You are on page 1of 34

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


--------------------

BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN:


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Hồng


Nhóm thực hiện:
Lớp học phần:
------

Thành viên nhóm:


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................2
1.Đặt vấn đề.........................................................................................................................................2
2. Mục tiêu Nghiên cứu:......................................................................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu:.........................................................................................................................3
4. Đối tượng nghiên cứu:.....................................................................................................................3
5.Khách thể nghiên cứu:......................................................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................................................3
7. Ý nghĩa:............................................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................................................4
1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu.................................................................................................4
1.1 Các công trình nghiên cứu về thói quen, chế độ ăn uống không lành mạnh và thiếu hoạt động
thể chất của con người:....................................................................................................................4
1.2. Các công trình nghiên cứu về thói quen, chế độ ăn uống không lành mạnh và thiếu hoạt động
thể chất của sinh viên:......................................................................................................................5
1.2.1. Nghiên cứu nước ngoài:.........................................................................................................5
1.2.2. Nghiên cứu trong nước:.........................................................................................................6
1.3 Các khái niệm chính:.....................................................................................................................7
1.3.1 Khái niệm về thừa cân, béo phì:.............................................................................................7
1.3.2 Khái niệm về các yếu tố ảnh hưởng tới việc thừa cân:...........................................................9
1.4 Các lý thuyết liên quan:...............................................................................................................10
1.4.1. Chế độ ăn uống....................................................................................................................10
1.4.2. Chế độ tập luyện..................................................................................................................10
1.4.3. Thói quen sinh hoạt..............................................................................................................11
1.4.4. Yếu tố di truyền...................................................................................................................12
1.4.5. Yếu tố môi trường...............................................................................................................12
1.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu:...............................................................13
1.5.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................................................13
1.5.2 Giả thuyết nghiên cứu đề xuất:.............................................................................................13
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................14
2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................................................................14
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................14
2.1.2 Quy trình nghiên cứu............................................................................................................15
2.2. Mô tả dữ liệu nghiên cứu............................................................................................................16
2.2.1. Xác định kích thước mẫu.....................................................................................................16
2.2.2 Các phương pháp chọn mẫu................................................................................................17
2.3 Thu thập dữ liệu...........................................................................................................................18
2.3.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp:........................................................................................................18
2.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu:..............................................................................................19
2.3.3 Xử lí dữ liệu:.........................................................................................................................19
2.4 Lập phiếu khảo sát bằng bảng hỏi...............................................................................................19
2.4.1 Các câu trả lời ngắn..............................................................................................................19
2.4.2 Các câu hỏi thang đo dự định...............................................................................................20
2.4.3. Câu hỏi có một lựa chọn......................................................................................................20
2.4.4. Câu hỏi trả lời có không.......................................................................................................21
2.4.5. Câu hỏi trả lời thang đo Likert.............................................................................................22
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
THỪA CÂN CỦA SINH VIÊN CN19-ECO ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI................................23
BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
THỪA CÂN CỦA SINH VIÊN CN19-ECO ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI................................27
5.Danh mục tài liệu tham khảo..............................................................................................................29
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tiểu luận này, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Thương Mại vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với
hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm
kiếm, nghiên cứu thông tin.
Giảng viên bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học :
Cô Nguyễn Thị Thu Hồng đã giảng dạy tận tình, chi tiết để em có đủ kiến thức và
vận dụng chúng vào bài tiểu luận này
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức,
trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Cô để bài tiểu luận được hoàn
thiện hơn .
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.

1
PHẦN MỞ ĐẦU.

1.Đặt vấn đề
Thừa cân là một trong những vấn đề về sức khỏe của sinh viên đang ngày càng trở nên
phổ biến trong xã hội hiện đại nhất là thế hệ GenZ. Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng
Quốc gia Việt Nam vào năm 2019 đã chỉ ra rằng thừa cân và béo phì ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khoẻ của giới trẻ. Nghiên cứu này đã được thực hiện trên 1.500
sinh viên đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy rằng hơn 30% số
sinh viên này có thừa cân hoặc béo phì, và họ có nguy cơ cao hơn bị các bệnh liên
quan đến thừa cân như bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp và bệnh về xương
khớp. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng giới trẻ thường có thói quen ăn uống không lành
mạnh và ít vận động, đó là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thừa cân và béo phì
có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim mạch, tiểu
đường và các vấn đề về khớp. Trong khi đó, sinh viên là một trong những nhóm người
có nguy cơ cao bị thừa cân và béo phì do lối sống không lành mạnh và áp lực học tập.

Trong bối cảnh đó, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới việc thừa cân của sinh
viên là rất cần thiết. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào sinh viên
chuyên ngành Thương mại điện tử và Marketing số (CN19-ECO) của trường Đại học
Thương mại. Chúng tôi, sẽ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thừa cân của sinh
viên, bao gồm các yếu tố về lối sống, chế độ ăn uống, hoạt động thể chất. Bằng cách
phân tích các yếu tố này, chúng tôi hy vọng sẽ đưa ra các giải pháp hiệu quả để giảm
thiểu nguy cơ thừa cân và béo phì cho sinh viên CN19-ECO của trường Đại học
Thương mại.
2. Mục tiêu Nghiên cứu:
-Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc thừa cân của sinh viên CN19-ECO đại học
thương mại
-Đo lường mức độ của từng yếu tố từ đó đưa ra khuyến nghị về các vấn đề liên quan
tới tình trạng thừa cân của sinh viên CN19-ECO đại học Thương Mại

3. Câu hỏi nghiên cứu:


-Những yếu tố ảnh hưởng tới việc thừa cân của sinh viên CN19-ECO ?

2
-Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới tình trạng thừa cân của sinh viên CN19-ECO ?
-Làm thế nào để có thể cải thiện vấn đề thừa cân ở sinh viên CN19-ECO ?
4. Đối tượng nghiên cứu:
-Những yếu tố ảnh hưởng tới việc thừa cân của sinh viên CN19-ECO.DB trường đại
học Thương Mại
5.Khách thể nghiên cứu:
-Sinh Viên Lớp Cn19.ECO.DB trường đại học Thương Mại
6. Phạm vi nghiên cứu:

-Thời gian: 9/2023 -12/2023


-Không gian: lớp CN19-ECO trường đại học thương mại
-Nội dung: Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thừa cân của sinh viên đại học Thương Mại.
7. Ý nghĩa:

Giúp sinh viên hiểu rõ hơn về yếu tố ảnh hưởng đến việc thừa cân của sinh viên lớp
CN19.ECO. Nghiên cứu giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng của việc thừa cân ở sinh
viên. Đề xuất các cải tiến, ngoài ra kết quả nghiên cứu có thể cung cấp thông tin hữu
ích cho sinh viên lớp CN19.ECO trường Đại học Thương mại và các cơ quan liên
quan để phát triển và cải thiện chất lượng thực phẩm, thói quen ăn uống, sinh hoạt,...
của sinh viên nhằm hỗ trợ giải quyết vấn đề thừa cân sinh viên lớp CN19.ECO có thể
sử dụng kết quả nghiên cứu để đánh giá và xác định xem các yếu tố ảnh hưởng đến
việc thừa cân này có thể điều chỉnh, thay đổi để có cân nặng ổn định và khỏe mạnh.

