính về
một tham số nhất định, cụ thể là các sinh viên tham gia khảo sát đều có mối quan tâm đến
các yếu tố ảnh hưởng đến sự tập trung của họ.
3. Cách tính mẫu
Việc xác định cỡ mẫu theo ước lượng tổng thể thường yêu cầu cỡ mẫu lớn. Tuy nhiên,
việc thực hiện dự án của nhóm quy định thời gian và các yếu tố ảnh hưởng khác. Do đó,
nhóm nghiên cứu đã đưa ra quyết định sử dụng công thức lấy mẫu dựa vào phương pháp
định lượng được sử dụng để phân tích dữ liệu. Hai phương pháp yêu cầu cỡ mẫu lớn là hồi
quy và phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Fator Analysis).
 Đối với phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, theo Hair và cộng sự (2014),
kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là từ 100 trở lên. Tỷ lệ số
quan sát trên một biến phân tích tối thiểu là 5:1, có thể áp dụng tỷ lệ 10:1 hay 20:1 thì
càng tốt.
Bảng khảo sát của nhóm nghiên cứu có 26 câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ
(tương ứng với 26 biến quan sát thuộc các nhân tố khác nhau), 26 câu này được sử
dụng để phân tích trong một lần EFA. Áp dụng tỉ lệ 5:1, cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 26 x 5
= 130, kích thước mẫu này lớn hơn mẫu tối thiểu. Do đó nhóm nghiên cứu nhóm
quyết định chọn cỡ mẫu tối thiểu để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA là
130.
 Đối với phương pháp phân tích hồi quy đa biến, Green (1991) đưa ra hai trường hợp
tính mẫu. Trường hợp một, nếu mục đích phép hồi quy chỉ đánh giá mức độ phù hợp
tổng quát của mô hình như R2, kiểm định F thì cỡ mẫu tối thiểu là 50 + 8m (m là số
lượng biến độc lập). Trường hợp hai, nếu mục đích muốn đánh giá các yếu tố của
từng biến độc lập như kiểm định t, hệ số hồi quy thì cỡ mẫu tối thiểu nên là 104 +
m. Nhóm xây dựng bảng khảo sát gồm 6 biến độc lập. Sau bước phân tích EFA, 6
thang đo này vẫn giữ nguyên như lý thuyết ban đầu, điều này đồng nghĩa có 6 biến
độc lập sẽ được sử dụng cho phân tích hồi quy, tức m = 6. Trường hợp một, cỡ mẫu
tối thiểu là 50 + 8 x 6 = 98. Trường hợp hai, cỡ mẫu tối thiểu là 104 + 6 = 110. Nhóm

8
nghiên cứu đã sử dụng cả hai trường hợp cho bài nghiên cứu nên cỡ mẫu tối thiểu
được chọn là 110.
Bởi vì bài nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp xử lý thì sẽ lấy kích thước
mẫu cần thiết lớn nhất trong các phương pháp. Chính vì vậy, nhóm sử dụng cỡ mẫu tối thiểu
cho bài nghiên cứu là 130.

4. Phương pháp tiếp cận mẫu:


Khảo sát sử dụng bảng hỏi là phương pháp thu thập thông tin định lượng trên diện
rộng, sử dụng bảng câu hỏi (bảng hỏi) khảo sát, điều tra; trong đó, tổng hợp tất cả các câu
hỏi đã soạn sẵn để thu thập thông tin từ đối tượng nghiên cứu.
Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát trực tuyến để thu thập và chọn lọc để
tạo nên bộ dữ liệu định lượng nhằm phục vụ quá trình phân tích thông qua công cụ Google
form. Từ đó, nhóm tác giả tiến hành phân tích dữ liệu thu thập được từ những bạn sinh viên
UEH tham gia khảo sát, sau đó rút ra được kết luận có thể áp dụng cho toàn bộ đối tượng
cần nghiên cứu.
5. Bảng câu hỏi định lượng
Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính và các thang đo có liên quan từ những công
trình nghiên cứu trước, cùng với việc chỉnh sửa lại từ ngữ và bối cảnh cho phù hợp với ngữ
cảnh bài nghiên cứu, nhóm tác giả đã xây dựng thang đo cho bài nghiên cứu như sau:
Bảng 1. Thang đo Mức độ sử dụng mạng xã hội

STT Ký hiệu Biến quan sát

1 MXH1 Tôi sử dụng mạng xã hội hàng ngày.

2 MXH2 Bất cứ khi nào rảnh là tôi vào mạng xã hội.

3 MXH3 Tôi sử dụng mạng xã hội trong nhiều giờ liên tục.

4 MXH4 Tôi thấy khó chịu khi không được sử dụng mạng xã hội

Bảng 2. Thang đo Áp lực làm thêm

STT Ký hiệu Biến quan sát

9
1 LT1 Làm thêm nhiều khiến tôi mệt mỏi và khó tập trung vào việc học.

2 LT2 Công việc làm thêm của tôi khiến thời gian một ngày bị bó hẹp và khó
sắp xếp hợp lý.

3 LT3 Công việc làm thêm khiến tôi luôn cảm thấy áp lực, căng thẳng.

4 LT4 Đi làm thêm nhiều làm hạn chế thời gian học tập của tôi.

Bảng 3. Thang đo Áp lực học tập

STT Ký hiệu Biến quan sát

1 HT1 Tôi bị áp lực bởi kì thi quan trọng sắp đến.

2 HT2 Tôi bị áp lực vì quá nhiều deadline.

3 HT3 Tôi bị áp lực vì kết quả học tập không như mong muốn.

4 HT4 Tôi thấy áp lực với những yêu cầu quá cao trong học tập của bản thân.

5 HT5 Tôi cảm thấy áp lực bởi thành tích học tập của các bạn đồng trang lứa.

Bảng 4. Thang đo Không gian học tập

STT Ký hiệu Biến quan sát

1 KG1 Tôi không có không gian riêng tư để học tập.

2 KG2 Tôi thường bị người nhà hoặc người cùng phòng trọ/ktx làm phiền.

3 KG3 Có quá nhiều tiếng ồn xung quanh tôi.

10
4 KG4 Tôi dễ bị cuốn theo những cuộc trò chuyện với bạn bè trên lớp.

