You are on page 1of 36

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

DỰ ÁN THỐNG KÊ ỨNG DỤNG


ĐỀ TÀI:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU DU LỊCH
TRONG NƯỚC CỦA SINH VIÊN Ở TP.HCM

Nhóm sinh viên thực hiện: Vũ Hà Phương Thảo


Lê Hữu Luân
Quách Mỹ Tuyết
Nguyễn Thế Nguyên
Phan Nhật Tiến
Lớp: 22D1STA50800502 – Chiều thứ ba – Nhóm 1
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Sĩ

Hồ Chí Minh - 2022


THÀNH VIÊN NHÓM
STT Họ và tên MSSV Lớp Đóng góp

1 Vũ Hà Phương Thảo 31211024734 KE003 100%


2 Lê Hữu Luân 31211020201 KE003 100%
3 Quách Mỹ Tuyết 31211022972 KE003 100%
4 Nguyễn Thế Nguyên 31211020209 KE003 100%
5 Phan Nhật Tiến 31211027089 KE003 100%

1
TÓM TẮT
Hiện nay Việt Nam đang bước vào tiến trình hội nhập, quá trình công nghiệp hóa – hiện
đại hóa diễn ra ngày càng sâu rộng hơn, nền kinh tế dần đạt được nhiều thành tựu hơn. Trong
điều kiện đó, đời sống người dân đang được cải thiện từng ngày, theo sau đó là nhu cầu giải trí,
nghỉ ngơi cũng tăng lên. Ngay bản thân mỗi sinh viên tại các giảng đường đại học, cao đẳng,
sau những giờ phút học tập tại lớp cũng muốn tìm cho mình những hoạt động vui chơi giải trí
phù hợp để giải tỏa căng thẳng. Những chuyến du lịch có thể giúp ta làm quen với nhiều bạn
mới hơn, giúp tình cảm gắn bó, đoàn kết hơn, có thể trau dồi được nhiều kiến thức cũng như
kinh nghiệm sống hơn…. Bất chấp dịch Covid-19, thị trường du lịch Việt Nam vẫn tăng trưởng
mạnh. Điều này cho thấy nhu cầu du lịch ngày càng tăng lên dẫn đến xuất hiện rất nhiều các
yếu tố tác động. Vì thế, việc làm thế nào để chuẩn bị cho mình một chuyến du lịch đáp ứng yêu
cầu của bản thân đang là một vấn đề đáng quan tâm và lo ngại của nhiều sinh viên hiện nay.
Trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu có liên quan thông qua giả lập là nhóm thực hiện
chiến lược Marketing, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 7 nhân tố ảnh hưởng đến
nhu cầu du lịch trong nước (tại đây chúng tôi đánh vào phân khúc Sinh viên) gồm phương tiện,
nơi ở, ăn uống, thời điểm, đặc điểm nơi du lịch, mong muốn, yếu tố khác. Xuất phát như nhu
cầu cũng như thực trạng thực tế đi du lịch của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm chúng
tôi nhận thấy một bất cập rất lớn về cung cầu ở đây. Chính vì những lý do thực tế đó, nhóm
chúng tôi quyết định tiến hành khảo sát và nghiên cứu về vấn đề này thông qua đề tài “ Các
yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch trong nước của sinh viên ở TP. Hồ Chí Minh”.
Nghiên cứu nhằm góp phần cung cấp thông tin mô tả về sự lựa chọn của sinh viên tại thành phố
Hồ Chí Minh đối với nhu cầu du lịch trong nước. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách khảo
sát 150 đối tượng thông qua google form. Việc lấy mẫu dựa trên phương pháp thuận tiện và xử
lý số liệu, phân tích kết quả thông qua phần mềm SPSS. Nghiên cứu cũng đề xuất những cách
để những bạn sinh viên có một chuyến đi hoàn hảo nhất.

2
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng tôi xin cảm ơn đến thầy Nguyễn Văn Sĩ – người đã trực tiếp hướng
dẫn đề tài nghiên cứu của nhóm chúng tôi. Sự đóng góp ý kiến, nhận xét từ thầy là điều vô cùng
trân quý giúp chúng tôi ngày càng hoàn thiện bản thân, nó cũng là hành trang tri thức giúp chúng
tôi phát triển hơn nữa trong học tập và công việc sau này.
Tiếp theo nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn trẻ đã tham gia bài khảo sát,
cung cấp cho chúng tôi nguồn dữ liệu phân tích nhằm hoàn thành công trình nghiên cứu một
cách tốt nhất.
Nhóm chúng tôi đã cố gắng áp dụng những kiến thức có được trong học kỳ học vừa qua
để đưa vào và hoàn thành dự án này. Nhưng do kiến thức còn hạn chế và ít kinh nghiệm thực tế
trong quá trình nghiên cứu nên khó tránh khỏi những vướng mắc những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự góp ý và phê bình của các thầy cô giáo và tất cả mọi người.

Nhóm tác giả.

3
MỤC LỤC
THÀNH VIÊN NHÓM.............................................................................................................. 1
TÓM TẮT.................................................................................................................................. 2
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ 3
1. GIỚI THIỆU DỰ ÁN NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ...........................................................5
1.1 Lý do chọn đề tài:...............................................................................................................5
1.2 Mục tiêu của đề tài.............................................................................................................5
1.3 Vấn đề nghiên cứu.............................................................................................................5
1.3.1 Thực trạng về nhu cầu đi du lịch trong nước...............................................................5
1.3.2 Các yếu tố nghiên cứu..................................................................................................6
2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN............................................................................................8
2.1 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.......................................................................................8
2.2 Cách lấy mẫu & công cụ thu thập......................................................................................8
2.3. Mô hình nghiên cứu sơ bộ.................................................................................................8
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................................................9
3.1 Thống kê mô tả đặc điểm của đối tượng trong nghiên cứu:...............................................9
3.2 Thống kê đặc điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch:.................................14
3.2.1 Phân tích yếu tố Thời điểm........................................................................................17
3.2.2 Phân tích yếu tố Phương tiện.....................................................................................18
3.2.3 Phân tích yếu tố Nơi ở...............................................................................................19
3.2.4 Phân tích yếu tố Ăn uống...........................................................................................21
3.2.5 Phân tích yếu tố đặc điểm Nơi du lịch.......................................................................22
3.2.6 Phân tích yếu tố Mong muốn.....................................................................................23
3.2.7 Phân tích yếu tố Khác................................................................................................24
3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA.....................................................................................26
3.4 Kết quả mong muốn về chuyến đi du lịch phù hợp với tiêu chí đã chọn của sinh viên:...31
4. HẠN CHẾ............................................................................................................................ 32
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................................32
5.1 Kết luận............................................................................................................................ 32
5.2 Khuyến nghị:....................................................................................................................33
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................34
7. PHỤ LỤC............................................................................................................................. 34

4
1. GIỚI THIỆU DỰ ÁN NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ
1.1 Lý do chọn đề tài:
Khoa học công nghệ phát triển, hiểu biết con người ngày càng cao đồng nghĩa với con
người sẽ bị đòi hỏi ngày càng nhiều. Dường như guồng quay của công việc và học hành đã
chiếm hầu hết thời gian trong ngày của con người trong nhịp sống hiện đại. Thức khuya dậy
sớm, thiếu ăn thiếu ngủ,...những thứ mà con người sẵn sàng đánh đổi để hoàn thành công việc.
Và sinh viên không phải là ngoại lệ khi đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng, có khả năng quyết
định lớn về việc làm và cuộc sống sau này của mình. Tuy nhiên, nếu áp lực diễn ra trong thời
gian dài và bản thân không biết cách điều trị, tâm lý và thể trạng sẽ gặp phải không ít vấn đề.
Việc trầm cảm đang ngày càng trẻ hóa là một thực trạng thật sự đáng báo động cho thứ áp lực
mà những người trẻ như sinh viên đang phải đối mặt. Trong thời đại của máy móc mà con
người lại sống như những người máy - thứ được sinh ra để làm việc. Nhưng thực tế chúng ta là
con người, chúng ta xứng đáng được nghỉ ngơi và công cụ tuyệt vời nhất đề giải tỏa áp lực, đề
khởi động lại bản thân,... chắc chắn là du lịch. Không những vậy, du lịch còn cải thiện sức khỏe
của bạn, còn nâng cao hiểu biết của bạn, giúp bạn hòa mình vào nền văn hóa khác lạ, thấy
những thứ chưa từng thấy và gặp gỡ những người chưa từng gặp,... Du lịch trong nước còn
giúp bạn thêm yêu và thêm thấu hiểu về đất nước của chúng ta.
Nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện một chuyến đi hoàn hảo. Có rất nhiều thứ
phải bận tâm, có nhiều thứ sẽ phát sinh khi bạn thực hiện một chuyến đi.
Vì nhận thức được tầm quan trọng của việc này, chúng tôi tiến hành khảo sát “ CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU DU LỊCH TRONG NƯỚC CỦA SINH VIÊN Ở
TP. HCM” nhằm cung cấp một cái nhìn bao quát và toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng đến
một chuyến du lịch trong nước của các bạn sinh viên. Từ đó, cung cấp những đề xuất để những
bạn sinh viên có một chuyến đi hoàn hảo nhất có thể.
1.2 Mục tiêu của đề tài
- Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch trong nước của sinh viên
- Thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch trong nước của sinh viên ở
TP.HCM.
- Đánh giá về mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến chuyến du lịch trong
nước của sinh viên qua đó nắm được những gì sinh viên thường quan tâm khi quyết định du
lịch trong nước. Qua đó có cái nhìn tổng quát và đưa ra những đề xuất giúp các bạn sinh viên
có trải nghiệm tuyệt vời mỗi khi du lịch trong nước.
1.3 Vấn đề nghiên cứu
1.3.1 Thực trạng về nhu cầu đi du lịch trong nước
Đời sống sinh viên của mỗi người là khác nhau nên việc lựa chọn du lịch của mỗi người
cũng từ đó mà khác nhau. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định du lịch của sinh viên
nhưng đa phần là những yếu tố liên quan đến tài chính và thời gian. Việc có lựa chọn đi du lịch
hay không phụ thuộc vào thu nhập hàng tháng của bạn, nếu thu nhập không cao thì bạn phải

