You are on page 1of 11

Câu 2: Trình bày vai trò và xác định mục tiêu học tập.

Nhưng khó khăn sinh viên trong


quá trình học tập?

Trong đời sống xã hội thì học tập được xem là suốt đời và có tầm quan trọng với mỗi cá
nhân và cộng đồng. Hoạt động học tập có thể chia ra làm hai giai đoạn khác nhau bao
gồm : học tập ở các cấp thấp hơn như là Tiểu học, THCS, THPT và học tập ở bậc cao gắn
liền với đào tạo là Đại học, Cao đẳng. Về cơ bản thì ở hai giai đoạn này phương pháp học
tập khác nhau. Ở Phổ thông thì học tập ở đây học sinh tiếp cận kiến thức một cách thủ
động với phương pháp tiếp nhận kiến thức từ GV là chính. Ở bậc đại học việc học tập gắn
liền với đào tạo , việc tiếp thu kiến thức của sinh viên không chỉ thụ động mà có thể là
chủ động lĩnh hội tri thức khoa học và áp dụng thực hành các kiến thức kĩ năng đấy. Việc
thay đổi môi trường học tập từ bậc phổ thông lên bậc cao hơn đã có nhiều xáo trộn gây
lúng túng cho các tân sinh viên bước vào Đại học. Vì vậy chúng ta cần phải nghiên cứu
vai trò và xác định mục tiêu học tập ở bậc đại học.

Các khái niệm về học và học tập.

Học là quá trình tiếp thu sự hiểu biết, kiến thức, hành vi, kỹ năng, giá trị, thái độ và sở
thích mới. Khả năng học hỏi được thấy ở con người, động vật và một số máy móc; cũng
có bằng chứng cho một số loại học tập ở một số loài thực vật. Một số việc học là ngay lập
tức, do một sự kiện duy nhất gây ra (ví dụ như bị đứt tay khi chơi dao), nhưng nhiều kỹ
năng và kiến thức tích lũy được từ trải nghiệm lặp đi lặp lại. Những thay đổi do học tập
gây ra thường kéo dài suốt đời, và thật khó để phân biệt tài liệu đã học dường như bị "thất
lạc" với tài liệu không thể lấy lại được. Quá trình học của con người bắt đầu từ khi mới
sinh (thậm chí có thể bắt đầu trước khi sinh) và tiếp tục cho đến khi chết do hệ quả của
những tương tác liên tục giữa con người và môi trường của họ.

- Học tập là quá trình tiếp thu, tìm hiểu để có sự hiểu biết về kỹ năng, tri thức cơ bản cho
bản thân mình. Học tập là không ngừng trau dồi, bổi sung kiến thức mới, kinh nghiệm,
giá trị, nhận thức hay sở thích và liên quan đến việc tổng hợp những thông tin khác nhau.
- Học tập và rẻn luyện để có được sử hiểu biết cũng như trang bị cho bản thân những kỹ
năng, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Học là quá trình thay đổi lâu dài về hành vi là kết
quả của những trải nghiệm trong cuộc sống. Học tập là quá trình nghiên cứu chuyên sâu,
mở rộng các vấn đề, lĩnh vực mà mình muốn biết. Thông qua những hoạt động này,
chúng ta được trau dồi kiến thức, tăng sự sáng tạo trí tuệ và vận dụng được những điều đã
học vào cuộc sống xã hội.
Trước những thay đổi không ngừng của cuộc sống, của công việc và những tiến bộ như
vũ bão của khoa học và công nghệ, học tập suốt đời trở thành nhu cầu cần thiết của mỗi
người nói chung, sinh viên nói riêng. Sinh viên không chỉ đặt mục tiêu có bằng cấp,
chứng chỉ mà quan trọng hơn là học để biết, để làm, để cùng chung sống và để làm
người. Học tập suốt đời giúp mỗi sinh viên có ý thức đầy đủ về bản thân và môi trường
xung quanh; có vai trò xã hội trong xác định việc làm, trong nghề nghiệp và trong cộng
đồng; có kiến thức, kỹ năng sống để góp phần xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế.