Bảng 5. Thang đo Lối sống lành mạnh

STT Ký hiệu Biến quan sát

1 LS1 Tôi dễ đi vào giấc ngủ và không bị thức giấc giữa đêm.

2 LS2 Tôi luôn ngủ đủ giấc.

3 LS3 Tôi có chế độ nghỉ ngơi hợp lí sau khi học tập.

4 LS4 Tôi thường xuyên vận động và tập thể dục.

5 LS5 Tôi không sử dụng thuốc, chất kích thích và cồn.

6 LS6 Tôi ăn uống điều độ và đủ bữa mỗi ngày.

Bảng 6. Thang đo Mức độ tập trung

STT Ký hiệu Biến quan sát

1 TT1 Tôi tự tin với khả năng tập trung trong học tập của mình.

2 TT2 Tôi luôn lập ra và làm đúng theo thời gian biểu của mình.

3 TT3 Tôi không bị xao nhãng bởi tiếng thông báo từ các thiết bị điện tử
xung quanh.

6. Phương pháp phân tích số liệu


6.1 Thống kê mô tả
Thống kê mô tả các biến định danh: Nghiên cứu đánh giá các số liệu thống kê về giới
tính, năm sinh viên và các yếu tố tác động đến sự tập trung trong học tập của sinh viên

11
Thống kê mô tả biến quan sát: Nghiên cứu thống kê các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất,
trung bình và độ lệch chuẩn của các biến quan sát.
6.2. Kiểm tra độ tin cậy thang đo:
Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của thang và loại
đi các biến quan sát không đảm bảo độ tin cậy dựa trên các tiêu chí sau:
 Kiểm định từng nhóm biến quan sát của mỗi nhân tố.
 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo lớn hơn 0.6 được chấp nhận.
 Nếu hệ số Cronbach’s Alpha bé hơn 0.6 thì mình cần loại các biến mà Cronbach’s
Alpha if Item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng và tiếp tục chạy lại đến
khi hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo đủ điều kiện từ 0.6 trở lên và đạt giá trị cao
nhất.
 Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng hay Corrected Item - Total Correlation
nhỏ hơn 0.3.
6.3 Phân tích nhân tố EFA:
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là một phương pháp phân tích định lượng dùng để rút
gọn một tập gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là
các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của
tập biến ban đầu (Hair et al. 2009).
So với kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha đánh giá mối quan hệ giữa các biến
trong cùng một nhóm, cùng một nhân tố, chứ không xem xét mối quan hệ giữa tất cả các
biến quan sát ở các nhân tố khác thì EFA xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các
nhóm (các nhân tố) khác nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố
hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu dựa trên các tiêu chí sau:
 0,5 ≤ KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) ≤ 1
 Kiểm định Bartlett có Sig (Observed Significance level) < 0.05 (với H 0: các biến
không tương quan với nhau trong tổng thể, Ha: các biến có tương quan với nhau trong
tổng thể)
 Phương sai trích Total Variance Explained > 50%
 Eigenvalue ≥ 1 (Eigenvalue là một tiêu chí để xác định số lượng nhân tố trong phân
tích EFA)
 Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.3
6.4 Phân tích tương quan Pearson:
Phân tích tương quan Pearson là một trong các bước chúng ta thực hiện trong bài
nghiên cứu sử dụng phân tích định lượng SPSS. Thường bước này sẽ được thực hiện trước
khi phân tích hồi quy.
Mục đích chạy tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt
chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và sớm nhận diện vấn đề đa cộng tuyến khi các
biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau.

12
Mặc dù có thể đánh giá mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến qua hệ số tương quan
Pearson tuy nhiên ta cần kiểm định giả thuyết hệ số tương quan này có ý nghĩa thống kê hay
không (Andy Field (2009). Giả thuyết đưa ra H 0: r = 0. Phép kiểm định t được sử dụng để
kiểm định giả thuyết này. Kết quả kiểm định như sau:
 Sig. < 0.05: Bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là r ≠ 0 một cách có ý nghĩa thống kê, hai
biến có tương quan tuyến tính với nhau.
 Sig. > 0.05: Chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là r = 0 một cách có ý nghĩa thống kê, hai
biến không có tương quan tuyến tính với nhau.
6.5 Phân tích hồi quy đa biến:
Phân tích hồi quy là một phân tích thống kê quan trọng trong nghiên cứu định lượng.
Sau khi kết luận về mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc nhóm tiếp tục
làm phân tích hồi quy đa biến để làm rõ hơn các biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc
như thế nào. Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối liên hệ này để từ đó dự
đoán được giá trị của biến phụ thuộc khi biết giá trị của biến độc lập.
Hệ số phóng đại phương sai – VIF >3 ở bảng kết quả phân tích hồi quy được sử dụng
để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng
thông qua giá trị Tolerance, vì 2 giá trị này là nghịch đảo của nhau (VIF = 1/Tolerance) nên
chỉ cần đánh giá một trong hai giá trị này.
7. Kỹ thuật phân tích thống kê:
Số liệu được thu thập từ nhiều nguồn nhằm đối chiếu để đảm bảo độ tin cậy và sự mô
tả cụ thể, rõ ràng (Yoon, 2008). Các số liệu định lượng được tổng hợp, phân tích và chạy
hồi quy đa biến cho ra kết quả kiểm tra các giả thuyết trên phần mềm SPSS 20. Số liệu định
tính được phân tích theo phương pháp phân tích nội dung.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 173 đáp viên là những sinh viên đang học tập tại Đại
học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu mẫu được thống kê 100% bằng hình thức trực
tuyến với sự hỗ trợ từ các công cụ như: Google Form (dùng để thu thập dữ liệu), phần mềm
SPSS (dùng để xử lý dữ liệu), Microsoft Office Excel và Microsoft Office Word (dùng để
trình bày nội dung nghiên cứu). Trong số 173 mẫu thu được, có 4 mẫu không phù hợp và đã
được nhóm tác giả loại khỏi bài nghiên cứu. Nhóm tác giả đã sử dụng 169 mẫu còn lại để
thực hiện phân tích và nghiên cứu.
1.1 Phân tích thống kê mô tả các biến định danh

13
Thống kê mẫu khảo sát

Hình 4. Biểu đồ tỷ lệ giới tính Hình 5. Biểu đồ tỷ lệ năm sinh viên

Từ hai biểu đồ trên ta có thể thấy:


 Về giới tính: Có 46 người là nam chiếm 27.2% và 123 người là nữ chiếm 72.8%.
Đây là tỷ lệ Nam, Nữ phù hợp với đặc điểm giới tính của sinh viên UEH, cho thấy
mẫu thu thập được đại diện cho tổng thể khá tốt.
 Về năm sinh viên: Số sinh viên năm 1 là nhiều nhất với 120 người chiếm 71.0%, tiếp
theo là số sinh viên năm 4 với 29 người chiếm 17.2%, kế đến là số sinh viên năm ba
với 13 người chiếm 7.7% và ít nhất là số sinh viên năm 2 chỉ có 7 người chiếm 4.1%.
Vì nhóm tác giả chủ yếu là K48 mà dữ liệu thu thập được phần lớn từ bạn bè cùng
học UEH, vậy nên dẫn đến tỷ lệ sinh viên năm 1 cao hơn hẳn các năm 2, 3 và 4.
1.2 Thống kê mô tả các biến quan sát
Bảng 7. Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát

Ký Biến quan sát GTN GTL Trung Độ lệch


hiệu N N bình chuẩn

Mức độ sử dụng mạng xã hội 3.77

MXH1 Tôi sử dụng mạng xã hội hàng ngày 1 5 4.40 0.847

MXH2 Bất cứ khi nào rảnh là tôi vào mạng xã 1 5 3.89 0.991
hội.