3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu


1.1 Các công trình nghiên cứu về thói quen, chế độ ăn uống không lành mạnh và
thiếu hoạt động thể chất của con người:
 Chế độ ăn uống chưa lành mạnh là thường xuyên ăn những thực phẩm nhiều

giàu mỡ, uống nước có ga, đồ ăn nhanh hay các thực phẩm chứa nhiều đường.
Thói quen sinh hoạt và chế độ tập luyện chưa thực sự khoa học dẫn đến việc
tăng cân một cách nhanh chóng, phần lớn họ dành quá nhiều thời gian cho công
việc trên lớp và đi làm thêm nên luôn bỏ bê thời gian luyện tập thể dục thể thao
và có một lối sống phản khoa học.
 Theo Framingham Heart Study ( từ năm 1948 cho đến ngày nay vẫn tiếp tục
nghiên cứu ): việc thừa cân bị ảnh hưởng tới 3 yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe
tim mạch bao gồm: lối sống, chế độ ăn uống và tập luyện.
 Theo nghiên cứu Nurses' Health Study của Đại học Harvard thực hiện vào năm
1976 và nghiên cứu Health Professionals Follow-up Study năm 1986, đều chỉ
ra 3 yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của phụ nữ và nam giới cũng bao gồm: lối
sống, chế độ ăn uống và tập luyện đều ảnh hưởng lớn tới cân nặng của mỗi cá
nhân.
 Nghiên cứu National Health and Nutrition Examination Survey vào năm 1960
dựa vào 4 yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân Mỹ, bao gồm lối sống,
chế độ ăn uống, tập luyện và bệnh tật.

1.2. Các công trình nghiên cứu về thói quen, chế độ ăn uống không lành mạnh và
thiếu hoạt động thể chất của sinh viên:
1.2.1. Nghiên cứu nước ngoài:
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu quan tâm tới chủ đề này.
Trước tiên là nghiên cứu của Đại học Bristol (Anh) được công bố vào năm 2018,
nghiên cứu đã khảo sát thói quen ăn uống và hoạt động thể chất của hơn 1.000 sinh
viên trong trường đại học. Kết quả cho thấy hầu hết sinh viên không đáp ứng đủ nhu
cầu dinh dưỡng và hoạt động thể chất hàng ngày. Họ thường ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ
uống có ga và ít hoa quả, rau củ. Ngoài ra, họ cũng ít tập thể dục và thường ngồi
nhiều.

4
Tiếp đó, Các nghiên cứu tại Đại học California, San Diego và Đại học California, Los
Angeles được công bố trên tạp chí Journal of Nutrition Education and Behavior
(2016) cũng thực hiện nghiên cứu về thói quen ăn uống và hoạt động thể chất của các
sinh viên trong trường, đã đưa ra kết quả hầu hết sinh viên ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ
uống có ga và ít hoa quả, rau củ. Họ cũng ít tập thể dục và thường ngồi nhiều. Ngoài
ra, nghiên cứu cũng cho thấy rằng sinh viên nữ có xu hướng lo lắng về cân nặng và
thường áp dụng các phương pháp ăn kiêng không lành mạnh.
Nghiên cứu của Đại học Sydney (2017) được đăng tải trên tạp chí Journal of
American College Health cũng nghiên cứu về khảo sát thói quen ăn uống và hoạt
động thể chất của sinh viên đại học và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện sức khỏe
của họ, nghiên cứu đã khảo sát hơn 1000 sinh viên đại học tại Sydney, Úc. Kết quả
cho thấy chỉ có 7,6% sinh viên đáp ứng đủ khuyến nghị về ăn uống của Tổ chức Y tế
Thế giới về việc ăn ít nhất 5 phần hoa quả và rau củ mỗi ngày. Hơn nữa, chỉ có 13,1%
sinh viên đáp ứng đủ khuyến nghị về tập thể dục của Tổ chức Y tế Thế giới về việc
tập ít nhất 150 phút mỗi tuần. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng sinh viên có xu hướng
ăn nhiều đồ ăn nhanh và đồ uống có ga, với hơn 60% sinh viên cho biết họ ăn đồ ăn
nhanh ít nhất một lần mỗi tuần và hơn 70% sinh viên cho biết họ uống đồ uống có ga
ít nhất một lần mỗi tuần.
"Healthy lifestyle behaviors and academic outcomes among university students: A
longitudinal study" được thực hiện bởi một nhóm các tác giả thuộc Đại học McGill,
Canada (2018). Nghiên cứu này đã khảo sát thói quen ăn uống và hoạt động thể chất
của các sinh viên đang học đại học trong vòng 2 năm. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng
sinh viên có thói quen ăn uống và hoạt động thể chất tốt hơn có kết quả học tập tốt
hơn. Các sinh viên có thói quen ăn uống và hoạt động thể chất tốt hơn có điểm trung
bình cao hơn và có khả năng tốt hơn trong việc hoàn thành các tác vụ học tập. Nghiên
cứu này cũng đưa ra khuyến nghị rằng các trường đại học nên cung cấp cho sinh viên
các chương trình giáo dục về dinh dưỡng và thể dục để khuyến khích các thói quen ăn
uống và hoạt động thể chất lành mạnh.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Utrecht, Hà Lan (2018) công bố trên tạp chí PLOS
ONE đã thực hiện khảo sát thói quen ăn uống và hoạt động thể chất của sinh viên đại
học trong độ tuổi từ 17 đến 25. Kết quả cho thấy rằng chỉ có khoảng 10% sinh viên

5
đáp ứng đủ lượng hoa quả và rau củ được khuyến khích trong chế độ ăn uống hàng
ngày. Hơn 60% sinh viên cho biết họ ít ăn thực phẩm giàu chất xơ. Hơn 40% sinh
viên cho biết họ ăn đồ ăn nhanh ít nhất một lần mỗi tuần và hơn 70% sinh viên cho
biết họ uống đồ uống có ga ít nhất một lần mỗi tuần. Ngoài ra, hầu hết sinh viên (hơn
80%) không đáp ứng đủ khuyến khích về tập thể dục hàng tuần và hơn 60% sinh viên
cho biết họ ngồi nhiều hơn 6 giờ mỗi ngày. Nghiên cứu này đã nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc cải thiện thói quen ăn uống và tập thể dục để duy trì sức khỏe và phòng
ngừa các bệnh liên quan đến chế độ ăn uống và hoạt động thể chất.
1.2.2. Nghiên cứu trong nước:
Không chỉ thế giới mà Việt Nam cũng luôn quan tâm đến các yếu tố liên quan đến
việc thừa cân của sinh viên
Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Huyền và Đỗ Thị Hồng Hạnh (2018) tại trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã thực hiện trên 300
sinh viên. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tình trạng sức khỏe và hiệu suất
học tập của sinh viên dựa trên chế độ ăn uống và tập luyện. Kết quả đưa ra cho thấy
sinh viên có chế độ ăn uống và tập luyện tốt hơn có sức khỏe tốt hơn và có khả năng
học tập tốt hơn.
Nghiên cứu của Trần Thị Hồng Minh và cộng sự (2017) tại Đại học Y Dược TP.HCM
cho thấy rằng chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của sinh viên có liên quan đến
tình trạng thừa cân. Các sinh viên ăn nhiều đồ ăn nhanh, uống nhiều nước ngọt và ít
tập thể dục có xu hướng bị thừa cân hơn so với các sinh viên khác.
Nghiên cứu về tình trạng thừa cân và béo phì của sinh viên đại học tại Hà Nội được
công bố vào năm 2020 của Đỗ Nam Khánh, nghiên cứu này được thực hiện bởi Đại
học Y Hà Nội và đã khảo sát các sinh viên đang theo học đại học tại Hà Nội để đánh
giá tình trạng thừa cân và béo phì của họ, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tình
trạng này. Kết quả cho thấy rằng chế độ ăn không lành mạnh và thiếu hoạt động thể
chất là những yếu tố chính gây ra tình trạng thừa cân và béo phì ở sinh viên đại học.
Nguyễn Thùy Linh và cộng sự (202`-2022) cũng thực hiện nghiên cứu về các yếu tố
ảnh hưởng tới việc thừa cân của sinh viên tại trường Đại học Y dược Hải Phòng, đã
thực hiện trên 500 sinh viên. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tình trạng sức
khỏe và hiệu suất học tập của sinh viên dựa trên chế độ ăn uống và tập luyện. Kết quả

6
cho thấy rằng sinh viên có chế độ ăn uống không tốt và ít tập luyện có nguy cơ bị mất
ngủ và ảnh hưởng lớn đến hiệu suất học tập.
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về các yếu tố ảnh hưởng tới việc thừa cân của
sinh viên CN19-ECO trường Đại học Thương Mại, Việt Nam.
1.3 Các khái niệm chính:
1.3.1 Khái niệm về thừa cân, béo phì:

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), thừa cân và béo phì được định nghĩa là tình trạng
tích tụ mỡ bất thường hoặc quá mức có thể làm suy giảm sức khỏe. Chỉ số khối cơ thể
(BMI) là chỉ số đơn giản về cân nặng theo chiều cao, thường được sử dụng để phân
loại thừa cân và béo phì ở người lớn. Nó được định nghĩa là trọng lượng của một
người tính bằng kilogam chia cho bình phương chiều cao tính bằng mét (kg/m 2 ). Đối
với người lớn, WHO định nghĩa thừa cân, béo phì như sau:

 thừa cân là chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 25.


 béo phì là chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 30.

