You are on page 1of 33

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN


BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

BÀI TẬP CUỐI KỲ


KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Chủ đề thuyết trình: Tệ tạn xã hội


Lớp: 11

HÀ NỘI, THÁNG 3/2024


HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN
BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

BÀI TẬP CUỐI KỲ


KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
Chủ đề thuyết trình: Tệ nạn xã hội

Danh sách sinh viên thực hiện nhóm 8/lớp 11


1. Họ và tên: Nguyễn Quang Thành Mã sinh viên: B22DCQT215: Thiết kế
slide
2. Họ và tên: Nguyễn Huy Tú Mã SV: B21DCCN750: Lý thuyết
3. Họ và tên: Nguyễn Thu Trang Mã SV: B22DCTC104: Nội dung
4. Họ và tên: Lê Thanh Thảo Mã SV: B21DCPT209: Thuyết trình
5. Họ và tên: Thiều Văn Tuấn Mã SV: B21DCVT448: Thuyết trình
6. Họ và tên: Phạm Đức Thịnh Mã SV: B21DCAT181: Thuyết trình
7. Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền Thương Mã SV B22DCKT235: Nội
dung
8. Họ và tên: Nguyễn Trọng Trường Mã SV: B21DCCN740: Tiểu luận
9. Họ và tên: Lê Thị Trang Mã SV: B22DCQT239: Tổng kiểm tra

HÀ NỘI, THÁNG 3/2024


Mục Lục
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................... 5
I. Lý thuyết ......................................................................................................... 6
1. Kỹ năng kiểm soát sự lo lắng ...................................................................... 6
1.2. Hiện tượng run sợ khi nói trước đám đông ........................................... 6
1.2. Các nguyên nhân dẫn tới sự lo lắng ...................................................... 6
1.3. Biểu hiện của sự lo lắng ....................................................................... 7
1.4. Kỹ năng kiểm soát sự lo lắng ............................................................... 7
2. Kỹ năng trao đổi với người nghe ............................................................... 10
2.1. Kĩ năng đặt câu hỏi ............................................................................ 10
2.1.1. Phân loại câu hỏi ......................................................................... 11
2.1.2. Các cấp độ câu hỏi ...................................................................... 11
2.2. Kỹ năng trả lời câu hỏi ....................................................................... 12
2.2.1. Chuẩn bị sẵn sàng cho mọi câu hỏi .............................................. 12
2.2.2. Luyện tập cách trả lời câu hỏi ...................................................... 13
2.2.3. Hãy chủ động trong phần hỏi đáp ................................................ 13
2.2.4. Một số dạng câu hỏi và cách xử lý .............................................. 15
II. Thực hành .................................................................................................... 16
1. Mục đích của buổi thuyết trình.................................................................. 16
2. Phác thảo đề cương, cấu trúc bài thuyết trình. ........................................... 16
3. Nội dung bài thuyết trình .......................................................................... 17
3.1. Mở đầu thuyết trình ............................................................................ 17
3.1.1. Dẫn nhập chủ đề .......................................................................... 17
3.1.2. Phác thảo chủ đề ......................................................................... 17
3.2. Thân bài thuyết trình .......................................................................... 18
3.2.1. Định nghĩa tệ nạn xã hội.............................................................. 18
3.2.2. Thực trạng ngày nay .................................................................... 18
3.2.3. Phân tích nguyên nhân ................................................................ 18
3.2.3.1. Nguyên nhân khách quan...................................................... 18
3.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan ......................................................... 19
3.2.4. Ảnh hưởng .................................................................................. 19
3.2.4.1. Đối với cá nhân .................................................................... 19
3.2.4.2. Đối với gia đình .................................................................... 19
3.2.4.3. Đối với cộng đồng ................................................................ 20

3
3.2.4.4. Đối với xã hội nói chung ...................................................... 20
3.2.5. Xác định giải pháp ...................................................................... 20
3.2.5.1. Giáo dục ............................................................................... 20
3.2.5.2. Pháp luật ............................................................................... 20
3.2.5.3. Hỗ trợ xã hội: ....................................................................... 21
3.2.5.4. Hợp tác đa phương: .............................................................. 21
3.2.5.5. Tạo ra một văn hóa cộng đồng tích cực: ............................... 21
3.3. Kết bài thuyết trình ............................................................................ 21
3.3.1. Tóm tắt ........................................................................................ 21
3.3.2. Bài học rút ra ............................................................................... 21
3.3.3. Kêu gọi hành động ...................................................................... 21
3.3.4. Kết luận sâu sắc ........................................................................... 21
3.4. Cảm ơn và mời câu hỏi (tùy chọn): .................................................... 22
3.4.1. Cảm ơn sự chú ý.......................................................................... 22
3.4.2. Mời câu hỏi ................................................................................. 22
3.5. Kết thúc ............................................................................................. 22
3.5.1. Chấm dứt buổi thuyết trình .......................................................... 22
3.5.2. Chúc ngày mới tốt lành ............................................................... 22
4. Xây dựng kịch bản thuyết trình ................................................................. 22
4.1. Người thứ nhất ................................................................................... 22
4.1.1. Định nghĩa. .................................................................................. 22
4.1.2. Thực trạng. .................................................................................. 23
4.2. Người thứ hai ..................................................................................... 23
4.2.1. Thứ nhất là về nguyên nhân khách quan ...................................... 24
4.2.2. Thứ hai là nguyên nhân chủ quan ................................................ 24
4.2.3. Hậu quả và ảnh hưởng ................................................................. 25
4.3. Người thứ ba ...................................................................................... 26
4.3.1 Giải pháp ...................................................................................... 26
4.3.2. Tổng kết bài thuyết trình ............................................................. 27
5. Slide bài thuyết trình ................................................................................. 27
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 33

4
LỜI NÓI ĐẦU

Thuyết trình (Presentations) là cách truyền đạt các ý tưởng (ideas) và các
thông tin (informations) đến một nhóm người (group); là trình bày bằng lời về
một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng
đến người nghe.
Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm quan trọng, một bài
thuyết trình hoàn hảo có thể mang lại thành công vượt xa những gì chúng ta
mọng đợi. Dù bạn là ai, làm gì, thì bạn cũng sẽ phải thuyết trình (trình bày) một
vấn đề nào đó trước người khác (có thể là một người, một nhóm người, hoặc rất
nhiều người). Để có kết quả tốt thì bạn cần phải trải qua giai đoạn chuẩn bị, xây
dựng cấu trúc bài thuyết trình, cảm giác lo lắng hồi hộp trước khi thuyết trình.
Nhiều người nghĩ rằng, thuyết trình luôn là thử thách, khó khăn, trên thực tế,
thuyết trình không khó, nếu bạn biết cách.
Chính vì vậy Kỹ năng thuyết trình là một môn học rất bổ ích và cần thiết.
Qua quá trình học tập, môn học giúp cho sinh viên nắm được những kiến thức
cơ bản nhất về thuyết trình. Bên cạnh đó nó cũng trang bị cho sinh viên những
kiến thức quan trọng để xây dựng một bài thuyết trình hiệu quả, từ đó có thể áp
dụng vào công việc học tập cũng như mọi lĩnh vực của cuộc sống. Không những
thế, môn học đã cung cấp một kỹ năng làm việc rất cần thiết và hữu ích trên con
đường lập nghiệp của sinh viên sau này. Nhất là đối với các bạn sinh viên mới ra
trường, mới bắt đầu bước vào môi trường công sở. Và khi bạn đã có đầy đủ kiến
thức, kỹ năng và kinh nghiệm thì việc thăng tiến trong công việc là điều hiển
nhiên.