14
MXH3 Tôi sử dụng mạng xã hội trong nhiều giờ 1 5 3.65 1.059
liên tục.

MXH4 Tôi thấy khó chịu khi không được sử 1 5 3.14 1.177
dụng mạng xã hội.

Áp lực làm thêm 3.08

LT1 Làm thêm nhiều khiến tôi mệt mỏi và 1 5 3.09 1.109
khó tập trung vào việc học.

LT2 Công việc làm thêm khiến tôi luôn cảm 1 5 2.95 1.079
thấy áp lực, căng thẳng.

LT3 Công việc làm thêm của tôi khiến thời 1 5 3.04 1.200
gian một ngày bị bó hẹp và khó sắp xếp
hợp lý.

LT4 Đi làm thêm nhiều làm hạn chế thời gian 1 5 3.25 1.179
học tập của tôi.

Áp lực học tập 3.84

HT1 Tôi bị áp lực bởi kì thi quan trọng sắp 1 5 3.91 0.885
đến.

HT2 Tôi bị áp lực vì quá nhiều deadline. 1 5 3.95 0.878

15
HT3 Tôi bị áp lực vì kết quả học tập không 1 5 3.91 0.931
như mong muốn.

HT4 Tôi thấy áp lực với những yêu cầu quá 1 5 3.72 0.994
cao trong học tập của bản thân.

HT5 Tôi cảm thấy áp lực bởi thành tích học 1 5 3.72 1.041
tập của các bạn đồng trang lứa.

Không gian học tập 3.04

KG1 Tôi không có không gian riêng tư để học 1 5 3.00 1.195


tập.

KG2 Tôi thường bị người nhà hoặc người 1 5 2.84 1.246


cùng phòng trọ/ktx làm phiền.

KG3 Có quá nhiều tiếng ồn xung quanh tôi. 1 5 2.99 1.175

KG4 Tôi dễ bị cuốn theo những cuộc trò 1 5 3.33 1.158


chuyện với bạn bè trên lớp.

Lối sống lành mạnh 3.22

LS1 Tôi dễ đi vào giấc ngủ và không bị thức 1 5 3.17 1.300


giấc giữa đêm.

LS2 Tôi luôn ngủ đủ giấc. 1 5 2.92 1.182

16
LS3 Tôi có chế độ nghỉ ngơi hợp lí sau khi 1 5 2.91 1.161
học tập.

LS4 Tôi thường xuyên vận động và tập thể 1 5 2.93 1.153
dục.

LS5 Tôi không sử dụng thuốc, chất kích thích 1 5 4.08 1.177
và cồn.

LS6 Tôi ăn uống điều độ và đủ bữa mỗi ngày. 1 5 3.30 1.132

Mức độ tập trung 3.02

TT1 Tôi tự tin với khả năng tập trung trong 1 5 3.19 1.000
học tập của mình.

TT2 Tôi luôn lập ra và làm đúng theo thời 1 5 2.98 1.006
gian biểu của mình.

TT3 Tôi không bị xao nhãng bởi tiếng thông 1 5 2.91 1.087
báo từ các thiết bị điện tử xung quanh.

Kết quả khảo sát cho thấy giá trị trung bình các biến quan sát đều lớn hơn mức 3 trên
thang 5 và độ lệch chuẩn dao động trong khoảng (0.847 - 1.300). Từ đó nhóm đưa ra nhận
xét rằng, phần lớn đều đồng ý với các yếu tố trên sẽ có ảnh hưởng đến sự tập trung trong
học tập của họ. Tuy nhiên để có thể đánh giá được chính xác cũng như xác định được yếu tố
nào có tác động lớn nhất lên sự tập trung thì bảng kết quả trên không thể hiện được. Do vậy,
nhóm quyết định thực hiện phân tích thêm bằng một số phương pháp khác để có thể đưa ra
kết luận cụ thể hơn.

17
2. Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy của các thang đo. Kết
quả phân tích lần 1 cho thấy tất cả các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 và hệ
số tương quan biến tổng ≥ 0.3. Tuy nhiên, biến quan sát KG4 thuộc thang đo “Không gian
học tập” và biến quan sát LS5 thuộc thang đo “Lối sống lành mạnh” mặc dù có hệ số tương
quan biến tổng phù hợp nhưng hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted (hệ số Cronbach’s
Alpha nếu biến này bị loại bỏ) lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng. Vậy nên nhóm tác giả
quyết định loại bỏ 2 biến KG4, LS5 để có được thang đo tốt hơn. Sau đó tiến hành thực hiện
kiểm định thang đo lần thứ 2.
Bảng 8. Bảng tóm tắt kết quả phân tích Cronbach’s Alpha lần thứ 2

Thang đo Ký Số biến Các biến thành phần Cronbach’s


hiệu quan sát Alpha

Mức độ sử dụng mạng MXH 4 MXH1, MXH2, MXH3, 0.838


xã hội MXH4

Áp lực làm thêm LT 4 LT1, LT2, LT3, LT4 0.918

Áp lực học tập HT 5 HT1, HT2, HT3, HT4, 0.891


HT5

Không gian học tập KG 3 KG1, KG2, KG3 0.849

Lối sống lành mạnh LS 5 LS1, LS2, LS3, LS4, 0.839


LS6

Mức độ tập trung TT 3 TT1, TT2, TT3 0.845

Kết quả phân tích lần thứ hai sau khi loại bỏ 2 biến KG4, LS5 cho thấy độ tin cậy của
thang đo đã được cải thiện hơn. Và các biến quan sát trên sẽ được sử dụng để thực hiện
phân tích nhân tố khám phá EFA ở bước tiếp theo.
3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, các thang đo được đánh giá tiếp
theo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Nhóm tác giả sử dụng phương