BMI cung cấp thước đo hữu ích nhất về tình trạng thừa cân và béo phì ở cấp độ dân số
vì nó giống nhau cho cả hai giới và mọi lứa tuổi của người trưởng thành. Tuy nhiên,
đây nên được coi là một hướng dẫn sơ bộ vì nó có thể không tương ứng với cùng một
mức độ béo ở những cá nhân khác nhau. ( Theo “Tờ thông tin béo phì và thừa cân”
(WHO 2015))

Danh mục sau dựa theo “Báo cáo SuRF 2” ( Chuỗi báo cáo giám sát các yếu tố rủi ro
(SuRF). Tổ chức Y tế Thế giới. 2005.)

Danh mục [2] BMI (kg/ m2 )

Thiếu cân < 18,5

Cân nặng bình thường 18,5 – 24,9

7
Danh mục [2] BMI (kg/ m2 )

Thừa cân 25,0 – 29,9

Béo phì (loại I) 30,0 – 34,9

Béo phì (loại II) 35,0 – 39,9

Theo WHO, nguyên nhân cơ bản của béo phì và thừa cân là sự mất cân bằng năng
lượng giữa lượng calo tiêu thụ và lượng calo tiêu hao. Trên toàn cầu đã có:

Những thay đổi trong chế độ ăn uống và hoạt động thể chất thường là kết quả của
những thay đổi về môi trường và xã hội liên quan đến sự phát triển và thiếu các chính
sách hỗ trợ trong các lĩnh vực như y tế, nông nghiệp, giao thông, quy hoạch đô thị,
môi trường, chế biến thực phẩm, phân phối, tiếp thị và giáo dục. ( Theo “Tờ thông tin
béo phì và thừa cân” (WHO 2015))

Thừa cân và béo phì hay BMI tăng là yếu tố nguy cơ chính đối với các bệnh không lây
nhiễm như:

 tăng lượng thức ăn giàu năng lượng có nhiều chất béo và đường. Và sự gia tăng
tình trạng không hoạt động thể chất do tính chất ngày càng ít vận động của
nhiều hình thức công việc, thay đổi phương thức vận chuyển và đô thị hóa ngày
càng tăng.

 bệnh tim mạch (chủ yếu là bệnh tim và đột quỵ), là nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu trong năm 2012;
 bệnh tiểu đường;
 rối loạn cơ xương (đặc biệt là viêm xương khớp – một bệnh thoái hóa khớp
nặng);
 một số bệnh ung thư (bao gồm nội mạc tử cung, vú, buồng trứng, tuyến tiền
liệt, gan, túi mật, thận và ruột kết).

8
Theo “Tờ thông tin béo phì và thừa cân” (WHO 2015) Nguy cơ mắc các bệnh không
lây nhiễm này tăng lên cùng với sự gia tăng chỉ số BMI. Ngoài ra, Trung tâm kiểm
soát và phòng ngừa dịch bệnh (Hoa Kỳ) (CDC) đã phát hiện ra rằng béo phì là yếu tố
nguy cơ mạnh nhất gây ra bệnh COVID-19 nghiêm trọng. (CDC 3/2022-3/2023)

1.3.2 Khái niệm về các yếu tố ảnh hưởng tới việc thừa cân:
Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thừa cân được coi là những nguyên nhân tác động hoặc
xuất phát từ con người gây nên bệnh béo phì hay tình trạng thừa cân. Mô hình béo phì
" một calo là một calo " thừa nhận sự kết hợp giữa việc nạp quá nhiều năng lượng từ
thực phẩm và thiếu hoạt động thể chất là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp béo
phì (theo “Hướng dẫn thực hành lâm sàng của Canada năm 2006 về quản lý và phòng
ngừa béo phì ở người lớn và trẻ em [tóm tắt]” (CMAJ 2007).
Ngoài ra còn một số yếu tố khác như chế độ ăn uống hay dinh dưỡng theo một nghiên
cứu lớn được công bố trên tạp chí "British Journal of Nutrition" (2014), chế độ tập
luyện Theo Sức khỏe và đời sống Cơ quan ngôn luận của Bộ y tế 2018, Thói quen
sinh hoạt theo nghiên cứu được công bố trên "Journal of American College Health"
(2015), hay yếu tố di truyền theo một nghiên cứu công bố trên "The American Journal
of Clinical Nutrition" (2012) và yếu tố môi trường, xã hội Theo tờ báo "American
Journal of Preventive Medicine" (2012).
1.4 Các lý thuyết liên quan:
1.4.1. Chế độ ăn uống
Có nhiều nghiên cứu cho rằng chế độ ăn uống hay dinh dưỡng đóng vai trò quan
trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý
sẽ giúp phát triển thể chất, cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, giảm
nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tim mạch…và kéo
dài tuổi thọ. Suy dinh dưỡng hay thừa cân béo phì dưới mọi hình thức, đều đe
dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người (theo Sở y tế tp Hồ Chí Minh trung
tâm kiểm soát bệnh tật ) . Khi sinh viên ăn đủ các nhóm thực phẩm cơ bản và có
một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng sẽ có kết quả học tập tốt hơn so với
những sinh viên có chế độ ăn không hợp lý theo Nghiên cứu về ảnh hưởng của
chế độ ăn uống hợp lý đến hiệu suất học tập ( Crockett et al. (2016) tiến hành
trên một nhóm sinh viên đại học ). Chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò trong việc

9
tăng cường sức khoẻ tâm lý, những bạn sinh viên tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý
có xu hướng ít gặp tình trạng căng thẳng và trầm cảm hơn so với những người có
chế độ ăn không hợp lý. Chế độ ăn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất có thể
cải thiện tâm trạng và tăng cường sức khỏe tâm lý ( Francis và Stevenson
(2013) ).Vậy nên, có một chế độ ăn uống hợp lý sẽ có một sức khoẻ toàn diện
theo một nghiên cứu lớn được công bố trên tạp chí "British Journal of Nutrition"
(2014) đã chỉ ra rằng sinh viên tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý có tỷ lệ béo phì và
các vấn đề sức khỏe liên quan như tiểu đường và bệnh tim mạch thấp hơn so với
những người không tuân thủ. Từ những luận điểm trên, nghiên cứu đề xuất giả
thuyết H1 như sau:
1.4.2. Chế độ tập luyện
Theo Sức khỏe và đời sống Cơ quan ngôn luận của Bộ y tế 2018, để kiểm soát
cân nặng cũng như giảm béo cần tập luyện với cường độ thấp và thời gian vận
động phải dài. Tập mỗi ngày ít nhất phải liên tục từ 30-60 phút, hít thở đều đặn,
khi đó cơ thể có đủ oxy để oxy hóa mỡ cung cấp năng lượng cho vận động nên
sẽ tiêu hao nguồn mỡ dự trữ, đồng thời cũng làm giảm bớt cảm giác thèm ăn sau
tập. Càng tập luyện đều đặn, thường xuyên và lâu dài thì tác động càng lớn.
Trong khi đó, các bài tập nặng, các bài tập sức mạnh (nâng tạ, thể hình) có vai
trò tăng trưởng cơ bắp thường khó áp dụng trên những đối tượng thừa cân, béo
phì do các nguy cơ tổn thương khớp, cột sống... Đồng thời, năng lượng tiêu hao
cho các hoạt động loại này chủ yếu lấy từ các nguồn khác ngoài mỡ, nên vai trò
giảm cân là không cao. Medicine & Science in Sports & Exercise" (2012) một
nghiên cứu được công bố trên tạp chí khi nghiên cứu về tác động của tập luyện
với người trưởng thành đã cho thấy rằng việc thực hiện tập luyện aerobic và tập
luyện chịu sự kiểm soát có thể giảm mức mỡ cơ thể và giữ được cân nặng ở sinh
viên. Trong đề tài này, sinh viên tham gia vào các hoạt động tập luyện định kỳ
như chạy bộ, bơi lội hoặc tham gia các lớp thể dục nhóm có khả năng giảm nguy
cơ béo phì và cải thiện chức năng tim mạch dựa trên một nghiên cứu được công
bố trên "Journal of Physical Activity and Health" (2014). Và cũng có một nghiên
cứu được công bố trên "Journal of American College Health" (2016) đã chỉ ra
rằng sinh viên thường xuyên tập luyện và duy trì một chế độ tập luyện khoa học