2.Vai trò của học tập.


Học tập với vai trò là cơ sở vững chắc để phát triển bản thân và trong cuộc sống. Nó
không chỉ là quá trình dài để tiếp cận tri thức và mở mang trí óc, mà còn là hành trang
quan trọng để tự tin bước vào đời. Với sự phát triển không ngừng của xã hội và sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt, học sinh cần phải liên tục trau dồi kiến thức và nâng cao trình
độ. Khi chúng ta có kiến thức, chúng ta có cơ hội để thăng tiến trong công việc và đạt
được những mục tiêu trong cuộc sống. Và học tập mỗi cá nhân sẽ thúc đẩy một xã hội
học tập đưa đát nước đi lên và phát triển kinh tế với tri thức nhiều hơn, bền vững.
2.1.Học để trang bị tích lũy kiến thức cho bản thân.
Một trong những mục tiêu cơ bản của quá trình học tập là để trang bị kiến thức cho bản
thân người học, cả về kiến thức chuyên ngành và kiến thức xã hội.
Không chỉ học hỏi những kiến thức chuyên ngành, những người tham gia học tập nói
chung và các sinh viên nói riêng còn có cơ hội tìm hiều thêm được rất nhiều các kiến thức
xã hội thông qua sách vở và những bài giảng của thầy cô giáo. Đây là cách học truyền
thống, mỗi sinh viên đều đã quen thuộc trong quá trình học ở các cấp phổ thông. Ở bậc
phổ thông, tại mỗi cấp học, học sinh có những chương trình học giống nhau, trang bị
những kiến thức khoa học tư nhiên và khoa học xã hội cơ bản. Còn ở bậc Đại học, các
sinh viên được trang bị các kiến thức chuyên sâu, phù hợp với ngành học của mình, để có
những trang bị tốt nhất cho việc làm sau này của mình. Bởi vậy, để có bước chuẩn bị tốt
nhất cho bản thân, mỗi sinh viên cần chú trọng việc trang bị cho mình kiến thức thông
qua quá trình học tập.
Một trong những hình thức học của sinh viên, được rất nhiều người cho rằng có hiệu quả
tốt, đó là học tập lẫn nhau, học tập qua internet, học tập ở các tài liệu thư viện. Học trên
các nền tảng kĩ thuật số và sự tương tác với nhau là một cơ hội tốt giúp các sinh viên có
điều kiện tiếp cận với các nguồn tài liệu chuyên sâu và có thể trao đổi kiến thức tranh
biên với nhau để nâng cao chuyên môn tốt hơn,có thể nghiên cứu sâu sắc hơn những vấn
để đã được thầy cô hướng dẫn trên giảng đường. Đây là một trong những cách hiệu quả
nhất để học các môn chuyên ngành. Tuy nhiên học tập không đơn giản chỉ là để trang bị
các kiến thức chuyên ngành. Với sinh viên, quá trình học tập không đơn giản chỉ dừng lại
ở đó. Một sinh viên sau khi ra trường còn cần có một vốn kiến thức xã hội nhất định. Để
có được điều đó, không có con đường nào khác là thông qua quá trình học tập và tự tích
lũy. Mỗi sinh viên có thế học tập các kiến thức xã hội này qua thầy cô, qua bạn bè, sách
báo, điện ảnh... Một trong những “phương pháp học” về đời sống xã hội tốt nhất với sinh
viên Đại học là tham gia các hoạt động tình nguyện, cách hoạt động xã hội,…. Như Vậy,
vai trò đầu tiên của quá trình học tập là để trau dồi kiến thức chuyên môn và kiến thức xã
hội cho sinh viên.
2.2. Học để có tư duy, có khả năng tiếp thu nền trị thức tiên tiến của nhân loại, để từ đó
có thể ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống của nước nhà, giúp phát triển đất nước giàu
mạnh.
Với tốc độ phát triển như vũ bão hiện nay của khoa học kĩ thuật, sự toàn cầu hóa về mọi
mặt và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra hàng ngày, nếu không có tri thức và
tư duy thì có thể nói, chúng ta dễ dàng bị tụt hậu so với các nước trên thế giới. Bới vậy
đòi hỏi con người cần có một tư duy khoa học tốt để có khả năng tiếp thu những tiến bộ
của khoa học kĩ thuật trên thế giới. Nhiều sinh viên Đại học cảm thấy mông lung khi tiếp
nhận các kiến thức trong quá trình học tập trên giảng đường. Tuy nhiên,có thể nói, chính
trong quá trình này, các sinh viên đã rèn luyện được tư duy chuyên ngành cho bản thân.