5
cân nhắc rất kỹ trước khi đi du lịch, số lần bạn muốn đi và khoản kinh phí mình dành cho
chuyến du lịch đó. Trước khi bắt đầu đi đâu đó chúng ta thường chọn cách tìm hiểu trước nơi
mình muốn đi thông qua các ứng dụng mạng xã hội như facebook, instagram,.. cũng như những
người xung quanh có kinh nghiệm. Có nhiều hình thức để chúng ta lựa chọn để du lịch như nếu
bạn là người thích một mình thì bạn có thể du lịch độc hành, nếu bạn có “người ấy” thì bạn có
thể tổ chức một chuyến du lịch cặp đôi,..việc đó phụ thuộc cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan.
Và tại sao bạn lại muốn đi du lịch, việc đi du lịch đó có thật sự quan trọng đối với bạn, đó là
câu hỏi tùy mỗi người sẽ có một ý kiến và một câu trả lời khác nhau.

1.3.2 Các yếu tố nghiên cứu


1.3.2.4 Yếu tố thời điểm
Mùa hè, ngày nghỉ, lễ, Tết,... hay là những ngày cuối tuần sẽ là ngày mà người ta có nhu
cầu và sẽ đi du lịch? Đúng vậy, vào những thời điểm phù hợp, thuận tiện, nhu cầu, xu hướng du
lịch trở nên tăng hơn. Đối với sinh viên nói riêng và mọi người nói chung, thông thường du lịch
là một trong những cách hỗ trợ giúp giảm căng thẳng, áp lực sau học tập, làm việc... và trước
khi chuẩn bị hay sẽ đi du lịch thì cần phải xem xét đó là thời điểm nào. Thời điểm không chỉ là
quan trọng đối với nhu cầu du lịch mà còn ảnh hưởng đến cả chuyến du lịch. Thời điểm du lịch
có thể là những dịp lễ, Tết, ngày nghỉ, mùa hè,... khi đó là thời gian mà người ta có nhu cầu du
lịch nhiều hơn, lại có điều kiện thích hợp để du lịch. Tuy vậy việc lựa chọn thời điểm lại có sự
khác nhau giữa mọi người. Có những người là do đặc thù công việc, do sở thích,... nên họ
thường chọn du lịch vào thời điểm họ được nghỉ lễ, Tết,... Nhưng một khác, họ không thích du
lịch trong cảnh đông người, phương tiện khó di chuyển, ăn uống đắt hơn hay khó tìm vì sự
đông kín, nơi ở trở nên khó mà tìm được do đó dịp nhiều người đi du lịch... vì thế họ lựa chọn
du lịch vào những ngày đầu tuần, những ngày thường,... hay thời điểm không phải là lúc có
nhiều người đi du lịch,... Thời điểm có thể tác động đến nhu cầu, xu hướng du lịch của mỗi
người, có thể làm người muốn đi du lịch hơn hay lại không, vì sự tác động nào cũng không
phải tuyệt đối, mà phần nào đó còn phụ thuộc vào sở thích của mỗi người.
1.3.2.1 Yếu tố phương tiện
Sau khi đã chọn được địa điểm thì bạn cần xem nên đi đến đó bằng phương tiện nào để
tiết kiệm được những chi phí không cần thiết. Nếu đi bằng máy bay, bạn có thể book vé sớm
hoặc canh lúc ra ưu đãi vé rẻ để để tiết kiệm chi phí cũng như thời gian di chuyển. Còn nếu đi
tới những địa điểm gần thì bạn có thể chọn đi bằng tàu hỏa, xe khách hay thậm chí gần hơn thì
có thể phượt bằng xe máy cũng là một cách tiết kiệm tiền khá tốt. Phương tiện là một trong
những yếu tố rất quan trọng cho chuyến đi, nó quyết định thời gian bạn di chuyển, vui chơi. Nó
cũng phụ thuộc vào thu nhập để quyết định lựa chọn phương tiện nào là phù hợp nhất với kinh
tế của mỗi người. Việc lựa chọn phương tiện phù hợp cũng góp phần giúp cho chuyến đi của
bạn nhanh chóng và thuận tiện.

1.3.2.2 Yếu tố ăn uống

Ăn uống là nhu cầu thiết yếu và quan trọng nhất với sự tồn tại và phát triển của con
người. Thu nhập của mỗi người là khác nhau nên lựa chọn hình thức ăn cũng khác nhau. Nếu
bạn có thu nhập cao, muốn dùng bữa ở những nơi thoáng mát, thuận tiện, đa dạng các món ăn
và được phục vụ một cách chu đáo thì nhà hàng là một sự lựa chọn đúng đắn. Còn nếu bạn
6
muốn những nơi hợp khẩu vị, các món đặc sản, tiết kiệm chi phí thì những quán cơm bình dân,
vỉa hè không thể thiếu. Việc tự nấu mang đi cũng là lựa chọn hay để tiết kiệm chi phí, an toàn
hợp vệ sinh. Chuyến du lịch của bạn có thoải mái, hoàn hảo hay không thì yếu tố ăn uống là hết
sức cần thiết vì vậy việc quyết định hình thức và chi phí của bữa ăn sẽ khiến chuyến du lịch của
bạn tốt hơn.

1.3.2.3 Yếu tố nơi ở

Khi du lịch, ngoài những vấn đề về phương tiện, ăn uống,... thì nơi ở cũng được xem
như là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch. Khi du lịch, có những
người chọn đi trong ngày, có những người lựa chọn đi nhiều ngày và có ở lại qua đêm, vì thế
nơi ở là vấn đề rất đáng để quan tâm. Đối với sự tiến bộ ngày nay, không chỉ riêng sự phát triển
của khoa học công nghệ mà còn có sự phát triển của du lịch, các loại hình nơi ở cho người du
lịch đa dạng hơn ( homestay, khách sạn, khu nghỉ dưỡng,...). Khi có sự đa dạng nơi ở, người du
lịch ít đắn đo hơn cho du lịch, và có thể dễ dàng lựa chọn loại hình phù hợp với nhu cầu của
mình. Nơi ở mà mỗi người lựa chọn có tiêu chí khác nhau. Song, nhìn chung vẫn có những tiêu
chí được xem là cơ bản, như là chi phí thuê phù hợp với thu nhập, vệ sinh sạch sẽ, thuận tiện
cho hành trình du lịch, chất lượng tương xứng với giá cả. Đối với những người có thu nhập cao
hơn hay có điều kiện hơn, họ sẽ có thêm nhiều lựa chọn về nơi ở cho chuyến du lịch của mình,
họ có thể bỏ ra nhiều tiền hơn, nhưng đổi lại có được những dịch vụ tiện nghi, hiện đại, thuận
tiện hơn. Nhưng nhìn chung mà nói, những người có thu nhập không cao hay ở ngưỡng trung
bình vẫn có nhu cầu du lịch, họ sẽ lựa chọn nơi ở phù hợp với thu nhập của mình. Tuy vậy vẫn
có một số người chấp nhận đánh đổi nơi ở chất lượng thấp hơn nhiều, với giá cả rẻ hơn trung
bình... Có thể nói lựa chọn nơi ở phù hợp là một điều quan trọng mà mỗi người chuẩn bị và sẽ
du lịch, nơi ở cùng với những yếu tố ăn uống, phương tiện,... được xem như là những yếu tố
quan trọng, trực tiếp tác động đến nhu cầu, xu hướng du lịch.