18
pháp trích nhân tố Principal Component Analysis với phép xoay Varimax khi phân tích
factor cho các biến quan sát.
3.1 Phân tích nhân tố cho các biến độc lập
Kết quả Cronbach’s Alpha cho thấy có 21 biến quan sát của 5 nhân tố đo lường Mức
độ tập trung đủ yêu cầu về độ tin cậy. Vì vậy 21 biến quan sát của thang đo này được tiếp
tục đánh giá bằng EFA. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần thứ nhất cho thấy chỉ
số KMO= 0.827 (0.5 ≤ KMO ≤ 1); Bartlett’s Sig = 0.000 < 0.05; tổng phương sai trích =
72.233% > 50% và các hệ số Eigenvalue đều lớn hơn 1. Tuy nhiên có 1 biến quan sát không
đạt giá trị phân biệt là MXH1, bởi biến MXH1 tải lên ở cả hai nhân tố 1 và 4 với hệ số tải
lần lượt là 0.432 và 0.665, mức chênh lệch hệ số tải bằng 0.665 - 0.432 = 0.233 < 0.3, Vì
vậy nhóm tác giả quyết định loại bỏ biến MXH1 và tiến hành thực hiện phân tích nhân tố
EFA lần thứ hai. Kết quả phân tích lần thứ hai được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 9. Bảng kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập
Component
1 2 3 4 5
HT4 0.836
HT1 0.795
HT2 0.792
HT5 0.786
HT3 0.759
LT4 0.890
LT2 0.865
LT1 0.858
LT3 0.783
LS3 0.833
LS2 0.831
LS4 0.740
LS6 0.738
LS1 0.700
KG2 0.891
KG1 0.799
KG3 0.758
MXH4 0.827
MXH3 0.821
MXH2 0.744

Mức ý nghĩa (Sig. trong kiểm định Bartlett) 0.000


Hệ số KMO 0.817
Enginvalue >1

19
Tổng phương sai trích 73.01%

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần thứ hai sau khi loại bỏ 1 biến quan sát MXH1
ta có chỉ số KMO = 0.817 > 0.5; Bartlett’s Sig = 0.000 < 0.05; tổng phương sai trích =
73.005% > 50%, các hệ số Eigenvalue đều lớn hơn 1 và các hệ số tải nhân tố của các biến
quan sát đều đạt yêu cầu về độ hội tụ và phân biệt. Sau 2 lần phân tích nhân tố, còn lại 20
biến được dùng để đưa vào phân tích tương quan và hồi quy.
3.2 Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc
Bảng 10. Bảng kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc
Component
1
TT1 0.890
TT3 0.871
TT2 0.863
Mức ý nghĩa (Sig. trong kiểm định
0.000
Bartlett)

Hệ số KMO 0.726
Enginvalue >1
Tổng phương sai trích 76.52%

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy KMO = 0.726 > 0.5; Bartlett’s Sig = 0.000 <
0.05. Kết quả này chỉ ra rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau
và phân tích nhân tố EFA là thích hợp.
4. Phân tích tương quan Pearson
Theo Gayen (1951), trong thống kê, các nhà nghiên cứu sử dụng hệ số tương quan
Pearson r để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng.
Bảng 4. Kết quả tương quan Pearson
Bảng 11. Kết quả tương quan Pearson

TT MXH LT HT KG LS

TT Pearson Correlation 1 0.139 0.251**


0.186*
0.268**
0.597 **

Sig. (2-tailed) 0.071 0.000 0.015 0.000 0.000

**. Sự tương quan có ý nghĩa ở mức 0.01 (kiểm định 2 phía)

20
*. Sự tương quan có ý nghĩa ở mức 0.05 (kiểm định 2 phía)
Kết quả thu được từ bảng phân tích tương quan Pearson cho thấy, biến độc lập Mức độ
dùng mạng xã hội có hệ số tương quan r = 0.139, giá trị sig. = 0.071 (> 0.05, không có ý
nghĩa thống kê) nên nhóm tác giả kết luận rằng không có mối tương quan giữa mức độ dùng
mạng xã hội và mức độ tập trung của sinh viên. Ngoài ra, cả bốn biến độc lập còn lại là Áp
lực làm thêm, Áp lực học tập, Không gian học tập và Lối sống lành mạnh đều có giá trị sig.
< 0.05 hoặc < 0.01 (có ý nghĩa thống kê). Do đó nhóm tác giả kết luận rằng bốn biến này có
mối tương quan với mức độ tập trung của sinh viên. Thông qua giá trị tuyệt đối của hệ số
tương quan Pearson, xác định được độ mạnh yếu của mối tương quan giữa các biến độc lập
với biến phụ thuộc. Theo Andy Field (2009):
 |r| < 0.1: mối tương quan rất yếu
 |r| < 0.3: mối tương quan yếu
 |r| < 0.5: mối tương quan trung bình
 |r| ≥ 0.5: mối tương quan mạnh
Từ đây thấy được biến độc lập Lối sống có mối tương quan mạnh nhất với hệ số
tương quan r = 0.597, các biến Áp lực làm thêm, Áp lực học tập, Không gian học tập có mối
tương quan yếu với |r| < 0.3. Ngoài ra, giữa các cặp biến độc lập cũng có mối tương quan
tuyến tính với nhau (giá trị sig. đều có ý nghĩa thống kê). Đặc biệt, cặp biến Áp lực học tập
và Mức độ sử dụng mạng xã hội có hệ số tương quan r = 0.501 > 0.5, cặp biến có mối tương
quan mạnh, từ đây đặt ra giả thuyết: Có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa cặp biến
này.
5. Phân tích hồi quy đa biến
Sau khi xem xét mối tương quan tuyến tính giữa 5 biến độc lập đến biến phụ thuộc,
nhóm tiếp tục thực hiện phân tích hồi quy để có thể đưa ra kết luận về ảnh hưởng của các
biến độc lập đến biến phụ thuộc.
Bảng 12. Bảng tóm tắt kết quả phân tích hồi quy
Hệ số
Thống kê đa cộng
Hệ số chưa chuẩn hóa chuẩn
Yếu tố tuyến
hóa
B Std.Error Beta Giá trị t Giá trị sig. Dung sai VIF
(Hằng
0.960 0.318 3.018 0.003
số)
MXH -0.032 0.072 -0.033 -0.444 0.658 0.710 1.409
LT 0.068 0.065 0.077 1.052 0.294 0.716 1.396
HT 0.030 0.087 0.026 0.344 0.732 0.664 1.507
KG 0.070 0.061 0.082 1.144 0.254 0.754 1.326
LS 0.542 0.064 0.556 8.457 0.000 0.889 1.125
R^2 hiệu chỉnh 0.354
Thống kê Durbin - Watson 2.088