Đây là điều vô cùng cần thiết trong quá trình làm việc sau này. Có thể nêu một ví dụ: Có
rất nhiều sinh viên than vấn rằng không hiểu mình học những môn rất khó như Toán cao
cấp... để làm gì. Tuy nhiên những môn học này đã rèn luyện cho các sinh viên đó những
tư duy Toán học mà thật sự rất cần thiết cho công việc trong tương lai. Mỗi một cá nhân
có tư duy, làm việc hiệu quả và không mắc những sai sót đáng tiếc sẽ giúp cho nền khoa
học kĩ thuật của đất nước phát triển mạnh mẽ, củng cố sự vững mạnh cũng như uy tín của
đất nước, quốc gia trên trường quốc tế.
2.3. Học để trang bị cho bản thân những kĩ năng mềm, những cách ứng xử chuẩn mực,
cách hòa nhập trong đời sống xã hội.
Trong quá trình học tập, sinh viên không đơn thuần chỉ trang bị cho bản thân những Kĩ
năng về chuyên môn, kĩ năng nghiên cứu , học tập mà còn cần trang bị các Kĩ năng mềm,
những điểu rất cần thiết trong tương lai. Về khái niệm kĩ năng mềm, “Kỹ năng mềm là
như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo,, thuyết trình, tranh luận, phản biện, làm việc theo
nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...
Kỹ năng mềm khác với kỹ năng mà để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn
hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn... Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là
do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm
họ được trang bị. Kỹ năng mềm thiên khá nhiều về con người, tuy nhiên phần lớn con
người nếu chịu khó rèn luyện thì vẫn có thể nâng cao đáng kể kỹ năng của bản thân. Điều
này thực sự cần thiết, bởi vì kỹ năng mềm là một trong những yếu tố quan trọng nhất đưa
bạn đến thành công. Trước hết, khi học tập, sinh viên cần có ý thức trau dồi nhận thức
của bản thân về cách ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Trong cuộc
sống cũng như trong công việc, không đơn thuần chỉ yêu cầu những kiến thức chuyên
môn mà còn cần đến một kĩ năng sống. Kĩ năng hòa nhập và hợp tác trong quá trình làm
viêc để có thế đạt được những kết quả tốt nhất. Đây cũng là một trong những mục tiêu
quan trọng trong quá trình đào tạo ở bậc Đại học. Muốn hoàn thiện được các kĩ năng
mềm này, các phương pháp dạy học cũng cần phải hướng tới để sinh viên có thể phát
triển hoàn thiện kĩ năng mềm như là thuyết trình, phản biện tranh luận,… và mỗi sinh
viên nên chủ động tham gia vào các hoạt động tập thể của lớp, của khoa cũng như các
hoạt động Đoàn, Hội Thanh Niên... Như vậy, không chỉ học kiến thức, học còn đồng
nghĩa với việc sinh viên tự trang bị cho mình những kĩ năng sống cần thiếtcho cuộc sống
sau này.
2.4. Học để khẳng định bản thân.
Học cũng là một cách để khẳng định chính mình, để có thế làm giàu vốn sống và kĩ năng
cho bản thân, cho gia đình và phát triển đất nước. Mỗi cá nhân trong cộng đồng đều có
mong muốn được khẳng định bản thân. Đặc biệt là những người trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết
như sinh viên. Bởi vậy, học tập, với mục tiêu trước hết là để trang bị kiến thức cũng là
một cách khẳng định chính bản thân mình trong cuộc sống xã hội đang ngày một tiến bộ
này. Nói tóm lại. học tập là một quá trình không thế bỏ qua của một sinh viên học Đại
học. Không dừng lại ở việc trang bị kiến thức chuyên ngành nói chung và kiến thức xã
hội nói riêng, học tập còn giúp sinh viên trau dồi bản thân về cách ứng xử trong đời sống
xã hội, rèn luyện kĩ năng sống cũng như những là một cách để khẳng định bản thân Mục
tiêu học tập:
3. Mục tiêu học tập.
Mục tiêu học tập là những ý tưởng, dự định, mong muốn mà mỗi cá nhân đề ra đối với
quá trình học tập của bản thân. Nó sẽ bao gồm những kế hoạch, quy định về thời gian,
nhiệm vụ ngắn hạn và dài hạn để hoàn thành.