1.3.2.5 Yếu tố đặc điểm nơi du lịch


Đặc điểm của nơi được lựa chọn để du lịch là một trong những yếu tố quan trọng nhất để
hình thành nên một chuyến đi đúng ý của chúng ta. Tùy theo sở thích, mục đích và nơi chúng ta
chọn đi du lịch sẽ tương ứng với các đặc điểm khác nhau. Ví dụ như chúng ta chọn loại hình du
lịch biển thì sẽ có bãi tắm, cáp treo ra đảo,...Việc lựa chọn du lịch gần các trung tâm thành phố
lớn sẽ giúp chúng tìm thấy những dịch vụ tiện ích mà không gặp phải quá nhiều khó khăn.
Theo Triết học Mác-Lênin có nói : “Vật chất quyết định ý thức con người” , tùy vào điều kiện
của nơi chúng ta chọn du lịch sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm du lịch của mỗi người và đương
nhiên đối với từng người khác nhau thì đặc điểm của nơi du lịch sẽ tác động đến mỗi người
theo các mức độ khác nhau.
1.3.2.6 Yếu tố mong muốn
Yếu tố mong muốn cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm du lịch của chúng
ta. Có nhiều điều mà chúng ta mong đợi, mong muốn xảy ra ở nơi du lịch như chi phí rẻ, nhiều
dịch vụ tiện ích, nhiều hoạt động vui chơi giải trí, mong rằng đến nơi du lịch một cách an
toàn,...Ví dụ như chúng ta chọn thành phố mộng mơ Đà Lạt để du lịch thì chúng ta mong muốn
rằng sẽ có nhiều cảnh đẹp, đồ ăn thức uống sẽ rẻ cũng như sự thân thiện của người dân địa
phương. Và những mong muốn đó là hiển nhiên, hãy nghĩ xem khi bạn đi du lịch mà bất cứ thứ

7
gì cũng trái với mong muốn của bạn, bạn có vui không, có muốn quay lại đó nữa không. Vì thế
mà mong muốn của chúng ta ảnh hưởng cực kì lớn đến với chuyến du lịch.
1.3.2.7 Yếu tố khác
Ngoài những yếu tố nêu trên thì cũng có một vài những yếu tố ngoài lề ảnh hưởng đến
chuyến đi du lịch của bạn. Đó là thu nhập, giá cả, chi phí phát sinh. đó là điều đương nhiên nếu
bạn có mức thu nhập không quá cao mà giá cả thì lại không rẻ, điều đó sẽ làm bạn giảm mong
muốn đi du lịch; chi phí phát sinh là điều không ai muốn xảy ra, nhưng nếu xảy ra thì ảnh
hưởng không ít đến chuyến du lịch. Ngoài ra còn những yếu tố khác quan như dịch bệnh và
thiên tai, an toàn giao thông, không ai muốn đến nơi có dịch bệnh và thời tiết khắc nghiệt, hay
kẹt xe để đi du lịch cả. Việc lập kế hoạch trước cho một chuyến đi cũng rất tốt, nó cho bạn biết
lịch trình sẽ đi đâu, đi những nơi thú vị cũng như có mục tiêu cho chuyến đi.

2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN


2.1 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Bắt đầu tiến hành khảo sát từ ngày 04/04/2021 đến ngày 08/04/2021 bằng Google Form.
- Sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

2.2 Cách lấy mẫu & công cụ thu thập


- Thiết kế bảng câu hỏi trên Google biểu mẫu.
- Gửi form khảo sát lên Facebook, Gmail, Zalo, Messenger và thực hiện khảo sát trên 150
người là sinh viên trên địa bàn TP.HCM.
- Các dữ liệu định lượng, định tính được sử dụng trong dự án. Phương pháp nghiên cứu thống
kê mô tả được sử dụng trong dự án.
- Sử dụng các bảng câu hỏi để phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu du lịch trong
nước của sinh viên TP.HCM.
- Sử dụng phần mềm SPSS để nhập liệu, phân tích, xử lý số liệu.
- Sử dụng Microsoft Word để phân tích các kết quả thu thập được và tiến hành báo cáo dự án.

2.3. Mô hình nghiên cứu sơ bộ


Thời điểm Phương tiện Ăn uống Nơi ở Nơi du lịch Mong muốn Khác

Nhu cầu du lịch

Giả thuyết nghiên cứu sơ bộ


 Thời điểm: H1: Thời điểm ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch.
 Phương tiện: H2: Phương tiện có ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch.

8
 Ăn uống: H3: Ăn uống ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch.
 Nơi ở: H4: Nơi ở ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch.
 Nơi du lịch: H5: Nơi du lịch ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch.
 Mong muốn: H6: Yếu tố mong muốn ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch.
 Khác: H7: Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


Nhóm quyết định khảo sát online ngẫu nhiên 150 sinh viên đến từ những trường Đại học
trên địa bàn TP.HCM trong khoảng thời gian từ ngày 04/04/2021 đến ngày 08/04/2021. Kết
quả thu được có 150 mẫu khảo sát.

3.1 Thống kê mô tả đặc điểm của đối tượng trong nghiên cứu:
3.1.1 Giới tính:
- Đa số sinh viên được khảo sát là nữ (68%).
- Được thể hiện như sau:
Biểu đồ 3.1.1 Thể hiện giới tính của sinh viên thực hiện khảo sát

Giới tính Số sinh viên Tỷ lệ trong


mẫu (%)
Nam 48 32
Nữ 102 68
Tổng 150 100.0

3.1.2 Năm học:


- Số sinh viên học năm 1 chiếm tỷ lệ cao nhất (62%). Tiếp theo là nhóm sinh viên 2 (18.7%),
hai nhóm còn lại chiếm tỷ lệ thấp, năm 3 (9.3%), năm 4 (10%). Cơ cấu năm học của sinh viên
trong mẫu điều tra như vậy là khá hợp lý, đủ để đại diện cho tổng thể.
- Được thể hiện như sau:
Biểu đồ 3.1.2 Thể hiện năm học của sinh viên thực hiện khảo sát

Năm học Số sinh viên Tỷ lệ trong


mẫu (%)
Năm 1 93 62%
Năm 2 28 18.7%
Năm 3 14 9.3%
Năm 4 15 10%
9
Tổng 150 100%
3.1.3 Nhu cầu du lịch:
- Được thể hiện như sau:
Biều đồ 3.1.3 Thể hiện nhu cầu du lịch của sinh viên thực hiện khảo sát

Nhu cầu du lịch Số sinh viên Tỷ lệ trong


mẫu (%)
Có 125 83.3%
Không 25 16.7%
Tổng 150 100%

- Thông qua khảo sát, nhìn chung sinh viên đều có nhu cầu du lịch, chiếm tỷ lệ cao (83.3%).
Nhưng vẫn có trường hợp là không có nhu cầu (16.7%). Các sinh viên có nhu cầu du lịch (125
người) tiếp tục khảo sát, còn các sinh viên không có nhu cầu du lịch (25 người) đóng form
không cần tiếp tục khảo sát.
3.1.4 Thu nhập:
- Được thể hiện như sau:
Biểu đồ 3.1.4 Thể hiện thu nhập của sinh viên thực hiện khảo sát

Thu nhập Số sinh viên Tỷ lệ trong


mẫu (%)
Dưới 3 triệu 54 43.2%
Từ 3-5 triệu 47 37.6%
Trên 5 triệu 24 19.2%
Tổng 125 100%

- Thu nhập của sinh viên phổ biến là trong khoảng dưới 3 triệu (43.2%), tiếp theo là khoảng từ
3-5 triệu (37.6%) cũng tương đối cao, và cuối cùng là trên 5 triệu (19.2%).
10
3.1.5 Số lần du lịch/ năm:
- Được thể hiện như sau:

Biều đồ 3.1.5 Thể hiện số lần du lịch/ năm của sinh viên thực hiện khảo sát

Số lần du lịch/ Số sinh viên Tỷ lệ trong


năm mẫu (%)
Dưới 2 lần 109 87.2%
3-5 lần 10 8%
Trên 5 lần 6 4.8%
Tổng 125 100%

- Sinh viên thường đi du lịch dưới 2 lần/ năm (87.2%), từ 3-5 lần/ năm chiếm (8%) và trên 5
lần/ năm là thấp nhất (4.8%).
3.1.6 Chi phí dành cho du lịch:
- Được thể hiện như sau:
Biều đồ 3.1.6 Thể hiện chi phí dành cho du lịch của sinh viên thực hiện khảo sát

Chi phí dành cho Số sinh viên Tỷ lệ trong


du lịch mẫu (%)
Dưới 1 triệu 11 8.8%
Từ 1-dưới 3 triệu 56 44.8%
Từ 3-5 triệu 34 27.2%
Trên 5 triệu 24 19.2%
Tổng 125 100%

- Qua đó thấy được, phần lớn sinh viên dành từ 1-dưới 3 triệu để du lịch (4.8%), tiếp đến là trên
3-5 triệu cho du lịch (27.2%), và cuối cùng lần lượt là trên 5 triệu (19.2%), dưới 1 triệu (8.8%).
3.1.7 Nguồn thông tin tham khảo về du lịch:
- Tìm hiểu thông tin tham khảo cho chuyến du lịch là một trong những vấn đề cần thiết, và có
rất nhiều nguồn để tham khảo những thông tin này. Bạn bè, mạng xã hội là hai nguồn tham

11
khảo mà sinh viên lựa chọn nhiều nhất, kế đến là những nguồn thông tin từ gia đình, google,...
và những nguồn thông tin khác.