10
có xu hướng giữ được cân nặng lành mạnh và giảm nguy cơ béo phì. Dựa vào
những luận điểm trên, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H2 như sau:
1.4.3. Thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt là những hành động, hoạt động và lựa chọn mà con người
thường thực hiện một cách tự động trong cuộc sống hàng ngày. Bệnh viện
MEDLATEC đã chỉ ra rằng Những người có thói quen sống lành mạnh thường
duy trì được vóc dáng cân đối và luôn cảm thấy khỏe mạnh, tràn đầy năng
lượng… không chỉ giúp giảm căng thẳng, suy nghĩ tích cực mà còn giúp làn da
và mái tóc khỏe đẹp hơn, chậm lão hóa hơn, vì thế những người sống lành mạnh
thường trẻ trung, xinh tươi hơn so với độ tuổi của họ. Cũng bởi thế mà họ sẽ sẽ
cảm thấy tự tin hơn, hạnh phúc hơn và luôn hài lòng về cuộc sống của mình. Vì
vậy, sinh viên có thói quen ăn nhanh, tiêu thụ nhiều đồ ăn không lành mạnh như
thức ăn nhanh và đồ uống có độ ngọt có xu hướng tăng nguy cơ béo phì nghiên
cứu được công bố trên "Journal of American College Health" (2015). Cũng vì
thế mà, thói quen giờ giấc của sinh viên ngủ đủ giấc hay không đủ giấc có ảnh
hưởng lớn tới xu hướng tăng nguy cơ béo phì và các vấn đề sức khỏe liên quan
theo một nghiên cứu “Preventive Medicine Reports" (2018) được đăng tải trên
trang web. Larson et al. (2011) đã tiến hành cuộc khảo sát các sinh viên tại các
trường Đại học kết quả đã cho thấy rằng sinh viên có thói quen mua sắm và tiêu
dùng đồ ăn không lành mạnh, thức ăn nhanh có xu hướng tăng nguy cơ béo phì
và không duy trì được cân nặng lành mạnh so với các sinh viên có thể kiểm soát
lượng mua tiêu dùng của mình sẽ có thói quen sinh hoạt hợp lý hơn. Từ đó ta có
giả thuyết H3 như sau:
1.4.4. Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền là các yếu tố được chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác thông
qua tín hiệu genet, gồm các đặc điểm di truyền và thông tin genet. Theo ( Gene
Solutions ), Gen có vai trò rất lớn trong việc tác động hay quyết định tỉ lệ cơ thể
của mỗi người. Các nhà khoa học đã phát hiện ra gen liên quan đến béo phì, đó là
FTO. Những người có loại gen này trong cơ thể có khả năng béo phì cao hơn
những người còn lại. Từ quan điểm đó, nghiên cứu về các gia đình và song sinh
cho thấy mối quan hệ giữa yếu tố di truyền và béo phì, một nghiên cứu công bố

11
trên "The American Journal of Clinical Nutrition" (2012) đã chỉ ra tỷ lệ béo phì ở
con cái có cha hoặc mẹ bị béo phì cao hơn so với những người không có yếu tố
di truyền. Một phân tích dữ liệu quan trọng trong y tế từ các gia đình và đội ngũ
địa phương đã đưa ra một kết quả cho thấy sự tương quan giữa yếu tố di truyền
và béo phì khi có một số gen có thể ảnh hưởng đến khả năng của cơ thể chuyển
đổi thành năng lượng hoặc có thể ảnh hưởng đến cảm giác no sau khi ăn. Trong
lĩnh vực genet học đã cho ta thấy vai trò của các gene liên quan đến béo phì được
công bố trên "Nature Genetics" (2010) đã phát hiện một số gene có liên quan đến
nguy cơ béo phì và sự chuyển đổi năng lượng trong cơ thể so với các gene bình
thường khác. Trên cơ sở đó, giả thuyết được đề xuất như sau:

1.4.5. Yếu tố môi trường

Theo tờ báo "American Journal of Preventive Medicine" (2012) đã phân tích mối liên
quan giữa môi trường xã hội, bao gồm vị trí địa lý, và nguy cơ béo phì, một kết quả
đưa ra rằng các khu vực có môi trường không thuận lợi như: ít công viên, ít trung tâm
thể dục và bày bán đồ ăn không lành mạnh, có xu hướng có tỷ lệ béo phì cao hơn so
với các nơi khác. Một kết quả khác cho thấy, các khu vực có mật độ dân số cao, nhiều
cơ sở hạ tầng bí bách thiếu không gian xanh và ít hạ tầng thể dục lành mạnh hoặc chi
phí hạ tầng thể dục cao có tỷ lệ béo phì cao hơn so với những nơi khác theo công bố
của "PLoS Medicine" (2017). Dữ liệu quốc gia được công bố trên "Archives of
General Psychiatry" (2010) đã tìm ra mối liên hệ giữa trạng thái tâm lý buồn rầu và
béo phì: Nghiên cứu cho thấy người có triệu chứng trầm cảm có tỷ lệ béo phì cao hơn
so với nhóm không mắc các bệnh về tâm lý. Từ quan điểm của "International Journal
of Obesity" (2007) các vấn đề tâm lý như: căng thẳng, lo lắng và kém tự tin khẳng
định có liên quan đến khả năng kiểm soát cân nặng. Những người này đang gặp khó
khăn trong việc quản lý tình trạng tâm lý có xu hướng gặp khó khăn trong việc duy trì
một lối sống lành mạnh, dẫn đến tăng nguy cơ cao gây ra béo phì. Qua đó, ta có giả
thuyết H5 như sau:

12
1.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu:
1.5.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

1.5.2 Giả thuyết nghiên cứu đề xuất:


Giả thuyết H1: Chế đố ăn uống ảnh hưởng tới việc thừa cân của sinh viên CN19-
ECO.DB trường đại học Thương Mại
Giả thuyết H2: Chế độ tập luyện ảnh hưởng tới việc thừa cân của sinh viên CN19-
ECO.DB trường đại học Thương Mại
Giả thuyết H3: Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng tới việc thừa cân của sinh viên CN19-
ECO.DB trường đại học Thương Mại
Giả thuyết H4: Yếu tố di truyền ảnh hưởng tới việc thừa cân của sinh viên CN19-
ECO.DB trường đại học Thương Mại
Giả thuyết H5: Yếu tố môi trường ảnh hưởng tới việc thừa cân của sinh viên CN19-
ECO.DB trường đại học Thương Mại.