Mục tiêu ngắn hạn: Là những mục tiêu cần thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, chẳng
hạn như một ngày, một tuần.

Mục tiêu dài hạn: Là những dự định, kế hoạch cần phải thực hiện trong khoảng vài năm
và cần có sự hỗ trợ của các mục tiêu ngắn hạn.

Theo đó, mỗi học sinh, sinh viên đều cần xác định rõ về mục tiêu học tập của bản thân.
Tùy vào mong muốn và những dự định tương lai mà bản thân các em sẽ có những mục
tiêu riêng biệt. Mục tiêu học tập cần được xác định và thiết lập một cách phù hợp, đúng
đắn với nhu cầu, khả năng của mỗi người. Học tập luôn cần có mục tiêu bởi nó chính là
mũi tên dẫn dắt bạn đi đúng hướng, tránh gây lãng phí thời gian, xao nhãng học tập và
phát triển tốt tiềm lực của bản thân.

3.1 Mục tiêu học tập giúp tạo nên ước mơ.

Trong thực tế, khi được hỏi về ước mơ, dự định tương lai của mình lại ngập ngừng và
không thể đưa ra câu trả lời chính xác. Hoặc do những điều mà bản thân mong muốn
thường quá xa rời với thực tế, không phù hợp với năng lực của bản thân. Việc mạnh dạn
đưa ra mục tiêu cụ thể sẽ giúp cho các em có được động lực tốt hơn trong việc lên kế
hoạch cụ thể cho ước mơ của mình. Mục tiêu đó giúp định hướng được những việc cần
làm, xác định được những phương hướng đúng đắn để học tập, trau dồi kiến thức hiệu
quả hơn. Mục tiêu học tập quá trình dài hạn hay mục tiêu học tập từng phần giúp cho sinh
viên có thể tiến dần từng bước và thực hiện được ước mơ mà mình tạo ra.

