You are on page 1of 136

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ


----------

ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC

KHỎE TINH THẦN CỦA SINH VIÊN

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Khánh Duy

Nhóm sinh viên thực hiện :

1. Trần Thị A Na

2. Lê Thanh Ngân

3. Phạm Thị Ngọc Thủy


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

STT HỌ VÀ TÊN MSSV EMAIL

1 Trần Thị A Na
31181023392 natran735.k44@st.ueh.edu.vn

2 Lê Thanh Ngân
31181023863 nganle646.k44@st.ueh.edu.vn

3 Phạm Thị Ngọc Thủy


31181024379 thuypham997.k44@st.ueh.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

1
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Nhóm cam đoan rằng bài nghiên cứu “Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh
viên” là bài nghiên cứu hoàn toàn do các thành viên trong nhóm tự thực hiện.

Không có bất kì sản phẩm hay bài nghiên cứu của người nào khác được nhóm sử dụng trong bài
mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Các đoạn trích dẫn hay số liệu tham khảo đều lấy
từ những nguồn có độ chính xác và tin cậy cao.

Ngoại trừ những tài liệu đã được nhóm trích dẫn trong bài nghiên cứu này, nhóm cam đoan rằng
tất cả những phần còn lại của bài đều chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng
cấp hay chứng nhận ở nơi khác.

TP. HCM, ngày 1 tháng 6 năm 2020

Nhóm sinh viên thực hiện

Trần Thị A Na

Lê Thanh Ngân

Phạm Thị Ngọc Thủy

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên nhóm xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Khánh Duy, giảng viên - người thầy đã
hướng dẫn nhóm chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này. Thầy đã giúp nhóm định hướng cho
bài nghiên cứu, hướng dẫn nhóm những kiến thức cần thiết để thực hiện đề tài, dành cho nhóm
những lời khuyên và những lời góp ý tận tình để nhóm hoàn thành được đề tài.

2
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Nhóm cũng cảm ơn các bạn đã làm bài khảo sát thông qua bảng câu hỏi. Chính nhờ sự đóng góp
này, nhóm mới có những cái nhìn khách quan mang tính chuyên môn, những số liệu cụ thể để
tiến hành phân tích và hoàn thành đề tài nghiên cứu.

Bên cạnh đó, nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn thân thiết trong tập thể lớp
DH44IE003 đã chia sẻ, giúp đỡ nhóm trong quá trình thực hiện đề tài.

Và cuối cùng, nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã đồng hành, tin tưởng, hỗ
trợ nhóm trong suốt quá trình tiến hành và hoàn thành bài nghiên cứu này.

TÓM TẮT

Đề tài “Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên” được tiến hành tại thành
phố Hồ Chí Minh từ tháng 03 năm 2020 đến tháng 05 năm 2020

3
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan tác động
như thế nào đến sức khỏe tinh thần của sinh viên.

Phương pháp nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và định lượng. Trong phân tích định
tính, tiến hành tham khảo và đặt câu hỏi thảo luận nhóm đồng thời tìm hiểu các bài viết khác có
liên quan trước đó để tham khảo thêm. Qua đó, có cái nhìn khách quan và đặt nền móng để nhóm
tiếp tục thực hiện đề tài. Trong phân tích định lượng, thực hiện thống kê mô tả, kiểm định chất
lượng thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi qui. Số
mẫu khảo sát tại TP. HCM là 257 thông qua bảng câu hỏi khảo sát.

Trên cở sở đó làm rõ sự ảnh hưởng của những yếu tố khác nhau, đề xuất hướng để giúp sinh viên
nâng cao sức đề kháng của sức khỏe tinh thần và tránh được các nguyên nhân dẫn tới sức khỏe
tinh thần bị suy yếu.

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn những yếu tố tác động mạnh tới sức khỏe tinh thần của sinh
viên đều là những yếu tố tác động trong một khoảng thời gian dài trước khi bước vào nhóm tuổi
này.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh


SPSS
: Statistical Package for the Social Sciences – Phần mềm máy tính phục vụ
công tác phân tích thống kê

EFA : Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá

Sig. : Significance level – Mức ý nghĩa

KMO : Kaiser-Meyer-Olkin – Hệ số xem xét sự thích hợp của EFA

ANOVA : Analysis of Variance – Phương pháp phân tích phương sai

VIF : Variance Inflation Factor – Hệ số phóng đại phương sai

4
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

MỤC LỤC
DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN .....................................................................
1
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................................
2
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................
3
TÓM TẮT ......................................................................................................................................
4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................................
5
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................. 13
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................................
13

5
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................


15
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................
15
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................
16
1.4.1. Nguồn dữ liệu .............................................................................................................. 16
1.4.2. Phương pháp thực hiện ............................................................................................... 16
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................... 17
TỔNG QUAN VỀ SỨC KHỎE TINH THẦN ......................................................................
18
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..............................................................................................................
19
GIỚI THIỆU MỘT SỐ BÀI NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SỨC
KHỎE TINH THẦN. ..............................................................................................................
20
2.1. Những người dự đoán hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ từ dịch vụ sức khỏe tinh thần của
các sinh viên đại học ( Bài viết nghiên cứu : Tâm lý giáo dục và quốc gia) ....................... 20
Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................................
20
Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................
20
Kết quả nghiên cứu ..............................................................................................................
21
2.2. Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành
phố ở Việt Nam .........................................................................................................................
22 Mục
đích: .............................................................................................................................. 22
Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................................................
22

6
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Kết quả nghiên cứu ..............................................................................................................


23
2.3. Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất ...................................................................................
24
2.3.1. Học tập ........................................................................................................................
24
2.3.2. Gia đình .......................................................................................................................
24
2.3.3. Sức khỏe ......................................................................................................................
25
2.3.4. Môi trường sống ......................................................................................................... 25
2.3.5. Các mối quan hệ xã hội ..............................................................................................
26
2.3.6. Thu nhập .....................................................................................................................
27
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 29
3.1. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................................
29
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................
29
3.1.1.1. Nghiên cứu sơ bộ ......................................................................................................
29
3.1.1.2. Nghiên cứu chính thức ..............................................................................................
30
3.1.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................ 31
3.1.3. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................................
32
3.1.3.1. Nghiên cứu sơ bộ .....................................................................................................
32

7
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

3.1.3.2. Nghiên cứu chính thức: ..........................................................................................


32 BẢNG CÂU HỎI KHẢO
SÁT ............................................................................................... 33
3.2. Xây dựng thang đo ...........................................................................................................
40
3.2.1. Thang đó Sức khỏe tinh thần ....................................................................................... 40
3.2.2. Thang đó Các mối quan hệ xã hội ...............................................................................
41
3.2.3. Thang đo Học tập ........................................................................................................
42
3.2.4. Thang đó Gia đình .......................................................................................................
43
3.2.5. Thang đó Sức khỏe ...................................................................................................... 44
3.2.6. Thang đó Môi trường sống ..........................................................................................
45
3.2.7. Thang đó Thu nhập ......................................................................................................
46
3.3. Thiết kế mẫu .....................................................................................................................
47
3.3.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................................
47
3.3.2. Độ tuổi nghiên cứu ...................................................................................................... 48
3.3.3 Công cụ thu thập dữ liệu .............................................................................................. 49
3.3.4. Công cụ xử lý số liệu ................................................................................................... 49
3.4. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................................
50
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................................
51
4.1. Thống kê mô tả dữ liệu ....................................................................................................
51

8
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

4.1.1. Kết quả nghiên cứu định tính ...................................................................................... 51


4.1.2. Mẫu dữ liệu nghiên cứu ...............................................................................................
51
4.1.3. Thống kê mô tả định tính .............................................................................................
51
4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ....................................................................................
57
4.2.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Sức khỏe tinh thần ..........................................
58
4.2.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Các mối quan hệ xã hội ................................. 60
4.2.3 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Học tập ........................................................... 62
4.2.4 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Gia đình ......................................................... 63
4.2.5 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Sức khỏe ......................................................... 64
4.2.6 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Môi trường sống.............................................
66
4.2.7 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Thu nhập ........................................................ 67
4.3. Phân tích nhân tố khám phá ...........................................................................................
68
4.3.1. Các bước kiểm định .....................................................................................................
68
4.3.2 Kết quả mô hình EFA ................................................................................................... 73
4.4. Phân tích hồi quy đa biến ..................................................................................................
78
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP CỦA BÀI ................................................................. 85
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................................................
85

9
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Biến Family có sự ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe tinh thần ...................................... 86
Biến Education có ảnh hưởng lớn thứ hai đến sức khỏe tinh thần .................................
87 Biến Health có ảnh hưởng lớn thứ 3 đến sức khỏe tinh
thần: ......................................... 88 Biến Relationships có ảnh hưởng yếu đến sức khỏe
tinh thần ........................................ 89
MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA BÀI ..............................................................................................
90
Biến Environment: .............................................................................................................. 91
Biến Income: ........................................................................................................................
92
CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TINH THẦN CỦA SINH
VIÊN DO NHÓM TÁC GIẢ ĐỀ XUẤT ...............................................................................
94
Đối với yếu tố gia đình .........................................................................................................
94
Đối với yếu tố học tập ..........................................................................................................
95
Đối với yếu tố sức khỏe ........................................................................................................
95
Đối với các mối quan hệ xã hội ...........................................................................................
96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................................
97
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG SỐ LIỆU PHÂN TÍCH SPSS .......................................................... 98
A. KẾT QUẢ MÔ TẢ ĐỊNH TÍNH ...................................................................................... 98
B. KẾT QUẢ HỆ SỐ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA ................................................ 100
C. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ ....................................................... 110
D. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN .............................................................. 116

10
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1.: Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................................22

Hình 3.2.: Quy trình nghiên


cứu ....................................................................................................23

11
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Mô hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................................................26

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu trình độ học vấn của đáp viên ......................................................................
45

Biểu đồ 4.2: Cơ cấu giới tính của đáp viên ...................................................................................


46

Biểu đồ 4.3: Cơ cấu công việc của đáp viên .................................................................................


47

Biểu đồ 4.4: Cơ cấu thu nhập của đáp viên .................................................................................. 48

Biểu đồ 4.5: Cơ cấu chung sống của đáp viên ..............................................................................


49

Biểu đồ 4.6: Biểu đồ Histogram ................................................................................................... 75

Biểu đồ 4.7: Biểu đồ Normal ........................................................................................................

76 Biểu đồ 4.8: Biểu đồ

Scatterplot ................................................................................................... 77

12
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 : Phương pháp thu thập dữ liệu...................................................................................... 25

Bảng 3.2: Thang đo Sức khỏe tinh thần ........................................................................................


33

Bảng 3.3: Thang đo Các mối quan hệ xã hội ................................................................................


34

Bảng 3.4: Thang đo Học tập .........................................................................................................


35

Bảng 3.5: Thang đo Gia đình ........................................................................................................


36

Bảng 3.6: Thang đo Sức khỏe .......................................................................................................


37

Bảng 3.7: Thang đo Môi trường sống ...........................................................................................


38

Bảng 3.8: Thang đo Thu nhập .......................................................................................................


39

Bảng 4.1: Cronbach’s Alpha cho biến Sức khỏe tinh thần ...........................................................
51

Bảng 4.1: Cronbach’s Alpha cho biến Sức khỏe tinh thần ...........................................................
52

Bảng 4.3: Cronbach’s Alpha cho biến Các mối quan hệ xã hội ...................................................
53

Bảng 4.4: Cronbach’s Alpha cho biến Học tập............................................................................. 55

Bảng 4.5: Cronbach’s Alpha cho biến Gia đình ...........................................................................


56

13
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Bảng 4.6: Cronbach’s Alpha cho biến Sức khỏe ..........................................................................


57

Bảng 4.7: Cronbach’s Alpha cho biến Sức khỏe ..........................................................................


58

Bảng 4.8: Cronbach’s Alpha cho biến Môi trường sống ..............................................................
59

Bảng 4.9: Cronbach’s Alpha cho biến Thu nhập ..........................................................................


60

Bảng 4.10: Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát ...................................................

62 Bảng 4.11: Kết quả giải thích mô

hình ......................................................................................... 71

Bảng 4.12: Kết quả mức độ phù hợp của mô hình ....................................................................... 71
Bảng 4.13: Kiểm định hệ số hồi quy ............................................................................................ 72

Bảng 4.14: Kết quả giải thích mô hình .........................................................................................


73

Bảng 4.15: Kết quả mức độ phù hợp của mô hình ....................................................................... 73

Bảng 4.16: Kiểm định hệ số hồi quy ............................................................................................ 74

14
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Trong những năm qua, sức khỏe tinh thần đang là một vấn đề nổi cộm lên và thu hút nhiều sự
quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là sức khỏe tinh thần của giới trẻ_ những bạn sinh viên đang
ngồi trên giảng đường hoặc những sinh viên vừa ra trường. Mặc dù, tỷ lệ gặp vấn đề về sức khỏe
tinh thần trên các báo cáo có sẵn là tương đối thấp. Tuy nhiên trên thực tế khi những áp lực đến
từ học tập, gia đình, các mối quan hệ xã hội, thu nhập đè nặng trên vai khiến cho sinh viên luôn
trong trạng thái căng thẳng, từ đó dẫn đến khó đạt được thành tựu và những ý nghĩa trong cuộc
sống. Hiện nay chúng ta rất dễ tìm thấy các bài báo, thông tin liên quan đến sức khỏe tinh thần
của giới trẻ trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, báo mạng,… Theo thống kê của
trang activemind.org có đến 2/3 học sinh, sinh viên gặp phải lo lắng, trầm cảm nhưng không
chọn cách điều trị hay khắc phục tình trạng, điều này sẽ cản trở giới trẻ thành công trong học tập

15
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

và cuộc sống. Những từ khóa như “sức khỏe tinh thần” hay “mental health” sẽ cho chúng ta có
được rất nhiều kết quả tìm kiếm xung quanh vấn đề này. Kết quả tìm kiếm trên google và các
phương tiện truyền thông đã phần nào phản ánh được mức độ quan trọng của sức khỏe tinh thần.

Mặc dù, khái niệm sức khỏe tinh thần đang được mở rộng và thu hút nhiều sự quan tâm của xã
hội, tuy nhiên ở Việt Nam công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần còn nhiều hạn chế, các hoạt
động thì còn non yếu, rời rạc. Chính bản thân mỗi sinh viên cũng ít có sự quan tâm, chăm sóc
cho sức khỏe tinh thần của họ. Sinh viên cho rằng họ là những người còn trẻ, có sức khỏe, sức đề
kháng tốt chính vì thế mà lơ là đi những tác động từ xung quanh. Nhiều bạn sinh viên khi được
hỏi đến thì họ dường như không để tâm đến đâu là nguyên nhân gây ra những lo lắng, căng thẳng
và cũng dường như cũng không có ý định thay đổi để có lối sống lành mạnh, tư duy đa chiều để
bản thân trở nên mạnh mẽ hơn khi đối đầu với những khó khăn, áp lực từ các khía cạnh cuộc
sống, biết cảm nhận hạnh phúc và biết đâu là giá trị cuộc sống mà bản thân theo đuổi.

Trên thế giới, đã có khá nhiều bài nghiên cứu về sức khỏe tinh thần. Ví dụ: Một cách độc lập,
Khả năng nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng sức khỏe tâm thần ( Hom,
Stanley, & Joiner, 2015 ; Reavley, McCann, & Jorm, 2012) , Ý định tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên
nghiệp cho các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến
các hành vi tìm kiếm trợ giúp chuyên nghiệp của nam giới ( Gulliver, Griffiths, & Christensen,
2010 ),…. Những nghiên cứu này đã tìm ra các dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tinh thần, cũng
như đã nghiên cứu về mối quan tâm chủ động và ý định tìm kiếm sự chăm sóc cho sức khỏe tinh
thần. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này nên sinh viên cũng chưa
chủ động quan tâm và chăm sóc đến sức khỏe tinh thần của cá nhân. Vì vậy, việc nghiên cứu và
tìm hiểu đề tài: “Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên” là cần thiết và hữu
ích, nhằm xác định được các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sức khỏe tinh
thần của sinh viên.

16
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


- Tìm hiểu và nghiên cứu về các tác động ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của sinh viên.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sức khỏe tinh thần.
- Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố, đâu sẽ là yếu tố quyết định giúp sinh viên vượt
qua được các chướng ngại trong sức khỏe tinh thần của bản thân?
- Từ đó đưa ra các lời khuyên cũng như đề xuất các giải pháp giúp sinh viên tự chăm sóc
sức khỏe tinh thần cho bản thân, làm nền tảng để học tập, làm việc hiệu quả cũng như
cảm nhận được các giá trị cuộc sống.

17
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


- Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của sinh viên .
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung và nghiên cứu khảo sát sinh viên từ năm 1 đến năm
4 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên đang học tập và làm việc trong khu vực Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Mẫu điều tra được chọn là 257 sinh viên đang học tập và làm việc tại TP HCM và được
khảo sát ngẫu nhiên.

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1.4.1. Nguồn dữ liệu
- Nguồn dữ liệu sơ cấp: Nhóm tác giả tự thu thập số liệu bằng cách tiến hành khảo sát.
- Nguồn dữ liệu thứ cấp: Nhóm tác giả đã tham khảo số liệu từ các báo cáo, bài báo,…
Phần thông tin nhóm đã tham khảo sẽ được đính kèm ở mục “Tài liệu tham khảo” của bài
nghiên cứu.

1.4.2. Phương pháp thực hiện

18
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Nhóm tác giả đã chia bài thành 2 giai đoạn: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

- Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính

Nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát nhóm đối tượng khảo sát mà bài nghiên cứu hướng tới. Mục
đích của giai đoạn này là để hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát để tiến hành nghiên cứu định
lượng. Ở giai đoạn này, nhóm đã khám phá, điều chỉnh và bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến sức
khỏe tinh thần của sinh viên.

- Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng

Bằng kỹ thuật thu thập số liệu bằng bảng câu hỏi chi tiết, nhóm tiến hành phân tích, đánh giá các
yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên.

Từ bảng số liệu phân tích định lượng, nhóm tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS 25 để xử lý số
liệu. Cụ thể, nhóm đã chạy thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố
khám phá EFA và chạy hồi quy bội.

