You are on page 1of 2

Ngày qua ngày, chúng ta đang tiến tới một thời đại văn minh của trí tuệ,

một thời đại của


sự bùng nổ thông tin và tốc độ phát triển vượt bậc của công nghệ khoa học. Đi cùng với
đó, đời sống tâm lý của con người ngày càng đa dạng và phong phú để thích ứng sống
trong môi trường luôn có sự biến đổi sôi động này . Bên cạnh việc cải thiện điều kiện
sống của con người trở nên tốt hơn, sự phát triển của xã hội đã phát sinh thêm nhiều hệ
lụy tiêu cực, trở thành những tác nhân gây ra stress căng thẳng cho con người nhiều hơn.
Những nhà nghiên cứu stress cho rằng khi xã hội ngày càng phát triển và hiện đại thì
nguy cơ gây stress cho con người ngày càng cao.
Giới trẻ nói chung và sinh viên hiện nay nói riêng thường phải chịu nhiều áp lực rất lớn
ảnh hưởng đến tâm lý dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng thần kinh,.... Chúng ta thường hay gọi
là stress. Các nghiên cứu trên thế giới điều chỉ ra rằng tỷ lệ stress ở sinh viên đều biểu
hiện rất là cao (Schuder-Kirsten Statistic, 2020)1
Tại Việt Nam, tình trạng stress đã trở thành vấn đề lớn và rắc rối đối với các nhà khoa
học, các nhà quản lý, giáo viên và phụ huynh của học sinh. Một số nhà tâm lý học đường
cho rằng các yếu tố: sức ép từ xã hội, gia đình, chương trình học tập nặng, học thêm,
chương trình sách giáo khoa không hợp lý, phương pháp giảng dạy chưa đổi mới và tâm
lý của người học chưa được quan tâm, là những nguyên nhân dẫn đến stress và các hành
vi lệch chuẩn học đường có xu hướng gia tăng. Một vài năm trở lại đây mặc dù Bộ giáo
dục đào tạo đã đề ra nhiều chính sách để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại
học, tuy nhiên các giải pháp đề ra chỉ giải quyết được ở một góc độ quản lý mà chưa
chạm tới được tâm lý xã hội và môi trường học tập của các bạn học sinh sinh viên nên
chưa tạo ra được chuyển biến mang tính đột phá. Trên thực tế, chất lượng đào tạo đại học
không chỉ phụ thuộc vào chương trình đào tạo, cơ sở vật chất của nhà trường mà còn phụ
thuộc vào phương pháp giảng dạy, cách tổ chức đào tạo, tâm lý và môi trường học tập
của sinh viên. Khi bị stress ở mức độ trung bình và cao sinh viên sẽ có những biểu hiện
bất thường, mất kiểm soát hành vi, tình cảm, học tập ngày càng sa sút và đem tới hậu quả
là nhân cách xấu đi.
Theo một nghiên cứu của Đại học Y Dược TP.HCM, 77% sinh viên đang trong tình trạng
căng thẳng stress (Lê Minh Thuận, 2011)1. Một mô hình nghiên cứu khác của Đại học Y
tế Công cộng cho thấy 34,4% sinh viên trong tình trạng căng thẳng (Nguyễn Thành
Trung, 2017)1 điều đó kết luận rằng sinh viên có học vấn cao và trong tình trạng áp lực sự
nghiệp cũng có khả năng stress rất cao.
Giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, cũng đang có rất nhiều bạn đang phải đối
mặt với nhiều vấn đề áp lực tâm lý gây ra căng thẳng stress. Chính vì lý do trên, nhóm đã
quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu:” Những yếu tố ảnh hưởng tâm lý Stress căng
thẳng trong giới trẻ hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Với đề tài này, nhóm sẽ tìm
các yếu tố gây ra stress căng thẳng của sinh viên từ đó đưa ra các đề xuất phù hợp để giúp
sinh viên có thể ứng phó được các vấn đề về stress căng thẳng.
1. Ly, T. T., Thu, L. H. & Hoa, P. T. Thực trạng trầm cảm của sinh viên chính quy
năm cuối thuộc các chuyên ngành tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên và một
số yếu tố liên quan năm học 2020 - 2021. Tạp chí Y học Dự phòng 31, 81–87
(2021).

You might also like