3.2 Mục tiêu học tập chính là động lực lớn thúc đẩy hành động của mỗi cá nhân.

Giúp các học sinh, sinh viên nâng cao ý thức trong việc học tập đào tạo, phát triển các
tiềm lực của chính mình, thực sự nghiêm túc trong quá trình trau dồi kiến thức. Nhờ đó,
mà hầu hết những học sinh, sinh viên có mục tiêu học tập đúng đắn, tích cực đều đạt
được những thành công rạng rỡ trên ghế nhà trường và cả đời sống, các em dễ dàng tạo ra
những cơ hội cho bản thân và phát triển vững chắc trên sự lựa chọn của chính mình. Đối
với sinh viên cao đẳng, đại học thì việc đặt mục tiêu học tập còn mang ý nghĩa quan trọng
gấp nhiều lần so với việc học ở phổ thông. Mục tiêu ở đại học, cao đẳng sẽ là cánh cửa để
sinh viên quyết định mình sẽ làm gì, ở đâu, vị trí nào sau khi ra trường. Và môi trường
này đòi hỏi các bạn sinh viên phải có sự chủ động, tự giác trong việc học tập, tiếp thu
kiến thức, trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm. Nếu trong giai đoạn này các em hoàn toàn
không có bất kỳ dự định, mục tiêu nào cho bản thân thì rất khó có thể học tập tốt, thậm
chí nhiều trường hợp còn có thể chán nản, bỏ học giữa chừng. Thiếu mục tiêu học tập ở
giảng đường đại học chính là lý do lớn nhất làm cho sinh viên cảm thấy chênh vênh,
không thể tiếp tục thực hiện tốt chương trình học và khó đạt được những thành công
trong tương lai.

3.3 Mục tiêu của học tập là con người có thể lĩnh hội được đầy đủ các kiến thức, kĩ năng
và thái độ

+ Kiến thức là những hiểu biết mà viên tiếp thu được sau khi học một bài (một môđun,
một môn học), ví dụ như các quy trình hay nhận biết của một loại chất thải, quy trình
thực hiện một kỹ thuật, các bước lập kế hoạch để xử lí chất thải đó… Có kiến thức đầy đủ
về một vấn đề thì mới thực hành đúng, đảm bảo chất lượng công việc; đó cũng là cơ sở
để tiếp tục học tập nâng cao trình độ nói chung và tay nghề nói riêng. Sinh viên đạt được
các mức độ của mục tiêu về kiến thức như là:

Nhớ lại được: Sau khi học, sinh viên có thể kể ra, viết ra, mô tả những điều đã học.

Giải thích được: Sinh viên có thể trình bày, giải thích, nêu ý nghĩa, chỉ rõ những mối liên
quan, nguyên nhân, hậu quả của những điều đã học được.

Giải quyết vấn đề về mặt lí thuyết: Sinh viên phải phân tích, so sánh, tổng hợp, giải thích
và đề xuất cách giải quyết vấn đề về mặt lý thuyết trên cơ sở những điều học được.

+ Kỹ năng là những thao tác thực hành mà sinh viên có thể làm được sau khi học. Ví dụ
như là các quy trình trong việc sử đo đạt các nồng độ khí thải. Sinh viên học những kĩ
năng này thông qua cá thao tác và thực hành lại được. Kỹ năng cũng được chia thành ba
mức độ, để có thể đạt được các mục tiêu:

Có thể bắt trước: Sinh viên làm lại được những thao tác, kỹ thuật mà giảng viên/kỹ thuật
viên hướng dẫn đúng với trình tự và yêu cầu.

Làm chủ thao tác: Sinh viên thực hành lại thao tác một cách tự chủ, chắc chắn và an toàn.
Tự động hóa: Sinh viên không những làm chủ được thao tác mà còn thực hành một cách
thành thạo, khéo léo.

Ngoài các kĩ năng về chuyên môn ra thì sinh viên còn phải tiếp thu các kĩ năng khác, vì
các hoạt động học tập và sau này là các hoạt động hướng tới đi làm đều cần các kĩ năng
thao tác tay trong xử lí, các kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy, kĩ
năng đánh giá,…

+Mục tiêu thái độ: Thái độ là cách ứng xử, thể hiện trạng thái tâm lý, tình cảm, trách
nhiệm của sinh viên (tương lai là các nhà công nghệ, quản lí,…) trong các tình huống
trong lao động làm việc với đồng nghiệp, cấp trên, các cơ quan, cộng đồng, khách hàng.

Cảm thụ. Đó là sự thông cảm, nhận ra cảm nghĩ sinh viên phải mô tả, nói lên được cảm
nghĩ của người khác.
Đáp ứng. Đó là trả lời, giải thích, an ủi, động viên người khác với tình huống, vấn đề xảy
ra trong lao động
Nội tâm hóa. Đó là sự đồng cảm, coi tình huống của người khác như của chính mình. Thể
hiện của điều này là sự nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ giải quyết, làm việc thận
trọng, chính xác.
Nhưng khó khăn sinh viên trong quá trình học tập?.