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Bài nghiên cứu của nhóm nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát về sức khỏe tinh thần và những
yếu tố bên ngoài tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên tại một số trường trên địa bàn TP

19
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

HCM, bài nghiên cứu không đại diện cho toàn bộ sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả nghiên
cứu cũng góp phần cung cấp luận cứ, thông tin xoay quanh sức khỏe tinh thần của sinh viên.

Nghiên cứu không tập trung vào các bệnh thuộc về tâm thần mà tập trung vào các vấn đề cảm
xúc hay nội tâm như lo lắng, trầm cảm, cô đơn, suy nghĩ tiêu cực hay tích cực và cách đấu tranh
nội tâm để chiến thắng sự tiêu cực.

Để xác định căn cứ và trình bày bài, nhóm đã đặt sinh viên vào vị trí trung tâm để tìm hiểu các
yếu tố bên ngoài khác nhau bao gồm: Gia đình, Học tập, Sức khỏe, Các mối quan hệ xã hội, Môi
trường sống và Thu nhập.

TỔNG QUAN VỀ SỨC KHỎE TINH THẦN

20
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe tinh thần là trạng thái hạnh phúc trong đó cá nhân
nhận ra khả năng của chính mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường của cuộc
sống, làm việc hiệu quả và đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng. Sức khỏe tinh thần liên quan đến
nhận thức, hành vi và tình cảm. Đây là một khái niệm chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố phức tạp
như tâm lý, sinh học, tinh thần, tình cảm và nhận thức xã hội. Sức khỏe tinh thần là một phần
quan trọng của sức khỏe tổng thể, nó giúp con người xác định và xử lý những căng thẳng, áp lực
để từ đó con người đưa ra cách tiếp nhận và ứng xử trong cuộc sống. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến
cuộc sống hằng ngày cũng như các mối quan hệ và sức khỏe thể chất của chúng ta. Một sức khỏe
tinh thần tốt không chỉ là tránh được những căng thẳng, rối loạn tâm lý mà còn phải biết chăm
sóc sức khỏe và những trạng thái hạnh phúc đang diễn ra, nó phụ thuộc vào sự cân bằng tinh tế
giữa yếu tố tinh thần và một số yếu tố của cuộc sống. Khi các yếu tố tinh thần hoặc cuộc sống
thay đổi có thể dẫn đến rối loạn sức khỏe tinh thần. Biểu hiện của rối loạn sức khỏe tinh thần có
thể sẽ khó nhận thấy hơn so với các bệnh lý tinh thần khác bởi nó kín đáo và khó nhìn nhận hơn.
Một số rối loạn sức khỏe tinh thần thường gặp là rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ, ám ảnh, rối
loạn tâm trạng, rối loạn cảm xúc theo mùa,…

21
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Một số mô hình lý thuyết đặt nền tảng cho những hiểu biết về sức khỏe tinh thần, và những lý
thuyết được trích dẫn nhiều nhất thuộc ba trường phái: Lý thuyết hành vi, lý thuyết nhận thức, và
lý thuyết tâm động học phát triển. Các phương pháp tiếp cận hành vi (ví dụ Skinner, 1938;
Pavlov, 1902; và Watson, 1913) cho rằng tất cả các hành vi có được thông qua điều kiện hóa, ví
dụ việc học diễn ra thông qua sự lặp lại của hành vi. Lý thuyết nhận thức cho rằng cách người ta
tiếp nhận, phân tích, ghi nhớ và học làm trung tâm của sự hiểu biết về tinh thần của mỗi người.
Cuối cùng, lý thuyết tâm động học nhấn mạnh mối tương quan động giữa các khía cạnh sinh học,
tâm lý học và xã hội học, và sự tác động giữa chúng (Capetown Principles, UNICEF, 1997). Các
khía cạnh sinh học bao gồm các yếu tố di truyền và thể chất từ lúc sinh ra; các khía cạnh tâm lý
bao gồm cảm xúc, hành vi, suy nghĩ, trí nhớ và khả năng học tập, cũng như khả năng nhận thức
và hiểu được các tình huống hàng ngày. Các khía cạnh xã hội đề cập đến mối quan hệ của con
người với nhau, cộng đồng và thế giới xung quanh từ văn hóa, niềm tin tới kinh tế.

Một lý thuyết khác về sức khỏe tinh thần dựa trên mô hình Kỹ năng Thông tin - Động lực - Hành
vi (IMB) mô hình xác định mối quan hệ giữa các yếu tố bao gồm hành vi mong muốn bởi yếu tố
quyết định tâm lý xã hội và đánh giá các mối quan hệ nhân quả (Fisher &Fisher, 1992; Fisher,
Fisher,& Shuper,2009; Fisher&Fisher, 1993). Thông tin, động lực và kỹ năng hành vi cung cấp
nền tảng cho IBM với quan điểm cho rằng nếu các cá nhân có thông tin, sẵn sàng tham gia vào
các hoạt động sức khỏe và có các kĩ năng ứng xử cần thiết, họ có nhiều khả năng tham gia vào
hoạt động mong muốn. Dựa trên mô hình, trước khi tham gia vào hoạt động sức khỏe, một cá
nhân phải có thông tin liên quan trực tiếp đến chủ đề sức khỏe. Ví dụ, một cá nhân sẽ có khả
năng nhận ra các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn sức khỏe tinh thần, có niềm tin tích cực về
điều trị và nhận thức được các nguồn lực sức khỏe tinh thần trước khi tìm kiếm sự giúp đỡ từ các
chuyên gia (Jung, von Sternberg, & Davis, 2016). Đối với nghiên cứu này, thông tin được định
nghĩa là toàn bộ kiến thức về sức khỏe tinh thần của một cá nhân. Động lực, của cá nhân và xã

22
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

hội, để tham gia vào một hành động mong muốn là một phần bắt buộc khác của mô hình. Đối với
nghiên cứu này, động lực bao gồm thái độ đối với niềm tin của bản thân, sự khích lệ từ gia đình
hoặc tác động tích cực từ xã hội. Điều kiện tiên quyết cuối cùng là kỹ năng khách quan và năng
lực của bản thân để tham gia vào một hành động.

GIỚI THIỆU MỘT SỐ BÀI NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
SỨC KHỎE TINH THẦN.

2.1. Những người dự đoán hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ từ dịch vụ sức khỏe tinh thần của
các sinh viên đại học ( Bài viết nghiên cứu : Tâm lý giáo dục và quốc gia)
Người thực hiện: Mohammed Aldalaykeh, Mohammed M. Al-Hammouri and Jehad Rababah

Được thực hiện tại JORDAN vào năm 2019

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu được tuyển từ các trường đại học công lập ở Jordan. Mỗi trường đại học
có tuyển sinh hơn 20000 sinh viên và đào tạo nhiều loại bằng cấp.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này được thiết kế theo kiểu cross-section correlation ( theo nghĩa đen là "nghiên cứu
cắt ngang". Đây là một thiết kế mà các nhà nghiên cứu chọn một quần thể một cách ngẫu nhiên
nhưng tiêu biểu cho một cộng đồng, tại một thời điểm nào đó.)

Mẫu nghiên cứu bao gồm 134 sinh viên đại học với 67 sinh viên từ mỗi trường đại học, được
tuyển dụng liên tiếp bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Sinh viên đủ điều kiện tham gia vào
nghiên cứu này nếu họ 18 tuổi trở lên và nói tiếng Ả Rập. Sinh viên bị loại trừ nếu họ vượt quá
năm đầu tiên với chuyên ngành điều dưỡng hoặc y học. Tổng số sinh viên được liên lạc là 155,
trong đó có 21 sinh viên từ chối tham gia nghiên cứu, vì vậy tỷ lệ phản hồi là khoảng 86,5%.

23
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Những người tham gia đã đồng ý cho dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi in. Phê duyệt của
hội đồng đánh giá thể chế (IRB) được lấy từ các nghiên cứu.

Các biến nghiên cứu đề xuất ở bài nghiên cứu này:

Thái độ đối với các hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ (ATTHS)

Định mức chủ quan (SN)

Kiểm soát hành vi và cảm nhận (PBC)

Trung tâm nghiên cứu dịch tể học - Thang đo trầm cảm (CESD)

Câu hỏi về trầm cảm (D-Lit)

( Từ khóa: MHS- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần)

Kết quả nghiên cứu


Kết quả là chỉ có 17 sinh viên báo cáo tìm kiếm sự giúp đỡ của MHS như là một sự lựa chọn khả
thi trong lúc đau khổ tâm lý. TPB là một trong những lý thuyết tốt nhất trong việc dự đoán các
hành vi và các khái niệm của nó dự đoán đáng kể các sinh viên có ý định tìm kiếm sự giúp đỡ
của MHS. ATTHS là yếu tố dự đoán mạnh nhất về ý định của sinh viên trong tất cả các bước hồi
quy, tiếp theo là PBC và SN. Tiến hành các chiến dịch tại các trường đại học Jordan để tăng
cường nhận thức về sức khỏe tinh thần và hiệu quả của MHS có thể cải thiện mức độ hiểu biết
của sinh viên và có thể cải thiện tỷ lệ sử dụng MHS.

24
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

2.2. Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố
ở Việt Nam
Thực hiện: Viện Nghiên cứu và Phát triển (ODI) tiến hành và hỗ trợ kỹ thuật là một trong những
hoạt động thuộc khuôn khổ chương trình hợp tác giữa UNICEF Việt Nam và Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH).

Mục đích:
Nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình sức khỏe tâm thần
và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên ở Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu:


Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp tiếp cận chính: Nghiên cứu tài liệu có sẵn của quốc gia,
khu vực và nghiên cứu định tính.

Tống số có 110 bài phỏng vấn được thực hiện, người trả lời bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ,
phụ huynh, trẻ em và thanh niên. Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng hai thang đo hạnh phúc có
hiệu lực quốc tế đối với 402 em học sinh (trong hai độ tuổi 11 - 14 và 15 - 17): Bảng hỏi về
Điểm mạnh và Khó khăn (SDQ) và Thang đo Sự tự tin và Khả năng ứng phó (SE).

Áp dụng khung phân tích sinh thái - xã hội, trong đó trẻ em thanh niên được đặt ở vị trí trung
tâm, nhằm tìm hiểu các yếu tố thuộc các cấp độ khác nhau của hệ thống sinh thái xã hội – bao

25
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

gồm yếu tố cá nhân, gia đình hay hộ gia đình, trường học, cộng đồng, thể chế - và cách thức các
yếu tố đó tương tác và đóng góp vào các căn nguyên, các yếu tố nguy cơ cũng như các yếu tố
bảo vệ của tình trạng sức khoẻ tâm thần và tâm lý xã hội.

Nghiên cứu định tính tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu chính sau:

- Thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội, bao gồm tự tử trong trẻ em, vị
thành niên và thanh niên Việt Nam như thế nào?
- Những yếu tố nguy cơ và những yếu tố bảo vệ trẻ em và thanh niên Việt Nam khỏi những
vấn đề về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội, bao gồm tự tử, là gì?
- Luật pháp và các chính sách hiện hành liên quan đến sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội
ở Việt Nam như thế nào?
- Hiện có các chương trình và dịch vụ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội nào dành cho trẻ
em và thanh niên ở Việt Nam?

Kết quả nghiên cứu


Kết quả từ tổng quan tài liệu có sẵn. Tổng quan các bằng chứng về sức khỏe tâm thần ở Việt
Nam cho thấy tỷ lệ hiện mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung đối với trẻ em và vị thành
niên ở Việt Nam dao động từ 8% đến 29% và khác nhau theo tỉnh, giới tính, đặc điểm người trả
lời và tùy thuộc vào phương pháp nghiên cứu. Một khảo sát dịch tể học gần đây trên mẫu đại
diện quốc gia của 10 trong số 63 tỉnh, thành cho thấy tỷ lệ trung bình các vấn đề sức khỏe tâm
thần trẻ em khoảng 12%, đồng nghĩa với việc hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức
khỏe tâm thần. Các loại hình vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất trong trẻ em Việt Nam là
các vấn đề hướng nội (lo âu, trầm cảm, đơn độc) và vấn đề hướng ngoại (tăng động, giảm chú ý).

Kết quả từ nghiên cứu định tính. Mặc dù tỷ lệ mới mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần được báo
cáo trong dữ liệu thứ cấp là tương đối thấp, tất cả những người tham gia nghiên cứu đều có nhận
thức chung rằng vấn đề sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội là phổ biến và đang gia tăng; một số
khẳng định họ cảm thấy trẻ em đối diện với gánh nặng sức khỏe tâm thần lớn hơn so với người

26
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

lớn và rằng các nhóm tuổi khác nhau đương đầu với những loại hình vấn đề khác nhau. Tuy
nhiên, họ cũng đề cập đến những thách thức còn tồn tại trong việc ước tính chính xác những con
số, đặc biệt là những con số liên quan đến trẻ em.

Từ các cơ sở lý thuyết và các bài nghiên cứu đi trước cho thấy số lượng người tìm đến các dịch
vụ sức khỏe tinh thần rất ít. Bài nghiên cứu về vấn đề sức khỏe tinh thần nhóm chúng tôi đang
thực hiện với hi vọng các bạn sinh viên - lực lượng đông đảo đang chịu những áp lực tinh thần từ
nhiều phía như: Gia đình, học tập, hoặc đang đối diện vơi một số tác động tiêu cực từ môi
trường các bạn đang sống; có thể tự tạo cho mình một sức khỏe tinh thần tốt. Nên nhóm chúng
tôi đã đề xuất nên một bài nghiên cứu với các biến giả thuyết xoay quanh cuộc sống đời thường
cũng đảm bảo các giả thuyết này có tầm ảnh hưởng nhất định đến tinh thần của các bạn. Sau đây
là các giả thuyết được nhóm chúng tôi đề xuất và lý do tại sao chúng tôi lại chọn những nhân tố
để giải thích cho bài nghiên cứu này.

2.3. Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất


2.3.1. Học tập
Là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá
trị, nhận thức hoặc sở thích từ thầy cô, bạn bè và có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại
thông tin khác nhau.

Sự phát triển về trí não và sáng tạo của con người đang phát triển rất mạnh mẽ, để theo kịp thời
đại thì bắt buộc con người phải không ngừng học tập cho dù ở bất kỳ độ tuổi nào. Trong đó có

27
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

sinh viên - những thế hệ mới sẽ thay thế cho các thế hệ cũ trước đó. Tuy nhiên, để có đủ khả
năng thay thế cho các lao động cũ thì sinh viên phải không ngừng trao dồi kiến thức, làm cho áp
lực về học tập trở nên rất nặng nề. Như tình hình hiện nay, sinh viên không chỉ phải hoàn thành
chương trình học trên giảng đường mà còn rất nhiều kiến thức khác phải bổ sung để có đủ kiến
thức vững chắc sau khi ra trường. Chẳng hạn như phải học ngoại ngữ, tin học, các mảng kiến
thức liên quan đến ngành học, các lớp học kỹ năng mềm,… Không chỉ là kiến thức phải tiếp thu
quá nhiều mà sinh viên còn phải cố gắng để có thành tích tốt, phải biết tự tạo cho mình những cơ
hội phát triển. Chính vì vậy nhóm nghiên cứu cho rằng, học tập là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn
đến mỗi cá nhân sinh viên, nó tạo nên nhiều động lực để cá nhân tiến về phía trước để chinh
phục ước mơ nhưng bên cạnh đó cũng mang lại rất nhiều áp lực lên sức khỏe tinh thần.

2.3.2. Gia đình


Là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ
hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và (hoặc) quan hệ giáo dục. Gia đình có
lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Thực tế, gia đình có những ảnh
hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội.

Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn liền với gia đình mình, cùng nhau chung sống, yêu thương
nhau, quan tâm, lo lắng cho nhau. Những gì thuộc về gia đình đều là những gì chúng ta trân quý
nhất. Đặc biệt là đối với sinh viên, khi đã bước ra đời và ít có thời gian sống chung với gia đình
thì sẽ càng trân trọng hơn, những thành viên trong gia đình, những gì xảy ra trong gia đình đều sẽ
là mối quan tâm hàng đầu. Hiện nay, đa số sinh viên đều ở xa nhà nhưng lối sống, cách suy nghĩ,
cũng như thói quen sinh hoạt đều đã được hình thành ở gia đình. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu
đã lựa chọn để đưa yếu tố gia đình vào mô hình nghiên cứu.

2.3.3. Sức khỏe


Là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có
tình trạng không có bệnh hay thương tật.

28
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Mỗi chúng ta đều đang sống với một mục đích hoặc lý tưởng cao đẹp nào đó, tuy nhiên cho dù là
mục đích hay lý tưởng nào thì đều cần phải có sức khỏe mới có thể thực hiện được. Phải có sức
khỏe tốt thì chúng ta mới tận hưởng cuộc sống trọn vẹn nhất, mới có khả năng chống lại những
khó khăn trong cuộc sống. Ở lứa tuổi quá trẻ như sinh viên, khi các bạn đang có sức khỏe tốt, sức
đề kháng tốt nhưng cũng phải biết cách giữ gìn sức khỏe vì sức khỏe thể chất tốt là biểu hiện cho
sự sảng khoái, thoải mái, không mệt mỏi và luôn có năng lượng để học tập, làm việc. Ngược lại
khi sức khỏe thể chất suy yếu, không đủ năng lượng hoạt động thì tâm sinh lý cũng sẽ mệt mỏi,
chán nản. Thế nên có thể nói, sức khỏe thể chất gần như quyết định năng xuất làm việc của cơ
thể. Nhưng sức khỏe thể chất luôn gắn liền với sức khỏe tinh thần, cả hai là mối quan hệ tác động
qua lại. Khi sức khỏe thể chất tốt thì tinh thần cũng thoải mái, sảng khoái hơn. Chính vì thế,
nhóm nghiên cứu cho rằng sức khỏe thể chất là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe
tinh thần của sinh viên.

2.3.4. Môi trường sống


Môi trường sống là các yếu tố bao quanh con người và tác động đến con người. Tuy nhiên, trong
bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chỉ tập trung ở không gian nhà ở, phòng trọ và trường học, tính
chất khách quan của các môi trường này. Theo nhóm nghiên cứu, thiết kế về không gian nhà ở,
phòng trọ cũng góp phần ảnh hưởng đến tâm trạng của sinh viên. Vì sau một ngày làm việc, học
tập mệt mỏi mà được trở về một không gian thuộc về mình, nơi bản thân được thả lỏng cơ thể,
tâm trạng thì sẽ rũ bỏ bớt được những mệt mỏi. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định đưa
yếu tố môi trường sống vào bài nghiên cứu.