5
I. Lý thuyết
1. Kỹ năng kiểm soát sự lo lắng
1.2. Hiện tượng run sợ khi nói trước đám đông
Run sợ khi nói trước đám đông là chuyện bình thường vì nó là tâm lý
chung của đa số mọi người.
Một số người cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi đứng trước khán thính giả
để thuyết trình. Tuy nhiên, với phần đông những người khác, nhất là những
người lâu nay vốn e dè và thiếu tự tin trong giao tiếp, thì việc phải đứng nói
chuyện trước đám đông lại là điều khiến họ cảm thấy lo sợ, thậm chí, còn đáng
lo sợ hơn tất cả các nỗi sợ khác.
Theo 1 khảo sát của ĐH Chapman, Hoa kỳ cũng cho thấy 25,3% người Mỹ
đều rất e ngại việc phải nói trước đám đông.
- Triệu chứng của nỗi sợ:
Đau thắt dạ dày, ra mồ hôi tay, khô miệng, cổ họng đặc lại...
+ Trước khi thuyết trình, người thuyết trình thường rơi vào những trạng
thái như căng thẳng, hồi hộp, lo lắng, và luôn kỳ vọng buổi thuyết trình được
thành công. Những diễn biến này vẫn xảy ra ngay cả đối với những người đã có
kinh nghiệm, nhưng đối với những người mới thuyết trình nó biểu hiện rõ hơn.
1.2. Các nguyên nhân dẫn tới sự lo lắng
- Chuẩn bị không tốt bài thuyết trình
+ Trong quá trình chuẩn bị, người thuyết trình trải qua quá trình nghiên cứu
chủ đề, thu thập và xử lý thông tin, sau đó xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình.
Việc chuẩn bị không tốt dẫn tới thiếu thông tin sẽ làm cho người thuyết trình rơi
vào trạng thái thiếu sự tự tin.
- Kiến thức về chủ đề thuyết trình bị hạn chế
+ Đây là trở ngại rất lớn cho người thuyết trình, sự hạn chế về kiến thức sẽ
làm cho người thuyết trình khó triển khai được các ý chính, nội dung chính cần
truyền đạt một cách phong phú và đa dạng.
+ Người nghe mong muốn người thuyết trình có phông kiến thức rộng nhất
là kiến thức thực tế, chứ không mong muốn một sự “sáo rỗng”.
- Thể chất và tinh thần không tốt
+ Căng thẳng ít hay nhiều đều làm cho thần kinh bị mệt mỏi, ảnh hưởng
đến quá trình tập trung cho bài thuyết trình. Vì thế giá trị của bài thuyết trình sẽ
bị giảm đi.
- Thính giả nhìn chúng ta chằm chằm
6
Như một phản ứng tự nhiên, mọi người đều cảm thấy ngượng ngập hoặc
bối rối khi có ai đó nhìn mình quá lâu. Dẫn tới lúng túng và hoảng hốt.
- Người nghe không mấy để ý đến những gì chúng ta nói
+ Cảm giác lạc lõng sẽ xâm chiếm và cảm thấy sự hứng khởi cũng như
công sức chuẩn bị sẽ “tan thành mây khói”. Nỗi sợ này khiến người thuyết trình
không còn động lực hay sự tự tin để đứng trước đám đông nữa.
- Sợ những yếu tố giấu mặt
+ Có một thực tế là con người phải chịu nhiều nỗi sợ hãi hết sức mơ hồ như
sợ lần đầu tiên thử sức một lĩnh vực nào đó, sợ gặp người lạ, sợ phải thay đổi
thói quen… Dù không xác định được gốc rễ, chúng ta vẫn bị những yếu tố này
chi phối. Trong thuyết trình cũng thế, có thể người nói sẽ sợ rủi ro, sợ những yếu
tố không ngờ đến…
1.3. Biểu hiện của sự lo lắng
Tâm lý căng thẳng sẽ làm cho các hoạt động của chúng ta không được tự
nhiên và thể hiện rõ ra bên ngoài:
+ Khuôn mặt không được tươi vui, trầm ngâm
+ Giọng nói run run và tim đập mạnh.
+ Đi đi, lại lại không rõ mục đích, đứng ngồi không yên.
+ Tay liên tục vân vê một thứ gì đó như vạt áo, bút, đồ trang sức, tóc,
mũi…
+ Toát mồ hôi, run tay, run chân, giọng nói ngắt quãng, thở hổn hển…
- Ngoài những biểu hiện ra bên ngoài người thuyết trình thường có những
suy nghĩ tiêu cực:
+ Có lẽ mình không nên nhận lời mời thuyết trình thì hơn.
+ Mình đang nhận làm một công việc nguy hiểm.
+ Có lẽ mình chuẩn bị như thế vẫn chưa đủ.
+ Từ trước tới giờ, mình không thể trình bày được những ý tưởng hay.
+ Ước gì bây giờ mình có thể từ chối buổi thuyết trình ngày mai.
1.4. Kỹ năng kiểm soát sự lo lắng
Lo lằng khi thuyết trình trước đám đông là điều hoàn toàn bình thường,
điều đó xảy ra với cả những người có kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu có thể thuyết
trình trôi chảy, tự tin, chúng ta sẽ xây dựng uy tín cho bản thân và tạo ảnh hưởng
lớn cho sự nghiệp. Vậy làm thế nào để kiểm soát sự lo lắng?
- Chấp nhận một thực tế, bất cứ ai cũng không hoàn hảo.

7
+ Bất cứ ai cũng có thể cảm thấy lo lắng và nôn nóng trong một số trường
hợp nào đó. Và bản thân mình cảm thấy lo lắng khi phải thuyết trình cũng
không phải là ngoại lệ.
- Chọn chủ đề đã biết rõ
+ Chọn chủ đề quen thuộc với bản thân chắc chắn sẽ cho người thuyết trình
lợi thế về sự tự tin vì người thuyết trình nắm rõ mình cần nói gì và kiểm soát
được quá trình thuyết trình.
+ Trong những tình huống bất thường như trục trặc về công cụ trình chiếu
hay mất giấy ghi chú, vẫn có thể tiếp tục vì trong đầu người thuyết trình đầy
thông tin.
+ Ngoài ra, quen thuộc với chủ để giúp người thuyết trình có thể đưa ra
những ví dụ thực tế, đồng thời giúp phần hỏi đáp trở nên dễ chịu hơn.
- Chuẩn bị kĩ càng
+ Đây là điều vô cùng quan trọng, bạn không thể có bài thuyết trình thành
công nếu bạn không có kiến thức về chủ đề mình sắp nói.
+ Theo các chuyên gia về thuyết trình, sự chuẩn bị hợp lí có thể làm giảm
đáng kể nỗi lo lắng. Người thuyết trình sẽ phải tập nói vài lần và thậm chí trình
diễn trước vài ba người bạn thân, điều đó giúp có được sự tự tin.
- Lên kế hoạch sử dụng công cụ hỗ trợ
+ Công cụ hỗ trợ có thể là máy chiếu, tờ rơi, bảng biểu… Nhờ sử dụng
những thiết bị này, không những ý nói của người thuyết trình được làm sáng tỏ
mà còn giúp tự tin hơn vì thính giả sẽ chuyển hướng nhìn sang tài liệu trình
chiếu hơn là nhìn chằm chằm vào người thuyết trình và để minh chứng những gì
mình nói, nên đi lại hay chỉ trên màn chiếu, điều đó góp phần giúp giải phóng
bớt năng lượng gây căng thẳng.
- Đừng bao giờ học thuộc bài nói
+ Khi học thuộc bài nói, người thuyết trình sẽ phụ thuộc rất nhiều vào
những gì mình nhớ, khiến không thể chủ động ứng biến nếu có tình huống xảy
ra ngoài dự kiến. Chẳng may khi có 1 vấn đề nhỏ khiến bạn bỏ sót ý hay tệ hơn
là quên bài thuyết trình, điều đó sẽ biến bạn thành 1 trò cười.
+ Kể cả khi nhớ hết thì giọng đọc của người thuyết trình sẽ như một cái
máy, không truyền cảm. Người nghe sẽ nhanh chán với những gì người thuyết
trình đọc từ trí nhớ chứ không phải những gì người thuyết trình trao đổi và họ sẽ
đặt câu hỏi về sự thành thực của người thuyết trình..
- Tưởng tượng sẽ thuyết trình thành công