13
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thiết kế nghiên cứu


2.1.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính: Để hiểu rõ hơn về các yếu tố tác động tới việc
thừa cân và tình trạng thừa cân ở sinh viên lớp CN19-ECO, cũng như đề xuất giải
pháp giúp đỡ các sinh viên gặp phải vấn đề thừa cân và tránh bị thừa cân này . Chúng
tôi tiến hành nghiên cứu định tính để sử dụng các kỹ thuật thu thập dữ liệu như phỏng
vấn, thăm dò thử, thảo luận và lấy ý kiến bằng phương pháp chuyên gia dựa trên bảng
câu hỏi theo mô hình nghiên cứu từ đó thêm bớt các biến khi cần thiết. Sau khi hình
thành bảng câu hỏi sẽ tiến hành khảo sát thử với các phiếu điều tra về sinh viên tại lớp
CN19-ECO Trường đại học Thương Mại. Nội dung cuộc thăm dò này là cơ sở hiệu
chỉnh thang đo, kết hợp ý kiến chuyên gia rồi bổ sung hoàn chỉnh lần cuối cho phù
hợp với yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop của sinh viên Trường đại học
Thương Mại. Sau đó, hoàn thành một bảng câu hỏi để chuẩn bị cho nghiên cứu chính
thức.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng
phương pháp nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu tối thiểu là n = 100 nhằm
kiểm định lại các thang đo trong mô hình nghiên cứu thuông qua các câu hỏi khảo sát
sinh viên. Tổng thể mục tiêu nghiên cứu là sinh viên CN19-ECO Đại học Thương Mại
nên tất cả các phiếu điều tra được sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và toàn bộ dữ
liệu được thu thập từ chính người được phỏng vấn, không có sự can thiệp của người
nghiên cứu nên dữ liệu hoàn toàn mang tính khách quan.
Từ dữ liệu thu thập được, tiến hành phân tích mẫu nghiên cứu, kiểm định thang đo
bằng phần mềm SPSS. Khi có kết quả kiểm định thang đo bằng phần mềm SPSS tiến
hành phân tích các kết quả và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định mua laptop của sinh viên CN19-ECO Đại học Thương Mại.
2.1.2 Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Bước 2: Xây dựng cơ sở lý thuyết của các giả thiết và tìm hiểu các nghiên cứu trước
đây ở trong và ngoài nước
Bước 3: Đề xuất mô hình nghiên cứu

14
Bước 4: Kiểm tra, điều chỉnh mô hình nghiên cứu đề xuất và xây dựng thang đo phù
hợp
Bước 5: Đưa ra mô hình và thang đo chính thức
Bước 6: Khảo sát đối tượng nghiên cứu
Bước 7: Kiểm định các biến qua SPSS, phân tích độ tin cậy (hệ số Cronbach's Alpha),
kiểm tra hệ số Alpha, EFA.
Bước 8: Đưa ra kết quả nghiên cứu và đề xuất về các hàm ý chính sách.
Mô hình nghiên cứu của nhóm ở dưới phần mô tả sau đây.

15
2.2. Mô tả dữ liệu nghiên cứu
2.2.1. Xác định kích thước mẫu.
Với mục tiêu mô tả thực trạng CLCS về tình trạng béo phì của sinh viên Trường Đại
học Thương Mại, nhóm tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên đơn theo danh sách sinh viên
tham gia. Cỡ mẫu dựa trên công thức ước tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ trung bình.
p (1− p)
n=Z 2(1−α )/ 2 .
(d)2
2
Với α =0 , 05 → Z (1−α )/2 =1, 96 , d = 0,05 (độ tin cậy); p = 0,172 tỷ lệ thừa cân, béo phì ở
sinh viên. Theo nghiên cứu của Lê Hữu Việt (2018). Thì mẫu nghiên cứu là 414 sinh
viên.
Áp dụng cho trường hợp nhóm nghiên cứu nhỏ có thể điều chỉnh mẫu khảo sát theo
công thức sau:
n 100
= ≈ 81
n khảo sát= n 100
1+( ) 1+( )
N 414
Có thể lấy kích thước mẫu nghiên cứu dựa trên 81 sinh viên của 100 sinh viên lớp
CN19-ECO. Dự trù 10% về danh sách sinh viên không tham gia vào cuộc điều tra thì
mẫu cần thiết cho nghiên cứu là 90 người.
2.2.2 Các phương pháp chọn mẫu.
Khung mẫu:
 Tổng thể nghiên cứu: 100 sinh viên
 Phần tử: Sinh viên lớp CN19-ECO trường Đại học Thương Mại
 Tuổi: Từ 18 - 19
 Giới tính: Nam, nữ
 Năm học: Năm 2
 Ngành học: Thương mại điện tử và marketing số
Đối tượng khảo sát là sinh viên lớp CN19-ECO được chọn theo là phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên và phương pháp chọn mẫu theo chỉ tiêu. Việc lấy mẫu sẽ tiến hành
gửi bảng khảo sát (online) cho các sinh viên theo học ở lớp CN19-ECO.
Đầu tiên, chúng tôi mời các thành viên tham gia vào khảo sát ngẫu nhiên để đảm bảo
khách quan để xác định các yếu tố quan trọng về độ tuổi, giới tính, sức khỏe và thể
trạng cơ bản của sinh viên như là chiều cao, cân năng để đưa ra được chỉ số BMI của

16
sinh viên, khả năng đi lại, chăm sóc bản thân, tự làm các công việc cơ bản, stress, lo
lắng ,…. đảm bảo tính đa dạng trong chọn mẫu. Tiếp theo, chúng tôi phân loại sinh
viên lớp CN19-ECO thành các nhóm dựa trên các chỉ tiêu đã xác định từ các trình
trạng của sinh viên như là cân năng thấp (gầy), bình thường, thừa cân, tiền béo phì,
béo phì độ I, béo phì độ II, béo phì , tình trạng riêng về thể trạng các nhóm. Từ mỗi
nhóm này, chúng tôi tiến hành chọn mẫu theo chỉ tiêu để đảm bảo tính đặc trưng và
đại diện trong mẫu. Sau khi xác định mẫu, chúng tôi sẽ gửi lời mời tham gia nghiên
cứu đến các sinh viên có tình trạng phù hợp được chọn trong lớp CN19-ECO. Trong
quá trình này, chúng tôi sẽ giải thích mục tiêu của nghiên cứu và cam kết đảm bảo
tính tự nguyện và quyền riêng tư của sinh viên. Khi mẫu được xác định và đồng thuận
tham gia, chúng tôi sẽ tiến hành thu thập dữ liệu thông qua các phương tiện như phỏng
vấn, khảo sát, hoặc quan sát để tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua laptop trong cộng đồng sinh viên lớp CN19-ECO tại Đại học Thương Mại.
2.3 Thu thập dữ liệu.
2.3.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp:
Thu thập thông tin qua bảng khảo sát online google form.
Phần I: Thông tin người điền phiếu khảo sát để phục vụ cho việc nghiên cứu.
Phần II: Ở phần này nêu lên tên bảng hỏi khảo sát, mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu
và đưa ra lời mời đối với các khách thể khảo sát tham gia cuộc khảo sát. Với bảng
khảo sát online phần này sẽ có một câu hỏi để sàng lọc qua các nhóm trong mẫu khảo
sát có các chiều cao cân nặng, thể trạng khác nhau để phân loại người khảo sát vào
một nhóm BMI với chiều cao cân năng thực tế của sinh viên đang được điều tra.
Phần III: Sau khi người khảo sát đã đưa ra được tình trạng về sức khỏe, cân năng qua
chỉ số BMI, các yếu tố về tình trạng sức khỏe. Thì ở phần này thì sẽ là một chuỗi câu
hỏi liên quan đến các yếu tố về tình trạng béo phì qua các câu hỏi có nhiều đán án lựa
chọn (chọn 1 đáp án trong đó để lựa chọn), các câu hỏi về thang đo Likert (1 = Hoàn
toàn không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Bình thường, 4 = Đồng ý, 5 = Hoàn toàn
đồng ý). Trong bảng hỏi sẽ sử dụng dạng câu hỏi đóng).
Phần IV: Lời cảm ơn, cam kết bảo mật thông tin và thông tin điều tra chỉ sử dụng cho
cuộc nghiên cứu này.