2.3.5. Các mối quan hệ xã hội


Trí tuệ nhân tạo đang phát triển mạnh mẽ và dần thay thế nhiều vị trí công việc của con người.

29
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Ví dụ điển hình chính là Robot. Từ đó đòi hỏi con người phải phát triển bản thân hơn nữa, có
những kỹ năng mà trí tuệ nhân tạo không thể thay thế được để đảm bảo được tồn tại trong thị
trường lao động. Để đáp ứng được điều đó, bên cạnh nắm vững kiến thức chuyên môn con người
phải có khả năng hòa nhập tốt, giao tiếp tốt và làm việc nhóm tốt. Điều đó bắt buộc con người
phải luôn mở rộng và duy trì các mối quan hệ từ bạn bè, đồng nghiệp đến đối tác. Chính vì sự
quan trọng của các mối quan hệ, đôi khi sẽ tạo áp lực ngược lại lên con người vì luôn phải suy
nghĩ và hành động như thế nào để hòa nhập tốt nhất với từng mối quan hệ. Và như chúng ta đã
biết, không chỉ tồn tại một hay hai mối quan hệ mà có rất nhiều mối quan hệ từ thân thiết, gắn bó
đến quen biết xã giao, trong số những mối quan hệ đó, có những mối quan hệ “bằng mặt nhưng
không bằng lòng” nhưng lại không thể chấm dứt mối nó; hay con người vô tình đánh mất những
mối quan hệ mà họ rất trân trọng, gìn giữ; hoặc họ không tạo dựng thêm được nhiều mối quan
hệ, cuộc sống của họ khá khép kín và chỉ tồn tại những mối quan hệ ít ỏi.

Sinh viên là tầng lớp đặc biệt vì là độ tuổi vừa mới bước ra khỏi vòng tay của gia đình và gia
nhập vào xã hội với quyền của một “người trưởng thành”. Ở độ tuổi này, ngoài gia đình và bạn
bè thì phát sinh thêm rất nhiều mối quan hệ mới mà bản thân sinh viên phải cố gắng nhận biết,
khai thác và duy trì để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và sự nghiệp ở tương lai. Việc phải tìm
kiếm và duy trì các mối quan hệ vô tình tạo áp lực cho sinh viên vì các bạn còn sự rụt rè khi chập
chững bước mới vào đời, có nhiều hành động bộc phát dễ làm tan vỡ các mối quan hệ . Thêm
vào đó, trong cuộc sống không phải ai cũng chân thành với nhau, lòng người thì khó đoán và dễ
thay đổi nên việc hình thành mối quan hệ bền vững là rất khó. Chính vì vậy mà tạo nên những áp
lực vô hình lên sức khỏe tinh thần của sinh viên.

30
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

2.3.6. Thu nhập


Là tất cả các khoản có được của một cá nhân trong một niên độ thời gian nhất định từ tiền lương,
đầu tư và các khoản khác.

Cuộc sống nhộn nhịp, tấp nập tưởng như sung túc ấm no nhưng thực chất lại đang âm thầm cuốn
con người vào vòng xoáy của đồng tiền và danh vọng biến con người trở thành những cỗ máy
không có trái tim, không cảm xúc, sẵn sàng làm bất kỳ việc gì để đạt được nó bất chấp rủi ro như
thế nào hay đánh đổi điều gì. Giờ đây thứ người ta cần là “ăn ngon mặc đẹp” chứ không còn là
“ăn no mặc ấm” như ngày xưa nữa, cho nên thu nhập dường như trở thành một yếu tố rất quan
trọng góp phần vào việc tạo nên vẻ đẹp trong cuộc sống của mỗi người. Hãy tưởng tượng mọi
chuyện sẽ như thế nào nếu ta không thể tạo ra thu nhập và phải “ăn bám” người khác, đó sẽ
không chỉ là gánh nặng tâm lý đối với một người mà còn là gánh nặng của những người chu cấp
cho người đó. Hơn nữa giá cả bị ảnh hưởng bởi lạm phát dẫn đến ngày càng cao trong khi giá trị
của đồng tiền lại ngày càng giảm, số tiền kiếm được tuy “nhiều hơn” trước nhưng lại không thể
mua được nhiều đồ như trước đây vô tình tạo ra một gánh nặng đối với những người phụ trách
kinh tế trong một gia đình hay những người có thu nhập thấp.

Nhóm nghiên cứu nhận ra được điều đó và quyết định đưa yếu tố thu nhập vào bài để nghiên cứu
và tìm hiểu các tác động của nó đến sức khỏe tinh thần của riêng tầng lớp sinh viên. Sinh viên là
tầng lớp rất đặc biệt, mặc dù đã đủ tuổi và khả năng lao động kiếm sống nhưng vẫn trong độ tuổi
đi học nên thời gian để kiếm tiền không nhiều cũng như đang trong giai đoạn đào tạo kỹ năng
nên chỉ có thể đi làm các công việc có mức lương thấp, thu nhập kiếm được không đủ để chi trả
cho cả học phí lẫn sinh hoạt. Vì vậy, chúng ta vẫn hay thấy cảnh sinh viên vừa nhận trợ cấp từ
gia đình vừa đi làm kiếm thêm thu nhập để chi tiêu cho các chi phí sinh hoạt khác.

31
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Môi trường

Các m ối quan hệ

Thu nhập

Gia đình

Sức khỏe

Học tập Sức khỏe tinh thần

32
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thiết kế nghiên cứu


Thiết kế nghiên cứu là các kế hoạch, cấu trúc và chiến lược nghiên cứu cho việc thu thập, đo
lường và phân tích dữ liệu với một số bước trong việc chọn nguồn lực và thông tin như sau:

Hình 3.1: Thiết kế nghiên cứu

3.1.1. Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên được thực hiện qua hai
giai đoạn chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức:

3.1.1.1. Nghiên cứu sơ bộ


Được thực hiện thông qua nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm khám phá, có
được cách dùng thuật ngữ phù hợp, rõ nghĩa và bổ sung các ý kiến khác:

 Thực hiện trao đổi: Đánh giá sơ bộ, sau đó điều chỉnh thang đo.
 So sánh bổ sung hình thành bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức sau khi trao đổi.

33
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

3.1.1.2. Nghiên cứu chính thức


Thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách thảo luận nhóm và tìm hiểu trên thông
qua internet hay các sách liên quan đến sức khỏe tinh thần và dùng phần mềm SPSS để phân tích
số liệu.

 Tiến hành khảo sát: Thông qua các phương tiện trên mạng xã hội, thăm dò ý kiến đánh
giá thông qua bảng câu hỏi.

 Thống kê: Các mẫu trả lời sẽ được lọc lại và bắt đầu nhập liệu để phục vụ cho đề tài
nghiên cứu.

 Phương pháp định lượng: Thông qua phần mềm SPSS với các phương pháp phân tích
như thống kê mô tả, kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương
pháp hồi quy bội.

 Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định mô hình và giả thuyết nhằm phát hiện những yếu
tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên.

34
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

3.1.2. Quy trình nghiên cứu

Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu

35
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

3.1.3. Phương pháp thu thập số liệu


Bảng 3.1 : Phương pháp thu thập dữ liệu
Dạng nghiên Kỹ thuật sử Thời
cứu Phương pháp dụng gian Địa điểm
Bước
1 Định tính Thảo luận nhóm Tháng TP HCM
Sơ bộ
04/2020
2 Định lượng Bảng câu hỏi Tháng TP HCM
Chính thức
05/2020

3.1.3.1. Nghiên cứu sơ bộ

(*) Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách thảo luận nhóm với cụ thể đối tượng được khảo
sát là sinh viên đang sinh sống và học tập trong khu vự TP.HCM, bởi sinh viên là nhóm đối
tượng bắt đầu có những chuyển biến mới trong cảm xúc khi vừa mới bắt đầu làm quen với cuộc
sống của những người trưởng thành, tự lập.

3.1.3.2. Nghiên cứu chính thức:


(*) Nghiên cứu định lượng

Bước tiếp theo của nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu chính thúc với phương pháp định lượng khảo
sát trực tiếp sinh viên nhằm thu thập dữ liệu khảo sát. Sau đó, nghiên cứu định lượng được thực
hiện bằng các cách tiếp cận mẫu nhằm phát hiện những sai sót các bảng câu hỏi và kiểm tra
thang đo.

Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi, đồng thời nghiên cứu cũng được tiến hành khảo
sát qua mạng thực hiện với công cụ Google Docs.

36
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Xin chào mọi người Chúng mình là nhóm sinh viên K44 đến từ trường Đại học Kinh tế
TP.HCM, hiện tại nhóm mình đang thực hiện một bài nghiên cứu về "Những yếu tố tác động đến
sức khỏe tinh thần của sinh viên".

Sức khỏe tinh thần là trạng thái hạnh phúc trong đó cá nhân nhận ra khả năng của chính mình, có
thể đối phó với những căng thẳng bình thường của cuộc sống, làm việc hiệu quả và đóng góp
nhiều hơn cho cộng đồng của mình. Sức khỏe tinh thần liên quan đến nhận thức, hành vi và tình
cảm. Bài nghiên cứu tập trung tìm hiểu các câu hỏi về những yếu tố nào tác động đến sức khỏe
tinh thần của sinh viên và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó, từ đó đề xuất các giải pháp để
nâng cao nhận thức về sức khỏe tinh thần của sinh viên. Để đáp ứng những yêu cầu đó, nhóm đã
quyết định thực hiện bài khảo sát này. Nhóm đã xây dựng bảng câu hỏi để tìm hiểu những yếu tố
tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên trên địa bàn TP.HCM.

Rất mong các bạn bỏ chút thời gian để giúp nhóm chúng mình. Những câu trả lời của các bạn
chính là những thông tin, dữ liệu quý báu để nhóm có thể hoàn thành tốt bài nghiên cứu khoa học
này. Xin chân thành cảm ơn các bạn!

37
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

CÂU HỎI THANG ĐO NGUỒN GỐC

PHẦN I: CÂU HỎI VỀ THÔNG TIN ĐÁP VIÊN

1. Giới tính của bạn? Định danh Căn cứ vào đối tượng khảo
sát
󠄀Nam
󠄀Nữ

󠄀Khác

2. Bạn là sinh viên năm mấy? Định danh Căn cứ vào đối tượng khảo
sát
󠄀1

󠄀2

󠄀3

󠄀4
3. Bạn có đi làm thêm không? Định danh Căn cứ vào đối tượng khảo
sát
󠄀Có

󠄀Không
4. Thu nhập hàng tháng của bạn (đã bao gồm những Định danh Căn cứ vào đối tượng khảo
khoản ngoài lương)? sát

󠄀< 3 triệu

󠄀Từ 3-5 triệu

󠄀> 5 triệu

38
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

5. Trong giai đoạn cách ly xã hội bạn sống chung Định danh Căn cứ vào đối tượng khảo
với ai? sát

󠄀Gia đình

󠄀Bạn bè

󠄀Một mình

CÂU HỎI THANG ĐO NGUỒN GỐC

PHẦN II: CÂU HỎI TRỌNG TÂM

Dựa vào thang đo từ 1-5 như sau: Khoảng

___ ___ ___ ___ ___

(1) (5)

Rất không đồng ý → Rất đồng ý

Hãy thể hiện mức độ đồng ý của cá nhân bạn với cái quan
điểm sau đây:

1 2 3 4 5

1. CÁC 1. Bạn giữ quan hệ tốt Mục tiêu để tìm hiểu xem
đẹp với mọi người sau khi bước vào cuộc
YẾU TỐ
xung quanh sống đại học và xuất hiện
những mối quan hệ xã hội

39
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

VỀ MỐI 2. Bạn cảm thấy thoải mới thì điều này ảnh
QUAN mái, vui vẻ khi nói hưởng như thế nào tới
chuyện với người tinh thần của sinh viên.
HỆ XÃ khác, không ngại giao
HỘI tiếp hay bắt chuyện

3. Bạn với bạn bè


thường giúp đỡ nhau
những khi gặp khó
khăn dù ít khi gặp
nhau

4. Bạn có thể chia sẻ,


tâm sự buồn vui với
mọi người

5. Bạn cảm thấy mình


là một yếu tố trong
nhóm bạn chơi chung

6. Bạn cảm thấy mình


được bạn bè đối xử
công bằng, không phân
biệt

7. Các mối quan hệ xã


hội khác của bạn
không bị giảm sự gắn
kết khi ít gặp nhau

40
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

2. CÁC 1. Bạn không cảm thấy Mục tiêu để xác định học
tập ảnh hưởng như thế
YẾU TỐ áp lực khi học tập
nào tới cảm xúc, tinh thần
VỀ HỌC của sinh viên.
2. Thầy cô tạo cho bạn
TẬP nhiều cơ hội để phát
triển năng lực cá nhân

3. Bạn cảm thấy hài


lòng với kết quả học
tập của mình

4. Bạn nhận được


nhiều sự giúp đỡ từ
thầy cô và bạn bè trong
việc học

5. Bạn cảm thấy được


tôn trọng khi làm việc
nhóm

6. Bạn được thấy cô


đối xử công bằng và
không phân biệt

3. CÁC 1. Gia đình bạn dành Mục tiêu để xác định vài
nhiều thời gian ở bên trò ảnh hưởng của gia
YẾU TỐ
nhau hơn đình tới sức khỏe tinh tinh
VỀ GIA thần của sinh viên.
ĐÌNH 2. Các thành viên trong
gia đình thường xuyên
chia sẻ với nhau

41
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

3. Gia đình bạn không


áp đặt, ngăn cấm bạn
trong việc học tập, làm
việc và tình cảm

4. Bạn cảm thấy vui


vẻ, thoải mái khi ở bên
gia đình

5. Bạn được cha mẹ


lắng nghe, tôn trọng ý
kiến

6. Bạn ít khi bị cha mẹ


la mắng

7. Gia đình bạn rất ít


khi tranh cãi những
chuyện thường ngày

4. CÁC 1. Bạn có cân nặng và Mục tiêu để xác định sức
vóc dáng mà bạn muốn khỏe bên ngoài tác động
YẾU TỐ
như thế nào tới sức khỏe
VỀ SỨC tinh thần thông qua mối
2. Bạn ít khi bỏ bữa
KHỎE tương quan, tác động hai
3. Bạn ít khi mất ngủ chiều giữa chúng.

4. Bạn ít khi bị stress

5. Bạn tránh ít khi bị


bệnh vặt

42
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

6. Bạn có thói quen


sống lành mạnh và
khoa học ( ăn uống đủ
bữa, đủ dinh dưỡng,
tập thể dục,..)
5. CÁC 1. Nhà ở, phòng trọ Mục tiêu để xác định mối
của bạn sáng sủa, trường sống tiếp xúc
YẾU TỐ
thoáng mát, yên tĩnh hằng ngày có ảnh hưởng
VỀ MÔI tới sức khỏe tinh thần hay
TRƯỜNG không.
SỐNG 2. Khu vực sống của
bạn rất trong lành, mọi
người xung quanh thân
thiện

6. CÁC 1. Bạn không phải tính Mục tiêu để xác định thu
toán kỹ lưỡng, cân nhập có tác động tới sức
YẾU TỐ
nhắc khi chi tiêu khỏe tinh thần của sinh
VỀ THU viên không khi sinh viên
NHẬP là nhóm đối tượng bắt
2. Tiền lương bị giảm, đầu bước chân vào thị
trợ cấp đến muộn trường lao động.
không làm cho bạn
cảm thấy áp lực

3. Thu nhập hiện tại


đáp ứng đủ nhu cầu chi
tiêu của bạn

7. CÁC 1. Bạn nhận ra nhiều Mục đích để tìm hiểu các
giá trị của cuộc sống yếu tố chủ quan của sinh
YẾU TỐ
hơn viên sẽ ảnh hưởng như
VỀ SỨC thế nào đến sức khỏe tinh

43
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

KHỎE 2. Bạn suy nghĩ tích thần của chính chủ thể đó.
TINH cực hơn trong nhiều
vấn đề
THẦN

3. Bạn hiểu bản thân


mình hơn

4. Bạn ít quan tâm đến


tác động tiêu cực hơn

5. Bạn đạt được mục


tiêu trong nhiều vấn đề
mà trước đây bạn chưa
làm được

6. Bạn vượt qua được


những rào cản tâm lý
dễ dàng hơn

Link khảo sát: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfoTf8DcEAn-


G9KaXVeIhPzD21MojEAd6EAGXQls5cflesDw/viewform?vc=0&c=0&w=1

3.2. Xây dựng thang đo


Nhằm mã hóa các biểu hiện đặc trưng trong nghiên cứu, thang đo là công cụ thích hợp và phổ
biến để tạo thuận lợi và dễ dàng hơn trong quá trình xử lí số liệu, từ đó phục vụ cho việc phân
tích định lượng các vấn đề trong bài nghiên cứu.

44
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Quá trình xây dựng thang đo các biến, được nghiên cứu dựa trên những lý thuyết cơ bản và thang
đo được tìm hiểu từ trước, được chỉnh sửa, tùy chỉnh cho phù hợp với mục đích cuối cùng và đối
tượng mà bài nghiên cứu đang muốn nhắm đến.

3.2.1. Thang đó Sức khỏe tinh thần


Thang đo này nhằm đo lường sự ảnh hưởng chủ quan của sinh viên đến sức khỏe tinh thần.
Thang đo này có thể giúp vẽ lên những cái nhìn đầu tiên về thái độ, cách nhìn nhận sơ khai nhất
của đáp viên đối với những tác động mà nhóm đang nghiên cứu.