8
+ Người thuyết trình với suy nghĩ tiêu cực về bản thân và bài thuyết trình
thường bị hạ gục bởi nỗi lo lắng khi đứng trước đám đông.
+ Hãy tự tin rằng mình có thể làm được. Gạt bỏ cảm giác căng thẳng thần
kinh và nên ngủ đầy giấc đêm hôm trước.
- Đừng coi rụt rè là rào cản
+ Nhiều người cho rằng, người rụt rè khó có thể thuyết trình hay được,
nhưng vẫn có rất nhiều thuyết trình viên có lối sống khép kín và thậm chí hơi
nhút nhát nhưng khi lên thuyết trình lại vô cùng sôi nổi.
+ Đó là vì họ thực sự hứng thú với bài thuyết trình và muốn được truyền
cảm hứng đó đến người nghe. Một khi chúng ta chỉ chuyên tâm vào những gì
cần nói, sự rụt rè của chúng ta sẽ biến mất!
- Chuẩn bị hình thức bên ngoài phù hợp và ấn tượng
+ Để tạo ấn tượng tốt, để có thể tự tin đứng trước đám đông thính giả,
người thuyết trình cần bảo đảm rằng vẻ bề ngoài của mình gửi đi những tín hiệu
thích hợp nhất, tạo ấn tượng tốt nhất.
+ Do mọi người thường phán xét tính tin cậy của bài thuyết trình trên cơ sở
hình thức bên ngoài, nên mọi cử chỉ, dáng điệu, nét mặt và thái độ của người
thuyết trình cần tự nhiên và nhẹ nhàng.
- Dành thời gian cho câu hỏi
+ Tùy vào đối tượng và số lượng thính giả, chúng ta nên dành thời gian để
giải đáp câu hỏi họ nêu ra sau khi kết thúc bài thuyết trình.
+ Nếu trong khả năng, hãy cố gắng giải đáp những câu hỏi khi có thể. Còn
không có thể sắp xếp những cuộc trò chuyện riêng để cung cấp cho họ thông tin
chi tiết.
- Đừng băn khoăn về chuyên môn của mình
+ Chúng ta không phải chuyên gia về lĩnh vực đó không có nghĩa là chúng
ta không thể cung cấp cho người nghe một bài thuyết trình với nhiều nội dung
hữu ích.
- Không đọc lại nguyên văn slide
+ Những slide đã chuẩn bị sẵn là tài liệu tốt nhưng đừng lúc nào cũng nhìn
chằm chằm và đọc lần lượt từng slide một.
+ Chúng ta nên học cách thuyết trình theo ý mình, diễn đạt theo văn phong
đối thoại để người nghe cảm thấy hứng thú chứ không phải đọc cho họ nghe
những gì hiển hiện trên màn hình máy chiếu.
- Cơ thể

9
+ Di chuyển nhẹ nhàng vài mét trước khi thuyết trình, hít thở đều và sâu,
tạo sự thư giãn cần thiết. Hai bàn tay thì nắm chặt rồi thả lỏng vài lần.
+ Trong quá trình thuyết trình có thể đi chuyển trong phạm vi nhất định
chẳng hạn như tiến lại gần thính giả. Điều này làm cho cơ thể được giải phóng
về không gian và khoảng cách, luôn đứng với tư thế thoải mái và hướng về phía
thính giả.
- Trước khi thuyết trình phải luyện tập cơ mặt để tạo ra sự tự nhiên
nhất.
+ Nhắm nghiền mắt lại thật chặt, ngậm môi và nhăn mặt, sau đó thư giãn
để tập lần tiếp theo. Với bài tập này, có thể tập đi tập lại nhiều lần.
+ Há miệng và mở mắt thật to đến mức có thể, sau đó thư giãn. Cách này sẽ
giúp cho tất cả các cơ mặt được hoạt động căng ra và sẽ linh hoạt hơn. Nên tập
đi tập lại liên tục nhiều lần.
+ Mím môi và nhắm nghiền mắt chặt đến mức có thể, sau đó từ từ thư giãn.
Với cách tập này sẽ giúp không bị cơ cứng khi nói, giọng nói sẽ mạch lạc, rõ
ràng và không bị líu lưỡi…
- Kiểm soát hơi thở và giọng nói
+ Giọng nói có tác động không nhỏ đến buổi thuyết trình.
+ Tâm lý căng thẳng sẽ làm cho hơi thở của không đều, ức chế về tâm lý.
Tập hít thở một cách từ từ để điều hoà tốt được hơi thở của mình.
+ Trong quá trình thuyết trình, nếu chúng ta cảm thấy hơi thở cũng như
giọng nói có vấn đề, ngay lập tức phải điều chỉnh. Nếu đang nói nhanh quá thì
cần phải giảm cường độ, điều tiết một cách nhịp nhàng mà vẫn gây hấp dẫn cho
người nghe
2. Kỹ năng trao đổi với người nghe
2.1. Kĩ năng đặt câu hỏi
Mục đích của việc đặt câu hỏi là khơi gợi suy nghĩ, khuyến khích sự tham
gia của thính giả, dẫn dắt đến phần trình bày, đồng thời tìm kiếm sự đồng cảm,
sự ủng hộ của người nghe và tạo sự thân thiện. Đặt câu hỏi đúng giúp thính giả
tập trung suy nghĩ, tạo quan điểm chung cũng như xây dựng và củng cố mối
quan hệ, đồng thời thể hiện sự chân thành, quan tâm, thu hút sự tham gia của
thính giả.
Trong buổi thuyết trình, thính giả không được tham gia vào bài thuyết
trình, sẽ dẫn tói sự nhàm chán và mệt mỏi với những biểu hiện như: ghếch tay
chân, làm việc riêng, nói chuyện với người bên cạnh, cười khỉnh, ngồi uể oải,

10
ngủ gật, lắc đầu hoặc ngắm quanh phòng…. Nếu người thuyết trình lôi cuốn
thính giả bằng các câu hỏi, thính giả trả lời đúng sẽ làm tăng hưng phấn theo dõi
các nội dung tiếp theo. Mặt khác, đặt câu hỏi làm cho thính giả quan tâm và kích
thích tư duy của thính giả.

2.1.1. Phân loại câu hỏi


Có rất nhiều loại câu hỏi khác nhau, tùy theo mục đích và đối tượng của
buổi thuyết trình mà người thuyết trình chọn loại câu hỏi cho phù hợp. Theo
cách đặt câu hỏi, có thể chia thành hai loại: câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
- Câu hỏi đóng: Là loại câu hỏi có sẵn các phương án trả lời, người được
hỏi chỉ cần chọn một trong các phương án đó. Ví dụ, người thuyết trình hỏi:
“Bạn có thích buổi thuyết trình này không ?”, câu trả lời nhận đựoc chỉ là “có”
hoặc “không”.
- Câu hỏi mở: Là loại câu hỏi ngược lại với câu hỏi đóng, tức là không có
các phương án trả lời được ấn định trước. Trong thuyết trình, câu hỏi mở giúp
thính giả tư duy, có nhiều lựa chọn, có nhiều đáp án cũng như có nhiều quan
điểm, ý kiến về một vấn đề. Câu hỏi mở sẽ phát huy tác dụng trong trường hợp
người thuyết trình muốn tìm kiếm thêm thông tin chi tiết về vấn đề, tham khảo ý
kiến của thính giả hay phát triển một cuộc thảo luận mở. Ví dụ: Khi thuyết trình
về vai trò của kỹ năng mềm, có thể đặt câu hỏi: “Theo anh/chị, kỹ năng mềm có
vai trò như thế nào đối với sinh viên”. Người trả lời có thể thoải mái trả lời theo
ý mình, do đó, thông tin thu thập được phong phú và đa dạng.
2.1.2. Các cấp độ câu hỏi
Đối với người thuyết trình cũng như người tham dự buổi thuyết trình cũng
cần có sự chuẩn bị cho mình về nội dung và câu hỏi để đặt cho thính giả hoặc
tìm hiểu sâu về chủ đề thuyết trình. Cần chú ý các cấp độ câu hỏi trong quá trình
đặt câu hỏi để có được những thông tin như mong muốn.