Biểu đồ 3.1.7 Thể hiện nguồn thông tin tham khảo về du lịch của sinh viên thực hiện khảo
sát

3.1.8 Đối tượng đi du lịch cùng:


- Lựa chọn đối tượng đi du lịch cùng cũng rất đa dạng, nhiều sự lựa chọn. Trong đó đi cùng bạn
bè (82.4%), gia đình (76%) là hai đối tượng được lựa chọn nhiều nhất, tiếp đến là cùng với
người yêu (48%) , còn lại là gia đình, đoàn... và các đối tượng khác.

12
Biểu đồ 3.1.8 Thể hiện đối tượng đi du lịch cùng của sinh viên thực hiện khảo sát mong

120
Bạn bè
100 Gia đình

80
Người yêu
60
Đi một mình
40

20 Đoàn
Khác
0
muốn Đi một mình Gia đình Bạn bè Người yêu Đoàn Khác

3.1.9 Lý do đi du lịch:
- Thực chất, đối với mỗi sinh viên nói riêng và mỗi người nói chung, khi đi du lịch ngoài những
lý do chung nhất là thư giãn, nghỉ ngơi (91.2%), thì còn có những lý do khác như để trải
nghiệm, khám phá (81.6%), dành thời gian bên gia đình, bạn bè...(59.2%)...

Biểu đồ 3.1.9 Thể hiện lý do đi du lịch của sinh viên thực hiện khảo sát

Để thư giãn, nghỉ


120 ngơi Trải nghiệm,
khám phá
100 Dành thời gian
bên gia đình, bạn
80 Học hỏi, tiếp thu bè...
Có cơ hội giao
những phong tục, lưu, kết bạn với
60 tập quán, văn hóa Phục vụ cho công
mọi người
việc (làm vlog,
40
chụp ảnh, quay
20 phim...)
Khác
0
Để thư giãn, Học hỏi, tiếp Trải nghiệm, Có cơ hội Dành thời Phục vụ cho Khác
nghỉ ngơi thu những khám phá giao lưu, kết gian bên gia công việc
phong tục, tập bạn với mọi đình, bạn bè... (làm vlog,
quán, văn hóa người chụp ảnh,
quay phim...)

3.1.10 Mức độ quan trọng của du lịch đối với cuộc sống:
- Được thể hiện như sau:
Bảng 3.1.10 Thống kê sinh viên trong mẫu theo đánh giá mức độ quan trọng của du lịch
đối với cuộc sống

13
Mức độ quan trọng Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Hoàn toàn không quan trọng 0 0%
Không quan trọng 1 0.8%
Bình thường 15 12%
Quan trọng 44 35.2%
Rất quan trọng 65 52%
Tổng 125 100%

- Tỷ lệ sinh viên đánh giá du lịch có ảnh hưởng rất quan trọng đối với cuộc sống là rất cao
(52%), cao hơn một nửa tỷ lệ người tham gia khảo sát. Điều này cũng có thể xem là thuyết
phục bởi du lịch đã đem lại nhiều giá trị cho sinh viên nói riêng và mọi người nói chung.
Đầu tiên phải kể đến đó chính là đã giúp cho người du lịch thấy được thư giãn, nghỉ ngơi,
sảng khoái tinh thần hơn sau những thời gian học tập, làm việc. Giúp gắn kết tình cảm, trải
nghiệm không gian, địa điểm, hoàn cảnh mới, học hỏi được những kiến thức mới, và cũng
có khi là du lịch hỗ trợ công việc, nguồn cảm hứng.

Biều đồ 3.1.10 Thể hiện đánh giá của sinh viên thực hiện khảo sát về tầm quan trọng của
du lịch

70 65
60
50 44
40
30
20 15
10
0 1
0
Hoàn toàn không Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng
quan trọng

3.2 Thống kê đặc điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch:
Dựa trên cơ sở lý thuyết đã đưa ra, nhóm đã khái quát nên một bảng câu hỏi dưới dạng
Google Biểu mẫu gồm 37 thang đo Likert gồm 5 mức độ (1. Hoàn toàn KHÔNG đồng ý; 2.
Không đồng ý; 3. Bình thường; 4. Đồng ý; 5. Hoàn toàn ĐỒNG Ý ) đại diện cho các yếu tố
quyết định đến “ Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch trong nước ”. Dữ liệu đã thu thập
được đưa lên phần mềm SPSS và đã cho ra kết quả sau.
Bảng 3.2.1 Các yếu tố và thang đo tương ứng

14
STT Các yếu tố tác động Thang đo

1 Thời điểm (TĐ) Vào những dịp ngày nghỉ, cuối tuần, lễ, hè... là thích hợp để
du lịch. (TĐ1)
Những buổi kỷ niệm (họp lớp cũ, đi cùng nhóm bạn học
tập...). (TĐ2)
Đi du lịch để giải khuây sau những ngày học tập, thi cử.
(TĐ3)
Thích đi vào lúc nào thì đi, không cần suy xét thời điểm
nào. (TĐ4)
Thời điểm có đông người đi du lịch. (TĐ5)

2 Phương tiện (PT) Di chuyển nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. (PT1)
Chủ động, thuận tiện cho việc di chuyển nhiều nơi. (PT2)
Vừa di chuyển, vừa được thưởng thức cảnh đẹp. (PT3)
Giá rẻ, tiết kiệm, nhưng lại bất tiện (chỗ ngồi không thoải
mái, xe chạy với tốc độ hơn mức quy định...). (PT4)
Chất lượng chuyến đi mới là quan trọng, thái độ phục vụ thì
không cần thiết. (PT5)

3 Ăn uống (AU) Thức ăn, đồ uống đặc sản ở nơi du lịch (AU1)
Hợp vệ sinh, an toàn thực phẩm (AU2)
Giá đắt nhưng chất lượng cao (AU3)
Nơi có đồ ăn vừa với khẩu vị (AU4)
Ăn gì cũng được (AU5)

4 Nơi ở (NO) Nơi ở vệ sinh, sạch sẽ ( NO1)


Giá rẻ, tiết kiệm, chất lượng hơi thấp (NO2)
Gần trung tâm (NO3)
Những nơi hoang vu thì càng yên tĩnh (NO4)
Ở đâu cũng được (NO5)

5 Nơi du lịch (NDL) Có trung tâm vui chơi giải trí (bãi tắm, cáp treo, địa điểm
tham quan...) (NDL1)
Dễ dàng tìm kiếm những dịch vụ tiện ích (dễ dàng đi lại,
mua sắm đồ thiết yếu...) (NDL2)

15
Nơi có những cảnh quan đẹp (danh lam thắng cảnh, nơi có
công trình di tích đẹp...) (NDL3)
Những nơi có dịch vụ trò chơi mạo hiểm, thử thách, leo núi,
băng rừng... (NDL4)
Nơi du lịch càng đông người càng vui (NDL5)

6 Mong muốn (MM) Giá cả hợp lý, phù hợp với chất lượng (MM1)
Dịch vụ tốt đem đến trải nghiệm tuyệt vời (MM2)
Có các hoạt động đa dạng, giải trí chất lượng (MM3)
"Thượng lộ bình an" (MM4)
Được "dạy" cách sống hướng ngoại (MM5)

7 Khác (YTK) Thu nhập (YTK1)


Giá cả (YTK2)
Chi phí phát sinh thêm (YTK3)
Thời tiết (YTK4)
Thiên tai và dịch bệnh (YTK5)
An ninh giao thông (YTK6)
Kế hoạch được lập ra cho chuyến đi (YTK7)

(Nguồn: Từ Google biểu mẫu đã khảo sát)


Trong quá trình phân tích kết quả và thảo luận, nhóm tác giả sử dụng phần mềm SPSS
để cho ra kết quả và sử dụng những phương thức phân tích như là phân tích độ tin cậy
Cronbach's Alpha; thống kê trung bình, min, max, độ lệch chuẩn; phân tích nhân tố khám phá
EFA. Dưới đây là một số khái quát về các phương thức trên:
+ Phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha: giúp kiểm tra xem các biến quan sát của
nhân tố mẹ có đáng tin cậy hay không, có tốt không. Phép kiểm định này phản ánh mức độ
tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố. Nó cho biết trong các biến
quan sát của một nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố, biến nào
không. Kết quả Cronbach Alpha của nhân tố tốt thể hiện rằng các biến quan sát chúng ta liệt kê
là rất tốt, thể hiện được đặc điểm của nhân tố mẹ, chúng ta đã có được một thang đo tốt cho
nhân tố mẹ này.
+ Thống kê trung bình, min, max, độ lệch chuẩn: gọi tóm gọn là thống kê trung bình, tuy
nhiên, thống kê này sẽ hiển thị đầy đủ các chỉ số trung bình (mean), giá trị nhỏ nhất (min), giá
trị lớn nhất (max), độ lệch chuẩn (standard deviation),...