Bảng 3.1: Thang đo Sức khỏe tinh thần

Kí hiệu biến Biến quan sát Loại thang đo

SKTT1 Bạn nhận ra nhiều giá trị của cuộc sống Khoảng
hơn

SKTT2 Bạn suy nghĩ tích cực trong nhiều vấn đề Khoảng

SKTT3 Bạn hiểu bản thân mình Khoảng

SKTT4 Bạn ít quan tâm đến tác động tiêu cực Khoảng

SKTT5 Bạn đạt được mục tiêu trong nhiều vấn Khoảng
đề mà trước đây bạn chưa làm được

SKTT6 Bạn vượt qua được những rào cản tâm lý Khoảng
dễ dàng

(Nguồn: Nhóm tác giả)

45
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

ng củ
3.2.2. Thang đó Các mối quan hệ xã hội
1
Thang đo này nhằm đo lường sự ảnh hưở a các mối quan hệ xã hội của sinh viên đến sức
khỏe tinh thần. Đồng thời làm rõ thêm vai trò của các mối quan hệ trong đời sống của sinh
viên.

Bảng 3.3: Thang đo Các mối quan hệ xã hội

Kí hiệu biến Biến quan sát Loại thang đo

MQHXH1 Bạn giữ quan hệ tốt đẹp với mọi người Khoảng
xung quanh

MQHXH2 Bạn cảm thấy thoải mái, vui vẻ khi nói Khoảng
chuyện với người khác, không ngại giao
tiếp hay bắt chuyện

MQHXH3 Bạn với bạn bè thường giúp đỡ nhau Khoảng


những khi gặp khó khăn dù ít khi gặp
nhau

MQHXH4 Bạn có thể chia sẻ, tâm sự buồn vui với Khoảng
mọi người

MQHXH5 Bạn cảm thấy mình là một yếu tố quan Khoảng


trọng trong một nhóm bạn chơi chung

MQHXH6 Bạn cảm thấy mình được bạn bè đối xử Khoảng


công bằng, không phân biệt

46
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

3.
ờng sự ảnh hưởng củ
MQHXH7 Các mối quan hệ xã hội khác của bạn Khoảng
không bị giảm sự gắn kết khi ít gặp nhau
hơn

(Nguồn: Nhóm tác giả)


2.3. Thang đo Học tập
Thang đo này nhằm đo lư a học tập đến sức khỏe tinh thần của sinh viên.
Thông qua đó đánh giá tầm quan trọng của việc học đối với sinh viên.

Bảng 3.4: Thang đo Học tập

Kí hiệu biến Biến quan sát Loại thang đo

HT1 Bạn không cảm thấy áp lực với học tập Khoảng

HT2 Thầy cô tạo cho bạn nhiều cơ hội để phát Khoảng
triển năng lực cá nhân

HT3 Bạn cảm thấy hài lòng với kết quả học Khoảng
tập của mình

HT4 Bạn nhận được nhiều sự giúp đỡ từ thầy Khoảng


cô và bạn bè trong việc học

HT5 Bạn cảm thấy được tôn trọng khi làm Khoảng
việc nhóm

HT6 Bạn được thầy cô đối xử công bằng và Khoảng


không phân biệt

47
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

3.
ờng sự ảnh hưởng củ
(Nguồn: Nhóm tác giả)

2.4. Thang đó Gia đình


Thang đo này nhằm đo lư a gia đình đến sức khỏe tinh thần. Từ đó nhận thấy vai trò của
gia đình trong việc nuôi dưỡng nên một sức khỏe tinh thần khỏe mạnh.

Bảng 3.5: Thang đo Gia đình

Kí hiệu biến Biến quan sát Loại thang đo

GĐ1 Gia đình bạn dành nhiều thời gian ở bên Khoảng
nhau

GĐ2 Các thành viên trong gia đình thường Khoảng


xuyên chia sẻ với nhau

GĐ3 Gia đình bạn không áp đặt, ngăn cấm bạn Khoảng
trong việc học tập, làm việc và tỉnh cảm

Bạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi ở bên Khoảng
GĐ4 gia đình

GĐ5 Bạn được cha mẹ lắng nghe, tôn trọng ý Khoảng


kiến

GĐ6 Bạn ít khi bị cha mẹ la mắng Khoảng

48
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

3.
ờng sự ảnh hưởng củ
GĐ7 Gia đình bạn rất ít khi tranh cãi những Khoảng
chuyện thường ngày

(Nguồn: Nhóm tác giả)

2.5. Thang đó Sức khỏe


Thang đo này nhằm đo lư a sức khỏe của sinh viên đến sức khỏe tinh thần.
Đồng thời cho thấy mối quan hệ hai chiều giữa sức khỏe bên ngoài và sức khỏa tinh thần bên
trong và đưa ra các giải pháp nâng cao sức khỏe của sinh viên.

Bảng 3.6: Thang đo Sức khỏe

Kí hiệu biến Biến quan sát Loại thang đo

SK1 Bạn có cân nặng và vóc dáng mà bạn Khoảng


muốn

SK2 Bạn ít khi bỏ bữa Khoảng

SK3 Bạn ít khi bị mất ngủ Khoảng

SK4 Bạn ít khi bị stress Khoảng

SK5 Bạn tránh ít khi bị bệnh vặt Khoảng

49
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

3.
ờng sự ảnh hưởng củ
SK6 Bạn có thói quen sống lành mạnh và Khoảng
khoa học ( ăn uống đủ bữa, đủ dinh
dưỡng, tập thể dục)

(Nguồn: Nhóm tác giả)

50
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

3.
nh hưởng củ
2.6. Thang đó Môi trường sống
Thang đo này nhằm đo lường sự ả a môi trường sống đến sức khỏe tinh thần. Từ đó
đánh giá được tác động của môi trường hằng ngày chúng ta tiếp xúc có tác động tiêu cực hay
tích cực tới sức khỏe tinh thần của sinh viên hay không.

Bảng 3.7: Thang đo Môi trường sống

Kí hiệu biến Biến quan sát Loại thang đo

MTS1 Nhà ở, phòng trọ của bạn sáng sủa, Khoảng
thoáng mát, yên tĩnh

MTS2 Khu vực sống của bạn rất trong lành, mọi Khoảng
người xung quanh thân thiện

(Nguồn: Nhóm tác giả)

51
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

nh hưởng củ

3.2.7. Thang đó Thu nhập


Thang đo này nhằm đo lường sự ả a thu nhập đến sức khỏe tinh thần. Cho thấy được tầm
quan trọng của thu nhập trong sinh hoạt hằng ngày của sinh viên.

Bảng 3.8: Thang đo Thu nhập

Kí hiệu biến Biến quan sát Loại thang đo

TN1 Bạn không phải tính toán kỹ lưỡng, cân Khoảng


nhắc khi chi tiêu

TN2 Tiền lương bị giảm, trợ cấp đến muộn Khoảng


không làm cho bạn cảm thấy áp lực

TN3 Thu nhập hiện tại đáp ứng đủ nhu cầu chi Khoảng
tiêu của bạn

(Nguồn: Nhóm tác giả)

52
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

3.3. Thiết kế mẫu

3.3.1. Địa điểm nghiên cứu


Địa điểm tiến hành nghiên cứu khảo sát là Thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm chọn địa điểm này
bởi vì đây là thành phố có nền kinh tế nằm trong top đầu cả nước, nền kinh tế luôn ở mức phát
triển cao. Dẫn tới trình độ văn hóa, thu nhập của người dân thành phố cũng đạt ở mức cao hơn
so với những nơi khác. Lúc này người dân sẽ quan tâm nhiều hơn tới không chỉ là sức khỏe bên
ngoài mà còn để ý tới những yếu tố tác động tới sức khỏe tinh thần và cách cách để nâng cao
sức khỏe tinh thần của bản thân lên, tạo nên một cuộc sống chất lượng và ý nghĩa.

Sinh viên sống trong môi trường phát triển, mọi người đều quan tâm tới sức khỏe tinh thần sẽ
tác động ít nhiều đến tư tưởng của sinh viên tạo tiền đề cho nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát.

Theo báo cáo, hiện tại có khoảng 61 trường Đại học công lập và tư thục, 35 trường cao đẳng
đang đào tạo nhân lực trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Do đó, TP.HCM sẽ có lợi thế hơn trong việc khảo sát nghiên cứu tác động đến sức khỏe tinh
thần của sinh viên.

53
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

nh hưởng củ

54
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

3.3.2. Độ tuổi nghiên cứu


Đối tượng mà nhóm nghiên cứu tập trung hướng tới là nhóm sinh viên từ năm nhất đến năm tư.

Nhóm lựa chọn sinh viên là vì sinh viên là những thế hệ mới để bắt đầu xây dựng đất nước trong
tương lai, cho nên sức khỏe tinh thần của sinh viên phải được chăm sóc để đạt được trạng thái
tốt nhất phục vụ cho cuộc sống học tập và làm việc dù là hiện tại hay tương lai.

Nhóm có chia thành 4 độ tuổi theo trình độ học vấn:

- Năm nhất: Sinh viên lúc này vẫn còn phụ thuộc nhiều vào gia đình, chưa thực sự chăm lo
cho bản thân được, chưa biết chú ý đến sức khỏe tinh thần cá nhân mà chỉ tập trung cho
việc học tập và két thêm bạn mới.
- Năm hai: Sinh viên đã tự lập hơn và bắt đầu đi làm thêm, giảm bớt thời gian học tập lại
nhưng vẫn phụ thuộc vào gia đình, lúc này thời gian để nghỉ ngơi của sinh viên ít lại và
các mối quan hệ trên giảng đường có thể vì vậy mà bị giảm sút, nhưng lại xuất hiện thêm
một mối quan hệ mới là đồng nghiệp.
- Năm ba: Đa phần sinh viên gần như đã tách biệt khỏi gia đình và biết cân bằng giữa việc
làm thêm và việc học hơn, lúc này sinh viên đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của các
mối quan hệ từ xã giao đến thân thiết, thời gian đi học và đi làm chiếm phần lớn thời gian
của sinh viên, áp lực từ thu nhập và học tập cũng lớn dần.
- Năm bốn: Sinh viên bắt đầu tự lập, tự lo cho cuộc sống riêng, tập trung tìm kiếm công
việc để thực tập và ra trường, ít liên lạc về gia đình hơn trước và có thêm rất nhiều mối
quan hệ mới phức tạp.

Thông qua bài nghiên cứu, nhóm hi vọng có thể tìm ra các nguyên nhân gây mệt mỏi hay sụt
giảm trong sức khỏe tinh thần và đưa ra các giải pháp khắc phục nó.

55
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

3.3.3 Công cụ thu thập dữ liệu


Công cụ thu thập dữ liệu trong bài nghiên cứu ở đây là bảng khảo sát với thang đo Likert 5.

Thang đo Likert là một thang đo thường có từ 5 đến 7 mức độ mô tả thái độ của con người đối
với một vấn đề nào đó. Thang đo này ngày càng trở nên phổ biến và được tin dùng cho các cuộc
khảo sát lấy ý kiến vì nó là một trong những thang đo đáng tin cậy nhất để đo lường ý kiến, nhận
thức và hành vi. So với những câu hỏi khảo sát chỉ cung cấp hai đáp án, thì những câu hỏi có có
câu trả lời ở nhiều mức độ như kiểu Likert sẽ giúp người làm khảo sát có được những phản hồi
chi tiết nhất có thể, để từ đó, xây dựng những chiến lược, những kế hoạch một cách hiệu quả
nhất. Những doanh nghiệp thực hiện khảo sát dựa trên thang đo Likert sẽ có được những đánh
giá chi tiết nhất của khách hàng, để từ đó đưa ra được những kế hoạch cải thiện sản phẩm, dịch
vụ một cách tốt nhất.

Bảng câu hỏi gồm 2 phần chính:

 Phần 1: Câu hỏi về thông tin đáp viên (trình độ học vấn, giới tính, chung sống, nghề
nghiệp, thu nhập).

 Phần 2: Câu hỏi trọng tâm, bao gồm các câu hỏi, tìm hiểu thông tin phục vụ cho đề tài
mà bài nghiên cứu đang hướng đến.

3.3.4. Công cụ xử lý số liệu


Những số liệu thu thập được thông qua bảng câu hỏi khảo sát đều sẽ được kiểm tra và
chọn lọc, loại bỏ đi những bảng câu trả lời mà nhóm cho là không phù hợp, mang yếu tố đánh
bừa và cả những bảng thiếu thông tin đáp viên. Những bảng câu trả lời phù hợp sẽ được nhập
liệu thông qua phương pháp mã hóa và máy tính. Phần mềm được sử dụng để xử lí dữ liệu trong
bài nghiên cứu này là SPSS.

56
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

3.4. Phương pháp phân tích số liệu


Mô tả biến định tính qua việc thống kê tần số để mô tả tổng quát về đặc điểm nghiên cứu của
mẫu nghiên cứu (nội dung qua phần trăm tuổi, giới tính, học vấn), qua đó đánh giá được cơ cấu
của từng biến định tính.

Phương pháp đánh giá thang đo: Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất
quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra
các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang - 2009).

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA): Một phương pháp phân tích thống kê dùng để
rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân
tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến
ban đầu (Hair & ctg - 1998).

Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính tổng thể thông qua Kiểm
định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai (ANOVA).

57
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thống kê mô tả dữ liệu


4.1.1. Kết quả nghiên cứu định tính
Bằng việc sử dụng và tiến hành các bước nghiên cứu định tính, thang đo của bài nghiên cứu đã
được sử dụng và đưa ra áp dụng đối với đối tượng là các sinh viên đã và đang sinh sống và học
tập tại TP.HCM.

Các yếu tố cơ bản bao gồm: Sức khỏe, Thu nhập, Gia đình, Môi trường sống, Học tập và Các
mối quan hệ xã hội.

4.1.2. Mẫu dữ liệu nghiên cứu


Sau khi hoàn tất quá trình nghiên cứu bằng việc dử dụng link khảo sát online với sinh viên tại
TP.HCM. Nhóm đã thu được 257 mẫu trả lời, trong đó, số lượng đáp ứng đủ yêu cầu và hợp lệ
của nhóm là 257 mẫu (100% mẫu trả lời).

4.1.3. Thống kê mô tả định tính


- Đặc điểm nghiên cứu của mẫu:

Thông qua việc tìm hiểu từ nhiều nguồn, bảng câu hỏi được tạo thành với các yêu tố định danh
nhằm xác định các thuộc tính cá nhân của sinh viên như như giới tính, trình độ học vấn, công
việc, chung sống và thu nhập. Việc xác định các đặc tính cá nhân đối với sinh viên giúp cho thấy
được sự đa dạng, sự khác nhau về nhiều mặt đối với sinh viên ở nhiều nhóm đặc điểm khác
nhau.

58
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

59
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

- Đặc điểm về
trình độ học vấn:

Đối tượng tham gia đều là những sinh viên đang học tập và sinh sống tại thành phố TP.HCM.

Nhóm sinh viên năm nhất chiếm 19.84%, phần lớn nhóm này còn có suy nghĩ phụ thuộc nhiều
vào gia đình, chưa tự chủ, tự lập được và chưa biết tự chăm sóc hay quan tâm đến sức khỏe của
bản thân.

Nhóm sinh viên năm hai chiếm hơn phân nửa (61.09%). Nhóm này đa phần đã bắt đầu vừa đi
học vừa đi làm, bớt phụ thuộc vào gia đình và biết tự lo cho bản thân nhiều hơn.

Nhóm sinh viên năm ba chiếm 13,62%, nhóm này thì đã gần như có khả năng tự lập và quan tâm
nhiều đến sức khỏe tinh thần hơn.

Và nhóm sinh viên năm bốn chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (5,45%). Nhóm này phần lớn đã tự chủ tài
chính, biết tự chăm sóc và quan tâm nhiều đến sức khỏe của bản thân.

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu trình độ học vấn của đáp viên

60
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

- Đặc điể

(Nguồn: Nhóm tác giả)


m giới tính:

Theo kết quả nghiên cứu và khảo sát trực tuyến thông qua bảng khảo sát Google biểu mẫu, tỷ lệ
nam – nữ có sự chênh lệch không quá lớn lần lượt là nữ (64.2%) và nam (35.8%). Sở dĩ tỷ lệ nữ
nhiều hơn nam là vì họ dễ dàng tiếp cận hơn và đặc biệt ở nhóm nữ thường quan tâm nhiều đến
sức khỏe hơn nhóm nam.

Biểu đồ 4.2: Cơ cấu giới tính của đáp viên

(Nguồn: Nhóm tác giả)

61
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

- Đặc điểm về

công việc:
Theo kết quả nghiên cứu thì đáp viên ở nhóm có đi làm và không đi làm xấp xỉ bằng nhau lần
lượt là có đi làm (49,81%) và không đi làm (50,19%). Trong đó, nhóm có đi làm sẽ ít quan
tâm đến sức khỏe tinh thần hơn vì phải lo cho công việc trong khi nhóm không đi làm có
nhiều thời gian hơn để lo cho bản thân.

Biểu đồ 4.3: Cơ cấu công việc của đáp viên

(Nguồn: Nhóm tác giả)

62
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

- Đặc điể

63
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

- Đặc điểm về
thu nhập:

Phần lớn nhóm < 3 triệu chiếm phần lớn số lượng phiếu trả lời (59,92%) nhóm này đa phần
đều là những sinh viên không đi làm thêm, nhận được phụ cấp của gia đình, có nhiều thời
gian quan tâm đến bản thân hoặc những sinh viên nghèo không có phụ cấp của gia đình phải
đi làm thêm để có thu nhập trang trải cuộc sống, không có thời gian quan tâm đến sức khỏe
bản thân và chịu nhiều gánh nặng tâm lý.

Nhóm đối tượng nhận từ 3-5 triệu đa phần đều là những sinh viên vừa đi làm thêm vừa nhận
được trợ cấp từ gia đình, vẫn có thời gian quan tâm đến bản thân nhưng bị phân tâm bởi công
việc.

Và nhóm đối tượng nhận > 5 triệu phần lớn là các sinh viên đi làm toàn thời gian hoặc làm
những công việc yêu cầu kỹ năng và kiến thức cao, phức tạp, ít có thời gian quan tâm đến
sức khỏe cá nhân.

Biểu đồ 4.4: Cơ cấu thu nhập của đáp viên

64
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

(Nguồn: Nhóm tác giả)


chung sống:
Vì nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát trong đợt cách ly xã hội do dịch Covid-19 gây ra nên
đa phần các sinh viên đều ở quê chung sống với gia đình (89,11%) nhóm này sẽ được nhắc
nhở và quan tâm chăm sóc tới sức khỏe bản thân nhiều hơn so với những sinh viên sống một
mình (7%) hay chung sống với bạn bè (3,89%). Nhóm các sinh viên không sống chung với
gia đình sẽ cảm thấy bất an hơn vì dịch bệnh và không được ở cạnh người thân của mình, từ
đó dẫn tới sức khỏe tinh thần sinh viên trở nên tồi tệ hơn.