Các cấp độ câu hỏi


11
Những lưu ý khi đặt câu hỏi cho thính giả:
- Đặt câu hỏi để khuyến khích sự tham gia của thính giả một cách chủ
động.
- Câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu và không quá khó. Chiến lược đặt câu hỏi là đi
từ dễ đến khó, từ cụ thể đến trừu tượng.
- Nội dung câu hỏi phải gắn với phần nội dung bạn vừa trình bày
- Khi hỏi thính giả nên có sự gợi mở
- Kiểm soát tốt câu hỏi
- Động viên khi thính giả trả lời đúng
2.2. Kỹ năng trả lời câu hỏi
Trong một buổi thuyết trình, người thuyết trình có những khoảng thời gian
trao đổi với thính giả, trả lời các câu hỏi của thính giả đưa ra. Nếu người thuyết
trình xử lý các câu hỏi tốt, uy tín sẽ được nâng cao và ảnh hưởng tích cực đến
bài trình bày. Song nếu người thuyết trình lảng tránh câu hỏi hoặc tỏ ra khó chịu,
họ sẽ phải gánh chịu tác động ngược lại.
Các câu hỏi do thính giả đưa ra có thể vừa lôi cuốn người nghe vừa tạo cơ
hội để phân tích sâu hơn những lĩnh vực có ý nghĩa với người nghe. Câu hỏi có
thể được đưa ra ngay trong lúc trình bày hoặc được để dành sau khi người nói
kết thúc trình bày. Sẽ có rất nhiều tình huống xảy ra trong việc trả lời câu hỏi, có
thể có những câu hỏi mà bạn không thể trả lời ngay được.
Việc hỏi đáp có thể đem lại mạo hiểm cho người thuyết trình. Nếu người
thuyết trình nói rằng “Tôi không biết; Tôi không chắc lắm; Tôi sẽ liên lạc với
quý vị sau”, mức độ tin cậy của bài thuyết trình sẽ bị ảnh hưởng. Người thuyết
trình có thể giảm được những sự cố rủi ro này nếu họ đoán trước câu hỏi và
chuẩn bị câu trả lời cho câu hỏi đó.
Chính vì vậy, muốn hoàn thành tốt phần hỏi đáp, người thuyết trình phải
luôn nhớ rằng cần phải đầu tư cho phần này không khác gì so với phần trình
bày.
Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi chuẩn bị phần trả lời câu hỏi
của thính giả:
2.2.1. Chuẩn bị sẵn sàng cho mọi câu hỏi
- Khi viết dàn ý cho bài thuyết trình, người thuyết trình nên nghĩ đến những
câu hỏi có thể xảy ra.

12
- Khi thuyết trình thử trước mọi người, hãy nhờ mọi người đặt các câu hỏi,
càng nhiều càng tốt. Thông qua việc trả lời các câu hỏi người thuyết trình sẽ
nắm rõ nội dung hơn.
- Nếu người thuyết trình trình bày về một vấn đề gây tranh cãi, hãy chắc
rằng mình có thể trả lời được tất cả các câu hỏi thể hiện quan điểm đối lập.
- Nếu người thuyết trình nói về một chủ đề mang tính kỹ thuật hay chuyên
môn, nên chú ý đến cách trả lời cụ thể nhưng sử dụng càng ít thuật ngữ chuyên
ngành hay khoa học càng tốt.
2.2.2. Luyện tập cách trả lời câu hỏi
Có 2 cách luyện tập:
- Nhờ bạn bè, đồng nghiệp lắng nghe và đặt câu hỏi để người thuyết trình
trả lời. Nên ưu tiên cách này, vừa giúp bạn quen với việc nói trước đám đông, có
nhiều người nên sẽ có nhiều kiểu câu hỏi để bạn luyện tập ứng biến để trả lời
như khi thuyết trình thật.
- Người thuyết trình ghi âm câu trả lời chuẩn bị trước của mình rồi nghe lại,
từ đó chỉnh sửa câu trả lời cho hợp lý.
Những điều người thuyết trình cần ghi nhớ khi chuẩn bị cho phần hỏi
đáp:
- Phần hỏi đáp cũng quan trọng không kém phần thuyết trình
- Cần nghiên cứu kỹ tài liệu thuyết trình và thông tin liên quan sẽ giúp
người thuyết trình lường trước được các vấn đề được hỏi
- Hầu hết các câu hỏi của thính giả đều có mục đích chung chứ không có
mục đích cá nhân
- Sự căng thẳng có thể khiến người thuyết trình vội vã trả lời. Vì vậy, hãy
bình tĩnh suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời
- Nếu cần, hãy đề nghị người hỏi làm rõ nghĩa câu hỏi
- Nên trả lời từng câu hỏi một
- Cách xử lý câu hỏi
2.2.3. Hãy chủ động trong phần hỏi đáp
- Thông báo về cách thức:
+ Nếu người thuyết trình sẵn sàng đón nhận phần hỏi đáp, không có cách
nào tốt hơn là cho thính giả biết mình luôn chủ động bằng việc thông báo ngay
từ đầu phần thuyết trình về cách thức đặt câu hỏi. Người thuyết trình có thể đơn
giản nói ”Xin cứ tự nhiên đặt câu hỏi trong lúc tôi nói” hoặc “Tôi rất vui được
trả lời mọi câu hỏi sau khi kết thúc phần trình bày”.

13
- Tiếp cận câu hỏi với thái độ tích cực
+ Một thái độ tích cực với tất cả các câu hỏi sẽ cho thính giả cảm giác
người thuyết trình sẵn sàng và tôn trọng họ.
+ Hãy coi phần hỏi đáp là cơ hội để người thuyết trình trao đổi ý kiến với
thính giả, chứ không phải là một bài kiểm tra trình độ hay nhân cách của mình.
+ Dù cho câu hỏi đưa ra có vẻ thù địch, người thuyết trình vẫn nên giữ bình
tĩnh. Bất cứ kiểu trả lời “hơn - thua” nào cũng để lại ấn tượng không tốt với
thính giả.
- Lắng nghe thận trọng:
+ Hãy lắng nghe câu hỏi một cách cẩn thận. Người thuyết trình rất cần chú
ý đến người đặt câu hỏi, nhìn trực tiếp vào họ chứ không nhìn quanh hội trường,
nhìn xuống sàn hay trần nhà.
+ Khi người hỏi có vẻ khó khăn khi diễn đạt câu hỏi của mình, người
thuyết trình nên khuyến khích hoặc giúp họ nói rõ hơn.
+ Nếu không hiểu rõ câu hỏi, hãy yêu câu người hỏi nhắc lại câu hỏi, thậm
chí là đưa ra ví dụ.
- Hướng câu trả lời tới toàn bộ thính giả:
+ Khi nghe câu hỏi, người thuyết trình nên nhìn trực tiếp vào người hỏi
nhưng khi trả lời, người thuyết trình cần hướng đến tất cả những người có mặt.
+ Đừng thờ ơ với người đặt câu hỏi nhưng cũng đừng sao lãng với những
người nghe còn lại. Điều này sẽ giúp người thuyết trình làm chủ được tình
huống và thu hút được người nghe tham gia vào phần trình bày của mình.
+ Đối với toàn bộ thính giả, người thuyết trình nên nhắc lại câu hỏi để chắc
rằng mình hiểu đúng và trả lời thẳng vào câu hỏi. Đây cũng là cách người thuyết
trình tạo ra sự chú ý đối với người nghe và có thêm thời gian để suy nghĩ về câu
trả lời.
- Chân thành và thẳng thắn:
+ Với những câu hỏi mang tính chính xác thì hãy trả lời khi bạn thực sự
biết đáp án. Khi đó có thể nhờ sự giúp đỡ của người khác, hoặc thừa nhận là bạn
không biết. Thính giả sẽ thông cảm cho người thuyết trình vì không ai có thể
biết tất cả mọi thứ.
+ Nếu người thuyết trình không thể đưa ra câu trả lời ngay lập tức, người
thuyết trình có thể xin phép đưa ra câu trả lời vào lúc khác bằng cách liên lạc lại
với thính giả đưa ra câu hỏi đó qua email hoặc điện thoại.
- Kiểm soát thời gian:

14
+ Trong phần hỏi đáp, có thể người thuyết trình sẽ gặp một số tình huống
như một người hỏi quá nhiều và chiếm hết thời gian của phần này. Hãy chọn 1
vài câu hỏi để trả lời rồi dành thời gian cho những thính giả khác.
- Hãy trả lời đúng trọng tâm câu hỏi:
+ Người thuyết trình cần trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, tránh vòng vo, câu
trả lời lan man, dài dòng.
+ Cũng đừng quên hỏi ý kiến của người hỏi có hài long với câu trả lời của
mình không.
2.2.4. Một số dạng câu hỏi và cách xử lý
Trong phần hỏi- đáp với thính giả chúng ta có thể bắt gặp một số dạng câu
hỏi sau:
- Câu hỏi tốt: Những câu hỏi này giúp chuyển thông điệp của chúng ta đến
thính giả tốt hơn. Hãy cảm ơn người đã đặt câu hỏi và bình tĩnh trả lời câu hỏi.
- Câu hỏi khó: Đây là những câu hỏi mà chúng ta không thể hoặc không
muốn trả lời. Hãy nói là chúng ta không biết, hoặc sẽ tìm hiểu thêm, hoặc đề
nghị thính giả gợi ý.
- Câu hỏi không cần thiết: Trả lời lại một cách ngắn gọn và chuyển sang
câu hỏi tiếp.
- Câu hỏi không liên quan: Hãy khéo léo để chuyển sang câu hỏi tiếp.
Câu hỏi: Giải thích tại sao cần đặt câu hỏi với người nghe trong quá
trình thuyết trình và không nên đặt câu hỏi đóng?
- Lí do cần đặt câu hỏi:
Mục đích đặt câu hỏi là khơi dậy được suy nghĩ của tất cả những người tham
gia, khuyến khích sự tham gia của thính giả, dẫn dắt tư duy và định hướng đến
phần trình bày cũng như tìm kiếm sự đồng cảm, sự ủng hộ của người nghe và
tạo sự thân thiện. Đặt câu hỏi đúng giúp thính giả tập trung suy nghĩ, tạo quan
điểm chung cũng như xây dựng và củng cố mối quan hệ, đồng thời thể hiện sự
chân thành, quan tâm, thu hút sự tham gia của thính giả. Trong buổi thuyết trình,
thính giả không được tham gia vào bài thuyết trình, sẽ dẫn tói sự nhàm chán và
mệt mỏi với những biểu hiện như: ghếch tay chân, làm việc riêng, nói chuyện
với người bên cạnh, cười khỉnh, ngồi uể oải, ngủ gật, lắc đầu hoặc ngắm quanh
phòng…. Nếu người thuyết trình lôi cuốn thính giả bằng các câu hỏi, thính giả
trả lời đúng sẽ làm tăng hưng phấn theo dõi các nội dung tiếp theo. Mặt khác,
đặt câu hỏi làm cho thính giả quan tâm và kích thích tư duy của thính giả.
- Lí do không nên đặt câu hỏi đóng:

15
+ Hạn chế sự tương tác: Câu hỏi đóng chỉ có thể trả lời “có” hoặc
“không”, có thể làm giảm sự tương tác và động lực của người nghe.
+ Thiếu sự kích thích: Câu hỏi đóng thương không tạo ra sự kích thích
tinh thần như các câu hỏi mở, không thu hút sự chú ý của thính giả.
+ Ít khuyến khích sự sáng tạo: Người nghe không có cơ hội để thể hiện
sự sáng tạo hoặc chia sẻ ý kiến của họ khi câu hỏi đặt ra là quá cụ thể và giới
hạn.
+ Không phản ánh sự hiểu biết sâu rộng: Câu hỏi không cho phép người
nghe thể hiện sự hiểu biết sâu rộng về chủ đề.
II. Thực hành
1. Mục đích của buổi thuyết trình
Tạo ý thức và nhận thức: Thuyết trình nhằm mục đích tạo ra một sự nhận
thức sâu rộng về các vấn đề xã hội gây hại và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng
đồng và xã hội.
Giáo dục và chia sẻ thông tin: Mục tiêu của thuyết trình là cung cấp thông
tin chi tiết về các dạng tệ nạn xã hội, nguyên nhân và hậu quả của chúng để tạo
ra sự hiểu biết và ý thức cho đối tượng người tham dự.
Thúc đẩy hành động và thay đổi: Thuyết trình sẽ tạo ra một động lực để
khuyến khích người nghe tham gia vào các hoạt động và chiến dịch nhằm ngăn
chặn và giảm thiểu tệ nạn xã hội.
Thúc đẩy hợp tác và hành động cộng đồng: Mục tiêu cuối cùng là tạo ra
một môi trường hợp tác và hành động cộng đồng mạnh mẽ hơn trong việc ngăn
chặn và giảm thiểu tệ nạn xã hội.
2. Phác thảo đề cương, cấu trúc bài thuyết trình.
Thời gian Thứ tự Nội dung
30s Phần mở đầu: giới thiệu bản thân và chủ đề
Người muốn trình bày (tệ nạn xã hội).
thuyết trình
1p30s -Đặt câu hỏi với thính giả
1
-Định nghĩa tệ nạn xã hội

12p
Phần
2p -Thực trạng tệ nạn xã hội
thân

16
Người bài -Nguyên nhân tệ nạn xã hội
4p thuyết trình -Hậu quả, ảnh hưởng tệ nạn xã hội
2

3p30s Người -Giải pháp ngăn chặn tệ nạn xã hội


thuyết trình
3
30s Phần kết luận: kết luận về tệ nạn xã hội

3. Nội dung bài thuyết trình


3.1. Mở đầu thuyết trình
3.1.1. Dẫn nhập chủ đề
- Trong một thế giới đầy ắp với những tiến bộ khoa học, công nghệ và văn
hóa, có một sự thật không thể phủ nhận: tệ nạn xã hội vẫn tồn tại và là một thách
thức đối với xã hội ngày nay. Chúng ta không thể nhìn nhận vấn đề này mà
không chú ý đến sự ảnh hưởng sâu sắc và đau lòng của nó đối với cuộc sống của
hàng triệu người trên khắp thế giới.
- Tệ nạn xã hội không chỉ là vấn đề của một quốc gia hay một khu vực cụ
thể, mà là một vấn đề toàn cầu, đe dọa sự ổn định và phát triển của cả nhân loại.
Từ tội phạm đến ma túy, từ buôn người đến bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội đã
đặt ra những thách thức nghiêm trọng và đòi hỏi sự chú ý và hành động quyết
liệt từ mỗi cá nhân và cộng đồng.
- Trong buổi thuyết trình hôm nay, chúng ta sẽ đi sâu vào chủ đề này để
hiểu rõ hơn về tệ nạn xã hội, nhận biết nguyên nhân và hậu quả của nó, cũng
như thảo luận về các giải pháp từ đó có thể đưa ra những bài học để áp dụng, đối
phó và giảm thiểu tác động tiêu cực của nó.
- Hãy cùng nhau bắt đầu hành trình khám phá và chia sẻ những ý kiến, kinh
nghiệm, và cảm xúc của chúng ta về một chủ đề mà không chỉ là một vấn đề của
xã hội, mà còn là một thách thức về đạo đức và nhân quyền.
3.1.2. Phác thảo chủ đề
Trước tiên, chúng ta sẽ định rõ "tệ nạn xã hội" là gì và tại sao nó đang là
một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội ngày nay.
Tiếp theo, chúng ta sẽ xác định mục đích của buổi thuyết trình: để nhận biết,
hiểu và thảo luận về những tệ nạn xã hội, về thực trạng ngày nay, những nguyên