21
Thống kê F (ANOVA) 19.427
Mức ý nghĩa của Sig. (ANOVA) <,001b

5.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình


Để kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy nhóm tác giả đã thực hiện phân tích
hồi quy bội với các biến độc lập gồm: Mức độ dùng mạng xã hội (MXH), Áp lực làm thêm
(LT), Áp lực học tập (HT), Không gian học tập (KG), Lối sống lành mạnh (LS) và biến phụ
thuộc là Mức độ tập trung (TT). Mô hình hồi quy có dạng như sau:
TT = 𝛽0 + 𝛽1MXH + 𝛽2LT + 𝛽3HT + 𝛽4KG + 𝛽5LS
Trong đó:
- 𝛽0 : hệ số chặn (hệ số tự do, tung độ gốc)
- 𝛽𝑖 (i = 1; 2; 3;...;6): hệ số hồi quy từng phần
- TT: Mức độ tập trung
- MXH: Mức độ dùng mạng xã hội
- LT: Áp lực làm thêm
- HT: Áp lực học tập
- KG: Không gian
- LS: Lối sống
Kết quả cho thấy, giá trị hiệu chỉnh R bình phương là 0.354, có nghĩa là đối với sự tập
trung của sinh viên thì có 35.4% được giải thích bởi 5 biến nguyên nhân. 64.6% còn lại
được giải thích từ các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.
5.2 Kiểm định ý nghĩa hàm hồi quy
Để kiểm định các liên hệ trong mô hình nghiên cứu giữa biến phụ thuộc và biến độc
lập, ta đặt giả thuyết (với mức ý nghĩa 0.05):
H : 𝛽1 = 𝛽2 = 𝛽3 = 𝛽4 = 𝛽5 = 𝛽6 = 0
0

H : H không đúng
a 0

Kết quả từ bảng tóm tắt kết quả hồi quy, cho thấy mô hình hồi quy có kiểm định F =
19.427 với hệ số Sig. < 0.001 (< 0.05) => bác bỏ H0

Vì vậy có thể kết luận rằng mô hình phù hợp với tập dữ liệu mẫu hay có ý nghĩa
thống kê. Đồng thời, cũng có thể nói có ít nhất một biến nguyên nhân ảnh hưởng đến biến
phụ thuộc với độ tin cậy 95%.
5.3 Kiểm định tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc
Để kiểm tra xem có những biến độc lập nào ảnh hưởng đến biến phụ thuộc và có ý
nghĩa thống kê, chúng ta xét đến giá trị t và sig. tương ứng
Từ bảng tóm tắt kết quả hồi quy cho thấy:

22
 Giá trị VIF (Variance Inflation Factor - VIF) có giá trị lớn nhất là 1.507 (< 2), kết
luận được rằng các biến độc lập không có mối tương quan với nhau nên sẽ không xảy
trường hợp đa cộng tuyến.
 Kiểm định t cho thấy chỉ có 1 biến độc lập có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0.05,
đó là biến Lối sống lành mạnh (LS) với giá trị sig. < 0.001 (sig. < 0.05), còn 4 biến
còn lại không có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, biến Lối sống lành mạnh có tác
động cùng chiều đến biến phụ thuộc (hệ số hồi quy ß dương). Từ kết quả trên,
phương trình hồi quy của nhóm có dạng như sau:
TT = 0.96 + 0.542LS
Trong đó:
- TT: Mức độ tập trung
- LS: lối sống lành mạnh
5.4 Kiểm tra phân phối chuẩn phần dư
Để có thể thực hiện được kiểm định t và kiểm định F trong phân tích hồi quy ta cần
phải chắc chắn rằng dữ liệu phải thỏa mãn giả thuyết phần dư có phân phối chuẩn. Tiến
hành kiểm định phân phối chuẩn phần dư dựa trên biểu đồ Histogram, Normal PP Plot.
Hình 6. Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram

Đối với biểu đồ Histogram, có thể thấy giá trị trung bình = -2.19E - 15, tức gần bằng
0 và độ lệch chuẩn 0.985 (xấp xỉ 1), đường cong phân phối có dạng hình chuông nên ta chấp
nhận phần dư có phân phối xấp xỉ chuẩn.
Hình 7. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot

23
Đối với biểu đồ Normal P-P Plot, nếu các điểm tập trung thành 1 đường thẳng nghĩa
là phần dư có phân phối chuẩn. Như vậy, giả định về phân phối chuẩn của phần dư là không
bị vi phạm.
5.5 Kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính
Một mô hình hồi quy giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc phải tồn tại mối quan
hệ tuyến tính. Ở đây nhóm sử dụng biểu đồ Scatter Plot cho các giá trị phần dư chuẩn hóa
và giá trị dự đoán. Nếu phần dư chuẩn hóa phân bố ngẫu nhiên xung quanh tung độ 0, chúng
ta có thể kết luận giả định quan hệ tuyến tính không bị vi phạm.
Hình. Biểu đồ Scatter Plot

Từ kết quả biểu đồ Scatter Plot, phần dư chuẩn hóa phân bố ngẫu nhiên xung quanh
đường tung độ 0, không tuân theo quy luật nào. Ngoài ra, hệ số Durbin - Watson = 2.088

24
nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5, có thể kết luận phần sai số không có tương quan chuỗi bậc
nhất với nhau. Vì thế có thể khẳng định giả định về mối liên hệ tuyến tính không bị vi
phạm.
6. Kiểm định Independent Sample T - Test
Để kiểm định sự khác biệt về Sự tập trung giữa sinh viên có giới tính nam và nữ.
Nhóm tác giả sử dụng Independent Sample T - Test và cho được kết quả sau:
Bảng 13. Bảng Independent Samples Test

Levene's t-test for Equality of Means


Test for
Equality of Significanc Std.Error 95% Confidence
Variances e Differenc Interval of the
e
F Sig. t df Two-sided Lower Upper
p

Mức Equal 0.06 0.79 9.17 167 0.862 0.15628 - 0.33575


độ variance 6 7 4 0.28132
tập s
trung assumed

Bảng 14. Bảng thống kê mô tả giới tính


Std. Std. Error
giới tính N Mean Deviation Mean
mức độ tập Nam 46 3,0435 ,94962 ,14001
trung Nữ 123 3,0163 ,88692 ,07997
Với mức ý nghĩa 0.05 và bậc tự do df = 167, ta có ước lượng khoảng cho chênh lệch
trung bình giữa mức độ tập trung của sinh viên nam và nữ là trong khoảng từ -0.2813 đến
0.3358.
Gọi μ1: mức độ tập trung của sinh viên nam | μ2: mức độ tập trung của sinh viên nữ
Đặt giả thuyết: H0: μ1 = μ2 | H1: μ1 ≠ μ2
Chọn mức ý nghĩa α = 0,05 để kiểm định
Giá trị kiểm định F bằng 0.797 > 0.05 nên phương sai giữa 2 giới tính nam và nữ
không có sự khác biệt. Tiếp theo, sử dụng giá trị Sig ở hàng Equal variances assumed. Kết
quả cho thấy giá trị Sig. = 0.862.
Ta có: p = 0.862 > α = 0,05 => Không bác bỏ H0
Vậy không thể nói sinh viên nam có mức độ tập trung cao hơn sinh viên nữ hay sinh
viên nữ có mức độ tập trung cao hơn sinh viên nam. Vì không có sự khác biệt, nên ta không
ước lượng riêng cho nam hay nữ mà tiến hành ước lượng chung cho toàn bộ mẫu. Từ đây ta
tính được: ước lượng điểm của trung bình tổng thể là 3.0237, khoảng tin cậy 95% là từ