Hoạt động học tập ở trường cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH) là hoạt động học tập nghề
nghiệp; nội dung học tập là hệ thống tri thức, kĩ năng liên quan đến các khoa học cơ bản,
khoa học cơ sở của chuyên ngành và chuyên ngành gắn với nghề nghiệp tương lai của
người học. Việc nắm vững nội dung học tập là điều kiện quan trọng giúp sinh viên (SV)
trở thành những “chuyên gia” trong một lĩnh vực nghề nghiệp. Đào tạo nghề nghiệp là
hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kĩ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết
cho người học để có thể tìm được việc làm hay tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa
học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.
Đối với sinh viên năm nhất việc chuyển đổi môi trường học tập, sinh hoạt là một việc vô
cùng khó khăn đối với mỗi sinh viên. Bởi nó có những thay đổi trong học tập, giao tiếp,
hoạt động xã hội, sinh hoạt. Xếp theo sự thay đổi làm khó khăn nhất thì hoạt động xã hội
khó nhất, đến sinh hoạt, thứ 3 là học tập và cuối cùng là giao tiếp, các đặc điểm này đều
là những cái khó khăn ở bậc đại học khác với bậc phổ thông. Ở bậc đại học, chúng ta sẽ
không bị ràng buộc ở môi trường học tập, hay hoạt động xã hội, nhưng thay vào đó ta
phải tự tìm đến các hoạt động xã hội để khẳng định vai trò, vị trí của bản thân trong xã
hội. Và phương pháp học tập ở đây cũng là mới, chúng ta cũng sẽ bị ràng buộc, bắt ép
học tập nữa mà thay vào đó là tự bản thân chúng ta,‘ bạn có muốn học hay không?’,
‘muốn thành công hay không?’thì chính bản thân bạn sẽ trả lời cho câu hỏi đó. Thực tế
cho thấy, thời gian trước khi trở thành SV học tập ở môi trường ĐH và CĐ, giáo viên
môn học yêu cầu sinh viên có khả năng tự học nhiều hơn làm các seminar theo dạng
chuyên đề, thuyết trình, tranh luận, trả lời các câu hỏi. Vấn đề phải đầu tư cho học tập từ
trước khi tham gia hoạt động dạy và học thì học sinh đã phải đầu tư công sức nhiều hơn,
Qua phân tích thực trạng việc tự học sinh viên cho thấy nhiều điều phải bàn để cải thiện
việc tự học sinh viên
Ta sẽ nhận thấy những vấn đề cơ bản về học tập như sau:

- Sinh viên vẫn đang khó khăn tiếp cận với phương pháp giáo dục ở Đại học:Tính thụ
động sinh viên học sinh vẫn giữ phương pháp học truyền thống, lười đọc sách tìm hiểu
bài trước, ôn nhà , đợi đến lên lớp vào học, không đầu tư kiến thức chuyên môn có trang
bị giáo trình, bài giảng sẵn có tay. Sinh viên chỉ học các nội dung giáo viên nêu lớp, giáo
viên tóm tắt vấn đề sinh viên nắm được, kiểu học bậc phổ thông, mang tính từ chương
không có đào sâu nghiên cứu về các nội dung.