17
nhân hình thành nên chúng, những hậu quả mà chúng để lại và cách chúng ta có
thể đối phó với chúng.
3.2. Thân bài thuyết trình
3.2.1. Định nghĩa tệ nạn xã hội
Mô tả và định nghĩa các dạng tệ nạn xã hội như tội phạm, ma túy, buôn
người, bạo lực gia đình, đối xử bất công, và bất bình đẳng xã hội.
"Tệ nạn xã hội" là thuật ngữ được sử dụng để mô tả những hành vi, hành động
hoặc tình trạng gây hại và đe dọa đến sự ổn định, an ninh, và phát triển của một
xã hội. Đây là những vấn đề hoặc tình trạng tồn tại trong xã hội, thường xuất
hiện ở nhiều mức độ và dạng thức khác nhau, từ cá nhân cho đến cấp bậc cộng
đồng hoặc quốc gia.
Các dạng tệ nạn xã hội có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các vấn đề
như tội phạm, ma túy, buôn người, bạo lực gia đình, đối xử bất công, và bất bình
đẳng xã hội. Những hành vi và tình trạng này thường gây ra những hậu quả
nghiêm trọng và tiêu cực đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng, và xã hội nói
chung, như mất mát về sức khỏe, giáo dục, và tài chính, cũng như sự suy thoái
về giá trị đạo đức và văn hóa trong xã hội.
3.2.2. Thực trạng ngày nay
Chỉ rõ thực trạng của mỗi loại tệ nạn xã hội (nên đưa vào số liệu cụ thể)
- Tổ chức tội phạm và tội phạm mạng
- Ma tuý và lạm dụng chất cấm
- Buôn người
- Bạo lực gia đình
- Đối xử bất công và bất bình đẳng xã hội
3.2.3. Phân tích nguyên nhân
Phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến sự phát sinh
và lan rộng của tệ nạn xã hội
3.2.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Yếu tố kinh tế
Nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập: Kinh tế yếu và sự bất bình đẳng
thu nhập tạo điều kiện cho sự phát sinh của tệ nạn xã hội, vì những người ở tầng
lớp thu nhập thấp thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản
như giáo dục và y tế.
- Yếu tố Xã hội và Văn hóa

18
Phân biệt đối xử và bất bình đẳng xã hội: Sự phân biệt đối xử và bất
bình đẳng xã hội dẫn đến sự loại trừ và cô lập một số nhóm dân tộc, làm tăng
nguy cơ về tệ nạn xã hội trong những nhóm này.
Giáo dục và nhận thức xã hội: Thiếu hụt giáo dục và nhận thức xã hội
làm cho một số người khó nhận biết và đối phó với các hành vi tệ nạn xã hội,
như bạo hành gia đình hoặc ma túy.
3.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Yếu tố tâm lý và hành vi:
Tình trạng tâm lý: Một số người có tình trạng tâm lý không ổn định có thể
dễ dàng trở thành nạn nhân hoặc thủ phạm của tệ nạn xã hội.
Lựa chọn và quyết định cá nhân: Một số người chọn lựa và quyết định cá
nhân của họ có thể dẫn đến việc tham gia hoặc trở thành nạn nhân của các hành
vi tệ nạn xã hội.
- Yếu tố xã hội và văn hóa:
Áp lực xã hội và nhóm: Áp lực từ xã hội và nhóm có thể đẩy một số người
tham gia vào các hành vi tệ nạn để thích nghi hoặc được chấp nhận trong nhóm
của họ.
Tác động của môi trường và văn hóa: Môi trường và văn hóa mà một
người lớn lên có thể ảnh hưởng đến quan điểm và hành vi của họ đối với tệ nạn
xã hội.
3.2.4. Ảnh hưởng
Trình bày về những hậu quả và ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đối với cá
nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội nói chung.
3.2.4.1. Đối với cá nhân
- Tình trạng sức khỏe xấu: Cá nhân có thể trải qua tình trạng sức khỏe
xấu, bao gồm tình trạng tâm thần không ổn định, lạm dụng chất cấm, và các vấn
đề về sức khỏe vật lý liên quan đến bạo lực và tội phạm.
- Tổn thương tinh thần: Cá nhân có thể chịu tổn thương tinh thần, bao
gồm sự mất tự tin, lo âu, trầm cảm và PTSD (Hậu quả của Căng thẳng Trầm
trọng).
- Thiệt hại về tài chính: Cá nhân có thể gặp thiệt hại về tài chính do mất
mát tài sản hoặc chi phí y tế và pháp lý.
3.2.4.2. Đối với gia đình

19
- Phá vỡ hòa bình gia đình: Tệ nạn xã hội có thể phá vỡ hòa bình và ổn
định trong gia đình, gây ra rạn nứt trong mối quan hệ và gây ảnh hưởng đến sự
an toàn và sự phát triển của trẻ em.
- Tăng cường áp lực gia đình: Gia đình có thể phải đối mặt với áp lực tài
chính, tinh thần và xã hội do tệ nạn xã hội, dẫn đến căng thẳng và mất mát.
3.2.4.3. Đối với cộng đồng
- Giảm chất lượng cuộc sống: Tệ nạn xã hội có thể giảm chất lượng cuộc
sống trong cộng đồng bằng cách làm giảm an ninh, gây rối, và làm mất lòng tin
trong cộng đồng.
- Tăng cường gánh nặng xã hội: Cộng đồng có thể phải chịu gánh nặng
tài chính và xã hội từ việc chăm sóc những người bị ảnh hưởng bởi tệ nạn xã hội
và từ các biện pháp phòng chống tệ nạn.
3.2.4.4. Đối với xã hội nói chung
- Mất mát tài sản và phát triển kinh tế: Tệ nạn xã hội có thể gây mất mát
tài sản lớn và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực.
- Suy thoái đạo đức và văn hóa: Tệ nạn xã hội có thể dẫn đến suy thoái
đạo đức và văn hóa, khi làm mất lòng tin vào hệ thống pháp luật và giáo dục,
cũng như làm suy giảm giá trị xã hội và đạo đức trong cộng đồng.
3.2.5. Xác định giải pháp
Thảo luận về các phương pháp và giải pháp có thể áp dụng để giảm thiểu
và ngăn chặn tệ nạn xã hội, bao gồm giáo dục, pháp luật, và hỗ trợ xã hội.

3.2.5.1. Giáo dục


- Giáo dục cộng đồng: Tăng cường giáo dục về các vấn đề liên quan đến
tệ nạn xã hội trong cộng đồng, bao gồm giáo dục về ma túy, bạo lực gia đình,
buôn người và tội phạm mạng.
- Giáo dục tình thần và đạo đức: Tổ chức chương trình giáo dục tại các
trường học và cộng đồng để tăng cường nhận thức về giá trị đạo đức và ý thức
xã hội.

3.2.5.2. Pháp luật


- Tăng cường trừng phạt: Thiết lập và thực thi các biện pháp trừng phạt
nghiêm ngặt đối với tội phạm và người vi phạm luật pháp liên quan đến tệ nạn
xã hội, như buôn người, ma túy và bạo lực gia đình.

20
- Cải thiện hệ thống pháp luật: Đảm bảo rằng hệ thống pháp luật hoạt
động hiệu quả và công bằng, đồng thời cung cấp sự hỗ trợ pháp lý cho những
người bị ảnh hưởng bởi tệ nạn xã hội.
3.2.5.3. Hỗ trợ xã hội:
- Dịch vụ hỗ trợ: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tâm lý, y tế và xã hội cho những
người bị ảnh hưởng bởi tệ nạn xã hội, bao gồm cả nạn nhân và những người cố
gắng thoát khỏi vòng xoáy của tệ nạn.
- Hỗ trợ tái hòa nhập: Cung cấp các chương trình và dịch vụ để hỗ trợ tái
hòa nhập xã hội cho những người đã trải qua tệ nạn xã hội, như hỗ trợ việc làm,
giáo dục và đào tạo.

3.2.5.4. Hợp tác đa phương:


- Hợp tác giữa chính phủ và tư nhân: Tạo ra một môi trường hợp tác chặt
chẽ giữa chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các doanh nghiệp để đối phó với tệ
nạn xã hội, bao gồm cả việc cung cấp tài trợ và hỗ trợ tài chính.
- Hợp tác quốc tế: Tăng cường hợp tác quốc tế giữa các quốc gia để chia
sẻ thông tin, kinh nghiệm và tài nguyên trong việc ngăn chặn và giảm thiểu tệ
nạn xã hội.
3.2.5.5. Tạo ra một văn hóa cộng đồng tích cực:
Xây dựng văn hóa phản đối tệ nạn: Thúc đẩy một văn hóa cộng đồng
tích cực thông qua việc tạo ra các chương trình và hoạt động để tăng cường giá
trị đạo đức và tôn trọng xã hội.
3.3. Kết bài thuyết trình
3.3.1. Tóm tắt
Tóm tắt những điểm chính đã được đề cập trong buổi thuyết trình về tệ nạn
xã hội.