25
2.8866 đến 3.1608. Vậy mức độ tập trung của một sinh viên nói chung là từ 2.8866 đến
3.1608.
7. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Dựa vào dữ liệu nghiên cứu thu thập được, nhóm tác giả đã đưa ra các kết luận sau:
Các nhân tố "Mức độ sử dụng mạng xã hội", "Áp lực làm thêm", "Áp lực học tập" và
"Không gian học tập" không có ý nghĩa thống kê và không ảnh hưởng đến sự tập trung của
sinh viên trong bài nghiên cứu. Tuy nhiên, việc bác bỏ các nhân tố này lại đi ngược lại với
những gì chúng tôi đã đề ra trong Chương II. Nguyên nhân của việc này một phần là do hạn
chế về số mẫu và phần còn lại là do dữ liệu mẫu thu thập được không hoàn toàn chính xác
hoặc không mang tính đại diện cao.
Với nhân tố "Mức độ sử dụng mạng xã hội", mặc dù giá trị trung bình khá cao
(3.77/5), nghĩa là sinh viên sử dụng mạng xã hội tương đối thường xuyên, nhưng kết quả thu
được lại cho thấy rằng nhân tố này không ảnh hưởng đến sự tập trung trong học tập của sinh
viên. Do đó, chúng tôi đưa ra giả thiết: Việc sử dụng mạng xã hội dường như là một thói
quen hoặc sở thích của sinh viên, gắn liền với chu trình sinh hoạt hằng ngày của họ, khiến
cho quá trình học tập lâu dần sẽ diễn ra ổn định và không mấy bị ảnh hưởng bởi nhân tố
này. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mức độ sử dụng mạng xã hội không ảnh hưởng
đến hiệu suất học tập của sinh viên, hoặc ít nhất là ở những trường hợp khác hiếm hoi hơn.
Còn về các nhân tố: "Áp lực làm thêm", "Áp lực học tập" và "Không gian học tập", chúng
tôi không đưa ra được thêm lý do nào khác có thể giải thích tại sao chúng không ảnh hưởng
đến sự tập trung trong học tập của sinh viên ngoài nguyên nhân đã được nêu đối với nhân tố
“Mức độ sử dụng mạng xã hội”. Điều này càng khẳng định thêm rằng: Việc não bộ quen
dần và thích nghi với những nhân tố trên giúp giảm thiểu ảnh hưởng của chúng đến sự tập
trung trong quá trình học tập. Quá trình thích nghi này có thể đã khiến não bộ loại bỏ các
yếu tố không cần thiết và tập trung vào các yếu tố khác có ảnh hưởng hơn trong quá trình
học tập. Tuy nhiên, việc này cũng sẽ còn phụ thuộc vào tính cách và khả năng của từng cá
nhân, vì vậy không thể áp dụng chung cho tất cả sinh viên, hay nói cách khác là không có
tính đại diện cao.
Mặt khác, nhân tố "Lối sống lành mạnh" lại có tác động cùng chiều và ảnh hưởng
khá mạnh đến sự tập trung trong học tập của sinh viên trên bài nghiên cứu. Với hệ số hồi
quy 0.556 đã nói lên được rằng: Có mối liên hệ tích cực giữa lối sống lành mạnh và sự tập
trung của sinh viên trong nghiên cứu. Thế nên việc duy trì lối sống lành mạnh sẽ đem đến
cho sinh viên một trạng thái tập trung tốt hơn, điều này xét về thực tế là hoàn toàn hợp lý và
thuyết phục.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
1. Khẳng định kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có một nhân tố tác động (+) đến sự tập trung của
sinh viên đó là “Lối sống lành mạnh”. Với hệ số hồi quy lên tới 0.556, điều này cho thấy
việc có một lối sống lành mạnh, khoa học sẽ giúp tăng cường khả năng tập trung rất tốt.