Biểu đồ 4.5: Cơ cấu chung sống của đáp viên

(Nguồn: Nhóm tác giả)

65
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

- Đặc điểm về

4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo


Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua phương pháp Cronbach’s Alpha với hai hệ
số là Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến – tổng. Đo lường độ tin cậy bằng hệ số
Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong
thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc – 2005), hệ số này
đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phương sai của từng item và tính tương
quan điểm của từng item với điểm của tổng các items còn lại của phép đo.

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số Alpha của từng thang đo từ 0.8 trở lên đến gần bằng
1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị
rằng hệ số Alpha từ đ. Trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang
nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally –
1978; Peterson – 1944; Slater – 1995 dẫn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc –
2005). Vì vậy, đối với nghiên cứu này thì hệ số Alpha từ 0.6 trở lên là chấp nhận được.

Khi đánh giá độ phù hợp của từng item, những item nào có hệ số tương quan biến tổng
( item-total correlation) lớn hơn hoặc bằng 0.3 được coi là những item có độ tin cậy đảm bảo
(Nguyễn Công Khanh – 2005), các item có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại
bỏ ra khỏi thang đo và thang đo được chấp nhận để phân tích trong các bước tiếp theo khi độ
tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên.

Cronbach’s Alpha của các thành phần sẽ bao gồm thang đo Sức khỏe tinh thần
(Mental_Health), thang đo Gia đình (Family), thang đo Sức khỏe (Health), thang đó Các mối
quan hệ xã hội (Relationships), thang đo Học tập (Education), thang đo Môi trường sống
( Environment) và thang đo Thu nhập (Income).

66
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

67
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

4. ểm định Cronbach’s Alpha cho biế


2.1 Ki n Sức khỏe tinh thần
Hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.854 > 0.6, do đó đây là thang đo tốt.

Các biến quan sát G1 => G6 đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 đạt yêu cầu.
Nhưng ở biến G6 (Bạn vượt qua được những rào cản tâm lý dễ dàng) có hệ số “Cronbach’s
Alpha nếu loại biến” bằng 0.858 lớn hơn 0.854 nên nhóm quyết định loại biến quan sát G6 ra
khỏi phân tích. Do đó G1 => G5 được sử dụng để kiểm định lại.

Bảng 4.1: Cronbach’s Alpha cho biến Sức khỏe tinh thần
Biến quan sát Mã biến Trung bình Cronbach’s
thang đo Phương sai Tương Alpha nếu
thang đo nếu quan loại biến
nếu bị loại
bị loại biến biếntổng này
biến

Bạn nhận ra nhiều giá trị SKTT1 17.72 14.665 0.720 0.816
của cuộc sống hơn

Bạn suy nghĩ tích cực SKTT2 17.81 14.504 0.701 0.819
hơn trong nhiều vấn đề

Bạn hiểu bản thân mình SKTT3 17.88 14.094 0.727 0.813
hơn

Bạn ít quan tâm đến các SKTT4 18.00 15.180 0.560 0.844
tác động tiêu cực

Bạn đạt được mục tiêu SKTT5 18.02 14.699 0.661 0.826
trong những vấn đề mà
trước đây bạn chưa làm
được

Bạn vượt qua được SKTT6 18.24 14.973 0.506 0.858


những rào cản tâm lý dễ
dàng

(Nguồn: Nhóm tác giả)

68
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Sau khi thực hiện bước loại biến SKTT6 ta có hệ số Cronbach’s Alpha mới bằng 0.858 > 0.6 nên
đây là thang đo tốt.
Các biến quan sát SKTT1 => SKTT5 đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 đạt yêu cầu.
Do đó SKTT1 => SKTT5 được sử dụng cho các bước phân tích tiếp theo.

Bảng 4.1: Cronbach’s Alpha cho biến Sức khỏe tinh thần
Biến quan sát Mã biến Trung bình Cronbach’s
thang đo Phương sai Tương Alpha nếu
thang đo nếu quan loại biến
nếu bị loại
bị loại biến biếntổng này
biến

Bạn nhận ra nhiều giá trị SKTT1 14.42 9.933 0.729 0.815
của cuộc sống hơn

Bạn suy nghĩ tích cực SKTT2 14.52 9.743 0.719 0.817
hơn trong nhiều vấn đề

Bạn hiểu bản thân mình SKTT3 14.58 9.463 0.733 0.812
hơn

Bạn ít quan tâm đến các SKTT4 14.71 10.340 0.565 0.857
tác động tiêu cực

Bạn đạt được mục tiêu SKTT5 14.73 10.136 0.632 0.839
trong những vấn đề mà
trước đây bạn chưa làm
được

(Nguồn: Nhóm tác giả)

69
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

4. ểm định Cronbach’s Alpha cho biế

2.2 Ki n Các mối quan hệ xã hội


Hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.805 > 0.6, do đó đây là thang đo tốt.

Các biến quan sát MQHXH1 => MQHXH7 đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 đạt
yêu cầu. Do đó MQHXH1 => MQHXH7 được sử dụng cho các bước phân tích tiếp theo.

Bảng 4.3: Cronbach’s Alpha cho biến Các mối quan hệ xã hội
Biến quan sát Mã biến Trung bình Cronbach’s
thang đo Phương sai Tương Alpha nếu
thang đo nếu quan loại biến
nếu bị loại
bị loại biến biếntổng này
biến

Bạn giữ quan hệ tốt đẹp MQHXH1 21.65 17.844 0.500 0.787
với mọi người xung
quanh

Bạn cảm thấy thoải mái, MQHXH2 21.82 18.064 0.481 0.790
vui vẻ khi nói chuyện với
người khác, không ngại
giao tiếp hay bắt chuyện

Bạn với bạn bè thường MQHXH3 21.60 16.975 0.657 0.759


giúp đỡ nhau những khi
gặp khó khăn dù ít khi
gặp nhau

Bạn có thể chia sẻ, tâm sự MQHXH4 21.61 17.216 0.615 0.766
buồn vui với mọi người

Bạn cảm thấy mình là một MQHXH5 22.03 17.706 0.528 0.782
yếu tố quan trọng trong
nhóm bạn chơi chung

70
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Bạn cảm thấy mình được MQHXH6 21.64 17.981 0.533 0.781
bạn bè đối xử công bằng,
không phân biệt

Các mối quan hệ xã hội MQHXH7 21.82 18.145 0.468 0.793
khác của bạn không bị
giảm sự gắn kết khi ít gặp
nhau hơn

(Nguồn: Nhóm tác giả)

71
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

4. ểm định Cronbach’s Alpha cho biế


ốt.

ớn hơn 0,3 đạ ầ


2.3 Ki n Học tập
Hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.828 > 0.6, do đó đây là thang đo t

Các biến quan sát HT1 => HT7 đều có hệ số tương quan biến tổng
l đó HT1 => HT7 được sử dụng cho các bước phân tích tiếp theo.

72
Những yếu
tố tác động
đến sức khỏe
tinh thần
của sinh
viên

4. ểm định
Cronbach’s
Alpha cho
biế

đạ
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

4. ểm định Cronbach’s Alpha cho biế


ốt.

ớn hơn 0,3 đạ ầ


Bảng 4.4: Cronbach’s Alpha cho biến Học tập
Biến quan sát Mã biến Trung bình Cronbach’s
thang đo Phương sai Tương Alpha nếu
thang đo nếu quan loại biến
nếu bị loại
bị loại biến biếntổng này
biến

Bạn không cảm thấy áp HT1 16.57 14.340 0.499 0.821
lực với học tập
Thầy cô tạo cho bạn HT2 16.86 13.345 0.683 0.783
nhiều cơ hội để phát triển
năng lực cá nhân

Bạn cảm thấy hài lòng HT3 16.97 13.116 0.569 0.810
với kết quả học tập của
mình
Bạn nhận được nhiều sự HT4 16.64 13.426 0.693 0.782
giúp đỡ từ thầy cô và bạn
bè trong việc học
Bạn cảm thấy được tôn HT5 16.44 14.317 0.564 0.808
trọng khi làm việc nhóm

Bạn được thầy cô đối xử HT6 16.39 14.128 0.605 0.800


công bằng và không phân
biệt

(Nguồn: Nhóm tác giả)

2.4 Ki n Gia đình


Hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.881 > 0.6, do đó đây là thang đo t
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

4. ểm định Cronbach’s Alpha cho biế


ốt.

ớn hơn 0,3 đạ ầ


Các biến quan sát GĐ1 => GĐ7 đều có hệ số tương quan biến tổng l t yêu c u. Do đó GĐ1
=> GĐ7 được sử dụng cho các bước phân tích tiếp theo.

Bảng 4.5: Cronbach’s Alpha cho biến Gia đình


Biến quan sát Mã biến Trung bình Cronbach’s
thang đo Phương sai Tương Alpha nếu
thang đo nếu quan loại biến
nếu bị loại
bị loại biến biếntổng này
biến

Gia đình bạn dành nhiều 22.88 20.789 0.728 0.856


thời gian ở bên nhau GĐ1

Các thành viên trong gia 23.13 19.933 0.749 0.852


đình thường xuyên chia
GĐ2
sẻ với nhau

Gia đình bạn không áp 22.87 21.420 0.601 0.871


đặt, ngăn cấm bạn trong
việc học tập, làm việc và GĐ3
tình cảm

Bạn cảm thấy vui vẻ, 22.82 20.426 0.729 0.856


thoải mái khi ở bên gia
GĐ4
đình

Bạn được cha mẹ lắng 23.10 20.369 0.741 0.854


nghe, tôn trọng ý kiến GĐ5

Bạn ít khi bị cha mẹ la 23.43 20.644 0.561 0.879


mắng GĐ6

Gia đình bạn rất ít khi 23.38 21.315 0.585 0.874


tranh cãi những chuyện
GĐ7
thường ngày
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

4. ểm định Cronbach’s Alpha cho biế


ốt.

ớn hơn 0,3 đạ ầ


(Nguồn: Nhóm tác giả)
2.5 Ki n Sức khỏe
Hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.774 > 0.6, do đó đây là thang đo t

Các biến quan sát SK1 => SK6 đều có hệ số tương quan biến tổng l t yêu c u.
Nhưng ở biến SK4 (Bạn ít khi bị stress) có hệ số “Cronbach’s Alpha nếu loại biến” bằng 0.780
lớn hơn 0.774 nên nhóm quyết định loại biến quan sát SK4 ra khỏi phân tích. Do đó SK1, SK2,
SK3, SK5, SK6 được sử dụng để kiểm định lại.

Bảng 4.6: Cronbach’s Alpha cho biến Sức khỏe


Biến quan sát Mã biến Trung bình Cronbach’s
thang đo Phương sai Tương Alpha nếu
thang đo nếu quan loại biến
nếu bị loại
bị loại biến biếntổng này
biến

Bạn có cân nặng và vóc SK1 15.59 19.258 0.470 0.754
dáng mà bạn muốn

Bạn ít khi bỏ bữa SK2 15.59 18.032 0.606 0.718


Bạ ít khi bị mất ngủ SK3 15.79 17.729 0.597 0.720
Bạn ít khi bị stress SK4 15.67 20.588 0.361 0.780
Bạn tránh, ít khi bị bệnh SK5 15.08 20.619 0.491 0.749
vặt

Bạn có thói quen sống SK6 15.14 18.441 0.613 0.717
lành mạnh và khoa học
(ăn uống đủ bữa, đủ dinh
dưỡng, tập thể dục)

(Nguồn: Nhóm tác giả)


Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

4. ểm định Cronbach’s Alpha cho biế


ốt.

ớn hơn 0,3 đạ ầ


Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

4. ểm định Cronbach’s Alpha cho biế


Sau khi thực hiện bước loại biến SK4 ta có hệ số Cronbach’s Alpha mới bằng 0.780 > 0.6 nên
đây là thang đo tốt.
Các biến quan sát SK1, SK2, SK3, SK5, SK6 đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 đạt
yêu cầu. Do đó SK1, SK2, SK3, SK5, SK6 được sử dụng cho các bước phân tích tiếp theo.

Bảng 4.7: Cronbach’s Alpha cho biến Sức khỏe


Biến quan sát Mã biến Trung bình Cronbach’s
thang đo Phương sai Tương Alpha nếu
thang đo nếu quan loại biến
nếu bị loại
bị loại biến biếntổng này
biến

Bạn có cân nặng và vóc SK1 12.69 14.331 0.462 0.771
dáng mà bạn muốn

Bạn ít khi bỏ bữa SK2 12.69 13.004 0.636 0.710


Bạ ít khi bị mất ngủ SK3 12.89 13.113 0.579 0.731
Bạn tránh, ít khi bị bệnh SK5 12.18 15.632 0.472 0.765
vặt

Bạn có thói quen sống SK6 12.24 13.426 0.637 0.712
lành mạnh và khoa học
(ăn uống đủ bữa, đủ dinh
dưỡng, tập thể dục)

(Nguồn: Nhóm tác giả)

78
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

2.6 Ki n Môi trường sống


Hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.785 > 0.6, do đó đây là thang đo tốt.

Các biến quan sát MTS1 và MTS2 đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 đạt yêu cầu.
Do đó MTS1 và MTS2 được sử dụng cho các bước phân tích tiếp theo.

Bảng 4.8: Cronbach’s Alpha cho biến Môi trường sống


Biến quan sát Mã biến Trung bình Cronbach’s
thang đo Phương sai Tương Alpha nếu
thang đo nếu quan loại biến
nếu bị loại
bị loại biến biếntổng này
biến

Nhà ở, phòng trọ của bạn MTS1 4.02 0.773 0.652 0
sáng sủa, thoáng mát, yên
tĩnh
Khu vực sống của bạn rất MTS2 3.84 1.004 0.652 0
trong lành, mọi người
xung quanh thân thiện

(Nguồn: Nhóm tác giả)

4.2.7 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Thu nhập


Hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.750 > 0.6, do đó đây là thang đo tốt.

79
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

4. ểm định Cronbach’s Alpha cho biế


Các biến quan sát TN1 => TN3 đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 đạt yêu cầu. Do
đó TN1 => TN3 được sử dụng cho các bước phân tích tiếp theo.

Bảng 4.9: Cronbach’s Alpha cho biến Thu nhập


Biến quan sát Mã biến Trung bình Cronbach’s
thang đo Phương sai Tương Alpha nếu
thang đo nếu quan loại biến
nếu bị loại
bị loại biến biếntổng này
biến

Bạn không phải tính toán TN1 5.96 4.690 0.533 0.721
kỹ lưỡng, cân nhắc khi
chi tiêu

Tiền lương bị giảm, trợ TN2 5.61 4.878 0.558 0.688


cấp đến muộn không làm
cho bạn cảm thấy áp lực

Thu nhập hiện tại đáp TN3 5.53 4.633 0.647 0.588
ứng đủ nhu cầu chi tiêu
của bạn

(Nguồn: Nhóm tác giả)

80
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

4.3. Phân tích nhân tố khám phá


Độ tin cậy của các thang đo đã được đảm bảo thông qua kiểm định chất lượng của thang đo
Cronbach’s Alpha. Tiếp theo, cần đánh giá giá trị của thang đo với hai giá trị quan trọng là giá trị
hội tụ và giá trị phân biệt.

- Giá trị hội tụ: Các biến quan sát cùng tính chất hội tụ về cùng một nhân tố.
- Giá trị phân biệt: Các biến quan sát hội tụ về nhân tố này và phải phân biệt với các biến quan sát
hội tụ ở nhân tố khác.

4.3.1. Các bước kiểm định


Phân tích nhân tố khám phá EFA cần thực hiện những kiểm định sau:

- Hệ số KMO phải nằm trong đoạn từ 0.5 đến 1


- Kiểm định Barlett có sig phải nhỏ hơn 0.05
- Giá trị Eigenvalue lớn hơn hoặc bằng 1
- Tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50%.

81
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Bảng 4.10: Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát

Factor Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums


Loadings of Squared
Loadings

Total % of Cumulative Total % of Cumulative % Total


Variance % Variance

1 9.880 28.228 28.228 9.424 26.926 26.926 6.857

2 2.867 8.191 36.418 2.450 7.001 33.928 5.213

3 2.216 6.331 42.749 1.716 4.903 38.830 5.423

4 1.962 5.605 48.355 1.471 4.203 6.880


43.033

5 1.737 4.963 53.318 1.289 3.683 4.244


46.717

6 1.498 4.280 57.598 1.054 3.010 2.867


49.727

82
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

7 1.220 3.485 61.083 0.852 2.434 52.161 3.853

8 1.068 3.051 64.135

9 0.984 2.811 66.946

10 0.910 2.601 69.547

11 0.826 2.359 71.906

12 0.749 2.140 74.046

13 0.725 2.072 76.118

14 0.657 1.876 77.995

15 0.622 1.776 79.771

16 0.584 1.669 81.440

17 0.545 1.558 82.999

18 0.515 1.471 84.470

19 0.503 1.437 85.907

83
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

20 0.486 1.389 87.295

21 0.449 1.283 88.579

22 0.409 1.168 89.746

23 0.399 1.141 90.887

24 0.358 1.023 91.911

25 0.352 1.006 92.916

26 0.334 0.955 93.872

27 0.307 0.878 94.749

28 0.300 0.857 95.606

29 0.258 0.737 96.343

30 0.251 0.717 97.060

31 0.238 0.681 97.741

84
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

32 0.221 0.633 98.374

33 0.212 0.606 98.979

34 0.201 0.575 99.555

35 0.156 0.445 100.000

(Nguồn: Nhóm tác giả)

Cột Cumulative cho biết trị số phương sai trích là 52.161%. Điều này có nghĩa là 52.161% thay
đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát.