+ Phân tích nhân tố khám phá EFA (gọi tắt là EFA): là một phương thức dùng để rút gọn
một tập hợp gồm nhiều biến quan sát thành một số lượng nhỏ hơn các nhân tố có ý nghĩa.
Ngoài vai trò rút gọn biến quan sát thì EFA còn giúp định hình lại thang đo. EFA xem xét mối
quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm (các nhân tố) khác nhau nhằm phát hiện ra những biến
16
quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu. Trong
phương thức EFA gồm 2 tính là tính hội tụ và tính phân biệt để đánh giá xem thang đo chúng
ta xây dựng từ lúc ban đầu có hợp lý hay chưa.

3.2.1 Phân tích yếu tố Thời điểm


Bảng 3.2.2 Bảng kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm Thời điểm

Reliability Statistics
Cronbach's N of Items
Alpha
.626 3

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's
Item Deleted Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Correlation Deleted
Deleted
TĐ2 5.89 4.455 .344 .643
TĐ4 6.18 3.442 .484 .457
TĐ5 6.66 3.015 .496 .438

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)


Có 3 biến đo lường nhân tố Thời điểm có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item –
Total Correlation lớn hơn 0.3 nên 3 biến trên đạt yêu cầu, biến TĐ1 và TĐ3 nhỏ hơn 0.3 nên bị
loại bỏ.
Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm TĐ này là 0.626 đã đủ điều kiện là lớn
hơn 0.6 nên đây được xem là thang đo lường đủ điều kiện. Đạt yêu cầu về độ tin cậy phù hợp
để tiếp tục phân tích .
Bảng 3.2.3 Kết quả thống kê mô tả của nhóm Thời điểm
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
TĐ1 125 1 5 4.08 .912
TĐ2 125 1 5 3.48 .997
TĐ3 125 2 5 3.82 .862
17
TĐ4 125 1 5 3.18 1.167
TĐ5 125 1 5 2.70 1.289
Valid N (listwise) 125

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)


Từ kết quả thống kê trung bình trong SPSS của 125 đáp viên về yếu tố Thời điểm như
bảng trên cho thấy giá trị nhỏ nhất (Minimum) của biến TĐ1, TĐ2, TĐ4, TĐ5 đều là 1, trong
khi giá trị nhỏ nhất của các biến TĐ3 là 2. Tuy nhiên, giá trị lớn nhất (Maximum) của cả 5 biến
trên đều giống nhau là 5. Theo thang đo Likert 5 mức độ, có mức điểm 3 là trung gian, giá trị
trung bình (Mean) của biến TĐ5 là 2.70 < 3, như vậy dữ liệu cho thấy rằng mức độ đồng ý của
đối tượng khảo sát là dưới mức trung gian 3. Trong khi đó, biến TĐ2, TĐ3, TĐ4 có mức Mean
nằm giữa khoảng 3-4 cho thấy các đáp viên có mức độ đồng ý với 3 biến về Thời điểm được đề
cập khi xem xét đến việc du lịch trong nước. Riêng biến TĐ5 mức Mean = 4.08 > 4 cho thấy
rằng đáp viên đang rất đồng ý với quan điểm của TĐ5. Về độ lệch chuẩn (Std.Deviation) của
thang đo này có mức gần bằng 1, cho thấy độ lệch trung bình giữa các giá trị mà 125 đáp viên
lựa chọn không chênh lệch với nhau nhiều.

3.2.2 Phân tích yếu tố Phương tiện


Bảng 3.2.4 Bảng kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm Phương tiện
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.771 2

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's
Item Deleted if Item Deleted Item-Total Alpha if Item
Correlation Deleted
PT4 2.94 1.447 .630 .
PT5 2.94 1.754 .630 .

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)


Có 2 biến đo lường yếu tố Phương tiện có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item –
Total Correlation lớn hơn 0.3 nên các biến trên đạt yêu cầu, biến PT1, PT2, PT3 nhỏ hơn 0.3
nên phải loại bỏ.
Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm PT này là 0.771 đã đủ điều kiện là lớn
hơn 0.6 và nằm trong mức từ 0.7 đến gần bằng 0.8 nên đây được xem là thang đo lường sử
dụng tốt. Về giá trị của cột Cronbach's Alpha if Item Deleted, cột này biểu diễn hệ số
Cronbach's Alpha nếu loại biến đang xem xét. Và không còn kết quả của giá trị Cronbach's
Alpha if Item Deleted vì đã xem xét loại các biến không đủ điều kiện tùy vào từng trường hợp.
18
Bảng 3.2.5 Kết quả thống kê mô tả của nhóm Phương tiện
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
PT1 125 1 5 3.92 .955
PT2 125 2 5 3.98 .788
PT3 125 2 5 4.00 .889
PT4 125 1 5 2.94 1.324
PT5 125 1 5 2.94 1.203
Valid N (listwise) 125

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)


Từ kết quả thống kê trung bình trong SPSS của 125 đáp viên về yếu tố Phương tiện như
bảng trên cho thấy giá trị nhỏ nhất (Minimum) của biến PT1, PT4, PT5 đều là 1, trong khi giá
trị nhỏ nhất của các biến PT2, PT3 là 2 và giá trị lớn nhất (Maximum) của cả 5 biến trên đều
giống nhau và lần lượt là 5. Theo thang đo Likert 5 mức độ, có mức điểm 3 là trung gian, giá trị
trung bình (Mean) của biến PT4 và PT5 < 3, như vậy dữ liệu cho thấy rằng mức độ đồng ý của
đối tượng khảo sát là dưới mức trung gian 3. Trong khi đó, biến PT1, PT2, PT3 có mức Mean
nằm giữa khoảng 3-4 cho thấy các đáp viên có mức độ đồng ý với 3 biến về Phương tiện được
đề cập khi xem xét đến việc du lịch trong nước. Về độ lệch chuẩn (Std.Deviation) của thang đo
này đều gần bằng 1, cho thấy độ lệch trung bình giữa các giá trị mà 125 đáp viên trong việc lựa
chọn không chênh lệch với nhau nhiều.

3.2.3 Phân tích yếu tố Nơi ở


Bảng 3.2.6. Bảng kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm Nơi ở
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.725 4

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Variance if Total if Item Deleted
Item Deleted Correlation
NO2 9.27 6.700 .592 .617
NO3 8.74 8.998 .325 .757
NO4 9.42 6.777 .558 .637

19
NO5 9.77 6.244 .596 .612

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)


Có 4 biến đo lường yếu tố Nơi ở đều có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item –
Total Correlation lớn hơn 0.3 nên các biến trên đạt yêu cầu, biến NO1 nhỏ hơn 0.3 phải loại bỏ.
Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm NO này là 0.725 đã đủ điều kiện là lớn
hơn 0.6 và nằm trong mức từ 0.7 đến 0.8 nên đây được xem là thang đo lường sử dụng tốt. Qua
kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha cho thấy 4 biến thang đo này đều có độ tin
cậy tốt, do đó phù hợp để tiếp tục phân tích.

Bảng 3.2.7 Kết quả thống kê mô tả của nhóm Nơi ở


Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
NO1 125 2 5 4.43 .722
NO2 125 1 5 3.13 1.178
NO3 125 1 5 3.66 .934
NO4 125 1 5 2.98 1.198
NO5 125 1 5 2.63 1.280
Valid N (listwise) 125

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)


Từ kết quả thống kê trung bình trong SPSS của 125 đáp viên về yếu tố Nơi ở như bảng
trên cho thấy giá trị nhỏ nhất (Minimum) của biến NO2, NO3, NO4, NO5 đều là 1, trong khi
đó giá trị nhỏ nhất của các biến NO1 là 2. Tuy nhiên, giá trị lớn nhất (Maximum) của cả 5 biến
trên đều giống nhau là 5. Theo thang đo Likert 5 mức độ, có mức điểm 3 là trung gian, giá trị
trung bình (Mean) của biến NO4 và NO5 < 3, như vậy dữ liệu cho thấy rằng mức độ đồng ý
của đối tượng khảo sát là dưới mức trung gian 3. Trong khi đó, biến NO1, NO2, NO3 có mức
Mean nằm giữa khoảng 3-5 cho thấy các đáp viên có mức độ đồng ý với 3 biến về Nơi ở được
đề cập khi xem xét đến việc du lịch trong nước. Về độ lệch chuẩn (Std.Deviation) của thang đo
này đều gần bằng 1, cho thấy độ lệch trung bình giữa các giá trị mà 125 đáp viên lựa chọn
không chênh lệch với nhau nhiều.