26
Mặc dù vậy, bằng việc quan sát trực tiếp thực tế bên ngoài kết hợp đối chiếu với các dữ liệu
thứ cấp, nhóm tác giả phát hiện ra vẫn tồn tại sự ảnh hưởng của các biến độc lập khác lên sự
tập trung trong học tập của sinh viên, bao gồm cả "Mức độ sử dụng mạng xã hội", "Áp lực
làm thêm", "Áp lực học tập", "Không gian học tập" và "Lối sống lành mạnh". Do đó, từ các
kết quả nghiên cứu trên kết hợp với dữ liệu thứ cấp và quan sát thực tế, nhóm tác giả đề xuất
các giải pháp ở mục sau nhằm cải thiện sự tập trung và tăng hiệu suất học tập của sinh viên.
2. Đề xuất biện pháp
Mức độ sử dụng mạng xã hội: Đầu tiên người sử dụng cần xác định nhu cầu sử dụng
mạng xã hội của mình là gì, rằng hoạt động này phục vụ cho việc học tập (tìm kiếm tài liệu,
đáp án câu hỏi, sự hỗ trợ từ bạn bè,...) hay là hoạt động vui chơi, giải trí. Nếu là hoạt động
vui chơi, giải trí thì người dùng cần đặt ra giới hạn sử dụng hợp lí xen kẽ giữa các khoảng
thời gian học tập (sau khi học 30 phút thì giải trí 5-10 phút). Ngoài ra người dùng cũng nên
tắt thông báo điện thoại nói chung và mạng xã hội nói riêng để tránh tình trạng kiểm tra điện
thoại liên tục mỗi khi thấy thông báo. Tình trạng này sẽ gây ra sự phân tâm và rất khó để bắt
lại được nhịp tập trung ban đầu.
Áp lực làm thêm: Sinh viên cần phân chia quỹ thời gian hợp lý để cân bằng giữa thời
gian dành cho làm thêm và thời gian dành cho học tập, chỉ nên cân nhắc làm thêm khoảng
15-20h/tuần. Ngoài ra, người đi làm thêm cần xây dựng thời khóa biểu học tập, làm việc và
nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo đi học trên lớp đầy đủ và có đủ thời gian học tập cũng như làm
việc nhóm. Hơn nữa, sinh viên nên tìm kiếm các công việc làm thêm liên quan đến chuyên
ngành đang học để có thể vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm thực tế và kỹ năng mềm vào
học tập, tránh bị xao nhãng bởi các vấn đề không liên quan.
Áp lực học tập: Sinh viên nên phân bổ thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh học tập quá sức.
Thêm vào đó, người học nên đặt ra các mục tiêu học tập hợp lý, dễ thực hiện trong thời gian
ngắn để làm tiền đề cho mục tiêu lớn hơn sau này, song cũng có thêm động lực và không bị
nản chí trong quá trình học tập. Ngoài ra, sinh viên nên tránh bị “Peer Pressure” - một thực
trạng phổ biến có ở rất nhiều không chỉ ở học sinh, sinh viên mà còn có ở người trưởng
thành, việc người khác tài giỏi hơn không có nghĩa là bản thân mình thấp kém, nên biết tận
dụng điều đó làm tấm gương để tích cực nỗ lực, phấn đấu hơn thay vì mặc cảm, tự ti, tiêu
cực rồi khiến bản thân bị tuột dốc không phanh.
Không gian học tập: Người học được khuyến nghị nên ưu tiên các không gian cách âm
hoặc yên tĩnh (quán cà phê học tập, thư viện,..). Thêm vào đó sinh viên cũng nên hạn chế để
người khác đi lại xung quanh góc học tập để tránh xao nhãng.
Lối sống lành mạnh: Sinh viên cần duy trì thói quen ngủ đủ giấc (6-8 tiếng hoặc hơn tùy
theo thể trạng), hạn chế thức khuya khiến tâm trí thiếu tỉnh táo, mất tập trung. Ngoài ra, sinh
viên cần xây dựng chế độ thể dục, thể thao hợp lý bởi người xưa vẫn thường nói: “Một trí
tuệ minh mẫn chỉ có trong một cơ thể cường tráng”. Thêm nữa, chế độ dinh dưỡng có đầy
đủ chất sẽ giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động học tập, sinh hoạt trong ngày.

27
3. Hạn chế và hướng phát triển của nghiên cứu
3.1 Hạn chế
Bài nghiên cứu của chúng tôi có một số hạn chế nhất định:
- Thứ nhất, vì thời gian và chi phí có hạn nên không thể tiếp cận được với số lượng lớn
và đa dạng sinh viên. Bên cạnh đó, dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng phương
pháp lấy mẫu phi xác suất nên bộ dữ liệu nghiên cứu chưa đạt được độ tin cậy tối đa.
- Thứ hai, đề tài nhóm chọn còn khá mới nên những giả thuyết mà nhóm đưa ra mang
tính chủ quan, vì vậy sẽ không tránh khỏi những sai sót.
- Thứ ba, hệ số R bình phương hiệu chỉnh dưới 0.5 và chỉ có duy nhất một biến có ý
nghĩa thống kê cho thấy mô hình của nhóm chưa thực sự tốt.
- Cuối cùng, bài nghiên cứu chỉ hướng tới sinh viên UEH, nên kết quả nghiên cứu
không phản ánh được bao quát tổng thể.
3.2 Hướng phát triển
Sự tập trung trong học tập là rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
tiếp thu kiến thức của sinh viên. Chúng ta đều không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc
học đối với xã hội hiện tại và kể cả sau này, nó không chỉ là tiền đề cho sự phát triển xã hội
văn minh mà còn góp phần còn xây dựng nên một tập thể loài người có trình độ văn hoá -
dân trí cao. Nhóm tác giả cho rằng, rất cần thiết khi nghiên cứu tác động của các yếu tố ảnh
hưởng đến sự tập trung bởi nghiên cứu này sẽ góp phần đưa ra các biện pháp cải thiện phù
hợp, giúp toàn thể cộng đồng sinh viên nói chung và sinh viên viên UEH nói riêng đạt được
hiệu suất tối ưu trong học tập.
Thế nhưng, đề tài này lại khá kém phổ biến và ít được quan tâm ở các công trình
nghiên cứu trước, dẫn đến không ít sai sót, hạn chế trong quá trình nghiên cứu mà cụ thể đã
được nhóm đề cập ở mục trên. Từ việc học hỏi những hạn chế trên để tránh những sai lầm
không đáng có, trong tương lai, đề tài này có thể nên được phát triển theo hướng mở rộng
phạm vi nghiên cứu, bao gồm mở rộng đối tượng nghiên cứu để đưa ra những yếu tố khác
có thể ảnh hưởng đến sự tập trung của sinh viên trong quá trình học tập. Đồng thời, chúng
tôi cũng đề xuất sử dụng các phương pháp lấy mẫu hợp lý hơn để tối ưu mức tin cậy cho kết
quả phân tích. Sự mở rộng phạm vi nghiên cứu sẽ giúp tác giả hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh
hưởng đến sự tập trung của sinh viên trong quá trình học tập và đưa ra các giải pháp cải
thiện hiệu quả học tập của sinh viên.

28
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngân, P. (2021, November 26). Tập trung là gì? Cách để tập trung trong học tập.
Isinhvien.com. Retrieved April 27, 2023, from https://isinhvien.com/tap-trung-la-gi-cach-
de-tap-trung-hoc/

Thi Mai Oanh, L, & Thuy, N. (2020). Assessing the Effectiveness of Students' Online
Learning amid the COVID-19 Epidemic. VNU Journal Of Science: Education Research,
37(1). Retrieved April 27, 2023, from

https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?subfolder=51/99/56/
&doc=51995671750772444107865898537065906692&bitsid=cd599dec-65fd-4b7c-9ba0-
e3a2a13c7ab3&uid=

Huy, N. A. (2021). Thực trạng sử dụng, ảnh hưởng của mạng xã hội đối với hành vi và sức
khỏe trong sinh viên Trường Đại học Y Dược - ĐHQGHN. VNU. Retrieved April 28, 2023,
from https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/142990/1/16100023.pdf

Thảo, C. T. T. (2022, November 17). Áp lực học tập là gì? Cách giảm stress trong quá trình
học tập? Luật Dương Gia. Retrieved April 27, 2023, from https://luatduonggia.vn/ap-luc-
hoc-tap-la-gi-hau-qua-va-cach-giam-stress-trong-qua-trinh-hoc-tap/

Quyên, P. T. H, Hoàng, N. V, Quý, Đ. N, & Loan, B. T. T. (2020). Ảnh hưởng của việc lựa
chọn công việc làm thêm đối với việc học tập của sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp
Hà Nội. Retrieved April 28, 2023, from https://khcn.haui.edu.vn/media/30/uffile-upload-no-
title30824.pdf