Thực hiện phân tích nhân tố theo Principal Axis Factoring với phép quay Promax.
Kết quả cho thấy 35 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 7 nhóm.
Giá trị tổng phương sai trích = 52.161% > 50%: Đạt yêu cầu; khi đó có thể nói rằng 7 nhân tố này
giải thích 52.161% biến thiên của dữ liệu.
Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều cao (>1), nhân tố thứ 8 có Eigenvalues thấp nhất là
1.068 > 1

4.3.2 Kết quả mô hình EFA

85
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Hệ số tải nhân tố


Mã biến
Biến quan sát Nhân Nhân Nhân Nhân Nhân Nhân Nhân
tố 1 tố 2 tố 3 tố 4 tố 5 tố 6 tố 7

Nhân tố 1 Gia đình


Bạn được cha mẹ lắng 0.849
GĐ5 nghe, tôn trọng ý kiến

Bạn cảm thấy vui vẻ, thoải 0.789


GĐ4 mái khi ở bên gia đình

Các thành viên trong gia 0.780


đình thường xuyên chia sẻ
GĐ2
với nhau

Gia đình bạn không áp đặt, 0.690


ngăn cấm bạn trong việc
GĐ3
học tập, làm việc và tình
cảm
Gia đình bạn dành nhiều 0.656
GĐ1 thời gian ở bên nhau

Bạn ít khi bị cha mẹ la 0.603


GĐ6 mắng

Gia đình bạn rất ít khi 0.510


tranh cãi những chuyện
GĐ7
thường ngày

Nhân tố 2 Học tập


HT2 Thầy cô tạo cho bạn nhiều 0.898
cơ hội để phát triển năng
lực cá nhân

86
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

HT4 Bạn nhận được nhiều sự 0.743


giúp đỡ từ thầy cô và bạn
bè trong việc học
HT3 Bạn cảm thấy hài lòng với 0.645
kết quả học tập của mình

HT6 Bạn được thầy cô đối xử 0.602


công bằng và không phân
biệt

HT1 Bạn không cảm thấy áp lực 0.432


với học tập

HT5 Bạn cảm thấy được tôn 0.423


trọng khi làm việc nhóm

Nhân tố 3 Các mối quan hệ xã hội


MQHXH3 Bạn với bạn bè thường 0.809
giúp đỡ nhau những khi
gặp khó khăn dù ít khi gặp
nhau

MQHXH4 Bạn có thể chia sẻ, tâm sự 0.646


buồn vui với mọi người

MQHXH5 Bạn cảm thấy mình là một 0.587


yếu tố quan trọng trong
một nhóm bạn chơi chung

MQHXH6 Bạn cảm thấy mình được 0.555


bạn bè đối xử công bằng,
không phân biệt

MQHXH1 Bạn giữ được quan hệ tốt 0.544


đẹp với mọi người xung
quanh

MQHXH2 Bạn cảm thấy thoải mái, 0.529


vui vẻ khi nói chuyện với

87
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

người khác, khô g ngại giao


tiếp hay bắt chuyện

MQHXH7 Các mối quan hệ xã hội 0.397


khác của bạn không bị giảm
sự gắn kết khi ít gặp nhau
hơn

Nhân tố 4 Sức khẻ tinh thần


SKTT3 Bạn hiểu bản thân mình 0.820
SKTT2 Bạn suy nghĩ tích cực hơn 0.743
trong nhiều vấn đề

SKTT1 Bạn nhận ra nhiều giá trị 0.672


của cuộc sống hơn

SKTT5 Bạn đạt được mục tiêu trong 0.551


nhiều vấn đề mà trước đây
bạn chưa làm được

SKTT4 Bạn ít quan tâm đến tác 0.436


động tiêu cực

Nhân tố 5 Sức khỏe


SK2 Bạn ít khi bỏ bữa 0.808
SK3 Bạn ít khi bị mất ngủ 0.682

SK6 Bạn có thói quen sống lành 0.622


mạnh và khoa học (ăn uống
đủ bữa, đủ dinh dưỡng, tập
thể dục)

SK1 Bạn có cân nặng và vóc 0.482


dáng mà bạn muốn

88
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

SK5 Bạn tránh, ít khi bị bệnh vặt 0.390

Nhân tố 6 Môi trường sống


MTS2 Khu vự sống của bạn trong 0.897
lành, mọi người xung
quanh thân thiện

MTS1 Nhà ở, nhà trọ của bạn 0.678


sáng sủa, thoáng mát, yên
tĩnh
Nhân tố 7 Thu nhập
TN3 Thu nhập hiện tại đáp ứng 0.873
đủ nhu cầu chi tiêu của bạn
TN2 Tiền lương bị giảm, trợ cấp 0.664
đến muộn không làm bạn
cảm thấy áp lực
TN1 Bạn không phải tính toán kỹ 0.630
lưỡng, cân nhắc khi chi tiêu

(Nguồn: Nhóm tác giả)

89
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Theo kết quả mô hình EFA như hình trên thì kết quả được nhóm thành 7 nhân tố.

Đây là 7 nhân tố có được từ kết quả của phân tích nhân tố khám phá.
Các nhân tố như sau:

1. Nhân tố 1 bao gồm các biến: GĐ1, GĐ2, GĐ3, GĐ4, GĐ5, GĐ6, GĐ7.
2. Nhân tố 2 bao gồm các biến: HT1, HT2, HT3, HT4, HT5, HT6.
3. Nhân tố 3 bao gồm các biến: MQHXH1, MQHXH2, MQHXH3, MQHXH4, MQHXH5, MQHXH6,
MQHXH7.
4. Nhân tố 4 bao gồm các biến: SKTT1, SKTT2, SKTT3, SKTT4, SKTT5.
5. Nhân tố 5 bao gồm các biến: SK1, SK2, SK3, SK5, SK6.
6. Nhân tố 6 bao gồm các biến: MST1, MTS2.
7. Nhân tố 7 bao gồm các biến: TN1, TN2, TN3.

Các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp biến nào cùng lúc tải lên cả hai
nhân tố với hệ số tải gần nhau. Nên các nhân tố đảm bảo được giá trị hội tụ và phân biệt khi phân
tích EFA. Ngoài ra không có sự xáo trộn các nhân tố, nghĩa là câu hỏi của nhân tố này không bị
nằm lẫn lộn với câu hỏi của nhân tố kia. Nên sau khi phân tích nhân tố thì các nhân tố độc lập
này được giữ nguyên, không bị tăng thêm hoặc giảm đi nhân tố.

90
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

4.4. Phân tích hồi quy đa biến

Bảng 4.11: Kết quả giải thích mô hình

R bình R bình Sai số chuẩn


R phương phương hiệu của ước
Mô hình
chỉnh lượng

1 0.718a 0.515 0.504 0.54523

Predictors: (Constant), Income, Environment, Education,


Health, Relationships, Family

Dependent Variable: MentalHealth

Giá trị R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0.504 cho thấy biến độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh
hưởng 50.4% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Như vậy 50.4 % tác động đến sức khỏe tinh thần bởi
các biến độc lập của mô hình, còn lại 49.6% do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên

Bảng 4.12: Kết quả mức độ phù hợp của mô hình

Bình F
Tổng bình phương Mức ý nghĩa
Mô hình phương df trung bình Sig.
1 Hồi quy 79.002 6 13.167 44.291 ,000b
Số dư 74.320 250 0.297
Tổng 153.322 256

Dependent Variable: MentalHealth

Predictors: (Constant), Income, Environment, Education, Health, Relationships, Family

Với Sig bằng 0.00 <0.01 có thể kết luận rằng mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Nói
cách khác, các biến độc lập tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với mức độ tin cậy 99%.

91
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Bảng 4.13: Kiểm định hệ số hồi quy

Mô hình Hệ số chưa chuẩn Hệ số Hệ số tương quan


hóa chuẩn hóa từng phần

B Sai lệch Beta t Sig. Tolerance VIF


chuẩn

(Hằng số) 0.065 0.237 0.276 0.783


Realtionships 0.170 0.059 0.152 2.893 0.004 0.704 1.419
Education 0.316 0.055 0.298 5.775 0.000 0.730 1.369
Family 0.312 0.057 0.303 5.495 0.000 0.638 1.568
Health 0.153 0.043 0.179 3.556 0.000 0.763 1.310
Environment 0.041 0.046 0.045 0.892 0.373 0.764 1.309
Income 0.027 0.035 0.035 0.754 0.452 0.893 1.120
Dependent Variable: MentalHealth

(Nguồn: Nhóm tác giả)

Sig kiểm định t hệ số hồi quy của các biến độc lập Relationships, Education, Family, Health đều
nhỏ hơn 0.05 nên các biến độc lập này đều có ý nghĩa chứng minh cho biến phụ thuộc với độ tin
cậy 95%, cả 4 biến được giữ lại ở mô hình. Còn riêng 2 biến độc lập là Environment và Income
có Sig. lớn hơn 0.05 nên hai biến này bị loại khỏi mô hình phân tích và hồi quy lại với 4 biến
được giữ lại.

92
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Bảng 4.14: Kết quả giải thích mô hình

R bình R bình Sai số chuẩn


R phương phương hiệu của ước
Mô hình
chỉnh lượng

1 0.716a 0.513 0.505 0.54454

Predictors: (Constant), Education, Health, Relationships, Family Dependent

Variable: MentalHealth

(Nguồn: Nhóm tác giả)


Giá trị R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0.505 cho thấy biến độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh
hưởng 50.5% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Như vậy 50.5 % tác động đến sức khỏe tinh thần bởi
các biến độc lập của mô hình, còn lại 49.5% do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên

Bảng 4.15: Kết quả mức độ phù hợp của mô hình

F
Bình
Tổng bình phương Mức ý nghĩa
Mô hình phương df trung bình Sig.
1 Hồi quy 78.596 4 19.649 66.264 ,000b
Số dư 74.725 252 0.297
Tổng 153.322 256

Dependent Variable: MentalHealth

Predictors: (Constant), Education, Health, Relationships, Family

(Nguồn: Nhóm tác giả)

93
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Với Sig bằng 0.00 <0.01 có thể kết luận rằng mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Nói
cách khác, các biến độc lập tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với mức độ tin cậy 99%.

Bảng 4.16: Kiểm định hệ số hồi quy

Mô hình Hệ số chưa chuẩn Hệ số chuẩn Hệ số tương quan


hóa hóa từng phần

t
B Sai lệch Beta Sig. Tolerance VIF
chuẩn

(Hằng số) 0.153 0.223 0.686 0.783


Relationships 0.180 0.058 0.161 3,099 0.002 0.720 1.390
Education 0.320 0.054 0.302 5,928 0.000 0.747 1.338
Family 0.331 0.053 0.321 6,248 0.000 0.733 1.365
Health 0.161 0.042 0.189 3.811 0.000 0.787 1.270
Dependent Variable: MentalHealth

a. Sig kiểm định t hệ số hồi quy của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05 nên các biến độc lập
này đều có ý nghĩa chứng minh cho biến phụ thuộc với độ tin cậy 95%, cả 4 biến được giữ
lại ở mô hình.
b. Hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy
ra.
c. Tất cả các hệ số hồi quy đều lớn hơn 0 nên rút ra kết luận các biến độc lập Relationships,
Education, Family và Health đưa vào phân tích hồi quy đều tác động cùng chiều tới biến phụ
thuộc (Quyết định lựa chọn)
d. Căn cứ vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, thứ tự tác động từ mạnh nhất đến yếu
nhất của các biến độc lập tới biến phụ thuộc QĐLC là:
Family (0.321) > Education (0.302) > Health (0.189) > Relationships (0.161).

94
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Tương tự:
• Biến Family có sự ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe tinh thần
• Biến Education có ảnh hưởng lớn thứ nhì đến sức khỏe tinh thần
• Biến Health có ảnh hưởng lớn thứ 3 đến sức khỏe tinh thần
• Biến Relationships có ảnh hưởng yếu nhất đến sức khỏ tinh thần

Biểu đồ 4.6: Biểu đồ Histogram

(Nguồn: Nhóm tác giả)

Giá trị trung bình Mean= 3.21E - 15 xấp xỉ bằng 0, độ lệch chuẩn là 0.992 gần bằng 1. Như vậy,
phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Qua đó kết luận: Giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không
bị vi phạm.

95
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Biểu đồ 4.7: Biểu đồ Normal

(Nguồn: Nhóm tác giả)

Các điểm phân vị trong phân phối của phần dư tập trung thành 1 đường chéo. Như vậy, giả định phân
phối chuẩn của phần dư không vi phạm.

96
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Biểu đồ 4.8: Biểu đồ Scatterplot

(Nguồn: Nhóm tác giả)

Phần dư chuẩn hóa phân bổ tập trung xung quanh đường hoành độ 0, ta kết luận giả định quan hệ
tuyến tính không bị vi phạm.

(*) PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY CHUẨN HÓA

MentalHealth = 0.321*Family + 0.302*Education + 0.189*Health + 0.161*Relationships

Tác động đến sức khỏe tinh thần = + 0.321*Gia đình

+ 0.302*Học tập

+ 0.189*Sức khỏe

97
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

+ 0.161*Các mối quan hệ xã hội

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP CỦA BÀI

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thông qua kết quả khảo sát dựa trên bảng câu hỏi, bằng việc sử dụng phần mềm SPSS 25 để phân
tích, đánh giá độ tin cậy cũng như hồi qui đa biến, nhóm đã cho ra kết quả nghiên cứu.
Theo đó, sự ảnh hưởng của Sức khỏe tinh thần đối với sinh viên bao gồm 4 yếu tố:

- Gia đình
- Học tập
- Sức khỏe
- Các mối quan hệ

(*) PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY ĐÃ ĐƯỢC CHUẨN HÓA

MentalHealth = 0.321*Family + 0.302*Education + 0.189*Health + 0.161*Relationships

Căn cứ vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, thứ tự tác động từ mạnh nhất đến yếu nhất của
các biến độc lập tới biến phụ thuộc là:
Family (0.321) > Education (0.302) > Health (0.189) > Relationships (0.161).

98
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Kết quả Nghiên cứu cho thấy:


Biến Family có sự ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe tinh thần
Có thể giải thích Gia đình là một yếu tố có tác động rất nhiều đến sức khỏe tinh thần của sinh viên.
Để làm rõ cho mức độ ảnh hưởng đó, nhóm đưa ra những lý do sau:

Thứ nhất, gia đình là nơi gần gũi nhất, nơi chứng kiến sự trưởng thành và hình thành nhân cách,
nên đây là nơi mà sinh viên luôn được sống là chính mình, được vui buồn theo đúng với cảm xúc
mà không cần phải che dấu. Gia đình sẽ giúp xoa dịu những mệt mỏi, áp lực ở ngoài xã hội nên
khi được gia đình động viên, sẻ chia thì sẽ giúp cho sức khỏe tinh thần của sinh viên sẽ mau
chóng phục hồi sau những tổn thương. Đặc biệt khi được gia đình tin tưởng và tôn trọng các
quyết định cá nhân trên con đường học tập, sinh viên sẽ có thêm động lực để vững tin vào khả
năng bản thân, tinh thần sẽ thoải mái, không gặp phải áp lực, sức khỏe tinh thần sẽ có sức đề
kháng tốt hơn.

Thứ hai, gia đình là một bộ phận của chúng ta. Khi gia đình luôn vui vẻ, hòa thuận thì sinh viên
cũng thoải mái học tập mà không phải nghĩ ngợi nhiều, tuy nhiên nếu gia đình xảy ra sự cố, mâu
thuẫn sẽ gây áp lực rất lớn đến tâm lý, làm cho sinh viên chán nản, dễ xao nhãng mà buông bỏ
bản thân.

Cuối cùng, gia đình là nơi giáo dục nên tính cách con người. Ví dụ, nếu cha mẹ đều giáo dục con
mình biết yêu thương, tự lập, biết đương đầu với khó khăn, hướng suy nghĩ đến điều tích cực
trong cuộc sống từ bé thì khi bước vào đời các bạn sinh viên sẽ luôn tràn đầy tình cảm, tự tin, lạc
quan nên khi gặp những khó khăn hay vấn đề nan giải thì tìm cách giải quyết, luôn tin tưởng vào
khả năng của bản thân chứ không tự ti, khép mình và chìm trong mớ hỗn độn. Ngược lại, nếu gia
đình thường xuyên áp đặt, khắc khe quá mức thì sẽ khiến cho sinh viên hình thành tư tưởng
chống đối trong tâm lý hoặc cảm thấy mỗi ngày trôi qua là một gánh nặng vì không được làm
mọi thứ theo ý mình từ đó dễ rơi vào trạng thái lạc lỏng, mơ hồ.

99
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Biến Education có ảnh hưởng lớn thứ hai đến sức khỏe tinh thần
Theo như kết quả nghiên cứu, hoàn toàn đúng với suy nghĩ ban đầu của nhóm, học tập là một
yếu tố có tác động khá lớn đến sức khỏe tinh thần của sinh viên. Nhóm sinh viên nghiên cứu
chúng tôi đã đưa ra những lý lẽ để chứng minh cho kết quả trên:

Thứ nhất, đối với sinh viên, học tập là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Các bạn sinh viên phải
hằng ngày nỗ lực, không được xao nhãng vì chỉ cần lơ là việc học thì sẽ bị những sinh viên khác
bỏ lại phía sau. Học tập là nền tảng để bước vào thị trường lao động đang cạnh tranh khốc liệt,
ngày nay không chỉ cạnh tranh với những đối thủ cùng thế hệ, những thế hệ trước có kinh
nghiệm hơn mà còn phải cạnh tranh với cả máy móc. Chính vì thế mỗi sinh viên phải luôn tự tìm
phương pháp học và học thật tốt để bản thân mình là một ứng viên nổi trội khi bước vào thị
trường cạnh tranh.

Thứ hai, quá trình học tập ngày nay không phải chỉ tự mình học mà phải thường xuyên học nhóm,
làm bài tập nhóm và nhiều hoạt động khác để tăng sự liên kết cũng như kỹ năng làm việc nhóm
cho sinh viên. Trong quá trình đó, nhiều vấn đề có thể sẽ xảy ra, như ý kiến không được tôn
trọng, phân chia công việc không đều hay nảy sinh nhiều tranh cãi mà không giải quyết thỏa đáng
sẽ làm cho các sinh viên dễ bức bối, khó chịu.