3.2.4 Phân tích yếu tố Ăn uống


Bảng 3.2.8 Bảng kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm Ăn uống
Reliability Statistics
20
Cronbach's N of
Alpha Items
.622 3

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's Alpha
Item Deleted Variance if Item-Total if Item Deleted
Item Deleted Correlation
AU1 8.30 2.162 .316 .694
AU2 8.08 1.768 .640 .215
AU4 8.28 2.252 .373 .602

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)


Có 3 biến đo lường nhân tố Ăn uống đều có hệ số tương quan biến và tổng Corrected
Item – Total Correlation lớn hơn 0.3 nên các biến trên đều đạt yêu cầu, biến AU3, AU5 nhỏ
hơn 0.3 cần phải loại bỏ biến.
Hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm AU này là 0.622 đã đủ điều kiện là lớn hơn 0,6 cho
thấy thang đo lường đủ điều kiện. Có 2 biến đã bị loại bỏ do không đủ điều kiện về hệ số tương
quan biến và tổng Corrected Item-Total Correlation (< 0.3). Có thể thấy đối với biến AU1 nếu
loại đi biến này thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ cao hơn là 0.694, tuy nhiên ở đây không cần
thiết phải loại vì 3 biến trên đều có hệ số tương quan biến tổng và hệ số Cronbach’s Alpha của
nhóm đều đã đạt yêu cầu và biểu thị tốt độ tin cậy của thang đo này.
Bảng 3.2.9 Kết quả thống kê mô tả của nhóm Ăn uống
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
AU1 125 1 5 4.03 .933
AU2 125 2 5 4.25 .839
AU3 125 1 5 3.40 .942
AU4 125 2 5 4.05 .841
AU5 125 1 5 3.01 1.267
Valid N (listwise) 125

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)


Từ kết quả thống kê trung bình trong SPSS của 125 đáp viên về yếu tố Ăn uống như trên
cho thấy giá trị nhỏ nhất (Minimum) của biến AU1, AU3, AU5 đều là 1, trong khi đó giá trị
nhỏ nhất của các biến AU2, AU4 là 2 và giá trị lớn nhất (Maximum) đều là 5. Theo thang đo
21
Likert 5 mức độ, có mức điểm 3 là trung gian, giá trị trung bình (Mean) của cả 5 biến trên đều
có kết quả thiên về từ 3 - 5 cho thấy trung bình các đáp viên đều có mức độ đồng ý với 5 biến
về Ăn uống được đề cập khi xem xét đến nhu cầu đi du lịch trong nước. Về độ lệch chuẩn
(Std.Deviation) của thang đo này gần như nhỏ hơn 1 cho thấy độ lệch trung bình giữa các giá
trị mà 125 đáp viên lựa chọn không chênh lệch nhiều nhau.

3.2.5 Phân tích yếu tố đặc điểm Nơi du lịch


Bảng 3.2.10 Bảng kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm đặc điểm
Nơi du lịch
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.688 5

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's
Item Deleted Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Correlation Deleted
NDL1 14.66 7.870 .463 .632
NDL2 14.70 7.871 .459 .634
NDL3 14.74 7.341 .467 .627
NDL4 15.12 6.800 .535 .594
NDL5 15.53 7.477 .325 .699

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)


Cả 5 biến đo lường nhân tố đặc điểm Nơi du lịch đều có hệ số tương quan biến và tổng
Corrected Item – Total Correlation lớn hơn 0.3 nên các biến trên đều đạt yêu cầu, không cần
phải loại bỏ biến nào.
Hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm NDL này là 0.688 lớn hơn 0.6 cho thấy thang đo
lường đủ điều kiện. Qua kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha cho thấy các biến
thang đo này đều có độ tin cậy tốt, phù hợp để tiếp tục phân tích.
Bảng 3.2.11 Kết quả thống kê mô tả của nhóm đặc điểm Nơi du lịch
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
NDL1 125 1 5 4.02 .856
NDL2 125 1 5 3.98 .861

22
NDL3 125 2 5 3.95 .991
NDL4 125 1 5 3.57 1.050
NDL5 125 1 5 3.16 1.146
Valid N (listwise) 125

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)


Từ kết quả thống kê trung bình về yếu tố đặc điểm Nơi du lịch cho ra hầu như giá trị nhỏ
nhất (Minimum) là 1, duy chỉ có biến NDL3 là 2 và giá trị lớn nhất (Maximum) đều là 5. Theo
thang đo Likert 5 mức độ, có mức điểm 3 là trung gian, giá trị trung bình (Mean) của cả 5 biến
trên đều có kết quả thiên về từ 3 - 5 cho thấy trung bình các đáp viên đều có mức độ đồng ý với
5 biến về đặc điểm Nơi du lịch được đề cập khi xem xét đến nhu cầu đi du lịch trong nước. Về
độ lệch chuẩn (Std.Deviation) của thang đo này cũng đều gần bằng 1 cho thấy độ lệch trung
bình giữa các giá trị mà 125 đáp viên lựa chọn không chênh lệch nhiều nhau.

3.2.6 Phân tích yếu tố Mong muốn


Bảng 3.2.12 Bảng kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm Mong
muốn
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.862 4

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's
Item Deleted Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Correlation Deleted
MM1 12.40 5.290 .726 .817
MM2 12.55 4.878 .830 .771
MM3 12.60 5.581 .639 .853
MM4 12.49 5.720 .649 .848

Có 4 biến đo lường nhân tố Mong muốn đều có hệ số tương quan biến và tổng Corrected
Item – Total Correlation lớn hơn 0.3 nên các biến trên đều đạt yêu cầu, biến MM5 nhỏ hơn 0.3
cần phải loại bỏ biến.
Hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm MM này là 0.862 đã đủ điều kiện là lớn hơn
0.6 và thậm chí là lớn hơn 0.8, do đó đây được xem là thang đo lường rất tốt. Có 1 biến đã bị
loại bỏ do không đủ điều kiện về hệ số tương quan biến và tổng Corrected Item-Total
23
Correlation (< 0.3). Qua kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha cho thấy các biến
thang đo này đều có độ tin cậy tốt, phù hợp để tiếp tục phân tích.
Bảng 3.2.13 Kết quả thống kê mô tả của nhóm Mong muốn
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
MM1 125 1 5 4.28 .903
MM2 125 1 5 4.13 .924
MM3 125 1 5 4.08 .903
MM4 125 2 5 4.19 .859
MM5 125 1 5 3.70 1.040
Valid N (listwise) 125

Từ kết quả thống kê trung bình về yếu tố đặc điểm Nơi du lịch cho ra hầu như giá trị nhỏ
nhất (Minimum) là 1, duy chỉ có biến MM4 là 2 và giá trị lớn nhất (Maximum) đều là 5. Theo
thang đo Likert 5 mức độ, có mức điểm 3 là trung gian, giá trị trung bình (Mean) của cả 5 biến
trên đều có kết quả thiên về từ 3 - 5 cho thấy trung bình các đáp viên đều có mức độ đồng ý với
5 biến về Mong muốn được đề cập khi xem xét đến nhu cầu đi du lịch trong nước. Về độ lệch
chuẩn (Std.Deviation) của thang đo này cũng đều gần bằng 1 cho thấy độ lệch trung bình giữa
các giá trị mà 125 đáp viên lựa chọn không chênh lệch nhiều nhau.