Nhóm 2, Cao học K19. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên
năm cuối Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM. (n.d.). Retrieved April 28, 2023, from
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-thuy-loi/kinh-te-vi-mo/kinhteluong-08-cac-
yeu-to-anh-huong-den-ket-qua-hoc-tap-cua-sinh-vien/40169573

Oanh, L. T. M., & Thúy, N. T. N. (2021). Đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến của sinh
viên trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19. VNU Journal of Science: Education Research, Vol.
37, No. 1 (2021), 92-101. Retrieved April 28, 2023, from
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/139674

Ngọc, N. T. B. (2014). Mô hình không gian học tập ở các thư viện đại học | NGHIỆP VỤ
THƯ VIỆN. Retrieved April 28, 2023, from https://nlv.gov.vn/nghiep-vu-thu-vien/mo-hinh-
khong-gian-hoc-tap-o-cac-thu-vien-dai-hoc.html

29
Các xác định kích thước mẫu trong nghiên cứu. (2020, December 15). Xử Lý Định Lượng.
Retrieved April 28, 2023, from https://xulydinhluong.com/kich-thuoc-mau-trong-nghien-
cuu/#_ftnref2

Chọn mẫu trong nghiên cứu - Phần 3: Phương pháp chọn mẫu phi xác xuất (non-
probability sampling) - Hệ thống thông tin Thống kê KH&CN. (2022, November 23).
Retrieved April 28, 2023, from http://thongke.cesti.gov.vn/dich-vu-thong-ke/tai-lieu-phan-
tich-thong-ke/1060-phuong-phap-chon-mau-nghien-cuu-p3-chon-mau-phi-xac-suat

30
PHỤ LỤC
Phụ lục bảng khảo sát nghiên cứu

Kính chào các bạn. Chúng mình là nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Kinh Tế
TP.HCM. Chúng mình đang thực hiện một khảo sát để nghiên cứu sự tập trung trong học
tập của sinh viên UEH. Kính mong các bạn dành chút ít thời gian để trả lời một số câu hỏi
sau đây. Cũng xin lưu ý là không có câu trả lời nào là đúng hay sai cả, chúng mình mong
nhận được trả lời trung thực của các bạn. Tất cả phản hồi của các bạn sẽ là nguồn tư liệu
quý giá cho nghiên cứu của chúng mình, cảm ơn mọi người đã dành ra thời gian để làm
khảo sát.

Bạn có phải là sinh viên không?

◻ Có

◻ Không

Bạn hãy đánh giá mức độ đồng ý của mình đối với các phát biểu dưới đây. Theo quy ước:
1-Hoàn toàn không đồng ý
2-Không đồng ý
3-Trung lập
4-Đồng ý
5-Hoàn toàn đồng ý

1 2 3 4 5

Mức độ sử dụng mạng xã hội

Tôi sử dụng mạng xã hội hàng ngày.

Bất cứ khi nào rảnh là tôi vào mạng xã hội.

Tôi sử dụng mạng xã hội trong nhiều giờ liên tục.

Tôi thấy khó chịu khi không được sử dụng mạng xã hội.

Áp lực làm thêm

Làm thêm nhiều khiến tôi mệt mỏi và khó tập trung vào
việc học.

31
Công việc làm thêm khiến tôi luôn cảm thấy áp lực, căng
thẳng.

Công việc làm thêm của tôi khiến thời gian một ngày bị
bó hẹp và khó sắp xếp hợp lý.

Đi làm thêm nhiều làm hạn chế thời gian học tập của tôi.

Áp lực học tập

Tôi bị áp lực bởi kì thi quan trọng sắp đến.

Tôi bị áp lực vì quá nhiều deadline.

Tôi bị áp lực vì kết quả học tập không như mong muốn.

Tôi thấy áp lực với những yêu cầu quá cao trong học tập
của bản thân.

Tôi cảm thấy áp lực bởi thành tích học tập của các bạn
đồng trang lứa.

Không gian học tập

Tôi không có không gian riêng tư để học tập.

Tôi thường bị người nhà hoặc người cùng phòng trọ/ktx


làm phiền.

Có quá nhiều tiếng ồn xung quanh tôi.

Tôi dễ bị cuốn theo những cuộc trò chuyện với bạn bè


trên lớp.

Lối sống lành mạnh

Tôi dễ đi vào giấc ngủ và không bị thức giấc giữa đêm.

Tôi luôn ngủ đủ giấc.

Tôi có chế độ nghỉ ngơi hợp lí sau khi học tập.

Tôi thường xuyên vận động và tập thể dục.

32
Tôi không sử dụng thuốc, chất kích thích và cồn.

Tôi ăn uống điều độ và đủ bữa mỗi ngày.

Mức độ tập trung

Tôi tự tin với khả năng tập trung trong học tập của mình.

Tôi luôn lập ra và làm đúng theo thời gian biểu của mình.

Tôi không bị xao nhãng bởi tiếng thông báo từ các thiết
bị điện tử xung quanh.

Thông tin chung


1. Giới tính của bạn là:

◻ Nam

◻ Nữ

◻ Khác

2. Bạn là sinh viên năm mấy?

◻ Năm nhất

◻ Năm hai

◻ Năm ba

◻ Năm tư

Bảng kết quả tương quan Pearson chi tiết

Correlations
TT MXH LT HT KG LS
TT Pearson Correlation 1 ,139 ,251** ,186* ,268 **
,597**
Sig. (2-tailed) ,071 <,001 ,015 <,001 <,001
N 169 169 169 169 169 169
MXH Pearson Correlation ,139 1 ,360** ,501** ,210 **
,205**

33
Sig. (2-tailed) ,071 <,001 <,001 ,006 ,007
N 169 169 169 169 169 169
**
LT Pearson Correlation ,251 ,360** 1 ,386** ,423** ,254**
Sig. (2-tailed) <,001 <,001 <,001 <,001 <,001
N 169 169 169 169 169 169
*
HT Pearson Correlation ,186 ,501** ,386** 1 ,358** ,211**
Sig. (2-tailed) ,015 <,001 <,001 <,001 ,006
N 169 169 169 169 169 169
**
KG Pearson Correlation ,268 ,210** ,423** ,358** 1 ,272**
Sig. (2-tailed) <,001 ,006 <,001 <,001 <,001
N 169 169 169 169 169 169
**
LS Pearson Correlation ,597 ,205** ,254** ,211** ,272 **
1
Sig. (2-tailed) <,001 ,007 <,001 ,006 <,001
N 169 169 169 169 169 169
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

34

You might also like