Thứ ba, khi học tập ở giảng đường và ở các trung tâm thì luôn luôn có bài tập đến hạn, những
deadline dày đặc khiến cho sinh viên phải dành phần lớn thời gian trong ngày để hoàn thành. Các
bài tập quá nhiều, những kiến thức được giao về nhà tìm hiểu thêm cũng vô số nên nếu không
sắp xếp hợp lý thời gian để giải quyết thì sinh viên phải học liên tục nhiều ngày liền để hoàn
thành nhiệm vụ được giao. Quá nhiều bài tập ồ ạt sẽ làm cho tâm lý sinh viên trở nên căng thẳng,
lo lắng muộn deadline hoặc bài tập không được hoàn thành thì sẽ ảnh hưởng đến thành tích học
tập, điểm tích lũy.

100
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Thứ tư, rất nhiều bạn sinh viên đặt kỳ vòng quá cao so với bản thân và ép buộc bản thân phải
thực hiện bằng mọi giá. Hoặc có những sinh viên sau một thời gian theo học thì phát hiện ra
mình đang chọn sai ngành, nên sự lựa chọn giữa tiếp tục học hoặc chọn lại học từ đầu là vấn đề
nan giải vì sinh viên luôn đắn đo về các chi phí đánh đổi giữa các lựa chọn này.

Cuối cùng, trong quá trình học tập không thể tránh khỏi những cạnh tranh giữa các sinh viên.
Các bạn thường luôn cố gắng để làm thành tích bản thân cao hơn những bạn khác. Những cạnh
tranh này sẽ giúp các bạn nỗ lực nhiều hơn để đạt thành tích cao hơn, là động lực thúc đẩy học
tập. Tuy nhiên, cạnh tranh quá mức sẽ dễ đẩy các bạn đến tình trạng đấu đá lẫn nhau, khiến cho
tâm lý các bạn luôn trong trạng thái căng thẳng, lo sợ sẽ bị vượt qua, sẽ mất hạng từ đó dẫn đến
những áp lực tiêu cực lên sức khỏe tinh thần.

Biến Health có ảnh hưởng lớn thứ 3 đến sức khỏe tinh thần:
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sức khỏe có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Sau đây nhóm sẽ
đưa ra những lý do để chứng minh cho kết quả trên:

Thứ nhất, sức khỏe là nền tảng của cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ. Nhất là đối với sinh viên, đa số
các bạn sống xa gia đình nên thường thiếu người chăm sóc mỗi khi bị bệnh. Mỗi lúc như vậy, đã
mệt mỏi về thể chất mà còn thiếu sự quan tâm thì sẽ làm cho sinh viên cảm thấy tủi thân, buồn
bã. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng lên sức khỏe tinh thần của sinh viên.

Thứ hai, sức khỏe thể chất và tinh thần luôn gắn liền với nhau. Khi sinh viên biết chăm sóc sức
khỏe bằng cách duy trì những thói quen tốt như ngủ sớm, ăn uống đủ chất, luyện tập thể thao,…
thì tâm trạng các bạn sẽ luôn trong trạng thái tốt, cho dù có gặp những trục trặc trong cuộc sống
thì họ vẫn dễ dàng cân bằng hơn. Ví dụ, khi gặp chuyện buồn thì người đi chạy bộ sẽ nhanh vượt
qua nỗi buồn hơn là người chỉ lên mạng xã hội hoặc nằm mệt mỏi ở nhà.

101
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Biến Relationships có ảnh hưởng yếu đến sức khỏe tinh thần
Kết quả nghiên cứu của nhóm đã chỉ ra rằng, các mối quan hệ xã hội có tác động đến sức khỏe tinh
thần. Nhóm xin được đưa những lý lẽ để chứng minh cho kết quả trên:

Thứ nhất, môi trường đại học là môi trường tự học là chính, đòi hỏi sinh viên ngoài việc tự tìm
hiểu kiến thức thì phải hoạt động nhóm sôi nổi, tham gia các phong trào, CLB để nắm bắt được
các thông tin hay xu hướng cần thiết. Vì vậy, các mối quan hệ nơi giảng đường rất quan trọng để
sinh viên phát triển một cách tốt nhất. Khi các mối quan hệ tốt đẹp, sinh viên sẽ học tập tốt hơn,
có nhiều cơ hội để hoạt động phát triển bản thân. Ngược lại, với những sinh viên bị hạn chế các
mối quan hệ, sẽ cảm thấy rất áp lực, tự ti dẫn đến tự tách biệt mình khỏi tập thể, suy nghĩ tiêu
cực nhiều hơn hay nghi ngờ khả năng của bản thân, từ đó sẽ càng rụt rè, thu mình vào thế giới
riêng.

Thứ hai, đa số sinh viên đều vừa đi học vừa đi làm thêm, nên bên cạnh những mối quan hệ nơi
giảng đường, sinh viên còn có những mối quan hệ đồng nghiệp, cấp trên. Cần phải cẩn thận và
duy trì tốt các mối quan hệ này để thuận lợi trong công việc, để được giúp đỡ, truyền kinh
nghiệm để nâng cao năng lực.

Thứ ba, khi các mối quan hệ phát triển tốt sẽ giúp giảm bớt các gánh nặng tâm lý vì có người lắng
nghe, chia sẻ mỗi khi gặp khó khăn hay muộn phiền. Điều này rất quan trọng vì khi những khúc
mắc trong lòng được cởi bỏ sẽ giúp cho cá nhân thoải mái hơn. Và ngược lại, các mối quan hệ
không tốt, không có ai để cá nhân tin tưởng, sẻ chia thì những áp lực từ mọi phía trong cuộc sống
sẽ tích tụ lâu ngày dễ dẫn đến các bệnh tâm lý như stress, trầm cảm.

102
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Thứ tư, hầu hết sinh viên đều sống ở kí túc xá hoặc ở chung với bạn bè cho nên tạo dựng mối quan
hệ tốt với những người cùng sinh sống là rất quan trọng vì đó là những người tiếp xúc hằng ngày
nên nếu có những mâu thuẫn xảy ra thì mối quan hệ sẽ rất căng thẳng, làm cho cuộc sống mỗi
ngày sẽ trở nên ngột ngạt, khó chịu; từ đó ảnh hưởng trầm trọng đến tâm lý thậm chí có thể biểu
hiện ra thành những hành động ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật.

Và cuối cùng, chúng tôi tin rằng việc liên kết giữa người với người không ở mức độ giao tiếp, xã giao
để hoàn thành các công việc, học tập mà còn là phương tiện kết nối cảm xúc và tình cảm.

MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA BÀI

(*) PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY BAN ĐẦU CHƯA ĐƯỢC CHUẨN HÓA

MentalHealth = 0.303*Family + 0.298*Education + 0.179*Health

+ 0.152*Relationships + 0.035*Income+0.045*Enviroment

103
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Căn cứ vào độ lớn của hệ số hồi quy Beta, thứ tự tác động từ mạnh nhất đến yếu nhất của các biến
độc lập tới biến phụ thuộc SKTT là:
Family (0.303) > Education (0.298) > Health (0.179) > Relationships (0.152)>
Enviroment(0.045)> Income(0.035)
Ở đây ta thấy có hai biến độc lập là Environment và Income có Sig. lớn hơn 0.05 nên hai biến này
bị loại khỏi mô hình phân tích .

Dưới đây nhóm sinh viên nghiên cứu đề xuất một số lý do lại có phần hạn chế là có biến bị loại
này:
Biến Environment:
Trái với những suy nghĩ của nhóm tác giả khi quyết định đưa yếu tố Môi trường sống vào mô
hình phân tích thì kết quả lại cho thấy rằng, môi trường sống không phải là một yếu tố có tác
động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên. Sau khi nhận kết quả, nhóm tác giả đã tìm hiểu những
lý do vì sao yếu tố môi trường sống không ảnh hưởng như sau:

Thứ nhất, sinh viên đang là nhóm đối tượng có thu nhập thấp nên các bạn chưa có có các nhu cầu
cao về không gian sống. Đa số sinh viên hiện tại đang ở trọ cùng bạn bè hoặc ở KTX nên niềm
vui từ bạn cùng phòng có thể đã lấn át tầm quan trọng của không gian sống.

Thứ hai, sinh viên ngày nay dành hầu hết thời gian cho các hoạt động học tập ở trường, đi làm
thêm hoặc sinh hoạt CLB nên thời gian các bạn ở nhà, phòng trọ không nhiều vì vậy sự chú ý
dành cho vấn đề này còn rất hạn chế.

104
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Biến Income:
Với những lập luận ban đầu tại phần cơ sở lý luận và tham khảo những bài nghiên cứu trước về
sức khỏe tinh thần. Ban đầu nhóm cho rằng nhân tố Thu nhập sẽ có ảnh hưởng nhất định đến sức
khỏe tinh thần của sinh viên. Tuy nhiên sau khi nhận được mẫu khảo sát từ 257 người nhóm tác
giả rất bất ngờ về kết quả nhận được khi mà thu nhập hoàn toàn không tác động đến sức khỏe
tinh thần của sinh viên. (Giá trị Sig. của biến Income bằng 0.452 lớn hơn 5%)

Có lẽ nhóm tác giả đã suy nghĩ quá chủ quan mà áp đặt suy nghĩ thu nhập quan trọng với tất cả
mọi người và nhóm tuổi mà quên mất phạm vi nghiên cứu chỉ nằm trong độ tuổi sinh viên. Tự
suy nghĩ và nhìn nhận lại, nhóm đưa ra các lý lẽ như sau để giải thích lý do vì sao nhóm tuổi sinh
viên lại không bị thu nhập ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần:

Thứ nhất: Khác với các nước phương Tây, cha mẹ để con cái tự lập khi lên đại học, thì người
Châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng rất bảo bọc con cái, lo sợ chúng bị cám dỗ nên
luôn đồng hành, bảo vệ chúng cho đến khi nào chúng đã “đủ lông đủ cánh” đối mặt với cuộc
sống. Gánh nặng không tự nhiên mất đi mà chuyển từ người này sang người khác, đúng vậy sinh
viên có thể vô ưu như thế này chính là vì có gia đình gánh đỡ. Cho dù sinh viên có đi làm thêm
thì vẫn nhận được trợ cấp từ gia đình nên gánh nặng về chi tiêu không quá nghiêm trọng nếu
thiếu cũng chỉ là thiếu các cuộc giải trí. Gia đình sẽ không bao giờ để cho sinh viên phải thiếu
thốn hay buồn phiền về chi phí sinh hoạt hằng ngày.

105
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Thứ hai: Nhiệm vụ chính của sinh viên là học tập nên thu nhập không ảnh hưởng tới nhiều đến suy
nghĩ của sinh viên bằng việc phải qua môn hay phải hoàn thành bài tập trước deadline...

Thứ ba: Sinh viên là nhóm thuộc độ tuổi tuy “lớn xác” nhưng suy nghĩ lại chưa trưởng thành
hoàn toàn vì vậy mà khi chi tiêu trong cuộc sống hằng ngày vẫn thường không suy nghĩ hay tính
toán nhiều. Và những thứ sinh viên chi tiêu thường là những thứ có thì tốt không có cũng không
sao, nên khi giảm thu nhập tự kiếm, sinh viên cũng sẽ không cảm thấy bị áp lực. Như đã nói ở
điều thứ hai, cho dù tất cả có bỏ mặc thì phía sau vẫn còn gia đình sẽ bảo vệ, đảm bảo cho sinh
viên không thiếu thốn thứ gì.

Và cuối cùng, đó là sinh viên chỉ là những đứa trẻ mới lớn mới rời xa vòng tay bảo bọc của gia
đình đến với xã hội, vẫn chưa thực sự nhìn thấu mọi khía cạnh của xã hội như những người đã
trưởng thành thực thụ. Cho nên một phần nào đó sinh viên vẫn chưa biết được hết sức mạnh ghê
gớm của đồng tiền, vẫn suy nghĩ đơn giản rằng đích đến của hạnh phúc đời người đó chính là
được ở bên người thân thật lâu, ở bên người mình yêu thương nhất. Cho nên ta thấy người lớn
khi nói về tình bạn hay tình yêu sinh viên thường rất tiếc nuối vì trong khoảng thời gian này
những tình cảm ấy hoàn toàn ngây thơ, trong sáng, không vụ lợi và bất chấp đến với người ta,
miễn là mình thích.

106
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TINH THẦN CỦA
SINH VIÊN DO NHÓM TÁC GIẢ ĐỀ XUẤT

Đối với yếu tố gia đình


Thứ nhất, các gia đình nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần của các thành viên trong
gia đình đặc biệt là thế hệ trẻ bằng cách tham gia các khóa học về kỹ năng làm cha mẹ từ đó hãy
giảm bớt các quy tắc nghiêm ngặt, những kỳ vọng quá cao đối với con cái; tôn trọng và lắng
nghe ý kiến cá nhân của con nhiều hơn. Từ các khóa học này, cha mẹ sẽ học cách thấu hiểu suy
nghĩ của con, có thể làm bạn và đồng hàng cùng con một cách thoải mái.

Thứ hai, các thành viên trong gia đình cần gắn kết hơn bằng các bữa cơm gia đình, các chuyến đi
du lịch hoặc các buổi giả ngoại, tránh các tranh cãi, mâu thuẫn để gia đình luôn là nơi ngập tràn
yêu thương. Đối với bản thân sinh viên, hãy yêu thương gia đình mình hơn, tận hưởng niềm vui
và hạnh phúc ở đây.

Đối với các gia đình cha mẹ quá mức bận rộn hãy cố gắng dành một ít thời gian để nghe lời tâm
sự của con, để biết được các bạn muốn gì, tránh tình trạng các bạn thiếu thốn tình cảm gia đình.
Đây có thể là một mầm móng hoặc nguồn gốc để các bạn tìm đến những tệ nạn xã hội hoặc
những điều tiêu cực.

107
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Đối với yếu tố học tập


Sinh viên cần sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo hoàn thành các bài học trên
lớp thật hiệu quả và khoa học.

Tiếp cận các buổi học theo nhóm để nâng cao khả năng tiếp thu, cũng như tự nâng cao kiến thức của
bản thân thông qua các bạn để tăng tính hiệu quả cho những bài đã học. Người xưa có câu
“Học thầy không tày học bạn”

Cạnh tranh để có động lực học tập nhưng không nên ganh đua, đố kị nhau.

Nên đặt mục tiêu phù hợp cho từng giai đoạn và khả năng.

Nếu có thể hãy học thêm một số kĩ năng trong thời gian rảnh, ví dụ: Các bạn nữ có thể học đàn,
trang điểm,.. Các bạn nam có thể học thêm các môn thể thao như: Tenis, bơi lội,.. hoặc các khóa
học tin học, kĩ năng quản lí thời gian để có thể sắp xếp một thời gian biểu khoa học và hiệu quả
cũng như một số kĩ năng đó cũng có thể giúp bạn thư giãn sau những giờ học tập mệt mỏi trên
lớp, nâng cao được vốn hiểu biết của bản thân.

108
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Đối với yếu tố sức khỏe


Sinh viên cần quan tâm đến sức khỏe của bản thân nhiều hơn, chú ý vấn đề rèn luyện thể chất bằng
cách hình thành những thói quen tốt như: Dậy sớm hít thở không khí buổi sáng để lấy năng lượng
cho ngày mới, tập thể dục mỗi ngày, đọc sách thư giãn, ăn uống khoa học, không thức khuya hay
ăn vặt nhiều,…

Hãy yêu chiều bản thân của bạn, đừng quá hà khắc với chính bản thân mình. Hãy ăn những thứ bạn
muốn trong phạm vi cho phép; mệt mỏi, căng thẳng thì hãy nghỉ ngơi tránh quá sức. Hãy tìm cho
bản thân niềm vui, niềm đam mê trong cuộc sống và sống tận hưởng với nó.

Đối với các mối quan hệ xã hội


Sinh viên luyện tập cho bản thân tự tin hơn bằng cách nên tham gia vào các hoạt động ở trường,
Đoàn - Hội, các CLB hoặc có thể đi làm thêm để tiếp xúc với nhiều người, luyện tập khả năng
giao tiếp và ứng xử tình huống.

Không quá tập trung vào một mối quan hệ mà bỏ qua các mối quan hệ khác, cần cân bằng giữa
các mối quan hệ để tránh trường hợp khi mối quan hệ rạn nứt sẽ khiến cho sinh viên gặp cú sock
tâm lý.

Hạn chế lạm dụng các thiết bị công nghệ, điện tử; nên tiếp xúc và nói chuyện trực tiếp để tăng độ tương
tác và gắn kết giữa các cá nhân.

Bên cạnh những giải pháp cho từng yếu tố tác động, nhằm mục đích nâng cao sức khỏe tinh thần
cho sinh viên nhóm tác giả đưa ra một số lời khuyên như sau:

Tự bản thân sinh viên cần tự mình ý thức và biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân.
Các bạn cần tự mình tìm niềm vui từ cuộc sống và tận hưởng nó mỗi ngày. Tất cả những yếu tố

109
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

khách quan bên ngoài dù có tác động đến cá nhân sinh viên như thế nào nhưng nếu bản thân sinh
viên đó có sức khỏe tinh thần khỏe mạnh thì những khó khăn, những ảnh hưởng tiêu cực đó
chẳng ảnh hưởng đến các bạn bao nhiêu. Nên hãy cố gắng xây dựng một nền tảng tinh thần vững
chắc nhất vì là lứa tuổi chuẩn bị bước vào đời và tự bươn chải ngoài xã hội khi không còn dựa
vào nguồn lực tài chính từ ba mẹ nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. DeBate, R.D., A. Gatto, and G. Rafal, The effects of stigma on determinants of mental
health help-seeking behaviors among male college students: an application of the
information-motivation-behavioral skills model. American journal of men's health, 2018.
12(5): p. 1286-1296.

2. Aldalaykeh, M., M.M. Al-Hammouri, and J. Rababah, Predictors of mental health services
help-seeking behavior among university students. Cogent Psychology, 2019. 6(1): p.
1660520.

3. Wood, J. and J. Wilson-Barnett, The influence of user involvement on the learning of mental
health nursing students. NT research, 1999. 4(4): p. 257-270.

4. Roberts, R., et al., Mental and physical health in students: the role of economic
circumstances. British Journal of Health Psychology, 2000. 5(3): p. 289-297.

110
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

5. Pryjmachuk, S. and D.A. Richards, Mental health nursing students differ from other
nursing students: Some observations from a study on stress and coping. International
Journal of Mental Health Nursing, 2007. 16(6): p. 390-402.