3.2.7 Phân tích yếu tố Khác


Bảng 3.2.14 Bảng kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố
Khác
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.837 7

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's Alpha
Item Deleted Variance if Item-Total if Item Deleted
Item Deleted Correlation
YTK1 24.38 16.059 .561 .819
YTK2 24.46 15.637 .606 .813
YTK3 24.77 15.325 .614 .811

24
YTK4 24.38 15.964 .540 .822
YTK5 24.66 14.308 .678 .799
YTK6 24.85 13.711 .694 .796
YTK7 24.83 15.044 .467 .839

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)


Tất cả các biến đo lường yếu tố Khác đều có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item
– Total Correlation lớn hơn 0.3 nên các biến trên đều đạt yêu cầu, không phải loại bỏ biến nào.
Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm YTK này là 0.837 đã đủ điều kiện là lớn
hơn 0.6 và thậm chí là lớn hơn 0.8, do đó đây được xem là thang đo lường rất tốt. Về giá trị của
cột Cronbach's Alpha if Item Deleted, cột này biểu diễn hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến
đang xem xét. Qua kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha cho thấy các biến thang đo
này đều có độ tin cậy tốt, phù hợp để tiếp tục phân tích.
Bảng 3.2.15 Kết quả thống kê mô tả của nhóm yếu tố Khác
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
YTK1 125 2 5 4.34 .763
YTK2 125 1 5 4.26 .795
YTK3 125 2 5 3.95 .841
YTK4 125 1 5 4.34 .803
YTK5 125 1 5 4.06 .948
YTK6 125 1 5 3.87 1.032
YTK7 125 1 5 3.89 1.072
Valid N (listwise) 125

Từ kết quả thống kê trung bình về yếu tố Khác cho thấy giá trị nhỏ nhất (Minimum) của
biến YTK2, YTK4, YTK5, YTK6,YTK7 đều là 1, trong khi đó giá trị nhỏ nhất của các biến
YTK1, YTK3 là 2 và giá trị lớn nhất (Maximum) đều là 5. Theo thang đo Likert 5 mức độ, có
mức điểm 3 là trung gian, giá trị trung bình (Mean) của cả 7 biến trên đều có kết quả thiên về
từ 3 - 5 cho thấy trung bình các đáp viên đều có mức độ đồng ý với 7 biến về yếu tố Khác được
đề cập khi xem xét đến nhu cầu đi du lịch trong nước. Về độ lệch chuẩn (Std.Deviation) của
thang đo này cũng đều gần bằng 1 cho thấy độ lệch trung bình giữa các giá trị mà 125 đáp viên
lựa chọn không chênh lệch nhiều nhau.

25
3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Bảng 3.3.1 Kiểm định KMO và Bartlett
KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .828

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1670.016

df 276

Sig. <.001

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)


Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân
tích nhân tố. Trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để
phân tích nhân tố là phù hợp. Nếu trị số này nhỏ hơn 0.5, thì phân tích nhân tố có khả năng
không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu. Kết quả phân tích có được từ SPSS ở phía trên thì
hệ số KMO là 0.828 cho thấy phân tích nhân tố khám phá ở đây là phù hợp.
Kế tiếp là kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét các biến
quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không. Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống
kê (sig Bartlett’s Test < 0.05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân
tố. Kết quả từ bảng trên hiển thị sig Bartlett’s Test là 0.001 rất nhỏ so với 0.05 nên phân tích
nhân tố khám phá là phù hợp.
Bảng 3.3.2 Communalities
Communalities

Initial Extraction

TĐ4 1.000 .465

TĐ5 1.000 .626

PT4 1.000 .726

PT5 1.000 .647

NO2 1.000 .711

NO3 1.000 .501

26
NO4 1.000 .683

NO5 1.000 .635

AU2 1.000 .648

AU4 1.000 .533

NDL1 1.000 .634

NDL2 1.000 .583

NDL3 1.000 .667

NDL4 1.000 .561

NDL5 1.000 .741

MM1 1.000 .699

MM2 1.000 .812

MM3 1.000 .711

MM4 1.000 .641

YTK1 1.000 .844

YTK2 1.000 .752

YTK4 1.000 .624

YTK5 1.000 .652

YTK6 1.000 .677

Extraction Method: Principal Component Analysis.

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)

27
Từ bảng kết quả Communalities được trích từ kết quả chạy phần mềm SPSS cho thấy
extraction của các biến quan sát hầu như đều lớn hơn 0.5 biểu thị cho các biến quan sát đều tốt
và được giữ lại trong phân tích nhân tố khám phá.
Bảng 3.3.3 Tổng phương sai trích
Total Variance Explained

Com Initial Eigenvalues Extraction Sums of Rotation Sums of Squared


pone Squared Loadings Loadings
nt
Total % of Cumul Total % of Cumul Total % of Cumul
Varian ative % Varian ative Varian ative
ce ce % ce %
1 7.111 29.630 29.630 7.111 29.630 29.630 5.230 21.792 21.792

2 4.160 17.333 46.963 4.160 17.333 46.963 4.269 17.788 39.580

3 1.874 7.809 54.772 1.874 7.809 54.772 2.643 11.011 50.591

4 1.533 6.387 61.158 1.533 6.387 61.158 1.954 8.144 58.735

5 1.095 4.563 65.722 1.095 4.563 65.722 1.677 6.987 65.722

6 .956 3.985 69.706

7 .831 3.464 73.170

8 .727 3.029 76.200

9 .660 2.752 78.952

10 .622 2.593 81.545

11 .578 2.408 83.953

12 .546 2.273 86.226

13 .461 1.919 88.145

28
14 .429 1.789 89.934

15 .364 1.517 91.451

16 .349 1.453 92.904

17 .327 1.363 94.267

18 .279 1.163 95.430

19 .242 1.010 96.440

20 .221 .922 97.363

21 .193 .803 98.165

22 .175 .727 98.893

23 .147 .611 99.503

24 .119 .497 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)


Trị số Eigenvalue là một trị số dùng để xác định số lượng nhân tố phù hợp nhất trích ra
trong bảng kết quả ma trận xoay EFA. Với tiêu chí này thì những nhân tố có có Eigenvalue ≥ 1
mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Trong bảng được lấy từ kết quả chạy SPSS phía trên,
khi trích được 5 nhân tố thì Eigenvalue = 1.095 > 1 và khi trích đến nhân tố số 6 thì Eigenvalue
= 0.956 < 1 chính vì vậy mà nếu dữ liệu trích ra được 5 nhân tố thì 5 nhân tố này thể hiện được
đặc tính của dữ liệu tốt nhất so với việc trích thêm những nhân tố còn lại.
Tiếp theo, tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình
EFA là phù hợp và các nhân tố được trích ra đại điện được phần lớn dữ liệu mà chúng ta đưa
vào. Nếu xem biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô đọng được
bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến quan sát. Ở đây kết quả phương sai trích
là 65.722% có nghĩa là 5 nhân tố trích ở trong EFA phản ánh được 65.722% sự biến thiên của
tất cả các biến quan sát được đưa vào.
Bảng 3.3.4 Ma trận xoay
Rotated Component Matrixa

29
Component

1 2 3 4 5
MM2 .829

AU2 .769

MM4 .754

MM1 .723

YTK6 .702

MM3 .679

AU4 .656

YTK5 .642

NDL3 .640

NO4 .787

PT5 .771

PT4 .755

TĐ5 .739

NO5 .726

NO2 .678

TĐ4 .661

YTK1 .911

YTK2 .819

30
YTK4 .673

NDL2 .586

NO3 .567

NDL5 .797

NDL1 .540

NDL4 .508

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 9 iterations.

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)


Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) giá trị này biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến
quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với
nhân tố càng lớn và ngược lại. Với bảng kết quả trích từ SPSS thì có những biến nhỏ hơn 0.5
(không hiện hệ số tải), tải lên thuộc cả 2 nhóm và chênh lệch hệ số tải nhỏ hơn 0.3 vì thế cần
loại bỏ biến quan sát đó là: TĐ2, AU1, YTK3, YTK7 và có những biến đã bị loại ngay từ khi
kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha là: TĐ1, TĐ3, PT1, PT2, PT3, NO1, AU3,
AU5, MM5. Còn lại các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0.5 và
không còn các biến xấu. Có 24 biến quan sát hội tụ và phân biệt thành 5 nhân tố khi phân tích
EFA.

3.4 Kết quả mong muốn về một chuyến đi du lịch phù hợp với tiêu chí đã chọn của
sinh viên:
Biều đồ 3.4 Thể hiện sự mong muốn về một chuyến đi du lịch phù hợp với tiêu chí đã
chọn của sinh viên

31
Sẽ đi du lịch phù Số sinh Tỷ lệ trong
hợp với tiêu chí viên mẫu (%)
đã chọn

Có 122 97.6
Không 3 2.4
Tổng 125 100.0

2.40%


Không

97,60%

Tỷ lệ sinh viên lựa chọn "có" sẽ đi du lịch phù hợp với những tiêu chí đã chọn là rất cao,
chiếm đại đa số (97.6%). Thấy được rằng, các yếu tố trên thật sự ảnh hưởng đến nhu cầu và
chất lượng của du lịch.

4. HẠN CHẾ
Trong quá trình thực hiện và thu thập thập dữ liệu của dự án, nhóm tác giả tự nhận thấy
một số khiếm khuyết và xin chỉ ra những hạn chế hiện có như sau:
Trước hết, dự án này được thực hiện trong tình hình chịu ảnh hưởng của đại dịch
Covid-19 trên địa bàn TP.HCM nên nhóm tác giả không thể thực hiện hình thức khảo sát trực
tiếp các sinh viên ở TP.HCM, thay vào đó bằng hình thức online dẫn đến việc phân tích và thu
thập dữ liệu còn hạn chế, chưa hoàn toàn khả quan.
Tiếp theo, về về đối tượng khảo sát của dự án, nhóm tác giả chỉ tập trung vào nhóm
phân khúc sinh viên trên địa bàn TP. HCM - đối tượng có nhu cầu du lịch hiện nay. Tuy nhiên,
chưa thể bao quát được những đối tượng ở các độ tuổi khác nên tính đa dạng là chưa cao. Bên
cạnh đó, việc thực hiện khảo sát của nhóm với số lượng mẫu khá nhỏ (150 sinh viên trên địa
bàn TP.HCM). Ngoài ra, trong quá trình khảo sát, một số đáp viên chưa nắm rõ dẫn đến hiểu
nhầm trong việc lựa chọn câu trả lời. Do đó, các kết luận được đưa ra với độ chính xác không
cao và chưa chắc chắn về độ tin cậy cũng như tính thuyết phục.
Cuối cùng, đây là lần đầu nhóm tác giả thực hiện dự án nên quá trình xử lý, phân tích,
trình bày dữ liệu, thông tin có thể chưa được hoàn thiện một cách tốt nhất và với vốn kiến thức
và kinh nghiệm còn hạn hẹp nên không tránh khỏi được mọi sai sót.