- Sinh viên chưa nắm được các phương pháp tự học, cách học ở bậc đại học, các bước
chuẩn bị nội dung kiến thức, kĩ năng ở nhà trước khi lên lớp để học tập. Ở chương trình
đại học là học theo các môn, mỗi môn đều học 1 – 2 lần một tuần và cách tuần nên sinh
viên có khoảng thời gian khá dài tự học và nghiên cứu đào sâu về nội dung học tập đưa
ra.
-Sinh viên phải cân bằng giữa học tập với vui chơi và làm thêm: Sự phát triển nhanh
chóng mạnh mẽ với nền tảng mạng xã hội, sinh viên tiếp cận được với nhiều người qua
không gian mạng hơn, tiếp xúc được với nhiều hoạt động thú vui hơn khiến cho sinh viên
bị sao nhãng trong hoạt động học tập và tâm lí nghỉ xả hơi sau quãng thời gian dài học
tập ở Phổ Thông khiến sinh viên có tâm lí hưởng thụ thành quả học tập sớm mà bỏ quên
chặng đường học tập mới. Ngoài ra có một vấn đề về các hoạt động lao động của sinh
viên với vấn đề mưu sinh, trải nghiệm, sinh viên gặp phải điều kiện kinh tế khó khăn,
phải làm thêm hay chỉ là trải nghiệm, do đó không đáp ứng được thời gian tự học và có
thể việc học trên lớp, chất lượng học tập không theo việc học

- Vấn đề ngoại ngữ trở ngại lớn trong việc học ngoại ngữ là bắt buộc ở THPT để đạt tốt
nghiệp khiến sinh viên tập trung vào nó, nhưng khi lên Đại học thì học ngoại ngữ là tất
yếu để đạt chứnng chỉ đầu ra nhưng ngoại ngữ ở bậc Đại học thì sinh viên có nhiều lưa
chọn không nhất thiết ở chương trình chính khóa từ đó sinh viên nảy sinh tâm lý tự chọn,
không cần thiết. Việc học ngoại ngữ cần phải đọc thêm nhiều tài liệu, sách mới chuyên
ngành về ngành nghề đào tạo, đa phần sách nước ngồi, tài liệu tiếng biên dịch phù hợp
với người Việt vẫn chưa đẩy đủ, sinh viên không chỉ tích lũy kiến thức chuyên ngành mà
còn tích lũy kiến thức với ngôn ngữ khác với tài liệu chuyên môn ngoại ngữ để tăng cơ
hội nghề nghiệp tương lai.

- Vấn đề học ngành học trở ngại với một lượng kiến thức chuyên ngành , chuyên môn đa
dạng. Đa số sinh viên vẫn chưa hiểu thực sự và có kiến thức nền tảng về chuyên ngành
học tập để chọn lựa và đưa ra pương hướng phù hợp với bản thân đúng đắn kèm theo đó
các xu hướng về ngành nghê liên tục thay đổi và kiến thức gia tăng không ngừng trong
thời đại 4.0. Các sinh viên lựa chọn những môn học và kiến thức theo kiểu ý thích và
nhận địn về việc dễ qua môn khi học môn đó khiến sinh viên mất đi hệ thống hóa kiến
thức chuyên ngành theo hệ thống môn học.

-Vấn đề trong giao tiếp và sinh hoạt: Khó khăn trong giao tiếp cũng là một điều đáng nói.
Hầu như toàn là nhữngbạn mới mà ta không hề biết, nên đầu tiên thì mỗi sinh viên sẽ trở
nên e ngại không dám tiếp xúc, nói chuyện. Do lớp học đông ta cũng chỉ sẽ bát chuyện
được với những bạn ngòi gần còn những bạn ở xa thì không thể. Bởi thế nên các sinh
viên ít khi thân thiết với nhau nên dễ xảy ra mâu thuẫn hơn.Sẽ không có điểm chung nên
việc bất đồng thì chắc chắn sẽ có. Ngoài ra sinh hoạt cũng là một điều đáng nói ở đây, với
những sinh viên xa nhà thì đây là khó khăn lớn. Phải thay đổi chỗ ở, trở nên xa lạ ở môi
trường đấy làm cho người ta sẽ trở nên rụt rè hơn. Sẽ có nhiều sinh viên bị tiêu cực, áp
lực bởi xa nhà, không có ai chia sẽ, bên cạnh, thăm hỏi, quan tâm. Là một phần cũng gây
nên sự khó khăn trong học tập.

You might also like