6. Richardson, T., et al., A longitudinal study of financial difficulties and mental health in a
national sample of British undergraduate students. Community mental health journal, 2017.
53(3): p. 344-352.

7. Holm-Hadulla, R.M. and A. Koutsoukou-Argyraki, Mental health of students in a


globalized world: Prevalence of complaints and disorders, methods and effectivity of
counseling, structure of mental health services for students. Mental Health & Prevention,
2015. 3(1-2): p. 1-4.

8. Nam, U.V., Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và
thành phố ở Việt Nam. 2011.

9. Hoàng, T. and N.M.N. Chu, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS-tập 1. 2008, Hồng Đức.

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG SỐ LIỆU PHÂN TÍCH SPSS

A. KẾT QUẢ MÔ TẢ ĐỊNH TÍNH

Bạn là sinh viên năm mấy


Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Năm nhất 51 19.8 19.8 19.8
Năm hai 157 61.1 61.1 80.9
Năm ba 35 13.6 13.6 94.6
Năm bốn 14 5.4 5.4 100.0
Total 257 100.0 100.0

111
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Giới tính của bạn


Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Nam 92 35.8 35.8 35.8
Nữ 165 64.2 64.2 100.0
Total 257 100.0 100.0

Bạn đang có đi làm thêm không


Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Không 129 50.2 50.2 50.2
Có 128 49.8 49.8 100.0
Total 257 100.0 100.0
Thu nhập hàng tháng của bạn (đã bao gồm những khoản ngoài
lương)
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid < 3 triệu 154 59.9 59.9 59.9
Từ 3-5 77 30.0 30.0 89.9
triệu
> 5 triệu 26 10.1 10.1 100.0
Total 257 100.0 100.0

112
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Trong giai đoạn cách ly xã hội bạn sống chung với ai


Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Một 18 7.0 7.0 7.0
mình
Bạn bè 10 3.9 3.9 10.9
Gia đình 229 89.1 89.1 100.0
Total 257 100.0 100.0

B. KẾT QUẢ HỆ SỐ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA

1. Cronbach’s Alpha cho thang đo Sức khỏe tinh thần

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.854 6

113
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
Bạn nhận ra nhiều giá 17.72 14.665 .720 .816
trị của cuộc sống hơn

Bạn suy nghĩ tích cực 17.81 14.504 .701 .819


trong nhiều vấn đề

Bạn hiểu bản thân mình 17.88 14.094 .727 .813


Bạn ít quan tâm đến tác 18.00 15.180 .560 .844
động tiêu cực

Bạn đạt được mục tiêu 18.02 14.699 .661 .826


trong nhiều vấn đề mà
trước đây bạn chưa làm
được

Bạn vượt qua được 18.24 14.973 .506 .858


những rào cản tâm lý dễ
dàng

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.858 5

Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted

114
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Bạn nhận ra nhiều giá 14.42 9.933 .729 .815


trị của cuộc sống hơn

Bạn suy nghĩ tích cực 14.52 9.743 .719 .817


trong nhiều vấn đề

Bạn hiểu bản thân mình 14.58 9.463 .733 .812


Bạn ít quan tâm đến tác 14.71 10.340 .565 .857
động tiêu cực

Bạn đạt được mục tiêu 14.73 10.136 .632 .839


trong nhiều vấn đề mà
trước đây bạn chưa làm
được

2. Cronbach’s Alpha cho thang đo Các mối quan hệ xã hội

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.805 7

115
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Variance if Item-Total Alpha if Item
Scale Mean if
Item Deleted Correlation Deleted
Item Deleted
Bạn giữ quan hệ tốt đẹp 21.65 17.844 .500 .787
với mọi người xung
quanh

Bạn cảm thấy thoải 21.82 18.064 .481 .790


mái, vui vẻ khi nói
chuyện với người khác,
không ngại giao tiếp
hay bắt chuyện

Bạn với bạn bè thường 21.60 16.975 .657 .759


giúp đỡ nhau những khi
gặp khó khăn dù ít khi
gặp nhau

Bạn có thể chia sẻ, tâm 21.61 17.216 .615 .766
sự buồn vui với mọi
người

Bạn cảm thấy mình là 22.03 17.706 .528 .782


một yếu tố quan trọng
trong một nhóm bạn chơi
chung

Bạn cảm thấy mình được 21.64 17.981 .533 .781


bạn bè đối xử công bằng,
không phân biệt

Các mối quan hệ xã hội 21.82 18.145 .468 .793


khác của bạn không bị
giảm sự gắn kết khi ít
gặp nhau hơn
116
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

3. Cronbach’s Alpha cho thang đo Gia đình

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.881 7

Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted

117
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Gia đình bạn dành 22.88 20.789 .728 .856


nhiều thời gian ở bên
nhau

Các thành viên trong 23.13 19.933 .749 .852


gia đình thường xuyên
chia sẻ với nhau

Gia đình bạn không áp 22.87 21.420 .601 .871


đặt, ngăn cấm bạn trong
việc học tập, làm việc
và tỉnh cảm

Bạn cảm thấy vui vẻ, 22.82 20.426 .729 .856


thoải mái khi ở bên gia
đình

Bạn được cha mẹ lắng 23.10 20.369 .741 .854


nghe, tôn trọng ý kiến

Bạn ít khi bị cha mẹ la 23.43 20.644 .561 .879


mắng

Gia đình bạn rất ít khi 23.38 21.315 .585 .874


tranh cãi những chuyện
thường ngày

4. Cronbach’s Alpha cho thang đo Sức khỏe

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.774 6

Item-Total Statistics
118
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Scale Corrected Cronbach's


Scale Mean if Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
Bạn có cân nặng và vóc 15.59 19.258 .470 .754
dáng mà bạn muốn

Bạn ít khi bỏ bữa 15.59 18.032 .606 .718


Bạn ít khi bị mất ngủ 15.79 17.729 .597 .720
Bạn ít khi bị stress 15.67 20.588 .361 .780
Bạn tránh ít khi bị bệnh 15.08 20.619 .491 .749
vặt
Bạn có thói quen sống 15.14 18.441 .613 .717
lành mạnh và khoa học
( ăn uống đủ bữa, đủ
dinh dưỡng, tập thể
dục)

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.780 5

Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted

119
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Bạn có cân nặng và vóc 12.69 14.331 .462 .771


dáng mà bạn muốn

Bạn ít khi bỏ bữa 12.69 13.004 .636 .710


Bạn ít khi bị mất ngủ 12.89 13.113 .579 .731
Bạn tránh ít khi bị bệnh 12.18 15.632 .472 .765
vặt

Bạn có thói quen sống 12.24 13.426 .637 .712


lành mạnh và khoa học
( ăn uống đủ bữa, đủ
dinh dưỡng, tập thể
dục)

5. Cronbach’s Alpha cho thang đo Học tập

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.828 6

120
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
Bạn không cảm thấy áp 16.57 14.340 .499 .821
lực với học tập
Thầy cô tạo cho bạn 16.86 13.345 .683 .783
nhiều cơ hội để phát
triển năng lực cá nhân

Bạn cảm thấy hài lòng 16.97 13.116 .569 .810


với kết quả học tập của
mình
Bạn nhận được nhiều 16.64 13.426 .693 .782
sự giúp đỡ từ thầy cô và
bạn bè trong việc học

Bạn cảm thấy được tôn 16.44 14.317 .564 .808


trọng khi làm việc
nhóm

Bạn được thầy cô đối xử 16.39 14.128 .605 .800


công bằng và không
phân biệt

6. Cronbach’s Alpha cho thang đo Môi trường sống

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.785 2

121
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
Nhà ở, phòng trọ của 4.02 .773 .652 .
bạn sáng sủa, thoáng
mát, yên tĩnh

Khu vực sống của bạn 3.84 1.004 .652 .


rất trong lành, mọi
người xung quanh thân
thiện

7. Cronbach’s Alpha cho thang đo Thu nhập

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.750 3

122
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
Bạn không phải tính 5.96 4.690 .533 .721
toán kỹ lưỡng, cân nhắc
khi chi tiêu

Tiền lương bị giảm, trợ 5.61 4.878 .558 .688


cấp đến muộn không
làm cho bạn cảm thấy
áp lực
Thu nhập hiện tại đáp 5.53 4.633 .647 .588
ứng đủ nhu cầu chi tiêu
của bạn

C. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .881
Adequacy.

Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 4345.498


Sphericity df 595
Sig. .000

123
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Total Variance Explained


Rotation
Sums of
Squared
Loadingsa
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
% of Cumulative % of Cumulative

Factor Total Variance % Total Variance % Total


1 9.880 28.228 28.228 9.424 26.926 26.926 6.857
2 2.867 8.191 36.418 2.450 7.001 33.928 5.213
3 2.216 6.331 42.749 1.716 4.903 38.830 5.423
4 1.962 5.605 48.355 1.471 4.203 43.033 6.880
5 1.737 4.963 53.318 1.289 3.683 46.717 4.244
6 1.498 4.280 57.598 1.054 3.010 49.727 2.867
7 1.220 3.485 61.083 .852 2.434 52.161 3.853
8 1.068 3.051 64.135
9 .984 2.811 66.946
10 .910 2.601 69.547
11 .826 2.359 71.906
12 .749 2.140 74.046
13 .725 2.072 76.118
14 .657 1.876 77.995
15 .622 1.776 79.771
16 .584 1.669 81.440
17 .545 1.558 82.999
18 .515 1.471 84.470
19 .503 1.437 85.907
20 .486 1.389 87.295
21 .449 1.283 88.579

124
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

22 .409 1.168 89.746


23 .399 1.141 90.887
24 .358 1.023 91.911
25 .352 1.006 92.916
26 .334 .955 93.872
27 .307 .878 94.749
28 .300 .857 95.606
29 .258 .737 96.343
30 .251 .717 97.060
31 .238 .681 97.741
32 .221 .633 98.374
33 .212 .606 98.979
34 .201 .575 99.555
35 .156 .445 100.000
Extraction Method: Principal Axis Factoring.
a. When factors are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain a total variance.

Pattern Matrixa Factor


1 2 3 4 5 6 7
Bạn được cha mẹ lắng .849
nghe, tôn trọng ý kiến

Bạn cảm thấy vui vẻ, .789


thoải mái khi ở bên gia
đình

125
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Các thành viên trong .780


gia đình thường xuyên
chia sẻ với nhau

Gia đình bạn không áp .690


đặt, ngăn cấm bạn trong
việc học tập, làm việc
và tỉnh cảm

Gia đình bạn dành .656 .365


nhiều thời gian ở bên
nhau

Bạn ít khi bị cha mẹ la .603


mắng

Gia đình bạn rất ít khi .510


tranh cãi những chuyện
thường ngày

Thầy cô tạo cho bạn .898


nhiều cơ hội để phát
triển năng lực cá nhân

Bạn nhận được nhiều sự .743


giúp đỡ từ thầy cô và
bạn bè trong việc học

Bạn cảm thấy hài lòng .645


với kết quả học tập của
mình
Bạn được thầy cô đối xử .602
công bằng và không
phân biệt

126
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Bạn không cảm thấy áp .432


lực với học tập
Bạn cảm thấy được tôn .423 .393
trọng khi làm việc
nhóm

Bạn với bạn bè thường .809


giúp đỡ nhau những khi
gặp khó khăn dù ít khi
gặp nhau

Bạn có thể chia sẻ, tâm .646


sự buồn vui với mọi
người

Bạn cảm thấy mình là .587


một yếu tố quan trọng
trong một nhóm bạn
chơi chung

Bạn cảm thấy mình .555


được bạn bè đối xử
công bằng, không phân
biệt

Bạn giữ quan hệ tốt đẹp .544


với mọi người xung
quanh

Bạn cảm thấy thoải mái, .529


vui vẻ khi nói chuyện
với người khác, không
ngại giao tiếp hay bắt
chuyện

127
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Các mối quan hệ xã hội .397


khác của bạn không bị
giảm sự gắn kết khi ít
gặp nhau hơn

Bạn hiểu bản thân mình .850


Bạn suy nghĩ tích cực .743
trong nhiều vấn đề

Bạn nhận ra nhiều giá trị .672


của cuộc sống hơn

Bạn đạt được mục tiêu .551


trong nhiều vấn đề mà
trước đây bạn chưa làm
được

Bạn ít quan tâm đến tác .436


động tiêu cực

Bạn ít khi bỏ bữa .808


Bạn ít khi bị mất ngủ .682
Bạn có thói quen sống .622
lành mạnh và khoa học
( ăn uống đủ bữa, đủ
dinh dưỡng, tập thể dục)

Bạn có cân nặng và vóc .482


dáng mà bạn muốn

Bạn tránh ít khi bị bệnh .390


vặt

Thu nhập hiện tại đáp .873


ứng đủ nhu cầu chi tiêu
của bạn

128
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Tiền lương bị giảm, trợ .664


cấp đến muộn không
làm cho bạn cảm thấy
áp lực
Bạn không phải tính .630
toán kỹ lưỡng, cân nhắc
khi chi tiêu

Khu vực sống của bạn .897


rất trong lành, mọi
người xung quanh thân
thiện
Nhà ở, phòng trọ của .678
bạn sáng sủa, thoáng
mát, yên tĩnh

Extraction Method: Principal Axis Factoring.


Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.

D. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN


Model Summaryb
Adjusted R Std. Error of
Model R R Square Square the Estimate

1 .718a .515 .504 .54523


a. Predictors: (Constant), Income, Environment, Education,
Health, Relationships, Family

129
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

b. Dependent Variable: MentalHealth

ANOVAa
Sum of Mean
Model Squares df Square F Sig.
1 Regression 79.002 6 13.167 44.291 .000b
Residual 74.320 250 .297
Total 153.322 256
a. Dependent Variable: MentalHealth
b. Predictors: (Constant), Income, Environment, Education, Health, Relationships,
Family

Coefficientsa
Unstandardized Standardized
Coefficients Coefficients Collinearity Statistics
Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF
1 (Constant) .065 .237 .276 .783
Relationships .170 .059 .152 2.893 .004 .704 1.419
Education .316 .055 .298 5.775 .000 .730 1.369
Family .312 .057 .303 5.495 .000 .638 1.568
Health .153 .043 .179 3.556 .000 .763 1.310
Environment .041 .046 .045 .892 .373 .764 1.309
Income .027 .035 .035 .754 .452 .893 1.120
a. Dependent Variable: MentalHealth
Model Summaryb
Adjusted R Std. Error of
Model R R Square Square the Estimate

1 .716a .513 .505 .54454


a. Predictors: (Constant), Health, Relationships, Education,

130
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Family
b. Dependent Variable: MentalHealth

ANOVAa
Sum of Mean
Model Squares df Square F Sig.
1 Regression 78.596 4 19.649 66.264 .000b
Residual 74.725 252 .297
Total 153.322 256
a. Dependent Variable: MentalHealth
b. Predictors: (Constant), Health, Relationships, Education, Family

Coefficientsa
Unstandardized Standardized
Coefficients Coefficients Collinearity Statistics
Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF
1 (Constant) .153 .223 .686 .493
Relationships .180 .058 .161 3.099 .002 .720 1.390
Education .320 .054 .302 5.928 .000 .747 1.338
Family .331 .053 .321 6.248 .000 .733 1.365
Health .161 .042 .189 3.811 .000 .787 1.270
a. Dependent Variable: MentalHealth

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH


Dưới đây là phần tự đánh giá của bản thân về mức độ hoàn thành công việc trong bài nghiên cứu của
nhóm. Phần đánh giá được dựa trên tinh thần tự giác và hoàn toàn tự bản thân của từng thành viên
nhận xét về hiệu quả làm việc của bản thân.
Tên Công việc Nhận xét về hiệu quả làm Đánh giá

131
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

việc
Trần Thị A Na Bảng khảo sát - Ưu điểm: 100/100
Bìa Phối hợp tốt với các thành
Lời mở đầu viên khác trong nhóm hoàn
Tóm tắt thành bài nghiên cứu Nghiêm
Mục lục túc thực hiện phần được giao
Chương 2: Các giả Đôn đốc các thành viên hoàn
thuyết nghiên cứu đề thành bài
xuất Chương 3 Lên ý tưởng trong nhiều phần
Chương 4 Đảm nhận toàn phần xử lý số
Chương 5: Một số hạn liệu của bài nghiên cứu Tự
chế của bài và Giải giác đảm nhận phần bản thân
pháp Phụ lục cảm thấy tự tin nhất
- Nhược điểm:
Còn vài lần trễ deadline với
nhóm
Chưa hiểu ý các thành viên
khác
Lê Thanh Ngân Bảng khảo sát - Ưu điểm 100/100
Chương 1 Lên kế hoạch thực hiện, thúc
Chương 2: Tìm hiểu và đẩy nhóm làm việc.
triển khai về sức khỏe Tìm hiểu và thống nhất kiến
tinh thần; Tìm tài liệu về thức nền tảng để nhóm bám
các nghiên cứu và cơ sở sát đề tài.
lý thuyết; Các giả thuyết Tự giác đảm nhận phần mình
nghiên cứu đề xuất tự tin nhất.
Chương 5: Giải pháp Làm việc nhóm hiệu quả với
các thành viên
Nghiêm túc hoàn thành phần
được giao, làm bài tất cả tâm
huyết, cố gắng hoàn thành
đúng deadline nhóm đề ra
- Nhược điểm
Còn vài lần trễ deadline
Đôi khi chưa truyền đạt cho
các thành viên hiểu đúng và
đủ về đề tài.

132
Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Phạm Thị Ngọc Bảng khảo sát -Ưu điểm 100/100


Thủy Chương 2: Tìm hiểu cơ Lên kế hoạch để có thể thực
sở lý thuyết, mô hình hiện tốt bài .
nghiên cứu, các mô Tự giác đảm nhiệm phần
hình nghiên cứu trước, mình tự tin nhất.
các giả thuyết nghiên Tích cực tìm các bài nghiên
cứu đề xuất cứu đi trước để nhóm tham
Chương 5:Kết luận khảo nội dung cũng như cách
Tài liệu tham khảo làm và trình bày.
Cố gắng tìm hiểu, đọc các bài
nghiên cứu trước tích lũy kiến
thức để có thể hoàn thành tốt
bài được giao.
-Nhược điểm:
Còn vài lần trễ deadline do
nhóm đặt ra
Đôi khi hiểu sai ý của các bạn
trong nhóm đề ra.

133

You might also like