3.3.2. Bài học rút ra


- Ý thức trách nhiệm cá nhân
- Nhận thức về tác động của môi trường xã hội
- Khả năng phản xạ và phê phán
- Sự khích lệ và hành động

3.3.3. Kêu gọi hành động


Mời mọi người cùng nhau hành động để chung tay đối phó và giải quyết
các vấn đề tệ nạn xã hội trong cộng đồng của chúng ta.
3.3.4. Kết luận sâu sắc
21
Tặng một lời kết luận sâu sắc về tầm quan trọng của việc chống lại và ngăn
chặn tệ nạn xã hội để xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và bền vững.

3.4. Cảm ơn và mời câu hỏi (tùy chọn):

3.4.1. Cảm ơn sự chú ý


Cảm ơn cô giáo và các bạn đã dành thời gian lắng nghe buổi thuyết trình
của chúng mình về tệ nạn xã hội.

3.4.2. Mời câu hỏi


Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc ý kiến nào, xin hãy đặt ra để chúng ta có thể
thảo luận và trao đổi ý kiến về chủ đề này.

3.5. Kết thúc

3.5.1. Chấm dứt buổi thuyết trình


Kết thúc buổi thuyết trình với lời cảm ơn và kêu gọi mọi người hành động
tích cực trong việc chống lại tệ nạn xã hội.

3.5.2. Chúc ngày mới tốt lành


Chúc quý vị và các bạn có một ngày tốt lành và thành công trong mọi hoạt
động của mình.

4. Xây dựng kịch bản thuyết trình

4.1. Người thứ nhất


Kính chào cô và tất cả các bạn sinh viên có mặt trong buổi học kỹ năng
thuyết trình ngày hôm nay. Cũng là buổi cuối rồi, mình xin chúc tất cả mọi
người có một buổi chiều học tập thật vui vẻ và bổ ích.
Mình là Thanh Thảo, không để các bạn chờ đợi nữa, mình xin bắt đầu luôn chủ
đề thuyết trình của nhóm 8 chúng mình. Vâng, không xa lạ và chưa bao giờ là cũ
kỹ, vấn đề tệ nạn xã hội.

4.1.1. Định nghĩa.


(Bạn nào có thể kể tên một vài tệ nạn xã hội mà bản thân được biết không?)
(Chờ trả lời…) Khi nhắc đến tệ nạn xã hội, thì hẳn trong tiềm thức của các
bạn đã in sâu các vấn nạn về tội phạm, ma túy, cờ bạc, buôn người. Mình thì
cũng thế thôi, nó giống như một chân lý rồi . Tóm lại, về tệ nạn xã hội thì cái lý
thuyết của nó nghe hơi rườm rà, mình chỉ tóm gọn lại bằng hai cụm từ: hành vi
sai trái và hậu quả nghiêm trọng.
22
4.1.2. Thực trạng.
Tình hình chung hiện nay thì tệ nạn xã hội đang ngày càng gia tăng, diễn
biến phức tạp, len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Cụ thể:
Ma túy: Số lượng người nghiện ma túy ngày càng tăng, trẻ hóa, nhiều
loại ma túy mới xuất hiện.
Trong quý I/2022, đã phát hiện 7.002 vụ, 10.313 đối tượng phạm tội về ma
tuý, thu giữ 238 kg heroin, hơn 347 kg và gần 100.000 viên ma tuý tổng hợp, 14
kg cần sa…
Cờ bạc: Các hình thức cờ bạc trá hình ngày càng tinh vi, xuất hiện
nhiều trên mạng internet.
Mại dâm: Tình trạng mua bán dâm, mại dâm trá hình, mại dâm online
ngày càng phổ biến.
Mê tín dị đoan: Nhiều người tin vào các hoạt động mê tín dị đoan, ảnh
hưởng đến đời sống tinh thần và xã hội.
Đó là những tệ nạn nổi cộm, bên cạnh đó, vẫn còn những hành vi mà chúng
ta cho rằng khá là bình thường, chưa nhận thức được đó cũng là những tệ nạn
tiềm ẩn. Mình lấy một ví dụ về vấn nạn “lệch lạc thần tượng” của giới trẻ xuất
hiện cũng khá lâu nhưng chưa hoàn toàn biến mất. Đó là vụ việc “nhân vật Khá
“Bảnh” gây bão khi được nhiều em học sinh, thậm chí cả người lớn tung hô, xin
chữ ký, chụp hình chung. (Chỗ này cho xin ảnh hoặc 1 bài báo về anh Bảnh trên
slide). Đây là nhân vật “đình đám” trên mạng xã hội với các video chửi tục,
đánh đấm, dọa dẫm và thậm chí đốt xe máy, dàn hàng trên đường cao tốc để
chụp ảnh. Hiện nay vẫn đang bị giam giữ.”
Một nhân vật tội phạm với những hành vi sai lệch như vậy, lại được thần tượng.
Mình không biết là có cái gì hay nhưng điều đó cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng
đến hành vi sau này của những bạn trẻ mà có thái độ hâm mộ hay thần tượng
như vậy.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói “Tệ nạn xã hội là mầm mống cho mọi tệ
nạn khác trong xã hội”. Chúng ta đang sống ở năm 2024 nhưng theo thống kê
của Bộ Công an, trong năm 2023, số vụ phạm pháp do tệ nạn xã hội gây ra
đã tăng 15% so với năm 2022. Một con số không hề nhỏ. Và để hiểu rõ hơn
nguyên nhân của nó thì mình xin nhường mic lại cho bạn Văn Tuấn.

4.2. Người thứ hai


Cảm ơn bạn Thảo với phần thuyết trình vừa rồi, mình là Tuấn và mình xin
được tiếp tục phần thuyết trình của nhóm mình. Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu về
23
định nghĩa và thực trạng của vấn đề tệ nạn xã hội. Vậy nguyên nhân gây ra tệ
nạn xã hội là do đâu, chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây:

4.2.1. Thứ nhất là về nguyên nhân khách quan


- Yếu tố Kinh tế
Nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập: Khi một phần của xã hội phải đối
mặt với nghèo đói và thiếu hụt cơ hội, họ có thể trở thành nạn nhân và cũng có
khả năng trở thành người phạm tội. Bất bình đẳng kinh tế cũng làm gia tăng sự
căng thẳng xã hội và thúc đẩy tệ nạn.
- Yếu tố Xã hội và Văn hóa
Phân biệt đối xử và bất bình đẳng xã hội: Sự phân biệt đối xử và bất bình
đẳng xã hội dẫn đến sự loại trừ và cô lập một số nhóm dân tộc, làm tăng nguy cơ
về tệ nạn xã hội trong những nhóm này.
Giáo dục và nhận thức xã hội: Thiếu hụt giáo dục và nhận thức xã hội làm
cho một số người khó nhận biết và đối phó với các hành vi tệ nạn xã hội, như
bạo hành gia đình hoặc ma túy.

4.2.2. Thứ hai là nguyên nhân chủ quan


- Yếu tố Tâm lý và Hành vi:
Tình trạng tâm lý: Một số người có tình trạng tâm lý không ổn định có thể
dễ dàng trở thành nạn nhân hoặc thủ phạm của tệ nạn xã hội.
Lựa chọn và quyết định cá nhân: Một số người chọn lựa và quyết định cá
nhân của họ có thể dẫn đến việc tham gia hoặc trở thành nạn nhân của các hành
vi tệ nạn xã hội.
- Yếu tố Xã hội và Văn hóa:
Áp lực xã hội và nhóm: Áp lực từ xã hội và nhóm có thể đẩy một số người
tham gia vào các hành vi tệ nạn để thích nghi hoặc được chấp nhận trong nhóm
của họ.
Tác động của môi trường và văn hóa: Môi trường và văn hóa mà một
người lớn lên có thể ảnh hưởng đến quan điểm và hành vi của họ đối với tệ nạn
xã hội.
Ví dụ như: một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình đầy đủ tình yêu thương
và dạy dỗ của bố mẹ sẽ có suy nghĩ và nhận thức đúng đắn hơn là đứa trẻ không
được dạy dỗ đàng hoàng mà bố mẹ mặc kệ, không chỉ cho con đâu là đúng đâu
là sai, từ đó rất dễ mắc phải những cám dỗ của tệ nạn xã hội

24
=> Vì vậy mà môi trường và giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong việc hình thành nên một con người chuẩn mực về lối sống và đạo đức.