17
Người trả lời sau khi hoàn tất trả lời bảng câu hỏi Forms - Google Docs chỉ cần nhấn
nút “Gửi” là thông tin sẽ được lưu trữ dữ liệu. Sau khi đủ số lượng người trả lời, bảng
câu hỏi sẽ được đóng lại và việc thu thập thông tin kết thúc. Phần mềm Forms –
Google Docs đã được sử dụng để thiết kế bảng câu hỏi trên mạng. Bảng câu hỏi này
đã được gửi trực tiếp hoặc gián tiếp qua bạn bè đến đối tượng khảo sát. Sau khi thu
thập xong, nhóm nghiên cứu tiến hành xử lý dữ liệu qua các phần mềm Excel nhằm
tìm phân loại các nhóm về tình trạng và thể trạng sức khỏe và ra các nhân tố quan
trọng trong bảng hỏi và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến quyết việc thừa cân
của sinh viên CN19-ECO trường Đại học Thương Mại.
2.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu:
Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi tự quản lý được xây dựng bằng phần
mềm Google Form và gửi qua Email, Messenger, Zalo của các mẫu khảo sát. Quy
trình
khảo sát:
- Xác định mô hình nghiên cứu.
- Tạo bảng hỏi
- Thu thập và xử lý dữ liệu
- Trình bày các kết quả nghiên cứu theo ngôn ngữ thống kê.
Dữ liệu sau khi thu thập được làm sạch và đánh giá phân phối chuẩn sẽ được phân tích
bằng phần mềm SPSS để đánh giá chất lượng thang đo, sự phù hợp của mô hình và
kiểm định giả thiết mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô
hình nghiên cứu.
2.3.3 Xử lí dữ liệu:
-Sử dụng phần mềm Excel để phân tích thống kê các nhân tố đơn giản trong khảo sát.
- Sử dụng phần mềm SPSS với công cụ phân tích thống kê mô tả. Phân tích nhân tố
khám phá EFA. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha.
2.4 Lập phiếu khảo sát bằng bảng hỏi.
Căn cứ vào sơ bộ bằng phỏng vấn 5 sinh viên lớp CN19-ECO Đại học Thương Mại về
các yếu tố ảnh hưởng tới béo phì để điều chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi với kích
thước mẫu n = 90.

18
2.4.1 Các câu trả lời ngắn
Đây là các câu hỏi đầu tiên về khảo sát để tiến hành đưa ra về các đặc điểm thể trạng
của sinh viên lớp CN19-ECO trường Đại học Thương Mại với chiều cao và cân nặng.
STT Câu hỏi Mã hóa Ghi chú
1 Chiều cao của bạn là bao nhiêu A1 SV tự trả lời
(m)?
2 Cân nặng của bạn là bao nhiêu (kg) A2 SV tự trả lời

2.4.2 Các câu hỏi thang đo dự định.


Dựa vào các câu hỏi thang đo dự định để đánh giá một phần chất lượng sức khỏe học
sinh với các yếu tố về đi lại, chăm sóc bản thân, stress, học tập và công việc hàng
ngày với 5 thang đo dự định gồm ( Không vấn đề gì, có ít vấn đề, có vấn đề tương đối,
có vấn đề nhiều,có vấn đề rất nhiều).

STT Câu hỏi Mã hóa Nguồn Ghi chú


4 Khả năng đi lại B1 Nguyễn Hoàng Chỉ chọn 1
Long, Hoàng Minh thag đo.
Tuấn, Nguyễn
Thành Trung,
Nguyễn Tuấn Sơn,
Chăm sóc bản thân B2 Đặng Đức Nhu, Chỉ chọn 1
“Thực trạng dinh thag đo.
dưỡn và chất lượng
cuộc sống năm nhất
của sinh viên Đại
6 Bạn vẫn làm các công việc B3 học quốc gia Hà Chỉ chọn 1
thường ngày Nội” thag đo.

19
7 Stress B4 Chỉ chọn 1
thag đo.

2.4.3. Câu hỏi có một lựa chọn.


Các câu hỏi này để đưa ra về thực trạng sức khỏe của sinh viên lớp CN19-ECO trường
Đại học Thương Mại với các chỉ số BMI số liệu của Tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa
ra về cân nặng thấp gầy BMI (<18.5), cân năng bình thường (18.5-24.9) , thừa cân
(>=25), tiền béo phì (25-29.9) , béo phì I(30-34.9), béo phì II (35-39.9) , béo phì III
(>=40) và các câu hỏi về các yếu tố về ăn uống của sinh viên lớp CN19-ECO trường
Đại học Thương Mại qua các thói quen về ăn uống, hoạt động thể lực, thể thao với
khung thời gian trong ngày thì là (Dưới 30 phút, Từ 30 phút tới 1 giờ, từ 1 giờ tới 2
giờ, từ 2 giờ đến 4 giờ), với khung thời gian trong tuần thì là (1 buổi, 2-3 buổi, 4 buổi
và trên 4 buổi) và số tần suất sử dụng là ( không sử dụng, 1 lần trên tuần, 2-3 lần một
tuần, trên 4 lần 1 một tuần )

STT Câu hỏi Mã hóa Nguồn Ghi chú


8 Chỉ số BMI của bạn là? C1 Tổ chức y tế thế giới Chọn 1
(WHO) đáp án
9 Thời gian hoạt động thể thực trong C2 Nguyễn Lê Ánh Hồng , Chọn 1
ngày? Đổ Nguyễn Thanh đáp án
10 Số ngày hoạt động thể dục thể thao C3 Thanh, Trần Ngọc Tú, Chọn 1
của bạn trong tuần Thạch Minh Tiên đáp án
11 Thói quen sử dụng thức ăn nhanh, C4 Tuyết, Hà Trương Nhật Chọn 1
thức ăn dầu mỡ của bạn là? Uyên Nguyễn Thị đáp án
12 Thói quen sử dụng đồ ngọt của bạn C5 Hiền, Lê Trung Hiếu “ Chọn 1
là Khảo sát tình trạng đáp án
13 Thói quen sử dụng nước có gas, C6 béo phì và những yếu Chọn 1
nước ngọt của bạn là tố liên quan đến tình đáp án
14 Thói quen sử dụng chất kích thích C7 trạng béo phì thừa cân Chọn 1

20
của bạn là của sinh viên Khoa Y đáp án
tế công cộng Trường
Đại học Y Dược Cần
Thơ năm 2021”

2.4.4. Câu hỏi trả lời có không.


Dựa vào câu trả lời của sinh viên khảo sát để đánh giá về nhận thức của sinh viên tới
việc thừa cân béo phì ( câu trả lời chỉ có hai đáp án Có -Không và sinh viên chỉ chọn
một câu trả lời)
STT Câu hỏi Mã Nguồn Ghi chú
hóa
15 Bạn nhận thấy việc thừa cân béo D1 Nguyễn Thị Thu Hiền , Chỉ
phí có nguy hiểm tới sức khỏe bản Nguyễn Bạch Ngọc , chọn 1
thân hay không? Nguyễn Thị Huyền đáp án
Trang , Hà Minh Tra
“Tình trạng thừa cân
béo phì của sinh viên
Trường Đại học Xây
dựng và một số vấn đề
liên quan”

2.4.5. Câu hỏi trả lời thang đo Likert.


Thang đo likert với các biến ứng với 5 mức độ: mức 1 – hoàn toàn không đồng ý; mức
2 - không đồng ý; mức 3 - trung lập; mức 4 – đồng ý; mức 5 - hoàn toàn đồng ý. Sử
dụng thang do Liker để đánh giá nhiều mức độ về các yếu tố ảnh hưởng tới thừa cân
béo phì và béo phì ảnh hưởng gì tới bản thân sinh viên. Từ các yếu tố tố về thực
phẩm, hoạt động thể lực thể thao luyện tập, sinh hoạt học tập, di truyền và các yếu tố
xã hội khác ảnh hưởng tới việc béo phì