32
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Nhìn chung, dự án của nhóm tác giả với đề tài “NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NHU CẦU DU LỊCH TRONG NƯỚC CỦA SINH VIÊN Ở TPHCM” đã đạt được các mục
tiêu sau:
Thứ nhất, đã tìm hiểu được tầm quan trọng của Du lịch trong cuộc sống của sinh viên
TP.HCM hiện nay khoảng 87,2%.
Thứ hai, dự án này được nhóm tác giả áp dụng các kiến thức được học và khả năng sử
dụng phần mềm chuyên dụng ( Excel, SPSS,…) trong quá trình phân tích và thực hiện bài
nghiên cứu khoảng 70%.
Thứ ba, nhóm thống kê nhận thấy đề tài về yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch là một
trong những đề tài khá gần gũi với mỗi sinh viên. Từ những số liệu đã được khảo sát, ta có thể
nắm bắt được nhu cầu du lịch và các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch của sinh viên trong khu vực
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Tóm lại, qua bài khảo sát, có thể thấy sinh viên có mức thu nhập trung bình, nhu cầu du
lịch là khá cần thiết, cân bằng tốt giữa nhu cầu du lịch với những lý do khác. Những yếu tố
được nêu trong bài khảo sát, vừa có ảnh hưởng to lớn vừa có ảnh hưởng sâu sắc đến nhu cầu du
lịch. Và có rất nhiều sinh viên sẵn lòng du lịch với những yếu tố phù hợp với tiêu chuẩn mà
mình đã chọn cũng do đó tạo được sự hứng thú cho các sinh viên trong việc tham gia khảo sát.

5.2 Khuyến nghị:


Sau khi tiến hành khảo sát ý kiến của 150 sinh viên tham gia trên địa bàn TP. HCM về
dự án nghiên cứu. Nhóm tác giả đưa ra các khuyến nghị như sau:
Dựa vào các kết quả số liệu cho ra từ khảo sát, yếu tố Nơi ở của nhu cầu du lịch cụ thể là
Nơi ở vệ sinh, sạch sẽ (NO1) gây ấn tượng tốt nhất với đối tượng tham gia khảo sát với mức độ
yêu thích trung bình đạt 4.43/5. Từ cơ sở lý thuyết, điều này cho thấy rằng yếu tố Nơi ở về nhu
cầu du lịch rất được quan tâm và ảnh hưởng nhiều đến việc lên kế hoạch cho chuyến du lịch
của sinh viên ngày nay do nhu cầu đi du lịch của sinh viên khá đa dạng như: Thư giãn, nghỉ
ngơi, gắn kết bạn bè, gia đình,…Do đó, các địa điểm du lịch nên tập trung vào cải tiến yếu tố
Nơi ở mà cụ thể là nơi ở phải vệ sinh sạch sẽ sao cho có thể đáp ứng được kỳ vọng, nhu cầu
của sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung hiện nay.
Bên cạnh đó, yếu tố thu nhập và thời tiết (YTK1 và YTK4) có mức độ yêu thích trung
bình đạt 4.34/5 cho thấy rằng yếu tố thu nhập và thời tiết cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quyết
định đi du lịch của sinh viên TP.HCM. Dẫu yếu tố Nơi ở vệ sinh, sạch sẽ luôn được các bạn
sinh viên quan tâm hàng đầu, tuy nhiên yếu tố thu nhập và thời tiết cũng là một vấn đề mà hầu
như các sinh viên đều lo ngại vì nhìn chung có đến 43.2% thu nhập của sinh viên trong một
tháng (tính cả trợ cấp của gia đình) là dưới 3 triệu đồng và khoảng 37.6% là có thu nhập từ 3-5
triệu đồng còn lại có mức thu nhập trên 5 triệu. Tóm lại, ngoài việc tập trung vào cải tiến yếu tố
nơi ở.

33
Như vậy thông qua bài khảo sát và những kết quả thu lại được, nhóm cũng có một vài lời
khuyên đến những bạn sinh viên nói riêng và những người có nhu cầu du lịch nói chung. Nếu
như muốn có một chuyến du lịch hoàn hảo, phù hợp với bản thân trên nhiều tiêu chí, thì cần lên
kế hoạch và đánh giá dựa trên nhiều yếu tố. Không chỉ riêng du lịch, mà có rất nhiều công việc
cần được thực hiện kế hoạch trước. Vốn sinh viên là những người năng động, nhiệt huyết, có
thể giải quyết khó khăn và những vấn đề phát sinh đột xuất, nhưng vẫn cần có kế hoạch, tuy
không là tuyệt đối nhưng đó là một trong những cách giúp hạn chế nhiều rủi ro. Một vấn đề
luôn cần được suy xét trên nhiều phương diện và du lịch cũng như thế, một chuyến du lịch luôn
chịu nhiều sự tác động của nhiều yếu tố, mà trong bài khảo sát đã nêu lên những yếu tố được
xem là khá tiêu biểu, thế nên thời điểm, phương tiện, nơi ở... không phải là những tác động nhỏ
lẻ, mà là những yếu tố có tác động trực tiếp, còn mang cả tính quyết định đến cả nhu cầu người
du lịch, quyết định và cũng như ảnh hưởng đến cả chuyến du lịch. Sắp xếp, quản lý, lên kế
hoạch, có lẽ là một điều cần thiết, nhưng tuy vậy vẫn có những tình huống cần có sự linh hoạt,
ứng biến cho phù hợp. Tóm lại, du lịch cũng như những việc khác, tuy cần sự linh hoạt nhưng
vẫn cần có kế hoạch rõ ràng, cần nhìn nhận, đánh giá đâu là những yếu tố cần thiết, không chỉ
mang tính ảnh hưởng mà còn mang tính quyết định đến nhu cầu và chất lượng du lịch. Du lịch
không phải là những vấn đề thiết yếu như về ăn uống, học tập, làm việc... nhưng du lịch cần có
để thư giãn, để nghỉ ngơi, gắn kết bạn bè, gia đình...

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO


Giáo trình Thống kê trong kinh tế và kinh doanh
PLBLOG, Phân tích nhân tố khám phá EFA trong SPSS,
https://www.phamlocblog.com/2018/07/phan-tich-nhan-to-kham-pha-efa.html
PLBLOG, Phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha trong SPSS

https://www.phamlocblog.com/2017/03/kiem-dinh-do-tin-cay-cronbach-alpha-spss.html

PLBLOG, Thống kê mô tả trên SPSS: Thống kê trung bình, min, max, độ lệch chuẩn,
https://www.phamlocblog.com/2019/05/thong-ke-mo-ta-trung-binh-tren-spss.html
PLBLOG, Cách loại biến trong phân tích Cronbach Alpha trên SPSS
https://www.phamlocblog.com/2019/12/cach-loai-bien-trong-phan-tich-cronbach-spss.html
PLBLOG, Quy tắc loại biến xấu trong phân tích nhân tố khám phá EFA
https://www.phamlocblog.com/2015/07/quy-tac-loai-bien-xau-trong-efa.html

7. PHỤ LỤC
LINK FORM:
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfp8Js7DHfiOs6ZYzfHbWVDi1XdSJEJzbE2f8m
WENMdA195Rg/closedform
34
LINK BIỂU MẪU: https://docs.google.com/forms/d/1xnX86c_z0lkK-
lZP_aGHKDYeTiBmg95HIt9kr0F5Rmo/edit?fbclid=IwAR36ZQkFfRoVf-
4hEda34RRzKSBLXfb3iSq_7xRQTobxVBc-F5ZeC_GVTJo
LINK EXCEL BIỂU MẪU:
https://docs.google.com/spreadsheets/d/1tmhkgFr1PzYZr_A_hFP8Sl1PfripQany7YoPD2fM5z
M/edit?usp=sharing
LINK EXCEL VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG:
https://docs.google.com/spreadsheets/d/1tmhkgFr1PzYZr_A_hFP8Sl1PfripQany7YoPD2fM5z
M/edit?usp=sharing

35

You might also like