4.2.3. Hậu quả và ảnh hưởng


Tiếp nối những nguyên nhân trên chúng ta cùng tìm hiểu về hậu quả và ảnh
hưởng của tệ nạn xã hội:
- Đối với cá nhân
- Tình trạng sức khỏe xấu: Cá nhân có thể trải qua tình trạng sức khỏe xấu,
bao gồm tình trạng tâm thần không ổn định, lạm dụng chất cấm, và các vấn đề
về sức khỏe vật lý liên quan đến bạo lực và tội phạm.
Ví dụ: Sử dụng ma túy có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm suy
giảm chức năng não, tổn thương gan, thận, phổi, hệ thần kinh, và hệ hô hấp.
Ngoài ra, nó cũng có thể dẫn đến các vấn đề về huyết áp, tim mạch và nhiều
bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS và viêm gan B và C.
- Tổn thương tinh thần: Ma túy có thể gây ra các vấn đề tâm lý nghiêm
trọng như lo âu, trầm cảm, rối loạn tâm thần và thậm chí là tự tử.
- Thiệt hại về tài chính: Cá nhân có thể gặp thiệt hại về tài chính do mất
mát tài sản hoặc chi phí y tế và pháp lý.
- Đối với gia đình
- Phá vỡ hòa bình gia đình: Tệ nạn xã hội có thể phá vỡ hòa bình và ổn
định trong gia đình, gây ra rạn nứt trong mối quan hệ và gây ảnh hưởng đến sự
an toàn và sự phát triển của trẻ em.
Ví dụ: Ví dụ như tệ nạn ma tuý khiến người sử dụng ảo giác xong về thực
hiện hành vi bạo lực với gia đình và còn lấy tiền của gia đình để ăn chơi
- Tăng cường áp lực gia đình: Gia đình có thể phải đối mặt với áp lực tài
chính, tinh thần và xã hội do tệ nạn xã hội, dẫn đến căng thẳng và mất mát.
- Đối với cộng đồng
- Giảm chất lượng cuộc sống: Tệ nạn xã hội có thể giảm chất lượng cuộc
sống trong cộng đồng bằng cách làm giảm an ninh, gây rối, và làm mất lòng tin
trong cộng đồng.
- Tăng cường gánh nặng xã hội: Cộng đồng có thể phải chịu gánh nặng tài
chính và xã hội từ việc chăm sóc những người bị ảnh hưởng bởi tệ nạn xã hội và
từ các biện pháp phòng chống tệ nạn.
- Đối với xã hội nói chung
- Mất mát tài sản và phát triển kinh tế: Tệ nạn xã hội có thể gây mất mát tài
sản lớn và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực.

25
- Suy thoái đạo đức và văn hóa: Tệ nạn xã hội có thể dẫn đến suy thoái đạo
đức và văn hóa, khi làm mất lòng tin vào hệ thống pháp luật và giáo dục, cũng
như làm suy giảm giá trị xã hội và đạo đức trong cộng đồng.

4.3. Người thứ ba


Xin chào cô và các bạn, em tên là Thịnh, tiếp theo em xin trình bày về các
phương pháp có thể áp dụng để giảm thiểu cũng như ngăn chặn tệ nạn xã hội,
bao gồm giáo dục, pháp luật và hỗ trợ xã hội.

4.3.1 Giải pháp


- Giáo dục
Về giáo dục sẽ bao gồm 2 phần, đó là Giáo dục cộng đồng và Giáo dục
tinh thần và đạo đức.
Về Giáo dục cộng đồng: Ta cần tăng cường giáo dục về các tệ nạn xã hội
trong cộng đồng như là giáo dục về ma túy, bạo lực gia đình, buôn người,..
Về Giáo dục tinh thần và đạo đức: Ta cần tổ chức chương trình giáo dục tại
các trường học và cộng đồng để tăng cường nhận thức về giá trị đạo đức và ý
thức xã hội.
- Pháp luật
Về pháp luật sẽ bao gồm 2 phần, đó là Tăng cường trừng phạt và Cải
thiện hệ thống pháp luật.
Việc thiết lập, thực thi các biện pháp trừng phạt đối với người vi phạm luật
pháp liên quan đến tệ nạn xã hội là vô cùng quan trọng.
Nhà nước cần đảm bảo hệ thống pháp luật hoạt động hiệu quả và công
bằng, đồng thời cung cấp sự hỗ trợ pháp lý cho những người bị ảnh hưởng bởi tệ
nạn xã hội.
- Hỗ trợ xã hội
Về hỗ trợ xã hội sẽ bao gồm 2 phần, Dịch vụ hỗ trợ và Hỗ trợ tái hòa
nhập.
Việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tâm lý, y tế là vô cùng ý nghĩa với những
người bị ảnh hưởng bởi tệ nạn xã hội, bao gồm cả nạn nhân và những người cố
gắng thoát khỏi vòng xoáy của tệ nạn.
Các chương trình hỗ trợ việc làm, giáo dục và đào tạo có thể giúp họ tái
hòa nhập cộng đồng.
- Hợp tác đa phương

26
Về hợp tác địa phương, bao gồm 2 phần: Hợp tác giữa chính phủ và tư
nhân và Hợp tác quốc tế
Một môi trường hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, tổ chức phi chính phủ và
các doanh nghiệp góp phần đối phó với tệ nạn xã hội, bao gồm cả việc cung cấp
tài trợ và hỗ trợ tài chính.
Việc tăng cường hợp tác quốc tế giữa các quốc gia giúp chia sẻ thông tin,
kinh nghiệm cũng như tài nguyên trong việc ngăn chặn và giảm thiểu tệ nạn xã
hội
- Tạo ra một văn hóa cộng đồng tích cực
Chúng ta cần Xây dựng văn hóa phản đối tệ nạn, việc thúc đẩy một văn
hóa cộng đồng tích cực thông qua việc tạo ra các chương trình, hoạt động giúp
tăng cường giá trị đạo đức và tôn trọng xã hội.

4.3.2. Tổng kết bài thuyết trình


Như vậy, nhóm em đã trình bày về tệ nạn xã hội, bao gồm định nghĩa, thực
trạng, nguyên nhân cũng như ảnh hưởng mà tệ nạn xã hội mang lại. Qua đó, đưa
ra ý thức trách nhiệm cá nhân, nhận thức về tác động của môi trường xã hội.
Chúng ta cần chung tay đối phó và giải quyết các vấn đề tệ nạn xã hội trong
cộng đồng.
Bài thuyết trình của nhóm em xin được kết thúc, nếu có câu hỏi hay ý kiến
nào, cô và các bạn có thể đặt ra cho nhóm để chúng ta có thể thảo luận. Cảm ơn
cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.

5. Slide bài thuyết trình

27
……………………………………………………………………………………

28
29
30
31
32
KẾT LUẬN
Sau khi học môn học Kỹ năng thuyết trình, đã giúp chúng ta thu được
nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Dưới đây là một số điểm kết luận:

1. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả: Tôi đã nắm vững cách trình bày ý
tưởng một cách rõ ràng, súc tích và thuyết phục. Tôi biết cách sử dụng
ngôn ngữ cơ thể và giọng điệu để tạo ấn tượng tích cực.
2. Lập kế hoạch và tổ chức: Tôi đã học cách lập kế hoạch cho bài
thuyết trình, từ việc nghiên cứu đến viết bài và tạo slide. Tôi cũng biết
cách quản lý thời gian để không bị áp lực.
3. Sử dụng công cụ thuyết trình: Tôi đã làm quen với các công cụ
thuyết trình như PowerPoint, Google Slides và biết cách tạo slide hấp
dẫn với hình ảnh, biểu đồ và chữ viết.
4. Tự tin trước công chúng: Tôi đã rèn luyện khả năng tự tin khi
đứng trước đám đông, trình bày ý kiến một cách rõ ràng và không bị lo
sợ.

……..

Tổng kết, môn học này đã giúp chúng ta trở thành một người thuyết trình
giỏi hơn và tự tin hơn trong việc trình bày ý tưởng của mình.

33

You might also like