STT Thang đo Mã Nguồn Ghi chú


hóa

21
1 Thực phẩm ăn uống không điều độ E1 Nguyễn Lê Ánh Hồng , Chỉ chọn
ảnh hưởng tới thừa cân béo phí của Đổ Nguyễn Thanh 1 đáp án
sinh viên? Thanh, Trần Ngọc Tú, thang đo.
Thạch Minh Tiên
2 Hoạt động thể lực thể thao luyện tập E2 Tuyết, Hà Trương Nhật Chỉ chọn
ít ảnh hưởng tới thừa cân béo phì của Uyên Nguyễn Thị 1 đáp án
sinh viên? Hiền, Lê Trung Hiếu “ thang đo
Khảo sát tình trạng
3 Thời gian học tập và sinh hoạt không E3 Chỉ chọn
béo phì và những yếu
điều độ ảnh hưởng tới béo phì của 1 đáp án
tố liên quan đến tình
học sinh và sinh viên? thang đo
trạng béo phì thừa cân
của sinh viên Khoa Y
4 Bạn có nhận thấy sự béo phì có di E4 Chỉ chọn
tế công cộng Trường
truyền từ gia đình? 1 đáp án
Đại học Y Dược Cần
thang đo
Thơ năm 2021”
5 Bạn có cảm thấy việc thừa cân có bị E5 Chỉ chọn
kì thị? 1 đáp án
thang đo

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT


NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỪA CÂN CỦA
SINH VIÊN CN19-ECO ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Thân gửi bạn!.


Cảm ơn bạn đã tham gia và thực hiện cuộc khảo sát này. Chúng tôi xin tự giới thiệu
chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ Khoa Thương Mại Điện Tử Marketing Số – Viện
đào tạo Quốc Tế của trường Đại học Thương mại. Hiện tại chúng tôi đang thực hiện
nghiên cứu khoa học với đề tài: "Nghiên cứu Những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng
thừa cân của sinh viên CN19-ECO Đại học Thương Mại". Để đề tài được thành công,
chúng tôi mong bạn giúp đỡ để hoàn thành phiếu khảo sát này.

22
Chúng tôi cam kết sẽ bảo mật thông tin cá nhân và thông tin trong khảo sát chỉ dùng
các thông tin mà bạn cung cấp để sử dụng cho đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên và
chúng tôi hoàn toàn không sử dụng cho mục đích khác.
A. CÂU HỎI CHUNG.
Câu 1: Bạn có phải sinh viên lớp CN19-ECO Trường Đại học Thương Mại hay
không?( nếu không phải SV lớp CN19-ECO vui lòng không tham gia khảo sát).
o Có
o Không.
Câu 2: Bạn nhận thấy việc thừa cân béo phí có nguy hiểm tới sức khỏe bản thân hay
không?
o Có
o Không
Câu 2: Phân nhóm sinh viên theo các chỉ số IBM và tình trạng sinh viên.
Câu 2.1: Cho biết số chiều cao và cân nặng của bạn.
Chiều cao(m):.........................................Cân nặng(kg):...........................................
Câu 2.2: Chỉ cố BMI của bạn là:
o Dưới 18.5
o Từ 18.5-24.9
o Từ 25 – 29.9
o Từ 30 -34.9
o Từ 35-39.9
o Trên 40
Câu 2.3: Khả năng đi lại và di chuyển của bạn như thế nào.

o Không vấn đề gì.


o Có ít vấn đề.
o Có vấn đề tương đối.
o Có vấn đề nhiều.
o Có vấn đề rất nhiều.

Câu 2.4: Bạn có thể chăm sóc bản thân tốt chứ?

o Không vấn đề gì.

23
o Có ít vấn đề.
o Có vấn đề tương đối.
o Có vấn đề nhiều.
o Có vấn đề rất nhiều.

Câu 2.5 : Bạn vẫn làm các công việc thường ngày được?

o Không vấn đề gì.


o Có ít vấn đề.
o Có vấn đề tương đối.
o Có vấn đề nhiều.
o Có vấn đề rất nhiều.

Câu 2.6: Bạn có cảm thấy mình bị stress chứ?

o Không vấn đề gì.


o Có ít vấn đề.
o Có vấn đề tương đối.
o Có vấn đề nhiều.
o Có vấn đề rất nhiều.

Câu 3: Các nhân tố liên quan tới sinh hoạt của sinh viên.

Câu 3.1: Thời gian hoạt động thể lực trong ngày của bạn:

o Dưới 30 phút
o Từ 30 phút đến 1 giờ
o Từ 1 giờ đến 2 giờ
o Từ 2 giờ đến 4 giờ.

Câu 3.2 : Số ngày hoạt động thể thao của bạn là

o 1 Buổi
o 2-3 Buổi
o 4 Buổi
o Trên 4 buổi

24
Câu 3.3: Thói quen sử dụng thức ăn nhanh, thức ăn dầu mỡ của bạn là?.

o Không sử dụng
o 1 lần 1 tuần
o 2-3 lần 1 tuần
o Trên 4 lần 1 tuần.

Câu 3.4 : Thói quen sử dụng đồ ngọt của bạn là:

o Không sử dụng
o 1 lần 1 tuần
o 2-3 lần 1 tuần
o Trên 4 lần 1 tuần.

Câu 3.5 Thói quen sử dụng đồ uống có gas của bạn là:

o Không sử dụng
o 1 lần 1 tuần
o 2-3 lần 1 tuần
o Trên 4 lần 1 tuần.

Câu 3.6 Thói quen sử dụng chất kích thích của bạn là:

o Không sử dụng
o 1 lần 1 tuần
o 2-3 lần 1 tuần
o Trên 4 lần 1 tuần.

Câu 4: Khảo sát các nhân tố tổng quan ảnh hưởng tới béo phì thừa cân(mức 1 – hoàn
toàn không đồng ý; mức 2 - không đồng ý; mức 3 - trung lập; mức 4 – đồng ý; mức 5 -
hoàn toàn đồng ý).

STT Câu hỏi 1 2 3 4 5

4.1 Thực phẩm ăn uống không điều độ ảnh hưởng tới thừa     
cân béo phí của sinh viên?

4.2 Hoạt động thể lực thể thao luyện tập ít ảnh hưởng tới     

25
thừa cân béo phì của sinh viên?

4.3 Thời gian học tập và sinh hoạt không điều độ ảnh     
hưởng tới béo phì của học sinh và sinh viên?

4.4 Bạn có nhận thấy sự béo phì có di truyền từ gia đình?     

4.5 Bạn có cảm thấy việc thừa cân có bị kì thị?     

B. THÔNG TIN CÁ NHÂN


Câu 1: Hãy cho biết Họ và Tên sinh viên của bạn?
..........................................................................................................................
Câu 2: Giới tính của anh/chị là gì?.
o Nam
o Nữ
Câu 3: Độ tuổi của bạn là bao nhiêu?

....................................................................................................................................

BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỪA CÂN
CỦA SINH VIÊN CN19-ECO ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI.

Kính chào anh/chị!


Chúng tôi là sinh viên CN19-ECO.DB, Trường Đại học Thương mại. Chúng tôi đang
làm nghiên cứu cho đề tài: "Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thừa cân của sinh viên
CN19-ECO Đại học Thương mại". Xin quý anh/chị dành chút thời gian trả lời một số
câu hỏi khảo sát của chúng tôi về những vấn đề liên quan đến đề tài nêu trên. Mọi ý
kiến đóng góp và quan điểm của quý anh/chị đều có ý nghĩa với đề tài này. Mong
nhận được sự hợp tác của quý anh/chị.
Chúng tôi xin cam kết mọi thông tin cá nhân và câu trả lời anh/chị được bảo mật và
chỉ cung cấp chỉ dùng trong mục đích nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của anh/chị

26
Phần I: Thông tin cá nhân
Câu 1: Họ và tên:.............................................................................................................
Câu 2: Số điện thoại:.....................................................................................................
Câu 3: Anh chị đánh giá về tình trạng sức khỏe của mình như thế nào (cân nặng và thể
trạng)?.
.............................................................................................................................................
Phần II: Nội dung.
1. Đánh giá tình sinh hoạt hàng ngày liên quan đến việc thừa cân.
- Việc di chuyển và thường xuyên đi lại có ảnh hưởng như thế nào tới việc thừa
cân của anh/chị?
- Việc có thể tự chăm sóc tốt cho bản thân của anh/chị có giảm nguy cơ thừa cân
béo phì hay không?
- Các công việc hàng ngày tác động thế nào tới việc thừa cân của anh chị?
- Stress có gây ra tình trạng thừa cân hay không
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới thừa cân.
-Các hoạt động thể lực của anh chị diễn ra như thế nào và có giảm nguy cơ thừa
cân ở anh chị?
-Anh/chị tham gia những môn thể dục thể thao gì và thời gian như thế nào và nó có
giú gì trong việc kiểm soát cân nặng cơ thể hay không?
-Anh/chị sử dụng thức ăn nhanh như thế nào trong tuần?. Việc sử dụng thức ăn
nhanh này có ảnh hưởng tới cân nặng anh chị như thế nào khi sử dụng thường
xuyên?
-Anh/chị có sử dụng thường xuyên đồ ngọt, nước có gas, các chất kích thích
thường xuyên hay không?Viêc dùng các chất này thường xuyên anh chị có cảm
thấy cân nặng mình như thế nào?.
3. Đánh giá tổng quan các nhân tố liên quan tới thừa cân?
-Hoạt động ăn uống hàng ngày của anh chị có sử dụng thường xuyên có nhiều chất
béo, gluxit, colesteron, protein, các chất phụ gia thực phẩm hay không?. Nếu sử
dụng thường xuyên anh chị cảm thấy tình trạng sức khỏe của mình đặc biệt là cân
năng như thế nào?

27
-Anh/chị có tham gia thường xuyên các hoạt động về thể lực và các hoạt động thể
thao hay không?. Các hoạt động diễn ra như thế nào và anh chị cảm thấy sức khỏe
và tình trạng cân năng anh chị ra sao trước và sau khi tham gia các hoạt động này.
-Anh/chị thấy thế nào về việc sinh hoạt, học tập của mình có được sắp xếp hợp lí
và nếu việc sắp xếp sinh hoạt không hợp lí có bị ảnh hưởng tới tình trạng cân năng
của mình hay không?
-Trong gia đình Anh/chị có cảm thấy có nhiều người có tình trạng thừa cân nặng
hay không?. Anh/ chị cảm thấy cân nặng có liên quan từ yếu tố gia đình hay
không?
-Anh chị cảm nhận của mình về những người thừa cân mà anh/chị thấy?. Giả sử
anh chị sẽ cảm nhận sao nếu mình thừa cân và mọi người nhìn mình với ánh mắt kì
thị?

5.Danh mục tài liệu tham khảo

[1]. BSCK1.Nguyễn Thị Ánh Vân (2021), “Giãn cách cơ hội thừa cân và béo
phì” Tạp chí Nâng tầm dinh dưỡng sức khỏe Việt (Viện nghiên cứu dinh dưỡng
Quốc gia), Số 8, tháng 10 năm 2021,[trực tuyến:
https://viendinhduongtphcm.org/].
[2]. TS. Đỗ Nam Khánh (2020), “ Nghiên cứu thực trạng thừa cân béo phì và một
số đặc điểm gen, thói quen dinh dưỡng, hoạt động thể lực ở trẻ em mầm non”,
Luận văn Tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội, [trực tuyến: https://s.pro.vn/azG5]
[3] Nguyễn Thùy Linh và Cộng sự (2023), “ Thực trạng và một số yếu tố liên
quan đến thừa cân béo phì của sinh viên năm nhất trường Đại học Y Dược Hải
phòng năm 2020-2022”, Tạp chí Khoa học sức khỏe, Số 10, tháng 10 năm 2023.
[4] Lê Bá Tường, Nguyễn Hữu Tri (2016), “Khảo sát tình trạng béo phì của sinh
viên Đại học Cần Thơ” , Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, Số 44, tháng 6 năm
2016.
[5] Nguyễn Lê Ánh Hồng, Đổ Nguyễn Thanh Thanh, Trần Ngọc Tú, Thạch Minh
Tiên Tuyết, Hà Trương Nhật Uyên Nguyễn Thị Hiền, Lê Trung Hiếu(2023),
“Khảo sát trình trạng thừa cân béo phì và một số yếu tố liên quan trên sinh viên

28
khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2021”, Tạp chí Y
dược học Cần Thơ, Số 61, tháng 7 năm 2023.
[6] Nguyễn Hoàng Long, Hoàng Minh Tuấn, Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Tuấn
Sơn, Đặng Đức Nhu (2014) , “ Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống
sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc gia Hà Nội”, Tạp chí Y học dự phòng, Số
6 , tháng 9 năm 2014.
[7] Nguyễn Thị Thu Hiền , Nguyễn Bạch Ngọc , Nguyễn Thị Huyền Trang , Hà
Minh Trang (2021), “ Thực trạng béo phì và thừa cân của sinh viên Đại học Xây
Dựng và một số yếu tố liên quan”, Tạp chí Y tế công cộng, Số 54, tháng 3 năm
2021.
[8] Kompaniyets L, Pennington AF, Goodman AB, Rosenblum HG, Belay B, Ko
JY (2021) ,"Tình trạng bệnh lý tiềm ẩn và bệnh nặng trong số 540.667 người lớn
nhập viện vì COVID-19, tháng 3 năm 2020 - tháng 3 năm 2021". Tạp chí National
Library of Medicine (Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh quốc gia Hoa
Kì), Số 18, tháng 7 năm 2021.
[9] David CW Lau, James D. Douketis, Katherine M. Morrison, Irene M.
Hramiak, Arya M. Sharma, Ehud Ur (2007, "Hướng dẫn thực hành lâm sàng của
Canada năm 2006 về quản lý và phòng ngừa béo phì ở người lớn và trẻ em” Tạp
chí National Library of Medicine (Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh
quốc gia Hoa Kì), Số 176, tháng 10 năm 2007.
[10] BS Phạm Ngọc Oanh (2021), “ Dinh dưỡng hợp lý - vai trò quan trọng với
sức khỏe”, Tạp chí Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh, Số 11 tháng
10 năm 2021, [trực tuyến : https://s.pro.vn/XQGb]
[11] Louise C. Masse ,Nicole S. Carbert ,Jennifer Scarr ,Maureen O'Donnell, “
Những hạn chế trong việc thực hiện các hướng dẫn về xác định, đánh giá và quản
lý bệnh béo phì ở trẻ em trong môi trường chăm sóc lâm sàng: Khung điều trị và
phòng ngừa” , Tạp chí Preventive Medicice Report,số 87, tháng 12 năm 2018,
[trực tuyến : https://short.com.vn/Owk8]

[12] MA Monyeki (2014), “Hoạt động tập luyện định kỳ giảm nguy cơ mắc các
bệnh” , Tạp chí Journal of Physical Activity and Health, số 20, tháng 6 năm 2014.

29
[13] Lillian C. Man, Melissa DiCarlo, Emily Lambert, Randa Sifri, ... Ronald
Myers “ Thói quen giờ giấc ảnh hưởng tới cân nặng” Tạp chí Preventive Medicine
Reports, Số 74, tháng 9 năm 2018.

[14] PhD Raluca M. Simons, MA Austin M. Hahn, PhD Jeffrey S. Simons & MA
Sam Gaster (2015), “Tiêu thụ đồ ăn không lành mạnh nguy cơ cao mắc bệnh béo
phì” Tạp chí Journal of American College Health, số 44 tháng 11 năm 2015.

[15] Mireille Caron, Gabriel Lamarre, Philippe Grégoire, David Simonyan,


Nathalie Laflamme (2012), “Nghiên cứu về các gia đình và song sinh cho thấy
mối quan hệ giữa yếu tố di truyền và béo phì”, Tạp chíThe American Journal of
Clinical Nutrition, Số 23 tháng 5 năm 2012

30

You might also like